You are on page 1of 7

Chọn đáp án đúng nhất

1. Đây là điều kiện khiến một công ty đang kinh doanh trong nước đến phương án mở rộng
sang thị trường nước ngoài:
a. Thị trường trong nước bão hoà, Tốc độ phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế chậm, Sản
phẩm trong giai đoạn tăng trưởng
b. Đáp ứng được các yêu cầu từ phía ngành kinh doanh, bản thân công ty, cũng như sản phẩm
kinh doanh
c. Một sản phẩm độc đáo với một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, một triết lý quản lý hướng về
phía trước, chiến lược kinh doanh yêu cầu sự phát triển nhanh chóng, cũng như quyền được
theo đuổi và kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho các hoạt động quốc tế
d. Tất cả các yếu tố trên

2. Đây là câu hỏi đã và đang khiến những công ty lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm ra thị
trường nước ngoài hoặc những công ty nào mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị
trường quốc tế phải trăn trở:
a. Có nên phát triển sản phẩm cho thị trường mới hay không?
b. Có nên kinh doanh những sản phẩm hiện tại cho thị trường mới hay không?
c. Chiến lược marketing mix nên hoặc có thể được tiêu chuẩn hoá ở cấp độ như thế nào giữa
các quốc gia mà doanh nghiệp hướng tới.
d. Chiến lược marketing hiện tại đang hiệu quả ở mức độ như thế nào?

3. Mỗi chiến lược marketing quốc tế phù hợp với các công ty khác nhau tùy thuộc vào tình
hình cụ thể của họ. Điều này được thể hiện trong thuyết EPRG. Bốn 4 yếu tố của thuyết này
là:
a. Ethno Policies, Private Polies, Racial Policies, Geography
b. Ethnocentrism, Polycentrism, Regiocentrism, Geocentrism
c. Energy, Privacy, Real-World, Giggity
d. Ethnocentrism, Polycentrism, Racialism, Governmental

4. Marketing quốc tế đòi hỏi một sản phẩm phải được xuất khẩu và phân phối ra khỏi biên
giới quốc gia, …
a. Vì thế yếu tố Sản phẩm là quan trọng nhất
b. Vì thế yếu tố Sản phẩm và Phân phối là quan trọng nhất
c. Vì thế các yếu tố Giá, Xúc tiến là kém quan trọng hơn
d. Tuy nhiên tất cả các yếu tố thuộc marketing mix: Giá, Sản phẩm, Xúc tiến, Phân phối là
quan trọng như nhau

5. Trong marketing quốc tế, tính chất cách trở về mặt địa lý …
a. khiến yếu tố Phân phối là quan trọng nhất
b. khiến yếu tố Xúc tiến với công tác truyền thông là quan trọng nhất
c. khiến yếu tố Giá với việc xác định chi phí xuất khẩu là quan trọng nhất
d. tuy vậy, phân phối cũng chỉ là một yếu tố tác động tới quyết định chiến lược marketing
mix

6. Trong thực tiễn, việc xác định sự khác biệt giữa marketing quốc tế và marketing đa quốc
gia là:
a. Vô cùng ý nghĩa
b. Khá ý nghĩa
c. Không có nhiều ý nghĩa
d. Không có ý nghĩa

7. Theo quan điểm của các doanh nghiệp, marketing quốc tế và marketing đa quốc gia là:
a. Tương đồng
b. Khác nhau
c. Có một vài điểm tương đồng
d. Hoàn toàn khác nhau

8. Marketing quốc gia (quốc nội) và marketing quốc tế là:


a. Khác nhau về bản chất, tương đồng về phạm vi
b. Khác nhau về phạm vi, tương đồng về bản chất
c. Tương đồng về bản chất và phạm vi
d. Khác nhau về bản chất và phạm vi

9. Đối với thị trường Lào, hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào là:
a. Marketing quốc tế
b. Marketing toàn cầu
c. Marketing nước ngoài
d. Marketing quốc gia

