You are on page 1of 56

Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5

Hệ thống điều khiển và giám sát

LỜI NÓI ĐẦU

Công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện đang là mục tiêu
quan trọng của nước ta để hiện đại hóa dần nền kinh tế đất nước, từng bước xóa đi
khoảng cách với các nước trên khu vực và trên thế giới. Vì thế, muốn thực hiện
được mục tiêu này thì ngành điện phải đi trước một bước, phải tiến hành đầu tư một
cách thích đáng đến hệ thống điện, làm sao để cung cấp điện cho khách hàng một
cách liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng, vận hành kinh tế và có độ ổn
định cao.
Muốn đạt được mục tiêu trên thì trước hết nguồn cung cấp cho hệ thống như
các nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện … phải đảm bảo cung cấp điện liên tục
và hiệu quả. Trong nhà máy thủy điện, hệ thống điều khiển và giám sát đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà máy, giám sát
các thông số, tình trạng thiết bị và hệ thống công nghệ trong nhà máy. Một hệ thống
điều khiển và giám sát hiện đại, đầy đủ các chức năng điều khiển và giám sát sẽ trợ
giúp rất nhiều cho nhân viên vận hành trong việc vận hành và quản lý thiết bị trong
nhà máy, đảm bảo phát điện liên tục, an toàn và ổn định, chất lượng.
Do vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ về hệ thống điều khiển, giám sát sẽ giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về thiết bị, các điều kiện logic và các bước trình tự chạy máy
ở các chế độ, các xử lý đối với hệ thống khi gặp các hiện tượng bất thường và sự cố
khi vận hành nhà máy.
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, vì thế tôi mong
được sự góp ý để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

Người biên soạn

Hoàng Ngọc Linh

Phân xưởng Vận hành 1/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
Chương 1
MÔ TẢ
1.1- Khái quát
- Hệ thống điều khiển và giám sát (gọi tắt là CSCS: Supervisory, Control and
Data Acquisition) nhà máy Sông Bung 5 do Tập đoàn NARI, Trung Quốc sản xuất.
Hệ thống điều khiển được thực hiện với những đặc tính vận hành tổ máy ở các chế
độ vận hành khác nhau, có độ tin cậy và được áp dụng chung cho tất cả các thiết bị
của nhà máy.
- Hệ thống điều khiển ở nhà máy Sông Bung 5 được phân thành 4 cấp điều
khiển như sau:
+ Cấp 1: cấp điều khiển từ trung tâm điều độ A0/A3 hoặc Đà Nẵng (tương
lai).
+ Cấp 2: là cấp điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm .
+ Cấp 3: là cấp điều khiển tại tủ bảng điều khiển bao gồm: điều khiển tổ máy
tại LCU, điều khiển trạm phân phối tại LCU, điều khiển các thiết bị phụ trợ, điều
khiển thiết bị cửa nhận nước, van cung đập tràn…
+ Cấp 4: là cấp điều khiển các riêng lẽ tại tủ điều khiển thiết bị như điều khiển
điện áp tại tủ kích từ, điều khiển tăng/giảm công suất tại tủ điều tốc…. Việc điều
khiển tại tủ thiết bị, chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và bảo trì, sửa chữa.
1.2- Chức năng
- Điều khiển.
- Giám sát và ghi nhận.
1.3- Nhiệm vụ
1.3.1- Cấp điều khiển từ A0/A3
Hệ thống máy tính trung tâm lắp đặt tại phòng điều khiển trung tâm phải có
khả năng đo lường, chỉ thị và điều khiển trao đổi dữ liệu với các trung tâm điều độ
A0 và A3 trong trường hợp vận hành bình thường cũng như trong điều kiện sự cố.
Liên lạc phải được thực hiện với đầy đủ thông tin cần thiết để có thể giám sát và
điều khiển từ xa toàn bộ nhà máy và trạm phân phối điện từ các trung tâm điều độ
trên như sau:
1.3.1.1- Tín hiệu gửi về A0 và A3
a- Tín hiệu số
- Tín hiệu trạng thái các máy cắt và dao cách ly của xuất tuyến đường dây và
MBA chính 110kV, máy cắt đầu cực.
- Tín hiệu trạng thái các dao nối đất của xuất tuyến đường dây.
- Tín hiệu tác động của hệ thống rơ le bảo vệ các lộ đường dây và MBA
110kV, rơ le bảo vệ các tổ máy.
b- Tín hiệu đo lường
- Tín hiệu đo lường U, I, P, Q của xuất tuyến đường dây 110kV.
- Tín hiệu đo lường U, I, P, Q và đầu phân áp máy biến áp.
- Tín hiệu đo lường U, I, P, Q của các tổ máy phát.
- Tín hiệu đo lường U và tần số của thanh cái 110kV.

Phân xưởng Vận hành 2/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tín hiệu đo lường mực nước thượng lưu và hạ lưu nhà máy.
1.3.1.2- Tín hiệu nhận được từ A0 (phục vụ cho việc điều khiển từ xa)
- Tín hiệu điều khiển chạy-dừng tổ máy.
- Tín hiệu tăng/giảm công suất P của tổ máy phát điện, một trong hai dạng:
điểm đặt – Setpoint; hoặc xung tăng/giảm – Raise/Lower Pulse.
1.3.1.3- Tín hiệu nhận được từ A3 (phục vụ cho việc điều khiển từ xa).
Tín hiệu điều khiển đóng/mở các máy cắt và dao cách ly 110kV thuộc quyền
điều khiển của A3.
1.3.2- Cấp điều khiển trung tâm
a- Điều khiển
- Điều khiển khởi động tổ máy phát từ STAND STILL đến GENERATING và
lệnh dừng tổ máy từ GENERATING đến STAND STILL tại máy tính điều khiển.
- Điều khiển dừng khẩn cấp tổ máy do phần điện Electrical Accident
Shutdown, phần cơ Mechanical Shutdown, dừng khẩn cấp Emergency Shutdown
hoặc Kill Flow để ngừng một bước trong quá trình chạy máy do nhân viên vận hành
thực hiện trong trường hợp cần thiết.
- Điều khiển trạm phân phối 110kV: đóng/cắt đối với MC, DCL tại máy tính
điều khiển.
- Điều khiển hệ thống tự dùng: đóng/cắt máy cắt mạch 22 kV, máy cắt tổng
400V tự dùng nhà máy GS101 đến GS107, GS221, GS222 và chạy/dừng máy phát
Diesel tại máy tính.
- Điều khiển đóng/mở cửa van cung tại đập tràn tại máy tính điều khiển.
- Điều khiển đóng/mở cửa nhận nước tại máy tính điều khiển.
b- Giám sát và ghi nhận
- Giám sát thông số chính nhà máy như mực nước thượng lưu, mực nước hạ
lưu, lưu lượng xả qua đập tràn, công suất-điện áp-dòng điện của đường dây 110kV,
công suất truyền tải qua MBA… qua bảng Mimic tại phòng điều khiển trung tâm.
- Giám sát trạng thái làm việc của các thiết bị điện trên sơ đồ 1 sợi.
- Giám sát trạng thái hệ thống phụ trợ như dầu, nước, khí.
- Giám sát trạng thái đóng/mở, độ mở của các cửa van tại đập tràn.
- Giám sát trạng thái đóng/mở, độ mở của cửa nhận nước.
- Ghi nhận các sự kiện làm việc của tổ máy do con người điều chỉnh hoặc tự
động.
- Giám sát các thông số về nhiệt độ và đo lường của máy phát và turbine.
- Giám sát trạng thái và các thông số cửa van cung, cửa nhận nước qua máy
tính.
- Thiết lập các báo cáo và các thông số tổ máy dưới dạng biểu đồ hoặc bảng
tính.
Các trang màn hình chính để giám sát và điều khiển tổ máy:

Phân xưởng Vận hành 3/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Hình 1: Trang menu điều khiển –giám sát các tổ máy và các hệ thống, thiết bị công nghệ

Hình 2: Trang điều khiển –giám sát tổ máy

Phân xưởng Vận hành 4/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Hình 3: Bảng điều khiển các chế độ chạy máy-dừng máy và dừng khẩn cấp

Hình 4: Trang điều khiển –giám sát thiết bị trạm phân phối 110kV

Phân xưởng Vận hành 5/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Hình 5: Trang giám sát quá trình lên máy-xuống máy

Hình 6: Trang điều khiển-giám sát thiết bị điện tự dùng AC400V

1.3.3- Cấp điều khiển tại LCU điều khiển (nhóm thiết bị)
Bao gồm điều khiển tổ máy tại LCU1 (LCU2), điều khiển các thiết bị chung
cho tổ máy tại LCU3, điều khiển các thiết bị tại trạm phân phối 110kV tại LCU4 và
điều khiển thiết bị nhà van-cửa nhận nước tại tủ điều khiển LCU5.
a- Điều khiển-giám sát tổ máy tại LCU1(2)

Phân xưởng Vận hành 6/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Điều khiển Turbine-máy phát: bởi các lệnh STAND STILL – STAND BY –
NO LOAD – GENERATING thông qua các nút ấn màn hình cảm ứng tại LCU.
- Điều khiển tăng/giảm công suất tổ máy.
- Điều khiển các cắt máy cắt đầu cực.
- Giám sát trạng thái làm việc của các thiết bị trên sơ đồ 1 sợi.
- Ghi nhận các sự kiện làm việc của tổ máy bao gồm các sự kiện bình thường,
các sự kiện cảnh báo và các sự kiện hệ thống thông qua danh sách các SOE, DI,
DO, AI và TEMP INPUT:
+ Danh sách các tín hiệu đầu vào SOE: 128 SOE Input (8 trang).
+ Danh sách các tín hiệu đầu vào DI: 224 DI Input (14 trang).
+ Danh sách các tín hiệu đầu vào AI: 53 AI Input (4 trang).
+ Danh sách các tín hiệu đầu vào nhiệt độ: 66 Temp Input (5 trang).
+ Danh sách các tín hiệu đầu ra DO: 95 DO Output (6 trang).
- Giám sát các thông số về nhiệt độ và đo lường của máy phát và tuabin.
- Giám sát quá trình hòa tổ máy vào lưới.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển tại LCU như sau:

Hình 7: Trang điều khiển-giám sát tổ máy tại LCU

Hình 8: Trang thiết lập công suất P, Q tổ máy tại màn hình LCU

Phân xưởng Vận hành 7/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
b- Điều khiển-giám sát các thiết bị phụ cho tổ máy tại LCU3
- Điều khiển đóng-cắt các máy cắt tổng của hệ thống tự dùng AC tại máy tính
điều khiển: GS101, GS102, GS103, GS104, GS105, GS106, GS107, GS221 và
GS222.
- Giám sát trạng thái làm việc của các máy cắt tổng-máy phát Diesel tại tủ điều
khiển thông qua các biển báo, đèn hiệu.
- Giám sát các thông số về U, I, P, A của các máy cắt tại tủ điều khiển tại các
đồng hồ và màn hình điều khiển-giám sát tại tủ.
- Giám sát được trạng thái chạy-dừng của các bơm thuộc hệ thống tiêu thấm-
tháo cạn, hệ thống tiêu thấm thân đập.
- Giám sát được trạng thái đóng mở của các van điện thuộc hệ thống nước kỹ
thuật, các bơm nước chữa cháy.
- Giám sát được trạng thái chạy dừng của các máy nén khí thuộc hệ thống khí
nén cao áp, thấp áp.
- Giám sát được trạng thái chạy dừng của các bơm thuộc hệ thống xử lý dầu.
- Giám sát được trạng thái chạy dừng của các động cơ hệ thống thông gió.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển tại LCU như sau:

Hình 9: Trang điều khiển-giám sát thiết bị tự dùng 400V

Hình 10: Trang giám sát thông số các thiết bị tự dùng 400V

Phân xưởng Vận hành 8/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
c- Điều khiển-giám sát trạm phân phối 110kV tại LCU4
- Điều khiển: điều khiển thao tác đóng/mở các máy cắt, dao cách ly trạm phân
phối tại tủ LCU thông qua màn hình cảm ứng.
- Giám sát trạng thái của máy cắt, dao cách ly, dao nối đất tại trang HOME
của màn hình cảm ứng.
- Giám sát các thông số về U, I, f, P, Q của đường dây tại tủ điều khiển trạm
phân phối.
- Ghi nhận các sự kiện làm việc của các thiết bị trạm bao gồm các sự kiện bình
thường, các sự kiện cảnh báo và các sự kiện hệ thống thông qua danh sách các SOE,
DI, DO, AI và TEMP INPUT.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển tại LCU như sau:

Hình 11: Trang điều khiển-giám sát thiết bị trạm phân phối tại LCU

Hình 12: Trang giám sát thông số thiết bị trạm phân phối tại LCU
d- Điều khiển-giám sát các cửa nhận nước và van cung tại LCU5
- Điều khiển đóng-mở CNN theo giá trị đặt hoặc đóng-mở hoàn toàn cũng như
dừng khẩn cấp CNN.
- Điều khiển đóng-mở cửa van cung theo giá trị đặt hoặc đóng-mở hoàn toàn.
- Giám sát trạng thái, độ mở của các cửa van tại tủ điều khiển thông qua các
biển báo, đèn hiệu.
Phân xưởng Vận hành 9/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Giám sát các thông số về U, I của các động cơ bơm dầu tại tủ điều khiển tại
các đồng hồ và màn hình điều khiển-giám sát tại tủ.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển tại LCU như sau:
(bổ sung sau)
Hình 13: Trang điều khiển-giám sát CNN và cửa Van cung tại LCU
(bổ sung sau)
Hình 14: Trang giám sát thông số CNN và cửa Van cung tại LCU

1.3.4- Cấp điều khiển tại tủ thiết bị


1.3.4.1- Tủ điều tốc
- Điều khiển: điều chỉnh độ mở cánh hướng, điều chỉnh độ mở bánh xe công
tác thông qua các nút nhấn.
- Giám sát: các thông số liên quan đến quá trình hoạt động của hệ thống tại tủ
điều khiển thông qua tín hiệu đèn báo và màn hình tinh thể lỏng tại tủ điều tốc điện
hoặc tủ điều tốc cơ.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển điều tốc như sau:

Hình 15: Giao diện điều khiển hệ thống điều tốc điện

Phân xưởng Vận hành 10/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Hình 16: Giao diện điều chỉnh thông số của hệ thống điều tốc điện
1.3.4.2- Tủ kích từ
- Điều khiển: đóng/cắt máy cắt kích từ, điều khiển xung cầu chỉnh lưu, điều
khiển quạt làm mát; thiết lập và điều chỉnh điện áp của máy phát, dập từ thông qua
các nút nhấn và tại màn hình điều khiển.
- Giám sát: các thông số liên quan đến quá trình hoạt động của hệ thống tại tủ
điều khiển thông qua tín hiệu đèn báo và màn hình điều khiển.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển kích từ như sau:

