You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


HỌC PHẦN: LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
(Học kỳ II, Năm học 2021-2022)

Đề tài: Truyền thông và giới


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Hà Phương
Mã lớp học phần: BCH002.3
Họ và tên sinh viên: Lê Minh
Mã số sinh viên: 2156050031

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 05 năm 2022


Câu 1: Nhân vật nam và nữ (trong truyện, phim, etc) mà bạn yêu thích là ai? Những
nhân vật đó có gì khác biệt với những người đàn ông, phụ nữ khác ngoài đời thực?
Xét trên tổng thể những phim đã xem qua thì nhân vật nam - Terence Fletcher
(Whiplash) và nhân vật nữ - Amy Eliot-Dunne (Gone Girl) là hai nhân vật để lại nhiều ấn
tượng nhất trong tôi.
Nhân vật nữ - Amy Dunne được coi là vừa là phản diện vừa là nhân vật chính trong
bộ phim của đạo diễn David Fincher. Trong phim, Amy - một nhân vật có tâm lý cực kỳ
phức tạp và hành vi không giống người bình thường, được xem là một sociopath tức một
người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, chứng bệnh này cũng được thể hiện thông qua
một phần tính cách của Amy trong phim đó là việc coi nhẹ cảm xúc của người khác, không
có cảm giác hối hận, hối lỗi, ích kỷ và luôn lừa dối người khác để đạt được mục đích của
mình. So với hình mẫu một người phụ nữ của xã hội thì Amy đều có đầy đủ những yếu tố từ
cách ăn mặc, cư xử đối với mọi người hay sức hút với đàn ông. Nhưng một điều làm cho
Amy trở nên đáng sợ đó là chứng sociopath, tính cách khác người của mình. Từ đó, Amy
dần dần nảy sinh lòng đố kỵ đối với chính hình mẫu của mình ở trong truyện, đáng buồn
hơn là Amy không còn coi trọng danh tính và con người thật của chính bản thân của mình
nữa. Là một sociopath mỗi khi tiếp xúc với ai đó, Amy luôn tìm hiểu về hình mẫu lý tưởng
của đối phương để dễ thao túng và kiểm soát họ.
Nhân vật nam - Fletcher là một giáo viên dạy nhạc tại Nhạc viện Shaffer và tại đây
ông đã tạo dựng cho mình một tiếng tâm riêng khi đã là người đào tạo ra nhiều nhạc công,
nhà soạn nhạc xuất chúng. Nhưng Fletcher không giống như những người giáo viên, những
người đàn ông bình thường mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Trong phim, ông khoác
lên một trang phục bình thường của một giáo viên và tính cách thì cũng khá bình thường
giống bao người. Điều đặc biệt tạo nên Terence Fletcher đó cách giảng dạy hà khắc và suy
nghĩ trong tư duy của con người này. Fletcher là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo tàn bạo
và không khoan nhượng, người sẽ làm bất cứ điều gì để đẩy học sinh vượt qua những giới
hạn mà họ mong đợi. Ông là một người đàn ông tàn nhẫn, người sẽ ngược đãi học sinh của
mình bằng lời nói và thể chất không ngừng để đạt được kết quả như ý muốn. Fletcher có
một khía cạnh dịu dàng đối với một số người, khi ông ấy được thấy nói chuyện lịch sự với
một học sinh cũ và thậm chí còn vui vẻ trò chuyện với con gái của người này, ngụ ý rằng cô
bé có thể đến chơi trong ban nhạc của ông ấy khi cô bé lớn lên. Điều này cho thấy Fletcher
hoàn toàn không phải là một con quái vật. Ông ta bị thúc đẩy bởi sự thiếu kiên nhẫn của
mình với sự kém cỏi của người khác, triết lý của riêng ông ta rằng “nhạc jazz đang chết
dần”, và theo quan điểm của ông ta, không mang lại hiệu quả cũng như không thỏa mãn.
