tóm tắt IOT bluetooth-B

You might also like

You are on page 1of 37

ARDUINO IOT VIETNAM- https://www.facebook.

com/groups/486295328966960/ 1
Contents
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .................................................................................... 4
1. Đặc điểm Arduino Mega 2560 ................................................................................................................ 4
2.Giới thiệu phần mềm mô phỏng Protues .................................................................................................. 5
a.Cài đặt thư viện arduino cho Proteus. ................................................................................................. 5
b.Hướng dẫn xuất file HEX và thay đổi lưu mục lưu file HEX ............................................................... 7
3. Giới thiệu phần mềm Microsoft Visual C#. .......................................................................................... 12
a. Giao diện phần mềm .......................................................................................................................... 12
b. Các bước tạo và thực thi chương trình .............................................................................................. 12
4. Giới thiệu phần mềm Mit App Inventor 2 ............................................................................................. 17
a. Giao diện chương trình ...................................................................................................................... 17
b. Các bước tạo và thực thi chương trình .............................................................................................. 17

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC TRUYỀN VÀ LƯU TRỮ............................................ 21


CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG PHẦN CỨNG ......................................................................... 24
3.1 Cách sử dụng phần cứng...................................................................................................................... 24
a.Màn hình LCD .................................................................................................................................... 24
b.Module chuyển giao tiếp LCD và I2C................................................................................................ 25
c. Cảm biến độ ẩm đất ........................................................................................................................... 25
d.Module relay ....................................................................................................................................... 26
e.Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm(DHT11) ................................................................................................... 27
f. Module cảm biến siêu âm (US-015)................................................................................................... 27
g. Module Bluetooth HC-05 .................................................................................................................. 28
h. Button Cảm ứng 1 chạm điện dung TTP223B .................................................................................. 29
i. Mạch giảm áp Lm2596 ....................................................................................................................... 29
k. Van điện từ ........................................................................................................................................ 30
l. Máy bơm nước(máy bơm chìm) ......................................................................................................... 30

CHƯƠNG 4: THI CÔNG MÔ HÌNH TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG ...................................... 32


1. Sơ đồ khối hệ thống ............................................................................................................................... 32
2. Sơ đồ nguyên lý ..................................................................................................................................... 33
3. Lưu đồ giải thuật hệ thống ..................................................................................................................... 33
4. Yêu cầu trong hệ thống tưới cây............................................................................................................ 35
a. Điều khiển bằng tay ........................................................................................................................... 35
b. Điều khiển tự động ............................................................................................................................ 35

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ .................................................................................................. 37


ARDUINO IOT VIETNAM- https://www.facebook.com/groups/486295328966960/ 2
1. Kết quả thực nghiệm. ............................................................................................................................. 37
2. Ưu điểm ................................................................................................................................................. 37
3. Hướng phát triển của đề tài. .................................................................................................................. 37

ARDUINO IOT VIETNAM- https://www.facebook.com/groups/486295328966960/ 3


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Đặc điểm Arduino Mega 2560

Hình : Arduino Mega 2560


- Arduino Mega 2560 là một vi điều khiển sử dụng chip ATmega2560. Bao gồm:
• 54 chân digital(15 có thể được sử dụng như các chân PWM)
• 16 đầu vào analog
• 4 UARTS(cổng nối tiếp phần cứng)
• 1 thạch anh 16 MHz
• 1 cổng kết nối USB
• 1 jack cắm điện
• 1 đầu ICSP
• 1 nút reset
• 5 chân GND
• 3 chân 5V
• 1 chân 3.3v
• 6 Chân lập trình ISP

ARDUINO IOT VIETNAM- https://www.facebook.com/groups/486295328966960/ 4


- Arduino Mega 2560 khác với tất cả các vi xử lý trước đây vì không sử dụng
FTDI chip điều khiển chuyển tín hiệu từ USB để xử lý.
- Thay vào đó, nó sử dụng ATmega16U2 lập trình như là một công cụ chuyển đổi
tín hiệu từ USB. Ngoài ra, Arduino Mega 2560 cơ bản vẫn giống Arduino Uno R3, chỉ
khác số lượng chân và nhiều tính năng mạnh mẽ hơn, nên vẫn có thể lập trình cho vi
điều khiển này bằng chương trình lập trình cho Arduino Uno R3.
- Thông số kỹ thuật
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật Arduino Mega 2560

Chip xử lý ATm
ega2
560
Điện áp hoạt động 5V

Cường độ dòng điện trên chân 20


vào/ra mA
Flash Memory 256
KB
SRAM 8 KB

EEPROM 4 KB

Clock Speed 16
MHz

2.Giới thiệu phần mềm mô phỏng Protues

a.Cài đặt thư viện arduino cho Proteus.


