You are on page 1of 124

Masterscan D-70

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


Dịch bởi: Nguyễn Duy Lân
9/17/2014

Số tài liệu: Phiên bản 0 09/2014


Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Làm thế nào để liên hệ với Sonatest?

Vui lòng vào website: www.sonatest.com hoặc liên hệ với văn phòng của chúng tôi.

Sonatest Limited (Quốc tế) Sonatest Inc. (Bắc Mỹ)


Dickens Road 12775 Cogburn
Milton Keynes San Antonio, Texas
MK12 5QQ 78249
England USA
+44 (0)1908 316345 +1 (210) 697 0335
+44 (0)1908 321323 +1 (210) 697 0767
@ sales@sonatest.com @ sales@sonatestinc.com

Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật L.C.D - SECSLCD


Trụ sở: Số 5 lô B, tập thể ĐHKHTN, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

VPGD: Số 7, 218/44 Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: +84 (0) 437 531 446

Fax: +84 (0) 437 531 446

Liên hệ: Nguyễn Duy Lân - Điện thoại di động: 0904 685 835

E-mail: secs.lcd@gmail.com; lan.nguyenduy@haicaondt.com.vn; secs.lcd@fpt.vn

Web: www.haicaondt.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/pages/Secslcd/1598309820446945

1
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Sự khước từ và Chú ý
Thông tin sau phải được đọc và hiểu bởi người sử dụng đối với thiết bị siêu âm dò khuyết tật và đo chiều
dày Sonatest MasterScan D-70. Hoạt động không đúng theo các hướng dẫn ở đây có thể dẫn tới một loạt
các lỗi trong kết quả kiểm tra hoặc gây hại tới thiết bị. Sự quyết định được dựa trên các kết quả không
đúng có thể dẫn tới phá hủy tài sản, tổn hại tới con người hoặc sinh mạng. Bất cứ ai sử dụng thiết bị này
phải được đánh giá năng lực đầy đủ bởi tổ chức của họ trong phần lý thuyết và thực hành kiểm tra siêu
âm, hoặc dưới sự giám sát trực tiếp của những người như vậy.

Cảnh báo chung

Việc sử dụng hợp lý thiết bị kiểm tra siêu âm yêu cầu bốn yếu tố then chốt sau:

 Kiến thức đối với phép kiểm tra cụ thể và các thiết bị kiểm tra có thể áp dụng.

 Lựa chọn đúng thiết bị kiểm tra dựa trên kiến thức về ứng dụng

 Người sử dụng được đào tạo thành thạo khi sử dụng thiết bị

 Cuốn hướng dẫn này cung cấp các hướng dẫn trong việc hoạt động cơ bản của thiết bị
dò khuyết tật MasterScan D-70. Bổ sung vào các phương pháp đã có, rất nhiều các hệ số
khác có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thiết bị dò khuyết tật này. Các thông tin cụ thể
liên quan tới các hệ số này vượt quá phạm vi của cuốn hướng dẫn. Người sử dụng cần
phải tham khảo các sách chuyên môn phù hợp đối với các chủ đề liên quan tới phương
pháp kiểm tra siêu âm và đo chiều dày để có thêm nhiều hơn các thông tin chi tiết.

Cảnh báo cụ thể

 Thiết bị MasterScan D-70 chứa bộ phát xung năng lượng cao và chính xác cho phép tối
ưu hóa các kết quả kiểm tra cần thu nhận bởi việc đạt được độ rộng xung phù hợp với
các đặc điểm của đầu dò. Mạch điện này có thể bị phá hủy bởi điện thế xung nhọn. Đề

xuất thiết bị cần được tắt hoặc bộ phát xung được dừng (bằng việc nhấn nút )
trước khi thay đổi đầu dò.

Đào tạo người sử dụng

 Người sử dụng phải nhận được sự đào tạo phù hợp trước khi sử dụng thiết bị siêu âm dò khuyết tật
này.
 Người sử dụng phải được đào tạo các quy trình kiểm tra siêu âm thông dụng và trong việc cài đặt và
thực hiện được yêu cầu bởi từng phép kiểm tra cụ thể. Người sử dụng phải hiểu: Lý thuyết truyền sóng
siêu âm
 Phải hiểu các hiệu ứng của vận tốc sóng âm trong vật liệu kiểm tra.
 Sự ứng xử của sóng âm tại bề mặt chuyển giao giữa hai vật liệu khác nhau.
 Sự lan tỏa và các chế độ chuyển đổi sóng âm

Các thông tin cụ thể hơn về đào tạo người sử dụng, đánh giá, cấp chứng chỉ và các thông số kiểm tra có
thể thu nhận từ hiệp hội ngành kỹ thuật liên quan, các nhóm công nghiệp và các cơ quan chính phủ.

2
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Các giới hạn kiểm tra

Trong kiểm tra siêu âm, các thông tin được thu nhận chỉ từ trong phạm vi của chùm sóng âm truyền trong
vật liệu kiểm tra. Người sử dụng phải thực hành với sự cẩn trọng lớn khi thực hiện kết luận về các bản chất
tự nhiên của vật liệu kiểm tra bên ngoài các giới hạn của chùm sóng âm. Điều kiện vật liệu có thể thay đổi
một cách đáng kể và các kết quả có thể thất thường nếu người sử dụng không thực hành sự đánh giá tốt.

Các hệ số hoạt động then chốt

Các quy trình sau phải được theo dõi bởi tất cả người sử dụng thiết bị siêu âm dò khuyết tật này để thu
được các kết quả hợp lý và chính xác.

Hiệu chuẩn vận tốc sóng âm

Thiết bị siêu âm dò khuyết tật hoạt động trên nguyên lý đo thời gian bay của một xung sóng âm tần số cao
xuyên vào vật liệu cũng như đánh giá biên độ phản xạ hoặc truyền qua của các xung vọng. Vận tốc sóng
âm của mẫu kiểm tra nhân với thời gian này để thu được khoảng cách truyền chính xác và đo chiều dày.
Do vận tốc thực của vật liệu có thể thay đổi từ giá trị được công bố, kết quả tốt nhất thu được khi thiết bị
được hiệu chuẩn trên một mẫu tham chiếu được làm từ cùng loại vật liệu như mẫu kiểm tra. Mẫu này cần
phải phẳng, nhẵn và có độ dày tối đa dựa vào mẫu kiểm tra.

Người sử dụng phải nhận thức được rằng vận tốc sóng âm có thể không bất biến xuyên suốt mẫu kiểm tra
do bởi ảnh hưởng của xử lý nhiệt. Điều này cần được xem xét khi đánh giá các kết quả của phép kiểm tra
chiều dày bằng siêu âm. Việc hiệu chuẩn phải luôn được kiểm tra sau khi khi kiểm tra để tối thiểu hóa các
lỗi.

Quy trình Zero đầu dò

Các quy trình hiệu chuẩn đầu dò phải được thực hiện như được mô tả trong cuốn hướng dẫn sử dụng này.
Mẫu hiệu chuẩn phải được làm sạch, ở điều kiện tốt và không có dấu hiệu mài mòn. Lỗi khi thực hiện Zero
đầu dò và quy trình hiệu chuẩn sẽ gây ra các phép đọc chiều dày không chính xác.

Hiệu chuẩn dò khuyết tật

Khi thực hiện dò khuyết tật, điều quan trọng cần chú ý là biên độ của chỉ thị không chỉ liên quan tới kích
thước của bất liên tục; độ sâu của bất liên tục dưới bề mặt mẫu kiểm tra sẽ có một ảnh hưởng đối với biên
độ do các đặc trưng của sự lan truyền sóng âm và vùng trường gần của đầu dò. Thêm vào đó, các đặc
trưng của bất liên tục như định hướng và sự phân loại có thể biến đổi các phản ứng biên độ mong đợi. Đối
với các lý do như vậy, phép hiệu chuẩn phải được thực hiện trên mẫu hiệu chuẩn được chế tạo từ cùng
loại vật liệu của mẫu kiểm tra với các bất liên tục nhân tạo trong dải kích thước và độ sâu cần được phát
hiện. Người sử dụng lại một lần nữa được cảnh báo xem thêm các sách tham khảo với nội dung chi tiết và
sâu rộng hơn cuốn sách này.

3
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Các ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hiệu chuẩn

Vận tốc sóng âm trong các mẫu kiểm tra và bề mặt chịu mòn của đầu dò thay đổi đối với các biến đổi nhiệt
độ. Mọi phép hiệu chuẩn phải được thực hiện trên hiện trường với mẫu hiệu chuẩn có nhiệt độ tương
đương hoặc gần bằng với nhiệt độ mẫu kiểm tra để tối thiểu hóa các lỗi.

Điều kiện đầu dò

Đầu dò được sử dụng cho kiểm tra phải ở trong điều kiện tốt, không có các dấu hiệu mài mòn ở bề mặt
trước. Dải hoạt động của đầu dò phải chứa toàn bộ dải chiều dày cần được kiểm tra và/hoặc các kiểu bất
liên tục cần được phát hiện. Nhiệt độ của vật liệu cần kiểm tra phải ở trong dải nhiệt độ hoạt động của
đầu dò.

Sử dụng chất tiếp âm

Người sử dụng phải biết sử dụng chất tiếp âm. Các kỹ năng kiểm tra phải được phát triển để tiếp âm được
sử dụng và áp dụng theo cách thức ổn định để loại trừ các thay đổi trong chiều dày lớp tiếp âm, cái có thể
gây ra lỗi và các phép đọc không chính xác. Việc hiệu chuẩn và kiểm tra thực tế phải được thực hiện với
cùng loại điều kiện tiếp âm, sử dụng ở mức tối thiểu lượng chất tiếp âm và áp lên đầu dò một áp lực ổn
định.

Khước từ trách nhiệm pháp lý


Tất cả các tuyên bố, thông tin kỹ thuật và các đề xuất gợi ý có trong cuốn hướng dẫn này hoặc bất kỳ các
thông tin nào khác được cung cấp bởi Sonatest Limited có liên quan tới việc sử dụng, các tính năng và các
đánh giá thiết bị MasterScan D-70 được dựa trên các kiểm tra được tin là có thể tin cậy, nhưng độ chính
xác hoặc tính đầy đủ theo đó không được đảm bảo. Trước khi sử dụng sản phẩm bạn nên xác định độ phù
hợp của thiết bị đối với ý định sử dụng dựa trên kiến thức của bạn về kiểm tra siêu âm và đánh giá mô tả
vật liệu. Bạn chịu mọi rủi ro liên đới tới việc sử dụng sản phẩm. Bạn được nhắc lại rằng tất cả sự bảo hành
khi mà khả năng bán được và phù hợp cho mục đích là không được áp dụng từ hợp đồng dưới một sản
phẩm và cuốn hướng dẫn này được cung cấp. Người bán hàng chỉ có nghĩa vụ trong khía cạnh này là thay
số lượng những sản phẩm được chứng minh là có lỗi.

Không nhà bán hàng hay nhà sản xuất nào phải có trách nhiệm hoặc trong hợp đồng hoặc trong lỗi lầm
trực tiếp hay gián tiếp đối với bất kì thiệt hại hoặc phá hủy nào (có hay không đối với sự thiệt hại về lợi
nhuận hoặc cái gì đó khác), chi phí, tốn kém hoặc các yêu cầu đối với sự đền bù sau tai nạn hoặc gián tiếp
dù thế nào đi nữa (và có hay không được gây ra bởi sự cẩu thả của công ty, các nhân viên hoặc đối tác của
họ hoặc bên nào đó).

Gói hàng của bạn có thể bao gồm các tài liệu tùy chọn, như tờ rơi bảo hành, cái có thể được bổ sung bởi
nhà cung cấp của bạn. Các tài liệu này không phải là một phần của gói hàng tiêu chuẩn.

4
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Bản quyền – Copyright

Bản quyền © 2006 – 2014 Sonatest Limited. Tất cả bản quyền đã được bảo hộ

Bản quyền đã được bảo hộ. Mọi phần trong cuốn tài liệu này không được tái bản, lưu trong hệ thống tra
cứu hoặc được truyền tải dưới bất kỳ hình thức nào như dạng điện tử, cơ học, sao chụp, ghi chép hoặc
cách khác mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Sonatest Ltd.

Sonatest limited or its filial provides this manual “AS IS” without warranty of any kind, either express
or implied. Included but not limited to the implied warranties or conditions of merchantability or
fitness for a particular purpose. In NO events shall Sonatest Limited, its filial, its directors, officers,
employers or agents be liable for indirect, special, incidental, or consequential damage, even if
Sonatest limited or its filial has been advised of the possibility of such damages arising from any
defect or error in this manual or product.

Specifications and information contained in this manual are furnished for informational use only, and
are subject to change at any time without notice, and should not be construed as a commitment by
Sonatest limited or its filial.

5
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Sự tương thích điện từ trường


Sản phẩm này được thiết kế theo các luật định của Châu Âu:

- Chỉ định 2002/95/EC đối với sự ngăn cấm sử dụng các chất nền nguy hiểm trong thiết bị điện và điện tử (RoHS).

- Chỉ định 2002/96/EC đối với rác thải thiết bị điện và điện tử (WEEE)

- Chỉ định đối với thiết bị hạ áp (LVD) 73/23/EEC

- Chỉ định đánh dấu CE 93/68/EEC

- Chỉ định đối với tương thích điện từ trường EMC 89/336/EEC. Tuy nhiên, để đảm bảo thiết bị đạt các yêu cầu, chú ý
sau đây phải được đọc kỹ:

Đây là một sản phẩm “CẤP A”. Trong môi trường trong nước, sản phẩm này có thể gây
ra giao thoa sóng radio. Trong trường hợp đó người sử dụng có thể được yêu cầu thực
hiện các phép đo phù hợp.

Thiết bị này không nên được kết nối với các loại cáp nối (ví dụ cáp nối đầu dò hoặc mã
hóa vị trí) dài hơn ba (3) mét. Nếu đây là điều cần thiết, các thiết lập có thể yêu cầu các
kiểm tra EMC khác để đảm bảo tính phù hợp.

Thiết bị Masterscan D-70 cũng phù hợp với chuẩn EN 12668-1, thử nghiệm và đánh giá không phá hủy của
thiết bị kiểm tra siêu âm – Phần 1: Các thiết bị. Đối với bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới việc sử dụng đúng
đắn sản phẩm này, vui lòng liên hệ với nhà phân phối địa phương hoặc Sonatest.

6
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Vài nét về cuốn hướng dẫn sử dụng này

Cuốn hướng dẫn này được tổ chức như thế nào

Cuốn hướng dẫn này bao gồm các phần sau:

 Chương 1: Giới thiệu sản phẩm


 Chương 2: Mô tả trình đơn chi tiết
 Chương 3: Kiểm tra khuyết tật
 Chương 4: Đo chiều dầy
 Chương 5: Các tính năng tiêu chuẩn
 Chương 6: Giao diện kết nối
 Chương 7: Các tính năng tùy chọn
 Chương 8: Phụ kiện
 Chương 9: Thông số kỹ thuật thiết bị
 Chương 10: Bảo hành
 Chương 11: Sửa chữa và Hỗ trợ
 Chương 12: Bảo dưỡng
 Chương 13: Chỉ mục

Quy ước được sử dụng trong cuốn hướng dẫn sử dụng này

Để đảm bảo rằng bạn thực hiện các thao tác hợp lý, các chú ý theo các biểu tượng sau được sử dụng trong
cuốn hướng dẫn này.

NGUY HIỂM/CẢNH BÁO: Thông tin này ngăn ngừa thiệt hại tới chính người sử dụng khi thử một nhiệm
vụ nào đó.

CHÚ Ý: Thông tin để giúp người sử dụng hoàn tất một nhiệm vụ.

GỢI Ý: Thông tin bổ sung để giúp bạn hoàn thành một nhiệm vụ.

Kỹ thuật sử dụng font chữ

chữ trên màn hình Tham chiếu tới tên của trình đơn, Tab hoặc trình đơn phụ khi nó xuất hiện trên màn
hình

(In nghiêng) Được sử dụng để nhấn mạnh lời bình trong một quy trình

[phím/trình đơn] Tham chiếu tới phím bấm để bấm trên thiết bị

7
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

MỤC LỤC
Sự khước từ và Chú ý ............................................................................................................................... 2
Cảnh báo chung .......................................................................................................................................... 2
Cảnh báo cụ thể.......................................................................................................................................... 2
Đào tạo người sử dụng ............................................................................................................................ 2
Các giới hạn kiểm tra................................................................................................................................ 3
Các hệ số hoạt động then chốt ............................................................................................................. 3
Hiệu chuẩn vận tốc sóng âm ................................................................................................................. 3
Quy trình Zero đầu dò .............................................................................................................................. 3
Hiệu chuẩn dò khuyết tật ....................................................................................................................... 3
Các ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hiệu chuẩn ............................................................................ 4
Điều kiện đầu dò ........................................................................................................................................ 4
Sử dụng chất tiếp âm ............................................................................................................................... 4
Khước từ trách nhiệm pháp lý .............................................................................................................. 4
Bản quyền – Copyright ............................................................................................................................ 5
Sự tương thích điện từ trường.............................................................................................................. 6
Vài nét về cuốn hướng dẫn sử dụng này........................................................................................... 7
Cuốn hướng dẫn này được tổ chức như thế nào ............................................................................ 7
Quy ước được sử dụng trong cuốn hướng dẫn sử dụng này ..................................................... 7
Kỹ thuật sử dụng font chữ ..................................................................................................................... 7
Chương 1: Giới thiệu sản phẩm .......................................................................................................... 11
1. Xin chào! ............................................................................................................................................. 11
2. Các tính năng của thiết bị Masterscan D-70 .......................................................................... 11
3. Mặt phím phía trước ....................................................................................................................... 12
4. Mặt sau thiết bị................................................................................................................................. 14
5. Bộ nhớ của Masterscan D-70 ....................................................................................................... 15
Chương 2: Mô tả trình đơn chi tiết .................................................................................................... 19
1. Trình đơn chính................................................................................................................................. 19
2. Trình đơn CAL .................................................................................................................................... 20

8
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

9
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

10
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 1: Giới thiệu sản phẩm

1. Xin chào!
Cảm ơn bạn đã đặt hàng mua thiết bị Sonatest Masterscan D-70!
Cuốn hướng dẫn sử dụng này cung cấp các thông tin đối với thiết bị Sonatest Masterscan D-70. Thông tin
chứa đựng ở đây cho phép việc sử dụng của Masterscan tới mức đầy đủ tính năng của nó để có được các
ưu điểm của thiết bị với nhiều tính năng và tính thân thiện của thiết bị.
Cuốn hướng dẫn này được thiết kế để mọi người với kiến thức tốt về kiểm tra siêu âm cơ bản có thể hiểu
làm thế nào để sử dụng thiết bị Masterscan. Cốt yếu là người sử dụng cần hiểu các tính chất tự nhiên quan
trọng của việc kiểm tra không phá hủy bằng siêu âm.

2. Các tính năng của thiết bị Masterscan D-70


Thiết bị Masterscan D-70 là một thiết bị dò khuyết tật kỹ thuật số bằng siêu âm và đo chiều dầy thân thiện
với người sử dụng, là một thiết bị đơn giản để sử dụng và cung cấp cho người sử dụng có kinh nghiệm với
một thiết bị đầy đủ chức năng kết hợp với nhiều tính năng nâng cao khả năng làm việc. Tất cả các tính
năng của Masterscan D-70 được truy xuất thông qua một hệ thống trình đơn sử dụng các bàn phím phía
trước.

Các phương pháp kiểm tra chức năng


Thiết bị Masterscan D-70 hỗ trợ các phương phát kiểm tra siêu âm sau đây:

Dò khuyết tật kiểu Phát xung – Phản hồi (Pulse-Echo)


Dò khuyết tật kiểu Phát - Thu
Đo thời gian bay
Các phương pháp tiếp xúc hoặc nhúng
Kiểm tra siêu âm góc (Sóng Ngang)
Kiểm tra siêu âm góc (Sóng Bề Mặt)
Phương pháp nhiễu xạ vết nứt
Đo độ sâu khuyết tật
Đo chiều dầy sử dụng đầu dò biến tử đơn
Đo chiều dầy biến tử kép
Đo gián tiếp vận tốc sóng âm trong vật liệu
Hiển thị thay đổi pha trong chế độ không chỉnh lưu
Kiểm tra bằng phương pháp truyền qua
Kiểm tra sóng Creep
Kỹ thuật Phóng và Bắt (Pitch and Catch)

11
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

3. Mặt phím phía trước


Phần điều khiển chính trên mặt trước thiết bị là phím xoay cảm ứng được sử dụng để điều hướng qua các
trình đơn và điều chỉnh thông số, cùng với phím [OK] ở khu vực giữa phím xoay cảm ứng cho phép nhanh
chóng điều hướng thuận lợi.

Các phím lên, xuống, trái, phải cho phép


chuyển từng bước qua các trình đơn và
thay đổi các thông số

Phím xoay cảm ứng cho phép điều hướng


toàn bộ các trình đơn và thay đổi giá trị 2 đèn LED cảnh báo cho
thông số cổng 1 &2

Đèn LED loại nhiễu bật


sáng khi áp dụng chế độ
Lựa chọn nhóm trình loại nhiễu
đơn chính
Trình đơn lựa
Thay đổi giữa các dạng màn hình: chọn Cổng
Thường, Đóng băng, Tạo vệt, Lưu
Lựa chọn hệ số khuếch đại,
đỉnh & Giữ của A-Scan
khuếch đại chuẩn hoặc
4 phím chức năng mà người bước khuếch đại
dùng có thể chỉ định các tính
năng khác nhau Thay đổi giữa hình ảnh
màn hình Thông thường &
chế độ toàn màn hình
Phím lựa chọn bảng danh
sách trong bộ nhớ Màn hình trợ giúp ngữ
cảnh cụ thể

Phím Bật / Tắt

Dịch chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ làm tăng thông số được chọn. Dịch chuyển ngón tay theo
chiều ngược chiều kim đồng hồ làm giảm thông số được chọn.

Phím mũi tên phải dịch chuyển thanh trình đơn được chọn sang phải một bước tại mỗi thời điểm nhấn,
mũi tên trái cho phép dịch chuyển thanh trình đơn sang trái một bước.

Phím mũi tên hướng xuống dịch chuyển xuống 4 hộp thông số ở bên phải màn hiển thị trong khi mũi
tên hướng lên dịch chuyển lên.

Sau khi một thông số được lựa chọn, nhấn nhanh phím [OK] (chỉ có giá trị đối với các thông số với dấu
hiệu cửa sổ) để mở một cửa sổ danh sách, các phím mũi tên hướng lên và xuống sẽ dịch chuyển
lên và xuống danh sách thả này.

12
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Nếu một thông số được lựa chọn bởi việc nhấn giữ phím [OK] trong vòng lâu hơn 2 giây thì sau đó các
phím mũi tên lên và xuống sẽ thay đổi giá trị bằng các bước chỉnh nhỏ trong khi các phím mũi
tên phải và trái thay đổi giá trị bước tăng ở mức lớn hơn.

Mặt phím điều khiển phía trước còn lại bao gồm một dãy các phím được bịt kín, nhạy áp suất, chạm được
và có các chức năng cụ thể được gán cho chúng; loại trừ đối với nhóm này là bốn phím tùy chỉnh theo
người sử dụng [USER] cho phép gán tới bất kỳ một mục trình đơn nào hoặc một danh sách tính năng hữu
dụng. Mô tả chi tiết của mỗi phím được chỉ ra rõ hơn ở phần phía tiếp theo dưới đây.

 Hình ảnh trên chỉ mang tính tham khảo. Bố trí xếp đặt trình đơn và phím bấm có thể thay
đổi theo model, tuy nhiên chức năng của phím là như nhau.
 Khi mục “được làm nổi bật” được sử dụng, nó tương ứng với ký tự với nền màu xanh
dương và với ký tự màu trắng chính là mục được chọn.

13
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

4. Mặt sau thiết bị


Mặt sau thiết bị là nơi lắp pin, đặt các kết nối TX/RX và RX (LEMO hoặc BNC). Thêm vào đó là một mã hóa
vị trí có thể được sử dụng với thiết bị khi kết nối với cổng kết nối mã hóa vị trí. Ở đây cũng có một cổng
USB cho phép kết nối hai chiều giữa thiết bị và máy tính PC thông qua một bộ điều hợp. Chi tiết hơn xin
đọc tại Phần giao diện kết nối

 Khi kết nối với máy tính PC qua cáp USB, việc cập nhật phần mềm cố định và
phần mềm tính năng có thể được thực hiện.
 Phân tích sau kiểm tra có thể được thực hiện cũng như các chức năng khác liên
quan tới kiểm tra sau.
 Để biết rõ hơn thông tin về phần mềm Ultility xin vui lòng tham khảo hướng dẫn
sử dụng.

14
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

5. Bộ nhớ của Masterscan D-70


Các thiết lập của Masterscan D-70 luôn luôn duy trì trong bộ nhớ khi thiết bị tắt, thậm chí nếu pin được
tháo ra. Đó là, dù thế nào các thiết lập vừa chỉ ngay trước khi tắt thiết bị sẽ chính là các thiết lập ở lần tiếp
theo khi thiết bị được bật lại.

Tại nhiều thời điểm ta có thể muốn khởi động thiết bị với các thiết lập mặc định. Đây là sự thực đặc biệt
khi bắt đầu một quy trình kiểm tra mới hoặc chuyển tới từ việc dò khuyết tật tới quy trình đo chiều dầy.
Nói cách khác, có thể cần chạy qua các trình đơn để đặt lại một loạt các chức năng. Chức năng đặt lại được
cung cấp để cho phép việc chuyển tất cả các cài đặt hiệu chuẩn trong bảng nhớ trở về mặc định nhà sản
xuất.

Đặt lại về cài đặt mặc định của nhà sản xuất

1. Tắt thiết bị.

2. Nhấn phím [Full Screen] và giữ trong khi đang bật thiết bị lên cho tới khi có sự xác nhận xuất hiện trên
màn hình.

3. Nhấn phím [OK] để đặt lại thiết bị về mặc định của nhà sản xuất. Nếu không nhấn phím [Menu] để hủy
bỏ cài đặt lại theo mặc định của nhà sản xuất.

Trước khi thực hiện quy trình này, đảm bảo lưu bất kỳ cài đặt ưa thích nào vào bộ nhớ
bằng quy trình đã được đưa ra trong Lưu trữ và gọi lại các cài đặt hiệu chuẩn

4. Khi đặt lại về mặc định nhà sản xuất thì đoạn hội thoại sau được hiển thị cho phép người sử dụng chọn
mặc định theo hệ Imperial (Inch) hoặc hệ Metric (mm)

15
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Tên và chức năng các phím


Biểu tượng Tên chức năng Mô tả chức năng một cách vắn tắt
BẬT/TẮT Phím nhấn bật và tắt dùng cho việc bật và tắt thiết bị. Hoạt động như một công tắc.

OK Phím bấm này hoạt động cùng với trình đơn bộ nhớ để chấp nhận một lưu trữ hoặc
chấp nhận gọi lại một dữ liệu nhớ có trong bộ nhớ. Trong chế độ in, [OK]

Phím mũi tên Các mũi tên điều hướng dùng điều chỉnh thông số và điều hướng. Các phím này dịch
chuyển các con trỏ được làm nổi bật dọc theo phía trên màn hình trái và phải đối với
điều hướng trình đơn phụ được chọn. Các phím tạm thời này với không có sự lặp lại. Các hộp
thông số dọc theo phía tay phải của màn hình thay đổi trong khi trình đơn phụ được
chọn.

Trình đơn Các phím [MENU] được sử dụng để hiển thị 4 mức trình đơn chính (CAL, MEAS,
UTIL và MEMORY) trên phía tay phải màn hình. Phím [MENU] có thể được nhấn tại bất
cứ thời điểm nào.

Cổng Phím này cho phép bạn truy xuất trực tiếp tới ô GATE và bật cổng lên trong chế độ
kích hoạt dương và làm nổi bật hộp thông số G1 START

dB Phím này tạo cho thông số GAIN được làm nổi bật để phím xoay cảm ứng sau đó có
thể điều chỉnh giá trị. Nhấn phím lần nữa làm nổi bật thông số REF. Nhấn đến lần thứ
ba lựa chọn độ lớn của bước chỉnh tăng âm.

Đóng băng / Nhấn phím này một khi lựa chọn chế độ đóng băng đối với hiển thị A-scan. Đây là tính
năng hữu dụng đối với việc giữ lại một xung phản hồi để đánh giá.
Đỉnh xung Khi ở trong chế độ này một hộp được làm nổi bật chỉ ra chữ FREEZE ở bên dưới ô lưới.

Nhấn phím này lần thứ hai lựa chọn chế độ tạo vệt xung hoạt động theo một cách
giống với chế độ đỉnh xung (xem phía dưới) nhưng thay vào việc duy trì đường bao
xung trên màn hình mà nó sẽ biến mất theo thời gian. Thời gian biến mất của đường
bao xung có thể được lựa chọn TRAIL trong trình đơn MISC trong trình đơn chính UTIL
chỉ khi hiển thị trong chế độ tạo vệt xung.

Nhấn phím lần thứ ba lựa chọn chế độ đỉnh xung, chế độ này giữ và cập nhật tất cả
các xung phản hồi trên màn hình trong quá trình kiểm tra. Tính năng này cho phép
một đường bao hoặc mô hình động xung phản hồi được vẽ lên màn hình với tín hiệu
“sống” được chỉ ra trong đó, tính năng này hữu dụng cho kiểm tra sóng âm góc để
định vị được tín hiệu đỉnh xung.

Nhấn phím này lại lần nữa sẽ chuyển sang chế độ Giữ để bắt một hiển thị A-Scan hiện
thời trong màu trắng cho phép một sự so sánh được thực hiện với các sóng A-Scan
sống được chỉ ra ở dạng màu xanh lá cây.

Nhấn phím này lần thứ năm quay trở về hiển thị A-Scan đối với chế độ bình thường.
Đây là phím bấm thời điểm mà không có hành động lặp lại.

Bất cứ một chế độ đóng băng, đỉnh xung hoặc giữ xung có thể được kích hoạt bằng
việc nhấn và giữ phím [FREZE/PEAK]

16
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Phím xem toàn Phím toàn màn hình được sử dụng để đảo qua đảo lại giữa hiển thị A-Scan trên toàn
màn hình và chỉ ra A-Scan cùng với hộp trình đơn và thông số. Hiển thị toàn màn hình
màn hình hữu dụng cho việc tối đa hóa kích thước của A-Scan trong khi thực hiện kiểm tra.

Trong khi ở trong chế độ toàn màn hình người sử dụng có thể vẫn thay đổi tăng âm
trong cách bình thường và sử dụng phím [FREZE/PEAK] ; tất cả các phím khác đều
không sử dụng được. Nếu màn hình chia được bật từ trình đơn UTIL phím này được sử
dụng để hiển thị A-Scan trong phần nửa trên của màn hình và phần nửa dưới là các
thông số.

Các phím được Bốn phím “USER” có thể được ấn định theo bất kỳ thông số nào trong Masterscan D-
70. Để sử dụng chức năng này đơn giản lựa chọn thông số mà bạn muốn chỉ định cho
định chức năng phím và sau đó giữ phím USER cho tới khi bạn nhìn thấy tin nhắn sau:
.
theo người sử
.
dụng

Bổ sung vào các chức năng truy xuất nhanh sau đây có thể được ấn định từ các thông
số của bảng User-Keys trong trình đơn UTILS: Panel, User, N/A, Auto 80%, QSave-A,
WheelLK, +/- 6dB, Gain Up, Gain Dn, GainStp, Sngl/Dbl, Clr TMin, Clr Peak, AWS
Visible, API Visible và AutoZero.
Các phím này khi ở trạng thái mặc định như sau:
Phím 1 (Gain Up) (Tăng âm lên)
Phím 2 (GainStp) (Bước tăng âm)
Phím 3 (Gain Dn) (Giảm âm xuống)
Phím 4 (Sngl/Dbl) (Chế độ kênh đơn/kênh kép)

Gọi lại Phím này là một truy xuất nhanh đối với danh sách bộ nhớ PANEL cho phép gọi lại
nhanh chóng hoặc lưu các cài đặt hiện thời

Trợ giúp Phím này lựa chọn trình đơn trợ giúp help cái mà sẽ hiển thị đè lên màn hình.

