You are on page 1of 3

 Các kiểu thiết kế giàn, ưu và nhược điểm.

 Thiết kế giàn đứng (giàn hình chữ I)


 Ứng dụng:
Dùng để trồng các loại cây họ bầu bí và lạc tiên như: dưa leo, mướp
hương, khổ qua và chanh dây…giàn dễ làm và đem lại nguồn kinh tế
cho nông dân.
 Ưu điểm
Mật độ trồng cao, năng suất từ mật độ trồng trên cùng một diện tích
canh tác có thể cao hơn nhiều so với các kiểu dàn khác.
Không gian của giàn thoáng và sáng, giúp cây nhận nhiều ánh sáng,
chăm sóc dể dàng, không gian thoáng giúp nông dân tưới tiêu, bón
phân và quản lí sâu bệnh hại dể dàng.
Chất lượng quả cao, khoảng cách giữa các hàng cũng có thể trồng xen
các cây họ đậu hoặc cây màu.
 Nhược điểm
Vì khoảng cách giữa các hàng tương đối hẹp (1m), nên việc di chuyển
tương đối hạn chế, nhất là nếu bà con tận dụng diện tích xen canh, thì
việc di chuyển càng khó khăn hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá
trình chăm sóc và thăm vườn. Với giàn chữ I, phần gốc của cây dây leo
mọc lên thường để cành nhánh bị sát mặt đất, điều này tăng nguy cơ
nhiễm các loại nấm gây bệnh hại cho cây.

Hệ thống giàn leo hình chữ I


 Kiểu giàn chữ A
 Ứng dụng
Dùng để trồng cà chua, họ cải/thập tự, có thể ươn gieo hạt với giá thể,
tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho nông dân hoặc có thể tạo nguồn cho
thời vụ sau.
 Ưu điểm
Đón nắng trực tiếp được cả hai bên. Không tốn nhiều diện tích, có
thể sử dụng ở trên tầng thượng của mỗi gia đình. Dễ dựng, tiết kiệm
chi phí
 Nhược điểm
Lối đi giữa các hàng bị thu hẹp, chật chội, mật độ cây cao để bị sâu
bệnh tấn công rất khó phòng ngừa.

 Kiểu mái bằng


 Ứng dụng
Tận dụng không gian trên sân thượng để trồng các cây dây leo tạo ra
được nguồn rau sạch, đem lại sức khỏe tốt cho con người hoặc có thể
trồng ở một diện tích đất vuông và trên một diện tích đất nhỏ.
 Ưu điểm
Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn,dễ thi công,
không cần tính toán phức tạp.
 Nhược điểm
Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen
canh loại cây khác.
Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên đầu, phần bên trên giàn
hầu như không xử lý thuốc được).
Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều.
Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật liệu thi công không chắc
chắn, khi sập giàn sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn.
 Tài liệu tham khảo
https://tech12h.com/de-bai/em-hay-quan-sat-4-kieu-gian-o-hinh-167-va-phan-
tich-uu-nhuoc-diem-cua-moi-kieu-gian-moi-kieu
https://eminhatban.vn/cac-kieu-lam-gian-chanh-day-gian-chu-i-hay-la-gian-
thang-dung/
 Kết luận
Các kiểu thiết kế giàn bên trên đáp ứng được những nhu cầu riêng của từng
loại rau, đem lại những thuận tiện và linh hoạt cho vườn của nông dân. Làm
giàn trong canh tác cây rau cần chú ý quy mô trồng rau, không gian lắp đặt, độ
cao, hướng nắng để chọn kiểu giàn phù hợp cho cây rau phát triển tốt mang
năng suất cao. Tóm lại làm giàn trong canh tác cây rau là một trong những ứng
dụng mang lại năng xuất cao cho sản xuất nông nghiệp và mang lại hiệu quả
cho việc trồng và thu hoạch những loại cây leo, giảm sâu bệnh hại, cỏ dại .
Ngoài ra ta cần có kiến thức về việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây rau.

You might also like