You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG DU LỊCH
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN

Bộ môn: Tài nguyên du lịch


Đề tài: TÌM HIỂU VỀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Tên nhóm: Khu mình giàu


Lớp: HOS 250 A
GVHD: Trần Thị Tú Nhi
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Vị trí:
Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt đó chính là vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là
cầu nối giữa vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu
Long. Phía Đông của Đông Nam Bộ giáp với Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ,
phía bắc giáp với Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp với đồng bằng
sông Cửu Long.

Đông Nam Bộ là vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2 ( chiếm 7,5% diện tích cả nước),
bao gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam bộ là một trong vùng miền thuộc miền Nam Việt Nam.
Đông Nam Bộ có đồng bằng sông đồng Nai và các chi lưu của nó là sông La Ngà, sông
Sài Gòn, sông Vàm Cỏ tạo nên một đồng bằng nhỏ, có thềm phù xa cổ( cùng đất xám) và
các cao nguyên đất đỏ bazan.

Khu vực Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, đặc biệt là du lịch. Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn
để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
biển…
2. Dân số:
Theo số liệu mới đây năm 2021 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng
Đông Nam Bộ là 18.719.266 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích
là 23.560,6 km², với mật độ dân số bình quân 795 người/km², chiếm 19,1% dân số cả
nước. Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút đông đảo lực lượng lao động có chuyên
môn cao từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư ,.. Sự phát triển kinh tế năng động tạo điều
hiện cho vùng có được tài nguyên chất xám lớn.
3. Dân tộc:
Ở đồng bằng Nam Bộ, chủ yếu do dân tộc Kinh, Khmer và Chăm sinh sống. Ngoài ra
còn có các dân tộc bản địa và nhập cư như : Chơro, Mạ, Stiêng, Tày, Nùng, Mường, Hoa,

II. TÀI NGUYÊN ĐÔNG NAM BỘ
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
a. Địa hình:
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200
đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao
thông vận tải,...
Địa hình thoải, khá bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa. Đông
Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải.
Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 –
700m.

b. Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ
có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền
nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm.
Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp
với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào
trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm.
Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.
Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó
khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
c. Đất đai:
Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử
dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất
nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm
đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như
cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực.
Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ
đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với
mức trung bình của đất nước.
d. Thuỷ văn:
Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai có giá trị về thủy
điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho sản xuất và
sinh hoạt của con người. Nguồn nước mặt đa dạng,
đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con
sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình
1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra
còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng
300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp
nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công
nghiệp. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét
phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư
trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ
lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng
11,7 nghìn ha. Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát
triển ngành du lịch trong vùng.
e. Sinh vật:
Có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn ở khu vực Đông Nam Bộ này. Các sinh vật phong
phú và đa dạng, phù hợp với khí hậu điều hòa mát mẻ ở khu vực này. Thực vật có khoảng
3000 loài gỗ quý như: Cẩm Lai, Dáng hương và cây họ dầu... Có nhiều loài thú, bò sát,
động vật thân mềm,... Nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp như tê giác một
sừng, voi. sóc côn đảo,... Tại vùng Đông Nam Bộ có 2 vườn quốc gia, 6 khu bảo tồn thiên
nhiên và đặc biệt có 2 khu sinh quyển là Cần Giờ và Các Tiên được UNESCO công nhận.

KHU SINH QUYỂN CẦN GIỜ KHU SINH QUYỂN CÁT TIÊN

f. Khoáng sản:
Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420
triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương.

Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố
ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn
phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa -
Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...
2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
a. Các danh làm thắng cảnh:
Núi Chứa chan ( nóc nhà ở Đồng Nai): Với độ cao
837m so với mặt nước biển. Là ngọn núi cao thứ 2 ở
Đông Nam Bộ có nhiều rừng rậm, vách đá dựng
đứng,...được các bạn trẻ đến khám phá mỗi khi nhàn rỗi.

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam


Bộ và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu. Côn Đảo hay còn có tên gọi khác là Côn Sơn.
Đến với Côn Đảo bạn có thể tham quan rất nhiều địa
điểm du lịch hấp dẫn như vườn quốc gia Côn Đảo bao
gồm 6000 ha trên cạn và 14000 ha vùng nước bao
trùm 14 hòn đảo với hệ thống thực vật, động vật quý
hiếm đang còn được bảo tồn.

