You are on page 1of 7

Tóm lược lý thuyết

**********
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa trên phương pháp tổng hợp số liệu
từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, nhằm phản ánh khái
quát và có hệ thống tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo tài chính được lập là kết quả của quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp
thông tin từ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và các tài liệu kế toán khác có
liên quan.
Báo cáo tài chính phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài
chính đến những người ra quyết định. Nói cách khác, báo cáo tài chính được lập nhằm
mục đích cung cấp thông tin, phục vụ cho việc ra quyết định.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính ở nước ta
bao gồm 4 báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
*** ***
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có và nguồn hình thành những tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định.
2. Nội dung.
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định theo hai giác độ nghiên cứu. Giác độ thứ nhất là theo cơ cấu loại tài sản. Giác
độ thứ hai là theo cơ cấu nguồn hình thành tài sản.
3. Kết cấu.
Xuất phát từ nội dung của bảng cân đối kế toán là phản ánh tình hình tài sản của
doanh nghiệp theo hai giác độ (cơ cấu loại tài sản và cơ cấu nguồn hình thành tài sản),
nên kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần rõ rệt: Phần tài sản và phần
nguồn vốn.
a) Phần tài sản.
- Các thông tin trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản
của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo giác độ cơ cấu loại tài sản.
- Các loại tài sản của doanh nghiệp được chia ra thành 2 nhóm lớn, là: Tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Các chỉ tiêu trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo trình tự
tính thanh khoản giảm dần.
b) Phần nguồn vốn.
- Các thông tin trên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài
sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo giác độ cơ cấu nguồn hình
thành.
- Vốn được doanh nghiệp huy động và sử dụng để tài trợ cho tài sản được chia ra
thành hai loại: Nợ và vốn chủ sở hữu.
- Các chỉ tiêu trên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo
trình tự thứ tự ưu tiên thanh toán giảm dần.
* Vì là phản ánh cùng một vấn đề, chỉ khác nhau ở giác độ nghiên cứu, nên: Tổng
giá trị bên phần tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị bên phần nguồn vốn.
Câu hỏi & Bài tập
**********
Câu 1: Trong các nhận định sau về báo cáo tài chính, nhận định nào là đúng?
TT Nội dung Đúng Sai
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh v
doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ
1.
doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Điểm khác biệt cơ bản giữa các báo cáo tài chính với các báo cáo kế toán nội bộ v
(báo cáo quản trị) là: Báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng cả ở bên trong và
2.
bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp
thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể là những người bên v
trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Họ là những đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc
3. gián tiếp liên quan đến doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà quản lý doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước hoặc các đối tượng khác (các chủ nợ
hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, người lao động…)
v
Ở Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều
4. phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ (báo
cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên).

Ở Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều v
phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Các doanh nghiệp
5.
phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan
quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
Ở Việt Nam, do không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân của chủ sở hữu với tài v
sản của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, đồng thời chủ sở hữu có toàn
6.
quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp tư
nhân không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính.
v
Nhìn vào các báo cáo tài chính, nếu người đọc báo cáo có đủ kiến thức và kinh
7. nghiệm, họ có thể đánh giá được tiềm lực của doanh nghiệp, cũng như dự đoán
được sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Câu 2: Trong các thông tin sau, thông tin nào là bắt buộc phải có trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp Việt Nam?
a) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo.
b) Nêu rõ Báo cáo tài chính này là Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp, Báo cáo tài
chính tổng hợp hay Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, tập đoàn.
c) Ngày kết thúc kỳ kế toán.
d) Ngày lập Báo cáo tài chính.
e) Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày Báo cáo tài chính.
f) Chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị, dấu
của đơn vị.
Thông tin bắt buộc phải có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam thường
được quy định bởi các chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standards -
VAS) và Luật Kế toán Việt Nam. Dựa trên các quy định này, thông tin bắt buộc trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
a) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo. Trên báo cáo tài chính, thông tin này thường
xuất hiện ở phần tiêu đề hoặc phần mở đầu để xác định doanh nghiệp đang báo cáo.
b) Nêu rõ Báo cáo tài chính này là Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp, Báo cáo tài
chính tổng hợp hay Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, tập đoàn. Đây là một
thông tin quan trọng để xác định loại báo cáo tài chính được trình bày.
c) Ngày kết thúc kỳ kế toán. Thông tin này cho biết thời điểm mà báo cáo tài chính phản
ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
e) Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày Báo cáo tài chính. Điều này là quan trọng để
xác định đơn vị tiền tệ mà số liệu tài chính được báo cáo.
f) Chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị, dấu
của đơn vị. Chữ ký và dấu này đảm bảo tính xác thực và pháp lý của báo cáo tài chính.
Vì vậy, các thông tin a), b), c), e), và f) là bắt buộc phải có trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp Việt Nam.

