You are on page 1of 40

Mục lục

1 CÁC ĐỊNH LÝ GIỚI HẠN 3


1.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 BÀI TẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2.1 Sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2.2 Luật số lớn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2.3 Hàm đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2.4 Hội tụ yếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.5 Định lý giới hạn trung tâm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2 CÁC PHÂN PHỐI THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ 9


2.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.2 BÀI TẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

3 ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ 10


3.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
3.2 BÀI TẬP LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2.1 Ước lượng hợp lý cực đại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2.2 Lượng thông tin Fisher . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2.3 Thống kê đủ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
3.2.4 Ước lượng không chệch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.2.5 Ước lượng hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.3 BÀI TẬP TÍNH TOÁN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.3.1 Mẫu ngẫu nhiên và các đặc trưng mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.3.2 Ước lượng khoảng giá trị trung bình một mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
3.3.3 Ước lượng khoảng cho tỉ lệ một mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.3.4 Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết . . . . . . . . . . . . . . 18
3.3.5 Ước lượng khoảng cho phương sai một mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.3.6 Ước lượng khoảng cho giá trị trung bình hai mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.3.7 Ước lượng khoảng cho tỉ lệ hai mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

4 KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT 22


4.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
4.2 BÀI TẬP LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
4.2.1 Mức ý nghĩa và hàm lực lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
4.2.2 Phân phối giả thiết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
4.2.3 Miền bác bỏ tốt nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
4.2.4 Bài tập bổ sung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

1
Bài tập Lý thuyết thống kê

4.3 BÀI TẬP TÍNH TOÁN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29


4.3.1 Bài toán kiểm định giả thiết cho giá trị trung bình một mẫu . . . . . . . . . . 29
4.3.2 Bài toán kiểm định giả thiết cho giá trị trung bình hai mẫu . . . . . . . . . . 30
4.3.3 Bài toán kiểm định giả thiết cho tỉ lệ một mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
4.3.4 Bài toán kiểm định giả thiết cho tỉ lệ hai mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
4.3.5 Bài toán kiểm định khi bình phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

5 TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY 34


5.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
5.2 BÀI TẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 2


CHƯƠNG 1
CÁC ĐỊNH LÝ GIỚI HẠN

1.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.2 BÀI TẬP


1.2.1 Sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên
P P
Bài 1.1. Chứng minh rằng nếu Xn −
→ X và Xn −
→ Y thì X, Y tương đương nhau, tức là P (X 6=
Y ) = 0.

Bài 1.2. Chứng minh rằng dP là một metric trên L0 , nghĩa là

1. d(X, Y ) ≥ 0 và d(X, Y ) = 0 khi và chỉ khi X = Y h.c.c.

2. d(X, Y ) = d(Y, X).

3. d(X, Y ) ≤ d(X, Z) + d(Z, X).

với mọi các biến ngẫu nhiên X, Y, Z.

Bài 1.3. Chứng minh răng (Xn )n≥1 hội tụ theo xác suất tới X khi và chỉ khi

lim E(|Xn − X| ∧ 1) = 0.
n→∞

Bài 1.4. Xét không gian xác suất ([0; 1], B([0; 1]), P ). Cho X = 0 và X1 , X2 , . . . là các biến ngẫu
nhiên
1

0
 nếu ≤ ω ≤ 1
Xn (ω) = n .
n 1
e nếu 0 ≤ ω <

n
P
→ X nhưng E|Xn − X|p không hội tụ với mọi p > 0.
Chứng minh rằng Xn −

Bài 1.5. Xét không gian xác suất ([0; 1], B([0; 1]), P ). Cho X = 0, với mỗi n = 2m + k, 0 ≤ k < 2m ,
ta định nghĩa 
1 nếu k ≤ ω ≤ k + 1
Xn (ω) = 2m 2m .
0 trong các trường hợp khác

P
Chứng minh rằng Xn −
→ X nhưng Xn không hội tụ tới X h.c.c.

3
Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 1.6. Cho (Xn )n≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên có phân phối mũ với tham số λ = 1. Chứng minh
rằng
 
Xn
P lim sup = 1 = 1.
ln n

Bài 1.7. Cho X1 , X2 , . . . là dãy các biến ngẫu nhiên có cùng phân phối với E|X1 | < ∞ và Yn =
n−1 max |Xi |. Chứng minh rằng lim EYn = 0 và lim Yn = 0 h.c.c.
1≤i≤n n

P
Bài 1.8. [?] Cho (Xn )n≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên với Xn −
→ X. Giả sử rằng |Xn (ω)| ≤ C với
hằng số C > 0 và với mọi ω. Chứng minh rằng lim E|Xn − X| = 0

1.2.2 Luật số lớn


Bài 1.9. [2] Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối P (Xi = ±x) =

1 X 1
2
với x = 3, 4, . . ., trong đó c = 2
. Chứng minh rằng E|X1 | = ∞ nhưng
2cx log x x=3
x log x
n
1X P
Xi −
→ 0.
n i=1

Bài 1.10. [2] Cho X1 , . . . , Xn là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối với DS1 < ∞.
Chứng minh rằng
n
1 X P
jXj −
→ EX1 .
n(n + 1) j=1

Bài 1.11. [?] Nếu với mọi n, DXi ≤ c < ∞ và Cov(Xi , Xj ) < 0 (i 6= j, 1 ≤ i, j ≤ n) thì luật yếu số
lớn đúng.

Bài 1.12. [?][Định lý Bernstein] Cho (Xn ) là dãy các biến ngẫu nhiên sao cho DXi ≤ c < ∞
(i = 1, 2, . . .) và Cov(Xi , Xj ) → 0 khi |i − j| → ∞. Khi đó Luật yếu số lớn đúng.

Bài 1.13. [?] Cho (Yj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có phân phối Bernoulli trên cùng một
n
X Xj
không gian xác suất với luật B(p, 1). Đặt Xn = Xj . Chứng minh rằng Xj ∼ B(p, j) và hội
j=1
j
tụ hầu chắc chắn tới p.

Bài 1.14. [?] Cho (Yj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối với Xj ∈ L1 . Cho
n
! n1
Y
Yj = eXj . Chứng minh rằng Yj hội tụ tới hằng số α h.c.c.
j=1

Bài 1.15. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với Xj ∈ L1 và
EXj = µ. Gọi (Yj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với Yj ∈ L1 và EYj = ν 6= 0.
Chứng minh rằng
n
1 X µ
lim P
n Xj = h.c.c.
n→∞ ν
Yj j=1
j=1

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 4


Bài tập Lý thuyết thống kê

n
1 1 X
Bài 1.16. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập với Xj ∈ L và giả sử √ (Xj − ν)
n j=1
hội tụ theo phân phối tới biến ngẫu nhiên Z. Chứng minh rằng
n
1X
lim Xj = ν h.c.c.
n→∞ n
j=1

Bài 1.17. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với Xj ∈ Lp . Chứng
minh rằng
n
1X p
lim Xj = EX p h.c.c
n→∞ n
j=1

Bài 1.18. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối N (1; 3). Chứng minh
rằng
X1 + X 2 + . . . + Xn 1
lim 2 2 2
= h.c.c.
n→∞ X1 + X2 + . . . + Xn 4

Bài 1.19. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với trung bình µ và
phương sai σ 2 . Chứng minh rằng
n
1X
lim (Xi − µ)2 = σ 2 h.c.c.
n→∞ n
i=1

1.2.3 Hàm đặc trưng


Bài 1.20. Tìm hàm đặc của X
1
1. P [X = 1] = P [X = −1] = .
2
1
2. P [X = 1] = P [X = 0] = .
2
3. X ∼ U (a; b).

4. Hàm mật độ của X là f (x) = (1 − |x|)I{|x|<1} .

5. X ∼ Exp(λ).

Bài 1.21. Chứng minh rằng nếu X1 , X2 , . . . , Xn là độc lập và có cùng phân phối đều trên (−1; 1)
thì với n ≥ 2, X1 + X2 + . . . + Xn có hàm mật độ
n
1 ∞ sin t
Z 
f (x) = cos(tx)dt.
π 0 t
1 − cos x
Bài 1.22. Giả sử X có hàm mật độ f (x) = . Chứng minh rằng ϕX (t) = (1 − |t|)+ .
πx2
Bài 1.23.
1
1. Giả sử X có phân phối Cauchy với hàm mật độ f (x) = . Chứng minh rằng ϕX (t) =
π(1 + x2 )
e−|t| .

5 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

2. Cho X1 , . . . , Xn là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối Cauchy. Tìm phân phối
X1 + X2 + . . . + Xn
của .
n
1
Bài 1.24. Cho X1 , X2 , . . . là dãy các biến ngẫu nhiên nhận giá trị 0 và 1 với xác suất với mỗi giá
2
trị.

X Xi
1. Tìm phân phối của ξ = .
i=1
2i


X Xi
2. Tìm hàm đặc trưng của ζ = 2 . Ta nói rằng ζ có phân phối Cantor.
i=1
3i

1.2.4 Hội tụ yếu


w w w
Bài 1.25. Chứng minh rằng nếu Xn và Yn là độc lập với 1 ≤ n, Xn −
→ X và Yn −
→ Y thì Xn + Yn −

X +Y.

Bài 1.26. Xét không gian xác suất ([0; 1], B([0; 1]), P ). Xét X và X1 , X2 , . . . là các biến ngẫu nhiên

1

1
 nếu 0 ≤ ω ≤
X2n (ω) = 2
1
0 nếu <ω≤1

2


1

0
 nếu 0 ≤ ω ≤
X2n+1 (ω) = 2
1
1 nếu <ω≤1

2
Chứng minh rằng (Xn ) hội tụ theo phân phối? Dãy có hội tụ theo xác suất không?

Bài 1.27. Cho (Xn )n≥1 và X là các biến ngẫu nhiên có hàm phân phối (Fn )n≥1 và F tương ứng.
w
1. Nếu Xn −
→ X thì lim Fn (x) = F (x) với mọi x ∈ D trong đó D là tập con trù mật của R xác
n→∞
định bởi D = {x ∈ R : F (x+) = F (x)}.
w
2. Nếu lim Fn (x) = F (x) với mọi x thuộc một tập con trù mật của R thì Xn −
→ X.
n→∞

w P
Bài 1.28. Nếu Xn −
→ X, Yn −
→ c thì
w
1. Xn + Yn −
→ X + c.
w
2. Xn Yn −
→ cX.
Xn w X
3. −
→ nếu Yn 6= 0 h.c.c với mọi n và c 6= 0.
Yn c
d P
Bài 1.29. [2] Chứng minh rằng nếu Xn →
− X và X = c h.c.c với số thực c thì Xn −
→ X.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 6


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 1.30. [2] Một họ các biến ngẫu nhiên (Xi )i∈I được gọi là khả tích đều nếu
 
lim sup E |Xi |I{|xi |≥N } = 0.
N →∞ i∈I

Cho X1 , X2 , . . . là các biến ngẫu nhiên. Chứng minh rằng {|Xn |} là khả tích đều nếu một trong các
điều kiện sau được thỏa mãn
1. sup E|Xn |1+δ < ∞ với δ > 0 nào đó.
n

2. P (|Xn | ≥ c) ≤ P (|X| ≥ c) với mọi n và c > 0, trong đó X là một biến ngẫu nhiên khả tích.
Bài 1.31. Cho Xn là biến ngẫu nhiên có phân phối N (µn , σn2 ), n = 1, 2, . . . và X là biến ngẫu nhiên
d
có phân phối N (µ, σ 2 ). Chứng minh rằng Xn →
− X khi và chỉ khi lim µn = µ và lim σn2 = σ 2 .
n n
w
Bài 1.32. Nếu Yn là biến ngẫu nhiên có hàm đặc trưng ϕn thì Yn −
→ 0 nếu và chỉ nếu tồn tại δ > 0
sao cho ϕn (t) → 1 khi |t| ≤ δ.