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích
văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong
cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Là
ngọn núi cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ với độ cao
986m so với mực nước biển. Cách trung tâm 11km về phía Đông Bắc Đây cũng là nơi rất
thu hút du lịch đến đây tham quan hằng năm.

b. Các di tích:
Du lịch Địa đạo Củ Chi hiện nay ngày càng phát triển bởi đây không chỉ là điểm đến có
giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình

quân sự nổi tiếng tại Việt Nam. Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15,
Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1961 –
1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên của
công trình này còn được trang bị với rất nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn… phục vụ
cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Bến Nhà Rồng nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi
nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cả nước.
Nơi đây, trước ngày 30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế
(Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây
dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối
nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng
châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ
"lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu
trang trí quen thuộc của đền
chùa Việt Nam.
c. Các lễ hội:
Lễ Hội Chùa Bà (Bình Dương): Theo phong tục người dân nơi đây thì lễ hội sẽ được
tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15/1 âm lịch hằng năm. Dân gian Trung Quốc ca ngợi và
thờ phụng bà bởi vì bà là một vị thánh hiển, một tấm gương để giáo dục về lòng hiếu
thuận, đức nhân hậu, sống có đạo nghĩa. Nhiều người Hoa đã vượt sóng gió biển khơi về
hướng Nam lập nghiệp, trên đường đi họ đã cầu nguyện để bà giúp đỡ, phù hộ.

Lễ Hội Dinh Cô (Bà Rịa-Vũng Tàu): là một lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 2
âm lịch. Đây là một lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) có đông người tham
dự. Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều tỉnh thành khác đến.

d. Ẩm thực:
Đặc sản bò tơ Củ Chi: Ngoài các di tích nổi tiếng
Củ Chi còn thu hút du khách bởi các món ăn ngọn
trong đó phải kể đến là bò tơ Củ Chi, một trong
những món ăn đặc sản nổi tiếng Đông Nam bộ. Bò
tơ ở đây nổi tiếng thơm và mềm thịt. Những con bò
vừa tròn 5 – 6 tháng da còn mềm mại thơm phức
được lựa chọn. Ở giai đoạn này nguồn thức ăn
chính là sữa từ bò mẹ nên người ta vẫn khuyên khi
chế biến hạn chế gia vị để bò giữ được hương vị
thuần khiết.

Đặc sản bánh canh Trảng Bàng: Bánh canh


trảng bàng là một món ăn quen thuộc với hầu
như mỗi gia đình ở Trảng Bàng – Tây Ninh,
một trong những món đặc sản nổi tiếng của
Đông Nam Bộ. Nước hầm của món bánh canh
Trảng Bàng chứa đựng tinh hoa ẩm thực miền
Nam Bộ. Đặc trưng của món ăn là nước dùng
trong veo, ngọt thịt từ xương heo, rau củ.
e. Các nghề và làng nghề truyền thống:
Ở Bình Dương có làng gốm Bình Dương với ba làng nghề sản xuất gốm Tân Phước
Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (Thị xã Thủ Dầu Một); làng
nghề sơn mài (Tương Bình Hiệp và Tân An - Thủ Dầu Một,…
Ở Tây Ninh có làng nghề bánh tráng Trảng Bàng; làng nghề mây tre nứa (Trảng Bàng -
Châu Thành - Hòa Thành - Bến Cầu); nghề chằm nón ở Ninh Sơn (thị xã); nghề rèn ở
Lộc Trát (Gia Lộc - Trảng Bàng); đúc gang ở Trường Thọ (Hòa Thành); nghề mộc ở
Hiệp Tân, Trường Tây (Hòa Thành),..
Ở Bà Rịa-VũngTàu có làng nghề đúc đồng (thị trấn Long Điền); làng nghề làm đá Tân
Thành; làng cá Phước Hải; nghề làm bánh tráng An Ngãi (xã An Ngãi, huyện Long
Điền); làng nấu rượu Hòa Long (thị xã Bà Rịa,..
Ở Bình Phước có nghề dệt thổ cẩm ở Bù Đăng; nghề gốm sứ, mây tre đan tập ở Bù
Đốp và Chơn Thành; nghề trồng sinh vật cảnh...
Ở Thành phố Hồ Chí Minh có làng mành trúc Tân Thông Hội; làng chằm nón Tằm
Lanh; làng rổ rá Mũi Lớn, Thái Mỹ; làng rế
Phước Vĩnh An; làng bánh tráng Phú Hòa Đông
Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng Làng mành trúc Tân Thông Hội

III. CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT- KỸ THUẬT:


1. Hệ thống giao thông vận tải:
Giao thông là "điểm nghẽn" nghiêm trọng của vùng ĐNB, nghẽn trên cả 3 tuyến: đường
bộ, hàng không và đường biển. Vùng kinh tế trong điểm phía Nam mới có 91 km (11%)
đường cao tốc cả nước. Một thực trạng khác là ách tắc “trung chuyển quốc tế nhưng sân
bay Tân Sơn Nhất quá tải; cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải thiếu đồng bộ, thiếu kết nối
đường bộ, đường sắt…Kết cấu hạ tầng của Đông Nam Bộ nhìn chung vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng giao thông vẫn chưa được
đầu tư tương xứng, nhiều nơi vẫn tắc đường, kẹt xe, nhiều dự án, nhiều địa
phương còn vướng cơ chế, thủ tục, vướng về vốn, giải phóng mặt bằng Một
trong những nguyên nhân được xác định là do điểm nghẽn hạ tầng giao thông. Nhiều dự
án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy,… kết nối liên vùng dù đã được Chính phủ,
Bộ Giao thông vận tải, các địa phương đưa vào quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư
từ nhiều năm nhưng việc triển khai nhiều dự án vẫn gặp vướng mắc, chậm tiến độ do
vướng về cơ chế phối hợp, thu hút nguồn vốn đầu tư, về giải phóng mặt bằng,…

2. Cơ sở vật chất kĩ thuật


Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phố Hồ
Chí Minh: đầu mối giao thông lớn của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và
ngoài nước bằng nhiều loại thông tin hình dạng. Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết
sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định
mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thõa mãn nhu cầu khách du lịch .

IV. SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG


Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam, trong đó đã xác định Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch cả nước. Sản phẩm đặc trưng của
vùng du lịch Đông Nam Bộ là: “Du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển – đảo; hệ sinh
thái đất đỏ miền Đông với các giá trị văn hóa – lịch sử”.
Vùng Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng có nhiều hồ lớn
và hệ sinh thái rừng đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch; có chiều dài bờ biển gần
180km với thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 có các bãi biển đẹp, nước trong tại Bà
Rịa – Vũng Tàu; có hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cần Giờ; tài nguyên du lịch sinh
thái gắn liền với vườn Quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng
ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận; hệ thống Vườn quốc gia: Nam Cát Tiên
(Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò – Xa
Mát (Tây Ninh); tài nguyên du lịch gắn liền với cảnh quan núi có ý nghĩa đối với phát
triển du lịch như: Núi Bà Đen (Tây Ninh) còn được công nhận là Quần thể di tích lịch
sử, văn hóa và danh thắng núi Bà, Núi Bà Rá (Bình Phước), Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng
Tàu), Núi Chứa Chan (Đồng Nai); tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với cảnh quan,
hệ sinh thái sông, hồ như: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai; hồ Dầu
Tiếng; hồ Trị An (Đồng Nai); hồ Thác Mơ (Bình Phước) .

Bãi biển Bãi trước Vũng tàu : Bãi Trước Vũng Tàu còn có tên gọi là bãi Tầm Dương,
nằm ở phía Tây Nam của thành phố Vũng Tàu. Bãi Trước nằm ở giữa núi Lớn và núi
Nhỏ nên được ví như dòng vịnh xanh lặng sóng. Người ta ví bãi biển tựa như vầng trăng
khuyết với hai đầu là núi Tao Phùng và núi Tương Kỳ, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình
hiếm có.
Gần bãi Trước còn có công viên giải trí nên du khách đến với bãi biển này vẫn rất đông.
Ngoài ra còn có các dịch vụ nghỉ dưỡng, nhiều khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng tạo
nên sự phồn hoa. Hơn nữa là các trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất của Vũng Tàu.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn
phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều
mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp
thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống
khác.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai với giá trị đa dạng
sinh học cao, có rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam và
rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Được ví là “lá phổi xanh” giữa miền
Ðông Nam Bộ với thiên nhiên hùng vỹ và thơ mộng, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là
điểm đến hấp dẫn du khách. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận
là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011. Với tổng diện tích
969.993ha, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được hình thành trên cơ sở mở rộng Di sản
Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên cũ (công nhận ngày 10/11/2001).

Côn Đảo : Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo từng
được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân chính trị lớn nhất Đông Dương trước
năm 1975, ngày nay, Côn Đảo được biết đến là điểm du lịch thu hút khách hàng đầu của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhờ vẻ đẹp hoang sơ vốn có và những bãi biển cát trắng trải dài.

