You are on page 1of 6

VD1. Nền kinh tế giản đơn có C = 100+ 0,8.Y và đầu tư dự kiến bằng 100.

(Đơn vị tính: tỷ USD)

a. Viết phương trình hàm tổng chi tiêu AE. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

b. Giả sử xu hướng tiêu dùng cận biên giảm xuống bằng 0,6 thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

VD2. Nền kinh tế đóng, tiêu dùng tự định là 300 tỷ USD, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư tự
định là 400 tỷ USD, chi tiêu của chính phủ là 300 tỷ USD. Thuế độc lập với thu nhập quốc dân và bằng
100 tỷ USD.

a. Viết phương trình hàm chi tiêu? Sản lượng cân bằng của nền kinh tế?

b. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thành 400 tỷ USD thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

c. Thay vì tăng chi tiêu, để đạt mức sản lượng cân bằng ở câu b thì chính phủ cân thay đổi thuế bao
nhiêu?

VD3. Nền kinh tế đóng, có hàm C = 200 + 0,75.(Y – T), G = 200, I = 500, T = 0,2.Y

a. Viết phương trình hàm AE? Xác định sản lượng cân bằng?

b. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

c. Thay vì tăng chi tiêu và muốn đạt sản lượng cân bằng ở câu b thì chính phủ cần thay đổi thuế suất là
bao nhiêu?

VD4. Nền kinh tế mở, có C = 200 + 0,9.YD; G = 500, I = 200; X = 400, IM = 0,21.Y; T = 0,1.Y

a. Viết phương trình hàm AE. Xác định sản lượng cân bằng?

b. Tính số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở?

c. Nhận xét về tình trạng cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng?

d. Minh họa các kết quả trên đồ thị?

Bài 1. Trong một nền kinh tế đóng, giả sử có các hàm số sau:

Hàm tiêu dùng: C= 55 + 0,75Yd

Hàm đầu tư: I = 70 + 0,15Y

Chi tiêu của chính phủ: G = 100

Hàm thuế ròng: T = 50 + 0,2Y

Sản lượng tiềm năng: Y* = 900

Yêu cầu:

a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính
phủ?

b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền
thuế chính phủ thu thêm được?
c) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính
(hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng
hay giảm và bằng bao nhiêu ?

a) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế

Hàm tiêu dùng C = 55 + 0,75 (Y – 50 – 0,2Y) = 17,5 + 0,6Y

AE = C + I + G = 17,5 + 0,6Y + 70 + 0,15Y + 100 = 187,5 + 0,75Y

AE = Y = 187,5 + 0,75Y

Y = 750

+ Tình hình ngân sách của chính phủ: T = 50 + 0,2. 750 = 200

B = T – G = 200 – 100 = 100

Vậy ngân sách của chính phủ thặng dư một lượng là 100 ( 0,5 điểm)

b) + Các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20. Tính mức sản lượng cân bằng mới:

Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20 ta có

I’ = I + 20 = 70 + 0,15Y + 20 = 90 +0,15Y

AE’ = C + I’ + G = 17,5 + 0,6Y + 90 + 0,15Y + 100 = 207,5 + 0,75Y

AE’ = Y = 207,5 + 0,75Y -> Y = 830

Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 50 + 0,2. 830 = 216

Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là T = T’ – T = 216 – 200 = 16

c) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài
chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G

Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*

Ta có AE’’ = C + I’ + G’ = 17,5 + 0,6Y* + 90 + 0,15Y* + G’ = 107,5 + 0,75Y* + G’

Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 900 ta có AE’’ = Y* 107,5 + 0,75Y* + G’ = Y*

107,5 + 0,75. 900 + G’ = 900 -> G’= 117,5

Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và
chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là G = G’ – G = 117,5 -100 = 17,5/

Bài 2. Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau:

Hàm tiêu dùng: C= 1800 + 0,8(Y-T)

Hàm đầu tư: I = 100 + 0,1Y

Chi tiêu của chính phủ: G = 650


Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y

Xuất khẩu EX = 150

Hàm nhập khẩu IM = 0,14Y

Sản lượng tiềm năng: Y* = 7000

Yêu cầu:

a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương mại (
xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế?

b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền
thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với số tiền thuế chính phủ
thu được ở câu a?

c) Tại mức sản lượng cân bằng mới ở câu (b) tính vốn đầu tư và nhận xét về tình hình cán cân thương
mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ?

d) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính
(hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng
hay giảm và bằng bao nhiêu?

