You are on page 1of 4

KHUYẾN HỌC – FUKUZAWA YUKICHI

PHẦN 1: TÁC GIẢ

FUKUZAWA YUKICHI (1835-1891) sinh ra trong một gia đình một gia đình võ sĩ ở Nakatsu, nay
thuộc tỉnh Oita, Kyushu, Nhật Bản. Ông được coi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới
nước Nhật thời cận đại. FUKUZAWA YUKICHI còn được biết đến là người khai sáng “Tinh thần
quốc dân Nhật Bản”, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn lớn lao về tinh thần cho công
cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Các tác phẩm của ông được viết qua sự quan sát, đúc kết
và trải nghiệm ở các nước phương Tây, chính điều này đã giúp ông hiểu được sự văn minh của
phương Tây và cũng cho ông thấy con đường nào cần phải có cho Nhật Bản trong tương lai. Chính
điều này là cốt lõi trong các tác phẩm của ông được viết sau này như Khuyến học (Khuyến học
(1872-1876); Thoát Á Luận (1885); Sự tình phương tây (1866-1870); Khái lược về văn minh
(1875)…

FUKUZAWA YUKICHI cũng đã quy tụ được rất nhiều học giả có tri thức để cùng biên tập, viết sách
nhằm phổ cập và nâng cao dân trí của người dân, ông giữ các chức như Viện trưởng Viện học sĩ
TOKYO, tiền thân của Viện Hàn Lâm Khoa học ngày nay, và giữ chức chủ bút tờ “Thời sự tân báo”
để trao đổi thảo luận các ý kiến để phát triển đất nước.

Ông cũng nhận được giải thưởng danh giá của Hoàng Gia Nhật Bản vì những dóng góp lớn lao
của ông cho giáo dục, xã hội. Hình ảnh của ông được in trên mệnh giá cao nhất của Nhật bản tờ
10.000 Yên.

KHUYẾN HỌC là một trong những cuốn sách có tầm ảnh hưởng tới nhất đối với người dân Nhật
Bản với 3,4 triệu bản (bằng gần 10%) dân số của Nhật Bản lúc bấy giờ bởi những tư tưởng, triết
lý sâu sắc, tinh thần học tập khai minh và tự chủ.

PHẦN 2 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Khuyến. học có 17 phần, trong đó dề cập đến 4 nội dung chính như sau:

1. Đề cao việc thực học, tinh thần học tập chủ động
• Mục đích của việc học: Làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng
nghe, lý giải đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản
thân.
• Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn. “Ở con người
vốn không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng, người chịu
khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc, người vô
học sẽ trở thành người thấp hèn, nghèo khổ.”.
• Khuyến khích việc học sâu, học hiểu bản chất của vấn đề: “Để học được cần phải
học sách của Châu Âu dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi
khuyên nên đọc trực tiếp từ các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học
phải nắm được nội dung chủ yếu, trên cơ sở đó phải hiểu bản chất của vấn đề,
phải đào sâu suy nghĩ. Đó là thực học mà ai cũng phải học, không phân biệt đẳng
cấp, giàu nghèo. ”
• Học những thứ thiết thực & phải biết vận dung trong cuộc sống: “Phải học những
môn học thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ phải thuộc lòng bảng
chữ cái. Học địa lý để biết được phong thổ của Nhật và các nước trên địa cầu. Vật
lý là môn giúp chúng ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên,
qua đó tìm tác dụng của nó. Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề
liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của mỗi quốc
gia….”
• Học để hiểu “trách nhiệm” của bản thân: “Mỗi người đều có bổn phận riêng. Điều
quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi chúng ta ai cũng phải học hành, mở
mang kiến thức, mài rữa tài năng, nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận của
mình”
• Học để hiểu “thế nào là làm tròn công việc của mình”: Phải học để hiểu trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình trong xã hội. “Nếu chính quyền và dân đều thực hiện
đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, bên nào bên nấy đều làm đúng bổn
phận của mình, chính phủ không làm phiên dân, dân không làm phiền chính phủ
thì đó là mỗi bên đã làm tròn công việc của mình. Đã là con người phải thường
xuyên nhớ rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và quyền lợi. Đây là
điều quan trọng nhất”
• Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức là không tự mãn. Độ thoả mãn về bản
thân tỷ lệ nghịch với kiến thức bạn có. Bạn càng tự mãn tự hào về mình bao nhiêu,
thì kiến thức thực trong con người chúng ta càng ít bất nhiêu vì khi chúng ta thấy
mình đã giỏi là khi chúng ta không thể nâng cao được kiến thức của bản thân.
2. Phê phán thói học vẹt, học “từ chương” phê phán sự ngu dốt:
• Học chỉ hiểu sơ sơ bên ngoài, học một cách máy móc, học thiên về cắt giải câu chữ
mà không hiểu thì thà đừng học.
• Sự ngu dốt là căn nguyên của mọi rắc rối. Do thiếu hiểu biết nên không biết cách
cư xử, không phân biệt được tốt xấu, đúng sai. Đây cũng chính là nguồn gốc của
xã hội lạc hậu, kém phát triển.
• Đẳng cấp, địa vị sẽ tạo ra các chí sĩ rởm. Khi có địa vị hay sinh ra thói kinh thường
người khác, “người đứng trên người” cũng từ đó mà gia tăng. Chính vì vậy, chỉ có
thực học mới giúp con người ta hiểu được giá trị của tư cách và nhu cầu của bản
thân và người khác “đều bình đẳng”.
3. Vai trò của công dân Nhật Bản trong việc học tập và rèn luyện bản thân để đất nước hùng
cường
• Phải xắn tay ngay vào việc học, hun đúc ý khí. Trước hết mỗi cá nhân từng con
người hãy kiên quyết, tự chủ, độc lập. Có được như vậy đất nước mới giàu mạnh.
Có như vậy, nước Nhật mới hết mặc cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây.
Còn tình trạng giàu nghèo, yếu mạnh dứt khoát không phải do mệnh trời or do ý
Trời mà ta phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không nỗ lực mà
thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng
ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm nay còn vỗ ngực giàu mạnh, nhưng
ngày mai đã trở nên hèn kém”.
• Người dân phải có tinh thần tự chủ, ý chí độc lập: bởi vì người dân thiếu tinh thần
tự chủ ý chí độc lập thì khó có thể đấu tranh với thế giới để bình đẳng về quyền lợi
với tư cách là một quốc gia độc lập. Và chỉ khi người dân không dựa dẫm, ỉ nải vào
người khác, việc của mình phải tự mình giải quyết, tự mình biết phân biệt phải trái,
đúng sai, không phạm sai lầm trong hành động.
4. Vai trò của các định chế xã hội
• Chính phủ là người đại diện cho dân, làm theo ý niệm của dân. Nhiệm vụ của chính
phủ là trấn áp, bắt giữ kẻ có tội, bảo vệ người vô tội.
• Khai phá văn minh là nhiệm vụ của tầng lớp trí thức trung lưu: văn minh không
phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuông hay do người dân sáng tạo từ dưới lên.
Văn minh của xã hội do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu. Lịch sử Châu Âu đã
chứng minh điều đó. Đầu máy hơi nước là phát minh của Watt. Đường sắt là thành
quả công phu của Stevenson. Người nghiên cứu và tìm ra nguyên lý kinh tế là Adam
Smith. Họ đều là tầng lớp giữa, không phải bộ trưởng trong nội các chính phủ và
cũng không phải là công nhân trực tiếp sản xuất. Họ thuộc giai cấp trung lưu, có
tri thức, nhờ đó mà làm thay đổi bộ mặt của xã hội.
• Luật pháp cần phải rõ ràng, đơn giản nhưng phải nghiêm minh.
PHẦN 3 ĐÚC KẾT VÀ GÓC NHÌN TỪ NGƯỜI ĐỌC

