You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021


HÙNG VƯƠNG Môn: Hóa Học – Lớp 12 – Khối: KHTN
------------------ (Thời gian làm bài: 45 phút)
Mã đề thi 321
------------------------------------
Họ và tên học sinh: ....................................................................
Số báo danh: ..............................................................................
Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc 1?
A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NHCH3. D. CH3NH2.
Câu 2: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua (CH2=CHCl) bằng phản ứng
A. trao đổi. B. axit - bazơ. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 3: Tên gọi của hợp chất CH3COOC2H5 là
A. metyl fomat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 4: Anilin (C6H5NH2) tác dụng với dung dịch chất nào sau đây tạo thành kết tủa trắng?
A. HNO3. B. Br2. C. NaCl. D. HBr.
Câu 5: Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là
A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin.
Câu 6: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có nhóm chức nào sau đây?
A. -CO-. B. -CHO. C. -OH. D. -COOH.
Câu 7: Polime thiên nhiên nào sau đây có thành phần nguyên tố gồm C, H, O và N?
A. Xenlulozơ. B. Cao su. C. Polipeptit. D. Tinh bột.
Câu 8: Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 9: Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ có bao nhiêu nhóm -OH?
A. 5. B. 6. C. 1. D. 2.
Câu 10: Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của este với chất nào sau đây gọi là phản ứng xà
phòng hóa?

1
A. O2. B. H2O. C. NaOH. D. Br2.
Câu 11: Loại thực phẩm nào sau đây chứa nhiều chất béo?
A. Gạo trắng. B. Dầu ăn. C. Rau xanh. D. Đậu phụ.
Câu 12: Ở điều kiện thường, tripanmitin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của
tripanmitin là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D.
(C17H31COO)3C3H5.
Câu 13: Trong môi trường kiềm, dung dịch protein có khả năng phản ứng màu biure với
A. Cu(OH)2. B. Fe(OH)2. C. NaOH. D. HCl.
Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.
Câu 15: Chất nào sau đây không phải là este?
A. HCOOCH3. B. (C17H35COO)3C3H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOH.
Câu 16: Tinh bột có công thức phân tử là
A. C2H4O2. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C6H12O6.
Câu 17: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch NaOH.
Câu 18: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. etyl axetat.
Câu 19: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía,
củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để
tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là:
A. Glucozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và
glucozơ.
C. Saccarozơ và sobitol. D. Glucozơ và
saccarozơ.
Câu 20: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
2
Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(3) Đốt cháy dãy Mg trong khí oxi.
(4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 22: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham
gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 23: Nhận định đúng về chất béo là
A. Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
B. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
C. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.
D. Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.
B. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh
thể kim loại gây ra.
C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 25: Trong các chất sau: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2CH(NH2)COOH,
CH3CH2NH2 và H2NCH2COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 26: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC4H9. D. CH3COOC3H7.
Câu 27: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ x% với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của x là
A. 14,40. B. 28,80. C. 25,92. D. 12,96.
3
Câu 28: Amino axit không có tính chất nào sau đây?
A. Tham gia phản ứng trùng ngưng. B. Tác dụng với dung dịch NaCl.
C. Tác dụng với dung dịch: HCl, NaOH. D. Tác dụng được với CH3OH (xt, t0) tạo
este.
Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
(b) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3
(c) Cho Fe vào dung dịch CuCl2
(d) Cho K vào dung dịch AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra kim loại là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xảy ra ăn mòn điện hóa .
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(3) Đốt cháy dãy Mg trong khí oxi.
(4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 32: Cho 12,8 gam bột Cu vào 800 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian phản ứng
thu được 15,52 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 11,7 gam bột Zn
vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 23,84. B. 21,06. C. 20,12. D. 22,76.

4
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,06 mol Cu và 0,18mol Mg vào dung dịch chứa 0,14
mol KNO3 và 0,32 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung
hòa và m gam hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ. Giá trị của m là nh4=0,02
A. 2,68. B. 3,12. C. 3,92. D. 4,64.
Câu 34: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu
được V lít khí Y gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác, nếu cho cùng lượng
hỗn hợp X trên tác dụng với khí CO đun nóng, dư thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là
A. 5,6. B. 4,2. C. 2,8. D. 1,4.
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri
stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác,
m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất béo Y. Đem toàn
bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy
trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 160. B. 155. C. 145. D. 150.
Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO 2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74
gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác,
25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 24,18. B. 27,72. C. 27,42. D. 26,58.
Câu 37. Tiến hành hai thí nghiệm sau: Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2
a mol/l. Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch AgNO 3 b mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Mối quan hệ giữa a và b là
A. a = b. B. a = 2b. C. a = 5b. D. a = 10b.
Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → Y + 2Z
F+ 2NaOH → Z + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C 4H6O4, được tạo
thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(b) Chất Y tác dụng với dung dịch HCl sinh ra axit axetic.
(c) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(đ) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
5
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 1,875 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung
dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,168 lít N 2 (ở đktc) duy nhất và dung
dịch chứa 13,725 gam muối. Giá trị của V là
A. 0,175. B. 0,163. C. 0,180. D. 0,215.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong
mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
(b) Tính chất vật lí chung của kim loại như: ánh kim, dẻo, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng
chảy cao gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
(c) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, thường được dùng trong nhiệt kế.
(d) Hợp kim của Au với Ag, Cu được gọi là vàng tây, dùng làm đồ trang sức.
(e) Thép inox là hợp kim không gỉ, dùng để chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ nhà bếp,…
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

You might also like