You are on page 1of 47

Chương 4: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Mục tiêu của chương 4

§ Nghiên cứu những quy tắc trong sản xuất và quyết định đầu vào, đầu ra của
doanh nghiệp khi cung ứng sản phẩm trên thị trường.

§ Sau khi học xong chương 4, sinh viên sẽ nắm được các vấn đề sản xuất và
các loại chi phí trong sản xuất; từ đó, hiểu và vận dụng được nguyên tắc sản
xuất và quyết định của doanh nghiệp.

0
Chương 4: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ
Nội dung chương 4

1. Một số khái niệm về sản xuất

A. Lý thuyết về sản xuất

2. Nguyên tắc sản xuất

1. Một số khái niệm về chi phí sản xuất

B. Lý thuyết về chi phí


2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn
sản xuất

3. Phân tích chi phí sản xuất trong dài hạn


1
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

A. Lý thuyết về sản xuất


1. Một số khái niệm
1.1. Hàm sản xuất

§ Sản xuất: Các yếu tố đầu vào Quá trình biến đổi Sản phẩm

§ Công nghệ là phương thức kết hợp các yếu tố đầu vào để chế tạo ra sản
phẩm. Công nghệ sản xuất có thể thô sơ hoặc hiện đại.

§ Hàm sản xuất biểu thị lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất được từ các kết
hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào nhất định, tương ứng với trình độ kiến
thức và kỹ thuật nhất định.
§ Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f ( Các yếu tố đầu vào)
Q = f (Lao động, vốn)

2
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

* Hàm sản xuất ngắn hạn


Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi tất cả các yếu
tố đầu vào (quy mô sản xuất cố định), doanh nghiệp còn tồn tại ít nhất 1 yếu tố sản
xuất chưa thay đổi được về số lượng.

YTSX cố định: không dễ dàng thay đổi trong


quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc thiết
bị, nhân viên quản trị cấp cao…biểu thị cho quy
mô sản xuất cố định.
Trong ngắn hạn
YTSX biến đổi: dễ dàng thay đổi số lượng trong
quá trình sản xuất như công nhân trong nhà
xưởng, nguyên vật liệu.

Trong ngắn hạn, vốn được xem là YTSX cố định, lao động là YTSX biến đổi,
hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = f ( K, L ) hay Q = f (L)
3
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

* Hàm sản xuất dài hạn

Dài hạn là thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào
(quy mô sản xuất thay đổi).
Do đó, trong dài hạn, tất cả các yếu tố sản xuất đều biến đổi. Hàm sản xuất trong
dài hạn được viết như sau: Q = f (K, L)

4
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ
1.2. Hàm sản xuất ngắn hạn
1.2.1. Sản lượng trong ngắn hạn (Q)

K L Q
Q
10 0 0
10 1 10 Q

Sản lượng sản phẩm


112
10 2 30
10 95
3 60
10 4 80 80
10 5 95 60
10 6 108
10 7 112 30
10 8 112
10
10 9 108
10 10 100 1 2 3 4 5 8 L
Số lượng lao động
5
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

1.2.2. Năng suất trung bình (AP)

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số lượng sản phẩm tính
bình quân trên 1 đơn vị yếu tố sản xuất đó.

Q
Công thức tính: APL =
L

6
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Đồ thị năng suất trung bình

L Q APL APL
0 0 -
1 10 10
2 30 15 20 APL
3 60 20
4 80 20 15
5 95 19 10
6 108 18
7 112 16
8 112 14
9 108 12 L
1 2 3 4 5
10 100 10
7
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

1.2.3. Năng suất biên (MP)

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng
sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất đó, trong khi các yếu tố đầu
vào khác được giữ nguyên.

∆Q
Công thức tính: MPL =
∆L = Q′L

Quy luật năng suất biên giảm dần:

Khi sử dụng ngày càng nhiều một yếu tố sản xuất biến đổi, trong khi các yếu tố
sản xuất khác giữ nguyên, thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó
ngày càng giảm dần.

