You are on page 1of 133

TÍNH NĂNG

NHẠC CỤ
DÂN TỘC 1
Nhạc cụ dân tộc chiếm một vị trí quan trọng
trong cuộc sống của người Việt Nam, giữ một
vai trò chủ lực trong nền âm nhạc dân tộc,
không chỉ nhạc cổ truyền mà cả nhạc dân tộc
đương đại. (hiểu theo nghĩa thời gian)
• Tính năng nhạc cụ dân tộc:

Đặc tính, tính chất và khả năng diễn tấu của


những phương tiện biểu hiện (nhạc cụ) âm
nhạc dân tộc. Đó là những nhạc cụ thể hiện
được tính vùng miền của các dân tộc.
Tiểu kết
• Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đi cùng
là một nền âm nhạc dân tộc phong phú, đa
dạng. Từ thời Hùng Vương, chúng ta đã có
những nhạc cụ như Trống Đồng; thời đại Đông
Sơn có Chiêng, Cồng, đàn Đáy, Khèn, Sáo,
Tiêu,… và cả hát; Thời Lý, trên các phiến đá
chùa Phật Tích có Kềnh, Sáo, Tiêu, Nhị,
Tranh, Tỳ Bà, Nguyệt (hoặc Tam), Phách và
Trống.
• Bằng con đường giao lưu văn hóa, tiếp nhận
những nhạc cụ của các nước chung quanh như
Kèn Bầu, Tỳ Bà, Nhị… chúng ta đã cải tiến từ
hình dáng đến kỹ thuật diễn tấu sao cho phù
hợp với tiếng nói, tình cảm của con người Việt
Nam
• Bên cạnh đó còn là sự đón nhận, tiếp thu và cải
tiến những nhạc cụ từ các nước châu Âu như
Guitar, Violon để trở thành những nhạc cụ có
thể chuyển tải được tình cảm của dân tộc Việt
Nam, của con người Việt Nam
• Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam xuất hiện trong
các dàn nhạc dân tộc cổ truyền như dàn nhạc
Cung đình, dàn nhạc Chèo, Tuồng, Cải lương,

• Từ thế kỷ XX, tiếp thu có chọn lọc từ nền âm
nhạc thế giới, chúng ta đã có thêm những tác
phẩm với hình thức và kỹ thuật diễn tấu
phương Tây, từ đó, nhạc cụ Việt Nam càng có
nhiều cải tiến để có thể trình tấu những tác
phẩm vừa mang tính kỹ thuật cao nhưng vẫn
thể hiện được tâm hồn người dân Việt.
• Từ những năm 1962 dàn nhạc dân tộc tổng hợp
hay đương đại chính thức ra đời với dàn nhạc
dân tộc Trung ương.
• Dàn nhạc dân tộc tổng hợp hay đương đại là
tập hợp những nhạc cụ dân tộc cổ truyền hoặc
cải tiến và có cả nhạc cụ phương Tây như
Violon, Violoncello, Contrebass, Electric
keyboard,…
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY
2.1. Nhạc khí dây Gảy – Loại có dọc (cần đàn)
2.1.1. Đàn Nguyệt
• Là nhạc khí dây gảy có dọc (cần đàn)
• Sách Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ ghi
rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế
kỷ XVIII
• Gọi là đàn Nguyệt vì thùng đàn (bầu đàn) có
hình tròn như mặt trăng
• Miền Bắc gọi là đàn Nguyệt, miền Nam gọi là
đàn Kìm hay Vọng Nguyệt cầm, trong nhạc
Tài tử gọi là Quân tử cầm
• Có mặt trong ban nhạc Chầu văn, Ca Huế, Tài
tử - Cải Lương, phường Bát âm, dàn nhạc dân
tộc đương đại hoặc các hoạt động âm nhạc
khác với tư cách là một trong các nhạc cụ
chính yếu
• Hiện nay người ta còn sáng chế thêm Nguyệt
Trung và Nguyệt Đại nhưng chưa phổ biến
2.1.1.1. Cấu tạo
Thùng đàn (Bầu đàn):
• Hình tròn dẹt. Đường kính khoảng 36cm.
Thành đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 6cm.
Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để
móc dây đàn gọi là cái thú hay ngựa đàn.
Thùng đàn không có lỗ thoát âm.
Dọc đàn (Cần đàn)
• Dài khoảng 100cm bằng gỗ cứng
• Phía trên gắn 7 phím bằng tre cùng 3 phím trên
Các phím này dày và cao, khoảng cách không
đều nhau.
Đầu đàn:
• Hình lá đề, hốc luồn dây, có 2 trục gỗ để chỉnh
dây (trục đàn). Trước đây là 4 dây đôi (song
vận) nhưng do không thuận tiện cho việc nhấn
dây nên người ta bỏ bớt 1 dây

