You are on page 1of 6

Bài 1:

1. Cơ sở hình thành của thương mại trong nền kinh tế thị trường:
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân
công xã hội. Do có phân công lao động xã hội đã hình thành nền chuyên môn
hóa sản xuất. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải
trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và tiêu dùng. Mối quan
hệ trao đổi hàng tiền đó chính là lưu thông hàng hóa.
Do sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, sản phẩm, hàng hóa mà có sự
trao đổi giữa người này và người khác. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất
ngẫu nhiên, dần dần nó phát triển đi đôi với sự phát triền của sản xuất hàng hóa.
Khi trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng
phương tiện lưu thông thì trao đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa.
Sự xuất hiện mối quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất
với người tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các ngành lưu thông hàng hóa – các ngành
thương mại – dịch vụ. Qua đây ta có thể thấy thực chất thương mại là trao đổi
quyền sở hữu hàng hóa cho nhau
2. Khái niệm thương mại
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động
kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên
thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi
hàng hóa (kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi
đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế).
3. Các loại hình thương mại
- Theo đối tượng, có thương mại hàng hóa (loại hình thương mại có đối
tượng mua bán là hàng hóa hữu hình – hàng hóa có thể nhìn thấy được
hình dáng bề ngoài) và thương mại dịch vụ (loại hình thương mại có đối
tượng mua bán là hàng hóa vô hình – hàng hóa không thể nhìn thấy được
hình dáng bề ngoài).
- Theo phạm vi (không gian), có thương mại nội địa (loại hình thương mại
mà hàng hóa, dịch vụ lưu chuyển trong phạm vi quốc gia) và thương mại
quốc tế (loại hình thương mại mà hàng hóa, dịch vụ lưu chuyển vượt ra
ngoài phạm vi quốc gia).
- Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống (loại hình thương
mại mà chủ thể người mua, người bán trực tiếp giao dịch với nhau) và
thương mại điện tử (loại hình thương mại mà chủ thể người mua, người
bán giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử).
- Theo mục đích mua bán, có thương mại bán buôn (loại hình thương mại
có mục đích mua để bán) và thương mại bán lẻ (loại hình thương mại có
mục đích mua để tiêu dùng).
4. Bản chất kinh tế của thương mại
Trên góc độ kinh tế, bản chất của thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng
hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua mua bán bằng tiền (cho dù là tiền mặt,
séc, ngân phiếu…), mua bán tự do và mua bán ngang giá.
Bản chất kinh tế của thương mại thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Thương mại trước hết là trao đổi hàng hóa (H-H). Trao đổi là đổi lẫn
nhau, đem hàng hóa này đổi lấy hàng hóa khác. Thực chất của trao đổi là
hàng đổi lấy hàng theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ đó được coi như là
thước đo của trao đổi.
- Thương mại là trao đổi hàng hóa thông qua mua bán bằng tiền (H-T-H).
Tiền tệ xuất hiện đóng vai trò là vật ngang giá; các hàng hóa đem trao đổi
đều quy về tiền tệ, tiền là phương tiện trao đổi. Những trao đổi nào mà
không thông qua mua bán bằng tiền, cho dù đó có là hàng hóa hay không,
thì không phải là thương mại.
- Mua bán tự do không theo chỉ tiêu và địa chỉ quy định trước, bán giả định
phải có mua. Ở đâu có bán thì ở đó có mua.
- Mua bán ngang giá theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường là thứ giá cả
hình thành trên thị trường do quan hệ cung cầu trong môi trường cạnh
tranh quyết định. Giá cả thị trường cũng chịu ảnh hưởng lớn của giá trị
đồng tiền. Là hình thức biểu hiện của giá trị thị trường, về mặt lượng, giá
cả thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường.
5. Vai trò của thương mại: (xem trong slides)
6. Nội dung của thương mại:
- Thứ nhất: là quá trình điều tra, nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường
về các loại hàng hóa, dịch vụ. Đây là khâu công việc đầu tiên trong quá
trình hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ nhằm trả lời các câu hỏi:
cần kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì? Chất lượng ra sao? Số lượng bao
nhiêu? Mua bán lúc nào và ở đâu?
- Thứ hai: là quá trình huy động và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để
thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh và hàng hóa
kinh tế,việc tạo ra nguồn để đáp ứng các nhu cầu và nâng cao năng lực
cạnh tranh là khâu công việc hết sức quan trọng.
- Thứ ba: là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại. Ở khâu
này thực hiện giải quyết các vấn đề về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát
sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa.
- Thứ tư: là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển
giao hàng hóa dịch vụ. Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi
quyền sở hữu tài sản, di chuyển hàng hóa qua các khâu vận chuyển, dự
trữ, bảo quản, đóng góp, bốc dỡ, cung cấp thông tin thị trường do nhà sản
xuất
- Thứ năm: là quá trình quản lý hàng hóa ở các doanh nghiệp và xúc tiến
mua bán hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp thương mại đây là nội dung
công tác quan trọng kết thúc quá trình kinh doanh hàng hóa.
7. Đánh giá về thương mại Việt Nam trong thời kỳ mở cửa (1986 - nay):
(xem trong slides)
8. Đặc trưng cơ bản của thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay:
- Thương mại hoàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế
nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là
do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế
nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là
nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triền nền kinh tế đưa thương mại phát
triển trong điều kiện hội nhập.
- Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật
kinh tế thị trường và theo pháp luật. Thương mại làm cho sản xuất phù
hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường trong nước và thế
giới, với tiến bộ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đồng thời thông qua việc
phục vụ tiêu dùng làm nảy sinh những nhu cầu mới mà kích thích sản
xuất. Tự do thương mại làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng, thông
suốt là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế
hàng hóa.
- Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà
nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ chế thị trường
không thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và
bản thân hoạt động thương mại dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan
hệ lợi ích, thương mại với môi trường, gian lận thương mại… Những vấn
đề đó trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại và có ảnh
hưởng đến sự phát triển thương mại, dịch vụ. Vì vậy, sự tác động của
Nhà nước vào các hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài là
một tất yếu của sự phát triển. Nhà nước sử dụng luật pháp, chính sách,
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại để quản lý các
hoạt động thương mại làm cho thương mại phát triển trong trật tự kỷ
cương, kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường.
- Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên
cơ sở giá trị thị trường. Mua bán theo giá cả thị trường tạo ra động lực để
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để các doanh nghiệp
vươn lên làm giàu.
- Thương mại cạnh tranh theo pháp luật. Các thể nhân và pháp nhân vừa
hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Nhà nước vừa xây dựng luật chống độc
quyền, vừa tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Bài 2:
1. Sự cần thiết khách quan của QLNN về thương mại ở nước ta hiện nay:
- Tính chất đặc thù của nền KTTT ở nước ta hiện nay. Nền kinh tế ở nước ta
hiện nay là nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước.
- Tính chất của hoạt động thương mại: liên ngành và xã hội hóa cao
- Mâu thuẫn trong thương mại.
- Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế và thương mại
2. Tổ chức bộ máy QLNN về thương mại ở nước ta hiện nay:
Mô hình (xem slide)
Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan được khái quát như sau:
- Chính phủ: là cơ quan hành pháp của Quốc hội, là cơ quan hành chính
cao nhất ở nước ta, thực hiện quản lý tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
nói chung và trong thương mại nói riêng.
- Bộ Công thương: là cơ quan của chính phủ trực tiếp thực hiện quản lý
Nhà nước về thương mại (bao gồm: hoạt động thương mại nội địa, hoạt
động thương quốc tế, hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài)
- Các bộ và cơ quan ngang bộ khác (như Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thông, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế…) phối hợp cùng Bộ Công thương
thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại trong phạm vi ngành, lĩnh vực
được phân công phụ trách.
- Sở Công thương: là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện các
chức năng tham mưu tư vấn cho UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà
nước về thương mại ở địa phương trong phạm vi lãnh thổ được phân công
phụ trách.

3. Nội dung QLNN về thương mại: xem slide


4. Các phương pháp quản lý thương mại trong nền KTQD: xem slides
Bài 3:
1. Khái niệm và mục tiêu của KD hàng hóa: xem slides
2. Các nguyên tắc kinh doanh: xem slide
3. Các loại hình KD hàng hóa theo mức độ chuyên doanh: xem slides
4. Thực trạng hoạt động của hệ thống KDTM ở nước ta trong thời kỳ đổi
mới: xem slides
5. Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn lưu động: xem slides
Bài 4:
1. Bản chất và đặc trưng của quan hệ thương mại: xem slides
2. Hệ thống các quan hệ thương mại: xem slide
3. Vì sao quan hệ thương mại ngày càng trở nên phức tạp hơn ?: xem slide
4. Tại sao doanh nghiệp cần thiết lập hợp lý quan hệ thương mại?: xem
slide
5. Quan hệ thương mại trực tiếp và gián tiếp: xem slides

You might also like