8
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

L Q MPL
MPL Đồ thị năng suất biên
0 0
+10
1 10 30
+20
2 30
+30 M
3 60 20 P
+20 L
4 80
+15 10
5 95
+13
6 108
+4 1 2 3 4 5 L
7 112
+0
8 112
-4 9
9 108
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Mối quan hệ giữa MPL với Q, giữa MPL với APL

L Q MPL APL
0 0 MPL > 0 thì Q tăng
1 10
10 10
2 30
20
15
MPL = 0 thì Qmax
3 30
60 20 MPL < 0 thì Q giảm
4 20
80 20
5 15
95 19
6 13 MPL > APL thì APL tăng
108 18
7 4
112 16
0 MPL = APL thì APL max
8 112 14
9 -4 MPL < APL thì APL giảm
108 12
10 -8
100 10

10
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ
2. Nguyên tắc sản xuất
2.1. Đường đẳng lượng
Đường đẳng lượng là tập hợp các phối hợp sản xuất khác nhau nhưng tạo ra cùng
một mức sản lượng.
K
Số lượng vốn K
1 2 3 4 5
5
Số lượng lao động L

1 40 60 75 85 95

2 60 80 95 105 115
3
3 75 95 110 120 130
2 Q=1
10
4 85 105 120 130 140
Q=7 Q =
5 95
5 90 110 125 135 145
1 2 3 L

11
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Bốn tính chất của đường đẳng lượng

1. Đường đẳng lượng xa gốc tọa độ hơn có mức sản lượng cao hơn.

2. Các đường đẳng lượng không cắt nhau.

3. Đường đẳng lượng dốc xuống về bên phải (sự đánh đổi giữa 2 yếu tố
SX)

4. Đường đẳng lượng lồi về gốc tọa độ (tỷ lệ đánh đổi – tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên giảm dần).

12
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTSLK) là số lượng vốn phải giảm đi để tăng
thêm 1 đơn vị lao động mà không thay đổi sản lượng.

∆K
K Công thức tính: MRTSLK =
∆L

∆K MPL
MRTSLK = =−
5 ∆L MP!

MRTSLK là độ dốc của đường đẳng lượng


MRTS = 2
3
MRTS = 1
2

1 2 3 L

13
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Các dạng đặc biệt của đường đẳng lượng

K K

K1
Q1 Q1
0 0
L1 L L

2 yếu tố sản xuất được bổ sung 2 yếu tố sản xuất thay thế hoàn toàn
theo tỷ lệ nhất định

14
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.2. Đường đẳng phí

2.2.1. Đường đẳng phí là tập hợp các phối hợp sản xuất khác nhau nhưng có
cùng mức chi phí, giá của các yếu tố sản xuất được cho trước.

Phương trình đường đẳng phí:

TC P
L. PL + K. PK = TC hoặc K = P - PL L
K K

15
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

K
Đường đẳng phí
K L TC =
(PK=20) (PL=50) 400
20 20
K
+
50
20 0 400 L
=4
00
ó
10 4 400 K
=
(-5
/2
).L
5 6 400 +
20

0 8 400
8 L

Đường đẳng phí là đường thẳng dốc xuống về bên phải

P
Độ dốc của đường đẳng phí là tỷ giá giữa 2 yếu tố sản xuất - P L , thể hiện tỷ lệ
K

đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất (-5K = +2L hay -5/2K = +1L)
16
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.2.2. Sự dịch chuyển đường đẳng phí


a. Chi phí thay đổi, giá của các yếu tố sản xuất không đổi

K
K L TC 25
(PK=20) (PL=50)
20
20 0 400

0 8 400 15
20
K
25 0 500 +
20 50
K L
+ =5
0 10 500 20 50
L
00
K =4
+ 00
50
15 0 300 L
=3
00
0 6 300
6 8 10 L
17
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

b. Chi phí không đổi, giá của 1 yếu tố sản xuất thay đổi

K L TC
(PK=20) (PL=80)
20
20 0 400
0 5 400

20
K
20

+8
K
+

0L
50

=4
L
=4

00
00

5 8 L
18
Một doanh nghiệp sử dụng 280 đvt để mua 2 yếu tố sản xuất là vốn và lao động.
Hiện tại giá vốn là 10, giá lao động là 5. Yêu cầu:

a. Viết phương trình đường đẳng phí và vẽ đường đẳng phí.