Hình 17: Giao diện điều khiển hệ thống kích từ

Phân xưởng Vận hành 11/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Hình 18: Giao diện giám sát thông số hệ thống kích từ


1.3.4.3- Tủ điều khiển cửa nhận nước
- Điều khiển thao tác đóng-mở cửa ở giá trị bất kỳ theo cài đặt tại màn hình
điều khiển trên tủ cũng như dừng khẩn cấp cửa van.
- Điều khiển bơm dầu và bơm lọc của hệ thống dầu áp lực điều khiển.
- Giám sát được quá trình nâng hạ của cửa van, cửa van đang hạ hoàn toàn
hoặc đang nâng hoàn toàn.
- Giám sát được bơm dầu đang chạy-dừng hoặc bị lỗi.
- Giám sát được dòng, điện áp của bơm dầu.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển cửa van nhận nước như sau:
(bổ sung sau)
Hình 19: Giao diện điều khiển cửa van nhận nước

(bổ sung sau)


Hình 20: Giao diện giám sát thông số cửa van nhận nước
1.3.4.4- Tủ điều khiển van cung đập tràn
- Điều khiển thao tác đóng-mở cửa ở giá trị bất kỳ theo cài đặt tại màn hình
điều khiển trên tủ cũng như dừng khẩn cấp cửa van.
- Điều khiển bơm dầu và bơm lọc của hệ thống dầu áp lực điều khiển.
- Giám sát được quá trình nâng hạ của cửa van, cửa van đang hạ hoàn toàn
hoặc đang nâng hoàn toàn.
- Giám sát được bơm dầu đang chạy-dừng hoặc bị lỗi.
- Giám sát được dòng, điện áp của bơm dầu.
- Giao diện chính của màn hình điều khiển cửa van cung như sau:

(bổ sung sau)


Hình 21: Giao diện điều khiển cửa van nhận nước

(bổ sung sau)


Hình 22: Giao diện giám sát thông số cửa van nhận nước

Phân xưởng Vận hành 12/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
1.3.4.5- Tủ điều khiển các động cơ bơm nước, dầu, khí...
- Điều khiển: điều khiển thao tác chạy/dừng động cơ tại tủ điều khiển động cơ
đó.
- Giám sát: các thông số liên quan đến quá trình hoạt động của động tại tủ điều
khiển thông qua tín hiệu đèn báo.
- Giao diện chính của các tủ điều khiển động cơ bơm nước, dầu, khí…xem
thêm ở chuyên đề khác.
1.4- Cấu trúc của hệ thống CSCS
Nhà máy Sông Bung 5 được thiết kế có thể điều khiển từ xa tại bàn điều khiển
ở phòng điều khiển trung tâm. Việc vận hành và giám sát được thực hiện chủ yếu ở
bàn điều khiển trung tâm. Giao diện người máy HMI sẽ giúp người vận hành dễ
dàng hơn trong việc điều khiển và giám sát tổ máy. Có thể chia hệ thống làm bốn
khối chính như sau:
Hệ thống điều
khiển và giám sát

1 2 3 4
Điều khiển từ Điều khiển phòng Điều khiển nhóm tại Điều khiển tại tủ
A0/A3 trung tâm tại bảng ĐK tại chỗ thiết bị riêng lẽ

Sơ đồ kết nối hệ thống máy tính điều khiển-giám sát như sau:

Hình 23: Cấu trúc hệ thống điều khiển-giám sát


Việc chuyển quyền điều khiển được chuyển đổi linh hoạt qua các khóa chọn
SA: REMOTE/LOACAL tủ điều khiển tại chỗ LCU tổ máy, LCU trạm, LCU thiết
bị phụ trợ và LCU điều khiển thiết bị thủy lực.
Hệ thống điều khiển được lắp đặt tại các cao trình chủ yếu sau:
Phân xưởng Vận hành 13/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Cấp 1, 2: cấp điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm. Các thiết bị được
lắp đặt ở cao trình 47.5m.
- Cấp 3: cấp điều khiển tại tổ máy LCU1(2)-cao trình 33.77m, LCU4 trạm
phân phối -cao trình 47.5 m, LCU3 thiết bị phụ trợ và LCU5 thiết bị cơ khí thuỷ
lực-cao trình 68 m.
- Cấp 4: cấp điều khiển tại tủ thiết bị (phục vụ kiểm tra và bảo trì, sửa chữa).
Các thiết bị được lắp đặt chủ yếu ở cao trình 19,77 m; 24,52 m; 28,52m.
1.4.1- Cấp điều khiển trung tâm
Các thiết bị phần cứng trong hệ thống điều khiển bao gồm:
Stt Tên thiết bị Ý nghĩa
1 01(02)CJA00GH001-003 Tủ điều khiển tại chỗ tổ máy
2 80CBC00GH001 Tủ điều khiển trạm phân phối
Tủ điều khiển thiết bị cơ khí thủy
3 50CBD00GH001
lực
4 80CHC00GH001 Tủ Rơle bảo vệ đường dây
5 99CKA00GK001 Máy tính server
6 99CKA00GK002(003) Máy tính điều khiển và giám sát
7 99CKA00GK004 Máy tính giao tiếp RTU
8 99CKA00GK701-704 Các máy in nhật ký và sự kiện
Một hệ thống máy tính trung tâm nhà máy được đặt trong phòng Điều khiển
Trung tâm sẽ hỗ trợ cho việc điều khiển giám sát nhà máy, hệ thống ghi nhật ký dữ
liệu và phần mềm điều hành, các chức năng điều khiển, ... sẽ thực hiện các chức
năng để điều khiển chung toàn nhà máy. Khối điều khiển từ trung tâm bao gồm các
thiết bị sau:
- Bàn vận hành bao gồm hai máy tính điều khiển cho mỗi tổ máy.
- Khối xử lý trung tâm bao gồm một máy tính server.
- Các máy in phục vụ cho in ấn, báo cáo.
- Các thiết bị phục vụ cho việc liên lạc và truyền số liệu.
- Các tủ điều khiển thiết bị phân phối 110kV đặt trong phòng điều khiển trạm,
kể cả bộ điều khiển.
- Thiết bị bảo vệ và đo lường cho phần phân phối 110kV đặt trong phòng rơ le
của trạm, kể cả bộ điều khiển.
- Bảng hoà đồng đường dây đặt trong phòng điều khiển trạm.
- Một mạng máy tính trung tâm được sử dụng trong việc điều khiển giám sát
các thiết bị và hệ thống công nghệ trong nhà máy. Chức năng cơ bản của mạng máy
tính là:
+ Để trao đổi thông tin, sử dụng chung tài nguyên trên mạng.
+ Trao đổi thông tin trực tiếp với nhau trên mạng.
+ Quản lý được các máy tính điều khiển và giám sát ở các vị trí khác nhau.
+ Điều khiển và giám sát toàn bộ các thiết bị và hệ thống công nghệ trong nhà
máy.
Bàn vận hành điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm của NMTĐ Sông
Bung 5 gồm các phần cứng sau đây:
Phân xưởng Vận hành 14/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
a- Hai máy tính điều khiển: phục vụ cho việc điều khiển-giám sát tổ máy và
các thiết bị, hệ thống công nghệ của nhà máy.
Ghi
Stt Thông số Giá trị Đơn vị
chú
1 Máy tính
- Loại Fujitsu TX200
- Hãng sản xuất Fujitsu
- Số lượng 02
- CPU Intel Xenon E5620
2.4GHz – 12MB
- Hệ điều hành Linux
- Bộ nhớ 2 GB
- Ổ cứng 160 GB
- Bàn phím Logitech
- Kích thước 482 x 570 x 220 mm
- Công suất 461 W
- Điện áp 100 - 240 Vac
- Trọng lượng 15 kg
0
- Nhiệt độ 10 - 35°C C
- Độ ẩm 10 - 85 %
DVD-ROM
USB ports (10 cổng)
Graphics (15-pin) 1 x VGA
- Giao tiếp
Serial RS-232-C (2 cổng)
LAN / Ethernet (RJ-45)
Service LAN (RJ45)
- Phần mềm điều khiển NC 2000
2 Màn hình
- Loại HP LE220W (TFT)
- Hãng sản xuất HP
- Số lượng 02
- Kích thước 22 inch
- Độ phân giải 1600x1200 pixels
- Công suất 250 W
- Điện áp 100-240 Vac
0
- Nhiệt độ vận hành 20-80 C
- Độ ẩm 10 – 85 %
b- Máy tính Server: phục vụ cho việc giám sát, cài đặt và hiệu chỉnh các
thông số trong mạng.
Ghi
Stt Thông số Giá trị Đơn vị
chú
1 Máy tính
- Loại PRIMERGY TX200 S6
- Hãng sản xuất Fujitsu
- Số lượng 01
- CPU Intel® Xeon® processor tùy
Phân xưởng Vận hành 15/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
E5503 chọn
- Hệ điều hành Microsoft® Windows® XP
Pro
- Bộ nhớ 3 GB GB
- Ổ cứng HDD SATA, 320 GB GB tùy
5400 rpm chọn
- Bàn phím Fujitsu
- Kích thước 482 x 570 x 220 mm
- Công suất 461 W
- Điện áp 100 – 240 Vac
- Trọng lượng 15 kg
0
- Nhiệt độ 10 - 35°C C
- Độ ẩm 10 – 85 %
DVD-ROM
USB ports (10 cổng)
Graphics (15-pin) 1 x VGA
- Giao tiếp
Serial RS-232-C (2 cổng)
LAN / Ethernet (RJ-45)
Service LAN (RJ45)
- Phần mềm điều khiển NC 2000
2 Màn hình
- Loại HP LE220W (TFT)
- Hãng sản xuất HP
- Số lượng 01
- Kích thước 22 inch
- Độ phân giải 1600x1200 pixels
- Công suất 250 W
- Điện áp 100-240 Vac
0
- Nhiệt độ vận hành 20-80 C
- Độ ẩm 10 – 85 %
c- Máy tính Gateway: phục vụ cho việc điều khiển-giám sát thiết bị phụ trợ
và giao tiếp với A0-A3.
Ghi
Stt Thông số Giá trị Đơn vị
chú
1 Máy tính
- Loại PRIMERGY TX200 S6
- Hãng sản xuất Fujitsu
- Số lượng 01
- CPU Intel® Xeon® processor tùy
E5503 chọn
- Hệ điều hành Linux
- Bộ nhớ 3 GB GB
- Ổ cứng HDD SATA, 320 GB GB tùy
5400 rpm chọn
- Bàn phím Fujitsu
- Kích thước 482 x 570 x 220 mm
Phân xưởng Vận hành 16/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Công suất 461 W
- Điện áp 100 – 240 Vac
- Trọng lượng 15 kg
0
- Nhiệt độ 10 - 35°C C
- Độ ẩm 10 – 85 %
DVD-ROM
USB ports (10 cổng)
Graphics (15-pin) 1 x VGA
- Giao tiếp
Serial RS-232-C (2 cổng)
LAN / Ethernet (RJ-45)
Service LAN (RJ45)
2 Màn hình
- Loại HP LE220W (TFT)
- Hãng sản xuất HP
- Số lượng 01
- Kích thước 22 inch
- Độ phân giải 1600x1200 pixels
- Công suất 250 W
- Điện áp 100-240 Vac
0
- Nhiệt độ vận hành 20-80 C
- Độ ẩm 10 – 85 %
d- Máy in
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại HP LaserJet Pro CP1525n 1 bộ
HP Color LaserJet CP2025 1 bộ
HP LaserJet 5200n 2 bộ
2 Hãng sản xuất HP
3 Số lượng 4
15 (CP1525n) trang
4 Tốc độ in 21 (CP2025) (A4)/phút
35 (5200n)
5 Độ phân giải 600x600 (CP1525&2025) dpi
1200x1200 (5200n)
- A4, A5, A6, B5 (CP1525n Khổ
& 2025)
6 Khổ giấy
- A3, A4, A5, A6, B4, B5,
B6, C5 (5200n)
7 Công kết nối - USB 2.0, Ethernet 10/100,
1 Wireless 802.11 b/g/n
(CP1525n & 2025)
- 1 IEEE-1284 parallel, 1
USB, 1 EIO, 1 JDI 10/100
(5200n)
8 Kích thước 490 x 563 x 275 (5200n) mm
254x399x452 (CP1525n)
9 Điện áp 110-240 (50-60Hz) Vac

Phân xưởng Vận hành 17/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
10 Trọng lượng 18,5 (CP1525n) kg
24 (CP2025)
20,2 (5200n)
12 Công suất 295 (CP1525n) W
445 (CP2025)
550 (5200n)
0
13 Nhiệt độ 15 – 35 (CP1525n & 2025) C
10-32 (5200n)
14 Độ ẩm 25-75 (5200n) %
10-80 (CP1525n & 2025)
e- Hệ thống đồng hồ GPS
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại SZ-2UF
2 Hãng sản xuất NIASAT
3 Điện áp 100-240 (50-60Hz) Vac
4 Cổng giao tiếp Cáp quang-Com
0
5 Nhiệt độ 15-35 C
6 Độ ẩm 15-80 %
f- Switches mạng điều khiển
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại Sicom 3024-6M-SC-16T
2 Hãng sản xuất Kyland
3 Số lượng 2
4 Điện áp 100-240 (50-60Hz) Vac
5 Cổng giao tiếp LAN Ethernet
0
6 Nhiệt độ 15-35 C
7 Độ ẩm 15-80 %
1.4.2- Cấp điều khiển tại chỗ nhóm
Khối điều khiển tại chỗ bao gồm các thiết bị sau:
Stt Tên thiết bị Ý nghĩa
Tủ điều khiển-giám sát tại chỗ tổ
1 01(02)CJA00GH001-003
máy LCU1(2)
Tủ điều khiển-giám sát tại chỗ
2 20CBA00GH001-002
thiết bị phụ trợ LCU3
Tủ điều khiển-giám sát tại chỗ
3 80CBC00GH001-002
trạm phân phối LCU4
Tủ điều khiển-giám sát tại chỗ
4 50CBD00GH001-002
thiết bị thủy lực LCU5
a- Tủ điều khiển LCU1(2) tổ máy
- Hai tủ điều khiển (một tổ máy cho một bảng) có chứa bộ điều khiển tổ máy
bao gồm 2 Card CPU loại GE PAC3i. Mỗi bộ CPU hoạt động song song và có chức
năng dự phòng nóng cho nhau. Ngoài ra bộ điều khiển còn có các Card SOE
module, DI module, AI Module, TI module và Ethernet Module cùng các Card chức
năng khác.

