You are on page 1of 15

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

1) Khi kích từ (máy điện lớn): nhiệm vụ là duy trì dòng điện kích từ. Nhưng
khi cắt kích từ thì có hại: nó trả lại năng lượng( lớn)→ xuất hiện hồ quang ở điểm cắt
→ dùng bộ diệt từ để trả năng lượng lại(cho từ trường). E= dФ/dt ; t<<→ E rất lớn →
gây hư hỏng cách điện.
2) Khi quấn dây một khe chỉ có 2 lớp (tối đa 4 lớp): do 1 lớp(sợi) gồm nhiều
sợi dây nhỏ làm sao cho có chiều dài và điện trở bằng nhau→ tạo ra sợi lớn(thanh)
đẳng thế. Do đó trong khe chỉ có 2 lớp.
3) Trong stato lắp các lá thép vì: để cắt dòng điện(các tấm cách điện) để hạn
chế dòng Fucô nhưng không cắt dòng từ (mạch từ còn lớn càng tốt)→ các lá thép
không tạo thành mạch kín nhưng phải nối đất.
4) Máy biến áp không có điều chỉnh điện áp dưới tải(NMTĐ A-VƯƠNG):
đơn giản vì có cánh thay đổi điện áp (U) bằng cách thay đổi dòng kích từ (Khi hệ
thống có bộ điều áp dưới tải là do không còn cánh nào khác để thay đổi U lúc cần
thiết “lúc đang mang tải”).
5) Máy cắt (MC): chỉ cắt dòng, áp còn → nên không gọi là cắt điện khi cắt
MC. Nhiệm vụ của MC là phải cắt được trong mọi trường hợp tức chỉ cần lệnh cắt
đưa vào chứ không cần năng lượng đưa vào. Không mất áp do MC được phân áp bởi
tụ, và được sang điện áp bằng R nên khi cắt chỉ cắt được dòng.
+ DCL: cắt cả dòng + áp.
+ Aptomat: Tự cắt được, là một bảo vệ, không đóng được và khi đóng cần năng
lượng.
6) Sau khi mất điện thoáng qua: MC→ đóng ; KĐtừ → không đóng. Đây là
nguyên nhân để tránh tất cả các động cơ cùng khởi động lại→ I kđ = ( 7→10)Iđm →
sập lưới.
7) MC không cắt với thời gian lớn và thời gian bé: do:
+ HTĐ có L, C lớn nên khi cắt nhanh→ dФ/dt lớn → du lớn (độ lớn quá áp) →
quá điện áp hệ thống (cảm ứng) lớn → cắt nhanh cũng không tốt.
+ Khi cắt chậm: → IN lớn → cũng không tốt.
+ MC chân không cắt rất nhanh (do dập tắt HQ trong chân không) những chỉ
dùng trong mạng trung áp trở xuống (L, C không quá lớn).
8) TU, TI:
+ Trên một lõi thép của TU cho phép quấn nhiều cuộn hạ. Chọn tiết diện dây
(TU) lớn (do chọn theo tổn thất điện áp ΔU ).
+ Trên một lõi thép của TI chỉ cho phép quấn 1 cuộn hạ, tức chỉ có một đầu ra
(TI có 5 cuộn tức có 5 lõi thép, chúng tương tự như 5TI). Một cuộn hạ áp của TI có
thể có nhiều đầu ra nhưng khi dùng 1 đầu ra (1 phần cuộn dây) thì coi như dùng hết
{để tránh trường hợp: cuộn không dùng thì phải nối đất}.
- TI bảo vệ : mong muốn là khi có MN thì đạt cấp chính xát mong muốn
(0.1:sai số của TI).