b. Viết lại phương trình đường đẳng phí và vẽ lại đường đẳng phí trong các
trường hợp biến động sau:

b1. Chi phí dùng để mua 2 yếu tố sản xuất tăng thêm 80 đvt, giá của các
yếu tố sản xuất không đổi

b2. Doanh nghiệp vẫn chi 280 đvt để mua 2 yếu tố sản xuất, nhưng giờ
đây giá lao động đã tăng lên 10, giá vốn không đổi.

b3. Doanh nghiệp vẫn chi 280 đvt để mua 2 yếu tố sản xuất, nhưng giờ
đây giá vốn đã tăng lên 14, giá lao động không đổi.
19
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ
2.3. Nguyên tắc sản xuất
2.3.1. Phối hợp sản xuất tối ưu có chi phí tối thiểu

Phối hợp sản xuất tối ưu có chi phí tối K

thiểu là tiếp điểm của đường đẳng lượng


và đường đẳng phí thấp nhất có thể, tại
đó độ dốc của 2 đường bằng nhau.
K* A

"0 = f (K; L) Q0

TC

TC
1

m
MPL MPK

in
= L* L
PL PK

20
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.3.2. Phối hợp sản xuất tối ưu có sản lượng tối đa


K
Phối hợp sản xuất tối ưu có sản
lượng tối đa là tiếp điểm của đường
đẳng phí và đường đẳng lượng cao
nhất có thể, tại đó độ dốc của 2
đường bằng nhau.
K* A

Q1
K . PK + L . PL = "#0 Qm

TC
ax

0
MPL MPK
= L* L
PL PK

21
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.3.3. Đường mở rộng sản xuất

Đường mở rộng sản xuất là tập K Đường mở


rộng SX
hợp các phối hợp sản xuất tối
ưu khi chi phí thay đổi, trong
khi giá các yếu tố sản xuất
không đổi. Q3
Q TC
2
Q 3
1

TC
TC

2
1
L

22
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.3.4. Năng suất theo qui mô

Q1 = f ( K1 , L1 )
m.Q1 = f ( n.K1 , n.L1 )
Nếu:
m > n: doanh nghiệp có năng suất tăng dần theo quy mô.
m < n: doanh nghiệp có năng suất giảm dần theo quy mô.
m = n: doanh nghiệp có năng suất không đổi theo quy mô

23
Chi phí và cách tiếp cận về chi phí
§ Khái niệm
• Chi phí của một hàng hóa là tất cả những gì mà
người ta phải bỏ ra để có được hàng hóa đó.

• Chi phí sản xuất là toàn bộ những phí tổn hoặc tiêu
hao mà các cơ sở sản xuất phải bỏ ra để sản xuất
hàng hóa, dịch vụ trong mỗi đơn vị thời gian.

24
Chi phí và cách tiếp cận về chi phí
§ Chi phí hiện và chi phí ẩn
• Chi phí hiện (explicit costs) là chi phí được trả trực tiếp bằng tiền, như: tiền
công, tiền lương, tiền chi cho nguyên vật liệu, tiền thuê mặt bằng,….

• Chi phí ẩn (implicit costs) là chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp sử dụng
nguồn lực do chính người chủ doanh nghiệp sở hữu. Chi phí ẩn lại được chia
làm hai loại: chi phí ẩn hữu hình và chi phí ẩn vô hình.

• Chi phí cơ hội (opportunity cost) là giá trị mất đi do không sử dụng nguồn lực
vào một mục đích sử dụng tốt nhất bị bỏ qua. Do đó, chi phí cơ hội bao gồm
hai loại chi phí hiện và chi phí ẩn. Vậy chi phí cơ hội = chi phí kinh tế.

• Lợi nhuận kế toán

• Lợi nhuận kinh tế

25
Chi phí và cách tiếp cận về chi phí
§ Chi phí sản xuất và thời gian
• Ngắn hạn là khoảng thời gian đủ ngắn các doanh nghiệp không thể
thay đổi được mọi yếu tố đầu vào, mà chỉ có thể thay đổi được một số
yếu tố, còn một số yếu tố sản xuất khác cũng như quy mô sản xuất của
doanh nghiệp là không thể thay đổi được.

