You are on page 1of 11

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

1. Khái niệm
1.1 Khái niệm “dự án”

Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng Latin
(proiectum) và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo
hay một kế hoạch.

“Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện
thời gian, phương tiện, tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục
đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ
chức dự án chuyên biệt.” (TLTK)

1.2 Khái niệm “dạy học dự án” (DHDA)

Khái niệm dự án từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực GD-ĐT không chỉ với ý
nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp
hay hình thức dạy học. Đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý
luận cho phương pháp dự án và coi đó là một phương pháp dạy học quan trọng để
thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm.

Qua tìm hiểu một số định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau về dạy học dự án
(DHDA), ta thấy: DHDA là một mô hình dạy học trong đó mỗi HS tự nghiên cứu,
tự thực hiện một nhiệm vụ học tập do GV đưa ra; các hoạt động học tập trong
DHTDA được thiết kế một cách cẩn thận, theo sát chương trình học, có phạm vi
kiến thức liên môn, lấy người học làm trung tâm và cuối cùng tạo ra được những
sản phẩm đáp ứng được mục đích, yêu cầu của GV đề ra.

Theo chúng tôi, DHDA là một hình thức dạy học trong đó người học tự lực
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, tạo ra sản phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu đã đề ra. Quan điểm này dựa
trên ý kiến từ TLTK. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao
trong toàn bộ quá trình học tập, tự lên được cho mình những kế hoạch, mục tiêu,
thực hiện kiểm tra, rà soát để đánh giá được quy trình mình thực hiện. Sản phẩm
cuối cùng của dự án học tập rất đa dạng: thuyết trình, báo tường, video…Làm việc
nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHTDA.
2. Đặc điểm của DHDA
Khung trong TLTK

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống. Dự án cần chứa đựng những vấn
đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học để đạt được
hiệu quả rèn luyện tốt nhất.

- Định hướng sản phẩm: Các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong
những thu hoạch lí thuyết, đa số các dự án học tập tạo ra những sản phẩm
vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành như: buổi talkshow, buổi hội
thảo,…. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,
cần có sự hợp tác và phân công các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Điều này sẽ giúp HS rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc
giữa các thành viên tham gia nhằm đáp ứng trước các nhu cầu thực tiễn sau
này.

- Tính tự lực của người học: Trong dạy học theo dự án, người học là trung
tâm cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình thực hiện.
Giáo viên đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Mức độ tự lực cần phù
hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của
nhiệm vụ.

- Định hướng hành động: Có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và
vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành trong quá trình
thực hiện dự án. Thông qua đó, người học tìm tòi, kiểm tra, củng cố, mở
rộng các kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng hành động thực tiễn.

- Mang tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh
vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề
mang tính phức hợp.
- Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia chọn đề
tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân; các vấn đề
liên quan tới thực tiễn đời sống tạo sự gần gũi. Sự hứng thú cần được tiếp
tục phát triển trong quá trình tiến hành dự án.

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội do các chủ đề gắn lý thuyết việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội và có thể mang lại những tác
động xã hội tích cực.

3. Cách thức, tiến trình thực hiện kế hoạch DHDA

Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định được mục đích của dự án ( Khởi
động)

GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục tiêu dự án, đó là một
tình huống có vấn đề chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết liên hệ với hoàn cảnh
thực tiễn xã hội và đời sống. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người
học có thể lựa chọn hoặc đề tài có thể xuất phát từ phía người học.

Giai đoạn 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện

Trong giai đoạn này người học với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề
cương , kế hoạch cho việc thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời
gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phân công công việc trong nhóm.

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

Trong giai đọan này, các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra
cho nhóm và cá nhân. Các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen
kẽ tác động qua lại với nhau. Kiến thức lí thuyết, phương án giải quyết vấn đề
được thực hiện qua thực tiễn và sản phẩm mới được tạo ra.
Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm

Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn,
…Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập, tạo ra sản phẩm đa dạng
của dự án có thể được trình bày trên Power Point, dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp
phích) hoặc thiết kế trang Web… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa
các nhóm người học, giới thiệu cho trường hay ngoài xã hội.

Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

GV và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả. Từ đó rút ra kinh nghiệm
cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.

