You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HCM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN MÔN HÓA HỌC 12- CƠ BẢN A1-D
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
134
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn)
Cho nguyên tử khối: Cr=52; Fe=56; Cu=64; Cl=35,5; Zn=65; H=1; S=32; O=16; Ni=59; Ba=137;
C=12; N=14.
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO ( ở đktc). Khối
lượng sắt thu được sau phản ứng là:
A. 2,8. B. 8,4 C. 16,8. D. 5,6.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Al. B. Cr. C. Na. D. Fe.
Câu 3: Hàm lượng cacbon trong gang là
A. 0,01 – 2%. B. 0,2 – 5%. C. 2 – 5%. D. 0,1 – 2%.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. 3Cu + 2FeCl3 → 3CuCl2 + 2Fe. B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.
C. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag. D. FeCl3 + Ag → AgCl + FeCl2.
Câu 5: Cho 10,4 gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu
được V lít khí H2 (đktc).
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.
Câu 6: Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô
hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là
A. moocphin. B. axit nicotinic. C. nicotin. D. amphetamin.
Câu 7: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO 2, NO2, HF. Có thể
dùng chất nào rẻ tiền sau đây để loại bỏ các chất khí đó?
A. NaOH. B. NH3. C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 8: Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn
A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 4, nhóm VIA.
C. Chu kì 3, nhóm IVB. D. Chu kì 4, nhóm IB.
Câu 9: Nguyên liệu nào không dùng trực tiếp để sản xuất thép là
A. gang trắng, gang xám. B. sắt phế liệu.
C. quặng sắt (Fe2O3). D. chất chảy (CaO).
Câu 10: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z = 26)?
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d8. C. [Ne]3d64s2. D. [Ar]3d64s2.
Câu 11: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch được nghiên cứu sử dụng
thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí butan (gaz). B. Khí hiđro. C. Than đá. D. Xăng, dầu.
Câu 12: Hợp chất của sắt khi tác dụng với HNO3 đặc nóng không giải phóng khí là
A. FeO. B. FeCO3. C. FeS2. D. Fe2O3.
Trang 1/4 - Mã đề thi 134
Câu 13: Cho m gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl
sinh ra 2,24 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 2,8. C. 6,5. D. 8,4.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4?
A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. FeSO4.
Câu 15: Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali
đicromat, dung dịch trong ống nghiệm đổi màu như thế nào?
A. Chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục. B. Chuyển từ màu da cam
sang màu vàng.
C. Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. D. Chuyển từ màu vàng sang màu da
cam.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe + 3AgNO3 → X + 3Ag. Chất X là
A. Fe(NO3)2 hay Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2.
C. Fe(OH)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 17: Dung dịch phản ứng được với kim loại Fe là
A. ZnCl2. B. CuSO4. C. AlCl3. D. ZnCl2.
Câu 18: Ion oxi hóa được kim loại Fe là
A. Mg2+. B. Zn2+. C. Fe3+. D. Cr2+.
Câu 19: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch chất nào sau đây tạo muối sắt (II)?
A. HNO3 đặc, nóng, dư. B. CuSO4.
C. H2SO4 đặc, nóng dư. D. MgSO4.
Câu 20: Chất nào sau đây có thể khử Fe trong dung dịch thành Fe2+?
3+

A. Na. B. Fe. C. Ag+. D. HNO3.


Câu 21: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +3, +6. B. +2, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 22: Nhỏ nước Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH. Sản phẩm
thu được là
A. Na2CrO4, NaBrO, H2O. B. NaCrO2, NaBr, H2O.
C. Na2CrO4, NaBr, H2O. D. NaCrO2, NaBrO, H2O.
Câu 23: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành
như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dd Pb(NO 3)2 dư thì thu được chất kết tủa
màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong
các khí sau?
A. H2S. B. SO2. C. NH3. D. CO2.
Câu 24: Công thức hóa học của natri đicromat là
A. NaCrO4. B. Na2CrO4. C. Na2Cr2O7. D. NaCrO2.
Câu 25: Chọn phát biểu sai.
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm. B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.
C. CrO3 là chất rắn màu nâu đỏ. D. K2CrO4 là chất rắn màu vàng.
Câu 26: Chia m gam hỗn hợp Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 448 ml khí (đktc).