• Dài hạn là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể thay đổi mọi
yếu tố sản xuất, quy mô và số lượng sản phẩm cũng thay đổi. Vì vậy,
trong dài hạn mọi chi phí đều là biến phí.

26
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn


2.1. Các loại chi phí tổng

Chi phí cố định • Là loại chi phí không phụ thuộc vào sản lượng
(FC) • Vd: tiền thuê mặt bằng

Chi phí biến đổi • Là loại chi phí phụ thuộc vào sản lượng
(VC) • Vd: tiền nguyên vật liệu, tiền lương lao động

Tổng chi phí (TC) • TC = FC + VC

27
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

TC
Q FC VC TC $800
VC
0 $100 $0 $100 $700

1 100 70 170 $600

2 100 120 220 $500


3 100 160 260 $400
4 100 210 310 $300
5 100 280 380 $200
6 100 380 480 FC
$100
7 100 520 620
$0
0 1 2 3 4 5 6 7
28
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.2. Chi phí biên (Marginal cost_MC)

Chi phí biên là phần tăng thêm trong tổng chi phí hay chi phí biến đổi khi sản
xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

∆"# ∆%&
Công thức tính: MC = =
∆$ ∆'

Chi phí biên còn được tính đạo hàm bậc nhất của hàm tổng chi phí hay hàm chi
phí biến đổi theo biến Q.

MC = "#′Q = VC’Q

29
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

MC
Q TC MC
200 Ý nghĩa của chi phí biên ?
0 100
175
+70
1 170 150

C
M
2 220 +50 125

3 260 +40 100

4 310 +50 75

5 380 +70 50

25
6 480 +100 Q
0
7 620 +140 0 1 2 3 4 5 6 7 8
30
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

2.3. Chi phí trung bình

Chi phí cố định trung bình (AFC): là chi phí cố FC


AFC =
định tính bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Q

Chi phí biến đổi trung bình (AVC): là chi phí biến VC
AVC =
đổi tính bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Q

Chi phí trung bình (AC): là tổng chi phí tính !"
AC = = AFC + AVC
#
bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

31
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Chi phíĐường
cố định
chitrung
phí cốbình
định (Average
trung bìnhFixed
Q FC AFC 200
Cost_AFC )
bằng chi phí cố định chia cho số lượng đầu
175
0 $100
ra:

Chi phí cố định trung bình


150
1 100 100 AFC = FC/Q
125
2 100 50
100
3 100 33.33 Lưu ý AFC giảm khi Q tăng
75
4 100 25 50
5 100 20 25
6 100 16.67 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8
7 100 14.29
Sản lượng
32
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ
Đường chi phí biến đổi trung bình

Q VC AVC Chi phí biến đổi trung bình


Average variable cost (AVC)
0 0

Chi phí biến đổi trung bình


là chi phí biến đổi chia cho sản
1 70 70 70 AVC
lượng đầu ra:
60
2 120 60 AVC = VC/Q
50
3 160 53.33 Khi
40 Q tăng, ban đầu AVC có thể
4 210 52.50 giảm,
30 sau đó khi tăng Q thì AVC sẽ
tăng.
20
5 280 56.00
10
6 380 63.33
7 520 74.29
Sản lượng
33
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Q TC AC AFC AVC Đường chi phí trung bình

200
0 $100
175
1 170 $170 $100 $70
150
2 220 110 50 60

Chi phí trung bình


125
3 260 86.67 33.33 53.33 100 AC

4 310 77.50 25 52.50 75


50
5 380 76 20 56
25
6 480 80 16.67 63.33 Sản lượng
0
7 620 88.57 14.29 74.29 0 1 2 3 4 5 6 7 8

34
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí trung bình

MC
$200
$175
$150
$125
Chi phí

$100 AC
$75 V C
A
$50
$25 A FC
$0
0 1 2 3 4 5 6 7
Sản lượng

35
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Mối quan hệ giữa MC với AC Mối quan hệ giữa MC với AVC

MC < AC thì AC giảm, MC < AVC thì AVC giảm.


MC = AC thì AC đạt cực tiểu MC = AVC thì AVC đạt cực tiểu
(quy mô sản xuất tối ưu) MC > AVC thì AVC tăng
MC > AC thì AC tăng

36
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Điền vào những những ô trống trong bảng sau.


