NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

You might also like

You are on page 1of 114

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


-------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023

QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM


QUA HỘI THAO QUÂN SỰ QUỐC TẾ ARMY GAMES
TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Quang Tùng

Nhóm thực hiện đề tài: Lê Trần Hương Giang (Chủ nhiệm)


Hoàng Hồng Điệp
Lê Thị Mỹ Hạnh
Phùng Thị Mỹ Linh
Bùi Thanh Phương

HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu khoa học “Quảng bá hình
ảnh Việt Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES từ năm 2020
đến nay” do chính nhóm nghiên cứu viết và biên tập. Kết quả nghiên cứu của
đề tài khoa học chưa được công bố trong các công trình khác.
Nhóm chúng tôi xin cam đoan sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
khoa Quan hệ Quốc tế và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nếu có bất kỳ
vấn đề gì xảy ra.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023


Chủ nhiệm đề tài

Lê Trần Hương Giang


LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Khoa Quan hệ quốc tế -
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho nhóm thực hiện
nghiên cứu khoa học này. Nhóm xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Quan hệ quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành công
trình.
Dù nhóm đã cố gắng hoàn thiện với tất cả sự nỗ lực và cố gắng
nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự
góp ý, đánh giá từ các thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa
Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023


Chủ nhiệm đề tài

Lê Trần Hương Giang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH
VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ........QUỐC TẾ ARMY GAMES TỪ
NĂM 2020 ĐẾN NAY
10
1.1. Một số lý luận về quảng bá hình ảnh quốc gia 10
1.2. Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam 18
1.3. Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES 21
1.4. Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES: 24
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA HỘI
THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY 27
2.1. Những yếu tố đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự
kiện quốc tế 27
2.2. Khảo sát mức độ phổ biến và hiệu quả của Army Games trong việc quảng
bá hình ảnh Việt Nam 28
2.2.1. Mức độ phổ biến của Army Games: 27
2.2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army
Games 34
2.3. Phân tích màn thể hiện của Việt Nam tại Army Games từ năm 2020 đến
nay 42
2.4. Tác động của việc tham gia Army Games tới hình ảnh Việt Nam trên đấu
trường quốc tế 49
2.4.1. Tăng cường nhận diện và quảng bá văn hoá 48
2.4.2. Tạo ảnh hưởng tích cực đến hợp tác quốc tế 59
Tiểu kết chương 2 64
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA SỰ KIỆN
QUÂN SỰ NÓI CHUNG VÀ ARMY GAMES NÓI RIÊNG
65
3.1. Cơ hội mới mở ra cho Việt Nam qua việc tham gia Army Games 64
3.1.1. Tạo đà cho ngành du lịch và kinh tế 64
3.1.2. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng 65
3.1.3. Tăng cường thể hiện trách nhiệm hợp tác quốc tế 66
3.1.4. Bàn đạp mở ra cơ hội dài hạn, tiếp tục chinh chiến các đấu trường quốc tế
khác 68
3.2. Những thách thức trong hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army
Games nói riêng, sự kiện thể thao quân sự nói chung 69
3.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia qua cuộc thi thể
thao quân sự quốc tế 78
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 95
Phụ lục 1. Danh mục biểu đồ 95
Phụ lục 2. Phỏng vấn nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại Hội thao Army
Games 97
Phụ lục 3. Phiếu khảo sát mức độ phổ biến của Hội thao Quân sự Quốc tế
Army Games đối với công chúng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. 102
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa
phương. Việt Nam luôn tự hào với bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang, được bạn
bè quốc tế là một dân tộc anh hùng từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng
lòa, mưu trí, sáng tạo, bất khuất và hình ảnh ấy trong giai đoạn hiện nay là
một đất nước ổn định, an toàn, năng động, phát triển với sự tăng trưởng vượt
bậc. Điều này đã khẳng định trong “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại
giai đoạn 2011 – 2020” được Bộ Chính trị thông qua Kết luận số 16 –
KL/TW ngày 14/2/2012 khẳng định tầm quan trọng trong công tác quảng bá
hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam.

Những năm trở lại đây, dấu ấn tích cực của Việt Nam trên hành trình
đối mới và hội nhập quốc tế ngày càng rõ nét khi chủ động cùng các quốc gia
khác trình diễn vẻ đẹp, sức mạnh của mình trên các sân chơi tầm cỡ thế giới.
Nổi bật phải nhắc đến Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games do Bộ Quốc
phòng Liên bang Nga chủ trì, được xây dựng như biểu tượng của tinh thần
hòa bình, hữu nghị. Sân chơi này tạo cơ hội để quân đội các nước có thể thỏa
sức thể hiện năng lực tác chiến và khả năng vận hành khí tài cũng như học
hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Army Games đang dần trở thành công cụ
quảng bá hình ảnh quốc gia hữu hiệu đối với các nước trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng, không những nâng cao vị thế quân đội đất nước mà
còn lan tỏa bản sắc dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho giới trẻ.

Để vị thế Việt Nam tiếp tục tăng cao trên trường quốc tế, hoạt động
quảng bá hình ảnh đất nước phải là quá trình phát triển không ngừng, ngay cả
khi gặp phải những vấn đề khủng hoảng toàn cầu như đại dịch. Đây vừa là cơ
hội, vừa là thách thức cho Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc
gia, một quốc gia đoàn kết, vững mạnh kiên cường, có thể sánh vai với các
1
cường quốc năm châu. Nắm vững tinh thần đó, đất nước ta vẫn tiếp tục chinh
chiến trên mặt trận Hội thao Army Games giai đoạn 2020 - 2022 làm rạng
danh Tổ quốc.

Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài “Quảng bá
hình ảnh Việt Nam qua Hội thao quân sự quốc tế Army Games từ năm
2020 đến nay” được triển khai nhằm bước đầu tìm hiểu hoạt động hội thao
quân sự thường niên và những thành tựu, hạn chế đối với việc quảng bá hình
ảnh đất nước. Trên cơ sở đó, đóng góp thêm những kinh nghiệm để đưa ra
một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hình ảnh quốc gia.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận
thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất
nước, đặc biệt trải qua giai đoạn dịch bệnh COVID-19 khiến mọi hoạt động
đã hoàn toàn bị ngưng trệ. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về xây dựng và
quảng bá hình ảnh đất nước không chỉ được đặc biệt nhấn mạnh vào giai đoạn
này mà đây luôn là hoạt động đã và đang được rất nhiều học giả đưa ra
nghiên cứu và bàn luận. Cụ thể có thể kể đến các tác phẩm, công trình tiêu
biểu như:

2.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài :
To develop country image and nation brand strategy to attract foreign
direct investment (FDI): An example from central asia: Kyrgyzstan, (2002)
(Phát triển chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu đất nước để thu hút
vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Trường hợp Trung Á: Cưrơgưxtan của tác giả
Tunca và Elif Asude. Công trình nghiên cứu tập trung vào quảng bá hình ảnh
đất nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại Cưrơgưxtan. Nghiên cứu đã đi
sâu phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, bên cạnh những cơ hội, thách thức
trong vấn đề thu hút vốn ở Cưrơgưxtan và từ đó đưa ra các biện pháp để nâng

2
cao hình ảnh đất nước ở Cưrơgưxtan nói riêng và các đất nước khác nói
chung.
The Marketing of nations: A strategic approach to building national
wealth, (1997) (Tiếp thị đất nước: Một cách tiếp cận chiến lược để xây dựng
thịnh vượng đất nước) của đồng tác giả Philip Kotler, Somkid Jatusripitak và
Suvit Masesincee. Cuốn sách giúp cho các nhà quản lý, các chiến lược gia,
các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách từng bước đưa ra cách thức
xây dựng hình ảnh đất nước để phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh
tế toàn cầu. Với nhiều ví dụ ở nhiều nước phát triển và cả đang phát triển, các
tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng hợp toàn diện về cả chiều sâu và chiều rộng về
các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển,
nhất mạnh là kinh tế ở tất cả các đất nước.

Ngoài ra còn một số tài liệu tiêu biểu khác của các tác giả nước ngoài
như Marketing a country: Promotion as tool for attracting foreign
investment, (2001), (Tiếp thị một đất nước: Khi quảng bá là một công cụ thu
hút đầu tư nước ngoài) của tác giả Louis T.Wel và Alvin G.Wint, hay cuốn
sách How brands become icons (Hành trình biến thương hiệu thành biểu
tượng), tác giả Douglas B. Holt,....

2.2. Các công trình của các học giả trong nước:
Bên cạnh những tài liệu nước ngoài, vấn đề quảng bá hình ảnh đất
nước cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đặt ra bàn luận, phân tích
với nhiều khía cạnh cụ thể với nhiều tham luận, công trình nghiên cứu như:

Hai bài tham luận Tạo dựng hình ảnh đất nước con người của PGS.TS
Phạm Minh Sơn và Vận dụng mô hình MECGRISPR trong tiếp thị hình ảnh
quốc gia của Phan Tất Thứ, Chủ tịch Công ty TNHH Kỹ năng Việt trong
cuốn kỷ yếu hội thảo Quan hệ công chúng - Lý luận và thực tiễn (2007), NXB
Chính trị Quốc gia. Hai bài tham luận đã đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề quảng
bá hình ảnh quốc gia, trong đó có liên hệ đến trường hợp cụ thể là Việt Nam.

3
Các tác giả đã chỉ ra sự phức tạp, nhiều mặt của tạo dựng hình ảnh đất nước,
cũng như đi sâu phân tích những thách thức và thời cơ đối với sự phát triển
của Việt Nam trong xu thế tạo dựng hình ảnh đất nước trong hai thập niên
đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng có tính nguyên tắc để Việt
Nam chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế. Mặc dù chỉ hướng đến
nghiên cứu riêng biệt nhưng trong công trình nghiên cứu của hai tác giả đã
đưa ra những thông tin quan trong trong vấn đề đưa luồng thông tin hai chiều
trong cũng như ngoài nước.

Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học Quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt
động ngoại giao văn hóa hiện nay (2018) của Lê Hoàng Diễm Linh, người
hướng dẫn PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn. Bài nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận quảng bá hình ảnh Việt
Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa, chỉ ra những thực trạng với thành
công và hạn chế trong hoạt động này. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học
kinh nghiệm nâng cao hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam trước những cơ
hội, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Đồng thời các bài viết, bài báo như Chiến lược xây dựng hình ảnh -
Điểm đến du lịch Việt Nam (2010) của tác giả Ma Quỳnh Hương, Cần làm gì
để quảng bá hình ảnh Việt Nam? (2018) tác giả Lê Thúy Hành,...cũng đã chỉ
ra những khía cạnh phân tích mới về vấn đề quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện
nay.
Đánh giá những vấn đề đã được giải quyết và nội dung cần tiếp tục
nghiên cứu:
Qua thu thập và phân tích đánh giá một số công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đề xuất, tiếp cận nghiên cứu
lý luận và thực tiễn chung hoặc từng phần, từng mảng vấn đề trên nhiều lĩnh
vực, có rút ra các điểm mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên vì một số tài liệu về quảng
bá còn khá tập trung vào lý luận, xa rời thực tiễn, hay những bài học kinh
nghiệm không còn phù hợp vì đã được đặt ra, bàn luận và nghiên cứu trong

4
thời gian trước, cũng như chưa gắn đến một hoạt động cụ thể để cải thiện và
nâng cao trong giai đoạn hiện tại với nhiều hoạt động đối ngoại quốc tế mới.

Điển hình là Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games được xem là sự
kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng bậc nhất trên thế giới, Việt Nam là
thành viên lần đầu tham gia vào năm 2020 và liên tiếp 2 năm sau đó năm
2021, năm 2022 trở thành một trong 11 nước (2021), 12 nước (2022) chủ nhà
tham gia đăng cai tổ chức cuộc thi này. Sự tham gia của Đoàn Quân đội nhân
dân Việt Nam tại Hội thao Army Games góp phần củng cố quan hệ hữu nghị
giữa Việt Nam với các nước, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam với bạn bè quốc tế về hình ảnh, uy tín của Quân đội Nhân
dân Việt Nam anh hùng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và khẳng
định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói
riêng, của Việt Nam nói chung trong hội nhập quốc tế.

Nhận thấy những điểm mới trong đối ngoại thông qua hoạt động quốc
tế, đặc biệt là hoạt động quốc phòng, cũng như nhấn mạnh quảng bá và xây
dựng hình ảnh quốc gia là quá trình phát triển không ngừng, nghiên cứu cũng
vì thế mà cần sự bổ sung, điều chỉnh lại các mục tiêu cũng như đổi mới tư
duy sáng tạo. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả trước, cũng
như đúc kết những kinh nghiệm bổ sung, gợi ý giá trị, nhóm tác giả đi sâu
nghiên cứu về “Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế
Army Games từ năm 2020 đến nay”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu tác động của việc tham gia Hội thao
Quân sự Quốc tế Army Games đối với việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt

5
Nam; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh quốc
gia qua Army Games nói riêng và qua các sự kiện quốc tế nói chung.

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về quảng bá hình
ảnh quốc gia qua các cuộc thi lớn trên thế giới
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về quảng bá hình ảnh quốc gia, Hội thao
Army Games và một số vấn đề về quân sự của Quân đội Nhân dân Việt
Nam
- Xây dựng các yếu tố đánh giá mức độ hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc
gia qua các sự kiện quốc tế
- Nghiên cứu tự tác động của hoạt động tham gia và Army Games của
Việt Nam có những ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh đất nước
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất
nằhm thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua các cuộc thi hội
thao quân sự quốc tế.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra như trên, bài nghiên cứu cần trả lời các
câu hỏi sau:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến chủ đề này đã đưa ra được những kết luận gì về tác động của hoạt động
quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army Games?

Thứ hai, các hoạt động của Việt Nam tại Army Games đã thực sự hiệu
quả trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia? Nếu hiệu quả thì chúng được thể
hiện như thế nào, có tác động ra sao đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc
tế?

Thứ ba, đề xuất nào cần đưa ra để thúc đẩy, phát triển các hoạt động
quảng bá hình ảnh quốc gia qua các cuộc thi thể thao quân sự?

6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là việc quảng bá hình ảnh Việt
Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:


Về phạm vi nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu việc quảng bá hình
ảnh Việt Nam ở phương diện lịch sử, văn hoá, tiềm năng quân sự và tinh thần
yêu chuộng hoà bình, hội nhập thế giới qua sự kiện Army Games được tổ
chức từ năm 2020 đến nay.

Về giới hạn thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu việc quảng bá hình
ảnh Việt Nam qua sự kiện Army Games được tổ chức vào năm 2020, 2021 và
2022.

Về giới hạn không gian, đề tài nghiên cứu hoạt động quảng bá hình ảnh
Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và nước đăng cai thi đấu từ năm 2020 đến
nay.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:


4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu Hội thao Quân sự Quốc tế Army
Games qua ba năm 2020, 2021, 2022, đề tài tập trung làm rõ những tác động,
ảnh hưởng của sự kiện này mang lại cho Việt Nam những gì về mặt ngoại
giao, quảng bá hình ảnh đất nước qua quân đội; từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cũng như khuyến nghị để nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước Việt
có hiệu quả hơn.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
7
- Làm rõ các cơ sở lý thuyết, vấn đến lý luận về quảng bá hình ảnh quốc
gia qua Hội thao Quân sự Army Games trong ba năm trở lại đây (2020
đến 2022).
- Phân tích thực trạng việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua sự kiện Army
Games từ năm 2020 đến nay.
- Rút ra bài học kinh nghiệm; từ đó đề xuất các phương hướng, chính
sách trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia phù hợp trong các sự kiện
quân sự.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận, sử dụng hệ thống các luận điểm làm cơ sở, có chức
năng làm nền tảng cho các luận điểm trong bài nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.


- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp anket)
6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài khoa học sinh viên đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về
quảng bá hình ảnh đất nước qua một sự kiện về quân sự như Army Games
trong những năm gần đây (từ năm 2020) . Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt tập trung vào Hội
thao Quân sự Quốc tế Army Games được tổ chức tại Nga.

Việc chú trọng vào các sự kiện quân sự là điểm nổi bật của đề tài bên
cạnh những đóng góp về đường lối quảng bá hình ảnh thương hiệu đất nước.
Cập nhật kịp thời về mặt thời gian, đánh giá đúng tình hình quảng bá hình ảnh
đất nước nói chung và hình ảnh quân đội Việt Nam nói riêng trong giai đoạn
những năm gần đây sẽ là đóng góp quan trọng cho quá trình hoạch định
đường lối, xây dựng cách thức quảng bá trong bối cảnh thế giới có nhiều
chuyển biến về chính trị cũng như quân sự.

8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
7.1. Ý nghĩa lý luận:
- Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về việc quảng bá hình ảnh Việt
Nam qua sự kiện Army Games từ năm 2020 đến nay.
- Nội dung của đề tài có thể góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề
liên quan về truyền thông quốc tế nói chung và quảng bá hình ảnh Việt
Nam đến với bạn bè quốc tế nói riêng, đặc biệt là thông qua hội thao
quân sự quốc tế.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn:

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài sẽ đề xuất
các giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong việc quảng bá
hình ảnh Việt Nam qua công tác truyền thông tại Army Games từ năm
2020 đến nay.
- Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên chuyên ngành Truyền thông quốc tế cũng như cho những
ai quan tâm về chủ đề quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các sự kiện
ngoại giao quân sự như Army Games.

8. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được
kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quảng bá hình ảnh Việt Nam qua
Hội thao Quân sự Army Games từ năm 2020 đến nay
Chương 2: Thực trạng quảng bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao Quân
sự Quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay.
Chương 3: Kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng
cường quảng bá hình ảnh Việt Nam qua sự kiện quân sự nói chung và Army
Games nói riêng.

9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH
VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES
TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

1.1. Một số lý luận về quảng bá hình ảnh quốc gia

1.1.1. Khái niệm quảng bá:

Cho đến nay, thuật ngữ “quảng bá” đã được nhắc đến rất nhiều trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, trong các bài báo, các tài liệu nghiên
cứu, gắn liền với các vấn đề như quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu.
Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về quảng bá.

Quảng bá là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là


rộng lớn và từ “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Vì vậy, ta có thể hiểu “quảng
bá” có nghĩa là tuyên truyền rộng rãi.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin”. Ngoài ra, trong cuốn PR - Kiến thức và Đạo đức nghề
nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng nhận định quảng bá là “những hoạt
động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản
phẩm, một tổ chức”.

Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động truyền
bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, tổ chức, quốc gia tới một đối tượng nào
đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn.

1.1.2. Khái niệm hình ảnh quốc gia và quảng bá hình ảnh quốc gia
1.1.2.1. Hình ảnh quốc gia
Hình ảnh được coi là một kênh giao tiếp với nhiều lợi thế hơn so với
các kênh khác. Hình ảnh mang đến cho người nhận những thông tin trực tiếp
mà không cần dịch sang ngôn ngữ khác. Khi giới thiệu về một đất nước nào
đó, phương pháp giới thiệu hình ảnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn là việc sử dụng

10
ngôn ngữ. Hình ảnh trực tiếp đến với người nhận qua giác quan và dường như
nó đã vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, và cả sự khác biệt về địa lý
để đến với mọi người.

Về khái niệm hình ảnh quốc gia, ông Hoàng Tuấn Anh – ủy viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho
nhận định: “Hình ảnh quốc gia là những hình liên tưởng của người nước
ngoài về quốc gia đó về chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản
phẩm, bản sắc và tính cách con người… của đất nước đó.”

Theo Philip Kotler và David Gertner thì hình ảnh đất nước có thể được
hiểu là: “Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về
một địa danh hay một quốc gia”. Hình ảnh của một quốc gia được phản ánh
bởi nhận thức về con người, văn hóa, mức độ phát triển kinh tế, chất lượng
sản phẩm, sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh, v.v. Hình ảnh ấy ít được biết
đến có thể là do phân loại loại quốc gia: một quốc gia châu Phi đang phát
triển, một quốc gia châu Á đang phát triển, một quốc gia Mỹ Latinh đang phát
triển, một quốc gia công nghiệp hóa.

Do vậy, xét theo theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở
những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ
dàng liên tưởng đến đất nước đó. Còn xét theo nghĩa rộng hơn, hình ảnh đất
nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó.

1.1.2.2. Quảng bá hình ảnh quốc gia

Mỗi một quốc gia đều sở hữu một “thương hiệu” độc đáo của riêng
mình, được đặc trưng bởi nét khác biệt trong con mắt của cộng đồng quốc tế,
dù quốc gia đó mạnh hay yếu, hiện đại hay lạc hậu, phát triển hay không phát
triển. Tuy nhiên, hình ảnh đất nước không phải là bất biến, mà nó vẫn có thể
thay đổi song song với sự tiến bộ của lịch sử và con người. Do đó, mỗi thời

11
kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước đòi hỏi một chiến lược quảng bá hình
ảnh đất nước riêng và đặc thù phù hợp.

Xây dựng thương hiệu quốc gia là tổng hợp toàn diện các hoạt động lý
luận và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng
phát huy được những thế mạnh, những nét đẹp của đất nước (từ điều kiện tự
nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người,...), đồng
thời khắc phục và xóa dần những hạn chế và bất lợi của quốc gia đó. Đặc biệt
quan trọng là vai trò của người dân khi họ chính là những “sứ giả” mang
trọng trách kết nối văn hóa, thể hiện hình ảnh ấn tượng về đất nước trong trái
tim bạn bè quốc tế.

Quảng bá, tuyên truyền hình ảnh quốc gia từ lâu đã trở thành một “mũi
nhọn” trong chiến lược xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của nhiều
nước trên thế giới. Nếu thực hiện hiệu quả sẽ gia tăng sức mạnh mềm cho đất
nước, góp phần đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phát triển, hội nhập quốc tế.
Ngược lại, nếu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì uy tín, vị thế của quốc
gia đó sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến quan hệ đối ngoại. Vì vậy, dù cách
thức, con đường triển khai của các nước có khác nhau, song mọi nỗ lực tạo
dựng hình ảnh quốc gia vừa phải phục vụ lợi ích quốc gia, vừa phải phù hợp
với mong muốn của cộng đồng quốc tế.

Thứ nhất, “nam châm” thu hút các dòng đầu tư nước ngoài và tăng xuất
khẩu, du lịch nội địa. Những thông tin, ấn tượng về đất nước, con người với
bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống sẽ được truyền tải thông qua ngoại giao
văn hóa, từ đó lan tỏa rộng rãi dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia
đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.

Thứ hai, chuyển đổi nhận thức, những định kiến và tạo dựng niềm tin
trong quan hệ quốc tế, cho phép các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận,
hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự. Niềm tin là nền tảng cho mọi mối
quan hệ. Thiết lập lòng tin càng vững chãi, thì càng chinh phục được nhân

12
tâm, càng nuôi dưỡng sự thiện cảm, cải thiện mối quan hệ ngoại giao và hóa
giải những xung đột, tạo tiền đề cho tăng cường hợp quốc tế.

Thứ ba, một quá trình đa chiều, cần sự tương tác, học hỏi, giao lưu.
Hiểu biết và tôn trọng nét khác biệt lẫn nhau là cơ sở thúc đẩy trao đổi, chia
sẻ, hợp tác, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài,
góp phần phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

1.1.2.3. Về Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông


tin đối ngoại

Việc Quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam phải tuân theo Nghị định
72/2015/NĐ-CP về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, đặc biệt chú ý tại
điều 3 chương I và điều 8 chương II trong Nghị định.

 Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại


Thứ nhất, tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.

Thứ hai, bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt
Nam; bảo vệ bí mật nhà nước.

Thứ ba, không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo
lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân
dân các nước.

Thứ tư, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng
thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng
như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không
đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của công dân.

13
 Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam

Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con
người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, do các cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài qua
các hình thức sau đây:

a) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

b) Sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài.

c) Các sản phẩm báo chí của phương tiện thông tin đại chúng.

d) Các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài tổ chức.

đ) Các sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền
thông nước ngoài.

e) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân.

Việc cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam dưới mọi hình thức
phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại.

Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức rõ và sâu sắc hơn
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, việc xây
dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là
nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, nhất là trong bối cảnh
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào đời sống quốc tế.
Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã đề ra mục tiêu: nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam,
giới thiệu rộng rãi hình ảnh quốc gia Việt Nam trên toàn thế giới, văn hóa
Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa

14
quốc tế. Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 10-9-2021, của Thủ tướng Chính phủ,
“Về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam”,
nhấn mạnh phải tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới
nhiều hình thức.

Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động
quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các phương thức quảng bá như thông
tin tuyên truyền đối ngoại; hợp tác quốc tế trong tổ chức các sự kiện văn hóa,
sản xuất các sản phẩm văn hóa; xây dựng các cơ sở, công trình văn hóa, lịch
sử; giao lưu văn hóa, giáo dục, trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật và tổ
chức các hoạt động văn hóa thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại. Hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam với những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở nên gần gũi
hơn đối với người dân các nước sở tại. Mối quan tâm tìm hiểu về Việt Nam từ
phía các nước trên thế giới ngày càng được khẳng định và thúc đẩy rộng rãi
hơn, có chiều sâu hơn và mang tính thực tiễn hơn. Thông tin về Việt Nam đã
được giới thiệu nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng, tạo ấn
tượng tốt đẹp đối với người dân các nước. Qua đó, bạn bè quốc tế, nhất là các
nước có ít thông tin về Việt Nam, có thể hiểu rõ, hiểu đúng về Việt Nam, tin
tưởng vào đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam, đánh giá đúng
những tiềm năng, lợi thế và sự đóng góp của Việt Nam vào tiến trình phát
triển chung của khu vực, thế giới.

