You are on page 1of 10

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

QUY TRÌNH
THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO
SẢN PHẨM CƠ KHÍ
Ký hiệu: QT.09

Ngày ban hành: 10/3/2011


Lần ban hành: 05
Lần sửa đổi: 04

Biên soạn: Kiểm tra: Phê duyệt:

Họ và tên: Hoàng Văn Gợt Họ và tên: Đào Duy Trung Họ và tên: Nguyễn Chỉ Sáng

Ký tên:............................. Ký tên:............................. Ký tên:.............................


Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 1/9
CƠ KHÍ

BẢNG THEO DÕI NỘI DUNG SỬA ĐỔI

Phiên
Ngày thay Mục, bảng, sơ đồ Phiên
Lý do T/S/X Mô tả thay đổi bản
đổi thay đổi bản cũ
mới

2 phòng “Kinh tế - kế
Sáp Tên Tên
Một số vị trí có tên hoạch” và “Quản lý Khoa
20/4/2007 nhập 2 phòng S phòng
phòng cần thay đổi học” thành “Kinh tế và
phòng cũ mới
Khoa học Công nghệ”

Mục 5. Lưu đồ Tên Tên


Bổ sung,
20/4/2008 phòng S - nt - phòng
5.15 sửa đổi
cũ mới

20/4/2008 BM.05-QT-09 Sửa đổi Cập nhật tên phòng, Đã sửa


S
sửa đổi sai sót đổi

10/03/2011 Một số mục Bổ sung, Chưa Thay đổi một số nội Đã sửa
sửa đổi sửa S dung của một số điều đổi
mục

T- Thêm mới, S - Sửa đổi, X - Xoá


Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 2/9
CƠ KHÍ

1. MỤC ĐÍCH

Quy trình này quy định phương pháp thống nhất trong việc thực hiện thiết kế
chế tạo sản phẩm cơ khí tại Viện theo các QT.01 và QT.02.

2. PHẠM VI

Quy trình này áp dụng cho hoạt động kiểm soát thiết kế và theo dõi chế tạo các
sản phẩm cơ khí (máy, thiết bị, dây chuyền thiết bị toàn bộ, phụ tùng,.... ).

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

4. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Phòng Kinh tế và Khoa học Công nghệ Phòng KT-KHCN

Nhiệm vụ thiết kế NVTK

Thiết kế sơ bộ TKSB

Thiết kế kỹ thuật TKKT

Thiết kế chi tiết TKCT

Hội đồng Khoa học Công nghệ HĐKHCN

5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN


Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 3/9
CƠ KHÍ

5.1. Lưu đồ
Trách nhiệm Lưu đồ BM/ĐM
Các TT, cá nhân
Thông tin đầu vào của thiết kế 5.2

TT được giao 5.3


Phân loại

5.4
Lập nhiệm vụ thiết kế TK KT
TT được giao BM.01- QT.09

TK CT 5.5
TT được giao;
Lập thiết kế sơ bộ BM.02-QT.09

5.6
P. Kiểm tra, phê
KT-KHCN/HĐKHC BM.05-QT.09
duyệt
N/ Lãnh đạo Viện Kiể
m
TT được giao Lập thiết kế kỹ thuật tra 5.7

P. KT-KHCN/
5.8
HĐKHCN/ Kiểm tra, phê
Lãnh đạo Viện duyệt Phê
duy
Lập thiết kế chi tiết ệt 5.9
TT được giao
BM.05-QT.09

P. KT-KHCN/
Kiểm tra,phê 5.10
HĐKHCN/
Lãnh đạo Viện duyệt Kim tra

Đưa TKKT, TKCT và sản xuất 5.11


TT được giao
BM.07-QT.09

Giám sát 5.12


TT được giao

TT được Sửa đổi thiết kế (nếu cần)


5.13
giao/KT-KHCN
/Lãnh đạo Viện

TT được Nghiệm thu


5.14
giao/KT-KHCN
BM.06-QT.09
/HĐKHCN

Nộp lưu trữ 5.15


Chủ nhiệm
Đề tài
Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 4/9
CƠ KHÍ

