You are on page 1of 121

Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Chương 1. THUỐC MỀM DÙNG TRÊN DA


& THUỐC DÁN THẤM QUA DA

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm, phân loại các thuốc mềm dùng trên da và thuốc dán
thấm qua da.
2. Phân tích được vai trò, ảnh hưởng của các thành phần trong thuốc mềm dùng trên da và thuốc
dán thấm qua da đến sự hình thành, độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc.
3. Trình bày được trình tự bào chế và phân tích được ảnh hưởng của một số thông số kỹ thuật đến
yêu cầu chất lượng của thuốc mềm dùng trên da/niêm mạc và thuốc dán thấm qua da.
4. Nêu được một số yêu cầu chất lượng chính và nguyên tắc đánh giá các chỉ tiêu chất lượng đó đối
các chế phẩm thuốc mềm dùng trên da/niêm mạc và thuốc dán thấm qua da.

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm
 Thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc:
Theo DĐVN V: Là dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất, dùng để bôi lên da và niêm mạc nhằm:
- Gây tác dụng tại chỗ
- Hoặc đưa dược chất thấm qua da và niêm mạc
- Làm trơn hoặc bảo vệ
 Thuốc dán thấm qua da:
Là những “miếng dán” (transdermal patch) chứa dược chất, được dán lên vùng da nguyên vẹn, có
khả năng kéo dài quá trình giải phóng DC; DC được thấm vào các lớp mô ở da/hoặc vào tuần hoàn
máu để:
- Gây tác dụng tại chỗ: Vi dụ, miếng dán trên da giảm đau cơ bắp tại chỗ (Salonpas, salonsip…)
- Gây tác dụng toàn thân: Ví dụ, các hệ trị liệu qua da (transdermal therapeutic system), có khả
năng kiểm soát GPDC hằng định theo thời gian có thể là 12 giờ/24 giờ, tuỳ theo thiết kê của nhà
sản xuât. (Ví dụ: nitroglycerin, scopolamin, nicotin…)
Note: Hệ trị liệu qua da là trường hợp đặc biệt của thuốc dán thấm qua da có tác dụng toàn thân.

2. Đặc điểm sinh lý của da ảnh hưởng đến sử dụng thuốc


Cấu trúc sinh lý của da sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị và an toàn khi dùng thuốc trên
da và thuốc thấm qua da.

1
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Da người là cơ quan có cấu tạo bởi nhiều lớp để “to keep the outside out and the inside in”:
- Lớp biểu bì (epidermis)/ thượng bì, có thể dày đến 0,8 mm tuỳ vị trí, bao gồm:
+ Màng chất béo: Sản phẩm của tuyến bã nhờn, bảo vệ da, giữ cho da không bị mất nước (bị khô);
bản chất là chất béo có cholesterol tan được trong TD thân dầu, nhũ hoá được chất lỏng phân cực
nên hầu như không ảnh hưởng đến thấm DC vào da.
+ Lớp sừng (stratum corneum): gồm nhiều lớp tế bào chết, bề mặt là lớp tế bào bong lóc, bên trong
là lớp sừng liên kết, bền chặt; chứa 10 - 20% nước, khi hút thêm nước sẽ trương nở và mềm ra.
+ Lớp sừng chính là hàng rào bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của các chất từ bên ngoài (kể cả DC)
qua da vào có thể.
+ Lớp sừng có bề dày khác nhau ở các vùng da khác nhau của cơ thể nên khi bôi hoặc dán thuốc
tại các vùng da khác nhau, lượng DC thấm được qua lớp sừng rất khác nhau.
+ Khi loại bỏ lớp sừng, mức độ và tốc độ thấm/hấp thu DC qua da sẽ tăng lên đáng kể.
+ Bề dày của lớp sừng trên cùng một vùng da (ví dụ da mặt …) là khác nhau theo tuổi; rất mỏng
hoặc chưa hình thành ở da em bé, vì thế cần thận trọng khi dùng thuốc trên da cho người bệnh là
trẻ em (Lưu ý khi sử dụng corticoid cho trẻ nhỏ).
- Lớp hạ bì (Dermis) dày khoảng 3 – 5 mm:
+ Cấu tạo bởi một mạng lưới colagen và elastin trong gel polysacarid, tạo môi trường thân nước.
+ Có nhiều mao mạch giúp nuôi dưỡng biểu bì, có các mạch bạch huyết, cơ quan cảm nhận cảm
giác.
+ Hệ thống mạch máu phân bố ở lớp ngăn cách giữa biểu bì-hạ bì và mô dưới da là đường hấp thu
dược chất vào vòng tuần hoàn để gây tác dụng toàn thân.
- Các bộ phận khác của da:
+ Tuyến mồ hôi: Có khoảng 250 tuyến mồ hôi/1 cm2 da, là cơ quan điều nhiệt của cơ thể…
+ Nang lông gắn với các tuyến bã nhờn, chứa các chất thân dầu nên dược chất thân dầu có thể đi
qua nang lông vào thẳng hạ bì.
+ Có khoảng 40 - 70 nang lông/cm2 (chiếm 1 - 2% diện tích bề mặt da) vì vậy sự hấp thu thuốc qua
đường này hầu như không đáng kể
- Khi đưa thuốc lên trên bề mặt da, DC được giải phóng ra khỏi cốt tá dược của thuốc và thấm qua
da vào các tổ chức của da theo 3 đường (chủ yếu theo cơ chế khuếch tán thụ động):
+ Đi xuyên qua các tế bào (biểu bì): con đường chính (DC có hệ số phân bố dầu/nước logP 1 – 4
qua da dễ dàng)
+ Đi qua kẽ giữa các tế bào (DC vừa thân nước, vừa thân dầu sẽ qua dễ dàng)
+ Đi qua tuyến mô hôi, tuyến bã nhờn và nang lông (ít, do kích thước nhỏ)
- Lớp sừng có thể lưu giữ một phần DC…
Note: Một số cách để tăng thấm/hấp thu thuốc qua da:

2
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Hydrat hóa (làm ẩm) lớp sừng  các tế bào trương nở, giãn nở khoảng cách giữa các tế bào 
thuốc dễ thấm hơn  rửa sạch vết thương trước khi bôi.
+ Băng chỗ bôi thuốc lại  giảm sự bay hơi nước trên da, tăng hydrat hóa bề mặt  tăng thấm
thuốc.
+ Dán thuốc tại vị trí da mỏng nhất, gần cơ quan đích nhất.
+ Massage vùng da bôi thuốc  nhiệt độ tăng lên  giãn nở mạch máu  thuốc hấp thu tốt hơn.
+ Tối ưu hóa thành phần và kỹ thuật bào chế.

