You are on page 1of 6

CÔNG AN TỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG CẢNH SÁT PCCC&CNCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2009 /KH-PC07-PC Đồng Nai, ngày 29 tháng 08 năm 2023


KẾ HOẠCH
Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (lần 1)

- Công trình: Nhà xưởng cho thuê của Công ty Cổ phần Sao Dầu.
- Địa điểm xây dựng: KCN Dầu Giây, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai.
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sao Dầu.
- Thời gian tổ chức kiểm tra nghiệm thu:
+ Bắt đầu (dự kiến): 08 giờ 30 phút, ngày 31 tháng 8 năm 2023.
+ Kết thúc (dự kiến): 11 giờ 30 phút, ngày 31 tháng 8 năm 2023.
I. Căn cứ tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC
- Theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư.
- Hồ sơ nghiệm thu công trình do chủ đầu tư chuẩn bị theo quy định của
Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Kiểm tra công tác nghiệm thu về PCCC của chủ đầu tư, nhà thầu tham gia
xây dựng công trình theo các quy định của pháp luật và các tài liệu, hồ sơ bản vẽ
được thẩm duyệt về PCCC.
- Phát hiện những tồn tại trong quá trình thi công công trình để kịp thời xử
lý, khắc phục đảm bảo an toàn PCCC.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra nghiệm thu về PCCC phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật, công khai, minh bạch, đảm bảo tính chính xác, đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan đến công tác an toàn PCCC.
- Các vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được xử lý đúng
theo quy đinh.
III. Thành phần Đoàn kiểm tra
1. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH:
- 01 Đ/c Lãnh đạo phòng - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Trưởng
đoàn;
- 01 Đ/c Chỉ huy Đội Công tác Phòng cháy - Phòng Cảnh sát PCCC và
CNCH – Phó trưởng đoàn;
2

- Đ/c Thượng úy Hoàng Mạnh Cường – Đội công tác phòng cháy - Phòng
Cảnh sát PCCC và CNCH, Thư ký;
- 01 Đ/c Cán bộ Đội Công tác phòng cháy – Thành viên;
- 01 Đ/c Cán bộ Đội CC&CNCH khu vực Long Khánh – Thành viên.
IV. Phương pháp và nội dung kiểm tra nghiệm thu về PCCC
1. Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra đối chiếu hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công của chủ đầu tư và
nhà thầu thi công so với hồ sơ được thẩm duyệt về PCCC.
- Kiểm tra thực tế bằng trực quan, đối chiếu hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ
hoàn công của chủ đầu tư đối với các nội dung liên quan đến đường giao thông
cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, bậc chịu lửa, bố trí mặt bằng,
công năng sử dụng, hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan, các
vị trí không bị che khuất.
- Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công của chủ đầu tư đối với các
bộ phận bị che khuất.
- Kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật
khác có liên quan bằng các thiết bị tạo khói, tác động nhiệt, áp kế, đo lưu lượng
đầu lăng…
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Kiểm tra thành phần, tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu theo quy
định của Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; văn bản thẩm
duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và Giấy phép xây dựng
của Cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Bản sao các giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC đã lắp đặt
trong công trình/phương tiện giao thông cơ giới.
- Biên bản nghiệm thu vật tư đầu vào, lắp đặt, thử nghiệm và nghiệm thu
tổng thể các hạng mục, hệ thống PCCC.
- Bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC.
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống
PCCC của công trình/phương tiện giao thông cơ giới.
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy.
- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị
tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, nhà thầu,
đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra
tiếng Việt.
3