5.2 Thông tin đầu vào của thiết kế

Thông tin đầu vào của nhiệm vụ thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được các
đơn vị, bộ phận trong Viện trực tiếp tiếp nhận qua nhiều hình thức:

- Qua nhiệm vụ do cấp trên (Bộ/Ngành, Nhà nước) giao thông qua các đề tài
nghiên cứu, phát triển độc lập hoặc nằm trong các chương trình cấp Nhà nước, cấp Bộ;

- Qua yêu cầu của các hợp đồng kinh tế;

- Qua các đề tài nội bộ do Viện trưởng quyết định thực hiện.

5.3 Phân loại

Phụ thuộc vào tính chất phức tạp và mức độ quan trọng của nhiệm vụ thiết
kế mà quá trình thực hiện thiết kế sẽ được triển khai khác nhau, như sau:

- Đối với thiết kế phức tạp về công nghệ, thiết bị, có giá trị kinh tế lớn, thiết
kế mới, có cải tiến hoặc do yêu cầu của khách hàng, phải tuân thủ đầy đủ các
bước được quy định trong quy trình này.

- Đối với nhiệm vụ thiết kế khác không phải thực hiện đầy đủ các bước được
quy định trong quy trình này, chỉ thực hiện các bước ( 5.4; 5.7; 5.9; 5.10; 5.11;
5.12; 5.13; 5.14; 5.15 và 5.16 ).

- Đối với các thiết kế phục hồi, sửa chữa nhỏ, kết cấu đơn giản quy trình trên
có thể rút gọn hơn theo quy định của Trung tâm chuyên môn, nhưng không trái với
các quy định của quy trình này.

- Đối với các thiết kế cho các sản phẩm thông dụng, truyền thống của Trung
tâm, chỉ cần áp dụng các bước 5.11; 5.12; 5.13; 5.15 ; 5.16.

5.4 Lập nhiệm vụ thiết kế

Phòng KT-KHCN kết hợp với CNĐT, TT chuyên môn lập NVTK theo BM.01-
QT.09, có chữ ký của Phòng KT-KHCN trước khi trình Viện trưởng hoặc Phó Viện
trưởng được ủy quyền ký duyệt. Bản NVTK được trao cho phòng chủ trì đề tài và
chủ nhiệm đề tài, đồng thời được lưu tại phòng KT-KHCN. Trên cơ sở NVTK, phòng
chủ trì đề tài phải xây dựng kế hoạch thực hiện. Phòng KT-KHCN phải theo dõi đôn
đốc kế hoạch việc thực hiện này.

5.5 Lập thiết kế sơ bộ

Khi nhận được NVTK, chủ nhiệm đề tài phải cùng các cộng tác viên lập TKSB theo
BM.02-QT.09.

TKSB bao gồm:

- Phần thuyết minh;


Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 5/9
CƠ KHÍ

- Phần bản vẽ thiết kế sơ bộ.

Phần thuyết minh phải nêu ra các thông số kích thước chủ yếu của sản phẩm
và các bộ phận của sản phẩm, những tính toán cần thiết để xác định những thông số
kích thước, những bộ phận cấu thành sản phẩm, lý do và các căn cứ (tài liệu, mẫu..)
để lựa chọn những kết cấu đó. Ngoài ra phần thuyết minh của TKSB phải nêu ra các
giải pháp công nghệ chế tạo các bộ phận hoặc chi tiết khó (nếu có) của sản phẩm.

Phần bản vẽ của TKSB gồm:

- Các phương án thiết kế;

- Bản vẽ sơ đồ động và sơ đồ nguyên lý;

- Bản vẽ chung sơ bộ của toàn sản phẩm

Đối với dây chuyền thiết bị toàn bộ ngoài TKSB của từng máy, thiết bị cần lập
TKSB cho toàn dây chuyền.

Cho phép không lập TKSB trong trường hợp:

- Sao chép, chuyển dịch tài liệu thiết kế;

- Thiết kế các trang bị công nghệ: đồ gá, dụng cụ, phụ tùng; thiết kế các sản
phẩm đơn giản, các sản phẩm chép mẫu đơn giản, các sản phẩm truyền thống; thiết
kế sửa chữa.