Câu 3: Trong các nhận định sau về bảng cân đối kế toán, nhận định nào là đúng?

TT Nội dung Đúng Sai


Bảng cân đối kế toán là báo cáo thời điểm. Người ta thường ví bảng cân đối kế X
1. toán giống như một bức ảnh chụp nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại
một thời điểm.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối X
2. kế toán, nhưng không làm mất đi tính “cân đối” của nó. Tức là: luôn luôn có:
“Tài sản = Nguồn vốn”.
Ở Việt Nam, bảng cân đối kế toán được trình bày theo chiều dọc (Tài sản ở trên, X
3. nguồn vốn ở dưới). Tuy nhiên, ở một số nước khác, bảng cân đối kế toán còn có
thể được trình bày theo chiều ngang (Tài sản bên trái, nguồn vốn bên phải).
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, cơ sở số liệu quan trọng nhất để X
4. lập bảng cân đối kế toán là số dư các tài khoản loại I, II, III và IV trên các sổ kế
toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo.
X
Theo Luật Kế Toán Việt Nam hiện hành (Luật số: 88/2015/QH13), doanh nghiệp
5.
bắt buộc phải kiểm kê tài sản của mình vào cuối mỗi kỳ kế toán năm.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, trên bảng cân đối kế toán, những X
6. chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã
số” chỉ tiêu.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán X
7. năm là năm dương lịch (X) thì trên bảng cân đối kế toán, “Số cuối năm” có thể
ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, các số liệu trên bảng cân đối kế X
8. toán mà phải ghi âm thì có thể trình bày dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)
hoặc tô màu đỏ giá trị chỉ tiêu đó.
Câu 4: Hãy nối các ô sau lại với nhau để được 2 câu diễn đạt hoàn chỉnh:
(Lưu ý: 1 ô có thể được sử dụng nhiều hơn 1 lần)
Tổng giá trị tài sản của
Nghiên cứu doanh nghiệp tại thời điểm Đặc điểm kinh doanh,
nửa Tài sản lập báo cáo là bao nhiêu? năng lực hoạt động,
của bảng Doanh nghiệp đang có chiến lược đầu tư, tiềm
cân đối kế trong tay những loại tài sản năng phát triển… của
toán… nào? Giá trị của từng loại doanh nghiệp.
tài sản đó là bao nhiêu?...
; trên cơ sở đó, các
giúp các nhà tài
nhà tài chính có
chính trả lời được
thể rút ra được các
các câu hỏi: …
kết luận về: …
Nghiên cứu Số vốn mà doanh nghiệp Mức độ tự chủ tài chính,
nửa Nguồn hiện đang sử dụng để tài mức độ sử dụng đòn bẩy
vốn của trợ cho tài sản được huy tài chính, khả năng trả
bảng cân động từ những nguồn nào? nợ, khả năng huy động
đối kế Giá trị huy động từ từng vốn trong tương lai…
toán… nguồn là bao nhiêu?... của doanh nghiệp.

