You are on page 1of 14

CHƯƠNG 5

- Quy trình lưu thông hối phiếu trả tiền ngay (Slide 238)

Bước 1: Người Xuất khẩu cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Có thể gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu (tùy
theo phương thức thanh toán)
Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu tiền hối phiếu
Bước 3: Người nhập khẩu tiến hành thanh toán trả tiền cho người xuất khẩu khi hối phiếu được xuất trình
thông qua hệ thống ngân hàng
- Quy trình lưu thông hối phiếu trả sau (Slide 240)

Bước 1: Người Xuất khẩu cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Có thể gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu (tùy
theo phương thức thanh toán)
Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và thông qua hệ thống ngân hàng yêu cầu người nhập khẩu
ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu.
Bước 3: Người nhập khẩu hoàn trả hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người xuất khẩu để đòi tiền hối
phiếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Bước 4: Người nhập khẩu đòi tiền tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận và uỷ thác cho ngân hàng thu tiền
hối phiếu hộ mình.
Bước 5: Người nhập khẩu tiến hành thanh toán hối phiếu trả sau đã được ký chấp nhận cho người xuất
khẩu khi hối phiếu được xuất trình thông qua hệ thống ngân hàng.
- Quy trình lưu thông của Lệnh phiếu (Slide 262)

Bước 1: Người nhập khẩu ký phát lệnh phiếu cam kết trả tiền cho Người xuất khẩu hoặc người thụ hưởng
khác được chỉ định.
Bước 2: Đến thời hạn thanh toán, người xuất khẩu hoặc người thụ hưởng trên tờ lệnh phiếu uỷ thác cho
ngân hàng thu tiền theo lệnh phiếu hộ mình.
Bước 3: Người nhập khẩu khi nhận được lệnh phiếu do mình ký phát thì tiến hành thanh toán trả tiền cho
người xuất khẩu hoặc người thụ hưởng khác được chỉ định thông qua hệ thống ngân hàng.
- Quy trình lưu thông của Séc ngân hàng (Slide 283)

Bước 1: Hợp đồng thương mại được ký kết trong đó có qui định thanh toán bằng Séc ngân hàng.
Bước 2: Người nhập khẩu đến ngân hàng thực hiện mua Séc ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản số tiền mua Séc cho người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng phát hành Séc chuyển tờ Séc đến cho người thụ hưởng (người xuất khẩu).
Bước 5: Nhận được tờ Séc, người thụ hưởng (người xuất khẩu) tiến hành nhờ ngân hàng đại diện cho
mình thu hộ Séc tại ngân hàng thành toán.
Bước 6: Ngân hàng đại diện bên người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện ghi Có vào tài khoản cho
người thụ sau khi nhận được tiền từ ngân hàng thanh toán.
Bước 7: Hai ngân hàng thanh toán và ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu thực hiện tất toán Séc.
- Quy trình phát hành và thanh toán thẻ cơ bản (Slide 293)

Bước 1: Chủ thẻ thanh toán đến ngân hàng phát hành thẻ mở tài khoản thanh toán thẻ.
Bước 2: Theo yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng phát hành thẻ thanh toán mở tài khoản và cấp thẻ
thanh toán cho chủ thẻ sử dụng.
Bước 3: Khi thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, chủ thẻ thực hiện thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị
chấp nhận thẻ của ngân hàng tổ chức phát hành thẻ.
Bước 4, 5: Đơn vị chấp nhận thẻ đem các hóa đơn thanh toán vô chủ thẻ đến ngân hàng thanh toán thẻ và
được ngân hàng thanh toán thẻ chi trả tiền theo bước số 5.
Bước 6, 7: Sau khi thanh toán chi trả cho đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát
hành thẻ thực hiện quyết toán số tiền đã chi trả theo bước 6, 7, 8, 9.
Bước 10 : Ngân hàng phát hành thẻ thực hiện ghi Nợ hoặc khấu trừ tài khoản của chủ thể.
CHƯƠNG 6:
- Quy trình chuyển tiền trả trước (Slide 308)

