You are on page 1of 12

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


----------

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KÌ


MÔN KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Đề số 15: Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động
tư vấn pháp luật

Họ và tên:
Mã SV:
Lớp:

--------
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1

NỘI DUNG....................................................................................................................1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT


.....................................................................................................................................1

1. Khái niệm..............................................................................................................1

2. Đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật............................................................2

CHƯƠNG II. CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
.....................................................................................................................................2

1. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật.....................................................................2

2. Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật................................................................3

3. Các kỹ năng tư vấn pháp luật...............................................................................3

CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN PHÁP LUẬT.....................................................................................................4

1. Việc nắm rõ ký năng tư vấn pháp luật giúp tăng niềm tin nơi khách hàng..........5

2. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh trong hoạt động tư vấn pháp luật............5

3. Việc sử dụng thành thạo các kỹ năng giúp cho người tư vấn tạo được phong
cách làm việc chuyên nghiệp....................................................................................6

KẾT LUẬN.................................................................................................................8
TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TVPL Tư vấn pháp luật


MỞ ĐẦU

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường cho ta thấy được vai trò của
hoạt độngt ư vấn pháp luật ngày càng trở nên quan trọng. Trong xã hội hiện nay, đặc
biệt là trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh, tư vấn pháp luật mang lại hiệu quả rất
lớn, bởi tư vấn là một trong các biện pháp có ý nghĩa đảm bảo an toàn pháp lý cho
những giao dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu, ngăn ngừa rủi do pháp lý.
Người tư vấn cũng vì thế mang trong mình trọng trách hết sức to lớn. Để tư vấn,
hướng dẫn khách hàng đi đủ và đúng pháp luật thì ngoài chuyên môn pháp luật sâu
rộng thì luôn cần biết vận dụng những kỹ năng cần thiết trong hoạt động này. Để làm
rõ hơn vai trò những kỹ năng ấy, em xin lựa chọn đề số 15 với tiêu đề là: “Phân tích
vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

 Tư vấn pháp luật

Theo từ điển luật học: “Tư vấn pháp luật là việc người có chuyên môn về pháp
luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc có liên quan
đến pháp luật”.

Theo Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012): “Tư vấn pháp luật là
việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên
quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ”.

Suy ra, tư vấn pháp luật (TVPL) là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách
hàng xử sự phù hợp với pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho khách hàng thực
hiện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1
 Hoạt động tư vấn pháp luật

Theo khoản 1 Điều 32 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017: “Người thực hiện trợ
giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn,
đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc
pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải
quyết vụ việc”.

Theo đó, ta có thể hiểu hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ
giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên
quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Khi thực hiện TVPL, luật sư phải
giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ưng xử theo quy
định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp khách hàng thực hiện
đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

2. Đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật

TVPL là một nghề nghiệp, vì thế nó cũng có những đẵ trưng riêng biệt. Đó là:

Một là, TVPL là loại dịch vụ pháp lý, mà sản phẩm được tạo ra bởi hai nguồn
nguyên liệu cơ bản là chứng cứ, tình tiết của vụ việc các quy phạm pháp luật phù hợp.

Hai là, người thực hiện tư vấn phải có kiến thức pháp luật và đtạ trình độ chuyên
môn nhất định. Ngoài ra, TVPL là nghề đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp
thành thạo, chuẩn xác, người tư vấn phải có khả năng phán đoán, phân tích, tư duy
logic, tổng hợp cao, …

Ba là, TVPL là nghề lao động trí óc, có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân
cao; Mục tiêu của hoạt động TVPL là tìm ra được giải pháp hợp lý nhất; giúp đỡ
khách hàng giải quyết vấn đề pháp lý, đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng không
trái luật.

