You are on page 1of 24

I.

Cơ sở lí luận về môi trường Marketing vi mô tới hoạt động của các doanh nghiệp
hiện nay
I.1. Tổng quan về môi trường Marketing
I.1.1. Khái niệm và sự cần thiết nghiên cứu môi trường Marketing
 Khái niệm môi trường marketing
Môi trường marketing bao hàm các tác nhân và lực lượng bên ngoài marketing đang ảnh
hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành
công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
(Philip Kotler)
 Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều tham gia trong một môi trường và đều phụ thộc vào
nó. Trong môi trường ấy có những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và cũng không hiếm những nguy cơ, thách thức. Vì vậy nghiên cứu môi trường kinh
doanh, doanh nghiệp nhận thức được đâu là cơ hội, là điều kiện thuận lợi; đâu là thách đố, là
nguy cơ; thuận lợi là chủ yếu hay nguy cơ là chủ yếu. Từ đó quyết định các vấn đề có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của mình.
 Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra
động lực thúc đẩy.
 Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi
và dự đoán.

I.1.2. Môi trường Marketing vi mô và vĩ mô


 Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ti và những
khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới
marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.
 Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến
môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn
hóa.

I.2. Các nhân tố môi trường Marketing vi mô


I.2.1. Doanh nghiệp
Bản thân doanh nghiệp vừa là nơi khởi nguồn nên hoạt động Marketing, cũng vừa là yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động của nó.
Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing.
Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của nhân tố này có ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến
hướng đi của các chiến lược, kế hoạch Marketing, ngân sách, quy mô triển khai của các chiến dịch,
chương trình marketing.
Ví dụ như, nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, đội ngũ nhân sự
(số lượng, trình độ chuyên môn) sẽ ảnh hưởng đến nội dung các chiến lược marketing, hiệu suất của
quá trình sản xuất, cơ chế quản lý (cơ cấu phòng ban, phân công, quy trình...) sẽ ảnh hưởng đến
năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.
I.2.2. Các nhà cung ứng
Các nhà cung cấp là những cơ sở và cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết
cho hoạt động sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp lẫn đối thủ cạnh tranh
Những tiến triển trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing cần theo dõi các biến chuyển về giá cả
của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá chi phí cung cấp có thể buộc phải tăng
giá cả, điều sẽ làm giảm sút doanh số dự toán của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị Marketing còn phải quan tâm đến tình hình sẵn dụng của cung cấp. Những
tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp, các cuộc đình công, và nhiều biến cố khác sẽ gây ra những
ảnh hưởng tới thời gian sản xuất và ảnh hưởng tới doanh thu bởi quá trình sản xuất bị trì hoãn cũng
như làm sứt mẻ tình cảm của khách hàng về lâu dài.
Nhiều doanh nghiệp thích mua từ nhiều nguồn để tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một nhà
cung ứng nào, những người này có thể tự ý tăng giá hoặc hạn chế lượng cung cấp. Vì vậy các bộ
phận Marketing cũng phải biết tự mình “Marketing” cho các nhà cung cấp.

I.2.3. Các trung gian Marketing


Các trung gian Marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc câu
dẫn, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu thụ. Họ bao gồm giới trung
gian, các cơ sở phương tiện phân phối, các cơ sở dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính.
- Giới trung gian là những thương hiệu giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng hoặc liên kết
buôn bán. Giới này được phân làm hai loại, dẫn mối và thương buôn.
+) Giới dẫn mối là các nhà làm môi giới và các nhà làm đại diện cho xí nghiệp - tìm kiếm
khách hàng hoặc đàm phán các hợp đồng, nhưng không có sự sở hữu đối với hàng hoá.
+) Giới thương buôn là các nhà bán sỉ và lẻ - mua, có quyền sở hữu, và bán lại các hàng hoá
ấy.
- Những công ty phương tiện phân phối, là những cơ sở trợ giúp nhà sản xuất trong việc dự
trữ và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi cần thiết.
+) Cơ sở kho bãi là những công ty lưu chứa và bảo quản hàng hoá trước khi chúng được đưa
đến địa điểm khác. Nhà sản xuất phải quyết định xem mình cần phải có bao nhiêu chỗ chất
giữ hàng và tiền thuê mướn phải là bao nhiêu.
+) Cơ sở vận chuyển bao gồm các công ty đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thuỷ,
và những phương tiện chuyên chở khác, chuyên môn trong việc chuyển vận hàng từ nơi này
sang nới khác.
 Nhà sản xuất phải xác định được những kiểu chuyên chở có tính hiệu năng chi phí tốt
nhất, cũng như cân nhắc những điều cần quan tâm như phí tổn, việc giao hàng, vận tốc
và sự an toàn.
- Các cơ sở dịch vụ Marketing là các công ty điều nghiên tiếp thị, các cơ sở quảng cáo, cơ
quan truyền thông, những công ty tư vấn về Marketing – giúp nhà sản xuất trong việc lựa
chọn và câu dẫn cho sản phẩm đi vào đúng thị trường. Nhà sản xuất luôn phải đối diện với
vấn đề quyết định “làm hay mua” những dịch vụ này.
 Khi quyết định mua, doanh nghiệp cần phải chọn lựa cẩn thận nên mua của người nào,
vì những cơ sở này khác biệt nhau về tính sáng tạo, chất lượng, sự phục vụ và giá cả.
Doanh nghiệp phải duyệt xét lại thường kỳ công việc thực hiện của những cơ sở này và
xem xét đến việc thay thế, một khi họ không thực hiện được đúng đắn.
- Các trung gian tài chính bao gồm ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảo hiểm, và
những công ty khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, hoặc bảo hiểm
cho những rủi ro liên quan đến những công việc mua và bán hàng hoá. Hầu hết các doanh
nghiệp và khách hàng đều phải phụ thuộc vào công việc xuất tiền của các trung gian tài
chính, cho những cuộc giao dịch của họ. Công cuộc thực hiện Marketing của các doanh
nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu có sự gia tăng về phí tổn tín dụng hoặc tín
dụng bị hạn chế, hay cả hai.
 Do đó, doanh nghiệp cần phải triển khai các mối quan hệ vững chắc với những cơ sở tài
chính quan trọng.

I.2.4. Khách hàng


Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động đều hướng tới khách hàng. Các doanh nghiệp luôn
có xu hướng thu hút và giữ chân khách hàng để tạo ra doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp cần phải áp
dụng một chiến lược tiếp thị thích hợp để có thể thu hút được các đối tượng khách hàng tiềm năng
và giữ chân khách hàng hiện tại.
Doanh nghiệp có thể hoạt động trong năm loại thị trường khách hàng:
 Thị trường người tiêu dùng: là những cá nhân và những gia đình mua hàng hoá và dịch vụ
để tiêu dùng cho chính họ.
 Thị trường các nhà sản xuất: là những tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho công việc sản
xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác.
 Thị trường nhà buôn bán trung gian: là những tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để bán
chúng lại kiếm lời.
 Thị trường chính quyền: là những cơ quan nhà nước mua hàng hoá và dịch vụ để tạo ra các
dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hoá và dịch vụ này cho những người
cần đến chúng.
 Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài; gồm người tiêu thụ, người sản xuất,
người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ở nước ngoài.

I.2.5. Đối thủ cạnh tranh


Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị
Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản
phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến doanh nghiệp. Tích cực
là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản
phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ khiến doanh nghiệp có nguy
cơ mất khách hàng vào tay đối thủ. Chính vì thế, trong một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một
cuộc đua không có hồi kết, sẽ không có kẻ thắng và kẻ thua tuyệt đối.
Mỗi doanh nghiệp đều phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh. Có bốn loại đối thủ
cạnh tranh cơ bản:
 Cạnh tranh mong muốn: đây là các đối thủ cạnh tranh thể hiện những khát vọng của người
tiêu dùng, muốn thỏa mãn các dạng nhu cầu cụ thể, mong muốn khác nhau trên cơ sở cùng
một lượng thu nhập.
 Cạnh tranh về những loại hàng hóa khác nhau, cùng thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn
nhất định.
 Cạnh tranh các kiểu hàng hóa khác nhau trong cùng một ngành hàng (loại sản phẩm).
 Cạnh tranh kiểu (dạng) hàng hóa giống nhau thỏa mãn cùng một mong muốn nhưng có nhãn
hiệu khác nhau.

I.2.6. Công chúng


Công chúng là những chủ thề có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, tạo ra sự tác động
đủ lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp như hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống lại, gây khó
khăn cho doanh nghiệp.Thông thường phân loại công chúng theo 3 mức độ: tích cực, tìm kiếm,
không mong muốn:
 Công chúng tích cực là nhóm quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí.
 Công chúng tìm kiếm là nhóm chưa quan tâm nên doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm
của họ.
 Công chúng không mong muốn là nhóm có thể tẩy chay doanh nghiệp.

Các nhóm công chúng trực tiếp tác động đến hoạt động marketing của doanh nghiệp gồm:
 Công chúng tài chính: ngân hàng, quỹ đầu tư, môi giới giao dịch, cổ đông...liên quan đến
khả năng đảm bảo nguồn vốn cho công ty giải quyết nhiệm vụ chiến lược.
 Các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền hình, mạng xã hội, các mặt báo,... sẽ
đưa ra những thông tin có lợi hoặc có hại cho công ty.
 Các cơ quan nhà nước có khả năng tác động tùy thuộc vào chức năng của cơ quan đó như:
Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ tài nguyên và môi trường...
 Công chúng hành động vì công dân cũng là những lực lượng thường xuyên tác động tới
hoạt động marketing của doanh nghiệp. Những tổ chức này có thể có các nhóm: Tổ chức
bảo vệ người tiêu dùng, Tổ chức bảo vệ môi trường,...
 Công chúng địa phương bao gồm các cư dân ở các địa phương. Lực lượng này cũng có thể
ủng hộ hoặc không ủng hộ sự hiện diện của doanh nghiệp tại thị trường địa phương.