1
- TI đo lường: yêu cầu càng chính xát lúc đo lường bình thường (0.5).Tức khi
có MN xảy ra TI đo lường có sai số tăng rất nhanh, dòng thứ cấp tăng càng ít càng tốt
→ Tiết diện lõi thép TU bảo vệ lớn hơn lõi thép của TI đo lường
- 5P20: 5% per 20Iđm: sai số < 5% khi dòng vọt lên 20 lần Iđm
9) Khi có hiện tượng O2 khuếch tán vào dầu lúc có nhiệt độ cao → O2 dễ bị
oxy hoá chất dễ oxy hoá (chất hữu cơ: cách điện)→ làm già hoá cách điện → giảm
tuổi thọ MBA → dùng bộ thở trong vùng nhất định.
10) Vì sao trong MBA 3fa luôn có 1 cuộn Δ; và công suất cuộn Δ chọn theo
nguyên tắc theo nào ?
+ Cuộn Δ nếu không dùng cũng thiết kế 33% công suất cuộn chính trở lên:
dòng không lớn nhưng chịu lực điện động lớn (áp lớn)→ chọn dây lớn .?.?.?
11) Nhưng hiện tượng xuất hiện khi từ hoá lõi thép MBA:
a) Mba 1pha : nếu Ф là hình sin, i0 sẽ không hình sin mà có dạng nhọn đầu và
trùng pha với Ф nghĩa là i0 ngoài thành phần cơ bản i01 còn có i03 , i05 , ... trong đó i03 là
lớn nhất và chính thành phần bậc 3 này có tác dụng làm cho dòng điện từ hoá có dạng
nhọn đầu. Cũng từ lý luận trên, nếu mạch từ càng bão hoà thì dòng từ hoá i 0 càng
nhọn đầu, nghĩa là thành phần i03 càng lớn.
b) Mba 3pha:
+ Mba 3pha(Y/Y): vì dây quấn nối Y nên thành phần dòng điện bậc 3 không
tồn tại → dòng điện từ hoá i0 có dạng hình sin → Ф do i0 sinh ra có dạng vạt đầu, Ф
gồm Ф1, Ф3 , Ф5 ... các thành phần cao hơn bậc 3 rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Đối với
mba 3pha, vì mạch từ của 3pha riêng rẽ, Ф 3 của 3pha cùng chiều tại mọi thời điểm sẽ
dễ dàng khép kín trong từng lõi thép như Ф 1, do từ trở của lõi thép rất bé →Ф 3 có trị
số rất lớn(có thể đến 15→20%)Ф1→ trong dây quấn sơ cấp và thứ cấp ngoài e 1 còn có
e3 khá lớn(có thể đạt đến trị số E 3= (45→60)%E1)→ sđđ tổng trong pha e = e 1 + e3 có
dạng nhọn đầu nghĩa là s.đ.đ pha tăng lên rõ rệt → không có lợi và nhiều trường hợp
rất nguy hiểm, như chọc thủng cách điện của dây quấn, làm hư hỏng Tbị đo lường và
nếu trung tính nối đất dòng điện bậc 3 sẽ gây ảnh hưởng đến đường dây thông tin →
không dùng kiểu đấu dây Y/y cho tổ mba 3pha.(chú ý: dù s.đ.đ pha có trị số lớn và
hình dáng biến đổi nhiều nhưng các các s.đ.đ dây vẫn luôn luôn là hình sin, vì nối Y
thì s.đ.đ dây không có thành phần bậc 3)
+ Đối với mba 3pha 3 trụ vì thuộc hệ thống mạch từ chung nên hiện tượng sẽ
khác đi. Ф3 bằng nhau và cùng chiều trong 3 trụ thép tại mọi thời điểm → chúng
không thể khép mạch từ trụ này sang trụ khác được mà bị đẩy ra ngoài và khép mạch
từ gông này sang gông kia qua không khí hoặc dầu, là môi trường có từ trở lớn →Ф 3
không lớn lắm xem như từ thông trong mạch từ là hình sin. Song cần chú rằng Ф 3 đập
mạch với tần số 3f qua vách thùng, các bulông ghép ... gây nên tổn hao phụ làm hiệu
suất mba giảm xuống→ đấu Y/Y đối với mba 3pha 3trụ cũng chỉ áp dụng cho mba
với S < 5600kVA
+ Mba 3pha nối Δ/Y: phía sơ cấp nối Δ→i 03 khép kín trong tam giác→ dòng từ
hoá i0 có thành phần bậc 3 sẽ có dạng nhọn đầu → tương tự như trường hợp mba
1pha.
2
+ Mba 3pha nối Y/Δ: do dây quấn sơ cấp nối Y → i 0 trong đó không có thành
phần bậc 3 → có kết luận tương tự như trường hợp mba Y/Y
11)Tại sao khi chuỗi sứ bị vở thì các bác sứ phía trên vở trước: Khi bị sét
đánh thì chuỗi sứ là thiết bị đầu tiên bị phóng điện nên chịu sự phóng điện ngược rất
lớn nên các bát sứ trên chịu điện áp ngược lớn nhất→ vở trước.(→ khi dùng đZ 110
dùng tạm cho mạng 35KV phải nối tắc bớt chuỗi sứ- tức nếu không nối tắc thì ảnh
hưởng đến các chuỗi sứ mạng 35KV do phóng điện khi sét đánh)
12) Tại sao khi ngắn mạch đột nhiên tốc độ máy phát tăng lên?
+ Khi ngắn mạch đột nhiên thì lượng công suất điện do công suất cơ chuyển
thành không thể chuyển qua điểm ngắn mạch được, chính lượng công suất này làm
cho tốc độ máy phát tăng cao.
13) Phân tích nguyên nhân và tính chất dòng điện trong dây quấn
cản(cuộn lồng sóc, cuộn cân bằng) MFĐ đồng bộ cực lồi?
+ Cuộn ngắn mạch nối ngắn mạch tấc cả cực từ của rôto MF có tác dụng khắc
phục tình trạng không đồng bộ vi sai nội tại (Tức có sự không đồng bộ vi sai giữa tốc
độ quay của rôto và tốc độ quay của từ trường)→ đưa về trạng thái đồng bộ( n rôto=
nquay từ trường).
14) Tất cả các MBA có tổ nối dây lẽ đều có thể hoà song song được với
nhau được.
+ Các MBA có tổ nối dây chẵn chỉ có thể hoà song song được với nhau khi
chúng cùng trong một nhóm tổ nối dây là ( 2,6,10 ), ( 4,8,12 ).
15) Hãy phân tích nguyên nhân gây nguy hiểm cho TI khi hở mạch thứ cấp
trong vận hành?
+ Do mạch từ TI bảo hoà, do đó khi hở mạch TI → dФ/dt (ΔE) lớn → làm hư
hỏng TI.
16) Hãy mô tả qua trình làm mát của máy phát điện - các phương pháp
làm mát ?
*MFĐ được làm mát bởi 2 cấp:
+ Làm mát trực tiếp: Bằng khí(H 2 ,He) được rôto quạt (Rôto coi như 1 máy quạt
khổng lồ)
+ Làm mát gián tiếp: Dùng dòng nước, không khí, ... để làm mát khí khi rôto
quạt ra.
17) Vì sao phải biết tổ nối dây MBA?
Vì biết tổ nối dây để:
+ Hoà song song các MBA.
+ Để thiết kế rơle.
18) Vì sao độ dài của lưỡi dao công tắc cầu dao kiểu mới tương đối ngắn
hơn kiểu cũ?
+ Do trước đây tưởng nhầm rằng: Việc dập hồ quang của công tắc cầu dao là
do hồ quang bị kéo dài một cách cơ học tuỳ theo độ tách ra của lưỡi dao, khiến điện
áp của đường dây không đủ để duy trì nên tắt, cho nên chế tạo phiến dao của công tắc
cầu dao tương đối dài. Nhưng qua thực nghiệm chứng minh rằng: Việc tắt hồ quang là
3
do tác động của lực điện động, mà lưỡi dao của công tắc càng ngắn thì lực điện động
trên đơn vị dài hồ quang càng lớn, càng có lợi để dập hồ quang. Cho nên chiều dài
của công tắc cầu dao kiểu mới đều chế tạo tương đối ngắn hơn, mà lại tiết kiệm được
vật liệu đồng.
19) Khi ngắt điện bằng công tắc, nếu điện áp trong mạch không dưới
10→20V, dòng điện không dưới 80→ 100mA thì có thể sinh ra hồ quang điện giữa
các đầu tiếp xúc.
20) Kết cấu của biến áp tự ngẫu, đơn giản, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm tiền.
Nhưng tại sao trong hệ thống cung cấp điện cao áp hầu như không dùng nó?
Cuộn sơ cấp, thứ cấp máy biến áp tự ngẫu nối với nhau.Vì thế kết cấu nó đơn
giản, mỗi pha chỉ có một cuộn dây, tổn hao về đồng, về sắt cũng giảm nên nó được sử
dụng rộng rãi trong biến thế thấp áp cỡ nhỏ. Nhưng trong hệ thống điện cao áp, do
mỗi pha của MBA tự ngẫu chỉ có một cuộn dây…→ bất lợi đối với việc hạn chế dòng
ngắn mạch.
21) Cuộn dây cao áp của MBA động lực tại sao thường quấn ngoài cuộn
thấp áp ?
+ Bởi vì cách điện cuộn cao áp đòi hỏi cao. Nếu cuộn dây thấp áp ở ngoài, cuộn
cao áp ở sát lõi sắt biến áp, như vậy phải tăng cường cách điện, ắt sẽ tăng giá thành
chế tạo biến áp.
+ Ngoài ra, cuộn dây cao áp thường phải có đầu ra điều chỉnh điện áp đấu với
công tắc riêng. Nếu cuộn dây cao áp đặt ở bên trong thì việc xử lý cách điện đối với
dây nối và dây dẫn sẽ khó khăn.
22) Một pha của nhóm biến áp ba pha có sự cố, không thể sửa chữa phục
hồi ngay. Nhưng để không ảnh hưởng sản xuất, phải cung cấp điện cho phụ tải 3
pha, bạn có cách gì giải quyết ?
+ Khi một pha của nhóm ba pha bị sự cố, có thể tháo pha bị sự cố ra, hai biến
áp một pha còn lại trở thành cách đấu V. Nếu lúc này điện áp dây và dòng điện dây
thứ cấp đều duy trì không đổi thì dòng điện mỗi pha tăng lên lần( bởi vì dòng điện
dây vốn bằng dòng điện pha nhân , giờ dòng điện dây bằng dòng điện pha). Để biến
áp không quá nóng, sẽ không cung cấp điện cho các bộ phận thứ yếu, để cho phụ tải
giảm lần, tức làm việc với phụ tải = 58% khi đủ tải.
23)Tại sao cuộn cản tần số thấp(thấp dần), nói chung đều có lõi sắt, còn
trong cuộn cản cao tần lại không có lõi sắt ?
+ Điện kháng của cuộn cản có liên quan đến điện cảm của cuộn dây, mà điện
cảm của cuộn dây có liên quan đến tính chất đường từ của nó. Nếu đường từ của cuộn
dây là vật chất từ tính, thì điện cảm tăng lên. Sau khi cuộn cản quấn lên lõi sắt, như
vậy có thể tiết kiệm được nhiều kim loại màu.
+ Cuộn cản có tần số thấp chỉ nên sử dụng trong mạch điện dưới 100 Hz. Do
tần số thấp nên dùng phiến thép Sillic làm đường từ sẽ không gây ra nhiệt độ cao do
dòng điện xoáy trong lõi thép sinh ra.

