You are on page 1of 2

Đoạn văn tham khảo cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó:

Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh không chỉ khắc hoạ một thiên nhiên núi rừng
Tây Bắc đơn sơ nhưng cũng rất đỗi tươi đẹp mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ kính
yêu – Bác Hồ. Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác đã trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách
mạng ở Việt Nam và nơi mà bác chọn để sống và làm việc đó là hang Pác Bó.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Hang ẩm ướt và cũng là nơi cư trú của nhiều loài đông vật khác. Có hôm thức dậy Bác thấy mình
đang nằm cạnh một con rắn, rồi không khí ẩm thấp khiến Bác cứ bị sốt rét luôn. Ấy vậy, bằng tinh
thần kiên cường của người làm cách mạng, Bác vẫn duy trì cho mình nếp sinh hoạt đều đặn, nhịp
nhàng được thể hiện qua hình ảnh đối lập “sáng-ra", “tối-vào" và nhịp thơ 4/3. Buổi sáng ra bờ suối
làm việc, buổi tối về hang nghỉ ngơi. Sự khó khăn không chỉ ở nơi ở mà còn ở thức ăn đạm bạc
hằng ngày như “cháo bẹ, rau măng”. Nếu như nửa câu thơ trước hé mở về bữa ăn giản dị của Bác
thì nửa câu thơ sau cho ta cảm nhận về phong thái ung dung của Bác qua việc sử dụng cụm từ “vẫn
sẵn sàng". Cụm từ này có hai cách hiểu. Cách thứ nhất, con người là chủ thể của sự sẵn sàng cho ta
thấy dù có khó khăn, Bác vẫn sẵn sàng vượt qua. Cách thứ hai chủ thể của sẵn sàng là “cháo bẹ, rau
măng" tức là luôn có sẵn đến mức dư thừa nhưng thực tế hoàn cảnh rất khó khăn, nghèo đói, không
hề dư thừa như vậy. Với cách hiểu trên, ẩn hiện nụ cười hóm hỉnh, đùa vui của Bác. Nói khó khăn
như vậy cho ta thấy được bản lĩnh của người tù cách mạng có thể chiến thắng mọi khó khăn/ (Phải
chăng chính nhờ sự khó khăn đã tôi luyện lên bản lĩnh kiên cường của người tù cách mạng?). Trong
hoàn cảnh ấy, Bác vẫn làm công việc có ý nghĩa cho đất nước:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Từ láy “chông chênh” miêu tả trạng thái không ổn định của chiếc bàn. Gọi là bàn nhưng thực chất
chỉ là ba phiến đá gồ ghề ghép lại. Hàng ngày trên chiếc bàn ấy, Bác vẫn say mê “dịch sử Đảng” –
dịch Lịch sử của Đảng Cộng sản Liên Xô để cho các cán bộ cách mạng học. Hoàn cảnh khó khăn,
thiếu thốn trên mọi phương diện là vậy, song Bác Hồ vẫn có những cảm nhận rất riêng về cuộc đời
tại hang Pác Bó, cuộc đời làm cách mạng:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
“Sang” là sang trọng, giàu có, cao quý. Với Bác Hồ cuộc đời cách mạng là giàu có, là cao quý nhất
bởi khi ấy Bác được cứu dân, cứu nước. Đó chính là lẽ sống, là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời Bác.
Khép lại bài thơ, ta càng thêm trân quý, ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, phong thái
ung dung của Bác.
Đoạn văn tham khảo cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú:
Với khổ thơ đầu tiên trong bài “Khi con tu hú”, Tố Hữu đã khắc hoạ một bức tranh thiên mùa
hè sinh động, tràn đầy sức sống. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang động của tiếng chim tu hú:
“Khi con tu hú gọi bầy!”
Âm thanh tiếng chim tu hú gọi bầy báo hiệu mùa hè đến đã làm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ một
bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động. Bằng BPTT liệt kê những hình ảnh quen thuộc “lúa chiêm,
trái cây, vườn râm, bắp rây, trời xanh, diều”, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một khung cảnh
mùa hè đặc trưng ở Việt Nam. Nổi bật trong bức tranh ấy là những màu sắc rực rỡ: màu vàng của
lúa chiêm chín, của bắp rây đều hạt; màu hồng của ánh nắng; màu xanh của vườn cây tươi tốt và
bầu trời trong trẻo. Cùng với đó là những âm thanh nhộn nhịp của tiếng ve kêu râm ran, tiếng sáo
véo von. Bức tranh ấy còn trở nên độc đáo, chân thật hơn với sự xuất hiện của những hương
thơm tươi mát của lúa, vị ngọt ngào êm dịu của trái cây. Ôi, bức tranh mùa hè mới đẹp làm sao!
Không những thế, tác giả sử dụng các phó từ “dần”, “đang”, sinh vật không còn ở thế tĩnh mà
chuyển thành thế động thể hiện sức sống tràn đầy của vạn vật. Và cuối cùng khép lại khổ thơ là
hình ảnh ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa – hình ảnh bầu trời, cánh diều:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Điệp ngữ “càng…càng” đã khiến bạn đọc hình dung đó là một bầu trời cao rộng mênh mông. Trên
nền cảnh đó xuất hiện hình ảnh của những diều sáo đang thoả sức chao lượn. Phải chăng đó cũng
chính là mong muốn, ước mơ của tác giả? Đó là được giống như những cánh diều kia, được thoả
sức vẫy vùng trong bầu trời tự do, được thực hiện các nhiệm vụ để góp phần giành lại độc lập tự do
cho dân tộc. Khái quát về nghệ thuật, 6 câu thơ đầu của bài thơ đã vẽ lên bức tranh mùa hè hài hoà,
tràn đầy nhựa sống và thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, khao khát được tự do của nhà thơ.

You might also like