1.2.5 Định lý giới hạn trung tâm


Bài 1.33. [2] Cho U1 , U2 , . . . là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối đều trên [0; 1] và
n
!−1/n
Y √ d
Yn = Ui . Chứng minh rằng n(Yn − e) → − N (0; e2 ).
i=1

Bài 1.34. [2] Giả sử rằng Xn là biến ngẫu nhiên có phân phối nhị thức với cỡ n và xác suất θ ∈ (0; 1),
Xn
n = 1, 2, . . .. Đặt Yn = log khi Xn ≥ 1 và Yn = 1 khi Xn = 0. Chứng minh rằng lim Tn = log θ
n n


d 1−θ
h.c.c và n(Yn − log θ) → − N 0; .
θ
Bài 1.35. [?] Chứng minh rằng với dãy (Xn ) các dãy biến ngẫu nhiên:
1 − 2−n 1
1. P [Xn = ±1] = , P [Xn = ±2n ] = n+1 , n = 1, 2, . . ..
n 2
1
2. P [Xn = ±n2 ] =
2
thì định lý giới hạn trung tâm đúng.
Bài 1.36. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với EX1 = 1 và
σn X1 2 = σ 2 ∈ (0; ∞). Chứng minh rằng
2 p √  d
Sn − n → − N (0; 1).
σ
Bài 1.37. [?] Chứng minh rằng
n
−n
X nk 1
lim e = .
n→∞
k=0
k! 2

Bài 1.38. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với EX1 = 1 và
n
X
σn X1 2 = σ 2 < ∞. Đặt Sn = Xj . Chứng minh rằng
j=1
r
|Sn | 2
lim E √ = σ .
n→∞ n n

7 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 1.39. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập, có cùng phân phối đều trên (−1; 1).
Đặt
Pn
Xj
j=1
Yn = P n n .
2 3
P
Xj + Xj
j=1 j=1

Chứng minh rằng nYn hội tụ theo phân phối.

Bài 1.40. [?] Cho (Xj )j≥1 là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối đều trên (−j; j).

1. Chứng minh rằng  


Sn d 1
3 →
− N 0; .
n2 9

2. Chứng minh rằng


Sn d
s →
− N (0; 1).
n
σj2
P
j=1

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 8


CHƯƠNG 2
CÁC PHÂN PHỐI THƯỜNG DÙNG
TRONG THỐNG KÊ

2.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT

2.2 BÀI TẬP


Bài 2.1. Chứng minh rằng
1
1. Nếu X ∼ Fn,m thì ∼ Fm,n .
X
2. Nếu X ∼ tn thì X 2 ∼ F1,n .

3. Phân phối Cauchy và phân phối t với 1 bậc tự do là giống nhau.


X
4. Nếu X, Y là các biến ngẫu nhiên có phân phối mũ tham số λ = 1 thì có phân phối F .
Y
m
Bài 2.2. Cho W ∼ Fn,m và Y = . Chứng minh rằng Y có phân phối beta.
m + nW
Bài 2.3. Cho X1 , X2 và X3 là các biến ngẫu nhiên độc lập có phân phối χ2 với các bậc tự do r1 , r2
và r3 tương ứng.
X1
1. Chứng minh rằng Y1 = và Y2 = X1 + X2 là độc lập.
X2
X1 /r1 X2 /r3
2. Chứng minh và là các F -biến ngẫu nhiên độc lập.
X2 /r2 (X1 + X2 )/(r1 + r2 )

9
CHƯƠNG 3
ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ

3.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Mẫu ngẫu nhiên (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ X nếu X1 , X2 , . . . , Xn là độc lập và mỗi biến Xi có cùng
phân phối với X.
n
1X
• Hàm phân phối thực nghiệm Fn (x) = I{Xi <x} .
n i=1
X1 + . . . + Xn
• Trung bình mẫu: Xn = .
n
n
2 1X
• Phương sai mẫu: Sn (X) = (Xi − Xn )2
n i=1
n
1 X
• Phương sai hiệu chỉnh: s2n (X) = (Xi − Xn )2 .
n − 1 i=1
n
1X k
• Moment bậc k: mk = X
n i=1 i
n
1X
• Moment bậc k qui tâm: vk = (Xi − Xn )k .
n i=1
1P n
(Xi − Xn )(Yi − Yn )
n i=1
• Covariance của mẫu (X1 , Y1 ), . . . , (Xn , Yn ): r =
Sn (X).Sn (Y )

2. Cho (X1 , X2 , . . . , Xn ) là một mẫu từ phân phối có hàm mật độ hoặc phân phối xác suất f (x, θ).
Khi đó Y = ϕ(X1 , X2 , . . . , Xn ) là một thống kê.
f (x; θ)
• Y là thống kê đủ của θ nếu = H(x) với fY (y; θ) là hàm mật độ hoặc phân
fY (ϕ(x); θ)
phối xác suất của Y . Điều này xảy ra nếu và chỉ nếu tồn tại hai hàm k1 , k2 ≥ 0 sao cho
f (x; θ) = k1 (ϕ(x); θ).k2 (x).
• Y là ước lượng không chệch của θ nếu Eϕ(X1 , X2 , . . . , Xn ) = θ.
• Y là ước lượng không chệch tiệm cận của θ nếu lim Eϕ(X1 , X2 , . . . , Xn ) = θ.
n→∞

• Y là ước lượng hiệu quả của θ nếu nó là ước lượng không chệch có phương sai DY nhỏ
nhất.

10
Bài tập Lý thuyết thống kê

θ P
• Y là ước lượng vững nếu ϕ(X1 , X2 , . . . , Xn ) −→ θ khi n → ∞.

3. Khoảng tin cậy 1 − α của θ là (ϕ1 , ϕ2 ) thỏa mãn P(ϕ1 < θ < ϕ2 ) = 1 − α với ϕ1 , ϕ2 là ước
lượng của θ, α ∈ [0; 1] là độ tin cậy.

• Khoảng tin cậy 1 − α cho giá trị trung bình:


– Nếu mẫu có phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn σ đã biết:
 
σ σ
Xn − zα/2 . √ ; Xn + zα/2 . √ .
n n

– Nếu mẫu có kích thước lớn (n ≥ 30):


 
sn sn
Xn − zα/2 . √ ; Xn + zα/2 . √ .
n n

– Nếu mẫu có phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn σ chưa biết và có kích thước nhỏ
(n < 30):  
sn sn
Xn − tα/2,n−1 . √ ; Xn + tα/2,n−1 . √ .
n n
• Khoảng tin cậy 1 − α cho tỉ lệ:
r r !
p̂(1 − p̂) p̂(1 − p̂)
p̂ − zα/2 ; p̂ + zα/2 .
n n

• Khoảng tin cậy 1 − α cho phương sai:


!
(n − 1)s2n (n − 1)s2n
;
χ2α/2,n−1 χ21−α/2,n−1

• Khoảng tin cậy 1 − α cho hiệu các trung bình:


2
– Nếu σX , σY2 đã biết:
r r !
2
σX σ2 2
σX σ2
Xn − Yn − zα/2 + Y ; Xn − Yn + zα/2 + Y
n m n m

2
– Nếu σX , σY2 chưa biết:
r r !
s2X s2Y 2
σX σ2
Xn − Yn − zα/2 + ; Xn − Yn + zα/2 + Y
n m n m

• Khoảng tin cậy 1 − α cho hiệu các tỉ lệ:


r r !
p̂X (1 − p̂X ) p̂Y (1 − p̂Y ) p̂X (1 − p̂X ) p̂Y (1 − p̂Y )
p̂X − p̂Y − zα/2 + ; p̂X − p̂Y + zα/2 +
n n n n

Chú ý rằng zα/2 , tα/2,n−1 và χ2α/2,n−1 là phân vị của phân phối chuẩn tắc, phân phối Student
n − 1 bậc tự do và phân phối χ2 với n − 1 bậc tự do.

11 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

4. Hàm hợp lý: mẫu (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ hàm mật độ, phân phối xác suất f (x; θ). Hàm hợp lý
xác định bởi
n
Y
L(x; θ) = f (xi ; θ).
i=1

Giá trị θ̂ = θ̂(x) mà tại đó L(x, θ) đạt giá trị lớn nhất được gọi là ước lượng hợp lý cực đại của
θ.

5. Phương pháp Moment: Nếu mẫu (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ f (x; θ)
với θ = (θ1 , θ2 , . . . , θk ) thì θ có ước lượng điểm là nghiệm của hệ

mj = EX j = gj (θ1 , θ2 , . . . , θk ) ∀1 ≤ j ≤ k.

6. Chặn dưới Rao-Cramer: Nếu mẫu (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ
f (x; θ), Y = u(X1 , X2 , . . . , Xn ) thì
[k 0 (θ)]2
DY ≥
nI(θ)
 
∂ ln f (X; θ)
với k(θ) = EY và I(θ) = D .
∂θ

7. Phân phối tiệm cận: Mỗi mẫu (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ hàm mật độ f (x; θ0 ) có ước lượng sinh ra
√ d
− N (0; I(θ0 )−1 ).
từ phương trình hợp lý cực đại là θ̂n . Khi đó n(θ̂n − θ0 ) →

3.2 BÀI TẬP LÝ THUYẾT


3.2.1 Ước lượng hợp lý cực đại
Bài 3.1. Cho X1 , X2 , X3 là một mẫu ngẫu nhiên từ một phân phối đều U (θ, 2θ), trong đó θ > 0.
Tìm ước lượng hợp lý cực đại của θ.

Bài 3.2. Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với hàm mật độ:

eθ−x
f (x; θ) = , x ∈ R, θ ∈ R.
(1 + eθ−x )2

Chứng minh ước lượng hợp lý cực đại của θ tồn tại và duy nhất.

Bài 3.3. Cho X1 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên từ một phân phối có hàm mật độ trong các trường
hợp sau:

1. f (x; θ) = θx e−θ /x!, x = 0, 1, 2, . . . , 0 ≤ θ < ∞ và = 0 tại các điểm khác.


1
2. f (x; θ) = I{0<x<θ} , θ > 0.
θ
3. f (x; θ) = θxθ−1 I{0<x<1} , 0 < θ < ∞.

e−x/θ
4. f (x; θ) = I{x>0} , 0 < θ < ∞.
θ
5. f (x; θ) = eθ−x I{x>θ} , −∞ < θ < ∞.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 12


Bài tập Lý thuyết thống kê

Trong mỗi trường hợp, hãy tìm ước lượng hợp lý cực đại θ̂ của θ.
Bài 3.4. Giả sử X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với hàm mật độ f (x; θ) =
2x
I{0<x≤θ} .
θ2
1. Tìm ước lượng hợp lý cực đại θ̂ cho θ;
2. Tìm hằng số c thỏa mãn E[cθ̂] = θ;
3. Tìm ước lượng hợp lý cực đại cho median của phân phối.
Bài 3.5. Giả sử X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối với hàm mật độ f (x; θ) =
e−x/θ I{0<x<∞} . Tìm ước lượng hợp lý cực đại của P[X ≥ 3].

3.2.2 Lượng thông tin Fisher


Bài 3.6. Cho hàm mật độ xác suất:
1
f (x; θ) = , x ∈ R, θ ∈ R,
π(1 + (x − θ)2 )
2 √
Chứng minh chặn dưới Rao-Cramér là , trong đó n là cỡ mẫu. Tìm phân phối tiệm cận của n(θ̂−θ)
n
nếu θ̂ ước lượng hợp lý cực đại của θ?
Bài 3.7. Cho X có phân phối gamma với α = 4 and β = θ > 0.
1. Tìm lượng thông tin Fisher I(θ).
2. Nếu (X1 , . . . , Xn ) là một mẫu ngẫu nhiên từ phân phối chuẩn, chứng minh rằng ước lượng hợp
lý cực đại của θ là một ước lượng hiệu quả của θ.

3. Tìm phân phối tiệm cận của n(θ̂ − θ).
Bài 3.8. Cho X có phân phối chuẩn N (0; θ), 0 < θ < ∞.
1. Tìm lượng thông tin Fisher I(θ).
2. Nếu (X1 , . . . , Xn ) là một mẫu ngẫu nhiên từ phân phối chuẩn, chứng minh rằng ước lượng hợp
lý cực đại của θ là một ước lượng hiệu quả của θ.

3. Tìm phân phối tiệm cận của n(θ̂ − θ).
Bài 3.9. Cho X1 , X2 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên từ một phân phối chuẩn N (0; θ). Ta cần ước
n
√ X
lượng độ lệch tiêu chuẩn θ. Hãy tìm hằng số c thỏa mãn Y = c |Xi | là một ước lượng không
√ i=1
chệch của θ và xác định tính hiệu quả của nó.
Bài 3.10. Cho X1 , X2 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên từ một phân phối có hàm mật độ:
 3
 3θ 0 < x < ∞, 0 < θ < ∞
f (x; θ) = (x + θ)4
0 otherwise,

Chứng minh rằng Y = 2X̄n là một ước lượng không chệch của θ và hãy xác định tính hiệu quả của
nó.

13 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 3.11 (Phân phối Beta (θ, 1)). Cho X1 , X2 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên có cỡ mẫu n > 2
từ một phân phối có hàm mật độ:
(
θxθ−1 for x ∈ (0, 1)
f (x; θ) = ,
0 ngược lại

trong đó không gian tham số Ω = (0, ∞).


n
1. Chứng minh rằng θ̂ = − Pn là ước lượng hợp lý cực đại của θ.
i=1 ln Xi

2. Chứng minh rằng θ̂ có phân phối gamma.

3. Chứng minh rằng θ̂ là ước lượng không chệch tiệm cận của θ.

4. θ̂ có phải là một ước lượng hiệu quả của θ hay không?