Màn hình trợ giúp hiển thị số sê ri thiết bị và phiên bản phần mềm.

N/A Đơn/Kép Phím này đảo qua lại giữa các chế độ sử dụng đầu dò đơn và kép. Người sử dụng nên
tắt thiế bị hoặc dừng bộ phát xung bằng việc nhấn phím [Freeze/Peak] trước khi thay
(Single/Double) đổi đầu dò.

N/A Bước tăng âm Nhấn để lựa chọn giá trị bước dB tăng âm từ 0.1, 0.5, 1, 2, 6, 10, 14, hoặc 20dB. Giá
trị được chọn được hiển thị tại góc trên bên phải của vị trí hộp hiển thị tăng âm, hộp
(Gain Step) hiển thị này luôn được đặt ở góc phải phía dưới màn hình. Phím này sẽ tăng giá trị
bước tăng âm.

N/A Tăng âm Nhấn để tăng giá trị tăng âm được chỉ thị trong hộp tăng âm. Cái này luôn luôn được
đặt tại vị trí góc dưới bên phải của màn hình. Đây là một nút bấm lặp lại với sự tăng
(Gain up) tốc giúp cho thay đổi nhanh giá trị.

17
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

N/A Giảm âm Nhấn để giảm giá trị tăng âm được chỉ thị trong hộp tăng âm. Cái này luôn luôn được
đặt tại vị trí góc dưới bên phải của màn hình. Đây là một nút bấm lặp lại với sự tăng
(Gain down) tốc giúp cho thay đổi nhanh giá trị.

N/A Cổng Phát/Thu Kết nối BNC hoặc LEMO 1 là ổ cắm bộ phát và thu được sử dụng cho đầu dò đơn hoặc
khi chỉ cần phát xung trong chế độ hoạt động đầu dò kép.
(Transmitter /
Receiver)

N/A Cổng Thu Kết nối BNC hoặc LEMO 1 là ổ cắm bộ thu được sử dụng cho hoạt động đầu dò kép.

(Receiver)
USB Một khe cắm để kết nối các thiết bị có kết nối USB như máy in, bàn phím hoặc máy
tính PC của người sử dụng.

Cấp nguồn/Bộ Ổ cắm được sử dụng để kết nối bộ sạc pin để sạc pin. Màu đỏ được đánh dấu trên cả
đầu cắm và ổ cắm để khi lắp cho thẳng. Chuyển tới phần Nguồn cấp (Power Supply)
sạc đối với thông tin nguồn cấp và sạc pin.

18
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 2: Mô tả trình đơn chi tiết


Trước khi đi vào phần này, người sử dụng nên làm quen với bàn phím phía trước được mô tả trong
Chương 1 (Mặt phím phía trước). Hơn nữa giả sử rằng người sử dụng có một sự hiểu biết tốt đối với lý
thuyết và thực hành kiểm tra siêu âm.

1. Trình đơn chính


Khi thiết bị Masterscan D-70 được bật lên, thiết bị sẽ thực hiện một phép kiểm tra bước đầu. Và một màn
hình tương tự sẽ xuất hiện.

Trong khi kiểm tra màn hình có thể nhảy tại một vài thời điểm. Khi phép kiểm tra hoàn tất màn hình sau sẽ
xuất hiện:

Như chỉ ra ở bên trên các trình đơn chính nằm bên tay phải màn hình. Để lựa chọn một trình đơn cụ thể
nhấn phím mũi tên điều hướng [lên] hoặc [xuống]. Bạn có thể quay trở lại trình đơn chính tại bất kỳ thời
điểm nào chỉ bằng việc nhấn phím [Menu]
Lựa chọn trình đơn chính

Lựa chọn trình đơn Cal để truy xuất vào các mục sau: Cal, Amp, Tx, Gate 1 , Gate 2, Auto
Cal và IFT

Lựa chọn trình đơn Meas để truy xuất vào các mục sau: Meas, Trig, Probe,
Sizing,(DAC,TCG,AVG,AWS,API) , BChart và T-Comp.

Lựa chọn trình đơn Mem để truy xuất vào các mục sau: Panel, A-Log, Ref, Bchart,
TLogging,(Grid, Grid Plan) hoặc T-Log.

Lựa chọn trình đơn Util để vào các mục sau: Menu, Waveform, Misc, Video, BEA, AGC,
Encoder, Clock và User Keys
Hộp Ref/Gain luôn luôn xuất hiện tại vị trí góc dưới bên phải màn hình và có thể được
thay đổi sử sụng phím [Userkey 2] (cài đặt nhà sản xuất) hoặc nhấn phím [dB] hai lần và
các phím [Lên]/[Xuống]

Một số trình đơn phụ có màn hình bật lên phía bên tay trái. Nếu bạn nhần lại
phím [OK] sau khi trình đơn phụ này được làm nổi bật, một màn hình khác sẽ
xuất hiện.

19
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

2. Trình đơn CAL


Trình đơn CAL là trình đơn hay được sử dụng nhất và chứa các mục cho phép Masterscan D-70 dễ dàng
được hiệu chuẩn. Đối với hướng dẫn đầy đủ làm thế nào để thực hiện hiệu chuẩn thì xem phần Hiệu
chuẩn kiểm tra khuyết tật.

Thẻ CAL (Hiệu chuẩn - Calibration)


Zero đầu dò – Probe zero: Được sử dụng để hiệu chuẩn giá trị đọc ra màn hình và chiều dầy đối
với độ lệch zero là sự khác nhau cố hữu đối với mỗi đầu dò. Các đơn vị là micro giây theo hai chế
độ mm và inch.

Vận tốc - Velocity: Được sử dụng để hiệu chuẩn giá trị đọc ra màn hình và chiều dầy dựa trên
vận tốc sóng âm trong vật liệu kiểm tra. Các đơn vị là mét / giây trong chế độ mm và inch / micro
giây trong chế độ inch

Dải quét - Range: Được sử dụng để cài đặt độ rộng toàn màn hình theo phương ngang hiển thị A
trong đơn vị mm, inch hoặc micro giây phụ thuộc vào đơn vị được chọn trong trình đơn UTIL. Dải
quét là 1 mm đến 20 mét (0.04 đến 1574.8 inch)

Trễ - Delay: Được sử dụng để thiết lập độ trễ hoặc lệch theo phía trái của hiển thị A đối với việc
xem một phần của một tín hiệu. Dải từ 0 mm đến 20 mm (0 đến 1574.8 inch)

Thẻ Amp (Bộ tăng âm - Amplifier)

Bộ lọc - Filter: Được sử dụng để đặt băng tần bộ lọc của bộ khuếch đại đạt với đầu dò.

Dò tìm - Detect: Được sử dụng để đặt chế độ hiển thị đối với tín hiệu chỉnh lưu mong muốn từ FULL
(chỉnh lưu toàn sóng), RF (không chỉnh lưu), -VE HW (nửa sóng âm) và +VE HW (nửa sóng dương).
Loại bỏ - Reject: Được sử dụng để loại bỏ các nhiễu mức thấp từ A-Trace. Loại bỏ là tuyến tính
và có thể điều chỉnh từ 0 lên tới 80% chiều cao toàn màn hình. Đèn REJECT LED nhấp nháy khi
một loại bỏ được kích hoạt.
Chế độ - Mode: Được lựa chọn để lựa chọn hoặc là chế độ đầu dò đơn hoặc là đầu dò kép. Thông
số này có chức năng giống với phím UserKeys 4 khi được đặt cấu hình theo cài đặt của nhà sản
xuất.

Thẻ Tx (Bộ phát - Transmitter)


Độ rộng xung - Width: Điều chỉnh độ rộng bộ phát xung vuông để phù hợp với đầu dò. Độ rộng
có thể được điều chỉnh theo bước 10 hoặc 1 ns từ 30 đến 2.500ns. Thông thường để phù hợp với
tần số đầu dò tại ½ bước sóng của nó. Để xác định độ rộng xung chúng ta sử dụng công thức
f=1/(2*t). Do đó các cài đặt danh định sẽ là: f=200kHz => t=2.500ns hoặc f=15MHz (RỘNG) =>
t=30ns (NHỌN). Điều chỉnh để tối ưu hóa hình dạng và biên độ của các xung phản hồi.
Dập - Damping: Cho phép bạn chuyển điện trở dập giữa 50Ω hoặc 450Ω. Thông số dập sẵn dùng
khi thông số chế độ Pulse trong thẻ Misc trong trình đơn UTIL được đặt ở trạng thái dập –
Damping.
Mép xung – Edge: Được sử dụng để thay đổi thông số ActiveEdge từ 0 đến 400. Thông số Edge
được sử dụng khi thông số chế độ Pulse trong thẻ Misc trong trình đơn UTIL được đặt là Edge.
Điện thế phát - Tx Volts: Cho phép điều chỉnh từ mức 100 và 450V theo bước 50V. Chú ý rằng
trong hoạt động 400V độ rộng xung được giới hạn tới mức tối thiểu là 100ns.
Tần số phát xung tối đa - Max PRF: Đặt tần số phát xung tối đa có thể bị giảm các giá trị lớn
như dải hiển thị và trễ. Các giá trị có thể lựa chọn là từ 15 đến 100Hz theo bước 5Hz, từ 100 đến
1000Hz theo bước 50Hz và từ 1000 đến 5000Hz theo bước 100Hz. Các giá trị thấp hơn sẽ giảm các
xung vọng nhiễu và giả.

20
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ cổng 1 và 2 - Gate 1 & Gate 2


Trạng thái cổng 1 – G1 State: Đặt trạng thái của cổng như sau:
OFF: Tắt cổng
ON +VE: Kích hoạt cảnh báo khi một xung trong cổng vượt ngưỡng – chiều cao cổng.
ON –VE: Kích hoạt cảnh báo khi một xung trong cổng tụt xuống dưới ngưỡng. Thường được sử
dụng để theo dõi đối với sự mất đi của xung phản hồi đáy.
Điểm bắt đầu cổng G1/G2 - G1 /G2 Start: Đặt vị trí bắt đầu của cổng liên quan tới xung ban đầu.
Đơn vị là mm hoặc inches và dải từ 0 đến toàn cơ sở thời gian của hiển thị theo chiều ngang.

Độ rộng cổng G1/G2 – G1/G2 Width: Đặt độ rộng của cổng. Đơn vị là mm hoặc inches và dải từ
0.15mm (0.001 inch), phụ thuộc vào dải lựa chọn, tới toàn cơ sở thời gian của hiển thị ngang.

Ngưỡng G1/G2 - G1 /G2 Level: Điều chỉnh ngưỡng cảnh báo, ngưỡng này tương ứng với chiều cao
trên màn hình A-Trace. Điều chỉnh theo bước 0.5% hoặc 2% từ 0% lên 100% chiều cao toàn màn
hình.

Thẻ Auto-CAL
Trình đơn này cung cấp phép hiệu chuẩn tự động đối với vận tốc sóng âm và Zero đầu dò. Cổng 1 được sử
dụng để lựa chọn các xung vọng tham chiếu. Xem phần Auto-Cal để biết chi tiết toàn bộ quy trình thực
hiện.

Khoảng cách 1 – Dist 1: Đặt giá trị khoảng cách thực tế của xung vọng tham chiếu đầu tiên hoặc
mỏng nhất trong mẫu hiệu chuẩn.

Khoảng cách 2 – Dist 2: Đặt giá trị khoảng cách thực tế của xung vọng tham chiếu thứ hai hoặc
dầy nhất trong mẫu hiệu chuẩn.

Điểm bắt đầu cổng 1 – G1 Start: Được sử dụng để điều chỉnh vị trí bắt đầu của cổng 1 để đảm bảo

các xung phản hồi thứ nhất và thứ hai được đo.

Chấp nhận – Accept: Sau khi nhấn phím [OK] để chấp nhận khoảng cách 1 – DIST1 và khoảng cách

2 – DIST2. Nhấn phím [OK] khi ACCEPT (CAL) được làm nổi bật

Thẻ cổng xung bề mặt - Interface Trigger (IFT)


Trình đơn này cho phép các thông số cổng kích hoạt xung bề mặt được định cấu hình. Xem phần Interface
Trigger để xem đầy đủ mô tả.

Trạng thái cổng xung bề mặt - IFT State: Bật cổng xung bề mặt – ON, cài đặt hoặc tắt – OFF

Điểm bắt đầu cổng xung bề mặt – IFT Start: Được sử dụng để đặt vị trí bắt đầu của cổng
xung bề mặt liên quan tới xung ban đầu.

Độ rộng cổng xung bề mặt – IFT Width: Được sử dụng để đặt giá trị độ rộng của cổng xung bề mặt.
Các đơn vị là mm hoặc inches và dải rộng từ 0.15mm (0.001 inch), phụ thuộc vào dải lựa chọn, tới
toàn cơ sở thời gian theo trục hiển thị ngang.

Ngưỡng cổng xung bề mặt – IFT Level: Được sử dụng để điều chỉnh ngưỡng, ngưỡng này tương
ứng với chiều cao trên màn hình A-Trace. Điều chỉnh theo bước 0.5% hoặc 2% từ 0% lên 100%
chiều cao toàn màn hình.

21
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

3. Trình đơn MEAS


Các trình đơn trong phần này cho phép các kỹ thuật đo được định cấu hình; bao gồm cài đặt phép đo
chung và các phương pháp chuyên biệt như DAC, AVG, TCG, AWS và API.

Lựa chọn trình đơn MEAS tại bất cứ lúc nào bằng cách nhấn phím [MENU].

Thẻ Meas (Đo lường - Measurement)

Trong thẻ đo lường, hộp lựa chọn trên cùng chỉ ra chế độ đo được lựa chọn và 3 hộp lựa chọn thay đổi
phụ thuộc vào chế độ lựa chọn như sau:

Chế độ đo theo dõi (MONITOR): Trong chế độ này, các cổng 1 và 2 hoạt động như là hai cổng theo
dõi độc lập.

Chế độ đo độ sâu (DEPTH): Trong chế độ này, cổng 1 có chức năng theo dõi độ sâu hoặc chiều
dầy và hiển thị độ sâu (D:) và chiều cao xung (H:) của tín hiệu đầu tiên sau khi vị trí bắt đầu của
cổng chạm tới và vượt ngưỡng của cổng. Các giá trị được hiển thị trong hộp được làm nổi bật bên
dưới hiển thị A-Trace.
Kích hoạt – Trigger: Được sử dụng để lựa chọn phép đo độ sâu hoặc chiều dầy theo sườn xung
– FLANK (mép trái hay sườn lên) của xung vọng đầu tiên sau điểm bắt đầu cổng hoặc giá trị đo
đỉnh xung – PEAK bên trong cổng ví dụ như giá trị lớn nhất trong cổng.
Khi hiển thị lên đầu – Head Up Display (HUD) được bật ON, cung cấp một hiển thị kích thước lớn,
hiển thị lên trên đầu độ sâu hoặc chiều dầy tại vị trí phía trên bên phải của hiển thị A-Trace. Phím
mũi tên hướng lên [Up] sẽ tuần tự duyệt qua các lựa chọn như sau:
G1-G2 E-E DEPTH TRIG
OFF OFF OFF OFF
DIST DIST DIST DIST
DIST + DIST + HEIGHT HEIGHT
DIST + DIST +
HEIGHT + HEIGHT +

+

+
Khi T-Min được bật lên, giá trị đọc độ sâu hoặc chiều dầy sẽ đóng băng giá trị được đo nhỏ nhất
hoặc thấp nhất sau cùng. Để đặt lại, đảo chức năng sang OFF và sau đó sang ON. Chỉ dùng được
trong chế độ DEPTH.

Chế độ đo – Meas Mode (E-E): Trong chế độ này, cổng 1 đóng vai trò theo dõi chiều dầy và đo
chiều dầy giữa xung đầu tiên trong cổng và xung thứ hai trong cổng với tới hoặc vượt quá ngưỡng
của cổng. Một thanh thứ hai được chỉ ra đại diện cho vùng không tác dụng (xem phần BLANK)

Chế độ đo – Meas Mode (TRIG): Chế độ lượng giác được sử dụng với góc của đầu dò khi kiểm tra
mối hàn để tính toán ba thông số đo quan trọng được dựa trên vị trí xung phản hồi: Khoảng cách
đường truyền chùm tia (:), Khoảng cách bề mặt (:), và Khoảng cách độ sâu (:) từ vị trí chỉ số
trên đầu dò.

22
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chế độ đo – Meas Mode (G1-G2): Đây là chế độ có nội dung tương tự như chế độ E-E, nhưng
sử dụng cổng 1 & 2 cho phép các ngưỡng đối với các phép đo hai cổng trở nên hoàn toàn độc lập.

Chế độ đo – Meas Mode (F-F): Trong chế độ này cổng 1 và 2 thực hiện phép đo từ sườn xung này

tới sườn xung khác.

Khi hiển thị lên đầu – Head Up Display (HUD) được bật ON, cung cấp một hiển thị kích thước lớn,
hiển thị lên trên đầu độ sâu hoặc chiều dầy tại vị trí phía trên bên phải của hiển thị A-Trace. Phím
mũi tên hướng lên [Up] sẽ tuần tự duyệt qua các lựa chọn như sau:

G1-G2 E-E DEPTH TRIG


OFF OFF OFF OFF
DIST DIST DIST DIST
DIST + DIST + HEIGHT HEIGHT
DIST + DIST +
HEIGHT + HEIGHT +

+

+
Khoảng trống - Blanking: Chức năng này đặt ra khoảng cách trống, như phần trăm của độ rộng
toàn bộ cổng, đây là khoảng được làm trống sau xung phản hồi đầu tiên, sau đó một xung phản
hồi thứ hai có thể được đo. Điều này cho phép giúp loại bỏ các nhiễu không mong muốn trong
xung vọng thứ nhất từ vị trí đang được đo, như khi đo chiều dầy nhưng sẽ giới hạn khả năng đo
chiều dầy tối thiểu nếu thiết lập khoảng trống này quá lớn.

Chế độ đo - Meas Mode (Góc - Angle): Tính đến giá trị góc đầu dò.

Đường kính lỗ - Hole Dia (mm): Được sử dụng để lựa chọn phép đo độ sâu hoặc chiều dầy đối với
sườn xung (sườn mép trái xung) của xung vọng đầu tiên sau vị trí bắt đầu của cổng hoặc giá trị
đỉnh xung – PEAK bên trong cổng ví dụ đối với giá trị lớn nhất trong cổng.

Khi hiển thị lên đầu – Head Up Display (HUD) được bật ON, cung cấp một hiển thị kích thước lớn,
hiển thị lên trên đầu độ sâu hoặc chiều dầy tại vị trí phía trên bên phải của hiển thị A-Trace. Phím
mũi tên hướng lên [Up] sẽ tuần tự duyệt qua các lựa chọn như sau:
G1-G2 E-E DEPTH TRIG
OFF OFF OFF OFF
DIST DIST DIST DIST
DIST + DIST + HEIGHT HEIGHT
DIST + DIST +
HEIGHT + HEIGHT +

+

+

Cntr Depth (mm): Từ sườn xung.

23
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ hình học – Trig Tab


Bề mặt – Surface: Cho phép bạn lựa chọn bề mặt ngoài cong lõm – CONCAVE hoặc cong lồi –
CONVEX. Đối với bề mặt phẳng không có mặt cong thì mục này được đặt là OFF

Khi bước ½ - ½ Skip được bật – ON, thông số này được sử dụng theo một cách nhanh chóng để
bật chia lưới ½ bước nhảy hiển thị đường chấm chấm trên màn hình đại diện cho nửa bước nhảy,
toàn bước và nửa bước. Nếu ON+ được chọn thì các giá trị được tính được hiển thị tại phía đỉnh
của đường nửa bước.
Chiều dầy – Thickness: Đặt giá trị độ dày của đối tượng kiểm tra để tính đến các bước của chùm
tia góc đi vào trong vật liệu

Bán kính – Radius: Lựa chọn bán kính cong.

Thẻ đầu dò – Probe Tab


Góc – Angle: Đặt giá trị góc khúc xạ danh định của đầu dò để hiệu chuẩn phép đo độ sâu và bề
mặt.

Độ lệch dọc đầu dò – X-Offset: Được sử dụng để nhập khoảng cách từ điểm phát xung của đầu
dò tới phía trước đầu dò. Chức năng TRIG trong trình đơn MEAS sử dụng giá trị này để cung cấp
giá trị khoảng cách bề mặt.

Tự động Zero đầu dò – Auto Zero: Tùy chọn được tính toán tự động điểm không của đầu dò,
để tính toán điểm không đầu dò, nhấn phím [OK]

Thẻ bù trừ nhiệt – T-Comp (Temperature compensation) Tab


Chế độ - Mode (ON/OFF): Chọn giữa giá trị OFF hoặc ON. ON kích hoạt chế độ bù trừ nhiệt. Nó
thay thế khoảng cách truyền sóng âm (:) bằng (TC:) trong đường đo và HUD

Hiệu chuẩn độ C – Calib °C: Cho phép người sử dụng đặt nhiệt độ của mẫu hiệu chuẩn. Đơn vị
hoặc là °C trong hệ Mét hoặc là °F trong hệ Anh

Vật liệu độ C – Material °C: Cho phép người sử dụng đặt nhiệt độ của vật liệu cần kiểm tra. Đơn
vị hoặc là °C trong hệ Mét hoặc là °F trong hệ Anh.

Hệ số K: Cho phép người sử dụng đặt hệ số K - hệ số nhiệt độ của vật liệu kiểm tra được lấy trong
khi hiệu chuẩn và được sử dụng để tính toán độ sâu khuyết tật. Mó có thể được đặt trong quá trình
kiểm tra và hiển thị ID cho phép tham chiếu.

Thẻ tính toán kích cỡ khuyết tật – Sizing Tab

Định cỡ - Sizing: Có thể được đặt là None/DAC/TCG/


AVG/ AWS/API

Phụ thuộc vào kỹ thuật định cỡ khuyết tật: một thẻ mới sẽ xuất hiện tiếp theo thẻ định cỡ -
sizing nếu tùy chọn được cài đặt trên thiết bị.

24
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ DAC (Hiệu chỉnh Biên độ Khoảng cách) - DAC (Distance Amplitude Correction) Tab
Trình đơn này đươc sử dụng để tạo đường cong DAC sử dụng một loạt các xung phản hồi tham chiếu. Khi
được vẽ ra, đường cong DAC hoạt động như mức ngưỡng cảnh báo cho cổng mà ở đó mức thay đổi phù
hợp với đặc trưng trường phát và đặc trưng suy giảm của đầu dò kết hợp với vật liệu kiểm tra. Quy trình
DAC được mô tả đầy đủ trong mục Hoạt động DAC - DAC Operation.

Chế độ DAC (TẮT) – DAC Mode (OFF): Tắt chế độ đo DAC

Tách – Split: BẬT hoặc TẮT chức năng tách DAC khi một đường cong DAC bổ sung được tạo ra
nếu tín hiệu rơi xuống dưới 20%. Xem thêm thông tin tại phần Tách DAC – Split DAC

Chế độ DAC (Vẽ) – DAC Mode (Draw): Được sử dụng để tạo đường cong DAC

Con trỏ (mm) – Cursor (mm): Được sử dụng để dịch chuyển con trỏ qua khắp các xung vọng
tham chiếu dể đặt các điểm DAC.

Điểm – Point: Chỉ để hiển thị. Chỉ ra số điểm được tạo ra sau khi nhấn phím [OK].

Độ rộng – Width: Chọn qua lại các độ rộng con trỏ giữa 10% (25 pixel, mặc định) và 2% (5
pixel) để có sự lựa chọn xung chính xác hơn.

Chế độ DAC (BẬT) – DAC Mode (ON): Hiển thị đường cong DAC lên màn hình

Đường cong (DAC) – Curve (DAC): Được sử dụng để hiển thị riêng đường cong DAC, các
đường cong tham chiếu -2/-6/-10dB, -6/-14dB, JIS hoặc tùy theo người sử dụng.

Kích hoạt đo (DAC/Cổng 1/Đường cong 1/Đường cong 2/Đường cong 3) – Trigger
(DAC/Gate1/Curve1/Curve2/Curve3): Phụ thuộc vào thông số kích hoạt đo được chọn thế
nào, được sử dụng để đặt ngưỡng cảnh báo cho đường cong DAC, đường cong 1/2/3 hoặc cổng 1
hoặc +6dB
Mất mát do chuyển đổi (dB) – T-Loss (dB): Được sử dụng để đặt mất mát độ nhạy chuyển đổi
theo dB do điều kiện bề mặt, tiếp âm kém, v.v…

Chế độ DAC (BẬT) – DAC Mode (ON): Hiển thị đường cong DAC lên màn hình

Đường cong (DAC, Cổng 1, Con trỏ 1, Con trỏ 2 hoặc Cổng 1) – Curve
(DAC, Gate 1, Cursor1, Cursor2 or Gate1): Được sử dụng để hiển thị đường
cong DAC, Cổng 1 hoặc đường cong 1/2/3 theo dB như đường cong tham chiếu từ
-20dB đến +20dB
Kích hoạt – Trigger: Phụ thuộc vào thông số kích hoạt đo được chọn thế nào,
được sử dụng để đặt ngưỡng cảnh báo cho đường cong DAC, đường cong 1/2/3
hoặc cổng 1.
Mất mát do chuyển đổi (dB) – T-Loss (dB): Được sử dụng để đặt mất mát độ
nhạy chuyển đổi theo dB do điều kiện bề mặt, tiếp âm kém, v.v…

25
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ TCG (Tăng âm hiệu chỉnh theo thời gian) - TCG (Time Corrected Gain) Tab
Trình đơn này được sử dụng để tạo ra các đường cong TCG sử dụng một loạt các xung vọng tham chiếu.
Một khi đã được vẽ, đường cong TCG hoạt động như một bộ điều khiển độ nhạy quét trên bộ khuếch đại
để đặt các mức tăng âm khác nhau liên quan tới khoảng cách. Quy trình TCG được mô tả đầy đủ ở phần
Hoạt động TCG (Tăng âm hiệu chỉnh theo thời gian).

Chế độ TCG (TẮT) – TCG Mode (OFF): Chuyển sang chế độ tắt TCG

Chế độ TCG (Vẽ) – TCG Mode (Draw): Được sử dụng để tạo đường cong TCG. Không thể vẽ
trong chế độ hiển thị toàn sóng RF.

Con trỏ - Cursor: Được sử dụng để dịch chuyển con trỏ bao trùm xung vọng tham chiếu để đặt
một điểm TCG.

Điểm – Point: Chỉ để hiển thị. Chỉ ra điểm cuối được tạo ra sau khi nhấn phím [OK]

Độ rộng – Width: Đảo qua lại sự lựa chọn độ rổng của con trỏ giữa 10% (25 pixel, mặc định) và
2% (5 pixel) để lựa chọn chính xác hơn các xung tham chiếu.

Chế độ TCG (BẬT) – TCG Mode (ON): Hiển thị đường cong TCG. Kích hoạt đường cong TCG để
điều chỉnh tăng âm. Có thể được kích hoạt trong chế độ hiển thị TF hoặc chỉnh lưu.

Đường cong (TẮT/Sự khuếch đại/Tham chiếu) – Curve (OFF/Amplification/Reference):


Khi bật lên ON, Sự tăng âm hoặc đường cong tham chiếu TCG được hiển thị.

Đo TCG (dB/%FSH/%REF) – TCG Meas (dB/%FSH/%REF): Được lựa chọn giữa dB, phần
trăm chiều cao toàn màn hình - %FSH và phần trăm theo xung tham chiếu - %REF cho
các phép đo.

T-Loss (dB): Được sử dụng để đặt mức chuyển độ nhạy do thiếu hụt dB do điều kiện bề mặt, tiếp
âm kém, v.v…

26
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ AVG - AVG (Amplituden Vergleichs Größe) Tab


Trình đơn này được sử dụng để tạo ra đường cong DGS/AVG cho phép định cỡ khuyết tật và bù khoảng
cách mà không yêu cầu các chuẩn tham chiếu đối với việc thành lập đường cong DAC hoặc cài đặt một
hiệu chỉnh TCG. DGS/AVG được mô tả đầy đủ ở phần Hoạt động DGS/AVG.

Chế độ AVG (TẮT) – AVG Mode (OFF): Chế độ ban đầu. Tắt sự hiển thị của đường cong
DGS/AVG

Tần số - Freq: Được sử dụng để đặt tần số đầu dò được lấy từ thông số kỹ thuật đầu dò.

Kiểu đầu dò – Probe type: Đặt kiểu sóng L-Wave (sóng dọc) hoặc S-Wave (sóng ngang) việc đặt
vận tốc sóng của mẫu tham chiếu (kiểm tra) được sử dụng để đặt vận tốc mẫu tham chiếu (kiểm
tra) theo đơn vị m/s

Kích thước phản xạ tương đương – ERS: Được sử dụng để đặt kích thước phản xạ tương
đương.

Chế độ AVG (Đặt PRB) – AVG Mode (Set PRB): Chế độ được sử dụng để định rõ hiệu chỉnh
đường cong và độ trễ đầu dò.

NFL: Được sử dụng để đặt Chiều Dài Trường Gần được lấy từ thông số kỹ thuật đầu dò

Trễ - Delay: Được sử dụng để đặt vận tốc vật liệu phần trễ đầu dò theo đơn vị m/s và được sử
dụng cùng với zero đầu dò và vận tốc mẫu để tính toán chiều dài tương đương trường âm.

PED: Đường Kính Hiệu Dụng Đầu Dò Được Tính Toán – Giá trị này có mục đích thông tin mà thôi
và không thể được thay đổi

Chế độ AVG (Đặt ATT) – AVG Mode (Set ATT): Được sử dụng để đặt các thông số suy giảm
cho AVG.

T-Loss: Được sử dụng để đặt mất mát chuyển giao theo dB gây ra do bởi điều kiện bề mặt, tiếp
âm kém, v.v…

Ref (dB/m): Được sử dụng để đặt độ suy giảm vật liệu tham chiếu theo dB/m

MAT (dB/m): Được sử dụng để đặt độ suy giảm vật liệu kiểm tra theo dB/m

27
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chế độ AVG (Đặt REF) – AVG Mode (Set REF): Được sử dụng để định rõ một loạt các giá trị
tham chiếu.

dVK: Được sử dụng để đặt hệ số hiệu chỉnh đường cong theo dB và được lấy từ thông số đầu dò.

Kiểu tham chiếu – Ref Type: Được sử dụng để lựa chọn kiểu phản xạ tham chiếu: Lỗ khoan đáy
bằng (FBH), Lỗ khoan sườn bên (SDH) hoặc Phản hồi đáy (BWE)

Kích thước tham chiếu – Ref Size: Được sử dụng để định rõ kích thước của kiểu tham chiếu.
Nếu REF TYPE được đặt là BWE, REF SIZE được đặt là INFINITE (VÔ CÙNG)

Chế độ AVG (Đặt SIG) – AVG Mode (Set SIG): Chế độ được sử dụng để thực hiện hiệu chuẩn

Con trỏ (mm) – Cursor (mm): Lựa chọn sau đó sử dụng các phím mũi tên điều hướng [Lên] và
[Xuống] để dịch chuyển sự lựa chọn lên xung vọng và nhấn [OK]. Thiết bị Masterscan D-70 sẽ tính
toán độ nhậy và vẽ đường cong trên màn hình.

Độ rộng – Width: Được sử dụng để thay đổi độ rộng của con trỏ giữa 10% (25 pixel) và 2% (5
pixel).

Chế độ AVG (Bật) – AVG Mode (On): Chế độ mà trong đó DGS/AVG được bật.

Kích hoạt – Trigger: Được sử dụng để lựa chọn hoặc là Cổng – Gate hoặc là Đường cong – Curve
như là một tham chiếu đo.

ERS: Được sử dụng để đặt giá trị của Kích thước Phản xạ Tương đương.