Khi thiết kế sơ bộ, phải đưa ra được it nhất 2 phương án để so sánh, lựa chọn.

5.6 Xem xét phê duyệt thiết kế sơ bộ

TKSB phải được thông qua Trung tâm chủ trì đề tài, trình Viện trưởng hoặc
Phó Viện trưởng được Uỷ quyền phê duyệt. Đối với những đề tài quan trọng, theo đề
nghị của phòng chuyên môn và/hoặc phòng KT-KHCN hoặc theo yêu cầu của Lãnh
đạo Viện, TKSB được thông qua tại Hội đồng KHCN Viện trước khi trình Lãnh đạo
Viện phê duyệt.

Thời gian xét duyệt TKSB tối đa đối với một đề tài không được vượt quá 5
ngày sau khi phòng KT-KHCN nhận được tài liệu.

Sau khi TKSB được xét duyệt, chủ nhiệm đề tài phải tiến hành TKKT, TKCT.

5.7 Thiết kế kỹ thuật

TKKT bao gồm:

- Bản vẽ lắp chung toàn sản phẩm với các hình chiếu và mặt cắt cần thiết;

- Bản vẽ lắp của các bộ phận và đơn vị lắp với các hình chiếu và mặt cắt cần thiết;

- Bản thuyết minh tính toán theo BM.03-QT.09.


Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 6/9
CƠ KHÍ

Đối với thiết kế theo mẫu, bản thuyết minh tính toán được lập đơn giản hơn
nhưng phải bao gồm các tính toán kiểm tra cần thiết.

Có thể không phải lập thuyết minh tính toán cho các thiết kế, như: thiết kế các
trang bị công nghệ; đồ gá, dụng cụ, phụ tùng; thiết kế các sản phẩm đơn giản; thiết
kế sửa chữa.

5.8 Xem xét, phê duyệt thiết kế kỹ thuật

Trung tâm chuyên môn có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, duyệt TKKT và trình
Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được Uỷ quyền phê duyệt. Tuỳ theo mức độ
phức tạp về thiết bị, công nghệ và tính chất chuyên ngành của bản thiết kế, nếu thấy
cần thiết Viện trưởng có thể lấy ý kiến thẩm định của tổ chuyên gia của Hội đồng
KHCN Viện và sau đó giao cho đại diện P. KT-KHCN ký bản thiết kế kỹ thuật trước
khi trình Viện ký duyệt.

Mẫu khung tên thống nhất cho bản thiết kế lắp chung, cụm lắp-bộ phận và chi
tiết được quy định trong BM.05- QT.09. Theo yêu cầu của khách hàng, mẫu khung
tên có thể khác với BM.05- QT.09.

Thời gian kiểm tra và ký hồ sơ TKKT tối đa đối với một đề tài không được
vượt quá 5 ngày sau khi phòng KT-KHCN nhận được tài liệu.

5.9 Thiết kế chi tiết

TKCT Bao gồm:

- Các bản vẽ của tất cả các chi tiết của sản phẩm (Trừ các chi tiết tiêu chuẩn
mà cơ sở chế tạo có thể mua được trên thị trường hoặc chế tạo được theo tiêu
chuẩn như: ổ đỡ các loại, bulông, đai ốc, vít, vít cấy, …) được lập từ bản vẽ lắp của
các bộ phận sản phẩm. Nếu các chi tiết tiêu chuẩn không mua sẵn được thì người
thiết kế phải lập bản vẽ thiết kế

- Bản kê các chi tiết;

- Bản dự trù vật tư cho chế tạo, trong có kê khai cả các sản phẩm mua;

- Thuyết minh sử dụng lập theo BM.04-QT.09.

Đối với các sản phẩm mới, ngoài các tài liệu trên, TKCT còn phải bao gồm
các quy trình khảo nghiệm và phương pháp nghiệm thu.

5.10 Xem xét, phê duyệt thiết kế chi tiết

Trung tâm chuyên môn có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và duyệt TKCT.

