You are on page 1of 7

Họ và tên : Nguyễn Thị Minh Phương

Mã sinh viên: 2301060054

BÀI THU HOẠCH


TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN
KHOÁ 2023-2027

Câu 1:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN

I. Nhiệm vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của Trường Đại học Hà Nội .

2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Trường
Đại học Hà Nội; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo
đức, lối sống.

3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của Trường Đại
học Hà Nội; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện
tốt nếp sống văn hóa.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy
truyền thống của Trường Đại học Hà Nội .

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe
định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng
đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Trường Đại học Hà Nội.

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi
được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ
theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi
phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9. Tham gia phòng, chống các hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và
các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời phát hiện và báo cáo với khoa, phòng chức
năng, Hiệu trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu
cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội
quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong Trường Đại học Hà Nội .

10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống
tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

11. Thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú với công an phường theo
quy định hiện hành của Chính phủ khi có sự thay đổi về nơi cư trú theo quy định về
công tác sinh viên ngoại trú và báo cáo với Trường Đại học Hà Nội về địa chỉ cư trú
mới. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương.

12. Xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy thương hiệu của Trường Đại học Hà
Nội.

13. Có trách nhiệm khai báo đầy đủ thông tin liên quan đến cá nhân khi vào nhập
học tại Trường Đại học Hà Nội , cập nhật dữ liệu khi có những thay đổi trong quá trình
học tập bằng các hình thức theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của
Trường Đại học Hà Nội.

II. Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký xét tuyển nếu đủ các điều kiện
trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Hà Nội.

2. Được phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật c ủa Nhà
nước.

3. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc
học tập, rèn luyện theo quy định của Trường Đại học Hà Nội; được phổ biến nội quy,
quy chế về đào tạo, quy chế về công tác sinh viên, rèn luyện và các chế độ, chính sách
của Nhà nước và Trường Đại học Hà Nội có liên quan đến sinh viên.

4. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt
động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học,
thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở
nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành

e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các
hoạt động xã hội có liên quan theo quy định của pháp luật và của Trường Đại học Hà
Nội; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào
tạo của Trường Đại học Hà Nội

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội h iện có của Trường Đại học Hà Nội (bao
gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý , hỗ trợ
sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,...)

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai
chương trình, chuyển trường theo quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định

5. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học
tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện
hành; được miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí,
tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

6. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giá o dục và các điều
kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của
mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Trường Đại học Hà Nội
đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan
đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

7. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ký túc xá theo quy
định.

8. Được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và cung cấp thông
tin về thị trường lao động .

9. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp,
bảng điểm học tập, kết quả rèn luyện và các giấy tờ liên quan

III. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân
viên, người học của Trường Đại học Hà Nội và người khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học;


4. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng
vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn
phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ
chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong Trường Đại
học Hà Nội và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

5. Tổ chức hoặc tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong trường
hoặc nơi công cộng; vi phạm những nội quy, quy định của Trường Đại học Hà Nội và các hành
vi vi phạm pháp luật khác.

Câu 2:
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học

1. Giáo viên
Một thay đổi nữa khi bước vào đại học đó là cách thức làm việc của giáo viên. Giáo viên phổ
thông có phần gần gũi với học sinh hơn. Đặc biệt, trong mỗi lớp học phổ thông đều có một giáo
viên chủ nhiệm (GVCN). GVCN có nhiệm vụ nắm bắt tình hình học tập của cả lớp trong suốt
cấp học, và có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh, hiểu rõ tính cách, sức học, cũng như hoàn
cảnh của từng học sinh. Chính vì vậy, con ít nhiều cảm thấy có sự kết nối với giáo viên, và có thể
trò chuyện với giáo viên bất cứ khi nào có thắc mắc hay tâm sự. Lên đại học, do sự chủ động của
sinh viên được đề cao, dẫn đến khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên cũng bị nới ra khá
nhiều. Giảng viên ngoài việc dạy trên lớp còn phải tham gia nghiên cứu và làm việc thực tiễn,
chính vì thế họ thường không có nhiều thời gian cho sinh viên. Nếu muốn tiếp xúc với giảng
viên, con phải chủ động hẹn gặp họ trước vào những ngày họ có tiết dạy ở trường. Nếu họ không
có tiết dạy vào hôm đó, con chỉ có thể trao đổi qua email hoặc điện thoại.