II. Thực trạng ảnh hưởng của môi trường Marketing vi mô tới Hòa Phát
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Hòa Phát
2.1.1. Sơ lược về doanh nghiệp
Tập đoàn Hòa Phát là một tập đoàn tư nhân sản suất công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán vật liệu, máy móc xây dựng, Hòa Phát đã lần lượt nghiên
cứu và mở rộng quy mô công ty sang khá nhiều các lĩnh vực. Nhờ thấu hiểu nhu cầu của thị trường
cũng như sứ mệnh và tầm nhìn định hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nên ngay từ
những bước đầu tiên trong quá trình vận hành , Hòa Phát đã đề ra được những giá trị cốt lõi mà Tập
đoàn hướng đến cũng như mục tiêu trong dài hạn: trở thành một Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với
chất lượng sản phẩm dẫn đầu trong nước, và trong đó, thép sẽ là sản phẩm chính được tập đoàn chú
trọng làm nên thương hiệu của Hòa Phát.
Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát đã phát triển thành một Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề
mang thương hiệu Việt Nam, mang lại giá trị cho cả nền kinh tế và đất nước, cũng như người tiêu
dùng Việt. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam với mã cổ phiếu là HPG.
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
Năm 1992, Hòa Phát được xây dựng lần đầu tiên dưới mô hình một công ty TNHH ( Công ty
TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát ) – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát. Cho đến năm
1995, Hòa Phát mới chính thức được thành lập và nằm trong nhóm công ty tư nhân đầu tiên khi luật
Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành, lấy tên gọi khi thành lập là Công ty CP Nội thất Hòa Phát.
Qua nhiều năm nghiên cứu và tích lũy, Hòa Phát ngày càng mở rộng và phát triển, về cả hai
lĩnh vực hoạt động và quy mô của công ty với những sự trưởng thành qua từng dấu mốc của công ty
cho đến nay.
Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và Công ty CP Xây dựng và Phát triển
Đô thị Hòa Phát
Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập
đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên
Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tháng 2/2016: thành lập Công ty CP và PT Hòa Phát
Tháng 2/2017: thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai khu Liên hợp
Gang Thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi
Quý III/ 2018: xây dựng nhà máy thép cỡ lớn tại Hưng Yên
Năm 2020: Hòa Phát cơ cấu lại mô hình hoạt động của Tập đoàn
Năm 2021: Hòa Phát lại một lần nữa tái cơ cấu để đơn giản lại bộ máy và đổi tên Tổng Công ty
Sản phẩm Thép thành Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu.
2.1.1.2. Quy mô của doanh nghiệp
Hiện nay Tập đoàn Hoà Phát sở hữu 11 công ty thành viên với gần 30000 cán bộ công nhân
viên hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 01 văn phòng tại Singapore. Khởi đầu từ một công
ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như:
nội thất, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp.
 Sản xuất thép
Đến thời điểm hiện tại, sản xuất thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng hơn 80%
doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn. Hòa Phát ngày càng phát triển và cho thấy sự lớn mạnh khi
xây dựng lên những nhà máy lớn sản xuất thép trên nhiều tỉnh thành như: nhà máy thép Hòa Phát
Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy thép Hòa Phát (Hưng Yên), nhà máy thép Hòa Phát (Hải
Dương), ... cùng một chuỗi các chi nhánh trải dài trên khắp đất nước.
 Nội thất và Điện lạnh
Bên cạnh sản xuất thép, Hòa Phát cũng chú trọng tới lĩnh vực sản xuất đồ nội thất và điện
lạnh. Qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này, Hòa Phát đã xây dựng được hệ thống
nhà máy sản xuất trên khắp các tỉnh thành và trở thành một trong những đại lý phân phối chuyên
nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay, Hòa Phát đã đạt được một vị thế vững vàng, được mệnh danh là nhà
sản xuất nội thất hàng đầu Việt Nam.
 Nông nghiệp
Kế thừa kinh nghiệm sản xuất công nghiệp theo chuỗi và hệ thống quản trị minh bạch của tập
đoàn, Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát đã nhanh chóng khẳng định được tiềm lực của
mình trong các mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi như chăn nuôi heo, bò, gia cầm.
Tính đến nay, Hòa Phát đã và đang vận hành 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất
600000 tấn/năm: nhà máy tại Hưng Yên và nhà máy tại Đồng Nai. Đối với chăn nuôi, Hòa Phát
đang vận hành quy mô nhiều trang trại tại các tỉnh thành như Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai,
Hòa Bình và Bắc Giang, ...
 Bất động sản
Tham gia vào bất động sản khoảng 20 năm và được quản lý bởi Công ty CP XD & PT Đô thị
Hòa Phát, Hòa Phát đã ghi nhận nhiều dấu ấn với các dự án đang khai thác ở 2 lĩnh vực chính là
BĐS Khu công nghiệp và BĐS Đô thị như: KCN Phố Nối A (600 ha), KCN Yên Mỹ II (97,5 ha)-
Hưng Yên, Khu phức hợp Mandarin Garden (2,5ha) tại quận Cầu Giấy, Khu chung cư 70 Nguyễn
Đức Cảnh tại quận Hoàng Mai, …
2.1.2. Phân tích mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
“Hòa Phát” là chữ viết tắt của cụm “Hòa hợp cùng Phát triển” – đây cũng là giá trị cốt lõi và
mục tiêu chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Hòa Phát đã thể hiện được điều đó trong mối quan hệ
giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm
bảo sự hài hòa lợi ích, hướng tới sự phát triển bền vững. Góp phần không nhỏ vào sự thành công đó
là những chiến lược Marketing của doanh nghiệp sau quá trình nghiên cứu môi trường và nhu cầu
hiện tại của nền kinh tế công nghiệp.
2.1.2.1. Chiến lược Marketing mix về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing mix về sản phẩm, hiện nay Tập đoàn Hòa Phát đang thực hiện
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và lấn sân sang các lĩnh vực khác:
 Sản xuất thép
Trong lĩnh vực sản xuất thép, chiến lược marketing của tập đoàn Hoà Phát chú trọng vào phát
triển chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất đều được áp dụng công nghệ hiện đại, tuần hoàn khép
kín, kiểm soát và gia công từ các nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, đảm bảo chất lượng sản
phẩm ưu Việt.
Ngoài ra tập đoàn áp dụng và phát triển rất nhiều sáng kiến cải tiến góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm thép được sản xuất ra, tiết kiệm chi phí và quá trình vận hành cũng trở nên hiệu quả
hơn.
 Điện máy gia dụng và Nội thất
Hòa Phát đặt mục tiêu sản xuất những sản phẩm nội thất Việt có chất lượng cao, đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng. Mỗi năm, Hòa Phát cung cấp ra thị trường hàng triệu sản phẩm, từ điều
hòa, tủ đông, tủ lạnh, nội thất trường học, nội thất văn phòng, đến nội thất gia đình.
2.1.2.2. Chiến lược Marketing mix về giá (Pricing)
Đối với các sản phẩm sắt thép, Hòa Phát sử dụng chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product
line Pricing). Theo đó, với đặc thù là vật liệu xây dựng, các loại sắt thép sẽ có những chất liệu, kích
cỡ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy mà
các loại sắt thép sẽ có mức giá khác nhau theo giá trị của chúng.
2.1.2.3.Chiến lược Marketing mix về phân phối (Place)
Đối với chiến lược marketing về hệ thống phân phối, tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư và xây
dựng một hệ thống phân phối rộng khắp và phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Qua đó tập
đoàn đã kết hợp với các đại lý, công ty uy tín với mức chiết khấu cao, những đại lý hay công ty này
đều có đầy đủ năng lực, nhân lực, phương tiện từ đó đưa các sản phẩm của Hòa Phát với giá cả cạnh
tranh, đầy đủ, kịp thời, thanh toán linh hoạt đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất.
2.1.2.4. Chiến lược Marketing mix về xúc tiến (Promotion)
 Quảng cáo
Quảng cáo ngoài trời hay quảng cáo OOH là một kênh truyền thông rất quen thuộc được rất
nhiều doanh nghiệp, thương hiệu sử dụng để quảng bá hình ảnh của mình trong đó có tập đoàn Hòa
Phát. Những Pano quảng cáo ngoài trời của Hòa Phát được đặt tại những vị trí đường phố đông đúc,
nhiều người qua lại. Không chỉ vậy các phương tiện truyền thông như TV, Social Media, cũng được
tập đoàn Hòa Phát chú trọng trong các chiến dịch marketing của mình.
 Hoạt động xã hội
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 15.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh lý bẩm sinh về tim mạch.
Xuất phát từ mong muốn mang lại cho các em một trái tim khỏe mạnh, giảm đau đớn của bệnh tật
vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tập đoàn Hòa phát đã triển khai chiến dịch “Nhịp đập yêu thương”
Tính từ năm 2015 cho đến nay sau 6 năm hoạt động, chương trình đã hỗ trợ thành công cho 320
bệnh nhân với tổng kinh phí 12,5 tỷ đồng. Tính riêng năm 2021 “Nhịp đập yêu thương” đã tiếp
nhận 93 trường hợp xin tài trợ, hỗ trợ phẫu thuật thành công 83 bệnh nhân, tăng thêm 10 bệnh nhân
so với 2020.