T-Loss: Được sử dụng để đặt mất mát chuyển giao theo dB gây ra do bởi điều kiện bề mặt, tiếp
âm kém, v.v…

28
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ API (Viện Dầu khí Hoa Kỳ) - API (American Petroleum Institute) Tab
Trình đơn này được sử dụng để hỗ trợ người sử dụng trong thực hiện các phép kiểm tra phù hợp theo Đề
xuất Thực hành đối với Đánh giá Siêu âm các khuyết tật ống của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) sử dụng
Phương pháp Vi sai Biên độ Khoảng cách (ADDM). Người sử dụng được tham khảo ấn bản: “Khuyến nghị
Thực hành API 5UE, Ấn bản lần hai, Tháng 6 năm 2005” – “API Recommended Practice 5UE, Second
Edition, June 2005”. Quy trình API được mô tả trong phần Đánh giá các khuyết tật ống sử dụng API 5UE.

Chế độ API (TẮT) – API Mode (OFF): Chế độ ban đầu. Tắt hiển thị đường cong API

Chế độ API (Hiệu chuẩn) – API Mode (Calib): Được sử dụng để đặt hiệu chuẩn ban đầu của
khuyết tật

dr (mm): Độ sâu của chỉ thị tham chiếu phải được đặt bởi người sử dụng phù hợp theo kích thước
khuyết tật tham chiếu.

Điểm bắt đầu Cổng 1 – G1 Start: Đặt vị trí bắt đầu của cổng liên quan tới xung ban đầu. Các
đơn vị là mm hoặc inchs và dải từ 0 đến toàn bộ cơ sở thời gian của hiển thị chiều ngang màn hình.

Bắt xung (Tham chiếu/Chấp nhận/Đỉnh xung) – Capture (Ref/Accept/Peak): Để chấp


nhận phép đo hiệu chuẩn nhấn phím [OK] để chấp nhận phép đo và nhấn phím [OK] lần nữa để lấy
giá trị hệ số K được tính toán. Trong khi đo tùy chọn Capture sẽ được đặt là Peak

Chế độ API (Đo) – API Mode (Meas): Được sử dụng để đặt hiệu chuẩn ban đầu cho khuyết tật

Điểm bắt đầu Cổng 1 – G1 Start: Đặt vị trí bắt đầu của cổng liên quan tới xung ban đầu. Các
đơn vị là mm hoặc inchs và dải từ 0 đến toàn bộ cơ sở thời gian của hiển thị chiều ngang màn hình.

Độ cao Cổng 1 – G1 Level: Điều chỉnh mức ngưỡng cảnh báo, giá trị này tương ứng với chiều
cao trên hiển thị A-Scan. Có thể điều chỉnh theo bước 0.5% hoặc 2% từ 0% đến 100% chiều cao
màn hình.

Bắt xung (Đỉnh xung) – Capture (Peak): Trong khi đo tùy chọn Capture sẽ được đặt là Peak
một cách tự động.

29
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ AWS (Hiệp hội hàn Hoa Kỳ) - AWS (American Welding Society) Tab
Trình đơn này được sử dụng khi thực hiện kiểm tra mối hàn tuân theo Quy phạm Mối hàn Cấu trúc của
Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), ANSI/AWS D1.1-94. Phần này cung cấp phương pháp thuận tiện để tính toán
một cách tự động Tỉ lệ Chỉ thị - Indication Rating như được định rõ trong Quy phạm. Quy trình AWS được
mô tả đầy đủ trong phần Kiểm tra Mối hàn Sử dụng Thẻ AWS.

Chế độ AWS (Tắt) – AWS Mode (Off): Chế độ ban đầu, AWS được tắt.

Chế độ AWS (Đặt REF) – AWS Mode (Set REF): Được sử dụng để cài đặt chế độ đo AWS đối
với tham chiếu.

Con trỏ (mm) – Cursor (mm): Được sử dụng để dịch chuyển con trỏ đến xung tham chiếu để
đặt mức tham chiếu.

Ref (%): Được sử dụng để đặt Mức Chỉ thị - Indication Level.

Độ rộng – Width: Đảo qua lại giá trị độ rổng của con trỏ lựa chọn giữa 25 pixel (mặc định) và 5
pixel để có lựa chọn đỉnh xung chính xác hơn.

Chế độ AWS (Đo) – AWS Mode (Meas): Được sử


dụng để tạo các phép đo phù hợp theo Quy phạm.

Mức chỉ thị IL (dB) – Indication level IL (dB): dB


được yêu cầu cài đặt chỉ thị theo mức tham chiếu.

Hệ số suy giảm AF (dB) – Attenuation Factor AF


(dB): Hệ số suy giảm để hiệu chỉnh đối với độ sâu của
chỉ thị.
Tỉ lệ chỉ thị IR (dB) – Indication Rating IR (dB):
Tỉ lệ chỉ thị được tính toán tuân theo Quy phạm. Cũng
như sự khác nhau của IL và mức tham chiếu với sự
hiệu chỉnh đối với sự suy giảm.

30
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ BChart - BChart Tab

Chế độ BChart (Lệch vị trí/theo thời gian/mã hóa vị trí) – Bchart Mod
(Off/Timed/Encoded): Được sử dụng để cài đặt chế độ đo AWS.

Chế độ BChart (Theo thời gian) – Bchart Mod (Timed): Khi đặt giá trị là Timed thì BChart
được kích hoạt và bặt đầu thu nhận dữ liệu để hiển thị BChart dựa theo thời gian.

LOS (dB): Tùy chọn này cho phép chọn lựa giữa STOP và CONTINUE, nó xác định những gì
Masterscan cần làm khi một Mất mát tín hiệu xảy ra. Khi đặt là STOP B-Chart không ghi các giá trị
“không giá trị đọc”. Trong khi đó khi đặt là CONTINUE thì nó sẽ làm.

Tốc độ - Speed: Cho phép người sử dụng lựa chọn tốc độ cập nhật của BCHART (1-50). Giá trị
này đại diện một cách tương đối số mẫu trên giây.

Số lượng mẫu – No. of S.: Cho phép người sử dụng lựa chọn Số Mẫu (10 – 500) biểu diễn trong
BChart.

Chế độ BChart – BChart Mode: Khi đặt là Encoded thì BChart sẽ được kích hoạt chế độ được mã
hóa. Thiết bị Masterscan phải có một mã hóa vị trí được đi kèm để lấy dữ liệu hiển thị.

Mã hóa vị trí – Encoder: Kích hoặc hoặc khử kích hoạt cổng mã hóa vị trí.

Mẫu/cm – Sample/cm: Đặt số lượng mẫu (0-50) được lấy trên cm.

Số lượng mẫu – No. of S.: Cho phép người sử dụng lựa chọn Số Mẫu (10 – 500) biểu diễn trong
BChart.

31
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

4. Trình đơn BỘ NHỚ - MEMORY Menu


Nhấn phím [MENU] sau đó là phím [OK] khi trình đơn MEM được làm nổi bật để truy xuất vào các thẻ và trình đơn
phụ. Các thẻ cho phép người sử dụng lưu các cài đặt cấu hình (Panel), A-Scan (A-Log), B-Scan (Bchart) và chiều dầy

(T-Log) cũng như gọi lại một A-Scan cần được sử dụng như một xung tham chiếu (Ref).

Thẻ CẤU HÌNH quét - PANEL Tab


Trình đơn này cung cấp kho lưu trữ và gọi lại lên tới 100 cài đặt hiệu chuẩn. Việc sử dụng tính năng này
được mô tả đầu đủ ở phần Lưu và Gọi lại các Cài đặt Hiệu chuẩn - Storage and Recall Of Calibration
Setups.

Lưu cấu hình – Save Panel: Cho phép người sử dụng lưu cấu hình quét. Bằng việc nhấn phím
mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Save Panel sau đó nhấn phím [OK], một cửa
sổ lưu ý sẽ mở ra.
Tải ra cấu hình – Load Panel: Cho phép người sử dụng mở cấu hình quét. Bằng việc nhấn phím
mũi tên lên hoặc xuống để đi tới trình đơn phụ Load Panel sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ
lưu ý sẽ mở ra.
Soạn các lưu ý – Edit Notes: Cho phép người sử dụng soạn các lưu ý. Bằng việc nhấn phím mũi
tên lên hoặc xuống để tới trình đơn phụ Note Panel sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu ý sẽ
mở ra. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để lựa chọn lưu ý.

Mặc định cấu hình – Default All Panel: Nhấn phím [OK] các cài đặt cấu hình sẽ được đặt lại về
mặc định của nhà sản xuất.

Thẻ A-LOG - A-LOG Tab


Trình đơn này cung cấp bộ lưu trữ và gọi lại lên tới 800 A-Scan cùng với cài đặt quét tương ứng. Việc sử
dụng tính năng này được mô tả đầy đủ trong phần Bộ lưu trữ A-Log và A-Scan - A-Log, A-scan Storage.

Lưu A-Log – Save A-Log: Cho phép người sử dụng lưu cấu hình A-Log. Nhấn phím mũi tên lên
hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Save A-Log sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu ý sẽ
mở ra.
Tải ra A-Log – Load A-Log: Cho phép người sử dụng tải ra cấu hình A-Log. Nhấn phím mũi tên
lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Load A-Log sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu
ý sẽ mở ra.
Soạn các lưu ý – Edit Notes: Cho phép người sử dụng soạn các lưu ý. Nhấn phím mũi tên lên
hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Edit Notes sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu ý sẽ
mở ra. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để lựa chọn lưu ý.

32
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ XUNG THAM CHIẾU - REF Tab


Trình đơn này cho phép một dạng sóng được lưu trong bộ nhớ A-LOG được hiển thị như một xung tham
chiếu trên màn hình. Trước khi một dạng sóng có thể được gọi lại, nó phải được lưu trong một vị trí A-LOG
như được mô tả ở trên.

Tải ra Xung tham chiếu – Load Ref: Cho phép người sử dụng tải ra Xung tham chiếu trong A-
Log. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Load Ref sau đó nhấn phím
[OK], một cửa sổ lưu ý sẽ mở ra.
Soạn các lưu ý – Edit Notes: Cho phép người sử dụng soạn các lưu ý liên quan tới xung tham
chiếu. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Edit Notes sau đó nhấn
phím [OK], một cửa sổ lưu ý khác sẽ mở ra. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để lựa chọn lưu ý.

Khả thị (Tắt/Bật/Mờ) - Visible (OFF/ON/Opaque): Cho phép người sử dụng hiển thị xung
tham chiếu hay không, dạng sóng tham chiếu được liên đới tới A-Log.

Thẻ BChart - BChart Tab

Lưu BChart – Save BChart: Cho phép người sử dụng lưu một BChart liên quan tới B-Scan. Nhấn
phím mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Save BChart sau đó nhấn phím [OK],
một cửa sổ lưu ý khác sẽ mở ra.
Tải ra BChart – Load BChart: Cho phép người sử dụng tải ra một BChart liên quan tới B-Scan.
Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Load BChart sau đó nhấn phím
[OK], một cửa sổ lưu ý khác sẽ mở ra.
Soạn các lưu ý – Edit Notes: Cho phép người sử dụng soạn lưu ý liên quan tới B-Scan. Nhấn
phím mũi tên lên hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Edit Notes sau đó nhấn phím [OK],
một cửa sổ lưu ý sẽ mở ra. Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống để lựa chọn lưu ý.

Thẻ Lưu độ dầy - TLogging Tab

Kiểu lưu trữ (Cơ bản/Lưới) – Log Type (Basic/Grid): Cho phép 2 kiểu lưu khác nhau gồm
TLog hoặc Grid (tính năng tùy chọn cần được kích hoạt thông qua code)

33
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ T-LOG - T-LOG Tab

Chế độ (Off) – Mode (Off): Trong chế độ này T-Log bị tắt, có thể truy xuất vào các tính năng cài
đặt của chế độ T-Log dạng lưới (nếu tính năng được đặt mua)

Chế độ T-Log (File) – T-Log Mode (File): Khi chế độ được đặt là File, nó cho phép người sử
dụng lưu một giá trị độ dầy trong cùng một cách mà một A-Log hoặc một B-Log được lưu.

Lưu T-Log – Save T-Log: Cho phép người sử dụng lưu T-Log, bằng việc nhấn phím mũi tên lên
hoặc xuống để làm nổi bật trình đơn phụ Save T-Log sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu ý
khác sẽ mở ra.
Tải ra T-Log – Load T-Log: Cho phép người sử dụng mở T-Log. Bằng việc nhấn phím mũi tên lên
hoặc xuống để đi tới trình đơn phụ Load T-Log sau đó nhấn phím [OK], một cửa sổ lưu ý khác sẽ
mở ra.

Xóa hết (Bảng lưu) – Clear All (Table): Được sử dụng để xóa tất cả dữ liệu trong bảng lưu.
Nhấn phím [OK] để xóa dữ liệu. Cửa sổ xác nhận sẽ mở ra để xác nhận việc này.

Chế độ (Ghi) – Mode (Record): Trình đơn này cung cấp một kho lưu trữ và gọi lại lên tới 8.000
giá trị đo chiều dầy. Các chế độ Số - Numeric và Tuần tự -Sequential đều có thể sử dụng. Tính
năng này được mô tả đầy đủ trong Giá trị đọc được lưu dưới dạng code 3 mức, bắt đầu với BLOCK
(1-14), được theo bởi Vị trí (1-2000) và NO (1-2000).
Khối – Block: Được sử dụng để lựa chọn số khối (1-14), giá trị này có thể được đặt là ALL, số vị
trí cũng được đặt là ALL

Vị trí – Location: Được sử dụng để lựa chọn số vị trí (1-2000) đối với bộ lưu hoặc xem một giá
trị đọc độ dầy.

Số - Number: Giá trị đọc chiều dầy riêng rẽ đánh số vào trong một giá trị đọc chiều dầy được lưu.
Tăng tự động khi lưu một giá trị đọc bằng việc nhấn phím [OK]

34
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ Lưới - Grid Tab

Chế độ (Tắt) – Mode (Off): Trong chế độ này Thẻ Lưới không được dùng.

Chế độ (File) – Mode (File): Khi chế độ được đặt là File nó sẽ cho phép người sử dụng lưu một
giá trị đo chiều dầy trong cùng một cách như A-Log hoặc B-Log được lưu.

Lưu – Save: Cho phép người sử dụng lưu một lưới T-Log, bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên] hoặc
[Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ save T-Log grid sau đó nhấn phím [OK], cửa sổ khác sẽ mở
ra.
Tải – Load: Cho phép người sử dụng tải lưới T-Log, bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên] hoặc
[Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ Load T-Log grid sau đó nhấn phím [OK] để mở cửa sổ lưu
ý.
Các chú ý – Notes: Cho phép người sử dụng viết một chú ý liên kết với một T-Log, bằng việc
nhấn phím mũi tên [Lên] hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ Edit Notes sau đó nhấn phím
[OK], cửa sổ khác sẽ mở ra. Nhấn phím mũi tên điều hướng [Lên] và [Xuống] để lựa chọn chú ý.

Chế độ (Lưu dữ liệu) – Mode (Logging): Được sử dụng để bật chế độ T-Log và bật chế độ lưu
dữ liệu.

Điều hướng – Navigate: Được sử dụng để điều hướng lưới T-Log.

Cài đặt chú ý – Setup Note: Được sử dụng để tạo chú ý về cài đặt được sử dụng cho kế hoạch
lưới.

Xóa tất cả (Bảng) – Clear All (Table): Được sử dụng để xóa tất cả các dữ liệu trong bảng.
Nhấn phím [OK] để xóa dữ liệu. Cửa sổ xác nhận sẽ xuất hiện cho việc xác nhận.

Thẻ Kế hoạch Lưới - Grid Plan Tab

Tải – Load: Cho phép người sử dụng tải một kết hoạch lưới, bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên]
hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ Load T-Log grid plan sau đó nhấn phím [OK], một
cửa sổ khác sẽ mở ra.

Lưu – Save: Cho phép người sử dụng lưu một kết hoạch lưới, bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên]
hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ Save T-Log grid plan sau đó nhấn phím [OK], một
cửa sổ khác sẽ mở ra.

Cài đặt – Setup: Được sử dụng để định cấu hình cài đặt cho một kế hoạch lưới.

Lưu trữ - Store: Cho phép người sử dụng lưu trữ kiểu dữ liệu như: TLog (Chiều dầy), T+Ascan
(Chiều dầy và hình A-scan), T+BCht (Chiều dầy + B-Scan), Extra TLog (Dữ liệu chiều dầy bổ
sung), ET+Asc (Dữ liệu chiều dầy bổ sung và A-scan) và ET+Bch (Dữ liệu chiều dầy bổ sung và
B-scan)

35
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

5. Trình đơn UTIL - UTIL Menu


Nhấn phím [MENU] sau khi nhấn phím [OK] khi trình đơn UTIL được làm nổi bật để lựa chọn các tùy chọn
trình đơn này. Các mục trong phần này cho phép người sử dụng định cấu hình các tính năng như các tham
chiếu hiển thị, dạng sóng, cảnh báo, âm thanh, suy giảm xung phản hồi đáy (BEA), hiệu chỉnh cổng biên độ
(AGC), mã hóa vị trí cũng như các cài đặt ngày giờ.

Thẻ TRÌNh ĐƠN - MENU Tab

Ngôn ngữ - Language: Lựa chọn một trong 6 ngôn ngữ được đặt trong thiết bị hoặc một ngôn
ngữ có thể lựa chọn bởi người sử dụng. Các ngôn ngữ được nhúng trong thiết bị có thể được lựa
chọn tại thời điểm đặt hàng thiết bị Masterscan D-70.

Đơn vị - Units: Lựa chọn các đơn vị đo INCHES, µs hoặc METRIC. Khi trong chế độ µs, vận
tốc sóng âm cố định tại 2000 m/s (5000 in/µs) và không thể điều chỉnh.

Trình đơn tùy biến – Customize Menu: Thông số này cho phép người sử dụng bật hoặc tắt một
số thẻ. Bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên] hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ Customise,
sau đó nhấn phím [OK] để mở cửa sổ lưu ý ra.

Cài đặt (Tùy chọn) – Install (Option): Thông số này cho phép bạn nhìn những tùy chọn nào
được cài đặt, bằng việc nhấn phím mũi tên [Lên] hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn phụ
Install Option, sau đó nhấn phím [OK] để mở cửa sổ lưu ý ra.

Thẻ dạng sóng - Waveform Tab

Đường mức – Contour: Được sử dụng để đánh đồng mức hình dạng tín hiệu phản hồi, có thể
điều chỉnh từ 0 tới 6 hoặc được đặt thành Auto.

Làm nhẵn (Tắt/Làm nhẵn/Điền đầy) – Smooth (Off/Smooth/Fill): Khi Làm nhẵn -
Smooth được lựa chọn thì tín hiệu được hiển thị như một đường bao xung. Khi Điền đầy - Fill
được lựa chọn thì dưới đường vẽ xung sẽ được điền đầy.

Kiểu loại bỏ (Tuyến tính/bỏ) – Reject Type (Linear/Suppress): Được sử dụng để loại bỏ các
nhiễu mức thấp từ A-scan. Loại bỏ có thể là Bỏ hoặc Tuyến tính.

Tỉ số tạo vệt (0-6) – Fade Rate (0-6): Được sử dụng để đặt tỉ số tạo vệt của tín hiệu hiển thị
trên màn hình. Tỉ số tạo vệt có thể được điều chỉnh từ 0 – 6, khi đặt là 0 thì tín hiệu sẽ không tạo
vệt trong khi đặt là 6 tín hiệu tạo vệt rồi mất đi một cách chậm chạp rất có ích khi dò khuyết tật rất
nhỏ thuộc dạng khó để bắt được.

36
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ phím bấm người sử dụng - User Keys Tab

UserKey 1, UserKey 2, UserKey 3 và UserKey 4: Bốn phím bấm do người sử dụng - USER
định ra có thể được ấn định theo bất cứ tham số nào trong thiết bị Masterscan.

Các chức năng truy xuất nhanh sau đây có thể được ấn định từ bất kỳ thông số Userkey nào:
 Bảng – Panel: Phím được ấn định là bảng – nhấn phím trong thời gian ngắn để gọi bảng
lưu, nhấn một lúc lâu thì lưu bảng.
 Người sử dụng – User: Phím được định rõ bởi người sử dụng
 Không áp dụng – N/A: Không được chỉ định
 Tự động 80% - Auto 80%: Tăng tín hiệu cắt cổng lên 80% chiều cao màn hình
 QSave-A: Thực hiện lưu nhanh A-Log hiện thời
 WheelLK: Khóa phím xoay cảm ứng
 +/- 6dB: Nhấn lần đầu tăng độ nhạy 6dB và nhấn lần hai giảm độ nhạy 6dB
 Tăng âm lên – Gain Up: Tăng độ nhạy lên theo bước tăng âm
 Giảm âm xuống – Gain Dn: Giảm độ nhạy theo bước chỉnh âm
 Bước chỉnh âm – GainStp: Cuộn qua các bước chỉnh âm có thể dùng.
 Một kênh/hai kênh – Sngl/Dbl: Đảo giữa chế độ đầu dò đơn và đầu dò kép
 Xóa chiều dầy nhỏ nhất – Clr TMin: Xóa T-MIN nếu cài đặt
 Xóa đỉnh xung – Clr Peak: Xóa dạng sóng đỉnh xung
 AWS Visible: Chỉ ra hiển thị lên trên – HUD khi trong chế độ AWS
 API Visible: Chỉ ra hiển thị lên trên – HUD khi trong chế độ API
 AutoZero: Khi T-COMP được kích hoạt thực hiện một phép zero đầu dò tự động.

Thẻ tính năng khác - MISC Tab

Chế độ phát (Dập/Kích hoạt mép xung) – Tx Mode (Damping/Act Edge): Khi chế độ phát
xung được đặt là Dập – Damping. Thông số Damping trong thẻ Tx (Từ trình đơn chính Cal) sẽ
có giá trị hoặc là 50 hoặc là 400 Ohm.

Kích (TẮT/Các phím/Phím xoay cảm ứng/Cả hai) – Click (OFF/Keys/Wheel/Both): Khi
đặt khác TẮT – OFF, một tiếng bíp sẽ phát ra để xác nhận mỗi khi nhấn và/hoặc xoay cảm ứng.

Cảnh báo (Tắt tiếng/Bật tiếng) – Alarm (Mute/Audible): Khi đặt là bật tiếng – Audible,
một tiếng còi sẽ phát ra trong khi có cảnh báo cổng.

Khóa phím (kích hoạt/khử kích hoạt) – Keylock (Active/Inactive): Cho phép người sử
dụng khóa các phím trên thiết bị để ngăn các thay đổi cẩu thả. Khi đặt là Kích hoạt – ACTIVE thì
phím toàn màn hình [FULL SCREEN] đảo được qua các trạng thái đóng băng, đỉnh xung, giữ và
khóa phím.

37
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ VIDEO - VIDEO Tab

Màu sắc – Colour: Lựa chọn một trong số 8 bộ sắp xếp màu (Tín hiệu, Trình đơn và làm nổi bật)
dùng cho hiển thị. Các bộ sắp xếp màu như sau:
- Xanh lục, Xanh dương, Đen (mặc định) – Green, Blue, Black
- Đen, Đen, Trắng – Black, Black, White
- Trắng, Đen, Trắng – White, Black, White
- Vàng, Đen, Vàng – Yellow, Black, Yellow
- Vàng, Đen, Trắng – Yellow, Black, White
- Vàng, Vàng, Xanh dương – Yellow, Yellow, Blue
- Xanh lục, Xanh lục, Xanh dương – Green, Green, Blue
- Trắng, Đen, Xanh dương – White, Black, Blue
Độ sáng (0-20) – Brightness (0-20): Điều khiển độ sáng hiển thị. Mức sáng được lựa chọn ảnh
hưởng tới thời gian sử dụng pin. Giá trị 1 cho phép dùng 16 giờ, 10 cho 12 ½ giờ và giá trị 20 sẽ
cho phép sử dụng trong 9 giờ, giả sử là pin được sử dụng trong điều kiện tốt tại 22 độ C.
Ô vạch – Graticule: Lựa chọn các tùy chọn ô vạch từ các lựa chọn sau:
TẮT – OFF: Không có ô vạch
BẬT – ON: Có ô vạch 100%
THƯA – SPARSE: Một dòng các chấm tại các khoảng cách nhau 10%
50%: Các chia vạch tại vị trí 50% toàn màn hình.
½ BƯỚC – ½ SKIP: Đường vạch đứt tại vị trí ½ bước nhảy.
½ BƯỚC+ - ½ SKIP+: Khoảng cách một bước và 1 ½ bước. Nhấn phím mũi tên điều hướng
[Lên] – [Up] lần nữa để lấy đường ½ bước với các khoảng cách tính toán được chỉ ra.
VẠCH LIỀN – SOLID: Một bộ ô vạch đầy đủ 100% với đường vạch liền thay cho các chấm.

Thẻ Bộ làm giảm Xung vọng Đáy - BEA (Backwall Echo Attenuator) Tab

Chế độ BEA (Tắt) – BEA Mode (Off): Tắt chế độ Suy giảm Xung vọng Đáy.

Chế độ BEA (Vẽ) – BEA Mode (Draw): Đặt chế độ BEA vào chế độ Vẽ - Draw.

Con trỏ - Cursor: Trong chế độ Vẽ - Draw, cái này được sử dụng để điều chỉnh con trỏ để có thể
chuyển vùng trên màn hiển thị tương ứng với đáy. Vị trí bắt đầu con trỏ từ bên phía tay phải của
màn hiển thị và được làm rộng hơn bằng việc sử dụng phím mũi tên hướng xuống [Down] và được
làm hẹp hơn bằng phím mũi tên hướng lên [Up]. Sự suy giảm được làm giảm bằng việc lựa chọn
giá trị ATTEN đối với độ rộng của con trỏ.

Chế độ BEA (Bật) – BEA Mode (On): Bật chế độ BEA

Suy giảm – Atten: Trong chế độ Bật – On phần này được sử dụng để lựa chọn mức suy giảm áp
dụng cho tường phản xạ sau. Giá trị có thể được lựa chọn giữa 0dB và giá trị độ nhậy tham chiếu
tới một tối đa 40dB.

Đường cong (TẮT/Khuếch đại/Tham chiếu) – Curve (OFF/Amplification/Reference):


Được sử dụng để hiển thị một đường đại diện cho số lượng suy giảm được áp dụng.

38
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ AGC (Điều chỉnh tăng âm tự động) - AGC (Automatic Gain Control) Tab
Tính năng điều chỉnh tăng âm tự động - Automatic Gain Control được sử dụng rộng rãi trong phép đo
chiều dầy. Bằng việc đặt phần trăm chiều cao màn hình (%FSH – mặc định 50%) và đảm bảo tín hiệu đủ lớn
để cắt cổng, mức tăng âm sẽ được điều chỉnh tự động để đưa chiều cao tín hiệu tới giá trị được định ra
bởi người sử dụng với một sai số có thể điều chỉnh (±% TOL).

Chế độ AGC (BẬT/TẮT) – AGC Mode (ON/OFF): BẬT – ON AGC lên hoặc TẮT - OFF đi.

% FSH: Chọn chiều cao màn hình, giữa 10% và 90%, tới giá trị người sử dụng muốn để tăng âm
được điều chỉnh.

±% Tol: Chọn giá trị sai số đối với %FSH để ngăn quá mức AGC do bởi sự biến động chiều cao tín
hiệu. Dải cài đặt có thể từ 5% tới 20% FSH.

Làm thế nào để sử dụng AGC?

 Đặt Cổng 1 là On +Ve, để một chiều cao khoảng 10% hoặc 20% FSH và đảm bảo rằng tín hiệu sẽ cắt qua
cổng.
 Đảm bảo rằng chế độ ĐO – MEAS là bất cứ thứ gì nhưng THEO DÕI – MONITOR.
 Đặt thông số %FSH tới chiều cao tín hiệu yêu cầu.
 Bật AGC bằng cách thay đổi chế độ AGC sang ON.
 Với điều kiện bề mặt tiếp xúc kém, điều chỉnh ±% TOL để tăng sai lệch biến đổi tín hiệu trước khi độ nhậy
được điều chỉnh
 Khi một tín hiệu xuất hiện trong Cổng 1 và một chế độ đo phù hợp được lựa chọn thì tăng âm sẽ được tự
động điều chỉnh để đưa tín hiệu tới chiều cao được định trước cụ thể trên màn hình.

 Khi Masterscan D-70 được bật lên AGC được TẮT.


 Giá trị tăng âm được cài đặt lần cuối bởi AGC duy trì khi AGC được tắt đi.
 Nếu mức cổng nằm cao hơn mức %FSH được định ra bởi người sử dụng, AGC bị ngăn chặn
bên trong.

39
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thẻ Mã hóa vị trí - Encoder Tab

Mã hóa vị trí – Encoder: Khi đặt là thủ công – manual người sử dụng sẽ có
thể tới giá trị được lựa chọn đặt độ phân giải của mã hóa vị trí cũng như chiều của
mã hóa vị trí. Khi đặt trong chế độ Tự động – Auto thì độ phân giải sẽ được đặt
là 14.40 click và tùy chọn Bchart phải được đặt là encoded.
Hiệu chuẩn mã hóa vị trí – Encoder Cal: Cho phép người sử dụng hiệu chuẩn
mã hóa vị trí.
Độ phân giải mã hóa vị trí – Encoder Res: Giá trị được lựa chọn đặt độ phân
giải của mã hóa vị trí.

Khoảng cách (mm) – Dist (mm): Khoảng cách quét theo đơn vị mm hoặc inch.

Số đếm – Count: Số đếm khoảng cách được đi qua bởi mã hóa vị trí.
Chiều quét (TIẾN/LÙI) – Direction (FWD/BKWD): Đặt chiều quét

Thẻ ĐỒNG HỒ - CLOCK Tab

Đồng hồ (Đặt) – Clock (Set): Cho phép bạn đặt thời gian hoặc ngày, nhấn phím [OK] để hiển
thị cửa sổ và truy xuất các thông số thời gian và ngày tháng.

Hiển thị (Tắt/Bật) – Display (Off/On): Hiển thị (hoặc ẩn đi) chỉ thị thời gian ngày tháng tại
phía dưới màn hình.

Đặt (Ngày) – Set (Date): Được sử dụng để đặt ngày hiện tại. (Được lựa chọn bằng việc nhấn
phím [OK] khi SET được làm nổi bật, sau đó nhấn phím mũi tên [Xuống])

Ngày - Date: Được sử dụng để đặt ngày hiện thời.

Tháng – Month: Được sử dụng để đặt tháng hiện thời.

Năm – Year: Được sử dụng để đặt năm hiện thời.

Đặt (Thời gian) – Set (Time): Được sử dụng để đặt thời gian hiện thời. (Được lựa chọn bằng
việc nhấn phím [OK] khi SET được làm nổi bật, sau đó nhấn phím mũi tên [Xuống])

Giờ - Hours: Được sử dụng để đặt giờ hiện thời theo định dạng 24 giờ.

Phút – Mins: Được sử dụng để đặt phút hiện thời.

40
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

6. Lưu trữ & Gọi ra Các cài đặt hiệu chuẩn - Storage & Recall of
Calibration Setups
Sau khi Masterscan D-70 được hiệu chuẩn phù hợp đối với một sự sắp xếp kiểm tra cụ thể, nó có thể được
lưu trong tất cả các bảng cài đặt để có thể gọi ra tuần tự khi thực hiện phép kiểm tra tương tự tại thời
điểm sau đó. Mặc dù các cài đặt bảng cuối cùng được “nhớ” bởi bộ nhớ của Masterscan D-70, tính năng
này hữu dụng khi thiết bị đang được sử dụng cho rất nhiều phép kiểm tra khác nhau yêu cầu các cài đặt
hiệu chuẩn bảng khác nhau về cơ bản.