4
+ Cuộn cản cao tần do dùng trong mạch điện cao tần, nên nếu sử dụng lõi sắt,
sẽ sinh ra dòng điện xoáy rất lớn, làm tổn thất nhiều năng lượng, khiến lõi sắt có nhiệt
độ cao. Mặt khác, điện cảm của cuộn cản cao tần thường không yêu cầu quá lớn, cho
nên cuộn cản cao tần không dùng lõi sắt.
24) Độ dày cách điện tăng gấp 2 lần, phải chăng cường độ chịu áp cũng
tăng gấp 2 lần ?
+ Chất cách điện tốt và đồng đều(mê ca rất mỏng) đặt trong điện trường đều thì
cường độ chịu áp của nó có tỉ lệ thuận với chiều dày.
+ Nhưng tuyệt đại đa số vật liệu cách điện, do nguyên nhân như tính không
đồng đều về chất liệu và sự khác nhau về mức độ khô, đặc biệt là, khi độ dày tăng lên
nhiệt sinh ra do tổn hao môi chất gây ra trên vật thể cách điện, không thể tán phát toàn
bộ đến điện cực hoặc vào môi chất chung quanh, tập trung ở lớp trong vật thể cách
điện, làm nóng vật thể cách điện, dễ gây ra đánh thủng nhiệt. Do đó, độ dày tăng gấp
đôi thì cường độ chịu áp tăng không đến gấp đôi.
25) Tại sao bộ điện kháng có tác dụng hạn chế dòng điện tương đối lớn khi
mạch điện xảy ra ngắn mạch?
+ Bộ điện kháng nối tiếp trong mạch điện. Khi hoạt động bình thường, điện trở
của bộ điện kháng nhỏ hơn nhiều trở của phụ tải, chỉ chiếm vài phần trăm. Vì thế ảnh
hưởng rất ít đến dòng điện làm việc, sụt áp gây ra cũng rất nhỏ. Khi xảy ra ngắn
mạch, trở kháng của phụ tải gần bằng 0, trở kháng của mạch chủ yếu là trở kháng của
bộ điện kháng, có thể giảm thiểu đáng kể dòng điện ngắn mạch trong mạch điện, vì
thế có tác dụng hạn chế dòng ngắn mạch rõ rệt..[Trang 92 s*]
26) Tại sao có một số nhà máy điện sử dụng bộ điện kháng chia tách ?
+ Trong nhà máy phát điện, để hạn chế tối đa dòng điện ngắn mạch, duy trì cho
dây cái có điện áp dư tương đối cao, trị số phần trăm của bộ điện kháng phải tìm cách
lớn một chút, nhưng khi hoạt động bình thường, lại dẫn đến tổn hao điện năng và tổn
thất điện áp tương đối lớn. Nếu sử dụng bộ điện kháng chia tách thì có thể thoả mãn
cả hai vấn đề này. Bộ điện kháng chia tách ở giữa cuộn dây có một đầu và đấu với
nguồn điện, dòng điện định mức của hai phần nhánh bằng nhau, dùng để nối với dây
dẫn ra. Khi vận hành bình thường, do chiều của dòng điện ở 2 phần cuộn dây chia
tách ngược nhau khiến điện kháng của 2 nhánh giảm nhỏ, do đó giảm tổn thất điện áp.
Khi dây ra của một nhánh bị ngắn mạch thì dòng điện phụ tải của nhánh kia tương đối
nhỏ so với dòng điện ngắn mạch, có thể bỏ qua tác dụng của dòng điện ngược chiều
với nó, điện kháng của nhánh này tăng nhiều. Vì thế tác dụng hạn chế dòng ngắn
mạch tăng lên, có thể duy trì điện áp dư của dây cái tương đối cao.
+ Khuyết điểm của bộ điện kháng chia tách là: Khi phụ tải của hai nhánh khác
nhau, chênh lệch điện áp của hai nhánh tăng cao.[Trang 92 s*]
27) Tại sao nhà máy điện không chọn dùng bộ điện kháng có lõi thép mà
chọn dùng bộ điện kháng xi măng rỗng ruột ?
+ Vì bộ điện kháng có lõi thép khi dòng ngắn mạch chạy qua sẽ làm lõi sắt bão
hoà, lượng điện cảm giảm(Tức điện kháng giảm), từ đó làm giảm tác dụng làm giảm
dòng ngắn mạch. Nếu tính đến tình hình bão hoà, điện kháng của bộ điện kháng muốn
5
hạn chế được dòng ngắn mạch thì khi dòng điện phụ tải bình thường, điện kháng sẽ
tăng lên, từ đó làm cho sụt áp trên bộ điện kháng tăng lên, đồng thời lõi sắt cũng sinh
ra dòng điện xoáy, khiến bộ điện kháng nóng lên. Nếu dùng bộ điện kháng rỗng ruột,
do điện cảm của nó là hằng số không liên quan đến dòng điện, khi dòng điện ngắn
mạch quá lớn sẽ không giảm tác dụng hạn chế dòng ngắn mạch, cũng không tồn tại
tiêu hao lõi sắt, mà kết cấu lại rất đơn giản. Vì thế, nhà máy điện chọn sử dụng bộ
điện kháng bằng xi măng rỗng ruột..[Trang 93 s*]
28) Có thể đặt những đò vật sắt thép gần bộ điện kháng làm mát bằng
không khí không ?
+ Gần bộ điện kháng làm mát bằng không khí không cho đặt bất kì đồ vật bằng
sắt thép nào. Bởi vì khi vận hành, các đồ vật này(vật liệu từ tính) sẽ gây tổn thất điện
rất lớn và khiến nó phát nhiệt, đồng thời khi ngắn mạch, dòng điện chạy qua bộ phận
điện kháng lớn hơn nhiều so với dòng điện lúc bình thường, sẽ sinh ra từ trường rất
mạnh, có thể hút các chi tiết này vào trong cuộn dây của bộ điện kháng, khiến cuộn
dây của bộ điện kháng gây nên ngắn mạch hoặc bị hỏng, mở rộng phạm vi sự cố.
29) Khi lắp bộ điện kháng các pha, đặt thẳng đứng hay nằm ngang là tốt ?
+ Đặt thẳng đứng bộ điện kháng các pha tức là lắp chồng các bộ điện kháng
pha. Phương pháp này làm cho cái cách điện ngăn cách cuộn dây chịu lực ép của dây
pha. Nếu bộ điện kháng để ngang bằng thì lực mà cái cánh điện phải chịu là lực uốn.
Bởi vì lực chịu nén của cái cách điện lớn hơn nhiều so với lực bị uốn cho nên bộ điện
kháng của các pha lắp thẳng đứng thì tương đối tốt...[Trang 94 s*]
30) Trong vỏ bình dầu bộ điện kháng kiểu ngâm dầu tại sao phải tăng
thêm tấm ngăn bằng nhôm, hoặc đồng ?
Bộ điện kháng nếu không có thiết bị đặt biệt thì từ thông bị rò sẽ thông qua vỏ
bình dầu thành khép kín. Do tổn hao từ trễ, dòng xoáy, sẽ dẫn đến vỏ bình dầu quá
nóng, gây nên dầu cách nhiệt quá nóng. Để cải thiện tình hình này, sẽ lót một tấm
ngăn cách hình vòng không dẫn từ làm bằng nhôm, hoặc đồng vào trong vỏ két dầu.
