You are on page 1of 5

CHƯƠNG 6: LÃNH ĐẠO

I. LÃNH ĐẠO VÀ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ


1. Khái niệm
Là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các
công việc, hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.
2. Đặc điểm
- Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức bao gồm 5 yếu tố:
+ Người lãnh đạo
+ Người bị lãnh đạo
+ Mục đích của hệ thống
+ Các nguồn lực
+ Môi trường
- Lãnh đạo là một quá trình: biến chuyển tuỳ thuộc vào mối quan hệ và
cách xử lý giữa 5 yếu tố ở trong thời gian và không gian nhất định.
- Lãnh đạo là hoạt động quản trị mang tính phân tầng.
- Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền.
3. Lãnh đạo và quản trị
Sự khác nhau giữa nhà quản trị và người lãnh đạo:
Lãnh đạo Quản trị
Tác động đến con người Tác động đến công việc
Làm những cái đúng Làm đúng
Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ, Đạt mục tiêu thông qua hệ thống
động viên chính sách mệnh lệnh, yêu cầu công
việc
Nhà lãnh đạo đề ra phương hướng, Nhà quản trị xây dựng kế hoạch, tổ
viễn cảnh, chủ trương sách lược chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra,
giám sát,…

4. Kỹ năng lãnh đạo


Theo phương thức làm việc với con người, kĩ năng lãnh đạo chia làm 3 nhóm:
- Kỹ năng lãnh đạo trực tiếp
- Kỹ năng uỷ quyền
- Kỹ năng xây dựng hệ thống
Theo phương thức suy nghĩ và hành động, người lãnh đạo cần:
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng nghiệp vụ
5. Nội dung lãnh đạo
- Hiểu rõ con người trong hệ thống
- Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp
- Xây dựng nhóm làm việc
- Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt
- Giao tiếp và đàm phán
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CON NGƯỜI
1. Khái niệm
1.1. Phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống: là tổng thể các cách
thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên con
người/ các nguồn lực.
1.2. Căn cứ, yêu cầu của các phương pháp lãnh đạo
- Phải bám sát mục tiêu và mục đích quản trị
- Phải xuất phát từ thực trạng hệ thống
- Tuân thủ ràng buộc của môi trường và sử dụng tuỳ vào thói quen năng lực
của người lãnh đạo
1.3. Đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo
- Hết sức biến động
- Luôn đan kết vào nhau
- Chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác
động
2. Nhu cầu và động cơ làm việc của con người
Nhu cầu: trạng thái tâm lý mà mong muốn con người được đáp ứng qua các
phương thức như: cộng đồng, tập thể, các nhân, xã hội,…
Động cơ: là mục đích chủ quan của hoạt động con người, là động lực thúc
đẩy con người hành động từ đó đáp ứng nhu cầu con người đặt ra.
3. Các phương pháp lãnh đạo đối với con người trong hệ thống
3.1. Các phương pháp lãnh đạo thường dùng
- Phương pháp giáo dục vận động tuyên truyền
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp lãnh đạo hiện đại
- Phương pháp tác động lên các đối tượng khác trong hệ thống
- Phương pháp tác động lên khách thể quản trị
3.2. Các hình thức thể hiện các phương pháp lãnh đạo
- Ra văn bản quy chế, ký kết hợp đồng làm việc
- Khống chế, kiểm soát dựa trên quy chế uỷ quyền
- Xây dựng danh hiệu cho các cá nhân xuất sắc
- Tạo môi trường làm việc hiệu quả
III. NHÓM VÀ LÃNH ĐẠO THEO NHÓM
1. Nhóm
1.1. Khái niệm: là những người có tổ chức, mục tiêu hoạt động mang
tính chuyên môn hoá cao vì lợi ích của hệ thống.
1.2. Yêu cầu:
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lí
- Có mục đích chuẩn xác, được xã hội thừa nhận
- Có người lãnh đạo giỏi, có uy tín
- Có quan hệ tốt với các nhóm khác
- Có phạm vi ảnh hưởng lớn đến nhóm trong hệ thống
2. Tính khách quan của sự hình thành nhóm
- Tính chuyên môn hoá của các loại hình công việc phải làm
- Khà năng kiểm soát hành vi của mỗi người là có hạn
- Nhiều thiết bị chuyên dùng đòi hỏi phải có nhiều người cùng vận hành
3. Đặc điểm thường gặp của nhóm
3.1. Lan truyền tâm lý: biểu thị các tác động tâm lý tương hỗ thụ động
giữa các thành viên trong nhóm.
Có thể có tác động tích cực và tiêu cực:
- Lan truyền tích cực đem lại những ý kiến có lợi do đó người phụ trách
nhóm cần lan toả.
- Lan truyền ý kiến không có lợi cần làm rõ vấn đề công khai giải thích,
thuyết phục để xoá bỏ.
3.2. Tâm trạng nhóm: là trạng thái cảm xúc của nhóm, ảnh hưởng đến
hiệu suất làm việc
3.3. Bầu không khí tâm lý trong nhóm: biểu hiện mức độ hoạt động, hoà
nhập của các nhân trong nhóm
3.4. Hành vi của nhóm bao gồm:
- Hành vi hướng về công việc
- Hành vi củng cố hệ thống
- Hành vi cục bộ các nhân
- Xung đột trong nhóm