Tuy nhiên, nếu chủ động tiếp xúc nhiều với giảng viên thông qua việc trao đổi về bài tập, tham
gia đặt câu hỏi và tranh luận trên lớp, các sinh viên sẽ nhận được những bài học quý giá không
chỉ về kiến thức mà còn về việc xây dựng các mối quan hệ và nghề nghiệp tương lai. Rất nhiều
sinh viên đã nhận được những lời khuyên quý giá về sự nghiệp từ chính những giảng viên bộ
môn của mình. Và bản thân các giảng viên đều rất nhiệt tình giúp đỡ khi thấy các sinh viên của
mình hứng thú với học tập và các công việc liên quan. Nhiều giảng viên và sinh viên đã trở thành
đồng nghiệp, hay thậm chí là những người bạn tốt sau này.

2. Khối lượng học tập


So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên mộtcách đáng kể. Một
ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dàitrong một năm, vì thế khối lượng
kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễdàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ
kéo dài khoảng 8 đến 18buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng
kiến thứcsẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủđộng
tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệtvề khối lượng kiến
thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đadạng kiến thức. Tiếp đến là các
nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạtđộng chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi
kiến tập, thực tập,...Đây là cơhội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên.. Ở đây là sự khác
nhau về bảnchất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổitừ
phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất.Chính vì vậy mà
người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phùhợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp
với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đạihọc. Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy
vọng đạt được những thànhtích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.

 Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến rabằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoàiđiều đó. Để có một
tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng cáctín chỉ của các môn học. Như
vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượngmà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là
bước nhảy và điểm số xác định quá trình tíchlũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về
chất hay chưa. Do đó, trong hoạtđộng nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng
bước tích lũy về lượng ( trithức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật.
Cần học tập đều đặnhạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp
rút mỗi khisắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình
họctập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thựctiễn
hàng ngày.Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu nhữngkiến
thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường đểlàm việc ngay
được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảmbảo để ta làm việc.
Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyệnchăm chỉ để tích lũy kiến thức,
tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lầnđi thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại
học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyênmôn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói
cách khác chất đã thay đổi vàbiến đổi sang chất mới.

 Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc,trung thực.

Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sựtích
lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánhđổi bằng sức
lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nàokhác. Để làm rõ ý kiến trên,
chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngônsau: “ Một người nọ tìm thấy cái kén
của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kénnày bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò
ra. Quan sát một hồi lâu, anhthấy con sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗ hổng mà
không được. Độnglòng thương, anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta
vượt rangoài đễ dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánhthì
nhỏ lại. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không?Mong rằng đôi
cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi. Than ôi! Vô ích!Con bướm đã trọn đời tàn
tật, lê lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”.Người nọ vì lòng thương mà hấp
tấp làm hỏng cuộc đời của con bướm. anhkhông biết luật của tạo hóa bắt buộc con sâu
bướm phải tự phấn đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó,
huyết mạch sẽ được luânlưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi cái
kén, bướm ta mớicó đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.
Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi,nếu có sinh
viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bénhỏ tội nghiệp kia.
Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chấtthì vẫn chưa có được biến đổi
nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn,khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu
được, không đáp ứng được yêu cầucông việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo
cách của anh chàng trongcâu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.

 Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóngvội đốt cháy giai
đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tảkhuynh,
tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy .Sinh viên khi học
đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thểhọc tiếp những kiến thức sâu
hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khólà phương pháp học tập mang tính khoa
học mà chúng ta đều biết nhưng trongthực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Nhiều sinh viên trong quátrình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn
đến sự chậm chễtrong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập
trung cao độvào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải
họcmới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảolượng
kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức họcngay từ đầu ,
nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn ngườikhác, chưa học cơ bản đã
đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy” Nhưvậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày
càng nhiều và đạt được kết quả cao, thìmỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ
thấp đến cao, từ dễ đến khó đểcó sự biến đổi về chất.

 Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãnvới
những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sốngkhông có lý
tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rènluyện và phấn đấu học
tập để có trình độ tri thức cao nhất.
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sựvật. Sự
tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quymô, trình độ, nhịp
điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viênchúng ta được tiếp cận những
tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinhviên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi
thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng),trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn
hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội,tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quảtốt của các kỳ thi
đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho tasang một giai đoạn mới đòi
hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiếnthức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh
viên cần phải không ngừng học tập phấnđấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao
hơn. Nó giúp chúng ta tránhđược tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.*Rèn
luyện ý thức học tập của sinh viên
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tínhcách,
gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng-
chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng tađang có được hình thành từ
sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lạitrong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư
như thế đến lượt nó lại quyết định đếntính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con
người phụ thuộc vào tính cáchcủa họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói
quen (chất), sinhviên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá
trình họctập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong
cuộcsống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày đểhình
thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thờigian, làm việc
nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ gópphần hình thành nên
tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũngnhư trong cuộc sống.

 Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽgóp phần
tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp cónhiều cá nhân có ý
thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thànhtích cao. Một lớp đoàn kết nếu
các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực củamỗi
sinh viên.

You might also like