2
CHƯƠNG II. CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật

Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến
thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, hướng dẫn, giải
đáp pháp luật đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người được tư
vấn để họ biết cách xử sự hoặc giải quyế những vấn đề thắc mắc về mặt pháp lý nhằm
giúp đỡ họ thực hiện hoặc bản vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để có kỹ năng TVPL, người tư vấn không chỉ có kiến thức pháp luật, chuyên
môn nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về TVPL, kinh nghiệm cuộc sống mà
còn khả năng vận dụng thành thạo nhứng kiế thức, hiểu biết đó để phân tích, giải
quyết, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật

Kỹ năng TVPL có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Một là, kỹ năng TVPL là loại kỹ năng gắn với một nghề nghiệp cụ thể nên nó
thuộc loại kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Hai là, kỹ năng TVPL gồm nhiều kiểu kỹ năng được sử dụng đồng thời trong một
giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hóa và không thể áp dụng một cách
cứng nhắc, máy móc mà phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào vụ việc cụ thể và đối
tượng khách hàng cụ thể.

Ba là, kỹ năng tư vấn pháp luật được hình thành và phát triển trong khoảng thời
gian khá dài và không có thời điểm kết thúc mà thường xuyên bổ sung, phát triển qua
học tập, rèn luyện, trải nghiệm, đúc rút từ thực tiễn cuộc sống.

3
3. Các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

Kỹ năng TVPL trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các kỹ năng sau đây:

1) Kỹ năng thụ lý vụ việc;


2) Kỹ năng tiếp khách hàng và nghe khách hàng trình bày;
3) Kỹ năng yêu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc, xem
xét, xác minh, thu thập chứng cứ (nếu thấy cần thiết) để hiểu rõ bản chất
cụ việc và vướng mắc của khách hàng;
4) Kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lý để giải thích, , hướng
dẫn phù hợp với pháp luật;
5) Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn cho khách hàng;
6) Kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội để tư vấn, giải đáp,
hướng dẫn, đưa ra lời khuyên, đưa ra giải pháp, định hướng cho khách
hàng tháo gỡ vướng mắc pháp luật, xử sự phù hợp với pháp luật và đạo
đức xã hội;
7) Kỹ năng lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ tư vấn pháp luật…

Các kỹ năng TVPL cơ bản trên đây có quan hệ mật thiết, biện chứng, tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau và được sử dụng trong suốt quá trình tư vấn một vụ việc cụ thể
với một đối tượng cụ thể. Tùy theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và từng loại đối
tượng cụ thể mà sử dụng các kỹ năng cùng một thời điểm hoặc sử dụng kỹ năng này
trước, kỹ năng kia sau. Thông thường, để tiến hành tư vấn một vụ việc, người tư vấn
phải tiếp đối tượng, nghe các bên tranh chấp trình bày, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên
quan đến yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh
vụ việc; tra cứu tài liệu pháp luật, tham khảo các nhà chuyên môn và vận dụng kiến
thức pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng
ứng xử phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.1
1
Xem Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật, truy cập
https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/ky-nang-tu-van-phap-luat/phan-tich-vai-tro-cua-cac-ky-nang-
trong-hoat-dong-tu-van-phap-luat/ ngày 14/04/2022.
4
CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT

Bất kỳ loại công việc, hoạt động nào nếu muốn mang lại kết quả tốt đều phải có
những kỹ năng nhất định., và mỗi người đều phải nắm chắc những ký năng mới mang
lại hiệu quả công việc như mong muốn, kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng,
mang tính quyết định đối với các hoạt động, công việc. Hoạt động TVPL cũng vậy, kỹ
năng đóng vai trò vô cùng tọng yếu. Bởi kỹ năng sẽ góp phần bổ trọ cho những kiến
thức chuyên môn của người TVPL nhằm tăng năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao
trong công việc. Do vậy, cần hiểu rõ vai trò của kỹ năng và tăng cường học tập, vận
dụng và trau dồi thêm những kỹ năng này.

1. Việc nắm rõ ký năng tư vấn pháp luật giúp tăng niềm tien nơi khách hàng

Việc nắm rõ kỹ năng làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với người tư vấn.
Bởi khi nắm bắt được các kỹ năng, bản thân thấy quen thuộc, tạo thành một mạch
hoatjd dộng tự nhiên, tự tin, rõ ràng mạch lạt, mà chính sự tự tin ấy là điểm thueyets
phục khách hàng lớn nhất, khiến khách hàng tin tưởng vào hoạt động tư vấn.