Dụng cụ gảy đàn:


• Trước đây nhạc sĩ dùng móng tay để gảy đàn.
Ngày nay người ta còn dùng thêm miếng gảy
bằng nhựa.
Dây đàn:
• Nối từ trục đàn đến ngựa đàn. Có 2 dây bằng tơ
se, dài, mềm và dễ nhấn. Ngày nay, những dây
này có thể bằng nylon với kích thước to nhỏ
khác nhau.
• Dây đàn có nhiều tên:
• Dây Bắc: (hò nhứt), 2 dây cách nhau một
quãng 5 đúng (F-C; C-G). Dây Bắc thích hợp
với tính chất vui tươi, hùng tráng.
• Dây Oán: (hò tư), 2 dây cách nhau một quãng
4 đúng (G-C; D-G). Dây Oán thích hợp với
tính chất buồn.
• Dây Tố Lan: (hò nhì), 2 dây cách nhau một
quãng 7 thứ (D-C; G-F). Dây Tố Lan thích hợp
với tính chất buồn, sâu lắng.
2.1.1.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc trong sáng, âm vực trầm hơi đục


• Ðàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8
từ: Ðô1 đến Rê3 (C1 đến D3) nếu dùng ngón
nhấn sẽ có thêm hai âm nữa.
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Gảy xuống: Ký hiệu: ˅
• Gảy lên: Ký hiệu: ˄
Trước đây nghệ nhân thường dùng ngón tay để
gảy đàn, do vậy thường là gảy xuống. Ngày nay,
do dùng phím nhựa nên có thêm gãy lên, kể cả
nhạc cổ truyền và sáng tác mới.
• Phi: Ký hiệu:
Phi xuống: đàn trên một hoặc hai dây. Vẫy các
ngón đi xuống, lần lượt từ ngón út, nhẫn, giữa,
(và trỏ)
Phi lên: ngược lại với phi xuống, người ta vẫy
các ngón đi lên, lần lượt từ ngón út, nhẫn, giữa,
(và trỏ)
• Vê: Ký hiệu:
Gảy lên xuống liên tục một hay nhiều nốt, trên
một hoặc hai dây. Thường dùng trong sáng tác
mới
• Bịt (Tịt): Ký hiệu:
a) Vừa gảy xong, dùng ngón tay út chặn dây đàn,
âm thanh sẽ bị ngắt, không ngân dài, dùng trong
nhạc cổ và nhạc mới.
b) Chặn bàn tay lên ngựa đàn (như dùng
sourdine của nhạc cụ phương Tây), tiếng đàn sẽ
bị đục và cũng không ngân dài, dùng trong nhạc
mới.
Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Ngón nhấn: Ký hiệu:
Bấm và nhấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng
đàn cao lên.
Cung mượn: Các âm không có trong hệ thống
cung phím đàn. Muốn có âm đó, ta phải mượn
cung phím có âm thấp hơn và nhấn vào đến đúng
cao độ âm muốn có
Ngón nhấn luyến:
Nhấn luyến lên: từ âm thứ thấp nhấn lên âm cao
Nhấn luyến xuống: nhấn âm cao trước nhả về
âm thấp
• Ngón vỗ (mổ, láy): Ký hiệu: ˅
Bấm và gảy âm thứ nhất, dùng ngón tay trái
bấm vào một phím khác tạo nên âm thứ hai, nhả
ngón ra tức thì, trả về âm thứ nhất.
• Ngón rung: Ký hiệu:
Nhấn nhẹ và liên tục vào một nốt, âm thanh sẽ
trở nên mềm mại, không bị khô, cứng.
• Ngón chụp (luyến): Ký hiệu:
Bấm và gảy âm thứ nhất, dùng ngón tay liền kề
bấm tiếp vào phím khác trên cùng dây và tạo nên
âm thứ hai.
a) Chụp lên: âm thứ nhất thấp hơn âm thứ hai
b) Chụp xuống: âm thứ nhất cao hơn âm thứ hai
• Ngón láy rền: Ký hiệu:
Thao tác như ngón vỗ hay láy nhưng tốc độ và
số lần tăng hơn nhiều. Sử dụng trong nhạc mới.
• Ngón vuốt: Ký hiệu:
Bấm và gảy (hoặc vê hay phi) âm thứ nhất,
vuốt ngón tay trên cùng dây đến âm thứ hai.
a) Vuốt lên: âm thứ nhất thấp hơn âm thứ hai
b) Vuốt xuống: âm thứ nhất cao hơn âm thứ hai
• Ngón bật: Ký hiệu: +
Kỹ thuật này không dùng tay phải gảy đàn mà
dùng ngón tay trái để bật (gảy) dây đàn.
• Âm bồi (tự nhiên): Ký hiệu:
Bấm nhẹ vào khoảng giữa dây đàn (không
chạm xuống phím đàn) ta có âm bồi tự nhiên –
cao hơn 1 quãng 8 – của âm đó. Là kỹ thuật dành
cho nhạc mới, tuy nhiên, do âm thanh khá nhỏ và
không vang nên kỹ thuật này hiếm khi được sử
dụng trong tác phẩm.
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY

2.1.2. Đàn Tỳ Bà
• Nguồn gốc từ Ba Tư (có tên Barbat) vào Trung
Quốc có tên là Pipa
• Căn cứ vào các phù điêu dưới chân chùa Phật
Tích, Bắc Ninh, GS. TS Trần Văn Khê và GS.
TS Tô Ngọc Thanh cho rằng đàn Tỳ Bà xuất
hiện ở Việt Nam vào thời nhà Lý (1010 –
1025)
• Có mặt trong ban nhạc phường Bát âm, Cung
đình Huế, Tài tử - Cải Lương, dàn nhạc dân
tộc đương đại hoặc các hoạt động âm nhạc
khác.
• Đàn cùng loại, ở Nhật Bản gọi là Biwa, ở Triều
Tiên gọi là Bipa.
2.1.2.1. Cấu tạo
Đàn Tỳ Bà có hình dáng như chiếc lá bàng có
cuống ngả về sau và cong lên
Thùng đàn (Bầu đàn):
• Hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở
giữa và làm bằng gỗ cứng. Mặt đàn bằng gỗ
xốp, có một bộ phận để móc dây đàn gọi là
ngựa đàn. Thùng đàn không có lỗ thoát âm.
Thân đàn
• Đàn không có dọc đàn riêng mà gắn liền với
thùng đàn. Trước đây gắn những phím giả, nay
gắn 3 phím thật
• Trên mặt đàn gắn 11 phím, dây 1 và 2 có thêm
2 phím. Các phím đàn khá thấp và chia theo
thang 7 âm.
Đầu đàn:
• Chạm khắc hình con Dơi với ý nghĩa tiếng đàn
cảm hóa được kẻ xấu, có 4 trục gỗ để chỉnh
dây (trục đàn).
Dụng cụ gảy đàn:
• Trước đây nhạc sĩ dùng móng tay để gảy đàn.
Ngày nay người ta dùng miếng gảy bằng nhựa.
Dây đàn:
• Có 4 dây, nối từ trục đàn đến ngựa đàn. Trước
làm bằng tơ, nay thay bằng nylon với kích
thước to nhỏ khác nhau.
• 2 cách lên dây thông dụng:
C-F-G-C và G-C-D-G
2.1.2.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc trong sáng, âm vực cao hơi khô


• Tầm âm: 3 quãng 8
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Gồm nhiều kỹ thuật như đàn Nguyệt: gảy lên,
gảy xuống, vê, bịt,… Tuy nhiên, Tỳ Bà vẫn có
những kỹ thuật riêng.
• Phi: Ký hiệu:
Phi trên từng dây 1 hoặc 4
Phi từng cặp dây: 1-2; 2-3; 3-4
Phi trên cả 4 dây
• Giật dây: Ký hiệu: v
Dùng ngón tay giật dây đàn, tạo âm thanh đanh
và thô. Thường dùng trong sáng tác mới
Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Các kỹ thuật như: nhấn (cung mượn, luyến lên,
xuống), vỗ, rung, vuốt, ngón chụp (luyến lên,
xuống), láy rền, ngón bật, âm bồi (tự nhiên) xử
lý giống như đàn Nguyệt.
Vì đàn Tỳ Bà có nhiều dây, phím thấp nên, độ
vang kém hơn đàn Nguyệt nên chúng ta cần lưu
ý một số điểm sau:
• Nhấn: hạn chế cung mượn và luyến xuống
• Vuốt được nhiều dây
• Ngón chụp hạn chế luyến xuống
• Âm bồi (tự nhiên) sử dụng được trên nhiều bậc
hơn
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY

2.1.3. Đàn Đáy


• Là một nhạc cụ độc đáo của người Việt không
có ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới
• Xuất hiện vào thời nhà Lê (TK XV-XVIII)
• Còn có tên là Vô đề cầm vì đàn không có đáy
• Thường dùng đề đệm cho hát Ả Đào, ngâm
thơ.
• Ngày nay, đàn Đáy còn được đưa vào dàn nhạc
dân tộc đương đại hoặc các hoạt động âm nhạc
khác
2.1.3.1. Cấu tạo
Thùng đàn (Bầu đàn):
• Hình thang cân. Đáy lớn rộng khoảng 23–
30 cm, đáy nhỏ rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh
2 bên (cạnh huyền) khoảng 31–40 cm. Thành
đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt
đàn bằng gỗ ngô đồng , có một bộ phận để
móc dây đàn gọi là cái thú hay ngựa đàn. Đáy
đàn thủng hình chữ nhật, dài khoảng 20cm,
rộng khoảng 9cm.
Dọc đàn (Cần đàn)
• Dài khoảng 1,10-1,30 m bằng gỗ cứng
• 3/5 tính từ đầu đàn không gắn phím. Phía trên
của 2/5 còn lại gắn từ 10 đến 12 phím đàn
bằng tre với 2 phím gắn trên mặt đàn (đàn Đáy
cổ có 16 phím). Các phím này dày và cao,
phần đỉnh dài hơn phần chân phím.
Đầu đàn:
• Hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục gỗ để chỉnh
dây (trục đàn).