Câu a)

+ Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế

Hàm tiêu dùng C = 1800 + 0,8 (Y – 40 – 0,2Y) = 1800+0,64Y -32= 1768+0,64Y

AE = C + I + G + X - IM = 1768+0,64Y + 100 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2668+ 0,6Y

AE = Y -> Y = 2668 + 0,6Y -> Y = 6670

+ Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX):

NX=X-IM=150-0,14Y=150-0,14.6670= -783,8

Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -783,8 (0,25 điểm)

Câu b) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 ta có

I’ = I + 40 = 100 + 0,1Y+ 40 = 140 +0,1Y

AE’ = C + I’ + G +X - IM = 1768+0,64Y + 140 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2708+ 0,6Y

AE’ = Y -> Y = 2708 + 0,6Y -> Y = 6770

Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2. 6670 = 1374

Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2. 6770 = 1394

Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là T = T’ – T = 1394 – 1374 = 20

Câu c)
Vốn đầu tư tại mức sản lượng cân bằng mới I = 140 +0,1Y = 140+0,1.6770 = 817

Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y=150- 0,14.6770= -797,8

Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -797,8

Câu d)

C1. Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có

AE’’ = C + I’ + G’ + X – IM = 1768+0,64Y* + 140 + 0,1Y* + G’ + 150 -0,14Y* = 2058 + 0,6Y* + G’

Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 7000 ta có AE’’= AD’’ = Y* 2058 + 0,6Y* + G’ = Y* 2058 + 0,6.7000 +
G’ = 7000 -> G’= 742

Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và
chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là G = G’ – G = 742 -650 = 92

C2. Số nhân chi tiêu = 2,5 từ đó làm tương tự trên

Bài 3. Nền kinh tế có các hàm sau: C = 400 + 0,8Yd ; I = 200 ; G = 500 ; EX = 100; T = 0,2 Y ; IM = 0,04Y
a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn
gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)?

b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế?
Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới
của nền kinh tế?

c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ chỉ
sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu?

a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế?

C = 400 + 0,8Yd = 400 + 0,8(Y-0,2Y) = 400+0,64Y

AE = C+I+G+EX-IM = 400+0,64Y+200+500+100-0,04Y=1200+0,6Y

AE = Y = 1200+0,6Y -> Y0 = 3000

Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương
mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)?

Cán cân ngân sách: T – G = 0,2.3000 – 500 = 100

Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 100

Cán cân thương mại: EX – IM = 100 - 0,04.3000 = - 20

Cán cân thương mại thâm hụt 20

b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế?
Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng
mới của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức
sản lượng cân bằng mới?

Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 100 ta có I’ = I + 100 = 300

Khi tiêu dùng giảm 10 ta có C = 400+0,64Y-20 = 380+0,64Y

-> AE’ = C’ + I’ + G + EX- IM = 380+0,64Y+300+500+100-0,04Y =1280+0,6Y

AE’ = AD’ = AS Y = 1280 + 0,6Y

-> Y1 = 3200

Cán cân ngân sách: T’ – G = 0,2.3200 – 500 = 140

Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 140

Cán cân thương mại: EX – IM’ = 100 - 0,04.3200 = - 28

Cán cân thương mại thâm hụt

c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ
chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu?

Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*

Ta có AE’’ = C’ + I’ + G’ + EX – IM = 380+0,64Y + 300 +G’ + 100 -0,04Y = 780 + 0,6Y+ G’

Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500 ta có AE’’ = Y* -> 780 + 0,6Y*+ G’= Y* -> 780 + 0,6.3500+ G’=
3500 -> G’= 650
Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải giảm chi tiêu của chính phủ một lượng
là ΔG= G’ – G = 650 -500 = 150

Bài 4. Một nền kinh tế mở có các hàm số như sau : Hàm tiêu dùng: C= 180 + 0,5(Y-T) Hàm đầu tư: I = 250
Hàm chi tiêu của chính phủ: G = 350 Hàm Xuất khẩu: X = 200 Hàm Nhập khẩu: IM = 0,15Y Hàm Thuế
ròng: T= 0,1Y

a) Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Minh họa bằng đồ thị?

b) Nếu đầu tư tăng thêm 150, chi tiêu chính phủ tăng thêm 200 và xuất khẩu giảm bớt 100 thì sản lượng
cân bằng mới bằng bao nhiêu ? Minh họa lên đồ thị ở đồ thị câu a?

c) Cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới thế nào ?

Câu a)

Ta có AD = C+I+G+X-IM = 180 + 0,5(Y-T)+250+350+200-0,15Y

-> AD = 980+0,5(Y-0,1Y)-0,15Y= 980+0,3Y

Nền kinh tế cân bằng khi AD=Y -> 980+0,3Y = Y -> Y0= 1400

Vậy sản lượng cân bằng của nền kinh tế là 1400


Câu b)

Đầu tư tăng thêm 150 thì I’ = I+150 = 250+150 =400

Chi tiêu chính phủ tăng thêm 200 thì G’= G+200= 350+200=550

Xuất khẩu giảm thêm 100 thì X’=X-100=200-100=100

Ta có AD’ = C+I’+G’+X’ -IM =180 + 0,5(Y-T)+400+550+100-0,15Y

AD’ =1230+0,5(Y-0,1Y)-0,15Y=1230+0,3Y

Nền kinh tế cân bằng khi AD’=Y -> 1230+0,3Y =Y -> Y0= 1757,1

Vậy sản lượng cân bằng của nền kinh tế là 1757,1

Câu c) Cán cân thương mại NX = X’ - IM = 100-0,15Y=100-0,15x1757,1= -163,565 Vậy cán cân thương
mại thâm hụt.

You might also like