4. Ưu điểm và hạn chế Ko có phương pháp nào là tòan diện, đa năng


4.1 Ưu điểm

DHTDA là một phương pháp đang được các nhà nghiên cứu lý luận tìm tòi
và khuyến khích đưa vào để áp dụng trong quá trình dạy học. Mà điều đó cũng bởi
DHTDA đem lại nhiều ưu điểm cho cả người tham gia:

• Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã
hội. Tạo môi trường cho GV và HS cùng tham gia, GV định hướng cho HS
tiếp cận vấn đề có kết hợp lý thuyết – thực hành  HS có thể vận dụng vào
thực tiễn.
DHTDA sẽ tạo ra một môi trường rộng lớn cho cả giáo viên và học sinh
cùng tham gia, trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ định hướng cho học
sinh tiếp cận vấn đề có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành… từ đó giúp
các em có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, tránh được trường hợp
“học” mà không biết “hành”
• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính tự
lực, tính trách nhiệm. Trong quá trình thực hiện dự án, cả người dạy và
người học sẽ rèn luyện được những đức tính trên, để có thể hoàn thiện dự án
đề ra.
• Phát huy khả năng sáng tạo, bền bỉ, kiên nhẫn. DHTDA có khi sẽ cần
thời gian tương đối dài, thực hiện nhiều công đoạn, nhiều bước, vì vậy sẽ
giúp được người tham gia rèn luyện được những đức tính kể trên để hoàn
thành công việc.
• Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc. Điều này sẽ giúp ích cho cả
GV và HS. Dạy học theo dự án có khi sẽ vượt qua phạm vi của một tiết học,
môn học nên giáo viên sẽ cần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện vấn đề.
Và học sinh sẽ cần cộng tác với giáo viên, bạn bè… để thực hiện được dự
án.
• Rèn luyện được năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
DHDA có nhiều vấn đề mang tính chất phức hợp đòi hỏi năng lực nhất định
(năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy…) của người học  DHDA có
khả năng rèn luyện được năng lực này
Vì DHTDA sẽ đưa ra những vấn đề lớn, mang tính chất phức hợp, vì vậy
trong quá trình thực hiện sẽ giúp người tham gia rèn luyện được năng lực
này.
• Phát triển năng lực đánh giá vấn đề

4.2 Nhược điểm


• Dạy học theo dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý
thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
Bởi DHTDA sẽ tập trung về một vấn đề riêng, vì vậy sẽ khó để dạy kiến
thức mang tính hệ thống cho người tiếp nhận.
• Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều thời gian. Vì tính đa dạng sản phẩm
nên sản phẩm được tạo ra sau quá trình thực hiện DHDA cần thời gian tương
đối nhiều. Nó đòi hỏi cao ở sự nỗ lực của HS và sự hướng dẫn (không thực
hiện giúp) của GV trong việc giải quyết vấn đề được đưa ra.
Vì vậy, dạy học theo dự án không thay thế cho phương pháp thuyết trình và
luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp
dạy học truyền thống.
• Dạy học theo dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi trường là khác biệt, do vậy, khó có thể để
thực hiện DHTDA mang tính phổ quát chung cho mọi nơi.

5. Định hướng sử dụng để phát triển phẩm chất và năng lực cho HS
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện theo bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Vì thế mà muốn sử
dụng phương pháp dạy học theo dự án hiệu quả, phát triển phẩm chất, năng lực
của người học thì cần có những định hướng như sau:

* Về nội dung:

- Nội dung bài học: cần hướng tới các vấn đề thực tế, bám sát vào thực tiễn đời
sống.

- Quá trình học tập phải bao gồm lý thuyết và thực hành, phải đảm bảo học đi đôi
với hành vì dạy học theo dự án được xem như là một phương pháp giáo dục nghề
nghiệp, tính thực hành rất cao.

* Về kỹ năng:

- Để dạy học theo dự án có hiệu quả nhằm phát triển được năng lực và phẩm chất
cho học sinh cần rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sau:

• Kỹ năng làm việc nhóm

• Kỹ năng giao tiếp ( thuyết trình, trình bày, bảo vệ sản phẩm của mình…)

• Kỹ năng giải quyết vấn đề

• Kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, tổng hợp, giải quyết được vấn
đề)

• Kỹ năng tự đánh giá

• Biết áp dụng công nghệ thông tin

• ….vv.

 Về thái độ: Người học cần phải rèn luyện những phẩm chất như:

- Siêng năng, có tính trách nhiệm, có tính độc lập

- Có tinh thần ham học hỏi, tránh chủ quan duy ý chí

Ngoài định hướng theo mục tiêu bài học, cần đưa ra định hướng các tiến
trình thực hiện:
Giáo viên Học sinh
+ Trước khi thực hiện dự án: GV sẽ
phân chia nhóm, hướng dẫn các bước + Đọc, nghiên cứu tài liệu được cung
và giới thiệu những nguồn tư liệu cho cấp để có cái nhìn tổng quát về nhiệm
HS tham khảo. vụ được giao.
Khung cơ bản của thiết kế dự án bao
gồm: Tổng quan, nội dung, phụ lục dự
án.
+ Luôn luôn theo sát, không thực hiện + Vai trò chính trong việc thực hiện dự
thay cho HS mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ, án.
giải đáp thắc mắc
+ Tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm + Báo cáo, tranh luận, phản biện sản
+ Tạo môi trường cho HS tranh luận, phẩm của dự án.
hợp tác, phản biện nhau

6. Một số ví dụ minh họa DHTDA

Ví dụ 1: “Vốn hiểu biết ca dao, dân ca trong giới trẻ hiện nay”

- Ý tưởng dự án: Ca dao, dân ca từ lâu đã trở thành những “món ăn tinh
thần” của dân tộc ta. Việc hiểu biết của giới trẻ về vấn đề này sẽ giúp dân
tộc lưu truyền lại được những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Giới trẻ, đặc biệt
là các bạn học sinh – sinh viên, chính là những người sẽ lưu giữ lại những
nét đẹp này.