Dụng cụ gảy đàn:


• Nhạc sĩ dùng miếng tre để gảy đàn. Ngày nay
người ta còn dùng thêm miếng gảy bằng nhựa.
Dây đàn:
• Nối từ trục đàn đến ngựa đàn. Có 3 dây bằng tơ
se, dài, mềm và dễ nhấn. Ngày nay, những dây
này có thể bằng nilon với kích thước to nhỏ
khác nhau.
• Dây đàn có tên: dây Hàng, dây Trung và dây
Liễu.
2.1.3.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)
• Âm sắc hơi đục, ấm gần giống như đàn Nguyệt
• Âm vực hơn 2 quãng 8.
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Gồm nhiều kỹ thuật như đàn Nguyệt: gảy lên,
gảy xuống, vê.
Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Các kỹ thuật như: nhấn (cung mượn, luyến lên,
xuống), vỗ, rung, xử lý giống như đàn Nguyệt.
• Ngón chùng: Ký hiệu:
Bấm và miết về phía thùng đàn, âm vang lên sẽ
thấp hơn âm tự nhiên của phím.
• Ngón sòng (Sòng đàn):
Khi đàn 2 hay 3 âm cùng một lúc, tạo nên
chồng âm. Sòng đàn thường cách nhau quãng 5
hoặc quãng 8.
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY

2.1.4. Đàn Guitar Việt Nam (phím lõm)


• Là nhạc cụ cải biên từ đàn Guitar Espanole
(Tây Ban cầm) trong quá trình phát triển của
Nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam bộ.
• Người ta khoét các phím lõm xuống khoảng
gần 1cm, hình bán nguyệt để có thể rung, nhấn
như các nhạc cụ dây gảy có cần đàn.
• Guitar Việt Nam còn có tên là Lục huyền cầm,
Guitar phím lõm hay Guitar Vọng Cổ.
• Thường dùng để đệm cho hát Tài tử - Cải
lương và ngày càng phát triển sang các loại
hình khác như Hát Bội.
2.1.3.1. Cấu tạo

Thùng đàn (Bầu đàn):


• Có đường kính trung bình khoảng 36cm.
Thành đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 8,5cm.
Mặt đàn bằng gỗ thông, nhẹ có một bộ phận để
mắc dây đàn và ngựa đàn.
Dọc đàn (Cần đàn)
• Dài khoảng 62cm bằng gỗ cứng
• Có 19 phím kim loại: 12 phím trên cần đàn và
7 phím trên dọc và mặt đàn. Giữa 2 phím được
khoét sâu hình bán nguyệt để nhấn, rung,…
Đầu đàn:
• có 6 trục để chỉnh dây (trục đàn).

Dụng cụ gảy đàn:


• Nhạc sĩ dùng miếng phím nhựa để gảy đàn.
Dây đàn:
• Làm bằng kim loại kích thước to nhỏ khác
nhau nối từ trục đàn qua ngựa đàn. Lúc đầu có
4 dây, sau tăng lên lần lượt là 5 dây và 6 dây.
• Có nhiều cách lên dây và tên gọi:
• Dây Xề Bóp: G C G D
• Dây Sài Gòn: D G D G D
• Dây Rạch Giá: D G D G A E
• Dây Tứ Nguyệt: D A D A D
• Dây Ngân Giang: G D G B D
• Dây Bán Ngân Giang: D G D B D
• Dây Lai (thông dụng nhất): G D G D A D
2.1.3.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)
• Âm sắc đanh, trong sáng
• Âm vực hơn 3 quãng 8
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Gồm nhiều kỹ thuật như đàn Nguyệt: gảy lên,
gảy xuống, vê.
Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Ngoại trừ kỹ thuật phi, các kỹ khác của đàn
Nguyệt đều có trong Guitar phím lõm.
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY
2.2. Nhạc khí dây Gảy – Loại không có dọc
(cần đàn)
2.2.1. Đàn Bầu
• Là nhạc khí dây gảy không có dọc (cần đàn),
đặt ở phía trước.
• Do người Việt sáng chế và là đàn duy nhất phát
ra âm thanh là âm bồi.
• Trong “Đại Nam thực lục tiền biên” (bọ ̂ sử của
nhà Nguyễn) ghi cây đàn Bầu đã được sáng tạo
từ năm 1770 (Theo GS. TS. Trần Quang Hải)
• Đàn có 2 loại:
- Đàn thân tre: dùng cho Hát Xẩm
- Đàn hộp gỗ: cải tiến từ đàn thân tre, thông
dụng trong xã hội trước đây.
• Đàn Bầu còn có tên là Độc huyền cầm.
• Ngày nay người ta cải tiến với bộ tăng âm
(Pickup) để phù hợp với nhiều loại hình biểu
diễn.
• Có mặt trong ban nhạc Xẩm, Chèo, Ca Huế,
Tài tử - Cải Lương, dàn nhạc dân tộc đương
đại hoặc dàn nhạc Giao hưởng
2.2.1.1. Cấu tạo
Thùng đàn (thân đàn):
• Hình hộp dài. Thành đàn bằng gỗ cứng, dày.
Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng. Đáy đàn có lỗ để
thoát âm và mắc dây đàn.
Vòi đàn (Cần đàn)
• Vòi đàn là thanh tre được uốn cong cắm trên
mặt đàn, xuyên qua bầu cộng hưởng.
Bầu cộng hưởng:
• Là một quả bầu khô hay gáo dừa, nay người ta
thay bằng gỗ
Dụng cụ gảy đàn:
• Là một que nhỏ bằng tre hoặc cây giang, một
đầu vuốt nhọn hoặc tròn.
Dây đàn:
• Được làm bằng dây kim loại nối từ trục lên
dây, xuyên qua mặt đàn và buộc vào vòi đàn
tạo nên một góc khoảng 30 độ.
Bộ phận khuếch đại (pickup):
• Được gắn trong thân đàn làm cho âm lượng to
hơn nhưng khác hẳn tiếng đàn ban đầu
(nguyên bản) của nó.
2.1.1.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc trong sáng, nhẹ nhàng


• Tầm âm rộng 3 quãng 8 (âm bồi)
Các điểm bồi âm tự nhiên trên đàn gồm có:
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Gảy vào điểm bất kỳ sẽ có âm tự nhiên
• Gảy vào các điểm cố định để tạo ra âm thanh –
âm bồi
• Trước đây, chỉ gảy chiều từ ngoài vào trong,
ngày nay, nghệ sĩ gảy cả 2 chiều để có thêm