• Tải về thư viện Arduino cho proteus trên một số trangmạng. Click chuột phải giải nén và copy 2
file ArduinoTEP.IDX và ArduinoTEP.LIB

5
• Dán 2 file vừa rồi vào thư mục vào thư mục LIBRARY của Proteus theo đường dẫn: C:\Program
Files (hoặc Program Files (x86) nếu máy bạn nào sử dụng 64 bit) \Labcenter Electronics\Proteus 7
Professional\LIBRARY

• Mở proteus lên

6
b.Hướng dẫn xuất file HEX và thay đổi lưu mục lưu file HEX
Để xuất được file HEX và nạp vào board Arduino trong Proteus bạn thao tác như sau:

• Mở Arduino IDE, đi đến File => Preferences

• Tích vào Compilation và Ok

7
Mặc định file HEX sẽ được lưu ở một đường dẫn thư mục khá dài dòng và khó nhớ, do đó
nếu muốn đổi thư mục lưu file HEX cho thuận tiện bạn có thể thực hiện:

• Đi đến đường dẫn thư mục cài đặt Arduino của bạn. Mặc định là
C:\Program Files (x86)\Arduino\lib hoặc C:\Program Files\Arduino\lib

Click chuột phải vào file preferences chọn mở với Notapad hoặc Wordpad

• Thêm đoạn sau vào cuối file preferences:


build.path = <đường dẫn tới thư mục bạn muốn lưu file HEX>

8
ví dụ như của mình là build.path = D:\Google Drive\Program File\Arduino\File HEX

5. Sau đó Ctrl + S để save lại, nếu không save được hãy chọn file Save As và lưu ra desktop với cùng
tên preferences.

Cuối cùng hãy copy và ghi đè lên file preferences cũ

Khởi động lại Arduino IDE, dịch thử 1 đoạn code và file HEX đã được lưu ở thư mục mới.

9
Sửa thông báo lỗi và không biên dịch được vào lần thứ 2

Có một số trướng hợp khi bạn biên dịch lần đầu tiên thì bình thương, nhưng khi biên dịch lại lần thứ 2
hoặc sửa code rồi biên dịch lại nhưng Arduino lại báo lỗi như hình:

Để Fix bạn tham khảo cách sau:


1. Vào File => Preferences

10
2. Bỏ tích dòng Aggressively cache compiled core =>OK

Khời động lại Arduino (tuỳ ý) => biên dịch lại và thưởng thức

Hình : Nạp chương trình Arduino vào phần mềm Proteus và mô phỏng

Muốn có đầy đủ luận văn, code lập trình, file.aia viết choa app điện thoại, file C# liên
hệ gmail thuyuyencvvc@gmail.com
Mời tham gia group ARDUINO
IOT VIETNAM -
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng chia sẻ tài liệu, các project, đồ án cùng nhau học tập.

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường Cao đẳng nghề Cao
Thắng
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt ĐH Qui Nhơn
11
3. Giới thiệu phần mềm Microsoft Visual C#.
a. Giao diện phần mềm

Hình : Giao diện phần mềm


b. Các bước tạo và thực thi chương trình
+ Bước 1: Tạo Project mới
Chọn Visual # → Window Form Application → OK

Hình 1.8 Tạo Project mới


+ Bước 2: Mở giao diện Window Form Application
12
Hình : Giao diện Window Form Application
+ Bước 3: Mở hộp thoại ToolBox
Chọn View → Other Window → ToolBox.