Bài 3.12. Cho X1 , . . . , Xn là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập, cùng phân phối chuẩn N (θ, 1). Chứng
2 1 2 1
minh rằng: ước lượng hiệu quả của θ2 là X n − . Hãy tính phương sai của X n − và chứng minh
n n
nó lớn hơn chặn dưới Cramer-Rao.

Bài 3.13 ([4]-tr.234). Xét họ mũ với hàm mật độ dạng

f (x; θ) = h(x) exp{U (x)ψ(θ) − K(θ)}

K 0 (θ)
Chứng minh rằng: I(θ) = K”(θ) − ψ”(θ) .
ψ 0 (θ)
Kiểm tra với các trường hợp phân phối đặc biệt: Nhị thức, Poisson và Nhị thức âm.

Bài 3.14 ([4]-tr.234). Cho φ(x) là hàm mật độ của N (0; 1). Xét họ các phân phối trộn

f (x; α) = αφ(x) + (1 − α)φ(x − 1), 0 ≤ α ≤ 1.

Tìm hàm thông tin Fisher I(α).

3.2.3 Thống kê đủ
Bài 3.15 ([4]-tr.218). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập, có cùng phân phối B(n; θ), 0 <
X n
θ < 1. Chứng minh rằng T (X) = Xi là một thống kê đủ của θ.
i=1

Bài 3.16 ([4]-tr.220). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập, có cùng phân phối β(p; q), 0 !
<
n
Y n
Y
p, q < 1, tức là có hàm mật độ f (x; p; q) = xp−1 (1 − x)q−1 . Chứng minh rằng Xi , (1 − Xi )
i=1 i=1
là một thống kê đủ của (p, q).

Bài 3.17 ([4]-tr.220). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập, có cùng phân phối G(λ,!ν), 0 <
n n
λν xν−1 −λx Y X
λ, ν < ∞, tức là có hàm mật độ f (x; λ, ν) = e . Chứng minh rằng Xi , Xi là một
Γ(ν) i=1 i=1
thống kê đủ của (λ, ν).

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 14


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 3.18 ([4]-tr.230). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối đều
U (θ1 , θ2 ), −∞ < θ1 < θ2 < ∞. Chứng minh rằng X(1) = min{Xi } và X(n) = max{Xi } là thống
kê đủ.

Bài 3.19 ([4]-tr.231). Cho X1 , X2 . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối X ∼
µ + Exp(λ), −∞ < µ < ∞, 0 < λ < ∞. Cho X(1) ≤ . . . ≤ X(n) là một thống kê thứ tự. Chứng minh
Xn
rằng X(1) và S = (X(i) − X(1) ) là thống kê đủ.
i=2

Bài 3.20 ([4]-tr.231). ChoX1 , . . . , X


n là dãy các biến ngẫu nhiên có phân phối Laplace với hàm
1 |x − µ|
mật độ f (x; µ.σ) = exp − , −∞ < µ < ∞, 0 < σ < ∞. Tìm một thống kê đủ
2σ σ

1. Khi µ đã biết?

2. Khi µ chưa biết?

Bài 3.21 ([4]-tr.231). Cho X1 , . . . , Xn là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối Cauchy
với hàm mật độ
"  2 #−1
1 x−µ
f (x; µ, σ) = 1+ , −∞ < x < ∞; −∞ < µ < ∞, 0 < σ < ∞
σπ σ

Tìm một thống kê đủ?

3.2.4 Ước lượng không chệch


Bài 3.22 ([4]-tr.343). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối đều
U (0; θ), 0 < θ < ∞. Chứng minh rằng X n và X(n) = max Xi đều là ước lượng không chệch
1≤i≤n
θ
của kỳ vọng µ = , tuy nhiên X(n) = max Xi là ước lượng có phương sai nhỏ hơn.
2 1≤i≤n

Bài 3.23 ([3]-tr.447). Cho (Y1 , Y2 , Y3 ) là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối mũ có hàm mật độ

 1 e−y/θ nếu y > 0


f (x) = θ
0 nếu y ≤ 0

Y1 + Y2 Y1 + 2Y2
Đặt θ̂1 = Y1 , θ̂2 = , θ̂3 = và θ̂4 = Y là các ước lượng không chệch của θ. So sánh
2 3
phương sai của chúng.

Bài 3.24 ([3]-tr.447). Cho Y1 , . . . , Yn là các biến ngẫu nhiên độc lập có phân phối chuẩn với trung
bình µ và phương sai σ 2 . Xét các ước lượng của µ:
1 1 Y2 + . . . Yn−1 1
µ̂1 = (Y1 + Y2 ), µ̂2 = Y1 + + Yn , µ̂3 = Y .
2 4 2(n − 2) 4

1. Chứng minh rằng các ước lượng này là không chệch.

2. So sánh phương sai của µ̂1 , µ̂2 , µ̂3 .

15 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

3.2.5 Ước lượng hiệu quả


Bài 3.25 ([3]-tr.466). Cho Y1 , Y2 , . . . , Yn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Bernoulli B(1; p). Chứng
minh rằng Y là một ước lượng hiệu quả của p.

Bài 3.26 ([3]-tr.448). Cho Y1 , Y2 , . . . , Yn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Poisson P (λ). Chứng minh
rằng Y là một ước lượng hiệu quả của λ.

Bài 3.27 ([3]-tr.466). Cho Y1 , Y2 , . . . , Yn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Weibull có hàm mật độ
 
 2y e−y2 /θ nếu y > 0
f (x, θ) = θ

0 nếu y ≤ 0
n
X
Chứng minh rằng W = Yi2 là một ước lượng hiệu quả của θ.
i=1

Bài 3.28 ([3]-tr.468). Cho Y1 , Y2 , . . . , Yn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Mũ có hàm mật độ
 
 1 e−y/θ nếu y > 0
f (x, θ) = θ

0 nếu y ≤ 0

n(Y )2
Chứng minh rằng là một ước lượng hiệu quả của θ2 .
n+1

Bài 3.29 ([3]-tr.471). Cho Y1 , Y2 , . . . , Yn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Bernoulli B(1; p). Chứng
nY (1 − Y )
minh rằng là một ước lượng hiệu quả của p(1 − p).
n−1

3.3 BÀI TẬP TÍNH TOÁN


3.3.1 Mẫu ngẫu nhiên và các đặc trưng mẫu
Bài 3.30. Kết quả thi môn xác suất-thống kê của sinh viên một khoa như sau:
Số điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số HS 20 10 25 30 60 20 20 8 5 2
Tính x, S, s.

Bài 3.31. Đo chiều cao ngẫu nhiên 35 cây bạch đàn trong rừng thu được kết quả:
Khoảng chiều cao (m) 6,5-7,0 7,0-7,5 7,5-8,0 8,0-8,5 8,5-9,0 9,0-9,5
Số cây 2 4 10 11 5 3
Tính x, S, s.

Bài 3.32. Đo lượng huyết tương của 8 người mạnh khỏe, ta được:

2, 86 3, 37 2, 75 2, 62 3, 50 3, 25 3, 12 3, 15

Tính x, S, s.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 16


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 3.33. Số liệu về chiều cao của các sinh viên nữ (đơn vị: inch) trong một lớp học như sau:
62 64 66 67 65 68 61 65 67 65 64 63 67
68 64 66 68 69 65 67 62 66 68 67 66 65
69 65 70 65 67 68 65 63 64 67 67

Tính x, S, s.
Bài 3.34. Đo lượng cholesterlemie (đơn vị mg%) của một số người, ta được
X (mg%) 150-160 160-170 170-180 180-190 190-200 200-210
Số người 2 4 5 6 4 3
Tính x, S, s.

3.3.2 Ước lượng khoảng giá trị trung bình một mẫu
Bài 3.35. Theo dõi huyết áp của 10 bệnh nhân bị choáng thu được kết quả (tính theo mmHg) như
sau:
75 90 85 65 95 75 60 85 85 65
Với độ tin cậy 95%, hãy xác định các khoảng tin cậy trung bình về huyết áp của nhóm bệnh trên.
Bài 3.36. Số liệu định lượng của mẫu thuốc tiêm vitamin B12 tại một cơ sở thu được như sau:
Hàm lượng (γ/ml) 94-96 96-98 98-100 100-102 102-104
Số ống 4 8 15 12 3
Hãy xác định khoảng tin cậy về hàm lượng trung bình của lô thuốc trên với độ tin cậy 95%.
Bài 3.37. Khảo sát khối lượng của bộ óc người trên 50 tuổi, người ta thu được các số liệu sau:
KL (g) 1175-1225 1225-1275 1275-1325 1325-1375 1375-1425 1425-1475 1475-1525
SL 6 15 27 25 28 14 8
Tính khoảng tin cậy của trọng lượng trung bình bộ óc của người trên 50 tuổi với độ tin cậy 0,95.
Bài 3.38. Đo sức bền chịu lực của một loại ống thí nghiệm, người ta thu được bộ số liệu sau:
4500 6500 5200 4800 4900 5125 6200 5375
Từ kinh nghiệm nghề nghiệp người ta cũng biết rằng sức bền đó có phân phối chuẩn với độ lệch tiêu
chuẩn σ = 300. Hãy xác định khoảng tin cậy 90% cho sức bền trung bình của loại ống trên.
Bài 3.39. Theo dõi trọng lượng X của một giống Cam ta có bảng số liệu:
X (gram) 135-155 155-175 175-195 195-215 215-235 235-255 255-275
Số quả (ni ) 5 10 23 35 32 10 5
Với độ tin cậy 99%, xác định khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của giống cam trên.
Bài 3.40. Quan sát chiều cao X (cm) của một số người, ta ghi nhận:
X (cm) 140-145 145-150 150-155 155-160 160-165 165-170
Số người (ni ) 1 3 7 9 5 2
Với độ tin cậy 95%, xác định khoảng tin cậy cho chiều cao trung bình.
Bài 3.41. Một kỹ sư lâm nghiệp nghiên cứu chiều cao của một loại cây với giả thiết là nó có phân
phối chuẩn. Trên một mẫu có kích thước n = 10, anh ta tính được chiều cao trung bình của mỗi cây
là 13,78 và khoảng tin cậy 90% của trung bình quần thể là (13, 063; 14, 497). Không may, bộ số liệu
của mẫu bị thất lạc, anh ta chỉ còn nhớ các số sau:

12, 2; 15; 13; 13, 5; 12, 8; 15, 2; 12; 15, 2.

Bạn có thể giúp anh ta tìm lại được các số liệu bị thất lạc không?

17 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

3.3.3 Ước lượng khoảng cho tỉ lệ một mẫu


Bài 3.42. Làm xét nghiệm AIDS cho 1000 người ở một khu vực, thấy có 4 người cho kết quả dương
tính. Xét nghiệp tiếp thấy có 3 người mắc AIDS. Hãy chỉ ra ước lượng khoảng cho tỉ lệ người mắc
AIDS ở khu vực đó với độ tin cậy 95%.
Bài 3.43. Để xác định tỉ lệ này mầm của một loại hạt giống, người ta gieo thử 300 hạt, thấy có 276
hạt nảy mầm. Với độ tin cậy 95% ta có thể nói tỉ lệ nảy mầm của lô hạt tối đa là bao nhiêu?
Bài 3.44. Trước bầu cử người ta phỏng vấn ngẫu nhiên 2000 cử tri thì thấy có 1380 người ủng hộ
ứng cử viên K. Với độ tin cậy 95% hỏi ứng cử viên đó thu được tối thiểu bao nhiêu phần trăm phiếu
bầu?
Bài 3.45. Cân thử 100 quả cam ta có bộ số liệu sau:
Khối lượng (g) 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Số cam 2 3 15 26 28 6 8 8 4

a) Hãy ước lượng khối lượng trung bình các quả cam với độ tin cậy 95%.

b) Cam có khối lượng dưới 34g được coi là cam loại 2. Hãy xác định khoảng ước lượng cho tỉ lệ
số cam loại 2 với độ tin cậy 90%.

Bài 3.46. Tiến hành đo chiều cao của các học sinh lớp 2 trường Kim Đồng ta có bảng số liệu:
Chiều cao (cm) 112-114 114-116 116-118 118-120 120-122 122-124 124-126
Số học sinh 8 12 20 26 30 14 10

a) Với độ tin cậy 95%, tìm khoảng ước lượng chiều cao trung bình của học sinh lớp 2 trường Kim
Đồng.

b) Chọn ngẫu nhiên 250 học sinh lớp 2 trường Kim Đồng. Từ số liệu trên, với độ tin cậy 95%, có
thể dự báo nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong nhóm được chọn có chiều cao trên 120 cm?
Bài 3.47. Để xác định số cá trong một cái ao, người ta bắt lên 200 con, đánh dấu chúng rồi thả lại
xuống hồ. Sau một thời gian, người ta lại bắt lên 500 con và thấy có 20 con cá đánh dấu của lần bắt
trước. Dựa vào số liệu đó hãy ước lượng số cá có trong hồ với độ tin cậy 95%.
Bài 3.48. Để có thể dự đoán được số lượng chim thường nghỉ tại nhà mình, người chủ bắt 89 con,
đem đeo khuyên cho chúng rồi thả đi. Sau một thời gian, ông bắt ngẫu nhiên được 120 con và thấy
có 7 con có đeo khuyên. Hãy dự đoán số chim giúp ông chủ vườn với độ tin cậy 99%.

