You are on page 1of 222

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

QUYỂN CON NGƯỜI


TRONG HIẾN PHÁP NÃM 2013
Q U A N Đ IỂ M M ớ i
CÁCH T IẾ P CẬN M ỚI
V À CÁC Q U Y Đ ỊN H MỎÌ
Biên m ục trên xuất bản phẩm của
Thư viện Q uốc gia Việt Nam

Quyền con người trong Hiến pháp nãm 2013 - Quan điểm
mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới / Phạm Hữu Nghị,
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao... - H. : Chính trị Quốc gia,
2014. - 220tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Bộ Tư pháp. Viện Khoa học Pháp lý

1. Hiến pháp 2. Quyền con người 3. Việt Nam


342.597085 - dc23
CTH0121p-CIP

3.34(V)
Mã sô:
CTQG - 2014
B ộ Tư PHÁP
VIỆN KHOA h ọ c p h á p Lý

QUYỂN CON NGƯỞI


TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013
QUAN ĐIÊM MỚI
CÁCH TIẾP CẬN MỚI
VÀ CÁC QUY ĐỊNH MỚI
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT


CHỦ BIÊN

TS. NGUYỄN VĂN HIEN

TẬP THÊ TÁC GIẢ

1. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị - Viện Nhà nước và Pháp luật


2. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao, Đại học Quốc
gia Hà Nội
3. GS.TS. Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp
4. TS. Nguyễn Tiến Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học kiểm
sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
5. TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp
lý - Bộ Tư pháp
6. ThS. Hà Đình Bôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
7. ThS. Đinh Tiến Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông
8. PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
trung ương
9. Nguyễn Văn Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự -
hành chính - Bộ Tư pháp - -
10. PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật
dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp

4
LỜI N H À X U Ấ T B Ả N

Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2014.
Một trong những nội dung quan trọng của bản Hiến pháp này là
chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Quyền con người, quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng trong Hiến pháp năm
2013, thê hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể
chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nưốc ta về đề cao nhân tô"
con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục
tiêu của sự phát triển. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định
nguyên tắc “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật’ (khoản 1 Điều 14) và “Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thê bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”(khoản 2 Điều 14).
Việc quy định các quyền con người trong Hiến pháp là rất
quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi
công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền

5
con người và quyền công dân của mình. Tuy nhiên, vấn đê quan
trọng hơn là các quyển đó phải được thực thi trong thực tê.
Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiên
định trong Hiến pháp năm 2013 có thể vẫn sẽ chỉ là quyển hình
thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Vấn đê
này đặt ra trách nhiệm đổi với các cơ quan nhà nước, từ việc phô
biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp năm 2013
đến việc hoàn thiện hệ thông pháp luật và thủ tục hành chính,
tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi.
Để giới thiệu những nội dung mới về quyền con người
trong Hiến pháp năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị quô"c gia -
Sự thật xuất bản cuốn sách Quyền con người tro n g H iến
pháp năm 2013 - Quan điểm mới, cách tiếp cận m ới và
các quy định m ới (Sách chuyên khảo) của Viện Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp. Cuốn sách tập hợp các bài viết, bài
nghiên cứu của các tác giả công tác tại các cơ quan, tổ chức
chuyên ngành pháp luật về một số lĩnh vực khác nhau liên
quan tới quyển con ngưòi ở Việt Nam, giới thiệu chung về những
đổi mới về quyển con người trong Hiến pháp năm 2013, về
những quyền trong một số lĩnh vực cụ thể và về những nhiệm
vụ đặt ra cho công cuộc cải cách sắp tới.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 8 năm 2014


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA - s ự THẬT

6
M ỤC LỤC

Trang

*Lời Nhà xuất bản 5


- Những nội dung mới trong Chương II Hiến pháp năm
2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật 9
- Cách tiếp cận quy định vê nhân quyền trong Hiến pháp
mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
GS. TS. Nguyễn Đảng Dung - Vũ Công Giao, Đại học
Quốc gia Hà Nội 46
- Chủ quyền nhân dân và quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp năm 2013
GS.TS. Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp 62
- Quyển con người trong Hiến pháp năm 2013 và
những tác động đối với việc điều chỉnh chiến lược xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, chiến lược cải cách tư
pháp trong thòi gian tới
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Ban chỉ dạo cải cách tư
pháp Trung ương 76
- Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm và thúc
đẩy quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp 86
- Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội bằng các luật cụ thê
ThS. Hà Đình Bốn, Vụ trưởng VụPháp chế, Bộ Lao
dộng - Thương binh và Xã hội 110
- Quyên riêng tư trong Hiến pháp năm 2013 và các
biện pháp bảo đảm bằng pháp luật
ThS. Đinh Tiến Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông 140
- Báo vệ quyển con người trong dự án Bộ luật dân sự
(sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật
dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp 169
- Thê chê và bảo vệ quyển con người trong xây dựng và
ban hành Bộ luật hình sự
Nguyễn Văn Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật
hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp 185
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân theo Hiến pháp năm 2013 và cơ chế thực hiện
thông qua các quy định vê tô" tụng
TS. Nguyễn Tiến Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học
kiêm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao 203

8
NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG CHƯƠNG II
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VE QUYEN c o n n g ư ờ i ,
QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ c ơ BẢN CỦA CÔNG DÂN
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Viện Nhà nước và Pháp luật

Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã


thông qua Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày
01-01-2014. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới về
nội dung và cách thức thể hiện. Trong đó, đáp ứng nhu
cầu sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hiến pháp năm 2013
có những điểm mới, bổ sung trong chê định quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

1. Quy đ ịn h của H iến pháp năm 1992 sửa đôi, bô


su n g năm 2001 về quyền con người, quyển và n gh ĩa
vụ cơ bản củ a côn g dân và nhu cầu sửa đổi, b ổ su ng
1.1. Q u y đ ịn h của H iế n p h á p n à m 1992 sửa đ ô i,
bô s u n g n ă m 2001 v ề q u y ề n con người, q u y ề n và n ghĩa
v ụ c ơ b ả n của c ô n g dân
So với Hiến pháp năm 1980, Chương V Quyền và nghĩa

9
vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001 là chương có nhiều sửa đổi n h ất. Chỉ
có một sô điều được giữ nguyên hoặc bỏ bớt từ cho gọn:
Điều 49 (Điều 53 Hiến pháp năm 1980), Điều 52 (Điều 55
Hiến pháp năm 1980), Điểu 76 (Điều 76 Hiến pháp năm 1980),
Điều 80 (Điều 80 Hiến pháp năm 1980); 26 điều còn lại
được sửa đổi, đồng thòi, bổ sung những điều mới là các
điều 50, 57, 72 và 81.
Sự đổi mới trong Hiến pháp năm ỉ 992 sửa đổi, bô
sung năm 2001 so với Hiến pháp năm 1980 về quyển con
người, quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã th ể hiện
sự tôn trọng của xã hội ta, Nhà nước ta đối với quyền con
người, quyền công dân. Các quy định trong Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 vê quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã tạo cơ sở hiến
định cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lu ật
trong lĩnh vực này.
Có thể nói đến những điểm m ạnh của chê định quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 ở những
nội dung sau:
Thứ nhất, lần đầu trong lịch sử lập hiến Việt Nam,
khái niệm quyền con ngưòi được đưa vào Hiến pháp (Điều
50) khẳng định sự cam kết của Việt Nam với cộng đồng
th ế giới về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Thứ hai, đã sửa đổi các quyền kinh tế, xã hội được quy
định một cách duy ý chí (quyền khám chữa bệnh không
phải trả tiền, quyền học tập miễn phí, quyền có nh à ở,

10
quyền có việc làm... cho mọi công dân) mà Hiến pháp năm
1980 đã quy định theo hướng bảo đảm tính khả thi của các
quyển này.
Thứ ba, đã bổ sung một sô" quyền có ý nghĩa quan
trọng trong nền kinh tế thị trường như quyền sở hữu về
tài sản, vốn và tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh,
quyền sử dụng đất.
Thứ tư, đã sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến
pháp theo hướng ghi nhận, mở rộng các quyền dân sự,
chính trị quan trọng như quyền bất khả xâm phạm vê
th ân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi
danh dự, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí m ật
thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại, cư trú,
quyền tự do thông tin, quyền khiếu nại, tô" cáo. Với những
sửa đổi, bổ sung này, Hiến pháp nước ta ngày càng tiếp
cận và đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn pháp luật quốc tê
vê quyền con người.
Cùng với những điểm mạnh, điểm tiến bộ nêu trên,
chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 còn có những
hạn chế, bất cập chủ yếu sau:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 còn chưa ghi nhận một sô' quyền quan trọng đã được
quy định trong các điều ước quôc tê vê quyền con người mà
Việt Nam đã là th àn h viên (tiêu biểu là Công ước quốc tê
vê các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966). Đó

11
là quyển sống, quyền được bảo vệ khỏi bị nô dịch hoặc
cưỡng bức lao động, V .V ..
Thứ hai, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001
chưa ghi nhận rõ nguyên tắc giới hạn và hạn chê quyền
nhằm minh bạch hóa và bảo vệ tôt hơn quyền con người,
quyển công dân.
Thứ ba, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 về quyền con người, quyền công
dân còn thể hiện theo tư duy cũ, đã lỗi thòi: “N hà nước
ban phát quyền” cho dân theo công thức Nhà nước quyết
định, Nhà nước trao cho công dân chứ không phải con
người, công dân được hưởng các quyền đó một cách đương
nhiên như là quyền tự nhiên, vốn có của họ.
Thứ tư, kỹ th u ậ t lập hiến chưa th ậ t phù hợp.
Các quy định về quyền con người, quyền công dân
được ghi nhận không chỉ trong Chương V mà còn ghi nhận
trong các chương khác, khiến phần nào chưa th u ận lợi cho
việc tìm hiểu, thực hiện.
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 chú
trọng nhiều hơn đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mà
chưa chú ý thích đáng đến các quyền dân sự, chính trị -
nhóm quyền truyền thống được coi là nội dung chính của
chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến
pháp của nhiều nước trên th ế giới.
Thứ năm , Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 xác định phạm vi chủ th ể của quyền con người còn
hẹp. Các điều trong Chương V thường khẳng định chủ
thể của quyển là công dân trong lúc quyển con người

12
thuộc về tấ t cả mọi người - tức là cả công dân và người
nước ngoài, người không quốc tịch có m ặt hợp pháp trên
lãnh thổ nước ta.
Thứ sáu, vị trí của chương ghi nhận quyển con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương thứ
năm của Hiến pháp là chưa tương xứng với tầm quan
trọng của chê định quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân. Tìm hiểu Hiến pháp của các nước
trên th ế giới, chúng ta thấy trong khá nhiều bản Hiến
pháp, chương về quyền con người được thể hiện tại
Chương I hoặc Chương II.

1.2. N h u cẩu sửa đổi H iến p h á p n á m 1992 sửa


đổi, b ổ s u n g n ă m 2001 v ề ch ê đ ịn h q u y ề n con ngư ời,
q u y ề n và n g h ĩa vụ cơ bản của c ô n g dân
a) Sửa đổi các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 về chê định quyển con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo định hướng thể hiện
rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề quyền con ngưòi trong
Hiến pháp.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường
Ba Đình ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết
nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra quyền tự quyết
dân tộc, để từ đó khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhân dân Việt Nam.
Việc gắn kết giữa quyền con người vối quyền độc lập của
dân tộc là một sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều
này cho thấy, Người không chỉ là một nhà hoạt động

13
xuất sắc của phong trào cộng sản, công nhân quôc tê. một
nhà yêu nước chân chính mà còn là một nhà tư tưởng
xuất sắc về quyền con người. Đáng chú ý là các điều mà
Hồ Chí Minh “suy rộng ra ” ấy, thì ngày nay, Hội nghị thê
giới vê quyền con người ngày 25-6-1993 họp tại Viên (Ao)
coi như là quy phạm của lu ật quốc tê hiện đại với tuyên
bô": “Quyền dân tộc tự quyết không thể bị tước đoạt” và
coi việc “khước từ dân tộc tự quyết là sự vi phạm quyền
con người”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa th àn h công,
ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên
càng sớm, càng tốt với mục đích để N hân dân thực hiện
quyền tự do chính trị, quyền dân chủ, quyền công dân của
mình là bầu ra Quốc hội, và Quốc hội này có quyền thông
qua một bản Hiến pháp ghi nhận các quyển tự do, dân chủ
cho Nhân dân. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chê độ
quân chủ chuyên chê cai trị, rồi đến chê độ thực dân
không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến
pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân
chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”1. Như vậy,
trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyển con
người luôn gắn liền với Hiến pháp. Hiến pháp không
những chỉ là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn
bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Hà Nội, 2011, t.4, tr.7.

14
Tư tưởng về một nền lập pháp gắn liền vối quyền con
người đã nảy sinh từ rấ t sớm ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay trong Bức th ư tám điểm gửi đến Hội nghị Vécxây
(Pháp) năm 1919 với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Chủ
tịch Hồ Chí M inh đã đòi quyền tự do dân chủ - quyền cơ
bản n h ấ t của con người cho N hân dân Việt Nam. Người
đồng thòi cũng nêu rõ, nếu Việt Nam được độc lập thì
sẽ... xếp đặt Hiến pháp theo tư tưởng dân quyền, tức là
Hiến pháp gắn liền với quyền con người, quyền công
dân, hay nói cách khác, quyên con người, quyền công
dân là một nội dung cốt lõi trong Hiến pháp của một
nưốc Việt Nam mới.
Vê môi quan hệ giữa quyền con người với quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp, một học
giả Việt Nam đã viết: “Như vậy, chính vai trò giá trị của
quyền con người, quyền công dân mà trong tư duy chính
trị của n h ân loại, vấn đề quyển con người, quyền công
dân trở th à n h một nội dung chính của lịch sử lập hiến.
L uật vê các quyền của Anh sau Cách m ạng năm 1689,
Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Pháp, Hiến pháp của tấ t
cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào (tư bản, xã hội chủ
nghĩa, các nước đang p h át triển) đều có chê định quyền
con người, quyền công dân. Đó là nội dung cơ bản n h ất
của mỗi Hiến pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu
không có chế định quyền con người, quyền công dân, thì
cũng không th ể có bản Hiến pháp, nội dung đó chi phôi
kết cấu của bản H iến pháp, chê định quyền công dân

15
thường được đặt lên hàng đầu trong H iên pháp của
nhiều nước”1.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đê quyền con người,
quyên công dân nên Hiến pháp của các nước thường dành
riêng một chương hoặc một phần ghi nhận các quyền con
người, quyền công dân: Chương V Hiên pháp Việt Nam
năm 1992 sửa đổi, bô sung năm 2001, Phần I Hiên pháp
Tây Ban Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thụy Điển
năm 1974, Chương III Hiến pháp N hật Bản năm 1946,
Phần II Hiến pháp Hy Lạp năm 1975, Phần IV Hiên pháp
Xingapo năm 1963, Chương II Hiến pháp H àn Quốc năm
1948, Chương II Hiến pháp Ba Lan năm 1997, Chương II
Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, Chương II Hiến pháp
Liên bang Nga năm 1993, Chương II Hiến pháp Cộng hòa
Nam Phi năm 1966, V .V ..
ở một số nưốc, trong trường hợp Hiến pháp không ghi
nhận thì lại có văn bản riêng về quyền con người, quyền
công dân. Ví dụ, Tuyên ngôn nhân quyển và dân quyền
của Pháp năm 1789. Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958
của Cộng hòa Pháp trịn h trọng tuyên bô': “N hân dân Pháp
trung th àn h với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền năm 1789”. Điểu đó có nghĩa là, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền Pháp năm 1789 như là một nội dung

1. Xem Hoàng Văn Hảo: Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền
con người, quyền công dân. Trong cuốn “Hiến pháp, pháp luật và
quyền con người”/ Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Hà Nội
5-2001, tr.148.

16
chính, không thể tách rời, không thể thiếu của Hiến pháp
Cộng hòa Pháp.
Tuyên ngôn nhân quyển năm 1689 của Anh là một
nguồn quan trọng của Hiến pháp bất th àn h văn của nưốc
Anh. ở Hoa Kỳ, các quy định về quyền con người, quyền
công dân được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập năm
1776 và trong 10 Tu chính án của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Như vậy, dù quy định theo cách nào, các quốc gia đều
coi quyền con người, quyền công dân là nội dung cơ bản,
không thể thiếu của Hiến pháp. Ghi nhận, bảo đảm, bảo
vệ quyền con ngưòi là sứ mệnh của Hiến pháp, là mục tiêu
của Hiến pháp.
Tuyên ngôn th ế giới về quyền con người năm 1948 đã
khẳng định quyền con người phải được tôn trọng và phải
được tấ t cả các quốc gia cam kết thực hiện một cách có
hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm
vi quốc gia hay quốc tế. Theo đó, quyền con người là giá trị
phổ biến, không do Hiến pháp sinh ra, việc ghi nhận
quyền con người trong Hiến pháp vói mục tiêu là bảo vệ
bằng sức m ạnh pháp lý cao nhất của quốc gia.
b) Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 về chế định quyển con người và quyền cơ bản
của công dân là nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu
sót, bất cập trong các quy định của Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001 về quyền con người, quyền
công dân.
c) Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 về chê định quyển con người, quyền cơ bản của

17
công dân là nhằm ghi nhận, thê hiện quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam - đảng cầm quyển ỏ Việt Nam - vể
quyền con người, quyển công dân.
ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tô chức duy
nhất lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước và hệ thống
chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền.
Trong các nghị quyết của mình, nhất là nghị quyêt các đại
hội đại biểu toàn quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể
hiện ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của mình vê
quyển con ngưòi.
Nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về quyền con người qua các văn kiện đại hội Đảng, có thể
đưa ra một sô nhận định sau đây:
M ột là, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam
ngày càng có nhận thức rõ hơn về vấn đề quyền con người.
Từ chỗ không để cập trực tiếp vấn đề nhân quyển trong
các văn kiện của Đảng đến chỗ có đê cập và đề cập ngày
càng đầy đủ hơn, nhất quán hơn.
Hai là. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: chù động
tham gia cuộc đấu tran h chung vì quyền con người; sẵn
sàng đôi thoại với các nước, các tổ chức quốc tê và khu vực
có liên quan về vấn đê nhân quyền; kiên quyết làm th ấ t
bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn
đề "dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can
thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập. chu quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định của Việt Nam.
Ba là. Đảng Cộng san Việt Nam gắn vấn để quyển con
người với quyền công dân, gắn quyền của cá nhán với

18
quyển của tập thể, quyền của dân tộc, Nhân dân, quyển
làm chủ; quyền đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Bốn là, về đường lối đõỉ ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; thực hiện tận
tâm các cam kết quôc tê xuất phát từ các điều ước quốc tê
mà mình là thành viên, trong đó có các cam kết quổc tê vê
quyền con người.
Năm là, Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XI là đại
hội thể hiện rõ nh ất quan điểm của Đảng ta vê nhân
quyền. Quan điểm này được ghi nhận nhất quán trong tấ t
cả các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn trọng
và bảo vệ quvền con người đã trở thành sự quan tâm lớn
của Đảng và Nhà nước ta, trở thành vấn đề có tính chiến
lược. Nhà nước với tư cách là tô chức công quyền có nghĩa
vụ tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần ghi nhận, cần thể hiện rõ
quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp.
d) Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 vê chê định quyền con người và quyền cơ bản
của công dân là nhằm thực hiện các cam kẽt quốc tê của
Việt Nam vê quvền con người.
Quyển con người là thành quả của sự nghiệp đấu
tran h của cả nhân loại. Quyền con người là sự kết tinh
những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa nhân loại.
Những giá trị nàv được hình th àn h với sự đóng góp của tấ t
cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con

19
người trên trái đất, chứ không phải sản phẩm của riêng
bất cứ quốc gia, dân tộc, giai cấp nào.
Để khẳng định, bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
cộng đồng th ế giới đã thông qua nhiều điều ước quôc tế về
quyền con người. Trong các điều ước quốc tê đó, Tuyên
ngôn th ế giói về quyền con người năm 1948, Công ước quốc
tê vê các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước
quõc tê về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
được coi là Bộ luật quốc tế về quyền con người.
Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân
quyền quổíc tê chủ chốt. Là thành viên của các điều ước
quốc tê về quyền con người, Việt Nam có nghĩa vụ trưốc
công dân của mình, trước những người sinh sống trên lãnh
thổ của mình, trước cộng đồng th ế giới về thực hiện các
cam kết xuất phát từ các điều ước quốc tế: tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Việt Nam cần tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người bằng cơ chế Hiến pháp: ghi nhận, khẳng
định trong Hiến pháp quyền con người, xác lập các thiết
chế, các điều kiện để bảo đảm, bảo vệ quyền con người
trong Hiến pháp.

2. N hững điểm mới của Chương II H iến pháp


năm 2013 về q u yền con người, q u yền và n g h ĩa vụ cơ
bản của côn g dân
2.1. N h ữ n g đ iể m m ớ i v ề c ơ câ u củ a C h ư ơ n g II.
Q u y ền con ngư ờ i, q u y ề n và n g h ĩa v ụ c ơ b ả n củ a
c ô n g d â n tr o n g H iế n p h á p n ă m 2013
Để thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

20
về nhân quyền, để thúc đẩy sự nghiệp bảo đảm, bảo vệ
quyền con ngưòi ở Việt Nam, cần xác định Hiến pháp là
văn bản do chính Nhân dân xây dựng nên để khẳng định
m ạnh mẽ chủ quyền nhân dân, ghi nhận và bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, tổ chức bộ máy quyền lực nhà
nước một cách hợp lý nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền,
chuyên quyền để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
Từ đây đặt ra yêu cầu sửa đổi toàn diện, cơ bản
Chương. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
Việc xây dựng mô hình cơ cấu của Hiến pháp nói
chung và của Chương. Quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân cần dựa vào các căn cứ sau: Thứ
nhất, mục tiêu, sứ mạng của Hiến pháp; thứ hai, vị trí và
tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công
dân; thứ ba, cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ quyền con người; thứ tư, cách thức ghi
nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
của các quốíc gia trên th ế giới; thứ năm, kinh nghiệm lập
hiến của Việt Nam về quy định quyền con người, quyền và
nghĩa vụ công dân.
Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra một mô hình cơ cấu
mới về quyền con người,’' quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân như sau:
Chương. Q uyền con người, quyền và ngh ĩa vụ cơ
bản củ a công dân là chương thứ hai trong Hiến pháp,
sau Chương I. Chế độ chính trị. Điều này thể hiện quan

21
điểm, nhận thức và quyết tâm của xã hội Việt Nam, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam thực hiện cam kêt tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyển con người.
Trong Chương II. Q uyền con người, q u yền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, các điều được sắp xêp
theo thứ tự sau:
a) Các đ iề u g h i n h ậ n các n g u y ê n tắ c bảo đ ả m và
bảo vệ q u y ề n con ngư ời, q u y ề n và n g h ĩa vụ c ơ bản
của c ô n g d â n ở n ư ớ c ta, cụ t h ể là:
- Khẳng định quan điểm, chính sách n h ất quán công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy
định vê nguyên tắc hạn chê quyền con người, quyền công
dân (Điều 14);
- Xác lập các nguyên tắc ghi nhận và thực hiện quvền
con người, quyền công dân (Điều 15, Điều 16);
- Đưa ra định nghĩa công dân Việt Nam và trách
nhiệm của Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam (Điều 17);
- Ghi nhận vai trò của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để người
Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và ph át huy bản
sắc ván hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia
đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất
nước (Điều 18).
b) Các đ iề u g h i n h ậ n các q u y ề n v ề d â n sự, c h ín h
trị, bao g ồ m : Quyền sống của con người (Điều 19); quyển
bất khả xâm phạm vê thân thể, được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực

22
truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đôi xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự nhân
phẩm (Điểu 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sông
riêng tư, bí m ật cá nhân và bí m ật gia đình, quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình, quyền bí m ật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác (Điều 21); quyền có nơi ỏ của công dân và quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ỏ của mọi người (Điểu 22); quyển
của công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước,
có quyển ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23);
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng trưốc pháp luật
(Điêu 24); quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền bình
đẳng nam nữ, quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền bầu
cử và quyền ứng cử của công dân (Điều 27); quyền của
công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); quyền biểu
quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
(Điều 29); quyển khiếu nại, tố cáo của mọi người với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 30);
quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền
được bồi thường thiệt hại vê vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự (Điều 31).
c) Các đ iề u q u ỵ đ ịn h v ề các q u y ề n v ề k in h tế, xã
h ộ i và văn hóa: Quyền sở hữu của mọi người (Điều 32);

23
quyển tự do kinh doanh của mọi người (Điều 33); quyển
của mọi người được bảo đảm an sinh xã hội (Điểu 34);
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc, quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng,
an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi (Điều 35);
quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36); quyển của trẻ em, của
th an h niên, người cao tuổi (Điều 37); quyển của mọi ngưòi
được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử
dụng các dịch vụ y tế (Điều 38); quyền học tập của công
dân (Điều 39); quyền của mọi người nghiên cứu khoa học
và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ th u ậ t và th ụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền của mọi ngưòi
được hưởng th ụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia
vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);
quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền của mọi
người được sông trong môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường (Điều 43).
d) Các đ iề u q u y đ ịn h v ề n g h ĩa vụ: Nghĩa vụ trung
th àn h với Tổ quốc của công dân (Điều 44); nghĩa vụ của
công dân về bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia
xây dựng nền quốc phòng toàn dân của công dân (Điều 45);
nghĩa vụ của công dân tu ân theo Hiến pháp và pháp luật;
tham gia bảo vệ an ninh quôc gia, trậ t tự, an toàn xã hội
và chấp hành những quy tắc sinh hoặt công cộng (Điểu 46);
nghĩa vụ của mọi người về nộp th u ế (Điều 47).
Bên cạnh các nghĩa vụ được nêu ra trong các điểu
nói trên, trong Chương II có một sô' điều khác quy định vể

24
nghĩa vụ, đó là: nghĩa vụ học tập của công dân (đồng thời
cũng là quyền - Điều 39); nghĩa vụ bảo vệ môi trường
(đồng thời mọi người có quyền sông trong môi trường trong
lành - Điều 43); nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng
bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (đồng thời là quyền được bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe - Điều 38).

2.2. N h ữ n g đ iể m m ớ i v ề cách th ứ c g h i n h ậ n
q u y ề n con ngư ờ i, q u y ề n c ô n g d â n tr o n g H iến p h á p
n ă m 2013
Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới về cách thức
ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân:
Một là, chương quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặt trang trọng tại
Chương II sau Chương I. Chế độ chính trị.
Hai là, có sự đổi mới vê cách thức ghi nhận quyền con
người, quyền công dân. Để khắc phục cách thức quy định
theo kiểu Nhà nước “ban phát”, Hiến pháp năm 2013 đã
ghi nhận các quyền theo cách: con người có quyền, công
dân có quyền. Điều này có nghĩa là bản thân con người,
công dân có các quyền này chứ không phải là “sự ban
phát, trao quyền” của công quyền.
Trong một sô" điều, sau khi ghi nhận quyền của con
người, quyền của công dân, có viết: Việc thực hiện quyền...
theo quy định của luậơtheo quy định của pháp luật, chứ
không phải theo cách quy định của Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001 là: Công dân có quvền theo quy

25
định của pháp luật. Bởi lẽ, các quyển là của con người, của
công dân. Hiến pháp công nhận, ghi nhận các quyển này.
Đê con người, công dân thực hiện tốt các quyển thì Nhà
nước ban hành luật/pháp luật để tạo điểu kiện th u ận lợi
cho công dân, con người thực hiện các quyển, chứ không
phải ban hành luật/pháp luật là để cản trở, tưóc đoạt
quyền con người, quyền công dân.
Ba là, các quyền và các nghĩa vụ là của tấ t cả mọi
người (trong đó, đương nhiên là có cồng dân), chỉ có một số
quyền và nghĩa vụ là của riêng công dân Việt Nam. Vì
vậy, Hiến pháp năm 2013 đã viết theo cách: Mọi người có
quyển..., mọi người có nghĩa vụ... Một sô quyền chỉ là
quyền của công dân thì ghi: Công dân có quyền...; nghĩa
vụ nào chỉ là của công dân Việt Nam thì ghi: Công dân có
nghĩa vụ.
Bốn là, bỏ cách quy định: Quyền con người về chính
trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong
quyền công dân như trong Điều 50 Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001, vì quyền con người có nội hàm
rộng hơn quyền công dân, không “đánh đồng” quyền con
người với quyền công dân.

2.3. N h ữ n g đ iể m m ớ i v ề n ộ i d u n g củ a cá c q u y
đ ịn h v ề q u y ề n con ngư ời, q u y ề n và n g h ĩa v ụ c ơ bản
của c ô n g d â n tr o n g C h ư ơ n g I I H iế n p h á p n ă m 2013
Vê nội dung, chế định quyển con người, quyển và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013
có nhiều điểm mới, có nhiều sửa đổi, bổ sung:

26
a) H iến p h á p n ă m 2013 g h i n h ậ n n g u y ê n tắ c h ạ n
c h ê q u y ề n con ngư ời, q u y ề n cô n g dân:
Điều 14 (khoản 2) đưa ra nguyên tắc: Quyền con người,
quyền công dân chỉ có th ể bị hạn chê theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xả hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng.
Như vậy, quyền con người, quyên công dân là những
quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt.
Đây là những quyền không thể bị tước đoạt. Chúng chỉ có
thể bị hạn chê theo quy định của luật (chứ không phải là
văn bản dưới luật) trong những trường hợp đặc biệt như
quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
Hạn chế việc thực hiện quyền con người chính là điều
kiện để bảo đảm tính hiện thực của các quyền con người,
quyền công dân. Nó bảo đảm sự cân bằng giữa các lợi ích
trong mối quan hệ Nhà nước - Con người, Công dân, Cá
nhân; bảo đảm sự minh bạch và lành m ạnh của các môi
quan hệ này.
b) H iến p h á p n ă m 2013 k h ẳ n g đ ịn h rõ h ơ n các
n g u y ê n tắ c g h i n h ậ n , tô n trọng, bảo đảm , bảo vệ
q u y ề n con ngư ời, q u y ề n c ô n g d â n ở V iệt N am : Đó là
các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 15 và Điều 16:
Quyển công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi
người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công
dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân
không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyển và

27
lợi ích hợp pháp của người khác; mọi ngườisìểu bình đẳng
trước pháp luật; không ai bị phân biệt đôi xử trong đời
sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
c) H iến p h á p n ă m 2013 đã b ổ s u n g m ộ t sô q u y ê n
m ớ i của con ngư ời, của c ô n g dân:
Đó là các quyền:
- Mọi người có quyền sông. Tính mạng con người được
pháp lu ật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính m ạng trái
luật (Điều 19). Quyền sống là quyền cơ bản của con người
được ghi nhận trong Điều 3 Tuyên ngôn th ế giới về quyển
con người năm 1948, trong Điều 6 Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966. Theo các điểu ước quốc
tế, con người không bị tước đoạt quyển sống một cách tùy
tiện, trái pháp luật. Cho đến khi chưa bị bãi bỏ thì hình
phạt tử hình chỉ được tuyên đốì với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng được quy định trong Bộ lu ật hình sự. Không
áp dụng hình phạt tử hình đốì với người chưa th àn h niên,
phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ.
- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội
(Điều 34). Trước đây, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001 mới chỉ nói đến vấn đề bảo hiểm xã hội.
Công dân cần được bảo đảm bởi một m ạng lưới an sinh xã
hội ngày càng đầy đủ và có độ bao phủ rộng. Trong điểu
kiện kinh tế thị trường ở một đất nước trải qua nhiều cuộc
chiến tran h và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có
hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh, công dân có nguy cơ
không được bảo đảm về cuộc sông, về việc làm. Cần khảng
định được bảo đảm an sinh xã hội để khảng định trách

28
nhiệm của Nhà nước, của xã hội trong việc chăm lo giải
quyết các vấn để xã hội, bảo đảm sự hài hòa của xã hội,
bảo đảm công bằng xã hội.
- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị
văn hoá, tham gia vào đời sông văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa (Điều 41). Nhu cầu hưởng thụ, tiếp cận các giá trị
văn hóa và tham gia vào đời sống văn hóa là nhu cầu
không thể thiếu của con người. Xã hội càng phát triển,
nhu cầu này ngày càng cao.
- Công dân có quyển xác định dân tộc của mình, sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42). ở
một quốc gia đa dân tộc như nưốc ta, cần khẳng định
quyền này của người dân. Đây củng là yếu t<3 bảo đảm sự
bình đẳng giữa các dân tộc.
- Mọi người có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43).
Hiện nay, tình trạn g ô nhiễm môi trường ngày càng trở
nên trầm trọng. 0 nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường ảnh hưởng tiêu cực đến sự sông, sức khỏe, cuộc
sống của mọi người và sự phát triển bền vững của quốc
gia. Cần khẳng định quyền sông trong môi trường trong
lành của con người để tạo cơ sở hiến định xác lập nghĩa
vụ, trách nhiệm của mọi chủ thể trong xã hội phải bảo vệ
môi trường vì lợi ích của th ế hệ hôm nay và các thê hệ
mai sau.
Việc ghi nhận các quyền mới nói trên là hoàn toàn phù
hợp với các điều ước quốc tê mà Việt Nam đã tham gia; thể
hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn của chúng ta về vấn

29
đề quyền con người và khẳng định cam kêt m ạnh mẽ của
Việt Nam về thực hiện quyển con người. Đồng thời, cũng
phu hợp vối xu thê mới của thê giới trong việc ghi nhận
trong Hiến pháp các quyền con người.
d) H iến p h á p n ă m 2013 dã sửa đôi, bô s u n g n ộ i
d u n g n h iể u đ iề u q u y đ ịn h vê q u y ề n co n n g ư ờ i,
q u y ề n và n g h ĩa vụ cơ bản của c ô n g d â n tr o n g H iến
p h á p n ă m 1992 sửa đối, bố s u n g n ă m 2001:
Cụ thể là:
- Đ iều 14: So vối Điều 50 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001, Điểu 14 của Hiến pháp năm 2013
đã không viết theo công thức quyền con ngưòi thê hiện
trong quyền công dân nữa. Điều 14 đã khắc phục điểm
hạn chê của Điểu 50 Hiến pháp năm 1992 sửa đôi, bổ sung
năm 2001 khi quy “quyển con người” - một khái niệm rộng
lớn hơn vào khái niệm “quyền công dân”.
- Đ iều 15, Đ iểu 16 (sửa đôi Điều 51 và Điều 52 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001): Mỏ rộng chủ
thể có quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử vê mọi
m ặt th àn h quyền của mọi người; nghĩa vụ tôn trọng quyên
của người khác thành nghĩa vụ của mọi người; chuyển các
quy định về trách nhiệm bảo đảm quyền con người, quyền
công dân sang các chương khác của Hiến pháp (Chương I,
Chương II và các chương khác).
- Đ iều 17 (sửa đôì, bổ sung Điều 49 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định trách nhiệm
của Nhà nưóc trước công dân của mình: Công dân Việt Nam
không th ể bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác'

30
Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nưốc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
- Đ iều 18 (sửa đổi, bổ sung Điểu 75 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận, tôn vinh người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, nêu rõ chính sách của
Nhà nước Việt Nam: Người Việt Nam định cư ỏ nước ngoài
là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam;
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyên
khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước
ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước.
- Đ iều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 71 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định mọi người
đểu được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đôi xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tháng 12 năm 2013,
Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước về chông tra
tấn năm 1984, thê hiện quyết tâm của Việt Nam bảo đảm
cho mọi người được hưởng quyền bất khả xâm phạm vể
th ân thể.
Ngày nay, việc hiên mô, các bộ phận cơ thê người, hiến
xác, việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ
hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người ngày
càng trở nên phô biến. Đây là những công việc nhân đạo.
Điều 20 Hiên pháp năm 2013 khẳng định hiên mô, các bộ