Hình :Cửu sổ ToolBox


+ Bước 4: Lập trình cho từng đối tượng
13
Click chuột phải vào đối tượng → View Code

Hình : Lập trình cho từng đối tượng


+ Bước 5: Chạy chương trình Chọn Debug → Start Debugging

Hình : Chạy chương trình


- Đóng gói phần mềm
+ Bước 1: Tạo Project mới để lưu trữ phần mềm cài đặt Click chuột phải vào Solution →
Add → New Project Trong mục Visual Studio Installer → Setup Project

14
Hình : Tạo Project mới lưu trữ phần mềm cài đặt
+ Bước 2: Add các cơ sở dữ liệu của Project vào Application Folder Click chuột phải
Application Folder → Add → Project Output

Hình : Add cơ sở dữ liệu của Project vào Application Folder


Tạo User’s Desktop chọn Application Folder → Primary output from.. → Create
shortcut to primary output from → coppy Shortcut vừa tạo ra vào user’s desktop

15
Hình : Thiết lập phần mềm cài đặt trong mục User’s Desktop
+ Bước 3: Build chương trình
Click phải chuột vào Setup1→ Build

16
Hình : Build chương trình
4. Giới thiệu phần mềm Mit App Inventor 2
- MIT App Inventor dành cho Android là một ứng dụng web, cho phép nhà lập
trình tạo ra các ứng dụng phần mềm cho hệ điều hành Android. Bằng cách sử dụng giao
diện đồ họa, nền tảng cho phép người dùng kéo và thả các khối mã (Blocks) để tạo ra
các ứng dụng có thể chạy trên thiết bị Android.
- Mục tiêu cốt lõi của MIT App Inventor là giúp đỡ những người chưa có kiến thức
về ngôn ngữ lập trình có thể tạo ra những ứng dụng có ích trên hệ điều hành Android.
- Ngày nay, MIT đã hoàn thiện App Inventor và nó được chia sẻ ngay trên tài
khoản Google. Lập trình viên mới bắt đầu hoặc bất kỳ ai muốn tạo ra ứng dụng Android
chỉ cần vào địa chỉ web của MIT, nhập thông tin tài khoản Google, và từ những mảnh
ghép nhỏ, xây dựng những ý tưởng của mình. MIT có sẵn một loạt các hướng dẫn cụ thể
cho bạn làm quen với chương trình.
- Thực thi App Inventor → truy cập vào địa chỉ http://ai2.appinventor.mit.edu.

a. Giao diện chương trình


- Sử dụng các thành phần trong Palette để tạo giao diện và sử dụng các Blocks để lập
trình với tài liệu tham khảo “Staring Out with App Inventor for Android” của Tony
Gaddis and Rebecca [3].

Hình : Giao diện chương trình


b. Các bước tạo và thực thi chương trình

17
+ Bước 1: Tạo project mới Chọn Start new project → OK

Hình : Tạo Project mới


+ Bước 2: Thiết kế giao diện

Hình : Giao diện thiết kế (Design)


Palette: Chứa các thành phần có thể đặt lên trên Screen như: Button, Label, Image,
Listview, Video player, ….
Viewer: Hiển thị giao diện screen. Kéo thả các thành phần từ khung Palette sang đây để
thiết kế giao diện cho phần mềm.
Components: Sơ đồ cây thể hiện cấu trúc các thành phần đã được bố trí trên Screen.
Properties: Hiển thị thuộc tính của component tương ứng được chọn.
Media: Chứa các file media bạn tải lên để sử dụng trong chương trình như: Ảnh icon,
ảnh nền, …

18
Hình : Cửa sổ tải ảnh icon, ảnh nền, …
+ Bước 3: Lập trình cho các đối tượng đã thiết kế Blocks gồm 2 nhóm chính:
Các Block chức năng cơ bản của một chương trình như: logic, toán học, ký tự, biến,

Các Block chức năng theo từng component trong ứng dụng: mỗi component của ứng
dụng đều có các Block chức năng tương ứng

Hình : Giao diện lập trình Bloocks


+ Bước 4: Biên dịch và thử nghiệm
Để biên dịch và thực thi chương trình viết trên MIT App Inventor 2 có hai cách:
Cách 1: Sử dụng phần mềm MIT Companion.