1.1.3. Vai trò của sự kiện thể thao quốc tế trong việc quảng bá hình
ảnh quốc gia

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và
hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến
các mối quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá,

15
nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng như một
chiến lược sức mạnh mềm trong môi trường quốc tế nhiều biến đổi. Các sự
kiện quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của
một đất nước. Những sự kiện liên quốc gia như hội chợ thương mại, triển lãm
nghệ thuật, các hội nghị quốc tế, giải đấu thể thao, hay các sự kiện mang tính
liên quốc gia tương tự có thể tạo cơ hội để quốc gia thể hiện những khía cạnh
tích cực, đa dạng và hấp dẫn của nền văn hoá, kinh tế, xã hội và môi trường
của họ.

Các sự kiện, cuộc thi quốc tế góp phần thúc đẩy quảng bá hình ảnh
quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, thu hút đối tác kinh tế - thương mại hấp dẫn,
đầu tư và thúc đẩy giao dịch thương mại. Có thể kể đến như: Hội chợ xuất
nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair), triển lãm công nghệ tiêu dùng lớn nhất
thế giới - Consumer Electronics Show (CES), Hội nghị thượng đỉnh kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC),... Các hội chợ thương mại hay triển lãm
có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tiềm năng kinh doanh của quốc gia với
thế giới.

Sự phong phú, đa dạng trong di sản văn hoá, nghệ thuật âm nhạc và
thời trang có thể được phô bày qua các sự kiện nghệ thuật và văn hoá quốc tế.
Các tuần lễ thời quan quốc tế trên thế giới, các giải Nobel văn học danh giá,
các liên hoan phim quốc tế (Sundance Film Festival, Berlin International Film
Festival,...) là các sự kiện văn hoá - nghệ thuật với sân chơi lành mạnh, giúp
tạo dấu ấn sâu sắc về bản sắc quốc gia và thu hút được sự chú ý từ các nền
văn hoá khác. Bên cạnh đó, các sự kiện quốc tế cung cấp một cơ hội tốt để
quốc gia thể hiện vai trò ngoại giao cũng như khả năng hợp tác với cộng đồng
quốc tế trong các vấn đề quan trọng như hoà bình, môi trường, phát triển bền
vững.

Quân sự từ lâu đã là một yếu tố không thể tách rời khi nói đến sức
mạnh cứng của một quốc gia. Bên cạnh việc đóng vai trò tất yếu trong hợp
tác quốc tế, an ninh toàn cầu, thúc đẩy hòa bình ổn định thì các sự kiện về
16
quân sự, đặc biệt là sự kiện thể thao quân sự đã trở thành một dạng sức mạnh
mềm mới trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Có thể nói các sự kiện thể
thao quân sự, vừa là một dạng của ngoại giao văn hoá - một dạng “sức mạnh
mềm”, nhưng cũng vừa là một dạng của đối ngoại và hợp tác quốc phòng -
một yếu tố “sức mạnh cứng” mà một quốc gia có thể nắm giữ.

Sự kiện thể thao quân sự là cơ hội để quốc gia thể hiện khả năng, thành
tựu và giá trị sức mạnh quân sự của mình với các nước trong khu vực và thế
giới. Bên cạnh đó giúp thúc đẩy tinh thần đoàn kết và sự tự hào, tạo dấu ấn về
vai trò an ninh và quốc phòng của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế. Có thể
thấy các cuộc thi thể thao quân sự quốc tế đã góp phần không nhỏ đến hiệu
quả quảng bá thương hiệu quốc gia của cả nước chủ trì (host country) và các
nước tham gia.

Military World Games, cuộc thi thể thao được tổ chức bởi Liên đoàn
Thể thao quân sự quốc tế (CISM) dành riêng cho các vận động viên quân đội.
Trong MWG 2019, nước chủ nhà Trung Quốc đã tận dụng cơ hội tạo dấu ấn
về sự phát triển địa vị quốc gia, đồng thời thể hiện sự hỗ trợ và thân thiện
trong việc chào đón các đội tuyển từ các quốc gia tham gia.

European Military Sports Championships (Giải vô địch thể thao quân


sự châu Âu), tổ chức bởi CISM cũng là một ví điển hình cho việc một cuộc
thi thể thao quân sự có thể giúp thúc đẩy hình ảnh đất nước như thế nào.
Trong các lần tham gia European Military Sports Championships, đội tuyển
quân đội thể thao của Bồ Đào Nha đã giành nhiều thành tích cao trong các
giải đấu, thể hiện rằng họ đã đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống đào tạo
thể thao chất lượng cho vận động viên quân đội. Điều này bao gồm việc cung
cấp huấn luyện chuyên nghiệp, phát triển kỹ năng và năng lực quân đội.

Trong Army Games, nước chủ nhà Nga tổ chức các cuộc thi về xe tăng,
bắn súng, các trận đấu mô phỏng về chiến tranh. Những hoạt động này không
chỉ thể hiện khả năng quân sự của Nga mà còn tạo cơ hội cho các quốc gia

17
tham gia thể hiện tinh thần đối đầu và trao đổi kinh nghiệm về quân đội. Điều
này giúp Nga tạo dấu ấn về sự mạnh mẽ, hợp tác và khả năng tổ chức của
Nga trong việc tổ chức các sự kiện quân sự mang tính quốc tế.

Là cuộc thi thể thao quân sự đầu tiên mang tính quốc tế mà Việt Nam
tham dự, Army Games bên cạnh việc thể hiện sự cầu tiến, cạnh tranh lành
mạnh giữa các quốc gia, cũng là một dịp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam
thể hiện tiềm năng quân sự của mình với bạn bè quốc tế một cách thiện chí,
không mang tính bạo lực như nhiều người thường nghĩ về khi nhắc đến vấn
đề quân sự.

1.2.Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khi hòa bình lập lại, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đóng
vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và khôi phục đất nước từ những
hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đồng thời, Quân đội ta đã cùng toàn dân
tiếp tục đánh thắng hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía
Bắc và hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, ... Ngày
nay, đất nước bước vào thời kì đổi mới, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn
vững vàng tay súng bảo vệ mỗi tấc đất, khoảng trời, vùng biển của đất nước
ta, gìn giữ hòa bình và đóng góp vào thành tựu chung của dân tộc. Trải qua
quá trình hình thành và phát triển gian nan những hào hùng, mỗi quân nhân
đứng trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam đều mang trong mình
những phẩm chất tuyệt đẹp của người lính nhân dân, làm nên truyền thống vẻ
vang của Quân đội ta.

 Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện nhằm bảo
vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vì mục tiêu đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân đội ấy không
có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu chiến đấu giành và giữ độc lập dân tộc,

18
đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đó cũng chính
là mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do ấy, ngay sau
khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã hòa mình
vào cuộc chiến chung, cùng toàn dân tộc chiến đấu giành thắng lợi trong các
cuộc chiến tranh cách mạng.

 Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

Trên nền tảng tư duy chiến lược, chiến thuật linh hoạt và mềm dẻo, mưu
lược và táo bạo trong chỉ đạo, nhanh nhạy trong thực hành tác chiến từng trận
đánh, đã tôi luyện nên truyền thống biết đánh, biết thắng của Quân đội nhân
dân Việt Nam ta. Bên cạnh đó, từ lịch sử hơn 4000 năm với biết bao cuộc
chiến tranh dựng nước và giữ nước, đã hình thành nên truyền thống quyết
chiến, quyết thắng mà Quân đội nhân dân Việt nam là lực lượng kế thừa rõ nét
nhất. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội Cụ Hồ được thể hiện sâu
sắc trong mọi cuộc chiến, mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, kết hợp
cùng tinh thần biết đánh, biết thắng đã làm nên biết bao chiến thắng vẻ vang
của dân tộc.

 Gắn bó máu thịt với nhân dân

Quân đội ta từ khi thành lập tới nay luôn được nhân dân thương yêu,
đùm bọc, che chở để lớn mạnh không ngừng. Chính nhân dân là cội nguồn sức
mạnh của quân đội, giúp quân đội chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Đồng
thời, quân đội luôn thể hiện rõ tình thần "hiếu với dân", sẵn sàng xả thân chiến
đấu, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân bất kể hiểm nguy, gian
khổ.

 Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh

Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta, là một trong
những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta. Đoàn kết nội
bộ quân đội dựa trên cơ sở sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu,

19
đường lối, nguyên tắc, nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Kỷ luật tự giác, nghiêm
minh là truyền thống tốt đẹp, một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh
chiến đấu của quân đội ta. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của
Đảng, từ sự nhất trí về đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ và yêu cầu
xây dựng, phấn đấu của quân đội. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác
cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong chấp hành chỉ thị của cấp
trên ở bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.

 Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng
đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công
Quân đội ta vững mạnh như ngày ngày hôm nay, ngoài yếu tố được nhân
dân tin yêu, giúp đỡ, còn nhờ chính tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường. Truyền
thống ấy làm cho quân đội ta vững mạnh từ sâu bên trong, không phụ thuộc
vào bất cứ thế lực nào, luôn hiên ngang trước mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn
của cách mạng và đất nước. Truyền thống ấy tôi luyện mỗi quân nhân luôn
phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến
đấu, lao động, sản xuất và công tác. Từ đó, làm nên vẻ đẹp trung thực, cần
kiệm, liêm chính, độc lập của mỗi quân nhân, góp phần xây dựng quân đội và
đất nước vững bền.
o Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung
với bạn bè quốc tế
Là lực lượng vũ trang nòng cốt, nguyện trung thành vô hạn với lý tưởng
cách mạng của Đảng, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần
quốc tế vô sản trong sáng, thể hiện tinh thần đoàn kết, thủy chung với bạn bè
quốc tế. Chính truyền thống ấy đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện
trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế cao cả với cách mạng Campuchia, sẻ chia, giúp đỡ
anh em dân tộc Lào, thắt chặt tình đoàn kết với Cuba,... nối rộng vòng tay anh
em cách mạng trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong Hội thao quốc tế Army
Games, Quân đội nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định tinh thần quốc tế
trong sáng thủy chung.
20
Quân đội nhân dân Việt Nam hằng năm đều tổ chức các cuộc thi, các hội
thao quân sự cấp đơn vị, nhằm giúp các chiến sĩ có cơ hội thử thách bản thân,
cạnh tranh lành mạnh trong quân khu. Hằng năm, Việt Nam cũng chủ động tổ
chức các hội thao quân sự trong khu vực ASEAN, điển hình là “Giải bắn súng
quân dụng Lục quân các nước ASEAN” - AARM. Với các thành tích xuất sắc
đã đạt được của huấn luyện viên và vận động viên tại Giải bắn súng quân dụng,
Quân đội đã góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến quyết thắng, tôn vinh
hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
Mặc dù đã có sự “cọ sát” khi tham gia cuộc thi quân sự trong khu vực
ASEAN, tuy nhiên chúng ta chỉ có cơ hội thi đấu một nội dung là bắn súng
trường. Đến Hội thao quân sự quốc tế “Army Games”, nội dung các môn thi
phải phối hợp kỹ năng lại với nhau, giới hạn về thời gian cũng như là sự chuẩn
chỉ trong từng động tác. Các môn thi có mức độ khó hơn rất nhiều so với huấn
luyện thông thường. Môn thi xe tăng hành tiếng, là môn thi kết hợp nhiều kỹ
năng với các nội dung như chạy, vượt chướng ngại vật, vừa đi vừa bắn,...Hay
trong nội dung Kinh tuyến sẽ chấm cả động tác, tác phong thực hiện: Tại vị trí
bảo vệ vị trí nạp đạn, nếu kíp xe và trong kíp xe, lái xe và pháo thủ phải xuống
từ cuối xe, giơ tay thu xong mới bắt đầu thao tác,..
Với muôn ngàn khó khăn và thử thách khi tham dự Hội thao Quốc tế
Army Games, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã kiên cường thể hiện truyền
thống lâu đời quyết chiến quyết thắng và nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng.
Army Games hoàn thành phù hợp với mục đích của Quân đội Nhân dân Việt
Nam khi tham gia một cuộc thi quân sự có quy mô lớn. Đây là một sân chơi
bình đẳng, đa dạng, phong phú các môn thi đấu đặc trưng quân sự, không
những không phân biệt hệ thống chính trị và văn hóa mà còn tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội các nước tham gia, hiểu biết thêm về đất
nước, con người của các quốc gia đăng cai đồng tổ chức. Có thể thấy rõ điều
đó qua các hoạt động giao lưu, hữu nghị, các nhà văn hóa được tổ chức tại
từng cuộc thi, cuộc thi Văn hóa quân sự, các nghi thức, nghi lễ quân đội mỗi
nước. Các nước tham gia đều tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh, đất

21
nước mình qua các kênh thông tin đại chúng một cách mạnh mẽ nhất. Army
Games cũng là một dịp để các nước quảng bá sức mạnh công nghiệp quốc
phòng, đặc biệt là hệ thống vũ khí mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, hệ
thống điều khiển tự động, hệ thống rô bốt thông minh. Hơn hết, đây là cơ hội
để Quân đội Nhân dân Việt Nam thử nghiệm và đánh giá trình độ tác chiến
chuyên nghiệp của các nước trên toàn thế giới.

1.3. Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES:


Hội thao Quân sự quốc tế (tiếng Nga: Армейские международные
игры, tiếng Anh: International Army Games - gọi tắt là Army Games) là sự
kiện thể thao quân sự toàn cầu thường niên của Bộ Quốc phòng Nga chủ trì
chính dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Sergei Shoigu nhằm tạo ra một sân chơi
quốc tế để các quốc gia có thể thi đấu và trình diễn kỹ năng quân sự của
mình. Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 8/2015, tính đến nay đã tổ chức 8
lần và tạo nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có tới hơn 30 quốc gia tham gia
tranh tài với nhiều nội dung thi đấu trong hai tuần để dành vị trí danh dự về
thành tích. Do tính chất quân sự vốn có, sự kiện này còn có tên gọi không
chính thức là Thế vận hội chiến tranh (tiếng Anh: War Olympics). Bên cạnh
khu vực diễn ra cuộc thi, Hội thao quân sự quốc tế còn bao gồm một công
viên giải trí quân sự, một trạm tuyển quân sự và cửa hàng lưu niệm, biến nơi
đây trở thành một “lễ hội về cuộc sống, giá trị và trang thiết bị quân sự”, là
cầu nối khoảng cách dân - quân.

Sáng kiến thành lập Army Games được phát triển từ một giải vô địch
biathlon xe tăng quốc tế vào năm 2013, trong đó các đội từ Armenia, Belarus,
Kazakhstan và Nga tham gia. Việc phê duyệt các cuộc thi giữa các đội xe
tăng đã thành công vào năm 2014, cùng với giải vô địch thế giới môn phối
hợp xe tăng, các cuộc thi dành cho phi công quân sự "Aviadarts" đã được tổ
chức. Những người tham gia là các đội đến từ 12 quốc gia. Lần đầu tiên trong
số họ có những người lính đến từ Angola, Venezuela, Ấn Độ, Trung Quốc,
Kuwait, Kyrgyzstan, Mông Cổ và Serbia.

22
Kể từ năm 2015, Nga không ngừng mở rộng các cuộc thi cả về lượng
lẫn về chất. Tính đến thời điểm năm 2021, các đơn vị lực lượng vũ trang thi
đấu trong 36 sự kiện và thử thách quân sự đa dạng như Xe tăng hành tiến
Tank Biathlon, Xạ thủ bắn tỉa, Bếp dã chiến, Đột kích Suvorov (vượt chướng
ngại vật cho xe tăng), Trinh sát quân sự xuất sắc, Đổ bộ đường biển, Pháo thủ
giỏi, Mũi tên không quân Aviadarts, Người bạn trung thành (huấn luyện chó
nghiệp vụ), Tiếp sức quân y, Thợ quân khí giỏi, Tầng sâu (thi lặn), Chim ưng
săn mồi (săn máy bay không người lái)... và bổ sung mới nhất là Đội quân
văn hóa (thi nghệ thuật), Kinh tuyến.

Mặc dù các cuộc thi này không được phân loại rõ ràng là một cuộc thi
thể thao, nhưng bầu không khí mang lại có đầy đủ các yếu tố của một sự kiện
thể thao quy mô lớn. Như một Trung tá Israel đã tuyên bố: “Chúng tôi không
thể hiện sức mạnh, chúng tôi thể hiện trình độ huấn luyện chiến đấu của
mình, không chỉ Nga mà tất cả các quốc gia tham gia Army Games. Các đội
chỉ đơn giản là vui vẻ thực hiện nhiệm vụ và đại diện cho quốc gia của họ.
Không có bất kỳ ẩn ý quân sự nào - chỉ có thể thao”.

Vào dịp kỷ niệm 5 năm của Army Games năm 2019, sự phổ biến của
Thế vận hội đã đạt được trên phạm vị toàn cầu: lần đầu tiên, các cuộc thi
được tổ chức ở Ấn Độ, Mông Cổ và Uzbekistan. Đã có 39 bang cử 223 đội
tham gia các cuộc thi quốc tế. Khán giả truyền hình đã vượt quá hai tỷ người
và hơn một triệu người tham dự ngồi trên khán đài của các cuộc thi. Army
Games đã thực sự thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông quốc tế,
khắc họa hình ảnh mạnh mẽ của quân đội và khả năng quân sự tài tình của
các quốc gia thi đấu.

Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia từ cơ quan quốc phòng của các nước
tham gia, cuộc thi là cơ hội duy nhất để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ
năng quân sự và thúc đẩy quan hệ quốc tế. Tất cả các bên tham gia đều có
mối liên hệ quân sự với Nga. Ví dụ, Cuba, Nicaragua và Venezuela là những
quốc gia duy nhất tham gia từ khu vực châu Mỹ, và cả ba đều đã đồng ý tăng
23
cường hợp tác chiến lược với Nga trong những năm gần đây. Phần lớn các
quốc gia tham gia đến từ châu Á và châu Phi, có quan hệ quân sự song
phương tích cực với Nga.

Vào tháng 1/2020, Defense Post đưa tin "Bộ trưởng Quốc phòng
Sergey Shoygu đã mời 'quân đội từ 90 quốc gia gồm cả các nước NATO'"
tham gia Army Games năm 2020. Bằng cách tổ chức các cuộc thi này và mời
các quốc gia thành viên NATO, Bộ Quốc phòng Nga thể hiện mong muốn mở
rộng các liên minh quốc tế và chứng minh Nga "không bị quốc tế cô lập".
Mặc dù Hy Lạp là quốc gia NATO đầu tiên và duy nhất, tham gia vào năm
2018, nhưng Nga khẳng định rằng các nước NATO khác đều được chào đón.

Ngoài ra, Army Games còn được gọi là “hội chợ vũ khí” với mục tiêu
đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Nga. Bằng việc tổ chức các cuộc thi và trình
diễn các loại vũ khí hiện đại, Nga tạo điều kiện để trưng bày và quảng bá các
sản phẩm quốc phòng của mình, tăng khả năng tiếp thị và thu hút các thỏa
thuận mua bán vũ khí với các quốc gia khác. Ví dụ về một hợp đồng trị giá 80
triệu đô la (xe tăng T-72B1) được ký kết tại các cuộc thi giữa lực lượng vũ
trang Nicaragua và lực lượng vũ trang Liên bang Nga.

Nhìn chung, Hội thao quân sự quốc tế trở thành một màn trình diễn hấp
dẫn kết hợp giữa quân đội, thể thao, giải trí và quyền lực mềm, lôi kéo sự
quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới. Bất chấp tình hình địa chính trị
phức tạp trên thế giới, Nga vẫn là điểm đến cho sự phát triển hợp tác trong
các lĩnh vực quân sự - quốc phòng và an ninh.

1.4. Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES:
Army Games được tổ chức đầu tiên vào năm 2015 nhưng đến năm
2018, Việt Nam cùng Algeria, Myanmar, Pakistan, Sudan, Philippines mới
chính thức tham gia. Dù gặp phải vô số khó khăn, song các chiến sĩ quân đội
nhân dân Việt nam đã nỗ lực hết mình và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng
bạn bè quốc tế. Trước khi sang Nga để chuẩn bị cho kỳ thi, hầu như đoàn Việt

24
Nam không có thông tin về nội dung, thể lệ hay trang thiết bị thi đấu. Quân
đội nhân dân Việt Nam lần đầu tham gia Army Games với ba nội dung thi:
Bếp dã chiến, tiếp sức quân y và Xe tăng hành tiến. Dù không đạt được thành
tích cao nhưng các đội Việt Nam tham gia thi đấu tại Army Games đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ, giao lưu học hỏi, nâng cao tình hữu nghị và đặc biệt là rút
ra các bài học kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các lần sau.

Từ bài học kinh nghiệm rút ra sau khi tham dự Hội thao Quân sự quốc
tế (Army Games) 2018, đến năm 2019, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các
đội tuyển của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công và tạo được ấn
tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế và giới truyền thông. Việc các đội
tuyển Quân Đội Nhân dân Việt Nam tham gia Army Games 2019 là một
trong những hoạt động đối ngoại quốc phòng quan trọng, trở thành điểm nhấn
trong khuôn khổ Năm chéo Việt Nga 2019-2020.

Army Games 2020 không chỉ là sân chơi quân sự, là nơi phô diễn các
loại vũ khí trang bị hiện đại mà với hàng trăm khoa mục thi đấu khác nhau,
trong điều kiện tác chiến hiện đại, chiến tranh công nghệ cao và khắc nghiệt
nhất, Army Games như một cuộc diễn tập quy mô lớn ở gần điều kiện chiến
đấu thực tế nhất để thử nghiệm và đánh giá không chỉ về khí tài quân sự, mà
còn thể hiện kỹ năng, trình độ tác chiến và sự sáng tạo của các đội tuyển tham
gia. Đây cũng là dịp Quân đội Nhân dân Việt Nam có thêm cơ hội cọ xát thực
tế, nâng cao phương pháp huấn luyện, sử dụng các loại trang bị, vũ khí hiện
đại của mình và quân đội các nước trên thế giới có nền quốc phòng hiện đại,
tiên tiến. Trước và trong quá trình thi đấu, đội tuyển Việt Nam gặp không ít
khó khăn. Tuy nhiên, tin thắng lợi vẫn liên tiếp được gửi về, minh chứng rõ
nét cho tinh thần đoàn kết, thống nhất và ý chí quyết tâm cao của đội tuyển
Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Army Games 2021 ở
15/34 môn thi, đồng thời lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi tổ chức đăng cai
hai môn thi trong nước. Trong bối cảnh dịch Covid-19, hai nội dung thi đấu
25
“Xạ thủ bắn tỉa” và “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Army Games 2021 do
Việt Nam đăng cai được chuẩn bị kỹ càng, đủ điều kiện, đảm bảo cho các
tuyển thủ quân đổi bước vào thi đấu. Với các môn thi đội tuyển Việt Nam đã
từng tham gia, đoàn Việt Nam đều có thành tích cao hơn hoặc bằng năm
ngoái. Tại Army Games 2021, Đoàn QĐND Việt Nam xếp thứ 7/42 quốc gia
và vùng lãnh thổ tham gia Hội thao.

Năm 2022, cùng với việc đăng cai tổ chức cuộc thi “Vùng tai nạn” tại
Việt Nam, đoàn đội tuyển Việt Nam còn tham gia thi đấu ở một số nội dung
khách như: Xe tăng hành tiến, Đội quân văn hóa, Tiếp sức quân y, Đột phá
đặc biệt, Môi trường an toàn, Bếp dã chiến, Kỹ năng thành thục, Xạ thủ chiến
thuật và Kinh tuyến. Cũng trong thời gian diễn ra các nội dung thi đấu trong
khuôn khổ Army Games, đoàn đại biểu cấp cao do Thượng tướng Ngô Minh
Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Diễn
đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2022 và Hội nghị An ninh Quốc tế
Moscow lần thứ thứ 10. Army Games 2022 một lần nữa khẳng định vị thế
quân sự của Việt Nam đang ngày một tăng cao trên trường quốc tế.

Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã chỉ ra một số vấn đề lý luận của vấn đề quảng bá hình ảnh
quốc gia, bao gồm khái niệm quảng bá, hình ảnh quốc gia và quảng bá hình
ảnh quốc gia; vai trò của sự kiện thể thao quốc tế trong việc quảng bá hình
ảnh quốc gia; Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Hội
thao quân sự Quốc tế Army Games và sự tham gia của Việt Nam trong những
ngày đầu. Đây là những cơ sở, nền tảng giúp triển khai tiếp những nội dung
của hai chương tiếp theo trong nghiên cứu.

26
27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM
QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

2.1. Những yếu tố đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua
các sự kiện quốc tế:

Việc đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc
tế có thể được đánh giá thông qua nhiều yếu tố.

