Ôn tập

You might also like

You are on page 1of 47

ÔN TẬP QUẢN

LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG
GIẢNG VIÊN: PHAN TRẦN XUÂN TRINH
NỘI DUNG ÔN TẬP
Chương 1 Tổng quan quản lý chuỗi cung ứng
Chương 2+3 Hoạch định và thu mua trong chuỗi cung ứng
Chương 4+5 Sản xuất và phân phối trong chuỗi cung ứng
Chương 7 Quản lý hoạt động vận tải trong chuỗi cung ứng
Chương 8 Điều phối chuỗi cung ứng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
2. Thành phần trong chuỗi cung ứng
3. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
• Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay
dịch vụ ra thị trường. (Douglas M. Lambert)
• Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà
kho, nhà bán lẻ và khách hàng. (Chopra Sunil and Peter Meindl)
1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.4 Các dòng dịch chuyển trong chuỗi cung ứng

Thông tin

Sản phẩm
Khách hàng
Tài chính
2. THÀNH PHẦN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
2. THÀNH PHẦN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
• Nhà cung cấp: cung cấp nguyên vật liệu từ đầu vào của quá trình SX
• Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm: công ty sản xuất,
các nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm
• Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn, bán
hàng và phục vụ khách hàng theo sự biến động của nhu cầu. Được xem
như là bán sỉ, đại lý nắm bắt nhu cầu của khách hàng, làm cho khách
hàng mua sản phẩm.
2. THÀNH PHẦN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
• Nhà bán lẻ: tồn trữ và bán sản phẩm với số lượng nhỏ hơn.
• Khách hàng: hay là người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm
• Nhà cung cấp dịch vụ: cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ,
khách hàng. Đó là cung cấp dịch vụ vận tải và nhà kho từ công ty xe tải,
công ty kho hàng.
4. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
4.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) thì
quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch, tìm nguồn
cung ứng, thu mua và các hoạt động Logistics phân phối. Bản chất của
quản trị chuỗi cung ứng là việc quản trị cung cầu bên trong và kiểm soát mối
quan hệ đó với các công ty khác.
CHƯƠNG 2+3: HOẠCH ĐỊNH VÀ THU MUA
1. Hoạch định trong chuỗi cung ứng
2. Tìm nguồn trong chuỗi cung ứng
3. Mua hàng
QUY TRÌNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
• Dự báo nhu cầu • Thu mua
• Định giá sản • Bán chịu và thu
phẩm nợ
• Quản lý tồn kho
TÌM KIẾM
HOẠCH
NGUỒN
ĐỊNH
HÀNG

PHÂN SẢN
PHỐI XUẤT
• Thiết kế sản phẩm
• Quản lý đơn hàng
• Lập quy trình sản xuất
• Lịch giao hàng
• Quản lý phương tiện
• Quy trình trả hàng
MÔ HÌNH SCOR
Mô hình SCOR giúp công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng
hiệu quả. Đây là mô hình giải thích các quy trình dọc theo toàn bộ Chuỗi
cung ứng và cung cấp cơ sở để cải tiến những quy trình đó.
1. HOẠCH ĐỊNH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Hoạch định trong chuỗi cung ứng là gì?
• Là lập kế hoạch để các hoạt động trong chuỗi cung ứng được phối hợp
nhịp nhàng hơn.
• Hoạch định trong chuỗi cung ứng bao gồm việc dự báo nhu cầu khách
hàng, định giá sản phẩm và quản lý tồn kho
• Quá trình hoạch định sẽ giúp định hình các hoạt động tiếp theo trong chuỗi
cung ứng
2. TÌM NGUỒN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
2.1 Khái niệm
• Tìm nguồn cung ứng: là quá trình tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung
cấp để mua hàng hoá cho doanh nghiệp
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.1 Khái niệm mua hàng
• Mua hàng: là quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và duy trì
hoạt động mua hàng. Doanh nghiệp thường mua các loại nguyên vật liệu
cần cho quá trình sản xuất thành phẩm, hoặc trang thiết bị phục vụ cho quá
trình sản xuất, hoặc là những hàng hoá hoặc dịch vụ cần thiết để duy trì
hoạt động của công ty
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua

• Ma trận Kraljic được sử dụng để phân loại sản phẩm/NVL trong chuỗi
cung ứng, từ đó xác định chiến lược mua hàng phù hợp cho từng phân loại.