2.2. Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ
phương tiện đối với thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC và thử nghiệm
xác suất hoạt động thực tế của hệ thống PCCC và các hạng mục kỹ thuật
liên quan
2.2.1. Đường giao thông phục vụ xe chữa cháy: Khả năng tiếp cận của xe
chữa cháy; vị trí, biển báo, bãi đỗ xe.
2.2.2. Khoảng cách an toàn PCCC: Khoảng cách từ công trình đến ranh
giới khu đất hoặc đến công trình lân cận.
2.2.3. Bậc chịu lửa của công trình: Đối chiếu bản vẽ hoàn công của chủ
đầu tư về việc thi công các cấu kiện bê tông cốt thép, chủng loại vật liệu tường
xây theo hồ sơ thiết kế được duyệt; Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện về
PCCC và phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD để có căn cứ xác định giới hạn
chịu lửa của bộ phận ngăn cháy.
2.2.4. Bố trí công năng
- Kiểm tra bố trí công năng tại các khu vực.
- Kiểm tra số lượng phòng trên tầng (nếu có).
- Kiểm tra bố trí mặt bằng theo đặc thù công trình.
- Kiểm tra vị trí bố trí phòng trực điều khiển chống cháy, phòng bảo quản
phương tiện, thiết bị PCCC, phòng máy bơm chữa cháy, phòng máy phát điện,
máy biến áp, gian lánh nạn (nếu có).
2.2.5. Giải pháp thoát nạn
- Vị trí, số lượng, chủng loại thang bộ, khoảng cách thoát nạn, chiều rộng,
chiều cao bậc thang, chiều rộng bản thang, chiếu nghỉ.
- Chiều rộng, chiều cao hành lang thoát nạn.
- Chiều rộng, chiều cao, hướng cửa trên đường thoát nạn.
2.2.6. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan
- Vị trí lắp đặt cửa ngăn cháy, chủng loại cửa.
- Chèn bịt các vị trí xuyên tường, sàn ngăn cháy.
- Giải pháp ngăn cháy theo chiều đứng.
- Giải pháp ngăn cháy giữa các công năng khác nhau.
- Giải pháp phân khoang cháy, khoang đệm tại tầng hầm.
- Giải pháp ngăn cháy hành lang thoát nạn.
2.2.7. Hệ thống báo cháy tự động:
- Số lượng, chủng loại, thông số tủ trung tâm báo cháy.
- Vị trí lắp đặt trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, nguồn
phụ, tiếp địa, tình trạng hoạt động.
- Thử xác suất đầu báo cháy, nút ấn, chuông đèn ở khu vực bất kỳ.
- Khả năng chạy liên động với các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan.
- Khả năng giám sát hệ thống chữa cháy và các thiết bị ngoại vi khác.
4

- Chủng loại dây cáp báo cháy.


2.2.8. Hệ thống chống tụ khói:
- Chủng loại, ký mã hiệu, thông số kỹ thuật của quạt (lưu lượng, cột áp);
- Khoảng cách lắp đặt giữa quạt hút khói với quạt tăng áp, lắp đặt van chặn
lửa;
- Khoảng cách giữa miệng thải khói đến công trình; miệng cấp khí tươi;
- Kiểm tra khả năng hút khói tại khu vực hành lang, gian phòng, gara;
- Kiểm tra giới hạn chịu lửa của vật tư thiết bị hệ thống;
- Điều khiển hệ thống (các chế độ tự động từ đầu báo và bằng tay tại nút ấn
báo cháy, nút ấn tại phòng trực chống cháy hoặc phòng đặt trung tâm báo cháy).
2.2.9. Hệ thống cấp nước chữa cháy:
- Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (vị trí, số lượng phương tiện tại
hộp; thử khả năng làm việc của họng nước ngoài nhà).
- Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà (vị trí, số lượng phương tiện tại
hộp; thử khả năng làm việc) tại tầng bất kỳ.
- Chủng loại, ký mã hiệu, thông số kỹ thuật (lưu lượng, cột áp), tình trạng
hoạt động máy bơm chữa cháy, tủ điều khiển; Kiểm tra vị trí, lắp đặt trạm bơm.
2.2.10. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler (nếu có):
a. Đầu phun
- Trực quan
+ Kiểm tra số lượng, vị trí lắp đặt đầu phun (khoảng cách giữa các đầu
phun, khoảng cách đầu phun đến trần, cao độ lắp đặt, bố trí đầu phun dưới ống
gió, đường kỹ thuật);
+ Kiểm tra chủng loại đầu phun (hệ số K, đường kính vòi phun, loại quay
lên/quay xuống/quay ngang/âm trần, nhiệt độ kích hoạt).
- Thử nghiệm: Kích hoạt đầu phun để kiểm tra hình dạng tia phun, đo lưu
lượng trên đường ống (số lượng đầu phun kích hoạt dựa trên thông số tính toán
của hệ thống tại vị trí bất lợi nhất).
b. Các van trên đường ống
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt, bố trí van khóa trên đường ống (van chặn trên đường ống
của hệ thống sprinkler phải được giám sát trạng thái đóng/mở);
+ Vị trí lắp đặt, bố trí Alarm valve (các bộ phận trên van: van một chiều,
công tắc dòng chảy, chuông nước, bình làm trễ....); Vị trí lắp đặt, bố trí van giảm
áp.
+ Vị trí lắp đặt, bố trí đồng hồ đo áp, van khóa tại đầu phun chủ đạo.
- Thử nghiệm:
+ Khóa ngẫu nhiên một số van chặn tầng/khu vực và kiểm tra tín hiệu giám
sát tại tủ trung tâm báo cháy;
5