31
phận cơ thể người, hiến xác là quyển của con người. Việc
thực hiện quyển này theo quy định của luật. Mọi việc thử
nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức
thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý
của người được thử nghiệm.
- Đ iều 21 (sửa đổi, bô sung Điều 73 Hiên pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định quyền bất khả
xâm phạm vê đời sống riêng tư, bí m ật cá nhân và bí mật
gia đình; thông tin vê đời sống riêng tư, bí m ật cá nhân, bí
m ật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn chứ không
chỉ là quyền bí m ật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình
thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc
mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín
và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Đây cũng là các quyền của tấ t cả mọi người.
- Đ iểu 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 62, Điều 73 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) bóc tách riêng
quyền có nơi ở; ghi nhận công dân có quyền có nơi ở hợp
pháp; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không
được người đó đồng ý; việc khám xét chỗ ở do lu ật định.
- Đ iều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 68 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận công dân có
quyển tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước
ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyển
này do pháp luật quy định.
- Đ iểu 24 (sửa đôi Điểu 70 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định mọi người đều có

32
quyển tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Điều 24 (khoản 2, 3) đưa ra cam kết: Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Khoản 3 Điều 24
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Không ai được xâm phạm
tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo đ ể vi phạm pháp lu ậ t” có tính minh định hơn thay
cho cách quy định chưa th ậ t rõ ràng tại khoản 3 Điều 70
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001: “Không
ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo đ ể làm trái pháp luật và chính sách
của Nhà nướổ’.
- Đ iều 25 (sửa đổi Điều 69 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định rõ: Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình. Đây là các quyền không thể tước đoạt
của công dân. M ặt khác, để công dân có hành lang pháp lý
để thực hiện các quyền này thì Nhà nưóc cần ban hành
các văn bản pháp lu ật cần thiết. Chính vì vậy, Hiến pháp
năm 2013 quy định: Việc thực hiện các quyền này (quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình) do pháp luật quy định.
* Đ iều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 63 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) tiếp tục khẳng định công
dân nam, nữ bình đẳng vê mọi mặt; ghi nhận nguyên tắc
bình đẳng giối, không phân biệt đối xử về giỏi, nghiêm

33
cấm phân biệt đối xử vê giới; đồng thời, khẳng định cam
kết của Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điểu kiện đê phụ
nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong
xã hội.
- Đ iều 27 (sửa đổi Điều 54 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận công dân đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; khắng
định việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử do luật định.
- Đ iều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 53 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận đầy đủ hơn
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân:
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về
các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Tại Điều này có một bổ sung mới, đó là ghi nhận cam
kết của Nhà nước trong việc bảo đảm quyển tham gia
quản lý nhà nước và xã hội của công dân: Nhà nước tạo
điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nưốc và xã
hội; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc tiếp
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
- Đ iều 29 (sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 53 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) tách quyền
biểu quyêt khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân th àn h
một điều riêng để khẳng định tầm quan trọng của quyền
này. Đây cũng là biểu hiện của việc coi trọng hình thức
dân chủ trực tiếp của N hân dân. Điểu 29 ghi nhận độ tuổi
được quyền tham gia biểu quyết: Công dân đủ mười tám

34
tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân.
- Đ iều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 74 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) có hai điểm quan trọng:
(1). Khẳng định quyển khiếu nại, tô' cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền vê những việc làm trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân là quyền của tấ t cả mọi
người; (2). Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tô' cáo.
- Đ iều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 72 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định rõ nguyên
tắc suy đoán vô tội: Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trìn h tự luật định
và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 31 ghi nhận rõ quyền và nguyên tắc người bị buộc tội
được xét xử công bằng: Người bị buộc tội phải được Tòa án
xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công
khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì
việc tuyên án phải được công khai.
- Đ iểu 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58 (và cả Điều 23)
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng
định quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vôn góp
trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tê khác là
của mọi người.
Điều 32 tiếp tục khẳng định: Quyền sở hữu tư nhân và
quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

35
Riêng quyên sử dụng đất thì được quy định tại
Chương III (Điều 54): Tổ chức, cá nhân được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực
hiện các quyển và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền
sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Nhà nước th u hồi đất
do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp th ậ t
cần thiết do luật định vì mục đích quôc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc th u hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Đưa quy định về trưng mua, trưng dụng từ quy định
tại Điều 23 Chương II của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001 về chế độ kinh tế sang chương quy định vể
quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
của Hiến pháp năm 2013: Trường hợp th ật cần thiết vì lý
do quổc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng chông thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo
giá thị trường (khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013).
- Đ iểu 33 (sửa đổi Điều 57 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp lu ật không
cấm (chứ không chỉ là quyền của công dân Việt Nam).
- Đ iều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định
quyền làm việc của công dân theo nghĩa đầy đủ của nó, đó
là quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi

36
làm việc. Đó là quyển của người làm công ăn lương được
bảo đảm các điểu kiện làm việc công bằng, an toàn; được
hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Khoản 3 Điều 35 còn quy
định nghiêm cấm phân biệt đốĩ xử, cưỡng bức lao động, sử
dụng nhân công dưối độ tuổi lao động tối thiểu.
- Đ iều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 64 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định ngắn gọn hơn,
thể hiện rõ hơn tính pháp lý của quyền kết hôn, ly hôn;
các nguyên tắc của hôn nhân và cam kết của Nhà nưốc
bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người
mẹ và trẻ em: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà
nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của
người mẹ và trẻ em”.
- Đ iều 37 (sửa đổi Điều 65, Điều 66 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định quyền của
trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục; được tham gia vào các vấn đê về trẻ em.
Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm
quyền trẻ em.
Tại Điều này cũng ghi nhận quyền của thanh niên
được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập,
lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưõng đạo
đức, truyền thông dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong
công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

37
- Đ iểu 37 khẳng định sự tôn vinh đối với người cao
tuổi và quyển của người cao tuổi: Người cao tuổi được Nhà
nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy
vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc.
- Đ iểu 38 (sửa đổi, bổ sung Điểu 39, Điều 61 Hiên
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định
mọi người có quyển được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình
đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tê và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe
của người khác và cộng đồng.
Các vấn đề về chính sách y tê để bảo đảm quyền được
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe được chuyển sang Chương III
của Hiến pháp năm 2013.
- Đ iểu 39 (sửa đổi Điều 59 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận quyền học tập (đồng
thời là nghĩa vụ) của công dân. Các vấn đề về đường lối,
chính sách giáo dục được đưa sang Chương III H iến pháp
năm 2013.
- Đ iểu 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 60 Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định mọi người có
quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn
học, nghệ th u ật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
- Vê các n g h ĩa vụ, vê c ơ b ả n H iế n p h á p n ă m 2013
đả g iữ n g u y ê n n h ư q u y đ ịn h của H iế n p h á p n ă m
1992 sửa đổi, bô s u n g n ă m 2001: Công dân có nghĩa vụ
trung th àn h với Tổ quốc (Điều 44); Công dân phải thực
hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng

38
toàn dân (Điểu 45); Công dân có nghĩa vụ tu ân theo Hiến
pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quổc gia, trậ t
tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt
công cộng (Điều 46).
Riêng nghĩa vụ nộp th u ế được sửa đổi về chủ thể: Mọi
người có nghĩa vụ nộp thuê theo luật định (chứ không chỉ
là công dân Việt Nam).

3. Đưa các nội dung liên quan đến quyển con


người, quyền côn g dân vào n h iều chương khác của
H iến pháp nhằm tạo ra cơ chê hiến định bảo đảm,
bảo vệ quyền con người, quyển công dân
Hiến pháp năm 2013 khẳng định nguyên tắc tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta: Quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều 2). Hiến định
việc kiểm soát quyền lực, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp chính là tạo ra cơ chế ngăn ngừa chuyên quyền,
lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng trong quá
trìn h thực hiện quyền lực. Quyền con người, quyền công
dân chỉ được bảo đảm, bảo vệ có hiệu quả khi ngăn ngừa,
kiểm soát được chuyên qủyền, lộng quyền, lạm quyền,
quan liêu, tham nhũng.
Tại Điều 3 trong Chương I. Chế độ chính trị đã ghi
nhận quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam là
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.

39
Từ đây, đặt ra nghĩa vụ của tấ t cả mọi chủ thể ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đểu phải công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người là trách nhiệm, nghĩa vụ của tấ t cả các cơ quan nhà
nước, công chức, viên chức nhà nước và các tô chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghê nghiệp.
Các quy định tại Chương III của Hiến pháp năm 2013
về chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường có vai trò rấ t quan
trọng đổì với thực hiện quyền con người, quyền công dân.
Đây chính là điều kiện để bảo đảm thực hiện quyền con
người, quyển công dân. Ví dụ, khoản 3 Điều 51 quy định
vê chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân,
doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất,
kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp
phần xây dựng đất nước; tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ
chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp lu ật bảo hộ
và không bị quốc hữu hóa. Chính sách này của N hà nước
là những bảo đảm kinh tế - pháp lý cho các quyền kinh
doanh, quyền tài sản của mọi người.
Để bảo đảm quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của
công dân, Hiến pháp năm 2013 đề ra quan điểm, chính sách:
Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Điều 58).

40
Quốc hội với chức năng thực hiện quyển lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đê quan trọng của đất
nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
(Điều 69) có vai trò quan trọng trong việc thông qua các
đạo luật về quyển con người, quyền công dân, giám sát
thực hiện quyền con người, quyền công dân, quyết định
các chương trình kinh tế - xã hội lớn bảo đảm quyển con
người, quyền công dân. Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền
quyết định việc phê chuẩn, gia nhập các điểu ước quốc tê
về quyền con người (khoản 14 Điều 70).
Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của
Chính phủ là bảo vệ quyền con người, quyền công dân
(khoản 6 Điều 96). Bảo vệ quyển con người, quyền công
dân được khảng định là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
(khoản 3 Điểu 102). Bảo vệ quyền con người, quyền công
dân cũng được quy định là nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân (khoản 3 Điều 107).
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta,
Hiến pháp trực tiếp quy định nhiệm vụ của Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân về bảo vệ
quyền con người, quyền công dân - một nhiệm vụ hiến
định. Từ đây, xã hội, Nhân dân, mọi ngưòi có quyền đặt ra
yêu cầu ngày càng cao hơn đối với Chính phủ, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện
nhiệm vụ hiến định vê bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
Hiến pháp năm 2013 dự liệu việc xây dựng cơ chê bảo
vệ Hiến pháp ỏ Việt Nam: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do

41
luật định (khoản 2 Điểu 119). Cơ chê bảo vệ Hiên pháp
cũng chính là cơ chê bảo vệ quyền con người, vì Hiên pháp
là văn bản tôn vinh con người, công nhận, bảo đảm, bảo vệ
và thúc đẩy quyền con người ở nước ta. Một cơ chê bảo
hiến hiện đại, phù hợp với nguyện vọng Nhân dân phải là
cơ chế bảo vệ quyền con người đã được long trọng công
nhận trong Hiến pháp.
Chê định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân trong Hiến pháp năm 2013 là chê định có
nhiều điểm mới vê cơ cấu, cách viết và vê nội dung. Đê tạo
ra cơ chê hiến định vững chắc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người, quyền công dân còn có nhiêu quy định
khác của Hiên pháp, từ quy định của Lời nói đầu cho đến
quy định trong các chương khác của Hiến pháp liên quan
đên quyền con người, quyền công dân.
Để các quy định về quyển con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 phát
huy hiệu lực, hiệu quả áp dụng các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, các tổ chức cần:
(1). Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của
Hiên pháp năm 2013 quyền con người, quyển và nghĩa vụ
cơ bản của công dân.
(2). Rà soát các văn bản hiện hành từ góc độ phù hợp
với các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân đê đề xuất những sửa
đổi, bổ sung cần thiết.
(3). Sớm soạn thảo và ban hành các văn bản pháp
luật, trong đó có các luật về hội, vê tự do ngôn luận về

42
biểu tình, về báo chí, về tiếp cận thông tin, về trưng cầu ý
dân... để tạo hành lang pháp lý cho công dân thực hiện
ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mình. Vừa
qua, trong quá trình soạn thảo, thông qua các Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014, Luật công chứng năm 2014
đã quán triệ t nguyên tắc bảo đảm, bảo vệ quyền con ngừời
quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Ngay từ hoạt động xây dựng chương trình, chiến lược
phát triển hệ thông pháp luật, chương trình xây dựng
pháp lu ật cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của việc
bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyển công dân.
Tới đây trong quá trình soạn thảo, sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành các văn bản pháp luật rấ t quan trọng như:
Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật
tiếp cận thông tin, L uật chứng thực, Luật hộ tịch, Luật trợ
giúp pháp lý (sửa đổi), Luật đấu giá tài sản, Luật lý lịch
tư pháp (sửa đổi)..., cần tiếp tục thê hiện rõ nguyên tắc
bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong từng chương, từng
điểu của các văn bản pháp luật này. Ví dụ, trong quá trình
hoàn thiện Bộ lu ật dân sự (sửa đôi) và các văn bản pháp
lu ật dân sự có liên quan, cần thể chê hóa đầy đủ nội dung
của các quyền: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và
hiến xác theo quy định của luật (khoản 3 Điều 20 Hiến
pháp năm 2013); Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
(Điều 22 Hiên pháp năm 2013); Bảo đảm quyền và cơ hội
bình đẳng giới (Điều 26); Quyền sỏ hữu, thừa kế, hạn chê
quyền sở hữu (Điểu 32 Hiến pháp năm 2013); Quyển tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không

43
cấm (Điểu 33 Hiến pháp năm 2013); Quyên của trẻ em
được Nhà nưốc, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục; được tham gia vào các công việc liên quan đên
trẻ em; quyển của ngưòi cao tuổi được tôn trọng, chăm sóc
(Điều 37 Hiến pháp năm 2013).
Cần rà soát các văn bản trong lĩnh vực tư pháp hình
sự từ góc độ tuân thủ đòi hỏi của nguyên tắc bất khả xâm
phạm vê th ân thể; bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư,
bất khả xâm phạm vê chỗ ở; nguyên tắc suy đoán vô tội;
nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử;
nguyên tắc độc lập xét xử; nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa đổi với người bị tình nghi phạm tội; nguyên tắc tran h
tụng trong xét xử.
Trong việc soạn thảo các văn bản về tổ chức bộ máy
nhà nước cần thể hiện rõ trách nhiệm hiến định của các
thiết chế nhà nước trong bảo đảm, bảo vệ quyển con người,
quyền công dân. Nếu các nguyên tắc bảo đảm tín h tôi cao
của Hiến pháp và các đạo luật; nguyên tắc phân công và
kiểm soát quyển lực trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước; nguyên tắc bảo đảm chủ quyền nhân dân,
bảo đảm dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tín h chính
đáng và trách nhiệm giải trìn h của chính quyền... được
thể chê hóa, được thể hiện trong các văn bản vê tổ chức bộ
máy nhà nước thì đây chính là tiền đề, điều kiện để cho
quyền con ngưòi, quyển công dân được bảo vệ, không bị
xâm hại bởi các cơ quan công quyền.
Cần th ể c h ế hóa đầy đủ các quyên tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình

44
của công dân. Những văn bản nào đang xâm phạm, cản
trở các quyền này phải bị bãi bỏ. Sự hạn chế việc thực hiện
các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình của công dân trong những
trường hợp thực sự cần thiết chỉ có thể bằng các văn bản
luật chứ không thể bằng cả các văn bản dưới luật. Các
quyền hiến định này có hiệu lực trực tiếp. Hiến pháp
khẳng định có nghĩa là các công dân đương nhiên được
hưởng các quyền này. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra
hành lang pháp lý thuận lợi cho công dân thực hiện các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội và biểu tình.

45
CÁCH TIẾP CẬN QUY ĐỊNH VE NHÂN QUYEN
TRONG HIỂN PHÁP MỚI CỦA NƯỚC
CỘNG
• HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
• •

GS.TS. N g u y ễ n Đ ă n g D u n g - Vũ C ô n g G iao
Đ ại h ọ c Q u ố c g ia Hà N ội

Sau gần hai năm soạn thảo và thảo luận ỏ các cấp độ
khác nhau từ Trung ương đến địa phương, ngày 28-11-2013,
Hiến pháp mối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được Quốc hội thông qua (sau đây gọi là Hiến pháp
năm 2013).
1. So với các Hiến pháp trước đây, nhất là Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, bản Hiến pháp cô
đọng, ngắn gọn hơn. Bản Hiến pháp này chi gồm 120 điều, 11
chương và Lời nói đầu. Nói chung, về cơ bản, Hiến pháp
năm 2013 không có nhiều thay đổi so với Hiến pháp năm
1992. Nhưng điểm thay đổi lớn nhất, đồng thời cũng là
hoàn thiện nhất của Hiến pháp năm 2013 là những quy
định về quyền con người và quyền công dân. Trong lịch sử
lập hiên Việt Nam, quyền con người và quyển công dân
trong Hiến pháp chưa bao giờ được các nhà soạn thảo cân
nhắc cẩn trọng như lần này. Từ vị trí thứ năm. Chương

46
Quyển công dân trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bô
sung năm 2001 được chuyển lên vị trí thứ hai trong Hiến
pháp năm 2013 thể hiện sự quan tâm vượt bậc, cũng như
nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về tầm quan
trọng của quyền con người và quyền công dân. Có thể nói,
mọi chương, mọi điều của Hiến pháp năm 2013 đểu trực
tiếp hoặc gián tiếp nói về quyền con người.
Lần đầu tiên trong một bản hiến văn có hiệu lực tối
cao quy định ba quyền một cách rõ ràng: quyền lập pháp
thuộc vể Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ
và quyền tư pháp thuộc về Tòa án. Trong Hiến pháp năm
2013, không những có sự phân công rõ ràng như vậy, mà
còn có cả tinh th ần của sự kiểm soát quyền lực nhà nước.
Phân quyền hay theo cách gọi của Việt Nam là phân công,
phân nhiệm, rồi kiểm soát quyền lực nhà nước không thể
có mục đích nào khác là bảo vệ quyền con người. Bởi con
người và hạnh phúc của con người luôn phải là trung tâm
của sự phát triển xã hội. Đây cũng là lý do giải thích tại
sao, những người soạn thảo Hiến pháp thành văn đầu tiên
của th ế giới khước từ yêu cầu phải ghi rõ quyền con người
trong bản thảo đầu tiên của họ, bởi theo họ: chỉ cần phân
quyền, kìm chế và đối trọng thì nhân quyền đương nhiên
phải được bảo đảm. Nhưng CUÔ1 cùng thì với một cuộc đại
thỏa hiệp, cả nhân quyền và cả phân quyền đều có trong
nội dung của bản Hiến pháp đó1.

1. Xem H iến p h áp M ỹ được làm ra như th ê nào, Nxb. Thê giới,


Hà Nội, 2004.

47
Rất khác với các bản Hiến pháp trước đây, Tòa án nhân
dân được giao trách nhiệm thực hiện quyền tư pháp, có nghĩa
vụ trước tiên phải bảo vệ quyên con người, quyển công dân
trước nghĩa vụ bảo vệ chê độ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Vì vậy, không chỉ Chương II - Chương dành riêng cho
việc quy định quyền con người và quyền công dân, mà tấ t
cả nội dung của bản Hiến pháp đã toát lên một tinh thần
bảo vệ quyền con người. Cái tinh th ần đó chưa có ở các
bản Hiến pháp trước đây.
Đi sâu hơn vào nội dung Chương II, chúng ta thấy,
Hiến pháp năm 2013 có những thay đổi rấ t cơ bản sau đây:
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, nhất
là kê từ khi có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quá trình soạn thảo Chương
về quyển con người và quyển công dân đã được đôi chiếu
một cách tương đổi toàn diện với tiêu chuẩn của các quy
định nhân quyền trong các công ước quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia ký kết. Cách quy định của Chương này, về cơ
bản là dựa trên nền tảng của các quy định trong Công ưốc
th ế giới về nhân quyền năm 1948: trước hết là các quyền
con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền về
kinh tế, xã hội và văn hóa.
- So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp
năm 2013 đã không còn đồng n h ấ t quyền con người và
quyền công dân, như ở Điều 50 Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001, mà sử dụng, phân biệt hai th u ậ t
ngữ này một cách rấ t hợp lý. Bởi vì, quyền con người là
quyền tự nhiên của mọi người, còn quyền công dân là

48
quyền của những người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy,
Hiến pháp Việt Nam không chỉ bảo vệ công dân của mình
mà còn bảo vệ con người nói chung, đáp ứng nhu cầu của
công cuộc hội nhập quốc tế.
- Cách thức hiến định vê các quyền con người có sự
thay đổi căn bản, từ công thức Nhà nước “quyết định”,
Nhà nước “trao” quyền cho người dân, sang công thức các
quyền của con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước phải
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, mà không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của Nhà nước. Điều đó thể hiện
bằng các cụm từ vô nhân xưng cho tấ t cả mọi người, mọi
công dân, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính V .V ..
Đây là một thể hiện quan trọng bậc nhất trong tư duy
chính trị pháp lý của Việt Nam.
- Hiến pháp năm 2013 ghi nhận đầy đủ cả ba nghĩa vụ
của Nhà nước đối với nhân quyền là tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm quyền con người theo tinh thần của luật nhân
quyền quốc tê, mà không như Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 chỉ ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng
(Điều 50). Nhà nước, theo tinh thần của Hiến pháp năm
2013, phải có ba nghĩa vụ nói trên đối với tấ t cả các quyền
con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Việc không
thực hiện bất kỳ một trong ba nghĩa vụ nói trên đều có thể
cấu th àn h hành vi vi phạm quyền con người từ phía Nhà
nước. Ví dụ như với quyền sỏ hữu nhà ở (Điều 32) của
người dân, sẽ bị coi là vi phạm nếu Nhà nước tùy tiện
cưỡng chế, trục xuất người dân ra khỏi nhà ỏ của họ
(trách nhiệm tôn trọng); sẽ là vi phạm nếu Nhà nước

49
không ngăn chặn được sự vi phạm nhà ở của người dân bởi
bên thứ ba (trách nhiệm bảo vệ); cũng sẽ là vi phạm nêu
như Nhà nước không tạo điều kiện bảo đảm được nơi ở tôi
thiểu cho người dân (trách nhiệm bảo đảm).
- Hiến pháp năm 2013 ghi nhận một số quyền mới,
bao gồm: Quyền sông (Điều 19); Các quyền vê văn hóa
(Điều 41); Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyển của công
dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Điểu 17).
- Hiến pháp năm 2013 đã củng cô" hầu hết các quyền
hiện có (quy định rõ hơn hoặc tách th àn h điều riêng), bao
gồm: Bình đẳng trưốc pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn,
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục (Điều 20); Bảo vệ
đòi tư (Điều 21); Tiếp cận thông tin (Điều 25); Tham gia
quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Biểu quyết trong
trưng cầu dân ý (Điều 29); Xét xử công bằng (Điểu 31); Tư
hữu tài sản (Điều 32); An sinh xã hội (Điều 34); Nơi ở hợp
pháp (Điều 22) V .V ..
- Đặc biệt là, quy định liên quan đến bị can, bị cáo,
những người ở trong “vòng lao lý” đang có sự tran h chấp có
quyền đầy đủ của con người với nguy cơ có thể bị tước bỏ.
Đây là “cái rốn” trũng nhất và nhạy cảm nhất của nhân
quyền. Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều sự hoàn thiện về
quyền của người bị tạm giam, bị tạm giữ, bị xét xử: Quyền
không bị bắt khi không có quyết định của Tòa án, hoặc
không có quyết định được phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang (Điều 20); Quyển được suy
đoán vô tội, quyền được Tòa án xét xử kịp thời, quyển không

50
bị kết án hai lần vê một tội phạm; Quyền được bồi thường
thiệt hại khi bị oan sai... (Điều 31); Quyền được xét xử hai
cấp, và quyền được bào chữa (Điều 103) V .V .. Đây củng là
điểm được nhấn mạnh và rất được quan tâm trong bản Hiến
pháp thành văn đầu tiên trên thế giới. Ngay khi bản Hiến
pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - bản Hiến pháp đầu tiên trên
thê giới - vừa được thông qua đã phải đính kèm thêm 10 tu
chính án tương ứng vối 10 điểu khoản nói vê nhân quyền.
Trong 10 điều khoản ấy có tới 2/3 tổng sô điều quy định về
quyền của bị can, bị cáo. Đó là các quyền được xét xử công
bằng, quyền im lặng, quyền không tự buộc tội chính mình,
quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội phạm, quyền
không bị xử phạt một cách tàn bạo và bất thường. Đó cũng là
những nội dung cơ bản vê nhân quyền của bị can, bị cáo -
những quyển của con người đứng trước ngưỡng cửa của nguy
cơ có thể bị tước bỏ. Lý lẽ được đưa ra là: Đứng trước thời
khắc này mà nhân quyền còn bị vi phạm thì có thể nói rằng,
không ở đâu có thê có được sự an toàn tuyệt đối cho quyền
con người của họ. Đây cũng là điểm đáng tự hào của người
Mỹ khi họ phải đắn đo cân nhắc phê chuẩn hay không phê
chuẩn các công ước quốc tê vê nhân quyền. Mặc dù là quốc
gia có sáng kiến thành lập Liên hợp quốc, và có đại diện
quan trọng tham gia dự thảo Tuyên ngôn thê giới về quyển
con người1, nhưng Hoa Kỳ lại không phải là một trong

1. Bà R oosevelt - phu nhân của Tổng thông Hoa Kỳ là một


trong những người chỉ đạo việc soạn thảo Tuyên ngôn thê giới vê
quyên con người năm 1948.

51
những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước về nhân
quyền, sở dĩ như vậy vì họ cho rằng, Công ước không có gì
vượt qua được những điều đã được họ quy định trong Hiên
pháp thành văn đầu tiên trên thê giới của mình cách đó
gần 200 năm.
Những thay đổi nói trên khiên cho chê định này của
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam càng phù hợp với nội
dung của các điều ước quốc tê về nhân quyền mà Việt Nam
là thành viên, cũng như với chê định vê quyền con người,
quyền công dân trong các hiến pháp các nước phát triển.
Phần lớn những thay đổi trên nhằm khắc phục những hạn
chê của Chương V Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001, và các Hiến pháp trước đây là các quy định về
quyển con người, quyền công dân còn mang tính hình thức.
Tinh th ần nhân quyển của Hiến pháp năm 2013 phải được
thể hiện trong tấ t cả các dự luật cần triển khai thực hiện
Hiên pháp. Những đạo luật hiện hành nào chưa thể hiện
được tinh thần đó đều cần được sửa đổi. Chính cách đặt
vấn đê bảo vệ quyền con người được đặt lên trước việc bảo
vệ quyển lợi của Nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp
năm 2013 sẽ làm cho mục đích của việc hoàn thiện Bộ luật
hình sự và Bộ luật tô' tụng hình sự (sửa đổi) sau này cũng
phải đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công
dân lên trên việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của chế độ
như trước đây.
Vì vậy, với cách tiếp cận này, các quy định về quyền
con người và quyền công dân của Hiến pháp năm 2013
hứa hẹn các quyền hiến định sẽ được tôn trọng, bảo vệ và

52
bảo đảm đúng đắn, hiệu quả hơn trong thực tế. Quyền lực
nhà nước có cơ sở hiến định cho việc hạn chế, để bảo vệ
quyền con người của người dân theo đúng tinh thần của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và của chủ nghĩa
hiến pháp (“Constitutionalism ”).
2. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nhân quyển quốc tế,
Hiến pháp năm 2013 vẫn còn một sô bất cập nhất định, mà
trong quá trình triển khai thực hiện nên có những biện
pháp hạn chế hoặc khắc phục tối đa những bất cập này:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 14 H iến pháp năm 2013
quy định:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có th ể bị hạn
c h ế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quôc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xả hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Có ý kiến cho rằng, quy định trên đã có thể chưa làm
rõ giữa hai vấn đề khác biệt trong luật nhân quyền quổc
t ế 1: đó là “lim itation o f hum an rights” (“giới hạn của
quyền”) và “derogation o f hum an rights” (“hạn chê việc
thực hiện quyền” hay “tạm đình chỉ/dừng thực hiện
quyển”)2. Chính từ đây sẽ có khả năng dẫn đến những hậu
quả không mong muốn về lập pháp và thực thi pháp luật.
Quy định trên được hiểu là bất cứ quyền con người, quyền

1. Xem Vũ Công Giao: Quyền con người và quyền công dân trong
D ự thảo lần thứ 2 và thứ 3 của D ự thảo sủa đổi Hiến ph áp 1992.
2. Xem http://www.geneva-academv.ch/RULAC/derogation from
human rights treaties in situations of emergency.php.

53
công dân nào cũng sẽ bị hạn chê (giới hạn) trong các
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quôc gia,
trậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Trong khi đó, có một số quyền cần thiết phải được giới hạn
trong mọi thời điểm, mà không cần đợi đên khi xuất hiện
tình trạn g nói trên. Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền
tự do hội họp luôn được kèm theo điều kiện vì “hòa bình”1;
quyền tự do lập hội có thể bị hạn chế với những người làm
việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sá t2; quyền tự do
ngôn luận có thể bị hạn chê để phòng ngừa sự xâm hại
danh dự, nhân phẩm, đời tư của người khác, bí m ật quốc
gia, đạo đức cộng đồng hay để ngăn ngừa những hành
động kích động chiến tranh, hằn thù, phân biệt đối xử vê
dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng v.v.3.
Ngược lại vối công thức trên, trong khi đề cập vấn để
hạn chê thực hiện quyền, quy định trên của Hiến pháp
năm 2013 đã chưa kèm theo những ngoại trừ đối với các
quyền tuyệt đối (“non-derogable rig h ts”), mà theo luật
nhân quyền quốc tế, các quốc gia không được phép giới
hạn hay đình chỉ thực hiện trong bất kỳ bôi cảnh nào, kể
cả vì lý do an ninh quốc gia, trậ t tự, an toàn xã hội, đạo
đức, sức khỏe của cộng đồng. Đó là các quyền sông, quyền

1. Xem Điều 20(1) Tuyên ngôn thê giói về quyền con người năm
1948 (UDHR) và Điều 21 Công ước quõic tế về các quyển dân sư và
chính trị năm 1966 (ICCPR).
2. Xem Điều 22(2) ICCPR.
3. Xem các điểu 19,20 ICCPR.

54
không bị tra tấn, đốì xử tàn bạo, vô nhân đạo hay nhục
hình; quyển không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyển không
bị tù vì không hoàn th àn h nghĩa vụ theo hợp đồng; quyển
được suy đoán vô tội; quyền được thừa nhận tư cách thể
nhân trước pháp luật và quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng,
tôn giáo1.
Những nội dung chưa được quy định cụ thể này sẽ có
khả năng tạo cơ sở cho việc lợi dụng hoặc tùy tiện, vì tình
trạn g khẩn cấp để xâm phạm các quyền tuyệt đối của
người dân từ phía những người thi hành công vụ của Nhà
nước. Việc triển khai thực hiện Điều 14 Hiến pháp năm 2013
nếu không được cụ thể hóa bằng các quy định chặt chẽ sẽ
có nguy cơ không tu ân th ủ khoản 1 Điều 5 Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966:
“Không m ột quy định nào trong Công ước này có th ể
được giải thích với hàm ý cho phép bất k ỳ quốc gia, nhóm
người h a y cá nhân nào được quyền tham gia hay tiến
hành bất k ỳ hành động nào nhằm phá hoại bất k ỳ quyền
và tự do nào được Công ước này thừa nhận hoặc nhằm
giới hạn những quyền và tự do đó quá mức Công ước này
quy đ ịn h ”.
T huật ngữ “an ninh quốc gia”chỉ có thể được viện dẫn
để biện minh cho các biện pháp nhằm giới hạn một số
quyền của con người chỉ khi chúng được thực hiện để bảo
vệ sự tồn tại của quõc gia hay toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc

1. Xem Điều 4(2) ICCPR. Các quyền liệt kê ở trên thuộc về các
điểu 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), 11, 15, 16 và 18 ICCPR.

55
lập chính trị chống lại vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. An ninh
quốc gia không thể được viện dẫn như là một lý do để áp
đặt những giới hạn để ngăn chặn mối đe dọa đến pháp
luật và trậ t tự chỉ ở phạm vi địa phương. An ninh quốc gia
cũng không thể được sử dụng như là một lý do cho việc áp
đặt giới hạn không rõ ràng hay tùy tiện và chỉ có thể được
viện dẫn khi có đầy đủ các biện pháp bảo vệ và chế tài
hiệu quả chống lại sự lạm dụng1.
Thứ hai, khoản 4 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy
định: Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân
không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. Điều này được viết khác
đi so với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã từng
được công bô' là: “Không được lợi dụng quyền con người,
quyền công dân để xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, lợi
ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Dù
đã được chỉnh lại th ì ngữ nghĩa của quy định này không
th ay đổi. Cũng gần tương tự như điều khoản có thể dẫn
đến khả năng hạn chế quyền con người ở phần trên; vê
điều này còn rấ t nhiều tran h luận, thậm chí có ý kiến cho
rằng thực sự không cần thiết, vì khái niệm “lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc, lợi ích hợp pháp của người khác” quá
rộng và chung chung, tiềm ẩn nguy cơ quy định này bị

1. Xem khoản 62, 63, 64 Các nguyên tắc Limburg năm 1986 vê
việc thực hiện Công ước quô’c tê vê' các quyển kinh tê xã hôi và văn
hóa năm 1966.

56
lạm dụng, lợi dụng để vi phạm các quyền hiến định1. Hơn
nữa, việc xâm phạm đến lợi ích quốc gia, cũng như quyền,
lợi ích của người khác đều đã được quy định rõ ràng và cụ
thể trong các chương, điểu luật của Bộ luật hình sự năm
1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như: Chương XI: Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia, Chương XII, Chương XIII về
các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ, tính mạng,
sức khỏe của người dân V .V ., không cần thiết quy định ở
một điều chung trong Hiến pháp. Việc quy định những
điều khoản như phân tích trên không thuộc phạm vi của
Hiến pháp. Phần quy định về quyền con người chỉ bao gồm
các quyền phải được liệt kê ra cho đủ, để Nhà nưốc có
trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Đây cũng là lý
do rấ t xác đáng được các nhà soạn thảo bản dự thảo Hiến
pháp thành văn đầu tiên của thê giới đưa ra để phản đối ý
kiến chống lại họ2.
Thứ ba, chủ th ể quyền. Một trong những tiến bộ nổi
bật của Hiến pháp năm 2013 là chuyên đổi đại từ nhân
xưng chỉ chủ thể quyền từ “công dân” sang “mọi người”
hoặc “không ai”, trong nhiều điều khoản tại Chương II.
Điều này phù hợp với bản chất của các quyền liên quan và
tạo điều kiện để thực thi các quyền đó trên thực tế. Điều
thay đổi đó nói lên tính phổ quát của các quyền được quy

1. Xem thêm Bình luận và khuyên nghị của Tô chức ARTICLE 19


http7/www. articlel9.org/resources. php/resource/3680/en/vietnam:-proposed-
constitutional-am endm ents-go-against-international-law.
2. Xem Hiến p h áp M ỹ được làm ra n hư t h ế nào, Sđd.