• Mô hình phân loại sản phẩm trên cơ sở hai chiều: tác động của nhà cung
cấp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và rủi ro từ nguồn cung được thể hiện
qua bốn góc phần tư, mỗi góc đòi hỏi một chiến lược mua hàng khác nhau
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua
Đo lường yếu tố tác động đến lợi nhuận
• Lượng mua
• Tỷ trọng trên tổng chi phí mua hàng
• Tăng trưởng kinh doanh
Đo lường yếu tố tác động đến rủi ro nguồn cung
• Tính sẵn có
• Số lượng nhà cung cấp
• Nhu cầu cạnh tranh
• Rủi ro lưu kho
• Các khả năng thay thế
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua

Mặt hàng chiến lược: là những sản phẩm chủ lực,


mang tính đặc trưng của doanh nghiệp, và thường
được sản xuất bởi rất ít nhà cung cấp

Ví dụ: động cơ chuyên biệt

=> Cần duy trì mối quan hệ lâu dài với NCC: thiết
lập các thỏa thuận dài hạn, lên kế hoạch tham gia
và phát triển sản phẩm cùng với các nhà cung cấp
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua

Mặt hàng đòn bẩy: thường được mua với số lượng


lớn, có giá trị cao và có thể tìm kiếm được nguồn
hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Ví dụ: lốp xe, khung xe

=> Khai thác triệt để sức mua, thương lượng giá


thường xuyên, mở thầu để chọn NCC phù hợp và
sẵn sàng chuyển đổi NCC nếu cần thiết để đạt được
mức giá tốt nhất
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua

Mặt hàng then chốt: là những sản phẩm giá trị


thấp nhưng cần thiết cho quá trình sản xuất và ít
các nhà cung cấp trên thị trường.

Ví dụ: túi khí xe hơi, pin

=> Bảo đảm duy trì nguồn cung và đồng thời cần
triển khai chiến lược tìm kiếm nhà cung cấp mới
hoặc phát triển nguyên liệu thay thế.
3. MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.5 Phân loại hàng hoá cần mua

Mặt hàng đơn giản: là những mặt hàng ít ảnh


hưởng đến lợi nhuận của công ty và nhiều NCC.

Ví dụ: ắc quy, ốc vít, văn phòng phẩm

=> Đưa ra một tiêu chuẩn duy nhất và mua số
lượng lớn để đạt được chi phí tối ưu nhất.
CHƯƠNG 4+5: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
1. Sản xuất trong chuỗi cung ứng
2. Quản trị sản xuất trong chuỗi cung ứng
3. Hệ thống sản xuất đẩy và kéo
4. Phân phối trong chuỗi cung ứng
1. SẢN XUẤT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1.3 Khái niệm sản xuất
• Là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra
dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ
2. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG
2.1 Khái niệm
Quản trị sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và
kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất
đã đề ra.
3. HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐẨY VÀ KÉO
3.1 Hệ thống sản xuất đẩy (Push production system)
• Sản xuất đẩy là quá trình sản xuất dựa vào dự báo nhu cầu của người tiêu
dùng để sản xuất ra và lưu kho, sau đó đẩy hàng hóa ra thị trường để tiêu thụ.
• Sản xuất đẩy thích hợp đối với một số loại hình sản phẩm mang tính thời
trang, mùa vụ: như quần áo, bánh kẹo, nước ngọt …
3. HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐẨY VÀ KÉO
3.2 Hệ thống sản xuất kéo (Pull production system)
• Ngược lại với sản xuất đẩy, sản xuất kéo là quá trình sản xuất dựa trên
đơn đặt hàng sẵn có, sau đó mới sắp xếp mua nguyên liệu, sản xuất để đáp
ứng nhu cầu thực tế
• Sự khác biệt cơ bản nhất của hai chiến lược sản xuất này chính là sản xuất
dựa trên dự báo của thị trường hay dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường
3. HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐẨY VÀ KÉO
3.3 Ưu và nhược điểm của hệ thống sản xuất kéo và đẩy