Thêm vào đối với các cài đặt bảng, chú ý dạng tự do có thể được lưu với bộ lưu cấu hình hiệu chuẩn bao
gồm nhãn, tên kỹ thuật viên hoặc số, vị trí để nhận dạng, và thông tin đầu dò sử dụng. Có thể lưu tới 100
bộ cấu hình cài đặt; mỗi cấu hình được ấn định cho một bộ số từ 1 đến 100.

Làm thế nào để lưu một cài đặt bảng - How to store a panel set?
Bước 1: Nhấn phím [Menu] sử dụng phím mũi tên hướng [Lên] hoặc [Xuống] để làm nổi bật trình đơn Mem sau đó
nhấn phím [OK].
Bước 2: Sử dụng phím mũi tên hướng [Trái] hoặc [Phải] để làm nổi bật Thẻ Panel.

Nếu muốn lưu các chú ý cùng cấu hình cài đặt trong Panel, xem phần mô tả cách nhập vào các chú ý.

Bước 3: Lựa chọn trình đơn phụ Save Panel bằng cách nhấn phím [OK].

Nếu cáp USB được kết nối với máy tính, bộ lưu sẽ không sẵn sàng để sử dụng như ở hình
trên.

41
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Bước 4: Khi nhấn phím [OK] một cửa sổ sẽ xuất hiện như dưới đây.

Bước 5: Nhấn phím [OK] để ạo ra một cài đặt Panel mới.


Bước 6: Màn hình như dưới đây sẽ xuất hiện. Nhập vào chi tiết cho bảng cấu hình để được lưu.

 Nếu bạn chỉ muốn cập nhật bảng cấu hình đang có, lựa chọn bảng cấu hình mong muốn và
nhấn phím [OK].
 Nếu việc nhập các chú ý vẫn chưa được lưu với cài đặt bảng cấu hình, tạo một chú ý như mô
tả ở dưới, sau đó lưu lại cài đặt bảng như mô tả ở trên.

42
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Làm thế nào gọi ra một cấu hình - How to recall a panel set?

Bước 1: Nhấn phím [Menu] sau đó làm nổi bật trình đơn Mem sử dụng phím mũi tên hoặc . Khi trình đơn

Mem được làm nổi bật nhấn phím [OK].

Bước 2: Sử dụng phím mũi tên hoặc để làm nổi bật Thẻ Panel.

Bước 3: Lựa chọn trình đơn phụ Load Panel bằng cách nhấn phím mũi tên hoặc , sau đó nhấn phím

[OK].

Nếu cáp USB được kết nối với máy tính, bộ lưu sẽ không sẵn sàng để sử dụng

Bước 4: Một khi phím [OK] được nhấn, một cửa sổ sẽ hiện ra như dưới đây.

Bước 5: Sử dụng phím mũi tên hoặc để làm nổi bật tệp cấu hình Panel.

Bước 6: Nhấn phím [OK] để tải ra tệp cấu hình.

Làm thế nào để xóa một cài đặt cấu hình - How to delete a panel set?
Bước 1: Làm theo các bước từ 1 tới 5 trong phần Làm thế nào để gọi lại một tệp cấu hình.
Bước 2: Nhấn phím [FULL SCREEN] để xóa tệp.

43
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Bổ sung CÁC CHÚ Ý vào FILE CẤU HÌNH và A-LOG - Adding NOTES to PANEL and A-
LOG sets
Khi lưu các cài đặt hiệu chuẩn hoặc dạng sóng, việc này thường hữu dụng để bổ sung vào cấu hình một vài
chú ý vì sau đó có thể được nhận biết, hoặc giúp người sử dụng gọi ra đúng bộ cấu hình. Có thể thực hiện
trong các thẻ PANEL và A-LOG bằng cách sử dụng trình đơn phụ NOTES.

Khi một cấu hình hiệu chuẩn hoặc dạng sóng được lưu, đầu tiên hiệu chuẩn thiết bị như mong muốn, hoặc
bắt dạng sóng bằng cách nhấn phím [Freeze/Peak]. Sau đó lựa chọn trình đơn phụ NOTES bằng cách sử
dụng phím mũi tên hoặc và cửa sổ thông báo như dưới dây sẽ xuất hiện ở khu vực hiển thị.

Đường NHÃN – LABEL hiển thị trong chương trình Utility cho phép nhận dạng nhanh. Phần NGƯỜI KIỂM
TRA – OPERATOR, VỊ TRÍ – LOCATION, ĐẦU DÒ – PROBE và CÁC CHÚ Ý – NOTES cũng có thể được soạn
thảo và thay đổi.

Các phím mũi tên hoặc được sử dụng để dịch chuyển con trỏ từ phải qua trái theo chiều dài của
hàng chữ cái khi phần soạn ký tự không còn kích hoạt và phần trường nhập được làm nổi bật.

Các phím mũi tên hoặc được sử dụng để dịch chuyển giữa các trường nhập khác nhau (ví dụ như
giữa OPERATOR, LOCATION, PROBE và NOTES)

 Để xóa một vị trí mô tả mà con trỏ ở vị trí bên phải của ký tự muốn xóa sau đó sử dụng phím

[Freeze/Peak] để đảo sang chế độ soạn thảo. Với các phím mũi tên , , hoặc

lựa chọn ký tự lùi (<-) sau đó nhấn phím [OK].


 Để thêm vào một ký tự/khoảng cách, vị trí con trỏ ở giữa các ký tự sau đó sử dụng phím

[Freeze/Peak] để đảo sang chế độ soạn thảo. . Với các phím mũi tên , , hoặc

lựa chọn ký tự mà bạn muốn thêm vào sau đó nhấn phím [OK].

Xin hãy chú ý rằng khi bạn đạt tới số ký tự tối đa cho phép, chỉ có mỗi cách xóa bất kỳ ký tự nào khi
đó sử dụng phím [Full Screen] sẽ xóa tất cả các ký tự.

Một khi các chú ý mong muốn được bổ sung hoặc chỉnh sửa, nhấn phím [Freeze/Peak] để thoát ra chế độ
soạn thảo.

44
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Tổng hợp các bước soạn thảo chú ý - Edit Notes Summary
Các phần sau đây cung cấp một tổng hợp các kỹ thuật thao tác cần thiết để soạn thảo các chú ý sử dụng
các phím ở mặt phím phía trước thiết bị. Trong trường hợp này, chúng ta giả sử phần chú ý file vừa được
lưu xong.

Soạn thảo một CHÚ Ý Nhấn để đưa ra hộp soạn thảo như sau:
- NOTES:  Sử dụng phím mũi tên và để dịch chuyển con trỏ dọc theo

phương thẳng đứng các dòng.


 Nếu bạn không ở trong phần bản đồ ký tự nhấn phím [Freeze/Peak] để
đảo tới.

 Sử dụng các phím mũi tên , , hoặc để làm nổi bật

một ký tự từ bản đồ.


 Nhấn phím [OK] để viết ký tự lên trên dòng.

Lựa chọn [OK]


Cho phép bạn lựa chọn kí tự khi được làm nổi bật.
- Select [OK]

Chuyển dịch [Help]


Cho phép bạn thay đổi giữa phím ký tự viết hoa và viết thường.
- Shift [Help]

Chuyển đổi
[Freeze/Peak] Cho phép bạn đảo qua giữa các dòng và sơ đồ ký tự
- Switch [Freeze/Peak]

Xóa tất [Full Screen]


Xóa toàn bộ dòng
- Clear all [Full Screen]

THOÁT [Menu]
Thoát trở về trình đơn PANEL hoặc A-LOG. Lưu bộ hiệu chuẩn để lưu các chú ý.
- EXIT [Menu]

45
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 3: Kiểm tra khuyết tật - Flaw testing


1. Hoạt động cơ bản
Để việc dò khuyết tật có thể tin cậy đòi hỏi có ba lưu ý quan trọng:

 Lựa chọn đầu dò thích hợp.


 Mẫu tham chiếu chính xác có cùng loại vật liệu với mẫu kiểm tra với các lỗ tham chiếu có hướng
và độ nhạy như mong muốn.
 Hiệu chuẩn thiết bị phù hợp.
Đầu dò chuyển đổi được sử dụng cho việc dò khuyết tật thường có dải biến đổi hẹp để cung cấp độ nhạy
tốt nhất có thể đối với các bất liên tục biết trước. Trong một vài trường hợp, thay đổi dải tần đã chọn để
tối ưu hóa khả năng phân giải ở gần bề mặt hoặc ở xa bề mặt – có khả năng phân tách các bất liên tục từ
mặt trước hoặc phản hồi từ mặt sau. Trong trường hợp khác, tần số được lựa chọn để bước sóng đi vào
trong vật liệu được tối ưu theo hướng và kích thước của bất liên tục mong đợi. Loại đầu dò tiếp xúc một
biến tử được sử dụng cho việc phát hiện các khuyết tật chung. Đầu dò góc được sử dụng cho việc kiểm tra
mối hàn, mà được đề cập đến trong phần Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp lượng giác - Weld
Inspection Using Trigonometry Mode. Các loại đầu dò khác như dạng phát sóng bề mặt và sóng kép, có
thể được sử dụng nhưng vấn đề này vượt quá phạm vi của cuốn hướng dẫn sử dụng này.

Yêu cầu tiếp theo đối với độ tin cậy trong phát hiện khuyết tật là mẫu hiệu chuẩn hoặc tham chiếu. Mẫu
này được chế tạo từ vật liệu cùng loại với mẫu cần kiểm tra. Nói cách khác, nó có vận tốc âm và đặc tính
suy giảm âm giống như vật liệu cần kiểm tra. Mẫu chuẩn nên có bề mặt tương tự thành phần cần kiểm tra
để độ suy giảm và độ nhạy là tương tự nhau. Điều quan trọng nhất, mẫu chuẩn nên có các khuyết tật được
tạo ra sao cho thể hiện như các khuyết tật mong muốn được tìm thấy trong mẫu cần kiểm tra. Nghĩa là,
kích thước và hướng của khuyết tật tạo ra nên phù hợp với khuyết tật tự nhiên của vật kiểm tra. Trong
một vài trường hợp, các khuyết tật tạo ra có thể là các lỗ đáy bằng vuông góc với mặt kiểm tra, các lỗ
khoan bên cạnh song song với mặt kiểm tra, hoặc trong vài trường hợp, các rãnh hẹp xuất hiện ở bề mặt
phẳng song song hoặc vuông góc với bề mặt kiểm tra. Các bất liên tục được tạo ra cũng phải được đặt gần
mặt trước và mặt sau của mẫu chuẩn để kiểm tra độ phân giải của đầu dò kết hợp với các cài đặt trên thiết
bị.

Kết luận lại, cần thiết lập hiệu chuẩn đúng cho thiết bị MasterScan D-70 để đảm bảo chắc chắn việc phát
hiện khuyết tật đạt độ tin cậy.

46
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

2. Hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra khuyết tật - Flaw Tester Calibration
Bản chất của việc căn chỉnh này là thiết lập các thông số cho bộ phát xung, bộ khuếch đại và các thông số
cổng để cung cấp độ phân giải và độ nhạy cần thiết cho phép kiểm tra. MasterScan D-70 có kỹ thuật hiệu
chuẩn tự động giúp đặt các thông số cần thiết bằng cách sử dụng mẫu hiệu chuẩn có độ dày biết trước;
xem chi tiết mục Auto-Cal.

Các đơn vị được chỉ ra trong quy trình này là theo hệ Met. Đối với đơn vị Inch, lựa chọn IN
trong trình đơn phụ Units được đặt ở trong thẻ Menu từ trình đơn UTIL và sử dụng các giá
trị tương ứng đối với các thông số.

Như một lựa chọn khác, phương pháp thủ công có thể được sử dụng để thực hiện việc hiệu chuẩn và sau
đây là các bước cần thiết cho việc dò khuyết tật cơ bản:
• Lựa chọn đầu dò tiếp xúc một biến tử thích hợp và mẫu hiệu chuẩn tương tự về vật liệu và có các bất
liên tục mong muốn để kiểm tra.
• Trong thẻ CAL, lựa chọn mục DẢI ĐO (RANGE) và ĐỘ TRỄ (DELAY) thích hợp để một vài xung phản hồi
mong muốn từ độ sâu trong vật liệu có thể được nhìn thấy.
• Từ trình đơn AMP, đặt Bộ lọc (Filter) sao cho giá trị danh định của đầu dò nằm trong băng tần bộ lọc.
Đảm bảo chế độ được đặt là SINGLE và đặt tham số DÒ (DETECT) tới giá trị TOÀN DẢI (FULL).
• Đặt đầu dò áp sát mẫu hiệu chuẩn và thu xung phản hồi từ các điểm bất liên tục đã biết hoặc xung phản
hồi từ mặt sau và điều chỉnh TĂNG ÂM (GAIN) để đỉnh xung phản hồi đạt khoảng 80% độ cao màn hình
hiển thị.
• Điều chỉnh hệ số tăng âm để đặt xung phản hồi tham chiếu từ giữa chiều dày mẫu chuẩn là vào khoảng
80% biên độ.
• Từ trình đơn MEAS, đặt thông số Meas MODE (trong thẻ Meas) tới giá trị E-E và thông số TRIGGER tới
giá trị PEAK.
• Từ thẻ Gate1, đặt G1 State tới giá trị ON+VE và điều chỉnh G1 Start, G1 Width và G1 Level để cổng có
thể bao trùm một vài xung phản hồi.
• Từ thẻ Gate2, chỉnh thông số Khoảng trống - Blanking sao cho để phản xạ bậc 6 được lựa chọn. Ví dụ,
mẫu hiệu chuẩn có độ dày 25.4mm được sử dụng với cổng có cài đặt dựa trên xung phản hồi tường bậc
nhất và cài đặt khoảng trống sao cho phản xạ bậc 6 được lựa chọn với khoảng cách giữa chúng là 127mm
như hình bên dưới:

• Khoảng cách giữa các xung phản hồi được thể hiện trong giá trị đo E-E nằm ở đáy màn hình (ở đây là
127.18 mm). Không chắc rằng giá trị sẽ đúng một cách chính xác khi mà vận tốc âm trong vật liệu không

47
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

khớp với giá trị cài đặt. Lựa chọn vận tốc gần với giá trị vận tốc trong vật liệu để thu được khoảng cách
chính xác như hình bên dưới:

 Để đặt bất kỳ thông số nào một cách thủ công như vận tốc, nhấn và giữ phím [OK] sau
đó xoay phím xoay cảm ứng để điều chỉnh thủ công vận tốc hoặc dải quét.
 Vì cài đặt thông số mặc định là điều chỉnh thô (được đại diện bởi biểu tượng >>), để đặt
theo mức điều chỉnh tinh (đại diện bởi >) sử dụng phím mũi tên hướng lên.
 Để đặt nó trở lại mức thay đổi thô sử dụng phím mũi tên phải.

• Bước hiệu chuẩn tiếp theo cần tính đến khoảng cách giữa tinh thể biến tử của đầu dò và mặt trước của
đầu dò bằng cách đặt đúng giá trị Zero Đầu dò – Probe Zero. Từ trình đơn MEAS thay đổi Meas Mode tới
giá trị Độ sâu – Depth.

• Từ thẻ Gate1, thay đổi giá trị G1 Start, G1 Width và G1 Level sao cho cổng có thể bao quát được đỉnh
xung thứ 6 như hình bên dưới:

• Khoảng cách đo được thể hiện ở đáy màn hình (ở đây là 154.35 mm). Từ trình đơn CAL điều chỉnh giá trị
Probe Zero cho đến khi khoảng cách đo chỉ đúng giá trị như hình bên dưới:

48
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

• Khi kiểm tra lần cuối, di chuyển cổng ngang qua một xung phản hồi để chắc chắn khoảng cách được thể
hiện đúng. Từ thẻ Gate1 điều chỉnh các thông số G1 Start và G1 Level để sao cho cổng bao phủ lần lượt
các đỉnh xung phản hồi. Kiểm tra giá trị đúng như thể hiện bên dưới:

Bây giờ, MasterScan D-70 đã được hiệu chuẩn để thực hiện kiểm tra theo các kỹ thuật được mô tả trong
các phần sau.

 Để đặt bất kỳ thông số nào một cách thủ công như G1 Start, nhấn và giữ phím [OK] sau
đó xoay phím xoay cảm ứng để điều chỉnh thủ công điểm bắt đầu hoặc độ rộng cổng.
 Vì cài đặt thông số mặc định là điều chỉnh thô (được đại diện bởi biểu tượng >>), để đặt
theo mức điều chỉnh tinh (đại diện bởi >) sử dụng phím mũi tên hướng lên.
 Để đặt nó trở lại mức thay đổi thô sử dụng phím mũi tên phải.

Đối với kiểm tra mối hàn, sử dụng đầu dò góc, làm theo hướng dẫn trong phần Kiểm tra mối hàn theo mô
hình lượng giác - Weld Inspection Using Trigonometry Mode.

Đối với việc lưu và in dạng A-Scans, tham khảo phần A-LOG, A-Scan Storage.

49
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thực hiện các bước sau để thiết lập chế độ dò khuyết tật cơ bản cho thiết bị MasterScan D-70.

1. Lựa chọn đàu dò tiếp xúc đơn biến tử phù hợp, nên sử dụng 5MHz, đường kính 10 mm băng hẹp và
mẫu hiệu chuẩn phù hợp vật liệu và có các bất liên tục mong đợi cho việc kiểm tra.
2. Trong thẻ CAL, đặt các thông số sau:
 Probe Zero đặt 0.000
 Velocity đặt vận tốc vật liệu mẫu.
 Range đặt 125 (hoặc giá trị khác phù hợp để bao phủ dải quan tâm)
 DELAY đặt 0.000
 GAIN đặt 50.0
3. Trong thẻ AMP, đặt các thông số sau:
 Filter đặt 3-8 MHz
 Detect đặt FULL
 Reject đặt 0
 TX Mode đặt Single
4. Trong thẻ TX đặt các thông số sau:
 Width đặt 100
 Damping đặt 50 Ω
 Max PRF đặt 150Hz
5. Trong thẻ Gate 1 đặt các thông số sau:
 G1 State đặt On +VE
 G1 Start đặt 10.0
 G1 Width đặt 50 hoặc giá trị phù hợp khác để bao phủ dải quan tâm
 G1 Level đặt 50.0
6. Trong thẻ MEAS, đặt các thông số sau:
 Meas Mode đặt Depth
 Trigger đặt Flank
 HUD đặt OFF
 T-Min đặt OFF
Thiết bị MasterScan D-70 giờ được định cấu hình cho phép kiểm tra dò khuyết tật cơ bản. Sử dụng một
khối chuẩn phù hợp, điều chỉnh thông số GAIN để thiết lập một độ nhậy đúng. Điều chỉnh các thông số
khác khi cần thiết tối ưu hóa việc hiệu chuẩn.

50
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 4 : Đo chiều dầy - Thickness Gauging


1. Đo chiều dầy cơ bản - Basic thickness Gauging
Phép đo chiều dày chính xác và tin cậy yêu cầu ba xem xét quan trọng sau:

Lựa chọn đầu dò phù hợp


Mẫu tham chiếu chính xác với cùng loại vật liệu với mẫu đo, và
Hiệu chuẩn phù hợp cho thiết bị.

Có ba kiểu đầu dò được sử dụng trong đo chiều dày bằng siêu âm, tất cả đều là phương pháp chùm âm
thẳng hoặc sóng dọc. Đầu dò tiếp xúc đơn biến tử được sử dụng cho mục đích đo chiều dày nói chung khi
vật liệu có giá trị chiều dày lớn hơn 2.5 mm.

Đầu dò tiếp xúc có nêm tạo trễ được sử dụng khi đo vật liệu mỏng xuống tới 0.5 mm nơi mà bề mặt sạch
và song song.

Đầu dò tiếp xúc biến tử kép được sử dụng cho vật liệu có mức độ vừa phải với chiều dày mỏng xuống tới
1.0 mm nơi mà bề mặt có thể không đều và không nhất thiết song song. Đầu dò kép được sử dụng rộng rãi
trong kiểm tra chiều dày ăn mòn nơi mà nó có thể thu được các xung vọng từ các điểm ăn mòn pitting.
Tuy nhiên, kiểm tra bằng đầu dò kép trên vật liệu ăn mòn là không ở đâu gần chính xác như kiểm tra đầu
dò biến tử đơn và nêm trễ, do bản chất tự nhiên của vật liệu kiểm tra. Thêm vào đó, đầu dò kép thường
tích hợp một chút góc nghiêng giữa mặt phát và thu, kết quả gây ra cho phép đo một chút không tuyến
tính. Vì lý do này, đo chiều dày bằng biến tử kép thường được hiệu chuẩn và thực hiện trong một dải đo
giới hạn.

Liên quan tới kiểu đầu dò được sử dụng, điều quan trọng là được thiết kế đặc biệt cho thiết bị đo chiều
dày. Điều này có nghĩa là nó phải có băng rộng hoặc có đặc trưng dập cao miễn là có mép sườn xung lên
sắc nét. Mặt khác, biến đổi biên độ của các tín hiệu có thể gây nên lỗi nửa bước sóng do bởi phần nhỏ hơn
“đưa lên”.

Yêu cầu tiếp theo đối với thiết bị đo chiều dày là một mẫu hiệu chuẩn hoặc tham chiếu. Mẫu này phải
được chế tạo cùng loại vật liệu với mẫu kiểm tra. Nói cách khác, nó phải có cùng vận tốc sóng âm và đặc
trưng suy giảm sóng âm. Mẫu hiệu chuẩn phải có bề mặt song song đại diện cho dải chiều dày cần kiểm
tra. Mặc dù hai giá trị chiều dày đại diện cho giá trị lớn nhất và nhỏ nhất có hiệu quả cho phép hiệu chuẩn,
nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng mẫu hiệu chuẩn có 4 phần bao phủ dải kiểm tra được biết trước. Điều
này cho phép thẩm tra lại phép hiệu chuẩn.

Có thể hiệu chuẩn Masterscan D-70 sử dụng một mẫu thông dụng và chỉ một chiều dày đã biết của vật liệu
dưới phép kiểm tra. Đây là phương pháp không mong muốn bởi vì không có cách nào thẩm tra lại phép
hiệu chuẩn. Với phương pháp này, phép hiệu chuẩn sẽ được thực hiện đầu tiên trên mẫu thông dụng kiểm
tra, mẫu này sẽ có ba tới bốn phần bao phủ dải kiểm tra mong đợi. Thực chất, việc hiệu chuẩn trên mẫu
chuẩn sẽ đặt điểm Zero đầu dò. Sau đó vận tốc cài đặt trong Masterscan D-70 sẽ được hiệu chỉnh trên
mẫu đã biết sao cho chiều dày đọc ra bằng với chiều dày đã biết. Điều này thiết lập vận tốc sóng âm cho
mẫu kiểm tra.

51
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

2. Hiệu chuẩn đo chiều dầy - Thickness Gauging Calibration

Cuối cùng, cần thiết thiết lập một phép hiệu chuẩn hợp lý đối với Masterscan D-70 để đảm bảo phép đo
chiều dày chính xác và tin cậy. Bản chất của phép hiệu chuẩn này là đặt bộ phát xung và đặc trưng khuếch
đại sao cho các mép sườn xung đi lên có dạng sắc nét. Các bước thiết yếu sau đây được dùng cho thiết bị
đo chiều dày cơ bản:

 Lựa chọn đầu dò băng rộng phù hợp và mẫu hiệu chuẩn có vật liệu tương tự như mẫu kiểm tra.
 Trong thẻ CAL, lựa chọn dải đo Range và độ trễ Delay phù hợp vì thế các xung vọng trong dải kiểm tra
có thể được nhìn thấy.
 Từ thẻ AMP, đặt Filter tới giá trị danh định của đầu dò và đặt chế độ dò thành RF
 Từ thẻ Tx lựa chọn Single cho đầu dò nêm trễ và biến tử đơn và Double cho đầu dò kép.
 Đặt đầu dò lên phần chiều dày ở giữa dải đo trên mẫu hiệu chuẩn và thu được một xung vọng.
 Từ thẻ AMP, đặt thông số Detect thành hoặc là –VE HW hoặc +VE HW, phụ thuộc vào nửa phần sóng
nào của dạng sóng RF cho hình dạng nửa chu kỳ tốt nhất như đã mô tả ở trên.
 Điều chỉnh tăng âm để đặt xung vọng đạt khoảng 80% chiều cao màn hình FSH và tăng thông số Reject
để bỏ đi bất kỳ nhiễu nào không mong muốn từ đường cơ sở.
 Từ thẻ GATE1, đặt G1 State thành ON +VE và điều chỉnh G1 Start và G1 Width sao cho cổng cắt qua
dải chiều dày quan tâm. Đặt đầu dò giữa vùng dày và mỏng trên mẫu hiệu chuẩn để thẩm tra lại mức
độ bao phủ phù hợp. Điều chỉnh thông số G1 Level ở mức khoảng 30% FSH.
 Từ trình đơn MEAS, đặt thông số Meas Mode thành Depth và Trigger thành Flank.
 Nếu muốn, đặt thông số T-Min thành ON để giá trị đọc mỏng nhất được thu lại sẽ hiển thị phía trên
bên phải màn hình.
 Nếu muốn, đặt thông số HUD thành  để hiển thị chiều dày ở cửa sổ rộng ở phía trên bên phải màn
hình.
 Để hiệu chuẩn Masterscan D-70 đối với giá trị đo chiều dày, theo các bước được đưa ra ở phần Auto-
Cal. Cách khác, người sử dụng có thể sử dụng một quá trình lặp đi lặp lại từ trình đơn CAL để cài đặt
Zero trên mẫu hiệu chuẩn mỏng nhất và vận tốc Velocity trên mẫu có chiều dày dày nhất. Sử dụng kỹ
thuật này, người sử dụng có thể lặp lại Zero và Velocity vài lần cho đến khi hai giá trị được đo đúng.

 Để đặt bất kỳ thông số nào một cách thủ công như G1 Start, nhấn và giữ phím [OK] sau
đó xoay phím xoay cảm ứng để điều chỉnh thủ công điểm bắt đầu hoặc độ rộng cổng.
 Vì cài đặt thông số mặc định là điều chỉnh thô (được đại diện bởi biểu tượng >>), để đặt
theo mức điều chỉnh tinh (đại diện bởi >) sử dụng phím mũi tên hướng lên.
 Để đặt nó trở lại mức thay đổi thô sử dụng phím mũi tên phải.

52
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Khi sử dụng đầu dò nêm trễ, có hai chế độ đo:

 Bề mặt tới xung vọng thứ nhất.


 Chế độ đa xung vọng thường đo từ xung thứ nhất đến xung thứ hai phản hồi về sau xung bề mặt.
Thiết bị Masterscan D-70 với tính năng đo chiều dày cao cấp cung cấp các chế độ đo đa xung vọng:

a) Echo – Echo (E-E) Xung vọng tới xung vọng.


 Từ trình đơn MEAS, đặt Meas Mode thành E-E để đo xung vọng – xung vọng. Người sử dụng sẽ chú ý
rằng một thanh cổng thứ hai xuất hiện dưới cổng thứ nhất và điểm bắt đầu của nó bắt đầu cách một
chút so với bên phải của cổng 1. Đây là cổng trống không được mô tả như dưới đây.
 Đối với phép đo từ bề mặt tới xung vọng thứ nhất, vị trí bắt đầu của cổng 1 đứng trước xung bề mặt.
Sử dụng thông số Blanking trong thẻ Gate 2, đặt vị trí bắt đầu của cổng thứ hai chỉ ngay sau xung bề
mặt nhưng trước xung đầu tiên mỏng nhất.
 Đối với phép đo đa xung vọng sau xung bề mặt, vị trí bắt đầu của cổng 1 chỉ ngay sau xung bề mặt. Sử
dụng thông số Blanking trong thẻ Gate 2, đặt vị trí bắt đầu của cổng thứ hai chỉ ngay sau xung vọng
thứ nhất nhưng trước xung vọng thứ hai của chiều dày mỏng nhất.

 Thông số Blanking xác định khoảng trống hoặc vị trí bắt đầu của cổng thứ hai liên quan tới vị trí bắt
đầu của cổng 1. Điều này ngăn ngừa nhiễu và các xung giả liên quan tới xung bề mặt hoặc xung vọng
đầu tiên từ phần kết thúc của phép đo và tạo ra giá trị đọc sai.
b) Flank – Flank (F – F)
 Từ trình đơn MEAS, đặt Meas Mode thành F-F để sử dụng phép đo sườn xung tới sườn xung. Người
sử dụng chú ý rằng cổng thứ hai xuất hiện dưới và bên phải cổng 1. Cổng 2 có 3 thông số cho việc điều
chỉnh cổng tự động (Start, G2 Width và Blanking)
 Đối với một thiết bị Masterscan được hiệu chỉnh đúng cổng 1 có thể được định vị và có độ rộng với
thông số Blanking đặt thành AUTO, cổng 2 phải có vị trí tự nó đúng với xung vọng thứ 2.
 Cần phải chú ý rằng thông số khoảng trống làm việc khác với thông số khoảng trống trong chế độ Echo
– Echo. Trong chế độ Flank – Flank khoảng trống được đo trong đơn vị cơ sở thời gian – trái với tỷ lệ
phần trăm của cổng 1 trong chế độ echo – echo
Đối với việc lưu các giá trị đo chiều dày, tham khảo phần Đo chiều dày - Thickness Gauging

53
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thực hiện các bước sau để thành lập một chế độ đo chiều dầy cơ bản đối với thiết bị Masterscan D-70.

Các đơn vị được chỉ ra trong quy trình này là theo hệ Met. Đối với đơn vị Inch, lựa chọn IN
trong trình đơn phụ Units được đặt ở trong thẻ Menu từ trình đơn UTIL và sử dụng các giá
trị tương ứng đối với các thông số.

1. Lựa chọn đầu dò phù hợp, băng tần phù hợp, 5MHz, với đường kính biến tử 10 mm
2. Lựa chọn một mẫu chuẩn phù hợp với ít nhất có ba phần chiều dầy biết trước phủ dải cần kiểm tra và
được chế tạo từ vật liệu giống như mẫu kiểm tra.
3. Trong thẻ CAL, đặt các thông số như sau:
 Probe Zero có thể được để nguyên
 Velocity nên được đặt thành vận tốc của vật liệu mẫu.
 Range đặt 50 hoặc giá trị phù hợp khác để bao phủ dải kiểm tra quan tâm
 Delay đặt 0.000
 Gain đặt 50.0
4. Trong thẻ AMP, đặt các thông số sau:
 Filter đặt 3-8 MHz
 Detect đặt +VE Half
5. Trong thẻ Tx, đặt PRF là 150Hz
6. Trong thẻ GATE1, đặt các thông số sau:
 G1 State đặt ON +VE
 G1 Start đặt 10
 G1 Width đặt 50 hoặc giá trị phù hợp khác để bao phủ dải kiểm tra quan tâm
 G1 Level đặt 25.0
7. Trong thẻ MEAS, đặt các thông số sau:
 Meas Mode đặt Depth
 Trigger đặt Flank
 HUD đặt 
 T-Min đặt Off
8. Hiệu chuẩn số liệu đọc ra chiều dầy trên mẫu hiệu chuẩn được lựa chọn sử dụng quy trình trong Hiệu
chuẩn tự động – Auto-Cal

Thiết bị Masterscan D-70 giờ được định cấu hình cho phép đo chiều dầy cơ bản. Điều chỉnh các thông số là
cần thiết để tối ưu hóa phép hiệu chuẩn. Đối với các thông tin cụ thể hơn về tính năng của Masterscan D-
70, xem phần Chế độ đo chiều dầy cao cấp – Advanced Thickness Mode

54
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

3. Hiệu chuẩn tự động - Auto-Cal


AUTO-CAL là một tính năng hiệu chuẩn tự động cho các ứng dụng đo chiều dày hoặc khi đo độ sâu của
một chỉ thị khuyết tật kiểm tra.