Phân xưởng Vận hành 18/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tủ điều khiển tại chỗ: trên các tủ này có màn hình điều khiển tinh thể lỏng
thể hiện các thông số liên quan.
- Cấu trúc của bộ PLC và thông số chính như sau:

Hình 24: Cấu trúc của một bộ PLC điều khiển-giám sát

CPU Card Power Module I/O Network Sys


Hình 25: Các thành phần chính của bộ PLC
- Thông số chính của bộ PLC:
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại GE PAC3i
2 Hãng sản xuất GE Canada
3 Số lượng 2
Số lượng 8
4
Card/Khe
5 Bộ nhớ Logic 10 Mb
6 Thời gian thực Có
7 Loại bộ nhớ SDRAM/Flash
8 Tốc độ xử lý 300 MHz
9 Cổng giao tiếp RS485 và RS232
10 Loại giao tiếp Ethernet

Phân xưởng Vận hành 19/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
Proficy Machine Edition Logic
Phần mềm giao
11 Developer Professional Edition
tiếp
5.0
100-240 VAC
12 Nguồn cung cấp
hoặc 125 VDC
- Thông số chính của màn hình điều khiển MMI
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại MTS 6100i
2 Hãng sản xuất Weintek Labs Inc.
3 Số lượng 1
4 Điện áp 24VDC±20% Vac
0
5 Nhiệt độ 0-50 C
6 Độ ẩm 10-90 %
- Thông số chính của Switch mạng điều khiển
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại SJ-30B-16
2 Hãng sản xuất NARI
3 Số lượng 1
4 Điện áp 220 Vac
5 Cổng giao tiếp RS232, LAN Ethernet
0
6 Nhiệt độ 0-50 C
7 Độ ẩm 10-90 %
- Tại tủ điều khiển tại chỗ tổ máy còn trang bị thiết bị giám sát bộ hòa đồng bộ
máy cắt đầu cực, bộ giám sát độ rung-đảo của tổ máy, khóa chuyển đổi chế độ điều
khiển tổ máy, điều khiển bộ hòa đồng bộ…
- Tại tủ hoà đồng bộ:
+ Bộ hoà đồng bộ của tổ máy,bao gồm: đồng hồ Vôn kế và tần số kép cùng
thiết bị hoà.
+ Khóa chuyển đổi chế độ hòa Auto-Quit-Man.
+ Khóa tăng giảm điện áp, tần số trong quá trình hòa đồng bộ.
+ Khóa đóng hòa máy cắt đầu cực.
+ Các đồng hồ giám sát thông số hòa như dòng điện, điện áp lưới, điện áp máy
phát, tần số máy phát, tần số lưới, góc lệch pha điện áp…

Hình 26: Giao diện điều khiển-giám sát thông số bộ hòa đồng bộ
+ Thông số chính của bộ hòa đồng bộ:
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú

Phân xưởng Vận hành 20/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
1 Loại SJ-12C
2 Hãng sản xuất NARI
3 Số lượng 01 Bộ
4 Nguồn 220V DC
5 Nhiệt độ 0÷40 ℃
6 Độ ẩm 5-90 %
- Tại bộ giám sát độ rung đảo của tổ máy có thể giám sát được các thông số độ
rung, độ đảo của tổ máy dưới dạng biểu đồ hoặc không gian.

Hình 27: Giao diện điều khiển-giám sát độ rung-đảo tổ máy


- Thông số chính của bộ giám sát độ rung-đảo:
Stt Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Loại SJ-90
2 Hãng sản xuất NARI
3 Số lượng 01 Bộ
4 Nguồn 220 VDC
5 Cổng giao tiếp USB, RS485 và LAN Ethernet
0
6 Nhiệt độ 0-50 C
7 Độ ẩm 10-90 %
b- Tủ điều khiển thiết bị dùng chung cho tổ máy LCU3
- Hai tủ điều khiển có chứa bộ điều khiển PLC bao gồm 2 Card CPU loại GE
PAC3i. Mỗi bộ CPU hoạt động song song và có chức năng dự phòng nóng cho
nhau. Bộ điều khiển còn có các bộ biến đổi, các rơ le phụ và các ngỏ vào/ra. Tất cả
các ngõ vào được cung cấp bằng các bảng biến đổi các tín hiệu như áp lực, nhiệt độ
lưu lượng, vị trí ...
- Tủ điều khiển tại chỗ: trên các tủ này có màn hình điều khiển tinh thể lỏng
thể hiện các thông số liên quan.
- Thông số kỹ thuật của bộ PLC và màn hình điều khiển tương tự như bộ tủ
điều khiển tại chỗ LCU tổ máy.
c- Tủ điều khiển trạm phân phối 110kV LCU4
- Hai tủ điều khiển có chứa bộ điều khiển PLC bao gồm 2 Card CPU loại GE
PAC3i. Mỗi bộ CPU hoạt động song song và có chức năng dự phòng nóng cho
nhau. Bộ điều khiển còn có các bộ biến đổi, các rơ le phụ và các ngõ vào/ra.
- Trên tủ điều khiển có màn hình tinh thể lỏng hiển thị sơ đồ nối điện chính
cùng các thông số cùng với các thông số sau:
+ Vị trí (đóng và mở) các máy cắt, dao cách ly và dao nối đất.
+ Điện áp, dòng điện, công suất hữu công và vô công của mỗi đường dây.
Phân xưởng Vận hành 21/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
+ Điện áp mỗi thanh cái.
+ Bộ hoà đồng bộ bao gồm: đồng hồ Vôn kế và tần số kép cùng thiết bị hoà.
+ Các khoá chuyển đổi chế độ Control Switch Remote/Local.
- Thông số kỹ thuật của bộ PLC, màn hình điều khiển và bộ hòa tương tự như
bộ tủ điều khiển tại chỗ LCU tổ máy.
d- Tủ điều khiển các thiết bị thủy lực LCU5
- Tủ điều khiển thiết bị cửa nhận nước-van cung được đặt tại nhà vận hành
CNN. Tủ điều khiển có chứa bộ điều khiển PLC bao gồm 2 Card CPU loại GE
PAC3i. Mỗi bộ CPU hoạt động song song và có chức năng dự phòng nóng cho
nhau. Bộ điều khiển còn có các bộ biến đổi, các rơ le phụ và các ngỏ vào/ra.
- Trên tủ điều khiển còn có màn hình tinh thể lỏng hiển thị sơ đồ điều khiển
các cửa van-cửa nhận nước cùng các thông số:
+ Vị trí (đóng và mở) các cửa nhận nước, cửa van cung.
+ Khoá chuyển đổi chế độ Control Switch Remote/Local.
- Thông số kỹ thuật của bộ PLC và màn hình điều khiển như bộ tủ điều khiển
tại chỗ LCU tổ máy.
1.5- Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu CSCS
1.5.1- Khái niệm
- Hệ thống CSCS (Computerized Supervisory Control System) hay còn được
gọi là hệ thống SCADA trong nhà máy thủy điện đóng vai trò rất quan trọng trong
việc vận hành và giám sát nhà máy. Các thiết bị, hệ thống công nghệ trong nhà máy
thủy điện thường rất nhiều và thường nằm ở các cao trình khác nhau; mỗi thiết bị lại
có quá trình điều khiển riêng của nó. Do đó cần có một hệ thống điều khiển và giám
sát chung tất cả các thiết bị, đồng thời phải thu thập được toàn bộ các thông tin từ
các thiết bị đó để phục vụ cho việc giám sát hoặc xử lý sự cố.
- Một hệ thống CSCS có chức năng thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển
các thiết bị:
+ Thu thập số liệu đo lường, đo đếm, trạng thái các thiết bị, các thông tin thời
tiết, v.v… phục vụ cho công tác vận hành các thiết bị điện trong nhà máy.
+ Giám sát mọi thay đổi trạng thái của các thiết bị đóng cắt hay các thông tin
về sự tác động của bảo vệ rơle, quá trình lên-xuống của tổ máy…
+ Điều khiển các thiết bị (khởi động/dừng tổ máy ở các chế độ, đóng/cắt máy
cắt/dao cách ly, tăng/giảm công suất phát của máy phát v.v…).
1.5.2- Đặc tính chung của hệ thống CSCS
- Tính tin cậy: đặc tính quan trọng nhất của các hệ thống CSCS nói chung là
tính tin cậy. Hệ thống được thiết kế để đảm bảo làm việc liên tục, thông tin chính
xác, không xảy ra mất mát thông tin và thực hiện lệnh thao tác nhanh chóng.
- Tính sẵn sàng: hệ thống được thiết kế để đảm bảo sự làm việc liên tục không
bị ảnh hưởng bởi sự hư hỏng của một phần tử phần cứng / phần mềm nào đó.
- Tính thời gian thực: hệ thống được thiết kế để đảm bảo việc thu nhận, xử lý
thông tin, đáp ứng lại các sự kiện xảy ra trên hệ thống điện trong một khoảng thời
gian đủ nhỏ (ví dụ: thời gian từ lúc một sự kiện từ lúc xảy ra cho đến khi người sử
dụng nhận được thông tin không quá 2 giây).

Phân xưởng Vận hành 22/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tính “mở”: tính mở đảm bảo cho hệ thống CSCS có thể mở rộng dễ dàng
đáp ứng với sự phát triển của hệ thống điện, dễ dàng nâng cấp phần cứng, dễ dàng
bổ sung thiết bị khi có yêu cầu v.v… Để có được điều này, hệ thống phải được thiết
kế tuân theo các chuẩn giao tiếp thông dụng trong công nghiệp (IEC, ANSI, X-
Windows, OSF-Motif, SQL, ODBC v.v...)
- Hệ thống CSCS quản lý những thông tin:
+ Thông tin trao đổi với các hệ thống tin học hoặc CSCS khác;
+ Thông tin do người sử dụng nhập trực tiếp, thông tin thời tiết, v.v..;
+ Thông tin từ các chương trình ứng dụng khác.

Hình 28: Quá trình quản lý thông tin trong hệ thống CSCS
1.5.3- Một số thiết bị chủ yếu trong hệ thống CSCS
- RTU (Remote Terminal Unit): là các thiết bị đầu cuối, đặt tại nhà máy hoặc
tại nơi có thiết bị cần giám sát, có nhiệm vụ thu thập số liệu và gửi về Trung tâm,
đồng thời gửi các lệnh điều khiển từ Trung tâm tới các thiết bị chấp hành.
- HIS (Historical Information System): Hệ thống thông tin dữ liệu quá khứ
phục vụ cho quá trình truy xuất dữ liệu theo trình tự thời gian trong quá khứ.
- GPS (Global Positioning System): Hệ thống định vị toàn cầu, nhằm đồng bộ
thời gian trong toàn hệ thống, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán trong việc điều
khiển và giám sát.
- SOE (Sequence of Event): Bản ghi tuần tự các sự kiện. Nó ghi lại tất cả các
sự kiện trên hệ thống điện (thay đổi trạng thái của các thiết bị, tác động bảo vệ rơle
v.v…) theo trình tự thời gian với độ phân giải là 1ms.
1.5.4- Mạng máy tính
1.5.4.1- Khái niệm
- Một phần không thể thiếu trong hệ thống CSCS là mạng máy tính. Khái niệm
về mạng máy tính thường chỉ một số máy tính được ghép nói với nhau thông qua
một phương thức truyền tin để phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu. Một mạng thường
có một máy chủ-máy con (server-client) hoặc các máy con nối với nhau (mạng
ngang hàng: client-client).

Phân xưởng Vận hành 23/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Các mạng ngang hàng không phổ biến bằng mạng server-client vì chúng
thiếu an toàn và khả năng quản lý tập trung. Tuy nhiên, vì mạng máy tính được hình
thành từ các máy chủ và máy trạm nên bản thân mạng không cần phải đảm bảo độ
bảo mật cao và khả năng quản lý tập trung. Máy tính server chỉ là một máy chuyên
dùng để lưu trữ tài nguyên trên mạng. Do đó có vô số kiểu máy chủ khác nhau và
một trong số đó được thiết kế chuyên dùng để cung cấp khả năng bảo mật và quản
lý.
- Mạng dựa trên máy chủ phục vụ có thể quản lý và điều khiển tập trung việc
dùng chung dữ liệu. Tài nguyên tập trung nên dễ tìm thấy hơn tài nguyên nằm rải
rác ở các máy. Trong môi trường dựa trên máy phục vụ, chẳng hạn Windows NT
Server hoặc Linux RedHat, chế độ bảo mật do người quản trị mạng quản lý.
- Máy phục vụ cung cấp khả năng truy cập nhiều dữ liệu, đồng thời duy trì
hiệu suất thi hành và sự an toàn cho người sử dụng.
- Vai trò của phần mềm cài đặt trong máy phục vụ: hệ điều hành được thiết kế
để tận dụng triệt để phần cứng của máy phục vụ chẳng hạn như hệ điều hành
Microsoft Windows NT Server. Hệ điều hành có khả năng vận dụng những tài
nguyên vật lý của máy phục vụ.
- Mạng cục bộ (Local Area Network) là kiểu mạng máy tính trong phạm vi
một khu vực giới hạn.
Client Client

Server
Ethernet Ethernet
100Mbs 100Mbs

Hình 29: Cấu trúc cơ bản của mạng Server-Client


1.5.4.2- Các phần tử chính trong mạng
a- Card Network Adapter:
Thành phần đầu tiên đề cập tới thiết bị phần cứng mạng là bộ điều hợp mạng
(network adapter). Thiết bị này còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như
network card (card mạng), Network Interface Card (card giao diện mạng), NIC.
Công việc của card mạng là gắn một cách vật lý máy tính để nó có thể tham gia hoạt
động truyền thông trong mạng đó.

Phân xưởng Vận hành 24/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Card Network
Hình 30– Card Network điều khiển.
b- Network Switch : truyền các tín hiệu điều khiển-giám sát giữa các LCU
với hệ thống. Switch có nhiều cổng cho nhiều máy tính mạng nối vào. Switch có hai
nhiệm vụ khác nhau:
- Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp một điểm kết nối trung tâm cho tất cả máy
tính trong mạng. Mọi máy tính đều được cắm vào Switch thông qua cáp mạng điều
khiển.
- Nhiệm vụ thứ hai của Switch là sắp xếp các cổng theo cách để nếu một máy
tính thực hiện truyền tải dữ liệu, dữ liệu đó phải được gửi qua dây nhận của máy
tính khác.

Hình 31- Switch của mạng Server-Client


c- Card P I/O (Process Input/Output): là bộ xử lý các tín hiệu vào/ra của hệ
thống. Các tín hiệu được thu thập về bộ xử lý và được biến đổi thành tín hiệu chuẩn
để phục vụ cho việc điều khiển và giám sát.