Sản xuất đẩy Sản xuất kéo

Ưu điểm - Lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn - Hiểu được nhu cầu chính xác
- Giảm được chi phí mua NVL của khách hàng
- Cung cấp sản phẩm nhanh chóng cho - Mức tồn kho thấp hoặc không có
khách hàng - Tối ưu hoá chi phí sản xuất

Nhược điểm - Mức tồn kho cao - Đơn hàng nhỏ lẻ và một lần
- Tốn chi phí vận chuyển và sản xuất - Xảy ra tình trạng cung không
- Rủi ro nếu dự báo nhu cầu không chính đáp ứng được cầu
xác - Thời gian giao hàng lâu hơn
4. PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
4.1 Khái niệm phân phối
• Phân phối: các bước dịch chuyển và lưu trữ hàng hoá từ nhà cung cấp
đến khách hàng cuối cùng trong chuỗi cung ứng
• Phân phối trực tiếp tác động đến chi phí và sự trải nghiệm khách hàng
và vì thế ảnh hưởng đến lợi nhuận
• Lựa chọn mạng lưới phân phối có thể đạt được mục tiêu chuỗi cung
ứng từ chi phí thấp đến đáp ứng cao
4. PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
4.4 Nhà kho truyền thống và trung tâm phân phối
CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ VẬN TẢI
1. Vận tải trong chuỗi cung ứng
2. Các phương thức vận tải
3. Vận tải đa phương thức
1. VẬN TẢI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm vận tải
• Vận tải trong chuỗi cung ứng là hoạt động di chuyển hàng hóa từ một
địa điểm này đến một địa điểm khác
• Đây là một ngành luôn đồng hành cùng sự tiến triển của nền văn minh
nhân loại, giải quyết những vấn đề lưu thông phân phối cho toàn cầu
1. VẬN TẢI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1.2 Vai trò của vận tải
• Không có vận tải thì không thực hiện được các hoạt động sản xuất, cung ứng
• Vận tải giúp nối liền các ngành nghề, các đơn vị sản xuất với nhau
• Giúp kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng
• Góp phần làm cho nền kinh tế trở thành một khối thống nhất.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
Có 5 phương thức chính:
• Vận tải đường bộ
• Vận tải đường sắt
• Vận tải đường thủy
• Vận tải hàng không
• Vận tải đường ống
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.1 Vận tải đường bộ
• Là một trong những phương thức vận tải
được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
• Phù hợp cho hàng hóa cỡ vừa và nhỏ
• Vận chuyển theo đường bộ sẽ sử dụng xe
đầu kéo, xe tải và container…để chở hàng hóa
đến điểm giao hàng cuối cùng.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.2 Vận tải đường sắt
• Là phương thức vận tải xuất hiện lâu đời nhất
• Phù hợp vận chuyển hàng hóa cỡ lớn, cồng kềnh
• Vận chuyển bằng đường sắt có cước phí rẻ và
an toàn hơn do chỉ di chuyển trên 1 tuyến đường
riêng, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.3 Vận tải đường thủy
• Là hình thức vận chuyển bằng tàu.
• Ở Việt Nam, đường thủy hầu hết dùng để
phục vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế.
• Phù hợp vận chuyển hàng hóa có kích
thước cực kỳ lớn, những loại hàng siêu trường,
siêu trọng.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.4 Vận tải hàng không
• Phù hợp với những mặt hàng có giá trị và cần tốc độ vận chuyển nhanh
nhất như: thư tín, hàng hóa có giá trị, vắc xin, thuốc, thiết bị điện tử, hàng
xa xỉ, hàng hóa dễ hư hỏng…
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.5 Vận tải đường ống
• Đây là hình thức vận tải đặc thù, sử dụng cho các sản phẩm như dầu thô,
khí đốt tự nhiên…
• Các mặt hàng này vận chuyển đường ống sẽ bảo đảm an toàn cũng như
tránh bị thất thoát trong quá trình vận chuyển
3. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
3.6 Ưu và nhược điểm của các phương thức vận tải
Ưu điểm Nhược điểm