3.3.4 Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết
Bài 3.49. Tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 100 con bò, kết quả như sau:
X (sản lượng/ngày) 7-9kg 9-11 11-13 13-15 15-17
Số con bò 10 24 42 16 8

a) Sản lượng sữa trung bình một ngày của một con bò là bao nhiêu?

b) Bao nhiêu % đàn bò cho sản lượng sữa trên 11kg trong ngày?

c) Muốn độ tin cậy của kết luận là 99,73%, sai số khi nghiên cứu sản lượng không vượt quá 0,5kg
và sai số khi nghiên cứu tỉ lệ bò cho sản lượng >11kg/ngày không vượt quá 12% thì cần phải
điều tra bao nhiêu con bò?

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 18


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 3.50. Một loại bệnh có tỉ lệ tử vong là 0,01. Muốn chứng tỏ một loại thuốc có hiệu nghiệm
(nghĩa là hạ thấp được tỉ lệ tử vong nhỏ hơn 0,005) ở độ tin cậy 0,95 thì phải thử thuốc đó trên ít
nhất bao nhiêu người?
Bài 3.51. Để ước lượng xác suất mắc bệnh gan với độ tin cậy 90% và sai số không vượt quá 2% thì
cần phải khám cho ít nhất bao nhiêu người, biết rằng tỉ lệ mắc bệnh gan thực nghiệm đã cho bằng
0,9.
Bài 3.52. Giả sử quan sát 100 người thấy có 20 người bị bệnh sốt xuất huyết. Hãy ước lượng tỉ lệ
bệnh sốt xuất huyết với độ tin cậy 97%. Nếu muốn sai số ước lượng không quá 3% với độ tin cậy
95% thì phải quan sát ít nhất bao nhiêu người?
Bài 3.53. Một loại thuốc mới được đem thử điều trị cho 50 người bị bệnh B, kết quả có 50 người
khỏi bệnh.
a) Hãy ước lượng tỉ lệ khỏi bệnh nếu dùng thuốc đó điều trị với độ tin cậy 99%.
b) Nếu ta muốn sai số ước lượng không quá 0,02 với độ tin cậy 95% thì cần quan sát bao nhiêu
bệnh nhân?
Bài 3.54. Khảo sát về chiều cao X (cm) của trẻ em lứa tuổi 14-15 thu được số liệu sau:
X (cm) dưới 137 137-139 139-141 141-143 143-145 145-147 trên 147
Số trẻ (ni ) 56 112 93 155 121 82 57
Với độ tin cậy 95%, ước lượng chiều cao trung bình của đứa trẻ tuổi 14-15. Muốn ước lượng này có
độ chính xác tăng lên gấp 2 lần thì cần lấy một mẫu kích thước là bao nhiêu?
Bài 3.55. Tuổi thọ của một loại bóng đèn được biết theo phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là
100 giờ.
a) Chọn ngẫu nhiên 100 bóng đèn để thử nghiệm, thấy mỗi bóng có tuổi thọ trung bình là 100
giờ. Hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của bóng đèn do xí nghiệp A sản xuất với độ tin cậy
là 95%.
b) Với sai số của ước lượng tuổi thọ trung bình là 15 giờ, hãy xác định độ tin cậy.
c) Để sai số của ước lượng tuổi thọ trung bình không quá 25 giờ với độ tin cậy là 95% thì cần
phải thử nghiệm ít nhất bao nhiêu bóng?
Bài 3.56. Đo đường kính của một chi tiết máy do một máy tiện tự động sản xuất ta ghi nhận được
số liệu sau:
X (mm) 12.00 12.05 12.10 12.15 12.20 12.25 12.30 12.35 12.40
n 2 3 7 9 10 8 6 5 3
a) Hãy ước lượng đường kính trung bình µ với độ tin cậy 0,95.
b) Nếu muốn sai số của ước lượng không quá ε = 0, 02mm với độ tin cậy là 95% thì cần phải đo
ít nhất bao nhiêu chi tiết máy?
Bài 3.57. Đem cân một số trái cây vừa thu hoạch, ta được kết quả sau:
X (gam) 200-210 210-220 220-230 230-240 240-250
Số trái 12 17 20 18 15
a) Hãy ước lượng trọng lượng trung bình với độ tin cậy 0,95 và 0,99. Nếu muốn sai số không quá
2gam với độ tin cậy 99% thì phải cân ít nhất bao nhiêu trái cây?
b) Trái cây có trọng lượng X ≥ 230gam được xếp loại A. Hãy tìm khoảng ước lượng cho tỉ lệ
trái cây loại A với độ tin cậy 0,95 và 0,99. Nếu muốn sai số ước lượng không quá 0,04 với độ
tin cậy 0,99 thì phải cân ít nhất bao nhiêu trái cây?

19 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

3.3.5 Ước lượng khoảng cho phương sai một mẫu


Bài 3.58. Cho khối lượng một loại sản phẩm tuân theo phân phối chuẩn. Cân thử từng sản phẩm
của 1 mnn gồm 25 đơn vị, ta có kết quả:

X (gam) 29,3 29,7 30 30,5 30,7


Số sản phẩm 4 5 8 5 3

Với độ tin cậy 95%, hãy tìm khoảng tin cậy cho phương sai của khối lượng sản phẩm.

Bài 3.59. Giả sử độ dày một bản kim loại là đại lượng tuân theo luật chuẩn. Đo 10 bản kim loại
đó ta có bảng số liệu:

4, 1 3, 9 4, 7 5, 0 4, 4 4, 4 4, 2 3, 8 4, 4 4, 0

a) Hãy xác định khoảng tin cậy 0,95 cho độ dày trung bình của bản kim loại.

b) Hãy xác định khoảng tin cậy 0,99 cho phương sai của độ dày bản kim loại.

Bài 3.60. Đo đường kính của 20 chi tiết do 1 máy tiện sản xuất ta được bảng số liệu (tính bằng
mm). Biết rằng đường kính là đặc tính có phân phối chuẩn.

X (mm) 247 248 249 250 251 252 253 256 257 258 260
Số chi tiết 2 2 3 5 1 1 2 1 1 1 1

a) Tìm khoảng ước lượng của độ dài trung bình của đường kính chi tiết máy với độ tin cậy.

b) Các chi tiết có đường kính từ 249 đến 251 được coi là sản phẩm loại A. Với độ tin cậy 0,95,
tìm khoảng ước lượng của tỷ lệ sản phẩm loại A do máy đó sản xuất.

c) Tìm khoảng ước lượng của phương sai với độ tin cậy 0,95.

3.3.6 Ước lượng khoảng cho giá trị trung bình hai mẫu
Bài 3.61. Để nghiên cứu lãi suất ngân hàng giữa hai nhóm nước công nghiệp phát triển và đang
phát triển, người ta điều tra lãi suất ngân hàng trong một năm của 7 nước phát triển và 11 nước
đang phát triển được chọn ngẫu nhiên. Với các nước phát triển, lãi suất trung bình là 17,5% và độ
lệch chuẩn là 3,2%; với các nước đang phát triển, lãi suất trung bình là 15,3% và độ lệch chuẩn là
2,9%. Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng chêch lệch về lãi suất trung bình hai nhóm nước trên. Biết
rằng lãi suất ngân hàng của cả hai nhóm nước trên là các biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn
có cùng phương sai.

Bài 3.62. Để nghiên cứu lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của hai thành phố, người ta điều
tra ngẫu nhiên 23 ngân hàng ở thành phố A và tìm được lượng tiền gửi trung bình của mỗi khách
là 1,317 triệu đồng. Ở thành phố B, nghiên cứu 32 ngân hàng tìm được lượng tiền gửi trung bình
mỗi khách là 1,512 triệu đồng. Hãy ước lượng sự chênh lệch trung bình giữa lượng tiền gửi tiết kiệm
trung bình của dân hai thành phố A và B bằng khẳng tin cậy 95%. Biết rằng tiền tiết kiệm của
người dân hai thành phố là biến ngẫu nhiên tuân theo luật phân phối chuẩn, với độ lệch chuẩn theo
thứ tự là 0,517 triệu và 0,485 triệu.

Bài 3.63. Để nghiên cứu tuổi thọ của một loại bóng đèn, người ta thắp thử 100 bóng và có bảng số
liệu sau:

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 20


Bài tập Lý thuyết thống kê

Tuổi thọ X (giờ) [1010;1050) [1050;1070) [1070;1090) [1090;1130) [1130;1170) [1170;1210)


Số bóng 5 8 13 45 22 7

Sau khi cải tiến kĩ thuật, người ta lại thắp thử 100 bóng và có bảng số liệu sau:

Tuổi thọ Y (giờ) 1150 1160 1170 1180 1190 1200


Số bóng 10 15 20 30 15 10

a) Với độ tin cậy 0,9, hãy ước lượng tuổi thọ trung bình và phương sai của bóng đèn trước và
sau khi cải tiến kĩ thuật?

b) Với độ tin cậy 95%, có thể nói việc cải tiến kĩ thuật đã làm tăng tuổi thọ trung bình của bóng
đèn lên ít nhất bao nhiêu giờ?

3.3.7 Ước lượng khoảng cho tỉ lệ hai mẫu


Bài 3.64. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mĩ năm 2004, các cuộc thăm dò ý kiến từ những người có
bằng đại học ở bang Ohio đã cung cấp kết quả sau: 53% số người bầu cho Bush và 46% bỏ phiếu
cho Kerry. Tổng cộng có 2020 người đã tham gia trả lời. Hãy xác định khoảng tin cậy 95% cho hiệu
hai tỉ lệ số người bỏ phiếu.

Bài 3.65. Hai loại máy ép khác nhau được sử dụng để chế tạo các bộ phận bằng nhựa. Một bộ phận
được coi là lỗi nếu nó bị co lại quá mức hoặc bị đổi màu. Lấy hai mẫu ngẫu nhiên, mỗi mẫu có kích
thước 300 và thấy rằng 15 bộ phận bị lỗi được tìm thấy trong mẫu từ máy 1 trong khi 8 bộ phận bị
lỗi được tìm thấy trong mẫu từ máy 2. Hãy xác định một khoảng tin cậy 95% cho hiệu hai tỉ lệ số
bộ phận bị lỗi.

Bài 3.66. Một mẫu ngẫu nhiên gồm 500 cư dân trưởng thành của Quận Maricopa được điều tra
thấy có 385 người ủng hộ việc tăng giới hạn tốc độ đường cao tốc lên 75 dặm một giờ, trong khi một
mẫu ngẫu nhiên khác gồm 400 cư dân trưởng thành của Hạt Pima thấy có 267 người ủng hộ giới
hạn tốc độ tăng lên. Hãy xác định một khoảng tin cậy 95% cho hiệu hai tỉ lệ số người ủng hộ.

21 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


CHƯƠNG 4
KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT

4.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Mức ý nghĩa α = max P[(X1 , X2 , . . . , Xn ) ∈ C].
θ∈Θ0

2. Hàm lực lượng γC (x) = Pθ [(X1 , X2 , . . . , Xn ) ∈ C], θ ∈ Θ1 .


supθ∈Θ0 L(x; θ)
3. Tỉ số hợp lý cho H0 : θ ∈ Θ0 với H1 : θ ∈ Θ1 là λ(x) = . Phương pháp kiểm
supθ∈Θ L(x; θ)
định tỉ số hợp lý có miền bác bỏ có dạng C = {x = (x1 , x2 , . . . , xn ) : λ(x) ≤ c}.
4. Miền bác bỏ tốt nhất: Tập C ⊂ Ω được gọi là miền bác bỏ tốt nhất của giả thiết H0 : θ = θ0
với đối thiết H1 : θ = θ1 nếu Pθ0 [X ∈ C] = α và với mọi tập A ⊂ Ω thỏa mãn Pθ0 [X ∈ A] = α
thì Pθ1 [X ∈ A] ≥ Pθ0 [X ∈ A].
Tập C được xác định theo Định lý Neyman-Pearson:
L(x; θ0 )
a) ≤ k (x ∈ C).
L(x; θ1 )
L(x; θ0 )
b) ≤ k (x ∈ / C).
L(x; θ1 )
c) α = Pθ0 [(X1 , X2 , . . . , Xn ) ∈ C]
5. Miền bác bỏ mạnh đều nhất: Miền bác bỏ C được gọi là mạnh đều nhất của giả thiết
H0 : θ = θ0 với đối thiết H1 : θ ∈ Θ1 nếu với mỗi θ1 ∈ Θ1 thì C là miền mác bỏ tốt nhất của
giả thiết H0 : θ = θ0 với đối thiết H1 : θ = θ1 .
6. Tỉ số hợp lý đơn điệu: Hàm hợp lý L(x; θ) được gọi là tỉ số hợp lý đơn điệu theo thống
L(x; θ1 )
kê y = u(x) nếu với θ1 < θ2 , tỉ số là hàm đơn điệu của y = u(x). Khi đó tiêu chuẩn
L(x; θ2 )
kiểm định mạnh đều nhất mức α của giả thiết H0 : θ ≤ θ0 với đối thiết H1 : θ > θ0 là

Bac bỏ H0 nếu u(X) ≥ c

với c xác định bởi α = Pθ0 [u(X) ≥ c].