3. Ưu, nhược điểm của thuốc mềm dùng trên da và thuốc dán thấm qua da
 Ưu điểm:
- Thuốc mềm là dạng thuốc phù hợp với nhiều DC (KLPT < 500 Da, log P 1-4 và liều hiệu quả < 10
mg/ngày) để gây tác dụng tại chỗ (Ví dụ, điều trị bệnh nấm da, viêm da, dị ứng da, đau cơ, đau
khớp …) hoặc để gây tác dụng toàn thân (Bổ sung hormon…).
- Thuốc dán thấm qua da là dạng thuốc thích hợp với những DC có thời gian bán thải ngắn và dùng
nhiều lần trong ngày, có tác dụng tại chỗ (đau cơ, khớp) hoặc tác dụng toàn thân (giãn mạch
vành, chống say tầu xe, giảm đau TƯ, bổ sung nội tiết tố…).
- Thuốc mềm dễ sử dụng, dễ tạo được lớp thuốc mỏng, bám dính, trên bề mặt da/niêm mạc khi
thao tác xoa thuốc bằng ngón tay.
- Miếng dán bám dính tốt trên da/niêm mạc nhưng cũng dễ dàng loại bỏ nếu xuất hiện tác dụng
không mong khi dùng thuốc.
- Thuốc mềm/miếng dán tác dụng tại chỗ, DC được thấm trực tiếp vào mô đích (vùng da/niêm mạc
bị bệnh hoặc các tổ chức dưới da như cơ, khớp), tránh phơi nhiễm toàn thân với các tác dụng
không mong muốn của thuốc, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc với người bệnh (Ví dụ,
với thuốc mềm chứa corticosteroids hoặc thuốc chống viêm không steroid giúp tránh/giảm tác dụng
không mong muốn so với khi dùng đường uống …?).
- Thuốc mềm/miếng dán thấm qua da để gây tác dụng toàn thân, DC được hấp thu trực tiếp vào
tuần hoàn, không bị chuyển hoá bước một qua gan, đồng thời tránh được ảnh hưởng của pH dịch
vị, enzym tiêu hoá và thức ăn đến thuốc cũng như ảnh hưởng của thuốc đến dạ dày như khi dùng
thuốc đó qua đường uống.
- Thuốc dán thấm qua da được giải phóng, hấp thu với tốc độ xác định  phù hợp với DC có thời
gian bán thải t1/2 ngắn, thời gian tác dụng ngắn…  giảm số lần dùng thuốc.
- Tác dụng không mất ngay khi ngừng điều trị, vì

3
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Miếng dán thấm qua da có thể duy trì được nồng độ DC hằng định trong phạm vi/vùng có tác
dụng điều trị trong thời gian dài (12 giờ/24 giờ hoặc lâu hơn tuỳ sản phẩm thuốc), nên dùng thích
hợp trong điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau TƯ, hen, cai nghiện thuốc lá, bổ sung nội tiết tố…
 Nhược điểm:
- Thuốc mềm là dạng thuốc không phân liều, cần thận trọng khi sử dụng (Ví dụ: sử dụng corticoid
cho trẻ em).
- Thuốc mềm bôi trên da có thể trơn nhờn (thuốc mỡ, NT N/D), khó rửa sạch bằng nước.
- Thao tác bôi thuốc mềm bằng ngón tay có thể gây nhiễm chéo.
- Độ ổn định của thuốc mềm có thể kém hơn dạng thuốc rắn do có chứa một lượng nước nhất định.
- Chỉ có một số ít dược chất có đặc tính lý, hoá và đặc điểm điều trị phù hợp mới có thể bào chế
thuốc dán thấm qua da.
- Thuốc dán thấm qua da cũng có thể gây kích ứng da, niêm mạc khi sử dụng dài ngày.
- Giá thành cao hơn các dạng thuốc khác, do không phải DC nào cũng có thể bào chế dưới dạng
thuốc dán, kỹ thuật bào chế phức tạp.

4. Phân loại thuốc mềm dùng trên da/niêm mạc và thuốc dán thấm qua da
 Phân loại thuốc mềm:
 Theo dạng bào chế:
- Thuốc mỡ:
Là các thuốc bán rắn, thành phần tá dược thường chứa < 20% nước và các chất bay hơi, > 50%
hydrocarbon, sáp hoặc các loại polyol.
Thuốc mỡ tra mắt là thuốc mỡ dùng cho mắt, chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan hoặc phân
tán trong tá dược, thuộc nhóm các chế phẩm vô khuẩn. Tá dược dùng cho thuốc mỡ tra mắt phải
không bị phân hủy khi tiệt khuẩn bằng nhiệt và phải thấm (hút) được nước mắt. Giới hạn kích thước
tiểu phân (nếu là hỗn dịch) phải < 75 µm để không gây kích ứng mắt, xước giác mạc.
- Kem (Creams): Thuốc mềm, là 1 nhũ tương bán rắn, thể chất mịn màng, TD là một nhũ tương (có
trên 20% pha nước và các chất dễ bay hơi), có thể là nhũ tương D/N (kem nước, có thể rửa sạch
bằng nước) hoặc nhũ tương N/D (kem dầu, trơn nhờn). DC có thể hoà tan trong pha dầu hoặc hoà
tan trong pha nước hoặc phân tán dưới dạng tiểu phân mịn trong TD nhũ tương.
- Gel (Gels): Thuốc mềm, sử dụng tá dược tạo gel thích hợp. Gồm hai loại là gel thân nước
(hydrogels) và gel thân dầu (Oleogels).
Theo trạng thái phân tán, gel gồm 2 loại:
+ Gel đồng thể (1 pha): gồm các đại phân tử hữu cơ phân phối đều trong một chất lỏng,
không có ranh giới rõ rệt giữa các phân tử (carbomer, HPMC, tinh bột…). Gel thân nước
trong suốt, được tạo bởi các polyme thân nước.
+ Gel dị thể (2 pha): HD cả các tiểu phân vô cơ nhỏ (Al(OH)3, Psylium hemicelulose) trương
nở, tạo thành một thể chất đặc như gel, nhưng vẫn tồn tại ranh giới độc lập giữa các tiểu
phân nên gel không trong. Khi khuấy trộn/lắc đều, có sự chuyển thể từ thể gel sang thể sol
(thể dung dịch), khi để yên thì sẽ đặc trở lại, đây gọi là đặc tính thixotropic (tính xúc biến)
 thuận lợi cho việc lấy thuốc ra khỏi bao bì, khi đặc lại thì khả năng lưu giữ, bám dính tốt
hơn.
- Bột nhão, thuốc mỡ đặc (Pastes): có thể chất sệt, chứa tỉ lệ cao các tiểu phân rắn mịn (khoảng
20 - 50%) thân nước, thường được sử dụng trên da, niêm mạc với vai trò giữ ẩm, làm săn se, bảo
vệ da…
- Kem gel (Emulgels = Emulsion (nhũ tương) + Gel): Là một nhũ tương bán rắn, thành phần tá
dược là một nhũ tương D/N, pha ngoại là một gel thân nước.
VD: Emulgel Voltaren (diclophenac diethylamine)
4
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

 Theo trạng thái phân tán:


