You are on page 1of 3

ĐẠI HỘI VI, VII VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN

I. Đại hội VI
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội (từ này 15 đến ngày
18/12 /1986).
Trong bối cảnh:
 Thế giưới
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ. Xu thế đối thoại trên thế giới
đang dần thay thế xu thế đối đầu.
Đổi mới đã trở thành xu hướng của thời đại.
Liên Xô và các nước XHCN đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng XHCN.
 Trong nước
Việt Nam bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận, khủng hoảng kinh tế.
Lương thưc, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, lạm phát tăng.
Các hiện tượng tiêu cực diển ra phổ biến.
=> Yêu cầu đổi mới trở thành đòi hỏi bức thiết của tình hình Đất Nước.

* Nội dung
Thông qua các văn kiện chính trị quan trọng
Khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện
Bầu ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị
Bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư của Đàng

II. Đường lối đổi mới toàn diện đất nước


- Về kt-xh, thực hiên 4 giảm: giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm lạm phát,
giảm khó khăn về đời sống của nhân dân.
- Về nông nghiệp, nổi bật là Nghị quyết số 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị về
"Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp", theo đó nông dân được nhận khoán và canh tác trên
diện tích ổn định trong 15 năm, đảm bảo thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên, Luật đầu
tư nước ngoài được thông qua
- Về công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế
quốc doanh kinh doanh XHCN  thúc đẩy tiến bộ khoa học - kĩ thuật, phát triển kinh tế
- Về cải tạo chủ nghĩa xh, nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, phát huy
khả năng tích cực của các thành phần kinh tế khác, các thành phần kinh tế bình đẳng về
quyền lợi, nghĩa vụ trước pháp luật
III. ĐẠI HỘI VII VÀ 6 ĐẶC TRƯNG CNXH ĐHVII
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ra ở Hà Nội (ngày 24 27/6/1991)
Sau hơn 4 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình cơ bản ổn định nhưng chưa ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội

* Nội dung của Đại hội VII


- Đại hội VII thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm
2000.
- Bầu ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, đồng chí Đỗ Mười làm tổng bí thư
- Trong đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã
chỉ ra những thành công, khuyết điểm, sai lầm và
+nêu ra năm bài học lớn:
+ Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
+ Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết:đoàn kết toàn Đảng,
đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
+ Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
+ Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
+ nêu ra 7 phương hướng lớn xây dựng CNXH:
(1) Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
(2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại
gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm.
(3) Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự
đa dạng về hình thức sở hữu.
(4) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm
cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội.
(5) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
(6) Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cách mạng
Việt Nam.
(7) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang
tầm nhiệm vụ.
+ chỉ ra quá độ lên CNXH ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng
đường
+ nêu rõ quan điểm xây dựng hệ thống chính trị, Nhà nước XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, Đảng
CSVN là bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị.
+ giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng đoàn kết thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo
ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển
- Đại hội VII lần đầu tiên
+ thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, xác
định mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế-
xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển.
+ Đảng giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trong đó, quan điểm chỉ đạo của Chiến lược là phát triển kt-xh theo con đường củng cố
độc lập dân tộc
- Tổng kết bài học bước đầu qua 5 năm đổi mới
- Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và bước đầu triển khai thực hiện
- Là “Đại hội của trí tuệ- đổi mới, dân chủ- kỷ cương- đoàn kết”
- Tiếp tực thực hiện đổi mới toàn diện, nổi bật là nông nghiệp và kt-xh nông thôn
- Chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng gc công nhân giai đoạn mới
 nước có cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại; cơ cấu kt, quan hệ sx tiến bộ

* 6 đặc trưng cơ bản CNXH Đại hội VII


1) Do nhân dân lao động làm chủ
2) Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất là chủ yếu.
3) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4) Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện cá nhân.
5) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

You might also like