You are on page 1of 16

10/29/2021

Chương 1:
ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ

PGS,TS. NGUYỄN THỊ LAN

NỘI DUNG:

 Khái niệm và nguồn gốc ra đời của tiền tệ?


 Bản chất của tiền tệ là gì?
 Các chức năng của tiền tệ?
 Tiền tệ có vai trò như thế nào trong nền kinh tế
thị trường?
 Tiền tệ trong lưu thông được đo lường như thế
nào?
 Các hình thái phát triển của tiền tệ?
 Các chế độ bản vị tiền
 Các hệ thống tiền tệ 2

Khái niệm tiền tệ:


 Tiền tệ là một phương tiện trao đổi, là đơn
vị để đo lường giá trị của các hàng hoá
khác được pháp luật hay nhiều người
thừa nhận và người sở hữu nó có thể sử
dụng để phục vụ cho những nhu cầu
trong đời sống kinh tế- xã hội.

1
10/29/2021

1.1 NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TIỀN TỆ

Thời kỳ đầu của chế độ CSNTSX mang tính tự


cung, tự cấp không có n/c trao đổi h/hoá  tiền tệ
chưa xuất hiện.
Thời kỳ cuối của chế độ CSNTdo p/công lao
động xuất hiện n/c trao đổi hàng hoá:
+ Giai đoạn đầu: trao đổi dưới hình thức trực tiếp: H -
H'đòi hỏi sự “trùng khớp về nhu cầu”chi phí giao
dịch cao.
+ Giai đoạn sau: Khi SX và TĐ h/hoá mở rộng và phát
triển thì “Vật ngang giá chung" xuất hiện  đó là Tiền tệ.
KL: Tiền tệ là một phạm trù kinh tế-lịch sử, là sản phẩm
của nền SX hàng hoá. 4

1.2 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ

 Học thuyết về tiền tệ kim (TK 16): vàng,bạc tự


nhiên là tiền tệ.
Trường phái Tiền tệ duy danh (TK 18): tiền giấy
và tiền kim loại (vàng, bạc) là như nhau chỉ là
dấu hiệu thanh toán mà nhờ đó hàng hoá được
lưu thông.
 P.A Samuelson (TK 20): "Bản chất của tiền tệ là
để dùng làm phương tiện trao đổi”.
K.Marx (1818-1883): đi tìm bản chất của tiền tệ
từ nguồn gốc ra đời của nó là một hàng hoá
đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hoá.
5

1.2 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ

Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua 2 thuộc tính của nó:
(1) Giá trị sử dụng của tiền tệ:
Đó là khả năng thoả mãn nhu cầu sử dụng làm vật trung
gian trong trao đổi hàng hoá của xã hộigiá trị sử dụng xã
hội.
(2) Giá trị của tiền tệ:
Đó chính là “sức mua” của tiền tệlà khả năng đổi được
nhiều hay ít hàng hoá khác.
Khái niệm “sức mua” phải được xem xét trên phương diện tổng
thể các hàng hoá trên thị trường.

2
10/29/2021

1.3 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

(1) Phương tiện trao đổi


tiền được sử dụng làm môi giới, trung gian trong trao đổi h.hoá
 vận động đồng thời và ngược chiều với h.hoá: H -T- H'
(2) Thước đo giá trị
tiền tệ dùng làm thước đo để biểu hiện và đánh giá giá trị của
các h.hoá khác.
(3) Phương tiện cất trữ
Khi tiền nằm ngoài lưu thông một thời gian dài với mục đích tích
trữ.
(4) Phương tiện thanh toán:
Khi tiền dùng làm phương tiện để thanh toán các khoản
7
nợ.