Núi Bà Đen (Tây Ninh) : được công nhận là Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh
thắng núi Bà . Bà Đen có độ cao 986m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngoài chiều cao ấn
tượng, nơi đây còn có khung cảnh hữu thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ. Hiện tại, đã
có tuyến cáp treo đưa du khách lên tận đỉnh núi để ngắm cảnh, chiêm bái các điểm du
lịch, di tích tâm lịch. Mùa khô là thời điểm lý tưởng để chinh phục núi Bà Đen .
Hồ Trị An : Hồ Trị An thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, do có diện tích đặc biệt lớn nên hồ
trải rộng ở nhiều huyện của tỉnh như: Vĩnh Cửu, Định Quán,Thống Nhất và Trảng
Bom. Nó “mê hoặc” người ưa “xê dịch” bằng làn nước xanh như ngọc, những mảng
rừng rì rào gió mát và khung cảnh sớm bình minh - chiều hoàng hôn đẹp lặng người. Đây
là những điều kiện để du khách tổ chức nhiều hoạt động vui chơi hòa mình với thiên
nhiên như: Dựng lều - đốt lửa trại - nướng đồ ăn trong rừng tràm hoặc những bãi đất
cạnh hồ , picnic , câu cá , bơi lội, chèo thuyền …

V. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA QUỐC TẾ TRONG KHU


VỰC VÀ QUỐC GIA CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ .
Du lịch miền Đông Nam Bộ gây thương nhớ trong lòng mọi du khách bởi sự hài hòa của
cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và nhiều công trình văn hóa. Tất cả đều mang đến
cho bạn những trải nghiệm thực sự tuyệt vời và mới mẻ. Không chỉ phát triển về kinh
tế, du lịch miền Đông Nam Bộ ngày càng khẳng định vị thế của mình và thu hút đông
đảo lượng du khách ghé thăm. Vùng đất này sẽ khiến bạn choáng ngợp trước những kiến
trúc đô thị đồ sộ, những công trình văn hóa cổ kính, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và
rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Tòa nhà Landmark 81 cao nhất Việt Nam - Biểu tượng mới của thành phố

Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á với tổ hợp vui chơi, giải trí,
mua sắm, ẩm thực, nghỉ dưỡng đẳng cấp. Tòa nhà có phong cách thiết kế sang trọng, hiện
đại với lối kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ lũy tre làng Việt.

Landmark 81 sở hữu những căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại Vincom Plaza, khách
sạn Vinpearl Luxury Landmark 81, cùng khu vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng ẩm
thực… Tất cả sẽ đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của bạn trong hành trình du lịch miền
Đông Nam Bộ.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là điểm sinh hoạt và là nơi diễn ra các buổi thánh lễ cho người theo đạo
Công giáo ở TP.HCM. Nơi đây thu hút đông đảo du khách ghé thăm, chiêm ngưỡng và
chụp hình check-in bởi lối kiến trúc tuyệt đẹp mang đậm phong cách Châu Âu. Nhà thờ
Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là
Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Dinh Độc Lập :

Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã ký Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích
quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước. còn gọi là hội trường Thống Nhất, công trình
được xây dựng bởi người Pháp từ thời Pháp thuộc. Nơi đây hiện trưng bày và lưu giữ
nhiều hình ảnh, hiện vật giá trị theo từng chủ đề khác nhau từ những năm của thế kỷ 19.
Vậy nên, nếu là một người yêu lịch sử và thích ngắm nhìn công trình kiến trúc độc đáo,
Dinh Độc Lập hẳn là điểm đến yêu thích của bạn trong hành trình du lịch miền Đông
Nam Bộ.
Chợ Bến Thành
Tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố, sau hơn 100 năm, chợ Bến Thành không chỉ là
nơi kinh doanh buôn bán mà còn là nơi chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của mảnh đất
Sài thành. Không những thế, đây còn là một trong những địa điểm du lịch rất nổi tiếng
của Sài Gòn mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé qua. Du khách tìm đến chợ Bến
Thành không đơn thuần để mua sắm, mà còn tìm hình ảnh, cá tính đặc trưng của một
thành phố, thể hiện nơi sinh hoạt đời thường của người dân.