Card I/O
Hình 32– Cấu trúc card P I/O của mạng điều khiển
Phân xưởng Vận hành 25/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
1.5.4.3- Mạng máy tính nhà máy Sông Bung 5
- Hiện nhà máy Sông Bung 5 đang sử dụng mạng vòng dựa trên máy chủ phục
vụ (server-client) với mạng kép: hai mạch hoạt động song song, mạch A là mạch
chính còn mạch B đóng vai trò dự phòng nóng.
- Tín hiệu điều khiển và giám sát thiết bị được gửi đến hệ thống điều khiển
giám sát thông qua mạch chính A, khi có sự cố thì tín hiệu điều khiển và giám sát sẽ
tự động chuyển sang mạch B mà không làm gián đoạn tín hiệu.
- Tình trạng sự cố và trạng thái của thiết bị được hiển thị trên màn hình máy
tính ở phòng điều khiển trung tâm. Một số dữ liệu được lưu trữ bởi các máy tính để
lập các biểu báo cáo, phân tích.
1.6- Nguyên lý hoạt động của hệ thống CSCS
- Lệnh điều khiển và điều chỉnh của người vận hành được thực hiện thông qua
máy tính điều khiển và được xuất đi từ máy tính điều khiển đến mỗi thiết bị điều
khiển tại chỗ qua mạng LAN.
- Sau khi nhận lệnh điều khiển, thiết bị điều khiển sẽ điều khiển thiết bị hoặc
tổ máy. Tín hiệu kết quả điều khiển được gửi từ thiết bị đến máy tính điều khiển để
giám sát. Và người vận hành cũng dựa vào kết quả điều khiển mà thực hiện tiếp các
bước tiếp theo.
- Dữ liệu chẳng hạn như tín hiệu điều khiển, tín hiệu trạng thái và tín hiệu đo
lường được truyền bằng mạng LAN chính: mạng A. Dữ liệu này được hiển thị trên
màn hình máy tính ghi nhận hoặc máy tính điều khiển, trên bảng theo dõi ở phòng
điều khiển trung tâm.

Hình 33- Sơ đồ nguyên lý truyền tín hiệu điều khiển trong mạng
1.7- Nguồn AC và DC cung cấp cho hệ thống điều khiển
Nguồn AC Nguồn DC
Stt Tên thiết bị Áptômát cấp Tủ cấp Áptômát Tủ cấp
nguồn nguồn cấp nguồn nguồn
1
2

Phân xưởng Vận hành 26/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
3
4
5
6
7
8
9

Chương 2
QUY ĐỊNH AN TOÀN

2.1- Quy định về an toàn trong quá trình vận hành


- Vận hành hệ thống điều khiển trung tâm chỉ được giao cho nhân viên vận
hành đã qua huấn luyện kỹ thuật, sát hạch Quy trình vận hành và xử lý sự cố Hệ
thống điều khiển trung tâm đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ.
- Khi vận hành Hệ thống điều khiển trung tâm phải tuân thủ theo quy trình,
quy phạm sau:
+ Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới
điện.
+ Quy trình kỹ thuật an toàn điện.
+ Các quy phạm, quy trình, quy định khác có liên quan.
- Việc thao tác để xem thông tin trên máy tính điều khiển chỉ do nhân viên
vận hành thực hiện. Việc thao tác điều khiển thiết bị trên máy tính điều khiển chỉ do
Trưởng ca thực hiện hoặc Trưởng kíp khi có sự cho phép của Trưởng ca.
- Chỉ chọn lựa chế độ điều khiển tại máy tính điều kiển ở phòng trung tâm,
tất cả các máy tính còn lại ở các vị trí khác đã được chọn lựa chế độ giám sát.
- Chỉ cho phép sử dụng các thiết bị ngoại vi để kết nối vào mạng điều khiển
của hệ thống điều khiển khi có sự đồng ý của Lãnh đạo công ty.
2.1.1- Trong việc kiểm tra, ghi chép thông số
- Khi thao tác các khóa chuyển đổi nguồn, chuyển đổi quyền điều khiển, các
nút nhấn … phải rõ ràng, dứt khoát.
- Khi đóng mở các tủ điều khiển phải nhẹ nhàng, tránh trường hợp đóng mở
mạnh gây rung động hoặc chạm chập các thiết bị bên trong tủ.
- Tránh đụng chạm, va quệt vào các nút ấn, nút chuyển đổi trong quá trình
thao tác và ghi chép thông số.
2.1.2- Khi thao tác chuyển đổi thiết bị
- Trước khi chuyển đổi sang thiết bị dự phòng phải kiểm tra trạng thái làm
việc của thiết bị dự phòng đó. Nhất là đối với các thiết bị như máy tính điều khiển
và PLC phải quan sát trạng thái của nguồn và tín hiệu chuyển đổi trạng thái trên
màn hình máy tính giám sát.
- Khi chuyển đổi các khoá chọn lựa quyền điều khiển phải rõ ràng, luôn quan
sát chế độ điều khiển của tổ máy để có thao tác thích hợp.
- Việc chuyển đổi thiết bị phải được ghi chép vào sổ nhật ký theo quy định.

Phân xưởng Vận hành 27/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
2.1.3- Các trường hợp không được phép vận hành tổ máy tại phòng điều khiển
trung tâm
- Cả hai máy tính điều khiển trung tâm bị treo hoặc hư hỏng cả hai máy tính
server mà vẫn không xử lý được.
- Mất toàn bộ tín hiệu đường truyền AI, DI hoặc DO, AO của hệ thống điều
khiển trung tâm (do PLC bị sự cố, kể cả bộ dự phòng).
- Mất đường truyền tín hiệu từ TPP hoặc lỗi nặng cả hai kênh CPU của tủ
điều khiển trạm phân phối.
- Khi có yêu cầu đặc biệt khác từ Lãnh đạo Công ty.
2.2- Quy định về an toàn trong khi thao tác đưa ra sữa chữa
- Kiểm tra và xem xét tình trạng thực tế tại thiết bị.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy các biện pháp về kỹ thuật an
toàn.
- Xác định công việc làm theo PCT, PTT hay LCT, LTT và đăng ký công
việc với bên quản lý thiết bị là Phân xưởng Vận hành.
- Những khu vực đang làm việc và không làm việc được cách ly và đặt biển
báo cho các nhân viên biết.
- Cắt nguồn các thiết bị cần kiểm tra và sữa chữa. Khóa các mạch điện liên
quan.
- Kiểm tra không còn điện tại các đầu nối của mạch bằng các thiết bị kiểm
tra.
- Khóa các khóa chuyển đổi điều khiển, kiểm tra mạch nối đất trên tủ điều
khiển. Đặt biển cảnh báo tại các khóa chuyển đổi với ghi chú “Không được đóng”.
- Đặt các biển cảnh báo “Cấm thao tác” tại các áp tô mát đã cắt.
- Các biện pháp an toàn được kiểm tra và giám sát trong quá trình làm việc.
2.3- Quy định về an toàn trong quá trình sửa chữa
- Lắp các thiết bị, vỏ bảo vệ cho thiết bị điều khiển khi cần thiết. Ví dụ: trong
trường hợp bị rơi vãi dầu, các thiết bị điều khiển nên được đậy một lớp vỏ (chẳng
hạn như vải) để tránh rơi lên thiết bị.
- Kiểm tra việc khóa các mạch thứ cấp của CT và VT. Trong khi làm việc
không được làm ngắn mạch trên cuộn thứ cấp của VT, mạch bảo vệ và không được
làm hở mạch thứ cấp của CT.
- Khi làm việc ở những nơi có độ cao như ở phía trên của mạch đấu nối hoặc
thang phải cẩn thận.
- Không được làm rơi các thiết bị, các phần, bút chì, công cụ và các phần
nhỏ. Khi bị rơi bất cứ một vật gì phải tìm cho ra và nhặt lên. Bởi vì nó có thể gây
nguy hiểm như làm ngắn mạch thiết bị hoặc làm các phần cơ của thiết bị điều khiển
bị hỏng.
- Không được làm rơi vãi dầu, nếu có rơi vãi phải thấm ngay bằng vải.
- Các công cụ, thiết bị kiểm tra, những phần liên quan cho công việc được
đặt trên sàn và có sự giám sát. Các thiết bị phòng trong những trường hợp khẩn cấp
phải được chuẩn bị sẵn.

Phân xưởng Vận hành 28/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Không được chạy trên sàn nhà, cầu thang … để tránh trường hợp làm rung
động thiết bị.
- Không được hút thuốc trong khi làm việc.
- Người thao tác với thiết bị điều khiển phải có những biện pháp xử lý trong
những trường hợp nguy hiểm.
2.4- Quy định về an toàn trong khi đưa vào vận hành
Sau khi lắp ráp, sửa chữa, đại tu phải kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh đạt các
yêu cầu kỹ thuật, được nghiệm thu bàn giao đầy đủ. Các bước kiểm tra để đưa hệ
thống vào vận hành gồm:
a- Kiểm tra có đầy đủ các biên bản thí nghiệm và kết luận: "Hệ thống điều
khiển trung tâm đủ tiêu chuẩn để đưa vào vận hành".
b- Kiểm tra thực tế tại thiết bị:
- Kiểm tra việc thu hồi lại các thiết bị, dụng cụ làm việc.
- Giải tỏa án động cho các mạch thứ cấp của CT và VT.
- Giải tỏa mạch điện điều khiển cho thiết bị.
- Tháo gỡ toàn bộ mạch nối đất sau khi đã kiểm tra và hoàn thành công việc.
- Đóng các cửa tủ, các cửa hầm kiểm tra, sữa chữa.
- Đóng lại nguồn cho các thiết bị đã cắt để sữa chữa, bao gồm mạch nguồn
AC và DC.
- Đóng lại nguồn cung cấp cho tủ điều khiển tại chỗ.
- Kiểm tra lại các hạng mục hoàn thành trong tài liệu sữa chữa, kiểm tra.
- Kiểm tra lai các điều kiện ban đầu trước khi vận hành lại thiết bị.
- Giải phóng toàn bộ khu vực làm việc: thu hồi các biển báo, rào chắn.
- Vệ sinh khu vực sữa chữa trước khi bàn giao lại cho đơn vị vận hành.
- Thực hiện khóa phiếu PTT.
2.5- Các biện pháp an toàn khác đối với hệ thống
- Sàn nhà phải trong điều kiện sạch sẽ, tránh bụi bặm bám lên thiết bị. Không
được để rơi vãi dầu, nước xuống sàn.
- Các vật dụng không sử dụng như các giẻ dầu bẩn, áo quần bẩn, các thiết bị
hư hỏng phải được mang ra khu vực thiết bị đang làm việc.
- Các lối đi để kiểm tra, ghi chép thông số phải thông thoáng, không bị cản
trở bởi các chướng ngại vật.
- Các thiết bị phải được sử dụng theo đúng tài liệu hướng dẫn sử dụng và vận
hành.
- Các thiết bị kiểm tra phải được sử dụng theo đúng quy định.
- Khu vực làm việc của các thiết bị phải được để biển báo rõ ràng.
- Nhiệt độ và độ ẩm của các thiết bị điều khiển được điều chỉnh bằng máy
điều hòa nhiệt độ. Tránh để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến hoạt
động của thiết bị.
- Các khe, lỗ kiểm tra, cửa kiểm tra phải đóng.
- Các cửa hầm phải được đóng.

Phân xưởng Vận hành 29/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Các đèn chiếu sáng phải được bật sáng đầy đủ cho việc kiểm tra và ghi
chép thông số.
2.6- Các công việc làm theo PCT, LCT và PTT, LTT
Đối với hệ thống điều khiển do tính chất đặc thù là nó liên kết các thông tin
điều khiển và giám sát của các thiết bị và hệ thống công nghệ trong nhà máy nên
khi tiến hành sữa chữa hoặc kiểm tra, bảo trì phải đảm bảo sự làm việc liên tục của
thiết bị. Đối với các thiết bị vận hành song song thì ta có thể tiến hành cô lập để sửa
chữa, nhưng đối với các thiết bị chỉ vận hành độc lập thì phải chuyển quyền điều
khiển sang một cấp thấp hơn.
Bảng 1: Danh mục công việc theo Phiếu công tác và Lệnh công tác
ST
Những công việc thực hiện PCT LCT Ghi chú
T
01 Sửa chữa bảng MIMIC X Bảo trì hệ thống
Sửa chữa máy tính, màn hình LCU Chuyển quyền điều
02 X
điều khiển giám sát tổ máy khiển
Sửa chữa máy tính, màn hình LCU
Chuyển quyền điều
03 điều khiển các thiết bị cơ khí thủy X
khiển
lực
Sửa chữa màn hình điều khiển
04 X
Trạm phân phối 110kV
Sửa chữa màn hình điều khiển
05
thiết bị phụ trợ
Sửa chữa màn hình điều khiển cửa
06 X Bảo trì hệ thống
van nhận nước-van cung
07 Sửa chữa máy in X
Bảo trì hệ thống hoặc
08 Sửa chữa máy tính Server X
xử lý sự cố
Chuyển quyền điều
09 Nâng cấp phần mềm cho hệ thống X
khiển
10 Back up dữ liệu X
11 Vệ sinh tủ giao diện X
Vệ sinh các tủ, bảng bàn điều
12 X
khiển

Bảng 2: Danh mục công việc theo Phiếu thao tác và Lệnh thao tác
ST
Những công việc thực hiện PTT LTT Ghi chú
T
01 Cô lập bảng MIMIC X Bảo trì hệ thống
Cô lập máy tính, màn hình LCU điều Chuyển quyền điều
02 X
khiển giám sát tổ máy khiển
Cô lập máy tính, màn hình LCU điều Bảo trì hệ thống hoặc
03 X
khiển các thiết bị cơ khí thủy lực xử lý sự cố

Phân xưởng Vận hành 30/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát

Cô lập màn hình điều khiển Trạm Bảo trì hệ thống hoặc
04 X
phân phối 110kV xử lý sự cố
Cô lập màn hình điều khiển thiết bị Bảo trì hệ thống hoặc
05 X
phụ trợ xử lý sự cố
Cô lập màn hình điều khiển cửa van Bảo trì hệ thống hoặc
06 X
nhận nước-van cung xử lý sự cố
07 Cô lập máy in X
Chuyển quyền điều
08 Xử lý treo máy tính điều khiển X
khiển
Chuyển quyền điều
09 Xử lý treo máy tính Server X
khiển
10 Chuyển quyền điều khiển của tổ máy X