Ngày 01/4/2022, Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Hải Dương tổ
chức Lễ phát động chương trình “Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương” nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại sự kiện, Tập đoàn Hòa Phát đã nhận hỗ trợ, đỡ đầu cho 40 trẻ mồ
côi trên địa bàn trong vòng 5 năm với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.

Nhìn chung, Hòa Phát đã và đang chứng minh mình là một trong những thương hiệu có những
chiến lược tạo được ảnh hưởng lớn trên thị trường. Dựa vào những dữ liệu, ta có thể đánh giá được
chiến lược Marketing của Hòa Phát rất thành công trong việc chinh phục những thị phần tại Việt
Nam, đòng thời, điều này cũng giúp cho hãng chiếm vị trí độc tôn tại nhiều ngành mà hãng đang
đầu tư và tham gia kinh doanh.

2.2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường Marketing tới hoạt động của Hòa
Phát
2.2.2. Các lực lượng bên trong doanh nghiệp (Ban Lãnh đạo, bộ phận Tài chính, bộ phận
R&D, bộ phận Kế toán, bộ phận Cung ứng, bộ phận Sản xuất, bộ phận Marketing)
2.2.2.1. Đội ngũ ban lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát
a) Quyết định thay đổi trong cách tập đoàn tiếp xúc với khách hàng và nhà đầu tư:
Hòa Phát tiếp cận và tạo ra những mối quan hệ gây thiện cảm với sự gần gũi, cởi mở, nhiệt
tình trong suốt quá trình hợp tác làm việc, tạo niềm tin và sự tin tưởng lâu dài cho khách hàng cũng
như những nhà đầu tư.
Trong thời gian đầu niêm yết, Ban lãnh đạo Hòa Phát vẫn giữ những quan niệm cũ: chỉ cần
mình làm tốt mọi người sẽ hiểu, và ngại nói nhiều về việc mình làm. Tuy nhiên, quan điểm này đã
gây ra khá nhiều vấn đề tiêu cực cho các nhà đầu tư và khách hàng của Tập đoàn khi họ không thể
tiếp xúc sâu vào các nguồn thông tin quan trọng về sản phẩm cũng như các chiến lược của Hòa
Phát.
Tiếp thu ý kiến góp ý của giới đầu tư, từ năm 2011 đến nay, tập đoàn Hòa Phát đã rất coi
trọng công tác quan hệ với nhà đầu tư (NĐT) bằng việc tổ chức, đón tiếp nhiều đoàn NĐT đến tìm
hiểu thông tin, đi thăm các dự án và quy trình sản xuất của chuỗi nhà máy của tập đoàn ở các tỉnh
phía Bắc. Sự cởi mở, thẳng thắn và thật thà trong quá trình làm việc của lãnh đạo Tập đoàn Hòa
Phát cùng các cuộc gặp mặt tiếp xúc đã giúp các nhà đầu tư có một ấn tượng về sự chuyên nghiệp
trong cách làm việc của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, những báo cáo thường niên qua các năm của Tập đoàn cũng cho thấy được sự
tiến bộ nhất định về chất lượng thông tin, khả năng truyền tải thông điệp về chiến lược phát triển,
nhận thức của lãnh đạo công ty đó về công tác quan hệ với NĐT và các đối tác.

b) Uy tín, tầm nhìn của những nhà lãnh đạo


Khả năng tồn tại, và phát triển vị thế của một doanh nghiệp bị chi phối phần nhiều bởi khả
năng, uy tín của chủ doanh nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào
doanh nghiệp. Vì vậy, khi nhắc đến Hòa Phát, giới đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng
khoán không nghĩ ngay đến sắt thép, mà nghĩ đến ông “Long Hòa Phát” (Chủ tịch HĐQT Trần
Đình Long), hay ông “Dương Hòa Phát” (Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương), người mà họ gửi gắm
niềm tin và tiền bạc khi đầu tư vào cổ phiếu HPG.
Tầm nhìn xa của ban lãnh đạo trong việc ý thức trước được những khó khăn trong tương lai
chính là một trong những nhân tố quyết định mang đến sự thịnh vượng của Hòa Phát ngày hôm nay.
Cụ thể, bất chấp những tín hiệu khả quan, vào ngày ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 (24/5), Chủ
tịch Hòa Phát bất ngờ “dội gáo nước lạnh” cho cổ đông, cảnh tỉnh về một viễn cảnh đầy khó khăn.
Ông Trần Đình Long tiết lộ ngành thép đang không thuận lợi. Nguyên nhân là do xung đột Nga -
Ukraine làm nguyên liệu đầu vào tăng sốc. Mặt khác, Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid
trong khi nước này chiếm 60% nhu cầu tiêu thụ thép thế giới, làm ảnh hưởng đến lực cầu.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long từng tự tin khẳng định: “Nếu thị trường có
sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”; câu nói khẳng định nguyên tắc của Hòa Phát không chỉ
tính lúc mọi sự đang thuận, mà còn phải tính lúc thị trường rơi vào viễn cảnh xấu nhất, thấp nhất mà
công ty vẫn duy trì được. Như vậy, doanh nghiệp đầu ngành thép Hòa Phát có lẽ đã có sự tính toán,
chuẩn bị sớm cho giai đoạn tới, dù là miền sáng hay tiếp tục một vùng “sương mờ” khác.

2.2.2.2. Bộ phận marketing


a) Xây dựng hình ảnh thương hiệu
- Logo & Slogan
Logo và slogan của tập đoàn Hòa Phát mang đến dấu ấn đặc biệt về sự đoàn kết, cùng nhau
phát triển với các đối tác, với người tiêu dùng; thay vì chỉ là sự đi lên của bản thân tập đoàn. Họa
tiết ba tam giác cân giao nhau tại một điểm trước đây được tái cấu trúc thành hình mũi tên đồng
hướng, nhằm thể hiện sự đồng lòng hướng về phía trước, tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng của
Tập đoàn. Bên dưới ba mũi tên là hình ảnh cách điệu của những đôi bàn tay cùng chung sức gây
dựng nền tảng vững chắc suốt 25 năm qua.

Triết lý kinh doanh của Tập đoàn cũng được nâng lên tầm cao mới: Hòa hợp cùng phát
triển. Chữ “VÀ” trong slogan trước đây chuyển thành “CÙNG” nhằm nâng tầm mối quan hệ hợp
tác giữa Hòa Phát với các đối tác, đại lý và cộng đồng xã hội, chuyển từ quan hệ “song hành” sang
“tương hỗ”, cùng nhau vươn lên mạnh mẽ.

- Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Ngay trên trang chính thức website https://www.hoaphat.com.vn/, tập đoàn đã cung cấp đầy
đủ địa chỉ các trụ sở chính, số điện thoại văn phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong
trường hợp muốn mua tại trụ sở chính, hay gửi khiếu nại về những vấn đề trong quá trình sử dụng,
mua bán thép Hòa Phát.
Đồng thời, mỗi mặt hàng của Tập đoàn đều có một số điện thoại liên hệ, địa chỉ email riêng
biệt nhằm phục vụ khách hàng tìm hiểu trước về sản phẩm.

- Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu:
+) Kết thúc năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát đã dành gần 30 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện, xã
hội:
+) 60 trái tim của các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đã được chữa lành thông qua chương trình
“Nhịp đập yêu thương”. Đây là chiến dịch tập đoàn Hòa Phát đã triển khai liên tục 7 năm từ 2015
đến nay, với mong muốn mang lại cho các em bé mắc bệnh lý bẩm sinh về tim một trái tim khỏe
mạnh, và giảm đau đớn của bệnh tật vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tính từ năm 2015 cho đến
năm 2021, chương trình đã hỗ trợ thành công cho 320 bệnh nhân với tổng kinh phí 12,5 tỷ đồng.
+) 125 trẻ em mồ côi tại tỉnh Hải Dương và huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã được Hòa Phát
tiếp nhận hỗ trợ với mức 500.000 đồng/em/tháng, với cam kết thực hiện tối thiểu 5 năm.

+) 650 người dân, bao gồm cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn và
Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái được thăm khám miễn phí, khám sàng lọc bệnh lý bẩm sinh về
tim mạch bởi đoàn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, dưới sự tài trợ của Tập đoàn Hòa Phát.
Bên cạnh các hạng mục khám nội, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp… người dân còn được xét
nghiệm sinh hóa để phục vụ cho việc chẩn đoán kết quả.
+) 6000 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 13 tỉnh thành trên toàn quốc đã đón “Xuân
yêu thương” đủ đầy, ấm áp cùng Hòa Phát với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.
- Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt
Nam chất lượng cao, ISO…
- Chứng chỉ khẳng định chất lượng
Sản phẩm của Công ty đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất như TCVN
3783: 1983, ASTM A500, ASTM A53, JIS G 3302:2010, BS 1387/1985, hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001: 2015..