Cần cài đặt phần mềm MIT Companion trên điện thoại. Sau đó kết nối với project của
bạn để tự động download về và chạy bên trong phần mềm MIT Companion. Cách 2:

19
Biên dịch ra file apk
Chọn Build → App (save.apk to my computer) → File được lưu về máy vi tính

Hình : Biên dịch chương trình

Muốn có đầy đủ luận văn, code lập trình, file.aia viết choa app điện thoại, file C# liên
hệ gmail thuyuyencvvc@gmail.com
Mời tham gia group ARDUINO
IOT VIETNAM -
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng chia sẻ tài liệu, các project, đồ án cùng nhau học tập.

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường Cao đẳng nghề Cao
Thắng
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt ĐH Qui Nhơn

20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC TRUYỀN VÀ LƯU TRỮ
DỮ LIỆU
Tổng quang về chuẩn RS232
Tiêu chuẩn RS232 với USB hoặc Bluetooth
- Các USB chuyển đổi sang RS232/TTL UART cung cấp dễ dàng một phương
pháp kết nối TTL để tín hiệu RS232 trên máy vi tính thông qua một cổng USB giao tiếp
với vi điều khiển.
- Các trang web FTDI cung cấp trình điều khiển USB cho một cổng com ảo cũng
như Windows Dll cho interfacing với Visual Basic sử dụng ngôn ngữ C, C ++ hoặc C#.
- Sử dụng Như:
+ USB để chuyển đổi sang RS232.
+ USB để chuyển đổi sang UART TTL.
+ USB để chuyển đổi sang RS485.
+ USB để chuyển đổi sang RS232/TTL UART/RS485.
Đặt tính kỹ thuật
Các đặc tính kỹ thuật của chuẩn RS-232 như sau:
Bảng 2.1 Đặc tính kỹ thuật chuẩn RS-232
Chiều dài cable 15m
cực đại
Tốc độ dữ liệu 20Kbps
cực đại
Điện áp ngỏ ra 25VDC
cực đại
Điện áp ngỏ ra 5VDC –
có tải 15VDC
Trở kháng tải 3K – 7K

Điện áp ngõ 15VDC


vào
Độ nhạy ngõ 3VDC
vào
Trở kháng ngỏ 3K – 7K
vào

21
Ưu diểm của giao diện nối tiếp RS232
- Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
- Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy vi tính đang được cấp điện.
- Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua công nối tiếp.
- Khoảng cách truyền xa hơn truyền song song.
- Số dây kết nối ít.
- Có thể truyền không dây
- Có thể ghép nối với vi điều khiển hay PLC(Programmable Logic Device).
Quá trình truyền nhận dữ liệu
- Tốc Độ Baud: Tốc độ Baud hay còn gọi là tốc độ bit được định nghĩa là số bit
truyền được trong thời gian 1 giây. Tốc độ bit này phải được thiết lập ở bên phát và bên
nhận đều như nhau ( Tốc độ giữa vi điều khiển và máy vi tính phải cùng 1 tốc độ truyền
bit). Một số tốc độ Baud: 50, 75, 110, 150, 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600,
19200, 28800, 38400, 56000, 115200. Tốc độ Baud mặc định là 9600.
- Bit chẳn/lẻ(Parity bit): Đây là bit kiểm tra lỗi trên đường truyền.
Giao tiếp Arduino Mega 2560 với máy vi tính có Bluetooth
Kết nối Bluetooth HC-05 với máy vi tính bằng mã pin là “1234”.

Hình : Giao tiếp Arduino Mega 2560 với máy vi tính

22
Giao tiếp Arduino Mega 2560 với điện thoại Android
Kết nối Bluetooth HC-05 với điện thoại Android bằng mã pin là “1234”.

Hình : Giao tiếp Arduino Mega 2560 với điện thoại Android

Muốn có đầy đủ luận văn, code lập trình, file.aia viết choa app điện thoại, file C# liên
hệ gmail thuyuyencvvc@gmail.com
Mời tham gia group ARDUINO
IOT VIETNAM -
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng chia sẻ tài liệu, các project, đồ án cùng nhau học tập.