1.4 VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ


 Đối với kinh tế vĩ mô:
 là công cụ để XD kế hoạch PTKT và thiết lập các MQH
cân đối lớn về mặt giá trị trong nền KT;
là công cụ để XD hệ thống các chỉ tiêu kiểm soát về mặt
giá trị đối với các hoạt động kinh tế;
là cơ sở hình thành nên hoạt động TC- TD nhằm phân
phối lại vốn tiền tệ trong toàn bộ nền KT.
 Đối với kinh tế vi mô:
 thúc đẩy SX và trao đổi h.hoá mở rộng và phát triển;
 là phương tiện để đo lường tổng chi phí, tổng thu nhập,
xác định mức lãi, lỗ của DN  thúc đẩy khả năng cạnh 8
tranh của các DN

1.5 ĐO LƯỢNG TIỀN TRONG LƯU


THÔNG (MS)
1. Khối tiền giao dịch (M1):
tiền mặt lưu hành,thẻ TD, NT tự do chuyển đổi, vàng, ngân
phiếu,TG không kỳ hạn,TG trên TK có thể phát séc để rút tiền.
2. Khối tiền mở rộng (M2):
- M1
- TG ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn
3. Khối tiền mở rộng (M3):
- M2
- TG dài hạn, trái phiếu dài hạn...
4. Khối tiền tài sản (M4), bao gồm:
- M3
- Các CK có giá có khả năng hoán đổi trên TTTC.

Lựa chọn khối tiền nào? 9

3
10/29/2021

1.6 SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI


CỦA TIỀN TỆ
 Tiền tệ dưới dạng hàng hoá (hoá tệ)
- Tiền tệ dưới dạng h.hoá phi kim loại
- Tiền tệ dưới dạng hàng hoá kim loại
 Tiền tệ với tư cách là dấu hiệu giá trị
- Tiền giấy
- Tiền tín dụng
- Tiền điện tử
- Tiền ảo
- Tiền kỹ thuật số
10

TIỀN TỆ DƯỚI DẠNG HÀNG HOÁ PHI KIM


LOẠI

 Hình thái biểu hiện: vỏ sò, lừa, bò, cừu, răng cá


voi, lụa, bơ, da thú, rượu rum…
…tại sao hình thái này lại mất đi…?
 Do hạn chế:
+ Cồng kềnh,khó vận chuyển
+ khó bảo quản
+ Khó chia nhỏ
 Có một hình thái tiền tệ mới ưu việt hơn thay thế
nó  tiền làm bằng kim loại

11

TIỀN LÀM BẰNG KIM LOẠI

 Lịch sử ra đời: khoảng 2000 năm tr.c.n


 Ưu điểm:
- có thể tạo ra hàng loạt
- được chấp nhận một cách rộng rãi
- dễ vận chuyển
- dễ bảo quản
- dễ chia nhỏ

 …nhưng tại sao hình thái này lại bị thay thế?


12

4
10/29/2021

TIỀN GIẤY

 Lịch sử ra đời: từ rất sớm ở Hy lạp, Ai cập (TK 1, tr.c.n)…


được sử dụng rộng rãi ở Trung quốc (TK thứ 7 sau c.n)
 Hình thức biểu hiện:
- Tiền giấy ngân hàng (Bank Note): tiền do các NHTM phát
hành không có hiệu lực pháp lý (tín tệ).
- Tiền giấy pháp định (Paper money): tiền do NHTƯ phát
hành  có hiệu lực pháp lý thanh toán bắt buộc.
 Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí lưu thông
+ Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thông
+ Được chia ra nhiều mệnh giá nên tiện lợi cho việc sử dụng
+ Tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản.
 Hạn chế:
+ Dễ bị làm giả
+ Dễ lạm phát
13

TIỀN TÍN DỤNG


NHTM

 Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản


mở tại ngân hàng.
Cơ sở ra đời: nhu cầu thanh toán qua NH
 Ưu điểm:
- Nhanh gọn và an toàn
- Đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ
- Tiết kiệm chi phí lưu thông
- Nhà nước có thể kiểm soát được KL tiền trong LT.
…liệu tiền mặt có thể bị thay thế hoàn
toàn bằng tiền tín dụng? 14

Tỷ lệ tiền mặt/GDP của các nước


OECD (2017)