- Giải thưởng
Nhiều năm liên tục, thương hiệu Hòa Phát được lựa chọn là Thương hiệu Quốc gia, Top
Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam; Sao Vàng Đất Việt, Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất
Việt Nam; Top 30 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam, 20 thương hiệu doanh nghiệp
có giá trị trên 100 triệu USD của tạp chí Forbes Việt Nam, Top 10 Thương hiệu nổi tiếng của Việt
Nam…

b) Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing


- Chiến lược marketing mix về sản phẩm của Hòa Phát (Product)
+) Hòa Phát tiến đến mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp:
 Thép xây dựng: Phôi thép, Thép cuộn, Thép thanh, Thép cuộn cán nóng, Thép đặc biệt và
các sản phẩm liên quan đến quá trình luyện thép.
 Ống thép: Ống thép đen, Ống thép mạ kẽm nhúng nóng, Ống thép tôn mạ kẽm, Ống thép cỡ
lớn, Tôn cuộn mạ kẽm, Thép công nghiệp khác.
 Chế tạo kim loại: Cung cấp các thiết bị phụ tùng – Thiết bị mỏ, Thiết bị xây dựng
+) Sản xuất thép (Thép Hòa Phát)
 Tập đoàn chú trọng vào phát triển chất lượng thép. Quy trình sản xuất đều được áp dụng
công nghệ hiện đại, tuần hoàn khép kín, kiểm soát và gia công từ các nguyên liệu đầu vào
đến thành phẩm, thiết bị - máy móc được chú trọng thay mới và bảo trì, đảm bảo chất lượng
sản phẩm ưu việt. Cùng với đó nhiều cải tiến của các nhóm cơ khí, điện và công nghệ đã
nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm thép được sản xuất ra, tiết kiệm chi phí và quá
trình vận hành cũng trở nên hiệu quả.
 Ví dụ nhà máy luyện thép tại Khu liên hợp Hòa Phát Hải Dương, cuối năm 2018 và đầu năm
2019, Nhà máy đã kết hợp với các phòng ban để thành lập một nhóm thực hiện các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng phôi đúc và kết quả đạt được rất đáng khích lệ với tỷ lệ chất
lượng phôi đúc nâng cao rõ rệt, với tỷ lệ phôi đúc đạt được loại 1 năm 2019 là >98%.

- Chiến lược marketing mix về giá của Hoà Phát (Price)


+) Đối với các sản phẩm sắt thép, Hòa Phát sử dụng chiến lược giá theo dòng sản phẩm với
mục đích để người tiêu dùng cảm nhận rõ về chất lượng khác biệt của từng sản phẩm. Theo đó, với
đặc thù là vật liệu xây dựng, các loại sắt thép sẽ có những chất liệu, kích cỡ khác nhau để khách
hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy mà các loại sắt thép sẽ có
mức giá khác nhau theo giá trị của chúng.

 Chiến lược marketing mix về phân phối của Hòa Phát (Place)
Đối với chiến lược marketing về hệ thống phân phối, tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư và xây
dựng một hệ thống phân phối rộng khắp và phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Qua đó tập
đoàn đã kết hợp với các đại lý, công ty uy tín với mức chiết khấu cao, những đại lý hay công ty này
đều có đầy đủ năng lực, nhân lực, phương tiện từ đó đưa các sản phẩm của Hòa Phát với giá cả cạnh
tranh, đầy đủ, kịp thời, thanh toán linh hoạt đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất.

 Chiến lược marketing mix về xúc tiến của Hoà Phát (Promotion)
Quảng cáo ngoài trời hay quảng cáo OOH là một kênh truyền thông rất quen thuộc được rất
nhiều doanh nghiệp, thương hiệu sử dụng để quảng bá hình ảnh của mình trong đó có tập đoàn Hòa
Phát. Những Pano quảng cáo ngoài trời của Hòa Phát được đặt tại những vị trí đường phố đông đúc,
nhiều người qua lại.

Không chỉ vậy các phương tiện truyền thông như TV, Social Media, cũng được tập đoàn Hòa
Phát chú trọng trong các chiến dịch marketing của mình.Đối với TVC, hãng luôn lựa chọn đài
truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3… làm kênh quảng bá chính. Với tỷ suất người xem thuộc
top đầu các kênh truyền hình, công việc chọn lựa thời gian chiếu TVC vào khung giờ vàng, Hòa
Phát thành công tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.

Nhận biết được xu hướng lồng ghép quảng cáo vào những MV ca nhạc đang “hot” trong
những năm trở lại đây, vào ngày 20/10/2020, ông trùm thép Hòa Phát cũng đã nhập cuộc với MV
“Kén cá chọn canh” do Bích Phương thể hiện.

Đến hiện tại, Hòa Phát đã đăng ký một kênh youtube để quảng bá về sản phẩm thép của
doanh nghiệp, hấp dẫn khách hàng trong quá trình tìm hiểu thông tin, thay vì đơn thuần đọc những
thông tin khô khan.

2.2.2.3. Bộ phận R&D


Với mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng đầu vào của
thép Hòa Phát nói riêng, và thị trường thép Việt Nam nói chung, bộ phận R&D đã tiến hành nghiên
cứu, cho ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Điển hình là thép rút dây, thép lõi que hàn,
thép dự ứng lực, thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô, thép cuộn cán nóng… Đây là sản phẩm trước đây
phải nhập khẩu 100% từ các nước. Trong số đó, thép cuộn cán nóng (HRC) chính là sản phẩm công
nghiệp có ý nghĩa nhất, bởi Hòa Phát chính là doanh nghiệp thép đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
có đủ tiềm lực sản xuất được HRC.
Áp dụng công nghệ tinh luyện và khử khí của Hòa Phát tân tiến và tối ưu nên đảm bảo các
yêu cầu cao của các mác thép này. Đây cũng là lý do tạo nên sự khác biệt của Hòa Phát có thể tự
chủ các mặt hàng mới thay thế hàng nhập khẩu.

2.2.3. Các lực lượng bên ngoài doanh nghiệp


2.2.3.1. Nhà cung ứng
a) Nhà cung ứng nội địa
Là doanh nghiệp đầu ngành, công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát sở hữu quyền khai thác mỏ
quặng tại Hà Giang với trữ lượng nửa triệu tấn/năm. Con số này quá khiêm tốn so với năng lực sản
xuất ngày càng mở rộng của doanh nghiệp.
Đối với những mỏ lớn như Thạch Khê đáp ứng được cho việc khai thác với công suất lớn thì lại gặp
phải khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng và năng lực khai thác, công nghệ của các doanh
nghiệp trong nước. Đối với những mỏ có trữ lượng nhỏ, chi phí khai thác cao tác động tới giá quặng
cao hơn quặng nhập khẩu.
b) Nhà cung ứng ngoại địa
*Úc
- Nhập khẩu
Hiện nay, để phục vụ cho ngành sản xuất thép trong nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
lượng lớn quặng sắt từ nước ngoài. Với nguồn cung than và quặng sắt dồi dào, chất lượng cao và
giá cả hợp lý; Úc là nhà cung ứng quặng sắt chủ yếu của Hòa Phát.
Xét về giá trị, kim ngạch nhập khẩu than từ Úc chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn một nửa
tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2020 và cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Năm 2019, giá trị than Hòa
Phát nhập khẩu từ quốc gia trên chỉ đạt 115 triệu USD thì năm 2020 đã tăng vọt lên 364 triệu USD.
Tuy nhiên quặng sắt có mức tăng trưởng tới 19 lần so với 2019 với kim ngạch 123 triệu USD trong
11 tháng vừa qua.
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát cho biết, để tạo nguồn cung cấp quặng sắt ổn định và dài
hạn cho các nhà máy thép Hòa Phát, đặc biệt là cho Khu liên hợp sản xuất thép tại Dung Quất, đoàn
công tác của công ty đã thăm và làm việc với các đối tác sản xuất, khai thác quặng sắt lớn nhất tại
Australia, thăm cảng Hedland – cảng xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới (500 triệu tấn/năm).
Theo Hòa Phát, các chủ mỏ trên đều có công suất khai thác lớn nhất, áp dụng những công nghệ tự
động hóa tiên tiến nhất trong ngành khai khoáng, sở hữu các tuyến đường sắt và nhiều cầu cảng
riêng. Đại diện các nhà cung cấp của Australia bày tỏ mong muốn cung cấp toàn bộ nhu cầu quặng
sắt cho Hòa Phát trong dài hạn với các điều kiện thương mại tốt nhất, giá cạnh tranh nhất.
Cụ thể hơn, Hòa Phát cho biết đã thiết lập thêm quan hệ mới với các nhà sản xuất khác bao
gồm: Rio Tinto (sản lượng 329,5 triệu tấn năm), BHP (227 triệu tấn năm), FMG (170 triệu tấn
năm), Royhill (55 triệu tấn/năm).
- Hòa Phát là chủ sở hữu
Ngày 28/5/2021, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Liên bang Úc (“FIRB”) đã chấp thuận phê
duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần Dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của Công ty con tại Úc thuộc
Tập đoàn Hòa Phát. Sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát là chủ sở hữu Dự án quặng sắt Roper
Valley với trữ lượng dự đoán 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm.
Hướng đến nguồn cung ứng lâu dài, đại diện Hòa Phát thông tin "Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục
nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Úc, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít
nhất 50% nhu cầu quặng sắt của tập đoàn, tương đương 10 triệu tấn/năm."

*Brazil: Hiện nay, chủ mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới Vale (Brazil) đang là nhà cung cấp
thường xuyên của công ty.

2.2.3.2. Trung gian Marketing


a) Trung gian phân phối
Năm 2022, Hòa Phát đã bán hơn 7,2 triệu tấn thép cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu
khắp 5 châu. Có được thành công như vậy là nhờ sự đồng hành, phối hợp, gắn bó và hợp tác đầy
hiệu quả của doanh nghiệp với các đại lý cũng như các nhà phân phối.
Hòa Phát có hệ thống các đại lý lớn nhỏ trải dài trên khắp cả nước. Và tại mỗi tỉnh thành cũng
như thành phố, Tập đoàn lại phân chia những đại lý ở từng quận huyện, khu vực cụ thể.
- Hòa Phát hiện có khá nhiều nhà phân phối độc lập và các điểm bán lẻ trải dài khắp toàn
quốc. sản phẩm thép thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty, xây dựng hệ
thống các nhà máy với 7 nhà máy sản xuất thép trải dài tại các địa phương trong cả nước
- Hệ thống nhân viên khảo sát đại lý được thiết lập có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin và
hàng đến các đại lý tại mỗi khu vực, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ đối với từng
mặt hàng tại các khu vực này
Phân phối ở nước ngoài: Tập đoàn Hòa Phát sử dụng cạnh tay nổi tiếng Trading House với
mục đích phân phối thép ra nước ngoài. Trading house đóng vai trò là một trung gian phân phối khi
mua – bán sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Công ty Hòa Phát Trading chuyên kinh doanh
thương mại sắt, thép, gang có trụ sở tại Singapore được thành lập từ năm 2004. Ngoài ra, Hòa Phát
còn có Dragon Trading and Investment chuyên xuất nhập khẩu sắt thép.