Bước 1: Đến thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, Người chuyển tiền viết giấy đề nghị chuyển
tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
- Trong hợp đồng quy định về chuyển tiền trả trước có thể là
+ Chuyển tiền hết 100% giá trị hợp đồng hoặc một phần giá trị hợp đồng thường được thể hiện theo
những cách sau:
X ngày sau khi ký hợp đồng, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu.
X ngày trước ngày giao hàng, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu.
- Giấy đề nghị chuyển tiền được người chuyển tiền lập theo mẫu của ngân hàng, trong đó phải điền đầy
đủ, rõ ràng những nội dung chính sau:
+ Tên, địa chỉ, điện thoại người chuyển tiền.
+ Loại tiền chuyển.
+ Số tiền chuyển.
+ Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản, tên ngân hàng trung gian (ngân hàng người hưởng lợi).
+ Lý do chuyển tiền.
+ Phí chuyển tiền ở Việt Nam, ngoài Việt Nam, ai chịu Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền.
+ Kèm theo các chứng từ liên quan như giấy phép nhập khẩu (nếu có), hợp đồng ngoại thương...
Bước 2: Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển tiền (kiểm tra tài khoản
ngoại tệ)
Bước 3: Nếu người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán, thì ngân hàng trích tài khoản người chuyển
tiền để chuyển tiền cho ngân hàng trung gian dưới hình thức bằng thư hoặc điện.
Nếu số dư ngoại tệ trên tài khoản người chuyển tiền không đủ thì ngân hàng yêu cầu người chuyển tiền
nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thủ tục mua ngoại tệ của ngân hàng để có
đủ tiền chuyển.
Sau khi chuyển tiền, ngân hàng gửi giấy báo nợ và giấy bảo đã thanh toán cho người chuyển tiền.
Bước 4: Ngân hàng trung gian nhận được lệnh chuyển tiền, ghi có vào tài khoản người hưởng lợi và báo
có cho người hưởng lợi.
Bước 5: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền để đi nhận
hàng.
- Quy trình chuyển tiền trả ngay/ trả sau (Slide 309)

Bước 1: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền.
Bước 2: Đến thời hạn quy định chuyển tiền trong hợp đồng, Người hưởng lợi viết giấy đề nghị chuyển
tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình và kèm theo chúng từ liên quan như giấy phép nhập khẩu (nếu có),
hợp đồng ngoại thương, hóa đơn, chứng từ vận tải.....
Thời hạn chuyển tiền ngay trong hợp đồng thường được quy định như sau:
Ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người
xuất khẩu.
X ngày sau ngày giao hàng/ngày B/L, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu.
Ngay khi hàng đến nơi đến quy định, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu.
X ngày sau ngày người xuất khẩu gửi bộ chúng từ, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất
khẩu.
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển tiền (kiểm tra tài khoản
ngoại tệ)
Bước 4: Nếu người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán, thì ngân hàng trích tài khoản người chuyển
tiền để chuyển tiền cho ngân hàng trung gian dưới hình thức bằng thư hoặc điện.
Nếu số dư ngoại tệ trên tài khoản người chuyển tiền không đủ thì ngân hàng yêu cầu người chuyển tiền
nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thủ tục mua ngoại tệ của ngân hàng để có
đủ tiền chuyển.
Sau khi chuyển tiền, ngân hàng gửi giấy báo nợ và giấy bảo đã thanh toán cho người chuyển tiền.
Bước 5: Ngân hàng trung gian ghi có và báo có cho người hưởng lợi.
- Quy trình thanh toán phương thức ghi sổ (Slide 317)

Bước 1 : Người bán giao hàng và gửi chứng từ hàng hóa cho người mua
Bước 2 : Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua
Bước 3 : Đến kỳ hạn quy định, người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán
- Quy trình thanh toán phương thức trao chứng từ nhận tiền (CAD) (Slide 322)

Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương được ký kết, đến thời hạn quy định, người mua yêu cầu ngân
hàng người bán mở cho mình một tài khoản tín thác (Trust account). Số dư tài khoản này bằng 100% trị
giá hợp đồng và nó được dùng thanh toán cho người bán chỉ khi người bán thực hiện theo đúng các thỏa
thuận thể hiện trong bảng ghi nhớ (Memorandum) gồm những nội dung sau:
a Phương thức thanh toán (Means of payment): CAD. Số tiền ký quỹ (Pledged Amount): trị giá 100% hợp
đồng.
Những chứng từ yêu cầu (Required documents).
• Phí dịch vụ (Commission).
Bước 2: Ngân hàng người bán thông báo cho người bán về việc người mua mở tài khoản tín thác và
những yêu cầu trong bản ghi nhớ Memorandum.
Bước 3: Sau khi kiểm tra các yêu cầu trong bản ghi nhớ Memorandum, nếu chấp nhận thì người bán tiến
hành giao hàng.
Bước 4: Sau khi giao hàng, người bán xuất trình các chứng từ theo yêu cầu cho ngân hàng để được thanh
toán.
Bước 5: Ngân hàng sau khi kiểm tra các chứng từ, nếu phù hợp với bản ghi nhớ sẽ tiến hành thanh toán
cho người bán từ tài khoản tin thác của người mua.
Bước 6: Ngân hàng người bán chuyển bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng
- Quy trình thanh toán phương thức BPO (Slide 335)

Bước 1: Người mua và Người bán ký hợp đồng mua bán thỏa thuận sử dụng phương thức BPO.
Bước 2: Người mua cung cấp dữ liệu hợp đồng và đề nghị ngân hàng mình phát hành BPO.
Bước 3: Ngân hàng phát hành BPO phát hành BPO cho người thụ hưởng là Ngân hàng nhận BPO nêu rõ
điều kiện thanh toán. Lúc này xem như Giao dịch BPO được thiết lập và có giá trị ràng buộc Ngân hàng
phát hành BPO.
Bước 4: Ngân hàng thụ hưởng BPO thông báo cho Người bán ve BPO.
Bước 5: Sau khi thực hiện giao hàng. Người bán sẽ chuyển các dữ liệu liên quan cho Ngân hàng thụ
hưởng BPO và ngân hàng này sẽ chuyển dữ liệu cho Ngân hàng phát hành BPO.
Bước 6 : Nếu dữ liệu điện tử khớp đúng hoặc có sai lệch nhưng được chấp nhận, Ngân hàng phát hàng
BPO sẽ thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng BPO và sau đó Ngân hàng thụ hưởng BPO sẽ chuyển cho
người bán theo thỏa thuận
CHƯƠNG 7:
- Quy trình thanh toán nhờ thu trơn (Slide 355)