Để đạt được hiệu chuẩn phù hợp cho phép đo thời gian bay trong kiểm tra siêu âm, hai hệ số phải được
biết; vận tốc của sóng âm trong vật liệu kiểm tra và độ lệch của đầu dò gây ra bởi bề mặt chống mài mòn
và dịch pha.
Kỹ thuật hiệu chuẩn chiều dày truyền thống thường yêu cầu cài đặt zero (offset) và vận tốc sử dụng một kỹ
thuật lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa đặt thay thế đầu dò trên mẫu mỏng để đặt Zero đầu dò và trên mẫu
mỏng để đặt quãng truyền. Quá trình này được lặp lại vài lần cho đến khi cả hai giá trị là đúng. Lý do cho
việc này là việc tăng lên quãng truyền sẽ cũng gây ra tăng Zero đầu dò.
Tính năng AUTO-CAL tự động hóa quá trình này để chỉ hai giá trị đọc là cần thiết, một trên mẫu mỏng và
một trên mẫu dày. Thiết bị Masterscan D-70 sau đó tính toán độ lệch chính xác và các hệ số quãng truyền
và đặt ra vận tốc và zero. Bất cứ khi nào vật liệu kiểm tra thay đổi (vận tốc) hoặc đầu dò thay đổi (zero);
quy trình này phải được lặp lại. Sử dụng quy trình này sẽ cho kết quả hiệu chuẩn nhanh hơn đối với thiế bị
và các phép đo chính xác hơn.

Quy trình hiệu chuẩn AUTO-CAL như sau:


 Lựa chọn mẫu hiệu chuẩn có cùng vật liệu với đối tượng kiểm tra, với chiều dày bao phủ các giá trị
chiều dày nhỏ nhất và dày nhất được mong đợi trong mẫu kiểm tra. Sự khác nhau giữa mẫu dày và
mẫu mỏng là không kém hơn năm so với một.
 Từ trình đơn chính, lựa chọn trình đơn CAL và điều chỉnh RANGE và DELAY sao cho các xung vọng
tham chiếu mỏng và dày được chỉ ra trên màn hình.
 Từ trình đơn CAL, lựa chọn GATE1 và đặt STATE bằng ON +VE. Điều chỉnh START và WIDTH của cổng
để cắt qua các xung vọng từ mẫu mỏng và dày.
 Từ trình đơn chính, lựa chọn MEAS và đặt MODE bằng DEPTH
 Từ trình đơn CAL, lựa chọn trình đơn AUTO-CAL.
 Lựa chọn DIST1 sử dụng phím OK để lên danh sách các chiều dày thông dụng sau đó dùng phím xoay
cảm ứng để lựa chọn giá trị mong muốn. Nếu giá trị yêu cầu không được chỉ ra trong danh sách sau đó
ta chọn giá trị gần nhất rồi nhấn phím OK và giữ phím OK đến khi giá trị được làm nổi bật sau đo sử
dụng phím xoay cảm ứng để thay đổi; một khi giá trị đã được chọn đúng nhấn phím OK lần nữa để
thoát ra với thông số DIST1. Lặp lại đối với thông số DIST2.
 Đặt đầu dò lên mẫu tham chiếu mỏng và thu được một xung vọng. Điều chỉnh điểm bắt đầu cổng nếu
cần thiết để thu được giá trị đọc ra của xung vọng.
 Lựa chọn hộp thông số ACCEPT DIST1 và nhấn phím OK để ghi lại xung vọng; hộp thông số ACCEPT sẽ
chỉ ra DIST2
 Đặt đầu dò lên mẫu tham chiếu dày và thu được một xung vọng. Điều chỉnh độ rộng cổng nếu cần
thiết để thu được khoảng cách đọc ra của xung vọng.
 Nhấn phím OK để lưu xung vọng; hộp thông số ACCEPT sẽ chỉ ra CAL
 Nhấn phím OK. Zero đầu dò và vận tốc sẽ được điều chỉnh.

55
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Các giá trị DIST1 và DIST2 có thể được lưu khi thông tin hiệu chuẩn trong PANEL và các chức năng A-LOG
được lưu. Điều này khắc phục việc đặt các giá trị này và các vị trí cổng nhiều lần mà hiệu chuẩn cần phải
làm. Một khi được thiết lập, tất cả những gì cần thiết là thu nhận từng xung vọng và nhấn OK, và thiết bị
được hiệu chuẩn.

Nếu đầu dò trễ được sử dụng đặt DIST1 bằng 0.0 và sử dụng xung vọng bề mặt như là xung vọng tham
chiếu chiều dày mỏng. Thiết bị sau đó sẽ đặt zero đầu dò để bù lại phần nêm trễ.
Một khi đã hiệu chuẩn, có thể phải cần ghi lại các giá trị vận tốc và zero từ trình đơn CAL cho các tham
chiếu sau này. Chú ý rằng đây là phương pháp thuận tiện để xác định vận tốc sóng âm trong một vật liệu
chưa biết. Một khi Masterscan D-70 được hiệu chuẩn trên một vật liệu đã biết, tất cả những gì cần biết là
một điểm chiều dày được cố định và vận tốc có thể được xác định.

4. Tăng âm hiệu chỉnh thời gian cho phép đo tin cậy - TCG for
Reliable Gauging
Như một đề cập hiển nhiên, phép đo chiều dày có thể tin cậy là độ sắc nét của các xung vọng là không đổi
với các mép sườn lên sắc nét. Khi đo chiều dày vật liệu với độ suy giảm âm lớn hơn mức bình thường đối
với năng lượng siêu âm hoặc dải chiều dày rộng, sẽ thật khó để duy trì các đặc trưng phù hợp của các xung
vọng. Một cách để khắc phục điều này là sử dụng tính năng Tăng âm hiệu chỉnh theo thời gian TCG của
thiết bị Masterscan D-70. TCG có thể tăng độ tin cậy của phép đo chiều dày bằng việc tăng biên độ của các
xung vọng từ các phần dày hơn của vật liệu kiểm tra để duy trì ngưỡng dò tìm đúng trên mép sườn xung.
Mục đích là làm ngang bằng biên độ của các xung vọng trên khắp toàn dải chiều dày cần đo.
Để cài đặt tính năng TCG, tham khảo phần Hoạt động TCG – TCG operation

56
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

5. Lưu giá trị chiều dầy không theo lưới - Thickness Logging
Without Grid
Thiết bị Masterscan D-70 nếu không có tính năng tùy chọn Ăn mòn – Corrosion và Lưới – Grid sẽ không
kích hoạt được các tính năng này.

Nếu không thể tải các gợi ý cụ thể người sử dụng, các chữ tuần tự hoặc các giá trị đọc cũ bên trong
Masterscan, trên chỗ đầu tiên, không thể lưu A-Scan với giá trị chiều dầy.

Tuy nhiên vẫn có thể định cấu hình lưới 1D và 2D trong phần mềm Utility nhưng không thể thực hiện trên
thiết bị. Có thể đặt TÊN và MÔ TẢ, tạo các điều chỉnh đối với kích thước lưới, chiều tăng và tạo việc sử
dụng các cảnh báo CAO và THẤP.

Cấu hình các file T-LOG với cài đặt cơ bản xem phần T-log để biết thêm chi tiết.

Chế độ ghi - Record mode

Chế độ ghi là một mở rộng của chế độ lưới 1D. Nó chỉ có thể được định cấu hình sử dụng Utility như với
các giá trị đọc trước mà Masterscan yêu cầu các chữ cần được tải về thiết bị DFD và không cung cấp bất kỳ
phương pháp nào đối với các chữ tuần tự được đưa vào trong DFD.

Khi một kế hoạch kiểm tra được định cấu hình và các chữ tuần tự được tải sang Masterscan, chế độ T-Log
Mode có thể được chuyển sang Record. Dưới đây chỉ ra một ví dụ của bảng chế độ T-Log Record:

57
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 5 : Các tính năng tiêu chuẩn - Standard Features


1. Hiệu chỉnh biên độ khoảng cách - Distance Amplitude Correction
(DAC)
Các đường cong Hiệu chỉnh biên độ khoảng cách có tác dụng như cổng giám sát kích hoạt các ngưỡng để
bù cho độ suy giảm và các đặc tính chùm sóng âm. Khi thiết lập đúng, đường cong DAC sẽ đưa ra cảnh báo
đối với các bất liên tục có tương quan cùng kích cỡ ở các độ sâu khác nhau trong mẫu kiểm tra. Chức năng
được cung cấp tự động tạo ra các đường cong tham chiếu ở mức 6dB và 14dB hoặc 6dB và 12dB ở dưới
đường cong hiệu chuẩn.
Nên chú ý rằng, chức năng DAC chỉ cung cấp khả năng ngưỡng cảnh báo động, dải cảnh báo được giới hạn
tới 16dB. Do vậy, đối với các vật liệu có độ suy giảm lớn hơn 16dB trong dải độ sâu quan tâm thì DAC
không được sử dụng. Thay vào đó, chức năng TCG có thể áp dụng tốt hơn. Xem Hoạt động TCG - TCG
Operation đối với việc sử dụng đặc tính Khuếch đại hiệu chỉnh theo thời gian (Time Corrected Gain)
Việc sử dụng đúng đặc tính DAC đòi hỏi sử dụng mẫu tham chiếu làm từ cùng loại vật liệu như mẫu được
kiểm tra, với các lỗ đáy bằng hoặc các lỗ khoan bên với kích thước xác định được đặt ở độ sâu bao phủ dải
cần kiểm tra.
Để thiết lập đường cong DAC, hãy làm theo các hướng dẫn sau:
• Thiết lập hiệu chuẩn cơ bản cho Masterscan D-70 sử dụng đầu dò và mẫu tham chiếu như mong muốn.
Từ trình đơn MEAS, đến thẻ Sizing lựa chọn tính năng DAC.

Trong Masterscan D-70, khi chọn tính năng DAC trong trình đơn phụ Sizing từ thẻ Sizing,
thẻ DAC sẽ xuất hiện (Xem chi tiết tại đây)

• Lựa chọn thông số DAC Mode bằng cách ấn OK sau đó dùng các phím  và  để chọn DRAW sau đó ấn
OK lần nữa để vào chế độ vẽ.Các thông số khác bấy giờ sẽ là Cursor và Point.
• Hệ DAC bây giờ sẵn sàng nhận các điểm tham chiếu. Đặt vị trí đầu dò để cho tín hiệu phản hồi cực đại từ
lỗ khoan tham chiếu đầu tiên hoặc trên cùng trong mẫu tham chiếu. Hãy sử dụng lượng chất tiếp âm và
lực nén đầu dò thích hợp.
• Sử dụng phím xoay cảm ứng để chuyển vị trí thanh con trỏ đang sáng lên trên xung phản hồi từ vị trí lỗ
khoan tham chiếu.
• Ấn nút OK hai lần để chấp nhận điểm chọn. Thông số Point sẽ tăng dần để chỉ tới điểm tiếp theo. Một
hình vuông nhỏ sẽ xuất hiện như một điểm tham chiếu trên màn hình để chỉ ra đỉnh của tín hiệu vừa được
ghi lại.
• Lặp lại các bước 4 và 5 cho mỗi lỗ khoan tham chiếu tiếp theo trong mẫu tham chiếu, hãy cẩn thận thao
tác để giữ tiếp xúc và áp lực đầu dò ổn định. Tối đa có thể ghi lên tới 10 điểm cho một đường DAC.

58
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

• Ấn MENU để ra khỏi thông số điều chỉnh sau đó sử dụng phím  để di chuyển tới DAC Mode, ấn OK để
hiện danh mục thả, sau đó dùng phím  để lựa chọn chế độ ON rồi ấn OK lần nữa để bật DAC lên. Đường
cong DAC bây giờ sẽ được hiển thị và các thông số khác sẽ thay đổi thành Curve, Trigger và T-Loss.

• Làm nổi bật thông số Curve sau đó nhấn nút OK để hiển thị danh sách thả xuống với các kết hợp sẵn có
của các đường cong DAC tham chiếu như thể hiện bên dưới:

59
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

• Các đường cong tham chiếu bổ sung được tạo ra tự động cung cấp một phương pháp trợ giúp đánh giá
các bất liên tục nhỏ hơn trong mẫu tham chiếu.
• Sử dụng thông số Trigger để lựa chọn giá trị kích hoạt cảnh báo từ Gate1, đường cong DAC, hoặc bất cứ
đường cong bổ sung nào được liệt kê trong thông số đường cong ở trên đang được lựa chọn.

• Thông số T-Loss (Transfer Loss) cho phép một sự tăng hoặc giảm tăng âm không thay đổi tăng âm chính.
Điều này hữu dụng khi mất mát chuyển dịch độ nhạy xảy ra do bởi điều kiện bề mặt, tiếp âm kém, v.v…
• Tắt tính năng DAC, lựa chọn thông số DAC Mode từ thẻ DAC bằng cách ấn OK để hiển thị danh sách dạng
thả, sau đó sử dụng các phím  và  cho đến khi OFF xuất hiện, cuối cùng ấn OK lần nữa để tắt DAC.

60
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

2. Bù trừ nhiệt độ - Temperature Compensation


Tổng quan - Over view
Thiết bị Masterscan D-70 cung cấp, như một tùy chọn tiêu chuẩn, “tính năng bù trừ nhiệt độ” (TCOMP) để
cho phép các phép đo được hiệu chỉnh đối với sự khác biệt nhiệt độ giữa mẫu hiệu chuẩn và vật liệu thực
tế phải kiểm tra. Tính năng này có thể tìm thấy bên dưới nhóm trình đơn MEAS.

Tính năng bù trừ nhiệt độ không hoạt động trong chế độ đo lương giác do bởi việc hiệu chỉnh cần phải
thay đổi trong chỉ số khúc xạ của vật liệu nêm. Nó cho phép người dùng hiệu chuẩn và đo một cách chính
xác giữa -250 °C và 1000 °C.
Tính toán - The Calculation
Việc tính toán được sử dụng để hiệu chỉnh phép đo chiều dài truyền âm trong Masterscan được chỉ ra
dưới đây:
Chiều dài_Truyền_Âm - Corrected_Beam_path = TOF * V [1-K (T1-T0)]
Ở đây:
- TOF là thời gian bay
- V là vận tốc sóng âm được hiệu chuẩn
- K là hệ số nhiệt của vật liệu
- T0 là nhiệt độ khi hiệu chuẩn
- T1 là nhiệt độ đo được

Định cấu hình bù trừ nhiệt độ - Configuring Temperature compensation


Bù trừ nhiệt độ cung cấp 3 thông số có thể định cấu hình (Cal °C, MAT °C và K). Các thông số này có thể
được đặt đúng để cho phép tính năng bù các phép đo một cách chính xác:

Cả hai thông số nhiệt độ và thông số hệ số được đảo ngược khi thay đổi hệ đơn vị Anh (khi nhiệt độ được
đặt theo đơn vị Fahrenheit). Một danh sách hiện ra chứa các giá trị để nhanh chóng lựa chọn các giá trị
nhiệt độ sẵn dùng.

61
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Một khi tính năng này được cài đặt, các phép đo tự động được hiệu chỉnh và được chỉ ra ở dòng kết quả
đo và hiển thị phía trên màn hình – HUD.

Sử dụng bù trừ nhiệt độ - Using Temperature Compensation


Khi quy trình hiệu chuẩn được thực hiện, bù trừ nhiệt độ có thể được bật lên. Khi chế độ bù trừ nhiệt độ
được bật lên nó sẽ được chú ý bằng một cờ được đặt trong dòng thông tin để chỉ thị tới người sử dụng
rằng tính năng Bù trừ Nhiệt độ được kích hoạt.

Thêm vào đó, khi đường truyền âm được hiệu chỉnh thay cho (->), TC được hiển thị. Đây là sự lặp lại để
làm nổi bật tới người sử dụng rằng họ đang xem các giá trị hiệu chỉnh nhiệt độ.

62
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

3. Kiểm tra mối hàn sử dụng chế độ lượng giác

Phương pháp lượng giác cung cấp một phương pháp thuận tiện để xác định vị trí của bất liên tục khi kiểm
tra mối hàn bằng đầu dò góc. Về cơ bản, phương pháp lượng giác sử dụng tính năng đo độ dày của
Masterscan D-70 để tính toán khoảng cách và độ sâu của bất liên tục tới bề mặt bằng việc đo đường đi
của chùm tia thực. Điều này được thực hiện bằng cách hiệu chuẩn chế độ trig với góc khúc xạ của đầu dò
được sử dụng. Thêm nữa, độ dày của mẫu phải được xác định trong trình đơn để tính toán độ sâu và
khoảng cách tới bế mặt khi sử dụng nhiều bước nhảy trong kiểm tra bằng chùm tia góc. Phép đo tính toán
được mô tả như sau:

Chiều dày
vật liệu Góc khúc
xạ tia tới

Các phép đo được hiển thị dưới dạng A-Trace trên Masterscan như sau:

Chùm tia đi được một khoảng B tính từ tâm của đầu dò tới điểm bất liên tục, bằng
tổng B1 và B2 trong chế độ bước nhảy kép.

Khoảng cách bề mặt S tính từ tâm điểm của đầu dò tới thẳng điểm phía trên điểm
khuyết tật trên vật kiểm tra. Bằng cách điền vào giá trị khoảng cách điểm phía trước
đầu dò tới điểm phát tia vào trình đơn PROBE thì khoảng cách S có thể được thể
hiện chỉ tới điểm phía trước đầu dò, điều này thuận tiện hơn trong khi đo.

Khoảng độ sâu D tính từ bề mặt đầu dò đến điểm khuyết tật.

Tùy thuộc vào kỹ thuật đo được sử dụng mà có một giá trị bổ chính được thể hiện bên phải thanh giá trị
đo như bên dưới:

Ví dụ trên thể hiện giá trị độ cao theo phần trăm độ cao toàn màn hình; trường hợp này là 85%. Nếu sử
dụng DAC thì người sử dụng chọn giá trị hiển thị hoặc là dB, hoặc là %FHS, hoặc %DAC. Nếu sử dụng
DGS/AVG thì ERS được hiển thị ở bên phải.

Quan trọng cần chú ý rằng các khuyết tật trong mối hàn có thể là các điểm bất liên tục và có thể trải rộng
theo khoảng cách. Do vậy, các phép đo sẽ gần đúng với bất liên tục nếu người sử dụng hiệu chuẩn
Masterscan D-70 đúng và xác định cẩn thận tín hiệu biên độ đỉnh mong muốn khi thực hiện phép đo.

63
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Để hiệu chuẩn và sử dụng phương pháp lượng giác, hãy làm theo các bước sau:

• Sử dụng IIW phù hợp hoặc các mẫu căn chuẩn khác nhau, đo và xác định điểm ra trung tâm chùm siêu
âm và góc khúc xạ thực của đầu dò được sử dụng.
• Thiết lập điểm không và dải vận tốc cho đầu dò và vật liệu kiểm tra theo quy trình A-CAL mô tả trong
phần Auto-CAL. Sử dụng mẫu hiệu chuẩn phù hợp có hai lỗ khoan ở các vị trí từ mỏng tới dày xác định
trong mẫu kiểm tra. Trong trình đơn Meas, đặt thông số Trigger tới giá trị Peak. Như bất kỳ phương pháp
siêu âm đo độ dày nào, điều quan trọng là việc hiệu chuẩn được thực hiện với mẫu hiệu chuẩn có cùng
loại vật liệu với mẫu cần kiểm tra. Chung quy lại, nếu biết vận tốc sóng âm trong mẫu, ta có thể hiệu chuẩn
bằng phương pháp A-CAL trên vật liệu khác sau đó đặt thông số vận tốc.
• Đặt giá trị START và WIDTH cho Cổng 1 để bao lấy vùng kiểm tra mong muốn.
• Từ trình đơn chính Meas, tới thẻ Meas và lựa chọn Meas Mode là Trig.

• Từ thẻ đầu dò Probe chọn thông số Angle và sử dụng các phím và , đặt góc khúc xạ của đầu dò
đã đo trong bước 1 ở trên.

• Từ thẻ Trig chọn thông số chiều dầy và sử dụng các phím và đặt giá trị độ dày của mẫu. Người
sử dụng có thể phải điều chỉnh lại giá trị này nếu độ dày mẫu thay đổi và dùng chế độ kiểm tra chùm tia
quét góc nhiều bước nhảy.
• Khi đo một bất liên tục, đặt đầu dò sao cho có thể thu được tín hiệu biên độ cực đại trước khi ghi giá trị
đo. Màn hình chế độ TRIG đặc trưng được hiển thị như bên dưới.

64
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

4. Chế độ đo Sườn xung – Sườn xung - Flank- Flank Measurement


Mode
Tổng quan
Chế độ đo này, được gọi là Sườn xung tới Sườn xung (F-F) đo khoảng cách giữa sườn xung lên thứ nhất cắt
cổng 1 và sườn xung lên thứ hai cắt cổng 2. Chế độ này được thiết kế để sử dụng cho khu vực đo chiều dầy
trong lĩnh vực NDT.
Cài đặt chế độ Sườn xung – Sườn xung - Setting up Flank - Flank Mode
Để sử dụng chế độ đo F-F người sử dụng phải hiệu chuẩn đầu tiên thiết bị Masterscan một cách đúng đắn.
Cấp thiết việc hiệu chuẩn cần được thực hiện trước khi chế độ F-F được sử dụng. Cổng 2 được điều khiển
một cách tự động bởi Masterscan được dựa trên hiệu chuẩn ban đầu và vị trí của Cổng 1 dọc theo với một
cặp các thông số được mô tả dưới đây:

Thông số điểm bắt đầu cổng 2 – G2 start được thay thế với một lựa chọn các tùy chọn rời rạc (được so
sánh với thông số bắt đầu cổng bình thường). Các tùy chọn này điều khiển chỗ nào mà KHOẢNG TRỐNG –
BLANKING nên bắt đầu từ đó.

Mặc định là điểm bắt đầu của cổng 1 (G1 Start).

Thông số độ rộng cổng 2 – G2 width là tiêu chuẩn và định ra một cách đơn giản độ rổng của cổng.

Thông số khoảng trống – Blanking liên quan tới số milimet của khoảng trống yêu cầu. Có thể đặt thông số
này thành TỰ ĐỘNG – AUTO (như chỉ ra ở trên); điều này cho phép Masterscan để tính toán chỗ nào cổng
nên được định vị để bắt xung vọng (lặp lại) ‘tiếp theo’.

Thông số mức của Cổng 2 được điều khiển tự động bởi Masterscan. Nó được thiết kế để tỉ lệ thuận tại
cùng chiều cao mà Cổng 1 có xung vọng cắt qua.

Trên một thiết bị được hiệu chuẩn đúng đắn là có thể vẽ Cổng 1 cắt qua toàn bộ màn hình và sau đó bắt
đầu lấy các phép đo giữa các xung vọng thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên thực tế hơn là định vị Cổng 1 và đặt
độ rộng và chiều cao của nó một cách đúng đắn phù hợp theo hoàn cảnh.

65
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

 Nên chú ý rằng mức tự động của Cổng 2 là phụ thuộc vào xung vọng cắt qua cổng 1, do đó
nếu có một số xung vọng cắt qua cổng 1, giá trị đo sẽ được lấy từ sườn xung lên đầu tiên,
nhưng biên độ (đối với việc tính toán đúng chiều cao của Cổng 2) sẽ được lấy từ đỉnh xung
trong cổng đó (cái mà có thể không cùng xung có sườn xung đầu tiên).
 Một số người sử dụng có kinh nghiệm với các sản phẩm NDT được giả sử khi sử dụng với chế
độ đo này.

Sử dụng chế độ Sườn xung – Sườn xung - Using Flank - Flank Mode
Ảnh chụp màn hình dưới đây chỉ ra một phép đo đang được lấy giữa các cổng trong chế độ F-F khi kiểm tra
một mẫu thép có chiều dầy khác nhau

Ảnh chụp màn hình trên chỉ ra hai phép đo khác nhau một cách rõ rệt, tuy nhiên người sử dụng không
phải điều chỉnh Cổng 2 giữa ví dụ bên trái và bên phải. Nó được tự động dịch chuyển vào trong vị trí – nó
có thể được chú ý ở đây sự khác nhau trong chiều cao cổng. Như được mô tả từ trước mức của Cổng 2
phụ thuộc vào tỉ số của mức Cổng 1 đối với biên độ xung phản hồi cắt qua Cổng 1 – cùng tỉ số này được sử
dụng trên biên độ của xung phản hồi cắt qua Cổng 2 để xác định chiều cao của Cổng 2.

Có thể sử dụng chế độ đo này trong chế độ TLOG.

66
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

5. Lưu trữ dạng A-LOG, A-scan


Tính năng A-LOG cung cấp khả năng lưu, gọi lại và in ra các hiển thị A-Scan với tất cả các thông số cài đặt
của thiết bị. Có thể lưu lên tới 800 A-Scan và các cài đặt. Tính năng này hữu ích đối với việc ghi lại một chỉ
thị dùng để xem lại hoặc in ra tài liệu. Thêm vào đó, việc gọi ra một A-Scan và các cài đặt của nó sẽ cho
phép dễ dàng kiểm tra tiếp mức chỉ thị trên mẫu kiểm tra. Đơn giản chỉ việc giải phóng màn hình khỏi chế
độ FREEZE sau khi xem lại một phép đo A-Scan thì thiết bị Masterscan D-70 đã sẵn sàng lặp lại phép kiểm
tra giống như vậy. Hãy chắc chắn sử dụng cùng loại đầu đo đã dùng trong phép đo đã lưu.

Làm thế nào để lưu trữ một A-Scan


• Thiết lập hiệu chuẩn cơ bản cho thiết bị Masterscan D-70 bằng cách sử dụng đầu dò như mong muốn và
mẫu chuẩn phù hợp.
• Thu tín hiệu phản hồi mong muốn từ một bất liên tục hoặc mẫu tham chiếu.
• Có thể chọn ấn FREEZE PEAK để đóng băng màn hình trước khi lưu kết quả đo.
• Từ trình đơn MEM, chọn thẻ A-Log
• Trong thẻ A-Log, lựa chọn tham số Save bằng nút bấm OK. Một cửa sổ sẽ đưa ra danh sách các xung quét
đã lưu như dưới đây:

• Cẩn thẩn không lưu đè lên vị trí đã có sẵn, trừ khi bạn muốn xóa nó và thay bằng kết quả hiện tại; nếu
bạn muốn ghi đè một A-scan trước đó, hộp thoại như sau được hiển thị:

67
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

• Sử dụng phím xoay cảm ứng để lựa vị trí lưu A-Scan.


• Ấn OK để mở cửa sổ chú thích NOTES cho phép nhập các chú thích cho A-Scan và các cài đặt đã lưu.
• Khi kết thúc việc bổ sung ghi chú, ấn Menu để lưu A-Scan và trở lại thẻ A-Log.

Làm thế nào để gọi lại một A-scan


• Từ trình đơn MEM, tới thẻ A-Log sau đó chọn tính năng Load A-Log
• Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện danh sách các A-scan giống như việc cho lưu một A-scan.
• Sử dụng phím xoay cảm ứng để chọn A-Scan muốn gọi lại, sau đó ấn phím OK để tải A-scan. Mất một vài
giây sau màn hình sẽ chuyển sang chế độ đóng băng FREEZE và nhãn A-LOG được hiển thị ở phía đáy màn
hình.

 Để quay lại chế độ kiểm tra thông thường với các cài đặt của phép đo đã gọi, hãy nhấn nút [Freeze/Peak]

68
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Làm thế nào để xóa một A-Scan đã lưu

• Từ trình đơn MEM, tới thẻ A-Log sau đó chọn tính năng Load A-Log
• Khi Load A-Log được làm nổi bật ấn OK. Danh sách các bản lưu giống như khi lưu A-Scan hiện ra.
• Sử dụng phím xoay cảm ứng để chọn A-Scan muốn xóa, sau đó ấn [Full Screen]; một hộp thoại hiện ra đề
nghị xác nhận việc xóa:

Làm thế nào để gọi ra một A-scan làm dạng sóng tham chiếu
Tính năng này cho phép người sử dụng lựa chọn dạng sóng được lưu trong trình đơn A-LOG, và hiển thị
dạng sóng tham chiếu này trên màn hình cùng với dạng sóng hiện thời. Điều này giúp dễ dàng so sánh tín
hiệu đáp ứng mong muốn (dạng sóng tham chiếu) với tín hiệu đáp ứng thu được từ mẫu kiểm tra. Để gọi
ra một dạng sóng tham chiếu:

• Để cho dạng sóng tham chiếu là một dạng sóng đã lưu, đầu tiên bản ghi cần được lưu trong bộ lưu A-
LOG
• Từ trình đơn MEM, tới thẻ Ref sau đó chọn tính năng Load Ref.
• Khi Load Ref được làm nổi bật nhấn phím OK. Danh sách các bản lưu giống như khi lưu một A-Scan hiện
ra
• Sử dụng phím xoay cảm ứng để chọn A-Scan được sử dụng như là tham chiếu, sau đó ấn OK.
• Dạng sóng tham chiếu sẽ có màu khác khi so sánh với dạng sóng hiện thời, tùy vào màu màn hình được
lựa chọn.

• Để loại bỏ dạng sóng tham chiếu, chọn Visible trong thẻ Ref, đặt thành OFF và ấn OK.
Khi tham chiếu là dạng gọi lại, không thông số cài đặt nào bị thay đổi. Do vậy, nếu Range, Velocity
hoặc Delay bị thay đổi thì tín hiệu tham chiếu sẽ không khớp với dạng sóng thời gian thực. Điều này
có nghĩa là Range, Velocity hoặc Delay được sử dụng để lưu ở dạng tham chiếu trong A-LOG phải
phù hợp với dạng tín hiệu thời gian thực khi đem so sánh.

69
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

6. Mức xung, đỉnh xung và giữ các giá trị động


Mức xung là một kỹ thuật cho phép các xung phản hồi cần được nâng cao bằng việc mở rộng mép trễ xung
do đó mà làm cho chúng xuất hiện rộng hơn thực tế và làm cho Masterscan D-70 hoạt động giống với một
thiết bị dò khuyết tật kiểu tương tự hơn. Chỉ có mép trễ là được điều chỉnh vì vậy các phép đo độ sâu sử
dụng SƯỜN – FLANK và ĐỈNH – PEAK là không bị ảnh hưởng.

Từ thẻ Waveform trong trình đơn chính Util, lựa chọn CONTOUR như chỉ ra dưới đây:

Thay đổi giá trị cho tới khi hình dạng yêu cầu đạt được, chú ý các giá trị không thay đổi như thế nào:

Trong khi việc kiểm tra khuyết tật có một số khó khăn cần xác định chính xác đỉnh xung của xung phản hồi
bất liên tục do hình học của nó, tiếp âm và các bất thường bề mặt và hình học của vật thể. Thiết bị
Masterscan D-70 kết hợp tính năng Đỉnh xung cái mà, trong khi kích hoạt, lưu tất cả các tín hiệu xuất hiện
trên màn hình.
Thêm vào việc cung cấp một phương pháp hiệu quả trong việc bắt thông tin đỉnh xung, chế độ Peak hữu
dụng cho các phương pháp nhiễu xạ đầu mép vết nứt trong kiểm tra mối hàn chùm tia góc. Trong trường
hợp nhiễu xạ đỉnh mép vết nứt, phần mở rộng của bất liên tục kiểu nứt có thể được luận ra bởi vị trí các
xung ngoài cùng giống như nó phản ánh từ cả hai đầu mép của một vết nứt. Do đó, trong khi đầu dò di
chuyển quá khứ của chỉ thị, các tín hiệu sẽ được “điền đầy vào trong” trên chỉ thị và kết quả độ rộng của
đường bao xung hoặc “mô hình động học đỉnh xung” sẽ suy luận ra độ dài vết nứt.