Nhiệm vụ Các dự án có thể:


Nhiệm vụ đề ra đối với người học: Phạm vi ý tưởng: từ cơ bản đến
phát triển các ý tưởng mới mẻ; đưa phức tạp. Cần có sự hợp tác của các
ra ý kiến chứng minh, khẳng định thành viên.
tầm quan trọng trong việc hiểu biết Các hướng tiếp cận:
vấn đề; thực hiện ý tưởng và trình  Tìm hiểu, tuyên truyền, dựng
bày sản phẩm. video clip (nếu có), làm
quảng cáo.
 Tạo ra các trò chơi tìm hiểu
về vấn đề trên từ các tài liệu
tìm, tham khảo được của
nhóm.
 Tạo ra một cuộc hội thảo nhỏ
cấp nhóm, cấp lớp để tranh
Mục tiêu luận.
Nhằm thu hút sự quan tâm của giới
trẻ đối với việc hiểu biết về ca dao,
dân ca và việc cùng nhau giữ gìn
và phát huy nét đẹp tinh thần của
dân tộc. Có thể tăng hứng thú cho
việc hợp tác theo dự án, tìm hiểu tri
thức với các hình thức đa dạng
hơn.

- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện

GV hướng dẫn (khơi gợi hướng thực hiện, các công cụ hỗ trợ), GV xây dựng đề
cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án

+ Xác định những công việc cần làm

+ Thời gian dự kiến

+ Vật liệu

+ Kinh phí
+ Địa điểm thực hiện

+ Phân công công việc trong nhóm

+ Sản phẩm được thực hiện

- Thực hiện dự án:

Giáo viên Học sinh

GV hướng dẫn khi HS cần HS xây dựng các câu hỏi vào phiếu
thông tin khảo sát.
HS thu thập câu trả lời các khu vực như
GV hướng dẫn HS khi cần khu dân cư, trường học, công viên…và
ghi lại kết quả khảo sát.
HS có thể quay clip lại để trình bày sản
phẩm đa dạng hơn.

GV hướng dẫn HS khi cần HS phân tích, đánh giá tư liệu thu thập
được.

GV hướng dẫn trình bày kế quả dự án Phương thức trình bày kế quả dự án:
Thuyết trình, Power Point, làm video…
GV thu thập kết quả, công bố sản phẩm HS trình bày kết quả dự án trước lớp

- Gv đánh giá dự án: giáo viên đánh giá dự án dựa trên mức độ cung cấp nội
dung, sáng tạo, tự tin khi thuyết trình…

Ví dụ 2:
“Dự án tìm hiểu một số tác giả văn học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11”

- Mục đích đề tài:


+ Đối với GV:
 Đánh giá được khả năng hợp tác, tìm hiểu đề tài được đặt ra của các thành
viên, các nhóm.
 Xác định được khả năng, kỹ năng của HS để có những định hướng, cách
thức áp dụng các phương pháp giảng dạy của GV.

+ Đối với HS:

 Xác định được tác phẩm tiêu biểu, phong cách nghệ thuật của tác giả trong
nền chương trình Ngữ Văn lớp 11.
 Giải thích được vị trí, vai trò của tác giả trong nền văn học.
 Trình bày được lý do chọn tác giả.
 Xác định được các phương hướng, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu tác giả, tác
phẩm trong chương trình Ngữ Văn.
- Định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện

HS xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án.

GV đưa ra định hướng cơ bản về: nhiệm vụ, việc thực hiện, sản phẩm... cho
HS có định hướng cơ bản.

+ Xác định những công việc cần làm

+ Thời gian dự kiến

+ Vật liệu

+ Kinh phí
+ Phân công công việc trong nhóm

+ Sản phẩm đạt được

- Thực hiện dự án

Giáo viên Học sinh


GV hướng dẫn HS đọc các tác phẩm phục vụ cho nhiệm
vụ của mình
GV hướng dẫn Tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp, vị trí của
tác giả trong nền văn học
GV hướng dẫn trình bày kế quả dự Phương thức trình bày kết quả dự án: trình
án bày trên áp phích, thuyết trình, tranh ảnh,
video…
Thu thập kết quả và công bố sản HS trình bày kết quả dự án, sản phẩm trước
phẩm lớp.

- GV đánh giá dự án: giáo viên đánh giá dự án dựa trên mức độ cung cấp nội
dung, sáng tạo, thẩm mỹ, tự tin khi thuyết trình…

You might also like