Địa Đạo Củ Chi :


Nếu muốn đi du lịch địa đạo Củ Chi sẽ phải di chuyển khoảng 70km từ trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh. Với khoảng cách không quá xa, có thể lựa chọn cho mình rất nhiều
hình thức di chuyển phù hợp với chuyến đi du lịch

Điểm du lịch này có tổng chiều dài lên tới 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất
cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Đây
là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, khu du
lịch địa đạo Củ Chi cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ:
Rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển
thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Qua hơn 20 năm, đến nay, rừng ngập mặn
Cần Giờ giữ vững vai trò là lá phổi xanh bảo vệ cho thành phố trọng điểm phía Nam. Nơi
đây là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình
thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây.

Công viên văn hóa Đầm Sen :


Công viên Văn hóa Đầm Sen được xây dựng vào năm 1976 với sự kêu gọi của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới bàn tay của hàng ngàn lao động, bãi đầm lầy hoang trũng
ngày nào đã trở thành khu du lịch trọng điểm. Nơi đây được thiết kế dựa trên sự kết hợp
của nền văn hóa Đông và Tây, hòa quyện vẻ đẹp cổ điển của thời La Mã.
VI. PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÔNG NAM BỘ
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, đồng thời với những điều kiện như thiếu các
nguồn lực để phát triển, việc tăng cường hợp tác liên kết trong phát triển du lịch vùng
Đông Nam Bộ cần được quan tâm và chú trọng. Với lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở
hạ tầng, điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên du lịch để phát triển các sản phẩm
như du lịch hội nghị, du lịch hội thảo, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du
lịch vùng Đông Nam Bộ nếu được phát triển xứng tầm chính là động lực để phát triển du
lịch Việt Nam. Để thực hiện được điều này cần tập trung vào một số giải pháp
Thứ nhất, xác định hợp tác và liên kết là sự tất yếu để đa dạng sản phẩm du lịch.Tổ chức
tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho các chủ thể trong nền kinh tế và xã hội
trong hợp tác liên kết đặc biệt là các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch và
các chủ thể khác. Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động hợp tác liên kết, ngành du
lịch các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần thiết phải có kế hoạch cụ thể, lộ trình thời
gian, nội dung hợp tác, liên kết. Xác định cụ thể các cấp độ hợp tác, nội dung, lĩnh vực
hợp tác một cách rõ ràng, từ đó lựa chọn các lĩnh vực và đối tác phù hợp trong hợp tác,
liên kết phát triển du lịch.
Thứ hai, cần tiếp tục cải cách cơ chế chính sách, thu hút đầu tư phát triển du lịch. Trong
chính sách đầu tư cho du lịch, vùng Đông Nam Bộ cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn
cho phát triển thông qua các diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch; xây dựng chương trình, lộ
trình và kinh phí xúc tiến đầu tư du lịch trong vùng; tạo ra sự liên kết, phối hợp các doanh
nghiệp, các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn vùng. Tăng cường xã
hội hóa đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo
tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát
triển du lịch,…
Thứ ba, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đi đôi với ứng dụng khoa học, công
nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch thông
qua việc chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Tăng cường
công tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương
và phù hợp với hội nhập quốc tế,…
Thứ tư, cần tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch. Phát huy
vai trò hỗ trợ xúc tiến, quảng bá của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở
nước ngoài cho du lịch vùng Đông Nam Bộ; đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch
tại các thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch vùng.
Thứ năm, cần đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Du lịch được xem
là một ngành kinh tế đối ngoại, một kênh ngoại giao nhân dân hướng tới mục tiêu góp
phần nâng cao vị thế, hình ảnh tích cực của du lịch địa phương nói riêng và của đất nước
nói chung ra khu vực và thế giới. Vì vậy cùng với tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế
trong kinh tế, ngành du lịch Đông Nam Bộ cũng cần tích cực tham gia các hoạt động hợp
tác, liên kết với các doanh nghiệp, các hãng lữ hành, các khu, điểm du lịch ở những nước
có ngành du lịch phát triển.
Thực hiện tốt vai trò là một ngành cung cấp dịch vụ, các hoạt động xúc tiến quảng bá,
hợp tác quốc tế của Đông Nam Bộ ra khu vực và thế giới sẽ góp phần làm cho thế giới
hiểu thêm về vùng đất Đông Nam Bộ, qua đó hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam,
góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Thành viên làm bài Nhiệm vụ
NGUYỄN ĐẶNG THANH TRÚC Word, power point, tìm kiếm thông tin
TRẦN VĂN THANH TÙNG Tìm kiếm thông tin, thuyết trình

You might also like