- Thành công trong cơ cấu tổ chức: khả năng tổ chức một sự kiện quốc
tế một cách suôn sẻ, hiệu quả và chuyên nghiệp là một yếu tố quan
trọng. Sự kiện nên được tổ chức đúng hẹn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
kỹ thuật và an toàn với các quốc gia tham gia.
- Sự tham gia của các quốc gia khác: Mức độ quan tâm và tham gia của
các quốc gia khác trong sự kiện là một chỉ số cho thấy tầm quan trọng
và hấp dẫn của sự kiện đối với cộng đồng quốc tế.
- Tầm ảnh hưởng truyền thông: Sự kiện có khả năng tạo được sự quan
tâm và tiếng vang lớn trong truyền thông quốc tế hay không, sự lan
truyền thông tin tích cực về sự kiện và về quốc gia đang tổ chức là các
yếu tố quan trọng. Hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua
sự kiện quốc tế còn phụ thuộc vào khả năng tạo ấn tượng lâu dài, tạo
nhận thức tích cực về quốc gia trong tương lai. Các bài viết tích cực,
những câu chuyện tôn vinh thành tựu và khía cạnh độc đáo của quốc
gia sẽ giúp cho việc quảng bá hình ảnh có tích cực hơn. Bên cạnh đó,
việc tận dụng các nền tảng số hóa, đánh giá sự tương tác và phạm vi
bao phủ của sự kiện trên các trang thông tin cũng giúp tiếp cận một
tầng lớn hơn khán giả toàn cầu.
- Tạo dấu ấn độc đáo: Các sự kiện có thể tạo dấu ấn độc đáo qua các
hoạt động đặc biệt, diễn biến không gian sự kiện, và các yếu tố gây ấn
tượng mạnh mẽ cho người tham gia và người xem. Nếu tạo được ấn
tượng tốt có thể phát triển hơn trong vấn đề tương tác và hợp tác tích
28
cực với các quốc gia khác, góp phần vào việc nâng cao hình ảnh quốc
gia trên phạm vi toàn cầu.
- Phù hợp với thông điệp quốc gia: Sự kiện cần phản ánh đúng các giá
trị, thông điệp và hình ảnh quốc gia mà quốc gia đó muốn truyền tải tới
cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, việc đánh giá cách thông điệp được
truyền tải trong suốt sự kiện liên quan đến hình ảnh mà quốc gia mong
muốn được trình hiện trước quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng. Sự
nhất quán trong thông điệp đảm bảo rằng hình ảnh được thể hiện tương
thích với các giá trị và mục tiêu của quốc gia.

Việc đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện
quốc tế, đặc biệt là sự kiện thể thao quân sự là một quá trình đa chiều, dựa
trên nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo rằng sự kiện đạt được mục tiêu quảng
bá và tạo dấu ấn tích cực cho quốc gia.

2.2. Khảo sát mức độ phổ biến và hiệu quả của Army Games trong việc
quảng bá hình ảnh Việt Nam

Để đo lường mức độ phổ biến của chương trình Hội thao Quân sự
Quốc tế Army Games, từ đó đưa ra những đánh giá chung về tính phổ biến
cũng như tính hiệu quả của hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam
qua Hội thao từ năm 2020 đến nay, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát
trên hơn 500 người hiện đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và
thu được kết quả như sau:

2.2.1. Mức độ phổ biến của Army Games:


Trên tổng số 512 người tham gia khảo sát có hơn 65% người biết tới
Hội thao quân sự quốc tế Army Games. Đồng thời, trong số 337 người tham
gia khảo sát biết đến Hội thao, có trên 67% số người đánh giá “Đây là sự kiện
lớn được nhiều người quan tâm” là lý do khiến họ biết đến sự kiện

29
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết Hội thao

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện lý do có hứng thú với Army Games

Tham gia khảo sát, có 337/512 người được khảo sát biết tới chương
trình Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games. Trong đó:

Theo độ tuổi, số người trong độ tuổi 30-50 chiếm phần trăm cao nhất
(44,7%), lần lượt thứ hai và thứ ba là độ tuổi 18-30 và trên 50 với 42,9% và
12,4% biết tới Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games.

30
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện độ tuổi của số người tham gia khảo sát đã biết
tới Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games

Theo hình thức tiếp cận thông tin của Army Games, trong đó các
loại hình báo chí chiếm 62,3% đứng thứ nhất trong cách thức tiếp cận thông
tin, theo sau ở vị trí thứ hai là nền tảng mạng xã hội với 41,5% và xếp cuối là
27,6% của website chính thức của Hội thao.

Biểu đồ 2.4. Phương thức người tham gia khảo sát biết tới Army Games

Trong đó, số người được khảo sát trong độ tuổi từ 18-30 và 30-50 trả
lời rằng họ biết sự kiện thông qua các phương tiện báo chí chiếm phần trăm

31
cao nhất, lần lượt là 63,6% và trên 65%. Đặc biệt, ở nhóm tuổi 18- 30,
phương tiện truyền thông xếp vị trí thứ hai (53,8%), họ biết đến sự kiện là
thông qua các nền tảng Mạng xã hội.

Biểu đồ 2.5. Các phương tiện nhóm khảo sát biết tới Army Games

Theo khía cạnh các hoạt động có trong sự kiện, “Các phần thi kỹ
năng quân sự” với 53,7% và “Hoạt động nghệ thuật văn hoá giao lưu” với
52,2% là những sự kiện được biết đến nhiều nhất trong Hội thao.

Biểu đồ 2.6. Các hoạt động nhóm khảo sát được tiếp cận tới trong Hội thao

32
Ở độ tuổi 18-30 chủ yếu biết tới Hội thao quân sự nhiều nhất thông qua
“Các phần thi kỹ năng quân sự” và “Hoạt động nghệ thuật văn hoá giao
lưu”. Ngoài ra, độ tuổi 30-50 còn dành sự quan tâm thêm đến “Chương trình
triển lãm” với gần 80% xấp xỉ ở cả 3 loại hoạt động.

Biểu đồ 2.7. Các hoạt động được các nhóm tuổi khảo sát quan tâm nhất

Các lý do khiến người khảo sát quan tâm đến sự kiện, nổi bật “Vì
đây là sự kiện lớn được nhiều người quan tâm” là lý do khiến nhiều người
quan tâm đến Army Games, chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả ba độ tuổi.

Biểu đồ 2.8. Lý do quan tâm đến Hội thao của nhóm khảo sát

33
Ngoài ra, các bạn trẻ trong độ tuổi 18-30 còn dành sự quan tâm đến sự
kiện “Vì có quốc gia của bạn tham gia” chiếm khoảng 75% trong tổng số
người tham gia khảo sát.

Biểu đồ 2.9. Lý do nhóm khảo sát chọn theo dõi Hội thao Army Games

Nhận xét:

Đây là sự kiện nhận được nhiều người quan tâm và có mức phổ biến
cao với đa dạng ở các nhóm tuổi cũng như trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trong số đó, người khảo sát biết sự kiện qua nhiều nhất ở các loại hình
báo chí, vì vậy cần tập trung phát triển và đẩy mạnh phương tiện truyền thông
này để tiếp tục duy trì tính hiệu quả. Ngoài ra, để có thể đưa thông tin đến gần
hơn với nhóm người tiềm năng (giới trẻ) cần song song tập trung phát triển
mạng xã hội từ đó thu hút đa dạng các nhóm đối tượng hơn. Đồng thời, về
Website chính thức của Hội thao cần phải được đầu tư phát triển hơn vì tuy
nội dung có tính chính xác và cập nhật cao nhưng chưa được phổ biến và
được phát huy.

Các nội dung liên quan về hoạt động quân sự và văn hóa trong Hội thao
là hai khía cạnh được quan tâm nhiều nhất, cần tiếp tục phát huy nhưng đồng
thời cũng cần thay đổi cách truyền thông để tìm ra phương án để đẩy mạnh sự

34
phổ biến cho những khía cạnh khác, từ đó thể hiện giúp công chúng hiểu rõ
hơn về ý nghĩa và mục tiêu của sự kiện để hiểu đúng và đủ.

Tạo hiệu ứng bàn tán sôi nổi, cũng như đẩy mạnh tính tự tôn dân tộc
cũng là những yếu tố tạo động lực giúp sự kiện tăng mức nhận diện với các
đối tượng. Chính vì vậy mà cần chú ý đưa tin nhiều, đúng truyền thông đủ để
khiến mọi người quan tâm và bàn tán sôi nổi trên các nền tảng.

2.2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc
gia qua Army Games

2.2.2.1. Đối với nhóm khảo sát đã biết đến Hội thao
Trong 337 người tham gia khảo sát biết đến Army Games có hơn 75%
số người đã thấy từ khóa “Việt Nam” và cho biết tần suất xuất hiện của từ
khóa ở mức khá cao với lần lượt cao nhất là mức độ 4 (thường xuyên) là
37,4%, mức độ 5 (luôn luôn) là 29,1% và mức độ 3 (thường thường) là
28,3%.

Biểu đồ 2.10. Phần trăm số người tham gia khảo sát nhìn thấy từ khoá “Việt
Nam” xuất hiện trong các thông tin liên quan đến Army Games

35
Biểu đồ 2.11. Tần suất xuất hiện của từ khoá “Việt Nam” trong các thông tin
liên quan đến Army Games

Đồng thời, tần suất xuất hiện của từ khóa “Việt Nam” đối với các quan
điểm tích cực như “Thành viên tham gia tích cực”, “Đạt huy chương, thành
tích ấn tượng” hay các nội dung liên quan đến hoạt động văn hóa hay nước
chủ nhà đăng cai đều ở mức thang đánh giá cao (đều trên thang điểm 3).

Với quan điểm “Nước chủ nhà đăng cai một số bộ môn trong chương
trình” có tần suất xuất hiện rất thường xuyên nhất (giữ ở vị trí thang điểm 5)
với hơn 32,2% người đồng ý. Các quan điểm như “Xuất hiện trong các
chương trình văn hóa” và “Thành viên tham gia tích cực” lần lượt giữ vị trí
cao nhất ở tháng điểm 4 và 3 với 37% và 34,2% người lựa chọn.

36
Biểu đồ 2.12. Các nội dung thường xuyên được nhìn thấy gắn liền với từ khoá
“Việt Nam” trong các thông tin liên quan đến Army Games

Bên cạnh đó, nhìn chung, đa phần mọi người rất đồng ý với các đánh
giá về hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Hội thao quân sự
Army Games. Nhận xét được nhiều người đồng ý nhất chính là “Nội dung
quảng bá văn hoá được truyền tải hấp dẫn” với 38,6% người tham gia khảo
sát đồng ý, 30,7% người đồng ý với đánh giá “Hình thức truyền tải các nội
dung về Army Games dễ tiếp cận, đa dạng” và “Giúp bạn bè quốc tế biết
nhiều hơn đến Việt Nam không chỉ qua văn hóa mà ở các khía cạnh khác”.

Biểu đồ 2.13. Biểu đồ thể hiện thang điểm đánh giá về hoạt động quảng bá
văn hoá Việt qua Army Games

37
Về ý kiến muốn tiếp tục theo dõi các thông tin của sự kiện trong tương
lai, trong 254/512 người tham gia khảo sát biết đến Army Games có 46,1%
người muốn tiếp tục theo dõi, số lượng phân vân là 31,1% và không muốn
theo dõi tiếp tục là 22,8%.

Biểu đồ 2.14. Phần trăm số người khảo sát muốn tiếp tục theo dõi thông tin
về Army Games trong tương lai

2.2.2.2. Đối với nhóm khảo sát chưa biết đến Hội thao

Lứa tuổi 18-30 thể hiện tỷ lệ “không quan tâm” đến các sự kiện quân
sự chiếm cao nhất gần 40%, ngược lại, độ tuổi 30-50 lại chỉ ra sự quan tâm
cao với các thông tin này ở mức gần 25% so với hai lựa chọn còn lại.

Đồng thời, có thể thấy tỷ lệ “bình thường” của nhóm tuổi 18-30 cũng ở
mức cao trong ba lựa chọn khi thể hiện mức độ quan tâm đối với các thông
tin liên quan đến chủ đề quân sự.

38
Biểu đồ 2.15. Mức độ quan tâm đến các sự kiện quân sự của người tham gia
khảo sát (chưa biết đến Army Games) theo các nhóm tuổi.

Trong 174 người tham gia khảo sát không biết đến Hội thao quân sự
Army Games đưa ra đánh giá trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước
qua một sự kiện quân sự thì có đến 56,3% người đồng ý với quan điểm “Hình
thức quảng bá mới lạ”. Đồng thời, ý kiến “Không phù hợp do yếu tố chính
trị”, “Không phù hợp do nội dung chương trình kén người xem” cũng lần lượt
giữ tỷ lệ xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba với 46,6% và 41,4%.

39
Biểu đồ 2.16. Mức độ đánh giá của người tham gia khảo sát (chưa biết đến
Army Games) về quảng bá hình ảnh đất nước qua hội thao quân sự.

Trong đó, nhóm người trẻ tuổi từ 18-30 thể hiện sự đồng ý mạnh mẽ
nhất với quan điểm đây là “ Hình thức quảng bá mới lạ” chiếm hơn 85%.
Đồng thời, đây cũng là nhóm người đồng ý nhiều nhất với 2 quan điểm các
chương trình hội thao quân sự không phù hợp do yếu tố chính trị và nội dung
kén người xem, lần lượt hơn 30% và 40%, theo sau đó là nhóm người từ 30 -
50 tuổi cũng thể hiện cao sự đồng ý với hai quan điểm này so với các quan
điểm còn lại.

Biểu đồ 2.17. Nhận xét của người tham gia khảo sát (chưa biết đến Army
Games) theo nhóm tuổi về chương trình trong hội thao quân sự.

40
Đưa ra đề xuất về mong muốn theo dõi sự kiện trong tương lai, nhóm
người không biết đến Army Games thể hiện rõ quan điểm chiếm tỷ lệ cao
nhất là phân vân với 40,2% và lần lượt câu trả lời có là 34,5%, câu trả lời
không là 25,3%.

Biểu đồ 2.18. Phần trăm số người tham gia khảo sát (chưa biết đến Army
Games) muốn theo dõi các thông tin về Army Games trong tương lai.
Cụ thể, nhóm người trẻ 18-30 tuổi mong muốn theo dõi sự kiện trong
tương lai cao nhất nhưng cũng đồng thời thể hiện sự phân vân cao nhất chiếm
gần 45%. Tương tự nhóm người trên 50 tuổi cũng có tỷ lệ đối với quan điểm
“phân vân” cao nhất do với hai sự lựa chọn còn lại. Đối với nhóm người từ
30-50 tuổi, các lựa chọn có tỷ lệ ngang bằng nhau trong khoảng 20%.

41
Biểu đồ 2.19. Mức độ quan tâm của người tham gia khảo sát (chưa biết đến)
muốn theo dõi các thông tin về Army Games trong tương lai theo nhóm tuổi.
Nhận xét:

Với nhóm người đã biết tới chương trình Army Games, tỷ lệ người
tham gia khảo sát bắt gặp từ khoá “Việt Nam” chiếm tỷ lệ cao. Trong đó,
những thông tin về Army Games có sự xuất hiện của từ khoá “Việt Nam” chủ
yếu là thông tin tích cực như “Thành viên tham gia tích cực”, “Đạt huy
chương, thành tích ấn tượng”. Đặc biệt, nội dung Việt Nam là nước chủ nhà
đăng cai một số bộ môn trong chương trình rất phổ biến đối với số người
được khảo sát.

Nhìn chung, thông tin được gắn liền với từ khoá “Việt Nam” đều là
thông tin tích cực, đầy đủ các khía cạnh của chương trình.

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy, phần trăm số người muốn
tiếp tục theo dõi các thông tin liên quan đến Army Games trong tương lai khá
cao. tuy nhiên, số người phân vân khi được hỏi có muốn tiếp tục theo dõi
Army Games trong tương lai không cũng khá lớn, điều này cho thấy, vẫn cần
có sự cải thiện, nâng cao về chất lượng truyền thông đối với chương trình.
Cần thực hiện các công tác nghiên cứu và theo dõi các chỉ số truyền thông để
đem lại hiệu quả tốt hơn.

42
Đối với nhóm người tham gia khảo sát chưa từng nghe tới Army
Games, nhiều người trong số họ có độ quan tâm lớn đối với lĩnh vực quân sự.
Đặc biệt, nhóm tuổi từ 18-30 có sự quan tâm khá lớn đối với lĩnh vực này.
Đây chính là cơ hội cũng như nhiệm vụ đặt ra, tập trung truyền thông, đổi
mới nội dung dễ tiếp cận hơn đối với giới trẻ. Phần lớn ý kiến cho rằng quảng
bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games là hình
thức quảng bá mới lạ. Tuy nhiên, cũng có khá đông người tham gia khảo sát
cho rằng hình thức này ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm tàng về mặt chính trị. Điều
này cho thấy, công tác truyền thông còn chú trọng vào khâu quản trị, tránh
những tiêu cực có thể xảy ra.

Phần đông người tham gia khảo sát muốn theo dõi chương trình trong
tương lai. Tuy nhiên, ở số người nằm trong độ tuổi từ 18-30 xuất hiện sự phân
vân rất lớn. Điều này cho thấy, công tác truyền thông cần tiếp tục để duy trì
lượng người quan tâm vốn có, thúc đẩy nhiều hơn đối tượng trẻ từ 18-30 theo
dõi chương trình Hội thao Quân sự.

2.3. Phân tích màn thể hiện của Việt Nam tại Army Games từ năm
2020 đến nay:

2.3.1. Năm 2020:

Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) là một sự kiện lớn và rất
nhiều nước tham dự. Army Games không đơn thuần là một cuộc thi mà còn là
nơi thể hiện sức mạnh, trình độ, bản lĩnh của quân đội các nước tham gia.
Tham gia Army Games từ 2018, nhưng khi đến lần tham dự thứ ba - Hội thao
quân sự Army Games 2020, Việt Nam mới đạt được những thành tích lớn, tự
hào mục tiêu vượt lên chính mình, xuất sắc mang về đất nước huy chương
danh giá.

Theo bảng khảo sát nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện với hơn 500
người hiện đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho thấy hầu
hết các yếu tố về thành viên tích cực tham gia, đạt huy chương, thành tích ấn
43
tượng hay xuất hiện trong các chương trình văn hóa hay việc nước chủ nhà
đăng cai một số bộ môn trong chương trình cũng nhận được những đánh giá
khả quan. Không phải là điều ngẫu nhiên khi Quân đội Nhân dân Việt Nam
tham gia tích cực các kỳ Army Games. Tham gia Hội thao Quân sự quốc tế là
một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa chính sách đối ngoại, chủ
động hội nhập quốc tế và tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc từ sớm, từ xa. Army Games như một cuộc diễn tập quy mô lớn ở
điều kiện gần nhất với thực tế để đánh giá và nhận xét không chỉ về khả năng,
khí tài quân sự của từng quốc gia, mà còn thể hiện kỹ năng, trình độ, sự nhạy
bén của từng đội tuyển tham gia. Đây cũng là dịp giúp Việt Nam có cơ hội
được cọ xát thực tế, góp phần nâng cao các phương pháp luyện tập, là ý tưởng
cho những chiến lược quân sự và sử dụng có trang thiết bị quân sự hiện đại
của các nước có nền quốc phòng tiên tiến như nước chủ nhà Nga.

Tại Army Games 2020, đoàn tuyển Việt Nam thuộc 11 đội tuyển với
hơn 200 vận động viên, sục sôi tinh thần yêu nước, chiến đấu hết mình vì
màu cờ sắc áo. Trong cuộc thi, phải thi đấu với rất nhiều đội tuyển mạnh về
vũ khí trang bị tối tân hiện đại, thể lực cường tráng, gặp khó khăn về thời tiết,
khí hậu, nhưng các đội tuyển quân đội nhân dân Việt Nam đã thi đấu rất dũng
cảm, tự tin.

Đánh giá về sự kiện này, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham
mưu trưởng, Trưởng đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam dự Army Games
2020 nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc
Việt Nam cử lực lượng tham gia Army Games 2020 để khẳng định sự coi
trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với LB Nga, trong đó hợp tác
quốc phòng là một trụ cột quan trọng, góp phần vào việc thực hiện thành
công Năm chéo Việt - Nga 2019-2020 nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1950 - 2020). Sự tham gia của Đoàn Quân
đội Nhân dân Việt Nam góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam
với các nước, tôn vinh hình ảnh, uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh

44
hùng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và khẳng định sự chủ động,
tích cực, trách nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng, của Việt
Nam nói chung trong hội nhập quốc tế”.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia phải giảm số lượng
đội tuyển tham gia, việc Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Army
Games 2020 với số lượng thành viên nhiều hơn các năm trước đã khẳng định
Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực tham gia các hoạt
động giao lưu, hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác chiến lược về quân sự,
quốc phòng như Liên bang Nga, thể hiện trách nhiệm của QĐND Việt Nam
với các hoạt động quân sự quốc tế, khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam nói
chung và QĐND Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.

2.3.2. Năm 2021:

Tại Army Games 2021, Đoàn QĐND Việt Nam tham gia với quy mô
lớn, tranh tài ở nhiều cuộc thi: Xe tăng hành tiến, Lộ trình an toàn, Kinh tuyến
(địa hình quân sự), Đội quân văn hóa, Bắn súng chiến thuật, Cúp biển, Người
bạn trung thành, Ranh giới xạ thủ, Xạ thủ bắn tỉa, Kỹ năng thành thục, Thợ
quân khí giỏi, Pháo thủ giỏi, Bầu trời quang đãng, Môi trường an toàn, Tiếp
sức quân y, Bếp dã chiến, Vùng tai nạn. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, Hải
quân nhân dân Việt Nam cử biên đội tàu 015 - Trần Hưng Đạo và 016 -
Quang Trung tham gia cuộc thi Cúp biển. Tại Army Games 2021, Đoàn
QĐND Việt Nam tham gia tổng cộng 15/34 môn thi đấu trong khuôn khổ
Army Games, gồm 13 môn thi ở nước ngoài và 2 môn thi tổ chức ở Việt
Nam.

Lần đầu tiên trong lịch sử tại Hội thao quốc tế, Việt Nam được đồng
đăng cai các nội dung thi tại Army Games 2021. Cùng với việc tiếp tục đưa
các đoàn đội tuyển đi tham gia hội thao tại nước ngoài, Bộ Quốc phòng Việt
Nam đăng cai hai nội dung thi đấu tại Việt Nam, bao gồm xả thủ bắn tỉa dành
cho các tuyển thủ quân đội và vùng tai nạn cho các lực lượng cứu hộ cứu nạn

45
các nước. Công tác chuẩn bị và điều hành Hội thao diễn ra trong điều kiện
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu; khí hậu, thời tiết
khắc nghiệt, nên việc phối hợp, hiệp đồng với các nước gặp khó khăn, ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình luyện tập và thi đấu của các vận động viên.

Dấu ấn của đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã được thể hiện ngay ở
những môn lần đầu tiên tham gia thi đấu, gồm: Cúp biển, Kinh tuyến, Xạ thủ
chiến thuật, Đội quân văn hóa và Thợ quân khí giỏi. Ở môn Cúp biển, đoàn
Việt Nam cử biên đội tàu hộ vệ 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung thi
đấu ở thành phố Vladivostok. Đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành huy chương
Bạc toàn đoàn, xứng đáng trở thành một trong những đội tuyển có thành tích
tốt nhất trong lịch sử phần thi Cúp biển. Tại cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa diễn ra
trong bốn giai đoạn và được sử dụng ba loại vũ khí là súng ngắn Makarov
K59, súng trường tự động AK74 và súng bắn tỉa SVD 7,62 mm. Tổng thành
tích sau 4 giai đoạn, Đội tuyển Thăng Long của Việt Nam đã xuất sắc giành
vị trí vô địch với 6 điểm. Tại phần thi Vùng tai nạn, đội tuyển Việt Nam cũng
đã rất cố gắng, giành huy chương bạc và xếp sau đội tuyển Nga. Tại Bảng 1
giải đua xe tăng Tank Biathlon, đội tuyển Quân đội nhân dân cũng đã nỗ lực
hết sức mình, cố gắng trụ hạng thành công vượt trội so với năm ngoái trong
lần đầu tranh tài với các đội mạnh nhất.

Tuy không đạt được giải trong phần đua xe tăng Biathlon, nhưng thành
tích đã được cải thiện đáng kể so với Army Games 2020. Đội Kinh tuyến đoạt
huy chương đồng, trong khi đội Xạ thủ chiến thuật xếp hạng 4/10 với nhiều
nội dung. Đội tuyển Công Binh giữa được huy chương đồng ba năm liên tiếp.
Trong phần Bếp dã chiến và Thông tin giành huy chương đồng, đội tuyển
Pháo binh xếp thứ nhất trong 5 đội không thuộc các nước khối SNG. Một số
đội tuyển đã vươn lên vị trí thứ 4, áp sát thành tích đoạt huy chương đồng. Ở
môn thi Đội quân văn hoá, đội tuyển Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội Nhân
dân Việt Nam xếp thứ 4/13 với 8 giải thưởng lớn. Đội tuyển cũng đoạt hai
cúp đặc biệt do khán giả bình chọn gồm cúp cho đội tuyển có video tự giới

46
thiệu thu hút lượng xem và yêu thích nhiều nhất với hơn 159.000 lượt xem và
hơn 26.000 lượt yêu thích, cùng cúp cho đội tuyển được khán giả bình chọn
cao nhất với điểm số 3,55/5.

Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch đăng cai cuộc thi “Xạ thủ bắn tỉa
và vùng tai nạn” tại Army Games 2021, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân
sự phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng website thông tin về Army
Games. Đây là website chính thức của Bộ Quốc phòng nhằm cập nhật kịp
thời thông tin về công tác chuẩn bị Army Games, về hai môn thi đấu tại Việt
Nam cùng các tin tức từ chủ nhà Liên Bang Nga cũng như các quốc gia đồng
tổ chức Army Games 2021. Hình thức truyền tải phong phú, đa dạng với các
tin tức, bài viết, video clip hình ảnh video về các hoạt động bên lề. Ngoài ra,
website còn cung cấp những thông tin cơ bản về các kỳ Army Games từ năm
2015 đến nay, sự tham gia của Quân đội trong các kỳ Army Games gần đây;
về Quân đội nhân dân Việt Nam; Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019;
công tác đối ngoại quốc phòng; Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực
lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc; công tác cứu hộ, cứu nạn; xử lý bom,
mìn sau chiến tranh; giải quyết hậu quả dioxin; đất nước, con người, văn hóa,
ẩm thực và các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Sáng ngày 4 tháng 5 năm 2021, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với
Cục Đối Ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi
“Tìm hiểu về Hội thao Quân sự Quốc tế - Army Games”. Đây là cuộc thi rất
có ý nghĩa nhằm phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về Hội thao Quân sự Quốc
tế - Army Games qua các kỳ Hội thao với mục đích chính là tăng cường hợp
tác quân sự quốc tế giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ quốc phòng
tin cậy; đồng thời tôn vinh những thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam
tại các kỳ Hội thao, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ quốc phòng song
phương cũng như củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước
trên thế giới. Năm 2021, ngoài tham gia nhiều nội dung, Việt Nam đang tích

47
cực chuẩn bị để dự kiến trở thành một trong các nước chủ nhà đăng cai một
số môn thi.

Tại Army Games 2021, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Alexey
Yurievich Krivoruchko đặc biệt cảm ơn Nhà nước và Quân đội Việt Nam đã
quyết định đăng cai và tổ chức nội dung thi đấu thuộc Army Games 2021
trong điều kiện đặc biệt. Cùng với sự phối hợp và hỗ trợ của Nga, việc tổ
chức thành công một sự kiện quân sự quốc tế có quy mô lớn như Army
Games 2021 đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc
tế, đối ngoại cũng như chính sách ngoại giao văn hóa, quốc phòng của Việt
Nam.

2.3.3. Năm 2022:

Army Games 2022 được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cơ
bản đã được kiểm soát. Với quyết tâm, nỗ lực của Bộ Quốc phòng Việt Nam,
sự phối hợp tham gia của các nước, Hội thao Quân sự quốc tế đã diễn ra
thành công tốt đẹp. Cũng trong kỳ thi này, Việt Nam một lần nữa vinh dự lần
thứ 2 đăng cai Cuộc thi Vùng Tai Nạn. Army Games 2022 diễn ra từ ngày 13
đến 27-8 và có 264 đội tuyển đến từ 34 quốc gia tham gia tranh tài ở 34 nội
dung thi đấu. Army Games lần này được tổ chức ở 12 quốc gia, bao gồm:
Nga, Algeria, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Iran, Kazakhstan,
Mongolia, Uzbekistan, Venezuela và Việt Nam.

Cuộc thi “Vùng tai nạn” nằm trong khuôn khổ Army Games 2022 được
tổ chức tại Việt Nam có sự tham gia của 6 đội tuyển quốc gia gồm: Cộng hòa
Belarus, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Mali,
Liên bang Nga, cùng nước chủ nhà Việt Nam. Việt Nam là một trong những
quốc gia thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi
khí hậu. Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải gánh chịu từ hàng
chục cơn bão nhiệt đới và hàng trăm hiểm họa khác đến từ thiên nhiên, và tác
động của con người. Quân đội Nhân dân Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc thi

48
“Vùng tai nạn” không chỉ nhằm mục đích giao lưu, thi đấu thể thao quân sự,
mà còn vì một mục tiêu nhân văn hơn, nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng
cao năng lực cứu hộ cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các nước
tham gia, vì

một thế giới hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển.

Cùng với việc đăng cai tổ chức cuộc thi “Vùng tai nạn” tại Việt Nam,
Quân đội Nhân dân Việt Nam còn cử các đội tuyển tham gia thi đấu ở một số
nội dung khác như: Xe tăng hành tiến (thi đấu tại LB Nga), Đội quân văn hóa
(LB Nga), Tiếp sức quân y (LB Nga), Đột phá đặc biệt (LB Nga), Môi trường
an toàn (Uzbekistan), Bếp dã chiến (Uzbekistan), Kỹ năng thành thục
(Belarus), Xạ thủ chiến thuật (Kazakhstan) và Kinh tuyến (Kazakhstan). Đặc
biệt, tại lần thứ hai Việt Nam tổ chức đăng cai Cuộc thi "Vùng tai nạn", công
tác chuẩn bị và điều hành diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Song
với tinh thần quyết tâm cao, các lực lượng đã chủ động hiệp đồng, triển khai
đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban
tổ chức hội thao đã tổ chức thành công cuộc thi, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh việc hoàn thành các nội dung thi đấu, đã tổ chức tốt Lễ thượng cờ,
khai mạc, bế mạc và các hoạt động bên lề hội thao, qua đó bạn bè các nước
được hiểu biết thêm về truyền thống văn hóa, hình ảnh đất nước, con người
và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thành tích cụ thể của các đội tuyển của QĐND Việt Nam tại Army
Games 2022 như sau: Đội tuyển Vùng tai nạn (Huy chương vàng); Đội tuyển
Đội quân văn hóa (Huy chương bạc); Đội tuyển Kỹ năng thành thục (đội nam
giành Huy chương bạc, đội nữ giành Huy chương đồng); Đội tuyển Tiếp sức
quân y (Huy chương đồng); Đội tuyển Môi trường an toàn (Huy chương
đồng); Đội tuyển Bếp dã chiến (Huy chương đồng), Đội tuyển Xạ thủ chiến
thuật và Đội tuyển Kinh tuyến cùng xếp ở vị trí thứ 4; Đội tuyển Xe tăng lọt
vào tới vòng bán kết. Ngoài ra, trong lần đầu tiên tham gia một kỳ Army

49
Games, Đội tuyển Đột phá đặc biệt với thành phần gồm 12 học viên quân sự
đang học tập tại LB Nga đã giành Huy chương đồng.

Đặc biệt trong phần thi “Đội quân văn hóa” tại Army Games 2022,
nhằm góp phần giới thiệu những đặc trưng tiêu biểu của di sản văn hóa Việt
Nam, góp phần hào chung sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa các nước
trên phạm vi toàn thế giới. Không gian triển lãm được xây dựng theo hướng
mở rộng, tiếp cận theo hướng màu sắc chính xanh và đỏ. Trung tâm triển lãm
là biểu tượng Thủ đô Hà Nội với hình ảnh Khuê Văn Các màu xanh, thể hiện
sự phát triển và hòa bình. Bốn trụ cột nằm bốn hướng màu đỏ cách điệu
đường cong của Trống đồng, thể hiện ý chí quật cường của nhân dân Việt
Nam trong lịch sử.

2.4. Tác động của việc tham gia Army Games tới hình ảnh Việt Nam
trên đấu trường quốc tế:

2.4.1. Tăng cường nhận diện và quảng bá văn hoá:


Qua các kỳ Army Games được tổ chức và tham gia, có thể nói rằng, Việt
Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước đối với
bạn bè thế giới. Điều này được chứng minh qua những thành tích xuất sắc mà
đội thi Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được tại đấu trường Army
Games. Thêm vào đó, những phần thi văn hoá - nghệ thuật cũng là cách giúp
Việt Nam lan toả được hình ảnh quốc tại đấu trường quốc tế này. Số bài đăng
báo, lượt tương tác trên các trang mạng xã hội, nhận xét của phóng viên nước
bạn có mặt trực tiếp tại cuộc thi cũng là minh chứng không kém phần quan
trọng, thể hiện được hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua cuộc
thi.

Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, trên tổng số 512 người
tham gia khảo sát có hơn 65% người biết tới Hội thao quân sự quốc tế Army
Games. Đồng thời, trong số 337 người tham gia khảo sát biết đến Hội thao,
có trên 67% số người đánh giá “Đây là sự kiện lớn được nhiều người quan

50
tâm” là lý do khiến họ biết đến sự kiện. Điều này cũng phần nào chứng tỏ
được mức độ phổ biến cũng như hiệu quả truyền thông, tăng tính nhận diện
cho hình ảnh quốc gia thông qua chương trình.

2.4.1.1. Quảng bá hình ảnh con người, lòng tự hào dân tộc của người
Việt Nam

Từ lâu, bằng tâm huyết, bản lĩnh, trí tuệ và những chiến công xuất sắc
của mình, quân đội ta đã được nhân dân tin yêu trao cho danh hiệu cao quý
“Bộ đội Cụ Hồ”, trở thành tài sản riêng và giá trị văn hóa quân sự độc đáo
của Quân đội và nhân dân ta. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt
Quân đội ta với quân đội các nước khác. Điều này còn được thể hiện rất rõ
trong quá trình đội thi Quân đội Nhân dân Việt Nam tham dự chương trình
Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games.

Việt Nam xuất hiện với hình ảnh một quốc gia, một đội thi với những
chiến sĩ tinh thần mạnh mẽ, sáng ngời phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”. Đội tuyển
Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao bởi nỗ lực, quyết tâm, tinh thần
thi đấu cao thượng, đoàn kết, giao lưu, học hỏi, song cũng không kém phần
quyết liệt vì màu cờ sắc áo.

Tham gia chương trình, Quân đội nhân dân Việt Nam có cơ hội được
thể hiện tiềm lực quân sự, kỹ năng chiến đấu trong quân đội và tinh thần
chiến đấu không ngại gian khó. Đặc biệt, trong kỳ Army Games 2020, Quân
đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện cho bạn bè quốc tế thấy được tinh thần thi
đấu, ý chí vượt khó của Đội tuyển Xe tăng Quân đội nhân dân Việt Nam,
khiến nhiều bạn bè quốc tế thán phục. Việt Nam là đội thi duy nhất thi đấu tại
Army Games 2020 không có xe tăng T-72B3 trong biên chế. Bằng tinh thần
mạnh mẽ và ý chí kiên cường, đội thi của Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ
được khí tài, giành lấy chiến thắng.

Các thành viên đến từ các đội tuyển khác và các phóng viên đến từ
những quốc gia khác nhau cũng dành nhiều lời khen dành cho đội tuyển Việt

51
Nam. Phóng viên Liuguang của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông
- Trung Quốc) cho biết: “Tôi đã theo dõi tất cả các trận đấu của Đội tuyển Xe
tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Army Games 2020. Đội tuyển của các
bạn thi đấu rất tuyệt vời. Trước khi trận đấu vòng chung kết bảng 2 bắt đầu,
tôi còn ra tận nơi Đội tuyển Xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam hiệu chỉnh
kỹ thuật lần cuối. Tôi vẫn luôn tin Đội tuyển xe tăng Quân đội Nhân dân Việt
Nam sẽ chiến thắng”.

Đại tá Htin Lin - Đội trưởng Đội tuyển xe tăng Myanmar cũng dành
những lời khen có cánh dành cho đội thi của Việt Nam: “Mặc dù xe tăng T-
72B3 không có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng qua
quan sát, theo dõi, tôi thấy Đội tuyển Xe tăng của các bạn rất chăm chỉ, tận
dụng thời gian làm quen trang thiết bị, hiệu chỉnh và tập luyện trên thao
trường Alabino ngay những ngày đầu. Tôi tin rằng Đội tuyển Xe tăng Quân
đội Nhân dân Việt Nam thi đấu sẽ thành công”.

Thiếu tướng Aleksandr Peryazev, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Các
lực lượng vũ trang LB Nga, trọng tài chính của Army Games 2021 cũng nhận
xét: “Đội tuyển Việt Nam cho thấy, họ được huấn luyện ở mức chuyên
nghiệp cao, tuân thủ kỷ luật và các quy định thi đấu. Đó là điều rất đáng tôn
trọng”. Điều này càng khẳng định được phẩm chất, cũng như chất lượng đào
tạo, huấn luyện của đội tuyển Quân đội Nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè
quốc tế. Việc tham gia Army Games 2021 là điểm nhấn trong công tác đối
ngoại quốc phòng, củng cố quan hệ hữu nghị giữa LB Nga và các nước, tôn
vinh hình ảnh uy tín của quân đội Việt Nam anh hùng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại.

Có thể thấy, cứ mỗi năm tham dự Army Games, Việt Nam lại tham gia
nhiều bộ môn và đạt được thành tích cao hơn theo từng năm. Hơn nữa, từ là
một thành viên tham gia cuộc thi, Việt Nam đã chính thức đăng cai một số bộ
môn kể từ kỳ Army Games 2021. Điều này chứng tỏ được những gì chúng ta

52
thể hiện được qua chương trình đã phần nào chứng minh được sức mạnh,
tiềm lực cũng như có được sự tin tưởng đến từ ban tổ chức cuộc thi - LB Nga.

Đặc biệt, lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam được thể hiện
rất rõ qua cuộc thi. Theo quan sát và ghi nhận của anh Đinh Trọng Hải, phóng
viên báo Quân đội Nhân dân, là một trong số 3 đơn vị được cử tới cuộc thi để
thực hiện công tác lấy tin trong nhiều năm gần đây, trên khán đài của thao
trường Alabino, trong những ngày Đội tuyển xe tăng Quân đội Nhân dân Việt
Nam thi đấu, cờ Việt Nam xuất hiện rất nhiều. Khẩu hiệu “Việt Nam vô
địch”, những ca khúc hùng tráng như “Như có Bác trong ngày đại thắng”,
“Năm anh em trên một chiếc xe tăng”,...đã được cất lên tại cuộc thi. Sự cổ vũ
nhiệt tình đó đến từ hàng trăm kiều bào, du học sinh Việt Nam đang sinh
sống, học tập tại Moscow. Số lượng khán giả Việt Nam tới cổ vũ với các tiết
mục có sự xuất hiện của đội tuyển Việt Nam có lúc còn đông, cổ vũ nhiệt tình
hơn khán giả Nga tại chính quê nhà của họ.

Điều này gây ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế về lòng yêu nước, lòng
tự tôn dân tộc của đồng bào Việt Kiều xa tổ quốc, vẫn một lòng hướng về
Việt Nam. Dù xa quê hương, những người con đất Việt vẫn mang đầy đủ văn
hoá, cổ vũ của đất nước mình đến bất cứ nơi đâu. Đó là thứ văn hoá nồng
nhiệt, chạm vào cảm xúc của cả những cổ động viên đội bạn. Mỗi lần lá cờ đỏ
sao vàng được phất lên, cả khán đài của thao trường Alabino lại rực rỡ tiếng
hò reo cổ vũ bằng rất nhiều thứ tiếng. Không còn phân biệt bởi đường biên
giới quốc gia, văn hoá cổ vũ Việt đã hòa chung với bạn bè quốc tế. Có thể
thấy, không chỉ nhận được sự ủng hộ của khán giả trong nước, lòng tự hào
dân tộc của nhân dân là thứ tinh thần xuyên biên giới, cho bạn bè quốc tế thấy
được sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam to lớn đến nhường nào.

Tạp chí Văn hoá Quân sự, số 182, tháng 10 năm 2020, phỏng vấn một
số phóng viên nước ngoài có mặt tại cuộc thi, phóng viên Tomilin Vadim của
tờ Rossiyskaya Gazeta (Liên Bang Nga) vô cùng ấn tượng trước cổ động viên
Việt Nam, bày tỏ rằng: “Trực tiếp có mặt trên khán đài ở Alabino, tôi rất hào
53
hứng với không khí cổ vũ sôi động từ người hâm mộ của các đội tuyển. Đặc
biệt là cổ động viên Việt Nam, các bạn mang cả loa đài và micro, có cả người
dẫn chương trình riêng khuấy động của khán đài”.

Và cũng tại đây, lá cờ quốc kỳ Việt Nam cũng trở nên rực rỡ nhất. Đó
là lá cờ Tổ quốc với chữ ký từ đảo Tốc Tan (Quần đảo Trường Sa) tung bay
dưới nắng vàng của thao trường. Lá cờ từ bạn sinh viên Nghiêm Xuân Hợi,
Trường Đại học Hàng không Moscow, được vệ binh tặng cho kíp xe tăng
Việt Nam ngay tại vạch đích. Ở đâu có cờ đỏ sao vàng, ở đó có tâm hồn Việt.
Văn hoá Việt hiện diện ở từng cuộc thi, mỗi cuộc giao lưu hay cả trong cuộc
sống hàng ngày. Đó là thứ văn hoá chân thành nhưng cũng không hề thiếu
phần tinh tế, truyền thống và cả sự hiện đại.

Văn hoá ăn mừng của người Việt cũng là điều gây ấn tượng đối với bạn
bè quốc tế. Trước đây, đối với nhiều sự kiện như Đội tuyển bóng đá U22 Việt
Nam dành chiến thắng, hay những chiến thắng khác tại các cuộc thi thể thao
quốc tế, cổ động viên Việt Nam luôn gây ấn tượng bởi độ chịu chi cũng như
sự cổ vũ nhiệt tình đối với các đội tuyển nước nhà. Ngoài việc cố vũ trực tiếp,
các mạng xã hội của Việt Nam cũng được nhuộm đỏ bằng màu sắc lá cờ Tổ
quốc, đăng tải các post cổ vũ, chúc mừng chiến thắng khiến ai cũng như được
lan tỏa niềm vui dành cho Tổ quốc, tạo nên một không khí vui mừng, đoàn
kết. Điều chứng tỏ phần nào được sự quan tâm của người dân, đặc biệt là cả
giới trẻ về những sự kiện quan trọng của đất nước, cho thấy được lòng tự hào
dân tộc, yêu nước của người dân nước ta lớn đến mức nào.

Trên mạng xã hội, báo chí, các nội dung về quân sự vốn thường được
coi là khá khó để tiếp cận với giới trẻ bởi tình chất có phần khô khan. Nhưng
thực tế cho thấy, người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng có độ
quan tâm cực kỳ cao. Một số kênh lớn đưa tin trực tiếp về Hội thao quân sự
Quốc tế Army Games đều có tương tác cao. Trang Fanpage chính thức của
Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đạt 262 nghìn người theo dõi. Các nội
dung trực tiếp về Army Games đều đạt số lượt xem lớn. Video phát trực tiếp
54
“Chuyển động Army Games 2021” của kênh và Livestream trực tiếp các phần
thi của đội tuyển Việt Nam tại kỳ Army Games 2021 trên trang đạt tổng hơn
2 triệu lượt xem. Trang Fanpage “QPVN - ARMY GAMES” của Trung tâm
phát thanh - truyền hình Quân đội đạt tới 3,6 nghìn lượt theo dõi. Fanpage
“Diễn đàn Quân sự - Vũ khí và Army Games”, diễn đàn của Báo Quân đội
nhân dân về quân sự - quốc phòng, vũ khí trang bị cũng đạt tới 12.000 lượt
theo dõi. Trên nền tảng Facebook, nhiều các kênh thông tin của giới trẻ và
một số hội nhóm khi đăng bài về Việt Nam tại Army Games cũng thu về tới
xấp xỉ 20.000 tương tác mỗi bài. Các lượt phát trực tiếp trên Youtube về các
phần thi của Việt Nam tại Army Games có video đạt tới 2,3 triệu lượt xem.

Qua đây, chúng ta thấy được việc quảng bá hình ảnh về con người,
lòng tự tôn dân tộc đã phát huy được tốt hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, vẫn
còn những khía cạnh chúng ta có thể cải thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả
của công tác đối ngoại thông qua quân sự, quốc phòng.

2.4.1.2. Quảng bá văn hoá Việt Nam

Trong số 12 đội tuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia
Army Games 2020, Đội tuyển Văn hoá nghệ thuật (VHNT) gặt hái nhiều giải
thưởng nhất: Bằng khen và cúp (duy nhất trong số 10 nước tham gia) vì có sự
đóng góp xuất sắc cho Chương trình văn hoá nghệ thuật của Diễn đàn kỹ
thuật quân sự - Army Games 2020. Những phần thưởng của Ban tổ chức
Army Games 2020 đã thể hiện sự thành công của Đội tuyển Văn hoá Nghệ
thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, nhiều hơn những lời ca, điệu
múa, đội đã đem đến cho công chúng Nga một sự trải nghiệm sâu sắc tại ngôi
nhà Hữu nghị. Trong những ngày diễn ra sự kiện, ngôi nhà Hữu nghị của
đoàn Việt Nam đã trở thành một địa chỉ đặc biệt hấp dẫn với người dân
Moscow, du khách và những người Việt đang học tập, sinh sống tại Nga. Dù
đã được báo trước về số người quan tâm tới văn hoá Việt nhưng đội Văn hoá
Nghệ thuật cũng bất ngờ trước lượng khách tham quan. Hàng nghìn ly trà sen,
thưởng thức cùng ô mai Hà Nội, bánh đậu xanh Hải Dương, mứt sen đã hết
55
veo ngay trong những ngày đầu khai trường. Đặc biệt, trải nghiệm in tranh
dán Đông Hồ đã thu hút được sự chú ý lớn đến từ khách tham quan.

Tranh Đông Hồ được coi là nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt
Nam. Đề tài trong tranh Đông Hồ được lấy cảm hứng từ truyện dân gian,
cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân khi xưa. Chất liệu để làm nên
tranh Đông Hồ thường là giấy gió, mực nho. Tranh Đông Hồ được sử dụng
chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các
nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời. Bà Svetlana Pogosyan -
Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học quốc gia Armenia, cho biết: “Với tranh
Đông Hồ, tôi lại có thêm hiểu biết về văn hoá Việt Nam. Nếu có cơ hội, nhất
định tôi sẽ đến thăm đất nước các bạn” sau khi được cầm trên trên tay tờ tranh
in do chính mình làm ra.

Tại Ngày hội Văn hoá kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, tham gia Army Games 2020, Đội tuyển Việt Nam
tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi tiết mục nhảy sạp của Việt Nam đã tạo nên
bầu không khí hứng khởi, thu hút hầu hết khách tham quan. Nhảy sạp là điệu
múa dân gian đặc sắc của dân tộc Thái trong những dịp vui hay trong lễ hội
xuân. Dẫu còn rất lúng túng bắt nhịp để bước qua những cây tre, nhưng nụ
cười, niềm háo hức đã hâm nóng cả nhà Hữu Nghị. Ai cũng cố để có được 1
lần, rồi nhiều lần thử, để rồi hình thành nên bầu không khí hân hoan, ấm áp
của những người chiến sĩ đến từ những vùng miền khác nhau. Đặc biệt nhất là
việc Đội thiết lập kỷ lục dựng 3 tiết mục hát tập thể trong 3 giờ theo đề nghị
của Ban tổ chức để biểu diễn tại lễ bốc thăm Cuộc thi xe tăng. Có thể nói, văn
hoá Việt đã tỏa sáng trên xứ sở Bạch Dương qua cuộc thi lần này.

Về ẩm thực, ẩm thực Việt Nam vốn đã nổi tiếng thế giới khi vào cuối
năm 2022, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - World Culinary Awards đã vinh
danh Việt Nam là “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á 2022”, vượt qua nhiều
tên tuổi khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn
Quốc, Thái Lan,..Tại kỳ Hội Thao quân sự Army Games 2020, rất nhiều các
56
phóng viên người Nga, phóng viên, vận động viên các nước tham gia Army
Games 2020 vốn biết về ẩm thực Việt từ lâu nhưng chỉ khi đến hội thao mới
có cơ hội được thưởng thức.

Trong những ngày diễn ra Army Games 2020, gian biểu diễn, trưng
bày của Đội tuyển Bếp dã chiến QĐND Việt Nam đã luôn thu hút được sự
qua tâm đông đảo của khách tham quan. Những món ăn bình dân thường
ngày ở đất Việt như chả giò rế, phồng tôm chiên, thịt lợn quay giò bì,... cũng
như các sản phẩm “made in Vietnam” bỗng chốc “lên ngôi” trở thành đặc sản
tại Army Games 2020. Vào hôm khai mạc, các “anh nuôi” của Đội tuyển Bếp
dã chiến QĐND Việt Nam đã chuẩn bị tới 600 chả giò rế, 20kg thịt lợn quay
giò bì, 20kg thịt bò làm sốt vang, một thùng lớn phồng tôm, dưa góp, bánh
trôi, bánh chay, bánh dợm để phục vụ khách tham quan. Chỗ thức ăn được
chuẩn bị đã hết sạch trong vòng 1,5 tiếng đồng hồ. Rút kinh nghiệm từ lần
đầu tiên tham gia, năm 2019, hơn 350 chiếc nem, hàng trăm suất bún chả Hà
Nội, thịt bò sốt vang, cà-phê trứng, nước chè búp Thái Nguyên, bánh đậu
xanh Hải Dương… được mang ra để mời khách tại Army Games 2019 và
được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Army Games 2020, đội tuyển thay đổi “chiến thuật” khi “đãi khách”
bằng món chả giò rế và bánh rợm, và hai món ăn này đã được ban tổ chức lựa
chọn là “đặc sản” để tiếp khách đoàn cấp cao Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Gian bếp của Đội tuyển Bếp dã chiến Quân đội Nhân dân cũng là tâm
điểm của các cơ quan truyền thông nước ngoài. Sau khi ghi hình và hỏi kỹ về
công thức chế biến, các phóng viên nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội
thưởng thức các món ăn do các các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam
vừa làm.