Trang 2/4 - Mã đề thi 134


Phần 2: cho phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 896 ml khí
(đktc) SO2.
Giá trị của m là
A. 3,52. B. 4,80. C. 2,40. D. 1,76.
Câu 27: Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là
A. CaSiO3 → CaO + SiO2. B. CaO + SiO2 → CaSiO3.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 28: Hòa tan 18,24 gam FeSO4 khan trong nước rồi axit hóa bằng dung dịch
H2SO4 thu được 100 ml dung dịch X. Để phản ứng với 10 ml dung dịch X cần dùng
vừa đúng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 có nồng độ a mol/lít. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 1,00 . C. 0,21. D. 0,12.
Câu 29: Hòa tan hết 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dung
dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được V lít hỗn hợp khí SO2 ( sản
phẩm khử duy nhất của S+6, đktc) và dung dịch Y. Cho 450 ml dung dịch KOH 2M
vào Y thu được 21,4 gam kết tủa. Gía trị của V là
A. 4,48. B. 7,84. C. 5,60. D. 6,72.
Câu 30: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Cr2(SO4)3, CrO3, Cr2O3. Số chất trong dãy có
tính chất lưỡng tính là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 31: Chọn phát biểu sai.
A. Ở nhiệt độ thường, flo sẽ oxi hóa crom thành Cr(III).
B. Crom(VI) oxit là oxit axit và có tính oxi hóa mạnh.
C. Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
D. Trong dung dịch, ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 32: Một học sinh tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:
Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung
dịch HCl loãng vào, đun nhẹ.
Bước 2: Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).
Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở ống nghiệm (1) vào ống nghiệm
2, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.
Bước 4: Sau một thời gian dài, ghi nhận màu kết tủa quan sát được.
Sau khi làm thực hành, học sinh rút ra được những kết luận sau đây:
(a)Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu xanh nhạt.
(b)Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.
(c)Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng xanh.
(d)Ở bước 4, có xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 33: Cho phản ứng của sắt (Fe) với oxi (O2) như hình vẽ dưới đây:

Chọn phát biểu sai.


A. Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây sắt cháy sáng chói.
B. Sản phẩm của phản ứng là Fe3O4.
Trang 3/4 - Mã đề thi 134
C. Phản ứng tỏa nhiệt lớn.
D. nước có vai trò là chất xúc tác cho phản ứng.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a)Gang xám chứa nhiều cacbon tự do hơn so với gang trắng.
(b)Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) có thể tan hết trong dung dịch HCl.
(c)Hỗn hợp gồm Cu và Fe(NO3)2 có thể tan hết trong dung dịch HCl loãng tạo
chất khí.
(d)Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất
kết tủa.
(e)Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong tự nhiên, crom tồn tại ở dạng hợp chất.
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Kim loại crom có tính khử mạnh hơn kim loại sắt.
D. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính.
o o
Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Fe( NO3 )2 ⎯⎯ t + HCl
→ X ⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯+Z
→ T ⎯⎯
t
→ X . Trong
các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2; có bao nhiêu chất có thể là Z trong sơ đồ
trên?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 37: Cho 2,8 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối
sinh ra là:
A. 4,23 gam. B. 8,125 gam. C. 6,35 gam. D. 5,42 gam.
Câu 38: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO 3 lấy dư ta thu được 4,48 lit (đktc) hỗn
hợp khí X gồm 2 khí NO và NO 2 có tỷ khối hơi của Y đối với O2 là 1,3125. Giá trị
m là
A. 11,2. B. 1,12. C. 0,56. D. 5,6.
Câu 39: Phản ứng nào sau đây đúng?
A. Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2 H2O.
B. 2 CrCl3 + 3 Zn → 2Cr + 3 ZnCl2.
C. 2Cr + 6 HCl → CrCl3 + 3 H2+.
D. Cr2O3 + 2 NaOH loãng → 2NaCrO2 + H2O.
Câu 40: Phản ứng nào sau đây thể hiện tính oxi hóa của Fe2O3?
A. CO + 3Fe2O3 2Fe3O4 + CO2. B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.
C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O. D. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 134

You might also like