You are on page 1of 4

Một số gợi ý cách viết:

Phác thảo đề cương trước khi viết. Nêu những tiêu đề lớn trước, sau đó phân chia thành
các tiêu đề nhỏ

Cách viết thông thường là đi từ vấn đề chung tới các vấn đề đặc thù, chi tiết

Bám sát mục đích đề tài.

Tổ chức các thông tin thu thập được, có thể thực hiện theo thứ tự thời gian hoặc thứ tự
nghiên cứu

Viết ngắn gọn, trực tiếp, đơn giản, minh bạch. Các câu ngắn gọn thường dễ hiểu hơn các
câu dài. Cách tốt nhất để đạt văn phong trong sáng là loại bỏ các từ thừa.
Các thông tin trích dẫn cần phải nêu và chỉ rõ nguồn gốc theo quy định

CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO TỔNG KẾT

1. Cấu trúc của Báo cáo tổng kết


Báo cáo tổng kết được trình bày theo thứ tự các phần như sau:
1. Bìa: bằng giấy màu (Trường, đề tài, GVHD, lớp, nhóm số.)
2. Phụ bìa: Trang 1: giống trang bìa. bằng giấy A4 thông thường (theo mẫu riêng cho
từng loại đề tài)
Trang 2: Tên lớp, nhóm, các thành viên, MSSV.
3. Mục lục
4. Danh mục bảng (nếu có nhiều hơn 1 bảng)
5. Danh mục hình (nếu có nhiều hơn 1 hình)
6. Tóm tắt bài viết
7. Nội dung báo cáo tổng kết (Gồm: Phần Mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận)
8. Danh mục tài liệu tham khảo
9. Phần phụ lục (nếu có)
NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần 7. ở trên)
- Chương 1. Mở đầu
o Giới thiệu sơ qua về đề tài.
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết
o Nói về cơ sở Vật lý các bạn sẽ sử dụng để giải bài toán được giao.
 VD: bài toán ném xiên có lực cản – các bạn sử dụng định luật II
Newton để gải bài toán  Nêu định luật II Newton và cách giải sơ
qua bài toán.
 VD: bài toán chuyển động của electron trong trường điện từ thì nêu
Lực điện, Lực Lorenzt, quỹ đạo của electron trong 1 số trường hợp
đặc biệt mà các bạn đã học
- Chương 3. Matlab
o Giới thiệu các lệnh Matlab được sử dụng.
o Giải bài toán bằng sơ đồ khối
o Ví dụ
- Chương 4. Kết luận

2. Hình thức trình bày Báo cáo tổng kết


2.1 Về soạn thảo văn bản
Báo cáo tổng kết phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không tẩy xóa,
không có lỗi chính tả, lỗi đánh máy... Văn bản phải được đánh máy vi tính trên hệ soạn
thảo Microsoft Word, sử dụng Bảng mã Unicode và kiểu chữ Times New Roman theo
định dạng như sau:
a) Cỡ chữ (size): 13
b) Khoảng cách dòng (line spacing): 1,5
c) Khoảng cách các đoạn (paragraph spacing): before: 6pt, after: 0pt.
d) Lề trên (top): 2.5cm, lề dưới (bottom): 2.5cm, lề trái (left): 3.0cm, lề phải (right):
2.0cm
Báo cáo tổng kết phải được in trên một mặt giấy khổ A4 (210x297mm), độ dày của báo
cáo (không kể phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục) được quy định như
sau:
- Từ 10 đến 20 trang đối với bài tiểu luận, số trang này chỉ tính cho phần nội dung.

2.2. Các chương, mục và tiểu mục:


Các chương được sắp xếp và đánh số theo thứ tự Chương 1, Chương 2,...
Mỗi chương của đề tài được tổ chức thành các mục với mỗi mục có thể gồm các tiểu
mục. Các mục và tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số theo ma trận, nhiều nhất
gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương.
Ví dụ: 3.1.2.5 chỉ tiểu mục 5, nhóm tiểu mục 2, mục 1 của chương 3.1
Có thể tham khảo thêm ở website:
http://www.khoahocviet.info/meresci/vi/meresci04d3.html
2.3. Về các bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ, phương trình
- Việc đánh số bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương.
Ví dụ: Hình 2.3 có nghĩa là hình thứ 3 trong chương 2.

- Số hiệu và tên của bảng được đặt phía trên bảng tương ứng. Nguồn trích dẫn được in
nghiêng, đặt ở phía dưới, góc bên phải của bảng.

- Số hiệu và tên của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình được đặt phía dưới của đồ
thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình tương ứng. Nguồn trích dẫn được in nghiêng, đặt ở
phía dưới, góc bên phải của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình tương ứng.

- Mọi bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình lấy từ các nguồn khác phải được

trích dẫn đầy đủ. Ví dụ: “Nguồn: Tổng cục thống kê 2009”, được đặt ở phía dưới, góc
bên phải của bảng biểu, đồ thị, biều đổ, hình vẽ, phương trình tương ứng. Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục Tài liệu tham khảo.
- Nếu đề tài có nhiều bảng biểu, đồ thị, biều đổ, hình vẽ, phương trình thì cần có danh
mục bảng biểu, đồ thị, biều đổ, hình vẽ, phương trình ở trước phần mục lục.
2.4. Về việc viết tắt
Trong Báo cáo tổng kết không được lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ,
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không được viết tắt những cụm từ dài, những mệnh
đề. Các từ viết tắt khi xuất hiện lần đầu phải đi kèm theo nguyên văn, ví dụ “… Công
nghệ thông tin (CNTT)…”. Nếu dùng nhiều chữ viết tắt thì cần có bảng danh mục những
từ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của Báo cáo.
2.5. Cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lỗ đen vũ trụ. Truy cập 25/12/2012/http:// Wikipedia.com
[2] Hồ Phan Minh Đức & cộng sự (2010), Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,
Tập 62, Số 28, tr. 45 – 55.
[3] ….
3. Thang chấm điểm:
- Đoạn code: Đúng: 4 điểm.
Sai: 0 điểm.
- Quyển báo cáo: 6 điểm
 Đầy đủ các phần yêu cầu: 3 điểm; thiếu 1 phần trừ 1 điểm.
VD: Phần nội dung có yêu cầu trình bày sơ đồ khối giải bài toán, nếu thiếu, sẽ bị
trừ 1 điểm.
Phần nội dung có yêu cầu tài liệu tham khảo, nếu thiếu, sẽ bị trừ 1 điểm.
Do đó, muốn có điểm tối đa, các bạn cần đọc rõ yêu cầu quyển báo cáo.
 Đúng format theo yêu cầu: 3 điểm, sai 1 lỗi trừ 1 điểm.
VD: Về Tài liệu tham khảo, cô đã hướng dẫn cách viết, nếu viết không theo đúng
format đã cho, sẽ bị trừ 1 điểm.
Canh lề, cỡ chữ, công thức, …. nếu sai format theo yêu cầu, đều bị trừ 1 điểm
cho mỗi lỗi.

You might also like