70
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Để sử dụng tính năng mô hình động học đỉnh xung, vị trí của đầu dò chỉ ở ngay một mặt của chỉ thị. Nhấn
phím [FREEZE/PEAK] ba lần để kích hoạt chế độ Peak cái mà được chỉ thị bởi một hộp hiển thị chữ Peak
ngay dưới phần ô lưới. Dịch chuyển đầu dò qua chỉ thị để hiển thị mô hình đường bao xung. Trong trường
hợp kiểm tra chùm siêu âm góc, có thể khuyên bạn nên quay đầu dò một chút và dịch chuyển nó từ cạnh
tới cạnh trong khi dịch chuyển nó hướng qua chỉ thị. Điều này sẽ đảm bảo việc bắt tất cả các biên độ và
thông tin khoảng cách. Một ví dụ của bắt chế độ đỉnh xung được chỉ ra dưới đây:

Đường bao xung có thể được thay đổi giữa nét chính như chỉ ra ở trên và được điền bên trong bằng việc
chọn thông số LÀM NHẴN – SMOOTH và chuyển đổi giữa SMOOTH và FILL.
Để quay lại hiển thị sang chế độ bình thường, nhấn hai lần phím [Freeze/Peak]. Điều này sẽ xóa mô hình
đường bao xung và quay thiết bị trở về chế độ hiển thị tức thời. Trong khi hiển thị đang chỉ ra mô hình
xung động, có thể lưu dạng A-Scan như được chỉ ra trong phần Lưu trữ A-LOG, A-Scan - A-LOG, A-scan
Storage
Chế độ Giữ - Hold tương tự như chế độ Đóng băng – Freeze ngoại trừ nó lưu dạng sóng được hiển thị hiện
thời như một xung tham chiếu và vẫn kích hoạt dạng sóng hiện thời hiển thị. Đây là một cách nhanh chóng
và hữu dụng để lập so sánh giữa các xung.
Chế độ giữ xung có thể được kích hoạt bằng việc nhấn phím [Freeze/Peak] bốn lần. Nhấn phím
[Freeze/Peak] lại lần nữa sẽ quay thiết bị Masterscan D-70 trở về chế độ hoạt động bình thường của nó.

71
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

7. Kỹ thuật đo B-Chart
Tổng quan
Thiết bị Masterscan D-70 cung cấp chức năng B-chart như một mở rộng của chế độ Lưu giá trị độ dầy dạng
lưới. Các thiết bị Masterscan thực sự cung cấp một đầu vào mã hóa vị trí, vì vậy B-chart có thể mã hóa
theo cơ sở thời gian hoặc theo mã hóa vị trí.
Một B-chart có thể được sử dụng để chỉ ra một cách sơ đồ một mặt cắt tường bên trong vật liệu.

Định cấu hình chế độ đo B-Chart


Tùy chọn B-Chart có thể được tìm dưới trình đơn Meas và cung cấp 3 tùy chọn có thể định cấu hình theo
người sử dụng:
Khi chế độ B-Chart – B-Chart Mode được cài đặt trên Time: Chế độ LOS (Mất tín hiệu – Loss of Signal) có
thể được chuyển đổi qua lại giữa TẮT-OFF và Liên tục-Continuous. Thông số này xác định những gì xảy ra
khi tín hiệu bị mất trong khi thu thập dữ liệu. Khi đặt là Off thì B-Chart dừng việc lấy dữ liệu và dừng nó lại
một cách hiệu quả.
Khi đặt sang Continuous và không có tín hiệu hiện diện “Không giá trị đọc” được lưu do đó mẫu sẽ đưa ra
khoảng trống trong B-Chart.

Thông số tốc độ được hiểu là tốc độ cập nhật (tốc độ lấy mẫu) của B-Chart, được đo theo đơn vị
“Mẫu/giây”

72
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thông số N.O.S được hiểu là “Số mẫu” – “Number of Samples” được lưu trong B-Chart; 500 là tối đa, với
một đường pixel / mẫu.

Một khi các thông số trên được chọn, B-Chart sẽ xuất hiện như dưới đây nếu đầu dò được đặt trên bề mặt
đo. Có thể điều chỉnh Tốc độ - Speed và Số mẫu – N.O.S với Chế độ B-Chart - BChart Mod được bật, tuy
nhiên do sự phụ thuộc của B-Chart trên các giá trị thì B-Chart bị xóa. Chế độ LOS có thể được thay đổi mà
không xóa B-Scan.

Sử dụng chế độ B-Chart


Chuyển đổi qua lại Chế độ B-Chart – Bchart Mod từ Time qua Encoded gây ra màn hình trở nên bị thiết
lập lại kích thước, tạo ra kích thước một nửa của A-scan và chỉ ra bảng B-Chart ở phía đáy. Độ sâu bảng B-
Chart biểu diễn dải A-Scan, với đường biểu diễn cơ sở thời gian được hiển thị ngang qua độ rộng.

73
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chiều dầy tối thiểu (độ sâu) trong B-Chart được chỉ ra hiện thời được hiển thị trong góc phía trái dưới màn
hình. Được chỉ ra ở trên là một ví dụ B-Chart. Người sử dụng được mong đợi lựa chọn một tốc độ quét
phù hợp liên quan tới thông số Tốc độ - Speed.

Cài đặt chế độ LOS là Stop, khi người sử dụng muốn dừng hẳn hoặc dừng tạm thời phép quét, ai đó có thể
đơn giản là nhấc đầu dò ra khỏi bề mặt quét.

Được chỉ ra dưới đây là một phép quét bề mặt tương tự với dải quét giảm xuống 50 mm (được so sánh với
100 mm trên ví dụ trước). Điều này cho phép hiện ra một B-Chart chi tiết hơn một chút, làm nổi bật sự
quan trọng của một phép hiệu chuẩn và cài đặt đúng.

Có thể sử dụng chức năng chế độ FREEZE để đóng băng B-Chart cũng như A-Scan và các phép đo, như mô
tả dưới đây:

74
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

8. Lưu trữ BCHART, Bchart - BCHART, Bchart Storage


Chức năng lưu trữ trong thiết bị Masterscan D-70 vừa được mở rộng để hỗ trợ việc lưu trữ BChart. Chức
năng được mở rộng được thực hiện vào trong phần mềm Utility để cho phép B-Chart được đọc ra và hiển
thị, lưu trữ hoặc đưa vào một báo cáo.

Thẻ B-Chart khác, được tìm thấy dưới nhóm trình đơn Mem, cho phép lưu B-Chart theo cùng một cách mà
các A-scan được lưu.

Đơn giản ĐÓNG BĂNG hiển thị hoặc lấy việc sử dụng của chế độ LOS – LOS Mode để đặt thành TẮT – OFF
và nhấc đầu dò khỏi bề mặt quét và điều hướng đối với thẻ B-Chart. Nhấn phím [OK] trên mục tùy chọn
Save BChart cái mà sẽ kích hoạt danh sách được hiện ra như chỉ ra dưới đây:

Nếu bạn muốn tạo ra một tệp mới nhấn phím [OK] để tạo ra và lưu lại một tệp (phím [MENU] có thể được
sử dụng để thoát ra danh sách và hủy quy trình lưu) khi [tạo một tệp mới] - [create a new file] được làm
nổi bật.

75
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Có thể ghi đè lên một vị trí lưu tệp dữ liệu Bchart – Masterscan sẽ hỏi bạn cho việc xác nhận từ người sử
dụng trước khi ghi dữ liệu và bộ nhớ.

Phím [FREEZE/PEAK] có thể được sử dụng để xóa bộ lưu dữ liệu hiện thời.

Để phù hợp với chức năng của bộ lưu A-Scan nên có thể lưu các chú ý với mỗi B-Chart, như chỉ ra dưới
đây:

Một khi hoàn thành nhấn phím [Menu] sẽ lưu B-Chart vào bộ nhớ của Masterscan.

76
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thành công trong lưu trữ có thể được kiểm tra bằng cách xem lại danh sách lưu trữ lần nữa:

Cũng có thể xem lại B-Chart được lưu trong Masterscan theo cùng một cách mà một A-Scan có
thể được xem lại. Không thể tải một B-Chart như một xung tham chiếu xuyên suốt và giống như
việc xem lại A-Scan việc xem lại B-Chart bị mất khi chế độ đóng băng được bỏ.

Dưới đây chỉ ra B-Scan sau khi được gọi lại:

Nên chú ý rằng dạng sóng là khoảng trống – không dạng sóng nào được lưu với B-Scan. Một khi
chế độ đóng băng được bỏ đi thì B-Scan bị xóa và dạng sóng A-Scan được cho phép lại.

Xem phần Định cấu hình Chế độ Đo B-Chart - Configuring B-Chart Measurement Mode để biết
chi tiết về việc cài đặt chế độ đo B-Chart.

77
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 6: Kế nối giao diện - Interface Connection


1. Kết nối USB
Có kết nối 6 pin dưới nắp màu đen ở phía sau thiết bị Masterscan D-70 như chỉ ra dưới đây:

Kết nối này được sử dụng để kết nối thiết bị dò khuyết tật với một máy tính PC sử dụng cáp nối
USB được chuyển đổi; điều này cho phép thông tin được truyền sang máy tính sử dụng chương
trình Utility của Sonatest. Để biết thêm thông tin về cách thức đặt hàng phần mềm Utility vui lòng
liên hệ với nhà phân phối của Sonatest sử dụng các thông tin ở những trang đầu trong cuốn
hướng dẫn này.

Nếu phần mềm chưa được cài đặt nhưng bộ cài được cài đặt và Masterscan được kết nối, có thể
có truy xuất vào nội dung của thiết bị thông qua cửa sổ.

2. Mã hóa vị trí
Bên cạnh kết nối USB là một kết nối 4 pin được sử dụng cho việc kết nối Masterscan D-70 với một
mã hóa vị trí kiểu vuông pha tiêu chuẩn.

78
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 7: Các tính năng tùy chọn - Optional Features


1. Nhập mã bản quyền để kích hoạt các tùy chọn
Phần mềm Masterscan chưa các tính năng tùy chọn như tiêu chuẩn nhưng yêu cầu mã bản quyền
để kích hoạt chúng.
Các mã bản quyền có thể nhận được đối với các tính năng tùy chọn (được trả tiền) bằng cách liên
hệ với nhà phân phối trong nước.
Trình đơn phụ Install Option có thể được tìm thấy dưới trình đơn chính UTIL. Nhấn phím [OK]
trên thông số Install Option sẽ kích hoạt bảng nhập vào mã bản quyền như chỉ ra ở dưới đây:

Sử dụng phím xoay cảm ứng để lựa chọn ký tự từ sơ đồ ký tự, nhấn phím [OK] để bổ sung ký tự
được chọn hiện thời vào trường nhập mã bản quyền.

Nhấn phím [MENU] khi hoàn tất sẽ thoát ra bảng trường nhập mã bản quyền hiển thị một yêu
cầu xác nhận mã bản quyền có được chấp nhận hay không. Nếu mã bản quyền được chấp nhận
thiết bị Masterscan sẽ quay trở về trình đơn chính và tùy chọn mới sẽ sẵn dùng trong hệ thống
trình đơn.

Phần giữa của bảng nhập mã bản quyền chỉ ra các tùy chọn mà hiện thời đang được bật.

79
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

2. Tăng âm hiệu chỉnh theo thời gian - Time Correction Gain (TCG)

Tính năng Tăng âm Hiệu chỉnh theo Thời gian (TCG) cho phép tạo ra một đường cong suy giảm để
đặt tăng âm trong một đường quét như là một hàm số của thời gian truyền. Một đường cong TCG
được xây dựng hợp lý sẽ bù cho sự suy giảm sóng âm trong vật liệu và các đặc tính của chùm tia
để các bất liên tục với kích thước tương đương tại các độ sâu khác nhau trong mẫu kiểm tra sẽ
đưa ra một phản ứng biên độ sóng âm bằng nhau trên màn hình hiển thị.
Sử dụng hợp lý tính năng TCG yêu cầu một mẫu tham chiếu được làm từ vật liệu tương đương
như trong mẫu kiểm tra, với các lỗ khoan đáy bằng hoặc khoan sườn với kích thước mong muốn
được đặt ở các độ sâu bao phủ dải cần kiểm tra. Để thiết lập một đường TCG, theo các hướng
dẫn sau đây:
Bước 1: Thiết lập hiệu chuẩn cơ bản của Masterscan D-70 sử dụng đầu dò mong muốn và mẫu
tham chiếu phù hợp.
Bước 2: Từ trình đơn MEAS tới thẻ Định cỡ - Sizing, lựa chọn tính năng TCG trong trình đơn phụ
Sizing bằng cách nhấn phím [OK].

Trong Masterscan D-70, khi chọn tính năng TCG trong trình đơn phụ Sizing từ thẻ
Sizing, thẻ TCG sẽ xuất hiện (xem tương tự như ví dụ DAC)

Bước 3: Tiến tới thẻ TCG sau đó chọn thông số Chế độ TCG bằng việc nhấn nút [OK] sau đó sử
dụng phím mũi tên và để lựa chọn VẼ - DRAW sau đó nhấn [OK] để vào chế độ
vẽ, các thông số khác giờ sẽ là Con trỏ - CURSOR và Điểm – POINT.
Bước 4: Hệ thống TCG hiện sẽ sẵn sàng để chấp nhận các điểm tham chiếu. Định vị trí đầu dò để
có xung phản hồi tối đa từ lỗ tham chiếu đầu tiên hoặc trên nhất trong mẫu tham chiếu.
Cẩn thận sử dụng một lượng tiếp âm và áp lực đầu dò không đổi.
Bước 5: Sử dụng phím xoay cảm ứng để định vị trí thanh con trỏ đang bật sáng phủ lên xung
phản hồi từ lỗ tham chiếu.
Bước 6: Nhấn phím [OK] để chấp nhận điểm tham chiếu. Thông số POINT sau đó sẽ tăng lên để
chỉ điểm tham chiếu tiếp theo. Khi mỗi một điểm được nhập, tăng âm sẽ thay đổi để đặt
các xung phản hồi tại mức biên độ khoảng 80% chiều cao màn hình như chỉ ra dưới đây:

80
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Bước 7: Lặp lại bước 5 và 6 đối với mỗi lỗ tham chiếu bổ sung trong mẫu tham chiếu, cần cẩn
thận sao cho lượng tiếp âm và áp lực ấn đầu dò giữ không đổi. Tối đa 10 điểm có thể
được ghi lại đối với một đường cong TCG.
Bước 8: Nhấn phím [MENU] để thoát ra khỏi việc điều chỉnh thông số sau đó sử dụng phím mũi
tên để dịch chuyển trên trình đơn phụ TCG Mode, sử dụng phím [OK] để hiển thị
danh sách thả xuống sau đó sử dụng phím mũi tên để lựa chọn chế độ ON sau đó
nhấn phím [OK] lại lần nữa để thực sự bật TCG lên.
Bước 9: Sử dụng thông số đường cong để hiển thị đường cong TCG.
Bước 10: Sử dụng thông số Meas để hiển thị chiều cao xung phản hồi tương đối so với chiều cao
toàn màn hình (FSH), Phần trăm của mức tham chiếu TCG (%REF) hoặc tương quan dB
đối với tham chiếu TCG.

Một đường cong TCG không thể được vẽ trong khi đang ở trong chế độ hiển thị RF.
Nên lưu ý rằng dải quét sử dụng TCG được giới hạn bởi dải động 40dB.

81
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

3. Kích thước Độ nhậy Khoảng cách - Distance Gain Size


(DGS)/Amplituden Vergleichs Größe (AVG)

Phương pháp DGS (Kích thước Độ nhậy và Khoảng cách), thường được biết bởi AVG viết từ chữ
cái đầu tiếng Đức (Amplituden Vergleichs Größe), cho phép mô hình lý thuyết được sử dụng để
ước định các phản hồi siêu âm. Phương pháp DGS/AVG cho phép định cỡ khuyết tật và bù khoảng
cách mà không yêu cầu dải rộng các chuẩn tham chiếu đối với mỗi phép kiểm tra, cái mà sẽ được
yêu cầu để thiết lập một đường cong DAC được đo, hoặc để cài đặt một hiệu chỉnh TCG.
Các phản hồi tương đối từ “Các phản xạ tương đương” của các kích thước khác nhau tại các
khoảng cách khác nhau có thể được đoán trước một cách toán học từ đường kính hiệu dụng đầu
dò, tần số và chiều dài trường gần (một hàm số của hai thông số đầu tiên). Độ nhậy đầu dò có thể
được hiệu chuẩn từ một phép đo đơn lẻ (thông thường là xung phản hồi đáy).
DGS/AVG có một vài giới hạn:
 Là một phương pháp xác nhận, vì vậy chỉ làm việc trong các cấu hình “tiêu chuẩn” nơi mà
mô hình toán học có giá trị.
 Nó phải được áp dụng với sự thận trọng sử dụng các biến tử đầu dò không phải dạng tròn
trong khi chúng ta phải xấp xỉ một “đường kính hiệu dụng”
 Nó không làm việc tốt đối với các đầu dò băng rộng, nơi mà tần số được ấn định không
tốt.
 Nên chỉ áp dụng đối với đầu dò đơn biến tử, trong khi các đầu dò kép có một sự hội tụ cố
hữu.
Các hiệu chỉnh có thể được yêu cầu đối với một vài hệ số:
 Độ trễ thời gian bên trong với đầu dò
 Sự suy giảm với khoảng cách, cả hai trong vật liệu được kiểm tra và mẫu tham chiếu, nếu
vượt đáng kể khoảng cách được quan tâm.
 Hiệu chuẩn chuyển độ nhậy, ví dụ như nếu vật liệu được kiểm tra có một bề mặt thô
nhám đáng kể hơn so với mẫu tham chiếu.
 Khi sử dụng một đầu dò góc và hiệu chuẩn trên một mặt phản xạ cong (ví dụ mẫu V1 hoặc
V2) một sự hiệu chỉnh cần phải được áp dụng.

Để DGS/AVG làm việc một cách chính xác thì zero đầu dò cần phải được đặt đúng.

82
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Lý thuyết - Theory

Đối với đầu dò được hội tụ tự nhiên theo một tần số và kích thước cho trước, biên dạng chùm tia
nói chung có thể được định ra theo dạng đường cong tiêu chuẩn “được bình thường hóa”, được
tạo thang đo bởi “đường kính hiệu dụng” và chiều dài trường gần của đầu dò.

Chiều dài trường gần được định ra bởi công thức:

Ở đây DEFF là đường kính hiệu dụng của đầu dò và  là bước sóng (Vận tốc/Tần số)

Chiều cao xung phản hồi từ một phản xạ nhỏ (thấp hơn nhiều so với độ rộng trường âm) sẽ tỉ lệ
thuận với cỡ của nó.
Chiều cao xung phản hồi từ một phản xạ cho trước trong trường xa (khoảng cách từ đầu dò tới
khoảng cách lớn hơn 2-3 lần Độ dài Trường gần (NFL)) sẽ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách từ đầu dò.
Vì vậy có thể định ra một mối liên hệ tiêu chuẩn, biết được các thông số đầu dò cơ bản, chỉ cần
được hiệu chỉnh đối với độ nhậy của đầu dò bằng việc đo phản ứng từ một phản xạ biết trước.

Hình chỉ ra một giản đồ DGS/AVG “thông dụng” được vẽ trên thang đo logarit, độ nhậy tương đối
có đơn vị dB, khoảng cách như một bội số lần của Chiều dài trường gần. Các đường cong biến đổi
biểu diễn tín hiệu từ một Kích thước Phản xạ Tương đương (ERS) được biểu diễn như là một bội
số của đường kính đầu dò hiệu dụng.

Tín hiệu từ xung phản hồi đáy (phản xạ “vô cực”) rớt xuống theo khoảng cách, đúng
hơn là với bình phương khoảng cách.

83
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Tần số, NFL và ERS DGS/AVG - DGS/AVG Frequency, NFL and ERS

- Làm nổi bật và lựa chọn trình đơn MEAS (nhần phí [Menu] sau đó nhấn [OK] khi được làm
nổi bật).
- Từ thẻ Sizing lựa chọn AVG, thẻ AVG sẽ xuất hiện sau đó.
- Lựa chọn thẻ AVG, trình đơn phụ AVG MODE của nó sé là OFF.
- Đặt FREQ và trình đơn phụ Probe type khi trình đơn phụ AVG mode được đặt là OFF.
- Đặt trình đơn phụ NFL và DELAY khi SET PRB được chọn trong trình đơn phụ AVG mode.

Đề nghị định cấu hình từ kết quả kiểm tra đầu dò cụ thể, đúng hơn là các bảng dữ
liệu nói chung, được sử dụng ở nơi có thể, khi các biến đổi sản xuất điển hình có
ảnh hưởng tới sự chính xác của các kết quả.

- Độ nhậy kiểm tra mong muốn (ERS) có thể cũng được đặt tuân theo việc sử dụng đầu dò.
(Điều này cũng có thể được điều chỉnh sau đó).

DELAY – Vận tốc trễ đầu dò, đơn vị mét/giây


Đây là vận tốc sóng nén trong vật liệu của nêm đầu dò. Nó được sử dụng hầu hết
trong các đầu dò góc nhưng cũng có trong các đầu dò sóng nén 0 độ có nêm trễ.
Vật liệu nêm này điển hình là Perspex, vật liệu có một vận tốc sóng nén 2700 m/s

Kiểu đầu dò – Sóng dọc hoặc sóng bề mặt


 Đặt kiểu dạng sóng cho vận tốc, đơn vị mét/giây. Thông số này được sử dụng
bên trong. Nó sẽ lấy dải tương tự của các giá trị như là thông số vận tốc trong
Thẻ Cal.
 Thông số này PHẢI được nhập vào. Dạng sóng, cái được tính toán từ vật tốc và
tần số đầu dò, là tiên quyết cho các tính toán DGS/AVG.

 Do mặc định việc cài đặt các thông số là chỉnh thô (được đại diện bởi >>), để đặt
sang chỉnh tinh (đại diện bởi >) sử dụng phím mũi tên .
 Để đặt trở lại trạng thái chỉnh thô sử dụng phím mũi tên .

84
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

DGS/AVG T-Loss, Ref dB và Mat dB


Thany đổi trình đơn phụ AVG MODE sang ‘SET ATT’. Trình đơn này cho phép người sử dụng nhập
vào các thông số suy giảm liên quan tới vật liệu của mẫu hiệu chuẩn và đối tượng kiểm tra, các
thông số này là:
T-LOSS – Hao hụt truyền, đơn vị dB.
Đây là sự suy hao do bởi độ nhám bề mặt, tiếp âm kém, v.v… giữa đầu dò và đối tượng
kiểm tra. Thông thường nó có thể được giả sử rằng mẫu tham chiếu sẽ có bề mặt sạch,
nhưng điều này có thể không áp dụng đối với đối tượng kiểm tra, tồn tại các phương pháp
đối với phép đo này, được trải nghiệm dựa trên ‘quy tắc ngón tay cái’ cũng thường được sử
dụng.

REF dB/m – Suy giảm vật liệu tham chiếu, theo đơn vị dB/m
Sự suy giảm của sóng âm trong vật liệu mẫu tham chiếu (hiệu chuẩn) trong đơn vị dB/m

MAT dB/m – Suy giảm vật liệu kiểm tra, theo đơn vị dB/m
Sự suy giảm sóng âm trong vật liệu của đối tượng cần kiểm tra theo đơn vị dB/m

REF dB/m và MAT dB/m được sử dụng nơi mà suy giảm sóng âm trong các vật liệu có thể
gây ra một sự dịch chuyển trong độ cao tín hiệu giữa các phản hồi tương tự trong các vật
liệu này. Với tình huống đường truyền dài các hệ số này trở nên rất quan trọng.

85
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

DGS/AVG dVK, kiểu tham chiếu REF TYPE và kích thước tham chiếu REFSIZE
Thay đổi MODE sang SET REF

dVK (VK) – Hệ số Hiệu chỉnh đường cong theo dB

Giá trị này cho phép việc sử dụng một bề mặt cong để đưa ra một xung phản hồi cho việc sử dụng
như một tín hiệu tham chiếu, do đó khối tham chiếu tương tự có thể được sử dụng bất luận góc
đầu dò.
Hệ số hiệu chỉnh biên độ chỉ ra bao nhiêu dB để xung vọng từ bề mặt hình trụ là lớn hơn hay nhỏ
hơn xung vọng từ tường phản xạ sau, thông thường trục trường đầu dò ở cùng khoảng cách.
Giá trị này được trừ từ tăng âm để bù cho hiệu ứng hội tụ của các phản xạ tham chiếu bề mặt
cong. Nó sẽ được nhập vào giá trị dương hoặc âm như được mô tả trong bảng thông số của đầu
dò. Bảng thông số đầu dò biểu diễn điển hình theo cách đó giá trị như VK1, cho việc sử dụng với
mẫu chuẩn K1/V1, hoặc VK2 cho sử dụng với mẫu chuẩn K2/V2. Các mẫu hiệu chuẩn này được cụ
thể trong các tiêu chuẩn EN12223 / DIN54122 / BS2704
Được sử dụng, cùng với zero đầu dò và vận tốc mẫu, để tính toán độ dài tương đương trường
sóng âm, đây đang là khoảng cách hữu hiệu của tinh thể tới mẫu kiểm tra / bề mặt nêm.
Ref Type – Kiểu phản xạ tham chiếu
Người sử dụng có thể chọn một trong số các phản xạ tham chiếu khác nhau. Trong việc thực hiện
này, có những cái được đưa ra từ EN 583-2:2001 Annex B. Những kiểu phản xạ này là:
 BWE – Phản hồi xung đáy
 FBH – Lỗ khoan đáy phẳng
 SDH – Lỗ khoan sườn

Kiểu tham chiếu SDH được chuyển đổi một cách nội suy sang đường kính DSR tương đương tuân
theo công thức trong EN 583-2:2001 Annex B.
Khi sử dụng các phản xạ tham chiếu kiểu SDH, tiên quyết cần phải lựa chọn đúng bước sóng (sóng
dọc LW hay sóng ngang SW). Đây là bởi vì các tính toán đối với sự tương đương DSR sử dụng
bước sóng âm được tính toán từ vận tốc khối hiệu chuẩn và tần số đầu dò.

86
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Ref Size – Kích thước phản xạ tham chiếu, đường kính theo mm.

Thông số Kích thước Phản xạ Tham chiếu cho phép người sử dụng nhập vào đường kính của phản
xạ tham chiếu. Kiểu phản xạ được đặt sử dụng thông số Ref Type ở trên.
Việc cài đặt sẽ bù tự động cho ‘hệ số phản xạ’ biến đổi của các kiểu phản xạ như được cụ thể bởi
thông số Ref Type. Theo đó một lỗ khoan sườn bên 3 mm sẽ được nhập vào với Ref Type = SDH
và Ref Size = 3.0
Trong việc thực hiện này, một đường kính 0 (zero) được sử dụng để miêu tả một phản xạ có kích
thước vô tận và được biểu diễn như là BACKWALL hoặc INFINITE.

87
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Hiệu chuẩn DGS/AVG (SET SIG)


Hiệu chuẩn của hệ thống DGS/AVG đặt ‘độ nhậy tuyệt đối’ đầu dò dựa trên phản hồi từ khối
tham chiếu.

Việc thay đổi bất cứ thông số nào liên quan tới phản hồi tham chiếu sẽ làm mất hiệu lực
phép hiệu chuẩn, sau đó phải hiệu chuẩn lại. Phiên bản hiện thời của phần mềm không bắt
buộc điều này – đây là trách nhiệm của người sử dụng.

Đặt MODE sang SET SIG


Đặt đầu dò trên khối chuẩn và tối đa hóa xung phản hồi, chọn tham số con trỏ Cursor và sử dụng
phím xoay cảm ứng để đưa tâm của thanh chọn lựa vào xung phản hồi. Nhấn phím [OK] để chấp
nhận xung phản hồi.

Thiết bị sẽ điều chỉnh tăng âm khi cần thiết để có được một tham chiếu xung vọng tốt và sau đó
thực hiện việc hiệu chuẩn độ nhạy cần thiết; đường cong sau đó sẽ được vẽ và DGS/AVG sẽ tự
động được bật lên.
Một khi DGS/AVG được bật lên thì ta có thể điều chỉnh được mức ERS đường cong (thiết bị sẽ vẽ
lại đường cong, nhưng một phép hiệu chuẩn mới không cần phải làm) và lựa chọn đường cong
Curve, -6dB hoặc Cổng như một tham chiếu để đo. Cũng có thể thực hiện các điều chỉnh đối với
hệ số mất mát do chuyển đổi (TLOSS)

88
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Điều chỉnh
Khi DGS/AVG được hiệu chuẩn ta có thể rời khỏi trình đơn DGS/AVG và điều chỉnh các thông số
khác của thiết bị, cho ví dụ như các cài đặt dải hiển thị và cổng.

Tăng âm có thể được điều chỉnh nhưng với sự hiểu và lưu tâm rằng – Việc thay đổi cài đặt tăng
âm sẽ làm mất đi mối tương quan với đường cong DGS/AVG, vì vậy chỉ nên làm dựa theo một
phương án kỹ thuật cụ thể, cho ví dụ đối với việc bù đối với sự biến đổi điều kiện vật liệu (được
thực hiện tốt hơn với chức năng T-LOSS).
Nếu mong muốn thay đổi tăng âm để đưa ra một tín hiệu lớn hơn (cho ví dụ tại dải quét dài) thì
tăng âm tham chiếu REF nên được điều chỉnh. Điều này sẽ thay đổi đường cong bởi một lượng
tương đương và giữ gìn sự đo lường chính xác.

Tăng Ref Gain thêm 6dB dịch chuyển đường cong và duy trì phép đo.

Giảm tăng âm 6dB quay trở lại chiều cao ban đầu, nhưng mất phép đo.

89
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Tăng âm tham chiếu có thể được lựa chọn bằng việc nhấn phím [dB]. (DGS/AVG chỉ phù hợp cho
chế độ đầu dò đơn)
Khi hiển thị Range hoặc Ref Gain được thay đổi thì đường cong DGS/AVG sẽ tính toán lại tại mỗi
bước. Nếu các cài đặt có thể được thay đổi bởi nhiều hơn một hoặc hai bước thì có thể thuận
tiện hơn khi chuyển DGS/AVG sang chế độ tắt, thay đổi Ref Gain và Range là cần thiết, và sau đó
bật DGS/AVG lại. Điều này sẽ không làm mất hiệu lực của đường cong miễn là các giá trị sau
không bị thay đổi:
Tần số (Freq), NFL, dVK, Độ trễ (Delay), Suy giảm tham chiếu (Ref (dB/m)), Kiểu tham

chiếu (Ref Type), Kiểu đầu dò (Probe Type), Kích cỡ tham chiếu (Ref Size), (tham chiếu

mới được nhập vào - new REFERENCE Entered), Zero đầu dò (Probe Zero), Bộ lọc (Filter),

Biên dạng hoặc góc đầu dò (Contour or Probe Angle).

Các vấn đề sau không nên được sử dụng trong chế độ DGS/AVG:
 Các chế độ phát hiện khác với Toàn sóng
 Không zero REJECT
 Chế độ đầu dò kép
 Làm nhẵn
 AUTO-CAL (khác với cài đặt ban đầu trước khi sử dụng DGS/AVG)
 DAC
 AWS
 API hoặc AGC

Đo lường
Có cài đặt hệ thống DGS/AVG, có thể sử dụng hệ thống đo để tính toán một Kích thước Phản xạ
Tương đương đối với khuyết tật.
Điều này đạt được bởi sử dụng cổng 1 để nhận biết chỉ thị khuyết tật và chế độ đo sâu để tính
toán kích thước tương đương của nó. Kích thước tương đương này được tính toán như là độ
nhậy kiểm tra (giá trị ERS) nhân với tỉ số chiều cao tín hiệu với chiều cao đường cong DGS/AVG tại
khoảng cách đó. Nó được hiển thị trong chỗ biên độ tín hiệu (%FSH) là giá trị đường kính theo
đơn vị mm.
Cũng có thể ‘định cỡ’ khuyết tật theo dB với phương diện đường cong DGS/AVG. Điều này đạt
được bởi việc tăng, hoặc giảm, việc thiết đặt tăng âm cho đến khi đỉnh xung khuyết tật nằm trên
đường cong DGS/AVG. Sự khác nhau trong tăng âm Gain được yêu cầu có thể sau đó được đọc
trực tiếp từ giá trị tăng âm được hiển thị.