7. Một số kiểm định một mẫu thường gặp:
a) Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của phân phối chuẩn với phương sai σ 2 đã biết:
X n − µ0
Giả thiết: H0 : µ = µ0 , tiêu chuẩn Z = √
σ/ n

22
Bài tập Lý thuyết thống kê

Đối thiết Miền bác bỏ P -giá trị


H1 : µ 6= µ0 |Z| > zα/2 2 [1 − Φ(|Z|)]
H1 : µ > µ0 Z > zα 1 − Φ(|Z|)
H1 : µ < µ0 Z < −zα Φ(|Z|)
Sai số loại II của kiểm định 2 phía:
 √   √ 
δ n δ n
β = Pµ0 +δ (|Z| ≤ zα/2 ) = Φ zα/2 − − Φ −zα/2 − .
σ σ

(zα/2 + zβ )2 σ 2
Kích thước mẫu cho kiểm định 2 phía: n ≈ .
δ2
b) Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của phân phối chuẩn với phương sai σ 2 chưa biết
Xn − µ0
và kích thước mẫu lớn (n ≥ 30): Giả thiết: H0 : µ = µ0 , tiêu chuẩn Z = √
sn / n
Đối thiết Miền bác bỏ P -giá trị
H1 : µ 6= µ0 |Z| > zα/2 2 [1 − Φ(|Z|)]
H1 : µ > µ0 Z > zα 1 − Φ(|Z|)
H1 : µ < µ0 Z < −zα Φ(|Z|)
c) Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của phân phối chuẩn với phương sai σ 2 chưa biết
X n − µ0
và kích thước mẫu nhỏ (n < 30): Giả thiết: H0 : µ = µ0 , tiêu chuẩn T = √
sn / n
Đối thiết Miền bác bỏ P -giá trị
H1 : µ 6= µ0 |T | > tα/2,n−1 2P(tn−1 > |T |)
H1 : µ > µ0 T > tα,n−1 P(tn−1 > T )
H1 : µ < µ0 T < −tα,n−1 P(tn−1 < −T )
Với tn−1 là biến ngẫu nhiên Student n − 1 bậc tự do.
d) Kiểm định giả thiết về phương sai của phân phối chuẩn: Giả thiết H0 : σ = σ0 , tiêu chuẩn
(n − 1)s2n
χ2 =
σ02
Đối thiết Miền bác bỏ P-giá trị
χ > cα/2,n−1 hoặc χ < c1−α/2,n−1 2 1 − P(χ2n−1 > χ2 )
2 2

H1 : σ 6= σ0
H1 : σ > σ0 χ2 > cα/2,n−1 P(χ2n−1 > χ2 )
2
H1 : σ < σ0 χ < c1−α/2,n−1 P(χ2n−1 < χ2 )
Với χ2n−1 là biến ngẫu nhiên có phân phối χ2 với n − 1 bậc tự do.

n(p̂ − p0 )
e) Kiểm định giả thiết về tỉ lệ: Giả thiết H0 : p = p0 , tiêu chuẩn Z = p
p0 (1 − p0 )
Đối thiết Miền bác bỏ P -giá trị
H1 : p 6= p0 |Z| > zα/2 2 [1 − Φ(Z)]
H1 : p > p0 Z > zα 1 − Φ(Z)
H1 : p < p0 Z < −zα Φ(Z)

8. Một số kiểm định hai mẫu thường gặp:

a) Kiểm định về hiệu của hai giá trị trung bình của hai mẫu có phân phối chuẩn với phương
2 X − Y − ∆0
sai σX , σY2 đã biết: Giả thiết H0 : µX − µY = ∆0 , tiêu chuẩn Z = r 2
σX σ2Y
+
nX nY

23 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

Đối thiết Miền bác bỏ


H1 : µX − µY =
6 ∆0 |Z| > zα/2
H1 : µX − µY > ∆0 Z > zα/2
H1 : µX − µY < ∆0 Z < −zα/2

b) Kiểm định về hiệu của hai giá trị trung bình của hai mẫu có phân phối chuẩn với phương
2
sai σX , σY2 chưa biết.

2 (nX − 1)s2X + (nY − 1)s2Y


• Trường hợp 1: σX = σY2 = σ 2 , đặt Sp2 = .
nX + nY − 2
X − Y − ∆0
Giả thiết H0 : µX − µY = ∆0 , tiêu chuẩn T = r
1 1
Sp +
nX nY
Đối thiết Miền bác bỏ
H1 : µX − µY 6= ∆0 |T | > tα/2,nX +nY −2
H1 : µX − µY > ∆0 T > tα/2,nX +nY −2
H1 : µX − µY < ∆0 T < −tα/2,nX +nY −2
2
• Trường hợp 2: σX 6= σY2 .
X − Y − ∆0
Giả thiết H0 : µX − µY = ∆0 , tiêu chuẩn T = r 2
sX s2
+ Y
nX nY
Đối thiết Miền bác bỏ
H1 : µX − µY 6= ∆0 |T | > tα/2,nX +nY −2
H1 : µX − µY > ∆0 T > tα/2,nX +nY −2
H1 : µX − µY < ∆0 T < −tα/2,nX +nY −2

c) Kiểm định Student về hiệu của hai giá trị trung bình cho mẫu ghép cặp: Xét (X1 , Y1 ), (X2 , Y2 ), . . . (Xn
2
là n cặp được quan sát từ X, Y có trung bình µX , µY và phương sai σX , σY2 . Đặt Dj =
Xj − Yj ∀j = 1, 2, . . . n; µD = µX − µY .
D − ∆0
Giả thiết H0 : µD = ∆0 , tiêu chuẩn T = √
SD / n
Đối thiết Miền bác bỏ
H1 : µD 6= ∆0 |T | > tα/2,n−1
H1 : µD > ∆0 T > tα,n−1
H1 : µD < ∆0 T < −tα,n−1

2 s2X
d) Kiểm định giả thiết về so sánh hai phương sai: Giả thiết H0 : σX = σY2 , tiêu chuẩn F =
s2Y
Đối thiết Miền bác bỏ
2 2
H1 : σX = σY F > fα/2,nX −1,nY −1 hoặc F < f1−α/2,nX −1,nY −1
2 2
H1 : σX > σY F > fα,nX −1,nY −1
2
H1 : σX < σY2 F < f1−α,nX −1,nY −1
Trong đó Fα/2,nX −1,nY −1 là phân vị của phân phối Fisher nX − 1 bậc tự do ở tử và nY − 1
bậc tự do ở mẫu.

e) Kiểm định giả thiết về so sánh giữa các tỉ lệ: Giả thiết H0 : pX = pY , tiêu chuẩn Z =
p̂X − p̂Y mX + mY
r với p̂ =
nX + nY nX + nY
p̂(1 − p̂)
nX nY

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 24


Bài tập Lý thuyết thống kê

Đối thiết Miền bác bỏ


H1 : pX 6= pY |Z| > zα/2
H1 : pX > pY Z > zα/2
H1 : pX < pY Z < −zα/2
f) Kiểm định χ2
• Tiêu chuẩn kiểm định tính phù hợp: Giả thiết H0 : pi = p0i ∀i vs Đối thiết H1 :
k
X (Ni − np0i )2
∃i sao cho pi 6= p0 , Tiêu chuẩn: H0 bị bác bỏ khi và chỉ khi χ2 = 0
>
i=1
np i
χ2α,k−1 .
• Tiêu chuẩn kiểm định tính độc lập: Giả sử mẫu được cho dưới dạng:
X
X\Y 1 2 ... n
X
1 N11 N12 ... N1n N1. = N1j
X
2 N21 N22 ... N2n N2. = N2j
... ... ... ... ... . .X
.
m Nm1 Nm2 ... Nmn Nm. = Nmj
X X X X X
N.1 = Ni1 N.2 = Ni2 ... Nin = Nin N= Nij
Giả thiết H0 : X, Y độc lập vs Đối thiết H1 : X, Y không độc lập, Tiêu chuẩn:
 2
Ni. × N.j
X Nij − N
2
χ =
Ni. × N.j
i,j
N
Bác bỏ H0 nếu và chỉ nếu χ2 > χ2α,(n−1)(m−1)
g) Tiêu chuẩn kiểm định tính thuần nhất: Giả sử mẫu được cho dưới dạng:
X
Loại 1 Loại 2 ... Loại n
X
Nhóm 1 N11 N12 ... N1n N1. = N1j
X
Nhóm 2 N21 N22 ... N2n N2. = N2j
... ... ... ... ... . .X
.
Nhóm m Nm1 Nm2 ... Nmn Nm. = Nmj
X X X X X
N.1 = Ni1 N.2 = Ni2 ... Nin = Nin N= Nij

Giả thiết H0 : Tổng thể là thuần nhất vs Đối thiết H1 : Tổng thết là không thuần nhất,
Tiêu chuẩn:  2
Ni. × N.j
X Nij − N
2
χ =
Ni. × N.j
i,j
N
Bác bỏ H0 nếu và chỉ nếu χ2 > χ2α,(n−1)(m−1)

25 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

4.2 BÀI TẬP LÝ THUYẾT


4.2.1 Mức ý nghĩa và hàm lực lượng
Bài 4.1. Giả sử X có hàm mật độ dạng f (x; θ) = θxθ−1 I{0<x<1} với θ ∈ {1; 2}. Để kiểm định giả
thiết H0 : θ = 1 và đối thiết H1 : θ = 2,
 người ta dùng một  mẫu ngẫu nhiên X1 , X2 có kích thước
3
n = 2 và xác định miền bác bỏ là C = (x1 , x2 ) : x1 x2 ≥ . Tìm hàm lực lượng của kiểm định.
4
 
1 1 1
Bài 4.2. Giả sử X có phân phối nhị thức với n = 10 và p ∈ ; . Giả thiết H0 : p = bị bác
4 2 2
1
bỏ và đối thiết H1 : p = được chấp nhận nếu giá trị của X1 , mẫu ngẫu nhiên có kích thước 1, nhỏ
4
hơn hoặc bằng 3. Tìm mức ý nghĩa và hàm lực lượng của kiểm định.
Bài 4.3. Tuổi thọ của một bóng đèn là X có phân phối chuẩn với trung bình θ và độ lệch chuẩn
5000. Các thí nghiệm trước đây chỉ ra rằng θ = 30000. Nhà sản xuất khẳng đinh rằng bóng đèn
được sản xuất theo qui trình mới có trung bình θ > 30000. Nó có thể là θ = 35000. Kiểm tra kết
luận này với giả thiết H0 : θ = 30000 với đối thiết H1 : θ > 30000. Ta sẽ quan sát n giá trị của X là
X1 , X2 , . . . , Xn và ta sẽ bác bỏ H0 nếu và chỉ nếu x ≥ c. Xác định n và c sao cho hàm lực lượng γ(θ)
của kiểm định có giá trị γ(30000) = 0, 01 và γ(35000) = 0, 98.
1
Bài 4.4. Giả sử rằng X có phân phối Poisson với trung bình λ. Xét giả thiết H0 : λ = và đối
2
1
thiết H1 : λ < . Gọi X1 , . . . , X12 là một mẫu từ phân phối này. Ta sẽ bác bỏ H0 nếu và chỉ nếu
2  
1
Y = X1 + X2 + . . . + X12 ≤ 12. Tìm γ(λ) với λ ∈ 0; và mức ý nghĩa của kiểm định.
2
Bài 4.5. Cho Y1 < Y2 < Y3 < Y4 là một thống kê thứ tự của mẫu từ phân phối có hàm mật độ
1
f (x; θ) = .I{0<x<θ} với θ > 0. Giả thiết H0 : θ = 1 bị bác bỏ và đối thiết H1 : θ > 1 được chấp nhận
θ
khi và chỉ khi Y4 ≥ c.
1. Tìm hằng số c sao cho mức ý nghĩa α = 0, 05.