Dạng thuốc mềm dùng trên da và thuốc dán thấm qua da có thể coi là những hệ phân tán; trong đó,
chất phân tán là DC hoặc hỗn hợp DC, còn MTPT là một TD hoặc hỗn hợp TD và có thể chia ra:
- Hệ đồng thể (kiểu dung dịch): DC hoà tan trong TD thân dầu hay TD thân nước.
Ví dụ: cao xoa Sao vàng, gel lidocain hydroclorid 2% ...
- Hệ phân tán dị thể: Bao gồm các thuốc mềm có DC và TD không hoà tan vào nhau. Có thể chia
thành 3 nhóm:
+ Kiểu hỗn dịch: DC rắn dưới dạng các TP mịn được phân tán đồng nhất trong tá dược; ví dụ,
thuốc mỡ kẽm oxyd 10%, thuốc mỡ tetracyclin hydroclorid 1%, thuốc mỡ benzosali ...
+ Kiểu nhũ tương: DC lỏng hoặc rắn được hoà tan trong một TD hoặc một DM trung gian, được
nhũ hoá vào một TD không đồng tan. Hiện nay, loại này chiếm tỷ lệ lớn, cả là thuốc và mỹ phẩm.
Ví dụ kem clotrimazol:
Clotrimazol 1,0 g
Propylen glycol 8,00 g
Alcol cetostearylic 7,00 g
Dầu parafin 12,00 g
Span 80 1,00 g
Tween 80 3,00 g
Methyl paraben 0,18 g
Propyl paraben 0,02 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
+ Kiểu nhiều hệ phân tán: HD-NT; DD-HD; DD-HD-NT
Ví dụ thuốc mềm kẽm oxyd và vitamin E
Kẽm oxyd 7,50 g
Vaselin 5,00 g
Alcol cetostearylic 6,50 g
Lanolin khan 11,00 g
Dầu thầu dầu 2,00 g
Dầu parafin 12,00 g
Vitamin E 0,50 g
Natri lauryl sulfat 1,04 g
Propylen glycol 10,00 g
Tinh dầu lavender 0,04 g
Nước tinh khiết 43,20 g

 Theo mục đích điều trị: Thuốc tác dụng tại chỗ hay toàn thân

5
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

 Phân loại thuốc dán thấm qua da:


 Theo trạng thái phân tán hoặc theo mục đích điều trị.
 Theo dạng thuốc:
- Thuốc dán thấm qua da (TDS – Transdermal systems): Hệ kiểm soát giải phóng thuốc, phân
liều, thuốc thấm qua da vào tuần hoàn chung. Tốc độ, thời gian giải phóng DC và diện tích bề
mặt xác định.
- Miếng dán trên da (plasters): DC thường nằm ngay trong lớp nền dính, thường dùng với mục
đích bảo vệ, hỗ trợ, hay bít giữ. Ví dụ: miếng dán hạ sốt, eugo…
 Theo cấu trúc miếng dán (Phổ biến): Có hai dạng thiết kế chính:

- Miếng dán dạng cốt (matrix): DC nằm trong lớp cốt + nền dính (hình a) hoặc DC nằm trong lớp
cốt, lớp nền dính riêng (hình c).
- Miếng dán dạng khoang chứa (reservoir) có màng kiểm soát giải phóng (hình b).

II. THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ THUỐC DÁN THẤM QUA
DA

1. Dược chất
DC được bào chế dưới dạng thuốc mềm dùng trên da và thuốc dán qua da khá đa dạng, tuỳ mục
đích dùng thuốc. Một số đặc tính của DC cần biết là (Xem Chương Đại cương, phần BC&SDH 1):
a. Hệ số phân bố dầu - nước (Log P)
Log P lý tưởng của DC để BC thuốc qua da từ 1-4. Ví dụ, giá trị log P của nitroglycerin (1,0); lidocain
(2,1); fentanyl (3,9); diclofenac (3,9). Log P của DC có liên quan trực tiếp tới năng lượng để DC đi từ
pha này sang pha khác cũng như sự phân bố DC giữa hai pha D-N trong kem, sự phân bố DC giữa
hỗn hợp TD và lớp sừng.
b. Độ tan của dược chất
- Độ tan (Cs) của DC quyết định mức độ và tốc độ GPDC ra khỏi TD. Do đó QĐ mức độ và tốc độ
thấm/hấp thu thuốc qua da.
- Để làm tăng Cs và TĐ tan của DC ít tan trong thuốc qua da có thể: giảm KTTP DC trong thuốc kiểu
HD; dùng các CDH, các đồng DM.
c. Hệ số khuếch tán
- Cơ chế thấm/hấp thu thuốc qua da là cơ chế KTTĐ tuân theo định luật Fick 1. Hệ số khuếch tán
thể hiện khả năng của các phân tử DC chuyển vận từ nơi có nồng độ cao sang vùng có nồng thấp,
do đó xác định khả năng đâm xuyên qua lớp sừng của DC.
- Có thể dùng các DM trung gian, các TD khác nhau, dạng DC phù hợp để làm tăng hệ số khuếch
tán.
6
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

2. Tá dược
2.1. Tá dược cho thuốc mềm:

2.1.1. Tá dược thân dầu:


a. Dầu, mỡ, sáp:
- Ưu điểm: Dễ bắt dính và hấp thu tốt lên da/niêm mạc. Một số TD có khả năng hút nước nên thấm
sâu.
- Nhược điểm:
+ Trơn nhờn, gây bẩn, khó rửa sạch, gây cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da.
+ Giải phóng DC chậm.
+ Dễ bị ôi khét và có mùi vị khó chịu, kích ứng da và niêm mạc ... Nên khi dùng các TD này,
thường cho thêm các chất chống oxy hoá như α-tocopherol, BHA, BHT, các alkyl galat.
 Các tá dược điển hình:
- Dầu thực vật: Thường dùng phối hợp với các TD rắn/mềm để điều chỉnh thể chất của hỗn hợp
TD; làm pha D trong kem (NT); hay dùng dầu dừa, dầu vừng, dầu lạc …
- Mỡ động vật rất ít dùng do dề bị ôi khét.
- Sáp: Là TD có nguồn gốc động, thực vật; thể chất dẻo hoặc rắn; cấu tạo chủ yếu bằng este của
các acid béo cao no và không no với các alcol béo cao và alcol thơm. Sáp vững bền, ít bị ôi khét
hơn dầu. Hay được dùng phối hợp với các TD khác để điều chỉnh thể chất, tăng nhiệt độ chảy, tăng
khả năng hút nước và các chất lỏng phân cực khác.
o Sáp ong: Có sáp ong vàng (sáp tự nhiên) và sáp ong trắng …
o Lanolin (sáp lông cừu):
+ Lanolin tinh khiết hay lanoloin khan là hỗn hợp các este, polyeste của một số acid béo đặc
biệt với các alcol béo cao và các alcol khối lượng phấn tử cao (chủ yếu là alcol có nhân
sterol); chứa 0,25% nước và 0,02% chất chống oxy hoá BHT.
+ Lanolin thường dùng là chất nhũ hóa và làm mềm; là chất mang thân dầu trong thuốc mỡ
hoặc kem có cấu trúc NT N/D, làm tăng thấm thuốc qua da.
+ Lanolin khan có khả năng trộn đồng nhất với gấp đôi lượng nước tạo nhũ tương ổn định.
+ Lanolin ngậm nước là lanolin TK kết hợp với 25 -30% nước TK.
+ Lanolin thường được dùng với lượng bằng 5 – 10% các TP khác.