Do tác dụng cảm ứng từ, từ rò sẽ sinh ra dòng xoáy trong tấm ngăn, dòng xoáy này lại
sinh ra từ thông ngược chiều với từ thông rò, làm yếu từ thông rò thông qua vỏ bình
dầu, giảm thiểu tổn hao dòng xoáy, từ trễ, đồng thời làm giảm sự tăng nhiệt độ.
[Trang 95s*]
31)Không khí có thể cách điện. Tại sao cách điện trong cuộn dây của bộ
điện kháng cao áp không được phép tồn tại không khí ?
Vì cách điện của cuộn dây bộ điện kháng cao áp là gồm một số vật liệu cách
điện tổ hợp lại. Hệ số điện môi của vật liệu khác nhau không giống nhau. Sự phân bố
điện áp trong lớp cách điện là do hệ số điện môi của các vậy liệu này quyết định. Trên
lớp cách điện có hệ số điện môi tương đối nhỏ sẽ có sự tụt áp tương đối lớn. Cho nên,
phần lớn điện áp từ bên ngoài, đều do vật liệu cách điện có hệ số điện môi nhỏ gánh
chịu. Hệ số điện môi của không khí nhỏ hơn hệ số điện môi vật liệu cách điện thể
lỏng hoặc thể rắn. Cho nên, trong kết cấu cách điện của cuộn dây nó là khâu mỏng
yếu, dễ phóng điện trong lớp không khí, làm hỏng toàn bộ lớp cách điện. Do đó
không được tồn tại không khí.[Trang 95s*]
6
32)Dưới hầm lò khai thác than, tại sao cấm sử dụng dây cáp vỏ nhôm?
+ Vì nhôm là loại kim loại hoạt động mạnh khi bị tia lửa điện đánh thủng hoặc
hư hỏng cơ học nghiêm trọng sẽ đùn bột nhôm ra, tạo nên nhiệt độ rất cao, ở dưới
hầm lò, nhiệt độ này có thể hình thành nổ, khí ga hoặc bụi than. Cho nên, dưới giếng
khai thác than nghiêm cấm sử dụng cách điện vỏ nhôm.[Trang 96s*]
33)Tại sao trên mác MBA không ghi hệ số công suất ? có thể lợi dụng các
số liệu trên mác MBA để tìm ra hệ số công suất?
+Không thể được. Bản thân máy biến áp nguồn không có hệ số công suất cố
định. Hệ số công suất của nó hoàn toàn do tính chất và độ lớn của phụ tải quyết định.
[Trang 96s*]
34) Tại sao điện áp ngắn mạch của MBA điện đều qui định ở 4,5→6% ?
+Điện áp ngắn mạch của MBA quan hệ đến cường độ dòng điện ngắn mạch
MBA. Nếu điện áp ngắn mạch thấp thì dòng ngắn mạch lớn; ngược lại, thì dòng ngắn
mạch nhỏ. Dòng điện ngắn mạch quá lớn đều không có lợi đối với hệ thống điện và
bản thân máy biến áp. Cho nên, điện áp ngắn mạch không nên quá nhỏ, nhưng điện áp
ngắn mạch quá lớn thì môtơ do biến thế cấp điện khi khởi động sẽ sụt áp quá lớn, sẽ
ảnh hưởng đến bước khởi động của môtơ và sự hoạt động bình thường của các thiết bị
điện khác. Điện áp trở kháng của máy biến áp nói chung qui định là 4,5→6% , chính
là tính đến 2 nhân tố trên để quyết định.[Trang 100s*].
35)Tại sao thử không tải MBA có thể đo ra được tổn hao trên sắt, còn thử
ngắn mạch thì đo ra được tổn hao trên đồng?
+Tổn hao trên sắt của MBA bao gồm tổn hao dòng xoáy và tổn hao từ trễ, khi
tần số nguồn điện cố định, sẽ quyết định độ lớn của cường độ cảm ứng từ trong lõi
sắt, tổn hao đồng của biến áp thì chủ yếu do độ lớn của dòng điện trong cuộn dây thứ
cấp quyết định.
+Khi thử không tải, dòng điện thứ cấp bằng 0, dòng điện không tải bên sơ cấp
rất nhỏ thì tổn hao trên đồng có thể bỏ qua không tính. Còn điện áp đưa vào bên sơ
cấp là điện áp định mức, cường độ cảm ứng từ trong lõi sắt là trị số bình thường khi
hoạt động, cho nên công suất đầu vào cơ bản tiêu hao ở tổn hao trên sắt. Khi thí
nghiệm ngắn mạch, trong cuộn dây bên thứ cấp là dòng điện định mức, còn điện áp
nguồn điện bên sơ cấp tương đối thấp. Cường độ cảm ứng từ trong lõi sắt tương đối
nhỏ, tổn hao trên lõi sắt cũng có thể bỏ qua, cho nên công suất đầu vào cơ bản tiêu
hao ở trên đồng.[Trang 123s*].
36) Khi ở hiện trường dùng cầu dao xung kích nguồn điện của hệ thống để
tiến hành thí nghiệm không tải MBA, tại sao cuộn dây nguồn điện của Ampe kế
và oát kế để đo đạc đều phải đấu ngắn mạch?
+Bởi vì khi sử dụng cầu dao xung kích nguồn điện của hệ thống, lúc này dòng
điện cầu dao xung kích hình thành trong quá trình quá độ tức thời, cao gấp 4→7 Iđm.
Độ lớn của nó thay đổi theo vị trí pha của nguồn điện khoảnh khắc đóng cầu dao và
suy giảm theo thông số thời gian T o = L/r. Vì thế khi thí nghiệm, phải đấu ngắn mạch
cuộn dây ampe kế và oát kế nhằm tránh làm cháy hỏng ampe kế và oát kế hoặc chạm
gãy, cong kim.[Trang 124s*].
7
37) Tại sao khi tiến hành thí nghiệm chịu áp xoay chiều đối với biến thế
110Kv trở lên phải sau khi gia nhiệt(60→700c) rồi mới tiến hành?
Do khi đổ dầu máy biến áp vào sẽ sinh ra một số bọt, các bọt khí này có thể
bám trên cuộn dây, cho dù biến áp tốt cũng dễ dẫn đến phóng điện. còn dưới trạng
thái gia nhiệt, không những bọt khí bị khử sạch, đồng thời gần với trạng thái vận hành
thực tế của biến áp hơn, như vậy càng đảm bảo chất lượng thí nghiệm.[Trang 124s*].
38) Đối với biến áp 3 cuộn dây. Khi cuộn dây thấp áp vận hành hở mạch
không có phụ tải thì chú ý điều gì?
Đối với biến áp 3 cuộn dây, khi cuộn dây thấp áp vận hành hở mạch không có
phụ tải thì chú ý các vấn đề, do cảm ứng tĩnh điện có khả năng nguy hại tới cách điện
của cuộn dây thấp áp. Cho nên, trong tình hình vận hành này cần tạm thời tiếp đất dây
ra một pha của cuộn dây thấp áp, nếu cuộn dây thấp áp vốn có bộ chống sét kiểu van
thì bộ chống sét này có thể bảo vệ quá áp cảm áp tĩnh điện này, không cần tiếp đất
tạm thời nữa[Trang 131s*].