57
định trong Hiến pháp, không có một sự phârTbiệt nào.
Mặc dù vậy, vẫn còn một sô quyển cần được áp dụng với
tấ t cả mọi người nhưng hiện vẫn chỉ được quy định dành
cho công dân, bao gồm: Tự do đi lại, cư trú (Điểu 23); Tự
do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình
(Điều 25); Quyển có nơi ở hợp pháp (Điều 22); Quyền được
xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (Điều 42) V .V ..
Việc giới hạn chủ thể quyền chỉ là công dân với những
quyền này có thể phát sinh ý kiên cho rằng là chưa thật
sự phù hợp với luật nhân quyển quốc tế.
Thú tư, th u ật ngữ “theo lu ậ t” và “theo pháp luật” là
những th u ật ngữ được dùng tương đôi phổ biến ở Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, có tói 11 lần,
cũng như của các Hiến pháp trước đây. Mặc dù ở nhiều
điều khoản của Hiến pháp năm 2013, những cụm từ “theo
pháp lu ậ t”, “do pháp luật quy định’’ hoặc “theo quy định
của pháp lu ậ t” được bỏ đi hoặc thay thê bằng “c/o luật
định”. Tuy nhiên, vẫn còn một sô điều hiện còn giữ lại
những cụm từ này. Ví dụ: Điều 25 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Các quyển hiến
định luôn cần thiêt, có thể và không được trì hoãn việc cụ
thể hóa bằng luật. Nhưng đốỉ với các quy định nhằm cấm
xâm hại quyển, việc sử dụng cụm từ “theo pháp lu ậ t”đồng
thời có thể dẫn đến hai khả năng: (i) Mở rộng phạm vi bảo
vệ; và (ii) Tăng thêm nguy cơ tùy tiện rút bớưgiảm nhe
những trách nhiệm xử lý của các cơ quan nhà nước

58
v ề vấn đê này, cách tiếp cận của những nhà soạn thảo
Hiến pháp thành văn đầu tiên của th ế giới là một minh
chứng. Điều sửa đổi thứ nhất của bản Hiến pháp Hoa Kỳ
quy định:
“Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm
thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưởng, tự do
ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và
kiến nghị Chính phủ sủa chữa những điều gây bất bình”.
ở đây, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo
chí là quyền tuyệt đôi, không cần Quốc hội phải ban hành
thêm một đạo luật nào, thậm chí, việc thêm th ắt còn phải
nằm trong ngữ cảnh bị cấm luôn. Mọi sự thêm th ắt đều
nằm trong phạm vi thu hẹp những quyền đó của người dân.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, cần tiếp
tục điều chỉnh các cụm từ hiện còn “theo pháp lu ậ t”thành
“theo luật định” hoặc “do luật định” nhằm giảm thiểu
nguy cơ tùy tiện giới hạn và vi phạm các quyền hiến định
của các cơ quan nhà nước, nhất là đôi với các cơ quan hành
pháp, tức là các cơ quan quản lý - thi hành pháp luật, vừa
làm luật (ban hành văn bản quy phạm dưới luật) vừa thi
hành luật tức là “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nguy cơ cho
sự diễn giải “dễ” cho cơ quan hành pháp là rấ t lớn, mà
chưa nói đến việc có thể lạm dụng quyền của họ. ở đây,
việc cụ thể hóa bằng luật không có nghĩa là mọi vấn đê
liên quan đến việc thực hiện quyền đó đều cần được quy
định trong luật, mà chỉ cần quy định những vấn đê mang
tính nguyên tắc, có thể trong một đạo luật riêng hoặc một
đạo luật có liên quan.

59
Thứ năm, sở hữu đất đai. sỏ hữu đất đai là một trong
những vấn đề được tran h luận nhiều n h ất trong lần sửa
đổi Hiến pháp này. Hiến pháp năm 2013 vẫn không thừa
nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Ngoài những cơ sỏ lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam đã được nhiều tác giả phân tích,
việc này còn có lý do bởi quyền sở hữu đất đai cũng được
coi là một quyển con người theo lu ật quôc tê.
Khi triển khai thực hiện các điều khoản của Hiến
pháp năm 2013, cần phải tín h đến những sự giải thích
gần tương thích hơn với tiêu chuẩn của các công ước
quốc tế. Ví dụ, khi triển khai thực th i quyền sở hữu toàn
dân về đất đai, cần có những tín h toán “gia cố thêm ”
quyền sử dụng đất của các chủ th ể có quyền sử dụng;
trong đó có quyền sử dụng đất của tư n hân như: kéo dài
thời hạn sử dụng đất từ 20 năm cho đến 50 năm đôi với
đất nông nghiệp, 70 năm cho đ ất rừng, 90 năm cho đất
đô th ị V .V ..

Có thể khẳng định rằng, so với các bản Hiến pháp


trước đây, Hiến pháp năm 2013 có những điểm rấ t sáng,
nổi bật n h ất là những quy định về quyền con ngưòi và
quyền công dân. Điểm sáng đó không chỉ tập trung vào
việc quy định ở Chương II của Hiến pháp năm 2013, mà
còn ở tấ t cả các chương, điều khác của Hiến pháp năm
2013 thể hiện ở sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa
ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cho ba chủ thể
tương ứng là Quốc hội, Chính phủ và Tòa án. Đó là nền
tản g sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm nhân quyền trong

60
một xã hội hiện đại. Việc triển khai thực thi nhũng quy
định của Hiến pháp về lĩnh vực này cần phải tính đến yếu
tô' tích cực lẫn m ặt bất cập của vấn đề. Tích cực thì phải
được nhân rộng, còn m ặt bất cập thì phải hạn chế sự ảnh
hưởng của chúng. Có như vậy thì quyền con ngưòi của
Việt Nam mối có thể càng ngày càng gần và càng tương
thích với tiêu chuẩn của nhân quyển quốc tế.

61
CHƯ QUYẺN NHẢN DẢN VA
QUYỂN CON NGƯỜI, QUYEN c ô n g d â n
TRONG HIỂN PHÁP NÁM 2013

GS. TS. Trần Ngọc Đường


Viện Nghiên cứu lập pháp

1. Chủ quyển nhân dân trong H iến pháp năm 2013

Toàn bộ Hiến pháp năm 2013 có nhiều nội dung lẫn


kỹ th u ậ t lập hiến mới - Một trong những điểm mới cơ
bản là chủ quyền nhân dân được đề cao và thể hiện
xuyên suốt, n h ấ t quán trong toàn bộ nội dung của bản
Hiến pháp.
"... tát cả quyên lực nhà nước thuộc vê Nhân dân” đã
được tran g trọng ghi nhận tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp
năm 2013. Đây là sự tiếp tục quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta về việc đề cao chủ quyền nhân dân,
khẳng định ở “Nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam
do N hân dân làm chủ” (khoản 2 Điều 2). Tuy nhiên, so với
các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 có những
nội dung mới thể hiện nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về
vấn đế “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về N hân dân”.

62
Trước hết, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc vê Nhân
dân...” quy định ở khoản 2 Điểu 2 Hiến pháp năm 2013 là
một quy định nền tảng chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục
đích và sức m ạnh của quyền lực nhà nước ở nưốc ta là:
Nhân dân. Nguyên lý đó được quy định trong tấ t cả các
Hiến pháp trước đây của Nhà nước ta. Tuy nhiên, điểm
mới so với các bản Hiến pháp trước đây là Hiến pháp năm
2013 đã thể hiện n h ất quán và xuyên suốt trong toàn bộ
nội dung của Hiến pháp tư tưởng “tất cả quyền lực nhà
nước thuộc vê Nhân dân”. Bởi Hiến pháp năm 2013 quan
niệm N hân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
Thông qua Hiến pháp, Nhân dân giao quyền, Nhân dân
ủy quyển thực hiện quyền lực nhà nước của mình cho Nhà
nước. Vì thế, không những khoản 2 Điều 2 quy định nội
dung nói trên mà còn rấ t nhiều điều thể hiện sâu sắc và
n h ất quán tư tưởng để cao chủ quyền nhân dân. Ngay từ
Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 đã long trọng tuyên
bô: Nhân dân Việt Nam là chủ thể “xây dựng, thi hành và
bảo vệ Hiến pháp n à y” đến việc bổ sung đầy đủ các hình
thức Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, không chỉ
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng
nhân dân như quy định trong các Hiến pháp trước đây mà
còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), bằng
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó
có trưng cầu ý dân vê Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120).
Đảng Cộng sản Việt Nam không những là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội mà còn phải “gắn bó m ật thiết với
N hân dân, phục vụ N hân dân, chịu sự giám sát của Nhân

63
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân vê nhũng quyết
định của m ìn h ” (Điều 4). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao
gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
tầng lóp xã hội, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân không
những đại diện bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp chính
đáng của Nhân dân mà còn có vai trò giám sát và phản
biện xã hội đôi với tổ chức và hoạt động của Nhà nước
(Điểu 9). Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội
của giai cấp công nhân và của người lao động, còn đóng vai
trò “tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước...” (Điều 10). Những tư duy chính trị
pháp lý mới đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc rằng, Nhân
dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; “tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.
Hai là, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta “là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhẫn dân, do Nhân
dân và vi N hân dân” (khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm
2013). Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc
mới vê tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Đó là quyền
lực nhà nước thống nhất, không chỉ được phân công, phối
hợp mà còn có sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp (khoản 3 Điều 2). Đây là
một trong những nguyên tắc nền tảng về tổ chức quyền
lực nhà nước ở nước ta. Bởi, Nhân dân là chủ th ể tôi cao
của quyển lực nhà nưóc, nên Nhân dân kiểm soát quyển
lực nhà nước là một tất yếu, một đòi hỏi chính đáng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) củng
nhấn mạnh, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước1. Để kiểm
soát được quyền lực nhà nước, đòi hỏi phải hình thành cơ
chê bao gồm kiểm soát quyền lực nhà nước ỏ bên trong bộ
máy nhà nước, giữa ba quyển lập pháp, hành pháp và tư
pháp và trong nội bộ mỗi quyền và kiểm soát quyền lực
nhà nước ở bên ngoài bao gồm kiểm soát của Nhân dân
thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Vối nhận thức đó, kiểm
soát quyền lực nhà nước được thể hiện xuyên suốt trong
tấ t cả các chương của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là
trong các chương về Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và Viện
kiểm sát. Trong các chương này của Hiến pháp năm 2013
đã có những điều chỉnh để làm rõ hơn, minh bạch hơn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Đó là
cơ sở để hình th àn h cơ chế Nhân dân đánh giá, kiểm soát
quyền lực nhà nước mà mình đã trao cho mỗi cơ quan. Đây
là cơ sỏ hiến định để sau này các luật về tổ chức bộ máy
nhà nước sẽ cụ thể hóa cơ chế đó.
Ba là, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta,
th u ật ngữ quyền con người được sử dụng trong Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Đó là bước phát
triển về quan niệm và nhận thức lý luận. Tuy nhiên, cách

1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biêu toàn
quốc lần thứX I, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.85.

65
thể hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân
trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001
chưa thật sự th ể hiện đầy đủ và sâu sắc quan niệm về chủ
quyền nhân dân. Với triế t lý N hân dân là chủ thể của
quyền lập hiến: quyền con người, quyền cơ bản của công
dân được Hiến pháp năm 2013 trang trọng tuyên bố sau
Chương I. Chế độ chính trị. Cùng với điều đó, Hiến pháp
năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố
con người, coi con ngưòi là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là
mục tiêu của sự phát triển. Lần đầu tiên trong Hiến pháp
nước ta khẳng định các nguyên tắc: “ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
lu ậ t”. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thê bị hạn
c h ế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xả hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14). Đây là
những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà
nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công
dân, hạn chế sự tùy tiện cắt xén từ phía Nhà nước. Đồng
thời, là cơ sở hiên định để mọi người và mọi công dân bảo
vệ và thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân. Không có tư duy đê cao chủ quyền nhân
dân, không thê có các quy định nền tảng đó của Hiến pháp
năm 2013.
Bôh là, với nhận thức N hân dân là chủ thể tối cao của
quyền lực nhà nước, tấ t cả quyền lực nhà nước đều thuộc

66
về N hân dân, Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận Nhân
dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nưốc, chủ thê
phân công quyền lực nhà nưốc. Phương tiện để Nhân dân
giao quyển, ủy quyển quyền lực nhà nước của mình, đó là
thực hành quyên lập hiến. Bằng quyền lập hiến của mình,
N hân dân ủy thác quyền lập pháp cho Quốc hội, quyền
hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp cho Tòa án.
Theo đó, có thể thấy rằng, quyển lập hiến là quyền lực tối
cao so với quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyển tư
pháp. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều khởi
xướng từ quyền lập hiến. Trong khi đó, Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 lại quy định: “Quôc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”(Điều 83).
Quy định này không thông nh ất với Điều 2 của Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001: “Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân...”. Quyền lập hiến là quyền
thể hiện một cách trọn vẹn nhất quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân, bởi Hiến pháp là bản văn thể hiện quyền lực
nhà nước cao nhất. Vì thế, trong nhà nước dân chủ và
pháp quyền thì quyền lực nhà nước thuộc về ai, chủ thể đó
có quyền lập hiến và khi Nhân dân có quyền lập hiến thì
Nhân dân trở thành chủ thể phân công quyền lực nhà
nước. Nhận thức sâu sắc điểu đó, Hiến pháp năm 2013 đã
quy định: “Quô'c hội thực hiện quyền lập hiến...” (Diều 69),
không quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền
lập h iế n ”. Đồng thời, Quốc hội được Hiến pháp (tức là
N hân dân) giao cho một số quyền của quyền lập hiến như
đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập ủ y ban dự thảo

67
Hiến pháp, thảo luận và biểu quyết thông qua Hiên pháp,
khi có ít n h ất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành; việc trưng cầu ý dân vê Hiến pháp do Quốc hội
quyết định (Điều 120).
Năm là, để phản ánh một giai đoạn mới của việc đề
cao chủ quyền nhân dân, Hiên pháp năm 2013 đã thể hiện
một cách sâu sắc sự hòa hợp dân tộc, sự hài hòa vê lợi ích
và sự đồng th u ận xã hội nhằm tạo nên sức m ạnh để phát
triển, n h ất là trong bôi cảnh xung đột sắc tộc, tôn giáo,
chính trị, kinh tế đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước
và khu vực trên th ế giới. Theo đó, Hiến pháp năm 2013
không chỉ có các chủ thể như N hân dân, dân tộc luôn luôn
là những chủ thể mỏ đầu và xuyên suốt mà còn có những
chủ thể cụ thể như: nhà khoa học, nhân tài, người khuyết
tật, người nghèo, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó
khăn, doanh nhân, doanh nghiệp. Như vậy, Hiến pháp
năm 2013 không chỉ ghi nhận lợi ích của N hân dân, dân
tộc nói chung mà còn thể hiện lợi ích của các giai cấp, các
tầng lớp trong xã hội. Cùng với điều đó, Hiến pháp năm
2013 còn thể chế hóa những giá trị xã hội được toàn xã hội
và N hân dân ta thừ a nhận và chia sẻ, các giá trị như tự
do, công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền, công khai,
minh bạch... đã được ghi nhận trong nhiều điều khoản của
Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, trả i qua hàng ngàn năm
lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên nhiều
truyền thông tốt đẹp của dân tộc như truyền thống đoàn
kết dân tộc, truyền thống yêu nước thương nòi, thương yêu
giúp đõ lẫn nhau V .V .. Những truyền thông và là các giá

68
trị quý báu này đều được thể hiện thấm đượm trong các
chương quy định về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ, môi trường và bảo vệ Tổ quốc. Đồng
thời, để bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ
bản của công dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ và môi trường, trong Chương II hiến định rấ t rõ
ràng, minh bạch. Với nhận thức mới đối với việc thực hiện
các quyền này, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa quan
trọng, n hất là trong điểu kiện kinh tế thị trường với
những m ặt trái của nó.
Sáu là, trong mối quan hệ vối việc bảo vệ quyền con
người, Hiến pháp năm 2013 có một nhận thức mới trong
việc quy định vai trò và nhiệm vụ của Tòa án và Viện
kiểm sát nhân dân. Đôi với Tòa án là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp, khoản 3 Điểu 102 đã đưa lên hàng đầu vai
trò và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, sau đó mới quy định: “òảo vệ chê độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tô chức, cá n h â n ”. Đối với Viện kiểm sát
nhân dân, nhấn m ạnh vai trò và nhiệm vụ hàng đầu là:
“bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân” sau đó mới quy định: “bảo vệ c h ế độ xã hội chủ
nghĩa...” (khoản 3 Điều 107). Trong khi đó, Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 không phân biệt có
sự khác nhau giữa vai trò và nhiệm vụ của Tòa án và Viện
kiểm sát, cả hai thiết chế đều quy định giống nhau và
chung vào một điểu: “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

69
trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ
pháp ch ế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phấm của công dân” (Điều 126). So sánh vói
quy định của hai bản Hiến pháp, có thể thấy, Hiến pháp
năm 2013 đã có một sự đổi mới về nhận thức; sự tồn tại
của hai thiết chế này, trưốc hết và chủ yếu là để bảo vệ
quyền con người, quyền công dân. Đây là tư duy về một
nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân và vì N hân dân.

2. Q uyển con người và q u yền cơ bản củ a côn g


dân trong H iến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013, trong chương về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có nhiều
điểm mới về nhận thức và cách thức thể hiện (kỹ th u ậ t lập
hiến) sau đây:
M ột là, đưa chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001 về Chương II trong Hiến pháp năm 2013
và bổ sung “Quyền con người” vào tên chương thành:
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Việc thay đổi vị trí của chương không đơn th u ần là một sự
dịch chuyển cơ học, một sự hoán vị về bô' cục mà là một sự
thay đôi vê nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền
nhân dân trong Hiến pháp, coi quyển lập hiến cao hơn
quyền lập pháp, N hân dân là chủ thể tối cao của quyền

70
lập hiên, thông qua quyển lập hiến của mình, Nhân dân
giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết
chê độc lập khác, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang
trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi
này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tham khảo
Hiến pháp của nhiều nước trên thê giới, thể hiện quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về đê cao nhân tô con
ngưòi, coi con người là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là
mục đích của sự phát triển.
Hai là, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001
thừa nhận th u ậ t ngữ quyển con người, không đồng nhất
quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân
biệt được quyền con người, quyển cơ bản của công dân
trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó,
Hiến pháp năm 2013 không những bổ sung tên chương mà
còn phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con người” và
“quyền công dân". Theo đó, quyền con người được quan
niệm là quyển tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh
ra; còn quyển công dân, trước hết cũng là quyền con người,
nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với
địa vị pháp lý của công dân trong quan hệ với Nhà nước,
được Nhà nước bảo đảm đối với công dân của nước mình.
Chỉ có những người có quốb tịch mới được hưởng quyền
công dân của quốc gia đó, ví dụ như quyển bầu cử, ứng cử,
quyển tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt
này, tham khảo các công ước quốc tê về quyền con người
và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp năm 2013 đã sử

71
dụng từ “mọi người” và từ “không ai" khi thể hiện quyên
con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyên
công dân.
Ba là, trách nhiệm của Nhà nưỏc trong việc công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyển con người,
quyền công dân được đê cao và thể hiện xuyên suôt trong
bản Hiến pháp. Ngoài việc quy định th àn h nguyên tắc:
“quyển con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xả hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp lu ậ t” (Điều 14); ở hầu
hết các điêu của Hiến pháp đêu quy định trách nhiệm và
bảo đảm của Nhà nước, ví dụ như khoản 3 Điều 17: “Công
dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”; khoản 2 Điều 28: “Nhà
nước tạo điều kiện đê công dân tham gia quản lý nhà
nước và xã hội; công khai, m inh bạch trong việc tiếp
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”... và đặc
biệt ở Chương III. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ và môi trường đã quy định các chính sách
và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các
quyền về kinh tế - xã hội. Ví dụ, khoản 2 Điều 59 quy
định: “Nhà nước tạo bình đẳng vê cơ hội đê công dân thụ
hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”.
Có thê nói, Hiên pháp năm 2013 đã có một sự đôi mới sâu
sắc về nhận thức. Quyền con người, quyển công dân theo
quan niệm trước đây như là một “sản p h ẩ m ”, một thứ “guà
tặng” từ phía Nhà nưốc cho công dân, thì hiện nay theo
Hiến pháp năm 2013, gắn liền với từng con người là của

72
công dân mà Nhà nưốc phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm. Nhà nước không thể tùy tiện ban phát “tặng
cho”hoặc “thu hồi”một cách duy ý chí.
Bốn là, lần đầu tiên, giới hạn của các quyền được quy
định th àn h nguyên tắc trong Hiến pháp. Theo Công ước
quốc tê về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và
Công ước quốíc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
năm 1966, có thể hạn chế một sô' quyển vì lý do bảo vệ an
ninh quốc gia, tr ậ t tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã
hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền
và tự do của người khác... Hiến pháp năm 2013, theo tinh
th ần của các công ước quốc tế đã quy định th àn h nguyên
tắc ỏ khoản 2 Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc
hạn chế quyền: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có
th ể bị hạn c h ế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Theo đó, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế
các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần th iết nói trên do
luật định.
Năm là, một số quyển mới được bổ sung thể hiện bước
tiến mới trong việc mở rộng và phát triển quyền, phản ánh
kết quả của quá trìn h đổi mới gần 30 năm qua ở nước ta.
Đó là các quyền: Quyền được sông trong môi trường trong
lành (Điều 43), Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị
văn hóa, tham gia vào đời sông văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa (Điều 41); Công dân có quyền được bảo đảm an
sinh xả hội (Điều 34); Quyển sở hữu tư nhân và quyền

73
thừa k ế được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điểu>32); Trường
hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì
lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường
tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (khoản 3
Điều 32). Đây là những quyền mới mà các bản Hiến pháp
trước đây không có. Trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa th ì công dân có các quyền
nói trên là một tấ t yếu. Vì thực hiện các quyền này gắn
chặt với trách nhiệm của Nhà nước, đề cao trách nhiệm
của Nhà nước.
Sáu là, kỹ th u ậ t lập hiến có nhiêu đổi mới. Cách thể
hiện có những điều riêng quy định về nguyên tắc như
Điều 14, Điều 15 Hiến pháp năm 2013. Các điều quy định
về quyền có tham khảo các điều ước quốc tê mà N hà nước
ta là th àn h viên nên nội dung các cách diễn đạt bảo đảm
tương thích. Ví dụ như khoản 1 Điều 31 quy định: “i. Người
bị buộc tội được coi là không có tội cho đến kh i được chứng
minh theo trình tự luật định và có bản án k ế t tội của Tòa
án có hiệu lực pháp lu ậ t”, v ề quy định này, trước đây chỉ
có một điểu kiện “Không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án k ế t tội của Tòa án đả có hiệu
lực pháp lu ậ t” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001). Như vậy, chỉ cần một điều kiện là có bản
án của Tòa án đã có hiệu lực thì một người bị coi là có tội
và chịu hình phạt. Viết như Hiến pháp năm 2013, một
ngưòi bị kêt tội phải có hai điều kiện: m ột là, phải tu ân
theo một trình tự luật định và hai là, có bản án có hiệu lực

74
pháp luật của Tòa án. Viết như vậy mới phù hợp với công
ước vê quyền con người mà nước ta đã ký kết và thừa nhận.
Để các tư duy mới nói trên của Hiến pháp đi vào cuộc
sông trở thành hiện thực, điêu trước tiên là phải tiêp tục
rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với tinh thần và nội dung mới
của Hiến pháp, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp
luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật về tố tụng dân
sự, hành chính và hình sự.
Mặt khác, phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đạo
luật mối về quyền con người, quyền công dân mà nước ta
chưa có như Luật trưng cầu dân ý, Luật về hội, Luật biểu
tình V .V .. Chỉ trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật
trên tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp, quyền con
người, quyền công dân mới có điều kiện được tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm.

75
Q U Y Ể N CO N N G Ư Ờ I T R O N G H IÊ N P H Á P
NĂM 2013 V À N H Ữ N G TÁC Đ Ộ N G Đ ố i VỚI
V IỆ C Đ IỂ U C H ỈN H C H IẾ N Lược XÂY D ự N G
V À H O À N T H IỆ N P H Á P LU Ậ T, C H IÊ N Lược
CẢI CÁCH T ư P H Á P T R O N G TH Ờ I G IA N TỚI

PG S.T S. N g u y ê n T ấ t Viển
B an C h ỉ đ ạ o c ả i cá ch tư p h á p T ru n g ương

1. Khái quát những điểm mới về quyền con người,


quyền công dân trong H iến pháp năm 2013

Ngày 28-11-2013, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII


đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (Hiến pháp năm 2013). Với 11 chương và 120
điều, bản Hiến pháp này có nhiều nội dung mới so với
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Một
trong những nội dung có ý nghĩa đặc biệt đối vối đời sống
cua người dân là Hiên pháp quy định một chương riêng vể
quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Che đinh nay được đê cao, đưa lên vi trí tran g trong hàng
đâu trong Hiên pháp (Chương II), ghi nhận các quvền và

76
nghĩa vụ cơ bản của công dân vê kinh tế, chính trị, dân sự,
văn hóa, xã hội, giáo dục. Theo Hiến pháp năm 2013, ỏ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
lu ật trong trường hợp cần th iế t vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, tr ậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng. Đây là cơ sở pháp lý cao nh ất
để mọi người bảo vệ và thực hiện quyền con người và
quyền công dân của mình. Đó “vừa là sự k ế thừ a Hiến
pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí M inh - Trưởng ban
soạn thảo; vừa th ể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc
hơn trong việc th ể chê hóa quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về đề cao n hân tô' con người, coi con ngưòi là chủ
thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát
triể n ”1, hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của N hân dân, do N hân
dân, vì N hân dân, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước
trong môi quan hệ giữa Nhà nước và công dân - một

1. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, ủ y viên Bộ
Chính trị, Chủ tịch Quốc hội: Hiến pháp sửa đôi là bảo đảm
c h í n h tr ị - p h á p lý v ữ n g c h ắ c đ ể to à n Đ ả n g , t o à n d â n v à to à n
q u â n ta đ ồ n g l ò n g v ữ n g bước t i ế n lê n t r o n g th ờ i k ỳ mới, Báo
Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày
10-12-2013.

77
trong những mối quan hệ chủ đạo trong xã hội. Lịch sử

tồn tạ i của N hà nước trong xã hội có giai cấp từng


chứng kiến sự xa ròi của bộ máy nh à nước đối với xã hội
và người dân. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước trước
công dân một khi được quy định trong văn bản pháp
lu ậ t có hiệu lực cao n h ấ t là Hiến pháp và được thực hiện
đầy đủ sẽ hạn chế, ngăn chặn sự lạm quyền, tùy tiện từ
phía cơ quan nhà nưốc và công chức nhà nước. Thông
qua Hiến pháp, pháp luật, các cơ quan nhà nước thực
hiện trách nhiệm bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội,
chịu trách nhiệm pháp lý về những vi phạm của mình
trong quan hệ với N hân dân; chịu sự giám sá t của Nhân
dân. Về phần mình, mọi công dân phải th ể hiện nghĩa
vụ chấp hành pháp luật, thê hiện tín h tích cực trong đời
sông chính trị của đất nước, chịu trách nhiệm pháp lý về
những hành vi của mình.
Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, ủ y ban
thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch thi hành Hiến
pháp, trong đó yêu cầu rà soát toàn diện, đồng bộ các vãn
bản pháp luật do các cơ quan ở trung ương và địa phương
ban hành để phát hiện những quy định trá i Hiến pháp
sửa đôi, bô sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp
luật đê cụ thê hóa những quy định mới cùa Hiên pháp. Kế
hoạch cung Ưu t iG n cho viêc sila đôi, bô sung ban hành
mơi cac van ban phap luật vê tô chức bô máy nhà nước và
cac thiet chê khác trong hệ thông chính trị, quyến con
người, quyền và nghĩa vụ cờ bản của công dân.
2. Tác động của H iến pháp năm 2013 đến v iệc
tiêp tục hoàn th iện pháp luật liên quan đến quyển
con người, quyền công dân
2.1. Để các quy định về quyền con người, quyền công
dân trong Hiên pháp năm 2013 đi vào cuộc sông, nhiệm vụ
trọng tâm là hoàn thiện hệ thông pháp luật cho phù hợp với
Hiến pháp năm 2013. Việc hoàn thiện pháp luật phải
hướng tới việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và
các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Trên
cơ sở Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết sô 48-NQ/TW
ngày 26-5-2005 của Bộ Chính trị), Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 (Nghị quyết sô' 49-NQ/TW ngày 02-6-
2005 của Bộ Chính trị) và các văn kiện khác của Đảng,
trước hết, cần rà soát toàn diện các văn bản pháp luật
hiện hành về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, phát hiện những quy định trái Hiến pháp
năm 2013; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới
văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của
Hiến pháp năm 2013; ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành
mới các văn bản pháp luật bảo đảm quyền con người,
quyền công dân trong tấ t cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
dân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục. Trong chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (từng năm và cả nhiệm
kỳ) chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
hằng năm của Chính phủ và các cơ quan khác ỏ trung
ương cần xác định lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then
chốt thể chế hoá kịp thòi, đầy đủ, đúng đắn đường lối của

79
Đảng và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về bảo
đảm quyền con người, quyền công dân nhằm hoàn thiện cơ
sỏ pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
việc bảo đảm quyển con người, quyền công dân trên tất cả
các lĩnh vực.
2.2. Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con
người, quyền công dân cần thực hiện theo các nội dung sau:
- Tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát
triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở
hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bảo
đảm quyển tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công
dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Tạo
lập cơ chế bảo vệ quyển tự do kinh doanh trên cơ sỏ
nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật
không câm.
- Tiếp tục thể chế hoá các chính sách của Đảng và các
quy định của Hiến pháp năm 2013 về công bằng xã hội để
bảo đảm mọi công dân được tiếp cận và hưởng th ụ các loại
dịch vụ công, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã
hội, xoá đói, giảm nghèo; hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
xã hội đôi vối các đôi tượng chính sách, về bảo vệ người
tiêu dùng; bao đam an sinh xã hội, hạn chê phân hoá giàu
nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và
th an h thi. Sưa đoi, hoàn thiện hê thông thê chê vế bảo
hiem xa họi, bao hiem y tê, bao hiêm th ấ t nghiệp, trợ giúp
và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ
giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu
thê, dễ bị tổn thương. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ
xã hội có cuộc sông ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng
đông, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công
thiết yếu.
- Hoàn thiện pháp luật về báo chí và xuất bản theo
hướng bảo đảm quyền tự do báo chí, xuất bản, gắn liền vối
chê độ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội và đạo đức
nghê nghiệp của người làm công tác báo chí, xuất bản.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mối về bảo đảm
quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của
người dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
- Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đôi với các
quyển, lợi ích hợp pháp của công dân, chê độ trách nhiệm
của cơ quan nhà nước. Xây dựng các luật vê lập hội, biểu
tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân
trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà
nưốc trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trậ t tự công
cộng, bảo đảm quyền sông, an toàn tính mạng, tài sản;
quyền tự do đi lại và cư trú; quyền bất khả xâm phạm vê
đời sông riêng tư, bí m ật cá nhân và gia đình, danh dự, uy
tín của con người.
- Hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo, bảo đảm
quyển tự do tín ngưởng, tôn giáo của công dân theo quy
định của pháp luật; phát huy những m ặt tốt đẹp về văn
hoá, đạo đức của tôn giáo. Thể chế hoá toàn diện chính
sách bình đảng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của

81
cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá và truyền thông tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ
quan dân cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyển trực tiêp
tham gia giám sát, kiểm tra của công dân đôi với các hoạt
động của cơ quan, cán bộ, công chức; tạo cơ chế đê Nhân
dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực
tiếp theo phương châm “dân biêt, dân bàn, dân làm, dần
kiểm tra ”.
- Lĩnh vực tư pháp gồm các hoạt động ảnh hưởng trực
tiếp với sô" phận, quyền vê nhân thân và quyển tài sản của
con người, nếu không thận trọng sẽ dễ xảy ra những vi
phạm quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, bất cứ văn
bản quy phạm pháp luật nào liên quan đến hoạt động tư
pháp đều phải thể hiện sự chặt chẽ, chú trọng đặc biệt đến
bảo đảm quyền con người, quyển công dân. Việc hoàn
thiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các
cơ quan tư pháp cần đi theo các hướng sau đây:
+ Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, đề cao hiệu
quả phòng ngừa, tính nhân đạo, hướng thiện và bảo vệ
quyền con người trong việc xử lý người phạm tội. Hạn chế
hơn nữa việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật
hình sự; giảm việc quy định và áp dụng hình phạt tù, mỏ
rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không
giam giữ đôi vối một sô loại tội phạm. Giảm bớt khung
hình phạt tôi đa quá cao trong một sô loại tội phạm. Phi
tội phạm hóa một sô hành vi tội phạm đã quy định trong
Bộ luật hình sự nay không còn là hành vi nguy hiểm cho

82
xã hội. Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm đến quyền
con người, quyền công dân, cần xử lý bằng các chế tài hình
sự nhưng chưa được quy định trong Bộ luật hình sự.
+ Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tô chức trong các giao dịch dân sự,
thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành m ạnh trong
điều kiện kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
tiêp tục hoàn thiện chê định hợp đồng, bồi thường, bồi
hoàn V .V ..
+ Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân và các luật vể tố tụng tư pháp
phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo
đảm các nguyên tắc hiến định như: nguyên tắc tran h tụng
trong xét xử; chế độ xét xử sơ thẩm , phúc thẩm được bảo
đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi
ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm; nguyên tắc
người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được
chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật V .V .. Tổ chức hệ thông
Toà án th àn h bôn cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ
thuộc vào đơn vị hành chính; tổ chức hệ thông Viện kiểm
sát nhân dân thành bốn cấp, phù hợp với hệ thông tổ chức
của Tòa án nhân dân. sử a đổi Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ
luật tố tụng dân sự theo mô hình tô' tụng thẩm vấn kết
hợp với các yếu tô' hợp lý của mô hình tố tụng tran h tụng.
Xây dựng Luật tổ chức điều tra hình sự theo hướng thu
gọn đầu môi các cơ quan điều tra; xây dựng Luật tạm giữ,
tạm giam, hạn chế và thu hẹp các trường hợp áp dụng

83
biện pháp tạm giam; thu hẹp người có thẩm quyển quyết
định việc áp dụng biện pháp tạm giam V .V ..
+ Xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả trên thực tế
chủ trương tăng cường, nâng cao chất lượng tranh tụng tại
phiên toà, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của luật sư và
kiểm sát viên trong hoạt động tran h tụng.
+ Tiếp tục mở rộng thẩm quyển xét xử của Tòa án đối
vối các khiếu kiện hành chính; đổi mới thủ tục giải quyêt
các khiếu kiện hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa
công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án. Đổi mới thủ
tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận công lý.
+ Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự theo
hướng Tòa án nhân dân có nhiệm vụ ra quyết định thi
hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật giao cho
cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành và
giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến nội dung
bản án, quyết định của Tòa án. Xác định rõ hơn trách
nhiệm, quyền hạn của ủ y ban nhân dân trong công tác thi
hành án. Phân định rõ phạm vi, thẩm quyền kiểm sát,
thanh tra đôi vối công tác thi hành án. Đẩy m ạnh việc
thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, cuối năm 2015
tiên hành tổng kêt, nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể,
nêu kêt quả thí điểm khả quan, cần chuẩn bị các điều kiện
để xây dựng Luật thừa phát lại.
+ Xây dựng cơ chê bảo đảm để luật sư thực hiện tốt
việc tran h tụng tại phiên toà, tăng cường vai trò của luật

84
sư trong giai đoạn điều tra, từng bước bảo đảm cho mọi
công dân có nhu cầu đều được trợ giúp về pháp luật và
được bào c h ữ a khi bị xét xử vê hình sự.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm mở rộng đối
tượng, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người
dân; đẩy m ạnh việc xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp
lý. Hoàn thiện chê định giám định tư pháp theo hướng
quy định đầy đủ, chặt chẽ trìn h tự, thủ tục, thời hạn
trưng cầu và thực hiện giám định. Ban hành quy chuẩn
giám định trong tấ t cả các lĩnh vực. Xác định rõ cơ chế
đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn, khách
quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Thực hiện xã hội
hóa đôi với các lĩnh vực giám định theo mức độ, phạm vi
và lộ trìn h phù hợp.
Hoàn thiện thể chế về công chứng theo hướng tiếp tục
đẩy m ạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các tổ chức công
chứng hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng, có hiệu quả,
đáp ứng kịp thời các yêu cầu của xã hội. Có cơ chê bảo vệ
quyền lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
đến hoạt động công chứng.