b. Các dẫn chất của dầu mỡ, sáp


 Dẫn chất hydrogen hóa

7
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Hydrogen hoá dầu, mỡ, sáp tự nhiên sẽ thu được các TD có thể chất mềm hoặc rắn; có nhiệt độ
chảy cao hơn; bền vững hơn, không bị biến chất trong quá trình bảo quản và có khả năng nhũ hoá
mạnh hơn các chất béo thiên nhiên.
- Quá trình hydrogen hoá có thể làm bão hoà một phần hoặc toàn bộ các dây nối đôi của các acid
béo không no như chuyển đổi acid linoleic không no thành acid oleic no... Cũng có thể tạo ra một
lượng nhỏ các mono và diglycerid có khả năng nhũ hoá với các chất lỏng phân cực.
- Để làm tá dược thuốc mềm, hay dùng dầu lạc, dầu hướng dương, dầu đậu tương, dầu hạt bông
và lanolin hydrogen hoá.
 Dẫn chất polyoxyethylen glycol hóa
- Các dẫn chất polyoxyethylen của glycerid thu được bằng phản ứng của dầu, mỡ, sáp với các
polyoxyethylen glycol có KLPT trung bình 200 – 400 Da.
- Tuỳ theo nguyên liệu sử dụng, sản phẩm sẽ có thể chất lỏng, mềm hoặc rắn. Tan được trong
ethanol, không tan trong glycerin, propylen glycol, không tan nhưng có thể phân tán trong nước.
- Do có đặc tính thân nước, khả năng thấm cao, thích hợp với tất cả các loại da và niêm mạc nên
các chất này có thể dùng làm TD thay cho TD thân dầu khi bào chế các thuốc mềm tác dụng tại chỗ
yêu cầu có tính thấm cao.
- Ví dụ lanolin polyoxyethylen glycol hoá có tác dụng làm dịu da và hay được dùng làm TD nhũ hoá
trong các kem kiểu N/D.
 Các chất phân lập từ dầu, mỡ, sáp
 Các acid béo:
- Acid stearic: Được phân lập từ mỡ bò, được dùng làm pha dầu trong các NT để điều chỉnh thể
chất hoặc tạo CNH xà phòng với các hydroxyd kiềm, các amin (mono, di hoặc triethanolamin) cho
nhũ tương D/N.
- Acid oleic: Thu được bằng cách thuỷ phân dầu, mỡ; acid oleic có thể chất sánh như dầu, màu
vàng, có mùi vị đặc biệt, để ra không khí sẽ bị sẫm màu dần. Acid oleic thường dùng làm pha dầu
trong các NT và đặc biệt có tác dụng làm tăng tính thấm qua da của nhiều DC, nhất là khi phối
hợp với propylen glycol.

 Ester của acid béo:


- Isopropyl myristat và palmitat: đồng tan với các dầu mỡ, sáp và hydrocarbon (vaselin, parafin);
thường được dùng làm pha dầu và cải thiện tính thấm của DC.
- Glyceryl monostearat, glyceryl behenat, glyceryl laurat, glyceryl monooleat. Các chất này không
tan trong nước, dễ tan trong các DM hữu cơ, có khả năng nhũ hoá đối với các chất lỏng phân cực.
Trong đó, glyceryl monostearat dùng phổ biến trong BC thuốc và mỹ phẩm.
Các hỗn hợp glyceryl monostearat và Tween 80 (tên TM Gelot 64); glyceryl monostearat và kali
stearat (Galabase), glyceryl monostearat và natri lauryl sulfat (Gelacid) là các hỗn hợp TD nhũ hoá
tốt cho nhiều sản phẩm.
- Este với polyethylen glycol như polyoxyl 40 stearat (Polyethylen glycol 40 monostearat hay Myrj
52) có thể chất rắn giống sáp, dễ phân tán trong nước.

 Các alcol béo cao:


- Được phân lập từ các sáp, ở thể rắn, khi đun chảy có thể đồng tan hoặc trộn đều với các tá dược
thân dầu, bền vững, có tác dụng dịu đối với da và niêm mạc.

8
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Các alcol béo chỉ là những CNH rất yếu (tạo NT kiểu N/D) nhưng làm tăng mạnh khả năng nhũ
hoá, hút nước của nhiều TD khác như vaselin nên được dùng để điều chỉnh thể chất, tăng độ cứng,
độ mịn màng, khả năng nhũ hoá và làm dịu của các TD khác.
- Điển hình là alcol cetylic, alcol stearylic và alcol cetostearylic.
c. Hydrocarbon
- Là dư phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ; có thể chất lỏng, mềm hoặc rắn như sáp; không tan
trong nước, ít tan trong alcol, dễ tan trong các dung môi hữu cơ, có thể trộn lẫn với bất cứ tỷ lệ nào
với dầu, mỡ, sáp động thực vật, trừ dầu thầu dầu.
- Các hydrocarbon rất bền vững, không bị vi khuẩn, vi nấm phá huỷ; trơ về mặt hoá học nên không
tương kị với dược chất, không bị tác dụng bởi các acid, kiềm, chất oxy hoá - khử; rất thông dụng,
giá thành rẻ. Các TD điển hình:

 Vaselin (paraffin mềm hay petrolatum) là hỗn hợp hydrocarbon có thể chất mềm, Tnc 38 -
60oC, có thể dùng một mình hoặc phối hợp với TD khác, có thể hoà tan nhiều DC tan trong dầu như
long não, tinh dầu … trộn đều với nhiều DC khác, hút nước kém <5%.
+ Vaselin dược dụng có 2 loại vaselin trắng và vaselin vàng; bền với nhiệt nên có thể tiệt
khuẩn TD này bằng nhiệt khô.
+ Để tăng khả năng nhũ hoá của vaselin, thường phối hợp vaselin với lanolin, alcol của
lanolin, cholesterol, sáp ong, spermaceti, các alcol béo cao như alcol cetylic, alcol cetostearylic ...
hoặc các Span. Các hỗn hợp trên thích hợp sử dụng cho công thức thuốc mỡ kháng sinh, mỡ tra
mắt.

