You are on page 1of 1

Chủ nghĩa dân tộc

Sau thế kỷ XIX tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận
thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân
tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc
thường đi kèm với Chủ nghĩa Sôvanh và trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm
sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được
tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.

Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát thái tử Áo-Hung tại Bosnia. Sau cuộc chiến Nga-
Thổ 1878, Nga có ảnh hưởng lớn ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì
gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán
đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn
trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan lần
thứ nhất 1912-1913 với Thổ Nhĩ Kỳ. Song do sự phân chia quyền lợi không đều, Chiến tranh Balkan lần
thứ hai 1913 lại bùng phát, và Bulgaria là nước bại trận. Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như chỉ có 1 ít
ảnh hưởng ở bán đảo này, chủ yếu ở Albania. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan.
Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động Chủ nghĩa dân tộc
Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử
được trợ giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào 28 tháng 6
năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và 1 tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào
ngày 28 tháng 7 năm 1914.

Chiến tranh là tất yếu?

Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh
được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm
quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế kỷ XX, khi
tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc Chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế
luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Chiến tranh thế giới thứ
nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ
tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để
nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần cả trăm triệu mạng người trong 2 cuộc đại chiến và
các cuộc chiến khác trong thế kỷ XX. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi
này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "lãng quên".

You might also like