Ưu nhược điểm của trung gian phân phối sản phẩm:


- Ưu điểm :
Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống
đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trung bình mỗi tỉnh
đều có một hoặc hai đại lý chính thức. Hệ thống các trung gian hỗ trợ hoạt động phân phối bao gồm
các đơn vị kinh doanh kho bãi, bảo quản và các cơ sở vận chuyển
- Nhược điểm :
Có thể nói hệ thống đại lý là một trong những lợi thế rất lớn của Hòa Phát trước các đối thủ cạnh
tranh; tuy nhiên việc quản lý tốt các đại lý này đặc biệt tại các tỉnh lẻ lại đặt ra một thách thức rất
lớn đối với Hòa Phát
b) Trung gian tài chính
Đối với một doanh nghiệp lớn và uy tín như Hòa Phát, các ngân hàng luôn ưu tiên trong các
hoạt động vay vốn hay gửi tiền. Trong đầu năm 2022 Hòa Phát vay tiền từ 8 nhà băng,
Vietcombank giữ vai trò đầu mối thu xếp. Theo đó 8 nhà băng – dẫn đầu bởi Vietcombank – sẽ thu
xếp khoản vay hợp vốn 35.000 tỷ đồng cho Hòa Phát Dung Quất để làm dự án Khu liên hợp sản
xuất Gng thép Hòa Phát Dung Quất 2.
Ngoài Vietcombank, 7 ngân hàng thương mại khác đứng ra thu xếp vốn cho Hòa Phát là
BIDV, Agribank, Vietinbank, MBBank, TPBank, VPBank và MSB. Đây là khoản tín dụng lớn nhất
từ trước tới nay của Hòa Phát với các ngân hàng

2.2.3.3. Công chúng Marketing


a) Quan hệ truyền thông
Ngày 15/11/2022, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng
Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm
2022. Tập đoàn Hòa Phát xếp vị trí số 1 trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và
xếp thứ 5 trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022.
Theo báo doanhnhantrevietnam.vn cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã có một phiên
giao dịch thành công rực rỡ khi giá tăng kịch trần, khối lượng giao dịch đạt cao nhất từ trước đến
nay với hơn 60 triệu đơn vị trong một ngày. Thời gian vừa qua, giá sắt thép tăng cao đã đem
lại nhiều cơ hội cho ngành thép trong nước nói chung và Tập đoàn Hòa Phát nói riêng. Tính riêng
tháng 4, sản lượng bán hàng các loại thép rút, thép dự ứng lực của Hòa Phát tăng 57% so với cùng
kỳ. Sản lượng xuất khẩu cũng tăng 9% so với tháng 4 năm ngoái.
Có thể thấy việc quan hệ truyền thông tốt giúp cho doanh nghiệp truyền tải các vấn đề, thông
tin liên quan đến sản phẩm cũng như những thành tựu nổi bật đến thị trường, các đối thủ cạnh tranh
và thị hiếu người tiêu dùng
b) Quan hệ đầu tư
*Khái quát chung
Hoạt động Quan hệ cổ đông trong năm 2020 đã bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid. Tuy
nhiên, Bộ phận Quan hệ cổ đông của Hòa Phát vẫn duy trì tương tác thường xuyên với cổ đông,
chuyên gia phân tích, tổ chức nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các hình thức trực tuyến,
email, điện thoại.
Hòa Phát liên tục có các cuộc trao đổi, cập nhật thông tin qua hình thức với nhiều quỹ đầu tư
như Dragon Capital, VOF, PENM, Consilium, Truck Capital, Sumitomo Mitsui DSAM, RWC…
Hòa Phát cũng tham gia nhiều buổi gặp mặt nhà đầu tư trong và ngoài nước do công ty chứng
khoán tổ chức nhằm trao đổi thông tin, cập nhật tình hình hoạt động của Tập đoàn.
Hòa Phát luôn lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư và đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Theo đó,
vào tháng 5/2022, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, chủ tịch Trần Đình Long đã bày tỏ quan
điểm của mình về ý kiến của các nhà đầu tư trên F319 đòi hỏi phải chia hết lợi nhuận, rằng việc
phát hành cổ tức bằng cổ phiếu là "giấy lộn". Chủ tịch Trần Đình Long khẳng định: " Tôi cám ơn sự
góp ý của các cổ đông ở đây ngày hôm nay mang tính chất xây dựng, còn nếu góp ý như F319 thì
khó cho tôi quá. Tôi cũng muốn chia nhiều lắm, tôi là cổ đông lớn nhất thì tôi cũng muốn chia nhiều
tiền chứ. 40.000 tỷ không nhiều vì phải yêu cầu 25.000 tỷ để đảm bảo thanh toán. Để vươn lên một
tầm mới thì chúng ta cần rất nhiều vốn. Không thể nói như F319 cho rằng Hoà Phát tiếp tục phát
hành giấy lộn, với quy mô này chúng ta phải có vốn."
HPG tiếp tục là một trong những cổ phiếu thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu
tư. Với giá trị nội lực tốt, thanh khoản cao, Hòa Phát được giới đầu tư chứng khoán gọi tên “cổ
phiếu quốc dân”, luôn nằm trong Top 10 cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất và có tác động tích
cực tới các chỉ số trên sàn giao dịch chứng khoán niêm yết.

*Thu hút đầu tư từ nước ngoài cuối 2022 - đầu 2023


Xu hướng rót tiền tiền vào Hòa Phát của nhà đầu tư nước ngoài được kích hoạt từ phiên giảm
còn 11.850 đồng (ngày 14/11/2022). Lý giải cho xu thế này giám đốc phòng phân tích một công ty
chứng khoán vốn Đài Loan nhận định: "Giữa bối cảnh các nhà điều hành quỹ đẩy nhanh nhịp độ rót
tiền vào thị trường Việt Nam, việc HPG chiếm tỷ trọng lớn trong các rổ chỉ số tham chiếu là tác
nhân chính giúp cổ phiếu này hút tiền".
Điển hình VanEck Vectors Vietnam ETF, một quỹ đầu tư của Mỹ có gần 14 năm hoạt động
tại thị trường Việt Nam, cuối năm ngoái nắm gần 32 triệu cổ phiếu HPG thì đến giữa tháng này đã
nâng lên 35,6 triệu cổ phiếu. Tỷ trọng khoản đầu tư vào Hòa Phát hiện chiếm 6,27% giá trị tài sản
ròng của quỹ này.
iShares MSCI Frontier & Select EM ETF, quỹ có tổng tài sản hơn 655 triệu USD, cũng mua
thêm 2 triệu cổ phiếu HPG trong nửa tháng đầu năm, nâng tổng sở hữu lên 20 triệu cổ phiếu. Hòa
Phát trở thành khoản đầu tư lớn thứ hai của quỹ này tại thị trường Việt Nam, sau Vinamilk.
Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) - quỹ ngoại có quy mô lớn nhất thị trường do
Dragon Capital quản lý với tổng giá trị tài sản ròng 1,7 tỷ USD - là một trong những tổ chức ngoại
gom hàng quyết liệt nhất. Cuối năm ngoái, khoản đầu tư vào HPG chiếm 6,1% tổng giá trị tài sản
quỹ, tương đương 103 triệu USD thì đến báo cáo mới nhất con số này là 7,24%, tương đương 123
triệu USD 89.

c) Quan hệ chính phủ


*Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với chính phủ
Tính từ năm 2007, thời điểm khi Hòa Phát bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến
31/12/2022, Hòa Phát đã nộp trên 64.800 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước.
Năm 2022, Tập đoàn đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 11.200 tỷ đồng. Trong đó, các công
ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải
Dương, Ống thép Hòa Phát.
Thép Hòa Phát Hải Dương là công ty thành viên có số nộp ngân sách nhiều thứ hai trong Tập
đoàn Hòa Phát với gần 2.200 tỷ đồng. Trong đó, riêng số nộp trên địa bàn Hải Dương là 831 tỷ
đồng, xếp thứ 2 trong các DN có số nộp ngân sách lớn nhất cho tỉnh, chiếm 7% tổng thu thường
xuyên năm 2022, chiếm 30% ước thu của khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh
trên địa bàn tỉnh...
(https://www.quangngai.gov.vn/web/portal-qni/xem-chi-tiet/-/asset_publisher//Content/hoa-phat-
nop-ngan-sach-gan-11-200-ty-ong-nam-2022?16940111)
*Chính phủ hỗ trợ duyệt các dự án
Năm 2017, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch - đầu tư về chủ trương đầu tư
"Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất" tại khu kinh tế Dung Quất
(Quảng Ngãi) của Tập đoàn Hòa Phát.
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh
hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng với diện tích 92,5ha. Công ty Quản lý
khai thác KCN Phố Nối A (nay là Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Phát
Hưng Yên), thuộc Tập đoàn Hòa Phát là nhà đầu tư phần mở rộng thêm tại KCN Phố Nối A.