 Dầu parafin (dầu khoáng/mineral oil/liquid parafin), được dùng phối hợp với vaselin hay TD
khác để điều chỉnh thể chất hoặc để dễ nghiền mịn các DC rắn trước khi phối hợp với TD trong PP
phân tán, làm pha dầu trong các kem thuốc và mỹ phẩm.
 Parafin rắn (hard parafin) có Tnc 47 – 65 oC, dùng để điều chỉnh nhiệt độ chảy hay thể chất
của thuốc mềm.
 Sáp vi tinh thể (microcrystalline wax)

d. Các silicon (polysiloxan):


- Thể chất lỏng sánh như dầu nên gọi là "dầu silicon”, có độ nhớt thay đổi theo mức độ trùng hiệp.
- Tá dược silicon có ưu điểm: Ổn định về mặt lý hoá ngay cả ở nhiệt độ cao; không bị vi khuẩn,
nấm mốc phát triển; không thấm nước nhưng không ảnh hưởng tới hô hấp của da; không có khả
năng thấm qua da; có thể trộn đều với nhiều tá dược thân dầu…
- Được dùng làm TD trong nhiều thuốc mềm gây tác dụng ở bề mặt da, bảo vệ da và niêm mạc,
chống tác dụng của hoá chất, tia tử ngoại và các tác nhân gây kích ứng và làm hại da; thường dùng
các silicon có độ nhớt từ 350 đến 1000 cps phối hợp với vaselin ở tỉ lệ khoảng 30%.
- Các silicon còn được dùng phối hợp với các TD khan trong bào chế thuốc mềm chứa DC dễ bị
thuỷ phân như các kháng sinh.
- Các silicon cũng được dùng làm pha dầu trong các TN.
- Không dùng silicon làm TD cho thuốc mỡ tra mắt vì có thể gây kích ứng niêm mạc mắt.
 Chú ý, trong thành phần các thuốc mềm, các loại TD thân dầu thường được kết hợp với nhau để:
+ Điều chỉnh thể chất
+ Dễ phối hợp DC với TD
+ Tăng khả năng hút nước
+ Tăng thấm cho DC vào các tổ chức của da

9
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

2.1.2. Tá dược thân nước


a) Polyethylen glycol (PEG): HOCH2-(CH2OCH2)n-CH2OH
- Là SP trùng hợp của ethylen oxyd, thể chất thay đổi tuỳ KLPT: Lỏng (PEG 200, 300 và 400); mềm
(PEG 600, 1000 và 1500) và rắn như sáp (các PEG từ 2000 trở lên).
- Các PEG có khả năng hoà tan nhiều DC ít tan do đó cải thiện được độ tan, tốc độ hoà tan và khả
năng GP của nhiều DC ít tan.
- Các PEG bền vững, có thể bảo quản lâu, không bị TP và oxy hoá.
- PEG có thể gây tương kỵ và làm giảm hoạt tính của một số chất sát khuẩn như các phenol, các
hợp chất amoni bậc bốn và các paraben.
- PEG có k/n GPDC nhanh, nhưng không có khả năng thấm qua da lành nên ít dùng làm TD cho
thuốc mỡ cần thấm sâu/hấp thu.
- PEG háo ẩm mạnh, nên có thể làm cho da bị khô khi bôi thuốc trong thời gian dài. Vì vậy, không
nên dùng thuốc mỡ chế với TD PEG cho những người da khô hoặc các bệnh chàm, vảy nến... Để
khắc phục có thể phối hợp tá dược PEG với 10% lanolin hoặc 5% alcol cetylic.
- Không thể kết hợp lượng lớn nước (> 5%) vào TD PEG vì thể chất thuốc sẽ bị quá mềm. Vì vậy
dạng TD này phù hợp với các dược chất ở dạng rắn. Để kết hợp DC ở dạng dd thân nước có thể
thay thế một phần PEG KLPT thấp (thể lỏng) bằng alcol stearylic sẽ giúp cải thiện thể chất của
thuốc mềm.
b) Dẫn chất celulose
- Các dẫn chất celulose như: MC, CMC, Na CMC, HPMC, HPC và HEC thường được dùng làm TD
gel.
- Dẫn chất celulose khá bền vững, có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt và có thể điều chỉnh được pH nên
có thể làm TD cho thuốc tra mắt.
- Các TD này dễ bị nhiễm khuẩn nên cần có thêm các chất SK trong thành phần. Chúng có thể tạo
phức với paraben, làm giảm hoạt tính của một số chất kháng khuẩn như natri sulfadimidin,
nitrofurazon, mercurocrom, oxyquinolein sulfat, thimerosal...
- Các dẫn chất celulose có thể gây tương kỵ với: Các phenol, tanin, natri clorid, bạc nitrat, các muối
kim loại nặng ...
- MC và CMC thường dùng từ 2 - 5%, Na CMC từ 2 - 7%.

10
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

c) Dẫn chất polysacharid nguồn gốc tự nhiên

- Carrageenan lấy từ rong biển đỏ. Trong đó -carrageenan có khả năng tạo gel tốt nhất, thường
dùng với nồng độ 0,3 - 1% kl/kl.
- Acid alginic/natri alginat từ rong biển. Độ nhớt của gel này được tăng lên khi có thêm ion calci.
Nồng độ dùng từ 5% đến 10%.
d) Poly(acrylic acid) (Carbomer, Carbopol)
- Trong nước poly(acrylic acid) sẽ tồn tại ở trạng thái kết tập và có độ nhớt thấp (pH 3). Khi trung
hòa hệ với kiềm như triethanolamin hoặc NaOH thì độ nhớt của hệ tăng lên. Nồng độ dùng 0,5-2%.
e) Magnesi nhôm silicat
- Magnesi nhôm silicat được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt của gel thân nước với nồng độ 2-10%.

2.1.3. Tá dược khác


a) Chất diện hoạt
Có 4 nhóm CDH (xem lại chương NT thuốc). Trong TP thuốc mềm, các CDH được sử dụng để:
- Làm thay đổi độ tan, thay đổi HSPB của DC với TD cũng như giữa TD với các lớp của da.
- Làm thay đổi độ nhớt của thuốc (chủ yếu là giảm) do vậy làm tăng tốc độ khuếch tán DC.
- Làm giảm sức căng bề mặt ở giới hạn các pha vì thế có khả năng tăng tính thấm của DC.
- Tác dụng của CDH phụ thuộc vào bản chất, lượng sử dụng và giá trị HLB của nó.
b) Dung môi
- Nước tinh khiết là DM chính của pha nước để bào chế kem gel.
- Trong một số thuốc kem, pH của pha nước được điều chỉnh bằng các hệ đệm để duy trì độ tan
hoặc tăng độ ổn định hóa học và tính thấm của DC. Một số hệ đệm hay được sử dụng là đệm acetat
(1-2%), đệm citrat (1-5%) hoặc đệm phosphat (0,8 – 2%).
- Một số đồng DM như PG, glycerin hoặc các alkyl methyl sulfoxyd như dimethyl sulfoxyd (DMSO);
N,N- dimethyl acetamid (DMA); N,N-dimethyl formarnid (DMF được dùng để cải thiện độ tan và tính
thấm của DC. Những dung môi này háo nước, tác động lên hàng rào của da bằng cách làm trương
nở tầng nền tế bào và thay thế nước trong tầng nền, tạo điều kiện cho DC dễ thấm qua.
c) Tá dược tăng thấm qua da
- Các TD làm tăng thấm/hấp thu DC qua da gọi chung là các chất làm tăng thấm (enhancer) do tác
động vào lớp sừng thông qua quá trình hydrat hoá, làm mềm lớp sừng hoặc làm mỏng lớp sừng
(bạt sừng) hoặc do tác động vào tính chất hóa lý của DC như thay đổi hệ số khuếch tán, độ tan.
- Các chất tăng thấm phải đảm bảo:
+ Không độc, không kích ứng da và niêm mạc.