39) Máy phát điện một chiều trong khi vận hành phần ứng bị ngắn mạch và đứt
dây thì xảy ra hiện tượng gì?
+Khi phần ứng xảy ra ngắn mạch thì trong vòng dây ngắn mạch có dòng điện
ngắn mạch rất lớn, khiến điện áp các mạch điện không cần bằng, sinh ra dòng điện
vòng, cho nên phần ứng sẽ quá nóng, sinh ra tia lửa điện nghiêm trọng giữa chổi điện
và cổ chỉnh lưu. Điện áp của phần ứng cũng sụt áp thấp hơn bình thường. Khi xảy ra
đứt dây thì phiến cổ chỉnh lưu nối với pha đứt dây cứ mỗi lần qua dưới chổi điện thì
dòng điện của mạch rôto sẽ bị cắt đứt sinh ra tia lửa nghiên trọng.[Trang 145s*].
40) Tại sao dòng điện không tải của môtơ không đồng bộ lớn hơn của MBA,
còn dòng điện ngắn mạch thì nhỏ hơn?
+ Giống như MBA, động cơ không đồng bộ bất kể là khi không tải hay có tải,
từ trường chính của nó đều là do thành phần dòng điện kích từ trong cuộn dây bên sơ
cấp(Đối Đc không đồng bộ là cuộn stato) sinh ra, khe hở từ chính càng lớn thì dòng
điện kích từ cần thiết để sinh ra từ trường sẽ càng lớn. Trong mạch từ chính của môtơ
Đc không đồng bộ có khe hở, dòng điện không tải của nó có thể đạt từ 20→50Iđm,
còn trong MBA không có khe hở, dòng điện không tải của nó chỉ chiếm khoảng
5%Iđm. Cho nên dòng không tải của môtơ không đồng bộ sẽ lớn hơn dòng không tải
của MBA. Khi môtơ không đồng bộ và MBA ngắn mạch, thì dòng ngắn mạch bên thứ
cấp của nó đều do điện kháng rò bên thứ cấp và điện trở của chính cuộn dây quyết
định. Cuộn dây của Đc không đồng bộ đặt trong rãnh của lõi sắt, từ thông rò tương
đối lớn, cho nên điện kháng rò thông thường lớn hơn của MBA. Vì thế, dòng ngắn
mạch của môtơ không đồng bộ chỉ có 3,5→8Iđm, còn dòng ngắn mạch của MBA cao
gấp 10→20Iđm, tức dòng ngắn mạch của môtơ không đồng bộ nhỏ hơn rất
nhiều[Trang 165s*].
41) Tại sao hệ số cosφ của môtơ không đồng bộ khi khởi động và không tải
đều rất nhỏ, còn cosφ khi đủ tải lại được nâng cao?
+ Môtơ không đồng bộ khi khởi động hoặc vận hành không tải, thì dòng điện
của stato chủ yếu là dòng kích từ. Do dòng điện kích từ là dòng điện cảm ứng vô
8
công, do đó lúc này cosφ rất thấp, nói chung khoảng 0.2. Khi môtơ điện không đồng
bộ có phụ tải thì dòng điện rôto tăng lên, lúc này dòng điện stato cũng tăng lên theo,
môtơ điện hấp thụ dòng điện hưu công tương ứng từ lưới điện, cộng với dòng điện
không tải, thành dòng điện tổng. Do trị số dòng điện không tải tương đối nhỏ, cho nên
trị số cường độ dòng điện của nó cơ bản là dòng điện phụ tải, mà dòng điện phụ tải là
dòng điện hữu công, vì hệ số cosφ cũng tăng theo[Trang 166s*].
42) Số cách tản nhiệt ở đế môtơ điện không đồng bộ cỡ nhỏ kiểu đóng kín,
khoảng bao nhiêu là vừa?
+ Tác dụng của cách tản nhiệt một mặt là tăng diện tích toả nhiệt, mặt khác có
tác dụng dẫn dòng khí, khiến dòng khí đi ra khỏi cửa chụp gió sẽ đi chuyển hướng
trục theo mặt bộ máy, nhằm nâng cao hiệu quả làm mát bề mặt. Nếu cách tản nhiệt
tương đối ít, thì cản gió nhỏ,lương gió tương đối lớn, nhưng diện tích tản nhiệt nhỏ thì
sẽ ảnh hưởng hiệu quả làm mát của môtơ. Nếu cách tản nhiệt tương đối nhiều thì diện
tích toả nhiệt tăng lên, nhưng cản gió cũng tăng lên, lương gió giảm, cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả làm mát. Cho nên cách toả nhiệt quá nhiều hoặc quá ít cũng không có lợi
đối với độ tăng nhiệt độ của môtơ. Số lượng của cách toả nhiệt phải thông qua thực
nghiệm khoa học để quyết định[Trang 167s*].
43) Số rãnh rôto của động cơ điện cảm ứng rôto lồng sóc, tại sao không sử
dụng số lẽ?
+ Bởi vì rãnh rôto số lẽ sẽ sinh ra từ thế sóng hài bậc chẳn, tác dụng với từ thế
sóng hài bậc lẽ của stato sinh ra mômen lực chấn động, khiến môtơ xảy ra chấn động
cơ học và tiếng ồn, cho nên không làm rãnh số lẽ[Trang 167s*].
44) Cuộn dây rôto của môtơ điện không đồng kiểu lồng sóc đều ngắn
mạch. Tại sao không trực tiếp dùng khối trụ tròn bằng đồng, nhôm hoặc sắt để
làm rôto của động cơ?
+Sở dĩ rôto của môtơ điện không đồng bộ kiểu lồng sóc có thể quay được là vì
vật dẫn mang điện trên rôto tác dụng với từ trường quay sinh ra mômen quay M.
M = CmΦ0I2cosφ2
+ Trong đó :
Cm là thông số, do kết cấu môtơ quyết định.
Φ0 là từ thông chính của từ trường quay.
I2 là dòng điện trong vật dẫn của rôto.
φ2 là góc lệch pha giữa I và U của rôto.
Nếu rôto sử dụng khối trục tròn bằng đồng hoặc nhôm để làm thì từ dẫn suất
của nó rất thấp. Để sinh ra Φ0 như nhau nhằm đạt mômen quay định mức thì dòng
điện của cuộn dây stato phải rất lớn hoặc số vòng phải rất nhiều, như vậy, sẽ dẫn tới
tổn hao đồng của môtơ rất lớn. Nếu rôto làm bằng lõi sắt hình trục tròn, tuy giải quyết
được vấn đề từ dẫn suất của rôto, nhưng điện trở suất của sắt lớn hơn nhiều so với
đồng hoặc nhôm, vì thế mômen quay M giảm, tốc độ quay n sẽ giảm, đồng thời tổn
hao trong rôto tăng lên. Rôto kiểu lồng sóc phải sử dụng kết cấu lõi sắt xếp chồng ép
bằng phiến thép sillic, cuộn dây lồng sóc bằng đồng hoặc nhôm[Trang 170s*].
45) Môtơ khởi động với bộ khởi động đấu Y-Δ có ưu điểm gì?
9
+ Gọi khởi động Y-Δ tức là để chỉ loại môtơ khi khởi động thì cuộn dây stato
đấu thành hình Y, khi hoạt động đấu thành hình Δ. Chúng ta biết rằng khi đấu thành
hình Y thì:
Id = If = =
Khi ta đấu thành hình Δ:
Id = If =