15

5
10/29/2021

TIỀN ĐIỆN TỬ
(electronic money/e-money)
 “Tiền Điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị
điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh
toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành”
(ECB).
 “Tiền Điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả
trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng
của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc
sở hữu của khách hàng” (BIS).
 “Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện
điện tử được trả trước bởi khách hàng cho NH, chi nhánh
NH nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo
giá trị tương ứng tại NH, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử”
(Việt Nam*). 16

TIỀN ĐIỆN TỬ
(electronic money/e-money)
 Đặc điểm:
 Tiền điện tử phải là tiền pháp định (fiat money);
 Tiền điện tử có thể do ngân hàng phát hành hoặc
cũng có thể do tổ chức phi ngân hàng phát hành.
 Tiền điện tử có cơ chế đảm bảo tiền tệ (monetary
regimes) của NHTW.
 Tiền điện tử chỉ được lưu trữ trong các sản phẩm điện
tử gồm 2 loại: (i) phần cứng (hard-ware based products) như thẻ
chíp, điện thoại thông minh gắn chíp và (ii) dữ liệu dựa trên phần
mềm (soft-ware based) như ví điện tử Momo.

17

TIỀN ẢO
(virtual currency)
 “Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không chịu sự
quản lý, được phát hành bởi những người phát triển
phần mềm (developers) thường đồng thời là người
kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh
toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất
định” (ECB).
 Đặc điểm:
 Tiền ảo không phải là tiền pháp định.
 Các tổ chức phát hành tiền ảo cũng không chịu sự quản
lý, giám sát chặt chẽ của NHTW.
 Phạm vi hoạt động của tiền ảo thường khá hẹp chỉ trong
phạm một cộng đồng và sử dụng cho mục đích nhất định
(thí dụ, game online). 18

6
10/29/2021

TIỀN KỸ THUẬT SỐ/TIỀN MÃ HÓA


(crytocurrency)
 “Tiền kỹ thuật số là một đồng tiền số, trong đó các kỹ thuật
mã hoá được sử dụng để điều chỉnh việc tạo ra các đơn vị tiền
tệ và xác minh việc chuyển tiền, hoạt động độc lập với NHTW”
(Từ điển Oxford) .
 “Tiền kỹ thuật số là một loại tiền số có giá trị, không phải
do NHTW, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính truyền thống
nào phát hành, mà trong một số trường hợp có thể được sử
dụng như là một sự thay thế cho tiền” (ECB, 2015).
 Tiền kỹ thuật số được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa
phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường
Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân
hay tổ chức nào (trừ khi được NHTW trực tiếp phát hành). Thí
dụ điển hình của tiền kỹ thuật số là Bitcoin, Litecoin (LTC),
19
Ethereum (ETH)…

TIỀN KỸ THUẬT SỐ/TIỀN MÃ HÓA


(crytocurrency)
 Đặc điểm:
 Không phải là tiền pháp định.

 Việc phát hành và giao dịch không chịu sự kiểm


soát bởi NHTW hay bất kỳ một tổ chức nào
 Việc giao dịch mang tính ngang hàng (P2P) mà
không qua bất kỳ một trung gian tài chính nào.
 Tiền kỹ thuật số không có giá trị nội tại mà do cung
cầu trên thị trường quyết định;

Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo và tiền kỹ thuật số?


20

TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TIỀN TỆ

 Tính được chấp nhận rộng rãi


 Tính dễ nhận biết
 Tính có thể chia nhỏ được (nhiều mệnh giá)
 Tính bền vững
 Tính dễ lưu chuyển
 Tính khan hiếm
 Tính đồng nhất

 Hỏi: Bitcoin có thể được coi là tiền không? Những


rủi ro mà quốc gia đó phải đối mặt khi chấp nhận
rộng rãi Bitcoin là đồng tiền chính thức?