85
VAI TRÒ CỦ A BỘ T ư P H Á P TR O N G VIỆC
BẢO ĐẢM VÀ TH Ú C ĐẨY Q U Y E N con người

TH EO H IẾ N P H Á P NĂM 2013

TS. N g u y ễ n Văn H iển , V iện trưởng


V iện K h oa h ọ c p h á p lý , B ộ T ư p h á p

1. Vai trò của Bộ Tư pháp tron g v iệc bảo vệ và


th ú c đẩy quyền con người tron g lịch sử phát triển
của Bộ Tư pháp
Điểm qua lịch sử phát triển của Bộ Tư pháp có thể
nhận thấy, Bộ Tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyển con người thông qua
những dấu ấn đậm nét ỏ từng giai đoạn phát triển:
a) Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xây
dựng những cơ quan tư pháp đầu tiên. Theo Nghị định số
37/CP ngày 01-12-1945, Bộ Tư pháp đảm nhiệm những
chức năng rấ t cơ bản về bảo đảm quyền dân chủ của con
người, thông qua những quy định pháp luật về thẩm
quyền trong việc bắt, điểu tra, truy tô", xét xử, giam, tha
phạm nhân, thẩm quyền tổ chức các Tòa án dân sự,
thương sự, hình sự, công việc thực hiện các hiệp định

86
tương trợ và ủy thác tư pháp với nước ngoài, thẩm quyền
tổ chức và quản lý các chức danh tư pháp, quản lý các trại
giam và giáo dục phạm nhân.
Như vậy, trong giai đoạn này, Bộ Tư pháp đóng vai trò
là cơ quan duy nhất quản lý nhà nước các hoạt động xét
xử và những hoạt động tư pháp bổ trợ cho công tác xét xử
của Tòa án. Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc
xây dựng lên những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở nền tảng
để tạo dựng một nền tư pháp dân chủ, tiến bộ, góp phần
quan trọng vào việc củng cố, bảo vệ chính quyển cách
mạng còn non trẻ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốíc và bảo vệ quyển lợi cho Nhân dân.
b) Hiến pháp năm 1959 và một sô luật về tổ chức bộ
máy đã có những quy định sắp xếp, tổ chức lại cơ quan tư
pháp, trong đó th àn h lập Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Do vậy, đến 11-2-1960, Chính
phủ ra Nghị định số 01-CP quy định nhiệm vụ và tổ chức
Bộ Tư pháp đã quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bộ
Tư pháp, trong đó quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm
nghiên cứu và dự thảo các bộ luật và các đạo luật tổng hợp
về dân sự, hình sự và thủ tục tô' tụng; chỉ đạo công tác
tuyên truyền, phô biến pháp luật; nghiên cứu những quy
định vể Hội thẩm nhân dân, về tổ chức luật sư, bào chữa
viên công chứng viên, giám định viên và quản lý các tổ
chức ấy. Tuy nhiên, trong cơ cấu của Chính phủ theo Luật
tổ chức Chính phủ năm 1961 không có Bộ Tư pháp. Như
vậy Bộ Tư pháp mặc nhiên không có trong bộ máy Chính
phủ trong giai đoạn này. Đến năm 1972, Chính phủ thành

87
lập ủ y ban pháp chế của Chính phủ. Theo đó, Uy ban
pháp chê có chức năng xây dựng pháp luật, rà soát, hệ
thông hóa văn bản pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp
luật và hướng dẫn thi hành pháp luật, hướng dẫn tổ chức
pháp chê ngành và cơ quan pháp chê địa phương.
c) Khi đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới,
năm 1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập (theo Nghị định
số 143-HĐBT ngày 22-11-1981 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyển hạn và tổ chức Bộ Tư pháp), là cơ quan của Hội
đồng Bộ trưởng, có chức năng quản lý nhà nưốc thống
nhất các công việc về tư pháp trong phạm vi toàn quốc bao
gồm: xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản
pháp luật, quản lý thông n h ất công tác xây dựng pháp
luật; quản lý Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án
quân sự về m ặt tổ chức, quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp,
tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ pháp lý, hợp tác quốc tế về tư pháp và thực hiện tương
trợ tư pháp với các nước.
d) Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp,
vai trò của Bộ Tư pháp nói riêng và của ngành Tư pháp
nói chung được mở rộng và tăng cưòng. Ngày 04-6-1993,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số’ 38/CP về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp
thay thê Nghị định sô" 143-HĐBT, theo đó, ngoài các chức
năng nêu trên, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước thông nhất về công tác
tư pháp.

88
Khi Luật tô chức Tòa án nhân dân nãm 2002 ra đời,
việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương vê mặt tổ chức
được giao cho Tòa án nhân dân tối cao.
đ) Tuy nhiên, k ể từ năm 1993 trở đi. vai trò của Bộ Tư
pháp trong việc bảo vệ quyền con người ngày càng được
thê hiện rõ nét thông qua những chức năng, nhiệm vụ
được bô sung mới, như: thẩm định các dự án luật, pháp
lệnh đê Chính phủ có thể xem xét trước khi quvết định
trình Quôc hội; hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đôi với
những dự án do các cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc
hội trìn h Quốc hội. ủ y ban thường vụ Quốc hội; thẩm định
dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ: tham gia ý
kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ1; là cơ quan thường trực của Hội đồng phô biến, giáo
dục pháp luật trung ương2; đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán
và các chức danh tư pháp khác3; quản lý nhà nước vê thi

1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và
Nghị định s ố 101/CP ngày 23-9 -1 9 9 7 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một sô điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
2. Chi thị sô 02/1998/CT-TTg ngày 07-01-1998 về việc tàng
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện
nay và Quyết đạnh sô 03/1998/Q Đ -TTg ngày 07-01-1998 của Thủ
tưâng Chinh phủ vê việc ban hành k ế hoạch triển khai công tác phô'
biến. <náo dục pháp luật từ nãm 1998 đến nãm 2002 và thành lập
Hội đồnẹ phôi hợp cõng tác phổ biên giáo dục pháp luật.
3. Quyết định sô 34/199S/QĐ-TTg ngày 11-02-1998 của Thủ tướng
Chính phu về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp.

89
hành án dân sự1; quản lý nhà nước về trợ giúp'pháp lý cho
người nghèo và đối tượng chính sách2; quản lý nhà nước
đôi với hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức
luật sư nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước đối vối
hoạt động bán đấu giá tài sản3; quản lý và thực hiện đảng
ký giao dịch bảo đảm4...
e) Theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06-6-2003
về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp thì, Bộ Tư pháp
được bổ sung thêm các nhiệm vụ mới như: kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật; thực hiện quản lý nhà nước các
dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định
của pháp luật.
g) Thực hiện định hướng xây dựng nhà nưốc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa được xác định trong Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, vai trò
của Bộ Tư pháp trong bảo vệ quyền con người ngày càng
được th ể hiện rõ nét trên cơ sỏ được giao bổ sung nhiều
chức năng, nhiệm vụ mối như: theo dõi công tác xây
dựng pháp luật, đẩy m ạnh các chủ trương xã hội hoá
một sô" hoạt động tư pháp, thông n h ấ t quản lý công tác

1. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993.


2. Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06-9 -1 9 9 7 của Thủ tưống
Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đôi tượng chính sách.
3. Nghị định số 86/CP ngày 19-12-1996 của Chính phủ vê việc
ban hành Quy chê bán đấu giá tài sản.
4. Nghị định số 08/2000/N Đ -C P ngày 10-3-2000 của Chính
phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

90
thi hành án V .V .. Theo đó, Nghị định sô 93/2008/NĐ-CP
ngày 22-8-2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đã bổ sung thêm
một sô nhiệm vụ, quyển hạn liên quan đến bảo vệ quyền
con người, như: giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi
hàn h pháp luật, theo dõi chung tình hình thi hành pháp
lu ậ t trong cả nước; bổ sung một sô nhiệm vụ mới thuộc
chức năng xây dựng pháp lu ật như: trìn h Chính phủ dự
thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp
luật; lập dự kiến của Chính phủ vể chương trìn h xây
dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, ú y ban
thường vụ của Quôc hội vê những vấn đê thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ,... ; bổ
sung thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi thường
nhà nước, lý lịch tư pháp; sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ
trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, quản lý nhà nước về
nuôi con nuôi, bán đấu giá tài sản V .V ..

h) Nghị đinh số 22/2013/NĐ-CP ngày 13-3-2013 quy


định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức
của Bộ Tư pháp đã bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; có ý
kiến đôl với các quy định về thủ tục hành chính trong dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
của pháp luật; thực hiện pháp điển hệ thông quy phạm
pháp luật; giúp Chính phủ thực hiện công tác kiểm soát
th ủ tục hành chính; quản lý nhà nước về công tác thi hành
án hành chính.

91
Như vậy, trong suôt chiều dài ph át triển của mình,
ngành Tư pháp luôn là cơ quan đi đầu trong việc mở
rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm ngày một tôt hơn
quyền tự do, dân chủ của công dân thể hiện trên nhiều
phương diện: (i) Tham mưu hoạch định chiến lược, đường
hưống phát triển của hệ thống pháp luật; (ii) Trực tiếp
xây dựng nhiều đạo lu ật vê bảo vệ quyển con người,
n h ất là trong lĩnh vực tư pháp hình sự; (iii) Thẩm định,
góp ý và tham gia soạn thảo hầu hết các dự án lu ật trên
tấ t cả các lĩnh vực bảo vệ quyển con người ; (iv) Trực
tiếp quản lý nhiêu lĩnh vực liên quan đến việc thúc đẩy
bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, như : thi
hành án dân sự và hành chính, lu ật sư, công chứng,
giám định, trợ giúp pháp lý, bồi thường nhà nước, lý lịch
tư pháp V .V .. Trong những năm gần đây, ngành Tư pháp-
là một trong những cơ quan tiên phong trong việc thực
hiện chủ trương xã hội hóa một sô' lĩnh vực bổ trợ tư
pháp thông qua việc ban hành một loạt các văn bản
pháp lu ật quan trọng (như L uật th i hành án dân sự
năm 2008, L uật công chứng năm 2014, L uật lu ật sư
năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, L uật trợ giúp
pháp lý năm 2006, V .V .) . Nhiều lĩnh vực quản lý của
ngành Tư pháp đã được xã hội hóa m ạnh mẽ, m ang lại
hiệu quả thiêt thực trong quản lý nhà nước và được Nhân
dân đông tình đón nhận, như: luật sư, công chứng, thừa
phát lại, giám đ ịn h tư p h á p , V .V ..

92
2. H iến pháp năm 2013 và những yêu cầu đặt ra
đôi với Bộ Tư pháp tron g v iệc bảo đảm và thúc đẩy
q u yển con người
2 .1 . T r o n g c ô n g tá c x â y d ự n g c h ư ơ n g t r ìn h , c h iế n
lược p h á t t r i ể n h ệ t h ố n g p h á p lu ậ t: T h ô n g q u a v i ệ c
g i ú p C h ín h p h ủ x â y d ự n g c h iế n lược p h á t t r i ể n h ệ
th ô n g p h á p lu ậ t, c h ư ơ n g tr ìn h x â y d ự n g p h á p lu ậ t ,
B ộ T ư p h á p c ẩ n q u á n t r i ệ t v à t h ể h iệ n r õ c á c n g u y ê n
tắ c c ơ b ả n t r o n g v i ệ c b ả o v ệ q u y ề n c o n ngưcrí đ ả được
k h ẳ n g đ ịn h t r o n g H iế n p h á p
i

Mặc dù Hiến pháp năm 2013 chưa thực sự minh định '
rõ nguyên tắc “Người dân có quyền làm tấ t cả những gì
pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và j
cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho
phép”1 nhưng Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sắc nét
hơn các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền con ngưòi,
quyền công dân so với Hiên pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001. Do vậy, trong quá trình tham mưu hoạch
định đường hướng chiến lược của hệ thống pháp luật cần
thể hiện rõ các tư tưởng, nguyên tắc, giá trị cốt lõi về bảo
vệ quyền con người trên các phương diện chính như sau :
a) Thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng
nhà nước pháp quyền, như: i) Nguyên tắc thượng tôn pháp

1. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp
năm mới 2014.

93
luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: “Nhà
nưốc được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1
Điểu 8 Hiến pháp năm 2013), trong quản lý mọi mặt của
đời sống xã hội “các quyển con ngưòi, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”
(khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013); ii) Nguyên tấc
kiểm soát quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước:
“Quyển lực nhà nước là thông nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3
Điểu 2 Hiến pháp năm 2013); iii) Nguyên tắc tôn trọng và
thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tê: “tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tê mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” (Điều 12 Hiến
pháp năm 2013).
b) Thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc dân chủ tiến bộ
trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện đại,
trong quản lý xã hội, “Dân chủ và Nhà nước pháp quyển là
cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại”1,
như: i) Nguyên tắc chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tấ t cả
quyển lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nên tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và

1. Bài phát biểu của Thủ tướng N guyễn Tấn Dung nhản dịp
năm mới 2014, báo Điện tử Chính phủ, ngày 01-01-2014.

94
đội ngũ trí thức” (khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013); ii)
Nguyên tắc dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: “Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân
dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điểu 6
Hiên pháp năm 2013); iii) Nguyên tắc minh bạch khi hạn
chê quyền con người, quyền công dân trong những trường
hợp n h ất định: “Quyền con người, quyển công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trậ t tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
(khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013).
c) Tôn trọng và thể chế hóa các nguyên tắc của nền
kinh tê thị trường, như: i) Nguyên tắc phát triển nền kinh
tế thị trường “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức
sở hữu, nhiều th àn h phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013);
ii) Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh “Các chủ thể
thuộc các th àn h phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật” (khoản 2 Điều 51 Hiến pháp năm 2013);
iii) Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu “Mọi người có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”, “Quyển sở
hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”
(khoản 1, 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013); iv) Nguyên tắc
công dân có quyền tự do làm những việc mà pháp luật không

95
cấm “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiên pháp
nãm 2013).

2 .2 . T r o n g c ô n g tá c x â y d ự n g c h ư ơ n g t r ì n h b a n
h à n h v ă n b ả n q u y p h ạ m p h á p lu ậ t , th ẩ m đ ịn h , rà
s o á t văn bản q u y p h ạ m p h á p lu ậ t

Như Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu1 thì “Một số


quyển cho đến ngày hôm nay còn đang bị “treo” hoặc bị
chậm cụ thể hóa, một phần do chưa được đưa vào chương
trình xây dựng luật của Quốc hội, và một phần do lỗi của
các cd quan chuẩn bị dự án luật, trìn h lên chưa bảo đảm
tính khả thi”.
Căn cứ vào nghị quyết thi hành Hiến pháp của Quốc
hội, ủ y ban thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch
thực hiện Hiến pháp và Chính phủ cũng ban hành kê
hoạch để thực hiện nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch
của ủ y ban thường vụ Quốc hội với những danh mục dự
án luật rấ t rõ ràng, quy định thời gian rấ t cụ thể cho quá
trình tổ chức thực hiện sắp tới. Theo dự kiến, có đến 28
đạo luật sắp tới đây cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành
mới để cụ thể hóa trực tiếp những quy định của Hiến pháp
về quyền con người, quyền công dân. Trong 28 văn bản
này, có 12 văn bản thuộc lĩnh vực quyền dân sự, chính trị
và 16 văn bản thuộc lĩnh vực quyền kinh tế, văn hóa, xã
hội của người dân. Theo dự kiến, những luật, bộ luật vê

1. Mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, ngày 09-3-2014.

96
quyền con người, quyền công dân sẽ được Quôc hội xem
xét ban hành trong năm 2014, 2015, 20161.
Theo kế hoạch trên, thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm rất
nặng nê trong việc rà soát, thể chế hóa các quy định của
Hiên pháp về quyền con người. Riêng về lĩnh vực quyền
con người, quyền công dân, trong quyết định của Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp phải chủ trì rà soát,
đê xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn
bản pháp lu ật về quyền con người; tổng hợp đề xuất của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để
xây dựng văn bản đê nghị của Chính phủ về điều chỉnh
Chương trìn h xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, dự kiến
Chương trìn h xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và các
năm tiếp theo.
Để làm được điều này, Bộ Tư pháp cần có những giải
pháp m ạnh mẽ, thậm chí phải thành lập một hội đồng tư
vấn để thẩm định, xem xét tấ t cả những luật này nhằm
bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trên tinh thần, nội dung
của Hiến pháp.

2 .3 . T r o n g v i ệ c t r ự c t i ế p s o ạ n th ả o c á c d ự á n l u ậ t
g ó p p h ẩ n b ả o đ ả m q u y ề n con n gư ời

Theo k ế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp có trách

1. Theo TS. N guyễn Vãn H iển - Phó Viện trưởng Viện Khoa
hoc pháp lý - Bộ Tư pháp tại Hội thảo định hướng thể chê hóa bằng
pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến
pháp năm 2013 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28-3-2014.

97
nhiệm rấ t lớn trong việc chủ trì soạn thảo, sửa đổi, bô
sung các dự án luật. Theo thống kê, Bộ Tư pháp phải chủ
trì soạn thảo 12 dự án luật, trong đó phần lớn là các dự án
luật liên quan đến lĩnh vực quyển con người, như: Bộ luật
hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật tiếp cận
thông tin, Luật chứng thực, Luật hộ tịch, Luật trợ giúp
pháp lý (sửa đổi), Luật đấu giá tài sản, Luật tư pháp quốc
tế (sửa đổi) V .V ..
Theo sự phân công trên có thể thấy, với tinh thần tôn
trọng và bảo đảm tốt hơn quyền con người được thể hiện
trong Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp có vai trò ngày
càng quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông
qua hoạt động lập pháp, nhất là trực tiếp soạn thảo các dự
án luật liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyển con người,
điều này thể hiện qua một số điểm chính sau:
a ) T r o n g lĩn h v ự c t ư p h á p h ìn h sự :
Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện khá rõ và tương đối
đầy đủ các quyền và việc bảo đảm quyền con người trong
lĩnh vực tư pháp hình sự mà Việt Nam đã cam kết trong
các công ước quốc tế về quyền con người (như Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966). Do
vậy, trong quá trình soạn thảo Bộ luật hình sự, Bộ luật tố
tụng hình sự, Luật luật s ư , Luật trợ giúp pháp lý, V .V .,
chúng ta cần thể hiện rõ nét các ý tưởng, nguyên tắc cơ
bản, như: i) Nguyên tắc bất khả xâm phạm vê th ân thể
trong tô tụng tư pháp “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm vê thân thể, được pháp lu ật bảo hộ vê sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy

98
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đôi xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm ”; “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa
án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm
sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt,
giam giữ người do luật định” (khoản 1, 2 Điều 20 Hiến
pháp năm 2013); ii) Nguyên tắc bất khả xâm phạm về đời
sông riêng tư, bất khả xâm phạm về chỗ ỏ, “Việc khám xét
chỗ ở do luật định” (khoản 3 Điều 22 Hiến pháp năm 2013);
iii) Nguyên tắc suy đoán vô tội “Người bị buộc tội được coi
là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự
luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật” (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013); iv) Nguyên
tắc công khai, minh bạch trong xét xử “Người bị buộc tội
phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,
công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy
định của luật thì việc tuyên án phải được công khai”
(khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013), “Toà án nhân dân
xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật
nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người
chưa thành niên hoặc giữ bí m ật đời tư theo yêu cầu chính
đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thê xét xử kín”
(khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013); v) Nguyên tắc độc
lập xét xử: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân
can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm ”
(khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013); vi) Nguyên tắc
“Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm ” (khoản 3

99
I

Điều 31 Hiến pháp năm 2013); vii) Nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa đối với người bị tình nghi phạm tội “Người
bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điểu tra, truy tố, xét xử
có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào
chữa” (khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013), “Quyền bào
chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của
đương sự được bảo đảm” (khoản 7 Điều 103 Hiến pháp
năm 2013); viii) Nguyên tắc tran h tụng trong tô' tụng tư
pháp: “Nguyên tắc tran h tụng trong xét xử được bảo đảm”
(khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).
Trong quá trìn h xây dựng các đạo luật liên quan, Bộ
Tư pháp cũng cần thể chế hóa các tư tưởng, nguyên tắc
tiến bộ trong bảo vệ quyển con người trong lĩnh vực tư
pháp hình sự: hạn chế việc quy định và áp dụng hình phạt
tử hình; nghiên cứu mở rộng việc quy định và áp dụng các
hình phạt không tước quyền tự do (như phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, miễn chấp hành hình ph ạt tù có điểu
kiện,...); thể chế hóa và bảo đảm các điểu kiện để thực
hiện nguyên tắc tran h tụng trong tô' tụng tư pháp; nâng
cao chất lượng đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật, giám
định tư pháp, V.V..
b) T r o n g lĩn h v ự c p h á p l u ậ t v ề d â n s ự , h ô n n h â n
và gia đ ìn h :
Trong quá trìn h soạn thảo Bộ luật dân sự, L uật hôn
nhân và gia đình (vừa mới được Quốc hội khóa XIII thông
qua tại kỳ họp thứ 7) và các đạo luật liên quan, cần thê
chê đầy đủ các nội dung sau: i) Quyền hiến mô, bộ phận cơ
thể người và hiến xác theo quy định của luật (khoản 3

100
Điểu 20 Hiến pháp năm 2013); ii) Quyển bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, bí m ật cá nhân và bí m ật gia
đình; quyền bí m ật thư tín, điện thoại, điện tín và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21 Hiến
pháp năm 2013); iii) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ỏ
(Điều 22 Hiến pháp năm 2013); iv) Chính sách bảo đảm
quyền và cơ hội bình đẳng giới (Điều 26 Hiến pháp năm
2013); v) Quyền sỏ hữu, thừa kê, hạn chê quyển sở hữu
(Điều 32 Hiên pháp năm 2013), quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33
Hiến pháp năm 2013); quyền về tự do hôn nhân (Điều 36
Hiến pháp năm 2013); Quyển của trẻ em được Nhà nước,
gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham
gia vào các vấn đề về trẻ em; quyền được chăm sóc của
người cao tuổi (Điều 37 Hiến pháp năm 2013), V . V . .
c) V a i t r ò c ủ a B ộ T ư p h á p t r o n g th a m g ia c á c d ự
án lu ậ t liê n q u a n tr ự c tiế p đ ế n q u y ề n tự d o , d â n ch ủ
c ủ a c ô n g d â n t r o n g m ọ i lĩn h v ự c c ủ a đ ờ i s ô n g x ả
h ộ i, n h ấ t là t r o n g c á c lĩ n h v ự c : i) Quyền tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25 Hiến pháp năm 2013);
ii) Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
(Điều 29 Hiến pháp năm 2013).

2.4. T r o n g h o ạ t đ ộ n g p h ô b iế n , g iá o d ụ c p h á p l u ậ t

Bộ Tư pháp là một trong những cơ quan được


C hính phủ giao trá c h nhiệm chính trong công tác tổ
chức giới thiệu, tập huấn, phổ biến nội dung, ý nghĩa của
Hiên pháp, như:

101
a) Biên soạn bộ tài liệu giới thiệu, phô biên rộng rãi
những nội dung cơ bàn của Hiến pháp; tô chức hội nghị
giới thiệu, phổ biến cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủ y ban nhân dân cấp tỉnh vê
những nội dung cơ bản của Hiên pháp; tô chức hội nghị
phổ biến.
b) Biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu về từng nội
dung, ch ế định của Hiến pháp; tổ chức các lớp tập huấn
chuyên sâu cho các cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý,
cán bộ pháp chế của các Bộ, ngành để nắm vững nội dung,
tinh thần, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiên pháp
nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng, thực thi
pháp luật và bảo vệ Hiên pháp.
c) Hướng dẫn các Bộ, ngành, Uy ban nhân dân cấp
tỉnh trong việc xây dựng chương trình, nội dung và các
hình thức giới thiệu, phổ biến nội dung của Hiến pháp;
phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phôi hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật các cấp và đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyển viên trong việc thực hiện các kế hoạch phổ
biến Hiến pháp.
d) Tô chức cuộc thi viết “Tìm hiêu Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N a m ” cho mọi tầng lớp
nhân dân tham gia để tìm hiểu và nâng cao hiểu biết vê
nội dung của Hiến pháp.
đ) Thu hú t sự tham gia sâu rộng của các chuyên gia,
nhà khoa học vào việc nghiên cứu, bình luận khoa học về
nội dung của Hiến pháp để làm rõ những điểm mới của
Hiên pháp, tạo sự đồng thuận trong nhận thức về nội

102
dung và tinh thần, giá trị khoa học và thực tiễn các quy
định của Hiến pháp.

2 .5 . T r o n g c ô n g t á c t h i h à n h á n d â n s ự

Hiến pháp xác định rõ Tòa án là cơ quan xét xử của


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp ( khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013);
Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp
luật phải được cơ quan, tô chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
(Điều 106 Hiến pháp năm 2013). Điều này đặt ra yêu cầu
nghiên cứu xác định rõ và đầy đủ vai trò của Tòa án trong
thực hiện quyển tư pháp trong mối quan hệ với các cơ
quan trong quá trìn h tham gia tố tụng nói chung và cơ
quan thi hành án nói riêng. Những nội dung thuộc về
quyền hạn của quyền tư pháp cần được nghiên cứu, làm rõ
đê từ đó xác định lại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan nhà nước khác trong việc bảo đảm công lý.
Trong mối quan hệ giữa Toà án với hoạt động thi hành
án, cần có sự nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng của từng loại
hình thi hành án để từ đó có những đề xuất xác định rõ
vai trò, trách nhiệm của Toà án đôi với hoạt động thi hành
án, trên cơ sỏ xác định rõ những hoạt động nào thuộc về tư
pháp, những hoạt động nào là hành chính. Từ đó, cần có
cơ chế nâng cao trách nhiệm, gắn trách nhiệm của Toà án
trong công tác thi hành án, việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, biện, pháp khẩn cấp tạm thời; ra bản án, quyết
định thi hành phải có tính khả thi; sửa đổi các luật tô'

103
tụng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong
việc ra quyết định hoặc kiểm soát việc ra các quyêt định
của các cơ quan tiến hành tô tụng trong việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, các biện pháp hạn chê quyển con
người trong tô' tụng tư pháp, gắn trách nhiệm của Tòa án
đối với công tác thi hành án trên thực tế.

2 .6 . T r o n g q u ả n l ý n h à n ư ớ c v ề h à n h c h ín h tư
pháp, bô tr Ợ tư pháp
Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 khẳng định,
Tòa án xét xử phải bảo đảm nguyên tắc tra n h tụng, có
nghĩa là phải có người bào chữa, phải có luật sư; quyền
được mời lu ật sư bào chữa của người dân đã được mở
rộng một cách đáng kể (trưác đây, theo quy định của
Hiến pháp và pháp lu ật tố tụng hình sự, người dân có
quyền mời lu ật sư khi bị khởi tố bị can, bị cáo. Còn bây
giờ, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng những người bị tình
nghi là tội phạm (bao gồm người bị bắt, người bị tạm giũ,
tạm giam, bị điều tra, bị can, bị cáo) đều có quyển tự mình
bào chữa hoặc mời lu ật sư bào chữa cho mình; Hiến pháp
năm 2013 củng quy định rõ hơn nguyên tắc suy đoán vô
tội; quy định quyền được xét xử công khai, đúng thời hạn
lu ật định... Những quy định này đòi hỏi trong quá trình
xây dựng Bộ lu ật tố tụng hình sự sửa đổi, L uật trợ giúp
pháp lý sửa đổi, L uật tổ chức Tòa án sửa đổi, Viện kiểm
sá t sửa đôi, trong quá trìn h quản lý, ph át triển đội ngủ
lu ật sư, trợ giúp pháp lý và các thiết chế bổ trợ tư pháp
khác v.v. phải thể chê hóa đầy đủ những quv định nêu

104
trên, có những quy định cụ thể bảo vệ cho những người
“rơi vào” vòng lao lý.

3. Một sô vân đề đặt ra trong việc nghiên cứu


hoàn th iện bộ máy tổ chức Tư pháp, Tòa án ờ nước ta
a) Để thể chê hóa và bảo đảm thực thi nguyên tắc
“Tham phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp lu ật” (khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) thì
việc nghiên cứu thành lập Hội đồng Tư pháp/Hội đồng
Thẩm phán quốc gia là cơ quan có chức năng nghiên cứu,
đề xuất các vấn đề tư pháp ở tầm vĩ mô; thúc đẩy và bảo
đảm sự độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án trong
giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Cả về lý luận và thực tiễn đều cho thấy những hạn
chế, bất cập trong cơ chê quản lý hành chính Tòa án ở
Việt Nam trong quá khứ (khi Chính phủ quản lý Tòa án
nhân dân địa phương về tổ chức) cũng như cơ chế quản lý
hiện hành (Tòa án nhân dân tối cao quản lý hành chính
toàn bộ hệ thống Tòa án dẫn đến quan hệ giữa các cấp Tòa
án vừa là quan hệ tô' tụng, vừa là quan hệ trực thuộc về
hành chính - tổ chức).
Từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và tham khảo
kinh nghiệm tốt của các quốc gia có nền tư pháp phát
triển, đề xuất th àn h lập Hội đồng Tư pháp quốc gia là cơ
quan có chức năng nghiên cứu, đề xuất các vấn đề tư pháp
ở tầm vĩ mô; thúc đẩy và bảo đảm sự độc lập trong hoạt
động xét xử của Tòa án với tính chất là một thiết chê độc
lập để thực hiện các việc tuyển chọn, điều động, khen

105
thưởng, kỷ luật thẩm phán (với nhiệm kỳ kéo dài hoặc
suốt đời của thẩm phán), bảo đảm nguồn lực, cơ chê tài
chính cho Tòa án hoạt động độc lập. Cơ chê này bảo đảm
tăng cường sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp trong việc bảo đảm tính độc lập
của các cơ quan xét xử, tính kết nối trong việc đào tạo
nguồn và luân chuyển sử dụng hiệu quả các chức danh tư
pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án là khâu
trung tâm 1.
Trong bối cảnh hiện nay, có thể xem xét nghiên cứu
hai phương án sau:
(i) Hội đồng Tư pháp quốc gia do Chủ tịch nước đứng
đầu nhằm phát huy vai trò của Chủ tịch nước trong việc
điều hòa, phôi hợp hoạt động h àn h pháp, tư pháp. Hội
đồng Tư pháp quốc gia có sự tham gia của lãnh đạo các
cơ quan lập pháp, h àn h pháp và tư pháp cũng như các
hiệp hội nghề nghiệp lu ậ t (luật sư, lu ậ t gia) là phù hợp
với xu hướng chung của th ế giói trong việc bảo đảm, thúc
đẩy tư pháp độc lập. Vai trò này của Chủ tịch nưốc cũng
phù hợp với thực tiễn là trong nhiều năm qua, Chủ tịch
nước đã là người đứng đầu Ban chỉ đạo c ả i cách tư pháp
tru n g ương;

1. Theo thông kê, trên thê giới hiện có 121 quốic gia có chê định
Hội đồng Tư pháp, trong đó, có 93 nước Hội đồng Tư pháp được quy
định trong Hiến pháp - Nuno Garoupa, Tom Ginsburg: Guarding
th e guardians: Ju dicial councils an d ju d ic ia l in depen den ce 57
am .j.Com p.L.103 (2009).

106
(ii) Hội đồng Thẩm phán quổc gia do Chánh án Tòa án
nhân dân đứng đầu có chức năng thúc đẩy và bảo đảm
tính độc lập của thẩm phán với các nhiệm vụ như chỉ
đạo/tổ chức thi tuyển chọn thẩm phán quốc gia, trình Chủ
tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán,
giám sát hoạt động của thẩm phán; xem xét đê nghị
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nâng bậc, ngạch, điều
động, khen thưởng, kỷ luật thẩm phán, trình cơ quan có
thẩm quyền vinh danh thẩm phán...; đồng thòi, Hội đồng
Thẩm phán quôc gia cũng là cơ quan tư vấn cho Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao về các vấn đề liên quan đến tổ
chức các Tòa án nhân dân (thành lập mới, sáp nhập Tòa
án nhân dân, thành lập tòa chuyên trách tại các Tòa án
theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương... gắn với phân
bổ biên chế, tuyển chọn, điều động thẩm phán) để Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
Về thành phần của Hội đồng Thẩm phán quốc gia,
ngoài một sô thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao, có đại
diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn
Luật sư Việt Nam và Bộ Tư pháp (thay m ặt Chính phủ) vì
đây là các cơ quan, tổ chức có liên quan rấ t chặt chẽ với
hoạt động xét xử của thẩm phán hoặc có chức năng bảo
đảm điều kiện hoạt động của Tòa án và của đội ngũ thẩm
phán, ngoài ra, còn có thể có đại diện của M ặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Hội Luật gia.
Riêng đôi với cơ chê bảo đảm ngân sách và cơ sở vật
chất cho các Tòa án thì nên theo hướng do Quốc hội quyết

107
định và phân bô trực tiếp cho các Tòa án thực hiện theo
Luật ngân sách.
b) Ngoài việc thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến
định trong tổ chức và hoạt động của tư pháp (Tòa án) thì
cũng cần nghiên cứu, xác định rõ mô hình tô tụng tư pháp
nước ta theo hướng tiếp thu các yếu tô' hợp lý của tố tụng
tran h tụng; cụ thể hóa nguyên tắc tran h tụng đã được
hiến định; nghiên cứu, đổi mới căn bản chê định Hội
thẩm , tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố hợp
lý của cơ chê xét xử Bồi thẩm đoàn của một sô nưốc.
Những vấn đề trên cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề
đôi với Bộ Tư pháp trong việc phát triển nghề luật sư, tư
vấn pháp luật, trong việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính
sách điều chỉnh hoạt động luật sư và hành nghề luật sư,
nhất là việc bảo đảm quyền của luật sư trong tô" tụng để
tiến tới các vụ án hình sự đều có luật sư tham gia, đồng
thòi, thiết lập cơ chế không chỉ thu hút, khuyên khích mà
còn bảo đảm nghĩa vụ tham gia trợ giúp pháp lý của luật
SƯ; trong xây dựng và hoàn thiện các chính sách để các
luật sư, tổ chức hành nghê luật sư, các tổ chức xã hội -
nghê nghiệp của luật sư, Liên đoàn L uật sư Việt Nam
phát huy vai trò trong việc thực hiện Chiến lược phát
triển nghê luật sư ở Việt Nam đến năm 2020, nâng cao sô
lượng và chất lượng luật sư, chất lượng hành nghê của
luật sư bảo đảm vai trò của luật sư trong tham gia tô
tụng; xây dựng đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp
phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

108
c) Việc xác định Tòa án là cơ quan thực hiện quyển tư
pháp, cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu, xác định rõ bản chất
chấp hành, thừa hành của hoạt động thi hành án (cả hình
sự, dân sự và hành chính) trong mối quan hệ với Tòa án
khi tham gia thực hiện quyền tư pháp; xác định rõ vai trò
và gắn trách nhiệm của Tòa án trong công tác thi hành
án, n h ấ t là thi hành án dân sự và hành chính nhằm khắc
phục tìn h trạng thi hành án dân sự bị cắt khúc, biệt lập
với hoạt động xét xử của Tòa án.

109
BẢO ĐẢM QUYỂN CON NGƯỜI TRONG
LĨNH Vực LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ
XÃ HỘI BẰNG CÁC LUẬT c ự THẺ

ThS. Hà Đ ìn h B ốn, Vụ trư ở n g


Vụ P h á p ch ế, B ộ L a o đ ộ n g - T h ư ơ n g b in h và X ả hội

Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ


họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013. Kế thừ a các Hiến
pháp trước đây, quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân được đê cao, đưa lên vị trí tra n g trọng
hàng đầu trong Hiến pháp (Chương II), đây là thể hiện
nhận thức mối đầy đủ, sâu sắc, đã thể chế hóa quan
điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao nhân tố
con người, coi con người là chủ thể, là mục tiêu của sự
phát triển xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định
nguyên tắc: Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm các quyên con người, quyền công dân về chính
trị, dân sự, kinh tê, văn hóa, xã hội; Quyền con người,
quyền công dân chỉ có th ể bị hạn chê theo quy định của
L uật trong trường hợp cần th iế t vì lý do quốc phòng, an
ninh quôc gia, tr ậ t tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội. sức
khỏe cộng đồng.

