You are on page 1of 8

1.

Lớp học trực tuyến:


*Khái niệm:
Lớp học trực tuyến (Online): Đây là mô hình dạy học thông qua việc sử dụng công
nghệ và internet để giảng dạy và học tập từ xa. Học sinh và giáo viên có thể kết nối và
tương tác qua các nền tảng trực tuyến như video call, hệ thống quản lý học tập, trang web
trực tuyến, ứng dụng di động, v.v. Mô hình này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho học
sinh và giáo viên, đặc biệt trong các tình huống như dịch bệnh, hạn chế di chuyển, hoặc
khi học sinh không thể tham gia lớp học truyền thống.
*Đặc điểm:
Là hình thức đào tạo trực tuyến sáng tạo hơn so với học tập truyền thống và lấy
học sinh là trung tâm. Mang đến cho học viên sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn, lắng
nghe và sự hoạt động tích cực. Nhờ lợi thế này, đào tạo trực tuyến đã giúp việc học hiệu
quả hơn nhiều. Như thu hút số lượng lớn học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.
Học sinh tham gia các lớp đào tạo trực tuyến có thể chủ động chọn kiến thức phù
hợp cho mình. Khác hoàn toàn so với sự thụ động của cách học truyền thống.
Phương pháp tương tác bảng điện tử. Chính là một trong những ưu điểm nổi trội
nhất trong các lớp học trực tuyến. Cụ thể đó là các bài giảng của Giáo viên trên lớp
truyền thống. Sẽ được ghi hình để làm thành băng video… Đây sẽ là tài liệu dùng để
giảng dạy trực tiếp cho học viên. Thông qua cách này, sinh viên hoàn toàn có thể tiếp thu
bài học nhanh chóng. Và bài học sẽ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Ngoài ra, các lớp học trực tuyến được tổ chức đồng bộ. Cũng cho phép người học
kiểm soát tốc độ học tập của riêng họ theo nhu cầu riêng mà vẫn đáp ứng được các tiêu
chí về chất lượng. Đồng thời cũng sẽ không cần quá nhiều sự hướng dẫn từ người giảng
dạy.
Do các tính năng trên. Lớp học trực tuyến sẽ là một giải pháp tối ưu nhất cho học
viên ở những trình độ khác nhau.
*Ưu điểm:
1/Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được
thời gian và không gian học tập. Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi lại, địa
điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng ký nhiều khóa học và thanh toán trực
tuyến chi phí học tập. So với phương pháp đào tạo truyền thống thì các khóa học qua
mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40 % thời gian đo giảm được thời gian đi
lại và sự phân tán.
+ Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo yêu cầu của
học viên. Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở
nhà, nơi làm việc hay các địa điểm mạng internet công cộng và vào bất ký thời gian nào
thích hợp khi người học muốn.
+ Linh động và uyển chuyển: Học viên có thể chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn
website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo viên hay những khóa học trực tuyến qua
mạng với hình thức tương tác. Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế website dạy
học qua mạng nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn. Đồng
thời nội dung truyền đạt phải tối ưu và nhất quán.
*Nhược điểm:
Học viên không có nhiều cơ hội để trực tiếp trao đổi thông tin.
Phụ thuộc nhiều vào công nghệ, học viên lớn tuổi hoặc không rành công nghệ sẽ cảm
thấy khó khăn.
Internet không ổn định, việc truyền tải sẽ bị gián đoạn.
Sức chứa của các ứng dụng hạn chế số lượng học viên.
Giáo viên khó theo dõi được quá trình học của học sinh.
Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet nên làm tăng khối lượng
công việc cũng như áp lực cho giảng viên.
Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu
trí tuệ.
2. Lớp học truyền thống (Offline):
*Khái niệm:
Đây là mô hình dạy học truyền thống, diễn ra trong một không gian vật lý như lớp
học, trường học, hoặc các cơ sở giáo dục. Giáo viên và học sinh gặp nhau trực tiếp để
tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập. Mô hình này thường được sử dụng phổ biến
trước khi công nghệ và internet phát triển mạnh mẽ.
*Đặc điểm:
Là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn,
duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp DH này lấy hoạt động của người thầy
là trung tâm. Là 1 hệ thống ban phát kiến thức là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu
thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là
"kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH
truyền thống, Giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo
án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
Phương pháp giáo dục truyền thống hay còn gọi là giáo dục thông thường vẫn
được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Cách giảng dạy cổ điển là học thuộc lòng,
chẳng hạn học sinh sẽ ngồi im trong khi hết học sinh này đến học sinh khác lần lượt đọc
thuộc lòng bài học, cho đến khi từng người được gọi tên. Giáo viên sẽ lắng nghe từng học
sinh đọc thuộc lòng, và họ phải học và ghi nhớ các bài tập. Vào cuối học phần, một bài
kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng sẽ được tiến hành; quá trình này được gọi là bài kiểm
tra đọc thuộc bài học.
Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền
thống có tính hệ thống, tính logic cao.
*Ưu điểm:
-Học tập trên lớp giúp học sinh và giáo viên biết nhau một cách tốt hơn. Điều này cho
phép giáo viên biết các sinh viên và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ tốt hơn,
đóng vai trò là người cố vấn và hướng dẫn sinh viên trong khả năng nghề nghiệp của họ.
-Trong một lớp học truyền thống, học sinh có thể trực tiếp chia sẻ quan điểm của mình và
làm rõ các truy vấn của riêng mình với giáo viên, do đó, câu hỏi của họ được trả lời ngay
lập tức.
-việc học trên lớp hữu ích hơn do sự tương tác liên tục giữa học sinh và giáo viên, vì nó
giúp học sinh thoát khỏi nỗi sợ hãi về các kỳ thi, điều hiếm khi xảy ra với hướng dẫn trực
tuyến. Cuối cùng, tương tác với các giáo viên giỏi giúp thúc đẩy học sinh đạt điểm cao
hơn.
*Nhược điểm:
Phải học theo thời khóa biểu chung, khó khăn đến lớp nếu gặp thời tiết xấu
Chỉ có thể lưu trữ thông qua ghi chép, nếu vắng sẽ khó xem lại bài giảng, thụ động tiếp
thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ
năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế
Công tác chấm bài mang tính thủ công
3. Giáo dục tại nhà (Homeschooling):
*Khái niệm:
Đây là mô hình dạy học mà học sinh được cha mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp giảng
dạy tại nhà. Học sinh không tham gia vào hệ thống giáo dục công cộng hoặc tư thục, mà
học theo chương trình học do gia đình tự xây dựng hoặc sử dụng các tài liệu giáo trình
đặc biệt. Mô hình này thường được áp dụng khi học sinh có nhu cầu đặc biệt hoặc gia
đình muốn kiểm soát chặt chẽ quá trình giáo dục của con em mình.
*Đặc điểm:
Mô hình dạy học giáo dục tại nhà (Homeschooling) có những đặc điểm sau:

1. Tùy chỉnh cá nhân: Homeschooling cho phép phụ huynh và học sinh tùy chỉnh môi
trường học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích của mỗi học sinh. Mỗi học sinh được
định hình qua các phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.
2. Linh hoạt về thời gian: Phụ huynh và học sinh có thể tự quản lý thời gian học tập. Họ
có thể linh hoạt điều chỉnh lịch học để phù hợp với các hoạt động khác của gia đình.
3. Đội ngũ giáo viên: Phụ huynh hoặc người trưởng thành đã được bồi dưỡng hoạc đồng
tác với giáo viên chuyên môn trong việc đảm nhận vai trò giáo viên. Họ có thể đưa ra các
bài giảng, đặt câu hỏi và kiểm tra kiến thức của học sinh.
4. Tối ưu hóa tiến độ học tập: Học sinh trong môi trường Homeschooling có thể tiến hành
học tập theo tiến trình của bản thân, không bị ràng buộc bởi tiến độ học tập chung của lớp
học. Điều này giúp học sinh tận hưởng quá trình học tập và phát triển tiếp thu kiến thức
một cách tốt nhất.
5. Gia đình gần gũi: Homeschooling tạo điều kiện cho gia đình có thể gắn kết hơn thông
qua việc chung tay trong việc giáo dục con cái. Thời gian chung và cùng nhau học tập sẽ
tạo nên một môi trường gia đình gần gũi và ủng hộ sự phát triển của con cái.
6. Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy: Homeschooling cho phép phụ huynh sử
dụng nhiều phương pháp và tài liệu giảng dạy khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập
của học sinh. Điều này giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm nhiều phong cách học tập
khác nhau và phát hiện sở thích cá nhân.
*Ưu điểm:
-Tự Do và Linh Hoạt
Dạy và học ở nhà tất nhiên sẽ thoải mái và tự do hơn ở trường. Bạn có thể dạy con mọi
lúc, mọi nơi và theo cách bạn muốn. Trong khi học ở trường, học sinh sẽ phải tuân thủ
hàng tá nội quy và quy định. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng chương trình, lộ trình học tập
cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp. Ví dụ, bạn có thể tự điều chỉnh tùy theo năng
lực của con. Thường xuyên luyện tập những phần kiến thức khó hoặc con chưa thông
thạo. Bỏ qua hoặc tăng tốc ở những chỗ con đã thông thạo. Điều này khó mà thực hiện
được nếu con bạn học ở trường.