Các vận động viên của Việt Nam không chỉ thi đấu hết mình vì màu
cờ, sắc áo mà còn luôn thường trực nụ cười trên môi, giới thiệu, quảng bá văn
hoá Việt Nam đậm đà bản sắc đến bạn bè quốc tế.

57
Vào năm 2021, Đội tuyển Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội Nhân dân
Việt Nam lại đạt được một thành tích vô đáng tự hào khi đạt trọn vẹn hai cúp
đặc biệt duy nhất của cuộc thi, đều do khán giả quốc tế bình chọn. Đó chính
là giải thưởng dành cho đội tuyển có video clip tự giới thiệu thu hút lượng
người xem và yêu thích nhiều nhất với 159.000 lượt xem, hơn 26.000 lượt
yêu thích và Cúp cho đội tuyển được khán giả bình chọn cao nhất với điểm số
3,55/5 điểm. Điều này càng chứng minh cho sức hút của văn hoá Việt Nam
và độ hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt thông qua chương trình Hội
thao Quân sự Quốc tế Army Games tới Kiều bào Việt Nam tại nước ngoài và
công chúng nước ngoài.

Tham gia cuộc bình chọn này có 19 đội tuyển, trong đó có Đội tuyển
Văn hóa - Nghệ thuật QĐND Việt Nam, với sứ mệnh quảng bá, tôn vinh hình
ảnh, vị thế đất nước, văn hóa, con người, QĐND Việt Nam đến với bạn bè
quốc tế qua tiết mục “Giai điệu kết nối”.

Tại phần thi của Đội tuyển Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam, ca sĩ
Lương Nguyệt Anh cùng tốp múa đã mang đến cho ban giám khảo cùng khán
giả tiết mục mãn nhãn “Cô đôi thượng ngàn”. Sau đó, cô đã tiếp tục trình bày
đơn ca khúc “Ôi trời vẫn còn chưa tối”, một bài nhạc Nga. Với vũ đạo đẹp,
giọng hay hay, có thể nói rằng Lương Nguyệt Anh đã có sự thăng hoa cần
thiết để “nhập” vào bài trình diễn “Cô đôi thượng ngàn”, đòi hỏi sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa hát và vũ đạo, xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cổ xưa
của người Việt, đó chính là tín ngưỡng thờ Mẫu, quan niệm thế giới tự nhiên
được chia thành các phủ: Trời, rừng, nước và đất dưới sự cai quản của các nữ
thần, người Việt theo tín ngưỡng thờ Mẫu thờ cúng các nữ thần cùng với các
vị thánh là những nhân vật trong lịch sử hoặc huyền thoại, có công với dân,
đất nước và có quyền năng trong các điện thờ.

Ở Cuộc thi Đội quân Văn hóa tại Army Games 2021, Đội tuyển Văn
hóa - Nghệ thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có vinh dự được quảng bá
Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ
58
Mẫu” với bạn bè quốc tế. Ban giám khảo thực sự bất ngờ trước “lộc” của
“cô”, những túi quà nhỏ xinh xinh, với cà phê, kẹo, bánh đậu xanh, rất mộc
mạc, giản dị mà chân tình.

Tới năm 2022, văn hoá Việt Nam tiếp tục cho thấy được sức hút khi
chứng kiến rất đông bạn bè quốc tế tới thăm các gian hàng triển lãm. Chứng
tỏ chiến lược của chúng ta khi quảng bá văn hoá qua sự kiện đều mang lại
hiệu quả tốt.

Tại phần thi Văn nghệ, hai nghệ sĩ gồm Thiếu tá Lê Thị Vân Mai,
Khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi (Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội) và Thiếu uý Trần Hoàng Oanh (Đoàn Văn công Bộ đội Biên
phòng) đã hoàn thành phần thi biểu diễn nhạc cụ song tấu tại Army Games
2022. Với hai tác phẩm dự thi là “Việt Nam quê hương tôi”, sáng tác của
nhạc sĩ Đỗ Bảo và “Ước hẹn”, sáng tác của NSND Xuân Bắc, do nghệ sĩ Lê
Thị Vân Mai biểu diễn đàn Tranh cùng nghệ sĩ Hoàng Oanh biểu diễn đàn
Nguyệt, các nghệ sĩ đã để lại dấu ấn sâu đậm với khán giả nước ngoài bằng
thanh âm trầm bổng của tiếng đàn dân tộc. Cùng 2 tiết mục biểu diễn với
nghệ sĩ Lê Thị Vân Mai, nghệ sĩ Hoàng Oanh còn mang tới hội thao tiết mục
sáo trúc. Tiếng sáo trúc của anh đã chạm đến trái tim của nhiều khán giả của
xứ sở Bạch Dương.

Với sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, các nghệ sĩ, chiến sĩ của Quân
đội nhân dân Việt Nam đã chinh phục được đông đảo khán giả nước ngoài
bằng tiếng đàn đặc trưng của dân tộc. Như Chủ tịch Hội đồng giám khảo, bậc
thầy sân khấu người Nga Lev Leshchenko nhận xét, cùng với các đội tuyển từ
Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus, Armenia, đội tuyển của Việt Nam đã ở một
tầm cao đặc biệt.

Ngoài ra, triển lãm với với chủ đề “Di sản và Văn hoá quân sự Việt
nam” đã trưng bày hơn 200 tư liệu ảnh, hiện vật, giới thiệu tới bạn bè quốc tế
những dấu ấn văn hoá quân sự của Việt Nam, di sản văn hoá, đất nước, con

59
người Việt Nam nhằm tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau trong
quan hệ đối ngoại, hợp tác quân sự quốc phòng giữa Quân đội nhân dân Việt
Nam với quân đội các nước. Bên cạnh đó, Triển lãm còn có các không gian
văn hóa đặc sắc như: Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, tín ngưỡng thờ Mẫu,
trải nghiệm nặn tò he, in tranh dân gian Đông Hồ và thưởng thức làn điệu
quan họ Bắc Ninh, đặc sản trà sen… tiếp tục thu hút đông khách tới tham
quan và trải nghiệm.

2.4.1.3. Thể hiện tiềm lực quốc gia và sức mạnh quân sự

Nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua đối với Đội Quân đội Nhân dân
Việt Nam đó chính là việc thể hiện được tiềm lực quốc gia và sức mạnh quân
sự to lớn. Về mặt con người, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thể hiện được
kỹ năng và sức mạnh qua các phần thi quân sự được thiết kế sát với thực tế,
nhận được nhiều lời khen về độ nhanh nhạy, thành thạo, cẩn thận, kỷ luật và
tinh thần chiến đấu anh dũng, không quản ngại khó khăn, thích ứng nhanh
cũng trí tuệ, khả năng chiến lược rất tốt. Những thông tin về việc Việt Nam
thiết lập kỷ lục bắn súng, đánh bại Đội tuyển Nga tại Army Games 2022 hay
việc phần thi xe tăng của Việt Nam gây ấn tượng như thế nào tại Army
Games 2022 dù gặp khó khăn về thiết bị cũng đủ khiến người dân Việt Nam
tự hào và cho thấy được sức mạnh, tiềm lực về quân sự của quốc gia, cũng
như quy trình đào tạo, huấn luyện bài bản, chi tiết, liên tục và bám sát thực tế.
Dù điều kiện chưa được đảm bảo tối đa, Việt Nam vẫn luôn tập trung đề cao
yếu tố con người.

Đặc biệt, vào năm 2021, khi Đội tuyển Hải quân Nhân dân Việt Nam
cũng đã giành được những thành tích đáng nể ngay lần đầu tham gia Army
Games. Đồng giải nhất với đội tuyển nước chủ nhà Liên bang Nga, Đội tuyển
Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thi đấu xuất sắc, gay cấn, sát sao điểm số
với đội bạn ở nội dung Đấu tranh bảo vệ sức sống tàu. Vốn là một quốc gia
với đường bờ biển dài tới 3260 km, việc đảm bảo an ninh hải quân là công
60
việc vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam. Đứng trước bối cảnh
với nhiều xung đột có thể xảy ra trực tiếp, hải quân Việt Nam đã cho thấy
được sức mạnh của mình. Việc có thành tích xuất sắc của Hải quân Việt Nam
đã phần nào khẳng định năng lực và sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc trước cộng đồng quốc tế.

Ngoài ra, tại Không gian văn hoá và Triển lãm vũ khí trang bị tại Army
Games cũng là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ về tiềm tục quân sự của mình.
Dù so với một số nước có tiềm lực quân sự tốt như nước chủ nhà LB Nga, khí
tài của chúng ta chưa được cải tiến, và hiện đại bằng, nhưng chúng ta cũng
thể được phần nào tiềm lực khi tự sản xuất được các loại vũ khí tốt bởi Tổng
cục Công nghiệp Quốc phòng.

2.4.2. Tạo ảnh hưởng tích cực đến hợp tác quốc tế
5 năm qua, sự hiện diện của các sĩ quan QĐND Việt Nam tại Army
Games, nhất là giai đoạn 2020 - 2021 dịch bệnh căng thẳng trên diện rộng
đầy thách thức, càng cho thấy rõ sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với
sáng kiến của Nga. Hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ ấy đã tác động tích
cực đến quan hệ quốc phòng song phương giữa hai nước và cả với các quốc
gia có mặt tại Hội thao, phát huy đúng tinh thần “tin cậy, thực chất, hiệu
quả”.

2.4.2.1. Tăng cường hiểu biết và tương tác với các quốc gia khác

Army Games không chỉ là một nền tảng tuyệt vời để phô diễn các kỹ
năng quân sự chuyên nghiệp, mà nơi đây còn hội tụ tình hữu nghị giữa các
dân tộc, quân nhân các nước. Là nơi “chỉ có người thắng, không có kẻ thua”
như Đại tướng Sergei Shoigu đã khẳng định tại Lễ bế mạc - 2020. Nhiều hoạt
động tham quan, giao lưu, trao đổi văn hóa cũng như cạnh tranh trong cuộc
thi quân sự có thể thắt chặt hơn quan hệ tin cậy giữa Quân đội các quốc gia.

Năm 2020, tất cả các khán giả có mặt tại trận chung kết Cuộc thi “Xe
tăng hành tiến” bảng 2 chắc sẽ khó lòng quên được hình ảnh các chiến sĩ

61
QĐND Việt Nam và QĐND Lào ôm chặt nhau thắm thiết trong lời ca, tiếng
hát về tình hữu nghị Việt - Lào vang lên giữa thao trường Alabino. Ngay sau
khi Đội tuyển Xe tăng Lào cán đích thứ hai, giành Huy chương Bạc, Đại tá
Bounpone Lomphachan, Đội trưởng Đội tuyển Xe tăng QĐND Lào ngay sau
khi về đích đã hô hào tất cả anh em sang chia vui với đội tuyển Việt Nam:
“Mặc dù xe tăng T-72B3 không có trong biên chế của Quân đội nhân dân
Việt Nam nhưng các bạn lại đạt kết quả cao nhất. Tôi cũng rất tự hào vì 3 đội
tuyển cùng trong một “mái nhà chung” ASEAN tham gia cuộc thi “Xe tăng
hành tiến” tại Army Games 2020 đều lọt vào tới vòng chung kết”. Niềm hân
hoan chung vui giữa những người “cùng thắng” với nhau ấy lại như thêm một
minh chứng cho tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời
bền vững” trước cả thế giới.

Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nursultan đã diễn ra buổi giao lưu thân
tình và đầm ấm Quân đội Việt Nam và Kazakhstan trong khuôn khổ Hội thao
năm 2022. Các cựu chiến binh Kazakhstan và một số cán bộ từng công tác tại
Việt Nam xúc động ôn lại những kỷ niệm về quãng thời gian sống và công tác
trên đất Việt, về thân thế và sự nghiệp, những bài học kinh nghiệm trong việc
xây dựng quân đội, chăm lo cho chiến sĩ của cố Trung tướng Kerrev - người
được nhà nước Liên Xô cử sang làm cố vấn quân sự cao cấp cho Bộ Tổng
tham mưu QĐND Việt Nam giai đoạn 1981 - 1982 và được Nhà nước ta tặng
thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan
bày tỏ lòng biết ơn với sự giúp đỡ to lớn, chí tình của nhân dân và quân đội
các nước anh em, đặc biệt là Liên Xô cũ trong suốt chặng đường dài gây
dựng và bảo vệ bờ cõi. Những câu chuyện cảm động, bổ ích về lịch sử chiến
đấu sát cánh giữa các cựu chiến binh hai nước trước đây góp phần giúp thế hệ
trẻ trân trọng thêm sự quý giá của hòa bình, độc lập, tự do mà ý thức bản thân
cần vun đắp và phát huy tiếp những giá trị tốt đẹp ấy, để càng thúc đẩy quan
hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong tương lai.

2.4.2.2. Mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế

62
Hội thao quân sự làm cầu nối để gặp gỡ, trao đổi với các quan chức cấp
cao, đồng nghiệp và đối tác quốc tế, từ đó có thể tiếp cận và thiết lập các thỏa
thuận quân sự mới trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Theo truyền thống mỗi năm của Army Games, sẽ có những chuyến
thăm của một trong những vị tướng lĩnh đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng
cùng đoàn đại biểu cấp cao Quân đội nhằm thể hiện sự ủng hộ, trân quý, tình
cảm gắn bó với nước chủ nhà. Gần đây nhất là chuyến thăm Moskva, Liên
bang Nga, động viên tinh thần các chiến sĩ của Đoàn đại biểu cấp cao QĐND
Việt Nam do Thượng tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng tham mưu trưởng làm
trưởng đoàn nhân Hội thao Quân sự 2022. Theo kế hoạch, trong chuyến công
tác lần này, Đoàn sẽ tham dự Lễ khai mạc Army Games 2022 ở công viên
Patriot, ngoại ô Moskva, tham dự Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army
- 2022 và Hội nghị An ninh quốc tế Moskva lần thứ 10 do Nga chủ trì. Việt
Nam, trong khả năng của mình, luôn nỗ lực tham gia các hoạt động do Bộ
Quốc phòng Nga khởi xướng, tạo nền tảng bền chặt để hợp tác quốc phòng
Việt - Nga ngày càng đi lên, đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước và
khu vực.

Trước đó, Hội người Việt Nam tại Nga đã gửi tặng 3 xe đặc chủng
UAZ Hunter Expedition do Nga sản xuất cho Cục cứu hộ - cứu nạn. Món quà
thiết thực này tượng trưng cho tình cảm của những người con từ 3 miền đất
nước, hiện đang sinh sống sống và làm việc tại Nga hướng về Tổ quốc thân
yêu. Đồng thời, mẫu xe được lựa chọn có một số đặc điểm cho phép làm việc
trong điều kiện thời tiết và địa hình phức tạp. Do đó, việc đưa 3 chiếc xe UAZ
địa hình về Việt Nam là cơ hội để các thiết bị chuyên dụng “made in Russia”
vốn rất thân thuộc và phổ biến tại Việt Nam được thể hiện các tính năng ưu
việt, mở ra cơ hội hợp tác phát triển trang thiết bị quân sự hiện đại Việt -
Nga.

2.4.2.3. Đóp góp nỗ lực chung trong công cuộc duy trì hoà bình, ổn
định khu vực
63
Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia, thực hiện các cuộc tập trận
chung, đào tạo và trao đổi thông tin quân sự, giúp nâng cao khả năng hòa giải
và giảm căng thẳng trong khu vực.

Lần đầu tiên, một hội nghị về kế hoạch tập trận chung Nga - Việt được
tổ chức tại trụ sở Quân khu miền Đông, “Liên minh Lục địa 2022” với kỳ
vọng giúp hai nước rèn luyện kỹ năng chỉ huy, tham mưu trong việc tổ chức
huấn luyện chiến đấu và nâng cao năng lực lãnh đạo đơn vị trong tình huống
chiến thuật khó khăn, cũng như xây dựng các giải pháp phi tiêu chuẩn khi
thực hiện nhiệm vụ tác chiến… Tuyên bố chung của Việt Nam và Liên bang
Nga đã nêu rõ, hai bên duy trì đối thoại thường xuyên trên kênh quốc phòng
và an ninh, bao gồm cấp lãnh đạo, tăng cường các hoạt động đào tạo và
chuyên ngành giữa các cơ quan và đơn vị liên quan; hoàn thiện các cơ chế
chuyên môn và cơ sở pháp lý nhằm hỗ trợ hợp tác kỹ thuật quân sự hiệu quả
“vì hòa bình”.

Bởi vậy, thành công của cuộc thi chính là biểu tượng cho mối quan hệ
hữu nghị, đáng tin cậy, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ, làm nổi bật truyền thống tốt đẹp của quân đội các nước tham dự. Việc
Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ Liên bang Nga, hai lần đăng cai tổ chức các
môn thi Hội thao quân sự quốc tế năm 2021 - 2022 là một bước tiến mới
trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của QĐND Việt Nam, cho
thấy một đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà
nước ta. Có thể nói, Việt Nam vừa là bạn, vừa là thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế.

64
Tiểu kết chương 2
Việc tham gia vào một Hội thao mang tính quốc tế cho Army Games
đã mang lại cho Việt Nam không chỉ tác động tích cực về mặt quân sự mà
còn thể hiện văn hoá Việt Nam qua nhiều mặt: tăng cường nhận diện và
quảng bá quốc tế, quảng bá được hình ảnh con người, lòng tự hào dân tộc của
nhân dân Việt Nam, những nét văn hoá, truyền thống đẹp đẽ của dân tộc, thể
hiện tiềm lực quốc gia và sức mạnh quân sự, tăng cường hiểu biết, tạo ảnh
hưởng tích cực đến hợp tác quốc tế, chung tay giữ gìn nền hòa bình thế giới.
Dựa trên những yếu tố đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh một quốc gia, có
thể nói việc Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người” tại Army Games là
một cột mốc đáng nhớ trong tiến trình phát triển của đất nước, và đặc biệt gặt
hái thêm nhiều lợi ích về hợp tác quốc tế. Màn thể hiện của Việt Nam trong 3
năm gần đây là 2020, 2021 và 2022 đã cho thấy một sự nỗ lực không ngừng
của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc mang hình ảnh Quân đội gần hơi
với nhân dân và ra thế giới.

65
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG,
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA
SỰ KIỆN QUÂN SỰ NÓI CHUNG VÀ ARMY GAMES NÓI RIÊNG

3.1. Những cơ hội mới mở ra cho Việt Nam qua việc tham gia Army
Games

3.1.1. Tạo đà cho ngành du lịch và kinh tế


Việc tham gia vào cuộc thi Hội thao quân sự mang tính quốc tế sẽ có
cơ hội góp một phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch của Việt Nam, khi
hình ảnh văn hoá của một quốc gia được nhìn nhận nhiều hơn trong cộng
đồng quốc tế. Việc thu hút sự chú ý từ người tham dự, từ người xem hội thao
và gây ấn tượng tốt qua truyền thông có thể tạo ra một cơ hội để giới thiệu
các danh lam thắng cảnh, đặc sản, nền văn hoá và các trải nghiệm du lịch độc
đáo của quốc gia đó. Hiện chưa có nghiên cứu nào về tác động của Hội thao
này đến các ngành Du lịch, Thương mại và Đầu tư của Việt Nam, nhưng qua
những tác động về quảng bá văn hoá được phân tích ở trên, việc hình ảnh của
một quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế được tốt lên góp phần làm tốt lên các
bình diện khác của một đất nước, đặc biệt trong bình diện Du lịch:

 Tăng thêm lý do du lịch cho khách tham quan, tạo cơ hội tiếp xúc văn
hoá, trải nghiệm du lịch: việc các nước tham gia đến Việt Nam cho các
môn thi đấu mà nước ta đăng quang tổ chức sẽ tạo cơ hội để phát triển
cái gói tour du lịch, hoạt động vui chơi giải trí, tạo đòn bẩy cho ngành
du lịch tăng cường thị trường và tiếp cận một nhóm mục tiêu khách
hàng mới.
 Thúc đẩy cơ hội quảng cáo và tiếp thị: Army Games cho Việt Nam
một cơ hội quý báu để thúc đẩy quảng cáo và “tiếp thị” đất nước thông
qua truyền thông toàn cầu. Hình ảnh về các trận thi đấu, cảnh quan đất
nước (có cơ hội được trình hiện thông qua các môn và Việt Nam đồng
đăng cai tổ chức), văn hoá độc đáo được xuất hiện trên các phương tiện

66
truyền thông quốc tế, giúp nâng cao nhận thức rằng Việt Nam là một
điểm đến hấp dẫn.
 Tăng cường nhu cầu vận chuyển và lưu trú: sự kiện quốc tế thường đi
kèm với nhu cầu về vận chuyển và lưu trú cho các đoàn thi đấu tham
dự (đối với các môn thi Việt Nam đăng cai tổ chức). Điều này giúp
thúc đẩy ngành vận chuyển và ngành khách sạn tại Việt Nam, tạo cơ
hội kinh doanh và tăng cường nhu cầu trong hai lĩnh vực này.
 Khuyến mãi du lịch nội địa: các sự kiện quốc tế khi được tổ chức tại
Việt Nam, bên cạnh việc thu hút lượng khách nước ngoài, còn là cơ hội
để kích cầu du lịch khách nội địa.
 Kích thích phát triển cơ sở hạ tầng: Để tổ chức một sự kiện quốc tế
quy mô lớn như Army Games, Việt Nam cần đầu tư vào việc nâng cấp
cơ sở hạ tầng về giao thông, khách sạn, cơ sở vận động và hệ thống
thông tin du lịch. Những nâng cấp này không chỉ phục vụ cho sự kiện
mà còn để lại thừa hưởng cho ngành du lịch trong tương lai, tạo cơ hội
tăng chất lượng cho nhóm ngành này.

3.1.2. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, hệ thống
giáo dục đào tạo quân sự

Việc tham gia vào các cuộc thi về quân sự nói chung và Army Games
nói riêng đòi hỏi sự đầu tư vào quân sự và các công nghệ sản xuất khí tài liên
quan, khuyến khích nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ
của quốc gia. Hệ thống giáo dục và đào tạo quân sự của Quân đội Nhân dân
Việt Nam có cơ hội được thúc đẩy, đặt ra những yêu cầu mới trong việc đào
tạo đội ngũ và chất lượng, từ đó nâng cao năng lực và kỹ thuật của lực lượng
vũ trang Việt Nam, nhất là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phát huy
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ
Quân đội Nhân dân Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tham gia vào các cuộc thi, các phần thi mang tính chuyên môn cao
trong Army Games giúp quân đội Việt Nam cải thiện kỹ năng quân sự và thể

67
thao trong quân sự , điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sức mạnh
quân sự mà còn tạo ra sự tự tin và tin cậy trong việc tham gia vào các hoạt
động quốc tế khác.
Tham gia Army Games là một cơ hội tốt để cán bộ, chiến sĩ Quân đội
Nhân dân Việt nam thể hiện phẩm chất và năng lực của “Bộ đội Cụ Hồ”; là
cơ hội để cán bộ, chiến sĩ ta trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh, kinh
nghiệm hoạt động trong môi trường quốc tế, kiến thức và kỹ năng giao tiếp
với các lực lượng đa quốc gia và tiếp xúc với các kiến thức, kỹ thuật quân sự
mới. Đây cũng là cơ hội thực tiễn để cán bộ, chiến sĩ đánh giá thực tế tình
hình huấn luyện, làm chủ vũ khí, khí tài quân sự.
Cơ hội về thúc đẩy phát triển khí tài quân sự: trong cuộc khai mạc Diễn
đàn và hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022, tổng thống Nga V. Putin
đã nêu ý kiến về việc cung cấp và phát triển vũ khí cùng với các quốc gia
đồng minh. Ông nêu rõ, nước Nga sẵn sàng cung cấp cho các đồng minh và
các đối tác những loại vũ khí hiện đại nhất, từ vũ khí cỡ nhỏ đến xe bọc thép
và pháo binh, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái. Điều này có
thể tạo cơ hội cho các nước đồng mình nói chung và Việt Nam nói riêng được
tiếp xúc với các thể loại vũ khí, khí tài được các chuyên gia đánh giá cao về
độ tin cậy, chất lượng.

3.1.3. Tăng cường thể hiện trách nhiệm hợp tác quốc tế

Việc tham gia vào các hoạt động như Army Games cho thấy được Việt
Nam đang hướng tới vai trò trách nhiệm nhiều hơn trong cộng đồng quốc tế,
thể hiện cam kết tham gia và góp phần giữ vững hòa bình và an ninh toàn cầu.
Qua việc tham gia và gặp gỡ với đội tuyển quân sự của các quốc gia khác,
Việt Nam có cơ hội được thể hiện lòng cầu thị và khao khát hợp tác để đảm
bảo môi trường hòa bình và an ninh khu vực.
Mở rộng mối quan hệ đối tác với các quốc gia trong lĩnh vực quân sự
và thể thao góp phần tạo một cơ hội lớn cho việc thúc đẩy sự hợp tác trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hoá; Việt

68
Nam có nhiều cơ hội hơn trong xây dựng mối liên kết, tạo cơ hội trao đổi về
kinh nghiệm và kiến thức trong các lĩnh vực hợp tác đa phương.