Câu 2: Bạn nghĩ những bộ phim LGBTQ của Việt Nam có thể hiện khía cạnh nào về
“Queer Theory” của Butler hay không?
“Queer theory”, hay Thuyết dị biệt là học thuyết nhằm nghiên cứu và lý giải tình
trạng giới tính, quan hệ tính dục của con người về mặt xã hội học và khẳng định việc chuẩn
hóa bởi dị tính là không phù hợp với quá trình hình thành của xã hội.
Trước hết phải khẳng định rằng lý thuyết Queer theo Butler thực sự không được thể
hiện quá nhiều trong các bộ phim LGBTQ của Việt Nam bởi hầu hết những bộ phim ấy
được khai thác theo 2 đề tài chủ yếu: Khía cạnh về đời sống tình cảm của các cặp đôi
LGBTQ (phim Mẹ chồng chàng dâu, phim Yêu,...) và những khó khăn họ phải vượt qua về
mặt định kiến (phim Thưa mẹ con đi, phim Lô tô,...). Các bộ phim thường xoay quanh
những vấn đề cá nhân của từng nhân vật chứ chưa phân tích sâu về mặt tính chất của cả
cộng đồng. Thuyết dị biệt cho rằng “giới tính là biểu diễn” tức nghĩa đó là sự thể hiện ra bên
ngoài thông qua phong cách ăn mặc, lối sống. Điều này cũng được thể hiện trong các bộ
phim LGBTQ của Việt Nam khi “chuẩn mực hóa dị tính” ảnh hưởng đến cá nhân của từng
nhân vật. Lấy ví dụ điển hình như nhân vật Đực trong phim Lô tô bị gia đình ép buộc phải
sống và “thể hiện” mình theo cung cách của một người đàn ông đích thực (mạnh mẽ, chững
chạc, nam tính, lấy vợ, sinh con,...) và khi không còn chịu được những định kiến ép buộc
lên bản thân nữa, anh ta quyết định bỏ nhà ra đi để được tự do thể hiện bản thân trong một
hình dạng mới mang tên Lệ Liễu (Thay đổi về cách thể hiện vẻ bề ngoài nhưng xu hướng
bên trong thì vẫn vậy). Trong thuyết này cũng đề cập rằng giới là một hiện tượng xảy ra và
sản sinh liên tục, tức không ai có giới tính nhất định ngay từ đầu, phải sống và tải nghiệm
từng ngày mới có thể xác định được. Điển hình như nhân vật Nhật trong phim Sau vạt nắng,
sau một thời gian dài sống cùng và ở bên cạnh Văn thì dần dần cậu nhận ra được tính hướng
của mình (Điều này không được cậu xác định ngay từ ban đầu).
So với Việt Nam thì những bộ phim LGBTQ của Châu Âu thể hiện được nhiều khía
cạnh về Queer Theory hơn, trọng tâm của những vấn đề được phân tích một cách sâu sắc
hơn. Tuy nhiên vẫn không thể phủ định rằng những bộ phim LGBTQ của Việt Nam vẫn
đang cố gắng từng ngày để hoàn thiện mình, đáp ứng sự mong đợi của khán giả và từ đó
truyền tải nhiều thông điệp giá trị đến cả cộng đồng, đặc biệt hơn hết là làm cho xã hội
không cần phải dùng từ “come out” cho những cá nhân được xem là ‘queer” nữa!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viết gì đây (2020). Amy Dunne. Truy xuất từ
https://vietgiday.com/co-gai-mat-tich-van-la-nick-va-amy-dunne/
2. Grey Sizemore (2020). Analysis of Andrew Neimann and Terence Fletcher in Whiplash.
Truy xuất từ
https://medium.com/@greysizemore/analysis-of-andrew-neimann-and-terence-
fletcher-in-whiplash-c6ac0858c22e
3. SapphoVN. (2021). Queer theory – Tìm hiểu về Thuyết dị biệt. Truy xuất từ
https://sapphovn.com/queer-theory-la-gi/
4. Phù Khải Hùng (2014). Lý thuyết “trình diễn giới”: Một số tiếp cận ban đầu trong
nghiên cứu. Tạp Chí Khoa Học Xã Hội Tp. Hồ Chí Minh, 11(195), 7-7. Truy xuất từ
https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/27189

You might also like