-Học Tập Được Cá Nhân Hóa
Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt. Chúng có những sở thích và khả năng khác
nhau. Do đó, cha mẹ có thể xây dựng kế hoạch học tập dựa trên những đặc điểm này. Ví
dụ, con bạn thích học qua video, hình ảnh. Bạn hãy thêm các yếu tố hỗ trợ trực quan vào
giờ học để đạt được hiệu quả. Giáo dục tại nhà cũng cho bạn cơ hội để phát hiện những
thiên hướng hay tài năng bẩm sinh của con. Nhờ đó, bạn có thể tăng thời gian luyện tập
để giúp con phát triển.
-Môi Trường Học Tập An Toàn
Học tập tại nhà có thể bảo vệ con khỏi những tác động xấu từ xã hội. Khi đi học, các con
có thể bị lạm dụng hay bạo lực học đường. Hơn nữa, ngoài cổng trường đầy rẫy những
món đồ độc hại như vẫn được đưa tin trên báo đài. Các con quá non nớt để có thể nhận
thức được những hiểm nguy đang rình rập.
-Mối Quan Hệ Gia Đình Thêm Khăng Khít
Khi chọn hình thức dạy và học tại nhà, bạn sẽ có nhiều thời gian bên con hơn. Nhờ đó,
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên khăng khít. Mối quan hệ vợ chồng cũng
được cải thiện. Cả hai người cùng hỗ trợ nhau trong việc giáo dục con cái.
*Nhược điểm:
Khó hòa nhập xã hội, ít cơ hội giao lưu kết bạn
Thiếu trang thiết bị phục vụ cho tiết học, thiếu chuyên môn so với các cơ sở giáo dục,
thiếu hệ thống phương pháp giảng dạy bài bản, chương trình học phụ thuộc quá nhiều vào
sở thích của người học
4. Học gia sư (Tutor):
*Khái niệm:
Đây là mô hình dạy học một kèm một, trong đó học sinh được hướng dẫn và giảng dạy
bởi một người gia sư. Gia sư có thể là giáo viên chuyên môn, sinh viên đại học, hoặc
những người có kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể. Mô hình này
thường được sử dụng để tăng cường kiến thức, giải đáp thắc mắc, hoặc chuẩn bị cho các
kỳ thi quan trọng.
*Đặc điểm:
Gia sư dạy kèm tại nhà có thể là Gia sư hoặc sinh viên được đào tạo và có những
kiến thức cần thiết về môn học, cấp học mà mình nhận dạy.
Học một kèm một tăng khoảng thời gian của một học sinh sẽ nhận được từ một
Gia sư. Gia sư có thể điều chỉnh tốc độ dạy, sự tập trung và mục đích của một bài học tùy
thuộc vào nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh, có nghĩa là hiệu quả học tập sẽ được
tối đa hóa.
Giáo án được soạn phù hợp với năng lực từng học sinh. Học một thầy một trò giúp
các em có thêm thời gian để được giải đáp những thắc mắc của mình, được sửa bài và
chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Gia sư có thể đưa ra những bài tập hay, phù hợp với trình độ cho con mà ở trường
Gia sư không thể thực hiện được.
*Ưu điểm:
- Phụ huynh được trực tiếp giám sát việc học tập của con em và gia sư
+ Do việc giảng dạy tại gia nên phụ huynh có thể trực tiếp giám sát và đánh giá năng lực
cũng như tác phong của gia sư để có sự chọn lựa tốt nhất.
+ Quản lý được thời gian của con em khi được học với gia sư.
+ Chủ động được thời gian học tập của con em với gia sư theo thời gian biểu của mình
-Học sinh được học tập và tư vấn cá nhân với gia sư:
+ Học sinh được học tập cùng gia sư trong một không gian riêng biệt.
+ Học sinh có thể tự do tư vấn việc học tập của mình, có thể mạnh dạn bày tỏ những “lỗ
hỏng” kiến thức với gia sư mà do sự mặc cảm các em không thể trình bày trước đám
đông được, nên gia sư sẽ dễ dàng nắm bắt và lấp đầy “lỗ hổng” đó
+ Gia sư hiểu rõ khả năng học lực của học sinh (ưu và khuyết điểm) do đó sẽ có phương
án giảng dạy hiệu quả nhất
- Việc thuê gia sư còn tiết kiệm thời gian, nhân lực và phương tiện chuyên chở khi con
em phải học phụ đạo bên ngoài:
+ Do điều kiện công việc nên đôi khi phụ huynh không thể trực tiếp đưa đón con em
mình đi học phụ đạo mà phải thuê người (điều này rất phổ biến trong xã hội hiện tại, về
khoảng chi phí này không nhỏ và sự rủi ro cũng không ít).