11
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Tương đối trơ về các mặt (lý, hoá, vi sinh vật), không có tác dụng dược lý riêng.
+ Làm tăng thấm/hấp thu với nồng độ tương đối thấp.
+ Không tương kỵ/tương tác với DC và các TP khác của thuốc.
- Nhóm các chất làm tăng thấm/hấp thu qua da:

d) Các tá dược khác


- Chất sát khuẩn: Các thuốc mềm có nước cần thêm các CSK, nhưng cần lưu ý tới nồng độ tối
thiểu cho phép sử dụng. Hay dùng methyl paraben (0,02–0,3%), propyl paraben (0,02–0,3%).
- Chất chống oxy hóa: Ngăn chặn hoặc giảm quá trình oxy hóa của cả DC và TD. Có các chất
chống OXH thân dầu và chất chống OXH thân nước (Xem lại phần chống OXH đã học ở học
phần 1).
- Chất điều hương: Làm thơm và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm thuốc mềm bôi trên da/niêm
mạc.
- Chất điều vị: Có trong TP các thuốc mềm dùng ở niêm mạc khoang miệng nhằm che dấu mùi
vị khó chịu của DC.
2.2. Hỗn hợp tá dược

12
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

 Tại sao cần dùng hỗn hợp tá dược?


- BC thuốc mềm cần phối hợp nhiều TD (dùng hỗn hợp TD) nhằm:
+ Cải thiện độ tan của DC, kiểm soát qua trình GP, lưu giữ, thấm / hấp thu DC trên da.
+ Thay đổi thể chất, tính chất, hình thức của thuốc cho hấp dẫn người dùng thuốc.
+ Tăng độ ổn định của thuốc.
- Việc chọn hỗn hợp TD và dạng thuốc mềm phù hợp cần căn cứ vào: Mục tiêu điều trị, yêu cầu về
GP, thấm /hấp thu DC, bản chất của DC và TD sử dụng.
- Các hỗn hợp TD dùng BC thuốc mềm cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Tạo được với các DC thành sản phẩm thuốc đồng nhất.
+ Không có tác dụng dược lý riêng, không cản trở tác dụng của DC.
+ Có pH trung tính hoặc acid nhẹ, gần giống với pH của da.
+ Không cản trở các hoạt động sinh lý bình thường của da, không làm khô da và không gây
kích ứng da.
+ Giải phóng DC với tốc độ và mức độ mong muốn.
+ Ổn định về mặt lý hóa và vi sinh học.
+ Ít gây bẩn da và quần áo, dễ rửa sạch…
+ Không có k/n thấm nhưng phải có k/n che chở, bảo vệ cao với SP bảo vệ da và niêm
mạc.
+ GPDC nhanh, thấm sâu với các SP tác dụng tại chỗ sâu dưới da
+ Có k/n hút dịch mạnh với các sản phẩm làm săn se niêm mạc.
2.2.1. Hỗn hợp tá dược bào chế thuốc mỡ
a) Hỗn hợp tá dược thân dầu (oleaginous base)
Thành phần hỗn hợp TD này gồm các hydrocarbon như vaselin, dầu parafin, parafin rắn và sáp vi
tinh thể ở tỉ lệ khác nhau.
Hỗn hợp này không hút nước nên khó rửa sach bằng nước, khó bôi lên các bề mặt da hoặc niêm
mạc ướt do tiết dịch. Nhưng năng bám dính trên da rất tốt, hình thành màng sơ nước tại vị trí bôi,
hạn chế quá trình mất nước, giữ ẩm cho da.
Hỗn hợp này có nhược điểm: GP DC chậm và không hoàn toàn; k/n thấm rất kém; không có khả
năng hút các chất lỏng phân cực; cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da.
Ví dụ công thức hỗn hợp tá dược thân dầu:
Dầu parafin 200,00 g
Sáp vi tinh thể 180,00 g
Vaselin 481,95 g
Parafin 30,00 g

13
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

b) Hỗn hợp tá dược hút/hấp thụ (absorption base)


- Thành phần hỗn hợp TD này gồm có TD dầu và CNH thân dầu. Hỗn hợp TD hấp thụ có khả năng
hút nước, dd nước hoặc các chất lỏng phân cực để tạo thành NT kiểu N/D nên còn được gọi là TD
khan, TD nhũ hóa.
- Ưu điểm: Khá bền vững; có thể phối hợp với nhiều loại DC kỵ nước cũng như các dung dịch DC;
GP DC tương đối nhanh so với nhóm TD thân dầu; có khả năng thấm sâu.
- Nhược điểm: Trơn nhờn, khó rửa sạch, có thể cản trở tới hoạt động sinh lý bình thường của da.
- Hỗn hợp của lanolin/dẫn chất của lanolin với vaselin:
Ví dụ, TD hấp thụ dùng cho thuốc mỡ tra mắt (BP):
Dầu parafin 10 %
Lanolin khan 10 %
Vaselin trung tính 80 %
Với khí hậu nhiệt đới (nóng) có thể giảm tỷ lệ dầu parafin
- Hỗn hợp vaselin với cholesterol (1-5%) và các sterol khác
c) Hỗn hợp TD trộn lẫn với nước (water-miscible base)
- Thành phần có TD dầu và CNH thân nước, để bào chế NT D/N.
- Ưu điểm: Giữ một lượng lớn nước trong TP hoặc hút nước từ các vết thương hở có tiết dịch;
không cản trở quá trình thoát nước trên da; dễ rửa sạch bằng nước, thể chất đẹp
- Theo BP, có 3 loại hỗn hợp TD trộn lẫn với nước là:
+ Mỡ nhũ hóa (emulsifying ointment)
+ Mỡ nhũ hóa cetrimid (cetrimid emulsifying ointment)
+ Mỡ nhũ hóa cetomacrogol (cetomacrogol emulsifying
- Chứa các thành phần: Parafin lỏng 20 % (kl/kl), vaselin trắng 50 % (kl/kl), sáp nhũ hóa anion,
cation hoặc không ion hóa 30 % (kl/kl).
- Sáp nhũ hóa anion:
Alcol cetostearylic 90 g
Natri lauryl sulfat 10 g
Nước tinh khiết 4 ml
- Sáp nhũ hóa không ion hóa
Alcol cetostearylic 800 g
Cetomacrogol 1000 200 g
- Sáp nhũ hóa cation
Alcol cetostearylic 900 g
Cetrimid 100 g
d) Hỗn hợp TD tan trong nước (water-soluble base)
- Tá dược điển hình cho nhóm này là TD PEG.
- Để làm TD thuốc mỡ, thường phối hợp các loại PEG có KLPT khác nhau, với các tỷ lệ khác nhau.
Ví dụ: PEG 4000 400 g
PEG 400 600 g

