You are on page 1of 4

Bài thí nghiệm số: 1 Học phần: PH3490 – Kỹ thuật Phân tích Vật lý

Phân tích pha định tính


I. Mục đích thí nghiệm:
- Xác định các thành phần pha có trong mẫu bằng phương pháp nhiễu xạ rongen
- Làm quen với máy nhiễu xạ tia X, sử dụng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn do Trung tâm Quốc tế về Dữ
liệu Nhiễu xạ (ICDD - International Center for Diffraction Data) thu thập và phát hành dưới dạng
các thẻ. Sử dụng phần mềm Origin
II. Thiết bị, dụng cụ:
- Máy nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffratometter)
- Máy tính sách tay cài sẵn Origin 9 trở lên
III. Cơ sở lý thuyết
Chiếu một chùm tia X song song và đơn sắc lên vật rắn tinh thể. Chùm tia X đập lên các nút
mạng tinh thể và mỗi nút mạng trở thành một trung tâm nhiễu xạ. Chùm tia X nhiễu xạ theo nhiều
phương khác nhau tuy nhiên chỉ theo phương phản xạ gương (phương mà có góc phản xạ bằng
góc tới) mới quan sát được hiện tượng nhiễu xạ vì theo phương đó cường độ của tia nhiễu xạ lớn.
Nếu 2d sin = n hay sin = n /2d
thì các tia nhiễu xạ sẽ tăng cường lẫn
nhau và theo hướng đó có cực đại
nhiễu xạ
Trong phương trình Bragg, n được
gọi là bậc phản xạ. Khi n > 1, các
phản xạ là phản xạ bậc cao và phương
trình Bragg có thể viết như sau:
d hkl
2 Sin  = 
n
Thông số d là khoảng cách giữa các mặt phẳng (hkl) và (nh, nk, nl) là các chỉ số Miller có
khoảng cách bằng 1/n khoảng cách dhkl.
Sau khi xác định được góc các cực đại nhiễu xạ từ thực nghiệm, chúng ta sẽ xác định được một
bộ khoảng cách giữa các mặt mạng dhkl của vật liệu tinh thể cần phân tích. Bằng việc so sánh dữ
liệu thực nghiệm dhkl với bộ dữ liệu chuẩn trong các cẩm nang tra cứu (Powder Diffraction File
- PDF) ta xác định được pha của vật liệu cần nghiên cứu. Bộ cơ sở dữ liệu chuẩn do trung tâm
quốc tế về dữ liệu nhiễu xạ (ICDD - International Center for Diffraction
Data) thu thập và phát hành dưới dạng các thẻ. Bộ cơ sở dữ liệu mới nhất hiện nay là PDF-
4 với hơn 770.000 bộ dữ liệu của các vật liệu vô cơ, hữu cơ…Mỗi bộ dữ liệu bao gồm thông tin về
nhiễu xạ và tinh thể học cũng như điều kiện thực nghiệm, dụng cụ và cách chế tạo mẫu. Việc so sánh
giữa dữ liệu thực nghiệm với dữ liệu chuẩn trước đây được so sánh trực tiếp bằng các cẩm nang tra
cứu dưới dạng sách. Hiện nay, việc so sánh và khai thác cơ sở dữ liệu được thực hiện một cách nhanh
chóng bằng máy tính nhờ các phần mềm chuyên dụng.

Hình 1. Sơ đồ nhiễu xạ rongen


IV. Thực nghiệm
1. Thiết bị:
Trong thí nghiệm này sử dụng máy nhiễu xạ rơngen,.

\Xray tube Sample stage Scan Detector


Xray Diffractometer Panalytical - X’Pert Incident-beam slits Diffracted beam slits
pro MPD Instrument (Goniometer Xray Diffractometer)
Trên H.3.2. là sơ đồ của máy nhiễu xạ rơngen theo tụ tiêu Bragg-Bretano. Nếu Detector quay đi
góc 2 thì bệ mẫu quay đi góc .
H.3.2. Sơ đồ ghi giản đồ nhiễu
xạ theo Bragg-bretano

2. Tìm pha bằng sách tra cứu:


Có thể tìm theo Hanawalt Index hoặc theo Fink Index. Cả hai loại sắp xếp trên, là một bộ 8
giá trị d của mỗi mẫu nghiên cứu có cường độ nhiệu xạ mạnh. Bộ dữ liễu sắp xếp theo Hanawalt
Index, người ta đưa bộ ba giá trị d có cường độ lớn nhất xếp vào 3 vị trí đầu tiên của dãy tìm
kiếm, sau đó lần lượt là các giá trị tiếp theo. Còn Fink Index sắp xếp d lần lượt theo đúng thứ
tự xuất hiện, rồi sau đó xoay vòng 8 giá trị d. Như vậy mỗi giá trị d của bộ 8 giá trị sẽ được xuất
hiện một lần ở cột đầu tiên.
❖ Cách tra theo Hanawalt:
1. Chọn 3 giá trị có cường độ lớn nhất, xếp 3 giá trị đó lên đầu dãy
2. Vào phần dữ liệu hanawalt index
3. Lấy một giá trị d để bắt đầu so sánh
4. Chọn vùng giá trị có chứa giá trị d đã chọn
5. So sánh giá trị d đó với cẩm nang, nhớ rằng khi so sánh không có sự trùng khớp hoàn
toàn giá trị tính được với giá trị trong cẩm nang (thông thường khoảng so sánh chọn ±5% d tính
toán, ví dụ d tính được là 3,45 do vậy giá trị có thể coi là trùng là 3,45 ±5%.3,45 = [3,28÷3,62]).
6. Tiếp tục so sánh giá trị kế tiếp của giá trị d thực nghiệm với d của cẩm nang, sao cho tất
cả các giá trị so sánh phải gần trùng nhau. Ghi giá trị d và tên pha (cột thứ 2 từ bên phải). Để
biết tất cả thông tin về pha đã tra được, tra số thẻ ở cột cuối cùng. Sau đó tìm đúng số thẻ ở cuối
sách, ở đó liệt kê tên pha và đầy đủ thông tin về vật liệu.
7. Trong quá trình so sánh có thể có một số giá trị đều gần trùng, ghi tất cả các pha có thể
trùng rồi đưa giáo viên hướng dẫn kiểm tra hoặc cho thêm thông tin về mẫu để so sánh.
❖ Cách tra theo Fink:
Làm tương tự như tra Hanawalt, tuy nhiên không liệt kê 3 vạch mạnh nhất lên đầu tiên mà
viết đúng theo thứ tự xuất hiện. Có thể lấy bất kỳ giá trị nào trong số các vạch đo được để bắt
đầu so sánh. Nhớ liệt kê theo đúng thứ tự để so sánh như liệt kê sau đây với di là vạch thứ i xuất
hiện trên giản đồ
d1 d2 d3 d4 d5 d6 d7 d8
d2 d3 d4 d5 d6 d7 d8 d1
d3 d4 d5 d6 d7 d8 d1 d2
…..
d8 d1 d2 d3 d4 d5 d6 d7

V. Yêu cầu thí nghiệm (Báo cáo TN)

• Mục đích.
• Cơ sở lý thuyết.
• Bảng số liệu và kết quả tính toán.
• Nhận xét kết quả.

Bảng1: Bảng số liệu và kết quả tính toán cho phương pháp rơngen.

TT 2 Sin I (%) dTÍNH TOÁN dASTM IASTM Thông tin pha
Liệt kê tên pha, công
thức hóa học, loại tinh
thể, hằng số mạng…
1

4
5
6

...

You might also like