So sánh hai cái: = 1/3


Cho nên, dòng điện dây khởi động khi đấu cuộn dây stato thành hình Y chỉ
bằng 1/3 khi đấu thành hình Δ[Trang 177s*].
46) Tại sao nhóm cuộn dây 3 pha của máy phát đồng bộ, nói chung đều
đấu thành hình Y mà không đấu thành hình Δ ?
+ Bởi vì điện thế mỗi pha của MF sinh ra không phải là sóng sin chuẩn, ngoài
song gốc ra còn rất nhiều sóng hài bậc cao, trong đó tướng mạnh là sóng hài bậc 3.
Khi lệch pha điện thế song gốc 3 pha là 120 0 thì điện thế song hài bậc 3 vừa đúng lệch
3600, nên điện thế song hài bậc 3tron cuộn dây 3 pha là cùng pha. Nếu nhóm cuộn dây
ba pha đấu thành hình Y thì trong điện áp dây không có điện áp sóng hài bậc 3.
Nhưng nếu cuộn dây đấu thanh hình Δ thì do điện thế sóng hài bậc 3là cùng pha sẽ
cộng vào trong mạch kín Δ, gây nên dòng điện sóng hài bậc 3, tăng tổn hao và phát
nhiệt. Cho nên MF đồng bộ đấu Y. Áp dụng cách đấu hình Y không nhưng tránh được
dòng điện vòng sóng hài bậc 3 mà còn có thể thu được điện áp đầu ra tăng gấp lần
cách đấu Δ. Đối với MF điện thế thấp, nếu đấu thành hình Y có dây trung tính thì có
thể đưa ra 2 loại điện áp cung cấp cho phụ tải một pha và 3 pha sử dụng[Trang
195s*].
47) Tại sao máy điện tuabin nước đều lắp nhóm cuộn dây làm nhụt(cuộn
dây giảm chấn), còn máy phát điện tuabin khí lại không lắp cuộn dây giảm
chấn?
+ Trong quá trình MF điện đồng bộ vận hành, khi phụ tải 3 pha không cân bằng
hoặc xảy ra sự cố ngắn mạch không đối xứng, trông mạch kín của cuộn dây rôto sẽ
cảm ứng ra dòng điện rất lớn, khiến cuộn dây rôto nóng hoặc rôto chấn động. Đề
phòng ngừa trường hợp này, cần phải lắp một nhóm cuộn dây giảm chấn ở rôto nhằm
làm yếu từ trường không cân bằng 3 pha của stato. Do rôto của MF điện tuabin khí
được làm từ vật liệu thép liền khối, bản thân nó là một cuộn giảm chấn rất tốt, cho nên
không cần lắp nữa. Còn lõi sắt của MF điện tuabin nước đều làm từ phiến sillic ghép
lại với nhau, cho nên cần lắp cuộn dây giảm chấn[Trang 196s*].
48) Tại sao số cực của MF tuabin nước thường nhiều hơn rất nhiều số cực
của MF tuabin khí?
+ Nhà nước qui định tần số công nghiệp của điện xoay chiều là 50Hf. Nó phụ
thuộc vào số đôi cực p và tốc độ quay n cảu máy phát điện: f = pn/60. Do tốc độ quay
n của máy phát điện tuabin khí có tốc độ rất cao, cho nên số cực của MF tuabin khí
10
tương đối ít, thường là 2 cực. Tuabin nước dựa vào nước đẩy, nó chung tốc độ quay
tương đối thấp, để duy trì tần số nhất định, cần phải sử dụng số đôi cực từ tương đối
nhiều[Trang 197s*].
49) Tại sao MF điện dùng H2 làm mát tốt hơn dùng không khí?
+ Làm mát bằng H2 so với làm mát bằng không khí có các ưu điểm sau đây:
- MF điện lớn nhỏ khác nhau, nếu làm mát bằng H 2 có thể tăng công suất
ra của MF điện lên 20%, hoặc khi công suất ra của MF điện bằng nhau,
thép và đồng mỗi loại có thể giảm 20%. Đó là bởi vì hệ số truyền dẫn
nhiệt và nhiệt dung của H2 lớn hơn nhiều so với không khí.
- Do làm mát bằng H2 là phải ngăn cách với bên ngoại cho nên cách điện
không bị oxy hoá, cũng không có nước và bụi đất, khiến tuổi thọ sử dụng
của máy tăng lên, số lần sửa chữa ít, vận hành tin cậy.
- Cho dù cuộn dây bị đánh thủng cũng không gây ra cháy, vì H 2 không hỗ
trợ sự cháy.
- Do tỉ khối của H2 nhỏ(bằng 1/10 không khí), vì thế tổn hao trong vận
hành cũng giảm khoảng 1/10, hiệu suất có thể nâng cao 1%, khi vận hành
tiếng ổn cũng nhỏ[Trang 197s*].
50) Tại sao MF điện làm mát bên trong bằng nước lại không bị hỏng khi
cho nước vào?
+ Nói chung thiết bị điện, khi gặp nước đều làm cho cách điện bị ẩm, dẫn đến
hư hỏng – còn MF điện làm mát bên trong bằng nước thì do nước làm mát của nó
được trực tiếp dẫn thông vào trong dây dẫn bằng đồng rỗng ruột của cuộn dây stato-
rôto, nước không tiếp xúp trực tiếp với vật liệu cách điện, không làm ẩm cách điện.
Đồng thời, đường nước bên ngoài được tiếp xúc với bộ phận mang điện của MF điện
bằng ống dẫn nước cách điện. Nước tinh khiết lại không dẫn điện, cho nên giữa bộ
phận mang điện của MF điện với đường nước bên ngoài là cách điện.
+ Để phòng ngừa độ cách điện bị giảm và dây dẫn bằng đồng rông ruột bị tắt
nghẽn, tiểu chuẩn nước được qui định trong qui trình chặt chẽ: Độ dẫn điện nhỏ hơn
5mW/cm.Trị số PH của nước khoảng 6 → 8, chỉ cho nước đạt tiêu chuẩn thông vào
cuộn dây stato-rôto của MF điện làm mát bên trong bằng nước, MF điện sẽ không bị
hỏng[Trang 198s*].
51) Ổ trục 2 đầu MF điện phải có một đầu cách điện với đất, tại sao?
+ Khe hử không khí giữa stato và rôto của MF điện không thể hoàn toàn như
nhau trên toàn bộ chu vi đường tròn, điều này sẽ làm sự phân bố từ thông của các bộ
phận của MF điện trong khi vận hành sẽ không đều, khi trục máy phát điện quay cắt
đường sức từ không cân bằng sẽ sinh ra điện áp trục. Đồng thời, khi từ thông rò của
phần đầu cuộn dây stato quá lớn cũng sinh ra điện áp trục trên MF đang quay. Nếu ổ
trục 2 đầu MF điện đều tiếp đất thì dưới tác dụng của điện áp trục sẽ hình thành mạch
điện kín, có dòng điện chạy qua bạc trục, khiến bạc trục nóng lên, cháy hỏng, đồng
thời làm biến chất dầu bôi trơn. Cho nên phải cách điện ổ trục một đầu đối với đất,
phòng ngừa dòng điện trục, tránh hỏng thiết bị[Trang 198s*].

