You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

ĐỀ BÀI: Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động?
Thực trạng và giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở
nước ta hiện nay?

Họ và Tên: Bùi Thu Trang


Lớp: Quản trị nhân lực 64A
Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin _18
Mã sinh viên: 11226333

HÀ NỘI 2023
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.......4
1. Khái niệm sức lao động, phân biệt “sức lao động” và “lao động”. 4
2. Hàng hóa sức lao động và điều kiện để trở thành hàng hóa sức lao
động 4
3. Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động.....................................5
4. Thị trường lao động.......................................................................6
II. THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.........................................................................................................6
1. Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động tại Việt Nam...........6
1.1 Cung lao động............................................................................6
1.2 Cầu lao động...............................................................................8
1.3 Tiền công..................................................................................10
2. Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam;.....................11
KẾT LUẬN................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự thịnh vượng
của quốc gia ấy không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia
đó mà được xây dựng chủ yếu dựa trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người.
Con người với trí tuệ và thể lực của mình là tài sản quý giá và to lớn của mỗi
quốc gia, là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nói cách
khác sức lao động của con người đã góp phần rất lớn để tạo nên thế giới hiện
tại. Tuy nhiên ở các quốc gia việc sử dụng nguồn lao động vẫn chưa hiệu quả
vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra các chính sách, giải pháp
nhẳm ổn định thị trường này vẫn là một vấn đề mang tính thời sự trong giai
đoạn hiện tại và trong thời gian tới.
Quan điểm lý luận của C.Mác về sức lao động – loại hàng hóa đặc biệt
mang đầy đủ tính khoa học, toàn diện, biện chứng. Dựa vào đó chúng ta có cơ
sở để lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và
phát triển thị trường loại hàng hóa đặc biệt này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế
giới, kinh tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và Việt
Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Con người được đặt ở vị trí trung tâm nên
việc phát triển thị trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là nhu cầu cấp
thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Nhận thấy tầm quan trọng của hàng hóa sức lao động, em đã chọn chủ đề
này và tập trung làm rõ lý luận của C.Mác về sức lao động đồng thời áp dụng nó
vào xã hội Việt Nam nêu nên thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển thị
trường hàng hóa sức lao động.
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm sức lao động, phân biệt “sức lao động” và “lao động”
Theo C.Mác: “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ
những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một
con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó”. Đây là điều kiện tiên quyết của mọi quá
trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội.
Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là
sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động khiến con người
phải làm việc, phải thực hiện các mục đích sản xuất, kinh doanh ban đầu.
Hay nói cách khác, khả năng sức lao động của con người trong quá trình
sản xuất kinh doanh mang đến lực lượng sáng tạo chủ yếu của xã hội. Từ
đó chuyển hóa các vật chất ban đầu thành sản phẩm có giá trị để thu về
thặng dư. Qua đó giúp con người ngày càng làm chủ xã hội và đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của mình.
2. Hàng hóa sức lao động và điều kiện để trở thành hàng hóa sức lao
động
2.1 Khái niệm:
Hàng hóa sức lao động là kết quả của quá trình lao động trong
một khoảng thời gian nhất định. Thông qua đó mà con người làm ra
các sản phẩm, cung cấp được các dịch vụ trong nhu cầu của khách
hàng. Sức lao động được trao đổi như một thứ hàng hóa. Các công
nhân làm việc, bỏ ra sức lao động để nhận lương theo giờ, theo buổi.
Tuy nhiên, các giá trị họ làm ra được có thể thấp hơn gấp nhiều lần
giá trị thu về.
2.2 Điều kiện để trở thành hàng hóa sức lao động:
Sức lao động là một trong những điều kiện cơ bản, không thể
thiếu trong sản xuất. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng có
thể trở thành hàng hóa. Ví dụ như sức lao động của một người nô lệ
dưới chế độ nông nô thì không thể coi là hàng hóa do bản thân của
người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, và họ không có quyền bán sức
lao động của mình. Người thợ thủ công tuy được tự do tùy ý sử dụng
sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta không phải là
sản phẩm của hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản
phẩm nuôi sống mình chứ không buộc phải bán sức lao động để sống.
Như vậy để có thể trở thành hàng hóa sức lao động cần có hai điều
kiện:
- Người lao động được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình. Họ có quyền tự quyết lao động cho ai và lao động như thế
nào. Họ là những người đi làm thuê như công nhân, nhân viên và
chịu sự quản lý của người thuê họ sản xuất.
- Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết
hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ
phải bán sức lao động. Bới vì trong quá trình sản xuất lao động
động nếu như người lao động có tư liệu sản xuất kết hợp với lao
động thì anh ta có thể tự tạo ra sản phẩm mà không cần đi làm
thuê.
3. Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như các hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động
có hai thuộc tính bao gồm: giá trị và giá trị sử dụng.
3.1 Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã
hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết
định:
Sức lao động đó chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn
tái sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng
tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra
sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị
của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng
giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp
thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần)
để tái sản xuất ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh
thần) để nuôi con của người lao động. Bởi vì giá trị được biểu hiện
qua tiền lương, trong đó một phần phải đảm bảo nuôi con. Con cái
người lao động là lực lượng thay thế, bổ sung cho thị trường trong
tương lai.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị
trường thì giá cả của hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá
trị nêu trên.
3.2 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu
cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của
hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao
động.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố
tinh thần và lịch sử. Đối với hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu
dùng hay sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều tiêu biên mất
theo thời gian. Đối với hàng hóa sức lao động, quá trình tiêu dùng
chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là
quá trình tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân hàng
hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư
bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chìa
khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính
đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở
thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
4. Thị trường lao động
4.1 Định nghĩa thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một
bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động, nó là
toàn bộ các quan hệ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực
thuê mướn lao động (bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê
mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh
chấp lao động,...). Tuy nhiên có một định nghĩa của nhà khoa học kinh tế
nga Kostin Leonit Alecxeecvich đưa ra được cho là tương đối đầy đủ: “
Thị trường lao động – đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử
dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định,
thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”.
4.2: Các yếu tố của thị trường lao động
Một thị trường lao động thì không thể thiếu được các yếu tố cơ bản
như cầu sức lao động (nhu cầu); cung sức lao động (nguồn cung); giá cả
của sức lao động (tiền lương, tiền công); cạnh tranh trên thị trường sức
lao động và cơ sở hạ tầng của thị trường sức lao động.
II. THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

1. Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động tại Việt Nam
1.1 Cung lao động
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự
nguyện đem vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem
xét dưới hai góc độ về số lượng lao động, chất lượng lao động.
Thứ nhất, về số lượng lao động
Dân số hiện tại ở Việt Nam là 99.668.764 người vào ngày
16/06/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 là 52,2 triệu người
chiếm khoảng 68,9% . Trong đó, số lao động có việc làm ở khu vực
thành thị là 18,9 triệu người( chiếm 37%). Nhìn vào những số liệu
trên chúng ta thấy Việt Nam đang trong giai đoạn dân số “vàng”, với
nguồn lao động trẻ và dồi dào góp phần quan trong nhằm đưa GDP
Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ĐNA.
Trong thời gian tới nguồn lao động vẫn tăng trưởng ổn định với
khoảng 1 triệu người tham gia vào thị trường lao động mỗi năm. Tuy
nhiên sự lạc quan này không kéo dài được lâu (chỉ khoảng 30 năm)
bởi đồng thời Việt Nam đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số.
Thứ hai, về chất lượng lao động
Nước ta đang trong thời kì dân số “vàng” tuy nhiên chất lượng
lao động chưa phải là “vàng”.
Tình trạng thể lực của người lao động Việt Nam ở mức trung
bình kém, cả về chều cao, cân nặng cũng như sức bền, dẻo dai, chưa
đáp ứng cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc
thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do
nước ta là một nước nông nghiệp nên phần lơn lao động còn mang
nặng tác phong sản xuất của một nền nhà nước tiểu nông. Người lao
động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo
nhóm, khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro còn kém, ngại phát huy
sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Ngoài ra trình độ lao động, chuyên môn chưa cao, phần lớn lực
lượng lao động (khoảng 74%) chưa được công nhận trình độ kỹ năng
nghề vẫn tham gia thị trường lao động. Theo phân tích của đại diện
Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam tỉ lệ lao động sử dụng tiếng Anh
chỉ chiểm 5%, tỉ lệ lao động có kỹ năng tay nghề chiếm 11%, con số
khá khiêm tốn so với quy mô.
1.2 Cầu lao động
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một
địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời
gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao
động trên thị trường lao động.
Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm
thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và chế tạo thì nhu cầu lao
động có kỹ năng, trình độ cao tăng mạnh, đồng thời lao động động
Việt Nam phải đối mặt với thách thức mới. Quy mô việc làm thu hẹp
do tự động hóa robot sẽ thay thế nhiều công việc do con người vẫn
làm.
Với nguồn lao động đông đảo về số lượng nhưng chất lượng lại
hạn chế, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hoặc phải làm trái
ngành nghề đào tạo đang diễn ra phổ biến và trở thành vấn nạn của xã
hội ở nước ta, gây lãng phí nguồn lao động.
Theo số liệu điều tra của tổng cục Thống kê năm 2022 là
2,32%, bình quân trong 10 thanh niên thì có 1 thanh niên bị thất
nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 15 trở lên năm
2022 là 2,21%. Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao
động, cung đang lớn hơn cầu.
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022

Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1
triệu lao động mới, trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại
học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho
xã hội nhưng các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
nước ngoài vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực” dẫn đến tình trạng
“vừa thiếu vừa thừa” nguồn lao động. Nguyên nhân là do sự mất cân
đối về cung – cầu lao động. Nguồn lao động quá lớn trong điều kiện
các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc làm. Thêm nữa, người lao
động chưa qua đào tạo hoặc có tay nghề thấp quá nhiều, trong khi số
người lao động có trình độ, chuyên môn lại quá ít.
Ngoài ra còn do nền kinh tế nước ta trong một vài năm trở lại
đây gặp phải nhiều biến động bất lợi, các công ty, doanh nghiệp nhà
nước cơ cấu lại tổ chức, sa thải bớt nhân viên, các doanh nghiệp nhỏ
làm ăn thua lỗ, phá sản. Chính vì thế, mặc dù đã đạt được khá nhiều
thành tích trong công tác kiểm soát và điều tiết tỷ lệ tăng lao động
nhưng vấn đề việc làm vẫn diễn biến rất khó khăn, phức tạp.
Thị trường lao động Việt Nam còn mất cân bằng về cơ cấu lao
động, khi người ta chạy theo xu hướng của thời đại, chạy theo mức
tiền lương hấp dẫn khiến cho nhiều ngành dư cung, một số ngành
khác lại khan hiếm lao động.
1.3 Tiền công
Trong thị trường lao động, giá cả của hàng hóa sức lao động
được thể hiện dưới dạng tiền công.
Chính sách tiền lương của nước ta hiện nay chỉ bằng khoảng
40% giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra. Các cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước được hưởng mức lương còn thấp, vì vậy
khó tránh khỏi nạn tham nhũng và tình trạng khan hiếm nhân tài. Ví
dụ: do mức lương trung bình của giáo viên quá thấp, ra trường xin
việc làm lại vô cùng kho khăn nên chưa thu hút được người có năng
lực, dẫn đến chất lượng đầu vào của các trường đào tạo ngành sư
phạm ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, chế độ tiền lương thấp còn làm mất đi sức hút đối
với những người lao động có trình độ, tay nghề cao, dẫn đến tình
trạng “chảy máu chất xám”.
Nguyên nhân của thực trạng tiền công của người lao động ở
nước ta hiện nay chưa hợp lý là do chính sách tiền công của nhà nước
còn hạn chế, mức lương tối thiểu đặt ra quá thấp, cơ chế quản lý tiền
công cho người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân còn lỏng lẻo.
Ngoài ra còn do nền kinh tế trong nước phát triển chưa bền vũng,
thường xuyên biến động, gây ảnh hưởng tới mức lương của người lao
động.
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng
mở rộng đến nhiều quốc gia và các vũng lãnh thổ trên toàn thế giới,
đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ
các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã tạo
cho người lao động Việt Nma nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được
nguồn thu nhập tốt.
Theo thống kê, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài ngày càng gia tăng. Phần lớn, người lao động Việt Nam đi sang
các thị trường truyền thống như hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Malaysia, Ma Cao và một số quốc gia Trung Đông...(95%), số còn lại
sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu báo cáo
từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong
thấng 3/2023 là 9.494 lao động (3.420 lao động nữ), gấp hơn 8 lần
(8,66 lần) so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 3/2022 là 1.096 lao động,
trong đó có 319 lao động nữ)
Theo Bộ Lao động – Thuong binh và Xã hội, đi làm việc ở
nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước,
đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đát nước, tăng tích lũy và
cải thiện đời sống người lao động và gia đình. Hiện nay, lượng kiều
hối từ xuất khẩu lao động mỗi năm khoảng 3-3,5 tỷ USD.
Tuy nhiên do trình độ của người Việt Nam chưa đáp ứng được
yêu cầu của các thị trường nước ngoài nên mức lương họ nhận được
không quá cao.
Về ý thức của người lao động Việt Nam chưa cao, có rất nhiều
trường hợp nhập cư bất hợp pháp bằng cách trốn ra nước ngoài, hay
hết hạn visa trốn ra ngoài để làm việc. Nó tạo ra một hình ảnh xấu
trong mắt bạn bè quốc tế.

2. Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam;
Thứ nhất, cần vận dụng linh hoạt lý luận hàng hóa sức lao động
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế. Trong văn
kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Con người là trung tâm,
chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”, xây dựng
các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi
người dân Việt Nam.
Thứ hai, cần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành,
theo thành phần kinh tế và giữa các vùng miền để thị trường lao động có
sự phát triển đồng đều thống nhất, tránh tình trạng có nới thì dư thừa, có
nới lại khan hiếm nguồn lực.
Thứ ba, để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, cần tiếp tục
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động,chú trọng phát triển mạnh quan
hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn xuất khẩu
lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang
các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; nâng cao
chất lượng đào tạo bằng cách cơ cấu lại chỉ tiêu đào tạo đối với từng
ngành, từng nghề sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn lực xã hội,
cải tiến chế độ ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên, giảm học phí, đầu tư
trang thiết bị học tập hiện đại, đa dạng hóa loại hình đào tạo, khuyến
khích phát triển ngành thủ công, làng nghê truyền thống tại các địa
phương để giải quyết số lao động dư thừa tại chỗ; chú trọng sử dụng
người lao động trẻ tuổi có năng lực để tránh gây lãng phí nguồn lực.
Đồng thời, nên đầu tư xây dựng các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu trung tâm thương mại,...
Thứ tư, hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương. Để đảm bảo
cuộc sống cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của
họ, tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm sản xuất, Nhà nước cần
phải lưu tâm đến chế độ tiền lương của người lao động, tăng lương cơ
bản cho người lao động; cần thêm nhữngt hái độ tích cực nhằm kích cầu
tiêu dung; tăng khoảng cách giữa các bậc liền kề. Đặc biệt, cần có chính
sách ưu đãi đối với những người có trình độ, tay nghề cao.
Thứ năm, nhà nước cần tăng cường bảo vệ người lao động qua việc
điều tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các
doanh nghiệp tư nhân; nâng cao hiểu biết của người lao động về luật lao
động và những quy định về chế độ tiền lương; đẩy mạnh chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế...
Thứ sáu, hỗ trợ kết nối cung cầu lao động: hai bên có cung hoặc có
cầu nhưng đôi khi không gặp nhau, chung ta giúp việc kết nối này nhanh
hơn. Trong bối cảnh hội nhaaph và ảnh hưởng lan toản của CMCN 4.0,
cần dự báo được cung – cầu lao động, đánh gia cơ cấu ngành nghề mới để
dự báo nhu cầu việc làm và khả năng dung nạp của thị trường lao động.
Cần có kế hoạch chủ động đào tạo lao động có tay nghề, kiến thức
chuyên môn, đồng thời hỗ trợ cho những lao động ngoài 40 tuồi không
còn thời gian để đào tạo lại để thích ứng với CMCN4.0.
KẾT LUẬN
Từ bài phân tích trên chúng ta có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng
của hàng hóa sức lao động trong việc phát triển nền kinh tế, một vấn đề còn
nguyên tính thời sự trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Bởi vì
yếu tố con người vẫn luôn là yếu tố quan trong nhất, vừa là động lực vừa là
trung tâm của sự phát triển kinh tế và xã hội. Bằng việc kết hợp lý luận hàng
hóa sức lao động của C.Mác cùng với thực tiễn tình trạng thị trường lao động
của Việt Nam em đã nêu ra một vài giải pháp để khắc phục, hoàn thiện và phát
triển thị trường hàng hóa sức lao động tại Việt Nam. Hy vọng với những hiểu
biết của bản thân, những giải pháp em nêu ra là phù hợp với tình hình hiện tại
và có thể áp dụng được trong thực tế, để nền kinh tế Việt Nam có thể tận dụng
tốt giai đoạn “dân số vàng” để phát triển mạnh mẽ và tương xứng với tiềm năng
của nó.

Bài biết của em còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được ý kiến nhận
xét từ cô. Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài viết này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Bài báo: Thị trường lao động Việt Nam: Vũng vàng để vượt qua
thách thức
https://nhandan.vn/thi-truong-lao-dong-viet-nam-vung-vang-
de-vuot-qua-thu-thach-post735397.html
- Bài báo: Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong
điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng
chính sách
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/thi-truong-lao-dong---viec-
lam-va-quan-he-lao-dong-trong-dieu-kien-hoi-nhap-o-viet-nam-thuc-
trang-va-mot-so-dinh-huong-chinh-sach--%E2%80%8B.html
- Bài báo: Quý I- 2023: Xuất khẩu lao động tăng hơn 15 lần
https://vneconomy.vn/quy-1-2023-xuat-khau-lao-dong-tang-hon-
15-lan.htm

You might also like