2.2.3.4. Đối thủ cạnh tranh


a) Cạnh tranh thương hiệu:
Mỗi năm, hàng triệu các tòa nhà, công trình được xây dựng; nhu cầu về cải tiến các công trình
đường xá, nhà cửa, bệnh viện... cũng tăng cao lên, thị trường thép ngày một sôi động, thu hút hàng
loạt các doanh nghiệp tham gia và đầu tư.
Nhắc tới thị trường “béo bở” này không thể không nhắc đến cuộc đua căng thằng giữa các công
ty: Vina Kyoei, Pomina, PY Vina, Tisco, VINausteel. Các công ty này đểu là những công ty khá
mạnh, cạnh tranh mạnh mẽ với Hòa Phát trong thị trường thép nhưng nổi bật nhất là 2 công ty Vina
Kyoei với chiến lược kinh doanh trên toàn thị trường và Pomina với chiến lược kinh doanh tập
trung phát triển chủ yếu vào thị trường miền nam.
Đối thủ
Vina Kyoei Pomina

SWOT
Strength -Thành lập vào 1947 giữa các -Thành lập năm 1999.
đối tác Nhật Bản.
(Điểm mạnh) -Từng là nhà sản xuất thép lớn nhất
-Sả n phẩ m đa dạ ng: Thép Gân Việt Nam.
(Vằ n), Thép Gân ren và Khớ p
nố i, Thép tròn trơn, Thép cuộ n,
Thép góc cạ nh đều.
-Là 1 trong 10 công ty lớ n nhấ t
Nhậ t bả n.

Weakness -Sản phẩm đa dạng, khó có thể -Chủ yếu tập trung ở thị trường miền
nâng cao chất lượng một cách nam.
(Điểm yếu)
tốt nhất.
-Tập trung chủ yếu vào Thép xây
dựng.
Opportunity -Tiến xa hơn khắp cả miền nam -Dễ dàng tập trung phát triển, nâng
và miền Bắc. cao chất lượng thép xây dựng.
(Cơ hội)
-Nắm bắt nhanh được xu
hướng, nhu cầu của khách
hàng.

Hòa Phát, Vina kyoei, Pomina không chỉ là những thế lực duy nhất trên thị trường, mà còn rất
nhiều những công ty như PY Vina, Tisco, VINausteel cũng là những đối thủ khiến rất nhiều những
công ty, tập đoàn thép phải dè chừng. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các cửa hàng nhỏ lẻ trải dài trên
khắp 63 tỉnh thành. Dù nhỏ lẻ nhưng số lượng bán ra và độ ưa chuộng lại vô cùng lớn.
b) Cạnh tranh với sản phẩm thay thế
Thép được coi là “lương thực” của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay, do chưa có nhiều nguồn
tài nguyên hay nguyên liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp hay
quốc phòng nên sản phẩm thay thế tạo nguy cơ cho Hòa Phát chỉ là nguồn thép được nhập khẩu từ
Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản...
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghiệp hiện đại cũng là một rào cản tiềm tàng
trong tương lai đối với Hòa Phát. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì trong tương lai nhờ nghiên
cứu và phát triển, sẽ xuất hiện thêm những sản phẩm thay thế thép như: Chất dẻo phức hợp nano,
sợi cacbon fiber, thanh polymer cốt sợi, graphene, gỗ siêu cứng,... Các sản phẩm mới sẽ có tính
năng tốt hơn, giảm thiểu quá trình phát thải cacbon trong quá trình sản xuất và sử dụng, đồ bền và
giảm thiểu được chi phí cho khách hang khi sử dụng những sản phẩm thay thế nay.
Các sản phẩm thay thế tuy tốt hơn nhưng quá trình để sản xuất ra những sản phẩm này sẽ khá
khó khăn và phức tạp nên cần có những phát minh mới và cần công nghệ, máy móc cao vào quá
trình sản xuất. Chính vì vậy, thép vẫn là sản phẩm được ưa chuộng trong hiện tại.
c) Cạnh tranh từ đối thủ mới tham gia vào ngành
Đối với bản thân ngành thép, là sản phẩm cần đầu tư lớn trong quy trình, máy móc, thường
xuyên phải cải tiến kĩ thuật, mẫu mã. Vì vậy, thị trường thép thường chủ yếu là các doanh nghiệp
lâu năm, có quy trình sản xuất tiên tiến.
Không những thế, trong 3 năm gần đây, cả thế giới chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, việc
đầu tư phát triển, tham gia vào ngành mới là một rào cản rất lớn đối với những tập đoàn, doanh
nghiệp. Thép lại là một trong những ngành rất kén các công ty, tập đoàn bởi công trình sản xuất
thép không hề đơn giản và thị trường thép luôn đặc biệt ưu tiên những công ty, tập đoàn đã sản xuất
lâu năm bởi các công ty lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nên phần nào tạo sự
uy tín, niềm tin từ khách hàng.
Vốn đầu tư để sản xuất thép vô cùng lớn, độ rủi ro lại càng cao (dễ tồn kho, vận chuyển khó
khăn, người có nhu cầu mua theo đợt), việc rút lui khỏi thị trường khó. Để tham gia vào thị trường
thép vốn đầu tư vào công xưởng máy móc, các quy trình sản xuất, nắm bắt thị trường cũng rất khó
khăn cùng với việc thép là thị trường tiêu dung trong xây dựng không phải thị trường tiêu dung
thường xuyên hàng ngày nên khi đầu tư rất dễ thua lỗ, khi rút lui thanh lý hàng, cơ sở máy móc khá
khó khăn. Qua đây cho thấy, các công ty thép lâu năm vẫn giữ vị trí khá chắc chắn trong thị trường
thép, chưa có sự tham gia bởi các đối thủ mới vào ngành.

⇨ Nhìn chung, về mảng thép, có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có
doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Khả năng cạnh
tranh cũng như ưu thế về sản phẩm thường nằm ở các doanh nghiệp (tập đoàn) có quy mô
công suất ở mức tương đối lớn (từ 200.000 tấn/năm) hoặc các doanh nghiệp liên doanh có
thế mạnh về vốn, công nghệ, khả năng marketing quảng bá sản phẩm như Hòa Phát.

2.2.3.5. Khách hàng:


Hiện tại thị trường thép hòa phát không chỉ trải rộng khắp 63 tỉnh thành Việt Nam mà thị
trường xuất khẩu thép Hòa Phát đã mở rộng ra 25 nước như Mỹ (400 tấn vào tháng 12/2009),
Canada, Úc... Cùng với sự mở rộng của thị trường, những phân khúc khách của Tập đoàn tăng lên.
Trong đó, nhóm khách hàng mục tiêu mà thép Hòa Phát hướng tới trong lâu dài là nam giới –
đó là những nhóm người đang trong độ tuổi trưởng thành (25-35 tuổi) và trung niên (35-45 tuổi).
Họ thường là những người có thu nhập cao, hay thi công các dự án xây dựng hoặc làm những công
việc có liên quan đến xây dựng. Với những người có nhu cầu về thép như thế, điều mà họ quan tâm
nhất và luôn được đặt lên hàng đầu là chất lượng thép cũng như độ bền, chủng loại và giá cả hợp lý.
Thấu hiểu và luôn chú trọng đến những phản hồi trong quá trình tiêu dùng của khách hàng, Tập
đoàn Hòa Phát thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị để bàn bạc về chiến lược, nhân sự, quy trình
sản xuất để từ đó, cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng qua từng giai đoạn. (Ngày
19/7/2019, tại Trung tâm Hội nghị Gem Center, TP.HCM đã diễn ra Hội nghị khách hàng Thép xây
dựng Hòa Phát 2019 với sự tham dự của 350 khách hàng thân thiết là các đại lý cấp 1, cấp 2 của
Thép Hoà Phát tại khu vực phía Nam và Campuchia.)

⇨ Thông qua các buổi hội nghị, những video về quy trình sản xuất thép, Hòa Phát tin rằng đó
sẽ là yếu tố cốt lõi giúp khách hàng sẽ hiểu hơn về quy trình và đưa sản phẩm đến gần hơn
với khách hàng.
Thép Hòa Phát chia khách hàng ra thành 2 nhóm:
- Khách hàng nội bộ: Gồm những cửa hàng chi nhánh thép trên toàn quốc. Mặc dù, khách hàng
nội bộ không nhiều như khách bên ngoài nhưng khách hàng nội bộ luôn là đối tượng trung
thành, kết nối giữa khách hàng bên ngoài với các mặt hàng sản phẩm thép trong tập đoàn Hòa
Phát.
- Khách hàng bên ngoài: là những doanh nghiệp sản xuất phôi théo, các nhà máy đóng tàu, nhà
thầu xây dựng… mỗi đơn đặt hàng đều theo số lượng lơn. Vậy nên, nhóm khách hàng này
luôm có những yêu cầu cao về độ chuẩn kích thước, khối lượng.
Để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận đến nguồn thông tin về sản phẩm, Hòa Phát luôn dành
sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động truyền thông qua các trang mạng như google, youtube,… và
có rất nhiều các cơ sở trải dài trên 63 tỉnh thành.
Nhờ sự quan tâm của tập đoàn Hòa Phát đã thu về lượng khách hàng lớn với sản lượng bán các
sản phẩm thép đạt 558.000 tấn( tháng 12/20022), tăng 26% so với tháng 11. Trong đó, thép xây dựng
thành phẩm là 358.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. HRC đạt 144.000 tấn, còn lại là phôi thép. Dưới
đây là biểu đồ cho thấy sản lượng bán ra của thép Hòa Phát trong Năm 2022:

Hòa Phát tạo ra doanh thu khủng nhờ không chỉ nhờ sự góp mặt và tin tưởng ủng hộ của nguồn
khách hàng trong nước mà còn cả từ nguồn khách hàng nước ngoài – một thị trường tiềm năng
mang lại lợi nhuận cho Hòa Phát:
Khách hàng trong nước: 70-80% sản lượng thép sản xuất hàng năm của Hòa Phát được tiêu
thụ trong nước:
- Các cá nhân, hộ gia đình có dự định và quyết định xây nhà.
- Công trình đầu tư công
 Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 ( Hà Nội), cầu Thanh Trì Hà Nội, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh
 Đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, tuyến cao tốc Bắc – Nam
 Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1
 Công trình đường dẫn cất hạ cánh, cải tạo nâng cấp đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất, dự
án
 Bệnh viện K cơ sở 2 (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Củ Chi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Thuận, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn cũng là những dự án đầu tư công đang sử
dụng thép Hòa Phát.
 Thép Hòa Phát còn hiện diện tại nhiều dự án lớn khác tại thị trường miền Nam, có thể kể
đến như Khu đô thị Sala, Empire City, cầu Quang Trung - Cần Thơ, trường Đại học Việt
Đức – Bình Dương
 Tại miền Trung, 2 dự án du lịch – giải trí – nghỉ dưỡng tầm cỡ tại thành phố Đà Nẵng là
Cocobay Đà Nẵng và Tổ hợp Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng đều đã sử dụng một lượng lớn
thép Hòa Phát.
Khách hàng nước ngoài:
- Hòa Phát đang ngày càng có mối giao thương sâu rộng với các đối tác tại Úc (Đặc biệt là trong
năm 2020 với lượng hàng hóa Hòa Phát nhập khẩu từ Úc năm nay ước đạt 700 triệu USD, tăng
2,2 lần so với năm 2019).
- Không những thế, Hòa Phát còn xuất khoảng 200.000 tấn thép ra các thị trường như Mỹ,
Canada, Australia, Malaysia, Campuchia,… (gồm thép thanh, thép cuộn chất lượng cao). Năm
2022, Hòa Phát lần đầu xuất khẩu 35.000 tấn HRC sang Italia, mở rộng thị trường tiêu thụ
sang Châu Âu. (Đầu tháng 2/2022, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng
xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italia với khối lượng 35.000 tấn.)
- Mexico là khách hàng mới của Hòa Phát. Lô hàng 8000 tấn thép thanh vằn xuất khẩu sang
Mexico chính là đơn hàng đầu tiên doanh nghiệp xuất sang quốc gia khu vực Bắc Mỹ

2.2.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của những yếu tố môi trường Maketing vi mô
Nhìn chung, những yếu tố môi trường Maketing vi mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh doanh và sản xuất thép của Hòa Phát. Từ việc đánh giá những yếu tố này, Tập đoàn Hòa Phát
có thể nhận ra những yếu điểm đang tồn tại trong doanh nghiệp, lên kế hoạch nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng để đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp và kịp thời. Bắt nguồn từ đó, Tập
đoàn sẽ có dữ liệu để cải thiện chất lượng của sản phẩm, củng cố bộ máy nội tại và giúp doanh
nghiệp khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường thép ở Việt Nam và thế giới.
Dù nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn từ các nhà đầu tư; các khách hàng (cung ứng và
tiêu dùng), Hòa Phát vẫn cần có thêm những sự đột phá về sản phẩm và các hoạt động marketing về
sản phẩm, bởi với sự phát triển khoa học kĩ thuật, các công ty thép và các nguồn cạnh tranh nhập
khẩu thép từ Trung Quốc, Malaysia,... Vì vậy, để khẳng định vị thế của bản thân, tập đoàn Hòa Phát
phải luôn chú trọng, quan tâm đến những thách thức và nguy cơ có thể xảy ra, biến những điểm yếu
thành điểm mạnh, từ đó nắm bắt cơ hội để phát triển và cạnh tranh cùng các doanh nghiệp trong
ngành.
2.3. Swot
2.3.2. S (Strengths - Điểm mạnh)
a) Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép:
- Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và là doanh nghiệp Việt
Nam duy nhất sản xuất được thép cuộn cán nóng.
- Năm 2022, Hòa Phát sản xuất nhiều mác thép mới, nghiên cứu phát triển các dòng thép chất
lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh vít,
và thép thanh vằn đóng cuộn….
- Thị trường xuất khẩu của Hòa Phát đã mở rộng khắp 5 châu. Việc khai thác các thị trường
xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại
tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

b) Đội ngũ ban lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát có tầm nhìn rộng
- Hòa Phát tiếp cận và tạo ra những mối quan hệ gây thiện cảm với sự gần gũi, cởi mở, nhiệt
tình trong suốt quá trình hợp tác làm việc, tạo niềm tin và sự tin tưởng lâu dài cho khách
hàng cũng như những nhà đầu tư.
- Tầm nhìn xa của ban lãnh đạo trong việc ý thức trước được những khó khăn trong tương
lai chính là một trong những nhân tố quyết định mang đến sự thịnh vượng của Hòa Phát
ngày hôm nay.
c) Hệ thống phân phối rộng khắp:
- Hòa Phát hiện có khá nhiều nhà phân phối độc lập và các điểm bán lẻ trải dài khắp toàn
quốc. Sản phẩm thép thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty, xây dựng hệ
thống các nhà máy với 7 nhà máy sản xuất thép trải dài tại các địa phương trong cả nước.
Ngoài ra tập đoàn cũng đã phát triển ra nước ngoài, nối “cánh tay” nhà phân phối ra tới nước
ngoài, như Công ty Hòa Phát Trading tại Singapore.
- Hòa Phát cùng nhiều đối tác, nhà cung cấp và đại lý của Tập đoàn cũng đánh giá cao
những phẩm chất của những con người Hòa Phát. Họ đều cùng quan điểm rằng, mối quan hệ
giữa Hòa Phát và các đối tác không đơn thuần chỉ là quan hệ kinh doanh mà còn là những
người bạn tâm giao và rất đáng tin cậy của nhau.
d) Hoạt động Marketing đổi mới:
- Chiến lược Marketing của Hòa Phát với chính sách khuyến mại doanh số năm cũng đã
được ban hành với nhiều giải thưởng như Khách hàng Kim Cương tuyệt hảo, Khách hàng
Kim Cương, Khách hàng Ngọc, Khách hàng Vàng, Khách hàng Bạch Kim…
- Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu.
- Chiến lược marketing mix của Hòa Phát (4P) là một thành công lớn, giúp thị trường thép
của doanh nghiệp có thêm một bước tiến mới.

2.3.3. W (Weakness - Điểm yếu)

a) Về cơ cấu thị trường: có sự chênh lệch lớn, thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở khu
vực miền bắc, thị phần thép ở khu vực miền trung và miền nam chưa cao.
b) Về doanh thu lợi nhuận: Hòa Phát chưa tự chủ hoàn toàn về nguồn nguyên vật liệu. Hòa
phát đã tự chủ được một phần nguồn nguyên vật liệu. phần còn lại phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Do vậy, biến động giá quặng sắt, than và một số nguyên liệu cơ bản khác không
thuận lợi cũng như giá bán đầu ra sẽ tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh của Hòa Phát.
c) Về nguồn lực tài chính: Nguồn vốn vay của Hòa Phát là rất lớn, do đó sự biến động của lãi
suất, sự khó khăn của thị trường thế giới và trong nước trong thời gian gần đây cũng đã ảnh
hưởng rất lớn đến tập đoàn.
d) Về nguồn nhân lực: Hòa Phát có số lượng nhân viên rất lớn, tuy được đào tạo bài bản có
nhiều sáng kiến trong đổi mới quy trình sản xuất cải thiện năng suất nhưng vẫn còn có rất
nhiều người thiếu kinh nghiệm, không đáp ứng được nhu cầu công nghệ hiện đại.
2.3.4. O (Opportunities - Cơ hội)

a) Hòa Phát đã nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu như thép rút
dây, thép lõi que hàn, thép cuộn cán nóng,... giúp cho doanh nghiệp có thể tự chủ sản xuất
các sản phẩm mới.
b) Hòa Phát được các ngân hàng tin tưởng và luôn ưu tiên trong các hoạt động vay vốn hay gửi
tiền.
c) Dạo gần đây, Hòa Phát thu hút được lượng lớn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài, đây là
bàn đạp giúp doanh nghiệp vươn mình xa hơn trên thị trường trong nước và cả quốc tế.
d) Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp duyệt các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng thị trường phân
phối.

2.3.5. T (Threats - Thách thức)

a) Cạnh tranh trong ngành thép:


- Trong ngành thép, đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát có Thép Việt – Đức, Tôn Hoa Sen
Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Vinakyoei, Thép Việt –Ý, Thép Đình Vũ, CTCP Thép
Việt. Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng
lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn.
- Hòa Phát lại không phải chỉ tập trung vào ngành thép mà còn có các sản phẩm từ thép như
máy xây dựng, điện lạnh, nội thất hoặc các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy so
với các đối thủ đây cũng là một lợi thế và giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn.
b) Cạnh tranh với sản phẩm thay thế
- Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển đi lên, tương lai có lẽ sẽ xuất hiện các
sản phẩm thay thế thép như: Chất dẻo phức hợp nano, sợi cacbon fiber, thanh polyme cốt
sợi, graphene, gỗ siêu cứng,... Đây là một mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. Các sản
phẩm mới tuy tốt hơn nhưng cũng cần công nghệ phát triển hơn nên hiện tại thép vẫn được
ưa chuộng.
c) Tình trạng Covid-19 khiến cho nhu cầu thép và sản xuất thép giảm:
- Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách Zero COVID, nhiều thành phố bị
phong tỏa khiến hoạt động xây dựng tê liệt, nhu cầu tiêu thụ thép lao dốc. Không khí ảm
đạm bao trùm, các cơ sở luyện thép hầu như không thể tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên vào đầu
năm 2023, Trung Quốc đã dỡ bỏ chính sách này, giúp Tập đoàn bớt rủi ro hơn.
- Các hoạt động kinh tế gián đoạn vì COVID-19 khiến thị trường thép dư cung, khối lượng
lớn nguyên liệu thô phải “đắp chiếu”. Nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh kéo theo cả giá thép và
giá quặng sắt cùng lao dốc.