Q VC TC AFC AVC AC MC
0 $50 n.a. n.a. n.a.
$10
1 10 $10 $60.00
2 30 80
30
3 16.67 20 36.67
4 100 150 12.50 37.50
5 150 30
60
6 210 260 8.33 35 43.33
37
Lời giải

Q VC TC AFC AVC AC MC
0 $0 $50 n.a. n.a. n.a.
$10
1 10 60 $50 $10 $60
20
2 30 80 25 15 40
30
3 60 110 16.67 20 36.67
40
4 100 150 12.50 25 37.50
50
5 150 200 10 30 40
60
6 210 260 8.33 35 43.33
38
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

3. Phân tích chi phí sản xuất trong dài hạn


3.1. Tổng chi phí trong dài hạn

K LTC
Đường mở rộng SX
LTC

LTC3 C
B C
LTC2 B
A Q
3
Q
2
TC
LTC1 A
Q 3
1
TC
TC

2
1

L Q1 Q2 Q3 Q

39
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Đường tổng chi phí trong dài hạn là tập hợp các mức chi
phí thấp nhất có thể có tương ứng ở mỗi mức sản lượng,
khi doanh nghiệp tự do thay đổi quy mô sản xuất theo ý
muốn.

40
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

3.2. Chi phí trung bình dài hạn

LAC với 3 qui mô nhà máy


Doanh nghiệp có thể
AC
chọn lựa các qui mô:

S, M, L. ACS ACM
ACL
Mỗi một qui mô có SAC
riêng.

Trong dài hạn doanh


nghiệp có thể thay đổi
Q
qui mô, nhưng trong
ngắn hạn thì không.
41
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Để sản xuất QA, doanh


nghiệp chọn qui mô S AC
trong dài hạn.
ACS ACM
Để sản xuất giữa QA và ACL
QB, doanh nghiệp sẽ
chọn qui mô M trong dài LAC
hạn.

Để sản xuất nhiều hơn


Q
QB, doanh nghiệp sẽ QA QB
chọn qui mô L trong dài
hạn.
42
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Trong thực tế, nhà máy


AC
có thể có nhiều qui mô
khác nhau, mỗi một
LAC
qui mô ứng với một
đường SAC.

Như vậy một đường


LAC có dạng như hình
vẽ: Q

43
Chương 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Đường AC thay đổi như thế nào khi qui mô sản xuất thay đổi
Tính kinh tế theo qui mô : AC
LAC giảm khi Q tăng.

Tính kinh tế theo qui mô LAC


không đổi: LAC không đổi
khi Q tăng.

Tính phi kinh tế theo qui


mô: LAC tăng khi Q tăng.

44
TÓM TẮT CHƯƠNG 4

§ Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
§ Năng suất biên của lao động là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi sử dụng
thêm một đơn vị lao động, và cố định các yếu tố khác. Năng suất biên của
những yếu tố đầu vào khác được định nghĩa tương tự. Năng suất biên có
khuynh hướng giảm dần.

§ Chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng; chi phí cố định thì không.

§ Chi phí ẩn cũng quan trọng như chi phí hiện trong quyết định của doanh nghiệp.

§ Lợi nhuận kế toán bằng doanh thu trừ chi phí hiện. Lợi nhuận kinh tế bằng
doanh thu trừ chi phí kinh tế.

45
§ Chi phí biên là phần thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 sản phẩm.
§ Chi phí biến đổi trung bình là chi phí biến đổi chia cho tổng đầu ra.
§ Chi phí cố định trung bình là chi phí cố định chia cho tổng đầu ra. Nó luôn
giảm khi sản lượng tăng.
§ Chi phí trung bình (còn gọi là chi phí trên mỗi sản phẩm) là tổng chi phí chia
cho sản lượng đầu ra. Nó có dạng hình chữ U.

§ Đường MC cắt đường AC tại mức AC thấp nhất..


Khi MC < AC, AC giảm khi Q tăng.
Khi MC > AC, AC tăng khi Q tăng
§ Trong dài hạn, tổng chi phí là biến đổi.
§ Tính kinh tế theo qui mô: AC giảm khi Q tăng.

46

You might also like