Vận tải đường bộ - Sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, có thể - Không vận chuyển được hàng hóa
ghé bất kỳ địa điểm nào cỡ lớn
- Hiệu quả nhanh khi vận chuyển cự li ngắn và - Gây nguy cơ tắc đường, tai nạn giao
trung bình thông
Vận tải đường sắt - Giá cước rẻ hơn - Chỉ hoạt động trên những tuyến có
- Phù hợp vận chuyển hàng cỡ lớn đường ray
- Vẫn phải kết hợp với phương thức
vận tải khác
Vận tải đường thuỷ - Vận chuyển hàng hóa với khối lượng cực lớn - Thời gian giao hàng chậm
gấp hàng trăm lần so với các phương thức khác - Vẫn phải kết hợp với phương thức
- Ưu tiên sử dụng để xuất nhập khẩu hàng hoá vận tải khác
Vận tải đường hàng - Thời gian giao hàng nhanh nhất - Phí vận chuyển rất cao
không - Đảm bảo an toàn hơn - Hạn chế khối lượng vận chuyển
Vận tải đường ống - Vận chuyển nhanh hơn đường bộ, sắt, thuỷ - Hạn chế loại sản phẩm vận chuyển
- Ít bị tác động bởi yếu tố bên ngoài - Tốn chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
4. VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
4.1 Khái niệm
• Vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai hay
nhiều phương thức vận tải khác nhau.
4. VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
4.2 Lợi ích của vận tải đa phương thức
• Giúp quá trình vận chuyển hàng hóa được mở rộng và liên kết hơn
• Giúp người mua nhận được hàng đúng nơi và đúng thời gian yêu cầu
• Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng trong và ngoài nước
• Giúp giảm bớt chứng từ và giấy tờ không cần thiết trong vận chuyển
• Tạo mối quan hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các nước
với nhau.
CHƯƠNG 8: ĐIỀU PHỐI CHUỖI CUNG ỨNG
1. Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng
2. Nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng
1. HIỆU ỨNG BULLWHIP
1.1 Hiệu ứng Bullwhip (hiệu ứng roi da) là gì?
• “Khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này
sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong
chuỗi cung ứng.”
• Các công ty ở những giai đoạn khác nhau trong chuỗi đều có cái nhìn
khác nhau về toàn cảnh nhu cầu thị trường, kết quả là sự phối hợp trong
chuỗi cung ứng bị chia nhỏ.
1. HIỆU ỨNG BULLWHIP
1.3 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip

Dự báo nhu cầu

Đặt hàng theo lô

Hoạt động phân bổ sản


phẩm

Định giá sản phẩm

Khuyến khích bán


hàng
1. HIỆU ỨNG BULLWHIP
1.3 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip
• Khi tham gia vào chuỗi cung ứng, các công ty làm tăng thêm độ lệch khi
Dự báo nhu cầu
dự báo nhu cầu và thể hiện qua những đơn đặt hàng với nhà cung cấp

• Đặt lượng sản phẩm lớn trong ngắn hạn với mục đích tối ưu hóa chi phí
Đặt hàng theo lô
xử lý đơn hàng và chi phí vận tải

• Khi lượng cầu cao hơn mức cung ứng, nhà cung ứng sẽ cung ứng theo
mức có thể và cung ứng trễ phần còn lại
Hoạt động phân bổ sản
phẩm • Chính sách này dẫn đến các nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi
cung ứng sẽ gia tăng lượng đặt hàng của họ một cách giả tạo nhằm tăng
thêm lượng sản phẩm được phân bổ cho họ

Định giá sản phẩm • Giá sản phẩm giảm sẽ dẫn đến nhu cầu mua tăng

Khuyến khích bán hàng • Đưa ra mức chiết khấu để tăng nhu cầu mua hàng
2. NÚT THẮT CỔ CHAI – BOTTLENECK
2.1 Nút thắt cổ chai là gì?
• Nút thắt cổ chai là điểm tắc nghẽn trong hệ thống sản xuất hoặc bất kỳ
điểm nào trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thiếu nguồn cung, dây chuyền
lắp ráp gặp sự cố…
• Nút thắt cổ chai xảy ra khi khối lượng công việc đến quá nhanh và vượt
quá khả năng xử lí của quá trình sản xuất.
2. NÚT THẮT CỔ CHAI – BOTTLENECK
2.2 Tác động của nút thắt cổ chai:
• Gây lãng phí, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận
• Gây chậm trễ trong công việc
• Làm giảm năng suất cung ứng sản phẩm
• Không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đặt ra
• Gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ước tính các nguồn lực
• Phát sinh mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng.

You might also like