*Nhược điểm:
Thiếu kỷ luật: do dạy 1 kèm 1 nên gia sư thường tương tác với học viên như một người
bạn, ít có sự nghiêm khắc so với dạy trên lớp có số lượng học sinh đông. Học sinh phụ
thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của gia sư, giảm khả năng giải quyết vấn đề
Học phí cao
5. Lớp học đảo ngược (Flip Classroom):
*Khái niệm:
Đây là mô hình dạy học trong đó học sinh tiếp cận nội dung học trước bằng cách tự học
tại nhà hoặc qua các tài liệu trực tuyến. Trong lớp học, thời gian được sử dụng để thảo
luận, thực hành và giải đáp thắc mắc. Mô hình này nhằm tăng cường sự tương tác và ứng
dụng thực tế trong quá trình học tập.
*Đặc điểm:
Trong lớp học đảo ngược, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự học,
nghiên cứu bài giảng và tài liệu ở nhà để đạt hai mức đầu là ghi nhớ, thông hiểu. Sau đó,
học sinh lên lớp tương tác, thảo luận, thuyết trình với giáo viên và các bạn cùng lớp để
đạt bốn mức độ cao hơn là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
Trước mỗi buổi học, học sinh phải tự khám phá khái niệm mới dựa vào học liệu do
giáo viên cung cấp, chủ yếu thường là những video ngắn, tự tìm trên Internet cũng như
tham khảo với các bạn học và giáo viên thông qua các kênh liên lạc như Email,
Facebook,…
Các giáo viên bằng cách đưa các bài tập lớn ngay từ đầu buổi học, môn học và
mỗi thời lượng buổi học, sẽ có những gợi ý về những tính năng có thể làm được sau
những nội dung cụ thể được giảng dạy. giúp cho học sinh có vài trải nghiệm thú vị như
những liên tưởng, khái niệm về hướng giải quyết., các ứng dụng thực tế trong bài học
lớn.
Giáo viên có thời gian để cùng học sinh đi sâu và ứng dụng vào thực tiễn. Học
sinh có thể biến kiến thức trong sách thành kiến thức của mình thay vì chỉ dừng lại ở mức
hiểu và nhớ nhưng không biết cách áp dụng vào thực tiễn.
*Ưu điểm:
-Học viên có được nhiều quyền kiểm soát:
Trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm, các học sinh có thể tự mình phát triển năng lực
vốn có đồng thời kiểm soát được việc học của chính bản thân mình. Thông qua các bài
tập ngắn giao về nhà, các học sinh có thể tự do hoàn thành theo đúng tốc độ mà mình
muốn.
-Khuyến khích việc tự học tập của học sinh:
Điều này nhằm khuyến khích các học sinh cùng nhau học và trải nghiệm dưới sự hướng
dẫn của các giảng viên. Nhờ việc làm chủ quá trình học của bản thân, học sinh sẽ tự mình
làm chủ được các kiến thức thu về, từ đó tạo ra sự tự tin. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng
có thể xác định được vấn đề về cách vận dụng hay tư duy khái liệu bài học của từng học
sinh.
-Dễ dàng tiếp cận nội dung:
Nhờ vào các video bài giảng sẵn có, các học sinh phải nghỉ học vì bị ốm, đi chơi, tham
gia các hoạt động thể thao hay những trường hợp khẩn cấp vẫn có thể nhanh chóng bắt
kịp tiến độ học tập. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo điều kiện cho các giáo viên có thể
linh động hơn trong việc điểm danh học sinh.
-Tạo cơ hội cho phụ huynh theo dõi tình hình học tập:
Khác hẳn với phương pháp giảng dạy truyền thống, lớp học đảo ngược cho phép các phụ
huynh có thể xem các video bài giảng của con em mình bất cứ khi nào. Việc này sẽ tạo
điều kiện cho các phụ huynh có thể dễ dàng giúp đỡ con em mình trong việc học tập.
Đồng thời có được cái nhìn sâu hơn để đánh giá được chất lượng giảng dạy mà các học
sinh nhận được
-Nâng cao hiệu quả học:
Nhờ có những bài giảng đảo ngược, các bài giảng online chỉ giải khoảng 10 phút. Nhờ
đó, các học sinh sẽ có thêm nhiều thời gian để quan tâm tới các vấn đề khác như bạn bè,
sở thích cá nhân hay gia đình.
*Nhược điểm:
Khó khăn trong sử dụng công nghệ
Họ sinh dễ sao nhãng, dễ phụ thuộc vào công nghệ mà thiếu đi kỹ năng tìm tòi
Đòi hỏi tính chủ động tinh thần tự học cao của học sinh

You might also like