10. Khi doanh nghiệp triển khai các chiến lược marketing ở nước ngoài giống chiến lược
marketing trong nước, đó có thể là quan điểm:
a. Quan điểm trung tâm toàn cầu (Geocentric)
b. Quan điểm trung tâm đa quốc ngoại (Polycentric)
c. Quan điểm trung tâm khu vực (Regocentric)
d. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric)

11. Đây là … của doanh nghiệp khi có tư duy là: mặc dù các thị trường ở các quốc gia khác
nhau là khác nhau, tuy nhiên những sự khác biệt này là hoàn toàn có thể nghiên cứu, lý giải
và kiểm soát được.
a. Quan điểm trung tâm toàn cầu (Geocentric)
b. Quan điểm trung tâm đa quốc ngoại (Polycentric)
c. Quan điểm trung tâm khu vực (Regocentric)
d. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric)

12. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric) được hiểu một cách đơn giản là:
a. Phát triển một chiến lược marketing quốc tế đơn giản nhưng cụ thể cho một thị trường mới
b. Phát triển một chiến lược marketing quốc tế cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới
c. Áp dụng dụng cùng một chiến lược marketing đã triển khai ở nội địa cho tất cả các thị
trường khác trên thế giới
d. Tư duy nội địa trên quy mô toàn cầu

13. Những doanh nghiệp có quan điểm này dàn trải nguồn lực của mình tới nhiều nơi trên thế
giới và không ngần ngại đầu tư trực tiếp ngước ngoài.
a. Quan điểm trung tâm toàn cầu (Geocentric)
b. Quan điểm trung tâm đa quốc ngoại (Polycentric)
c. Quan điểm trung tâm khu vực (Regocentric)
d. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric)

14. Marketing toàn cầu thực chất là:


a. Marketing không phân biệt
b. Marketing địa phương của các hãng đa quốc gia trên thị trường nước ngoài.
c. Marketing định hướng theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng nội địa
d. Cả b và c

15. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric) là định hướng hoạt động cho hình thức
marketing
a. Marketing nội địa
b. Marketing toàn cầu
c. Marketing đa quốc gia
d. Cả a và b

16. (Geocentric) là định hướng hoạt động của hình thức marketing nào?
a. Marketing nội địa
b. Marketing xuất khẩu
c. Marketing đa quốc gia
d. Marketing toàn cầu

17. Tiến trình mở cửa quốc tế và các cấp độ của Marketing quốc tế căn cứ vào thuyết
a. EPRG
b. Lợi thế so sánh
c. Lợi thế tuyết đội
d. Vòng đời sản phẩm quốc tế

18. Căn cứ để xác định Marketing quốc tế là dựa vào:


a. Thời gian
b. Nội dung ứng dụng
c. Bản chất kinh tế
d. Không gian

19. Căn cứ để xác định Marketing quốc tế là dựa vào:


a. Bản chất kinh tế
b. Nội dung ứng dụng
c. Không gian
d. a và b
e. a và c

20. Căn cứ để xác định Marketing quốc tế là dựa vào:


a. Phát triển công nghệ
b. Bản chất kinh tế
c. Nội dung ứng dụng
d. Không gian

21. Khi tiến hành Marketing quốc tế, mọi hoạt động từ sản xuất đến bán hàng của công ty đều
căn cứ vào:
a. Nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài
b. Lượng hàng bán dư thừa trong nước
c. Cả 2 ý kiến trên

22. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng con
đường:
a. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
b. Xuất khẩu vốn
c. Xuất khẩu công nghệ
d. Cả 3 ý kiến trên

23. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng con
đường:
a. Xuất khẩu
b. Liên doanh
c. Cấp phép/nhượng quyền
d. Đầu tư trực tiếp

24. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là:
a. Nghiên cứu và phát hiện nhu cầu, mong muốn của khách hàng nước ngoài
b. Tìm và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài
c. Hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở nước ngoài
d. Tối đa hóa lợi nhuận nhờ việc vươn ra kinh doanh ở nước ngoài

25. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là:
a. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng nước ngoài
b. Hoạt động trong một môi trường mở rộng và phức tạp
c. Hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở nước ngoài
d. Tối đa hóa lợi nhuận nhờ việc vươn ra kinh doanh ở nước ngoài

26. Tiến trình mở cửa quốc tế và các cấp độ của Marketing quốc tế căn cứ vào:
a. Thuyết EPRG
b. Thuyết IPLC
c. Thuyết Lợi thế tương đối/tuyệt đối
d. Cả 3 ý kiến trên

27. Tiến trình mở cửa quốc tế và các cấp độ của Marketing quốc tế căn cứ vào:
a. Thuyết IPLC
b. Thuyết Lợi thế tương đối/tuyệt đối
c. Thuyết EPRG
d. Cả 3 ý kiến trên

28. Đâu là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của Marketing quốc tế:
a. Quá trình quốc tế hoá
b. Quá trình toàn cầu hóa
c. Cả a và b
d. a hoặc b

29. Đâu là vai trò của marketing quốc tế đối với nhà nước:
a. Tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế
b. Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước
c. Góp phần thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia
d. Tạo ra giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong nước

30. Đâu không phải là cách thức đạt được mục tiêu của Marketing quốc tế là dịch chuyển từ
“các hoạt động dàn trải” sang “một thể thống nhất toàn cầu”:
a. Nhóm gộp các quốc gia theo vị trí địa lý và hành vi tiêu dùng
b. Cân bằng giữa mục tiêu “thích ứng sản phẩm cho từng địa phương” và “lợi thế kinh tế nhờ
quy mô”
c. Hiểu và truyền tải hiểu biết về đặc thù văn hoá trong sản phẩm của từng quốc gia

31. Định hướng hoạt động kinh doanh tốt nhất là chiếm lĩnh thị trường toàn cầu thuộc quan
điểm nào sau đây:
a. Geocentric
b. Regiocentric
c. Ethnocentric
d. Cả a, b và c
32. Định hướng hoạt động kinh doanh mở rộng hơn nữa và bao trùm thị trường khu vực
thuộc quan điểm nào sau đây:
a. Geocentric
b. Regiocentric
c. Ethnocentric
d. Cả a, b và c

33. Định hướng hoạt động kinh doanh mở rộng hơn nữa và bao trùm thị trường khu vực
thuộc quan điểm nào sau đây:
a. Trung tâm đa quốc ngoại
b. Trung tâm toàn cầu
c. Trung tâm khu vực
d. Cả a, b và c

34. Marketing quốc tế:


a. là hoạt động kích thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên phạm vi hơn một
quốc gia
b. là hoạt động kích thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên phạm vi hơn 1 khu
vực
c. là hoạt động kích thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên phạm vi toàn cầu
d. Tất cả các phương án a,b,c đều sai.

35. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là:
a. đẩy mạnh tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu
b. đẩy mạnh tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
c. đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng con con đường xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu trực tiếp
và gián tiếp hàng hóa và dịch vụ
d. đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng con con đường xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu trực
tiếp và gián tiếp hàng hóa và dịch vụ, xuất khẩu công nghệ, xuất khẩu vốn

36. Quá trình … là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của Marketing quốc tế
a. Quốc tế hoá
b. Toàn cầu hoá
c. Hội nhập quốc tế
d. Ý kiến của bạn …………………………..

37. Định hướng hoạt động kinh doanh tốt nhất là chiếm lĩnh thị trường toàn cầu thuộc …
a. Quan điểm trung tâm toàn cầu (Geocentric)
b. Quan điểm trung tâm đa quốc ngoại (Polycentric)
c. Quan điểm trung tâm khu vực (Regocentric)
d. Quan điểm trung tâm quốc gia (Ethnocentric)

38. Marketing quốc tế là hoạt động của công ty ở bên ngoài biên giới quốc gia nơi
a. Công ty có nhiều hoạt động kinh doanh nhất
b. Công ty cư trú
c. Công ty có thể hưởng ưu đãi về thuế
d. Có sức mua phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.

39. Marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế, theo đó mọi hoạt động từ sản
xuất đến bán hàng của công ty đều căn cứ vào … của thị trường nước ngoài, nghĩa là lấy thị
trường làm định hướng.
a. Nhu cầu biến động
b. Sức mua biến động
c. Mong muốn biến động
d. Thông tin

40. Mô hình EPRG thể hiện quan điểm định hướng quá trình … đối với các công ty, kinh
doanh, tổ chức.
a. Quốc tế hoá
b. Toàn cầu hoá
c. Khu vực hoá
d. Nội địa hoá

41. Với quan điểm trung tâm quốc gia, công ty nên hướng hoạt động vào:
a. Thị trường nước láng giềng
b. Thị trường trong nước
c. Thị trường quốc tế
d. Thị trường toàn cầu

42. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing quốc tế Mỹ, Marketing quốc tế là "quá
trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc tạo ra; định giá; xúc tiến và phân phối ý
tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những
yêu cầu của cá nhân hay tổ chức trên phạm vi quốc tế. Khái niệm này đã không đề cập
đến loại hình marketing sau:
a. Phi lợi nhuận
b. B2B
c. Tiêu dùng
d. Tích hợp 4P

43. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing quốc tế Mỹ, Marketing quốc tế là "quá
trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc tạo ra; định giá; xúc tiến và phân phối ý
tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những
yêu cầu của cá nhân hay tổ chức trên phạm vi quốc tế. Khái niệm này đã không đề cập
đến nội dung sau của chiến lược marketing:
a. Sản phẩm
b. Phân phối
c. Xúc tiến
d. Giá
e. Tất cả các nội dung (4P) của Marketing đều được nhận diện đầy đủ

44. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing quốc tế Mỹ, Marketing quốc tế là "quá
trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc tạo ra; định giá; xúc tiến và phân phối ý
tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những
yêu cầu của cá nhân hay tổ chức trên phạm vi quốc tế. Khái niệm này đã không đề cập
đến loại hình marketing sau:
a. B2B
b. B2C
c. B2G
d. Tất cả các loại hình Marketing trên

45. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing quốc tế Mỹ, Marketing quốc tế là "quá
trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc tạo ra; định giá; xúc tiến và phân phối ý
tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những
yêu cầu của cá nhân hay tổ chức trên phạm vi quốc tế. Khái niệm này đã không đề cập
đến:
a. Tất cả các nội dung của chiến lược marketing B2B
b. Nội dung chính sách sản phẩm của chiến lược B2B
c. Tất cả các nội dung của chiến lược marketing B2B đều được đề cập đầy đủ
d. Nội dung chính sách của chiến lược B2C
e. Tất cả các phương án trên đều sai

46. Chương trình marketing hỗn hợp (4P) không bao gồm chính sách:
a. Sản phẩm quốc tế
b. Giá quốc tế
c. Phân phối quốc tế
d. Quy trình quốc tế

47. Marketing quốc tế chủ yếu nghiên cứu nội dung về:
a. Sản phẩm quốc tế
b. Phân phối quốc tế
c. Giá quốc tế
d. Xúc tiến quốc tế
e. Tất cả các nội dung trên

48. Vì tính chất trải dài trên phạm vi quốc tế nên đối với Marketing nội dung sau là
quan trọng hơn cả:
a. Phân phối quốc tế
b. Giá quốc tế
c. Phân phối quốc tế và giá quốc tế
d. Cả bốn nội dung (sản phẩm, giá, phân phối, giá) là quan trọng như nhau

49. Đối với sinh viên Mỹ, chiến lược marketing của các doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường Mỹ là:
a. Marketing nước ngoài
b. Marketing quốc tế
c. Marketing đa quốc gia
d. Marketing toàn cầu

50. Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa marketing đa quốc gia và marketing quốc tế
là:
a. Rất ý nghĩa
b. Không có ý nghĩa
c. Có giá trị
d. Thích hợp

You might also like