Bước 1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
Bước 2: Người bán lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ
bằng chỉ thị nhờ thu (Collection instruction) và từ chỉ thị nhờ thu này ngân hàng người bán dựa vào đó lập
lệnh nhờ thu.
Trong chỉ thị nhờ thu phải nêu rõ những nội dung sau và những lưu ý liên quan nội dung thể hiện trong
chỉ thị nhờ thu theo quy định của URC 522:
• Các chi tiết về ngân hàng thu hộ, gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tin, SWIFT, số điện thoại, số fax và số
tham chiếu chứng từ. Để thực hiện có hiệu quả của việc nhờ thu, ngân hàng người bán sẽ dùng ngân hàng
do người bán chỉ thị để làm ngân hàng xuất trinh chứng từ, ngân hàng thu tiền. Trong trường hợp không
có sự chỉ định như thế thì ngân hàng người bán có thể dùng bất kỳ ngân hàng nào của chính mình hoặc
chọn một ngân hàng khác ở nước trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hoặc ở một nước mà ở đó các điều
kiện nhờ thu tỏ ra phù hợp.
• Các chi tiết về người ủy thác thu gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số tài khoản.
• Các chi tiết về người trả tiến gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện
thoại, số fax.
Số tiền và loại tiền nhờ thu.
• Danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chúng từ đỉnh kèm. Nếu các chứng từ không được liệt kê
trong chỉ thị nhờ thu thì ngân hàng người bán sẽ không liên can đến tranh chấp về loại và số lượng các
chứng từ giao cho ngân hàng người mua.
Điều khoản nhờ thu.
• Phí nhờ thu ai chịu. Có thể phân theo nguyên tắc ở bên đầu nước người nào thì người đó chịu như phí
ngân hàng ở nước người bản, người bán chịu, phí ngân hàng ở nước người mua, người mua chịu.
Cách thức thu chi phí nhờ thu.
Tiền lãi sẽ được thu nếu có, cần chỉ rõ hoặc là có được thu hay là bỏ qua, bao gồm lãi suất phải thu, thời
gian tính lãi và ghi rõ kỳ hạn tính lãi là 360 hay 365 ngày. Nếu chỉ thị nhờ thu quy định sẽ phải thu lãi
nhưng người trả tiền không chịu trả lãi thì ngân hàng xuất trình có thể giao chúng từ khi được thanh toán
hoặc khi được chấp nhận thanh toán và khi các điều kiện khác được thực hiện nếu là trường hợp cần thiết
mà không cần thu lãi, trừ khi chỉ thị nhờ thu nói rõ không bỏ qua tiên lãi mà người trả tiền từ chối thanh
toán tiền lãi đó thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao các chứng từ và sẽ không chịu trách nhiệm đối với
bất cứ hậu quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ. Khi việc thanh toán tiền
lãi đã bị từ chối, ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đến bằng đường
viễn thông hoặc nếu không thể, bằng bất kỳ phương tiện hoả tốc nào.
• Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán gửi hối phiếu và lệnh nhờ thu cho Ngân hàng người mua và nhờ thu
hộ tiền người mua.
Bước 4: Ngân hàng người mua yêu cầu người mua trả tiền hỗi phiếu nếu là hối phiếu trả ngay hoặc chấp
nhận trả tiền hối phiếu nếu là hối phiếu kỳ hạn.
Bước 5: Người mua trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này phụ thuộc vào thiện chí của
người mua, có thể chia thành những trường hợp sau:
• Người mua chiếm dụng hàng của người bán và không trả tiền.
Người mua nhận hàng nhưng trả tiền chậm hoặc trả tiền thiếu hoặc trả tiền kèm điều kiện nào đó như
người bán phải giảm giá hàng...
Người mua không nhận hàng và từ chối thanh toán.
Người mua đồng ý thanh toán.
Khi người mua chấp nhận thanh toán, ngân hàng xuất trình có trách nhiệm xem xét hình thức chấp nhận
thanh toán một hối phiếu có đầy đủ và đúng đắn hay không, nhưng lại không có trách nhiệm đối với tính
xác thực của bất cứ chữ ký nào hoặc với sự uỷ quyền của bất cứ bên ký nào để ký nhận.
Bước 6: Ngân hàng người mua trích tiền từ tài khoản người mua sang ngân hàng người bán để ghi có cho
người bán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng
người bán.
Bước 7: Ngân hàng người bán ghi có và báo có cho người bán hoặc chuyển hối phiếu được chấp nhận
hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người bán.
- Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (Slide 356)