TKSB, TKKT, TKCT phải được thực hiện trên máy vi tính và máy vẽ.
Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 7/9
CƠ KHÍ

5.11 Ký duyệt trên bản thiết kế

Việc ký duyệt được thực hiện như sau:

- Các thành viên tham gia thiết kế và Giám đốc Trung tâm chủ trì đề tài phải ký
vào tất cả các bản vẽ, thuyết minh tính toán, thuyết minh sử dụng của TKSB, TKKT
và TKCT.

- Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được ủy quyền chỉ ký duyệt trên bản lắp
chung khi hồ sơ thiết kế phải xuất ra ngoài. Đại diện P. KT-KHCN về KHCN ký kiểm
tra trên bản lắp chung và một số bản cụm lớn, phức tạp đối với tất cả các thiết kế
thuộc đề tài/dự án cấp Nhà nước và Bộ/Ngành; đối với các hợp đồng kinh tế chỉ ký
kiểm tra theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện hoặc của Trung tâm chuyên môn cho các
thiết kế cụ thể. Việc đưa ra chế tạo các chi tiết và thiết bị chỉ được thực hiện khi đã
có phê duyệt. Trên cơ sở TKKT, TKCT chủ nhiệm đề tài phải lập bản tổng hợp vật tư.

- Khi hồ sơ thiết kế đã được duyệt ở mọi cấp phải được đóng dấu;

- Tùy theo tính chất và tầm quan trọng của Hồ sơ thiết kế mà quy trình phê duyệt
được thực hiện đầy đủ. Các bản thiết kế phụ tùng trong công tác sửa chữa và các
hồ sơ liên quan chỉ cần lãnh đạo các Trung tâm, phòng, ban duyệt là đủ và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về chất lượng bản vẽ

- Các trường hợp đặc biệt do Lãnh đạo Viện chỉ đạo riêng.

5.12 Đưa thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết vào sản xuất

Khi đưa TKKT và TKCT và chế tạo, Trung tâm chủ trì đề tài phải cử Chủ
nhiệm đề tài hoặc thiết kế viên đại diện cho Chủ nhiệm đề tài theo dõi quá trình chế tạo.

5.13 Giám sát quá trình chế tạo

Yêu cầu người theo dõi chế tạo phải am hiểu đầy đủ về thiết kế sản phẩm và
có thể thực hiện các sửa đổi thiết kế cần thiết và hợp lý nhưng không làm giảm chất
lượng sản phẩm.

5.14 Sửa đổi thiết kế (nếu cần)

Nếu có các sửa đổi nhỏ liên quan đến TKSB, TKKT, TKCT của sản phẩm,
người giám sát quá trình chế tạo có trách nhiệm thông báo cho GĐ TT chuyên môn
để có biện pháp xử lý. Nếu TT chuyên môn không tự xử lý được, phải báo cáo
Phòng KT-KHCN trình Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phụ trách kỹ thuật được
Uỷ quyền tổ chức HĐKHCN giải quyết vướng mắc trên. Các sửa đổi phải được ghi
lại trên sổ theo dõi chế tạo theo BM.07-QT.09, trong đó nêu rõ: ngày tháng, nội dung
cần sửa, người yêu cầu sửa, lý do sửa và trên bảo vẽ bằng bút mực để làm cơ sở
cho việc hoàn chỉnh thiết kế sau khi chế tạo sản phẩm.
Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 8/9
CƠ KHÍ

5.15 Nghiệm thu sản phẩm

Sau chế tạo, sản phẩm cần được khảo nghiệm, nghiệm thu. Chủ nhiệm đề tài
và TT chủ trì đề tài phải kết hợp với cơ sở chế tạo có sự tham gia của các chuyên
viên phòng KT-KHCN, phòng TCKT (nếu cần) tổ chức kiểm tra chạy thử, khảo
nghiệm và lập biên bảo nghiệm thu sản phẩm chạy thử theo BM.06-QT.09. Theo yêu
cầu của Lãnh đạo Viện, TT chuyên môn và khách hàng, quy trình nghiệm thu này có thể
đơn giản hơn.