3.1.4. Bàn đạp mở ra cơ hội dài hạn, tiếp tục chinh chiến các đấu
trường quốc tế khác

Được sự công nhận của quốc tế: Thành công QĐND Việt Nam gặt
hái được trong Army Games sẽ giúp đất nước lên một vị thế mới, uy tín hơn,
bản lĩnh hơn và tự tin hơn với những gì mình đang có, đủ để khiến ánh mắt
bạn bè quốc tế hướng về Việt Nam một cách nể phục. Cộng thêm tình cảm,
liên kết ta vun đắp nhờ hợp tác và giao lưu với các quốc gia thi đấu cùng
trong Hội thao, đã dựng lên một nền móng vững chắc, làm bệ phóng giúp
Việt Nam được mời tham gia vào các sự kiện quốc tế có tầm khác như cuộc
thi thể thao, hội nghị quốc tế hay diễn đàn an ninh toàn cầu.
Khám phá tiềm năng mới: Qua việc tiếp xúc với các cuộc đua cạnh
tranh sôi nổi, Việt Nam có thể rèn luyện, thử nghiệm các chiến thuật và kỹ
thuật mới học hỏi được từ các nước giỏi hơn. Đồng thời, khai phá và đánh giá
tiềm năng của mình so với các đối thủ quốc tế, bao gồm cả những khía cạnh
mạnh mẽ và yếu kém, từ đó điều chỉnh chiến lược và nâng cao năng lực quân
sự sao cho tối đa hiệu quả nhất từ kỹ năng tác chiến, đào tạo đội ngũ đến đổi
mới công nghệ quân sự để chuẩn bị cho các sân chơi tiếp theo.
Tạo đà cho sự quyết tâm và tự tin: Khi những thành tích xuất sắc của
Việt Nam tại Hội thao được mọi người công nhận, đặc biệt là các quốc gia có
tầm ảnh hưởng lớn như Nga, nó sẽ tạo thêm động lực và niềm tin cho quân
đội Việt Nam tham gia vào các sự kiện quốc tế khác.
Để hiểu rõ hơn, có thể lấy ví dụ về Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
ghi dấu ấn cho lịch sử thể thao nước nhà. Từ một quốc gia chưa được đánh
giá cao trong bộ môn bóng đá, bị coi là đội lót đường, đến việc tạo nên Kỳ
tích Thường Châu ở U23 Châu Á, giành chức vô địch AFF Cup 2018. Để rồi
lần đầu tiên giành vé vào vòng loại thứ ba - vòng loại cuối cùng Giải Bóng đá
vô địch thế giới (World Cup) 2022 khu vực châu Á và những cột mốc đáng

69
nhớ khác ở Olympic, SEA Games... khiến giới điệu mộ phải ngả mũ thán
phục. Hành trình bứt phá chứng minh bản thân và thay đổi “chỗ đứng” trên
sân bóng này của Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội mang ý nghĩa quan trọng
đối với thể thao nước nhà và cả dân tộc.
Tóm lại, sự kiện đa tầng nghĩa Army Games như một cam kết cho
những nỗ lực xứng đáng của mỗi quốc gia đại diện, trong đó có Việt Nam. Đó
còn là bệ phóng đưa Việt Nam sang một trang mới với những thử thách đáng
mong đợi.

3.2. Những thách thức trong hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia
qua Army Games nói riêng, sự kiện thể thao quân sự nói chung

Bên cạnh những cơ hội được thể hiện rõ trong việc quảng bá hình ảnh
đất nước qua các sự kiện quốc tế nói chung và trong Hội thao quân sự quốc tế
Army Games - một sự kiện riêng biệt về quân sự mang đến những góc nhìn
mới về hình ảnh của một quốc gia. Tuy nhiên nhưng điều này cũng chỉ ra
những thách thức cho Việt Nam không tránh khỏi khi tham gia vào những sự
kiện quân sự nói chung và Army Games nói riêng.

3.2.1. Thách thức khách quan


3.2.1.1. Thủ đoạn chống phá của các đối tượng thù địch
Trong khuôn khổ tham gia cuộc thi Quân sự quốc tế Army Games,
đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã cố gắng tập luyện, trau dồi kỹ năng
nghiệp vụ cũng như thể hiện trình độ, khả năng, bản lĩnh, ý chí và tinh thần
chiến đấu vì màu cờ sắc áo tại sân chơi quân sự tiềm năng, mang tầm quốc tế.
Đây cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức để cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân
dân cọ xát, tích lũy nhiều kinh nghiệm thực chiến, đồng thời học hỏi thêm các
nước trên thế giới về sự phát triển của khí tài cũng như những kiến thức
chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ. Đội tuyển Quân đội Nhân dân Việt Nam đã
phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo,
chấp hành nghiêm các quy định mà nước chủ nhà yêu cầu, thi đấu với tinh

70
thần hữu nghị, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang anh hùng của lực
lượng quân đội Việt Nam.
Tham dự Army Games cũng là một cách để Việt Nam quảng bá hình
ảnh đất nước, con người đến với bạn bè năm châu quốc tế. Tuy nhiên hiện
nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn không ngừng ráo riết thực hiện các
âm mưu nhằm phủ nhận những nỗ lực của Đảng, Nhà nước nói chung và
Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc thi Army Games. Chúng
lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội không
chính thống để đưa ra những nội dung thông tin xấu, độc hại nhằm kích thích
sự nghi ngờ của nhóm đối tượng thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ để
tạo sức mạnh chống phá, hạ thấp, kích động, giảm niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước.
Thủ đoạn của các thế lực thù địch nhấn mạnh vào việc đoàn Quân đội
Nhân dân Việt Nam tham gia một cuộc thi quân sự là không tôn trọng hòa
bình, luôn luôn mang trong mình tinh thần hiếu chiến, sẵn sàng dùng vũ lực
để giải quyết các tranh chấp. Chúng cho rằng việc Việt Nam tập trung nhiều
nguồn đầu tư vào cuộc thi Army Games cho thấy Việt Nam là một đất nước
không yêu hòa bình, ủng hộ bạo lực, vũ trang, từ đó xuyên tạc phủ định các
quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của pháp luật nhà
nước.
Mặt khác, các tổ chức thù địch nhằm vào những phần thi mà đội tuyển
Quân đội Nhân dân Việt Nam ít có cơ hội được cọ xát, thực hành từ trước, từ
đó đánh giá sức mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam yếu kém, không đủ năng
lực để tham gia cuộc thi Army Games với các đội tuyển khác. Xây dựng
Quân đội hiện đại là quan điểm, chủ trương chiến lược, đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, nhằm bảo đảm cho Quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến
đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vậy mà hiện
nay, các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc, chống phá làm chậm tiến
trình, chệch hướng mục tiêu hiện đại hóa, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của
Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

71
3.2.1.2. Ảnh hưởng từ quá trình thay đổi khách quan về văn hoá,
lịch sử của một đất nước
Quá trình thay đổi của lịch sử ảnh hưởng đến quảng bá hình ảnh đất
nước và ngoại giao văn hóa . Sự thay đổi của lịch sử con người ở mỗi thời kỳ
và giai đoạn phát triển của đất nước đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chiến
lược ngoại giao văn hóa và phương thức quảng bá hình ảnh văn hóa luôn luôn
đổi mới và phát triển theo hướng tích cực hơn. Trong thế giới toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế hiện nay, hình ảnh tích cực của quốc gia ngày càng được coi
trọng và đẩy mạnh bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ
quốc tế trên toàn cầu mà còn tác động đến sự phát triển xã hội - kinh tế cũng
như năng lực của đất nước.
Bản chất của các cuộc ngoại giao hay giao lưu văn hóa quốc tế luôn ẩn
chứa nội hàm văn hóa, một bộ phận cấu thành trong hoạt động ngoại giao của
các quốc gia hiện đại. Việc các quốc gia tham gia cuộc thi quốc tế như Hội
thao quốc tế Army Games là một quá trình các quốc gia chủ động quảng bá
các đặc trưng văn hóa, hệ thống giá trị, bản sắc của mình nhằm tăng cường
hiểu biết và thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác vì mục tiêu phát triển,
đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học tiên
tiến của thế giới nhằm làm giàu kho tàng tri thức cũng như bản sắc dân tộc.
Việc tham gia cuộc thi Hội thao quốc tế là cơ hội lớn nhưng cũng tiềm
ẩn những thử thách trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Mỗi quốc gia
đều có một “thương hiệu” riêng, một hình ảnh nhất định trong mắt của cộng
đồng quốc tế. Theo sự phát triển và tiến bộ của con người, hình ảnh đất nước
không phải là bất biến mà vẫn có sự thay đổi theo thời gian. Việc tham gia
các cuộc thi mang tính quốc tế đòi hỏi các quốc gia cần chủ động hội nhập
quốc tế sâu rộng hơn. Thử thách cho Việt Nam khi tham gia cuộc thi là cân
bằng giữa công tác quảng bá hình ảnh quốc gia nhưng cũng cần bảo tồn văn
hóa truyền thống. Việc gìn giữ văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc Việt
Nam nhưng cũng tích cực hội nhập quốc tế cần phải đẩy mạnh.

72
3.2.1.3. Thách thức trong thích nghi với bối cảnh, luật quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi khiến cạnh đã và đang
diễn ra ở quy mô mọi khu vực và toàn cầu, từ đây đã đặt ra vô vàn cơ hội
trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước nhưng song song cũng chỉ rõ
nhưng rủi ro cần cân nhắc quyết định và nghiên cứu nghiêm túc, nhấn mạnh
là trong “luật chơi” của thế giới. Tương tự, trong khuôn khổ tham gia các sự
kiện quốc tế nói chung và nói riêng ở đây là chương trình hội thao Army
Games thì việc tuân thủ luật quốc tế gắn với luật chơi của sự kiện từ các quy
định về các thức tham gia, điều kiện tham gia,... một bộ môn là điều vô cùng
cần thiết. Đây không chỉ hướng đến mục tiêu xây dựng một hội thao lành
mạnh phát triển, giữ được hình ảnh một Việt Nam thân thiện, tích cực xuyên
suốt cuộc thi mà đồng thời còn là điều kiện cân nhắc với tình hình đất nước từ
khía cạnh con người, kinh tế hay chính trị.

Mỗi một quốc gia tham gia cuộc thi Army Games cần phải biết cân
bằng những chiến lược quân sự và lựa chọn những phần thi phù hợp với
đường lối chính sách quân sự mà nhà nước, chính phủ đề ra. Việt Nam cũng
không nằm ngoại lệ. Trong khoảng thời gian tham gia cuộc thi, đội tuyển
quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ bỏ nhiều nội dung thi đấu để phù hợp với
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về quân sự gắn liền với hoạt
động ngoại giao và chính trị của nhà nước ta. Điều này tuy đã ảnh hưởng đến
thành tích của đội tuyển Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến công tác quảng
bá hình ảnh Việt Nam thông qua Hội thao Quốc tế Army Games nhưng cũng
đặt ra những điều kiện phù hợp để chúng ta tiếp tục cải thiện và phát triển
mình trong các sự kiện tương lai.
3.2.1.4. Yếu tố điều kiện tự nhiên, địa lý tạo khó khăn về tinh thần,
sức khoẻ
Phóng viên thường trú các nước sở tại đóng góp vai trò vô cùng quan
trọng trong việc đưa tin về công tác thi đấu tại Army Games. Nếu như các

73
chiến sĩ của Đội tuyển Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp khó khăn về khí
hậu, thời tiết khắc nghiệt thì phóng viên cũng gặp những yếu tố ảnh hưởng
tương tự, trực tiếp tác động đến công tác đưa thông tin hình ảnh cuộc thi cách
Việt Nam hơn 5000 km về đến trụ sở báo chí.
Được biết, cuộc thi kéo dài liên tục trong hàng tuần với rất nhiều hạng
mục thi đấu, việc luôn phải cập nhật và bám sát cuộc thi cũng một phần ảnh
hưởng đến tinh thần và sức khỏe của cán bộ báo chí. Việc dõi theo diễn biến
của cuộc thi cũng phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phóng
viên báo chí. Đặc biệt, trong khuôn khổ diễn ra các chương trình Army
Games, những thách thức khó lường như dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng thực hiện nhiệm vụ đưa tin trong chương trình.
Những thách thức khó khăn này đều là thách thức chủ quan, khó kiểm soát,
gây ra tác động không nhỏ trong quá trình thực hiện quảng bá hình ảnh quốc
gia thông qua cuộc thi Army Games

3.2.2. Thách thức chủ quan


3.2.2.1. Cân đối nguồn nhân lực trong quân sự và quảng bá

Một trong những yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực tham gia trong
các sự kiện quân sự nói chung và Army Games nói riêng gắn với hoạt động
quảng bá hình ảnh đất nước. Vấn đề con người luôn là yếu tố trọng điểm và là
động lực phát triển của mọi hoạt động. Đặc biệt với các hoạt động quảng bá
trong các sự kiện quốc tế, nhấn mạnh ở đây đặc trưng liên quan đến hoạt động
quân sự, yếu tố con người càng là vấn đề cần được đặt lên “bàn cân” để cân
nhắc và đầu tư mạnh bởi yếu tố nhạy cảm ở chủ đề. Tuy nhiên có thể nhận
thấy những vấn đề đặt ra cho nguồn nhân lực Việt Nam trong hoạt động này
vẫn ẩn chứa nhiều thách thức.

Đối với khía cạnh về quân sự, bên cạnh những kết quả đạt được, việc
thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội thao vẫn còn có những hạn chế cần khắc
phục, đó là: nhận thức về nhiệm vụ tại sự kiện của một số cán bộ, chiến sĩ

74
chưa thật đầy đủ; công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện của một
số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả. Công tác chuẩn bị cho
huấn luyện, thi đấu một số nội dung chưa kịp thời. Trình độ, tâm lý, bản lĩnh
thi đấu và kinh nghiệm xử lý tình huống kỹ thuật, chiến thuật trong thi đấu
của một số đồng chí tham gia lần đầu chưa cao. Chính điều này đã đặt ra
những thách thức lớn cho Việt Nam khi tham gia vào các sự kiện quân sự nói
chung hay Army Games nói riêng bởi sự đầu tư vào nguồn nhân lực ngay ở
khâu chỉ đạo hay thành viên tham gia vẫn còn những hạn chế lớn trong nhận
thức và tinh thần nên chưa thể thu hút được những nhân tài phù hợp cho hoạt
động.

Đối với hoạt động quảng bá, thế giới đã và đang trải qua khoảng thời
gian đầy biến động, vừa bước ra khỏi đại dịch với kỳ vọng có nhiều cơ hội
phục hồi kinh tế thì cuộc khủng hoảng tại Ukraine bất ngờ xảy ra, đặt ra nhiều
thách thức cho đội ngũ tham gia trong hoạt động đối ngoại hiện nay, đặc biệt
là trong các sự kiện liên quan đến quân sự. Với nguồn lực còn non trẻ, chưa
được đào tạo để thích ứng với sự biến đổi mới và thiếu sự dày dặn trong kinh
nghiệm thực chiến đã gây nên những khó khăn và lỗ hổng trong hoạt động
quảng bá, như hoạt động quảng bá chưa được đồng bộ, mức độ đo lường tính
hiệu quả, dự trù rủi ro còn chưa được đẩy mạnh để rút kinh nghiệm từ các sự
kiện trước, cũng như chưa tận dụng được nguồn nhân lực kiều bào tham gia
sự kiện đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân,...

Đồng thời, hội thao Quân sự quốc tế là “sân chơi” lớn, được tổ chức ở
nhiều quốc gia khác nhau, xa về địa lý, lệch múi giờ, thời tiết khí hậu khắc
nghiệt. Chình vì vậy mà bên cạnh việc đầu tư cho kiến thức chuyên môn,
những người chiến sĩ, nhà ngoại giao, người hoạt động trong lĩnh vực đối
ngoại cũng cần chuẩn bị kỹ các điều kiện bổ sung về sức khỏe, kỹ năng mềm
về ngoại ngữ hay kỹ năng giao tiếp với vốn kiến thức xã hội sâu rộng để phục
vụ trong quá trình diễn ra sự kiện.

75
Với sự biến chuyển liên tục của điều kiện ở các sự kiện, nếu đảm bảo
được về số lượng nhưng thiếu đi đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam
rất khó tạo được bản sắc riêng của mình, không chỉ trong khía cạnh quân sự là
người lính trực tiếp tham gia thi đấu mà còn là góc độ quảng bá, mỗi người
lính chính là một nhà ngoại giao của hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2.2.2. Sức ép về chi phí

Tham gia vào các sự kiện liên quan đến quân sự nói chung mà ở đây là
Army Games đòi hỏi đầu tư nhiều chi phí. Bước vào trường quốc tế, chắc
chắn không tránh khỏi việc phải cạnh tranh với các nước lớn trên nhiều khía
cạnh về mặt quân sự cũng như hoạt động quảng bá, để đảm bảo tính hiệu quả
bên cạnh việc hoạch định kế hoạch, đào tào nguồn nhân lực phù hợp mà yếu
tố chi phí cũng cần phải đầu tư và sử dụng một cách hợp lý nhất.

Đối với hoạt động quân sự, với khả năng kinh tế nước ta còn thấp, thu
nhập bình quân đầu người chưa cao, đang ưu tiên đầu tư cho thực hiện chính
sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nên ngân sách quốc phòng chủ yếu chi
ngân sách quốc phòng để bảo đảm đời sống bộ đội, bảo đảm hoạt động của
công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội
nhân dân, do đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và “cần, kiệm” vẫn là kim
chỉ nam hành động.

Trong khi đó, khi tham gia vào các hội thao quân sự cần đầu tư lớn vào
các trang tư, vũ khí, cơ sở vật chất tương ứng để tham gia thi đấu ở các bộ
môn thi từ đó giúp tích lũy thêm kinh nghiệm từ các nước bạn hay trở thành
nước chủ nhà, là cơ hội lớn quảng bá hình ảnh đất nước nhưng cũng song
hành đặt ra những rủi ro về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị không phù
hợp.

Đồng thời, muốn đạt được những thành tích cao, chúng ta cũng cần đòi
hỏi đầu tư lớn về chi phí đào tạo nhân lực với điều kiện mời chuyên gia hay
cử đi học ở nước ngoài, dành thời gian tập luyện với các vũ khí, phương tiện

76
thi đấu. Ngoài ra, trong nội dung thi Hội thao quân sự có thêm hai nội dung
khác mang nhiều yếu tố ẩm thực và văn hoá, đó là môn bếp dã chiến - nội
dung chủ yếu lại là những món Âu, hay có nội dung thi đấu về văn hóa, bao
gồm nhạc cụ dân tộc, thi hát, thi biểu diễn (như năm 2022 có biểu diễn sáo)
cũng cần đầu tư về kinh phí lớn để chuẩn bị và tập luyện.
Đối với hoạt động quảng bá cũng gặp vấn đề tương tự với thời đại mới
công nghệ số 4.0, chính vì vậy mà hệ thống cơ sở vật chất, hoạt động quảng
bá và tổ chức sự kiện cũng cần được thay đổi liên tục song hành với sự phát
triển của thế giới. Chính vì vậy mà cần đầu tư mạnh cho nguồn nhân lực với
các hoạt động nghiên cứu, tham gia học hỏi ở các nước, hay hệ thống truyền
thông, cơ sở vật chất, các thiết bị hỗ trợ phóng viên, nhà báo tác nghiệp trong
điều kiện tốt nhất.

Tuy nhiên cần phải sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, tránh những
trường hợp bỏ ra chi phí rất lớn như bài quảng cáo truyền thống trên các đài
truyền hình hay mở các gian hàng đơn điệu với các banner, áp phích nghèo
nàn, khô khan mà thay vào đó, cần chủ động sử dụng nguồn lực để phát hiện
và tạo ra những cái mới ứng dụng vào hoạt động quảng bá. Một ví dụ về văn
hóa ẩm thực, Việt Nam trải dài hơn 63 tỉnh thành, 54 dân tộc, tận dụng nét đa
dạng để hoạt động quảng bá ẩm thực tại các hoạt động bên sự kiện không chỉ
dừng lại về “Phở”, “bánh mì” mà còn nhiều hơn thế.
3.2.2.3. Hệ thống báo chí, truyền thông

Có thể nói các sự kiện thể thao quân sự, vừa là một dạng của ngoại
giao văn hoá - một dạng “sức mạnh mềm”, nhưng cũng vừa là một dạng của
đối ngoại và hợp tác quốc phòng - một yếu tố “sức mạnh cứng” mà một quốc
gia có thể nắm giữ.

Tuy nhiên nhận thấy, hoạt động quảng bá của các sự kiện ở nước ngoài
nhận thấy còn thấp, cũng như việc đặt quan hệ với các cơ quan, phóng viên
uy tín tại nước ngoài hay có tư tưởng tích cực trong cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam để có
77
được những thông tin, bài viết khách quan phù hợp vẫn còn chưa được đẩy
mạnh.

Bên cạnh đó, yếu tố nhạy cảm của chủ đề quân sự cũng đã đặt ra những
thách thức cho hệ thống truyền thông, báo chí cần phải liên tục đổi mới và
đưa ra những phương án để dự trù rủi ro.

Về nội dung, bên cạnh khai thác những khía cạnh sáng tạo, đẩy mạnh
nội dung quảng bá, cũng như phân bố đều tạo đa dạng nội dung thông tin thì
yếu tố nhấn mạnh là xây dựng được các nội dung “chạm” vào tâm lý tình
cảm, tránh những nội dung bài báo nặng tính tuyên truyền, định hướng khô
cứng chỉ thu hẹp ở một số đối tượng, để từ đây có thể tạo được thiện cảm của
phạm vị rộng công chúng trong và ngoài nước. Đặc biệt tâm lý nghi ngờ của
công chúng đối với việc tham gia vào các sự kiện liên quan đến chủ đề quân
sự, hay chính là điều kiện cho những thành phần xuyên tạc, thổi phồng sự thật
là không tránh khỏi, vì vậy mà cần nhấn mạnh và làm rõ khẳng định mục
đích, ý nghĩa quan trọng khi tham gia vào các sự kiện ngay từ đầu để người
dân hiểu đúng và đủ.

Về hình thức, phải khẳng định hoạt động của báo chí, truyền thông gắn
chặt song hành cùng sự phát triển của xã hội với thời đại công nghiệp hóa và
đột phá không ngừng của khoa học công nghệ, chính vì vậy mà nhịp sống và
cách tiếp nhận thông tin của công chúng cũng phải liên tục thay đổi. Chính vì
vậy muốn đưa thông tin có tính đặc thù nhất định như các sự kiện, đặc biệt
liên quan đến chủ đề quân sự như Hội thao quân sự quốc tế Army Games có
thể tiếp cận với đa dạng nhóm công chúng, nhấn mạnh là giới trẻ thì bên cạnh
làm mới, phù hợp về nội dung thì hình thức cũng cần có tính hàm xúc, ngắn
gọn được thể hiện với nhiều dạng thức sáng tạo từ ảnh, video ngắn, đoạn
phỏng vấn, video hội trường phù hợp tạo điều kiện họ có thể nhanh chóng
“nhấp” và đọc, xem được bao quát nội dung hoặc tính tương tác cho các
chương trình, bài báo để từ đó tạo tính tò mò, thu hút với nhóm công chúng.

78
Về kênh - phương tiện truyền thông, nhận thấy rõ các loại hình báo chí,
đặc biệt là báo mạng điện tử và truyền hình là lựa chọn hàng đầu để công
chúng sử dụng trong việc tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, song hành đó không
thể thiếu các nền tảng mạng xã hội, trong số 10 quốc gia có lượng người dùng
TikTok, Facebook và Youtube nhiều nhất thế giới, Việt Nam lần lượt xếp ở vị
trí thứ 6, 7 và 9 (số liệu do Báo Dân trí thống kê, năm 2023). Từ đó, có thể
thấy phương tiện truyền thông qua mạng xã hội ngày nay đang là một phần
không thể thiếu với mọi đối tượng, là nơi tạo nên thế giới phẳng mở ra mọi
không gian tiếp cận bất tận về nguồn thông tin cho người sử dụng.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi đặt ra những rủi ro tiềm tàng trong việc bóp
méo, sai lệch thông tin, “fake news” với tốc độ lan truyền chóng mặt một
cách khó kiểm soát và dẫn đến những hiểu sai, mặc định hay hiểu chưa đủ.
Đặc biệt nhận thấy khi các kênh hiện nay chưa kết hợp và đưa thông tin một
cách thống nhất, các trang tin tức còn bị riêng lẻ, cách tổ chức chưa hợp lý,
nhất là trong việc chưa xác định được đâu là nhóm công chúng cần tập trung
truyền đạt thông tin để lựa chọn kênh truyền tải phù hợp.
Nhìn nhận được những cơ hội nhưng cũng hàm chứa những thách thức
cần đương đầu trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các sự
kiện liên quan đến chủ đề quốc tế như Army Games, từ đây là cơ sở cho việc
đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam
thông qua Army Games nói riêng và các cuộc thi quốc tế nói chung trong
tương lai.