Chương 3
VẬN HÀNH
3.1- Vận hành
- Trong trường hợp vận hành bình thường, nhà máy Sông Bung 5 cùng với
các thiết bị, hệ thống liên quan sẽ được điều khiển toàn bộ từ phòng Điều khiển
Trung tâm ở trong nhà máy. Người vận hành sẽ chạy/dừng tổ máy ở các chế độ và
chỉnh định các thông số cần thiết tự động hoặc bằng tay sau khi máy phát đã hòa
vào lưới điện.
- Các chức năng sau đây sẽ được thực hiện bằng phần mềm NC 2000 được
cài đặt trong máy tính điều khiển:
+ Điều khiển và kiểm tra toàn bộ nhà máy và trạm phân phối.
+ Liên lạc với hệ thống khiển tại chỗ thông qua đường truyền dữ liệu.
+ Các chức năng điều khiển kết nối.
+ Thu thập và xử lý số liệu.
+ Báo hiệu và xử lý.
+ Lập nhật ký và báo cáo.
+ Trợ giúp cho bảo trì.
+ Giao tiếp Người – Máy (HMI).
+ Dễ dàng mở rộng hoặc thay đổi thiết bị mới.
+ Ghi nhận tự động báo cáo theo nhật ký ngày, tháng, năm.
+ Các trang bị back up các dữ liệu (DVD, USB hoặc phương tiện khác).
3.1.1- Phương thức vận hành
3.1.1.1- Các phương thức vận hành
Hệ thống điều khiển sẽ cho phép nhà máy Sông Bung 5 làm việc theo các
phương thức khác nhau như sau:
a- Vận hành từ xa: các thao tác điều khiển và giám sát được thực hiện ở
Phòng Điều khiển Trung tâm, nơi mà hệ thống sẽ nhận thông tin và điều khiển cần

Phân xưởng Vận hành 31/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
thiết để thực thi các lệnh, thao tác vận hành một cách nhanh chóng và tin cậy đối
với tổ máy phát điện, thiết bị phân phối, các hệ thống phụ trợ, các cửa van ...
b- Vận hành tại chỗ tổ máy: như là vận hành dự phòng của vận hành bình
thường (khi hệ thống máy tính trung tâm bị sự cố) hoặc trong quá trình vận hành
đặc biệt, nó có thể vận hành các hệ thống khác nhau của tổ máy nhờ màn hình điều
khiển và các nút nhấn ở các tủ điều khiển tại chỗ.
c- Vận hành tại tủ thiết bị: phục vụ trong quá trình bảo trì và thử nghiệm, nó
có thể vận hành thiết bị ở tủ điều khiển của thiết bị đặt bên cạnh thiết bị trong
trường hợp bộ điều khiển bị sự cố.
3.1.1.2- Lựa chọn phương thức vận hành
Lựa chọn quyền điều khiển tổ máy tại các cấp như sau:
a- Vận hành tổ máy ở phòng điều khiển trung tâm:
- Tại tủ LCU: chọn khoá SA ở REMOTE.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực
để ở Auto.
b- Vận hành tổ máy tại tủ LCU:
- Tại tủ LCU: chọn khoá SA ở LOCAL.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực
để ở Auto.
c- Vận hành tổ máy tại các tủ điều khiển tại chỗ
- Tại tủ LCU: chọn khoá SA ở LOCAL.
- Vận hành bằng tay tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở LOCAL.
- Vận hành bằng tay tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở MANUAL.
- Vận hành bằng tay bộ hòa: chọn khóa Mode ở MAN.
- Vận hành bằng tay bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực.
3.1.2- Chế độ vận hành
3.1.2.1- Chạy tổ máy ở các chế độ
- Khởi động và ngừng mỗi tổ máy được thực hiện hoặc tự động từ phòng
điều khiển qua bộ điều khiển tại chỗ tổ máy hoặc theo từng bước từ các tủ điều
khiển tại chỗ tổ máy.
- Bộ điều khiển mỗi tổ máy sẽ điều khiển tự động tổ máy từ "Stand Still" đến
"Generating" hoặc ngược lại.
- Trong điều kiện vận hành bình thường, liên kết giữa tổ máy với lưới được
thực hiện qua máy cắt đầu cực 10,5kV. Việc thao tác đóng cắt máy cắt được thực
hiện tự động bằng bộ hòa đồng bộ hoặc bằng tay từ bảng hòa đồng bộ lắp đặt trong
phòng điều khiển tổ máy và phòng điều khiển trung tâm nhà máy.
Phân xưởng Vận hành 32/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
a- Trình tự khởi động-dừng tổ máy như giản đồ sau:

Hình 34: Lưu đồ chạy-dừng máy


b- Trình tự dừng máy sự cố như giản đồ sau:

Hình 35: Lưu đồ dừng máy khẩn cấp


c- Điều kiện khởi động tổ máy
- Tốc độ tổ máy <5%nđm.
- Không tồn tại sự cố nào.
- Nguồn AC/DC cho hệ thống điều tốc sẵn sàng.
- Hệ thống điều khiển dầu áp lực điều tốc sẵn sàng.

Phân xưởng Vận hành 33/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Hai bơm dầu áp lực điều tốc bình thường.
- Nguồn cung cấp cho thiết bị điều khiển dầu áp lực bình thường.
- Mức nước trên nắp tuabin bình thường.
- Mức dầu thùng dầu rò rỉ bình thường.
- Nguồn cung cấp cho tủ điều khiển bộ lọc bình thường.
- Hệ thống kích từ không bị lỗi nào.
- Hệ thống kích từ không ở chế độ bằng tay.
3.1.2.2- Vận hành tổ máy tại máy tính điều khiển trung tâm
3.1.2.2.1- Chạy máy tại máy tính điều khiển trung tâm
Chạy máy ở máy tính điều khiển trung tâm có thể thao tác chạy từng bước
hoặc trực tiếp lên bước GENERATING.
a- Điều kiện ban đầu
- Tổ máy đang dừng dự phòng.
- Các điều kiện chạy máy đã thỏa mãn.
- Tại tủ LCU tổ máy: chọn khoá SA ở REMOTE.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực để
ở Auto.
b- Trình tự thao tác
- Tại trang 1#(2#) Unit Mnitoring ở máy tính điều khiển tại trung tâm, nhấp
vào biểu tượng máy phát G1(G2), hiện bảng Operator, chọn To Generaring, nhấn
nút EXCUTE, nhấn OK. Tổ máy khởi động theo trình tự sau:
+ Kiểm tra điều kiện chạy máy thỏa mãn.
+ Khí đệm cho chèn trục sữa chữa được giải trừ.
+ Bộ sấy ngừng.
+ Bộ hút ẩm ngừng.
+ Lock servo được giải trừ.
+ Mở van điện cấp nước làm mát:
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng trên bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng dưới bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng tuabin bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát chèn trục bình thường.
+ Điều tốc khởi động:
 Cánh hướng mở.
 Cánh hướng ở vị trí không tải.
 Bánh xe công tác ở vị trí không tải.
 Tốc độ tổ máy tăng dần đến 95%nđm.
+ Kích từ khởi động:
Phân xưởng Vận hành 34/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
 Đóng máy cắt kích từ.
 Điện áp đầu cực tăng đến 95%Uđm.
+ Rơle hòa đồng bộ khởi động và bắt đầu quá trình hòa.
+ Máy cắt đầu cực đóng.
+ Tổ máy hòa lưới.
+ Điều tốc điều chỉnh cánh hướng và bánh xe công tác theo tải thực tế.
- Tại trang PQ Control đặt giá trị công suất cho tổ máy theo yêu cầu của điều
độ.
3.1.2.2.2- Ngừng máy dự phòng tại phòng điều khiển trung tâm
Ngừng máy ở máy tính điều khiển trung tâm chỉ có thể thao tác dừng trực tiếp
đến bước STAND STILL, không dừng từng bước.
a- Điều kiện ban đầu:
- Tổ máy đang chạy ở chế độ phát.
- Tại tủ LCU tổ máy: chọn khoá SA ở REMOTE.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực để
ở Auto.
b- Trình tự thao tác
- Tại trang 1#(2#) Unit Mnitoring ở máy tính điều khiển tại trung tâm, nhấp
vào biểu tượng máy phát G1(G2), hiện bảng Operator, chọn To Stand By, nhấn nút
EXCUTE, nhấn OK. Tổ máy dừng theo trình tự sau:
+ Điều tốc giảm công suất P về 0.
+ Kích từ giảm công suất Q về 0.
+ Cắt máy cắt đầu cực.
+ Cắt máy cắt kích từ.
+ Điện áp đầu cực giảm xuống dưới 10%Uđm.
+ Điều tốc xuất lệnh dừng.
+ Cánh hướng đóng hoàn toàn.
+ Tốc độ tổ máy giảm dần.
+ Khi tốc độ n=20%nđm thì hệ thống phanh đưa vào làm việc đồng thời với hệ
thống hút bụi thắng.
+ Khi tốc độ xuống dưới 5%nđm thì đóng van cấp nước làm mát.
+ Khi tổ máy dừng hoàn toàn, xả khí trong hệ thống khí thắng.
+ Đưa khí nén vào chèn đệm sửa chữa.
+ Lock vành servo cánh hướng.
+ Khởi động bộ sấy và bộ hút ẩm.
+ Tổ máy ở trạng thái Stand Still.

Phân xưởng Vận hành 35/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
3.1.2.3- Vận hành tổ máy tại ULC
Tổ máy có thể vận hành tại màn hình tinh thể lỏng tại tủ LCU tổ máy. Tại màn
hình này, tổ máy có thể khởi động từng bước hoặc khởi động trực tiếp và ngược lại.
Các chế độ chạy máy từng bước bao gồm:
- Bước STAND STILL.
- Bước STANDBY.
- Bước NOLOAD.
- Bước GENERATING.
Các chế độ dừng máy từng bước bao gồm:
- Bước GENERATING.
- Bước NOLOAD.
- Bước STANDBY.
- Bước STAND STILL.
3.1.2.3.1- Khởi động tổ máy từng bước tại ULC
a- Điều kiện ban đầu
- Tổ máy đang dừng dự phòng.
- Các điều kiện chạy máy đã thỏa mãn.
- Tại tủ LCU tổ máy: chọn khoá SA ở LOCAL.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực để
ở Auto.
b- Trình tự thao tác từng bước
- Tại trang Start Flow nhấn STAND BY, tổ máy khởi động theo trình tự sau:
+ Kiểm tra điều kiện khởi động tổ máy thỏa mãn: bước Condition of Starting
up is fulfilled đỏ.
+ Khí đệm cho chèn trục sữa chữa giải trừ: bước Brake cubile mainternance
seal air pressure normal đỏ.
+ Bộ sấy ngừng và bộ hút ẩm ngừng: bước Heater & Dehumidifier Stop đỏ.
+ Lock servo được giải trừ: bước Servomotor Locking Position Out đỏ.
+ Mở van điện cấp nước làm mát.
+ Kiểm tra áp lực nước mát:
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng trên bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng dưới bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát ổ hướng tuabin bình thường.
 Kiểm tra áp lực nước làm mát chèn trục bình thường.
 Bước Colling Water Normal đỏ
+ Điều tốc khởi động: bước Governor System Start.