90
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

4. Hiệp hội hàn Hoa Kỳ (AWS)


Trình đơn AWS cung cấp một công cụ cho việc đánh giá các bất liên tục trong khi kiểm tra các mối
hàn theo tiêu chuẩn ANSI/AWS D1.1-94 (American Welding Society’s Structural Welding Code).
Người sử dụng tham khảo tiêu chuẩn AWS để biết đầy đủ chi tiết về phương pháp.
Trình đơn AWS cung cấp một phương pháp thuận tiện cho việc tính toán tự động “Định mức Chỉ
thị” (IR) như được định nghĩa theo tiêu chuẩn. AWS có thể được sử dụng kết hợp với phương
pháp lượng giác để chỉ ra ngay quãng đường của chùm tia, khoảng cách tới bề mặt và khoảng độ
sâu ở phía dưới của màn hình.

Trình đơn AWS không hoạt động khi các chế độ sau được bật:
 TCG
 AVG
 T-LOG
 DAC
 API hoặc AGC

Để cài đặt các phép đo theo tiêu chuẩn AWS, cần thực hiện như sau:
1. Hiệu chuẩn Masterscan D-70 dành cho kiểm tra mối hàn và cài đặt Chế độ lượng giác theo các
bước trong phần Kiểm tra mối hàn sử dụng chế độ lượng giác (Weld Inspection Using
Trigonometry Mode).
2. Từ trình đơn MEAS, lựa chọn AWS trong thẻ Sizing và đặt AWS MODE tới giá trị Set.
3. Chọn REF% trên trình đơn phụ và đặt tới giá trị mong muốn, thường là 80% độ cao toàn màn
hình.
4. Đặt đầu dò lên trên khối kiểm tra và thu tín hiệu cực đại từ chỉ thị tham chiếu.
5. Đặt thanh con trỏ lên trên chỉ thị bằng cách chọn Cursor và sử dụng phím xoay cảm ứng.

6. Với tính hiệu được làm cực đại, ấn [OK] trong khi thông số Cursor được làm nổi bật (tín hiệu và
tăng âm sẽ được điều chỉnh).
Masterscan D-70 bây giờ được hiệu chuẩn để tạo các phép đo Định mức Chỉ thị theo chuẩn AWS
D1.1-94.

91
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Để sử dụng chế độ AWS, hãy làm như sau:


1. Trên thẻ AWS, làm sáng AWS Mode và lựa chọn Meas. Bật AWS sẽ cho phép chế độ AWS HUD
ở trên đỉnh màn hình, ở đó các giá trị đo được thể hiện trực tiếp.

2. Đảm bảo rằng cổng và chức năng đo (TRIG) của thiết bị hoạt động và được điều chỉnh đúng.
3. Khi trình đơn AWS được lựa chọn và tín hiệu nằm trong cổng, HUD sẽ hiển thị các phép đo
theo AWS với kết quả như sau: IR = IL − RG − AF
(Indication Rating = Indication level – Reference Gain – Attenuation Factor)
(Định mức Chỉ thị = Mức Chỉ thị - Khuếch đại Tham chiếu – Hệ số Suy giảm)
Trong đó:
IL: Indication Level Cài đặt dB được yêu cầu để đưa ra chỉ thị đối với mức tham chiếu.
Mức Chỉ thị
RG: Reference Gain Cài đặt dB của chỉ thị tham chiếu được hiệu chuẩn như là một hàm
Khuếch đại tham chiếu số của chuẩn tham chiếu và đầu dò đang được sử dụng.

AF: Attenuation Factor Hệ số suy giảm được yêu cầu đối với chuẩn AWS và bằng: Giá trị
Hệ số suy giảm Depth tính theo inch trừ đi 1, rồi nhân với 2 sau đó được làm tròn
tới giá trị 1/2dB gần nhất
IR: Indication Rating Mức chênh lệch tính theo dB giữa chỉ thị và khuếch đại tham chiếu
Định mức chỉ thị với hiệu chỉnh Hệ số suy giảm.

Không cần thiết đưa chỉ thị về tới mức chuẩn để thu được thông tin phép đo đúng trong khi điều
chỉnh Masterscan D-70 cho chênh lệch tăng âm. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tính toán chính xác
nhất thì nên điều chỉnh chỉ thị ở trên 40% và dưới 100% chiều cao toàn màn hình. Thêm vào đó,
trong chế độ AWS, giá trị bù khuếch đại được thể hiện ở dạng +/- dB so với tham chiếu trong khi
ngược với khuếch đại tuyệt đối.

92
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Khi chế độ AWS bật thì không thể điều chỉnh khuếch đại tham chiếu. AWS có thể hoạt động được
trong chế độ toàn màn hình như bên dưới:

Khi chế độ AWS hoạt động, có thể tăng tối đa độ cao màn hình bằng cách ấn và giữ phím [FULL
SCREEN], điều này sẽ loại bỏ chế độ HUD nhưng vần giữ chế độ AWS hoạt động. Có thể chuyển
chế độ màn hình theo cả chế độ thông thường và các chế độ toàn màn hình.

93
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

5. Đánh giá khuyết tật ống sử dụng chuẩn API 5UE của Viện Dầu
khí Hoa Kỳ

Thiết bị Masterscan D-70 có thể trợ giúp người sử dụng trong việc đo đạc theo quy định của Viện
dầu khí Mỹ (API) khuyến cáo thực hành trong việc đánh giá bằng siêu âm các khuyết tật của ống,
sử dụng Phương pháp Chênh lệch Khoảng cách Biên độ - Amplitude Distance Differential Method
(ADDM). Người sử dụng cần được tham khảo ấn bản: “API đề xuất thực hành 5UE, ấn bản lần 2,
tháng 6 năm 2005”
Phương pháp ADDM sử dụng kết hợp phép so sánh biên độ và kỹ thuật giảm 6dB để xác định độ
sâu xuyên tâm của khuyết tật. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở lập luận rằng độ sâu xuyên tâm của
khuyết tật ảnh hưởng tới cả biên độ của xung phản hồi nhận được và độ lệch thời gian truyền của
sóng siêu âm khi đi qua phần khuyết tật.
Bước đầu tiên là thực hiện “chuẩn hóa” sử dụng chỉ thị tham chiếu như là từ một rãnh ở độ sâu
đã biết hoặc lỗ khoan xuyên. Giả thiết rằng Masterscan D-70 đã được cài đặt đúng các giá trị đối
với đầu dò và mẫu cần kiểm tra.
Từ trình đơn CAL, bật G1 State lên trong thẻ Gate 1 và điều chỉnh vị trí của nó trên màn hình để
nó cắt qua tín hiệu do Chỉ thị tham chiếu tạo ra; chiều cao của cổng không quan trọng. Hãy đảm
bảo rằng tín hiệu nằm giữa 5% và 100% chiều cao toàn màn hình. Trong trình đơn Meas chỉnh tới
thẻ Sizing và chọn API từ trình đơn phụ Sizing và lựa chọn PEAK MODE bằng cách ấn nút
[FREEZE/PEAK] hai lần sau đó bắt tín hiệu tham chiếu và màn hình sau sẽ được hiển thị:

Khi thu được tín hiệu mong muốn, ấn [OK] hai lần trong khi thông số Capture được sáng lên và hệ
số K (hệ số chuyển hóa dùng cho tính toán độ sâu) được tính toán và hiển thị như bên dưới:

94
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Việc ấn nút [MENU] sẽ hủy việc hiệu chuẩn và đưa trở lại màn hình trước – đồng thời cũng sẽ xóa
đường bao đỉnh xung. Việc ấn [OK] sẽ chấp nhận hệ số K vừa được tính toán và tự động bật thông
số API MODE sang trạng thái Meas và đưa các công cụ tiện ích của API vào trong chế độ đo như
được chỉ ra dưới đây. Giá trị hệ số K được hiển thị nhưng không thể được thay đổi.

Để thực hiện các phép đo, lựa chọn chế độ PEAK bằng cách ấn phím [FREEZE/PEAK] ba lần (bạn sẽ
nhìn thấy Peak ở góc trái phía dưới màn hình), làm nổi bật thông số Capture sau đó nhấn phím
[OK] khi (sẽ thay đổi từ Peak sang Accept) và bắt tín hiệu xung vọng động; khi vừa bắt được tín
hiệu mong muốn, ấn nút [OK] khi thông số Capture: Accept nổi bật lên. Giá trị Độ sâu của Khuyết
tật (di) được tính toán và hiển thị như bên dưới:

95
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Thiết bị Masterscan D-70 tự động chuyển sang chế độ Hold khi phép đo vừa được thực hiện xong.
Giá trị di đã đo được làm nổi bật trong phần hiển thị của HUD – nếu giá trị di không thể tính
được, bóng mờ được hiện lên. Khi phép đo được thực hiện xong, ấn nút [OK] để thoát khỏi chế
độ Hold. Để thực hiện phép đo tiếp theo lựa chọn chế độ PEAK bằng việc nhấn nút [FREEZE/PEAK]
và lặp lại quá trình trên.
Có thể hoạt động API trong chế độ FULL SCREEN. Trong khi ở trình đơn API, ấn phím [FULL
SCREEN]; nút [FREEZE/PEAK] và OK sẽ làm việc như mong muốn.

Khi chế độ API kích hoạt, có thể tăng tối đa độ cao màn hình bằng cách tắt HUD trong thẻ Meas,
điều này sẽ thoát khỏi chế độ HUD nhưng vẫn giữ chế độ API hoạt động.

Có thể chuyển trạng thái màn hình theo cả chế độ thông thường và toàn màn hình. Nếu bảng kết
quả không hiện ra thì việc thực hiện một phép đo sẽ làm hiện bảng kết quả, khi thoát khỏi chế độ
đóng băng màn hình thì chế độ HUD sẽ lại biến mất.

96
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

6. Hệ thống lưu kẻ ô giá trị đo chiều dầy - Grid Thickness Logging

Vui lòng xem sách hướng dẫn riêng để biết chi tiết

97
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

7. Cổng xung bề mặt IFT


Masterscan D-70 có một bộ kích hoạt bề mặt cho phép các đơn vị được sử dụng để kiểm tra nhúng, kiểm
tra bằng cách sử dụng máy áp lực nước hoặc đầu dò bánh xe chứa nước. Bộ kích hoạt bề mặt là một cổng
bổ sung dành riêng cho chức năng kích hoạt giao diện.

Kiểm tra nhúng


Một vấn đề lớn trong việc tiếp xúc kiểm tra là sự khó khăn trong việc duy trì sự liên kết liên tục khi quét
đầu dò trên một bề mặt kiểm tra cũng như là sự cần thiết phải tiếp âm cho mẫu vật. Khi các phương pháp
về biên độ ước lượng kích thước khuyết tật được sử dụng, nó có thể dẫn đến sự dao động biên độ khuyết
tật khoảng ± 2dB ngay cả dưới điều kiện tiếp xúc tốt nhất trong suốt quá trình quét.
Khi yêu cầu sự kiểm tra nhanh chóng, liên kết liên tục bằng cách sử dụng phương pháp ngâm, nơi mẫu thử
được ngâm trong nước hoặc sử dụng đầu dò bánh xe chứa nước.
Trong cả hai trường hợp, một đầu dò theo chiều dọc được ngâm trong nước sao cho âm thanh truyền từ
đầu dò qua nước và đến mẫu vật (thông qua một lớp cao su trong trường hợp sử dụng đầu dò bánh xe
chứa nước).
Vấn đề liên kết trong kiểm tra nhúng
Với hiệu chuẩn đầu dò siêu âm khuyết tật cho thép, hiển thị có dạng như dưới đây:

vận tốc của âm thanh trong nước là 1483 m/s, nó chậm hơn xấp xỉ 4 lần vận tốc trong thép, cho nên
xung bề mặt xuất hiện trên màn hình hiển thị sẽ gấp 4 lần khoảng cách nước thực tế, tiếp theo nó sẽ
lặp lại sự phản hồi này theo khoảng cách nước và theo thời gian (bội số của khoảng cách nước).

98
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Do đó điều cần thiết là khoảng cách nước được lựa chọn vượt quá 1/4 độ dày tối đa của mẫu thử thép để
đảm bảo rằng tín hiệu giao tiếp nước/ thép không lặp lại trước xung phản hồi đầu tiên từ mẫu vật.
Cũng nhận ra rằng, khu vực gần đó dài hơn 4 lần so với thép. Nơi tránh được trường gần nên kiểm tra ở
một khoảng cách đủ nước, nó sẽ lấp đầy các biến tử trường gần và cho các đặc tính chùm tia xa đáng tin
cậy trong mẫu thử.
Bất kỳ chuyển động nhỏ lên xuống nào của đầu dò được tăng gấp 4 lần nó sẽ có hiển thị trên màn hình của
máy dò khuyết tật sao cho xung phản hồi báo động di chuyển sang phải và trái khi đầu dò được cầm tay.
Sự gia tăng định hướng của chùm tia trong nước dẫn đến sự thay đổi biên độ lớn khi chùm tia là nhỏ nhất
so với bề mặt kiểm tra.
Bởi vì đầu dò luôn luôn được giữ trong một bộ điều khiển, thường là trên một thanh dọc có thể di chuyển
ngang qua vỏ thiết bị, gắn với một cầu được di chuyển dọc theo chiều dài. Nếu đầu dò được quét ở một
khoảng cách cố định từ bề mặt mẫu thử, đường dẫn nước có thể bị trì hoãn không hiển thị lên màn hình
và chỉ để lại bề dày của vật liệu như màn hình dưới đây:

Một cổng sau đó được đặt giữa xung phản hồi và xung bề mặt lần đầu tiên để theo dõi các sai sót trong
vật liệu.
Hệ thống này chỉ làm việc nếu bề mặt mẫu thử bằng phẳng và hoàn toàn nằm ngang với cầu, nhưng nếu
độ dốc bề mặt kiểm tra hoặc thay đổi về chiều cao thì điều chỉnh độ trễ nêm là cần thiết do sự gia tăng
hoặc giảm khoảng cách nước. Một vấn đề tương tự xảy ra nếu đầu dò bánh xe được nhấn vào mẫu kiểm
tra với các lực khác nhau, điều này làm biến dạng lốp và thay đổi độ dài của nước. Điều này khiến tốn thời
gian và khó cho việc đảm bảo mẫu kiểm tra bằng phẳng dẫn đến chỉ cho phép kiểm tra trên các mẫu đơn
giản; đây là nơi trình kích hoạt giao diện xuất hiện.

99
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Để khắc phục tình trạng kích hoạt cổng không như ý muốn trong suốt quá trình kiểm tra gây ra bởi sự biến
động của nước, một bộ kích hoạt giao diện được tích hợp vào D-70.
Người dùng có thể đặt cổng theo vị trí theo thời gian, theo biên độ và chiều rộng, một khi các cài đặt này
được thực hiện, người dùng có thể bật, tắt IFT theo ý muốn. Cổng thường được thiết lập trên đỉnh xung
bề mặt và không có sự chậm trễ, do đó xung bề mặt, xung phản hồi, và xung đáy được thể hiện như hình
dưới đây:

Khi IFT được bật, màn hình bắt đầu hiển thị ở sườn tăng của tín hiệu tại vị trí nó đi qua cổng và vì nó là
cổng động, cần tính đến các dao động đo độ dài phần nước khác nhau và bất thường trên bề mặt của mẫu
thử. Màn hình bên dưới hiển thị IFT ở chế độ hoạt động và được kích hoạt.

100
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Nếu kích hoạt giao diện bị mất đi vì bất cứ lý do nào ví dụ di chuyển ra ngoài phần cuối của mẫu thử hoặc
nhấc đầu dò bánh x era khỏi mẫu, kích hoạt sẽ dừng lại, dấu vết bị đóng băng và hiển thị như hình dưới
đây:

Khi IFT ở chế độ ON, “IFT” được hiển thị ở phần dưới của màn hình.

Để hủy cố định màn hình, tín hiệu được chọn cho trình kích hoạt giao diện phải vượt quá cổng hoặc IFT
được tắt.

101
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

9. Backwall Echo Attenuator (BEA) (Bộ suy giảm tín hiệu của
xung đáy)
Bộ suy giảm tín hiệu của xung đáy cho phép gain được thay đổi độc lập trên một vùng xác định của
A-Scan. Để kích hoạt tính năng này, chọn UTIL trên menu chính, sau đó chọn BEA. Bằng cách thay
đổi chế độ BEA thành DRAW, màn hình sẽ hiển thị khối như bên phải như hình dưới đây:

Chọn con trỏ và sử dụng [UP] và [Down] trên phím điều hướng để chọn vùng mà bộ suy giảm được áp
dụng như hình dưới đây:

Khi mà vùng cần thiết đã được chọn, chuyển chế độ sang ON. Bộ suy giảm sẽ được bật và một đường kẻ sẽ
được vẽ trên màn hình nới mà bộ suy giảm được kích hoạt như hình dưới đây:

102
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Khi mà bộ suy giảm tín hiệu xung phản hồi đáy được bật, kích thước của nó có thể được thay đổi khi điều
chỉnh bởi tham số ATTEN. Vùng cực đại mà BEA có thể kích hoạt là 50% và sự suy giảm tối đa thì giống như
mức tăng dB tối đa 40dB.

103
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

9. Split Distance Amplitude Correction (Split DAC) (Thay đổi biên độ


theo khoảng cách)
Đường cong biên độ theo khoảng cách hoạt động như một cổng giám sát kích hoạt các ngưỡng để bù cho
sự suy giảm và đặc điểm của chùm sóng âm. Khi ta thiết lập đúng, đường cong DAC sẽ cung cấp cảnh báo
thích hợp từ những đoạn có kích thước bằng nhau ở những độ sâu khác nhau trong mẫu kiểm tra. Chức
năng được cung cấp để tự động vẽ các đường cong 6dB và 14 dB hoặc 6dB và 12 dB bên dưới đường cong
hiệu chỉnh.
Cần lưu ý là khi tính năng DAC chỉ cung cấp ngưỡng báo động động thì phạm vi động được giới hạn ở
khoảng 16dB. Do đó với vật liệu làm giảm hơn 16dB với độ sâu quan tâm, ta không nên sử dụng DAC. Thay
vào đó, tính năng TCG có thể hữu dụng hơn. Xem TCG Operation để sử dụng tính năng TCG.
Sử dụng đúng tính năng DAC yêu cầu một khối được làm từ vật liệu tương đương với mẫu thực hành, cùng
với các lỗ khoan đáy bằng hoặc lỗ khoan sườn có kích thước tiêu chuẩn và đặt ở độ sâu bao trùm lên vùng
cần kiểm tra.
Để xây dựng đường cong DAC, theo dõi hướng dẫn dưới đây:
Xây dựng các hiệu chuẩn cơ bản của D-70 sử dụng đầu dò như mong muốn và khối hiệu chuẩn. Từ MEAS
menu, đi vào phần Sizing rồi chọn tính năng DAC.
Cài đặt Split parameter ở chế độ bật, cho phép lớn hơn 3 đường cong DAC, tuân theo EN 583-2:2001.

Chọn chế độ DAC bằng cách nhấn nút [OK] sau đó sử dụng phím [up] và [down] để chọn Draw, sau đó
ấn [OK] lần nữa để vào chế độ Draw. Các tham số khác sẽ là con trỏ và điểm.
Hệ thống DAC sẽ sẵn sàng để cho phép các điểm tham chiếu. Đặt đầu dò sao cho tạo ra xung cao nhất từ
lỗ tham chiếu đầu tiên hoặc cao nhất trong mẫu tham chiếu. Cẩn thận khi sử dụng lực lên đầu dò khi sử
dụng.
Sử dụng bánh xe lăn để định vị con trỏ sang trên xung phản hồi từ lỗ tham chiếu.
 Ấn nút [OK] hai lần để lưu điểm. Điểm tham chiếu sẽ ngay sau đó tăng để tìm ra được điểm tiếp theo.
Một hình vuông nhỏ sẽ xuất hiện như một điểm tham chiếu trên màn hình hiển thị đỉnh của tín hiệu vừa
được ghi lại.
Lặplại các bước 4 và 5 cho mỗi lỗ tham chiếu ở khối chuẩn, để ý để phù hợp với lượng khớp nối và áp
suất đầu dò. Tối đa 10 điểm cho đường cong DAC.
Sử dụng đường cong tham chiếu và phím [up] hoặc [down] để chọn đường cong tham chiếu DAC, đường
cong tham chiếu dọc theo -2/-6/-10 hoặc -6/14 hoặc đường cong thường dùng. Những đường cong bổ
sung sẽ tự động được tạo ra; đường cong tham chiếu cung cấp một phương pháp cho việc giúp đánh giá
các đoạn nhỏ hơn so với khối tham chiếu.

104
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Sử dụng tham số kích hoạt để chọn trình kích hoạt báo động từ cổng 1, đường cong DAC hoặc bất kỳ đường cong bổ
sung nào được liệt kê trong thông số đường cong ở trên mà hiện đang được chọn.
Nếu đo độ sâu được bật với tính năng DAC, chế độ hiển thị độ sâu bên dưới vết A sẽ hiển thị khoảng cách đến đỉnh
xung phản hồi và biên độ sẽ tương đối với đường cong tham chiếu DAC theo dB.

Hiển thị dB tương đối phụ thuộc vào cài đặt Gain tham chiếu, nhưng không phụ thuộc vào
thiết lập Gain.

Với chế độ spilit DAC đang hoạt động, nếu xung phản hồi tham chiếu giảm xuống dưới 20% FSH, đường
cong DAC khác sẽ được tạo ra tại thời điểm đó, tăng 14 dB mỗi lần, cho tới có 3 đường DAC.
Để bật tính năng DAC, chọn chế độ DAC mode từ phần DAC sử dụng [Up] và [Down], sau đó chọn [OK]
chọn OFF như hình trên.

10. Dryscan (Quét khô)


Kỹ thuật kiểm tra siêu âm khuyết tật sử dụng tiếp âm khô, đầu dò truyền và nhận riêng lẻ, được truyền âm
thông qua nhựa hoặc lốp. Phương pháp kiếm tra siêu âm này đã chứng minh được nó thành công trong
một phần lớn các ứng dụng khi sử dụng các chất tiếp âm sẽ không khả thi vì vấn đề nhiễm bẩn.
Kỹ thuật kiểm tra sử dụng tiếp âm khô có thể được sử dụng ở chế độ truyền qua hoặc bằng cách truyền
từ một phía của mẫu thử.
Tiếp âm khô, khi được dùng đúng cách, sẽ có nhiều ưu điểm hơn kỹ thuật xung phản hồi thông thường:
Không cần thiết đến chất tiếp âm để kết nối đầu dò siêu âm với vật liệu.

105
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Nhiều điều cần cân nhắc về mặt hình học có thể bỏ qua. Đầu dò không cần phải căn chỉnh, trên thực tế
chúng có thể được sử dụng để đầu phát và thu hướng 100 độ với nhau.
Hệ thống được nâng cao độ tin cậy cho việc tìm ra các lỗi.
Phương pháp có thể được sử dụng cho nhiều vật liệu như một hệ thống GO/ NO GO thủ công hoặc tự
động.
Trong nhiều trường hợp, việc chuẩn bị bề mặt là không cần thiết.
Tiếp âm khô
Trong siêu âm kiểm tra không phá hủy, năng lượng của sóng âm truyền qua vật liệu kiểm tra sẽ có tổn thất
tại bề mặt tiếp xúc với đầu dò. Đó là sự khác biệt giữa đặc tính truyền sóng âm của khí và chất rắn trong
kiểm tra khuyết tật bằng sóng siêu âm.
Cùng với kỹ thuật xung bề mặt thông thường, một chất tiếp âm thông thường, ví dụ như là keo, là cần
thiết để ghép vật mẫu với đầu dò, khi mà đang truyền và nhận năng lượng sóng âm. Với phương pháp tiếp
âm khô, năng lượng siêu âm được truyền qua giữa đầu dò và vật liệu được thử qua các miếng đệm nhỏ
tạo thành một phần không thể rời của đầu dò, do đó loại bỏ sự cần thiết cho một môi trường cần chất
tiếp âm thông thường.
Tiếp âm khô được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu loại Polymer làm đầu dò. Để kiểm tra trên một
diện tích lớn, một đầu dò kiểu lăn được gắn với lốp được làm từ cùng một vật liệu tiếp xúc. Vật liệu nhựa
đủ mềm để tạo sự truyền qua của âm thanh đến bề mặt vật mẫu, nhưng chỉ thay đổi một chút khi chịu lực
chính xác. Vật liệu đầu dò sẽ hoạt động xuyên suốt một vùng nhiệt độ từ 20° C đến 150° C trong khi đó sẽ
duy trì độ cứng để ngăn ngừa các vấn đề về ăn mòn do ma sát bề mặt gây ra khi sử dụng đầu dò con lăn.

Để kiểm tra siêu âm được tin cậy, điều quan trọng là các đặc tính truyền dẫn âm thanh không đổi
trong quá trình kiểm tra. Do đó khuyến cáo rằng, một khi thủ tục kiểm tra đã được viết, sẽ có một
khuôn hoặc một bộ điều khiển được thiết kế để giữ đầu dò.

Thuộc tính của đầu dò


Cả lót mềm và đầu dò con lăn đều kết hợp với các tinh thể để được thiết kế phát ra một dải tần số rộng.
Một xung điện ngắn được tạo ra bởi máy dò khuyết tật dẫn đến tinh thể của đầu dò dao động trên một dải
tần số rộng với tần số đỉnh được xác định bởi các đặc tính tinh thể.
Điều quan trọng là tinh thể tạo ra một dải tần số rộng và do đó các đầu dò được tạo ra theo cách đặc biệt
cũng theo cách mà các tinh thể được phép rung với biên độ giảm dần đến khi nghỉ. Không có dập cho mặt
sau của tinh thể.
Trên bề mặt nhựa của đầu dò, kết nối điện được thực hiện trực tiếp với tinh thể thông qua một khuy có
vân bằng thép. Các khuy nằm nhẹ trên bề mặt của tinh thể, mà lần lượt dựa trên một dải tiếp đất kim loại
mỏng mà chính nó nằm trên đỉnh của mặt tiếp xúc bằng nhựa.
Đầu dò con lăn bao gồm ở giữa là thép không gỉ gắn trên một piston lò xo, có thể giữ được một góc không
đổi liên quan đến bề mặt vật liệu. Các tinh thể được gắn trên một mặt phẳng trong trung tâm với các kết
nối điện được thực hiện thông qua một lỗ trong trục đầu dò. Một vành Perspex bao quanh các tinh thể và
liên kết sóng âm được tạo ra bởi một buồng dầu kín chân không. Một lốp nhựa mềm khi đến nó cũng làm
cho tiếp xúc sóng âm giữa vành Perspex và vật liệu kiểm tra.
Hệ thống làm việc như thế nào
Sự lan truyền trong tiếp âm khô về cơ bản giống như là cách thức xung phản hồi. Năng lượng sóng siêu âm
được đánh giá cho vật liệu dưới việc kiểm tra bằng sự truyền sóng. Năng lượng sóng âm này lần lượt lan
truyền qua vật liệu như sóng âm và có thể phát hiện bằng đầu dò thu, nó có thể đặt liền kề hoặc đối diện
với đầu dò phát phụ thuộc vào quy trình kiểm tra. So sánh sự khác biệt trong mức năng lượng nhận được
và thời gian trễ (time delay) trong khoảng giữa tín hiệu được phát và tín hiệu thu được chỉ ra sự hiện diện

106
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

hoặc vắng mặt của khuyết tật bên trong khối mẫu kiểm tra.
Ngoài ra để sóng âm được phát, kỹ thuật dùng tiếp âm khô nhạy cảm với năng lượng sóng âm bị chuyển
hướng, nó có thể lan truyền qua vật liệu bằng cách thức khác nhau từ sóng âm được truyền thẳng. Điều
đó được miêu tả tốt nhất bằng cách dễ dàng phân tích chùm sóng âm khi nó đi vào và lan truyền qua vật
liệu dưới sự kiểm tra.
Sau một khoảng thời gian di chuyển ngắn bên trong đầu dò, một cách ngẫu nhiên chùm tia va đập vào bề
mặt vật liệu, tại đó một phần năng lượng bị phản xạ lại. Phần năng lượng còn lại đi vào bên trong vật liệu
và trải qua quá trình khúc xạ. Khi chùm tia khúc xạ va đập phản xạ lại bề mặt, ví dụ một khuyết tật nằm
trong vật liệu, năng lượng phân tán sảy ra nhiều hơn. Do đó để phát hiện được những khuyết tật nhỏ, một
bước sóng ngắn phải được lựa chọn, Giới hạn cận dưới cần phải được xác định bằng việc gia tăng khả
năng hấp thụ kèm theo và chiều dày của vật liệu thử. Hệ thống tiếp âm khô có thể đo lường tương đối so
với hai yếu tố không đổi: thay đổi cường độ tín hiệu thu được của sóng âm và thay đổi thời gian giữa
truyền và nhận tín hiệu. Khi điều chỉnh chuẩn xác, màn hình hiện thị sẽ miêu ta một sự dịch chuyển
khoảng thời gian được truyền tín hiệu và một dãy chu kỳ truyền phát trong một khoảng thời gian đã biết.
Khi sử dụng chế độ Dryscan, Masterscan D-70 có thể chỉ sử dụng phép đo so sánh, vì một phần chùm tia
không cần thiết phải truyền đi tại một vận tốc biết trước hoặc trong một dải đường thẳng từ bên phát
sang bên thu. Khi kết hợp kiểm tra, xếp lớp hoặc suy giảm vật liệu nhanh chóng, một hoặc cả 2 yếu tố có
thể thay đổi với sự hiện diện hoặc vắng mặt khuyết tật trong vật liệu. Theo cách này D-70 có thể được sử
dụng như một công cụ so sánh để đưa ra những chuẩn đoán nhanh chóng liệu cấu trúc dưới sự kiểm tra
có thay đổi kể từ khi những thông số thiết lập ban đầu của nó được thiết lập.

Hệ thống tiếp âm khô được thiết kế cho việc phân tích so sánh. Nó có thể gây nhầm lẫn nếu cố gắng
thực hiện những phép đo có kết quả hữu hạn khi sử dụng hệ thống này.

Giải thích kết quả


Với đầu dò sử dụng tiếp âm khô, những tín hiệu nhận được có mẫu xung lặp điển hình. Nhóm thứ nhất
của mẫu lặp này thường chứa từ 7 đến 20 chu kỳ. Điều kiện của vật liệu được quyết định dựa trên nền
tảng: sự thay đổi hoặc điểm bắt đầu của nửa chu kỳ đầu tiên của sóng theo cơ sở thời, và hình dạng hiển
thị nhiễu.
Khi thiết lập cho thiết bị, mức độ cho chép chấp thuận từ một khối thử kiểm tra đã biết.
Thông thường, nếu một mẫu thử kiểm tra được coi là tốt, những tùy chọn của Masterscan được điều
chỉnh cho đến khi nhóm tín hiệu thứ nhất đạt tới tỷ lệ đủ với một giá trị dB được chỉ định, mà kiểu lặp lại
trông bình thường, như nhóm đầu tiên bao gồm giữa khoảng 7 và 20 chu kỳ được miêu tả hình bên dưới:

107
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Nếu khi đầu dò được áp dụng để một mẫu thử khác mẫu kiểm tra có tín hiệu xuất hiện như ở mô tả trên
nhưng biên độ thấp hơn, kiểu mẫu đó chỉ ra rằng một sự thay đổi trong cấu trúc vảu vật liệu có thể được
giải thích như một lỗ trống (rỗ hoặc xỉ) nằm trong phạm vi chùm tia là nguyên nhân của một vài chùm
năng lượng được chuyển hướng từ bên nhận như hình thể hiện ở dưới:

Tín hiệu bị mất hoàn toàn có thể được giải thích như một vết nứt hoặc tách lớp chạy trong khoảng phát và
thu của đầu dò do đó ngăn chặn bất kỳ tín hiệu nào phát ra từ bên phát từ một đầu dò khác như hình bên
dưới:

Tín hiệu bắt đầu có thể thay đổi, điều đó được chỉ ra bởi một sự dịch chuyển sang phải của mẫu xung lặp
lại. Điều đó gây ra bởi bước sóng tăng lên trong khoảng phát và thu của đầu dò. Tín hiệu biên độ giảm
thường đi theo trong trường hợp này và nghĩa là bước sóng có sự kéo dài nhờ năng lượng truyền đi xung
quanh một khoảng trống nằm giữa phát và thu của đầu dò.
Cài đặt sử dụng tiếp âm khô
Do những khác biệt giữa xung phản hồi thông thường và những thí nghiệm NDT tiếp âm khô, nó là điều
cần thiết nên thiết bị Masterscan D-70 được cài đặt chuẩn trước để tránh những lỗi nhầm lẫn không đáng
có. Khi sử dụng kỹ thuật tiếp âm khô theo quy trình nên được áp dụng mặc dù những cài đặt bên dưới
được trích dẫn để làm ví dụ chỉ cho mục đích giải thích, điều đó nên được lưu ý là có những cài đặt sẽ làm
tốt điểm bắt đầu cho những quy trình kiểm tra ở bất cứ khi nào sử dụng kiểu truyền qua hoặc vận hành

108
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

chế độ tín hiệu.