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường Cao đẳng nghề Cao
Thắng
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt ĐH Qui Nhơn

23
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG PHẦN CỨNG

3.1 Cách sử dụng phần cứng


a.Màn hình LCD

Hình 3.1 Màn hình LCD 16x2


- Màn hình LCD 16x2 có chức năng chính là dùng để hiển thị. Nên có thể sử dụng
màn hình để hiển thị các chữ, ký tự….
- Thông số kỹ thuật
• Chân số 15 - A: Nguồn dương cho đèn nền .
• Chân số 16 - K: Nguồn âm cho đèn nên .
• Điện áp MAX: 7V.
• Điện áp MIN: -0,3V.
• Hoạt động ổn định: 2.7-5.5V.
• Điện áp ra mức cao: > 2.4V.
• Điện áp ra mức thấp: <0.4V.
• Dòng điện cấp nguồn: 350uA - 600uA.
• Nhiệt độ hoạt động: -30 - 75 độ C.

24
b.Module chuyển giao tiếp LCD và I2C

Hình 3.2 Module I2C thực tế.


- Module I2C giao tiếp với màn hình LCD để giảm số chân kết nối với Arduino.
- Thông số kỹ thuật:
• Điện áp hoạt động: 2.5 - 5.5VDC

Hình 3.3 Kết nối chuẩn I2C + LCD với Arduino


c. Cảm biến độ ẩm đất

Hình 3.4 Cảm biến độ ẩm đất

25
- Cảm biến độ ẩm đất là cảm biến dùng để đo giá trị độ ẩm trong đất
- Thông số kỹ thuật:
• Điện áp hoạt động: 3,3V- 5V.
• VCC: 3,3V- 5V.
• GND: 0V
• D0 đầu ra tính hiệu số(0 và 1).
• A0 đầu ra Analog(Tín hiệu tương tự).
- Cảm biến độ ẩm đất, trạng thái đầu ra mức thấp(0V), khi đất thiếu nước đầu ra sẽ là
mức cao(5V). độ nhạy cảm biến có thể điều chỉnh được bằng biến trở.
d.Module relay

Hình 3.5 Module Relay


- Module Relay(Rờ- le) là một thiết bị dùng để đóng – ngắt
- Thông số kỹ thuật:
• Điện áp tải: AC 220V/10A
• Dòng kích Relay: 5mA
• Điện áp hoạt động: 5V
• DC+: Điện áp dương của nguồn 5V (VCC)
• DC-: Điện áp âm của nguồn (GND)
• IN: Có thể set mức cao hoạt thấp để điều khiển Relay
• NO: Chân thường mở của Relay
• COM: Chân chung của Relay
• NC: Chân thường đóng của Relay
1. 10A - 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rờ-le với hiệu điện
thế <= 250V (AC) là 10A.

26
2. 10A - 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rờ-le với hiệu điện thế
<= 30V (DC) là 10A.
3. 10A - 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rờ-le với hiệu điện
thế <= 125V (AC) là 10A.
4. 10A - 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rờ-le với hiệu điện thế
<= 28V (DC) là 10A.
5. SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế kích tối ưu là 5V
e.Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm(DHT11)

Hình 3.6 Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm(DHT11)


- Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm dùng để đo giá trị nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nơi
đặt cảm biến, từ đó chúng ta có thể giám sát và nhận biết được sự thay đổi của nhiệt độ
và độ ẩm môi trường
- Thông số kỹ thuật
• Điện áp hoạt động: 3 - 5.5V DC
• Ngưỡng độ ẩm: 20 - 90%
• Sai số độ ẩm: ± 2%
• Ngưỡng nhiệt độ: 0 - 55oC
• Sai số nhiệt độ: ± 1Oc
Môi trường để cảm biến hoạt động tốt là: nhiệt độ từ 10 đến 40oC và độ ẩm từ 60%
hoặc hơn.
f. Module cảm biến siêu âm (US-015)

Hình 3.7 Module cảm biến siêu âm(US-015)


27
- Cảm biến khoảng cách siêu âm US-015 được sử dụng phổ biến để xác định
khoảng cách. Cảm biến sử dụng sóng siêu âm và đo khoảng cách trong khoảng từ 2→300
cm. VCC: Chân cấp nguồn cho cảm biến (nguồn 5V)
Trig: Chân phát xung để kích hoạt cảm biến hoạt động Echo: Chân trả về tín hiệu xung
khi sóng siêu âm phản xạ lại
OUT: Chân sử dụng để lựa chọn mode hoạt động của cảm biến. GND: Chân cấp GND.
- Nguyên lý hoạt động: Cảm biến đo khoản cách dựa vào chân phát và chân thu.
Tốc độ của âm thanh trong không khí là 340 m/s (hằng số vật lý), tương đương với
29,412 microSeconds/cm (106 / (340*100)).
g. Module Bluetooth HC-05