Phân xưởng Vận hành 36/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
+ Cánh hướng mở không tải để tăng tốc độ tổ máy lên trên 95%nđm: bước
Rotate speed >95% đỏ.
+ Tổ máy đang ở trạng thái Standby: bước Stand By đỏ.
- Tại trang Start Flow nhấn NO LOAD, tổ máy làm việc theo trình tự sau:
+ Máy cắt kích từ đóng: bước Field Breaker Closed đỏ
+ Kích từ khởi động: bước Exicitation Remote Start đỏ.
+ Điện áp đầu cực tăng lên đến 95%Uđm: bước Generator Voltage >95%Ue đỏ.
+ Tổ máy đang ở trạng thái Noload: bước Noload đỏ.
- Tại trang Start Flow nhấn GENERATING, tổ máy làm việc theo trình tự
sau:
+ Bộ hòa đưa vào làm việc: bước Synchronization Device Put in đỏ
+ Đóng máy cắt đầu cực: bước GCB Close đỏ.
+ Tổ máy đang ở trạng thái Generating: bước Generating đỏ.
- Tại trang PQ Adjust điều chỉnh công suất P, Q theo yêu cầu của điều độ.
3.1.2.3.2- Dừng tổ máy từng bước tại ULC
a- Điều kiện ban đầu
- Tổ máy đang chạy ở chế độ Generating.
- Tại tủ LCU tổ máy: chọn khoá SA ở LOCAL.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở REMOTE.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở AUTO.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở AUTO.
- Các khóa chế độ điều khiển của bộ sấy-hút ẩm, thắng cơ, máy cắt đầu cực để
ở Auto.
b- Trình tự thao tác từng bước
- Tại trang Stop Flow nhấn NO LOAD, tổ máy dừng theo trình tự sau:
+ Giảm công suất P về 0: bước Decrease Active Power to 0.0MW đỏ.
+ Máy cắt đầu cực cắt: bước GCB Remote Trip.
+ Tổ máy đang ở trạng thái No load: bước Noload đỏ.
- Tại trang Stop Flow nhấn Stand Still, tổ máy dừng theo trình tự sau:
+ Điều tốc dừng: bước Governor System Stop đỏ.
+ Cánh hướng đóng hoàn toàn: bước Guide Blade Fully Closed đỏ.
+ Tốc độ tổ máy xuống dưới 20%: bước Rotate Speed <20%nđm.
+ Đưa hệ thống thắng cơ vào làm việc: bước Brake Put In đỏ.
+ Dừng hệ thống nước làm mát: bước Cooling water pump Stop đỏ.
+ Chốt vành servo cánh hướng: bước Servomotor Locking Position In đỏ
+ Khởi động bộ sấy và bộ hút ẩm: bước Heater and Dehumidifier Start đỏ.
+ Tổ máy đang ở trạng thái Stand Still: bước Stand Still đỏ.
3.1.2.4- Trình tự dừng sự cố cơ MES tổ máy
a- Nhóm sự cố MES
- Nhóm nhiệt độ tăng cao cấp 2:
Phân xưởng Vận hành 37/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
+ Nhiệt độ dầu ổ hướng trên tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ dầu ổ hướng dưới tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ dầu ổ hướng tuabin tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ secmăng ổ hướng trên tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ secmăng ổ hướng dưới tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ secmăng ổ hướng tuabin tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ gió vào làm mát máy phát tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ gió ra làm mát máy phát tăng cao cấp 2.
+ Nhiệt độ secmăng ổ đỡ tăng cao cấp 2.
- Lưu lượng nước chèn trục giảm thấp cấp 2.
- Nhiệt độ dầu MBA chính tăng cao cấp 2.
- Nhiệt độ cuộn dây MBA chính tăng cao cấp 2.
b- Trình tự dừng khẩn cấp sự cố cơ (MES)
- Hệ thống điều tốc đưa tín hiệu Load Limiter giảm về 0.
- Công suất P giảm xuống dưới 1MW, Q giảm xuống dưới 0,5MVAr.
- Hệ thống điều tốc và kích từ khởi động quá trình dừng.
+ Máy cắt đầu cực 901(902) cắt.
+ Cắt máy cắt kích từ.
+ Đóng cánh hướng hoàn toàn.
- Thắng cơ đưa vào hoạt động khi tốc độ tổ máy đạt 20%nđm.
- Tổ máy tự động dừng theo trình tự.
- Tổ máy dừng nhanh (cánh hướng đóng về không tải trước khi máy cắt đầu
cực cắt).
3.1.2.5- Trình tự dừng sự cố điện EES tổ máy
a- Nhóm sự cố EES
- Tín hiệu Trip từ hệ thống rơle bảo vệ (hệ A) tác động:
+ 59: bảo vệ quá điện áp máy phát.
+ 81: bảo vệ quá/kém tần số máy phát.
+ 50/27: bảo vệ quá dòng có kiểm tra áp máy phát.
+ 40: bảo vệ mất kích từ máy phát.
+ 78: bảo vệ không đồng bộ máy phát.
+ 46: bảo vệ quá dòng thứ tự ngược máy phát.
+ 49: bảo vệ quá tải máy phát.
+ 21G: bảo vệ khoảng cách máy phát
+ 50BF: bảo vệ chống hư hỏng máy cắt đầu cực.
+ 87GT: bảo vệ so lệch máy phát-máy biến áp.
- Tín hiệu Trip từ hệ thống rơle bảo vệ (hệ B) tác động:
+ 59: bảo vệ quá điện áp máy phát.
+ 81: bảo vệ quá/kém tần số máy phát.
+ 50/27: bảo vệ quá dòng có kiểm tra áp máy phát.
Phân xưởng Vận hành 38/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
+ 40: bảo vệ mất kích từ.
+ 78: bảo vệ không đồng bộ máy phát.
+ 46: bảo vệ quá dòng thứ tự ngược máy phát.
+ 49: bảo vệ quá tải máy phát.
+ 50BF: bảo vệ chống hư hỏng máy cắt đầu cực.
+ 32: bảo vệ chống công suất ngược máy phát.
+ 24: bảo vệ quá kích thích.
+ 27: bảo vệ kém áp máy phát.
+ 87G: bảo vệ so lệch máy phát.
+ 50/51E: bảo vệ quá dòng cắt nhanh/quá dòng máy biến áp kích từ.
+ 49E: bảo vệ quá tải MBA kích từ.
+ 64R: bảo vệ chạm đất roto máy phát.
+ 64S: bảo vệ chạm đất stator máy phát.
+ 38: bảo vệ dòng trục máy phát.
+ 50/51TD91: bảo vệ quá dòng cắt nhanh/quá dòng MBA tự dùng.
+ 49TD91: bảo vệ quá tải MBA tự dùng.
+ 87T: bảo vệ so lệch máy biến áp chính.
+ 49T: bảo vệ quá tải máy biến áp chính.
+ 24T: bảo vệ quá từ thông máy phát (V/Hz).
+ 50/51T: bảo vệ quá dòng cắt nhanh/quá dòng MBA chính.
+ 96: bảo vệ rơle hơi MBA chính tác động cấp 2.
- Rơle hơi cấp 2 tác động.
- Bảo vệ so lệch máy biến áp tác động.
- Tín hiệu Trip từ hệ thống rơle bảo vệ dự phòng máy biến áp tác động.
- Tín hiệu Trip từ hệ thống rơle bảo vệ máy biến áp tự dùng.
- Nút dừng Accident tác động.
b- Trình tự dừng khẩn cấp sự cố EES
- Hệ thống điều tốc và kích từ khởi động quá trình dừng.
+ Cắt máy cắt đầu cực 901(902).
+ Cắt máy cắt kích từ.
+ Cánh hướng đóng nhanh về không tải.
+ Kích hoạt van sự cố điều tốc.
- Thắng cơ đưa vào hoạt động khi tốc độ tổ máy đạt 20%nđm.
- Tổ máy dừng khẩn cấp (máy cắt đầu cực cắt trước khi cánh hướng đóng hoàn
toàn).
3.1.2.6- Trình tự dừng sự cố khẩn cấp ES tổ máy
a- Nhóm sự cố ES
- Nhấn nút Emergency Shutdown tại LCU tổ máy.
- Quá tốc cơ trên 145%nđm.
- Tín hiệu sự cố gởi từ nhóm sự cố EES hoặc MES khi trình tự dừng bị lỗi.
Phân xưởng Vận hành 39/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Quá tốc trên 115%nđm cùng với van MDV bị sự cố.
- Áp lực hệ thống dầu điều tốc giảm thấp cấp 2.
- Quá tốc điện trên 140%nđm.
b- Trình tự dừng sự cố khẩn cấp (ES):
- Hệ thống điều tốc và kích từ khởi động quá trình dừng.
+ Cắt máy cắt đầu cực 901(902).
+ Cắt máy cắt kích từ.
+ Cánh hướng đóng nhanh về không tải.
+ Kích hoạt van sự cố điều tốc.
- Đóng khẩn cấp van cửa nhận nước.
- Thắng cơ đưa vào hoạt động khi tốc độ tổ máy đạt 20%nđm.
- Tổ máy dừng khẩn cấp (máy cắt đầu cực cắt trước khi cánh hướng đóng hoàn
toàn).

3.1.2.7- Trình tự khởi động tổ máy bằng tay tại các tủ điều khiển tại chỗ
Trình tự khởi động tổ máy bằng tay tại các tủ điều kiển tại chỗ chỉ được áp
dụng trong trường hợp khởi động lúc thử nghiệm ban đầu hoặc sau khi đại tu tổ
máy để kiểm tra tình trạng sẵn sàng làm việc của tổ máy. Trình tự khởi động như
sau:
a- Kiểm tra chế độ khởi động tổ máy tại các tủ điều khiển tại chỗ:
- Tại tủ LCU tổ máy: chọn khoá SA ở LOCAL.
- Tại tủ điều tốc: chọn khoá Control License ở LOCAL.
- Tại tủ kích từ: chọn khoá Running Remote ở MANUAL.
- Tại bộ hòa: chọn khóa Mode ở MANUAL.
b- Kiểm tra các điều kiện chạy máy ban đầu đã thỏa mãn.
c- Khởi động hệ thống nước làm mát.
- Khoá chọn lựa AA01 trên tủ điều khiển bơm nước kỹ thuật ở vị trí: Manual.
- Nhấn nút Open để mở van điện cấp nước làm mát. Quan sát áp lực và lưu
lượng nước trên thanh góp cấp nước đảm bảo ở giá trị bình thường.
- Kiểm tra lưu lượng và áp lực nước làm mát ổ hướng trên bình thường.
- Kiểm tra lưu lượng và áp lực nước làm mát ổ hướng dưới-ổ đỡ bình thường.
- Kiểm tra lưu lượng và áp lực nước làm mát ổ hướng tuabin bình thường.
- Kiểm tra lưu lượng và áp lực nước làm mát chèn trục bình thường.
- Kiểm tra nhiệt độ làm mát dầu và ổ hướng tuabin bình thường.
- Kiểm tra nhiệt độ làm mát dầu và ổ hướng dưới, ổ đỡ bình thường.
- Kiểm tra nhiệt độ làm mát dầu và ổ hướng trên bình thường.
d- Khởi động hệ thống điều tốc.
- Kiểm tra điều kiện điều tốc sẵn sàng làm việc.
- Đặt giới hạn độ mở cánh hướng ở độ mở khởi động (khoảng 30%) bằng cách
………..

Phân xưởng Vận hành 40/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Nhấn nút ….. tại ….. để mở cánh hướng.
- Điều chỉnh độ mở cánh hướng sao cho tốc độ tuabine đạt khoảng 50% tốc độ
định mức, duy trì khoảng 5-8 phút. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì lập
tức dừng máy và tìm rõ nguyên nhân mới cho khởi động lại.
- Điều chỉnh độ mở cánh hướng sao cho tốc độ tuabine đạt khoảng 75% tốc độ
định mức, duy trì khoảng 5-8 phút.
- Điều chỉnh độ mở cánh hướng sao cho tốc độ tuabine đạt khoảng 90% tốc độ
định mức.
- Điều chỉnh độ mở cánh hướng sao cho tốc độ tuabine đạt khoảng 100% tốc
độ định mức, duy trì khoảng 5-8 phút. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì lập
tức dừng máy và tìm rõ nguyên nhân mới cho khởi động lại.
e- Khởi động hệ thống kích từ
- Kiểm tra điều kiện kích từ sẵn sàng làm việc.
-
f- Kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ và đóng máy cắt đầu cực
- Kiểm tra điều kiện bộ hòa sẵn sàng làm việc.
-
g- Điều chỉnh công suất tổ máy
- Tại trang
- PQ Adjust: nhập giá trị cần phát vào ô input.

3.1.2.8- Trình tự dừng tổ máy bằng tay tại các tủ điều khiển tại chỗ
Trình tự dừng tổ máy bằng tay tại các tủ điều kiển tại chỗ chỉ được áp dụng
trong trường hợp dừng lúc thử nghiệm ban đầu hoặc sau khi đại tu tổ máy để kiểm
tra tình trạng sẵn sàng làm việc của tổ máy hoặc trong trường hợp xử lý sự cố. Trình
tự dừng như sau:
a- Kiểm tra chế độ khởi động tổ máy tại các tủ điều khiển tại chỗ.
b- Điều chỉnh công suất tổ máy về không tải:
- Tại màn hình LCU tổ máy, vào trang PQ Adjust, nhập giá trị giá trị công suất
0MW.
c- Cắt máy cắt đầu cực.
- Tại tủ máy cắt, nhấn Open để cắt máy cắt đầu cực.
d- Dừng quá trình kích từ
- Tại tủ kích từ: nhấn nút De-Excitation, theo dõi quá trình dừng hệ thống qua
các đồng hồ giám sát trên tủ và màn hình điều khiển kích từ.
- Giám sát điện áp đầu cực máy phát giảm xuống 10%Uđm.
e- Dừng tổ máy bằng tay
- Tại tủ điều tốc điện:
+ Dừng tổ máy bằng tay bằng cách nhấn ……..
- Khi tốc độ tổ máy giảm xuống còn 20%nđm thực hiện quá trình thắng cơ tổ
máy.

Phân xưởng Vận hành 41/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Theo dõi quá trình thắng cơ hoạt động, quan sát tốc độ tổ dừng của tổ máy.
Bơm hút bụi thắng máy phát tự động làm việc.
- Quan sát tốc độ tổ máy tại tủ điều tốc và tại màn hình LCU về 0.
- Quan sát đèn trạng thái STAND STILL sáng ở LCU để xác nhận tổ máy
dừng hoàn toàn.
f- Chạy bộ sấy-bộ hút ẩm máy phát
g- Dừng hệ thống cấp nước làm mát.
- Khoá chọn lựa AA01 trên tủ điều khiển bơm nước kỹ thuật ở vị trí: Manual.
- Nhấn nút Close để đóng van cấp nước.
h- Theo dõi quá trình lock servo cánh hướng.
- Kiểm tra lại tín hiệu tổ máy đã ở chế độ Stand Still hay chưa.
3.1.2.9- Vận hành các thiết bị phụ trợ tại máy tính trung tâm
a- Thiết bị từ dùng 400V
- Tại trang Server Power ở máy tính điều khiển tại trung tâm, nhấp vào biểu
tượng máy cắt cần điều khiển, hiện bảng Operator, chọn Open hoặc Close, nhấn nút
EXCUTE, nhấn OK. Thiết bị sẽ nhận lệnh thao tác nếu các điều kiện thao tác từ xa
thỏa mãn.

Hình 36: Giao diện điều khiển tự dùng AC400V


b- Tủ điều khiển từ xa cửa van cung đập tràn và cửa nhận nước
- Từ đập tràn, khối RTU được nối đến bộ điều khiển thiết bị thủy lực để giám
sát các thông tin tại máy tính về:
+ Vị trí của CNN, các cửa tràn.
+ Trạng thái điều khiển tự động/bằng tay của CNN, cửa tràn.
+ Sự cố chung của CNN, đập tràn.
- Ở trung tâm nhân viên vận hành có thể thao tác nâng-hạ cửa tràn thông qua
máy tính đồng thời giám sát các thông số liên quan.
- Vận hành CNN, van cung ở trung tâm cần phải có người trực giám sát quá
trình đóng/mở tại chỗ. Các thao tác nâng/hạ như sau:
Phân xưởng Vận hành 42/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
b.1- Kiểm tra các điều kiện ban đầu tại phòng điều khiển đập tràn:
- Kiểm tra trạng thái sẵn sàng làm việc của CNN, Van cung.
- Kiểm tra khóa điều khiển tại tủ điều khiển CNN, van cung đang ở TỪ XA.
- Áp lực và mức dầu điều khiển bình thường.
- Bố trí nhân viên kiểm tra, giám sát quá trình đóng mở cửa tại chỗ thiết bị.
- Kiểm tra vị trí CNN, van cung ở vị trí hiện tại.
b.2- Điều khiển đóng-mở cửa van:
Tại trang Gate Control ở máy tính điều khiển tại trung tâm, nhấp vào biểu
tượng cửa van cần điều khiển, hiện bảng Operator, chọn nút Operate, cọn giá trị cần
mở-đóng, nhấn OK. Thiết bị sẽ nhận lệnh thao tác nếu các điều kiện thao tác từ xa
thỏa mãn:

Hình 37: Giao diện điều khiển cửa van


- Khi muốn giữ cửa ở vị trí bất kỳ: nhấn Hold và xác nhận bằng Excute, sau đó
nhấn OK.
3.1.2.10- Các lưu ý trong vận hành
- Trước khi chọn lựa phương thức vận hành nào thì người vận hành phải luôn
luôn kiểm tra vị trí điều khiển của hệ thống là đang tại chỗ hay từ xa bằng cách
kiểm tra các khóa chuyển đổi …. tại thiết bị.
- Luôn kiểm tra các điều kiện ban đầu trước khi chạy máy hoặc xuống máy.
- Có phương thức vận hành hợp lý trong trường hợp gặp hiện tượng bất
thường hoặc sự cố.