110
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, Hiến pháp năm 2013
đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
trong đó bổ sung một sô’ quyền mới chặt chẽ, chính xác,
khả thi, phù hợp với các công ưốc quốc tê vê nhân quyển
mà Nhà nước ta là thành viên. Tuy nhiều quyền con người
và quyển công dân đã được quy định từ trước đây, song,
chúng ta cần phải cụ thể hóa, thể chê hóa đầy đủ hơn các
quyển con người, quyển công dân để bảo đảm thực thi
trong đời sống xã hội, để mọi người và mỗi công dân được
hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người
và quyền công dân của mình.
Tuy nhiên, vấn đê quan trọng hơn là các quyền đó
phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành
pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến
pháp năm 2013 có thể vẫn sẽ chỉ là quyền hình thức nếu
không được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Để Hiến
pháp năm 2013 sớm đi vào cuộc sông, hay nói cách khác là
để Hiến pháp năm 2013 có giá trị thực hiện chứ không
phải là một tuyên ngôn thì việc nghiên cứu, để xuất hoàn
thiện hệ thông pháp luật, đặc biệt là đổi với các quy định
về quyển con người, quyền công dân là hết sức cần thiết,
đó là trách nhiệm của các cấp, các ngành.
Nội dung bài viết này đề cập khái quát một số điều hiến
định liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã h ộ i;
đồng thời, tóm lược một số nội dung cơ bản của các đạo luật
hiện hành đã cụ thể hóa các quyền con người, quyển công
dân trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

111
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA HIÊN PHÁP NĂM 2013
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGÀNH LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Đ iể u 14: 1. ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


Việt Nam, các quyền con người, quyển công dân về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyển con
người, quyền công dân chỉ có thế bị hạn chê theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng.
2. Đ iểu 26: 1. Công dân nam, nữ bình đẳng vể mọi
mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội
bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điểu
kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của
mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đôi xử vể giới.
3. Đ iều 34: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh
xã hội.
4. Đ iểu 35: 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công
ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng,
an toàn; được hưởng lương, chê độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm
cấm phân biệt đôi xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân
công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
5. Đ iều 36: 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà

112
nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyển lợi của
người mẹ và trẻ em.
6. Đ iểu 37: 1. Trẻ em được Nhà nước, gia đ ì n h và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các
vấn đê vê trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược
đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. 2. Thanh niên được
Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điểu kiện học tập, lao
động, giải trí, phát triển thế lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo
đức, truyền thông dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong
công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. 3. Người
cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng,
chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
7. Đ iểu 57: 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. 2. Nhà
nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động,
người sử dụng lao động và tạo điểu kiện xây dựng quan hệ
lao động tiến bộ, hài hòa và ôn định.
8. Đ iều 59: 1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng,
thực hiện chính sách ưu đãi đối VỚI người có công với nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ
hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội,
có chính sách trợ giúp ngưòi cao tuổi, người khuyết tật,
người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. 3. Nhà
nước có chính sách phát triển nhà ỏ, tạo điều kiện để mọi
người có chỗ ỏ.

113
9. Đ iều 61: 1. Phát triển giáo dục là quôc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. 2. Nhà nưốc ưu tiên đầu tư và thu hút
các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục
mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà
nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung
học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghê nghiệp;
thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. 3. Nhà nước
ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, p hát triển nhân tài;
tạo điểu kiện để người khuyết tậ t và người nghèo được học
văn hoá và học nghề.

II. C ự THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯÒI TRONG


LĨNH Vực LAO ĐỘNG TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1. Bộ lu ật lao động năm 2012


Bộ lu ật lao động đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 18-6-2012, có hiệu lực từ 01-5-2013.
Bộ lu ật lao động năm 2012 gồm 17 chương, 242 điều, tăng
19 điều so với Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung
năm 2002, 2006, 2007 (223 điều). Bộ luật lao động năm 2012
đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho
người lao động và người sử dụng lao động.
a) Phạm vi điều chỉnh:
Bộ lu ật lao động hiện hành quy định tiêu chuẩn lao
động; quyển, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động,

114
người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động,
tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao
động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ
lao động; quản lý nhà nước về lao động.
b) Đ ối với hợp đổng lao động:
Chương III (Điều 26, 27, 31) Bộ Luật lao động hiện
hành quy định: tiền lương trong thời gian thử việc của
người lao động “ít nh ất phải bằng 85%” so với mức 70%
của quy định theo Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ
sung năm 2002, 2006, 2007. Một điểm mới được bổ sung
trong Chương này, đó là: cho thuê lại lao động (Mục 5 Bộ
luật lao động năm 2012), đây là lần đầu tiên quy định này
chính thức được công nhận tại Việt Nam. Quy định cho
thuê lại lao động sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu lao động giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, giải
quyết được một phần vấn đề th ất nghiệp cho những người
trong độ tuổi lao động.
c) Thời giờ làm v iệc, thời giờ nghỉ ngơi:
Ngoài những quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi cho
người lao động như: bảo đảm sô' giờ làm thêm của người
lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong
01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo
tu ần thì tổng sô' giờ làm việc bình thường và số giờ làm
thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ
trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm,
trừ một sô' trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì
được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm,
Chương VII Bộ luật lao động năm 2012 còn quy định

115
người lao động được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên
lương, trong đó Tết âm lịch được nghỉ 5 ngày. Ngoài ra,
trong Chương này bổ sung thêm quy định để người lao
động được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ
hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ
không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo VỚI người
sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em
ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là
người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền
và ngày quốc khánh của nước họ.
d) v ề thời gian n gh ỉ th a i sản d àn h cho lao
đ ộn g nữ:
Theo Chương X Bộ luật lao động hiện hành: Những
quy định riêng đôi với lao động nữ: lao động nữ được nghỉ
trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ
sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước
khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Mục đích của quy định
này là: đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đảng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giò làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
đ) Độ tuôi nghỉ hưu đối với nhóm lao động cụ thể:
Vê tuổi nghỉ hưu, Bộ lu ật lao động hiện hành vẫn giữ
nguyên quy định độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là
60 tuổi, nữ 55 tuổi. Tại khoản 2, 3 Điều 187 Bộ luật lao
động hiện hành quy định giao cho Chính phủ quy định cụ
thể tuổi nghỉ hưu đôi vối các nhóm lao động bị suy giảm

116
khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giói, hải đảo; nhóm lao động có trình độ chuyên
môn kỹ th u ật cao, nhóm lao động làm công tác quản lý và
một sô trường hợp đặc biệt khác, làm cơ sỏ để trong tương
lai điểu chỉnh tổng thể tuổi nghỉ hưu.

2. Luật dạy ngh ề năm 2006


a) P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật này quy định vê tô
chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề (Điểu 1).
b) M ục tiê u d ạ y n g h ề : Mục tiêu dạy nghề là đào tạo
nhân lực kỹ th u ật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo,
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho
người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc
làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước (Điểu 4).
c) C hính sách củ a N hà nước về phát triển dạy
ngh ề (Đ iểu 7):
- Đầu tư mở rộng mạng lưối cơ sở dạy nghề, nâng cao
chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước' góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp
tru n g học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ
cập nghề cho th an h niên và đáp ứng nhu cầu học nghê của

117
người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
- Đầu tư có trọng tâm , trọng điểm để đổi mới nội dung,
chương trìn h và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ
giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy m ạnh nghiên cứu
khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung
xây dựng một sô' cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên
tiến của khu vực và th ế giới; chú trọng phát triển dạy
nghề ở các vùng có điểu kiện kinh tê - xã hội đặc biệt khó
khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu
cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá.
- Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến
khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài th àn h lập cơ
sỏ dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến
khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy
nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thông và
ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng
trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai,
thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ các đôi tượng được hưởng chính sách người
có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số,
người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tậ t, trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động
trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị th u hồi đất canh tác
và các đôi tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội
cho họ được học nghê để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập
thân, lập nghiệp.

118
3. Luật người lao động V iệt Nam đi làm việc ở
nước ngoài th eo hỢp đồng năm 2006
P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định
vê hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đổng; quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá
nhân có liên quan (Điều 1).
Chính sách của N hà nước về người lao động đi
làm v iệc ở nước ngoài (Đ iều 5):
a) Tạo điểu kiện th u ận lợi để công dân Việt Nam có đủ
điều kiện đi làm việc ỏ nước ngoài.
b) Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
c) Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị
trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người
lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại
ngữ cho người lao động.
d) Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đôi tượng
chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.
đ) Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người
lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyên
khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ
sỏ sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tô chức, cá nhân
trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ỏ nước ngoài.

4. Luật v iệc làm năm 2013


a) P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật này quy định chính
sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động;
đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức,
hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm th ất nghiệp và quản
lý nhà nưốc về việc làm (Điều 1).
b) N g u y ên tắ c về v iệc làm (Đ iểu 4):
- Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và
nơi làm việc.
- Bình đẳng vê cơ hội việc làm và thu nhập.
- Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
c) Chính sách của Nhà nước về việc làm (Điểu 5):
- Có chính sách phát triển kinh tê - xã hội nhàm tạo
việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết
việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội; bô trí nguồn lực để thực hiện chính sách vê việc làm.
- Khuyên khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm
và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tôi thiểu trỏ
lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị
trường lao động và bảo hiểm th ấ t nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nãng nghê
quôc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

120
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử
dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tê - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao
động là người khuyêt tật, lao động nữ, lao động là người
dân tộc thiểu sô.

III. CỤ THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯÒI


TRONG LĨNH vực NGƯỜI CÓ CỒNG
TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1. Pháp lệnh ưu đái người có công với cách mạng


hiện hành
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sô
26/2005/PL-UBTVQHll ngày 29-6-2005 của ủ y ban thường
vụ Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2005,
được sửa đổi, bổ sung bởi: 1. Pháp lệnh sô 35/2007/PL-
ƯBTVQHll ngày 21-6-2007 của ủ y ban thường vụ Quốc hội
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01-10-2007; 2. Pháp
lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16-7-2012 của ủ y ban
thường vụ Quôc hội sửa đổi, bổ sung một sô" điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ
ngày 01-9- 2012.
a) Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách m ạng
năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 (pháp lệnh hiện
hành) quy định về đôi tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn.

121
các chê độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân
nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tô chức và cá nhân
trong việc thực hiện chính sách, chê độ ưu đãi người có
công với cách mạng và thân nhân của họ (Điều 1).
b) Đôi tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, sửa đổi,
bổ sung năm 2007, 2012 (pháp lệnh hiện hành) bao gồm:
“1. Người có công với cách mạng: a) Người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người
hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng
chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hoá học; k) Người hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 1) Người hoạt
động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy
định tại khoản 1 Điều này” (Điều 2).
c) Chê độ ưu đãi:
Các chê độ ưu đãi người có công vói cách mạng và
thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp vối điêu kiện
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
- Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm
thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
và thân nhân của họ” (Điểu 3).

122
- Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà
nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đôi
tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: (1) Trợ cấp
hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; (2) Bảo
hiểm y tê; (3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; (4) Nhà
nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng,
th ân nhân liệt sĩ có khó khăn vê nhà ở và huy động sự
tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách
mạng; (5) Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
được hỗ trợ để theo học tại cơ sỏ giáo dục thuộc hệ thông
giáo dục quốc dân đến trìn h độ đại học; (6) Chính phủ
quy định cụ thể thòi điểm hưởng, mức hưởng và các chê
độ ưu đãi tại Điều này (Điều 4).

2. Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà


nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 2006 sửa đổi,
bổ sung năm 2013 (Pháp lệnh hiện hành)
Để ghi nhớ công lao to lớn của các Bà mẹ Việt Nam đã
có nhiều công hiến, hy sinh cho Tổ quổc; Để phát huy và
giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và
đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, Pháp lệnh
Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2013 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng”.
Quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam
anh hùng” để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều
công hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quô'c và làm nghĩa vụ quôc tế (Điều 1).

123
IV. cụ THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯỜI TRONG
LĨNH Vực XẢ HỘI TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (Luật hiện hành)
• • • •

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà


nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và
Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện chính sách
này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật bảo hiểm xã hội
(được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-6-2006) đánh dấu
một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng
cao hiệu quả thực thi chê độ, chính sách bảo hiểm xã hội,
pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính
sách bảo hiểm xã hội phù hợp với quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngưòi lao động,
bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quôc tế.
Sau sáu năm thực hiện, L uật bảo hiểm xã hội năm
2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc
sông, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp
phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của
Nhà nước. Quá trình triển khai thực hiện Luật bảo hiểm
xã hội năm 2006 là cơ sở pháp lý thực hiện công tác bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội đã có tác dụng
nhất định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

124
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chính sách, chê độ
bảo hiểm xã hội cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần
th iêt phải sửa đổi, bổ sung toàn diện, đáp ứng yêu cầu cơ
chê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), cụ thể
hóa quy định Hiến pháp năm 2013, bảo đảm phù hợp với
hệ thông pháp luật Việt Nam, đồng thời, phải đi trước đón
đầu các quy định mới sẽ được các luật khác sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm


2004 (Luật hiện hành)
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
gồm Phần mở đầu, năm chương và 60 điều. So với Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tăng thêm 34 điều.
a) Chương I. N hữ ng quy định chung gồm 10 điều. Nội
dung của Chương này quy định về trẻ em; phạm vi điểu
chỉnh, đôi tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; không phân
biệt đôi xử với trẻ em; trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em; thực hiện quyển của trẻ em; các hành vi
bị nghiêm cấm; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, nguồn tài chính cho công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và hợp tác quốc
tê về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Như vậy, ngoài những điều quy định có tính bắt buộc
của văn bản luật (Điều 1. Trẻ em; Điều 2. Phạm vi điểu chỉnh,

125
đối tượng áp dụng, Điểu 3. Giải thích từ ngữ), trong
Chương I của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004 dành những điều quy định vê nguyên tắc cơ bản
của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 4.
Không phân biệt đối xử với trẻ em, Điều 5. Trách nhiệm
bảo vệ, chãm sóc và giáo dục trẻ em, Điểu 6. Thực hiện
quyền của trẻ em). Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004 quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm
cấm, đó chỉ là 10 nhóm hành vi mang tính đặc thù đối vói
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mặc dù những
hành vi khác làm tổn hại đến quyển và lợi ích hợp pháp
của trẻ em không quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004, nhưng đã được quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được xử
lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ trưởng về quản lý nhà nước được thực
hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001,
Nghị định sô" 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ1.
Xuất p h át từ phạm vi bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em rấ t rộng, Điều 8 L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước

1. Nghị định này đã hết hiệu lực, hiện nay là N ghị định sô
36/2012/NĐ-CP ngày 18-4-2012 của Chính phủ quy định chức năng
nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

126
của ủ y ban Dân số, Gia đình và Trẻ em' vể bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em là giúp Chính phủ thực hiện thống
n h ất quản lý nhà nước và chủ trì phôi hợp với các Bộ,
ngành, đoàn thể trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em. Quy định về nguồn tài chính cho công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em và nội dung, hình thức hợp
tác quôc tê vê bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
b) Chương II. Các quyền cơ bản và bôn phận của trẻ
em gồm 12 điểu. Nội dung của Chương này quy định 10
nhóm quyển cơ bản của trẻ em (quyền được khai sinh và
có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sổng
chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng,
th ân thể, nhân phẩm và danh dự; quyển được chăm sóc
sức khỏe; quyền được học tập; quyền vui chơi, giải trí,
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch;
quyền được phát triển năng khiếu; quyển có tài sản;
quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia
hoạt động xã hội). Các bổn phận của trẻ em và những
việc trẻ em không được làm được quy định th àn h từng
điều riêng.
Trẻ em cũng là công dân và trẻ em có các quyển, nghĩa
vụ của công dân được Hiên pháp, pháp luật Việt Nam và
Công ước của Liên hợp quốc về quyển trẻ em năm 1989
công nhận và tạo điểu kiện đê trẻ em thực hiện. Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định 10

1. ủ y ban này đa giải thể, chức năng, nhiệm vụ của ủ y ban


này nay thuộc Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.

127
nhóm quyền cơ bản nhất, đặc trưng nhất đối với trẻ em và
quy định hết sức ngắn gọn, cụ thể để trẻ em dễ hiểu, dễ
nhớ và dễ thực hiện trong thực tiễn. Ngày nay, các quyển
cơ bản của trẻ em được đặt lên ở mức cao hơn và khơi dậy
tính năng động và chủ động của trẻ em trong việc thực
hiện quyền.
Quy định vê bổn phận của trẻ em nhằm giáo dục trẻ em
có trách nhiệm và rèn luyện tu dưỡng để hình thành nhân
cách của con người. Những việc trẻ em không được làm
thực chất là những điểu nghiêm cấm, nhưng được thể hiện
mềm hơn, mang tính khuyên răn, giáo dục đối với trẻ em.
Tất nhiên, trẻ em là công dân, nên trẻ em cũng phải tuân
theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu vi
phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Chương III. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em gồm 17 điểu. Nội dung của Chương này quy
định trách nhiệm của từng chủ thể là gia đình, Nhà nưốc
và xã hội trong việc bảo đảm điều kiện cho trẻ em được
hưởng 10 nhóm quyền cơ bản. Đồng thời, quy định vê
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em; trách nhiệm của M ặt trận Tổ
quôc Việt Nam và các tô chức th àn h viên của M ặt trận;
trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền; trách
nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật; trách nhiệm của Nhà
nước; bảo trợ các hoạt động vi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em; Quỹ bảo trợ trẻ em.
Do trẻ em còn non nớt vê thể chất và tinh thần, chưa
thể tự thực hiện các quyền của mình, nên quyền của trẻ

128
em làm phát sinh trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và
xã hội. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, đặc thù nhất của
L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Các
quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chủ thể trong
việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng 10 nhóm quyền cơ
bản là chặt chẽ, lôgích, phù hợp và khả thi đối với vai trò,
chức năng của từng chủ thể, nhưng không làm giảm vai
trò của trẻ em với tư cách là chủ thể của các quyền.
L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
dành bôn điều quy định vê trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận
động, giáo dục; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn; cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, tham gia trợ
giúp trẻ em, xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn. Đồng thời, Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng quy
định trách nhiệm của Nhà nước, bảo trợ các hoạt động vì
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Quỹ bảo
trợ trẻ em.
d) Chương IV. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt gồm 19 điểu. Nội dung của Chương
này quy định về chính sách đôi với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt; việc th àn h lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ
em; các biện pháp trợ giúp đốì với từng đốì tượng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt. Các quy định này thể hiện quan điểm
của Đảng và Nhà nước trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, tạo cơ sở pháp lý để huy động toàn xã hội và
phát huy truyền thông của dân tộc ta trong việc phòng

129
ngừa, giải quyết và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được giảm nhẹ tổn thương về thể chất hoặc tinh thần,
được phục hồi sức khỏe, tinh th ần và giáo dục đạo đức,
được phát triển, sóm hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 gồm 10 nhóm đôi tượng,
đó là những trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể
chất hoặc tinh thần, không đủ điểu kiện để thực hiện quyển
cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Vì vậy, Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 dành ba điều
quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt (Điều 41), chính sách của Nhà nưốc đối
với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 42) và hình thức trợ
giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 43).
Cơ sở trợ giúp trẻ em là tên gọi chung của các tổ chức
được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, nên nội dung hoạt động của cơ sở trợ giúp
trẻ em rất rộng thuộc các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 dành
bảy điều quy định về việc thành lập và hoạt động của cơ sở
trợ giúp trẻ em, các quy định này nhằm bảo đảm cơ sỏ pháp
lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham
gia thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em và tăng cường quản lý
nhà nước đối với các cơ sở trợ giúp trẻ em.
L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
đã quy định các biện pháp cụ thể và trách nhiệm của
từng chủ thể trong xã hội để tham gia trợ giúp phù hợp
với 10 nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bảo

130
đám cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp
đê giảm nhẹ tổn thương về thể chất, tinh thần, được phục
hồi sức khoẻ, tinh th ần và giáo dục đạo đức, sớm được
hoà nhập với gia đình, cộng đồng, có cơ hội để thực hiện
quyền của mình.
đ) Chương V. Điều khoản thi hành gồm hai điểu. Nội
dung của Chương này quy định về hiệu lực thi hành và
hưóng dẫn thi hành.

3. Luật bình đẳng giới năm 2006 (Luật hiện hành)


Luật bình đẳng giói được Quốc hội khóa XI nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ X,
ngày 29-11-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2007.
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm:
(1) Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điểu
kiện cho nam, nữ ph át huy khả năng, có cơ hội như nhau
để tham gia vào quá trìn h phát triển và thụ hưởng thành
quả của sự phát triển. (2) Bảo vệ, hỗ trợ ngưòi mẹ khi
mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để
nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. (3) Áp dụng nhũng
biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu
cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. (4) Khuyến
khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các
hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. (5) Hỗ trợ hoạt động
bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số

131
phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương
mà chỉ số phát triển giỏi thấp hơn mức trung bình của cả
nước (Điểu 7).

4. Luật người cao tuổi năm 2009 hiện hành


a) Phạm vi điều chỉnh: Luật người cao tuổi năm 2009
quy định về quyển và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng
dưỡng, chăm sóc và phất huy vai trò người cao tuổi; Hội
ngưòi cao tuổi Việt Nam (Điều 1). Người cao tuổi được quy
định trong Luật người cao tuổi năm 2009 là công dân
Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (Điều 2).
b) “Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi: 1. Người cao
tuổi có các quyền sau đây:
a .l) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi
lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sông chung với con, cháu hoặc sông riêng
theo ý muôn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định
của Luật người cao tuổi năm 2009 và các quy định khác
của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo
dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ,
nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò
người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã
hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

132
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc
sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi
gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả
kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy
định của Điểu lệ Hội;
- Các quyên khác theo quy định của pháp luật.
a.2) Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu
mực; giáo dục thê hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động
gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho th ế hệ sau;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”
(Điều 3).
c) Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi:
- Bô" trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện
chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đôi với người cao tuổi theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong
chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- P h át triển ngành lão khoa đáp-ứng nhu cầu khám
bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên
chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn
luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh

133
thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về
nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốíc.
- Khuyên khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn
ngưòi cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm quy định của L uật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan” (Điều 4).

5. Luật người khuyết tật năm 2009 hiện hành


a) Phạm vi điều chỉnh: Luật người khuyết tậ t năm 2009
quy định về quyển và nghĩa vụ của ngưòi khuyết tật; trách
nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối vối người khuyết
tậ t (Điều 1). Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được
biểu hiện dưối dạng tậ t khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn (khoản 1 Điều 2).
b) Quyền và nghĩa vụ của ngưòi khuyết tật:
b .l) Người khuyêt tậ t được bảo đảm thực hiện các
quyền sau đây:
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
- Sông độc lập, hòa nhập cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một sô' khoản đóng góp cho các
hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng hoc

134
văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận
công trìn h công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ
thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ
khác phù hợp với dạng tậ t và mức độ khuyết tật;
- Các quyển khác theo quy định của pháp luật.
b.2) Người khuyết tậ t thực hiện các nghĩa vụ công dân
theo quy định của pháp luật (Điều 4).
c) Chính sách của Nhà nước vê người khuyết tậ t (Điều 5)
- Hàng năm, Nhà nước bô trí ngân sách để thực hiện
chính sách về người khuyết tật.
- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết
tậ t do tai nạn thương tích, bệnh tậ t và nguy cơ khác dẫn
đến khuyết tật.
- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tậ t trong chăm
sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể
thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ
thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tậ t là trẻ em,
người cao tuổi.
- Lồng ghép chính sách vê người khuyết tật trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện để người khuyết tậ t được chỉnh hình,
phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sông độc lập và
hòa nhập cộng đồng.
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm
sóc người khuyết tật.
- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

135
- Tạo điều kiện đê tổ chức của người khuyêt tật, tổ
chức vì người khuyết tậ t hoạt động.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có th àn h tích,
đóng góp trong việc trợ giúp người khuyêt tật.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm quy định của Luật người khuyết tậ t năm
2009 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
d) Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật
(Điều 6):
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài
trợ, trợ giúp vê tài chính, kỹ th u ậ t để thực hiện hoạt động
chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy
nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người
khuyết tật.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình,
phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc
làm hoặc cd sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người
khuyết tậ t được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo
quy định của pháp luật.

6. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003


Pháp lệnh phòng, chông mại dâm năm 2003 quy định
những biện pháp phòng, chông mại dâm; trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong phòng, chông
mại dâm (Điều 1).
Thực hiện pháp lu ật về phòng, chông mại dâm: cơ
quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm thực
hiện các quy định của pháp luật về phòng, chông mại dâm.

136
Mọi hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm
phải được phát hiện và xử lý kịp thòi, nghiêm minh theo
quy định của pháp luật (Điều 5). Nhà nước khuyến khích,
tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và
tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hợp tác trong hoạt
động phòng, chống mại dâm (Điều 6). Các biện pháp phòng,
chông mại dâm: Nhà nước thực hiện đồng bộ các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính,
hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm;
kêt hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chông mại dâm với
phòng, chổng ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
(Điều 7).

V. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH RÀ SOÁT, SỬA Đ ổi,


BỔ SUNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỦA
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤ THỂ HÓA HIẾN PHÁP NĂM 2013

1. Kế hoạch
Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13-02-2014
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kê hoạch của Chính
phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành Kê hoạch của Bộ tổ chức
triển khai thi hành Hiến pháp với các nội dung như sau:
a) M ục đích: Tuyên truyền, phổ biên sâu rộng tinh
th ần và nội dung Hiến pháp đến các cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động; nâng cao nhận thức và ý thức

137
tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm các quy định
của Hiến pháp được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp
hành; xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ
trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; rà soát,
đề xuất kịp thời và sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp.
b) Yêu cầu: Việc tổ chức triển khai thi hành Hiến
pháp phải bám sát vào chỉ thị của Ban Bí thư; nghị quyết
của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ
bằng các hình thức thích hợp, tạo điều kiện th u ận lợi để
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu sâu sắc,
tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp. Bảo
đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn
thể, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo các đơn vị trong việc
triển khai thi hành Hiến pháp. Xác định cụ thể các nội
dung công việc, thời hạn tiến độ hoàn th àn h và trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong
việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm kịp
thời và đồng bộ.
c) Nội dung: Tổ chức hội nghị trong đơn vị tuyên
truyền đên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động nắm rõ được nội dung Hiến pháp. Tổ chức rà soát
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đơn vị
mình được giao phụ trách cần phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ
sung, thay thê hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến
pháp. Chủ trì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, ban hành
mới văn bản quy phạm pháp lu ật thuộc lĩnh vực của
ngành để bảo đảm phù hợp vói Hiến pháp.

138
2. Lộ trình
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phổi
hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, soạn thảo
và trìn h các cơ quan có thẩm quyển các văn bản quy phạm
pháp luật, thể chê hoá các quy định của Hiến pháp vào các
văn bản cụ thể:
- Trình Quốc hội khoá XIII các luật:
Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật dạy nghề để Quốc hội cho ý
kiến vào kỳ họp đầu năm 2014 và thông qua vào kỳ họp
cuối năm 2014; Cho ý kiến Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh
lao động vào kỳ họp CUỐI năm 2014; Quốc hội cho ý kiến
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào đầu năm
2015 và thông qua vào cuối năm 2015.
- Ngoài ra, dự kiến trình Quôc hội vào các năm tiếp
theo: Dự thảo Luật tiền lương tối thiểu; Luật sửa đổi, bổ
sung một sô" điều của Luật bình đẳng giới; và các luật về
an sinh xã hội như Luật về công tác xã hội V.V..
- Đồng thời, sẽ trìn h Chính phủ, Thủ tưống Chính phủ
và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết và hưống dẫn thi hành các luật trên.

139
QUYỂN RIÊNG T ư TRONG
HIỂN PHÁP NĂM 2013 VÀ CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM BẰNG PHÁP LUẬT

ThS. Đ in h T iến D ũ n g
B ộ Thông tin và T r u y ề n th ô n g

Quyền riêng tư đã trở thành một trong những quyển


con người quan trọng nhất của thời hiện đại; các vấn đề về
quyền riêng tư đã được Liên hợp quốic công nhận là quyển
con ngươi cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban
hành đạo luật về quyền riêng tư hoặc các văn bản điều
chỉnh vấn đê này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con
người. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đê về quyền riêng
tư ở Việt Nam, từ đó kiến nghị các bảo đảm bằng pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyển
riêng tư theo đúng quy luật phát triển nhằm đáp ứng yêu
cầu của xã hội hiện đại là hết sức cần thiết.

1. N hững nét khái quát ch u n g về qu yền riên g tư


Quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử.
Quyền riêng tư sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đòi của
Nhà nước, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển cho

140
đên ngày nay. Quyền riêng tư được chính thức ghi nhận
lần đầu tiên trong Tuyên ngôn th ế giới về quyền con người
năm 1948 (“Universal Declaration of Hum an Rights”),
Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can
thiệp m ột cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình,
nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm
hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật
bảo vệ chông lại sự xúc phạm và can thiệp như vậ ỷ’. Tiếp
đó, Điều 8 Công ưốc về bảo vệ nhân quyền và những
quyển tự do cơ bản năm 1950 xác định: Cơ quan công
quyền không được phép can thiệp vào việc thực hiện
quyên riêng tư trừ trường hợp pháp luật quy định vì cần
th iết cho một xã hội dân chủ hoặc vì lợi ích của an ninh
quốc gia, an toàn công cộng hoặc vì sự thịnh vượng của đất
nước với mục đích ngăn ngừa sự hỗn loạn hoặc tội phạm,
bảo vệ sức khỏe hoặc các giá trị đạo đức hoặc bảo vệ quyền
và sự tự do của các chủ thể khác.
Đến nay, quyền riêng tư được ghi nhận trong rấ t
nhiều công ước quốc tế như Điều 17 Công ước quốc tế vê
các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và trong một sô"
công ước khác của Liên hợp quốc. Quyền riêng tư cũng
được thừa nhận trong các công ước quốc tế khu vực như
Điều 8 Công ước nhân quyển châu Au năm 1950 xác định:
“Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sổng riêng tư
và gia đình, nhà ỏ và thư từ. Sẽ không có sự can thiệp của
một cơ quan công quyền với việc thực hiện quyền này,
ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự
cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh

141
quôc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tề của
đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn hoặc tội phạm,
để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự
do của người khác”. Công ước cũng quy định việc thành lập
ủ y ban Nhân quyền châu Âu (European Commission of
Human Rights) và Tòa án nhân quyền châu Âu (European
Court of Human Rights) để giám sát việc thực hiện.
Điểu 11 Công ước châu Mỹ về nhân quyền năm 1969
cũng đưa ra các quyển riêng tư với nội dung tương tự như
bản Tuyên ngôn th ế giới vê quyền con người năm 1948.
Năm 1965, Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) ban hành
Tuyên bô" châu Mỹ về quyền và trách nhiệm của con
người, trong đó kêu gọi bảo vệ quyền con người bao gồm
bảo vệ quyền riêng tư. Ngoài ra, có hai văn bản quốc tê
quan trọng chi phối pháp lu ật về quyền riêng tư của
nhiều nước là: Công ưốc của Hội đồng châu Âu vê bảo vệ
cá nhân đối với việc xử lý tự động của dữ liệu cá nhân
năm 1981 (COE) và hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác kinh
tê và phát triển (OECD) về bảo vệ quyền riêng tư và dữ
liệu cá nhân giữa các quốc gia. Hai văn bản trên có ảnh
hưởng sâu sắc đến việc ban hành pháp lu ật trên thê giới.
Đã có gần ba mươi quốc gia đã ký Công ưốc COE. Các
hướng d ẫn của OECD cũng được sử dụng rộng rã i trong
lu ật pháp các nước ngay cả các nước không phải là thành
viên OECD. H ầu như các nước đểu công nhận quyển
riêng tư như là một trong các quyển cơ bản và quan trọng
n h ấ t của con người, như tại Pháp, người ta ghi n hận với
tên “Droit à la vie privée”, tại Hoa Kỳ là “Right to privacy”,

142
tại Cộng hòa Liên bang Đức là “Recht auf Privatsphäre”,
tạ i Liên bang Nga là “npaBo npaMBecu” , V.V., đểu có nghĩa
là quyển riêng tư.
Như vậy, quyển riêng tư đã được công nhận trên toàn
th ế giới vói các khu vực đa dạng về nền văn hóa. Nó được
bảo vệ trong Tuyên ngôn toàn th ế giới về nhân quyển
năm 1948, Công ước quốc tê về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 và nhiều công ước quốc tê và khu vực
về nhân quyền. Đa sei các nước đều xác định quyền riêng
tư trong hiến pháp. Quy định tối thiểu n h ất là quyền bất
khả xâm phạm về nơi ở và bí m ật thông tin liên lạc. Gần
đây, hiến pháp một sô nước quy định cụ thể về quyền tiếp
cận và kiểm soát thông tin cá nhân. 0 nhiều nước mà
quyền riêng tư không quy định trong hiến pháp thì được
quy định trong các văn bản khác.
Năm 2004, Tổ chức quốc tế và trung tâm bảo m ật
thông tin điện tử (Privacy Laws and Pratice Online) có
báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyền” với nội dung công
bei về sự phát triển của pháp luật về bảo vệ sự riêng tư ở
50 quốc gia từ năm 1997. Theo đó, quyền riêng tư có các
nội dung cơ bản sau:
- Sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc ban
hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các
dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tê và các
hồ sơ của chính quyển lưu trữ vê công dân đó. Nó còn được
gọi là “bảo vệ dữ liệu”.
- Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân
thể (vật chất) của người dân đối vối hình thức xâm hại

143
như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử
nghiệm lâm sàng trên cơ thể.
- Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo m ật và
riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và
các hình thức truyền thông khác.
- Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đên việc ban
hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường
sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không gian công cộng.
Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng viđêô
và kiểm tra giấy tờ tùy thân.
Như vậy, khái niệm quyền riêng tư đã ra đời và phát
triển khá lâu trước khi được chính thức công nhận là một
quyển cơ bản trong các điều ước quôc tế cũng như trong
hiến pháp của các quốc gia và hiện nay, quyền này đang
định hình, khảng định vai trò của nó trong hệ thống các
quyền nhân thân của công dân.

II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ


BẢO VỆ QUYỂN RIÊNG TƯ VÀ THỰC TRẠNG
TÌNH HÌNH XÂM PHẠM QUYỂN RIÊNG TƯ

1. P h á p lu ậ t h iệ n h à n h c ủ a V iệt N am n ó i c h u n g
và pháp luật ch u yên ngành th ôn g tin - tru yền thông
về b ảo vệ q u y ề n riê n g tư

Quyền riêng tư là một trong những quyền nhân thân


cực kỳ quan trọng đôi với mỗi cá nhân, đã trỏ th àn h một
nguyên tắc hiến định ở nước ta. Hiến pháp năm 1946 -
bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã quy định: “Tư

144
pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cẩm
người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân
Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp
ỉu ậ p (Điểu thứ 11). Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 lại một lần nữa nhấn mạnh điều này: “Công
dân có quyền bất khả xâm phạm vê thân thể, được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân
p h â m (Điều 71); “Công dân có quyền bất khả xâm phạm
vê chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu
người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho
phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo
đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở,
kiêm soát, thu giữ th ư tín, điện tín của công dân phải do
người có thẩm quyền tiến hành theo quy đinh của pháp
luật.” (Điều 73).
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày
28-11-2013; trong đó, vấn đề quyền con người, quyền công
dân được quy định trong Chương II với nhiều điểm mới và
tiến bộ. Vấn đề quyền con người được hiến định trong bản
Hiến pháp này có điểm nổi bật so với bản Hiến pháp năm
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quyền con người, quyền
công dân luôn được đặt lên hàng đầu; quyền con người
không chỉ được bảo vệ ở Việt Nam, mà còn bảo vệ quyền
con người đôi với những người nước ngoài sông trên đất
nước Việt Nam, nghĩa là quyền con người đã được mở rộng
hơn quyển công dân. Quyền con người ghi trong Hiến
pháp năm 2013 thể hiện sự tôn trọng các quyền cơ bản
được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là

145
thành viên. Để bảo đảm quyền riêng tư, Điểu 21 Hiên
pháp năm 2013 quy định: “(1. Mọi người có quyên bất khả
xâm phạm vê đời sông riêng tư, bí m ật cá nhân và bi mật
gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông
tin vê đời sông riêng tư, bí m ật cá nhân, bí m ật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn. (2. Mọi người có quyên bí
m ật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiêm soát,
thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình
thức trao đổi thông tin riêng tư của người khảd'.
Bộ luật dân sự năm 2005 củng quy định cụ thể quyển
bí m ật đời tư tại Điều 38 như sau: “1. Quyên bí m ật đời tư
của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2.
Việc thu thập, công b ố thông tin, tư liệu v ề đời tư của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người
đó đã chết, m ất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành
niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp thu thập, công bô' thông tin, tư liệu theo quyết định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyển. 3. Thư tín, điện thoại,
điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tủ khác
của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có
quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền'.
Theo đó, người có hành vi làm lộ bí m ật đời tư của
người khác phải chịu trách nhiệm dân sự khi có đủ bôn

146
điều kiện: (1) Có hành vi làm lộ bí m ật đòi tư trái với ý chí
của người có bí m ật đời tư; (2) Có hậu quả là sự giảm sút
về uy tín, danh dự, nhân phẩm của người đó; (3) Có môi
quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý làm lộ bí m ật đời tư
của một người với những sự tổn hại về uy tín, nhân phẩm
của người có đời tư; (4) Người làm lộ bí m ật đòi tư của
người khác có lỗi cô' ý đối với hành vi làm lộ.
Người làm lộ bí m ật đời tư của người khác với tính chất
nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có
quy định về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín,
điện thoại, điện tín của người khác” tại Điều 125 như sau:
“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc
các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn
thông và m áy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm
phạm bí m ật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác đã bị xử lý k ỷ luật hoặc xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền từ m ột triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến m ột năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tô chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lẩn;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.