Câu 5:
Dưới đây là mẫu “Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược)”

Đơn vị báo cáo:……………….... Mẫu số B 01b – DN


Địa chỉ:…………………………. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ


(Dạng tóm lược)
Quý...năm ...
Tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính:.............
Mã Thuyết Số Số
TÀI SẢN số minh cuối quý đầu năm
1 2 3 4 5
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 500
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
IV. Hàng tồn kho 140
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200
I- Các khoản phải thu dài hạn 210
II. Tài sản cố định 220
III. Bất động sản đầu tư 240
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
V. Tài sản dài hạn khác 260
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+ 330) 300
I. Nợ ngắn hạn 310
II. Nợ dài hạn 330
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400
I. Vốn chủ sở hữu 410
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440
Lập, ngày ... tháng ... năm…
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Dưới đây là các thông tin chi tiết về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của
công ty Thành Công tại thời điểm 01/01/2016. Yêu cầu: Hãy xác định xem mỗi thông tin
dưới đây sẽ được phản ánh trong chỉ tiêu có mã số bao nhiêu dựa theo mẫu “Bảng cân
đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược)” ở trên.
(đơn vị: triệu đồng)
Mã số Mã số
TT Nội dung chỉ tiêu TT Nội dung chỉ tiêu
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn từ
1 310 17 Phải thu ngắn hạn khách hàng: 80. 130
công ty Tỏa Sáng: 50.
Vay dài hạn ngân hàng Agribank:
2 Tiền mặt tại quỹ: 50. 110 18
200.
Khoản tạm ứng ngắn hạn cho cán
3 Quỹ đầu tư phát triển: 100. 19
bộ công nhân viên: 10.
Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân
4 110 20 Nhà xưởng: 600.
hàng BIDV: 450.
Góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh
5 Nguyên liệu, vật liệu chính: 1000. 21
doanh đồng kiểm soát: 200.
Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn:
6 22 Thặng dư vốn cổ phần: 500.
250.
Nợ lương cán bộ, công nhân viên:
7 23 Nợ ngân sách nhà nước: 100.
50.
8 Vật liệu phụ: 200. 24 Nhà văn phòng: 500.
Ký quỹ, ký cược ngắn hạn tại công
9 Nhiên liệu: 100. 25
ty Thơm Ngát: 30.
10 Vốn góp của chủ sở hữu: 3200. 26 Thành phẩm gửi bán tại đại lý: 20.
Người mua ứng trước tiền hàng
11 27 Máy móc thiết bị sản xuất: 1200.
ngắn hạn: 100.
12 Vay ngắn hạn ngân hàng GP: 600. 28 Phương tiện vận tải: 300.
Phụ tùng, thiết bị thay thế dự trữ Trả trước cho người bán ngắn hạn:
13 29
dài hạn: 10. 100.
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng
14 30 Thiết bị văn phòng: 160.
(vừa mới gửi) tại Vietinbank: 40.
Sản phẩm dở dang trên dây chuyền
15 31 Quỹ lợi nhuận chưa phân phối: 200.
sản xuất: 100.
Tiền được phạt do khách hàng vi
16 Thành phẩm trong kho: 150. 32
phạm hợp đồng (thu tháng sau): 50

Trên cơ sở đó, hãy lập “bảng cân đối kế toán (dạng tóm lược)” ngày 01/01/2016 của
công ty Thành Công.
(Cách làm: Điền số liệu chi tiết vào cột 5 – cột “Số đầu năm” – trên mẫu “bảng cân đối
kế toán (dạng tóm lược)” đã cho ở phía trên. Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”
– mã số 110 – đã được làm mẫu).