Hình 3.8 Module Bluetooth HC-05


- Khi kết nối Bluetooth HC-05 với máy vi tính hoặc điện thoại thì sẽ nhận được 1
cổng COM ảo ở chế độ truyền Haft Duplex tức trong 1 thời điểm chỉ có thể truyền hoặc
nhận tín hiệu
- Thông số kỹ thuật:
• Điện áp hoạt động: 3.3 - 5VDC
• Baudrate UART có thể chọn được: 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400,
57600, 115200
- Thiết lập mặc định:
• Lập UART mặc định: Baudrate 38400 hoặc 9600, N, 8, 1.
• Pairing code mặc định: 1234 hoặc 0000

28
h. Button Cảm ứng 1 chạm điện dung TTP223B

Hình: Button Cảm ứng 1 chạm điện dung TTP223B


- Cảm ứng 1 chạm điện dung TTP223B được sử dụng trong các ứng dụng cảm ứng
điện dung: bàn phím, công tắc chìm, báo động, cảm biến có thể phát hiện xuyên qua các
vật thể như nhựa, giấy, kim loại mỏng có độ dày tối đa lên đến 5mm.
- Thông số kĩ thuật:
• Điện áp làm việc: 3 - 5,5VDC.
• Dòng điện tiêu thụ: 0.025mA.
- Nguyên lý hoạt động:

i. Mạch giảm áp Lm2596

Hình 3.11 Mạch giảm áp lm2596


- Mạch giảm áp DC có khả năng giảm áp từ 30V xuống 1.5V mà vẫn đạt hiệu suất
cao(92%). Thích hợp cho các ứng dụng chia nguồn, hạ áp, cấp cho các thiết bị như
Arduino, camera, motor, robot.
- Thông số kỹ thuật:
• Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V.
• Điện áp đầu ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V.

29
• Dòng đáp ứng tối đa là 3A.
• Hiệu suất: 92%
• Công suất: 15W
k. Van điện từ

Hình 3.12 Van điện từ


- Dùng trong các hệ thống tưới cây, tưới tiêu tự động như là đóng mở các óng dẫn
nước
- Thông số kỹ thuật van điện từ JELPC 2W 160-15
• Điện áp điều khiển 220VAC
• Kiểu hoạt động: Tác động trực tiếp, NC(thường đóng)
• Áp suất làm việc: Khí: 0~1.0Mpa, Nước: 0~0.7Mpa, Dầu: 0.9Mpa
• Áp suất chịu được tối đa 1Mpa
- Nguyên lý hoạt động:
Khi chưa cấp điện cho cuộn đây Van điện từ(Solenoid) thì tiếp điểm đóng, nước không
chảy qua được. Ngược lại khi cấp điện cho cuộn dây Van điện từ(Solenoid) nó sẽ hút
tiếp điểm về hướng ngược lại và làm thông dòng chảy.

l. Máy bơm nước(máy bơm chìm)

30
Hình 3.13 Động cơ bơm nước 220VAC
- Sử dụng để bơm nước, làm máy phun sương,…
- Thông số kỹ thuật
• Lưu lượng nước: 1200lit/h
• Công suất: 32W
• Điện áp: 220/240VAC – 50hz

Muốn có đầy đủ luận văn, code lập trình, file.aia viết choa app điện thoại, file C# liên
hệ gmail thuyuyencvvc@gmail.com
Mời tham gia group ARDUINO
IOT VIETNAM -
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng chia sẻ tài liệu, các project, đồ án cùng nhau học tập.