147
3. Người phạm tội còn có th ể bị phạt tiên từ hai triệu
đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm”.
Điều 8 “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm vê chỗ ở,
an toàn và bí m ật thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân. Bộ lu ật tô tụng hình sự năm 2003 quy định: Không ai
được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí m ật thư tín, điện
thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám
xét, tạm giữ và thu giũ thư tín, điện tín, kh i tiến hành tố
tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật n à y ’.
Liên quan đến quyền riêng tư, các văn bản pháp luật
chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
đều có quy định tương đối cụ thể:
+ Luật báo chí năm 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999
quy định “...Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, tập thể và công dân” tại Điều 2; báo chí
Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu không nhằm
xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của
công dân” tại khoản 4 Điều 10 và “Báo chí khi thông tin
sai sự thật, xuyên tạc, vu không, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng,
phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác
giả... Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính,
xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của
Luật này, không đăng, phát sóng lòi phát biểu của tổ chức,
cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiêu nại với cơ
quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước vể báo
chí hoặc khởi kiện tại Tòa án” tại Điều 9.

148
+ Luật bưu chính năm 2010 quy định rõ các hành vi bị
cấm tại điểu 7 là các hành vi: “2. Gửi, chấp nhận, vận
chuyển và p h át bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất
độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm
khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây m ất
trậ t tự, an toàn xã hội; Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo
đổi nội dung bưu gửi; 6. Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch
vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật...”.
+ Luật viễn thông năm 2009 quy định về bảo đảm bí
m ật thông tin tại Điều 6: “3. Thông tin riêng chuyên qua
m ạng viễn thông công cộng của mọi tổ chúc, cá nhân được
bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên m ạng viễn
thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
quy định của pháp luật. 4. Doanh nghiệp viễn thông không
được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng
dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, sô' m áy gọi, sô'
m áy được gọi, vị trí m áy gọi, vị trí m áy được gọi, thời gian
gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp
kh i giao k ế t hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường
hợp sau đây: a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý
cung cấp thông tin; b) Các doanh nghiệp viễn thông có
thoả thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung
cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn
thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hoá đơn và
ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo
hợp đồng; c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật!’. L uật viễn thông
năm 2009 cũng quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động

149
viễn thông tại Điểu 12 là các hành vi: “3. Thu trộm, nghe
trộm, xem trộm thông tin trên mạng viên thông; trộm căp,
sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, m ật khâu, khóa
mật mã và thông tin riêng của tô chức, cá nhân khác. 4. Đưa
thông tin xuyên tạc, vu không, xúc phạm uy tín của tô
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...”.
+ L uật công nghệ thông tin năm 2006 cũng quy định
các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 là các h àn h vi:
“2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông
tin sô'nhằm mục đích sau đây:... Tiết lộ... những bí mật
khác đã được pháp luật quy định; Xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của công dân...”.
+ Dự thảo Luật an toàn thông tin do Bộ Thông tin và
Truyền thông được giao chủ trì soạn thảo đang được gấp
rú t hoàn thiện, theo đó sẽ có các quy định vê nguyên tắc cơ
bản trong bảo đảm quyền riêng tư: Tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động trên mạng không được xâm phạm an toàn
thông tin của tổ chức, cá nhân khác; tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động an toàn thông tin khi xử lý sự cố thông tin
phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, không xâm phạm đến bí m ật đời tư của cá nhân, V. V. .
+ Bên cạnh đó, các nghị định quy định chi tiết, các
nghị định xử p h ạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
th ô n g tin và tru y ề n thô ng nói riên g và các nghị địn h xử
p h ạt vi phạm h ành chính trong một số lĩnh vực liên
quan cũng đã quy định cụ th ể hành vi, chê định, chê tài
xử lý tương đôi nghiêm khắc với các h àn h vi xâm phạm

150
quyền riêng tư, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân.
Có thể thấy, những quy định pháp luật hiện hành của
Việt Nam cũng như những điểu ước quôc tê mà Việt Nam
là th àn h viên về bảo vệ quyền riêng tư đã tương đôi đầy
đủ và phù hợp. Thậm chí, theo ủ y ban pháp luật của Quốc
hội, khi đề xuất Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, có đại biểu đã trình lên
ủ y ban thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình
xây dựng dự án Luật bảo vệ quyền riêng tư 1.
Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được rấ t nhiều thành
tựu trong lĩnh vực bảo vệ quyển con người, trong đó việc
Việt Nam trở thành th àn h viên Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc (VNHRC) là sự ghi nhận của cộng đồng
quốc tế đốỉ với những th àn h tựu của Việt Nam trong việc
bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên
tấ t cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, tôn giáo, tín ngưỡng. Cùng thời điểm đó, khi xây dựng
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Việt Nam đã quan
tâm nhiều đến nội dung về quyền con người, quyền công
dân. Các quyền con người được đưa vào, có nhiều quyền
nằm trong các điều ước quốc tế, đặc biệt là Hiến chương
Liên hợp quốc; các công ước về quyền con người đã được
Việt Nam tôn trọng và ghi" nhận trong Hiến pháp. Là
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam

1. Xem Báo Pháp luật Online: Đ ại biêu Quô'c hội đê xu ất x â y


dự ng lu ậ t thì dễ, làm sẽ khó, 18-10-2011.

151
luôn xác định và nỗ lực nêu cao tinh thần, trách nhiệm
gương mẫu trong việc bảo đảm quyền con người, quyền
công dân trong đó có quyền riêng tư.

2. Một số hạn c h ế về pháp lu ật và thực tiến trong


v iệc b ảo đ ảm q u y ề n riê n g tư
Trong mỗi chúng ta, ngay từ khi còn nhỏ có thể là nạn
nhân hoặc trực tiếp chứng kiến những hành vi vi phạm
quyền riêng tư, như: chuyện các nhóm học sinh lớp lớn
chặn đưòng các em nhỏ lớp dưối, lục tung cặp sách để tìm
lấy bất cứ thứ gì chúng muốn, có khi chỉ để chê giễu về
những thứ đồ cá nhân mà chúng cho là đáng để cười cợt;
hay như chuyện cha mẹ lén đọc nh ật ký của con cái; đơn
giản hơn là chuyện những chàng lính trẻ đọc trộm thư của
nhau, V.V.. Đó như là những chuyện thường ngày. Những
hành vi tưởng như rấ t bình thường ấy chính là hành động
xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Không ít
trường hợp trẻ em đã sốc nặng khi biết bói mẹ đọc trộm
nhật ký của mình, có trường hợp tự tử vì thấy chuyện
riêng tư của mình bị xâm phạm. Song thực tế, phần lớn
những việc làm ấy vẫn được xã hội dễ dàng cho qua hay
coi là những kỷ niệm buồn “nho nhỏ” của một thời.
Không phải xã hội ngày càng phát triển thì quyền con
người, đặc biệt là quyển riêng tư ngày càng được bảo vệ tốt
hơn, thực tê cho thấy, bên cạnh những nỗ lực không biết
mệt mỏi của các Nhà nước trong việc bảo đảm quyền công
dân thì m ặt trái của sự ph át triển đang tác động, xâm
phạm trắn g trỢn và nghiêm trọng tới quyển riêng tư của

152
con người; ví dụ, lợi dụng công nghệ cao, một cá nhân có
thể xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu người, chỉ
một cú “click” chuột, cả hàng ngàn tran g tài liệu về thông
tin riêng cá nhân có thể phơi bày cho toàn th ế giới biết; chỉ
cần vào các trang công cụ tìm kiếm gõ những cụm từ “xâm
phạm đời tư ”, “nghe lén”, “nghe trộm ” có thể cho ra hàng
ngàn kết quả chi tiết về những vụ việc xâm phạm đời tư
trên toàn thê giới. Và Việt Nam chúng ta cũng không phải
là ngoại lệ.
Liên quan tới lĩnh vực thông tin và truyền thông, khi
đề cập quyền riêng tư, chúng ta thường nghĩ ngay đến các
vấn đề sau: thông tin trên báo chí, an toàn thư tín; sự
phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng viễn
thông, internet. Để làm rõ hơn hiện trạng, chúng ta sẽ đi
sâu tìm hiểu những vấn đề này.
a) Về thông tin trên báo chí:
Với hệ thông báo chí khá hoàn chỉnh từ trung ương
đến địa phương, báo chí Việt Nam đã làm tốt vai trò, trách
nhiệm là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của Nhân
dân. Báo chí đã khẳng định được vai trò, vị trí, ảnh hưởng
to lớn của mình đối với xã hội; là kênh thông tin quan
trọng giúp Chính phủ điều hành kinh tê - xã hội và thể
hiện tầm quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người,
bảo đảm nhu cầu thông tin cơ bản của người dân. Những
năm qua, hoạt động thông tin báo chí đã đi đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện để báo chí
thông tin kịp thời, đầy đủ, toàn diện những sự kiện thời

153
sự, chính trị, kinh tê - xã hội của đất nước và q\iôc tế; biêu
dương người tốt việc tốt, phê phán các hiện tượng tiêu cực,
tham nhũng; thực hiện tốt quyển được thông tin của Nhân
dân; góp phần phát hiện, để xuất, xây dựng và hoàn thiện
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tạo sự đồng
thuận cao trong toàn xã hội. Tính đên ngày 26-12-2013,
toàn quôc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm; có
70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Mạng lưới phát
thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình
trung ương và địa phương; có 178 kênh chương trìn h phát
th an h và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương
trìn h truyền hình, 75 kênh chương trìn h phát thanh.
Nhiều chương trìn h phát thanh truyền hình quốc gia và
một số chương trìn h phát thanh, truyền hình quảng bá
khác được phát sóng trên mạng internet đến các khu vực
và các nước trên thê giới phục vụ thông tin đôi ngoại. Bên
cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền
hình trả tiền tiếp tục được đầu tư, phát triển phục vụ 4,4
triệu thuê bao trên toàn quốc1.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội
và sự bùng nổ thông tin, một số tờ báo có biểu hiện xa rời
tôn chỉ, mục đích hoạt động, chạy theo lợi nhuận, trào lưu
thị hiếu lệch lạc, trở thành phương tiện thông tin sai sự thật,

1. Xem Báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền
thông, Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Mic.gov.vn.

154
xâm phạm và phát tán thông tin đời tư cá nhân một cách
bất hợp pháp để thu hút độc giả, đã làm ảnh hưởng không
tốt đến uy tín nghề báo - một nghề rấ t quan trọng trong
xã hội hiện đại - vối chức năng chính là đưa thông tin luôn
gần gũi, bám sát thực tế để đem lại những thông tin thời
sự chính xác, kịp thời cho mọi người. Chúng ta có thể dễ
dàng thấy rõ trên các m ặt báo những thông tin về đời tư,
“scandal” của người nổi tiếng xuất hiện với tần suất khá
dày đặc; trong đó, có không ít thông tin là sai sự th ậ t và
không được sự đồng ý của người được đưa tin.
Quyền riêng tư được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 21
Hiến pháp năm 2013) và Bộ luật dân sự (Điều 38 Bộ luật
dân sự năm 2005), theo đó Bộ luật dân sự năm 2005 quy
định tại Điều 38 như sau: “1. Quyền bí m ật đòi tư của cá
nhân được tôn trạng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu
thập, công bô" thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải
được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết,
m ất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập,
công bô" thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền”, ở góc độ báo chí, khoản 3 và khoản 4
Điều 5 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật báo
chí năm 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Không
được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích
rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá
nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh
hoạt tập thê, các buổi lao động, biêu diễn nghệ thuật, th ể

155
dục, th ể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc x ét xử
công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ
trọng án đã bị tuyên án)'. Như vậy, nhà báo, phóng viên
khi thu thập, công bố thông tin đời tư người khác cũng
phải được sự đồng ý của người đó. Báo chí đăng tin đời tư
người khác nhưng nếu không xin phép người đó thì bị coi
là vi phạm pháp luật. Tiết lộ bí m ật đời tư của người khác,
đăng tin trên báo có thể sẽ làm ảnh hưởng đên nhân
phẩm, danh dự, thậm chí đẩy người đó vào tâm lý bi quan,
sợ hãi, bị người khác khinh rẻ. Thực tê vừa qua đã có
không ít trường hợp vì những thông tin đời tư bị phát tán
mà nhiều bạn trẻ rơi vào bê tắc dẫn đến có hành vi tiêu
cực như tự tử. Đối với những người nổi tiếng, việc này làm
ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, ảnh hưởng đến thái
độ của khán giả và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến cả
công việc, th u nhập của họ.
Không nhũng thế, hiện nay có rấ t nhiều vụ việc mà bị
can chưa bị kêt tội bởi bản án có hiệu lực pháp luật của
Toà án thì báo chí đã kết tội họ trước rồi. Vì thế, có lúc dư
luận đã đặt câu hỏi, phải chăng báo chí đã tự phong chức
vị cho mình là “đứng trên ” pháp luật.
Báo chí với tư cách là một loại hình truyền thông đại
chúng, có khả năng công khai hoá và xã hội hoá thông tin.
Nhà báo cũng là người của công chúng. Mọi biểu hiện,
hành vi ứng xử của nhà báo đều có ảnh hưởng nh ất định
đến cộng đồng, xã hội. Nhà báo có khả năng và trách
nhiệm nghề nghiệp là tìm hiểu, điều tra và công bố sự
th ậ t vì quyền lợi của công chúng. Sự th ậ t đó đôi khi là

156
(hoặc liên quan đến) thông tin cá nhân, riêng tư và bí mật
của một sô cá nhân cụ thể. Việc công khai thông tin và
buộc các cá nhân phải minh bạch, chịu trách nhiệm trước
xã hội về hành vi của mình là một phần quan trọng trong
trách nhiệm của nhà báo. Nói như th ế không có nghĩa là
n hà báo, phóng viên được quyền khai thác và công khai
mọi thông tin cá nhân. Một nhà báo có văn hoá nghề
nghiệp sẽ luôn đặt ra câu hỏi: Có nên hay không nên công
bô thông tin riêng tư? Việc công bô" thông tin riêng tư đó có
ảnh hưởng như th ế nào đến các nhân vật liên quan? Suy
cho đên cùng, việc công bô" thông tin đó có vì quyền được
biết và quyển lợi của công chúng hay không?
b) Về vấn đề an toàn thư tín:
Đe bảo đảm hoạt động bưu chính chuyển phát thư tín
phục vụ tốt cho người dân, thời gian qua, ngành Thông tin
và truyền thông có đóng vai trò, vị trí quan trọng và đã có
rấ t nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Đến nay, cả nước có hơn
13.000 điểm bưu chính phục vụ, bao gồm 2.516 bưu cục,
8.117 điểm bưu điện - văn hóa xã, 1.150 đại lý bưu điện và
hơn 1.000 kiốt, thùng thư công cộng được đưa vào hoạt
động để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản;
bán kính phục vụ bình quân đạt <2,43km/điểm1. Mạng
bưu chính trong đó có các điểm bưu điện - văn hoá xã đã
góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đến N hân dân mọi vùng, miền của Tổ quốc,

1. Nguồn: Xem Tổng công ty Bưu điện V iệt N am se cung cấp


dịch vụ bưu chính tại Trường Sa, ict. news, 04-4-2014.

157
phô cập dịch vụ bưu chính, viễn thông; góp phần thực hiện
thành công chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc
đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đên các vùng
sâu, vùng xa. Ngành Thông tin và truyền thông luôn quán
triệt và nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm
quyên bí m ật đời tư của cá nhân, trong đó có việc bảo đảm
an toàn về thư tín của công dân, bảo đảm quyển bí mật
thư tín được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Đôi với thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức
thông tin điện tử khác của cá nhân, nếu không thuộc
trường hợp pháp luật có quy định và không có quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không ai có quyền
kiểm soát, xâm phạm nội dung các thư tín đó. Hiện nay,
pháp luật mới chỉ quy định trường hợp được khám thư tín,
điện tín tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
trong đó quy định khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật
liên quan đến vụ án thì có thể k h ám th ư tín, điện tín. Việc
khám xét trong trường hợp này cũng cần phải có lệnh của
người có thẩm quyền và phải được Viện kiểm sát cùng cấp
phê chuẩn trưốc khi thi hành.
Tuy nhiên, hiện tượng xâm phạm thư tín của công
dân (cả th ư thường lẫn thư điện tử, điện thoại) vẫn đang
diễn ra phức tạp. Chúng ta đều biết rằng, các cá nhân
trong xã hội giao tiêp với nhau thông qua ngôn ngữ một
cách trực tiêp hoặc gián tiếp. Trong khi giao tiếp, họ trao
đôi qua lại riêng cho nhau các thông tin, ý kiên, tình
cảm... Các phương thức giúp các cá nhân giao tiếp với
nhau một cách gián tiếp gồm các công cụ chuyển tải

158
thông tin dưới dạng chữ viết (thư), giọng nói (điện thoại),
chữ viết dưới dạng mã hóa (điện tín) và các hình thức
thông tin điện tử khác. Như vậy, ở đây, ngoài yếu tô' nội
dung thông tin cần chuyển tải - yếu tô' vô hình (nội dung
bức thư, nội dung cuộc điện thoại, nội dung điện tín) đã
xuất hiện thêm một th àn h tô' nữa là công cụ chuyển tải -
yếu tố hữu hình, như tờ giấy (trong thư viết), chiếc điện
thoại, máy tính (trong cuộc điện thoại, email). Trong hai
yếu tố nêu trên, chỉ có yếu tô' vô hình - tức nội dung
thông tin chuyển tải mới có tính chất riêng tư, cá nhân
và là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ. Với sự phát
triển của công nghệ, thư điện tử giò đây đang là một
trong những phương tiện thường xuyên để các cá nhân
trao đổi, thông tin qua lại với nhau, cũng như thực hiện
một số giao dịch. Việc sử dụng trá i phép, xâm phạm thư
điện tử (email) của người khác đang là vấn để khá phức
tạp trong thực tế.
Do được phát minh để đáp ứng nhu cầu chuyển tải
thông tin riêng giữa các cá nhân, nên bản th ân các phương
tiện chuyển tải n h ư điện thoại, dịch vụ email... về cơ bản
đã hỗ trợ việc bảo m ật các thông tin mà người sử dụng nó
truyền đi. Tuy nhiên, do phải sử dụng đến những phương
tiện trung gian như mạng viễn thông, internet, máy tính,
sóng điện từ... nên vẫn có khả năng những thông tin mà
các cá nhân truyền tải gián tiếp cho nhau bị đọc trộm,
nghe lén trái phép. Do vậy, nhu cầu bảo m ật đôi với các
hình thức chuyển tải thông tin riêng tư được đặt ra và cần
được pháp luật bảo vệ.

159
c) Sự phát triển của công nghệ thông tin, m ạng viên
thông, internet:
Thê giới đang chứng kiến và thụ hưởng những thành
tựu to lớn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin; khởi
đầu từ những năm cuối của th ế kỷ XX, bắt nguồn bằng
việc phát minh ra máy tính điện tử và thực sự bùng phát
khi mạng thông tin toàn cầu (internet) được sử dụng rộng
rãi. Tuy mới chỉ hình thành và phát triển vài chục năm
nhưng cuộc cách mạng mới này đã khiến cho các ngành
kinh tế, xã hội và văn hoá hoàn toàn phụ thuộc vào các
công nghệ mới của nó, trong đó đặc biệt phải kể đến vai
trò của máy tính điện tử và internet. Mạng internet đã trở
thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử
dụng thông tin cho mọi người dân; internet còn là kho
tàng tri thức vô giá của nhân loại được tích lũy cùng với sự
phát triển của xã hội, được lưu trữ và cung cấp cho cộng
đồng. Ngày nay, hầu như các thông tin về mọi m ặt đời
sông xã hội đều được cập nhật hàng giờ, thậm chí từng
phút trên mạng internet để đáp ứng nhu cầu thông tin
thường xuyên, thiết yếu của người dân. Internet đang
thâm nhập vào cuộc sông hàng ngày của từng con người,
từng gia đình; hay rộng hơn là của xã hội và toàn th ế giới.
Nó đang ngày càng trở th àn h nhu cầu không thể thiếu đối
với nhiều người, nó tác động một cách trực tiếp làm thay
đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động
đến sự phát triển của toàn xã hội.
ở Việt Nam, hoạt động quản lý, khai thác m ạng viễn
thông, internet, vệ tinh, cáp quang biển đạt hiệu quả cao

160
cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt; dịch vụ viễn thông
công ích và phủ sóng thông tin di động không chỉ ỏ đồng
bằng mà đến tận vùng biển, đảo nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin liên lạc, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần
của quân và dân tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
góp phần hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng
cường an ninh quốic phòng. Mạng viễn thông và internet
tiếp tục tăng trưởng mạnh, trung bình 40-45%/năm. Tính
đến hết năm 201.3, tổng sô' thuê bao điện thoại đạt 105
triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu
người sử dụng internet; tổng sô thuê bao internet băng
rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu; hơn 263.000 tên miền
“.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông
Nam Á về sô" lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia,
đạt tốic độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số địa
chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ1. Lĩnh vực công
nghệ thông tin có nhiều chuyển biến và phát triển m ạnh
mẽ; ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà
nước và trong đời sông xã hội được đẩy mạnh, bước đầu
đạt kết quả tốt. Quyền tự do thông tin theo đó được m ở
rộng cũng tạo điều kiện cho các quyền con người khác
phát triển, V .V ..
Tuy nhiên, bên cạnh những th àn h tựu đạt được, m ặt
tiêu cực của sự phát triển công nghệ đang hiện hữu, tác
động đến đời sống con người, như: vi phạm quyền con người

1. Xem V iệt N am đ ạ t 105 triệu thu ê bao điện thoại, Bâo điện
tử VN M edia. vn, 28-12-2013.

161
cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt các quyển liên quan
đến bí m ật đời tư, bí mật thư tín, danh dự, nhân phấm , tài
sản, quyền tác giả...; thông tin bôi nhọ, thông tin đời tư
lan truyền rấ t nhanh qua mạng, trong khi đó việc phát
hiện người vi phạm pháp luật trên không gian mạng toàn
cầu lại rấ t khó khăn do vượt ra khỏi khuôn khô pháp lý và
phạm vi địa lý của một nước; sự can thiệp trái phép vào hệ
thống mạng, khai thác, sử dụng thông tin riêng cá nhân
phục vụ cho mục đích xấu trở nên nguy hiểm hơn cho xã
hội và có tính lây lan nhanh chóng.
Bí m ật đời tư là quyền cá nhân được pháp luật bảo vệ,
song thực tiễn cuộc sông cho thấy, bí m ật đời tư vẫn có thể
được khai thác khi chưa có quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (tình trạng nghe trộm, nghe lén điện
thoại, giả mạo thư điện tử, trang thông tin điện tử của cơ
quan, tổ chức để lấy cắp thông tin cá nhân...) gây tâm lý
bất an gho mọi người; nhiều vụ việc liên quan đến mạng
internet như truy cập trái phép vào mạng internet, mạng
cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin, phát tán những
hình ảnh nhạy cảm riêng tư của cá nhân, thông tin sai sự
th ậ t về đời tư... gây ra những hậu họa khôn lường; tập
trung là các thông tin đời tư của những người có vị trí xã
hội, nôi tiêng hoặc giàu có. Những thông tin kiểu này
thường là chủ đề được dư luận quan tâm , khiên không ít
người “điêu đứng”, V . V . . Chưa bao giờ thiêt bị, phần mềm
nghe trộm được rao bán công khai như hiện nay; và cũng
chưa bao giờ, nhu cầu sử dụng loại thiết bị này lại nhiều
như hiện nay; tập trung vào các mục đích khác nhau như:

162
theo dõi hành vi ngoại tình, theo dõi con cái đê kiểm soát,
khai thác bí m ật đời tư người khác, khai thác bí m ật thông
tin doanh nghiệp... Với kích thước nhỏ gọn và chỉ cần một
chiếc sim điện thoại bất kỳ là có thể gắn hoặc giấu vào bất
cứ đâu; khi có người gọi điện thoại thì chiếc máy này sẽ tự
động gọi điện vào máy của người cần theo dõi khi có tiếng
động chung quanh, trong vòng bán kính 30m và nghe được
toàn bộ nội dung tiếng nói phát ra từ nơi đặt máy nghe
trộm; người sử dụng cũng có thê hủy hay kích hoạt chê độ
này từ xa với một tin nhắn điện thoại. Bên cạnh đó, một
phần mềm theo dõi, giám sát điện thoại cũng được quảng
cáo với thông tin khá hấp dẫn, có thê nghe được môi
trường chung quanh chiếc điện thoại cần theo dõi, nhận
được tấ t cả các tin nhắn nhận và gửi, biết vị trí, địa điểm
di chuyển của điện thoại, thông báo khi có sự thay đổi sô'
sim mới, V . V . . Các thiết bị đầu cuối và cả phần mềm nghe
trộm điện thoại rao bán trên thị trường nêu trên đêu là
hàng nhập lậu, không có tem hợp chuẩn. Rõ ràng việc sử
dụng các thiết bị này là vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân chính của những hạn ch ế nêu trên là:
- Nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các
quy định của pháp luật vê quyền riêng tư cho thấy, các
quy định này còn m ang nặng tính nguyên tắc, tính khái
quát hơn là tính thực tiễn nên quyền riêng tư của công
dân trong văn bản pháp luật còn mang tính hình thức,
vẫn còn có những bất cập, chồng chéo của hệ thống pháp
lu ật về bảo vệ quyền riêng tư. Pháp luật hiện hành chưa

163
thiết lập cơ chê pháp lý cụ thể để bảo đảm thực hiện
quyền -riêng tư một cách có hiệu quả, n h ất là thiếu các
biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện; có sự thiêu thông
n hất giữa các văn bản luật dẫn đến khó thực thi đồng bộ
trong thực tiễn bảo đảm quyền riêng tư.
- Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định cụ thể vể
quyền bí m ật đời tư, tuy nhiên, khái niệm “bí m ật đời tư”
và “quyền bí m ật đời tư ” chưa được hướng dẫn, giải thích
một cách cụ thể nên- có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì
pháp lu ật không quy định rõ ràng bí m ật đời tư là gì và
phạm vi giới hạn của nó thì rấ t dễ xảy ra tình trạng: công
dân thì không biết đời tư của mình được pháp luật bảo vệ
đến 'đâu, còn Toà án thì không căn cứ để chứng minh một
vụ việc nào đó là có xâm phạm đời tư hay không; có quan
điểm còn cho rằng, những thông tin về đời tư phải hợp
pháp mới được pháp luật bảo vệ và “lỗ hổng” pháp luật về
bí m ật đòi tư khiến cho ranh giới xâm phạm đời tư và
thông tin báo chí phục vụ sô' đông đại chúng là hết sức
mong manh. Chính vì thế, xâm phạm bí m ật đời tư diễn ra
phức tạp, n hất là đối với những người nổi tiếng, nhân vật
của công chúng. Một sô' người đã sử dụng pháp lu ật để.bảo
vệ bản thân, song đa sô' những trường hợp bị công khai
thông tin về bí m ật đời tư ít khi lên tiêng vì không muôn
“nói qua nói lại” và “bới” thêm , hoặc có thể do chưa biết
mình có quyền được pháp luật bảo vệ bí m ật đồi tư và
pháp luật bảo vệ quyền riêng tư đến đâu.
- Hiện nay, việc kinh doanh các thiết bị nghe lén nhìn
trộm chỉ có thể bị xử phạt vê các hành vi liên quan như

164
“kinh dớanh thiết bị bắt buộc phải chứng nhận và công
bô’ hợp quv” mà chưa có chê định và chê tài cấm kinh doanh
hoặc xử lý về hành vi kinh doanh thiết bị nghe, nhìn
trộm. Đây là cùng là lỗ hông pháp lý mà chưa có quy
định đê khấc phục. Bên cạnh đó, chê tài xử lý hành vi
xâm phạm quyền riêng tư nhìn chung còn rihẹ, nghiêng vê
xử lý hành chính nên ít mang tính răn đe, giáo dục. Một
bộ phận người có kiến thức chuyên môn cao về công nghệ
thích khám phá nên vô tình hoặc cố tình xâm nhập trái
phép qua mạng đê khai thác, sử dụng thông tin riêng cá
nhân cho mục đích vụ lợi. kể cả một sô nhà báo, phóng
viên biên chất sử dụng thông tin riêng cá nhân để thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật, tống tiên, p h á t tán
thông tin trên mạng, trên báo chí... gây bất bình trong dư
luận. Bên cạnh đó. cũng phải nói đến tình trạng 'một số
ngưòi thích khoe bản thân, tự phơi bày sự riêng từ của
mình mà không biết hoặc không có biện pháp tự bảo vệ
đê những kẻ cơ hội lợi dụng.

III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM QUYỂN RIÊNG TƯ


BẰNG PHÁP LUẬT TRONG THỜI GIAN TÓI

Bảo đảm quyền con người, quyền riêng tư là quá trình


thúc đẩy công bằng và thực thi luật pháp, xây dựng nhà
nước pháp quyền. Việc bảo đảm quyền riêng tư cá nhân sẽ
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, trách nhiệm của cơ
quan nhà nước. Trong bôi cảnh hội nhập quốc tê. phát triển

165
kinh tê thị trường và đẩy mạnh phát triển công nghệ thông
tin, Nhà nước cần có cơ chê tạo điểu kiện cho các cơ quan,
tổ chức, cá nhân tham gia vào môi trường thông tin mỏ
nhưng vẫn phải đảm báo nguyên tắc bảo vệ quyền bí mật
đời tư của công dân. Đê bảo đảm quvển riêng tư của công
dân trong bôi cảnh đẩy mạnh đôi mới, mỏ rộng giao lưu,
hội nhập q u ố c tế, trong thòi gian tới cần tập trung thực
hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất là, hoàn chỉnh và cụ thê hóa hệ thông văn
hản quv phạm pháp luật về quyển con người, quyền công
dân trong đó có quyên riêng tư. Đê phát huy quyển con
người, quvển công dân được hiến định trong Hiến pháp
năm 2013 thì vấn đê cụ thể hóa liên quan đến rấ t nhiều
luật, trong đó cần sớm ban hành Luật tiếp cận thông tin;
sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật tô tụng hình sự, Bộ luật
dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật háo chí; nghiên cứu,
cân nhắc đê xuất ban hành một văn bản luật chung đê
điều chính quyền riêng tư của công dân; cần đưa ra một
khái niệm cụ thê vê bí m ật đời tư hỏi đây là cơ sỏ đê Tòa
án xác định một thông tin cụ thê có được coi là bí m ật đời
tư hay không.
Thư hai lồ, phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi
mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phô
biên, giáo dục pháp luật vê quyển con người; tăng cường
tuyên truyền cho Nhân dân nắm được các điểm mới,
quyến của mình đê giám sát Nhà nước thực hiện thông
qua cơ chỏ dân chủ trực tiếp, dân chu gián tiêp và cán bộ

166
thực thi pháp luật, đồng thời giúp người dân biêt cách tự
bảo vệ quyền riêng tư của mình, c ầ n tiên hành sắp xêp
hợp lý hệ thống báo chí; rà soát, chấn chỉnh tình trạng cơ
quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích và không chấp hành
nghiêm luật pháp, nhất là Luật báo chí, đối với việc bảo
đảm quyền riêng tư; thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt
động của cơ quan báo chí theo đúng quy định hiện hành;
thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức đội
ngủ người làm báo.
Thứ ba là, để quyền riêng tư của người dân được bảo
đảm thực thi trong thực tiễn, cần phải có cơ chế, quy chê
phôi hợp, theo dõi, đánh giá và giám sát việc thực hiện
quyền bí m ật đời tư. Các cơ quan chức năng cần có cách
quản lý chặt chẽ hơn với loại hình kinh doanh, sử dụng
dịch vụ nghe lén, nghe trộm trái phép; nghiên cứu xây
dựng chế định, chế tài chặt chẽ để xử lý nghiêm minh
những hành vi này.
Thứ tư là, tiếp tục thực hiện tốt các nghĩa vụ với cộng
đồng quốc tế, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia,
cũng như bảo vệ quyển lợi của đất nước trong các tổ chức
quôc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, qua đó
nâng cao uy tín và vị thê của Việt Nam trên trường quốc
tế. Tăng cường hợp tác với cáonưỏc trên thê giới, các tô
chức quôc tê đê tran h thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng
đồng quốc tê trong thúc đẩy và bảo vệ quyên con người nói
chung, bảo đảm quyền riêng tư nói riêng, tạo thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc.

167
Thứ nàm là, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
cần phát triển hợp lý các loại hình thông túi đi đôi với
quản lý tốt; ngăn chặn hiệu quả mọi thông tin sai trái,
ảnh hưỏng đến sự ôn định, phát triển bển vững của đất
nước và các thông tin có tác động tiêu cực đến đạo đức, lối
sông của người dân. xâm phạm quvển riêng tư công dân.
Tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet, các
m ạng xã hội và blog cá n h ân theo quv định của pháp luật
về báo chí, Luật viễn thông năm 2009? Luật công nghệ
thông tin năm 2006 và các luật có liên quan. Phối hợp
‘thực thi có hiệu quả việc bảo đảm an toàn an ninh mạng,
an toàn thư tín, tăng cưòng bảo m ật đối với các hình thức
chuyẽn tải thông tin riêng tư; kịp thời đấu tran h , ngăn
chặrụ xử lý các hành vi tấn công mạng, th u thập trái phép
thông tin cá nhân trên mạng.

168
BẢO VỆ Q UY ỂN CON NG Ư Ờ I
TRONG D ự ÁN BỘ LUẬT DÂN s ự (SỬ A Đ ổ i) 1,
LUẬT H Ô N N H Â N VÀ GIA Đ ÌN H NĂM 2014

PGS. TS. Dương Đăng Huệ


Vụ trư ở n g Vụ P h á p lu ậ t d â n s ự - k in h t ế
Bộ Tư pháp

I. BỘ LUẬT DÂN Sự, LUẬT HỒN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -


HAI CÔNG CỤ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG TRONG
Cơ CHẾ BẢO VỆ QUYỂN CON NGƯÒI ở N ư ớ c TA

Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đặt
ra trong việc soạn thảo dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) và
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là “bảo đảm thực
hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân". Mục tiêu,
nhiệm vụ này càng trỏ nên quan trọng khi đặt trong bôi
cảnh hiện nay, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 trước đây và Hiến pháp năm 2013 hiện nay đã dành
sự quan tâm đặc biệt đến việc ghi nhận và bảo vệ quyền
con người, quyền công dân. Đồng thời, cùng với yêu cầu

1. Bộ luật dân sự hiện hành là Bộ luật dân sự năm 2005.

169
thê chê hóa bàng pháp luật nhàm bảo đam thực hiện
quyển con người trong Hiến pháp năm 1992 sưa đổi, bô
sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013 thì mục tiêu,
nhiệm vụ bảo vệ quyển con người trong Bộ luật dân sự,
Luật hôn nhân và gia đình còn xuất phát từ các yêu câu
khách quan sau:
1. Pháp luật vê dân sự, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam
(sau đây gọi chung là pháp luật dân sự) và củng như ỏ các
quốc gia trên thê giới luôn có vai trò đặc biệt trong việc
công nhận, thực thi những quyền cơ bản nhất của con
ngùòi như: quyền được bình đẳng, không bị phân biệt đối
xử; quyển két hôn; quyển về sỏ hữu tài sản của cá nhân,
của vợ chồng và cua gia đình; quyền vê làm cha, làm mẹ
v à l à m c o n , V.V..