nhiều kỹ thuật mới.
• Vê: Ký hiệu:
Gảy lên xuống liên tục một hay nhiều nốt.
Thường dùng trong sáng tác mới
• Bồi âm thứ 2:
a) Gảy âm thứ 1, dùng ngón tay phải chạm nhẹ
vào điểm bồi âm thứ 2 và có âm sắc mỏng hơn
âm bình thứ 1.
• Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Ngón nhấn và chùng (luyến): Ký hiệu:
Gảy âm thứ nhất, dùng vòi đàn kéo qua trái –
nhấn (a) để có 1 hay nhiều âm cao hơn âm thứ
nhất (tối đa là quãng 4Đ) hoặc qua phải – chùng
(b) để có 1 hay nhiều âm thấp hơn âm ban đầu
(có thể là quãng 5 hoặc hơn nữa).
• Ngón rung: Ký hiệu:
Rung nhẹ và liên tục vào vòi đàn sau khi gảy,
âm thanh sẽ trở nên mềm mại, không bị khô,
cứng.
• Ngón vỗ (đập, mổ, láy): Ký hiệu: ˅
Gảy âm thứ nhất, kéo nhanh vòi đàn qua phải
và trả nhanh về âm đó.
• Ngón nhấn láy:
a) Láy lên: Thao tác như ngón vỗ nhưng tốc độ
và số lần tăng hơn nhiều.
b) Láy xuống: Ngược với láy lên, ngón láy
xuống sẽ hướng vòi đàn qua bên phải.
c) Láy lên xuống: kết hợp 2 cách láy trên.
• Ngón giật: Ký hiệu:
Thao tác như ngón nhấn nhưng tốc độ của âm
thứ 2 diễn ra nhanh hơn. Tức là sau khi gảy âm
thứ nhất kéo nhanh vòi đàn đến âm thứ 2 và ngắt.
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY
2.2. Nhạc khí dây Gảy – Loại không có dọc
(cần đàn)
2.2.2. Đàn Tranh
• Là nhạc khí dây gảy không có dọc (cần đàn),
đặt ở phía trước.
• Có nhiều thuyết nói về sự hình thành của đàn
Tranh Việt Nam bắ nguồn từ đàn Sắt như
thuyết Mông Điềm, thuyết Hai chị em,…
• Tại Việt Nam, trên bệ đá chùa Phật Tích thời
Lý đã có hình khắc người đàn Tranh. Tuy
nhiên, người ta cũng cho rằng đàn Tranh xuất
hiện vào thời nhà Trần. Cũng có nghiên cứu
cho rằng đàn Tranh có trước đàn Sắt,…
=> Tất cả đều thống nhất đàn Tranh bắt nguồn từ
Trung Quốc.
• Còn gọi là Thập lục huyền cầm vì có 16 dây.
• Ngày nay, đàn Tranh cải tiến đã nâng số dây
lên đến 17, 19, 21 dây.
• Có mặt trong phường Bát âm, Chèo, Ca Huế,
Tài tử - Cải Lương, dàn nhạc dân tộc đương
đại hoặc dàn nhạc Giao hưởng.
2.2.2.1. Cấu tạo
Thùng đàn (thân đàn):
• Hình hộp dài. Chiều dài khoảng 110cm, đầu
hẹp khoảng 13 cm, đầu lớn khoảng 20cm.
Thành đàn bằng gỗ cứng, dày. Mặt đàn bằng
gỗ ngô đồng. Đáy đàn có lỗ để thoát âm và
mắc dây đàn.
Nhạn đàn:
• Có 16 nhạn đàn để nâng dây đàn và có thể di
chuyển để chỉnh cao độ. Nhạn thường được
làm bằng gỗ
Trục đàn:
• Có 16 trục đàn để lên dây và thường được làm
bằng gỗ
Móng đàn:
• Trước đây người ta dùng ngón tay để khảy đàn,
sau này người ta gắn móng để khảy. Móng đàn
được làm bằng nhựa, đồi mồi hay sắt.
Dây đàn:
• Được làm bằng dây kim loại đi từ đáy đàn bắt
qua cầu đàn, nhạn đàn và buộc vào trục đàn.
2.1.1.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc trong sáng, nhẹ nhàng


