You are on page 1of 5

1.

Định nghĩa
Thể chế kinh tế là gì?
- Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại
bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục…
- Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều
chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh
tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực
về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan
quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ
chế vận hành nền kinh tế.
Ví dụ: Việt Nam đi theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là loại hình thể chế
kinh tế trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa cái chung là kinh tế thị
trường với các đặc thù là định hướng xã hội chủ nghĩa. Thuộc về cái chung có
các yếu tố như: đa dạng chủ thể kinh tế và các chủ thể tự do sản xuất kinh
doanh, cạnh tranh theo pháp luật; thừa nhận các phạm trù hàng hoá, tiền tệ, thị
trường, cạnh tranh, cung cầu, giá cả thị trường, lợi nhuận; sự hoạt động của quy
luật kinh tế thị trường; nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Thuộc về
cái đặc thù có các yếu tố: tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng là
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng
cộng sản; các mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ cơ bản trong phát triển nền kinh
tế gắn với mục tiêu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Trong sự kết hợp giữa
các chung và cái đặc thù này chúng tạo thành sự giao thoa, cái chung không
nằm ngoài ngoài mà nằm trong cái đặc thù, nhưng không bao quát hết cái đặc
thù, trong đó kinh tế thị trường là động lực và phương tiện để phát triển kinh tế,
định hướng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển nền kinh tế.
 Các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường
Các yếu tố Nội dung
-Các quy tắc tạo thành “luật chơi” -Khung luật pháp về kinh tế;
kinh tế thị trường
- Các quy tắc, chuẩn mực xã hội về/
hoặc liên quan đến kinh tế, kể các các
quy tắc hay chuẩn mực phi chính
thức;
Các chủ thể tham gia “trò chơi” kinh -Các cơ quan quản lí nhà nước về
tế thị trường kinh tế;
-Doanh nghiệp
-Các tổ chức thuộc “xã hội dân sự”,
cộng đồng dâncư và người dân
Các cơ chế thực thi các “luật chơi” -Cơ chế bổ sung giữa Thị trường và
kinh tế thị trường Nhà Nước
-Cơ chế phân cấp quản lí kinh tế
-Cơ chế phối hợp
-Cơ chế tham gia; v.v.
Các “sân chơi kinh tế” hay hệ thống -Thị trường hàng hóa
các “thị trường cứng” -Thị trường vốn
-Thị trường lao động
-Thị trường bất động sản v.v.

2. Mục tiêu
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những
quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi
các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở
hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

5. Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam tử giải phóng đến nay

Trong thời gian dài trước đổi mới, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đã áp
dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô - Viết, với những đặc trưng chủ yếu là:
xây dựng nền kinh tế khép kín về lực lượng sản xuất; không thừa nhận sự tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ; xây dựng quan hệ sản xuất
với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, hạn chế và muốn
nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân; chưa thừa nhận sản xuất
hàng hóa và thị trường, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, coi
kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế, xã hội chủ nghĩa, xác
định nhiệm vụ sản xuất và phân bổ các nguồn lực theo kế hoạch pháp lệnh của
Nhà nước là chủ yếu, coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế
hoạch. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng
được yêu cầu của đất nước thời kỳ có chiến tranh, nhưng sau đó bộc lộ rõ những
khuyết điểm, tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn
Từ những năm 1979 - 1986, Ðảng và nhân dân ta bước đầu đã có những tìm tòi,
thử nghiệm để cải cách theo hướng thị trường. Tuy có những chuyển biến nhận
thức và thực tiễn quan trọng, nhưng chủ yếu là cải cách thể chế cục bộ trong
khuôn khổ cũ, chưa mang tính đột phá để đủ tạo ra một bước ngoặt căn bản
trong quan điểm lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa

Ðại hội VI của Ðảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
nhận thức của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Ðại hội VI của Ðảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
nhận thức của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Ðại hội VI khẳng định phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các
đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế
hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao
cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát
triển của nền kinh tế, nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị sản xuất, kinh
doanh nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả.
Ðại hội VI chủ trương kết hợp hài hòa các lợi ích của người lao động, tập thể và
toàn xã hội, coi đó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện phân phối
theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội theo
hướng bảo đảm sự thống nhất hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã
hội, thực hiện công bằng xã hội, khắc phục xu hướng bình quân hóa trong phân
phối
Hội nghị T.Ư 6 (khóa VI) đã phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát
triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần kinh tế đi lên chủ
nghĩa xã hội. Khẳng định chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến
lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện
tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người tự do làm ăn theo pháp
luật; các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng
Ðại hội VII (6-1991) tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo hướng phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế,
vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống
nhất. Ðại hội đã đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: sản xuất hàng hóa
không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh
nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng.
Ðại hội IX (4-2001) chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa", khẳng định chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, là đường lối chiến lược nhất quán.
Từ "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa", đã khái quát thành
"nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; đó không phải là sự đơn
giản hóa khái niệm mà là bước phát triển mới rất quan trọng về tư duy lý luận
và thực tiễn của Ðảng
Ðại hội X của Ðảng khẳng định những thành tựu rất quan trọng đã đạt được
trong 5 năm 2001-2005, trong đó "Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa bước đầu được xây dựng". Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế
vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng
tương đối đồng bộ; một số loại thị trường mới hình thành; các thị trường hàng
hóa, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước
phát triển phù hợp với cơ chế mới. Ðại hội xác định nhiệm vụ những năm tới
phải "tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa"; yêu cầu phải nắm vững những nội dung quan trọng của định hướng xã
hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nâng cao vai trò và hiệu
lực quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận
hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển
mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh.

Tham khảo:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-
kien-dang/tiep-tuc-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-
chu-nghia-888
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/2081/kinh-te-thi-
truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia---quan-niem-va-giai-phap-phat-
trien.aspx#:~:text=M%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20c
%E1%BB%A7a%20kinh%20t%E1%BA%BF,s%E1%BA%A3n%20xu
%E1%BA%A5t%20m%E1%BB%9Bi%2C%20ti%C3%AAn%20ti%E1%BA
%BFn

You might also like