11
52) Bộ điều tốc của MF điện tuabin nước cỡ lớn, tại sao phải sử dụng MF
điện nam châm vĩnh cửu làm nguồn điện ?
+ Tần số là một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của điện năng xoay chiều.
Tần số của MF điện tỉ lệ thuận với tốc độ quay của tổ máy, cho nên phải khống chế
tốc độ quay của MF điện, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về tần số. Vì thế, MF
điện tuabin nước cỡ lớn đều lắp đặt bộ điều tốc tự động. Bộ điều tốc này( bất kể kiêu
cơ khí hay kiểu điện thuỷ lực) đều phải có nguồn điện- tín hiệu đầu vào, có khả năng
trực tiếp phản ứng sự thay đổi của tốc độ quay của máy chính. Nói chung là phải lắp
một MF điện nhỏ bằng nam châm vĩnh cửu trên cùng một trục của MF điện tuabin
nước, vì từ thông do nam châm vĩnh cửu sinh ra không thay đổi, cho nên điện áp do
MF điện này sinh ra hoàn toàn tỉ lệ thuận với tốc độ quay của MF điện đồng bộ đồng
trục, có thể thoả mãn yêu cầu nói trên, nên được sử dụng[Trang 199s*].
53) Tại sao cuộn dây rôto của MF điện tuabin nước cỡ lớn phải lắp thiếp bị
tiếp đất một điểm ?
+ Rôto của MF điện tuabin nước cỡ lớn là rôto cực lồi, và vì tốc độ quay chậm,
nên số cực từ tương đối nhiều. Cuộn dây rôto đấu nối tiếp lồng trên cực từ, do bộ kích
từ cung cấp nguồn một chiều.
+ Mục đích của việc cuộn dây rôto phải lắp thiết bị bảo vệ tiếp đất một điểm là
để ngăn chặn cuộn dây rôto (từ cực) phát sinh 2 điểm tiếp đất, gây nên sự cố nghiêm
trọng. Do kết cấu của cực lồi, cuộn dây rôto không thể gắn nhét trong lõi sắt (như cực
ẩn). Vì thế, dễ gây hỏng cách điện khi vận hành; khả năng máy tiếp đất tương đối
nhiều. Nêu cuộn dây rôto xảy ra 2 điểm tiếp đất sẽ gây ra mất đối xứng nghiêm trọng
của từ trường MF, khiến tổ máy rung mạnh. Do tính năng chống rung của kết cấu tổ
máy phát điện tuabin nước tương đối yếu, sự rung này khiến tổ máy hỏng nghiêm
trọng, hoặc làm cho máy phát điện đồng bộ mất từ trường trong khi quay. Điều này
không cho phép đối với sự vận hành của hệ thống. Vì thế, rôto phải có thiết bị bảo vệ
tiếp đất một điểm. Khi xảy ra chạm đất một điểm, thiếp bị bảo vệ này sẽ lập tức có
động tác làm nhảy cầu dao, dừng máy nhằm phòng ngừa sự cố nghiêm trọng hơn khi
phát triển thành tiếp đất 2 điểm[Trang 199s*].
54) Tại sao rôto MF điện tuabin nước khi xảy ra chạm đất một điểm thì
không cho tiếp tục vận hành. Còn rôto của MF điện tuabin khí sau khi chạm đất
một điểm thì vẫn tiếp tục cho vận hành với việc đưa vào thiết bị bảo vệ ?
+ Rôto tiếp đất một điểm, đối với MF điện tuabin nước hoặc tuabin khí đều
không có ảnh hưởng lớn, vì không tạo thành mạch kín với đất. Nhưng khi phát triển
thành 2 điểm tiếp đất thì do kết cấu của nó khác nhau, nên tình hình đã khác. Tuy
cuộn dây rôto đều do dòng ngắn mạch tăng lên mà sinh ra nhiệt độ cao, thậm chí cháy
hỏng, nhưng kết quả do mật độ từ thông không đối xứng sau khi rôto tiếp đất 2 điểm
gây nên dầu đầu máy phát rung đối với 2 loại MF rõ ràng khác nhau. Rôto của mf
điện tuabin nước là kiểu cực lồi nhiều cực, khi hai điểm tiếp, sự không đối xứng của
mật độ từ thông ke hở là vô cùng rõ, khiến cả MF điện rung lên dữ dội, mà lại phát
triển nhanh, sau cùng làm rơ lỏng các chi tiết cố định, cho nên sau khi rôto tiếp đất
một điểm thì không cho phép tiếp tục vận hành. Còn rôto của MF tuabin khí là kiểu 2
12
cực ẩn, từ thông 2 cực của nó là chung nhau, khi 2 điểm tiếp đất thì sự không đối
xứng của mật độ từ thông khe hở không rõ rệt như kiểu rôto kiểu cực lồi, rung cũng
không nghiêm trọng lắm. Cho nên, khi xảy ra chạm đất một điểm, có thể đưa thiết bị
bảo vệ tiết đất 2 điểm của rôto để tiếp tục vận hành, chờ khi đại tu hoặc khi xảy ra
chạm đất 2 điểm mới tiến hành xử lý[Trang 199s*].
55) Khi MF điện đồng bộ vận hành với hệ số tương đối thấp, tại sao dung
lượng thực tế(KVA) không đạt được trị số định mức ?
+ MF điện, nói chung vận hành ở trạng thái hệ số công suất trễ sau, nếu dòng
điện duy trì trị số định mức, còn hệ số công suất tương đối thấp thì tác dụng khử từ
của phần ứng quá lớn. Vì thế, để duy trì điện áp, cần phải tăng mạnh dòng điện kích
từ của rôto, từ đó làm cho rôto quá nóng. Để tránh rôto quá nóng thì phải giảm trị số
dòng điện nhằm giảm tác dụng khử từ. Cho nên MF điện vận hành với hệ số công suất
thấp thì dung lượng thực tế thường không thể đạt trị số định mức[Trang 200s*].

56) Tại sao MF điện tuabin nước đột ngột giảm phụ tải thì tần số và điện
áp đều tăng mạnh ?

+ Khi phụ tải của MF điện đồng bộ không thay đổi thì công suất cơ học đầu
vào của nó cân bằng với công suất điện từ đầu ra của nó và quay với tốc độ đồng bộ
nhất định. Khi MF điện đột ngột giảm phụ tải, do quán tính của hệ thống điều tốc máy
tuabin nước tương đối lớn, trong thời gian tác động của bộ điều tốc, thì công suất cơ
học đầu vào của MF điện lớn hơn công suất hãm điện từ, vẫn khiến rôto của MF điện
tăng tốc. Hơn nữa, khi MF điện giảm phụ tải, từ thông khử từ(tức phản ứng của phần
ứng) mà dòng điện của phụ tải sinh ra đối với cực từ chính sẽ giảm, gia tăng tương
ứng từ thông của từ cực chính. Hơn nữa, sau khi phụ tải của MF điện giảm, sụt áp
điện kháng do dòng điện phụ tải trong nhóm cuộn dây rôto sẽ giảm, vì thế khi phụ tải
MF điện tuabin nước đột ngột giảm thì tần số và điện áp của nó tăng mạnh[Trang
200s*].

57) Khi MF điện tiến hành lắp nối song song cùng kì, tại sao phần lớn hợp
nhập vào lưới điện trong tình hình tốc độ quay của MF điện hơi lớn hơn tần số
hệ thống ?

+ Khi MF điện tiến hành lắp nối song song đồng kì chuẩn thì tốc độ quay của
mf điện phải bằng tần số của hệ thống mới có thể hợp nhập vào. Nhưng yêu cầu bằng
nhau tuyệt đối là không thể được. Trong tình hình tốc độ quay của MF hơi lớn hơn tần
số của hệ thống khi hợp nhập vào lưới điện, mục đích là làm cho ở khoảnh khắc Mf
điện hoà vào đồng, động năng dư thừa của của rôto có thể chuyển vào điện lưới mà
không phải là do tốc độ quay thấp hơn tần số hệ thống mà phải lấy năng lượng hữu
công từ trong hệ thống[Trang 203s*].

13
58) Sau khi MF điện đồng bộ ngắn mạch, cho dù không giảm dòng điện
kích từ của nó cũng không có dòng điện ngắn mạch quá lớn kéo dài liên tục. Thế
là thế nào ?