S-O S-T
- Tận dụng lợi thế thương hiệu và sự - Thay đổi chính sách để phù hợp với tình hình hiện
tin dùng của khách hàng, để đưa các tại.
sản phẩm mới đến gần với khách - Cải tiến không ngừng các sản phẩm của doanh
hàng hơn. nghiệp, có thêm nhiều đổi mới với sản phẩm,
- Thị trường phân phối rộng mở cùng truyền thông rộng rãi.
điều kiện thuận lợi của nhà nước,
phân phối được càng nhiều sản phẩm
tới nhiều nơi.

W-O W-T
- Nền kinh tế dần hồi phục, đưa ra - Nguồn nhân lực là một trong những điều giúp
thêm các chính sách để có thể phân công ty có được vị thế như bây giờ, công ty cần tìm
phối đồng đều trên cả nước, tăng cơ kiếm, đào tạo nhân lực nhiều hơn nữa đặc biệt là
hội cạnh tranh với các tập đoàn khác. trong thời điểm nước ta có thể bị đứt gãy nguồn
- Tuy đã có hệ thống phân phối nhân lực.
mạnh, nhưng cần nghiên cứu mở - Phát triển mạnh các sản phẩm khác, không chỉ
rộng tới các thị trường tiềm năng. thép, đưa ra thêm các chính sách cân đối chi phí,
giảm thiểu rủi ro cho tập đoàn, và tăng cơ hội cạnh
tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước.

III. Đánh giá và giải pháp


III.1. Đánh giá
Ngày 15/11/2022, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp
cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2022. Tập đoàn Hòa Phát xếp vị trí số 1 trong Top 10 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam và
xếp thứ 5 trong Top 10 DN lớn nhất Việt Nam năm 2022.
Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát có 15 năm liên tiếp được vinh danh. Năm đầu tiên Hòa Phát
góp mặt trong Bảng xếp hạng VNR500 là năm 2008 với vị trí thứ 9 trong Top 10 DN tư nhân lớn
nhất và đứng thứ 44 trong số 500 DN lớn nhất Việt Nam.
Năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát vươn lên dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam năm 2022, tăng 3 bậc so với vị trí thứ 4 của năm 2021. Thêm vào đó, Hòa Phát lần dầu
tiên lọt Top 10 DN lớn nhất Việt Nam với vị trí số 5, tăng 8 bậc so với năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, Hòa Phát đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế. Tổng tài sản của Tập đoàn tại cuối Quý 3/2022 đạt 183.805 tỷ đồng. Trong lĩnh vực
thép, Hòa Phát không chỉ giữ thị phần số 1 Việt Nam ở các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép.
Năm 2022, sản lượng bán hàng thép xây dựng Hòa Phát tăng nhẹ so với năm 2021 với 4,2
triệu tấn. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục được củng
cố ở vị trí dẫn đầu với khoảng 35%. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng khắp 5 châu. Việc khai thác
các thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu
ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Tập đoàn Hòa Phát đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm
tanh lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn…. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBCNV của Hòa
Phát đã làm chủ dây chuyền công nghệ hiện đại, ngày càng cho ra đời nhiều dòng sản phẩm chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát tạo việc làm cho gần 30.000 lao động, đóng góp ngân sách nhà
nước tại 27 tỉnh thành khắp cả nước. Tổng số nộp ngân sách nhà nước năm 2021 của Tập đoàn là
12.400 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 9.381 tỷ đồng.
III.2. Giải pháp
Tập đoàn Hòa Phát cần khắc phục những hạn chế hiện tại để có thể hoàn thiện những chiến
lược phát triển.
 Doanh nghiệp cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực tương xứng vì chính nguồn
nhân lược là một yếu tố sống quan trọng biến chiến lược kinh doanh thành hiện thực. Các
công ty trong tập đoàn Hòa Phát liên tục tổ chức các lớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên
môn, vệ sinh an toàn lao động, ngoại ngữ … cho cán bộ công nhân viên để xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn.
 Khắc phục khó khan về nguyên vật liệu: giải pháp tuần hoàn khép kín: quy trình sản xuất
thép tuần hoàn khép kín từ quặng sắt tới thép thành phẩm là chu trình dài trong đó, sản
phẩm đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn khác.
 Nhiều giải pháp kiểm soát, xử lý môi trường thân thiện, hiệu quả
 Thép Hòa Phát áp dụng hệ thống ISO mới nhất về môi trường trong sản xuất
 Ống thép Hòa Phát áp dụng sáng kiến tốt cho môi trường
 Với những dự án cạnh tranh: Với Tập đoàn Hòa Phát, ngành kinh doanh chủ lực của Tập
đoàn là Thép Xây dựng. Sau khi đã củng cố vững chắc thị phần thép xây dựng ở thị trường
miền Bắc, Tập đoàn đã tiến vào thị trường thép phía Nam với một dự án có quy mô rất lớn,
thông qua đầu tư liên hợp thép xây dựng ở Dung Quất, Quảng Ngãi từ năm 2017. Hiện tại
và trong tương lai gần, ở thị trường phía Nam, chưa có đối thủ nào có khu liên hợp thép xây
dựng có quy mô đủ lớn để cạnh tranh về quy mô và hiệu suất so với khu liên hợp thép Dung
Quất của Hòa Phát.
 Chiến lược của các doanh nghiệp như Hòa Phát trong ngành thép xây dựng đó là chạy đua
đầu tư sớm nhất, cho ra sản phẩm sớm nhất và qua đó, thu hồi vốn sớm hơn đối thủ, từ đó,
ngày càng tạo ra lợi thế về chi phí thấp hơn so với những tổ hợp thép đi vào hoạt động sau.
Vì vậy, Hòa Phát sẽ tạo ra được lợi thế chiến lược nếu như có thể đưa liên hợp thép Dung
Quất vào hoạt động sớm hơn nhiều năm so với liên hợp thép xây dựng của Tập đoàn Hoa
Sen.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng quy trình sẵn có để giảm thiểu chi phí sản xuất tối
đa hóa lợi nhuận
 Tăng cường năng lực hệ thống phân phối luôn là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn. Với mạng
lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả, thương hiệu Hòa Phát không ngừng mở rộng độ bao
phủ trên thị trường trong nước và thế giới, gia tăng thị phần và củng cố sức mạnh thương
hiệu.
 Chiến lược dài hạn của Tập đoàn “Tạo giá trị từ quy mô và quy trình sản xuất khép kín”.
Với chiến lược này, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn không ngừng mở rộng dựa trên ba
mảng kinh doanh chính là sản xuất thép, hàng gia dụng và xây dựng. Chính quy trình sản
xuất khép kín đã tạo nên lợi thế không nhỏ cho Tập đoàn trong việc giảm giá thành, nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
 Hòa Phát có sự thay đổi về chiến lược phát triển từ tập đoàn chuyên sản xuất công nghiệp
thành tập đoàn tập đoàn sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Trong đó, bất
động sản trở thành mảng kinh doanh chính. Các dự án về khu đô thị, chung cư ngày càng
được đẩy mạnh, hứa hẹn sẽ đóng góp tỷ trọng không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của
Tập đoàn.
 Phát triển theo chiều sâu, khai thác các thị trường mới bên cạnh củng cố thị trường truyền
thống.
 Tăng độ bao phủ của thương hiệu và sản phẩm Hòa Phát trên thị trường.
 Duy trì tỷ lệ nợ vay toàn Tập đoàn ở mức an toàn.

IV. Kết luận


Hòa Phát là doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất thép tại Việt Nam với công nghệ lò cao
khép kín từ quặng sắt đến thép xây dựng thành phẩm với dây chuyền công nghệ hiện đại của thế
giới. Nhiều năm liền, Thép Hòa Phát chiếm thị phần lớn nhất cả nước. Trong kinh doanh thì việc
tìm hiểu mội trường cũng là tìm ra cơ hội thách thức đối với doanh nghiệp từ đó đưa ra các chính
sách phù hợp với xu thế kinh tế toàn cầu hiện nay dưa trên cả về lý thuyết và thực hành. Vì thời
gian cũng như khả năng có hạn nên bài thảo luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện tốt hơn.

Trích nguồn:
https://bnews.vn/hoa-phat-phat-trien-manh-o-cac-thi-truong-nuoc-ngoai/72680.html
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-la-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-uc.html
https://s.cafef.vn/hpg-462963/mo-hang-dau-nam-hoa-phat-lan-dau-xuat-khau-35000-tan-hrc-sang-
italia-mo-rong-thi-truong-tieu-thu-sang-chau-au.chn
https://vietnammoi.vn/5-vat-lieu-moi-thay-the-thep-dang-mong-doi-trong-tuong-lai-
202248175657786.htm
https://brademar.com/cac-doi-thu-canh-tranh-cua-hoa-phat/#:~:text=C%C3%A1c
%20%C4%91%E1%BB%91i%20th%E1%BB%A7%20c%E1%BA%A1nh%20tranh%20c
%E1%BB%A7a%20H%C3%B2a%20Ph%C3%A1t%20bao%20g%E1%BB%93m,%2C
%20Vinausteel%2C%20Hoa%20Sen%20Group

You might also like