14
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

2.2.2. Hỗn hợp tá dược bào chế gel (gel)


a) Hỗn hợp tá dược bào chế gel thân nước (hydrogel)

 Ưu điểm: Hoà tan/trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực; GP DC nhanh, nhất là với
DC dễ tan trong nước; thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện thời tiết; không cản trở
các HĐSL bình thường của da; không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước.
 Nhược điểm: Dễ bị nấm mốc, VK xâm nhập nên cần thêm chất SK như natri benzoat,
paraben, hợp chất thuỷ ngân hữu cơ... ; dễ bị khô cứng, nứt mặt trong quá trình bảo quản nên có
thêm các chất háo ẩm như glycerin, sorbitol, propylen glycol.
 Căn cứ theo bản chất của mạng lưới 3 chiều do TD tạo gel tạo ra mà có 2 nhóm gel chính
sử dụng trong DP là: (1) nhóm các polyme thân nước và (2) nhóm các chất rắn vô cơ phân tán trong
nước:
(1) Gel được bào chế từ nhóm các polyme thân nước:
 Loại gel này được bào chế bằng cách phân tán các polyme thân nước vào trong pha
nước. Sau khi hòa tan trong nước, các phân tử polyme sẽ tự sắp xếp lại để tạo gel.
 Có 2 loại gel chính:
- Gel loại 1:
+ Tương tác giữa các chuỗi polyme là liên kết yếu như liên kết hydro, liên kết tĩnh điện hoặc
Van der Waals. Do là liên kết yếu nên khi tác động lực cơ học như lắc, trộn thì SP sẽ ít nhớt
và dễ dàng chảy hơn.
+ Đa phần các gel sử dụng trong bào chế thuốc thuộc gel loại 1. Gel loại này được bào chế từ
TD thân nước như dẫn chất celulose, polysacarid và poly(acrylic acid).
+ Gel từ dẫn chất celulose:
Methyl celulose 5,0 g
Glycerin 10,0 g
Dung dịch thuỷ ngân phenyl borat 2% 0,5 g
Nước tinh khiết vđ 100 ml
Hoặc Natri carboxy methyl celulose 6,0 g
Sorbitol 12,0 g
Cloreton 0,5 g
Nước tinh khiết vđ 100,0 g
+ Gel từ dẫn chất polysacarid nguồn gốc tự nhiên:

15
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Natri alginat 5,0 g


Glycerin 10,0 g
Natri benzoat 0,2 g
Nước tinh khiết vđ 100,0 g
Các alginat bền vững trong khoảng pH từ 4 - 10.
+ Gel tinh bột biến tính:
TP: Tinh bột biến tính, natri sacarin, Tween 20, alcol ethylic, glycerin, nước tinh khiết, chất thơm.
Thêm 2% miconazol dùng rà (rơ) miệng?
+ Gel từ các dẫn chất của acid polyacrylic:
Ví dụ gel polyacrylic acid (carbopol):
Carbopol 0,5 - 5%
Mono, di hoặc triethanolamin vđ
Glycerin hoặc propylen glycol 10 - 20%
Alcol ethylic hoặc isopropylic 10 - 20%
Chất làm thơm vđ
Nước tinh khiết vđ 100%
- Gel loại 2:
+ Tương tác giữa các chuỗi polyme là liên kết cộng hóa trị, được quyết định bởi các phân tử
liên kết chéo (cross-link) giữa các chuỗi cạnh nhau.
+ Ví dụ gel poly(hydroxyethylmethacrylat) được hình thành do quá trình kết hợp của monome
(hydroxyethylmethacrylat) và phân tử liên kết chéo là ethylen glycol dimethacrylat.
+ Gel loại 2 có ưu điểm: Hấp thụ khoảng 100 lần lượng nước so với khối lượng ban đầu trong
khi vẫn giữ được cấu trúc 3 chiều và có độ bền gel cao.
+ Gel loại 2 được dùng trong lâm sàng để bao phủ các vết thương hở hoặc làm kính áp tròng.
Gel loại này còn được dùng để kiểm soát giải phóng thuốc.
(2) Gel được bào chế từ chất rắn vô cơ phân tán trong nước
- Gel được hình thành sau quá trình keo tụ (flocculation) của các TP rắn vô cơ phân tán trong
nước, tạo thành một mạng lưới các TP rắn liên tục. Trong đó, môi trường phân tán lỏng sẽ được
lồng vào khoảng trống giữa các TP pha phân tán rắn.
- Bản chất của tương tác giữa các TP trong mạng lưới là lực Van der Waals. Ví dụ gel nhôm
hydroxyd (USP).
- Bản chất của lực tương tác cũng có thể là lực tĩnh điện giữa vùng mang điện âm với vùng màng
điện dương, tạo gel có liên kết yếu. Các liên kết này dễ dàng bị bẻ gẫy khi bị tác động có học như
lắc SP, làm cho gel trở nên lỏng hơn, nhưng khi để yên các tiểu phân sẽ tự liên kết lại để hình thành
gel đặc (Đặc tính xúc biến – Thixotropy). Ví dụ gel kaolin, bentonit và magnesi nhôm silicat.

16
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

2.2.3. Hỗn hợp tá dược bào chế kem (Cream)


- Hỗn hợp TD này là các NT (Pha D, pha N, CNH) có ưu điểm:
+ Mịn màng về thể chất, hình thức đẹp.
+ Dễ bám thành lớp mỏng trên da và niêm mạc, không cản trở hoạt động sinh lý bình thường
của da (Dạng NT D/N).
+ Giải phóng hoạt chất tương đối nhanh
+ Có khả năng thấm sâu.
- Nhược điểm:
+ Kém bền về trạng thái phân tán (Xem lại chương NT thuốc).
+ Dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, bị mất nước (NT D/N)
+ Loại NT N/D khó rửa sạch bằng nước.
a) Hỗn hợp tá dược bào chế kem có cấu trúc nhũ tương N/D
Ví dụ 1: Alcol cetylic 15 g
Lanolin khan 35 g
Vaselin 30 g
Nước tinh khiết 20 g
Ví dụ 2: Acid oleic 5g
Dầu lạc 320 g
Lanolin 80 g
Dung dịch calci hydroxyd vđ 1000 g
Ví dụ 3: Sáp ong trắng 8g
Spermaceti 10 g
Span 80 5g
Dầu lạc 52 g
Dầu thầu dầu 5g
Nước tinh khiết 20 g
b) Hỗn hợp TD bào chế kem có cấu trúc nhũ tương N/D
Ví dụ 1: Alcol stearylic 250,00 g
Vaselin 250,00 g
Natri lauryl sulfat 10,00 g

