You are on page 1of 8

I.

Khái quát chung

1.Vị trí và phạm vi lãnh thổ

- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp với Campuchia, phía Nam
giáp biển Đông, phía Tây giáp với đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

=> Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam
Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và
quốc tế.

2. Dân số

- dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam.
3. Dân tộc

- Dân tộc ở Đông Nam Bộ chủ yêu là người kinh.

- Người Hoa cũng tập trung ở khu vực này rất nhiều.

II. Tài nguyên của vùng Đông Nam Bộ

a.Khí Hậu

- Đông Nam Bộ là khu vực có đặc điểm khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt
độ cao và phân hoá sâu sắc theo mùa, với lượng mưa dồi dào trung bình
hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm.

- Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.

b. Địa Hình

- Địa hình thoải, khá bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.

- Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt
thoải.
- Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 –
700m.

c. Thủy Văn

- sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho
sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Rừng: tuy rừng không nhiều nhưng là nơi đảm bảo sự sống cho sinh thủy ở
các sông và là địa điểm du lịch thú vị.

=> cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ở các
dòng sông Đông Nam Bộ.

d. Sinh Vật

- Có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn ở khu vực Đông Nam Bộ này.
- Các sinh vật phong phú và đa dạng, phù hợp với khí hậu điều hòa mát m ẻ ở
khu vực này.

+ thực vật: khoảng 3000 loài gỗ quý như: Cẩm Lai, Dáng hương và cây họ
dầu...

+ Có nhiều loài thú, bò sát, động vật thân mềm,...

+ Nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp: Tế giác một sừng, Voi. Sóc
côn đảo,...

+ Có 2 vườn quốc gia, 6 khu bảo tồn thiên nhiên và đặc biệt có 2 khu sinh
quyển là Cần Giờ và Các Tiên được UNESCO công nhận.
(khu sinh quyển Cần Giờ)

(khu sinh quyển Cát Tiên)

2. Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn

- Núi Chứa chan ( nóc nhà ở Đồng Nai): Với độ cao 837m so với mặt nước
biển. Là ngọn núi cao thứ 2 ở Đông Nam Bộ có nhiều rừng rậm, vách đá
dựng đứng,...được các bạn trẻ đến khám phá mỗi khi nhàn rỗi.

- Núi Bà Đen: là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được
biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Là ngọn núi cao nhất ở
vùng Đông Nam Bộ với độ cao 986m so với mực nước biển.

+ Cách trung tâm 11km về phía Đông Bắc

+ Đây cũng là nơi rất thu hút du lịch đến đây tham quan hằng năm.

-Lễ Hội Chùa Bà (Bình Dương):

+ Theo phong tục người dân nơi đây thì lễ hội sẽ được tổ chức vào 3 ngày từ 13
đến 15/1 âm lịch hằng năm.
+ Dân gian Trung Quốc ca ngợi và thờ phụng bà bởi vì bà là một vị thánh hiển, một
tấm gương để giáo dục về lòng hiếu thuận, đức nhân hậu, sống có đạo nghĩa.
+ Nhiều người Hoa đã vượt sóng gió biển khơi về hướng Nam lập nghiệp, trên
đường đi họ đã cầu nguyện để bà giúp đỡ, phù hộ.

-Lễ Hội Dinh Cô (Bà Rịa-Vũng Tàu):


+ là một lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch

+ Đây là một lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) có đông
người tham dự.

+ Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều
tỉnh thành khác đến.

III. Cơ sở hạ tầng, Vật Chất – Kĩ Thuật


1. Hệ thống giao thông vận tải

-Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông
vận tải), kết nối giao thông vùng Đông Nam Bộ chủ yếu thông qua ba
phương thức vận tải chính, gồm: Đường bộ, đường sắt và đường thủy
nội địa.
-

You might also like