+ Vì khi xảy ra ngắn mạch, điện thế của nó hoàn toàn tiêu hao vào việc làm cho
dòng ngắn mạch khắc phục trở kháng của nhóm cuộn dây. Vì nhóm cuộn dây của
máy phát điện có điện kháng ( điện kháng đồng bộ ) rất cao và điện trở rất thấp. Cho
nên dòng điện ngắn mạch của nó trễ sau hơn điện áp khoảng 90 0, phản ứng phần ứng
đối với từ thông của từ cực là tạo ra tác dụng khử từ, khiến điện thế của máy phát điện
giảm mạnh. Vì thế, cho dù không giảm dòng kích từ của nó, thì trong máy điện cũng
không có dòng điện ngắn mạch quá lớn lưu thông kéo dài.[Trang 203s*].
59) Tại sao MF điện tuabin nước kiểu đứng cỡ lớn, trước khi đưa máy
mới vào hoạt động hoặc thời gian sử dụng vượt quá qui định rồi đưa vào vận
hành, nhất thiết phải kích đội rôto của MF điện mộy lần (kích đội lên đến độ cao
nhất định)?
+ Trọng lượng bộ phận chuyển động của MF điện tuabin nước cỡ lớn đều rất
lớn cộng thêm sức đẩy của nước càng lớn hơn, tấc cả các trọng lượng này đều do ổ
trục lực đẩy đỡ chịu. Ổ trục lực đẩy, nói chung đều ngâm trong dầu, dựa vào trục lớn,
đầu lực đẩy, sơmi bạc trục và bạc trục để truyền dẫn lực mà nó đỡ chịu. Ngoài tác
dụng làm mát bạc trục ra, dầu còn tác dụng quan trọng hơn là bôi trơn. Tổ máy mới
lắp ráp sau khi cho dầu, do sự nén chặt của trọng lực, dầu rất khó len vào giữa bạc
trục và sơmi bạc trục, cho dù tổ máy đã từng quay, cũng do sự nén ép của sức nặng
bản thân thời gian dài khiến màng dầu bị phá hoại, sau khi mở máy sẽ gây ra ma sát
khô giưa bạc trục và sơmi bạc trục kiếng, làm hỏng ổ trục. Vì thế, trước khi mở máy
trước khi mở máy nhất thiết phải kích đội rôto lên độ cao nhất định rồi sau đó mới tụt
xuống vị trí cũ.[Trang 204s*].
60) Đối với MF điện đồng bộ 3 pha mà phía trung tính không có đầu dẫn
ra tại sao tốt nhất vận hành với điện lưới mà không vận hành riêng ?
+ MF điện mà phía trung tính không có đầu dẫn ra thì không thể sử dụng bảo
vệ động, khi MF điện vận hành riêng, tuy đầu ra có bảo vệ quá dòng, nhưng trong
máy điện xảy ra sự cố thì sẽ ở vào trạng thái không có bảo vệ, khiến sự cố mở rộng.
Khi MF điện vận hành song hành với lưới, bên trong máy điện xảy ra sự cố thì do
điện lưới cung cấp dòng ngắn mạch khiến cho bảo vệ quá dòng ở đầu dẫn ra có động
tác, làm cho MF điện mất từ và ngắt công tắc đầu ra của MF điện.[Trang 204s*].
61) Nếu tốc độ quay của MF điện xoay chiều không đổi nên dùng phương
pháp gia tăng điện áp kích từ để nâng cao điện áp đến trị số định mức, như vậy
có hại gì không ?
Nâng cao dòng điện kích từ quá mức sẽ làm cho mật độ từ thông của lõi sắt quá
lớn, nhiệt độ của lõi sắt tăng cao, và làm cho dòng điện kích từ của môtơ điện, biến
thế và tấc cả các thiết bị điện có cuộn điện áp gia tăng, hệ số công suất giảm, nhiệt độ
tăng cao, thậm chí cháy hỏng .[Trang 205s*].

14
62) MF điện mới lắp hoặc sau khi sữa chửa, tại sao khi tăng điện áp khởi
động lần đầu để khởi động không tải, thì chấn động điện từ và tiếng ồn sinh ra
còn lớn hơn cả khi MF điện có phụ tải?
+ Bởi vì stato và rôto của MF điện ở trạng thái nguội lâu, giữa các phiến thép
sillic tạo thành lõi sắt tạo thành khe hở nhất định. Vì thế, lần đầu tiên tăng áp khởi
động, do tác động của sức điện từ giữa phiến thép sillic, sinh ra chấn động điện từ và
tiếng ồn. Đến khi máy phát điện nối vào hệ thống và có phụ tải, dưới tác dụng của
dòng điện stato và rôto, khiến lõi sắt nóng lên, phiến thép sillic chịu nhiệt nở ra, làm
khe hở nhỏ lại, vì thế, chấn động và tiếng ồn sẽ giảm.[Trang 206s*].
63) Trong mạch kích từ của MF điện đồng bộ có cần lắp cầu chì không ?
Tại sao ?
+ Bởi vì mạch kích từ không xảy ra quá tải, hơn nữa bởi vì dây dẫn nối từ máy
kích từ đến chổi điện của rôto rất ngắn, khả năng bị ngắn mạch rất ít, cho nên không
lắp cầu chì. Ngược lại, nếu lắp cầu chì, do lá nóng chảy của cầu chì trong khi vận
hành bị cũ hoặc tiếp xúc không tốt, có thể sau khi vận hành lâu dài, chưa đến dòng
điện định mức đã bị cháy đứt. Như vậy sẽ gây sự cố nặng nề, máy phát điện đồng bộ
chết máy.
Do không lắp cầu chì, nên phải lắp thiết bị bảo vệ bằng rơle có thể liên tục
giám sát mạch kích từ trong khi vận hành, có thể phát tín hiệu khi xảy ra ngắn
mạch[Trang 206s*].
64) Khi tần số lưới điện bị sụt thấp tại sao phụ tải tác dụng (hữu công) của
MF điện bị giảm ?
+ Điều này có liên quan đến dặc tính tần số của phụ tải. Những phụ tải như
chiếu sáng, lò điện trở sẽ không liên quan đến sự thay đổi của tần số, nhưng tốc độ
quay của động cơ không đồng bộ sẽ giảm thấp do sự giảm thấp của tần số cấp điện, vì
thế công suất đầu ra của nó giảm thấp. Do phụ tải chủ yếu của lưới điện là kéo các
loại môtơ điện không đồng bộ cơ giới, nên khi tần số giảm, tuy thiết bị dùng điện
trong lưới không tăng giảm, nhưng công suất tác dụng của tấc cả máy phát điện đang
vận hành của mạng điện đều sụt giảm tương ứng[Trang 206s*].
65) Khi điện áp lưới sụt giảm trong phạm vi cho phép. Tại sao công suất
tác dụng của MF điện cơ bản không thay đổi ?
+ Công suất phụ tải như chiếu sáng, lò điện trở … sẽ giảm do điện áp cấp điện
sụt giảm. Nhưng loại phụ tải này chiếm tỉ lệ không lớn trong tổng số phụ tải của lưới
điện, nên lượng giảm của nó nói chung khó phát hiện. Ngoài ra khi điện áp sụt giảm
không lớn thì tốc độ quay của động cơ điện không đồng bộ vận hành trong mạng sẽ
cơ bản không đổi, công suất trục của nó đương nhiên không đổi. Trong tình hình đó,
dòng điện của môtơ ắt hẳn tăng lên, như vậy sẽ làm tăng công suất tổn hao mạng, tổn
hao dây, lượng tăng của nó thường thường đủ để triệt tiêu lượng giảm của công suất
phụ tải chiếu sáng … Đó là nhân tố khác khiến công suất tác dụng cơ bản không
đổi[Trang 206s*].

15

You might also like