You are on page 1of 2

Đề 4: Phân tích về mối liên hệ phổ biến. Nêu ý nghĩa phương pháp luận.

Vận
dụng vào nền kinh tế nước ta.
Bài làm
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại, nó diễn ra mạnh mẽ khắp
các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một hệ quả tất yếu của nền
kinh tế toàn cầu hóa là kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế sẽ trở nên ngày càng chặt chẽ. Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia
trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Vì thế
nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái
lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự
phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia. Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã
đưa ra văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối
cảnh hiện nay đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau
nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở
phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến giúp mọi người có một cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn, toàn
diện hơn về những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập kết
hợp với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, và ảnh hưởng qua lại giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất, tính thống nhất vật chất của
thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự
vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những vấn đề đó là
nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy, Ph.Ănghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý
luận về mối liên hệ phổ biến, là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. V.I. Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học
thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển. Một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy
vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho
tàng lý luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ
XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc, về mối liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã
phát hiện ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là đặc
trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong phép biện chứng khái niệm liên hệ dùng để chỉ sự quy
định lẫn nhau , tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng
của nhau. Còn khái niệm liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong tự nhiên
xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ
đặc thù của sự vật, nó phản ánh tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới.

Theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại
bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa
chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy
trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có
mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không
có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn, giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn
tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội,
v.v..Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình
khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Dựa vào cơ sở khoa
học những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái
quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên
(như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơly cho
rằng cảm giác là nền tảng của các mối liên hệ giữa các đối tượng. Còn Hêghen xuất phát từ lập trường
khách quan lại cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ
sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng,
phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy
nhất, thống nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời
nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính
trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của
một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

You might also like