Đối với các máy móc thiết bị và/hoặc dây chuyền thiết bị đơn giản, thiết kế
chép mẫu, phục hồi phụ tùng thay thế, hoặc nghiệm thu các thiết bị máy móc đặt
hàng bên ngoài,.... hoặc một phần nội dung của đề tài/công việc R-D,v.v.., đại diện
P. KT-KHCN về KHCN là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu và thành lập Hội đồng đánh
giá nghiệm thu trước, sau đó trình Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được uỷ
quyền phê duyệt nghiệm thu. Chủ tịch và Hội đồng nghiệm thu này phải chịu trách
nhiệm trước Viện về các số liệu nghiệm thu trước khi trình Viện duyệt. Được sự ủy
quyền của Lãnh đạo Viện, đại diện P. KT-KHCN về KHCN có thể thay mặt Viện ký
nghiệm thu chất lượng các sản phẩm này và đóng dấu Viện trong các biên bản
nghiệm thu trên.

Đối với các sản phẩm thuộc đề tài cấp Bộ/Ngành và cấp Nhà nước, kết quả
nghiệm thu ở trên còn được đưa vào hồ sơ để tiến hành nghiệm thu cấp Bộ/Ngành
(theo quy định của Bộ Công Thương, Tỉnh/Thành phố) hoặc Nhà nước (theo quy
định 12/2009/TT-BKHCN, ngày 08/5/2009 hoặc các thông tư khác của Bộ KHCN).

5.16 Thanh quyết toán và lưu hồ sơ

Sau khi nghiệm thu, đối với đề tài cấp Nhà nước và Bộ/Ngành sử dụng kinh
phí nhà nước, Chủ nhiệm đề tài phải hoàn chỉnh bản thiết kế cùng với Báo các tổng
kết KHCN (đầy đủ và tóm tắt – nếu có) và nộp lưu trữ theo quy định tại Quyết định
số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ KHCN; và nộp lưu trữ tại
Thư viện KHKT của Viện dưới dạng bản cứng và 01 đĩa CD. Danh mục hồ sơ lưu
được nêu trong Điều 6. Đối với các đề tài Hợp đồng kinh tế, chỉ lưu giữ khi có yêu
cầu của Lãnh đạo Viện.

Khi đề tài đã có giấy xác nhận nộp lưu trữ tại tại các cơ sở theo Quyết định
03/2007/QĐ-BKHCN ở trên và nộp lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Cơ khí thì
mới được thanh quyết toán tài chính. Quy trình Thanh quyết toán tài chính theo
QT.15 Quy trình Thanh quyết toán tài chính và Quy định tại Quyết định số 358/QĐ-
NCCK ngày 29/12/2010 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Ký hiệu : QT.09
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ CHẾ TẠO SẢN PHẨM Trang : 9/9
CƠ KHÍ

6 DANH MỤC HỒ SƠ LƯU

TT Tên hồ sơ Ký hiệu NơI lưu Thời gian lưu


1 Nhiệm vụ thiết kế BM.01- QT.09 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
2 Thiết kế sơ bộ BM.02- QT.09 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
3 Thiết kế kỹ thuật D.mục theo 5.7 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
4 Thiết kế chi tiết D.mục theo 5.9 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
5 Thuyết minh tính toán BM.03-QT.09 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
6 Thuyết minh sử dụng BM.04-QT.09 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm
7 Biên bản nghiệm thu BM.06-QT.09 Thư viện Viện Tối thiểu 15 năm

7 PHỤ LỤC

1. Nhiệm vụ thiết kế BM.01-QT.09


2. Thiết kế sơ bộ BM.02-QT.09
3. Thuyết minh tính toán BM.03-QT.09
4. Thuyết minh sử dụng BM.04-QT.09
5. Mẫu khung tên bản vẽ thiết kế BM.05-QT.09
6. Biên bản nghiệm thu BM.06-QT.09

Ghi chú: Tuy nhiên, tùy theo tính chất và tầm quan trọng của đề tài để
quyết định loại hồ sơ cần lưu trữ.

You might also like