7
10/29/2021

1.7 CÁC CHẾ ĐỘ BẢN VỊ TIỀN


(Standard money)
 Chế độ bản vị bạc
 Chế độ hai bản vị (song bản vị)
 Chế độ bản vị vàng
 Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy)

22

(1) CHẾ ĐỘ BẢN VỊ BẠC


(Silver standard system)
a) Cơ sở ra đời:
 Ban đầu tiền kém giá (kẽm và đồng) được lưu thông
phổ biến ở chế độ CHNL và đầu chế độ PK.
 Vào giai đoạn cuối của chế độ PK, ở nhiều nước châu
Âu và Châu Á, Nhà nước đã quy định dùng Bạc làm kim
loại tiền tệ.
 Chế bản vị bạc tồn tại ở Anh đến thế kỷ 18 và ở Nga,
Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc.v.v. đến TK 19.
b) Nội dung của chế độ bản vị bạc
Đó là chế độ trong đó pháp luật quy định dùng kim loại
Bạc để đúc tiền. Tiêu chuẩn của đồng tiền đủ giá được
ban hành trên cơ sở một trọng lượng Bạc nhất định.

(2) CHẾ ĐỘ HAI BẢN VỊ


(Double Standard System)
a) Cơ sở ra đời:
 Vào cuối TK 19 đầu TK 20, hàng loạt mỏ Bạc đã được phát
hiện ở Mexico → giá trị của Bạc giảm mạnh  việc dùng bạc
làm chế độ bản vị không còn thích hợp người ta phải tìm
kim loại có giá trị cao hơn là vàng để đưa vào lưu thông→ có
hai kim loại (bạc & vàng) cùng đồng thời làm kim loại tiền tệ:
chế độ hai bản vị ra đời.
 Nhiều mỏ vàng được phát hiện ở Brazin đã tạo điều kiện cho
các nước thực hiện chế độ hai bản vị.
b) Nội dung của chế độ hai bản vị (chế độ song bản vị)
 Hai loại kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ.
Hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực
pháp lý thanh toán không hạn chế theo giá trị của chúng.

8
10/29/2021

(2) CHẾ ĐỘ HAI BẢN VỊ


(Double Standard System)
Có 2 loại chế độ hai bản vị:
 Chế độ bản vị song song
 Đây là chế độ hai bản vị mà trong đó bạc và vàng lưu
thông theo giá trị thực tế của chúng trên thị trường.
Ví dụ: nước Anh, năm 1633, nếu 1 ounce vàng có giá trị
thực tế gấp 5 ounce bạc thì tỷ giá tiền đúc bằng vàng
(guinea) và tiền đúc bằng bạc (Shilling) là 1/5.
 Chế độ bản vị kép
 Nhà nước quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa tiền đúc
bằng vàng và tiền đúc bằng bạc.
Ví dụ, ở Mỹ năm 1792 NN quy định: tỷ giá giữa tiền đúc
bằng vàng và tiền đúc bằng bạc là 1/15, tức là: 1USD
vàng=15USD bạc.

(3) CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG


(Gold Standard System)
a) Cơ sở ra đời:
 Chế độ hai bản vị có nhiều nhược điểm→ đòi hỏi phải có
chế độ bản vị vàng thay thế chế độ hai bản vị.
 Cuối TK 18- đầu TK 19, do CN khai thác vàng phát triển
nên các nước có đủ đk chuyển sang chế độ bản vị vàng.
 Anh là nước đầu tiên thực hiện cđ bản vị vàng→ kéo
theo các nước khác theo→chế độ bản vị vàng ra đời.
b) Nội dung:
Pháp luật quy định vàng là kim loại duy nhất dùng để
đúc tiền vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và
phương tiện lưu thông.