Bước 1: Người bán giao hàng cho người mua. Người bán không giao bộ chúng từ cho người mua mà bộ
chứng từ sẽ được giao qua ngân hàng.
Người bán không được gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng người mua mà không có sự thoả
thuận trước với ngân hàng.Tuy vậy, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng
người mua để trao cho người mua khi họ thanh toán hoặc khi họ chấp nhận thanh toán hoặc khi những
điều kiện khác được thực hiện mà không có sự thoả thuận khác hoặc không có sự thoả thuận trước của
ngân hàng người mua thì ngân hàng người mua sẽ không có nghĩa vụ nhận hàng và rủi ro, trách nhiệm
đối với hàng hoá vẫn thuộc về người gửi hàng.
Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo hiểm hàng
hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong từng trường hợp. Tuy
nhiên, nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hoá, dù có chỉ thị hay không, các ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/hoặc tình cảnh của hàng hoá và/hoặc về
mọi hành động và/hoặc về thiếu sót của bất kỳ bên thứ ba nào được uỷ nhiệm lưu kho và hoặc bảo vệ hàng hoá. Mọi lệ phí và hoặc chi phí của các ngân hàng có liên quan tới bất cứ
hành động nào trong việc bảo vệ hàng hoá sẽ do bên gửi chỉ thị nhờ thu gánh chịu.