3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quảng bá hình ảnh quốc
gia qua các cuộc thi quốc tế

3.3.1. Giải pháp giảm thiểu thách thức khách quan


Tuy được đánh giá là phương pháp truyền thông hiệu quả, tuy nhiên
việc tăng cường và quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Army Games vẫn

79
còn nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng chương trình, truyền thông và còn
những hạn chế, khó khăn, cần có biện pháp kiểm soát để vượt qua.

Thứ nhất, đối với mặt với tình trạng những loạn về thông tin, việc
tăng cường công tác bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Đây
là công tác quan trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tính chất là cuộc thi quân sự, cộng với
những tranh chấp gần đây giữa nước chủ nhà Army Games là Liên bang Nga
cùng Ukraine, việc tham gia cuộc thi dễ khiến các thành phần chống phá thù
địch tạo nên những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, những người chưa có quan
điểm chính trị vững vàng hoặc thiếu hiểu biết viết, chia sẻ, lan truyền những
thông tin không đúng sự thật.

Điều đầu tiên cần thực hiện chính là thành lập Ban truyền thông cho
chương trình. Bộ phận phụ trách truyền thông của chương trình cần có một kế
hoạch truyền thông và kế hoạch quản trị truyền thông hiệu quả. Bộ phận chịu
trách nhiệm truyền thông cần lập một đội kết hợp cùng các bộ phận khác như
an ninh mạng, công nghệ thông tin, phát hiện sớm các mầm mống xuyên tạc
trên mạng xã hội.

Tại Việt Nam, báo chí được coi là phương tiện thông tin thiết yếu đối
với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. Không
thể phủ nhận, báo chí có vai trò đặc biệt trong việc định hướng dư luận. Bởi
vậy, các toà soạn cần quản lý thông tin chặt chẽ, kiểm duyệt kỹ càng, định
hướng cho người dân khỏi các thông tin sai lệch. Báo chí cần tận dụng đa
phương tiện để nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới, tiếp cận được
nhiều đối tượng khán giả hơn. Ngoài ra, cần chú trọng thêm vào việc đào tạo
nguồn nhân lực trẻ, bãn lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn
tốt, tiếp sức cho thế hệ đi trước thực hiện công tác truyền thông.
80
Ngoài báo chí, cần tăng cường truyền thông trên nhiều phương tiện gần
gũi với giới trẻ hơn, ví dụ như Facebook, Tiktok. Nhiều trang Fanpage lớn
được nhiều giới trẻ quan tâm cũng đã tích cực đưa tin về Army Games như
“Lost Birds”, “Chuyển động 24h”, “Sao Nhập Ngũ”,...Nhờ những thông tin
chính thống được đăng tải trên những trang Fanpage với nhiều lượt tương tác
sẽ khiến sự thật đến gần với khán giả hơn. Cần xây dựng và đẩy mạnh hoạt
động của các dư luận viên trên không gian mạng. Đặc biệt, cần phát huy vai
trò của các KOL trên không gian mạng, là những người có uy tín, có ảnh
hưởng lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội (người của công chúng,
các trí thức, văn nghệ sĩ); hướng dẫn họ thể hiện các quan điểm, nhận xét phù
hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, cần tăng cường theo dõi, rà quét để kịp thời phát hiện và
ngăn chặn sự xâm nhập của các luồng tư tưởng lai căng, phức tạp, đi ngược
lại những giá trị tư tưởng, văn hóa, chuẩn mực trên các phương tiện truyền
thông xã hội. Cần hết sức quan tâm đến lực lượng thanh, thiếu niên - là lực
lượng tích cực nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay - cung
cấp thông tin đầy đủ giúp họ đủ nền tảng kiến thức, có đủ “sức đề kháng” để
nhận diện đúng - sai và không bị xúi giục, làm theo những tư tưởng, lối sống
lệch lạc, xa lạ với truyền thống tư tưởng, văn hóa của dân tộc.

Thứ hai, chúng ta cũng cần có sự thay đổi về truyền thông tương
ứng với sự thay đổi theo từng thời kỳ của đất nước. Bộ phận phụ trách
truyền thông cần thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, bám sát thực tiễn và cân
nhắc về thị hiếu của công chúng. Sự thay đổi liên tục giúp chúng ta có thể
thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới
truyền thông. Việc thay đổi cũng giúp những văn hoá và phương thức chúng
ta quảng bá các nét văn hoá đó không bị nhàm chán, quen thuộc đối với bạn
bè quốc tế. Với thời điểm hiện tại, cần tiếp tục tập trung vào số hoá các sản
phẩm quảng bá, truyền thông đa phương tiện. Cần chọn lọc những nét văn
hoá nổi bật, phù hợp với tình hiện tại của đất nước và thế giới để mang lại

81
hiệu quả lớn nhất. Khu trưng bày cần được đổi mới, bố trí sáng tạo, tạo thành
con đường văn hoá để khách tham quan có được trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Với các mặt hàng có thể đem bán như thổ cẩm, hay một vài sản phẩm du lịch
cũng có thể được trưng bày để quảng bá chúng tới nhiều đối tượng khách
hàng hơn. Để đưa các sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đôi khi, các
sản phẩm không chỉ đẹp lắm, ý nghĩa, mà cần biến đổi một chút để trở nên dễ
mua dễ dùng, giao diện cập nhật với xu hướng chung của thế giới và có tính
ứng dụng cao.

Thứ ba, cần chuẩn bị sẵn một số kịch bản, phương án dự trù cho các
vấn đề có thể xảy ra. Một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng tới việc tổ
chức và truyền thông cho sự kiện như thời tiết, dịch bệnh, chiến tranh,... Cần
có phương án dự trù, tính toán nhiều nhất cho các vấn đề có thể xảy ra. Việc
bùng dịch bệnh có thể khiến nhiều môn thi bị hoãn, khiến việc truyền thông
về chương trình cũng khó khăn hơn do ít nội dung quảng bá, nhưng chúng ta
cũng có thể tranh thủ được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta khi cả nước khi
đối mặt với dịch bệnh, nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu dân tộc, cổ vũ đội
tuyển nước nhà. Đội tuyển đi thi, người cổ vũ hâm mộ có mặt tại cuộc thi
cũng cần được cung cấp đầy đủ các biện pháp an toàn, các hoạt động giúp
nâng cao tinh thần và chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý.

Thêm vào đó, cần tìm hiểu và phổ biến thật kỹ luật quốc tế cho người
tham gia, người hâm mộ cổ vũ. Chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ các yếu tố đó
nhằm thực hiện nghiêm túc, chấp hành quy định để không khiến hình ảnh
quốc gia Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế, tránh thực hiện vi phạm
gây ảnh hướng đến cá nhân thực hiện hành vi và quốc gia.

3.3.2. Giải pháp giảm thiểu thách thức chủ quan

Cân bằng, nâng cao nguồn nhân lực trong quân sự và quảng bá
hình ảnh đất nước:

82
Hội thao Quân sự quốc tế là hoạt động có ý nghĩa chính trị, đối ngoại
quan trọng của Quân đội, đất nước; tham gia vào hoạt động này là cơ hội để
ta hội nhập vào môi trường quốc tế, tích luỹ kinh nghiệm huấn luyện, khai
thác, góp phần tôn vinh hình ảnh, vị thế đất nước, con người Việt Nam trên
trường quốc tế.

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các
cấp đối trong việc gia tăng về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến
sĩ. Các đơn vị cần đổi mới về chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo hướng tập
trung thống nhất, đồng bộ; chú trọng đẩy mạnh phân cấp huấn luyện, phân rõ
trách nhiệm của cơ quan và chỉ huy các cấp trong tham mưu. Cùng với đó,
các đơn vị cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt
nhiệm vụ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với việc tham gia
Hội thao Quân sự quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tổ
chức thẩm định kế hoạch, dự toán của các đơn vị chặt chẽ, sát thực tế, tạo
thuận lợi cho triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ
đơn vị trong quá trình huấn luyện, thi đấu; kịp thời khắc phục khó khăn, bảo
đảm đầy đủ vũ khí, trang bị, phương tiện, nhiên liệu, cơ sở vật chất,...cho các
đội tuyển theo yêu cầu Hội thao.

Thứ hai, các cơ quan, đơn vị tham gia Hội thao cần chủ động phối hợp
với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, tổ chức,
tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên, thành lập đội tuyển và triển khai
huấn luyện các nội dung sát với quy chế, điều lệ Hội thao. Việc tuyển chọn,
huấn luyện cần chú trọng triển khai thực hiện với nhiều hành động đồng bộ,
khoa học, ưu tiên các cá nhân có phẩm chất chính trị tốt, sức khoẻ và trình độ
chuyên môn giỏi thông qua hội thi, hội thao các cấp. Tích cực huy động các
nguồn lực củng cố, quan tâm, chăm lo bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần
cho bộ đội, đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị và đội tuyển. Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh, đổi mới nội dung, hình
thức tổ chức, phương pháp huấn luyện theo hướng “cơ bản, thiết thực, vững

83
chắc, chuyên sâu, chuyên nghiệp, thành tích cao”, coi trọng huấn luyện toàn
diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường huấn luyện thể lực, thực
hiện nhiệm vụ trong điều kiện địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt. Trên
cơ sở kinh nghiệm tham gia Hội thao Quân sự Quốc tế các năm trước, các cơ
quan, đơn vị cần nghiên cứu sâu, kỹ các nội dung, hình thức tổ chức, phương
pháp huấn luyện và thi đấu theo Điều lệ, Quy chế Hội thao năm 2023 để vận
dụng vào quá trình chỉ đạo, nâng cao chất lượng huấn luyện của cơ quan. Quá
trình huấn luyện phải thực sự cơ bản, chặt chẽ ngay từ đầu, đảm bảo tính
vững chắc, ổn định; phân chia giai đoạn huấn luyện hợp lý, chú trọng giai
đoạn huấn luyện nâng cao trước khi đi thi đấu.

Đồng thời cần quan tâm, tạo điều kiện cho các đội tuyển sớm được tiếp
cận với vũ khí, trang bị, phương tiện, thao trường và điều kiện thi đấu thực tế,
giúp vận động viên làm chủ các loại vũ khí, trang bị, nâng cao bản lĩnh, tâm
lý thi đấu. Các đơn vị cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giới
thiệu về đất nước, con người, truyền thống văn hoá nước đăng cai Hội thao;
văn hoá ẩm thực truyền thống của Việt Nam và sẵn sàng tham gia các hoạt
động bên lề Hội thao, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, Quân
đội nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Các cơ quan, đơn vị bên cạnh đó
cũng cần đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị,
phương tiện và đề xuất với Thủ trưởng Bộ quốc phòng xem xét, đầu tư mua
sắm một số loại vũ khí, đạn, trang bị, phương tiện, vật chất phù hợp phục vụ
nhiệm vụ huấn luyện, tham gia Army Games 2023 và những năm tiếp theo.

Thứ ba, cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia về truyền thông trong
việc quảng bá hình ảnh qua các cuộc thi quốc tế nói chung và qua sự kiện thể
thao quân sự nói riêng. Các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng
bá hình ảnh cũng như tiếp thị quốc tế sẽ là những người có kiến thức sâu,
rộng và kỹ năng cần thiết để hiểu rõ, nghiên cứu ngữ cảnh của Hội thao Army
Games, từ có có thể định hình chiến lược quảng bá phù hợp. Nhà nước và Bộ
Quốc phòng bên cạnh đó cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ quảng bá

84
hình ảnh Việt Nam trở thành một đội ngũ đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá và kỹ
năng. Điều này giúp tạo ra các chiến dịch hiệu quả cũng như tương tác tốt đối
với nhiều nhóm đối tượng mục tiêu.

Thúc đẩy nguồn kinh tế vào các vấn đề về thể thao quân sự

Thứ nhất, cần xác định nguồn tài trợ đa dạng cho những sự kiện về thể
thao quân sự, tìm kiếm và xác định nguồn tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau.
Có thể bao gồm tài trợ từ doanh nghiệp cá nhân, chính phủ, các tổ chức phi
lợi nhuận và các đối tác quốc tế. Hợp tác với các đối tác tài trợ có thể giảm
bớt gánh nặng về chi phí cho Bộ Quốc phòng. Các doanh nghiệp thường quan
tâm đến việc tài trợ cho các cuộc thi, đặc biệt đây là một sự kiện quốc tế vì
chúng có thể tạo cơ hội quảng bá và tiếp thị cho họ. Chính phủ có thể cung
cấp nguồn tài trợ thông qua các cơ quan và chương trình quốc gia hoặc địa
phương, có thể bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp cho Bộ Quốc phòng, cung
cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ bảo vệ an ninh và an toàn tại Hội thao.

Thứ hai, nếu một cuộc thi mang tính toàn cầu và quốc tế, có thể hợp
nhất các nguồn tài trợ từ các quốc gia tham gia. Việc này có thể giúp chia sẻ
nguồn tài trợ và giảm áp lực tài chính trên quốc gia đăng cai tổ chức. Khi
nhiều quốc gia tham gia cuộc thi, mỗi quốc gia thường có các nguồn tài trợ
riêng. Hợp nhất các nguồn tài trợ có thể tạo ra cơ hội cho các đối tác tài trợ
nhận được quyền lợi cũng như quảng cáo trên một phạm vi quốc tế. Bên cạnh
đó, việc hợp nhất này cũng đảm bảo tính bền vững của các cuộc thi quốc tế.

Thứ ba, có thể cân nhắc việc hợp nhất nguồn lực vận chuyển và lưu trú
cho đội ngũ tham gia và khách mời từ nhiều gia. Điều này giúp tiết kiệm
được chi phí và đảm bảo được rằng các đoàn thể thao và khách mời có điều
kiện tốt để lưu trú và nghỉ ngơi. Việc hợp nhất nguồn lực giúp tối ưu hóa
logistic cho việc di chuyển đội ngũ tham gia, bằng cách sử dụng các phương
tiện vận chuyển chung và lên kế hoạch chặt chẽ, các quốc gia có thể giảm
thời gian và chi phí liên quan đến việc di chuyển.

85
Cải thiện hệ thống truyền thông các cuộc thi về thể thao quân sự

Tận dụng công nghệ số hoá: Công nghệ hoá cho phép cuộc thi tiếp cận
đối tượng mục tiêu toàn cầu. Các cơ quan, đơn vị báo chí, truyền thông ở Việt
Nam cần mở rộng nhiều hơn các hình thức livestream trực tiếp trên các nền
tảng để có thể tiếp cận hơn đến nhiều nhóm khán giả ở Việt Nam, bao gồm
nhóm chưa biết đến Army Games có thể tiếp cận dễ dàng hơn với Hội thao
này. Điều này cũng cho phép khán giả, người xem ở xa tham gia bình luận
trực tiếp, đặt câu hỏi cho vận động viên sau khi kết thúc phần thi, hoặc chia sẻ
nội dung đến bạn bè, người thân. Hơn nữa, việc công nghệ hoá cung cấp các
công cụ để theo dõi hiệu suất truyền thông, các nhà truyền thông từ đó có khả
năng đo lường lượng xem, lượt tương tác, sự lan truyền của các nội dung
truyền thông trực tuyến để đánh giá tác động và điều chỉnh chiến lược truyền
thông phù hợp.

Hợp tác với các phương tiện, các bên truyền thông liên quốc gia: các
phương tiện truyền thông quốc tế có khả năng tiếp cận một lượng lớn khán
giả trên khắp thế giới. Sự hợp tác tham gia của các nhà báo và phóng viên
quốc tế mang lại sự tin tưởng và tôn trọng từ phía khán giả thông qua các ấn
phẩm dưới dạng bài viết, bản tin, phóng sự truyền hình. Các đơn vị, cơ quan
truyền thông cần chủ động tạo mối quan hệ với các đơn vị quốc tế trước khi
sự kiện diễn ra. Và cần đảm bảo rằng chúng ta có thông điệp và nội dung hấp
dẫn để chia sẻ với bạn bè quốc tế. Điều này bao gồm việc chuẩn bị bài viết,
hình ảnh, video và thông tin hấp dẫn về Việt Nam và Army Games. Việt Nam
trong tương lai có thể mở thêm các cuộc họp báo và sự kiện liên quan trước
và sau Hội thao để giới thiệu thông tin và kết quả của đội tuyển Việt Nam
trong Army Games, liên hệ các phóng viên và đơn vị báo chí quốc tế thực
hiện phỏng vấn với các vận động viên, huấn luyện viên và các người có liên
quan khác, giúp tạo ra các bản tin và phóng sự đặc biệt về Việt Nam trong hội
thao.

86
Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng thể thao quốc tế: việc tổ chức
thêm các sự kiện giao lưu thể thao hoặc văn hoá ngoài cuộc thi, như trò chơi
thể thao thân mật hoặc các buổi tiệc có thể tạo điều kiện cho các đội tuyển và
vận động viên gắn kết hơn với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ
gần gũi, hợp tác với các đội tuyển và cơ quan thể thao của các quốc gia tham
gia giúp tăng khả năng luyện tập cùng nhau giữa các vận động viên của các
quốc gia tham gia. Hợp tác với các đối tác quốc tế để tạo cơ hội cho các vận
động viên và đội tuyển tham gia vào các chương trình trao đổi và học tập thể
thao. Điều này có thể tạo mối quan hệ lâu dài và giúp xây dựng cộng đồng thể
thao quốc tế. Bằng cách thực hiện các cách truyền thông này, Việt Nam có
thể xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng thể thao quốc tế và tạo sự
nhận diện tích cực về hình ảnh quốc gia trong các cuộc thi thể thao quân sự
quốc tế.

Tạo tính tương tác cho các sự kiện chương trình: việc này giúp thu hút
được nhiều hơn sự quan tâm của khán giả và tạo sự kết nối với người xem.
Có thể tạo tính tương tác qua những hình thức như: Livestream sự kiện trên
các nền tảng trực tuyến, sử dụng nhiều hơn các dịch vụ livestream như
Facebook Live, Youtube Live hoặc Twitch; tạo các cuộc thi dự đoán trực
tuyến liên quan đến các sự kiện trong Army Games, khán giả có thể dự đoán
kết quả của các cuộc thi và nhận thưởng nếu đoán đúng. Có thể là cuộc thi
video ngắn, tranh vẽ, hoặc những nội dung gắn liền đến sự kiện, tổ chức trên
các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Twitter hoặc TikTok. Điều này có
thể giúp tăng số lượng người quan tâm đến sự kiện. Bên cạnh đó, có thể sử
dụng hashtag chung cho sự kiện và khuyến khích khán giả sử dụng nhiều hơn
trong các bài đăng và chia sẻ trên mạng xã hội.

87
Tiểu kết chương 3

Chương 3 nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có thể đúc kết từ quá trình
quảng bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games.
Những cơ hội mới có thể mở ra cho Việt Nam trong ngành du lịch, kinh tế,
công nghiệp quốc phòng, hệ thống giáo dục đào tạo quân sự, tăng cường thể
hiện trách nhiệm hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó cũng có những tồn tại, thách
thức trong quá trình quảng bá đối với một hình thức mới như các cuộc thi thể
thao quân sự nói chung và Army Games nói riêng.
Từ thực tiễn và các tồn tại, thách thức, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp và phương hướng nhằm nâng cao chất lượng quảng bá hình ảnh đất
nước qua các hội thao quân sự quốc tế nói chung và qua các kỳ Army Games
trong tương lai nói riêng. Giải pháp đối với các thách thức khách quan cũng
như chủ quan, về nguồn lực trong quân sự, quảng bá cho đến các hình thức
truyền thông hiệu quả hơn, “hoà nhập nhưng không hoà tan” - thích nghi với
bối cảnh thế giới và luật quốc tế đều được đề cập chi tiết.
Có thể khẳng định việc đưa ra giải pháp và khuyến nghị cụ thể trên nền
tảng phân tích những vấn đề đã đưa ra là có cơ sở. Nếu được thực hiện và áp
dụng như tác giả đã đề xuất thì việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao
Quân sự Quốc tế sẽ được cải thiện và hiệu quả hơn.

88
KẾT LUẬN

Việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao hình ảnh một quốc gia ngày càng
được coi trọng như một chiến lược sức mạnh mềm của mỗi quốc gia trong
môi trường quốc tế nhiều biến đổi. Một khi danh tiếng và hình ảnh tích cực
của đất nước được lan tỏa rộng rãi, gây ấn tượng với bạn bè quốc tế sẽ tạo tác
động to lớn đến các mối quan hệ quốc tế, đến sự phát triển kinh tế - xã hội
cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước. Trước những lợi ích đó, Đảng,
Nhà nước và các cơ quan, tổ chức Việt Nam đã và đang nỗ lực đề ra các
chính sách, triển khai nhiều cách thức khác nhau để xúc tiến hoạt động quảng
bá hình ảnh quốc gia rộng khắp.
Nhận thấy rằng, hình ảnh đất nước chỉ có thể tồn tại lâu dài khi nó phản
ánh chân thực những giá trị của đất nước đó về lịch sự, trình độ phát triển về
kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, con người, điều kiện địa lý đặc
thù, điểm đến, sự vận động và năng động của đất nước, nguồn lực, đặc biệt là
giá trị nhân văn. Tất cả những khía cạnh đó không thể là giả tạo, che giấu sự
thật. Vì vậy, những sự kiện quốc tế như Army Games mang đủ tính chân thực
“mắt thấy, tai nghe” để trở thành một trong những kênh quan trọng, đầy tiềm
năng, giúp Việt Nam mở đường, xúc tác, quảng bá, vận động và tiếp thu với
thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời cũng đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao trong việc chuyển tải thông tin đến công chúng
trong và ngoài nước khi mà tính công khai, minh bạch rất được chú trọng
trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả hình thức trên,
nhất là trong lĩnh vực quân sự khi Army Games có thể xem là hội thao quân
sự đầu tiên Việt Nam tham gia và được biết đến. Thực tế này này đặt ra một
vấn đề tất yếu là phải tiến hành nghiên cứu: Liệu Army Games nói chung và
sự tham gia của Việt Nam nói riêng đã thực sự được biết đến rộng rãi? Công
tác quảng bá hình ảnh Việt Nam qua sự kiện quân sự quốc tế như thế nào, có
để lại nhiều dấu ấn tốt? Từ đó, nhận biết được cơ hội và thách thức để có

89
hướng đi thiết thực giúp hoạt động nâng cao hình ảnh quốc gia trong mắt
cộng đồng quốc tế qua sự kiện quốc tế có nhiều biến chuyển tích cực hơn
nữa.
Thực hiện hóa mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu
định lượng trên 512 công chúng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam thông qua
bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định lượng đã giúp nhóm
nghiên cứu tìm hiểu mức độ phổ biến của Hội thao Quân sự Quốc tế Army
Games ở cả Việt Nam và nước ngoài, tập trung vào sự tham gia của Việt Nam
trong những năm vừa qua, từ đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan về
độ hiệu quả của hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam qua Hội
thao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt
Nam qua Hội thao Army Games đạt được những hiệu quả nhất định, song
cũng không tránh khỏi những hạn chế, bởi đây là hình thức quảng bá còn khá
mới, chưa được nhiều người biết tới. Có thể nói đây là một miền đất tiềm
năng để Việt Nam có thể sử dụng làm một trong những bàn đạp nâng tầm
hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất với những
đối tượng có khả năng tác động đến quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia
Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ
quan thông tấn báo chí và hệ thống truyền thông quốc tế. Nhóm nghiên cứu
đề xuất, mong muốn những cơ quan, tổ chức trên có thể có những chính sách,
chương trình phù hợp vừa định hướng được đường lối ngoại giao đa dạng,
phong phú theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa thúc đẩy gia
tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu một cách hiệu quả dựa
trên nền tảng tác động tới những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến công tác
quảng bá hình ảnh đất nước thông qua sự kiện quốc tế như kết quả nghiên
cứu.
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng để thực hiện bài nghiên cứu một cách
hoàn thiện nhất, tuy nhiên do vẫn còn tồn tại những hạn chế về nguồn lực nên
kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu

90
hy vọng những hạn chế của bài nghiên cứu khoa học có thể được khắc phục,
trở thành hướng nghiên cứu hoàn thiện hơn cho những nghiên cứu khác trong
tương lai về quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và hình ảnh
Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng qua các sự kiện quốc tế, điển hình như
Army Games.