(3) CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG


(Gold Standard System)
 Chế độ bản vị vàng tiến triển dưới 3 hình thức:
 Bản vị tiền vàng,
 Bản vị vàng thỏi
o Những nước có dự trữ vàng nhiều (Anh, Pháp, Bỉ, Hà lan)
 Bản vị hối đoái vàng.
o Đối với những nước có ít vàng dự trữ (Đức, Ý, Áo, Nauy..) và
những nước phụ thuộc vào các nước đế quốc (Rumani, Chi
lê) không có đk thiết lập chế độ bản vị vàng thỏi
a) Chế độ bản vị tiền vàng (Gold Coin Standard
System)
 Tự do đúc tiền vàng
 Tự do lưu thông
 Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia

9
10/29/2021

(3) CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG


(Gold Standard System)
b) Chế độ bản vị vàng thỏi (Gold bullion Standard System)
Pháp luật qđ hàm lượng vàng của đơn vị tiền tệ, tiền vàng
không được đúc ra trao đổi, tiền NH không được tự do đổi ra
vàng nhưng được đổi ra các thỏi vàng theo qđ của Nhà nước.
Ví dụ: nước Anh năm 1925 qđ số lượng tiền NH muốn đổi ra
vàng phải đổi được từ 400 ounce vàng (thỏi vàng nặng 12,5 kg), có
giá 1700 GBP( £= 7,32298 gam vàng), nếu dưới mức này thì không
được phép đổi ra vàng.
c) Chế độ bản vị hối đoái vàng (Gold exchange Standard
system)
Tiền NH không được đổi trực tiếp ra vàng mà đổi ra ngoại tệ
của những nước thực hiện cđ bản vị vàng thỏi. Số tiền này
phải đủ mức để đổi được lượng ngoại tệ đủ để chuyển ra vàng
thỏi theo luật của nước đó.
VD: Rumani qđ phải có từ 100.000 nêva mới được đổi ra ngoại
28 tệ.

(4) CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN GIẤY

a) Sự ra đời:
 Chế độ lưu thông tiền bằng kim loại có nhiều hạn chế
 Khả năng ra đời của lưu thông tiền giấy nằm trong đặc tính
chấp hành chức năng phương tiện trao đổi của tiền tệ → tạo
ra khả năng dùng dấu hiệu giá trị (tiền giấy) thay thế tiền thật
trong trao đổi hàng hóa.
b) Nội dung:
Tiền giấy được Nhà nước thừa nhận (tín tệ) hoặc phát
hành (tiền pháp định) đưa vào lưu thông để trao đổi hàng
hóa, dịch vụ hay thanh toán các khoản nợ.
 Tiền giấy là dấu hiệu của tiền kim loại (vàng) được phát hành
ra để thay thế cho tiền kim loại đã từng tồn tại trong LT
 Tiền giấy phải được đảm bảo bằng vàng hoặc hàng hóa. 29

(3) CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN GIẤY

c) Quy luật lưu thông tiền giấy


Tiền giấy đại biểu cho tiền vàng trong trao đổi, vì vậy lượng
tiền giấy phát hành đưa vào trao đổi phải do lượng tiền
vàng cần thiết đáng lẽ tồn tại trong trao đổi quyết định.
 Lưu ý:
 Nếu lượng tiền giấy phát hành ra không được đảm bảo
bằng vàng sẽ xảy ra lạm phát hoặc thiểu phát.
 Số lượng tiền giấy phát hành trong lưu thông phải phù
hợp với khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông.
 Theo quan điểm của K.Mark, khối lượng tiền tệ cần thiết
trong lưu thông sẽ bằng tổng số giá cả hàng hóa trong
lưu thông chia cho tốc độ lưu thông tiền tệ.

10
10/29/2021

CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA


VIỆT NAM
 Thời kỳ chế độ phong kiến
 Thời Pháp thuộc:
 Từ 1945- 1950
 Từ 1951- nay

CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA


VIỆT NAM
 Thời kỳ chế độ phong kiến: các loại tiền lưu
hành là tiền đúc bằng kim loại kém giá (đồng,
kẽm) do nhà vua quyết định.
o Riêng triều đại Hồ quý Ly phát hành tiền giấy
năm 1402 nhưng chỉ tồn tại đến năm 1407.
o Thời vua Minh mạng, đã cho đúc đồng bạc nặng
27,045g