2. Xác định hàm lực lượng của kiểm định.

4.2.2 Phân phối giả thiết


Bài 4.6. Cho X1 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên từ phân phối N (a0 , σ 2 ) với a0 đã biết. Chứng minh
rằng kiểm định theo tỉ lệ hợp lý của H0 : σ 2 = σ02 với H1 : σ 2 6= σ02 có thể biểu diễn qua qua thống kê
n
X (Xi − a0 )2
W = 2
. Xác định phân phối của giả thiết của W và tiêu chuẩn bác bỏ của kiểm định
i=1
σ0
mức α.
Bài 4.7. Cho X1 , X2 , . . . , Xn là mẫu từ phân phối Poisson với trung bình λ > 0.
1. Chứng minh rằng kiểm định tỉ lệ hợp lý của H0 : λ = λ0 với H1 : λ 6= λ0 biểu diễn được theo
thống kê Y = X1 + . . . + Xn . Xác định phân phối giả thiết của Y .

2. Với λ0 = 2 và n = 5. Tìm mức ý nghĩa của kiểm định biết H0 bị bác bỏ khi và chỉ khi Y ≤ 4
hoặc Y ≥ 17.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 26


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 4.8. Cho X1 , . . . , Xn là mẫu từ phân phối Bernoulli B(1; θ) với 0 < θ < 1.

1. Chứng minh rằng kiểm định tỉ lệ hợp lý của H0 : θ = θ0 với H1 : θ 6= θ0 xác định theo thống
kê Y = X1 + X2 + . . . + Xn . Xác định phân phối giả thiết của Y .
1
2. Với n = 100 và θ0 = , tìm c1 sao cho giả thiết H0 bị bác bỏ khi Y ≤ c1 hoặc Y ≥ c2 = 100 − c1
2
với mức ý nghĩa 0, 05.

Bài 4.9. Cho X1 , X2 , . . . , Xn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Γ(α = 3, β = θ) với 0 < θ < ∞.

1. Chứng minh rằng kiểm định tỉ lệ hợp lý của H0 : θ = θ0 với H1 : θ 6= θ0 biểu diễn theo thống
2Y
kê Y = X1 + X2 + . . . + Xn . Xác định phân phối giả thiết của .
θ0
2. Với θ0 = 3 và n = 5, tìm c1 và c2 sao cho kiểm định sẽ bác bỏ H0 khi Y ≤ c1 hoặc Y ≥ c2 với
mức ý nghĩa 0, 05.

4.2.3 Miền bác bỏ tốt nhất


Bài 4.10. Cho X1 , X2 là một mẫu ngẫu nhiên từ biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ f (x, θ) =
e−x/θ
I{0<x<θ} . Xét giả thiết H0 : θ = θ0 = 2 và đối thiết H1 : θ = θ” = 4. Chứng minh rằng kiểm
θ
định tốt nhất của H0 loại trừ H1 xác định bởi thống kê X1 + X2 .

Bài 4.11. Cho X1 , X2 , . . . , Xn là một mẫu có kích thước n = 10 từ phân phối chuẩn N (0; σ 2 ). Tìm
miền bác bỏ tốt nhất mức α = 0, 05 cho giả thiết H0 : σ 2 = 1, đối thiết H1 : σ 2 = 2. Đây có phải
là miền bác bỏ tốt nhất mức 0, 05 của giả thiết H0 : σ 2 = 1 với đối thiết H1 : σ 2 = 4? với đối thiết
H1 : σ = σ12 > 1.

Bài 4.12. Nếu X1 , . . . , Xn là một mẫu ngẫu nhiên từ phân phối có hàm mật độ f (x; θ) = θxθ−1 .1(0;1) .
Chứng minh rằng miền bác bỏ tốt nhất cho kiểm định H0 : θ = 1 với H1 : θ = 2 là C = {(x1 , . . . , xn ) :
c ≤ x1 x2 . . . xn }.

Bài 4.13. Cho X1 , . . . , Xn là mẫu ngẫu nhiên từ phân phối chuẩn N (θ; 100). Chứng minh rằng
C = {(x1 , . . . , xn ) : x ≥ c} là miền bác bỏ tốt nhất cho kiểm định H0 : θ = 75 với H1 : θ = 78. Tìm
n và c sao cho  
PH0 [(X1 , . . . , Xn ) ∈ C] = PH0 X n ≥ c = 0, 05.
và  
PH0 [(X1 , . . . , Xn ) ∈ C] = PH0 X n ≥ c = 0, 90.

Bài 4.14. Cho X1 , . . . , Xn là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập, cùng phân phối f (x;X p) = px (1 −
p)1−x , x = 0, 1 và là 0 với các trường hợp khác. Chứng minh rằng C = {(x1 , . . . , xn ) : xi ≤ c} là
1 1
miền bác bỏ tốt nhất cho kiểm định H0 : p = với H1 : p = . Sử dụng định lý giới hạn trung tâm
hX i 2 hX 3 i
để tìm n và c sao cho PH0 Xi ≤ c = 0, 10 và PH1 Xi ≤ c = 0, 80.

Bài 4.15. Cho X1 , . . . , X10 là một mẫu ngẫu nhiên từ phân phối Poisson với trung bình λ. Chứng
10
X
minh rằng miền bác bỏ C xác định bởi xi ≥ 3 là miền bác bỏ tốt nhất cho kiểm định H0 : λ = 0, 1
i=1
với H1 : λ = 0, 5. Xác định với tiêu chuẩn này, mức ý nghĩa α và hàm lực lượng tại θ = 0, 5.

27 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bài 4.16. Cho X phân phối xác suất f (x; θ) = θx (1 − θ)1−x , x = 0, 1 và là 0 với trường hợp khác.
10
1 1 X
Kiểm định H0 : θ = với đối thiết H1 : θ < bằng miền bác bỏ xi ≤ 1. Tìm hàm lực lượng
4 4 i=1
1
γ(θ), 0 < θ ≤ của kiểm định này.
4

4.2.4 Bài tập bổ sung


Tỉ lệ hợp lý

Bài 4.17 ([1]-tr.402). Một mẫu ngẫu nhiên (X1 , X2 , . . . , Xn ) từ hàm mật độ Pareto

θν θ
f (x, θ, ν) = I[ν;θ) , θ > 0, ν > 0.
xθ+1
Chứng minh rằng tỉ lệ hợp lý của giả thiết H0 : θ = 1 với đối thiết H1 : θ 6= 1 có miền bác bỏ có
dạng {x : T (x) ≤ c1 hoặc T (x) ≥ c2 }, trong đó 0 < c1 < c2 và
 n 
Q
 i=1 Xi 
 (mini Xi )n  .
T = log  

Tiêu chuẩn mạnh nhất, mạnh đều nhất

Bài 4.18 ([4]-tr.298). Cho X1 , . . . , Xn là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân phối nhị thức
âm N B(ψ, ν) với ν đã biết

1. Xác định tiêu chuẩn mạnh đều nhất mức α của H0 : ψ ≤ ψ0 vs H1 : ψ > ψ1 , trong đó
0 < ψ0 < ψ1 < 1.

2. Tìm hàm công suất của kiểm định.

3. Kích thước mẫu n là bao nhiêu để khi ψ0 = 0, 05 và α = 0, 10 thì công suất tại ψ = 0, 15 là
1 − β = 0, 80?

Tỉ số hợp lý đơn điệu

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 28


Bài tập Lý thuyết thống kê

4.3 BÀI TẬP TÍNH TOÁN


4.3.1 Bài toán kiểm định giả thiết cho giá trị trung bình một mẫu
Bài 4.19. Đo lượng cholesterolemie (X mg%) trên một số người bình thường ta được bảng kết quả
sau:
X 125-149 150-174 175-199 200-224 225-249 250-274 275-299 300-324
n 2 5 5 7 10 10 8 3

Cho hằng số sinh học trung bình về cholesterolemie là 225 mg%. Hỏi với mức ý nghĩa 5%, kết quả
thực nghiệm trên có khác hằng số sinh học về cholesterolemie không?
Bài 4.20. Trong thập niên 80, trọng lượng trung bình của thanh niên là 48kg. Hiện nay, để xác định
lại trọng lượng đó, người ta chọn ngẫu nhiên 100 thanh niên và đo được trọng lượng trung bình là
50kg với độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 10kg. Với mức ý nghĩa 1%, có thể cho rằng trọng lượng thanh
niên hiện nay phải chăng đã thay đổi?
Bài 4.21. Khảo sát trọng lượng X của trẻ em 6 tuổi ở một khu vực được kết quả:
X (kg) 14-16 16-18 18-20 20-22 22-24 24-26 26-28
Số trẻ (ni ) 25 60 120 105 42 30 18

a) Ở mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng trọng lượng trung bình của trẻ em 6 tuổi ở khu vực
này đạt trên 20,5 (kg) không?
b) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng xem có tối đa bao nhiêu trẻ em 6 tuối với trọng lượng không
quá 20 (kg) khi ta tiến hành khảo sát 3000 trẻ em ở khu vực trên?
Bài 4.22. Đối với người Việt Nam, lượng huyết sắc tố trung bình là 138,3 g/l. Khám cho 80 công
nhân ở nhà máy có tiếp xúc với hóa chất, thấy huyết sắc tố trung bình là 120g/l và độ lệch tiêu
chuẩn là 15g/l. Từ kết quả trên, có thể kết luận lượng huyết sắc tố trung bình của công nhân nhà
máy hóa chất này thấp hơn mức chung hay không? Cho mức ý nghĩa là α = 0, 05.
Bài 4.23. Theo dõi năng suất của giống ngô mới LVN9860 ta có bảng số liệu:
Năng suất (tạ/ha) 48-50 50-52 52-54 54-56 56-58 58-60 60-62
Số thửa ruộng 7 10 18 22 35 17 11

a) Cho trồng giống Ngô mới LVN9860 trên 250 thửa ruộng khác nhau có cùng diện tích. Từ số
liệu trên, với độ tin cậy 95%, có thể dự báo ít nhất bao nhiêu thửa ruộng sẽ cho năng suất đạt
trên 56 tạ/ha?
b) Có thông tin cho rằng năng suất trung bình của giống Ngô mới LVN9860 đạt 55 tạ/ha. Với
mức ý nghĩa α = 0, 05, ta có thể chấp nhận thông tin đã nêu ra như trên không?

Bài 4.24. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lượng sữa trung bình của một con bò là 14kg/ngày.
Nghi ngờ điều kiện chăn nuôi kém đi làm cho lượng sữa giảm xuống, người ta điều tra ngẫu nhiên 25
con và tính được lượng sữa trung bình của 1 con trong 1 ngày là 12,5kg và độ lệch chuẩn là 2,5kg.
Với mức ý nghĩa α = 0, 05, hãy kết luận điều nghi ngờ nói trên. Giả thiết lượng sữa bò là một biến
ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Bài 4.25. Trọng lượng trung bình khi xuất chuồng ở một trại chăn nuôi gà trước là 3,3kg/con. Năm
nay người ta sử dụng một loại thức ăn mới, cân thử 15 con khi xuất chuồng ta được bảng số liệu
sau:

29 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

3,25 2,50 4,00 3,75 3,80 3,90 4,02 3,60 3,80 3,82 3,40 3,75 4,00 3,50

Giả thiết trọng lượng gà là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.

a) Với mức ý nghĩa α = 0, 05, hãy cho kết luận về tác dụng của loại thức ăn này?

b) Nếu trại chăn nuôi báo cáo trọng lượng trung bình khi xuất chuồng là 3,5kg/con thì có chấp
nhận được không? Giả sử mức ý nghĩa là α = 0, 05.

Bài 4.26. Quan sát số hoa hồng bán ra trong một ngày của một cửa hàng hoa sau một thời gian,
người ta ghi được số liệu sau:

Số hoa hồng 12 13 15 16 17 18 19
Số ngày 3 2 7 7 3 2 1

Giả thiết rằng số hoa bán ra trong ngày có phân phối chuẩn.

a) Giả sử những ngày bán được từ 13 đến 17 đóa hồng là những ngày "bình thường". Hãy ước
lượng tỉ lệ của những ngày bình thường của cửa hàng với độ tin cậy 90%.

b) Sau khi tính toán, ông chủ của hàng nói rằng nếu trung bình một ngày không bán được 15
đóa hồng thì phải đóng cửa hàng. Dựa vào số liệu trên, hãy kết luận giúp ông chủ cửa hàng
xem có nên tiếp tục bán hay không ở mức ý nghĩa α = 0, 05.

4.3.2 Bài toán kiểm định giả thiết cho giá trị trung bình hai mẫu
Bài 4.27. Hai loại thuốc A và B làm tim đập chậm được thử nghiệm trên 16 con mèo. Mỗi loại
thuốc được thử trên 8 con. Kết quả về hiệu số nhịp đập của tim sau và trước khi dùng thuốc thu
được:
Thuốc A -22 -14 -36 -28 -8 -22 -8 2
Thuốc B -14 -12 -22 -30 10 0 -8 24
Tác dụng của hai thuốc trên có khác nhau không?