Phân xưởng Vận hành 43/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Thường xuyên kiểm tra và ghi nhận các hiện tượng bất thường hoặc sự cố
trong quá trình vận hành.
- Nút DeBug ở trên tủ LCU1, 2, 3, 4, 5 luôn tắt (không sáng).
3.2- Trạng thái làm việc của hệ thống
3.2.1- Trạng thái làm việc bình thường
- Không còn tồn tại báo hiệu sự cố nào trên máy tính điều khiển; tại các biển
báo, đèn hiệu tại các tủ điều khiển tổ máy LCU và các tủ rơle, tủ điều khiển thiết bị.
- Tình trạng của các máy tính điều khiển, máy tính server hoạt động bình
thường.
- Các máy in cảnh báo và nhật ký phải luôn ở trạng thái kết nối.
- Các khóa chọn lựa chế độ điều khiển và nguồn ở vị trí bình thường.
3.2.2- Trạng thái làm việc không bình thường
Các trạng thái làm việc không bình thường của hệ thống có thể là:
a- Máy tính server đang bảo trì, nâng cấp.
b- Một máy tính điều khiển đang bảo trì, nâng cấp hoặc sữa chữa, sự cố.
c- Không chuyển quyền điều khiển giữa Local và Remote.
d- Không nhận lệnh thao tác từ người vận hành (hiện tượng treo máy).
e- Các máy in không hoạt động.
g- Đèn báo trên tủ điều khiển, bảng MIMIC hoạt động không đúng hoặc bị
lỗi kết nối.
3.2.3- Trạng thái vận hành lúc sự cố
a- Hỏng máy tính server ở phòng trung tâm.
b- Cả hai máy tính điều khiển ở phòng trung tâm không hoạt động.
c- Hư hỏng các Switch Network mạng điều khiển.

Phân xưởng Vận hành 44/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
Chương 4
CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

MỤC I- TRONG QUÁ TRÌNH CHẠY – DỪNG MÁY Ở CÁC CHẾ ĐỘ


Lưu ý:
- Các hiện tượng bất thường, sự cố trong quá trình chạy-dừng máy nêu trong
quy trình này được xử lý chi tiết hơn theo Chuyên đề vận hành và xử lý sự cố thiết
bị hoặc hệ thống công nghệ tương ứng.
4.1- Chạy máy nhưng điều kiện khởi động không thỏa mãn
4.1.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Generator speed <5%Ne OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is fulfilled không đỏ và tương
ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Emergency Shutdown ON or
Accident Shutdown ON”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up
is fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa
mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Governor control cabinet DC/AC
power supply normal OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting
up is fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa
thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Gov oil pressure control cubicle
system not fault OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is
fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Governor oil pressure equipment
pump 1,2 normal OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is
fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Governor oil pressure equipment
control circuit power supply normal OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước
Condition of Starting up is fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín
hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Head coAwater level normal OFF”,
tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is fulfilled không đỏ và
tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Leakage oil tank oil level normal
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is fulfilled không đỏ
và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Automatic water filter control box
control power NOT fault OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of
Starting up is fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy
chưa thỏa mãn hoặc;
Phân xưởng Vận hành 45/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Excitation regulator no fault OFF”,
tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is fulfilled không đỏ và
tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Excitation regulation cabinet not
manually control OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is
fulfilled không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa
mãn.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.1.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Generator speed <5%Ne OFF” là do tốc độ tổ máy chưa
về dưới 5% tốc độ.
- Nếu báo câu lệnh “Emergency Shutdown ON or Accident Shutdown ON”
là do chưa giải trừ hết các tín hiệu sự cố.
- Nếu báo câu lệnh “Governor control cabinet DC/AC power supply normal
OFF” là do nguồn DC/AC của tủ điều tốc không có hoặc bị cắt do ngắn mạch.
- Nếu báo câu lệnh “Gov oil pressure control cubicle system not fault OFF”
là do hệ thống điều khiển dầu áp lực bị sự cố.
- Nếu báo câu lệnh “Governor oil pressure equipment pump 1,2 normal
OFF” là do bơm dầu áp lực 1 hoặc 2 đang bị sự cố.
- Nếu báo câu lệnh “Governor oil pressure equipment control circuit power
supply normal OFF” là do nguồn cung cấp cho mạch điều khiển dầu áp lực không
có hoặc bị cắt do ngắn mạch.
- Nếu báo câu lệnh “Head coAwater level normal OFF” là do mức nước trên
nắp tuabin tăng quá cao.
- Nếu báo câu lệnh “Leakage oil tank oil level normal OFF” là do mức dầu
thùng dầu rỉ tăng cao.
- Nếu báo câu lệnh “Automatic water filter control box control power NOT
fault OFF” là do nguồn cung cấp cho tủ điều khiển bộ lọc tự động không có hoặc bị
cắt do ngắn mạch.
- Nếu báo câu lệnh “Excitation regulator no fault OFF” là do hệ thống kích
từ còn tồn tại sự cố chưa giải trừ.
- Nếu báo câu lệnh “Excitation regulation cabinet not manually control OFF”
là do chế độ điều khiển của hệ thống kích từ không ở chế độ Auto.
4.1.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình lên máy.
Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực hiện các
thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ máy để
xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
- Nếu báo câu lệnh “Generator spedd <5%Ne OFF”: kiểm tra thực tế bằng
mắt tại buồng tuabin xem trục tuabin có quay không, nếu trục còn quay do rò rỉ
nước qua cánh hướng quá lớn thì chuyển chế độ thắng cơ máy phát sang bằng tay

Phân xưởng Vận hành 46/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
để thực hiện thắng tay. Sau khi thắng tay xong khoảng 2 phút, hạ thắng cơ bằng tay
và kiểm tra lại tín hiệu Generator spedd <5%Ne đã thỏa mãn hay chưa.
- Nếu báo câu lệnh “Governor control cabinet DC/AC power supply normal
OFF”: kiểm tra nguồn điều khiển AC hoặc DC cung cấp cho tủ điều khiển điều tốc.
Nếu bị cắt ra thì cho phép đóng lại một lần để kiểm tra. Nếu bị cắt ra lần nữa thì cô
lập aptomat nguồn, tiến hành kiểm tra lại mạch để khôi phục lại nguồn sớm nhất.
- Nếu báo câu lệnh “Gov oil pressure control cubicle system not fault OFF”:
kiểm tra lại nguồn điều khiển AC/DC của tủ điều khiển như ở trên, kiểm tra lại áp
lực bình dầu điều khiển, mức dầu bình dầu và thùng dầu đã ở mức bình thường
chưa. Nếu chưa thỏa các điều kiện trên thì xử lý như ở phần xử lý ở chuyên đề dầu
áp lực điều tốc.
- Nếu báo câu lệnh “Governor oil pressure equipment pump 1,2 normal
OFF”: kiểm tra lại nguồn cho hai bơm dầu điều tốc. Nếu bị cắt ra thì kiểm tra lại
mạch bơm, cho phép đóng lại một lần để kiểm tra. Nếu vẫn bị nhảy ra thì cô lập
bơm để tìm nguyên nhân xử lý.
- Nếu báo câu lệnh “Governor oil pressure equipment control circuit power
supply normal OFF”: kiểm tra lại các aptomat điều khiển cấp cho hệ thống dầu điều
tốc để khôi phục lại.
- Nếu báo câu lệnh “Head coAwater level normal OFF”: kiểm tra lại mức
nước thực tế tại buồng tuabin, kiểm tra hai bơm trên nắp tuabin có làm việc không.
Nếu bơm không làm việc hoặc làm việc mà nước vẫn dâng cao thì nhanh chóng sử
dụng bơm chìm di động để rút bớt nước trên nắp.
- Nếu báo câu lệnh “Leakage oil tank oil level normal OFF”: kiểm tra thực tế
mức dầu tại thùng dầu rò rỉ. Nếu mức dầu tăng cao thì nhanh chóng kiểm tra và
đóng kín lại 4 van xả dầu rò tại hai servo, chuyển bơm dầu rò rỉ sang điều khiển
bằng tay để bơm dầu từ thùng dầu rò rỉ lên thùng dầu phía trên.
- Nếu báo câu lệnh “Automatic water filter control box control power NOT
fault OFF”: kiểm tra lại các aptomat điều khiển cấp cho tủ điều khiển bộ lọc để khôi
phục lại.
- Nếu báo câu lệnh “Excitation regulator no fault OFF”: kiểm tra tại trang
màn hình điều khiển kích từ còn sự cố nào tồn tại không. Sau đó xử lý theo chuyên
đề Hệ thống kích từ để giải trừ tín hiệu sự cố.
- Nếu báo câu lệnh “Excitation regulation cabinet not manually control
OFF”: kiểm tra tại tủ kích từ, chuyển khóa Running Mode sang vị trí Auto.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.2- Chạy máy ở bước STAND BY nhưng không thành công


4.2.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Condition of Starting up is
fulfilled”, tại màn hình LCU tổ máy bước Condition of Starting up is fulfilled
không đỏ và tương ứng với một trong các tín hiệu chạy máy chưa thỏa mãn hoặc;

Phân xưởng Vận hành 47/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Brake Cubicle Mainternance Seal
Air Pressure Normal OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Brake Cubicle
Mainternance Seal Air Pressure Normal không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Heater And Dehumidifier Stop
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Heater And Dehumidifier Stop không đỏ
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Servormotor Locking Position Out
ON”, tại màn hình LCU tổ máy bước Servormotor Locking Position Out không đỏ
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Cooling Water Normal OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Cooling Water Normal không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Governor System Start OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Governor System Start không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Rotate Speed >95% OFF”, tại màn
hình LCU tổ máy bước Rotate Speed >95% không đỏ.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.2.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Condition of Starting up is fulfilled” là do các điều kiện
chạy máy chưa thỏa mãn.
- Nếu báo câu lệnh “Brake Cubicle Mainternance Seal Air Pressure Normal
OFF” là do áp lực khí chèn trục sửa chữa chưa được giải trừ.
- Nếu báo câu lệnh “Heater And Dehumidifier Stop OFF” là do bộ sấy và bộ
hút ẩm không dừng tự động.
- Nếu báo câu lệnh “Servormotor Locking Position Out ON” là do lock servo
cánh hướng không tự động mở.
- Nếu báo câu lệnh “Cooling Water Normal OFF” là do hệ thống nước làm
mát không đủ áp lực và lưu lượng làm mát.
- Nếu báo câu lệnh “Governor System Start OFF” là do hệ thống điều tóc
không tự động khởi động.
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed >95% OFF” là do tốc độ tổ máy không đạt
đến 95% tốc độ định mức.
4.2.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình lên máy.
Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực hiện các
thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ máy để
xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
- Nếu báo câu lệnh “Condition of Starting up is fulfilled” thì xử lý như mục
4.1.
- Nếu báo câu lệnh “Brake Cubicle Mainternance Seal Air Pressure Normal
OFF” thì tiến hành xả khí trong đệm sữa chữa bằng tay.

Phân xưởng Vận hành 48/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Nếu báo câu lệnh “Heater And Dehumidifier Stop OFF”: kiểm tra tại tủ
điều khiển bộ sấy và hút ẩm trong buồng máy phát
+ Chuyển khóa chọn lựa Heater sang Manual-nhấn STOP tại bộ sấy.
+ Chuyển khóa chọn lựa Dehumidifier sang Manual-nhấn STOP tại bộ hút
ẩm.
- Nếu báo câu lệnh “Servormotor Locking Position Out ON”: kiểm tra vị trí
Lock servo tại buồn tuabin, nếu Lock servo vẫn chưa được giải trừ do mạch tự động
không làm việc, nhấn trực tiếp vào cuộn dây để giải trừ Lock.
- Nếu báo câu lệnh “Cooling Water Normal OFF”: kiểm tra lại nguồn và
trạng thái của van điện AA001, chuyển khóa AA001 sang vị trí Manual, nhấn Open
để mở van, kiểm tra các tín hiệu lưu lượng và áp lực đã thỏa mãn hay chưa.
- Nếu báo câu lệnh “Governor System Start OFF”: kiểm tra tại tủ điều tốc
điện ở LCU tổ máy, nếu điều tốc đang ở Remote mà điều tốc vẫn không làm việc,
chuyển khóa sang Local để khởi động điều tốc bằng tay (thao tác xử lý như ở
chuyên đề Hệ thống điều tốc).
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed >95% OFF”: kiểm tra tại tủ điều tốc điện
ở LCU tổ máy, nếu điều tốc đang ở Remote mà tốc độ tổ máy vẫn chưa đạt đến trên
95% tốc độ, chuyển khóa sang Local để tăng tốc độ tổ máy bằng tay (thao tác xử lý
như ở chuyên đề Hệ thống điều tốc).
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.3- Chạy máy ở bước NO LOAD nhưng không thành công


4.3.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Field Breaker Closed”, tại màn
hình LCU tổ máy tín hiệu SOE19 Excitation Field Switch Closed OFF hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Excitation Remote Start”, tại màn
hình LCU tổ máy tín hiệu DI135 Excitation Manual ON hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Generator Voltage Extablish
Alarm”, tại màn hình LCU tổ máy tín hiệu SOE115 Generator Voltage >95%U đm
OFF.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.3.2- Nguyên nhân
- Máy cắt kích từ mồi không đóng.
- Hệ thống kích từ không tự động khởi động.
- Điện áp đầu cực không đạt đến trên 95%Uđm.
4.3.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình lên máy.
Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực hiện các
thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ máy để
xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.