Câu 6: Trong quý 1 năm 2016, tại doanh nghiệp Thành Công, có các nghiệp vụ kinh tế
sau xảy ra:
1. Vay ngắn hạn ngân hàng và dùng số tiền đó để trả nợ cho nhà cung cấp: 100 trđ.
2. DN góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hóa:
100 trđ (Đây là giá đánh giá lại, đồng thời cũng là giá trị ghi sổ kế toán của lượng vật tư,
hàng hóa đó).
3. Khách hàng trả nợ cho DN bằng tiền mặt: 10 trđ.
4. Xuất tiền mặt trả nợ lương kỳ trước cho người lao động: 30 trđ.
5. Người mua ứng trước tiền hàng ngắn hạn, DN gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ
hạn ở ngân hàng: 20 trđ.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng, nộp thuế cho ngân sách nhà nước: 50 trđ.
7. Xuất tiền mặt, trả trước tiền hàng ngắn hạn cho nhà cung cấp: 10 trđ.
8. Nhận một khoản tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn từ đối tác, DN đem gửi tiết kiệm
ngân hàng với kỳ hạn 6 tháng: 50 trđ.
9. DN hoàn thành việc phát hành cổ phiếu thường mới để huy động vốn với các thông
tin như sau: Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đ/CP; Số lượng phát hành: 8.000 cổ phiếu; Giá
phát hành: 12.000 đ/CP (toàn bộ thu ngay bằng tiền); Chi phí phát hành = 0.
10. DN hoàn thành việc thanh lý TSCĐ hữu hình với các thông tin như sau: Nguyên giá:
120 trđ; Khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm bán: 100 trđ; Giá bán chưa có thuế GTGT:
60 trđ (người mua trả ngay 75%, phần còn lại được thanh toán vào quý sau); Chi phí xuất
quỹ của việc thanh lý: 8 trđ, trả ngay. Giả định: DN tính và nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ; Hoạt động thanh lý kể trên chịu thuế GTGT với thuế suất 10%; Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Bỏ qua các yếu tố khác. Yêu cầu: Hoàn thiện bảng cân đối kế toán cho quý 1 năm 2016
(dưới đây) của Doanh nghiệp Thành Công.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Triệu
đồng.
TÀI SẢN 31/03/2016 01/01/2016
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN .......... ..........
1. Tiền và các khoản tương đương tiền .......... 100
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn .......... 150
3. Các khoản phải thu ngắn hạn .......... ..........
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng .......... 350
- Trả trước cho người bán ngắn hạn .......... 100
- Phải thu ngắn hạn khác .......... 50
4. Hàng tồn kho .......... 250
5. Tài sản ngắn hạn khác .......... 20
B. TÀI SẢN DÀI HẠN .......... 1380
1. Các khoản phải thu dài hạn .......... 120
2. Tài sản cố định .......... ..........
a) Tài sản cố định hữu hình .......... 650
- Nguyên giá .......... 800
- Giá trị hao mòn luỹ kế (..........) (..........)
b) Tài sản cố định vô hình .......... ..........
- Nguyên giá .......... 460
- Giá trị hao mòn luỹ kế (..........) (160)
3. Bất động sản đầu tư .......... 200
4. Đầu tư tài chính dài hạn .......... 100
5. Tài sản dài hạn khác .......... ..........
TỔNG CỘNG TÀI SẢN .......... ..........

NGUỒN VỐN 31/03/2016 01/01/2016


A. NỢ PHẢI TRẢ .......... 1500
1. Nợ ngắn hạn .......... 1110
- Phải trả người bán ngắn hạn .......... 300
- Người mua trả tiền trước ngắn hạn .......... 80
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước .......... ..........
- Phải trả người lao động .......... 50
- Phải trả ngắn hạn khác .......... 10
- Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn .......... 600
2. Nợ dài hạn .......... ..........
- Phải trả người bán dài hạn .......... 60
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn .......... ..........
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU .......... ..........
1. Vốn chủ sở hữu .......... 850
- Vốn góp của chủ sở hữu .......... 600
- Thặng dư vốn cổ phần .......... 50
- Vốn khác của chủ sở hữu .......... ..........
- Cổ phiếu quỹ (..........) (30)
- Quỹ đầu tư phát triển .......... 40
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối .......... 140
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác .......... ..........
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN .......... ..........

You might also like