- Trong thẻ AMT cài đặt phần Filter (Mhz) chọn Dryscan. Thay đổi khi được chọn như hình bên dưới thể
hiện:

Có tùy chọn mới bây giờ (Tần số kHz) và có chế độ tùy chọn được thay đổi từ TX sang RX.

- Chọn xấp xỉ 250KHz như một điểm bắt đầu.


- Trong thẻ Cal hãy chắc rằng Delay được cài đặt để là 0.00, Range để 100 và VEL là 5930.
- Lựa chọn một là nhựa mềm là mặt giữ đầu đò hay là con lăn đầu dò tùy theo ứng dụng. Cả hai loại đầu
dò trên tích hợp những biến tử có chiều dày danh định với tần số 1.25 MHz. Chúng có thể được sử dụng,
tuy nhiên, tại một tần số cao hơn hoặc thấp hơn khác nó có sự liên quan đến khả năng xuyên qua của chế
độ lan truyền.

Cho thêm thông tin làm sao để sử dụng chức năng Dryscan với thiết bị siêu âm dò khuyết tật.
Vui lòng tham khảo video này trên Youtube: http://www.youtube.com/watch?v=lr3I_Rs2vW0

109
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chapter 8 : Phụ kiện


Pin sạc Lithium-Ion

Cảnh báo khi sử dụng pin


Việc lạm dụng pin có thể dẫn đến những nguy hiểm sau: có khói, cháy, or gây nổ pin.
Lạm dụng quá cũng có thể là nguyên nhân khác khiến cho pin bị tổn thương hoặc làm giảm hiệu suất sử
dụng pin

Chỉ sử dụng và sạc duy nhất bộ sạc chuyên biệt của Sonatest với máy Masterscan D70.
Chỉ có bộ pin của Sonatest là được kiểm tra và được thừa nhận cho việc sử dụng với máy
Masterscan D-70. Sử dụng pin từ nhà cung cấp thứ 3 hoặc hàng giả cũng có thể là nguyên
nhân tạo ra khói, lửa hoặc nguyên nhân gây ra nổ pin.
 KHÔNG ĐƯỢC dùng búa hoặc bất kỳ tác động nào lên pin. Không được sử dụng pin nếu
nó đang chịu một ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc sụt giảm nhanh chóng, hoặc nếu pin đang
bị chịu một áp lực lớn. Những thương tổn của pin có thể không thể quan sát ở bên ngoài vỏ
được. Thậm chí nếu vỏ ngoài của pin không biểu hiện vết nứt hoặc bất kỳ tác động nào
khác, bên trong pin có thể bị vỡ hoặc bắt lửa.
 Không bao giờ sử dụng hoặc tháo hộp pin để bên ngoài môi trường có nhiệt độ trên 600C.
Nhiệt độ cao tác động vào pin, có thể sảy ra do để gần lửa, bếp lò, bên trong xe để ngoài
trời nắng nóng, hoặc bởi việc để pin bị trực tiếp ánh nắng mặt trời chiếu vào cũng có thể là
nguyên nhân khiến cho pin vỡ hoặc bắt. Nhiệt độ quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây
ra giảm hiệu suất sử dụng pin hoặc làm giảm tuổi thọ của chúng.
 Không để pin tiếp xúc dưới trời mưa, tuyết, nước biển, hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác.
Không sạc và sử dụng pin ẩm ướt. Nếu pin bị dính nước, hãy chắc rằng lau sạch nó trước
khi sử dụng. Bản thân pin không có khả năng chống nước.
 Không được đốt pin đã qua sử dụng bởi khí bên trong pin có thể là nguyên nhân gây nổ.
 Không được hàn chân cắm sạc pin, hoặc chỉnh sửa bất kỳ hộp pin. Nó có thể là nguyên
nhân gây nóng cục bộ, và pin có thể vỡ, phát ra khói hoặc xuất hiện lửa
 Chỉ sử dụng pin với thiết bị Masterscan D-70 được chỉ định. Không sử dụng pin với bất kỳ
thiết bị nào khác, hoặc cho bất kỳ mục đích không được chỉ định trong sách chỉ dẫn này.

110
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

 Nếu chất lỏng từ trong pin dính lên mắt của bạn, có thể gây ra mù. Rửa mắt bạn bằng
nước sạch, mà không dụi mắt, và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
 Dừng ngay việc sử dụng pin nếu nó có phát ra mùi hôi khác thường, nhiệt độ tăng lên,
hoặc đổi màu, biến dạng. Nếu có bất kỳ những dấu hiệu trên, liên lạc với nhà đại lý độc
quyền tại Việt Nam.
Nhanh chóng rửa bằng nước sạch những nơi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng chảy ra từ trong
pin.
Không được để pin vào trong lò vi sóng, hộp có ứng suất lớn, hoặc trong nồi áp xuất . Điều
đó là nguyên nhân gây ra sự quá nhiệt, lửa, hoặc làm cho pin nổ.
 Luôn sử dụng pin trong khoảng nhiệt độ chỉ định của thiết bị Masterscan D-70 (-10°C đến
+55°C) và của chính nó(-20°C to +60°C). Sử dụng pin ở ngoài khoảng nhiệt độ chỉ định sẽ
làm giảm hiệu suất sử dụng của pin và tuổi thọ của nó.
Những lưu ý dưới đây chỉ định cho khoảng nhiệt độ của pin có thể vượt quá thiết bị
Masterscan D-70. Trong trường hợp như vậy, thiết bị Masterscan D-70 có thể không làm
việc đúng cách bởi vì vượt qua khoảng nhiệt độ hoạt động.
 Tuổi thọ của pin thấp có thể sảy ra do sạc pin sai cách, xả hết lượng pin, hoặc trong nhiệt
độ môi trường lớn (trên +45°C) trong một khoảng thời gian dài. Nếu pin không sử dụng
trong khoảng thời gian dài, nó phải được tháo ra khỏi thiết bị Masterscan D-70 sau khi sạc
xong. Bạn có thể sử lượng pin cho đến khi chỉ thị vạch pin hiển thị chỉ còn một nửa dung
lượng , và sau đó giữ nó ở nơi khô giáo với khoảng nhiệt độ nằm trong khoảng -20°C to
+25°C. Nếu pin không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì nó phải được sạc
định kỳ 4 tháng một lần; pin hỏng nếu lâu không sử dụng nó và nó sẽ cần được đưa về
Sonatest để sửa. Nếu có một pin dự phòng được sử dụng, cách dễ nhất để duy trì điều kiện
tối ưu là xoay tròn các pin được sạc và được xả với nhau.

Sạc pin
Cảnh báo khi sạc pin
 Chỉ sử dụng duy nhất bộ sạc CH700-P để sạc cho pin. Sử dụng bất kỳ bộ sạc nào khác có
thể là nguyên nhân gây ra khói, lửa, hoặc nguyên nhân làm cho pin nổ.
 Không được sạc pin trong vùng có nhiệt độ cao, cũng như gần lửa, bếp, bên trong xe đóng
kín dưới nắng mặt trời, hoặc mặt trời chiếu thẳng vào. Trong môi trường như vậy, sự an
toàn/bảo vệ mạch điện trong pin sẽ kích hoạt, nguyên nhân làm cho pin dừng sạc
 Không được sạc hoặc để pin được sạc vượt quá mức chỉ thị thời gian. Nếu pin chưa sạc
xong trong thời gian chỉ định, dừng sạc pin và tháo pin từ bộ sạc pin. Tiếp tục sạc pin vượt
quá thời gian giới hạn chỉ định cho phép có thể là nguyên nhân của cháy, quá nhiệt, hoặc
khiến pin bị vỡ.
 Không chèn sạc pin vào trong hộp đựng thiết bị Masterscan D-70 hoặc pin nếu nó bị ướt
hoặc bị ẩm. Điều đó có thể gây ra ăn mòn phần chuyển đổi của sạc pin hoặc tổn thương
đến bộ sạc. Bộ sạc không chống nước.
 Không được sạc pin ở bên ngoài khoảng nhiệt độ chỉ thị (0°C đến
+40°C. Nhà sản xuất khuyến cáo nên sạc pin tại nhiệt độ +200C. Pin có thể nóng lên hoặc vỡ
nếu pin được sạc vượt quá nhiệt độ chỉ thị. Ngoài ra hiệu suất của pin hoặc tuổi thọ của pin
sẽ bị giảm đi.

111
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Khi đã sạc đầy, pin nên được hoạt động tới 16. Khi đó độ sáng là tại mức độ 1 trong thanh
tap VIDEO nằm trong trình đơn UTIL, và có 12½ giờ với độ đèn sáng mức độ 10 (mặc định)
hoặc 9 giờ với mức độ sáng là 20. Pin có thể được sạc trong khi lắp ở trên máy Masterscan
D-70 bằng cách sử dụng kết nối trên bảng điều khiển phía trước. Luân phiên, pin có thể
được sạc riêng biệt bằng cách sử dụng bộ phận kết nối riêng của nó được thể hiện ở phía
trên cho phép vẫn tiếp tục vận hành thiết bị Masterscan D-70 với sử dụng nhiều pin.

Bộ sạc pin
Khi vận chuyển pin chỉ có một phí tượng trưng và phải được sạc đầy trước cho lần sử dụng đầu tiên.
Bộ sạc pin Sonatest CH700-P miêu tả bên dưới mức điện áp cung cấp phù hợp từ 100 đến 240. Đèn LED
trên bộ sạc sáng lên để chỉ ra điện đang vào. Khi pin yếu đèn LED sẽ phát ra màu đỏ. Khi pin gần đầy đèn
LED phát ra màu vàng. Khi pin đã được sạc đầy đèn LED chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu ra của Voltage
từ bộ sạc là 16.4 Volts DC. Đầu ra hiện tại khi đang sạc là một hằng số không đổi 2.0 Amps. Mã số của pin
là Y-04.

CH700 là bộ sạc pin duy nhất. Bất kỳ nỗ lực nào sử dụng để sạc pin cho thiết bị Masterscan D-70 mà
không có pin được trang bị, SẼ gây thương tổn cho bộ sạc pin CH700-P của bạn.

112
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chapter 9 : Products Specifications


(Subject to change without notice)
Tính năng
Chi tiết

Bề ngoài
Kích thước

Trọng lượng

Môi trường
Nhiệt độ hoạt động

Nhiệt độ lưu trữ

Độ ẩm tương đối

Chỉ số IP IP67

113
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

114
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

115
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

116
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chapter 10 : Bảo hành


Bảo Hành/Lỗi sau khi giao hàng: Ngay sau khi nhận được hàng hóa, người mua cần kiểm tra hàng hóa cẩn
thận và kỹ càng. Do quyền lợi từ việc bảo hành, bất kỳ lỗi nào trong sản phẩm nên được phản hồi ngay lập
tức trong email gửi cho Sonatest hoặc nhà phân phối độc quyền SECSLCD tại Việt Nam. Sonatest sẽ sửa
chữa hàng hóa hoặc cung cấp một hàng hóa khác có điều chỉnh giá tương đương theo giá tùy chọn của
Sonatest, những lỗi nào xuất hiện trong lúc sử dụng thiết bị trong 24 tháng sau khi hàng hóa đã được
chuyển và chỉ phát sinh từ lỗi thiết kế, vật liệu hoặc người sử dụng, miễn là hàng hóa được đóng gói cẩn
thận và khách hàng nhanh chóng gửi lại, tiền sửa chữa được miễn phí, Sonatest sẽ kiểm tra lại chúng trừ
khi có lỗi nào khác sảy ra.
Hàng hóa cần được bảo hiểm trong khi vận truyển từ chỗ khách hàng và phải kèm theo một văn bản nêu
chi tiết bản chất chính xác lỗi và điều kiện môi trường hoạt động mà lỗi đã sảy ra. Hàng được sửa chữa sẽ
được hoàn trả một cách miễn phí từ Sonatest.
Như điều khoản được nhắc đến ở trên, Sonatest sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về lỗi của
hàng hóa được giao hoặc bất kỳ thương tổn hoặc mất mát phát sinh từ lỗi và trách nhiệm của chúng tôi
dưới điều khoản này sẽ thay cho bất kỳ bảo hành nào hoặc điều kiện được bao hàm bởi luật như về chất
lượng, năng lực hoặc khả năng bán hàng cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của hàng hóa đó.
Bạn được nhắc rằng tất cả bảo hành như khả năng bán hàng và năng lực cho mục đích được loại trừ từ
hợp đồng mà theo đó sản phẩm và sách hướng dẫn này được cung cấp cho bạn. Nghĩa vụ duy nhất của
người bán hàng về riêng mặt này là thay thế số lượng sản phẩm mà được chứng minh là lỗi. Không phải
người bạn cũng như nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm nào trong trong hợp đồng hoặc trong việc sai sót
trực tiếp hay gián tiếp ( cho dù mất lợi nhuận hay cách khác), chi phí hay các khiếu nại khác hoặc bồi
thường gián tiếp ( và dù nguyên nhân do sơ suất từ phía công ty, nhân viên, nhà phân phối hoặc phương
diện khác).

117
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chapter 11 : Giải đáp và hỗ trợ


Q1 – Thiết bị Masterscan của tôi không bật khi bấm nút [Power]?
 Hãy chắc rằng pin đã được sạc đầy và được kết nối với Masterscan.
 Nếu pin bị kênh hoặc không sạc đầy do kết nối với bộ sạc đến thiết bị.
 Tháo pin và lắp lại sau đó thử bật và tắt lần nữa.
 Nếu đã thử những cách trên vẫn không thể được, hay gửi lại hãng để sửa chữa.

Q2 – Khi thiết bị tắt, đèn LED trên bộ sạc màu đỏ/màu hổ phách. Nó có nghĩa là gì?

Pin đang được sạc

Q2 – Tuổi thọ pin của tôi rất ngắn mặc dù sạc cho nó 3-4 giờ?
 Khi bạn nhận pin cho lần sử dụng đầu tiên, nó được khuyên cáo nên sạc đầy và xả hết.
 Thử áp dụng sạc pin với bộ sạc khác CH700-P
 Nếu bạn không có bộ sạc dự phòng, thử với pin khác. Nếu tuổi thọ pin đó dài, pin kia của
bạn bị hỏng.

Q3 – Tại sao pin của tôi sẽ không kéo dài chỉ sau một ít tháng sử dụng?
 Ngoài những lý do hiển nhiên (nó cũ quá hoặc bị ngược đãi), lý do khác có thể là do cách
bạn bạn sạc pin cho nó.
 Nếu pin của bạn không thể sạc đầy sau khi đã xả pin, nó sẽ trở thành “chưa được hiệu
chỉnh”. Ngăn chặn điều đó hãy đảm bảo mỗi tháng một lần pin được sạc hoặc bạn nên sạc
đầy và sau đó xả hết ra.

Q4 – Nút xoay cảm ứng không hoạt động chính xác?


 Trong thiết bị Masterscan phím xoay cảm ứng không thể cài đặt. Nếu phím [OK] vẫn hoạt
động, thử khởi động lại thiết.
 Nếu sau khi tắt thiết bị và bật lại, phím xoay vẫn không làm việc, hãy liên lạc tới nhà phân
phối SECSLCD hoặc Sonatest.

Q5 – Có cảnh báo hoặc thông báo lỗi hiển thị màn hình?
Một vài thông báo cảnh báo và lỗi là kết quả của vận hành sai cách thức hoặc cố gắng sử
dụng khoảng giới hạn và tính năng vượt quá thiết bị cài đặt. Nếu không phải những trường
hợp trên thử reset lại thiết bị.

118
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Q6 –Bộ nhớ không lưu hoặc gọi ra dữ liệu?


 Sử dụng trình đơn CLOCK để kiểm tra thời gian thiết lập. Nếu nó không đúng sau đó thiết
lập lại thời gian và ngày.
 Nếu thời gian và ngày không giữ khi thiết bị chuyển đổi tắt hoặc bạn nhận thông báo dữ
liệu lỗi thử khôi phục lại phần mặc định của nhà sản xuất.
 Nếu mặc định của nhà sản xuất không làm việc, gửi thiết bị lại để sửa chữa.

Q7 – Tôi bị đóng băng vĩnh viễn hoặc dài hạn (không có phản hồi)?

 Thử reset lại mặc định.


 Nếu mặc định của nhà sản xuất không hoạt động, gửi lại thiết bị để sửa chữa.

Q8 – Tôi nhận mức độ tín hiệu thấp hoặc không có tín hiệu với A-scan?
 Thử dây cáp và đầu dò khác.
 Xem để ở chế độ đơn/kép có đúng không?
 Đầu dò có được kết nối tới TX?
 Thử reset lại máy.
 Nếu mặc định của máy không hoạt động, gửi lại thiết bị để sửa chữa.

Q9 – Lỗi màn hình hiển thị, không có gì, mờ nhạt, chậm?


 Thử reset lại máy.
 Kết nối dòng thiết bị với PC và cài lại Chương trình của máy bằng cách sử dụng phần mềm
UTILITY.
 Nếu mặc định của nhà sản xuất và chương trình được cài lại không hoạt động, gửi thiết bị
lại để sản xuất.

Q10 – Tôi cần sự hỗ trợ nhiều hơn ở đâu và tôi có thể liên hệ với bạn như thế nào?
 Vui lòng liên hệ tới nhà phân phối chính thức của chúng tôi SECSLCD để hộ trợ thêm
 Thêm nữa bạn có thể vào website của nhà phân phối chúng tôi tại Việt Nam:
www.Haicaondt.com.vn hoặc website của hãng:www.Sonatest.com
 Hoặc có thể liện hệ qua email: secs.lcd@gmail.com
 Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, vui lòng xem trang liên hệ chi tiết

119
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 12: Bảo dưỡng thiết bị


Vỏ thiết bị
 Không đặt thiết bị Masterscan gần nguồn gây nhiễu điện từ, điều đó có thể làm gián đoạn
khâu chuyển đổi dữ liệu.
 Nếu bạn đứng trên tấm thảm khi làm việc, cẩn thận về những vấn đề về điện giật.
 Thường xuyên lau chùi thiết bị Masterscan và loại sạch dầu, vết bẩn, chất tiếp âm mà
không làm ảnh hưởng đến thiết bị. Không sử dụng đồ gây mài mòn hoặc hóa chất để làm
sạch vì nó sẽ gây tác động xấu đến bề mặt thiết bị.
 Bảo vệ thiết bị khỏi những ảnh hưởng điều kiện thời tiết xấu.

Màn hình
 Không sử dụng chất liệu vải thô hoặc nhám để lau màn hình, có thể dùng bằng vải mềm
sạch.
 Không sử dụng vật nhọn (bút, bút chì) để tác động lên màn hình hiển thị.
 Không được lưu kho hoặc để thiết bị ở nơi màn hình sẽ bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào
trong một khoảng thời gian dài.

Vận chuyển
 Hãy chắc rằng thiết bị không phải chịu sốc quá nhiều hoặc va đập trong quá trình vận
chuyển.
 Nếu bạn ra ngoài với thiết bị, chắc rằng pin được sạc đầy đủ hoặc mang bộ sạc cầm tay
tiện dụng, Như một số kiểm xoát viên ở sân bay có thể nói bạn để pin ra trước mặt họ.
 Không vận chuyển với một đầu dò hay bất kỳ thiết bị ngoại vi được kết nối với nó.
 Hãy chắc rằng thiết bị tương tích với nguồn điện ở nơi bạn di chuyển đến.

120
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Chương 13: Chỉ mục

A Convex · 24
Corrosion · 51
A-CAL Menu · 21
Couplant · 4, 98
Adjustment · 89
Coupling · 4, 25, 26, 27, 28, 58, 60, 70, 80, 81, 85, 98,
AGC · 19, 39 104, 105
AGC (Automatic Gain Control) · 2, 39 Crack Diffraction · 11
A-Log · 19, 32, 33, 37, 44, 45, 56, 67, 68, 69; A-Scan Critical Operating Factors · 3
Storage · 3, 49, 71; Memory Menu · 2, 32 CSC (Curved Surface Correction) · 19
American Welding Society · 30, 91
Cursor · 25, 26, 28, 30, 31, 38, 45, 58, 80, 91, 104
Amplifier · 20, 26, 47, 52
Curve · 25, 26, 27, 28, 58, 59, 60, 80, 81, 82, 83, 88, 89,
Amplifier Menu · 2, 20
90, 104, 105
angle · 16, 23, 24, 46, 49, 63, 64, 70, 71, 82, 84, 86
Angle · 11, 90
API · 22, 29, 90, 91, 94, 95, 96; Menu · 2
A-Scan · 16, 32, 49, 57, 67, 68, 69, 71, 102 D
Attenuation · 25, 27, 30, 36, 38, 46, 51, 56, 58, 80, 82,
DAC · 19, 22, 25, 27, 58, 59, 60, 63, 82, 104, 105
85, 92, 103, 104
dB · 3, 25, 26, 27, 28, 30, 60, 63, 83, 85, 86, 90, 92, 98
AVG · 22, 27, 82, 84, 89, 90
Default · 15, 25, 26, 30, 39, 65, 112
AWS · 22, 30, 31, 91, 92, 93
Delay · 3, 20, 27, 51, 52, 53, 56, 84, 99, 100
AWS Menu · 2
Delete a panel set: · 43
Delete a Stored A-Scan · 69
Depth Distance · 23, 63, 91
B Depth of Flaw · 11
Backwall · 2, 38, 47, 65, 86, 99, 102, 103 Detect · 90
Battery · 15, 38, 111, 112, 113 DGS · 27, 28, 63, 82, 83, 84, 85, 86, 88, 89, 90
Battery Charging · 4, 112 DGS/AVG · 2, 3, 27, 28, 63, 82, 83, 84, 85, 86, 88, 89, 90
BEA(Backwall Echo Attenuator) · 3, 36, 38, 102 Diffraction · 70
Beam · 3, 11, 16, 23, 24, 46, 49, 51, 58, 63, 64, 70, 71, Disclaimer of Liability · 4
80, 83, 91, 99, 104 Disclaimers and Notices · 2
Beam Path Distance · 23, 63 Discontinuity · 3, 47, 63, 64, 67, 70
Block · 3, 27, 46, 47, 50, 51, 52, 54, 64, 82, 85, 86, 102 Dual Element · 51, 52, 82
Dual Probe · 90
Dynamic · 58, 71, 81, 100, 104

C
CAL · 19, 20, 21, 47, 48, 50, 52, 54, 55, 56, 64, 90, 91, 94;
Menu · 2 E
Calibration · 3, 4, 15, 20, 21, 29, 32, 41, 44, 45, 46, 47, Echo Dynamic · 16, 70, 71, 95
48, 50, 51, 52, 54, 55, 56, 58, 64, 65, 67, 80, 85, 86, Edit Notes · 45; Summary · 45
88, 95, 104 Effects of Temperature on Calibration · 4
Calibration Menu · 2 Electromagnetic Compatibility · 5
Centre Frequency · 20 Envelope · 16, 36, 70, 71, 95
Certification · 2
Charge · 111, 112, 113, 117
Charger · 112, 113
Click · 37
F
Clock · 37, 40 Factory Default · 15
CLOCK Menu · 2, 40 Far Field · 83
Composite Video · 78
Concave · 24
Connector · 78, 112
Contact · 6, 11, 46, 47, 51, 98, 112
Contour · 90
Controls · 38

121
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

Far Surface · 46 64, 80, 91, 94, 95, 104


Flank · 53, 65, 66, 100 MEAS Menu · 2, 22
Flaw Detection · 3, 11 Measurement · 11, 22, 23, 28, 31, 36, 39, 48, 53, 63, 65,
Flaw Detection Calibration · 3 66, 82, 88, 89, 90, 92, 95, 96
Flaw Detector · 2, 3, 11, 78, 98, 99 Measurement Menu · 2, 22, 24
Flaw Testing Calibration · 3, 20 Memory · 2, 15, 32, 33, 41, 67, 68, 69
Focus · 82 Menu Tree · 19
Freeze · 16, 22, 67, 71, 96, 101 Metric · 15
Frequency · 3, 83, 84 Microseconds · 20
Front Panel Controls · 13 MISC · 37
Front Surface · 4, 46 MISC Menu · 2, 37
full screen · 20, 21, 29, 38, 39, 63, 91, 92, 93, 94, 96 Mode · 2, 11, 16, 20, 22, 23, 27, 28, 29, 34, 36, 38, 39,
Function · 11, 15, 17, 22, 23, 24, 25, 58, 80, 82, 89, 92, 50, 52, 53, 54, 58, 59, 63, 64, 65, 66, 68, 70, 71, 80,
104 81, 90, 91, 92, 93, 95, 96, 100, 104
Functional Testing Methods · 11 Mode Conversion · 2
Multiple Echo · 53

G
Gain · 16, 26, 37, 38, 39, 47, 52, 80, 82, 83, 86, 88, 89, N
90, 92, 93, 102, 103 Near Field · 3, 27, 82, 83
Gate · 16, 21, 22, 23, 25, 29, 37, 39, 47, 48, 49, 52, 53, Notes · 44, 45, 57, 68
55, 56, 58, 60, 65, 66, 88, 89, 90, 92, 94, 98, 99, 100,
101, 104
Gate 1 · 19, 21, 47, 48, 49, 50, 52, 54, 55, 94 O
Gate 2 · 2, 19, 21
O/P · 19
Gates · 22, 23, 66
Operator Training · 2
Ghosting · 20
Orientation · 3, 46

H
P
Hardcopy · 67
Panel · 11, 13, 15, 17, 19, 32, 41, 44, 45, 56, 57, 79, 112
Help · 44
Parameter · 12, 16, 17, 39, 47, 50, 52, 53, 55, 58, 59, 60,
HUD · 37, 50, 52, 54, 92, 93, 96
64, 65, 71, 79, 80, 81, 84, 87, 88, 91, 94, 95, 103, 104
Pipe · 29, 94
Planar · 46
I Point · 23, 24, 25, 26, 51, 53, 56, 58, 63, 64, 65, 80, 104
IFT (Interface Trigger) · 21, 100, 101 PRF · 50, 54
Immersion · 11, 98 PRINT Menu · 2
Immersion Testing · 3, 98 Printing · 4, 49, 67
Included Angle · 51 Probe · 2, 24, 27, 37, 63, 82, 83, 84, 85, 86, 88, 90, 91,
92, 98, 99, 100, 101
PROBE Menu · 24
L Probe Zero · 27, 82, 86, 90
Problems associated with immersion testing · 98
Level · 20, 21, 22, 25, 29, 30, 34, 38, 39, 65, 66, 88, 91,
Pulse · 2, 11, 20, 21, 29
92, 112, 113
Lithium-Ion Battery Pack · 111 Pulse Repetition Frequency · 20
Location · 33, 34, 41, 63, 67, 68 Pulse-Echo · 11
Longitudinal · 51, 98

Q
M Qualification · 2
Main Menu · 19
Main Menu Selection · 19
MEAS · 19, 22, 24, 39, 47, 48, 50, 52, 53, 54, 55, 58, 59,

122
Hướng dẫn sử dụng Masterscan D-70

R Time-of-Flight · 55
Range · 3, 4, 20, 21, 29, 39, 47, 50, 51, 52, 54, 55, 56, 58, T-Log: Menu Numeric Mode · 33; Menu Sequential
64, 69, 80, 81, 82, 84, 89, 90, 104, 112 Mode · 33
Recall · 15, 17, 32, 34, 41, 43, 44, 67, 68, 69 Training · 2
Recall a panel set: · 3, 43 Transducer Condition · 4
Recall an A-Scan · 3, 68 Transmit-Receive · 11
Recall an A-Scan as a Reference Waveform: · 3, 69 Transmitter · 2, 20
Recall Key · 15, 68, 69 Trigger · 2, 16, 21, 60, 65, 98, 100, 101
REF · 3, 16, 19, 26, 28, 33, 38, 69, 85, 86, 87, 89, 90, 91 TX · 19, 20, 50, 52, 54
REF, Reference Waveform Comparisons · 3
REF/GAIN · 19, 90
Reference · 3, 21, 25, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 46, 47,
51, 55, 56, 58, 60, 67, 69, 71, 80, 81, 82, 85, 86, 87, U
88, 90, 91, 92, 93, 94, 104, 105 Ultrasonic · 2, 3, 4, 6, 11, 29, 51, 55, 56, 64, 82, 94, 98
Reference Block · 3, 46, 51, 58, 60, 67, 80, 81, 82, 85, 86, Ultrasonic Testing · 2, 3, 4, 11, 55
88, 104, 105 USB · 78
Reject · 20, 52 Use of Couplant · 4
Reset · 15, 22 User Keys · 17
Resolution · 46, 47 Using the Optional Keyboard · 15
UTIL · 19, 20, 36, 47, 54, 79, 102, 112

S
Scroll-Wheel · 55, 58, 68, 69, 80, 104 V
Sensitivity · 28, 46, 47, 50, 82, 83, 84, 88, 90
Valid · 67, 82, 96
Shear · 11
Velocity · 2, 3, 20, 27, 36, 48, 50, 51, 54, 55, 56, 64, 83,
Shear Wave · 11
84, 86
Single Probe · 90
Velocity of Sound · 2, 20, 48, 55, 56, 64
Size · 3, 28, 46, 57, 58, 80, 82, 83, 87, 90, 98, 103, 104
Video · 19, 38, 112
Skips · 24, 63
Sound Field · 27, 83, 86 VIDEO Menu · 2, 38
Sound Velocity · 3, 4, 11, 21, 46, 51
Specifications · 2
Start · 15, 21, 22, 23, 29, 53, 55, 65
W
State · 21
Warranty · 117
Storage · 41
Water Path · 99, 100
Storage & Recall of Calibration Setups · 3, 15, 32, 41
Wave · 2, 11, 20, 37, 84, 94
Store · 41, 45, 57, 67, 68, 69
Wavelength · 20, 46, 51, 83, 84, 86
Store a panel set · 3
Wedge · 84, 86
Store An A-Scan · 3, 67
Weld · 23, 30, 46, 49, 70, 91
Surface · 2, 3, 11, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 39, 46, 47, 51,
60, 63, 70, 82, 85, 86, 91, 98, 99, 100, 111 Weld Inspection · 3, 23, 30, 46, 49, 70
Surface Wave · 11, 46 Weld Inspection Using the AWS Menu · 1, 3, 30
Weld Inspection Using Trigonometry Mode · 46, 49, 91
Width · 2, 20, 21, 23, 25, 26, 28, 30, 38, 55, 65, 70, 83,
100
T
TCG · 22, 26, 27, 56, 58, 80, 81, 82, 104
Temperature · 4, 111, 112
Temperature Variations · 4 Z
Test Blocks · 3, 4, 51, 55, 91 Zero · 3, 20, 21, 51, 55, 56, 64, 84, 87, 90
Testing Limitations · 3
Theory · 83
Thickness Gauge · 2, 11
Thickness Gauging · 53
Threshold · 21, 22, 25, 29, 56, 58, 104
Time Corrected Gain · 2, 56, 58, 80, 104
Time of Flight · 3, 11, 94

123

You might also like