Bài 4.28. Để đánh giá tác dụng của hai loại thuốc ngủ A,B. Người ta cho mỗi bệnh nhân dùng lần
lượt từng loại thuốc trên. Kết quả (số giờ nhủ thêm) thu được ở 8 bệnh nhân như sau:
Số thứ tự bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7 8
Thuốc A (số giờ) 1,9 0,8 1,1 0,1 -0,1 4,4 5,5 1,6
Thuốc B (số giờ) 0,7 -1,6 -0,2 -1,2 -0,1 3,4 3,7 0,8
Có thể nói tác dụng của hai loại thuốc ngủ A,B là như nhau không?

Bài 4.29. Thử tác dụng hạ huyết áp của thuốc T trên 9 bệnh nhân bằng cách đo huyết áp trước và
sau đợt dùng thuốc thu được kết quả (tính theo mmHg):

Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Trước khi dùng thuốc 132 160 145 132 140 151 136 134 132
Sau khi dùng thuốc 136 130 128 132 130 125 136 120 128

Thuốc T có thực sự làm hạ huyết áp không?

Bài 4.30. Đo dung tích hô hấp cực đại cho 7 bệnh nhân trước và sau điều trị bởi thuốc X, thu được
kết quả (tính theo l/phút) sau:

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 30


Bài tập Lý thuyết thống kê

Thứ tự bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7


Trước điều trị 102 89 32 82 36 56 79
Sau điều trị 132 116 50 82 61 64 92

a) Với độ tin cậy 0,95; xác định khoảng tin cậy của dung tích hô hấp cực đại trung bình của
nhóm bệnh nhân sau điều trị.

b) Có thể khẳng định: Thuốc X có tác dụng điều trị không?

Bài 4.31. Để đánh giá tác dụng của một chế độ ăn bồi dưỡng mà dấu hiệu quan sát là số hồng cầu,
người ta đếm số hồng cầu của 20 người trước và sau khi ăn bồi dưỡng và thu được bảng dữ liệu như
sau:
xi 32 40 38 42 41 35 36 47 50 30
yi 40 45 42 50 52 43 48 45 55 34
xi 38 45 43 36 50 38 42 41 45 44
yi 32 54 58 30 60 35 50 48 40 50

Với mức ý nghĩa α = 0, 05, có thể kết luận gì về tác dụng của chế độ bồi dưỡng này?
Bài 4.32. Giả sử ta muốn xác định xem hiệu quả của chế độ ăn kiêng đối với việc giảm cân như thế
nào, 20 người quá béo đã thực hiện chế độ ăn kiêng. Trọng lượng của từng người trước khi ăn kiêng
(X kg) và sau khi ăn kiêng (Y kg) được đo như sau:
X 80 78 85 70 90 78 92 88 75 75
Y 75 77 80 70 84 74 85 82 80 65
X 63 72 89 76 77 71 83 78 82 90
Y 62 71 83 72 82 71 79 76 83 81

Với mức ý nghĩa α = 0, 05, hãy kiểm tra xem chế độ ăn kiêng có tác dụng làm thay đổi trọng lượng
hay không?

4.3.3 Bài toán kiểm định giả thiết cho tỉ lệ một mẫu
Bài 4.33. Khám lao cho 100.000 người thấy 89 người bị lao. Xác suất bị lao là 0,001 có đúng không?
Kiểm định 1 phía với α = 0, 05.
Bài 4.34. Kiểm tra chẩn đoán cho 500 người thấy 440 người được chẩn đoán đúng. Xác suất chẩn
đoán đúng là 0,9 có đúng không? Kiểm định một phía với α = 0, 05.
Bài 4.35. Đo huyết sắc tố cho 50 công nhân nông trường thấy có 60% ở mức dưới 110g/l. Số liệu
chung của khu vực này là 30% ở mức dưới 110g/l. Với mức ý nghĩa α = 0, 05, có thể kết luận công
nhân nông trường có tỉ lệ huyết sắc tố dưới 110g/l cao hơn mức chung hay không?
Bài 4.36. Đầu năm bệnh viện A đưa ra một số cải tiến về phương pháp điều trị. Cuối năm tổng
kết thấy số tử vong là 45 người. Trong khi đó, những năm trước số tử vong trung bình là 65 người.
Hỏi với mức ý nghĩa α = 0, 05 cải tiến về phương pháp điều trị có đem lại kết quả không? Biết mỗi
năm bệnh viện A điều trị khoảng 2000 ca.
Bài 4.37. Có khoảng 12% người bị huyết khối khi thay van tim trong vòng 4 năm. Người ta muốn
xem Aspirin có ảnh hưởng tới bị huyết khối khi thay van tim không? Chọn ngẫu nhiên 188 bệnh
nhân sau khi thay van tim, cho dùng 100mg Aspirin/ngày suối 4 năm liên tục, theo dõi có 21 trường
hợp bị huyết khối. Có thể kết luận gì với độ tin cậy 99%?

31 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

4.3.4 Bài toán kiểm định giả thiết cho tỉ lệ hai mẫu
Bài 4.38. Người ta điều tra 250 người ở xã A thấy có 40 nữ và điều tra 160 người ở xã B thấy có
80 nữ. Hãy so sánh tỉ lệ nữ ở hai xã với mức ý nghĩa 5%.

Bài 4.39. Để đánh giá tác dụng điều trị một loại bệnh bằng hai thuốc A,B, người ta cho 220 bệnh
nhân dùng thuốc A và 140 bệnh nhân dùng thuốc B. Kết quả điều trị cho bởi:

Kết quả điều trị Thuốc A Thuốc B


Khỏi bệnh 130 72
Bệnh đã đỡ 60 58
Không khỏi bệnh 30 10

Có thể khẳng định thuốc A có dụng điều trị tốt hơn thuốc B không?

Bài 4.40. Trong 90 người dùng DDT để ngừa bệnh ngoài da thì có 10 người nhiễm bệnh; trong 100
người không dùng DDT thì có 26 người mắc bệnh. Hỏi rằng với mức ý nghĩa α = 0, 05 DDT có tác
dụng ngừa bệnh ngoài da không?

Bài 4.41. Một báo cáo cho biết ở tỉnh A có 11% trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, 13% trẻ bị suy
dinh dưỡng và 56% trẻ em thuộc diện không suy dinh dưỡng. Trong khi đó, điều tra trẻ em ở tỉnh B
thấy có 300 trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, 1500 trẻ bị suy dinh dưỡng và 2200 trẻ không bị suy dinh
dưỡng.

a) Với độ tin cậy 95%, ước lượng tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng nói chung ở tỉnh B.

b) Ở mức ý nghĩa 5% có thể khẳng định tình hình dinh dưỡng của trẻ em ở tỉnh A và B là như
nhau được không?

Bài 4.42. Áp dụng hai phương pháp gieo hạt ta thấy: theo phương pháp A gieo 180 hạt thì có 150
hạt nảy mầm; theo phương pháp B gieo 250 hạt thì có 160 hạt nảy mầm. Hãy so sánh hiệu quả của
hai phương pháp này với mức ý nghĩa α = 5%.

Bài 4.43. Theo dõi trọng lượng của một số trẻ sơ sinh tại một số nhà hộ sinh thành phố và nông
thôn, người ta thấy rằng trong số 150 trẻ sơ sinh ở thành phố có 100 cháu nặng hơn 3kg và trong số
200 trẻ sơ sinh ở nông thôn có 98 cháu nặng hơn 3kg. Từ kết quả đó, hãy so sánh tỉ lệ trẻ sơ sinh có
trọng lượng trên 3kg ở thành phố và nông thôn với mức ý nghĩa 5%.

4.3.5 Bài toán kiểm định khi bình phương


Bài 4.44. Theo dõi cân nặng và số lần sinh của một số trẻ ta thu được số liệu sau:
Sinh lần 1 2 3 4 5 6 7
Số trẻ thấp cân 275 136 30 12 10 6 5
Tổng số trẻ 1476 729 183 81 33 18 16
Bằng kiểm định χ2 , hãy chứng tỏ rằng tỉ lệ thấp cân phụ thuộc vào số lần sinh.

Bài 4.45. Điều tra 100 sinh viên tốt nghiệp năm 2011 trường Đại học A thấy có 56% đã xin được
việc đi làm, 34% chưa xin được việc và 10% đi học tiếp cao học. Để so sánh, điều tra 600 sinh viên
tốt nghiệp năm 2011 trường Đại học B thấy có 360 người đã xin được việc đi làm, 190 người chưa
xin được việc và 50 người đi học tiếp Cao học.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 32


Bài tập Lý thuyết thống kê

a) Giả sử năm 2011 có 3500 sinh viên tốt nghiệp trường Đại học A. Với độ tin cậy 95%, hãy xác
định có nhiều nhất là bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp Đại học A đã xin được việc làm.

b) Với mức ý nghĩa α = 0, 05, có thể cho rằng tỉnh trạng của sinh viên sau tốt nghiệp phụ thuộc
vào trường Đại học mà họ theo học không?

Bài 4.46. Để so sánh tác dụng của 2 loại vắc xin A và B, người ta tiến hành tiêm chủng cho 400
trẻ được chia làm 2 nhóm. Theo dõi 210 trẻ tiêm vắc xin A thấy 180 trẻ không có phản ứng, 18 trẻ
có phản ứng nhẹ và 12 trẻ có phản ứng trung bình. Với 190 trẻ tiêm vắc xin B thấy 146 trẻ không
có phản ứng, 35 trẻ có phản ứng nhẹ và 9 trẻ có phản ứng trung bình. Với mức ý nghĩa 5% có thể
khẳng định mức độ phản ứng của trẻ phụ thuộc vào loại vắc xin đã tiêm không?

Bài 4.47. Kí hiệu X là số mặt ngửa khi gieo hai đồng xu giống nhau một cách ngẫu nhiên. Với giả
thiết là hai đồng xu cân đối, đồng chất và kết quả gieo hai đồng là độc lập thì X có phân phối nhị
thức B(2, 1/2). Gieo đồng xu 100 lần thì thấy số lần xuất hiện 0, 1 và 2 mặt ngửa lần lượt là 20, 50
và 30. Hãy kiểm định xem kết quả thu được có phù hợp với giả thiết đưa ra không ở mức ý nghĩa
α = 5%.

33 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


CHƯƠNG 5
TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY

5.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT

34
Bài tập Lý thuyết thống kê

5.2 BÀI TẬP


Bài 5.1. Hãy viết phương trình đường thẳng hồi quy của Y đối với X dựa vào bảng số liệu sau:

X
60 70 80 90
Y
60 5 3
80 3 2 2
100 6 2 0
120 4 3

Bài 5.2. Cho bảng số liệu sau:

X
1,25 1,5 1,75 2 2,25
Y
8 1 2 3
13 1 4 3
18 4 7 1
23 2 7 5
28 6 4

Hãy viết phương trình đường thẳng hồi quy của Y đối với X.

Bài 5.3. Theo dõi trọng lượng Y (kg) và tháng tuổi của một loại con giống thu được kết bảng số
liệu sau:

X
5 6 7 9 ni
Y
1 8 2 10
2 1 6 4 4 15
3 8 7 15
4 5 5 10

Hãy viết phương trình đường thẳng hồi quy của Y đối với X

Bài 5.4. Hãy viết hàm hồi quy dạng tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc giữa mức suy giảm hàm
lượng đường Y (%) và thời gian chờ chế biến X (ngày) của một loại quả trên cơ sở bảng số liệu sau:

X
30 35 40 45 50
Y
2 1
4 1 3 1
6 1 2 2
8 2 3 1
10 1 2

Bài 5.5. Kết quả của việc theo dõi mối quan hệ giữa chiều cao X (cm) và trọng lượng Y (kg) của
học sinh, ta có bảng số liệu sau:

35 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Bài tập Lý thuyết thống kê

Y
24 27 30 33 36
X
120 1 3
125 2 6 1
130 1 5 5
135 1 6 7 2
140 1 4 2
145 1 1
150 1

Hãy viết phương trình đường thẳng hồi quy của Y đối với X.

Bài 5.6. Bảng dưới đây cung cấp số liệu về tuổi và số giờ ngủ vào ban đêm của 5 người.
Tuổi (X) 35 40 45 50 55
Số giờ ngủ (Y) 7 7 6 5.5 5

Viết phương trình hồi quy tuyến tính đơn giữa Y và X. Dựa và dữ liệu trên hãy ước lượng thời gian
ngủ của một người 52 tuổi với độ tin cậy 95%.