Tiền giấy “Thông Bảo Hội Sao”


của Hồ Quý Ly

“…tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền


vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng…Cấm
tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho
Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ…. Khi tiền giấy đã in xong, hạ
lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền
thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền”(Đại Việt Sử ký Toàn thư)

11
10/29/2021

Đồng tiền “Minh Mạng thông bảo”

Đồng bạc nặng 27,045g

CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA


VIỆT NAM
 Thời Pháp thuộc:
 Ban đầu Pháp cho lưu hành đồng bạc Mễ-Tây-Cơ
(Mexico) với trọng lượng nặng 27,07g bạc độ tuổi 0,903.
 Năm 1885, người Pháp chiếm được cả Việt Nam và cho
đúc đồng bạc “Piastre de Commerce – Indochine
Française” nặng 27,215 gam bạc độ tuổi 9/10.
 Năm 1875 có giấy bạc Đông Dương do NH Đông
Dương phát hành trên cơ sở đảm bảo bằng bạc (tiêu
chuẩn 27 gam bạc độ tuổi 9/10), đến năm 1930 được
đảm bảo bằng vàng (tiêu chuẩn 0,5895g vàng).
 Năm 1937 đồng tiền Đông dương được phát hành trên
cơ sở đảm bảo bằng đồng FRF.

Đồng bạc Mễ-Tây-Cơ (Mexico)


(1862-1905)

12
10/29/2021

Đồng bạc “Piastre de Commerce –


Indochine Française”

Đồng một trăm bạc “Cent Piastre”


(1911)

CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA


VIỆT NAM
 Năm 1945 Cách mạng thành công, Trong điều kiện
hệ thống ngân hàng mới chưa được thành lập, Chính
phủ ta phát hành tiền tài chính (do BTC trực tiếp phát
hành) và một số tín phiếu do chính quyền liên khu phát
hành.
 Năm 1951: NH Quốc gia Việt Nam được thành lập- là
cơ quan Nhà nước quản lý việc phát hành và lưu
thông tiền tệ. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng ngân
hàng quốc gia Việt Nam (VNĐ),
 VNĐ không được quy định hàm lượng kim loại quý
(vàng, bạc) làm đảm bảo, vì vậy thực chất chế độ tiền
tệ ở Việt Nam từ năm 1951 là chế độ lưu thông tiền
dấu hiệu.

13
10/29/2021

Giấy bạc Cụ Hồ - Đồng tiền đầu tiên


của nước Việt Nam độc lập

CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA


VIỆT NAM
 Chế độ tiền tệ ở Việt Nam hiện nay vẫn là chế độ lưu
thông tiền dấu hiệu với các đặc trưng cơ bản sau:
 Đơn vị tiền tệ: đồng - ký hiệu là "đ", ký hiệu quốc tế
"VND". Ngoài ra còn có các đơn vị ước của đồng là
"hào", "xu".
 Tiền bản vị (Standard money) còn được gọi là tiền chuẩn
quốc gia của Việt Nam hiện nay là 1 VNĐ. Giấy bạc
NHNN Việt Nam hiện nay bao gồm các mệnh giá sau là
bội số của đồng tiền chuẩn: 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ,
2000đ, 5000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ,
200.000đ và 500.000đ.
 Cơ chế phát hành tiền: NHNN Việt Nam là cơ quan duy
nhất phát hành tiền của nước CHXHCN Việt Nam bao
gồm: tiền giấy và tiền kim loại.