+ Kích hoạt hệ thống và kiểm tra hoạt động của Alarm valve (chuông nước
hoạt động, công tác dòng chảy kích hoạt tín hiệu báo cháy);
+ Đo áp lực nước tại vị trí sau van giảm áp.
c. Đường ống
- Trực quan: Kiểm tra bố trí đường ống cấp, đường ống chính trục đứng,
đường ống phân phối tại tầng/khu vực và các đường ống nhánh (đường kính
ống, bố trí mạng vòng, 02 đường cấp, bố trí van khóa), màu sắc, ký hiệu chỉ thị
hướng dòng chảy...
- Thử nghiệm: Căn cứ biên bản thử nghiệm và hồ sơ hoàn công của chủ đầu
tư và đơn vị thi công, kiểm tra thực tế.
2.2.10. Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Kiểm tra vị trí, số lượng và hồ sơ
hoàn công bể nước chữa cháy.
2.2.11. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu: Kiểm tra vị trí, số
lượng, chủng loại, tình trạng bình chữa cháy xách tay.
2.2.12. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: Kiểm tra vị
trí, số lượng, thử khả năng hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ
dẫn thoát nạn.
2.2.13. Cảnh báo và chỉ dẫn:
- Kiểm tra việc chỉ dẫn tại các nút ấn báo cháy, họng nước chữa cháy, bình
chữa cháy.
- Các dấu hiệu nhận biết với trụ nước chữa cháy, họng nhận nước chữa cháy.
2.2.14. Trang bị, bố trí phương tiện cứu người, dụng cụ phá dỡ thông
thường và phương tiện bảo hộ chống khói: Kiểm tra việc trang bị theo quy
định tại điều 10.1 của TCVN 3890:2009.
2.2.15. Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác
có liên quan:
- Kiểm tra nguồn điện cấp đến các hệ thống PCCC (số máy phát, nguyên lý
cấp điện cho hệ thống).
- Cắt nguồn điện lưới, kiểm tra thời gian đóng nguồn phụ, công suất máy
phát cho hệ thống PCCC.
- Trình tự hoạt động của hệ thống điện khi có tín hiệu báo cháy.
V. Phân công nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ các thành viên trong đoàn kiểm tra
- Đ/c Lãnh đạo phòng, chủ trì buổi nghiệm thu, có trách nhiệm kiểm tra các
nội dung về thi công, thử nghiệm hệ thống PCCC; tập hợp kết quả và lập biên
bản kiểm tra nghiệm thu về PCCC. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định về
PCCC thì lập biên bản vi phạm hành chính.
(Trường hợp đồng chí Lãnh đạo phòng vắng mặt thì uỷ quyền lại cho các
đồng chí Phó trưởng đoàn hoặc Thư ký chủ trì buổi kiểm tra kết quả nghiệm thu
6

về PCCC, các đồng chí Phó trưởng đoàn hoặc Thư ký căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ và phân công lại nhiệm vụ cho các thành viên)
- 01 đồng chí Cán bộ Đội Công tác phòng cháy, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu,
thông báo chương trình kiểm tra đến các bên có liên quan, thiết bị phục vụ công
tác kiểm tra thử nghiệm, kiểm tra đối chiếu hồ sơ kiểm định so với thực tế.
- Đại diện Cán bộ Đội CC&CNCH khu vực Long Khánh và Cán bộ Đội
Công tác Phòng cháy:
+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
+ Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm tra, phối hợp kiểm tra các
nội dung trên;
+ Trước khi kết luận buổi kiểm tra, cán bộ tham gia phối hợp gửi lại
phiếu đánh giá kết quả kiểm tra đối với các nội dung được giao nêu trên cho
đại diện đoàn kiểm tra (có mẫu phiếu kiểm tra gửi kèm);
+ Cán bộ phụ trách địa bàn báo cáo cho Đoàn kiểm tra về bảo đảm an
toàn PCCC trong quá trình thi công và các nội dung khác (nếu có);
- Kết thúc buổi kiểm tra, Trưởng đoàn kết luận kết quả kiểm tra nghiệm thu.
2. Nhiệm vụ của Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công:
- Chủ đầu tư cử người đại diện theo pháp luật, các nhà thầu cử người có
thẩm quyền tham gia đoàn kiểm tra.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu theo quy định.
- Chuẩn bị các điều kiện để thử nghiệm hệ thống PCCC và hệ thống kỹ
thuật khác có liên quan. Chuẩn bị thiết bị thử nghiệm: Thiết bị tạo khói; thiết bị
thử đầu báo cháy; thiết bị thử đầu phun sprinkler; thiết bị gia nhiệt; thang; thước
đo, thiết bị cắt…
- Thông báo cho toàn thể cán bộ công nhân viên có mặt tại công trình biết,
chuẩn bị các điều kiện thực tế để nghiệm thu.
VI. Về việc lập biên bản:
Kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thiện biên bản kiểm tra nghiệm
thu về PCCC, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính (nếu có), thông qua nội
dung biên bản, đồng thời tổ chức in, lấy chữ ký tại chỗ của các đơn vị và đóng
dấu xác nhận của chủ đầu tư (nếu có)./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Đồng chí đại tá Trần Anh Sơn – PGĐ (để báo cáo);
- Công ty Cổ phần Sao Dầu (để thực hiện);
- Đội Công tác phòng cháy (để thực hiện);
- Đội CC&CNCH khu vực Long Khánh (để p/h thực hiện);
- Lưu: VT, PC.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải

You might also like