• Tầm âm rộng 3 quãng 8
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Á: Ký hiệu:
Là kỹ thuật đặc trưng của đàn Tranh, các âm
được vang liền bậc từ cao xuống thấp hoặc
ngược lại.
Á xuống: từ âm cao xuống âm thấp
Á lên: từ âm thấp lên âm cao
Á vòng: Kết hợp 2 lối Á lên và xuống
• Song thanh (song thinh, song long):
Kỹ thuật đặc trưng kế tiếp của đàn Tranh, 2 âm
cách nhau quãng 8 được vang lên cùng lúc hoặc
rãi ra.
• Vê: Ký hiệu:
Gảy liên tục một hay nhiều nốt.
• 1 ngón: Vê 1 nốt
• 2 ngón: Vê 1 hay 2 nốt
• 3 ngón: Vê 3 nốt (ít sử dụng)
• Kỹ thuật diễn tấu tay trái (bên trái nhạn
đàn)
• Ngón nhấn (luyến): Ký hiệu:
a) Nhấn lên: Gảy âm thứ nhất, dùng ngón tay trái
nhấn xuống đến âm thứ hai (tối đa là quãng 4Đ)
b) Nhấn xuống: nhấn trước âm thứ nhất trả về
âm thứ 2 (tối đa là quãng 2T).
• Ngón rung: Ký hiệu:
Nhấn nhẹ và liên tục vào dây đàn sau khi gảy.
• Ngón vỗ (đập, mổ, láy): Ký hiệu: ˅
Gảy âm thứ nhất, nhấn nhẹ ngón tay trái vào
dây đàn và trả nhanh về âm đó.
• Ngón bịt:
a) Dùng ngón tay trái chặn trên nhạn đàn.
b) Dùng bàn tay trái chặn trên cầu đàn.
• Âm bồi: Như kỹ thuật đàn bồi âm của đàn Bầu,
ở đàn Tranh người ta dùng ngón nhẫn hoặc
ngón út để gảy vào những điểm cố định để có
âm bồi. Kỹ thuật này thường áp dụng trên
những dây trầm vì có độ vang tốt.
CHƯƠNG 2: NHẠC KHÍ DÂY
2.3. Nhạc khí dây Kéo
2.3.1. Đàn Nhị
• Trên các phiến đá chùa Phật Tích (thời Lý) có
chạm nổi dàn nhạc 10 người, trong đó có 1
người kéo Nhị và theo PGS. Tô Vũ cho đó là
đàn Hồ (Tô Vũ, 1974, Nhạc khí với tính dân
tộc và tình hiện đại, Tạp chí nghiên cứu nghệ
thuật – số 2).
• Có nhiều công trình nghiên cứu về đàn Nhị,
đến nay, chúng ta có thể khẳng định rằng đàn
Nhị có nguồn gốc từ Mông Cổ, được du nhập
vào Trung Hoa dưới thời nhà Nguyên và đến
Việt Nam vào thời nhà Lý.
• Gọi là đàn Nhị vì đàn có 2 dây
• Miền Bắc gọi là đàn Nhị, miền Nam gọi là đàn
Cò vì đầu cần đàn được uốn cong như cổ con
Cò.
• Có mặt trong ban nhạc Xẩm, phường Bát âm,
Nhã nhạc, Ca Huế, Tài tử - Cải Lương, dàn
nhạc dân tộc đương đại hoặc các hoạt động âm
nhạc khác với tư cách là một trong các nhạc cụ
chính yếu.
• Cùng hệ với đàn Nhị còn có Cò Líu, Hồ, Gáo.
Hiện nay người ta còn sáng chế thêm Hồ trung
và Hồ lớn.
• Tương tự, còn có Cò Ke (Mường), Cò Cửa
(Tày), T’roochei (Khmer), Erhu (Trung Quốc),
Soduang (Thái Lan),…
2.1.1.1. Cấu tạo
Bầu đàn (Bát đàn)
Được làm bằng gỗ cứng như trắc, gụ, cẩm lai,…
có hình dáng giống hoa rau muống hay hình lục
bát hoặc hình tròn và được khoét rỗng. Một đầu
được bịt bằng da trăn hoặc da kỳ đà, bên trên là
ngựa đàn; Mặt kia để trống tạo tiếng vang. Bầu
đàn có chiều dài khoảng 12-13cm, đường kính
khoảng 6cm. Bên dưới có một miếng đế dùng để
đỡ bầu đàn.
Dọc đàn (Cần đàn)
• Cần đàn: hình tròn, chiều dài khoảng 70cm -
80cm được làm bằng gỗ cứng Một đầu được
xuyên qua bầu đàn, đầu kia được uốn cong và
có khoan 2 lỗ để lắp trục đàn.
Đầu đàn:
• Hình cổ con Cò hoặc biến cách giống đàn
Erhu. Có 2 trục gỗ để chỉnh dây (trục đàn)
Cung vĩ:
• Làm bằng tre hoặc gỗ với dây kéo là đuôi ngựa
hoặc nylon. Cung dài khoảng 80cm được mắc
giữa 2 dây đàn.
Dây đàn:
• Nối từ trục đàn đến phía dưới cần đàn, gác qua
ngựa đàn. Có 2 dây bằng tơ hoặc dây nylon.
Ngày nay, những dây này có thể bằng dây kim
loại để có độ chính xác cao với kích thước to
nhỏ khác nhau.
• Lên dây: C-G; G-D; D-A
Khuyết đàn (Cử đàn):
• Khuyết đàn nằm ở khoảng 1/3 so với trục đàn
và ngựa đàn. Tác dụng của khuyết đàn là điều
chỉnh cao độ.
2.1.1.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc trong sáng, âm vực trầm hơi đục