1.8 CÁC HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

i. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất – Hệ thống


tiền tệ Paris (1867-1914)
ii. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai (1922-1939)
iii. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ ba- Hệ thống
Bretton Woods (1945-1971).
iv. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư (hệ thống
Jamaica)
v. Hệ thống tiền tệ Châu Âu-EMS (European
Monetary System) (nay đổi thành Liên minh
tiền tệ Châu Âu-EMU)

14
10/29/2021

HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ THỨ NHẤT


(1867-1914)
 Hệ thống này còn gọi là Hệ thống tiền tệ Paris
 Vàng đóng vai trò đặc biệt hệ thống tiền tệ
này còn được gọi là chế độ bản vị vàng.
 Nội dung:
 Vàng được thừa nhận là tiền tệ thế giới và
được lưu thông trao đổi tự do giữa các nước;
 Vàng là căn cứ để xác định tỷ giá hối đoái giữa
các đồng tiền quốc gia;
 Vàng thực hiện mọi chức năng của tiền tệ.

HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ THỨ HAI


(1922-1939)
 Từ năm 1924- 1928, khôi phục chế độ bản vị vàng dưới
hình thức chế độ bản vị vàng thỏi (ở Anh, Pháp, Bỉ, Hà
lan...) và chế độ bản vị hối đoái vàng (ở Đức, áo, Na
Uy...)  sụp đổ sau 1929- 1933 và các nước phải thực
hiện chế độ lưu thông tiền giấy.
 Từ năm 1930- 1931 khu vực bảng Anh và khu vực đôla
Mỹ ra đời. Nguyên tắc hoạt động :
 Tập trung phần lớn dự trữ ngoại hối của các nước thành
viên vào NHTW của nước lãnh đạo khu vực.
 Thiết lập một cơ chế tỷ giá cố định dựa trên cơ sở ngang
giá vàng của đồng tiền nước lãnh đạo khu vực.
 Thanh toán quốc tế bằng đồng tiền nước lãnh đạo khu
vực.

HT TIỀN TỆ QUỐC TẾ THỨ BA- HỆ


THỐNG BRETTON WOODS (1945-1971)
 HĐ tiền tệ quốc tế được ký kết năm 1944 tại Bretton
Woods lấy đồng đôla Mỹ làm tiền tệ quốc tế.
 Nội dung :
 Thừa nhận đôla Mỹ (USD) là đồng tiền tiêu chuẩn, được sử
dụng làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế.
 Chính phủ Mỹ cam kết đổi USD ra vàng một cách tự do theo
hàm lượng vàng 1USD= 0,888671 gam vàng.
 Tỷ giá hối đoái chính thức của tiền tệ các nước thành viên
được xđ trên cơ sở ngang giá vàng của USD và cố định.
 Giá vàng thể hiện bằng đô la Mỹ là cố định 35 USD= 1ounce
vàng, mức độ biến động chỉ được phép trong giới hạn +-1%.
Một Câu lạc bộ Vàng ở Paris gồm 10 nước tư bản phát
triển thành lập một quỹ vàng để giữ vững giá vàng nói trên.

15
10/29/2021

HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ THỨ


TƯ- HỆ THỐNG JAMAICA (1976)
 Từ năm 1973, đồng USD không còn là mốc chuẩn cho việc
định giá các đồng tiền khác Hiệp định được ký kết giữa
các nước thành viên của IMF tại Jamaica (1976).
 Nội dung:
- SDR -quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) là đơn
vị tiền tệ quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo "rổ
tiền tệ“ bao gồm 16 đồng tiền mạnh nhất thế giới.
- Các nước thành viên tự do lựa chọn thi hành chế độ tỷ giá
hối đoái linh hoạt mà không cần tới sự can thiệp của IMF.
- Bãi bỏ việc lấy vàng làm phương tiện trực tiếp thanh toán
quốc tế giữa các nước thuộc IMF.
- Cho phép các nước hội viên thuộc IMF được phép liên kết để
thành lập hệ thống tiền tệ khu vực.

LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU-EMU

(Sinh viên tự nghiên cứu)

1.9- MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ CẦU


TIỀN TỆ (đọc thêm)

 Quy luật lưu thông tiền tệ của K.Marx.


 Học thuyết số lượng tiền tệ thô sơ của
Irving Fisher (1887-1947).
 Học thuyết về sự ưa thích tiền mặt của
Keynes
 Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của M.
Friedman

48

16

You might also like