You are on page 1of 4

ESTE _ CHẤT BÉO

1. ESTE

Khi thay thế nhóm OH trong nhóm COOH bằng nhóm OR’ (R’ gốc hidro
cacbon) thì được gọi là este.

Vd: RCOOR’ R’COOR

1.1. Phản ứng este hóa

H 2 SO 4 đ
CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O
0
t

1.1.1. Nhận xét:

Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
Phân tử H2O được tạo từ các nhóm OH của COOH và H của OH trong
ancol.

1.2. Tên gọi

1.2.1. Một số tên gọi cần nhớ

CH3OH: ancol metylic

C2H5OH: ancol etylic

C3H7OH: ancol propylic

1.2.2. Một số axit

HCOOH: axit fomic

CH3COOH: axit axetic

C2H5COOH: axit propionic

CH2=CHCOOH: axit acrylic

1
1.2.3. Tên gốc hidrocacbon

1.2.3.1. Gốc hidrocacbon no

Tên ankan Tên gốc hidrocacbon

CH4: metan CH3- metyl

C2H6: etan C2H5-: etyl

C3H8: propan C3H7-: propyl

1.2.3.2. Gốc hidrocacbon không no

CH2=CH −¿¿ : vinyl

CH2=CH −CH 2−¿¿: anlyl

1.2.3.3. Gốc hidrocacbon chứa vòng benzene

C6H5- : phenyl

C6H5CH2- : benzyl

1.2.4. Tên gọi este (RCOOR’)

Tên gốc R’ + tên axit thêm đuôi + “at”

1.3. Tính chất vật lí

- Thông thường, các este là chất lỏng, nhẹ hơn nước và ít tan trong nước
- Các este tan nhiều trong dung môi hữu cơ (Ete, benzene)
- Nhiệt độ sôi của các este thấp hơn các axit cacboxylic và ancol có cùng C

⚠ Thông thường t 0 s : axit > ancol> este

⚠ Một số este có mùi thơm đặc trưng:

1. Este isoamylaxetat: Mùi chuối chín CH3COOCH2_CH2_CH(CH3)2


[C7H14O2]
2. Benzyl axetat: Mùi hoa nhài [C9H10O2]
3. Geranyl axetat: Mùi hoa hồng [C12H20O2]
4. Etyl propionat: Mùi dứa [C6H12O2]
2
1.4. Tính chất hóa học

1.4.1. Phản ứng thủy phân (Phản ứng đặc trưng)

H 2 SO 4 đ
CH3COOC2H5 + H2O ⇌ CH3COOH + C2H5OH
0
t

NX:

+ Phản ứng thủy phân etyl axetat là phản ứng thuận nghịch. (Môi trường axit)
0
CH3COO C2H5 + NAOH t→ CH3COONa + C2H5OH

NX:

+ Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.
+ Phản ứng của este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng
hóa.

1.4.2. Phản ứng với gốc hidrocacbon


0
CH2=CHCOOCH3 + H2 ¿ →, t C2H5COOCH3

1.5. Ứng dụng

- Các este được dùng làm dung môi hữu cơ


- Poli Metyl matacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ
- Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và
mĩ phẩm.

2. CHẤT BÉO

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo


- Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol

⚠ Một sô tính chất của axit béo:

- Các axit béo đều đơn chức, mạch hở, và không phân nhánh
- Các chất béo có số nguyên tử cacbon luôn chẵn từ 12C  24C

3
- Có thể no hoặc không no

⚠ Ba axit béo cần nhớ:

- Axit panmitic: C15H31COOH [axit béo, no]


- Axit stearic: C17H35COOH [axit béo, no]
- Axit oleic: C17H33COOH [không no]

2.1. Tính chất vật lý

Các este béo đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

+ Phân loại:

Chất béo rắn (Mỡ động vật) chứa chủ yếu gốc axit béo no.

Chất beo lỏng (Dầu thực vật) chứa chủ yếu gốc axit béo không no.

2.2. Tính chất hóa học

2.2.1. Phản ứng thủy phân


0
+¿ ,t
(C ¿ ¿ 17 H 35 COO)3 C 3 H 5 ¿ + 3 H 2 O H ¿ 3 C17 H 35 COO H + C 3 H 5 (OH )3

0
(C ¿ ¿ 15 H 3 1 COO)3 C 3 H 5 ¿ + 3NAOH t 3 C1 5 H 3 1 COO H + C 3 H 5 (OH )3

- Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được xà phòng và glixerol.
- Xà phòng là muối natri hay kali của axit béo.

2.2.2. Tác dụng với Hidro (xúc tác Ni, t 0)

(C ¿ ¿ 17 H 33 COO )3 C 3 H 5 ¿ + 3 H 2 → (C ¿ ¿ 17 H 35 COO)3 C 3 H 5 ¿

2.3. Ứng dụng

Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và
glixerol.

You might also like