Bước 2: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ gửi hàng và/ hoặc hối phiếu) và chỉ thị nhờ thu
gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng từ người mua. (Nội dung chỉ thị nhờ thu và những thông tin trên chỉ
thị nhờ thu cần lưu ý theo quy định trong URC 522 được thể hiện dưới đây sau bước 2). Ngân hàng người
bán không có trách nhiệm phải kiểm tra chi tiết từng chứng từ do người bán xuất trình mà ngân hàng chi
kiểm tra loại và số lượng chứng từ để lập bản kê chúng từ chuyển cho ngân hàng người mua.
Trong chỉ thị nhờ thu phải nêu rõ những nội dung sau và những lưu ý liên quan nội dung thể hiện trong
chỉ thị nhờ thu theo quy định của URC 522:
N Các chi tiết về ngân hàng thu hộ, gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tín, SWIFT, số điện thoại, số fax và
số tham chiếu chứng từ. Để thực hiện có hiệu quả của việc nhờ thu, ngân hàng người bán sẽ dùng ngân
hàng do người bán chỉ thị để làm ngân hàng xuất trình chứng từ, ngân hàng thu tiền. Trong trường hợp
không có sự chỉ định như thế thì ngân hàng người bán có thể dùng bất kỳ ngân hàng nào của chính mình
hoặc chọn một ngân hàng khác ở nước trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hoặc ở một nước mà ở đó các
điều kiện nhờ thu tỏ ra phù hợp.
• Các chi tiết về người ủy thác thu gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số tài khoản.
• Các chi tiết về người trả tiền gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
Số tiền và loại tiền nhờ thu,
• Danh mục chúng từ, số lượng của từng loại chứng từ đính kèm. Nếu các chứng từ không được liệt kê
trong chỉ thị nhờ thu thì ngân hàng người bán sẽ không liên can đến tranh chấp về loại và số lượng các
chứng từ giao cho ngân hàng người mua.
• Điều khoản nhờ thu là D/P, D/A hay D/OT.Nếu trong chỉ thị nhờ thu không ghi rõ là điều khoản nào thì
được coi là D/P. Riêng đối với điều khoản D/OT, người bán cần ghi rõ các điều kiện là gì? Ví dụ như
người mua có thể mang động sản hoặc chúng từ bất động sản, các giấy tờ có giá... đến thế chấp tại ngân
hàng để nhận chúng từ. Đối với D/A thanh toán từng bộ phận chỉ có thể được chấp nhận nếu như có sự
cho phép đặc biệt ghi trong chỉ thị nhờ thu. Tuy nhiên ngân hàng xuất trình sẽ giao các chứng từ cho
người trả tiền chỉ khi nào sẽ thanh toán toàn bộ, trừ khi có quy định khác, và ngân hàng xuất trình sẽ
không chịu trách nhiệm đối với hậu quả, nếu có phát sinh từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng
từ.
• Phí nhờ thu ai chịu. Có thể phân theo nguyên tắc ở bên đầu nước người nào thì người đó chịu như phí
ngân hàng ở nước người bán, người bán chịu, phí ngân hàng ở nước người mua, người mua chịu.
• Cách thức thu chi phí nhờ thu. Nếu chỉ thị nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi chi phí nhờ thu là do người
mua chịu nhưng người mua lại không chịu trả thì ngân hàng người mua có thể giao chứng từ theo các
điều kiện D/P, D/A hay D/OT mà không cần thu chi phí nhờ thu và bên đưa ra chỉ thị nhờ thu sẽ chịu
những chi phí này hoặc có thể trừ vào số tiền thu được. Nếu chỉ thị nhờ thu quy định rõ ràng là các chi phí
nhờ thu không thể bỏ qua, phải thu và người mua từ chối thanh toán thì ngân hàng người mua sẽ không
giao chứng từ và không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào sinh ra từ bất cứ sự chậm trễ nào
trong việc giao chúng từ. Trong mọi trường hợp nếu chỉ thị nhờ thu quy định rằng mọi chi phí và tiền úng
chỉ do người bán gánh chịu thì ngân hàng người mua sẽ được phép thu lại ngay các chi phí này từ ngân
hàng người bán và ngân hàng người bán sẽ được phép thu lại ngay bất kỳ số tiền nào mà nó đã chi cho
người bán mà không cần biết có thu được tiền hay không. Các ngân hàng có quyền đòi thanh toán trước
những lệ phí và chi phí đối với bên đã gửi chị thị nhờ thu để trả những chi phí nhằm để thực hiện bất cứ
các chỉ thị nào và khi chưa nhận được sự thanh toán trước này thi họ có quyền không thực hiện các chỉ thị
nhờ thu này.
• Tiền lãi sẽ được thu nếu có, cần chỉ rõ hoặc là có được thu hay là bỏ qua, bao gồm lãi suất phải thu, thời
gian tính lãi và ghi rõ kỳ hạn tính lãi là 360 hay 365 ngày. Nếu chỉ thị nhờ thu quy định sẽ phải thu lãi
nhưng người trả tiền không chịu trả lãi thì ngân hàng xuất trình có thể giao chứng từ khi được thanh toán
hoặc khi được chấp nhận thanh toán và khi các điều kiện khác được thực hiện nếu là trường hợp cần thiết
mà không cần thu lãi, trừ khi chỉ thị nhờ thu nói rõ không bỏ qua tiên lãi mà người trả tiền. từ chối thanh
toán tiền lãi đó thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao các chứng từ và sẽ không chịu trách nhiệm đối với
bất cứ hậu quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ. Khi việc thanh toán tiền
lãi đã bị từ chối, ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đến bằng đường
viễn thông hoặc nếu không thể, bằng bất kỳ phương tiện hoả tốc nào.
• Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận.
Bước 3: Ngân hàng người bán lập lệnh nhờ thu dựa vào chỉ thị nhờ thu rồi chuyển bộ chứng từ thanh toán
và lệnh nhờ thu cho ngân hàng người mua nhờ thu hộ tiền.
Bước 4: Khi ngân hàng người mua nhận bộ chứng từ từ ngân hàng người bán, ngân hàng người mua cũng
không có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ. Ngân hàng nhận bộ chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển như
thế ấy cho người mua khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng người mua
chuyển hối phiếu đến người mua, yêu cầu người mua trả tiền (hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền
(hối phiếu kỳ hạn) mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng.
Bước 5: Người mua từ chối trả tiền hoặc trả tiền/chấp nhận trả tiền:
Người mua từ chối trả tiền, không nhận hàng. Người mua đồng ý trả tiền/ chấp nhận trả tiền:
Nếu là D/P: người mua phải trả tiền để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng.
Nếu là D/A: người mua ký chấp nhận hối phiếu để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng, đến thời hạn quy
định sẽ trả tiền.
Nếu là D/OT (D/TC): người mua xuất trình giấy hứa trả tiền hoặc thư cam kết trả tiền hoặc biên lại tín
thác... do chính người mua lập để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng.
Bước 6: Nếu người mua trả tiền/chấp nhận trả tiền, ngân hàng người mua chuyển bộ chứng từ cho người
mua để đi nhận hàng.
Bước 7: Ngân hàng người mua chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ
chối và bộ chứng từ cho ngân hàng người bán. Khi người mua từ chối thanh toán hoặc không chấp nhận
thanh toán, ngân hàng người mua cần tìm lý do của việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận
thanh toán rồi thông báo ngay cho ngân hàng người bán. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng người
bán phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chúng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo
về việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng người mua vẫn không nhận
được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho ngân hàng người bán, ngân hàng
người mua sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
Bước 8: Ngân hàng người bán chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ
chối và bộ chứng từ cho người bán.
CHƯƠNG 8:
- Quy trình thực hiện thanh toán L/C (Slide 378)