2. Bên cạnh những tru y ền thông đạo đức tốt đẹp,


Việt Nam cũng còn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của
tư tường Nho giáo, quan niệm trọng nam khinh nữ. vai trò
của người phụ nữ gắn liền vối chức năng nội trợ trong gia
đình đã và đang có những tác động không nhỏ đến thực
h iệ n q u y ể n c o n n g ư ờ i v ê h ô n n h â n v à g ia đ ìn h .

3. Pháp luật dân sự hiện hành còn có một sô bất cập,


hạn chê trong thực hiện quyền con người, như: (a) một số
quy định còn mang tính hình thức, không thực chất hoặc
không khả thi: (b) một số vấn đế phát sinh trong thực tiễn
chưa được luật quy định cụ thê hoặc không quy định dẫn
tới người dân khó tiêp cận hoặc không được bảo vệ kịp thời
quyên cua mình, như: vấn đê giải quyết hậu qua cua việc
nam. nữ chung sông như vợ chồng mà không có đăng ký

170
kêt hôn; cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính:
mang thai hộ; ly thân; chế độ tài sản theo thỏa thuận: bao
vệ quyển riêng t ư , V .V . .
4. Nền kinh tê thị trưòne củng đã tạo ra những thách
thức, chi phôi không nhò vê thực hiện quyền con người
trong lĩnh vực dân sự bởi sự phân biệt giàu nghèo, vị trí xã
hội. nghê nghiệp, gia đình. V.V..

5. Việt Nam đã là thành viên của một sô điểu ước quôc


tê quan trọng liên quan đên thực hiện quyền con người về
hôn nhản và gia đình, như: Hiên chương Liên họp quôe
năm 1945. Tuyên ngôn thê giới vê quyên con ngưòi năm 1948,
Công ước quốc tê vê các quyển dân sự và chính trị năm 1966,
Công ước quổc tê vê các quyển kinh tê. xã hội và văn
hóa năm 1966. Công ước vê xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đôi xử đôi với phụ nữ (CEDAW) năm 1958, Công
ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. Y.V..

việc cụ thê hóa các cam kêt quốc tê vào pháp luật trong
nước là trách nhiệm của các nước th àn h viên, trong đó
có Việt Nam.

II. NỘI DƯNG Cơ BẢN CỬA DỤ THÀO LUẬT


DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỂN CON NGƯỜI

1. Đôi với L u ậ t h ô n n h â n v à gia đ ìn h n ăm 2014

a) Luật đã quy định những nguyên tắc cua chê độ hôn


nhân và gia đình vê co ban dựa trên nên tảng quvền con
ngúời. như:

171
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dán tộc,
các tôn giảo, giữa người theo tôn giáo với người không theo
tôn giáo, giữa người có tín ngưdng với người không có tín
ngưởng, giữa công dân Việt Nam vói ngưòi nước ngoài
được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Cha. mẹ, con và các thành viên khác của gia đình có
nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm , châm sóc, giúp đõ nhau và
không phân biệt đổi xử đối với nhau.
- Nhà nước, xã hội và gia đinh có trách nhiệm bảo vệ,
hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tậ t thực hiện
các quyến về hỏn nhãn và gia đình: giúp đỡ các bà mẹ thực
hiện tốt chức nâng cao quý của người mẹ.
b) Nội dung luật nám 2014 đả sủa đổi. bổ sung so các
quy định của Luật hôn nhản và gia đình nâm 2000 (sủa
đổi. bô sung 2010) đê bào đảm thực chất và tính khả thi về
thực hiện quvền con nsười. như:
- Quy định cụ thể các bên trong quan hệ hôn nhãn và
gia đình có quyển áp dụng-tập quán tốt đẹp thể hiện bản
sác của mỗi dãn tộc trong quan hệ hôn nhản và eia đình
của mình nếu không vi phạm các nguyên tắc cơ bàn của
chế độ hỏn nhân và gia đình, các điều cấm trong hỏn nhân
và gia đinh, trong đó có vấn đế quyền con ngxíòi.
- Quy định nam. nữ bình đẩns về tuổi kết hỏn. đồng
thời quy định cấm tảo hôn.
- Quy định xử lý kết hôn trái pháp luật theo hưónơ ưu
tiên bảo vệ quyền, lợi ích h<ip pháp của phự nữ. con chưa

172
th àn h niên; người thực hiện công việc nội trợ và các công
việc khác liên quan đến duy trì cuộc sông chung được xem
như lao động có thu nhập.
- Quy định trách nhiệm của vợ, chồng trong cùng nhau
chia sẻ, thực hiện các công việc gia đình, tôn trọng và thực
hiện các quyền nhân thân của nhau.
- Quy định về lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được
sửa đổi theo hướng: vợ chồng “thỏa thuận” vê nơi cư trú thay
vì quy định vỢ, chồng “lựa chọn” nơi cư trú.
- Quy định vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Không công
nhận những thỏa thuận của vợ chồng xâm phạm tới quyền,
lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành
niên m ất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động yà không có tài sản để tự nuôi mình; quyền, lợi
ích hợp pháp.của người thứ b a , V.V..
- Quy định, tà i sản thuộc sỏ hữu chung vợ chồng mà
pháp lu ật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyển
sử dụng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận
quyền sở hộu, quyền sử dụng; trường hợp chỉ ghi tên
một bên vợ, chồng th ì áp dụng nguyên tắc suy đoán là
tài sản chung nếu không có đủ căn cứ chứng minh đó là
tài sản riêng.
- Quy định quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ, con không
phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Cụ thể
hóa quyển, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả cha mẹ và con
với nhau vê phát triển cá nhân, quyền nhân thân khác, tài

173
san, lao động và chia sé, thực hiện những công việc cua
gia đình.
- Quv định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dương cho con
không chi khi ly hôn mà còn cá trong trương hợp vi phạm
nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Quy định về việc nhận con không đòi hoi sự đồng ý
của vợ hoặc chồng của người nhận con.
- Quv định vế cản cứ ly hôn dựa trên các hành vi vi
phạm của vợ chồng đôì vói quyển, nghĩa vụ của nhau, đặc
biệt các hành vi liên quan đến bạo lực gia đình, tình nghĩa
vợ chồng, đồng thòi giải quyết hậu quả của lv hôn về tài
sản dụa trên công sức đóng góp và lỗi của cácbén trong vi
phạm quvên. nghĩa vụ vợ chồng.
- Quy định quyển lưu cư của vợ, chồng khi ly hôn
trong trường hợp có khó khăn vê chỗ ỏ.
V.V..

c) Luật hôn nhản và gia đình năm 2014 đả được bô


sung quy định vế các quan hệ chưa được Luật hỏn nhản
và gia đình năm 2000 (sủa đổi, bô sung năm 2010) quv
định hoặc quy định không cụ thê đê tôn trọng, thực hiện
quvên con người, như:
- Quy định về giải quyết hậu qua về n h á n thân, tài
sản và con giữa các bên nam, nữ chung sống như vọ
chồng, trong đó quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ va con
được ưu tiên bao vệ; ngưòi thực hiện công việc nội trọ và
các cóng việc khác có liên quan đế duy trì đòi sông chung
được xem như lao động có thu nhặp; quyển, nghĩa vụ cua
con đỏi VỚI cha mẹ mà khỏng phụ thuộc vào tinh trạn g hôn
nhản cua cha mẹ họ.

174
- Quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sông
giữa những người cùng giới tính. Nhà nước không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng
tôn trọng quyển được sống theo bản dạng giới, khuynh
hướng tính dục, việc sông chung giữa họ.
- Quy định vể quyền của vợ chồng trong lựa chọn chê
độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận; các
nguyên tắc chung áp dụng đối VỚI tấ t cả các cặp vợ chồng
không phụ thuộc vào chê độ tài sản mà họ lựa chọn để bảo
đảm vợ chồng bình đẳng trong chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình, người làm công việc gia đình được xem như lao động
có thu nhập, trách nhiệm của bên vi phạm quyền, nghĩa
vụ tài sản, V.V..
- Quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp con
sinh ra bằng kỹ th u ậ t hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo.
- Quy định về điểu kiện mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo; quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Quy định về cha, mẹ, người thân thích khác có quyền
yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận
thức, làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Quy định về vợ chồng có quyển yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly th ân theo căn cứ luật định.

175
của Liên hợp quôc vê quyền trẻ em năm 1989, V .V .. Ví dụ:
việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tuổi kết hôn, cấm kêt
hôn giữa những người cùng giới tính cũng được xem xét
nhiều từ góc độ quyển con người được quy định ở các điều
ưóc quổc tế nói trên.
đ) Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy
định cụ th ể trách nhiệm của Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức
thi hành luật, trong đó có thi hành các quy định về thực
hiện quyền con người trong lĩnh vực dân sự.

2. Đối với Dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi)


a) Về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự:
Với vai trò là luật chung, dự thảo Bộ luật dân sự (sửa
đổi) đã quy định những nguyên tắc cơ bản, phản ánh
nguyên lý chung nh ất của các quan hệ xã hội do ngành
luật dân sự điểu chỉnh như: nguyên tắc tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc
thiện chí, trung thực; nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự;
nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thông tốt đẹp;
nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự. Các nguyên
tắc này cũng chính là những nguyên lý cơ bản nhất để tôn
trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực
dân sự.
b) Về cá nhân:
Để kịp thời cụ thể hóa quy định về tôn trọng, bảo vệ
quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013,
khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật,

177
dự thảo luật đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng vể
cá nhân, như:
(1) Bổ sung quy định người dưới 18 tuổi két hôn hợp
pháp theo quy định của pháp luật vể hôn nhân và gia đình
được coi là người thành niên như là một ngoại lệ để người
này có đủ năng lực hành vi trong thực hiện quyển, nghĩa
vụ về hôn nhân và gia đình nói riêng, về dân sự nói chung.
(2) Bổ sung quy định về năng lực hành vi của người do
bị khuyết tậ t hoặc do tình trạng thể chất, tinh th ần dẫn
tối có sức khỏe tâm thần không tốt, khả năng nhận thức
không đầy đủ, thiếu chính xác, không rõ ràng về hành vi
của mình nhưng chưa ở mức m ất năng lực hành vi dân sự
(gọi chung là người có khó khăn trong nhận thức, thực
hiện hành vi);1
(3) Để thực hiện, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của
nhóm người yếu thê vê năng lực hành vi dân sự (người
chưa th àn h niên; người m ất năng lực hành vi dân sự;
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó
khăn trong nhận thức, thực hiện hành vi), đồng thời để
bảo đảm sự ổn định trong giao lưu dân sự, hạn chê việc
tuyên hành vi pháp lý vô hiệu một cách tùy tiện, máy móc,
dự thảo lu ật đã bổ sung một số quy định hoặc quv định cụ

1. Bộ luật dân sự nám 2005 quy định hai mức độ cơ bản của
năng lực hành vi: (1) Người chưa thành niên (ngưòi dưới 18 tuổi);
(2) Người đã thành niên (người từ đủ 18 tuôì trỏ lên) và hai trường
hợp ngoại lệ (mất năng lực hành vi dân sự, hạn ch ế n ăng lực hành
vi dân sự) (TG).

178
thể hơn về xác lập, thực hiện hành vi pháp lý của người
yêu th ế về năng lực hành vi dân sự, như:
- Quy định cụ thể các trường hợp người yếu thê vê
năng lực hành vi được tự mình xác lập, thực hiện hành vi
pháp lý mà không cần có sự đồng ý của người đại diện
hoặc chưa có sự đồng ý của người đại diện nhưng không
cần tuyên bô' vô hiệu. Trong đó, xác định rõ hành vi pháp
lý không vô hiệu nếu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày của cá nhân; người yếu th ế về năng lực hành vi
dân sự được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ
nghĩa vụ dân sự đối với người xác lập, thực hiện hành vi
với mình; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài
sản riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không liên quan
đến bất động sản, động sản có đăng ký quyển sỏ hữu,
quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh, giao dịch
qua tổ chức tín dụng; hành vi pháp lý được Tòa án công
nhận, người đại diện theo pháp luật công nhận hoặc người
chưa th àn h niên công nhận hành vi của mình sau khi đã
thành niên, V .V ..
- Bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với người yếu thê về
năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người xác lập,
thực hiện hành vi pháp lý không biết hoặc không phải biết
bên kia của hành vi pháp lý là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, thực hiện hành vi thì công nhận hành vi pháp lý nếu
phù hợp với quyền, lợi ích của người yếu th ế về năng lực
hành vi dân sự, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

179
(4) Để tôn trọng, thực hiện và bảo vệ tôt hơn quyển
nhân th ân của cá nhân, đồng thời để quy định của Bộ luật
dân sự có thể bao quát được các lợi ích nhân th ân của cá
nhân trong thực tiễn thi hành pháp luật, dự thảo luật bổ
sung nguyên tắc: ngoài các quyền nhân th ân được quy
định ỏ Bộ luật dân sự, các quyển con người khác vê nhân
thân trong lĩnh vực dân sự của cá nhân cũng được pháp
luật tôn trọng và bảo vệ.
(5) Để bảo đảm tốt n h ất lợi ích của người yếu th ế về
năng lực hành vi dân sự; tôn trọng quyển tự quyết, quyền
tự thỏa th u ận trong cử người trợ giúp và bảo đảm tính
minh bạch, công khai trong áp dụng chế độ trợ giúp cho
người yếu th ế về năng lực hành vi dân sự, dự thảo luật đã
có nhiều sửa đổi, bổ sung chế độ trợ giúp cho người yếu thế
vê năng lực hành vi dân sự, như:
- Bổ sung chế độ trợ tá cho người thuộc diện có sức
khỏe tâm th ần không tôt, khả năng nhận thức không đầy
đủ, thiếu chính xác và rõ ràng về hành vi pháp lý. Qua đó
giải quyết được những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn
thi hành pháp luật và để có cơ chế pháp lý hiệu quả hơn
trong thực hiện, bảo vệ các quyền, lợi ích của họ.
- Quy định cử người giám hộ, trợ tá cho người yếu
th ế về năng lực hành vi dân sự theo thứ tự các nguyên
tắc sau:
Thứ nhất, tôn trọng ý chí của người cần được giám hộ,
cần được trợ tá trong trường hợp họ là người th àn h niên
đã chỉ định người giám hộ, người trợ tá cho mình trước khi
ở vào tình trạng cần được giám hộ, cần được trợ tá;

180
Thứ hai, người thân thích của người yêu thê vê năng
lực hành vi dân sự có quyển thỏa thuận về việc cử người
giám hộ, người trợ tá cho người này;1
Thứ ba, trong trường hợp người thân thích không có
thỏa thuận thì Tòa án có thẩm quyền cử một trong scí
những người thuộc phạm vi luật định làm giám hộ, trong
đó có xem xét đến tôn trọng thực tế và tập quán văn hóa,
ví dụ: ưu tiên cử người thân thích của người yếu th ế về
năng lực hành vi dân sự hoặc người đang trực tiếp sống
cùng với người yếu th ế về năng lực hành vi dân sự.
- Quy định tách biệt và cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ
của người thân thích của người yếu thê về năng lực hành vi
dân sự với quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, ngưòi trợ tá;
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ và giám sát việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, người trợ tá.
Trong đó, người giám hộ, người trợ tá có nghĩa vụ bảo đảm
cho người được giám hộ, được trợ tá được quan tâm, chăm
sóc và giúp đỡ; có quyền yêu cầu người thân thích của người
được giám hộ, được trợ tá thực hiện các quyền, nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; trong
trường hợp người được giám hộ còn người thân thích thì
những người thân thích phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng,
quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ người được
giám hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định người
thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, ngxtời có cùng
dòng máu vê trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

181
- Quy định cụ thể hơn hậu quả của việc thay đổi, chấm
dứt giám hộ, trợ tá.
- Quy định việc giám hộ, trợ tá phải được đáng ký tại
ủ y ban nhân dân nơi cư trú của người được giám hộ, được
trợ tá. Đồng thời, dự thảo luật quy định cụ thể về thẩm
quyển cử người giám hộ, trợ tá theo nguyên tắc: (i) Uy ban
nhân dân là cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ trong
trường hợp những người thân thích thỏa thuận được về cử
người giám hộ; (ii) Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm
quyên về cử người giám hộ trong trường hợp có tran h chấp
hoặc người cần được giám hộ, được trợ tá không có hoặc
không còn người thân thích để làm người giám hộ. Quyết
định cử người giám hộ, người trợ tá phải được gửi cho ú y
ban nhân dân nơi cư trú của người được giám hộ, được trợ
tá để ghi chú theo quy định của pháp luật hộ tịch.
(6) Bổ sung quy định vể năng lực pháp luật của người
nước ngoài trong tham gia giao lưu dân sự ở Việt Nam theo
nguyên tắc: cá nhân là người nước ngoài có quyền, nghĩa vụ
của cá nhân được quy định tại Bộ luật dân sự. trừ trường
hợp Hiên pháp, luật hoặc điêu ưốc quốc tê mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

III. D ự BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH


VỀ THỰC HIỆN TỐT HƠN QUYỂN CON NGƯÒI
TRONG LUẬT HÔN NHÀN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
VỪA ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ D ự ÁN
BỘ LUẬT DÀN Sự (SỬA Đổi) KHI Đ ư ợ c BAN HÀNH:

- Trên cơ sở quy định quyển, nghĩa vụ về dân sự cụ thể

182
hơn, định hướng nhiều chuẩn mực ứng xử phù hợp với
thực tiễn hơn, bảo vệ tôt hơn những chủ thể dễ bị tổn
thương, bị xâm phạm liên quan đến bình đẳng giới thì
người dân, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu th ế
khác có thể lựa chọn những ứng xử phù hợp nhất cho bản
thân mình, các con và gia đình.
- Bằng những quy định kết hợp hài hòa giữa tôn
trọng quyền tự quyết, sự phát triển cá nhân, sự thỏa
th u ận với sự ổn định của gia đình, lợi ích của các con,
trậ t tự của xã hội và văn hóa, đạo đức truyền thông của
dân tộc thì người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và các
nhóm yếu th ế khác vừa vẫn có thể thực hiện tốt các trách
nhiệm đôi vối gia đình, cộng đồng, xã hội, vừa có nhiều cơ
hội hơn trong việc tiếp cận, thực hiện các quyền, nghĩa
vụ vê dân sự của mình.
- Bằng những quy định kết hợp hài hòa giữa giải
quyết các quan hệ trong hôn nhân và gia đình với các
quan hệ xã hội khác có liên quan thì người dân, đặc biệt
phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu th ế khác bên cạnh thực
hiện các quyền, nghĩa vụ trong gia đình thì vẫn có thể
tham gia các hoạt động học tập, nghề nghiệp, kinh doanh
và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội khác phù hợp
với nguyện vọng của mình.
- Bằng những quy định linh hoạt, bám sát thực tiễn
thì vừa vẫn thể hiện quan điểm của Nhà nước vê việc
không thừa nhận những quan hệ không bảo đảm các điều
kiện pháp lý theo lu ật định, vừa giúp cho người dân được
tiếp cận cơ chế pháp lý trong giải quyết hậu quả của những

183
quan hệ này, giúp người dân hạn chế được sự phân biệt
đối xử với mình, được công nhận, thực hiện, bảo vệ tốt hơn
các quyền, lợi ích hợp pháp, đặc biệt của phụ nữ, trẻ em và
các nhóm yếu thê khác.
- Bằng các quy định về thủ tục th u ận lợi giúp cho
người dân, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu thế
khác có thể được tiếp cận tốt hơn về quyền yêu cầu và
quyền được cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu
liên quan đến công nhận, thực hiện, bảo vệ các quyền
trong hôn nhân và gia đình.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyển có căn cứ pháp
lý đầy đủ hơn, thủ tục th u ận lợi hơn trong việc thi hành
Luật hôn nhân và gia đình.

184
THẺ CHẾ VÀ BẢO VỆ QUYỂN CON NGƯỜI
TRONG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH
BỘ LUẬT HÌNH S ự

N g u y ê n Văn Hoàn, P h ó Vụ trư ở n g


Vu P h á p lu ậ t h ìn h s ự - h à n h ch ín h , Bộ Tư p h á p

Hiến pháp năm 2013 đã dành một chương (Chương II)


với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) để quy định về các
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hệ thông các quyền con người, quyền cơ bản của công
dân được ghi nhận tại Chương II của Hiên pháp năm
2013 khá rộng và đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau của đòi sông, trong đó, đáng chú ý có một số
nhóm quyền cơ bản sau: 1) Quyền sông; 2) Quyền bất khả
xâm phạm vê th ân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm; 3) Quyền bình đẳng; 4)
Các quyền tự do dân chủ (quyền bất khả xâm phạm vê
đời sông riêng tư, bí m ật cá nhân và bí m ật gia đình;
quyền bí m ật th ư tín, điện thoại, điện tín và các hình
thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyên bất khả xâm
phạm về chỗ ở; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền tự do

185
tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biêu tình; quyên
bầu củ, ứng củ; quyền biểu quyết kh i Nhà nước tô chức
trưng cầu ý dân; quyền bình đẳng; quyên khiếu nại, tô
cáo); 5) Các quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
6) Các quyền vê kinh tế, văn hoá, xã hội, lao động (quyên
sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh; quyền về lao
động, việc làm; quyền được bảo đảm an sinh xã hội;
quyền được sông trong môi trường trong ỉành); 7) Các
quyền liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, trong số này có
những quyển lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 2013 như: quyền sống, quyền bất khả xâm
phạm về đời sông riêng tư, bí m ật cá nhân và bí m ật gia
đình; quyển tiếp cận thông tin; quyền được sông trong
môi trường trong lành; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác cũng như quyền quyết định việc cho
phép tiến hành thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay
bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ th ể mình.
Sự phát triển của Hiến pháp năm 2013 về quyền con
người, quyền cơ bản của công dân thể hiện sự đổi mới tư
duy nhận thức trong việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện
các quyền của người dân trên thực tế. Điều 14 Hiến pháp
năm 2013 khẳng định: “1. Ở nước Cộng hòa xả hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân vê
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thê bị hạn
chê theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý

186
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xà hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng’.
Các quyền con người, quyển cơ bản của công dân được
bảo đảm thi hành bằng cả hệ thông pháp luật bao gồm
nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật
hình sự - một công cụ pháp lý tiêu biểu bảo vệ các quyền
con người. Một trong những định hưống cơ bản sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự trong thời gian tới được xác định là
tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự theo hướng đề cao
hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý
người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ các
quyền con người, quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Vấn để bảo vệ quyền con người được thể hiện trong Bộ
luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây
gọi là Bộ luật hình sự) dưới ba góc độ: một là, trong các quy
định tại Phần chung của Bộ luật hình sự, ví dụ như: nhiệm
vụ của Bộ luật hình sự (Điều 1); cơ sở của trách nhiệm hình
sự (Điều 2); nguyên tắc xử lý (Điều 3); các quy định về loại
trừ trách nhiệm hình sự (các điều 11, 12, 13, 15, 16); miễn
trách nhiệm hình sự (Điều 25); hệ thông các hình phạt (các
điều 26, 27, 28, 35); miễn, giảm hình phạt (các điểu 54, 57, 58);
xoá án tích (Điều 63); các quy định tại Chương X về chính
sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội;....; hai
là, trong các quy định tại Phần các tội phạm cụ thể của Bộ
luật hình sự, nhất là những quy định về các tội phạm xâm
hại đến các nhóm quyển của con người, quyền cơ bản của
công dân; ba là, trong kỹ th u ật lập pháp hình sự.

187
Sự phát triển, bổ sung và đề cao quyển con người,
quyển cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đặt
ra yêu cầu phải rà soát, sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy
định của Bộ luật hình sự hiện hành, không chỉ trong các
chê định thuộc Phần chung mà cả trong Phần các tội
phạm của Bộ luật hình sự cũng như về kỹ th u ậ t lập pháp
hình sự nhằm làm tăng tính rõ ràng, minh bạch, bảo đảm
cho các quyền này của ngưòi dân được thực hiện trên thực
tế. Bộ luật hình sự phải xử lý nghiêm các hành vi xâm hại
các quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
Thực tiễn điều tra, truy tô", xét xử cho thấy, có lúc, có
nơi việc tôn trọng và bảo vệ các quyển con người, n h ất là
đối với các đối tượng yếu th ế trong xã hội vẫn chưa được
tôn trọng một cách đầy đủ và toàn diện. Nhìn chung,
người dân chưa thực sự cảm thấy an toàn vê môi trường
sông của mình. Tình trạn g ô nhiễm môi trường, m ất vệ
sinh an toàn thực phẩm, m ất an toàn trong lao động,
trong xây dựng, trong khi tham gia giao thông đã đến mức
báo động; Trong xã hội còn xảy ra những vụ giết người,
cướp của hết sức dã man, tàn bạo gây chấn động trong dư
luận và gây tâm lý hoang m ang trong một bộ phận nhân
dân; Người dân chưa thực sự yên tâm trong việc ph át huy
tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh,
trong việc chủ động tham gia các hoạt động đấu tran h
phòng, chông tội phạm và các vi phạm pháp luật. Điều
này làm cho các quyền con người, quyền công dân chưa
được bảo đảm thực hiện một cách triệ t để. Vì vậy, Bộ luật
hình sự cần được tiếp tục hoàn th iện góp phần tạo ra một

188
khung pháp lý để bảo vệ một môi trường sông an lành cho
người dân; bảo vệ tốt hơn các quyển con người, quyền tự
do, dân chủ của công dân; động viên khuyên khích mọi
tầng lớp nhân dân yên tâm, tích cực tham gia đấu tranh
phòng, chông tội phạm, tham gia phát triển kinh tế, sáng
tạo khoa học.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật
hình sự bảo vệ các quyền đã được Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 ghi nhận thì cần bổ sung các quy
định mói để bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của
công dân lần đầu tiên được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Dưới đây, xin để cập đến một sô nội dung chủ yếu:

1. v ề m ột số vấn đề chun g của Bộ luật h ìn h sự


a) Sửa đổi, bổ sung các quy định về loại trừ trách
nhiệm hình sự theo hướng quy định rõ ràng, cụ thể và mở
rộng diện các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (ví
dụ: rủi ro xảy ra trong nghề nghiệp, trong sản xuất, thí
nghiệm khoa học - công nghệ hoặc trong khi bắt, giữ người
phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã mà gây thiệt hại
cho người bị bắt,...) để khuyên khích và bảo vệ những
người năng động, sáng tạo trong nghiên cứu, áp dụng các
thành tựu khoa học - công nghệ, những người tích cực
tham gia ngăn chặn tội phạm.
b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hình phạt, tăng tính
hướng thiện và linh hoạt; giảm khả năng áp dụng hình
phạt tù, đồng thời, mở rộng phạm vi áp dụng các hình
phạt không tước tự do. Đây là hai nội dung có liên quan

189
hữu cơ với nhau. Tính nhân đạo trong chính sách hình sự
được thể hiện trước hết ở việc giảm nhẹ các hình phạt có
tính hà khắc đôi với người phạm tội, giảm bớt hình phạt
tù đối với người phạm tội, theo đó, muôn giảm khả năng
áp dụng các hình phạt tù, thì cần nghiên cứu điểu chỉnh
theo hướng hình phạt tù chủ yếu áp dụng đôi với các tội
phạm rấ t nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đôi vối
các tội phạm nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thì chỉ
nên áp dụng khi xét thấy, nếu để người phạm tội ở ngoài
xã hội sẽ còn gây hại cho xã hội; đôi với những trường hợp
còn lại thì xem xét áp dụng các hình phạt không phải là
tưốc tự do. Theo hưống này, thì cần nghiên cứu loại bỏ khả
năng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đôi với các tội
phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng với lỗi vô
ý, đồng thời, cần quy định theo hướng mở rộng khả năng
áp dụng hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam
giữ. Nghiên cứu mở rộng khả năng áp dụng hình p h ạt tiền
đối với các nhóm tội phạm xâm phạm trậ t tự quản lý kinh
tế, tội phạm xâm phạm an toàn, trậ t tự công cộng, tr ậ t tự
quản lý hành chính và một số tội phạm xâm phạm sở hữu.
M ặt khác, nghiên cứu sửa đổi quy định của Bộ lu ật hình
sự về hình phạt cải tạo không giam giữ theo hưống mở
rộng phạm vi áp dụng và tăng tính cưỡng chế của loại
hình phạt này.
c) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất thu hẹp phạm vi áp
dụng hình phạt tử hình nhằm bảo đảm quyền sông của
con người lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp
năm 2013. Việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình ph ạt tủ

190
hình cần được nghiên cứu, để xuất theo ba khía cạnh: một
là, quy định th ật chặt chẽ và rõ ràng các điểu kiện để áp
dụng hình phạt tử hình tại phần chung (sửa đổi, bổ sung
Điều 35) theo hướng hình phạt này chỉ nên áp dụng đối
với một sô" trường hợp phạm những tội đặc biệt nghiêm
trọng có tính bạo lực, thể hiện sự dã man, tàn bạo, mất
nhân tính, cố tình tước đoạt sinh mạng người khác một
cách bất hợp pháp (như: giết người, giết người và cướp
của, hiếp dâm và giết nạn nhân,...) hoặc đe dọa nghiêm
trọng đến sự tồn vong của Nhà nước, của chế độ hoặc phá
hoại hoà bình, chông loài người và tội phạm chiến tranh;
hai là, tiếp tục thu hẹp diện các tội danh có thể áp dụng
hình phạt tử hình (hiện nay có 22 tội); ba là, bên cạnh cơ
chê Chủ tịch nước ân giảm án tử hình thì cần mở rộng khả
năng áp dụng cơ chế giảm án tử hình, chuyển đổi án tử
hình hoặc hoãn thi hành án tử hình trên thực tế.
d) Hoàn thiện các chê định miễn trách nhiệm hình sự;
miễn, giảm hình p hạt theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng
các điều kiện áp dụng; mở rộng khả năng áp dụng chê
định miễn, giảm hình phạt; nghiên cứu bổ sung chế định
tha tù trưốc thời hạn có điều kiện; bổ sung các quy định về
xoá án tích cho bao quát hết các trường hợp trong thực tế.
đ) Tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến
người chưa thành niên tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc xử lý
người chưa th àn h niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi
ích tôt n h ất cho các em, đồng thời, có cơ chê bảo vệ tôt hơn
người chưa th àn h niên bị tội phạm xâm hại.

191
Thứ hai, nghiên cứu khả năng hạn chê phạm vi truy
cứu trách nhiệm hình sự đối vỏi người chưa th àn h niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng chỉ coi là tội phạm
khi các em thực hiện một số tội phạm cụ thể và được quy
định trực tiếp trong phần các tội phạm cụ thể.
Thứ ba, nghiên cứu hạn chế khả năng áp dụng hình
phạt tù trên cơ sở quy định chặt chẽ hơn điều kiện áp
dụng hình phạt này đối với người chưa th àn h niên; quy
định việc áp dụng các biện pháp có tính chất tước tự do chỉ
được áp dụng khi đó là biện pháp cuối cùng và trong thời
hạn ngắn n hất có thể; tăng cường áp dụng các hình phạt
không tước tự do đôi với người chưa th àn h niên từ đủ 16
đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng; người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
phạm tội rấ t nghiêm trọng.
Thứ tư, nghiên cứu mở rộng khả năng xử lý chuyển
hướng đôi với người chưa th àn h niên phạm tội.
Thứ năm , có chính sách xử lý hình sự nghiêm khắc
hơn trong trường hợp tội phạm gây th iệt hại cho người
chưa thành niên, đặc biệt là đôi với các tội phạm xâm hại
trẻ em như: các tội phạm có tính chất bạo lực; tội phạm
buôn bán trẻ em; tội phạm xâm hại tìn h dục trẻ em.

2. v ề P hần các tội phạm của Bộ lu ật h ìn h sự


Nhìn chung, Phần các tội phạm của Bộ lu ật hình sự
đã có các quy định xử phạt nghiêm đôi với các h ành vi
phạm tội xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của
công dân. ở đây, xin để cập các quy định liên quan đến

192
các tội xâm phạm một sô nhóm quyển, tự do cơ bản của
con người:
a ) C á c q u y đ ịn h b ả o v ệ q u y ề n s ô n g :
Một trong những quyền tự nhiên thiêng liêng nhất
của con ngưòi là quyền được sống an toàn, sông trong hòa
bình, ở nước ta, quyền sông lần đầu tiên được ghi nhận
một cách rõ nét, cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 19),
theo đó, “Mọi người có quyền sông. Tính m ạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính m ạng
trái lu ậ t”.
Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự đã dành riêng
hai chương quy định về các tội phạm trực tiếp xâm hại đến
tính mạng của con người nói riêng và loài người nói chung:
Thứ nhất, Chương XII của Bộ luật hình sự quy định
về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người gồm có 10 tội danh liên quan đến
hành vi trực tiếp hay gián tiếp, việc vô tìn h hay cố ý tước
đoạt sinh m ạng của người khác một cách bất hợp pháp. Đó
là: 1) Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mổi đẻ (Điều 94);
Tội giết người trong trạng thái tinh th ần bị kích động
m ạnh (Điều 95); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng (Điều 96); Tội làm chết người trong khi thi
hành công vụ (Điểu 97); Tội vô ý làm chết người (Điều 98);
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghê nghiệp
hoặc quy tắc hành chính (Điều 99); Tội bức tử (Điều 100);
Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); Tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính m ạng (Điều 102).

193
Thứ hai, Chương x x r v của Bộ luật hình sự quy định
bốn tội danh liên quan đến các tội phá hoại hòa bình, chông
loài người và tội phạm chiến tranh. Đó là: Tội phá hoại hòa
bình, gây chiến tran h xâm lược (Điểu 341); Tội chống loài
người (Điểu 342); Tội phạm chiến tra n h (Điểu 343) và
Tội tuyển mộ lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê
(Điều 344).
Như vậy, có th ể thấy, Bộ lu ật hình sự có khá nhiều
quy định nhằm trừ ng trị nghiêm khắc những h ành vi
phạm tội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến quyền
sống của con người. Tuy nhiên, trong quá trìn h sửa đổi,
bổ sung Bộ lu ật hình sự cần rà soát kỹ các quy định về
các tội trực tiếp xâm hại tín h m ạng con người cũng như
nhóm các tội gây th iệ t hại đến tín h m ạng con người để có
những điều chỉnh phù hợp theo tin h th ầ n của H iến pháp
năm 2013 nhằm xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố
tìn h tước đoạt trá i phép tín h m ạng của người khác.
b) C á c q u y đ ịn h b ả o v ệ q u y ề n b ấ t k h ả x â m p h ạ m
v ề th â n th ể , được p h á p l u ậ t b ả o h ộ v ề sứ c k h ỏ e ,
d a n h d ự và n h â n p h ẩ m :
Nhìn chung, Bộ luật hình sự hiện hành đã có những
quy định cụ thể vê các tội xâm phạm quyền bất khả xâm
phạm về th ân thể, được pháp lu ật bảo hộ về sức khỏe
danh dự và nhân phẩm, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự có bôn điều lu ật quy địiứ
về các tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm vê th â n th(
của con người với chế tài xử lý nghiêm khắc: (1) Điều 12í
quy định về Tội bắt, giữ hoặc giam người trá i pháp luật

194
(2) Điểu 295 quy định về Tội ra bản án trá i pháp luật;
(3) Điều 296 quy định vê Tội ra quyết định trái pháp luật;
(4) Điểu 303 quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
giam, giữ người trái pháp luật.
Thứ hai, Bộ luật hình sự dành một chương riêng
(Chương XII) để quy định về các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có
17 tội danh liên quan đến hành vi trực tiếp hay gián tiếp,
vô tình hay cô" ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của người khác. Cụ thể:
- Có bảy tội danh xâm phạm sức khỏe. Đó là: Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác (Điều 104); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động m ạnh (Điều 105); Tội cô'ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giói
hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106); Tội gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi
hành công vụ (Điều 107); Tội vô ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108); Tội vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính (Điều 109); Tội hành hạ người khác (Điều 110).
- Có sáu tội xâm phạm tình dục của người khác, đặc
biệt là trẻ em. Đó là: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội hiếp
dâm trẻ em (Điều 112); Tội cưỡng dâm (Điều 113); Tội
cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); Tội giao cấu vói trẻ em
(Điểu 115); Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116).