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 36


BẢNG PHỤ LỤC

z 2
e−x /2
Z
Bảng phân phối chuẩn Φ(z) = √ dx
−∞ 2π
z 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09
0 0.5 0.50399 0.50798 0.51197 0.51595 0.51994 0.52392 0.5279 0.53188 0.53586
0.1 0.5398 0.5438 0.54776 0.55172 0.55567 0.55966 0.5636 0.56749 0.57142 0.57535
0.2 0.5793 0.58317 0.58706 0.59095 0.59483 0.59871 0.60257 0.60642 0.61026 0.61409
0.3 0.61791 0.62172 0.62552 0.6293 0.63307 0.63683 0.64058 0.64431 0.64803 0.65173
0.4 0.65542 0.6591 0.66276 0.6664 0.67003 0.67364 0.67724 0.68082 0.68439 0.68793
0.5 0.69146 0.69497 0.69847 0.70194 0.7054 0.70884 0.71226 0.71566 0.71904 0.7224
0.6 0.72575 0.72907 0.73237 0.73565 0.73891 0.74215 0.74537 0.74857 0.75175 0.7549
0.7 0.75804 0.76115 0.76424 0.7673 0.77035 0.77337 0.77637 0.77935 0.7823 0.78524
0.8 0.78814 0.79103 0.79389 0.79673 0.79955 0.80234 0.80511 0.80785 0.81057 0.81327
0.9 0.81594 0.81859 0.82121 0.82381 0.82639 0.82894 0.83147 0.83398 0.83646 0.83891
1 0.84134 0.84375 0.84614 0.84849 0.85083 0.85314 0.85543 0.85769 0.85993 0.86214
1.1 0.86433 0.8665 0.86864 0.87076 0.87286 0.87493 0.87698 0.879 0.881 0.88298
1.2 0.88493 0.88686 0.88877 0.89065 0.89251 0.89435 0.89617 0.89796 0.89973 0.90147
1.3 0.9032 0.9049 0.90658 0.90824 0.90988 0.91149 0.91308 0.91466 0.91621 0.91774
1.4 0.91924 0.92073 0.9222 0.92364 0.92507 0.92647 0.92785 0.92922 0.93056 0.93189
1.5 0.93319 0.93448 0.93574 0.93699 0.93822 0.93943 0.94062 0.94179 0.94295 0.94408
1.6 0.9452 0.9463 0.94738 0.94845 0.9495 0.95053 0.95154 0.95254 0.95352 0.95449
1.7 0.95543 0.95637 0.95728 0.95818 0.95907 0.95994 0.9608 0.96164 0.96246 0.96327
1.8 0.96407 0.96485 0.96562 0.96638 0.96712 0.96784 0.96856 0.96926 0.96995 0.97062
1.9 0.97128 0.97193 0.97257 0.9732 0.97381 0.97441 0.975 0.97558 0.97615 0.9767
2 0.97725 0.97778 0.97831 0.97882 0.97932 0.97982 0.9803 0.98077 0.98124 0.98169
2.1 0.98214 0.98257 0.983 0.98341 0.98382 0.98422 0.98461 0.985 0.98537 0.98574
2.2 0.9861 0.98645 0.98679 0.98713 0.98745 0.98778 0.98809 0.9884 0.9887 0.98899
2.3 0.98928 0.98956 0.98983 0.9901 0.99036 0.99061 0.99086 0.99111 0.99134 0.99158
2.4 0.9918 0.99202 0.99224 0.99245 0.99266 0.99286 0.99305 0.99324 0.99343 0.99361
2.5 0.99379 0.99396 0.99413 0.9943 0.99446 0.99461 0.99477 0.99492 0.99506 0.9952
2.6 0.99534 0.99547 0.9956 0.99573 0.99585 0.99598 0.99609 0.99621 0.99632 0.99643
2.7 0.99653 0.99664 0.99674 0.99683 0.99693 0.99702 0.99711 0.9972 0.99728 0.99736
2.8 0.99744 0.99752 0.9976 0.99767 0.99774 0.99781 0.99788 0.99795 0.99801 0.99807
2.9 0.99813 0.99819 0.99825 0.99831 0.99836 0.99841 0.99846 0.99851 0.99856 0.99861
3 0.99865 0.99869 0.99874 0.99878 0.99882 0.99886 0.99889 0.99893 0.99896 0.999

37
Bài tập Lý thuyết thống kê

1
Bảng phân phối Student

1 side 75% 80% 85% 90% 95% 97.5% 99% 99.5% 99.75% 99.9% 99.95%
2 side 50% 60% 70% 80% 90% 95% 98% 99% 99.5% 99.8% 99.9%
1 1 1.376 1.963 3.078 6.314 12.71 31.82 63.66 127.3 318.3 636.6
2 0.816 1.08 1.386 1.886 2.92 4.303 6.965 9.925 14.09 22.33 31.6
3 0.765 0.978 1.25 1.638 2.353 3.182 4.541 5.841 7.453 10.21 12.92
4 0.741 0.941 1.19 1.533 2.132 2.776 3.747 4.604 5.598 7.173 8.61
5 0.727 0.92 1.156 1.476 2.015 2.571 3.365 4.032 4.773 5.893 6.869
6 0.718 0.906 1.134 1.44 1.943 2.447 3.143 3.707 4.317 5.208 5.959
7 0.711 0.896 1.119 1.415 1.895 2.365 2.998 3.499 4.029 4.785 5.408
8 0.706 0.889 1.108 1.397 1.86 2.306 2.896 3.355 3.833 4.501 5.041
9 0.703 0.883 1.1 1.383 1.833 2.262 2.821 3.25 3.69 4.297 4.781
10 0.7 0.879 1.093 1.372 1.812 2.228 2.764 3.169 3.581 4.144 4.587
11 0.697 0.876 1.088 1.363 1.796 2.201 2.718 3.106 3.497 4.025 4.437
12 0.695 0.873 1.083 1.356 1.782 2.179 2.681 3.055 3.428 3.93 4.318
13 0.694 0.87 1.079 1.35 1.771 2.16 2.65 3.012 3.372 3.852 4.221
14 0.692 0.868 1.076 1.345 1.761 2.145 2.624 2.977 3.326 3.787 4.14
15 0.691 0.866 1.074 1.341 1.753 2.131 2.602 2.947 3.286 3.733 4.073
16 0.69 0.865 1.071 1.337 1.746 2.12 2.583 2.921 3.252 3.686 4.015
17 0.689 0.863 1.069 1.333 1.74 2.11 2.567 2.898 3.222 3.646 3.965
18 0.688 0.862 1.067 1.33 1.734 2.101 2.552 2.878 3.197 3.61 3.922
19 0.688 0.861 1.066 1.328 1.729 2.093 2.539 2.861 3.174 3.579 3.883
20 0.687 0.86 1.064 1.325 1.725 2.086 2.528 2.845 3.153 3.552 3.85
21 0.686 0.859 1.063 1.323 1.721 2.08 2.518 2.831 3.135 3.527 3.819
22 0.686 0.858 1.061 1.321 1.717 2.074 2.508 2.819 3.119 3.505 3.792
23 0.685 0.858 1.06 1.319 1.714 2.069 2.5 2.807 3.104 3.485 3.767
24 0.685 0.857 1.059 1.318 1.711 2.064 2.492 2.797 3.091 3.467 3.745
25 0.684 0.856 1.058 1.316 1.708 2.06 2.485 2.787 3.078 3.45 3.725
26 0.684 0.856 1.058 1.315 1.706 2.056 2.479 2.779 3.067 3.435 3.707
27 0.684 0.855 1.057 1.314 1.703 2.052 2.473 2.771 3.057 3.421 3.69
28 0.683 0.855 1.056 1.313 1.701 2.048 2.467 2.763 3.047 3.408 3.674
29 0.683 0.854 1.055 1.311 1.699 2.045 2.462 2.756 3.038 3.396 3.659
30 0.683 0.854 1.055 1.31 1.697 2.042 2.457 2.75 3.03 3.385 3.646
40 0.681 0.851 1.05 1.303 1.684 2.021 2.423 2.704 2.971 3.307 3.551
50 0.679 0.849 1.047 1.299 1.676 2.009 2.403 2.678 2.937 3.261 3.496
60 0.679 0.848 1.045 1.296 1.671 2 2.39 2.66 2.915 3.232 3.46
80 0.678 0.846 1.043 1.292 1.664 1.99 2.374 2.639 2.887 3.195 3.416
100 0.677 0.845 1.042 1.29 1.66 1.984 2.364 2.626 2.871 3.174 3.39
120 0.677 0.845 1.041 1.289 1.658 1.98 2.358 2.617 2.86 3.16 3.373
∞ 0.674 0.842 1.036 1.282 1.645 1.96 2.326 2.576 2.807 3.09 3.291

1
P[T1 < 1.376] = 0.8 và P[|T1 | < 1.376] = 0.6

Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin 38


Bài tập Lý thuyết thống kê

Bảng phân phối khi bình phương P[χ2n > α]

DF: n 0.995 0.975 0.2 0.1 0.05 0.025 0.02 0.01 0.005 0.002 0.001
1 0.00004 0.001 1.642 2.706 3.841 5.024 5.412 6.635 7.879 9.55 10.828
2 0.01 0.0506 3.219 4.605 5.991 7.378 7.824 9.21 10.597 12.429 13.816
3 0.0717 0.216 4.642 6.251 7.815 9.348 9.837 11.345 12.838 14.796 16.266
4 0.207 0.484 5.989 7.779 9.488 11.143 11.668 13.277 14.86 16.924 18.467
5 0.412 0.831 7.289 9.236 11.07 12.833 13.388 15.086 16.75 18.907 20.515
6 0.676 1.237 8.558 10.645 12.592 14.449 15.033 16.812 18.548 20.791 22.458
7 0.989 1.69 9.803 12.017 14.067 16.013 16.622 18.475 20.278 22.601 24.322
8 1.344 2.18 11.03 13.362 15.507 17.535 18.168 20.09 21.955 24.352 26.124
9 1.735 2.7 12.242 14.684 16.919 19.023 19.679 21.666 23.589 26.056 27.877
10 2.156 3.247 13.442 15.987 18.307 20.483 21.161 23.209 25.188 27.722 29.588
11 2.603 3.816 14.631 17.275 19.675 21.92 22.618 24.725 26.757 29.354 31.264
12 3.074 4.404 15.812 18.549 21.026 23.337 24.054 26.217 28.3 30.957 32.909
13 3.565 5.009 16.985 19.812 22.362 24.736 25.472 27.688 29.819 32.535 34.528
14 4.075 5.629 18.151 21.064 23.685 26.119 26.873 29.141 31.319 34.091 36.123
15 4.601 6.262 19.311 22.307 24.996 27.488 28.259 30.578 32.801 35.628 37.697
16 5.142 6.908 20.465 23.542 26.296 28.845 29.633 32 34.267 37.146 39.252
17 5.697 7.564 21.615 24.769 27.587 30.191 30.995 33.409 35.718 38.648 40.79
18 6.265 8.231 22.76 25.989 28.869 31.526 32.346 34.805 37.156 40.136 42.312
19 6.844 8.907 23.9 27.204 30.144 32.852 33.687 36.191 38.582 41.61 43.82
20 7.434 9.591 25.038 28.412 31.41 34.17 35.02 37.566 39.997 43.072 45.315
21 8.034 10.283 26.171 29.615 32.671 35.479 36.343 38.932 41.401 44.522 46.797
22 8.643 10.982 27.301 30.813 33.924 36.781 37.659 40.289 42.796 45.962 48.268
23 9.26 11.689 28.429 32.007 35.172 38.076 38.968 41.638 44.181 47.391 49.728
24 9.886 12.401 29.553 33.196 36.415 39.364 40.27 42.98 45.559 48.812 51.179
25 10.52 13.12 30.675 34.382 37.652 40.646 41.566 44.314 46.928 50.223 52.62
26 11.16 13.844 31.795 35.563 38.885 41.923 42.856 45.642 48.29 51.627 54.052
27 11.808 14.573 32.912 36.741 40.113 43.195 44.14 46.963 49.645 53.023 55.476
28 12.461 15.308 34.027 37.916 41.337 44.461 45.419 48.278 50.993 54.411 56.892
29 13.121 16.047 35.139 39.087 42.557 45.722 46.693 49.588 52.336 55.792 58.301
30 13.787 16.791 36.25 40.256 43.773 46.979 47.962 50.892 53.672 57.167 59.703

39 Bộ môn Toán Ứng dụng - Khoa Toán tin


Tài liệu tham khảo

[1] George Casella, Roger L.Berger (2002), Statistical Inference, Duxbury

[2] Jun Shao, (2005) Mathematical Statistics: Exercises ans Solutions, Springer

[3] D. Wckerly, W. Mendenhall, R. L. Scheaffer, (2008) Mathematical Statistics with Applications,


Thomson

[4] Shelemyahu Zacks, (2014) Examples and Problems in Mathematical Statistics, Wiley

40

You might also like