IV. DỰ KIẾN CÁC TÌNH HUỐNG TRONG LÃNH ĐẠO


1. Tình huống trong lãnh đạo
- Là các sự việc có vấn đề có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của hệ
thống
- Tình huống thường gặp:
+ Các tình huống tốt, thuận lợi
+ Các tình huống xấu, bất lợi do các phía gây ra
2. Các nguyên tắc xử lý tình huống
- Không được để lỡ các thời cơ thuận lợi
- Hạn chế hoặc loại bỏ các tình huống xấu
V. GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG LÃNH ĐẠO
1. Giao tiếp
1.1. Đặc điểm
- Phải có hai phía tham gia giao tiếp, mỗi phía có thể có một hoặc nhiều
người.
- Phải có một thông điệp chuyển từ người gửi sang người nhận, có thể chỉ
là một tín hiệu.
1.2. Quá trình giao tiếp
- Người gửi, xuất phát từ một ý tưởng, sẽ đưa ra một thông điệp.
- Thông điệp được truyền đi trên kênh.
1.3. Giao tiếp trong lãnh đạo
Là sự tiếp xúc giữa nhà quản trị với những người khác có liên quan trong
hoạt động quản trị, nhằm đạt tới các mục tiêu quản trị đề ra.
1.4. Các loại giao tiếp trong quản trị
- Giao tiếp xã giao/có ý đồ lợi ích
- Song phương/đa phương
- Trực tiếp/gián tiếp
- Bằng lời/bằng ngôn ngư quy ước khác
- Chính thức/không chính thức
1.5. Vai trò
- Giúp cho người khác hiểu ý đồ thiện chí của hệ thống.
- Không hiểu nhầm người lãnh đạo để không cản trở.
1.6. Các yêu cầu
- Phải tạo được sự cảm thông, hiểu biết
- Phải năm bắt được với người giao tiếp
1.7. Các nguyên tắc
- Có giao tiếp phải hơn không giao tiếp
- Cố gắng đạt được mục tiêu giao tiếp
- Có chuẩn mực, có văn hoá
- Có thiện chí
- Không nói thừa
- Có phong cách, kỹ năng giao tiếp tốt
2. Đàm phán trong lãnh đạo
- Là hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa người lãnh đạo với các đối tác nhằm
đạt được thoả thuận cụ thể.
- Nguyên tắc đàm phán:
+ Tuân thủ đúng các nguyên tắc giao tiếp.
+ Chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện đàm phán.
+ Biết trả lời, nghe, thách giá, trả giá, khắc phục bế tắc
+ Khi đàm phán thành công cần chú ý đến việc ký kết các cam kết.
CASE STUSY C6: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JOBS TẠI TẬP ĐOÀN
APPLE

Câu chuyện về Steve Jobs là sự tạo hóa kỳ diệu của tinh thần doanh nhân mà ai
cũng phải thừa nhận. Với những phẩm chất tuyệt vời của một nhà quản trị kinh
doanh xuất sắc, Steve Jobs đã gầy dựng cho mình một sự nghiệp vĩ đại. Steve
Jobs nổi lên như một biểu tượng tối cao của sức sáng tạo, trí tưởng tượng, và sự
đổi mới trường tồn, ông hiểu rằng cách tốt nhất để tạo ra giá trị đích thực trong
thế kỷ XXI này là việc kết nối óc sáng tạo với khoa học công nghệ, vì thế ông đã
xây dựng một công ty nơi mà trí tưởng tượng đột phá được kết hợp với những
thành tựu đáng kinh ngạc của kỹ thuật. Với những đóng góp không mệt nghỉ của
mình cho Apple, ông đã giúp công ty trở thành một trong những công ty lớn
nhất thế giới ( với giá trị vốn hoá thị trường là cao nhất thế giới). Tuy nhiên,
cuộc đời doanh nhân tài ba này đã kết thúc ở tuổi 56 (ngày 05/10/2011) vì căn
bệnh ung thư. Ông ra đi để lại bao nuối tiếc cho mọi người.
Steve Jobs được cho là bậc thầy của nghệ thuật quản trị với phong cách lãnh đạo
độc đoán của mình. Jobs đã thể hiện tài quản trị của mình giúp cho công ty
Apple thoát khỏi bờ vực phá sản năm 1997 và đạt được nhiều thành công như
ngày hôm nay.
Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lên người khác.
Ông hãy đưa ra những quyết định một cách độc đoán trong chớp mắt khiến
không ít lần làm mọi người ngạc nhiên sững sờ. Sự ra đời của chiếc máy iMac
năm 1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán của ông. Với ý tưởng kỳ lạ về
thiết kế như quả cầu vàng trong phim khoa học viễn tưởng, Jobs đã nhận được
38 lý do từ chối từ bộ phận kĩ sư, họ cho rằng ý tưởng này là không thể thực
hiện. Nhưng Jobs gạt phắt đi và khẳng định “Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ
chúng làm được”. Tuy nhiên không phải lúc nào ông cũng đúng. Việc ra quyết
định mang tính độc đoán mà không tham khảo ý kiến mọi người đã khiến ông
đối mặt với những sai lầm chết người. Vào trước những năm 1985, trong khi các
hãng máy tính sản xuất phần cứng khác áp dụng phần mềm điều hành của
Microsoft thì ông lại khăng khăng nghiên cứu và sản xuất phần mềm riêng cho
máy tính của mình. Tuy nhiên khi sản xuất ra thì phần mềm đã lỗi thời so với
các đối thủ. Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ đi theo tầm nhìn của giám đốc
độc đoán này. Tuy nhiên, Jobs lại ngược lại hoàn toàn với những quan điểm đó
và khăng khăng cách làm việc của mình. Đây là tiền đề để Jobs xây dựng nên
luật im lặng-văn hóa công ty nổi tiếng của Apple.

You might also like