• Ðàn Nhị có tầm âm rộng hơn 3 quãng 8 và có
thể hơn nữa.
Kỹ thuật diễn tấu tay phải
• Kéo ra: Ký hiệu:
• Đẩy vào: Ký hiệu: ˅
• Cung vĩ rời: Mỗi nốt ứng với một đường cung
• Cung vĩ liền: hai hay nhiều nốt được xử lý
bằng một đường cung
• Vê: Ký hiệu:
Di chuyển cung vĩ ra vào với tốc độ nhanh và
thường sử dụng đầu cung vĩ..
• Ngắt tiếng: Ký hiệu:
Cung vĩ ngắn, không kéo dài.

• Bịt tiếng (Pizz): Ký hiệu: Pizz.


Dùng ngón tay gãy vào dây đàn
Kỹ thuật diễn tấu tay trái
• Ngón vuốt: Ký hiệu:
Ngón tay bấm nốt thứ nhất, di chuyển liền lạc
trên dây đến nốt thứ hai (có thể giữ hoặc đổi
ngón)
Vuốt lên: từ âm thấp vuốt lên âm cao
Vuốt xuống: từ âm cao vuốt xuống âm thấp
• Ngón rung: Ký hiệu:
Nhấn nhẹ và liên tục vào một nốt, âm thanh sẽ
trở nên mềm mại, không bị khô, cứng.
• Ngón vỗ (mổ, láy): Ký hiệu: ˅
Kéo âm thứ nhất, dùng ngón tay kế bấm vào
một nốt khác để có âm thứ hai, nhả ngón ra tức
thì, trả về âm thứ nhất.
• Ngón láy rền: Ký hiệu:
Thao tác như ngón vỗ hay láy nhưng tốc độ và
số lần tăng hơn nhiều. Sử dụng trong nhạc mới.
CHƯƠNG 3: NHẠC KHÍ HƠI
• Nhạc khí hơi nói chung, Sáo nói riêng có từ
thời kỳ cổ đại và hiện diện ở nhiều nơi với
nhiều hình dạng khác nhau.
• Ở Việt Nam, nhạc khí hơi có các loại:
- Loại lỗ thổi (Sáo ngang, Tiêu) là các loại
nhạc khí thổi hơi vào lỗ để tạo ra âm thanh.
- Loại dăm kép (kèn Bầu,…)
- Loại môi hay búp (Tù Và,…)
• Từ thời Hùng Vương, chúng ta đã có những
nhạc cụ như Trống Đồng; thời đại Đông Sơn
có Chiêng, Cồng, đàn Đáy, Khèn, Sáo, Tiêu,…
và cả hát; Thời Lý, trên các phiến đá chùa Phật
Tích có Kềnh, Sáo, Tiêu, Nhị, Tranh, Tỳ Bà,
Nguyệt (hoặc Tam), Phách và Trống.
3.1. Nhạc khí hơi lỗ thổi
3.1.1. Sáo ngang
• Được du nhập từ Trung Quốc (Địch)
• Là đặt ngang nhạc khí khi thổi
• Trước đây, Sáo ngang có 6 lỗ. Từ năm 1951,
nhóm Xuân Lôi, Xuân Tiên và Tô Vũ đã cải
tiến lên đến 10 lỗ bấm
• Có mặt trong ban nhạc và dàn nhạc dân tộc và
là một trong các nhạc cụ chính yếu
3.1.1.1. Cấu tạo
• Được làm bằng trúc, nứa, kim khí, gỗ,… Sáo
ngang có 1 lỗ thổi (còn gọi là Huyệt), bên
trong có 1 vách ngăn, 6 lỗ bấm, 1 lỗ định âm.
3.1.1.2. Màu âm (Âm sắc) và Tầm âm (Âm vực)

• Âm sắc khỏe, trong sáng


• Sáo trúc có tầm âm rộng hơn hai quãng 8
Kỹ thuật hơi
• Rung: Ký hiệu:
• Điều khiển làn hơi làm cho nốt nhạc như gơn
sóng, trở nên nhẹ nhàng.
• Đánh lưỡi: Ký hiệu: và >
a) Đánh lưỡi đơn: thổi ngắt từng âm, tương tự
như khi đọc chữ T với tốc độ vừa phải
b) Đánh lưỡi kép: thổi ngắt từng âm, tương tự
như khi đọc chữ T và K liên tục với tốc độ
nhanh.
c) Đánh lưỡi luyến: thổi liền 2 hay nhiều nốt
tương tự như khi đọc chữ T và H.
• Phi lưỡi: Ký hiệu: có thể viết chữ Phi . . ., hoặc
một số ký hiệu khác
Giữ cao độ nốt nhạc và rung lưỡi, tương tự như
chữ R
• Nhấn hơi: Ký hiệu: -
Miết mạnh vào lỗ thổi và nhấn mạnh vào từng
nốt
• Vuốt hơi: Ký hiệu:
Làm cho âm thanh cao hay thấp dần, bằng cách
ngữa dần lỗ thổi ra ngoài hay úp dần lỗ thổi vào
môi.
• Luyến (Láy, Lướt) hơi: Ký hiệu:
Làm cho âm thanh nối liền nhau bằng một hơi,
các âm lướt qua thật nhanh, có thể không xác
định âm cuối (lướt tự do)
• Âm bồi : Ký hiệu:
Thổi mạnh với một lực nhất địnhvào một âm,
ta có âm bội cao hơn quãng 12 so với âm gốc.
• Chuyền hơi : Ký hiệu:
Vừa đẩy hơi ra qua đường miệng, vừa hít hơi
vào bằng đường mũi, làm cho âm thanh ngân
dài, không đứt quãng
Các ngón bấm
• Ngón vuốt: Ký hiệu:
Bấm và mở dần ngón tay ta có các âm đi từ
thấp đến cao (a) hoặc ngược lại (b). Có thể vuốt
lên xuống liên tục.
• Ngón láy rền: Ký hiệu:
Thao tác như ngón vỗ hay láy nhưng tốc độ và
số lần tăng hơn nhiều.
• Ngón vỗ (mổ, láy): Ký hiệu:
Thổi âm thứ nhất, dùng ngón tay kế bấm vào
một nốt khác để có âm thứ hai, nhả ngón ra tức
thì, trả về âm thứ nhất.
KIỂM TRA VẤN ĐÁP
1. Trình bày tính năng 1 nhạc cụ tự chọn trong số
các nhạc cụ đã học. Trong đó, gồm:
• Giới thiệu chung về nguồn gốc và sự hiện diện
của nhạc cụ đó trong loại các dàn nhạc dân tộc.
• Cách lên dây, tầm âm, màu sắc cùng những
tính năng cơ bản của nhạc cụ đã chọn
* SV khoa ÂNTT chọn nhạc cụ khác chuyên
ngành đang học

You might also like