(0) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương sử dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ.
(1) Trong thời hạn hai bên đã thỏa thuận, nhà nhập khẩu viết đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng.
Hồ sơ xin mở L/C của người nhập khẩu tại Việt Nam thường bao gồm:
+ Đơn xin mở L/C;
+ Hợp đồng ngoại thương bản gốc;
+ Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có);
+ Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công thương (đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện xin giấy phép);
+ Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng, công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của ngân hàng mở
L/C (trường hợp mở L/C trả chậm);
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có);
+ Bản giải trình mở L/C (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C);
Đối với những nhà nhập khẩu có quan hệ giao dịch lần đầu tại ngân hàng mở L/C thì hồ sơ xin mở L/C
cần có thêm:
+ Quyết định thành lập
+ Đăng kí kinh doanh
+ Đăng kí mã số XNK
(2) Ngân hàng mở L/C phát hành L/C qua NHTB cho nhà xuất khấu hưởng lợi. Khi đồng ý mở L/C, ngân
hàng mở L/C là người chịu trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi khi họ xuất trình bộ chứng từ phù
hợp với các quy định của L/C cho dù người nhập khẩu có tiền trả cho ngân hàng hay không, còn tồn tại
hay phá sản.
(3) NHTB tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C, lập văn bản thông báo và gửi L/C gốc cho
người hưởng lợi. Xác minh được tính chân thật NHTB sẽ chuyển nguyên văn cho người hưởng lợi kiểm
tra, nếu không xác minh được NHTB sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu được biết, đồng thời gửi thông báo
cho ngân hàng mở L/C.
(4) Người xuất khẩu tiến hành giao hàng
Người xuất khẩu sau khi kiểm tra cần trọng các điều khoản, điều kiện trong L/C, xem xét khả năng hiện
tại mình có thực hiện được L/C đó hay không, nếu được thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị người
nhập khẩu và ngân hàng mở L/C tu chinh L/C bằng cách sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp theo
yêu cầu của mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.
(5) Nhà xuất khẩu lập BCT thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình cho NHTB để đòi tiền ngân hàng
mở L/C, NHTB sau khi kiểm tra thì chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(6) Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra thì chuyển bộ chúng từ cho ngân hàng mở L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C thanh toán/ từ chối thanh toán.
Ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận được bộ chứng từ thì kiểm tra và xử lý bộ chứng từ.
Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng thì xem nội dung của L/C quy định trả tiền ngay hay trả
chậm hay chấp nhận hối phiếu hay là thương lượng/chiết khấu... để xử lý.
Nếu thấy bộ chúng từ không phù hợp L/C, ngân hàng hỏi ý kiến của nhà nhập khẩu về việc có chấp nhận
bất hợp lệ hay không. nếu người nhập khẩu không chấp nhận, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại
toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(8) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu kiểm tra, nhà nhập khẩu thanh toán/ tử
chối thanh toán.
(9) NHTB ghi có tài khoản người hưởng lợi hoặc thông báo từ chối.

You might also like