1. Học không cần nhiều nhưng cần học sâu, cần hiểu vấn đề tận gốc dễ, hiểu và giải thích
được bản chất của sự vật hiện tượng, có thể so sánh được điều mình học với những điều
tương tự, phải áp dụng được trong thực tiễn cũng như có thể quan sát hành vi của con
người từ đó có thể lý giải một cách sâu sắc và có hệ thống các sự việc trong cuộc sống.
Theo khoa học thần kinh thì học sâu sẽ giúp thay đổi các liên kết trong não bộ từ đó thay
đổi tư duy, từ việc thay đổi tư duy sẽ dẫn đến thay đổi chất lược cuộc sống. ĐÓ LÀ GIÁ
TRỊ CỐT LÕI CỦA VIỆC THỰC HỌC.
2. Cần tránh cách học học vẹt, học máy móc, học mót vì khi ta học chưa đủ sâu thì liên kết
não bộ sẽ rất yếu chính vì thế không thể tạo thành các liên kết mới, khi không tạo thành
liên kết mới thì bản chất của tư duy của chúng ta chưa thay đổi. Do vậy, học vẹt, học mót
chỉ làm thay đổi bên ngoài mang tính hình thức, thực tế học như vậy giống như khi xây
nhà vữa chưa khô mà chúng ta lại tiếp tục xây thì kết quả sẽ là đống đổ nát. Kiến thức
cũng vậy, học không sâu thì thà không học còn hơn.
3. Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức là không tự mãn: Nói một cách khác, phải biết
khiêm tốn với những gì mình đã biết bởi vì tri thức của nhân loại thì vô cùng lớn trong khi
mình học được còn quá ít. Phải học thật để hiểu những gì mình biết còn quá ít. Khi học
thật chúng ta mới hiểu được kiến thức bao la, từ đó giúp chúng ta không tự mãn, mà phải
luôn khiêm tốn, học hỏi.
4. Không để những gì không phải là chúng ta đồng hoá chúng ta: Luôn ý thức về giá trị và
kiến thức thật của mình để hiểu xem mình mang lại điều gì tốt đẹp cho người khác, cho
cộng đồng và cho xã hội. Không đồng hoá thương hiệu chúng ta đang cống hiến với chúng
ta, không đồng hoá vật chất xa hoa đang có với chúng ta. VD như chúng ta đang làm cho
Viettel là một thương hiệu lớn, không có nghĩa là cá nhân chúng ta cũng là thương hiệu
lớn vì như thế ta đang đồng hoá thương hiệu chúng ta đang làm với chúng ta. Hay khi
mình đi 1 chiếc xe sang trọng, hoặc mặc đồ hàng hiệu đắt tiền thì mình trở nên sang trọng
vì khi đó chúng ta đang đồng hoá vật chất xa hoa đang có với chúng ta.
5. Học phải học từ phương Tây, đặc biệt là đọc từ tài liệu gốc bằng tiếng Anh để ta hiểu
đúng bản chất, không sao chép, trích dẫn từ người khác khi chưa tìm hiểu tài liệu gốc.
bởi chỉ có học thật mới có kiến thức thật, từ kiến thức thật khi đưa vào áp dụng trong
công việc và trong cuộc sống mới tạo ra năng lực thật. Khi đã có năng lực thật thì mới giải
quyết được các vấn đề một cách hệ thống.

You might also like