195
- Có bốn tội xâm phạm danh dự, n h â n phẩm của con
người. Đó là: Tội mua bán người (Điều 119); Tội m ua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điểu 120); Tội làm
nhục người khác (Điểu 121); Tội vu khống (Điều 122).
Ngoài ra, Bộ lu ật hình sự còn quy định một sô điều
khoản về các tội phạm khác nhưng có liên quan đên việc
xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người,
như: các tội khủng bố (các điều 84, 230a); các tội cưóp,
cướp giật, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (các điều 133,
134, 136); tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151);
tội tổ chức sử dụng trá i phép chất ma túy (Điểu 197); tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trá i phép chất ma
túy (Điều 200); các tội xâm phạm tr ậ t tự an toàn giao
thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không (các
điều 202 - 221); tội m ua dâm người chưa th à n h niên
(Điều 256); tội dùng nhục hình (Điều 298); tội bức cung
(Điều 299).
Nhìn chung, Bộ luật hình sự có nhiều quy định nhằm
trừng trị các hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự nhân
phẩm của con người với mức hình ph ạt tương đối nghiêm
khắc. Tuy nhiên, Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 lần
đầu tiên ghi nhận và bảo hộ quyền hiến mô, bộ phận cơ
thể người và hiến xác củng như quyền quyết định việc cho
phép tiến hành thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay
bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể mình
theo đó, mọi ngưòi có quyển hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y hoc

196
dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào
khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được
thử nghiệm. Bộ luật hình sự hiện hành chưa có quy định
cụ thể để bảo vệ quyền này. Vì vậy, đây là vấn đề cần được
cân nhắc, nghiên cứu để có những đề xuất thích hợp trong
quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự.
c) C á c q u y đ ịn h b ả o v ệ q u y ề n t ự d o d â n c h ủ c ủ a
côn g dân:
Bộ luật hình sự hiện hành dành 01 chương riêng
(Chương XIII) với chín điều để quy định về các tội xâm
phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, bao gồm một sô'
nhóm quyền như: 1) quyền bất khả xâm phạm vê chỗ ở;
2) quyền bí m ật th ư tín, điện thoại, điện tín; 3) quyền
bầu cử, quyền ứng cử; 4) quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
5) quyền hội họp, lập hội; 6) quyền bình đẳng của phụ nữ;
7) quyền khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện
nay chúng ta đang triển khai việc rà soát các văn bản quy
phạm pháp lu ật về quyền con người theo tinh thần Hiến
pháp năm 2013 thì các quy định của Bộ luật hình sự cũng
cần được rà soát, xem xét để có những sửa đổi, bổ sung
thích hợp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tự do dân chủ của
công dân.
Điều đáng lưu ý là, mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999
sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có một chương riêng quy
định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công
dân nhưng lại chưa có quy định để xử lý đối với những
trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền biểu tình,
quyển biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân -

197
một trong những quyển tự do dân chủ hiến định quan
trọng của công dân, đã được Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001 ghi nhận và tiếp tục được khẳng định
tại các điều 25 và 29 của Hiến pháp năm 2013. Đây là một
bất cập lớn của Bộ luật hình sự hiện hành mà trong lần
sửa đổi, bổ sung tới cần được khắc phục, theo đó, cần phải
nghiên cứu bô sung vào Bộ luật hình sự các quy định để
xử lý về hình sự đôi với những hành vi xâm phạm nghiêm
trọng quyển biểu tình, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân, ví dụ như: hành vi cưỡng ép hoặc
dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyển biểu
tình; hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ
đoạn khác cản trở việc thực hiện quyển biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân hoặc cố tình làm sai
lệch kết quả trưng cầu ý dân V . V . .
Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đã ghi
nhận một số quyển hiến định của con người, như: quyền bí
m ật các hình thức trao đổi thông tin riêng tư (ngoài hình
thức thư tín, điện thoại, điện tín); quyền tiếp cận thông
tin; V .V .. Đây là những quyền tự do dân chủ hiến định hết
sức quan trọng đòi hỏi phải có cơ chế pháp lu ật bảo vệ hữu
hiệu, đặc biệt là pháp luật hình sự. Vì vậy, cần phải
nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật hình sự các quy định để
bảo vệ thực hiện các quyền cơ bản này.
d) C á c q u y đ ịn h b ả o v ệ c á c q u y ề n v ề k i n h tế , v ă n
h o ả , x ả h ộ i , la o đ ộ n g :
Các quyển con người trong lĩnh vực kinh tế. văn hóa
xã hội, lao động chiếm một vị trí đáng kể trong các quvền

198
con người. Bộ luật hình sự hiện hành có một sô quy định
liên quan đến các tội phạm xâm hại đến các quyền trong
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội như: quyền sở hữu tài sản;
các quyển vê lao động; quyển được bảo đảm an sinh xã hội;
các quyển trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, V .V .. Tuy
nhiên, để bảo vệ tốt hơn các quyền về kinh tế, văn hóa, xã
hội, lao động theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 thì tới
đây cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định có liên
quan của Bộ luật hình sự:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy định về tội buộc
người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
(Điều 128 Bộ luật hình sự hiện hành) để xử lý nghiêm đôi
với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, gây hậu
quả lớn, ví dụ như trường hợp phạm tội có tổ chức, nhiều
lần, phạm tội đối với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng, V .V ..
Thứ hai, liên quan đến việc sử dụng lao động trẻ em,
Bộ luật hình sự hiện hành mới chỉ quy định về tội vi phạm
quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228) để xử lý
đôi với trường hợp sử dụng trẻ em làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại
mà chưa hình sự hoá hành vi “bóc lột sức lao động trẻ em” -
một hiện tượng tiêu cực đang thực sự là điều “nhức nhối” ở
nước ta. Pháp luật hiện hành chưa có chê tài đủ m ạnh để
ngăn chặn hành vi này. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung
vào Bộ luật hình sự hiện hành tội bóc lột lao động trẻ em
nhằm góp phần xoá bỏ lao động trẻ em và các hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nh ất cũng như để bảo vệ các em

199
được tốt hơn, đồng thời, bảo đảm thực thi quy đinh tại
Điều 37 Hiến pháp năm 2013 về việc nghiêm cấm lạm
dụng, bóc lột sức lao động trẻ em.
Thứ ba, cần nghiên cứu bổ sung tội trốn đóng bảo
hiểm cho người lao động nhằm bảo đảm quyên được bảo
đảm an sinh xã hội theo Hiến pháp năm 2013.
Thứ tư, quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm là một trong những quyền
cơ bản của con người trong lĩnh vực kinh tế được Hiên
pháp khẳng định và bảo hộ. Vì vậy, trong lần sửa đổi Bộ
lu ật hình sự tới đây cần có cơ chê để bảo đảm thực hiện
quyền này trên thực tê mà một trong những hướng quan
trọng là bảo đảm sự cạnh tran h lành m ạnh, bình đẳng
giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.

3. v ề kỷ th u ật lập pháp h ìn h sự tro n g Bộ lu ật


h ìn h sự
Qua nghiên cứu các quy định của Bộ lu ật hình sự hiện
hành nhận thấy có khá nhiều bất cập, hạn chế liên quan
đến kỹ th u ật lập pháp hình sự, ví dụ như:
- Bộ luật hình sự hiện hành chưa quy định vê các khái
niệm “nhiều tội phạm ”, “phạm tội nhiều lần”, “phạm nhiều
tội” nên trong thực tiễn chưa có cách hiểu thông n h ất về
các khái niệm này, còn nhầm lẫn giữa “phạm tội nhiều
lần” với “phạm nhiều tội” hoặc giữa “phạm tội nhiều lần”
với “vi phạm nhiều lần” dẫn đến tình trạn g có trường hợp
một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xét xử về hai tội có
trường hợp hai hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị xét xử
về một tội.

200
- Bộ luật hình sự hiện hành có khá nhiêu điều luật quy
định về các tình tiết mang tính định tính như: ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rấ t nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc lớn, rấ t lớn, đặc biệt lớn; v.v. gây khó khăn cho
việc hướng dẫn thi hành và áp dụng trong thực tiễn.
- Khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của
khung hình phạt được Bộ luật hình sự hiện hành quy định
là khá rộng (trên 7 năm tù là 98 khung hình phạt; trên 8
năm tù là 97 khung hình phạt; trên 10 năm là 33 khung
hình phạt và cá biệt có khung hình phạt kéo dài 15 năm),
gây ảnh hưởng tới việc quyết định hình phạt một cách
chính xác, khách quan và công bằng. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều trường hợp Bộ luật hình sự quy định một khung
hình phạt đối với nhiều hành vi khác nhau (ví dụ: tàng
trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt chất ma túy) hoặc
nhiều tình tiết có tính chất, mức độ khác nhau (ví dụ: gây
hậu quả rấ t nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng). Điều này gây không ít khó khăn cho việc quyết
định hình phạt.
- Bộ luật hình sự hiện hành có khá nhiều điều luật
quy định tội phạm ghép nên dẫn đến việc các tội danh có
tính chất, mức độ khác nhau nhưng lại được áp dụng cùng
một chính sách xử lý như nhau vì được quy định trong
cùng một điều luật. Điểu này đã gây khó khăn cho việc
định tội danh và quyết định hình phạt cũng như xác định
các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Hơn nữa, điều
luật quy định về tội phạm ghép cũng không thể mô tả hết
được hành vi khách quan và cấu thành cơ bản đối với từng

201
tội phạm dẫn đến khó khăn cho việc xác định tội danh, áp
dụng hình phạt chính xác, công bằng.
- Một sô th u ật ngữ được sử dụng trong Bộ luật hình sự
hiện hành chưa th ật sự tương đồng với các th u ật ngữ được
sử dụng trong một sô' luật khác (như: Luật giao thông đường
bộ năm 2008, Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003, V.V.). Điều
này gây khó khăn cho việc xác định các h ành vi phạm tội
cụ thể cũng như có khả năng để lọt tội phạm.
Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện kỹ th u ậ t lập pháp hình
sự là một trong những định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự tới nhằm làm cho Bộ luật hình sự mới có tính lôgíc,
nhất quán, minh bạch, bảo đảm quy định cụ thể, rõ ràng và
chặt chẽ các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt nhằm
phân biệt rõ ranh giới giữa hành vi tội phạm và hành vi
không phải là tội phạm; giữa hành vi phạm tội này với
hành vi phạm tội khác, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến
hành tô' tụng áp dụng đúng và thông nhất Bộ luật hình sự,
trán h những sai sót xảy ra ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, đồng thời, để cho người dân giám sát
hoạt động của các cơ quan tiến hành tô' tụng.
Tóm lại, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công
dân là một trong những tư tưởng chủ đạo đã được khẳng
định m ạnh mẽ trong Hiến pháp năm 2013. Đây là cơ sở
hiến định cho việc sửa đổi Bộ luật hình sự hiện hành theo
đó, cần tiếp tục kế thừa những quy định phù hợp. loại bỏ
những quy định đã lạc hậu, trái với Hiến pháp, đồng thòi
bổ sung các quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vu
bảo vệ các quyển con người, quyển cơ bản của công dân.

202
Q UYỂN CO N NG Ư Ờ I, Q UY EN v à n g h ĩa v ụ

Cơ BẢ N CỦA CÔNG DÂN TH EO H IÊ N P H Á P


NẢM 2013 VÀ C ơ C H Ế T H ự C H IỆ N THÔNG QUA
CÁC QUY ĐỊNH VỀ T ố TỤNG

TS. N g u y ễ n Tiến Sơn


V iện trư ở n g V iện K h oa h ọ c k iê m s á t
Viện k iể m s á t n h â n dân tô i cao

I. CHẾ ĐỊNH VỂ QUYỀN CON NGƯỜI,


QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ c ơ BẢN CỦA CỒNG DÂN -
MỘT TRONG NHỬNG TIÊN BỘ N ổ i BẬT CỦA
HIẾN PHÁP NĂM 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
28-11-2013, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 (Hiến pháp
năm 2013) quy định vê quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được coi là một trong những tiến
bộ nổi bật, thể hiện trên bốn phương diện: khái niệm được
mở rộng hơn, vị trí được đê cao hơn, nội hàm sâu sắc hơn
và những bảo đảm thực hiện cao hơn, m ạnh hơn.

203
1. vẻ khái niệm, quyên con người là quyển tự nhiên
vốn có của con người từ khi sinh ra, gồm quyên của những
người có quôc tịch và không có quôc tịch Việt Nam; quyển
công dân trước hết cũng là quyền con người nhưng việc
thực hiện nó gắn với quốc tịch, thể hiện môi quan hệ pháp
lý của Nhà nước với công dân. Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân (Chương V) nhưng Hiến pháp năm 2013
đã bổ sung quyền con người vào Chương quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân (Chương II).
Như vậy, quyền con người cùng với quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân hợp thành nhóm quyền và nghĩa vụ
của chủ thể lớn nhất, đông nhất, m ạnh nh ất trong xã hội
đã được khẳng định trong Hiến pháp mới. Khái niệm về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn độc
lập ngày 02-9-1945 và các bản Hiến pháp trước đây (Hiến
pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001) đã tiếp tục được kế thừa, phát triển và
mở rộng trong Hiến pháp năm 2013.
2. Về vị trí, Hiên pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 quy định Chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân tại Chương V (sau Chương I: Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Chương II: Chế độ kinh tế; Chương III:
Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; Chương IV: Bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa). Hiến pháp năm 2013
đã đưa quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân lên vị trí trang trọng tại Chương II. chỉ sau

204
Chương I: Chê độ chính trị. Bên cạnh đó, một số vấn đê
liên quan đến quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân còn được quy định ở một sô điều trong các
chương khác của Hiến pháp năm 2013.
Như vậy, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân không chỉ được sắp xếp trang trọng ngay tại
những chương đầu của Hiến pháp năm 2013 mà đã được
để cao, đặt ỏ vị trí cao hơn, có vai trò lớn hơn, với mục tiêu,
khát vọng mà xã hội văn minh, tiến bộ luôn hướng đến đó
là tấ t cả vì con người.
3. Ve' nội hàm, Hiến pháp năm 2013 đã quy định
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
sâu sắc, toàn diện, chặt chẽ hơn. Trong đó, đã kế thừa
những giá trị to lớn của các bản Hiến pháp trước đây như:
Quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa -
xã hội, các nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời, bổ
sung một số quyền mới, trên cơ sở tiếp thu những giá trị
văn minh nhân loại và thành tựu của 30 năm đổi mới ở
nước ta như: quyền sống (Điều 19), Quyền hiên mô, bộ
phận cơ thể người, hiến xác (Điều 20), Quyền bất khả xâm
phạm về đời sông riêng tư (Điều 21) V .V .. Bên cạnh việc
quy định những quyền đương nhiên của con người khi
sinh ra đã có và được pháp luật công nhận mà còn quy
định chặt chẽ quyền gắn liền với nghĩa vụ, quy định trách
nhiệm của Nhà nước và xã hội phải bảo đảm cho các
quyển ấy được thực hiện nghiêm chỉnh.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã có bước tiến bộ rấ t
lớn trong việc xác lập quyển con người, quyền và nghĩa vụ

205
của công dân. Đó là những quyền đương nhiên của con
người, của công dân được hưởng, không phải là sự ban
phát của Nhà nước cho họ. Tư tưởng mới của Hiên pháp
đã thể hiện sự bình đẳng giữa quyển và nghĩa vụ của Nhà
nước với công dân.
4. Về hiệu lực pháp lý và những bảo đảm thực hiện
quyên con người, quyền công dân: Hiên pháp năm 2013 đã
khẳng định nguyên tắc hết sức quan trọng, đó là Nhà
nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyển công dân trên tấ t cả các lĩnh vực chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội theo quy định của Hiên
pháp và pháp luật. Hiến pháp cũng khẳng định rõ quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, tr ậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Việc quy định các nguyên tắc, quyền con người, quyền
và nghĩa vụ của công dân một cách cụ thể trong Hiến
pháp - Đạo luật gốc, văn bản pháp luật có hiệu lực cao
nhất, mạnh nhất trong hệ thông pháp luật nước ta cho thấy,
vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân là vấn đề rất quan trọng và được bảo đảm thực hiện
triệt để. Những điểm mói của Hiến pháp năm 2013 cho
thấy, Nhà nước và xã hội bảo đảm thực hiện quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng
để mọi người và mọi công dân được hưởng th ụ quvên và lợi
ích của họ, với tính chất Nhà nước và xã hội phục vụ N hân
dân, chứ không phải “cai trị” Nhân dân.

206
Đặc biệt, Hiến pháp đã quy định cụ thể hình thức văn
bản pháp luật khi hạn chế quyền công dân là “theo quy
định của lu ậ t’’ chứ không phải là “pháp lu ậ t” như trước
đây - những vãn bản quy phạm pháp luật dưới luật cũng
có thể hạn chế quyền công dân. Đây là những nguyên tắc
rấ t căn bản nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công
dân không thể bị hạn chế nếu không có căn cứ theo quy
định của luật. Những quy định này, một mặt, để cao trách
nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với con người, với
công dân; m ặt khác, phòng ngừa sự tùy nghi, hạn chế của
cơ quan, ngưòi có thẩm quyền. Những thay đổi quan trọng
nêu trên cho thấy, Hiến pháp mới đã quy định rấ t nghiêm
ngặt những biện pháp hạn chế quyền con người, quyền
công dân.
Như vậy, những quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyển con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nêu
trên không phải là “khẩu hiệu” hoặc mục tiêu hướng đến
mà đã trở thành những nguyên tắc, cơ sở pháp lý quan
trọng để thể chế hóa bằng hệ thông pháp luật và đi vào
cuộc sống.

II. HOÀN THIỆN CÁC Cơ CHẾ T ố TỤNG


NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỂN CON NGƯÒI,
QUYỂN CÔNG DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA
HIẾN PHÁP NĂM 2013

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công


dân có phạm vi rấ t rộng, hầu như các đạo luật đều ít nhiều

207
để cập, liên quan đến vấn đê này. Do vậy, các quy định
của Hiến pháp đểu là những nguyên tắc quan trọng không
những được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật mà còn là
tư tưởng chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động của các cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó cơ quan tiên
hành tô tụng, người tiến hành tô tụng phải tu y ệt đôi
tu ân th ủ khi tiến hành, tham gia các hoạt động tô tụng ở
các lĩnh vực, nh ất là bảo đảm quyển con người, quyền
công dân. Có thể nói, những quy định mới của Hiên pháp
năm 2013 về quyền con người, quyển và nghĩa vụ của công
dân tạo ra sự chuyển động m ạnh mẽ, toàn diện nhiều mặt
của đời sông xã hội trong thời gian tới, nh ất là sự thay đổi,
hoàn thiện của cả hệ thông pháp luật, trong đó có các cơ
chê tô* tụng liên quan đến vấn đề quan trọng này.
Theo dự kiến rà soát sửa đổi, bổ sung và xây dựng
mới kèm theo Kế hoạch triể n khai th i h à n h H iến pháp
năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân đã có đến 15 bộ luật, luật có liên quan. Điển
hình là Bộ luật hình sự, Bộ lu ật dân sự, L uật báo chí,
Luật vê hội V .V .. Bên cạnh đó, các luật quy định vê tô' tụng
liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân cũng sẽ được xem xét, thông qua nhằm triển
khai thi hành Hiên pháp như: Bộ luật tô tụng hình sự, Bộ
luật tố tụng dân sự, Luật sửa đổi một sô' điều của L uật tố
tụng hành chính, Luật tô' tụng lao động V . V . .
Căn cứ tính chất các cơ chê tô tụng nhàm bảo đảm
thực hiện quyền con người, quyển và nghĩa vụ cơ bản của
công dân có thể chia thành hai nhóm chủ yêu. Đó là nhóm

208
cơ chê tố tụng hình sự và nhóm các cơ chê tô tụ ng khác
(phi hình sự), như tô' tụng dân sự, hành chính, lao động.
Trong đó, nhóm cơ chế tố tụng hình sự liên quan chặt chẽ
đến sinh mệnh chính trị của con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, cụ thể là: quyền được bảo đảm về
tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm. Đôi vối
nhóm cơ chế tố tụng phi hình sự chủ yếu liên quan đến tài
sản, quyền nhân thân, quyền có việc làm, quyền được lao
động, học tập V . V . .
1. Trong lĩnh vực hình sự, Hiến pháp năm 2013 tiếp
tục khẳng định mọi người có quyển bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đổì xử nào khác xâm phạm th ân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Không ai bị bắt
nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật
định (Điều 20); nguyên tắc suy đoán không có tội (khoản 1
Điều 31); nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai
(khoản 2 Điều 31)-, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tôi’, điều tra, truy
tố, xét xử (khoản 4 Điều 31); nguyên tắc “Người vi phạm
pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tô' điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải
bị xử lý theo pháp lu ậ t”(khoản 5 Điều 31) V .V ..
Tổng hợp các quyền con người, quyền công dân theo
Hiến pháp năm 2013 cho thấy, cần cụ thể hóa những

209
quy định mới và những quy định tuy không mới nhưng
yêu cầu đòi hỏi cao hơn, chặt chẽ hơn. Đôi với những quy
định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyển con ngươi,
quyền công dân đó, cần phải rà soát lại toàn bộ cơ che to
tụng hiện nay để sửa đổi, bổ sung phù hợp với Hiên pháp
mới; đồng thời, tiếp tục xây dựng những quy định mà
chúng ta chưa có từ trước đến nay để bảo đảm quyền con
người, quyển công dân không bị xâm phạm . Điển hình,
quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về việc: “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có th ể bị hạn chê theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đúc
xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điểu 14). Quy
định mới này một m ặt yêu cầu về hình thức phải được quy
định bằng luật hoặc bộ luật, vê điều kiện chỉ được thực
hiện trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của Nhà nước, xã
hội, cộng đồng và cần phải hiểu những lợi ích chung này
của nhiều người, mọi người tấ t nhiên phải lớn hơn việc
hạn chê quyền của con người hoặc của công dân cụ thể.
Đôi với những quy định vừa mới, vừa đòi hỏi phải thực
hiện với yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn, như: bảo đảm các
nguyên tắc “suy đoán không có tội”, “tra n h tụng trong xét
xử”... đòi hỏi phải th ấu suốt tư tưởng cốt lõi, bản chất để
thể chê cụ thể, đúng đắn và bảo đảm được thực thi nghiêm
túc. Điển hình là một sô nguyên tắc như:
- Khoản 1 Điều 31 quy định: “Người bị buộc tội đươc
coi là không có tội cho đến kh i được chứng m inh t h e o trình
tự luật định và có bản án k ế t tội của Tòa án đã có hiệu lưc

210
pháp lu ậ t”. Với nguyên tắc suy đoán không có tội này thể
hiện sự thay đổi rấ t quan trọng so với trước đây. Nếu Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 xác định
nguyên tắc suy đoán để hiểu người có tội là người có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Còn Hiến
pháp năm 2013 mới thực sự xác định nguyên tắc vê người
không có tội. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 về
nguyên tắc suy đoán không có tội gồm ba yếu tố mà tố
tụng hình sự cần phải làm rõ: trước hết, phạm vi những
người bị coi là có tội đã được thu hẹp hơn trước, chỉ xác
định trong sô' những người bị buộc tội, còn trước đây quy
định là bất cứ ai “không ai bị coi là có tội” (Điều 72 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Do vậy, trong
thời gian tối, Bộ luật tô' tụng hình sự cần làm rõ khái niệm
“người bị buộc tội” bao gồm là những người nào? và dù họ
có thể là người bị bắt, bị khỏi tô”, truy tô", xét xử thì vẫn
chưa được coi là có tội; th ú hai, việc chứng minh phải tuân
theo trình tự luật định, nếu không thực hiện đúng các
trình tự, thủ tục theo luật định thì kết quả chứng minh
không có giá trị kết tội, đây cũng là điểm mới rấ t quan
trọng đòi hỏi phải sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự với trình
tự, thủ tục tố tụng phải được hoàn thiện và chặt chẽ; thứ
ba, thời điểm được coi là có tội khi bản án kết tội của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật.
- Khoản 4 Điều 31 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tô' điều tra, truy tô' xét xử có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. So với Bộ
luật tô' tụng hình sự năm 2003 thì những quy định trên

211
cũng có một số điểm mới hết sức quan trọng, như: đôi
tượng được tự bào chữa, nhờ bào chữa mở rộng hơn, ngoai
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 57 Bộ luật tô tụng
hình sự năm 2003) còn có cả “người bị bắt”, hình thức bào
chữa cũng được mở rộng hơn, ngoài người bào chữa là luật
sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo; bào chữa viên nhân dân (Điểu 56 Bộ lu ật tố tụng
hình sự năm 2003), còn có cả “người khác”. Như vậy, trong
thời gian tới, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi cần phải quy
định cụ thể những vấn đề này, nh ất là “người khác” là
những người nào để vừa bảo đảm quyền bào chữa, vừa đáp
ứng yêu cầu đấu tran h phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới.
- Khoản 5 Điều 103 quy định về “Nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử được bảo đảm ” Đây cũng là một nguyên
tắc rấ t quan trọng, mang tính đột phá trong tiến trìn h cải
cách tư pháp ỏ nưóc ta mà nhiều chủ thể tố tụng phải có
trách nhiệm thực hiện để bảo đảm quyền con người trong
tố tụng hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp lu ật tố tụng
hình sự phải làm rõ phạm vi tra n h tụng (từ giai đoạn tô
tụng nào), tính chất tran h tụng (tranh tụng như th ế nào),
các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tran h tụng (ai tran h
tụng với ai) để nguyên tắc này được thực thi hiệu quả, phù
hợp với mô hình tố tụng hình sự ở nưốc ta và tiếp th u hợp
lý kinh nghiệm của th ế giới, không những bảo đảm xác
định sự th ậ t của vụ án mà còn làm cho công lý được thực
hiện một cách triệt để. Trong đó, người bị oan có cơ hội để
chứng minh sự vô tội, còn việc kết tội bảo đảm th ận trọng

212
chính xác, đặc biệt phải để cho người phạm tội “tâm phục,
khẩu phục” và sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả, ăn
năn, hối cải và phấn đấu trở thành người tốt, đó mới là
mục tiêu cao nhất của nền tư pháp văn minh, hiện đại.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra yêu cầu rất
cao, đòi hỏi công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm
trong điểu kiện bảo đảm cao nhất quyền con người, quyển
công dân không bị xâm phạm, hạn chế trái luật. Việc hoàn
thiện cơ chế tô' tụng hình sự để bảo đảm thực hiện quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải
dựa trên nguyên tắc chung của Hiến pháp, trên cơ sở
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được bảo đảm. Đây
là những lĩnh vực đặc thù, liên quan đến sinh mệnh chính
trị của con người, nếu để xảy ra oan sai, hậu quả rấ t lớn,
nhiều trường hợp không thể khắc phục, bồi thường được.
Vì vậy, ngoài việc xây dựng cơ chế tô" tụng chặt chẽ, còn
phải tăng cường trách nhiệm của công tô' và đê cao sự
kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực này để bảo đảm quyển
con người, quyền công dân được thực hiện triệt để.
2. Trong các lĩnh vực khác, Hiến pháp năm 2013 tiếp
tục khẳng định các quyền con người, quyền công dân một
cách rõ ràng, cụ thể. Trong lĩnh vực kinh tế, Hiến pháp
năm 2013 quy định nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng (Điều 51), bảo hộ quyền sỏ hữu tư nhân, quyền
sử dụng đất được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 54).
Trong các lĩnh vực về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ và bảo vệ môi trường, Hiến pháp năm 2013

213
quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước, xã hội đôi với
các quyển của con người, quyền công dân, như: Nhà nưốc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (Điểu 57),
Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ chăm
sóc sức khỏe của Nhân dân (Điều 58), Nhà nước, xã hội có
chính sách với người có công V . V . . Để bảo đảm thực hiện
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong các lĩnh vực trên, các cơ chê tố tụng dân sự, hành
chính, kinh tế, lao động... phải được rà soát, sửa đổi, bổ
sung một cách đồng bộ và thống nhất. Trong đó, phải xác
định trách nhiệm của chủ thể tiến hành tô' tụng, tham gia
tố tụng một cách cụ thể, đặc biệt, phải có cơ chê kiểm soát
các chủ thể đó tuân thủ pháp luật. Trong trường hợp các
chủ thể này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
pháp luật phải có cơ chê pháp lý khắc phục kịp thời, trán h
hiện tượng có những vụ án dân sự qua nhiều vòng tố tụng
mà chưa thể giải quyết dứt điểm, gây bức xúc dư luận,
làm giảm niềm tin vào công lý.

III. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - THIẾT chế


QUAN TRỌNG TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
THỰC HIỆN KIỂM SOÁT QUYỂN L ự c TƯ PHÁP
ĐE b ả o đ ả m q u y ể n c o n n g ư ờ i , q u y ể n v à
NGHĨA VỤ Cơ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Lần đầu tiên cụm từ “kiểm soát” việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được quy định trong
Hiến pháp năm 2013. Đây là một trong những đòi hỏi

214
nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ta hiện nay cần phải được tổ chức thực thi
nghiêm chỉnh. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định:
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng, đó là
“Thực hành quyền công tô' kiểm sát hoạt động tư p h á p ’’
(khoản 1 Điêu 107) nhưng với trách nhiệm cao hơn, không
chỉ góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nh ất mà còn là một trong những
th iế t chế quan trọng trong bộ máy nhà nước ta “có trách
nhiệm bảo vệ Hiếp p h á p ”. Như vậy, ở đâu có hoạt động
tư pháp thì ở đó có kiểm sát các hoạt này và Viện kiểm
sát nhân dân là một th iế t chế quan trọng trong bộ máy
nhà nước thực hiện kiểm soát quyền lực trong hoạt động
tư pháp.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và trọng trách
nêu trên, Hiến pháp năm 2013 đã được bổ sung nguyên
tắc đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân, đó là “Khi thực
hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp, Kiểm
sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dán” (khoản 2 Điều 109). Nguyên
tắc này nhấn m ạnh sự tập trung thông nhất trong ngành
Kiểm sát nhân dân để bảo đảm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ kiểm soát quyền lực tư pháp của Viện kiểm sát
nhân dân.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, L uật tổ chức Viện
kiểm sá t nhân dân (sửa đổi) cần phân định rõ hai chức
năng thực h àn h quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư
pháp; đồng thời, có cơ chế bảo đảm đê hoạt động của

215
Viện kiểm sát nhân dân được thực thi nghiêm c h ỉn h , hjẹu
quả, nhất là đối với quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị
của Viện kiểm sát nhân dân phải được cơ quan, tô chức, ca
nhân liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh. Trong đó,
khi có kháng nghị của Viện kiểm sát thì bắt buộc cơ quan,
người có thẩm quyển phải xem xét lại hành vi, q u y ế t định
bị kháng nghị theo trìn h tự, thủ tục pháp lu ật quy định;
đôi với kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân phải trả lời bằng văn bản về kết quả tiếp
thu kiến nghị, để bảo đảm hoạt động kiểm soát quyển lực
của Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực, hiệu quả.
Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân vối
chức năng hiến định là thực hành quyền công tô, kiểm sát
hoạt động tư pháp thì, toàn bộ hoạt động của Viện kiểm
sát tập trung vào việc bảo đảm không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội, bảo đảm việc phát hiện xử lý
tội phạm phải tu ân th ủ đúng pháp luật. Với trách nhiệm
như vậy, cần có cơ chế tô" tụng để Viện kiểm sát nhân dân
được thực hiện các biện pháp tố tụng hình sự một cách chủ
động, hiệu quả, theo hướng thực hiện mọi biện pháp tố
tụng hình sự đểu hướng đến thực hiện mục tiêu: mọi tội
phạm đểu phải được phát hiện, xử lý nghiêm m inh kịp
thời; mọi vi phạm, thiếu sót trong quá trìn h phát hiện xử
lý tội phạm phải được phát hiện, xử lý và khắc phục
Tuy nhiên, cơ chế tố tụng hình sự hiện nay mặc dù đã
phần nào đáp ứng yêu cầu đấu tran h phòng, chông tôi
phạm, song, cần phải được rà soát để bảo đảm quyền con
người trong tô tụng hình sự không bị hạn chè bơi những

216
văn bản dưới luật; mặt khác, phải có cơ chê tô tụng chặt
chẽ để Viện kiểm sát thực hiện đúng vị trí, vai trò của
công tô' và kiểm soát quyền lực trong tô' tụng hình sự.
Trong đó, cần có cơ chê hữu hiệu để Viện kiểm sát nhân
dân vừa có thể đáp ứng yêu cầu đấu tran h phòng, chông
tội phạm trong tình hình mới, vừa có thể phát hiện, ngăn
chặn, khắc phục và phòng ngừa sự hạn chế quyền con
người hoặc lạm dụng quyền lực để xâm phạm quyền và lợi
ích của công dân trong tố tụng hình sự.
Trong các lĩnh vực phi hình sự, như tô tụng các lĩnh
vực: dân sự, hành chính, kinh tế, lao động... đòi hỏi hoàn
thiện các cơ chế tô' tụng để Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo hướng: Viện
kiểm sát nhân dân là một thiết chế bảo vệ Hiến pháp,
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân. Vối trách nhiệm này, Viện kiểm sá t nhân
dân phải được tham gia vào toàn bộ quá trìn h xử lý các
tranh chấp trong các lĩnh vực phi hình sự để kiểm soát
việc thụ lý, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền;
đồng thời, có cơ chế hữu hiệu để yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện
nghiêm chỉnh, nh ất là trong trường hợp bảo vệ lợi ích của
Nhà nưốc, xã hội, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân.
Tuy nhiên, có những thòi điểm hoặc một số lĩnh vực tố
tụng... thì thẩm quyền này của Viện kiểm sát chưa được
pháp lu ật quy định một cách nhất quán, đồng bộ, dẫn đến
hoạt động kiểm soát quyền lực tư pháp của Viện kiểm sát

217
chưa phát huy hết hiệu quả, như: Có thời kỳ Viện kiểm
sát nhân dân không được tham gia kiểm sát việc giải
quyết các vụ, việc dân sự hoặc không tham gia phát biêu
về nội dung vụ việc... Đây là những hạn chế, bất cập của
hệ thông pháp luật tố tụng phi hình sự cần phải được khắc
phục trong thời gian tới.
Tổng kết thực tiễn cho thấy, trong quá trìn h thực thi
pháp luật, các chủ thể không thể trán h khỏi những vi
phạm, thiêu sót hoặc không làm hết trách nhiệm được
giao, n hất là trong điều kiện đa sô những người tham gia
tô" tụng có mức sông khiêm tôn, trìn h độ dân trí hạn chế,
tỷ lệ luật sư/đầu người dân ở nước ta còn thấp. Vì vậy,
Viện kiểm sát nhân dân là thiết chê hữu hiệu để kiểm
soát, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm , thiếu
sót đó để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân, nhất là những người yếu th ế trong xã hội được
thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng tinh th ần mới của Hiến
pháp năm 2013.

218
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỔNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
PHẠM VIỆT

Biên tập nội dung: HÀ GIANG - HÀ TRANG


Trình bày bìa: PHẠM THÚY LlỄU
Chế bản vi tính: ĐẶNG THU CHỈNH
Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
Đọc sách mẫu: HÀ GIANG - HÀ TRANG
ln 900 cuốn, khồ 14.5x20.5 cm. tại Nhà in Sự Thật.
A2CN4 Cụm công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội.
Số đãng ký kế hoạch xuất bán: 1567-2014/C X B /10-96 CTQG
Giấy phép xuất bàn số: 4 9 1 1-ỌĐ/NXBCTỌG ngày I 1-09-2014
ln xone nộp lưu chiêu tháng 09 nãm 2014.
Mã số ISBN: 978-604-57-1024-1.

You might also like