91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
Sách, công trình nghiên cứu
1. Bùi Ngọc Diệp, Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua điện ảnh, Luận văn
Thạc sĩ Quan hệ công chúng, 2017
2. Hoàng Đức Nam, Hoạt động thông tin đối ngoại trong các sự kiện quốc
tế ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020, Luận văn Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế
3. TS. Đinh Thị Thúy Hằng, PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề
nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007
4. TS. Phạm Minh Sơn, Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại trong
quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp
Bộ, 2008
5. PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Tạo dựng hình ảnh đất nước con người, Hội
thảo Quan hệ công chúng – Lý luận thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia,
2007
6. TS. Phạm Minh Sơn, Thông tin đối ngoại Việt Nam - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, 2011
7. Đỗ Thị Hùng Thúy, Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện
đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, 2023
8. Kiều Phương Giang, Thông tin sự kiện quốc tế nổi bật trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, 2015

Báo, tạp chí:


1. Huy Đăng, Văn hóa Việt tỏa sáng trên xứ sở Bạch Dương, Tạp chí Văn
hóa quân sự, số 182 tháng 10/2020
2. Lê Hạnh, Quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình
thức, Báo Vietnamnet, 2021
3. Hoa Nguyễn, Xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia trong chiến lược
ngoại giao văn hóa, Tạp chí Cộng sản, 23/11/2021

92
4. Gia Khánh, Nghệ sĩ Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài bằng
màn song tấu nhạc cụ dân tộc, Báo Quân đội nhân dân, 2022
5. Quang Khánh, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam với kỳ Army Games
đặc biệt, Tạp chí Văn hóa quân sự, số 181 tháng 9/2020
6. Tác giả Hoài Nam, “Tiếng chuông” Việt Nam ở xứ Bạch Dương, Tạp
chí Văn hóa quân sự, số 182 tháng 10/2020
7. Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân
đội nhân dân Việt Nam, Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng Hội
thao Quân sự Quốc tế, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 3/2023
8. Tuấn Sơn, Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 - những điều
cần biết, Báo Công Thương, 2022
9. Đại tá, ThS. Trần Đình Thăng - Cục Tài chính - BQP, Về một số yếu tố
ảnh hưởng đến chi ngân sách quốc phòng của các quốc gia và những
vấn đề đặt ra ở Việt Nam, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 2011
10. TS. Nguyễn Thị Trang, Các phương tiện truyền thông xã hội và những
thách thức đối với an ninh tư tưởng ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị
Quốc gia & Sự thật, 2023
11. Thanh Trúc, Nỗ lực thiết lập những dấu ấn mới, Báo Quốc phòng,
2020
12. Vĩnh Trọng, Tiếp tục vun đắp tình hữu nghị giữa Quân đội Việt Nam
và Kazakhstan, Báo Quân đội Nhân dân
13. Đức Phú, Viết Vương, Xây dựng Quân đội hiện đại - quan điểm đúng
đắn, xu thế tất yếu không thể đảo ngược, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
2023
14. Ngọc Hưng, Trọng Hải, Trí Dũng (từ Moscow, LB Nga), Bế mạc Army
Games 2021: Dấu ấn lớn của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo
Quân đội nhân dân, 2021
15. Nhóm PV Báo QĐND (tại Moscow, LB Nga), “Cô đôi thượng ngàn”
phát “lộc” ở Frunze, Báo Quân đội nhân dân, 2021

93
16. Army Games 2022: Việt Nam giành vị trí thứ 5 toàn đoàn, Báo
Vietnam Plus, 2022
17. Army Games 2022: Tướng cấp cao Việt Nam thăm Nga, động viên tinh
thần các chiến sĩ, Sputnik Tin tức, 15/08/2022
18. Army Games 2020: những cái ôm thắm thiết Việt Nam - Lào, Nguồn
tổng hợp, Tạp chí Lào - Việt, 05/09/2020
19. Tập trận quân sự chung và Army Games: Quân đội Việt Nam muốn
đưa Đội xe tăng sang Nga sớm, Sputnik Tin tức, 11/08/2022

Tiếng Anh
1. Alexander Buhmann and Diana Ingenhoff, Advancing the country
image construct from a public relations perspective From model to
measurement, Euprera Conference Paper, 2013
2. Anna Velikaya, Military-To-Military Sports Diplomacy, USC Center
On Public Diplomacy, 2015
3. De Vicente, Jorge, State Branding in the 21st Century, The Fletcher
School of Law and Diplomacy, 2004
4. Joseph Nye, Soft Power: The means to Success in the World Politics,
2005
5. Jessica H. Kawamura, Military Sports Diplomacy, Naval Postgraduate
School, 2020
6. Heena Jeong, Nation branding and the representation of a nation’s
identity: The case of the Study in Sweden Facebook page, Uppsala
University, 2018
7. Mark Galeotti, The International Army Games Are Decadent and
Depraved, Foreign Policy, 2018
8. Nguyen Van Nghia, Reform to improve performance in international
Army Games, National Defence Journal, 2018
9. Tran Hoai, Military sports’ achievements contribute to enriching
tradition of Vietnam People’s Army, People’s Army Newspaper, 2021

94
10. Trung Thanh, Army Games 2021 – a “Military Olympic”, People’s
Army Newspaper, 2021
11. Ziyuan Zhu - Chao Zhang, Analysis of the Relationship between
National Image Building and International Communication Ability from
the Perspective of Ecology under the Media Environment, Journal of
Environmental and Public

Tiếng Nga

1. Сергей Бобылев, Армейские международные игры. Досье, 2018


2. Круглов В., Абдрахимов Л., Армейские международные игры.
Танковый биатлон. Китайский язык, 2020

Website

1. Trang báo mạng điện tử Công thương


https://congthuong.vn/tag/hoi-thao-quan-su-quoc-te-57048.tag
2. Trang báo mạng điện tử Quân đội Nhân dân
https://www.qdnd.vn/army-games-2022-viet-nam
3. Trang báo mạng điện tử Vietnamplus
https://en.vietnamplus.vn/timkiem/army-games.vnp
4. Trang báo mạng điện tử VN Express
https://timkiem.vnexpress.net/?q=army%20games
5. Trang web chính thức đưa tin về Army Games của Việt Nam
https://armygames.vn/en/

95
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết Hội thao
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện lý do có hứng thú với Army Games
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện độ tuổi của số người tham gia khảo sát đã biết
tới Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games
Biểu đồ 2.4. Phương thức người tham gia khảo sát biết tới Army Games
Biểu đồ 2.5. Các phương tiện nhóm khảo sát biết tới Army Games
Biểu đồ 2.6. Các hoạt động nhóm khảo sát được tiếp cận tới trong Hội thao
Biểu đồ 2.7. Các hoạt động được các nhóm tuổi khảo sát quan tâm nhất
Biểu đồ 2.8. Lý do quan tâm đến Hội thao của nhóm khảo sát
Biểu đồ 2.9. Lý do nhóm khảo sát chọn theo dõi Hội thao Army Games
Biểu đồ 2.10. Phần trăm số người tham gia khảo sát nhìn thấy từ khoá “Việt
Nam” xuất hiện trong các thông tin liên quan đến Army Games
Biểu đồ 2.11. Tần suất xuất hiện của từ khoá “Việt Nam” trong các thông tin
liên quan đến Army Games
Biểu đồ 2.12. Các nội dung thường xuyên được nhìn thấy gắn liền với từ
khoá “Việt Nam” trong các thông tin liên quan đến Army Games
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ thể hiện thang điểm đánh giá về hoạt động quảng bá
văn hoá Việt qua Army Games
Biểu đồ 2.14. Phần trăm số người khảo sát muốn tiếp tục theo dõi thông tin
về Army Games trong tương lai
Biểu đồ 2.15. Mức độ quan tâm đến các sự kiện quân sự của người tham gia
khảo sát (chưa biết đến Army Games) theo các nhóm tuổi.
Biểu đồ 2.16. Mức độ đánh giá của người tham gia khảo sát (chưa biết đến
Army Games) về quảng bá hình ảnh đất nước qua hội thao quân sự.
Biểu đồ 2.17. Nhận xét của người tham gia khảo sát (chưa biết đến Army
Games) theo nhóm tuổi về chương trình trong hội thao quân sự.

96
Biểu đồ 2.18. Phần trăm số người tham gia khảo sát (chưa biết đến Army
Games) muốn theo dõi các thông tin về Army Games trong tương lai.
Biểu đồ 2.19. Mức độ quan tâm của người tham gia khảo sát (chưa biết đến)
muốn theo dõi các thông tin về Army Games trong tương lai theo nhóm tuổi.

97
Phụ lục 2. Phỏng vấn nhà báo, phóng viên tác nghiệp
tại Hội thao Army Games

Nhằm khai thác thêm nhiều thông tin về Hội thao Quân sự Quốc tế
Army Games và quá trình của đội tuyển Việt Nam tại Army Games, nhóm
nghiên cứu xin phép được thực hiện cuộc phỏng vấn này. Mọi thông tin chỉ
được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn.

Họ và tên người được phỏng vấn: Đinh Trọng Hải


Vị trí công tác: Phóng viên ảnh, Nhà báo (từng tác nghiệp tại Hội
thao Army Games)
Đơn vị: Báo Quân đội Nhân dân

1. Anh có nghĩ rằng việc Việt Nam tham gia chương trình hội thao quân
sự là một cách quảng bá hình ảnh hiệu quả?
Trả lời: Nhìn chung, các hoạt động mà Việt Nam tham gia trong Hội
thao Army Games mang lại hiệu quả quảng bá cao.

Thứ nhất, bất cứ thông tin nào về sự kiện Army Games gắn liền với từ
khoá “Việt Nam" đều sẽ nổi bật hơn so với các quốc gia khác cùng tham gia.
Có thể nói rằng, việc thực hiện công tác đối ngoại bằng cách quảng bá hình
ảnh quốc gia thông qua chương trình đạt hiệu quả cao. Theo đánh giá của cá
nhân anh, những bài báo đoạt giải báo chí lớn trong hệ thống báo chí hàng
năm về Army Games đều được đánh giá cao.

Thứ hai, có thể thấy rằng tinh thần yêu nước và phẩm chất bộ đội cụ hồ
của Quân đội nhân Việt Nam được khắc sâu hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Quân đội Việt Nam so với Nga còn đang thiếu hụt về khí tài cũng như vũ khí
quân sự, một số dụng cụ trong các môn thi, nhưng quân đội ta đã ra sức tập

98
luyện, bỏ qua khó khăn về khí tài, thích nghi với môi trường cũng như các khí
tài gần như là lần đầu tiên được thực hành tại Nga.

Thứ ba, người Việt tại Nga và kiều bào mình tại các quốc gia khác rất
ủng hộ cũng như theo sát các hoạt động thi của Việt Nam tại Army Games.
Điều này chứng tỏ phần nào được độ hiệu quả của công tác quảng bá hình
ảnh quốc gia qua chương trình này.

2. Theo cảm nhận của anh, Việt Nam đã tạo ấn tượng như thế nào trong
mắt bạn bè quốc tế tham gia chương trình Army Games?
Trả lời: Sự thể hiện của các đội thi đến từ Việt Nam được đánh giá rất
cao về độ nổi trội và thu hút. Ví dụ, gian khám phá đồ ăn của Việt Nam luôn
đông và thu hút được các vận động viên nước bạn và du khách đến tham quan
triển lãm, tham quan. Các du khách tham quan triển lãm được trải nghiệm
ngay các đồ ăn, thức uống của Việt Nam. Quân đội Việt Nam đã thực hiện rất
tốt công tác này.

Về Đội quân văn hoá, ngoài những tiết mục thi thì Việt Nam ưu tiên
chọn những diễn viên, ca sĩ từng học và công tác tại Nga. Trong khu trưng
bày tại các phân viên của Hội thao, mỗi một đơn vị đều có một gian, giống
như một cuộc triển lãm. Đội quân văn hoá của nước ta mỗi năm một khác, ví
dụ có năm triển lãm về tranh Đông Hồ, du khách có thể tự làm tranh Đông
Hồ và sau đấy sẽ được tặng luôn. Bên cạnh đó là trưng bày và tạo cơ hội cho
khách tham quan thưởng thức kẹo lạc, trà sen. Những điều đó là sự kết nối và
lan tỏa hình ảnh Việt Nam thân thiện và quảng bá đặc sản Việt Nam rất tốt.
Vật dụng nước ta mang tới triển lãm khá nhiều. Trong đó, chúng ta rất chú
trọng về đồ trang trí, sao cho thể hiện tốt nhất được các nét văn hoá về dân
gian. Ngoài ra, số lượng các thực phẩm chuẩn bị cho các gian hàng ẩm thực
cũng được các chiến sĩ chuẩn bị kỹ càng với số lượng lớn.

99
3. Là người trực tiếp chứng kiến mọi hoạt động của Việt Nam tại Army
Games, anh có thể cho biết những khó khăn Việt Nam gặp phải khi
tham gia Hội thao này?
Trả lời: Trước hết, về tư trang, vũ khí, cơ sở vật chất. Trong biên chế
quân đội của Việt Nam, chúng ta không chỉ không có một số mẫu xe tăng
được yêu cầu trong Hội thao, mà còn một số mẫu khác nữa. Hiện tại, Việt
Nam không có xe tăng T72B3 mà chỉ có T54, T556. Mà mỗi dòng xe tăng
hay mỗi loại khí tài khác nhau thì nó lại có những thao tác thực hiện khác
nhau. Nhưng không phải mỗi Việt Nam gặp vấn đề này. Có một số quốc gia
như Myanmar cũng gặp khó khăn tương tự. Đó cũng là một điều hạn chế.

Về kinh nghiệm thi đấu so với yêu cầu của Hội thao. Army Games có
những môn thi phải phối hợp nhiều kỹ năng với nhau, như môn phối hợp
chạy, mang vác vũ trang. Tuy khi vận động cơ động, kèm theo với khí tài,
Army Games cũng có tính chất tương tự, nhưng lại ở một mức cao hơn cả về
số lượng lẫn chất lượng cũng như chuyên môn.

Hay môn thi xe tăng hành tiến cũng kết hợp nhiều kỹ năng: chạy, vượt
chướng ngại vật, vừa đi vừa bắn (hành tiến), và còn tính cả thời gian. Các
môn thi khó hơn rất nhiều so với trong huấn luyện thông thường. Bình thường
ở nước ta không có những bài tập như: bắn đổ mục tiêu trong thời gian cho
phép.

Hằng năm, Việt Nam cũng có tổ chức các hội thao quân sự, trong khu
vực ASEAN, nhưng chỉ thi đấu một nội dung - bắn súng trường. Các nội
dung thi đấu cũng phần nhiều giống huấn luyện thường nhật của quân nhân
Việt Nam, nhưng trong Hội thao thì chúng được đưa vào ở một mức độ cao
hơn, bị giới hạn bởi thời gian, và từng cử chỉ hoàn thành động tác phải chuẩn,
chứ không chỉ là xét về mỗi kết quả. Ví dụ, thi kinh tuyến sẽ được chấm cả về
động tác, tác phong khi thực hiện, như tại vị trí bảo vệ vị trí nạp đạn, nếu kíp
xe và trong kíp xe, lái xe và pháo thủ phải xuống từ cuối xe, giơ tay thu xong
thì mới bắt đầu nhảy lên rồi mới thao tác.
100
Hơn nữa, trong nội dung thi Hội thao quân sự có thêm hai nội dung
khác mang nhiều yếu tố ẩm thực và văn hoá nhiều hơn, đó là môn bếp dã
chiến - nội dung chủ yếu lại là những món Âu, mà hầu như những vận động
viên của mình đi thi thì phải học cách nấu và trang trí những món Âu. Đó
cũng là một giới hạn khác.

4. Theo anh, việc truyền thông về cuộc thi và quảng bá hình ảnh đất nước
qua cuộc thi đang tồn tại những hạn chế gì ?

Trả lời: Thứ nhất, một số hạn chế khách quan như dịch bệnh cũng
khiến chúng ta gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp đón các nước. Năm
2021, Việt Nam chúng ta cũng đăng cai tổ chức một vài bộ môn, việc dịch
bệnh bùng phát vào năm đó cũng khiến ta khá vất vả chuẩn bị công tác tiếp
đón các đội tuyển.

Thứ hai, một vài môn thi tại trung quốc trong thời điểm dịch thì đội
quân văn hoá của nước ta cũng bị cấm vì yêu cầu cách ly của Trung Quốc rất
cao. Bên cạnh đó, nhóm phóng viên được phép tác nghiệp đi cùng cũng rất
giới hạn, điều này cũng gây khó khăn phần nào cho công tác ghi hình và phát
sóng, đăng tải thông tin.

5. Theo anh, Việt Nam có thể làm gì để tăng hiệu quả cho công tác quảng
bá hình ảnh quốc gia qua chương trình Hội thao quân sự quốc tế Army
Games vào những lần tham gia sau?
Trả lời: Theo anh, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm chính là tăng
cường chất lượng cơ sở vật chất cho huấn luyện quân đội cũng như nâng cao
chất lượng đào tạo. Điều này sẽ giúp đội tuyển của chúng ta tăng cường sức
mạnh, tham gia thêm nhiều môn thi đấu hơn cũng như có khả năng đạt được
thành tích cao hơn. Từ đó, thông tin liên quan tới Việt Nam về chương trình
cũng sẽ nhiều và tích cực hơn, bạn bè quốc tế sẽ biết tới Việt Nam nhiều hơn
là một quốc gia có sức mạnh về quân sự và nỗ lực lớn.

101
Thứ hai, hiện tại, đang có khá nhiều các kênh và Fanpage đưa tin về
Army Games, mặc dù điều này giúp cho lượt tiếp cận tới chương trình tăng
nhưng cũng khiến thông và lượng tương tác bị phân tán khá nhiều. Anh nghĩ
rằng nếu chúng ta có thể thành lập ban truyền thông để các kênh truyền thông
được tập hợp và tinh gọn hơn, tập trung cho chất lượng truyền thông, phát
sóng chương trình tốt và bài bản hơn. Ngoài ra, cũng cần sử dụng thêm nhiều
kênh hơn ngoài báo chí để tăng lượt tiếp cận đối với các bạn trẻ.

Thứ ba, website của chương trình cũng cần nhanh chóng cập nhật
thông tin hơn để trông chuyên nghiệp hơn, cho công chúng quan tâm dễ dàng
tiếp cận thông tin mới và chính xác hơn.

Trân trọng cảm ơn anh đã tham gia cuộc phỏng vấn!

102
Phụ lục 3. Phiếu khảo sát mức độ phổ biến của Hội thao Quân sự Quốc tế
Army Games đối với công chúng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam

(SURVEY ON THE POPULARITY OF INTERNATIONAL ARMY GAMES


TO THE PUBLIC IN AND OUTSIDE VIETNAM)
1. Giới tính/ Gender
o Nam/ Male
o Nữ/ Female
2. Tuổi/ Age
o 18 - 30
o 30 – 50
o Trên 50/ Over 50
3. Bạn thuộc nhóm đối tượng nào?
Which target group do you belong to?
o Người Việt Nam ở Việt Nam/ Vietnamese people in Vietnam
o Người Việt Nam ở nước ngoài/ Oversea Vietnamese
o Người nước ngoài ở Việt Nam/ Foreigners in Vietnam
o Người nước ngoài ở nước ngoài/ Foreigners abroad
4. Bạn có biết Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games không?
Do you know the International Army Games?
o Có/ Yes (tiếp tục trả lời từ câu 5)
o Không/ No (tiếp tục trả lời từ câu 14)
………………………………………………………………………….
5. Bạn biết đến Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games qua đâu?
How did you know about Army Games?
o Nền tảng mạng xã hội/ Social Media
o Các loại hình báo chí/ Types of press
o Website chính thức của Hội thao/ Official website of Army
Games

103
o Bạn bè, người thân giới thiệu/ Recommended by friends and
relatives
o Khác/ Other
6. Bạn biết đến Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games qua những
hoạt động nào? (Chỉ chọn tối đa hai hoạt động)
Through which activities did you become aware of the
International Military Army Games? (Choose a maximum of 2 activities)
o Chương trình triển lãm/ Exhibition programs
o Các phần thi kỹ năng/ Military skills tests
o Hoạt động nghệ thuật văn hoá giao lưu/ Cultural exchange
activities
o Các diễn đàn trao đổi giữa các nước/ Exchange forums among
countries
o Khác/ Other

7. Tại sao bạn lại quan tâm đến sự kiện này?


Why are you interested in this event?
o Vì có quốc gia của bạn tham gia/ Because your country is
participating
o Vì bạn quan tâm đến các sự kiện quốc tế/ Because you are
interested in international events
o Vì quân sự là lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu/ Because the military is
the field you want to learn
o Vì đây là sự kiện lớn được nhiều người quan tâm/ Because this is
a big event that many people are interested in
o Khác/ Other
8. Theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là “Rất không đồng ý” và 5
là “Rất đồng ý”, hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn với các đánh
giá sau đây:

104
On a scale of 1 to 5, where 1 is “Strongly disagree” and 5 is
“Strongly agree”, please indicate your level of agreement with the
following assessment:

1 2 3 4 5

Tham gia Army Games là cơ hội lớn đẻ quảng bá hình


ảnh quốc gia/ Joining Army Games is a great
opportunity to promote the national image

Hình ảnh quân sự và văn hoá của mỗi quốc gai được
truyền tải đầy đủ qua chương trình/ The military and
cultural images of each country are fully conveyed
through the program

Cách truyền tải thông tin về các quốc gia qua Army
Games hấp dẫn, sinh động/ Information about
countries through Army Games is transmittef
attractively and vividly

Việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army Games


giúp thông điệp dễ tiếp cận với giới trẻ hơn/ The
promotion of the national image through Army Games
make the messege more accessible to young people

Army Games giúp hiểu rõ hơn về các hoạt động liên


quan đến quân sự của một quốc gia/ Helping people
better understanding of a country’s military activities

Army Games tạo điều kiện cho các quốc gia chia sẻ và
học hỏi lẫn nhau/ Make oppoturnities for countries to
share and learn from eachother

105
9. Bạn có từng thấy từ khoá “Việt Nam” xuất hiện trong các thông tin
liên quan đến Hội thao chưa?
Have you seen the keyword “Vietnam” appear on information
related to the Army Games?
o Có/ Yes (tiếp tục trả lời từ câu thứ 10)
o Không/ No (tiếp tục trả lời câu 13)
…………………………………………………………………….
10. Theo thang từ 1 đến 5, trong đó 1 là “Hiếm khi” và 5 là “Rất
thường xuyên”, hãy cho biết tần suất thấy từ khoá “Việt Nam”
xuất hiện trên các thông tin liên quan đến Hội thao:
On a scale of 1 to 5, where 1 is “Rarely” and 5 is “Very
frequenly”, please indicate the frequency at which you see the keyword
“Vietnam” appear on information related to the Army Games
1 2 3 4 5

11.Theo thang điểm từ 0 đến 5, trong đó 0 là “Không bao giờ” và 5 là


“Rất thường xuyên”, hãy cho biết tần suất thấy từ khoá “Việt
Nam” xuất hiện trong những thông tin nào dưới đây?
On a scale of 0 to 5, where 0 is “Never” and 5 is “Very frequently”,
please indicate the frequency at which you encounter the keyword
“Vietnam” in the following types of information

0 1 2 3 4 5

Thành viên tích cực tham gia/ Active participating


member

Đạt huy chương, thành tích ấn tượng/ Achieved

106
medals, impressive accomplishments

Xuất hiện trong các chương trình văn hoá/ Appear


in cultural programs

Nước chủ nhà đăng cai một số bộ môn thi trong


chương trình/ Host country in some competitions

12. Theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là “Rất không đồng ý” và 5


là “Rất đồng ý” hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn với các đánh
giá về việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao quân sự
Army Games:
On a scale of 1 to 5, where 1 is 'Strongly Disagree' and 5 is
'Strongly Agree,' please indicate your level of agreement with the
assessments of promoting Vietnam's image through the Army Games
military event:

1 2 3 4 5

Tham gia chương trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế
quốc gia/ Participating in the program helps Vietnam
improve its national status

Nội dung quảng bá văn hoá được truyền tải hấp dẫn/
Cultural promoting contetn is delivered attractively

Hình thức truyền tải các nội dung về Army Games dễ


tiếp cận, đa dạng/ The form of content transmission is
easy and diverse through media channels

Việc quảng bá văn hoá Việt Nam giúp khán giả có ấn


tượng tốt với Việt Nam/ The promotion in Vietnamese
culture helps the audience have a good impression of

107
Vietnam

Giúp bạn bè quốc tế biết nhiều hơn đến Việt Nam


không chỉ qua văn hoá mà ở các khía cạnh khác/ Help
international friends know more about Vietnam not
only through culture but in other aspects

(Trả lời câu 15/ Answer the 15th question)


…………………………………………………………………………………
(Nếu bạn trả lời Không ở câu 4/ If “No” in the 4th question)

13. Mức độ quan tâm của bạn đến những thông tin liên quan đến chủ
đề quân sự?
Could you please indicate your level of interest in information related
to military topics?
1 2 3 4 5
(Không quan tâm/ Not (Rất quan tâm/ Very
interested) interested)

14. Bạn nghĩ thế nào về hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước qua
một hội thao quân sự? (Chọn không quá 3 phương án)
How do you think about promoting the country image through
military sports festivals? (Choose a maximum of 3 answer)
o Hình thức quảng bá mới lạ / New form of promoting
o Không phù hợp do yếu tố chính trị / Inappropriate form due to
political factors
o Không phù hợp do nội dung chương trình kén người xem /
Inappropriate form due to picky viewers content

108
o Hình thức quảng bá đem lại hiệu quả cao/ Highly effective
promoting form
o Gần gũi, dễ tiếp cận với thế hệ trẻ/ Close and accessible to the you
generation
o Khác/ Other

…………………………………………………………………………………
15. Bạn có muốn tiếp tục theo dõi các thông tin liên quan đến Army
Games trong tương lai không?
Do you want to continue following Army Games related information
in the future?
o Có/ Yes
o Phân vân/ Hesitant
o Không/ No

109

You might also like