Khi rèn luyện được kỹ năng cần thiết cho công việc thì hoạt động tư vấn sẽ diễn
ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Và việc hiểu rõ thuần thục các kỹ năng được rèn
luyện tốt nhất qua hoạt động tư vấn trên thực tế, qua đó tích lũy kinh nghiệm. Có thể
thấy giữa một luật sư chỉ có kiến thức pháp luật mà còn thiếu kinh nghiệm thực tế,
chưa có kỹ năng giúp cho khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình với một người
tư vấn pháp luật có kiến thức, có kinh nghiệm, ngày từ những lần tiếp xúc đầu đã tạo
được cho khách hàng sự tin cậy và thái độ tốt thì rõ ràng người luật sư có kỹ năng sẽ
đạt được kết quả cao hơn và được khách hàng tin tưởng hơn. Khi đã trang thiết bị cho
mình được nhứng kỹ năng như kỹ năng tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu khách hàng, kỹ
năng soạn thảo tài liệu, … Người tư vấn sẽ cảm thấy tự tin, biết cách tạo ấn tượng cho
khách hàng, đồng thời sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn vào khả năng của mình.2
2
Xem Tạp chí Nghề luật, Số chuyên đề kỹ năng tư vấn pháp luật và soạn thảo, quản trị rủi ro hợp đồng 2019, Năm 2019.
5
2. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh trong hoạt động tư vấn pháp luật

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc, đặc biệt
là đối với người tư vấn. Việc giao tiếp tốt thể hiện qua nhiều khía cạnh như giao tiếp
bằng lời nói, thư từ, văn bản … và điều này giúp thúc đẩy hiệu suất công việc đặc biệt
là các hoạt động TVPL. Bởi đối với các hoạt động TVPL này, khách hàng thường là
những người đang gặp vướng mắc về pháp luật, cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt mới
mang lại sự thoải mái, cũng như việc trao đổi về các vấn đề về vụ việc với khách hàng
được thuận lợi hơn, viêc truyền đtạ thông tin cũng chính xác hơn, không bị hiểu sai,
thiếu đồng nhất.

Giao tiếp là phương tiện cho phép luật sư tư vấn xây dựng cầu nối với khách
hàng, thuyết phục khách hàng chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ được nhu cầy cả
khách hàng khi tìm đến những người tư vấn. Trong quá trình thực hiện hoạt động tư
vấn của mình, người tư vấn có thể chưa hiểu rõ yêu cầu tư vấn của khách hàng, nhưng
nếu có kỹ năng, người tư vấn sẽ dễ dàng có phương pháp để khai thác thông tin và đi
vào trọng tâm vấn đề. 3

3. Việc sử dụng thành thạo các kỹ năng giúp cho người tư vấn tạo được
phong cách làm việc chuyên nghiệp

Kỹ năng TVPL giúp cho luật sư thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn, thể
hiện rõ năng lực trình độ chuyên môn của mình trước khách hàng và các đối tượng
khác. Kỹ năng giúp cho người tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong
hoạt động tư vấn. Kỹ năng thuyết phục khách hàng cũng góp phần quan trọng vào quá
trình tư vấn của luật sư. Để khách hàng nghe và hiểu những điều mà mình nói thù cần
có những phương pháp khác nhau đối với từng đối tượng. Tùy vào từng đối tượng
khách hàng mà người thực hiện hoạt động tư vấn linh hoạt trong việc tiếp xúc và trình
bày quan điểm về vụ việc.4
3
Xem Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ tư vấn pháp luật, truy cập https://luatminhkhue.vn/mot-so-
giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-dich-vu-tu-van-phap-luat.aspx ngày 14/04/2022.
4
Xem Chu Liên Anh, Kỹ năng thể hiện sự trung thực với khách hàng của luật sư trong tư vấn pháp luật.
6
Bên cạnh đó những kỹ năng như soạn thảo văn bản, soạn thảo hợp đồng tư vấn sẽ
giúp cho luật sư thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Những kỹ năng này sẽ
giúp cho hoạt động TVPL của người tư vấn trở nên nên chuyên nghiệp hơn, khiến cho
khách hàng dễ dàng nắm bắt được những quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc với
luật sư. Việc trang bị cho mình kỹ năng tìm kiếm vắn bản pháp luật phù hợp với vụ
việc cũng lá rất quan trọng. Bởi lẽ khi đã có được kỹ năng tìm kiếm này người thực
hiện hoạt động tư vấn sẽ nhanh chóng tìm được những văn bản pháp luật có liên quan
có thể sử dụng được, văn bản còn hiệu lực pháp lý và có giá trị cao. Đồng thời sẽ
không bị mắc phải những văn bản đã hết hiệu lực, những văn bản không quan trọng,
không đem lại hiệu quả cho cộng việc cần giải quyết.