Phân xưởng Vận hành 49/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Nếu cảnh báo Field Breaker Closed không thành công thì tại tủ kích từ:
chuyển khóa Running Mode sang vị trí Manual, nhấn Field Flashing để đóng máy
cắt kích từ mồi, sau đó theo dõi quá trình hình thành điện áp đầu cực.
- Nếu cảnh báo Excitation Remote Start không thành công thì tại tủ kích từ:
chuyển khóa Running Mode sang vị trí Manual, nhấn Field Flashing để đóng máy
cắt kích từ mồi, nhấn Increase để tăng điện áp đầu cực máy phát, sau đó theo dõi
quá trình hình thành điện áp đầu cực.
- Nếu cảnh báo Generator Voltage >95%Uđm không thành công thì tại tủ kích
từ: chuyển khóa Running Mode sang vị trí Manual, nhấn Increase để để tăng điện
áp đầu cực máy phát, sau đó theo dõi quá trình hình thành điện áp đầu cực.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.4- Chạy máy ở bước GENERATING nhưng không thành công


4.4.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Synchroization Device Put In”, tại
màn hình LCU tổ máy tín hiệu DO92 Synchroization Device Start OFF hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “GCB Closed Error”, tại màn hình
LCU tổ máy tín hiệu SOE29 GCB Closeed OFF hoặc;
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.4.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Synchroization Device Put In” là do bộ hòa tự động
không làm việc hoặc bị lỗi.
- Nếu báo câu lệnh “GCB Closed Error” là do máy cắt đầu cực không đóng
được.
4.4.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình lên máy.
Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực hiện các
thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ máy để
xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
- Nếu cảnh báo Synchroization Device Put In không thành công thì tại tủ hòa
đồng bộ chuyển khóa MODE sang vị trí Man để tiến hành hòa bằng tay.
- Nếu cảnh báo GCB CLOSED không thành công thì tại tủ điều khiển tại chỗ
máy cắt chuyển khóa Selector Switch sang vị trí Local để tiến hành đóng bằng tay
sau khi đã thỏa điều kiện hòa mà vẫn không đóng được máy cắt tại LCU.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.5- Dừng máy ở bước NO LOAD nhưng không thành công


4.5.1- Hiện tượng

Phân xưởng Vận hành 50/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Decrease Active Power to 0 MW
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Decrease Active Power to 0 MW không đỏ
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “GCB Remote Trip OFF”, tại màn
hình LCU tổ máy bước GCB Remote Trip không đỏ.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.5.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Decrease Active Power to 0 MW OFF”
- Nếu báo câu lệnh “GCB Remote Trip OFF”
4.5.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng
máy. Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực
hiện các thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ
máy để xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
- Nếu cảnh báo “Decrease Active Power to 0 MW OFF” không thành công
thì tại tủ điều tốc điện, chuyển khóa Control License sang Local để giảm công suất
tổ máy tại chỗ.
- Nếu cảnh báo “GCB Remote Trip OFF” thì tại tủ điều khiển tại chỗ GCB,
chuyển khóa Selector Switch sang Local để cắt bằng tay.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.6- Dừng máy ở bước STAND BY nhưng không thành công


4.6.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Exictation Shutdown OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Exictation Shutdown không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Generator Voltage <10%U đm
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Generator Voltage <10%Uđm không đỏ.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.6.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Exictation Shutdown OFF” là do hệ thống kích từ không
khởi động trình tự dừng tự động.
- Nếu báo câu lệnh “Generator Voltage <10%Uđm OFF” là do điện áp đầu
cực không giảm về 10%Uđm.
4.6.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng
máy. Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực
hiện các thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ
máy để xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
Phân xưởng Vận hành 51/56 10/2012
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Nếu báo câu lệnh “Exictation Shutdown OFF”: kiểm tra tại tủ kích từ,
chuyển khóa Running Model sang Manual, nhấn De Excitation để dừng hệ thống
kích từ.
- Nếu báo câu lệnh “Exictation Shutdown OFF”: kiểm tra tạủ kích từ, chuyển
khóa Running Model sang Manual, thao tác tại màn hình điều khiển để giảm điện
áp đầu cực như chuyên đề hệ thống kích từ.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.7- Dừng máy ở bước STAND STILL nhưng không thành công
4.7.1- Hiện tượng
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Governor System Stop OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Governor System Stop không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Guide Vane Fully Closed OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Guide Vane Fully Closed không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Rotate Speed <20%n đm OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Rotate Speed <20%nđm không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Brake Put In OFF”, tại màn hình
LCU tổ máy bước Brake Put In không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Rotate Speed <5%n đm OFF”, tại
màn hình LCU tổ máy bước Rotate Speed <5%nđm không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Cooling Water Pump Stop OFF”,
tại màn hình LCU tổ máy bước Cooling Water Pump Stop không đỏ hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Servomotor Locking Position In
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Servomotor Locking Position In không đỏ
hoặc;
- Tại máy tính điều khiển trung tâm báo “Heater and Dehumidifier Start
OFF”, tại màn hình LCU tổ máy bước Heater and Dehumidifier Start không đỏ.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.7.2- Nguyên nhân
- Nếu báo câu lệnh “Governor System Stop OFF” là do hệ thống điều tốc
không khởi động quá trình dừng tự động.
- Nếu báo câu lệnh “Guide Vane Fully Closed OFF” là do cánh hướng không
đóng hoàn toàn.
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed <20%n đm OFF” là do tốc độ tổ máy không
xuống dưới 20% tốc độ định mức.
- Nếu báo câu lệnh “Brake Put In OFF” là do thắng cơ không tự động làm
việc.
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed <5%nđm OFF” là do tốc độ tổ máy không
xuống dưới 5% tốc độ định mức.
- Nếu báo câu lệnh “Cooling Water Pump Stop OFF” là do hệ thống nước
làm mát không tự động dừng.

Phân xưởng Vận hành 52/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
- Nếu báo câu lệnh “Servomotor Locking Position In OFF” là do lock servo
không chốt tự động được.
- Nếu báo câu lệnh “Heater and Dehumidifier Start OFF” là do bộ sấy và bộ
hút ẩm không tự động khởi động.
4.7.3- Biện pháp xử lý
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng
máy. Kiểm tra các logic tác động của bảo vệ, nếu chúng không tác động thì thực
hiện các thao tác bằng tay. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, hệ thống công nghệ thuộc tổ
máy để xác định nguyên nhân sự cố.
- Giải trừ chuông bằng cách ấn nút "……" trên màn hình máy tính điều
khiển.
- Nếu báo câu lệnh “Governor System Stop OFF”: kiểm tra tại tủ điều tốc
điện ở LCU tổ máy, nếu điều tốc đang ở Remote mà điều tốc vẫn không làm việc,
chuyển khóa sang Local để dừng điều tốc bằng tay (thao tác xử lý như ở chuyên đề
Hệ thống điều tốc).
- Nếu báo câu lệnh “Guide Vane Fully Closed OFF”: kiểm tra tại tủ điều tốc
điện ở LCU tổ máy, nếu điều tốc đang ở Remote mà cánh hướng vẫn không đóng
hoàn toàn, chuyển khóa sang Local để điều chỉnh cánh hướng bằng tay (thao tác xử
lý như ở chuyên đề Hệ thống điều tốc).
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed <20%nđm OFF”: kiểm tra tại tủ điều tốc
điện ở LCU tổ máy, nếu điều tốc đang ở Remote mà điều tốc vẫn không làm việc,
chuyển khóa sang Local để giảm tốc độ tổ máy bằng tay (thao tác xử lý như ở
chuyên đề Hệ thống điều tốc).
- Nếu báo câu lệnh “Brake Put In OFF”: kiểm tra áp lực khí thắng có đảm
bảo hay không hoặc tại tủ thắng cơ, chuyển khóa điều khiển thắng cơ sang Manual,
thực hiện thắng cơ bằng tay. Quan sát quá trình giảm tốc độ tổ máy về 20%.
- Nếu báo câu lệnh “Rotate Speed <5%nđm OFF”: kiểm tra tại tủ thắng cơ,
chuyển khóa điều khiển thắng cơ sang Manual, thực hiện thắng cơ bằng tay. Quan
sát quá trình giảm tốc độ tổ máy về 5%.
- Nếu báo câu lệnh “Cooling Water Pump Stop OFF”: kiểm tra tại tủ điều
khiển van cấp nước làm mát, chuyển khóa AA001 sang vị trí Manual, nhấn Close
để đóng van.
- Nếu báo câu lệnh “Servomotor Locking Position In OFF”: kiểm tra vị trí
Lock servo tại buồn tuabin, nếu Lock servo vẫn chưa được lock do mạch tự động
không làm việc, nhấn trực tiếp vào cuộn dây để Lock.
- Nếu báo câu lệnh “Heater and Dehumidifier Start OFF”: kiểm tra tại tủ điều
khiển bộ sấy và hút ẩm trong buồng máy phát
+ Chuyển khóa chọn lựa Heater sang Manual-nhấn START tại bộ sấy.
+ Chuyển khóa chọn lựa Dehumidifier sang Manual-nhấn START tại bộ hút
ẩm.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân xưởng Vận hành 53/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
MỤC II- CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG KHÁC
4.8- Treo máy tính điều khiển hoặc máy tính server
4.8.1- Hiện tượng
- Báo trạng thái Offline/Fault (màu xám) ở trang Sytem Structure tại máy
tính điều khiển.
- Không thao tác được lệnh trên máy tính điều khiển hoặc không truy cập các
thông tin ở các trang màn hình.
- Không chuyển đổi giữa các trang trạng thái trong máy tính điều khiển hoặc
máy tính giám sát.
- Các thao tác trên chuột và bàn phím không có hiệu lực.
- Báo còi tại trung tâm và tủ LCU.
4.8.2- Nguyên nhân
- Thao tác lệnh nhiều lần cùng một lúc.
- Lỗi phần mềm.
4.8.3- Biện pháp xử lý
- Tắt phần mềm NC 2000 trên máy tính điều khiển và kiểm tra lại thao tác
điều khiển. Nếu sau khi khởi động lại phần mềm mà vẫn không được thì khởi động
lại máy tính bằng cách nhấn Power trong 5 giây.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.9- Sự cố bộ điều khiển tại chỗ (LCU) tổ máy, thiết bị phụ trợ, trạm phân phối
và thiết bị thủy lực
4.9.1- Hiện tượng
- Báo hiệu LCU Fault” ở máy tính điều khiển và LCU.
- Tại CPU của LCU tổ máy: đèn CPU OK không sáng hoặc;
- Tại Card truyền thông của LCU tổ máy: đèn Ethernet OK hoặc Lan OK
không sáng.
4.9.2- Nguyên nhân
- Bộ CPU cho hệ thống bị sự cố.
- Lỗi kênh truyền tín hiệu FE.
4.9.3- Biện pháp xử lý
- Nếu bộ CPU bị sự cố: cắt nguồn và bật lại nguồn của CPU để reset lại bằng
cách nhấn OFF và ON lại một lần tại Card nguồn, quan sát đèn báo CPU OK.
- Nếu Card truyền thông mạng bị sự cố: nhấn vào nút Ethernet Restart trên
card để giải trừ sự cố, quan sát đèn báo Ethernet OK hoặc Lan OK.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm ra nguyên nhân thì báo
cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân xưởng Vận hành 54/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
MỤC LỤC
Chương 1- MÔ TẢ.................................................................................................2
1.1- Khái quát..........................................................................................................2
1.2- Chức năng........................................................................................................2
1.3- Nhiệm vụ.........................................................................................................2
1.3.1- Cấp điều khiển từ A0/A3..........................................................................2
1.3.2- Cấp điều khiển trung tâm..........................................................................3
1.3.3- Cấp điều khiển tại LCU điều khiển (nhóm thiết bị).................................6
1.3.4- Cấp điều khiển tại tủ thiết bị...................................................................10
1.4- Cấu trúc của hệ thống CSCS.........................................................................13
1.4.1- Cấp điều khiển trung tâm........................................................................14
1.4.2- Cấp điều khiển tại chỗ nhóm..................................................................18
1.5- Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu CSCS..............................22
1.5.1- Khái niệm...............................................................................................22
1.5.2- Đặc tính chung của hệ thống CSCS........................................................22
1.5.3- Một số thiết bị chủ yếu trong hệ thống CSCS........................................23
1.5.4- Mạng máy tính........................................................................................23
1.6- Nguyên lý hoạt động của hệ thống CSCS.....................................................26
1.7- Nguồn AC và DC cung cấp cho hệ thống điều khiển....................................26

Chương 2- 27QUY ĐỊNH AN TOÀN..................................................................27


2.1- Quy định về an toàn trong quá trình vận hành..............................................27
2.1.1- Trong việc kiểm tra, ghi chép thông số..................................................27
2.1.2- Khi thao tác chuyển đổi thiết bị..............................................................27
2.1.3- Các trường hợp không được phép vận hành tổ máy tại phòng điều khiển
trung tâm...........................................................................................................28
2.2- Quy định về an toàn trong khi thao tác đưa ra sữa chữa...............................28
2.3- Quy định về an toàn trong quá trình sửa chữa...............................................28
2.4- Quy định về an toàn trong khi đưa vào vận hành..........................................29
2.5- Các biện pháp an toàn khác đối với hệ thống................................................29
2.6- Các công việc làm theo PCT, LCT và PTT, LTT..........................................30

Chương 3- VẬN HÀNH.......................................................................................31


3.1- Vận hành........................................................................................................31
3.1.1- Phương thức vận hành............................................................................31
3.1.2- Chế độ vận hành.....................................................................................32
3.1.2.1- Chạy tổ máy ở các chế độ....................................................................32
3.1.2.2- Vận hành tổ máy tại máy tính điều khiển trung tâm...........................34
3.1.2.2.1- Chạy máy tại máy tính điều khiển trung tâm....................................34
3.1.2.2.2- Ngừng máy dự phòng tại phòng điều khiển trung tâm.....................35
3.1.2.3- Vận hành tổ máy tại ULC....................................................................35
3.1.2.3.1- Khởi động tổ máy từng bước tại ULC..............................................36
3.1.2.3.2- Dừng tổ máy từng bước tại ULC......................................................37
3.1.2.4- Trình tự dừng sự cố cơ MES tổ máy...................................................37
3.1.2.5- Trình tự dừng sự cố điện EES tổ máy.................................................38
3.1.2.6- Trình tự dừng sự cố khẩn cấp ES tổ máy............................................39
3.1.2.7- Trình tự khởi động tổ máy bằng tay tại các tủ điều khiển tại chỗ.......40

Phân xưởng Vận hành 55/56 10/2012


Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5
Hệ thống điều khiển và giám sát
3.1.2.8- Trình tự dừng tổ máy bằng tay tại các tủ điều khiển tại chỗ...............41
3.1.2.9- Vận hành các thiết bị phụ trợ tại máy tính trung tâm..........................42
3.1.2.10- Các lưu ý trong vận hành...................................................................43
3.2- Trạng thái làm việc của hệ thống...................................................................44
3.2.1- Trạng thái làm việc bình thường.............................................................44
3.2.2- Trạng thái làm việc không bình thường..................................................44
3.2.3- Trạng thái vận hành lúc sự cố.................................................................44

Chương 4- CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP XỬ


LÝ.........................................................................................................................45
MỤC I- TRONG QUÁ TRÌNH CHẠY – DỪNG MÁY Ở CÁC CHẾ ĐỘ.........45
4.1- Chạy máy nhưng điều kiện khởi động không thỏa mãn................................45
4.2- Chạy máy ở bước STAND BY nhưng không thành công.............................47
4.3- Chạy máy ở bước NO LOAD nhưng không thành công...............................49
4.4- Chạy máy ở bước GENERATING nhưng không thành công.......................50
4.5- Dừng máy ở bước NO LOAD nhưng không thành công..............................50
4.6- Dừng máy ở bước STAND BY nhưng không thành công............................51
4.7- Dừng máy ở bước STAND STILL nhưng không thành công.......................52
MỤC II- CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG CÓ MẠCH BẢO VỆ...............54
4.8- Treo máy tính điều khiển hoặc máy tính server............................................54
4.9- Sự cố bộ điều khiển tại chỗ (LCU) tổ máy, thiết bị phụ trợ, trạm phân phối
và thiết bị thủy lực................................................................................................54

Phân xưởng Vận hành 56/56 10/2012

You might also like