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường Cao đẳng nghề Cao
Thắng
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt ĐH Qui Nhơn

31
CHƯƠNG 4: THI CÔNG MÔ HÌNH TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG
1. Sơ đồ khối hệ thống

Hình : Sơ đồ khối hệ thống


Giải thích từng khối:
(1) Khối nguồn: Sử dụng nguồn adapter hoặc nguồn tổ ong từ 5VDC – 12VDC cấp
cho mạch thông qua chân Vin hoặc jack DC. Lưu ý: nên sử dụng điện áp khoản 9v thì
mạch sẽ chạy ổn định.
(2) Khối nút nhấn: Các nút nhấn cảm biến một chạm đặt tại mô hình, bao gồm các
nút nhấn thiết bị và nút nhấn chuyển chế độ hoạt động.
(3) Khối cảm biến bao gồm: Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm không khí, cảm biến độ ẩm
đất và cảm biến siêu âm.
(4) Khối điều khiển: Điều khiển thiết bị tại hộp điều khiển, trên máy vi tính hoặc
trên điện thoại Android.
(5) Khối xử lý trung tâm: Sử dụng Arduino Mega 2560 để nhận dữ liệu từ cảm
biến và các nút nhấn, đưa dữ liệu lên giao diện giám sát
(6 ) Màn hình LCD: Hiển thị trạng thái hoạt động hiện tại lên màn hình LCD.
(7) Khối các thiết bị: Gồm có máy bơm 1, máy bơm 2, van điện từ cho luống 1 và van
điện từ cho luống 2
(9) Khối Relay: Điều khiển đóng – ngắt các thiết bị.

32
2. Sơ đồ nguyên lý

Hình : Sơ đồ nguyên lý hệ thống

3. Lưu đồ giải thuật hệ thống

Hình : Lưu đồ giải thuật chính hệ thống


33
Giao diện điều khiển và giám sát trên máy vi tính

Hình : Giao diện phần mềm điều khiển trên máy vi tính.
Giao diện điều khiển và giám sát trên điện thoại Android

a) Đăng nhập mật khẩu b) Giao diện điều khiển

Hình : Giao diện phần mềm điều khiển trên điện thoại Android

34
4. Yêu cầu trong hệ thống tưới cây.
Hệ thống này thực hiện để tiết kiệm nước, giảm nhân công và tăng năng suất thông qua
việc áp dụng điều khiển bằng tay hoặc tự động.
a. Điều khiển bằng tay
- Khi chưa nhấn nút nhấn Menu(chọn chế độ) thì hệ thống mặc định ở chế độ điều
khiển bằng tay. Thiết bị được điều khiển bằng tay như các nút nhấn trên hộp điều khiển
hoặc giao diện điều khiển và giám sát trên máy vi tính hoặc điện thoại Android.
➢ Chọn chế độ điều khiển bằng tay trên hộp điều khiển
➢ Chọn chế độ điều khiển bằng tay trên điện thoại Android
➢ Chọn chế độ điều khiển bằng tay trên máy vi tính
b. Điều khiển tự động
- Khi nhấn nút nhấn Menu(chọn chế độ) thì hệ thống chuyển sang chế độ điều
khiển tự động. Hệ thống sẽ đọc các giá trị cảm biến để điều khiển thiết bị.

Hình : Chọn chế độ điều khiển tự động trên điện thoại Android

35
Hình : Chọn chế độ điều khiển tự động trên máy vi tính

Muốn có đầy đủ luận văn, code lập trình, file.aia viết choa app điện thoại, file C# liên
hệ gmail thuyuyencvvc@gmail.com
Mời tham gia group ARDUINO
IOT VIETNAM -
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng chia sẻ tài liệu, các project, đồ án cùng nhau học tập.

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường Cao đẳng nghề Cao
Thắng
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt ĐH Qui Nhơn

36
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ
1. Kết quả thực nghiệm.

- Kết quả đạt được sau khi hoàn chỉnh mô hình như điều khiển và giám sát hệ
thống hoạt động ở hai chế độ: điều khiển bằng tay và điều khiển tự động trên máy vi
tính hoặc điện thoại thông qua kết nối Bluetooth.
2. Ưu điểm
- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến cây trồng như nhiệt độ và độ ẩm không khí, độ ẩm
đất được giám sát bằng giá trị hoặc đồ thị và điều khiển tự động hoặc bằng tay.
- Giảm nhân công chăm sóc, được giám sát từ xa, tăng năng suất và thu nhập.
3. Hướng phát triển của đề tài.
- Điều khiển và giám sát hệ thống tưới tiêu thông qua mạng LAN hoặc Wifi.
- Sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời để giảm năng lượng điện tiêu thụ.
- Sử dụng camera để có thể quan sát được quá trình sinh trưởng của cây trồng.

37

You might also like