Ngoài ra, kỹ năng khảo sát đánh giá chứng cứ và xây dựng phương án tư vấn, kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và xác định vấn đề pháp lý, kỹ năng xác định
vấn đề pháp lý, kỹ năng xác định điều luật cũng là một trong những kỹ năng quan
trọng. Các kỹ năng này nghiêng về mặt chuyên môn nhiều hơn là kỹ năng bắt buộc
phải có, tuy nhiên lại là các kỹ năng mấu chốt trong hoạt động TVPL, đảm bảo được
tính chính xác cao nhất khi tiến hành phân tích, đánh giá cao cho ra kết quả tư vấn.
Việc tư vấn có đtạ được kết quả tốt nhất hay không cũng phụ thuộc vào các kỹ năng
này. Bất kỳ vụ việc nào cũng cần phải có sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng mới cho ra
được đáp án tư vấn phù hợp nhất. Về phần ngiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, nếu
không có kỹ năng này có thể dẫn đến việc người tư vấn không biết được tình tiết nào
trong hồ sơ mà khách hàng giao cho là quan trọng, tình tiết nào là không quan trọng,
không biết làm công việc nào trước, công việc nào sau. Như vậy, sẽ rất khó để nắm bắt
được bối cảnh tư vấn, nội dũng cần tư vấn, nội dụng hồ sơ để bước vào nghiên cứu,
xác định câu trả lời phù hợp nhất.

Một người tư vấn giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp với đồng nghiệp và khách
hàng không tốt cũng không mang lại hiệu quả tư vấn cao cho khách hàng và cho sự
thành công của chính bản thân mình. Một người tư vấn có kỹ năng cao sẽ đóng góp
7
tích cực vào sự thành công của một tổ chức, đặc biệt với những tổ chức phục vụ khách
hàng hay cộng đồng như trong tâm TVPL thì kỹ năng là tố chất cực kỳ quan trọng mà
người TVPL cần được đào tạo. Ngày nay, kỹ năng ngày càng được đánh giá rất cao.

Như vậy kỹ năng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư vấn,
từ tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu, đến ký kết hợp đồng và giải quyết vụ việc.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động tư vấn cũng cần dến những kỹ năng
nhất định. Từ việc đã trang bị cho mình nhưng kỹ năng thích hợp còn phải biết vận
dụng linh hoạt những kỹ năng đó trong khi thực hiện công việc của mình để đam
lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Hầu hết các kỹ năng đều mang lại hiệu quả nhất định đến hoạt động TVPL, có
thể nói kỹ năng là yếu tố không thể thiếu, đống vai trò quan trọng trong hoatjd dộng tư
vấn pháp luật. Để trở thành một người tư vấn giỏi, chuyên ngiệp, tiếp cận được nhiều
khách hàng, không những cần giỏi về chuyên môn, kiến thức pháp lý mà còn phải trải
qua một quá trình rèn luyện vô cùng gian khổ về mọi mặt để có thể vươn tới thành
công của hoạt động TVPL.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);


2. Luật trợ giúp pháp lý năm 2017;
3. Chu Liên Anh, Kỹ năng thể hiện sự trung thực với khách hàng của luật sư trong
tư vấn pháp luật;
4. Tạp chí Nghề luật, Số chuyên đề kỹ năng tư vấn pháp luật và soạn thảo, quản trị
rủi ro hợp đồng 2019, Năm 2019;
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ tư vấn pháp luật, truy cập
https://luatminhkhue.vn/mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-dich-vu-tu-
van-phap-luat.aspx ngày 14/04/2022;
6. Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật, truy cập
https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/ky-nang-tu-van-phap-luat/
phan-tich-vai-tro-cua-cac-ky-nang-trong-hoat-dong-tu-van-phap-luat/ ngày
14/04/2022.

You might also like