17
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Methyl paraben 0,25 g


Propyl paraben 0,15 g
Propylen glycol 120,00 g
Nước tinh khiết vừa đủ 370 ml
Vi dụ 2: Alcol stearylic 34 g
Glycerin 30 g
Natri lauryl sulfat 1g
PEG 4000 20 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100 g
Ví dụ 3: Acid stearic 140 g
Dung dịch natri hydroxyd 30% 30 g
Glycerin 280 g
Nước tinh khiết 550 ml
Ví dụ 4: Acid stearic 24 g
Triethanolamin 1g
Glycerin 13 g
Nước tinh khiết 62 g
Ví dụ 5: Alcol cetylic 17 g
Vaselin 25 g
Tween 80 7g
Glycerin 15 g
Nước tinh khiết vđ 100 g
Ví dụ 6: Alcol stearylic 15,00 g
Sáp ong 8,00 g
Tween 80 3,75 g
Span 80 1,25 g
Sorbitol 7,50 g
Nước tinh khiết vđ 100,00 g
Ví dụ 7: Alcol cetostearylic 10 g
Vaselin 20 g
Dầu parafin 5g
Cetomacrogol 700 3g
Cetomacrogol 1000 2g
Nước tinh khiết 60 g
2.3. Tá dược cho thuốc dán thấm qua da

2.3.1. Lớp đế (backing layer)


- Lớp đế là bản mỏng để trải lớp chứa thuốc, bảo vệ DC tránh tác động của ngoại môi, ngăn cản
bay hơi của dung môi từ hệ.

18
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Nếu miếng dán có kích thước nhỏ, nên chọn vật liệu làm lớp đế ngăn thấm nước như polyethen
và polyeste. Vì khi đó da sẽ dễ được hydrat hóa và sẽ cải thiện GPDC ra khỏi hệ.
- Với miếng dán có kích thước lớn và thời gian sử dụng dài, nên chọn lớp đế có khả năng thoát hơi
nước như polyvinyl clorid vì khi đó sẽ ít nguy cơ kích ứng da.
- Lớp đế phải có khả năng kéo dãn và linh hoạt với vận động.
2.3.2. Lớp chứa dược chất (matrix/reservoir)
- Lớp chứa DC có cấu tạo dưới dạng hệ cốt (matrix) hoặc khoang chứa (reservoir). Ở hệ cốt, DC
được hòa tan hoặc phân tán đồng nhất trong cốt polyme (methacrylat, alcol polyvinylic, polyvinyl
pyrolidon, chitosan, HPMC ...); khi dán trên da, DC được GP bằng cách khuếch tán qua cốt polyme
và qua nền dính.
- Với hệ khoang chứa, DC được hòa tan hoặc phân tán trong chất lỏng có độ nhớt cao (silicon,
PEG lỏng ...) hoặc trong môi trường bột nhão, gel,.... Khi dùng, DC được khuếch tán qua một màng
KSGP gắn với lớp chứa DC và khuếch tán tiếp qua nền dính.
- Ngoài DC, trong lớp này còn chứa các TD khác như chất hoá dẻo, chất ổn định, chất tăng độ tan,
chất tăng thấm, chất SK ...
2.3.3. Lớp nền dính (adhesive layer)
- Làm cho hệ bắt dính lên da, giữ thuốc dán tại chỗ dán thuốc.
- Dùng các polyme nhạy cảm với áp suất như polyisobutylen, acrylat, polysiloxan; có khả năng bắt
dính da, không độc, không gây kích ứng/dị ứng với da.
- Lớp nền dính cũng có thể đồng thời là lớp chứa DC.
- Lớp nền dính có một số đặc điểm sau:
+ Dính được trên da trong suốt thời gian trị liệu.
+ Không gây kích ứng tại vị trí dán trong vòng 7 ngày.
+ Tương hợp với DC và các TD khác.
+ Dễ dàng bóc khỏi da mà không gây đau, không để lại nền dính trên bề mặt da.
2.3.4. Lớp màng kiểm soát giải phóng (rate-limiting membrane)
- Một số thuốc dán thấm qua da có thể có thêm lớp màng KSGP được bào chế từ co-polyme
(ethylen acetat và vinyl acetat) và có thể kết hợp với chất hóa dẻo. Màng KSGP phải tương hợp với
DC, không độc, ổn định và có tính linh hoạt.
- Đa phần miếng dán hiện được thiết kế với dạng cốt, không cần lớp KSGP do cốt mang thuốc có
k/n KSGP DC và KTBC đơn giản.
2.3.5. Lớp màng bảo vệ (removable release liner)
Màng bảo vệ thường là màng mỏng polyethylen phủ lên mặt ngoài của lớp nền dính để bảo vệ
thuốc dán trong quá trình bảo quản và phải được bóc bỏ trước khi dán.
Ví dụ hệ khoang chứa DC:
- Lớp đế: Polyethylen
- Khoang chứa DC:
Ketorolac 24,0 %
Ethanol 37,0 %
Nước 35,0 %
Isopropyl myristat 1,1 %
Hydroxy propyl celulose 0,4 %

19
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Màng kiểm soát giải phóng: vinyl acetat – ethylen copolyme


- Lớp nền dính:
Isopropyl myristat 3%
Polyacrylat vừa đủ
- Lớp màng bảo vệ: Polyeste
Ví dụ hệ cốt:
- Lớp đế: Fuoropolyme-treated polyeste (ScotchPak® 1022)
- Lớp cốt chứa dược chất và nền dính:
Galatamin 3%
Ethanol vừa đủ
Polyacrylat vừa đủ
Isopropyl myristat 5%
- Lớp màng bảo vệ: polyeste (ScotchPak® 9732)

3. Bao bì
- Thuốc mềm dùng có thể được đóng trong bao bì:
+ Lọ/ vại thuỷ tinh miệng rộng có nắp kim loại
+ Tuýp nhôm hoặc tuýp chất dẻo, nắp xoáy
+ Hộp nhôm
- Thuốc dán luôn cần được bảo quản trong bao bì kín, ở điều kiện mát và chất liệu phù hợp để
tránh mất dung môi…
- Thuốc mềm tra mắt thường được đóng trong tuýp Sn, Al để tiệt khuẩn được bằng nhiệt khô. Phần
nắp tuýp thường được làm bằng polyethylen hoặc polypropylen được tiệt khuẩn bằng PP thích hợp.

III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ THUỐC DÁN THẤM
QUA DA

1. Kỹ thuật bào chế thuốc mềm dùng trên da/ niêm mạc

1.1. Chuẩn bị hỗn hợp tá dược


1.1.1. Với hỗn hợp tá dược thuốc mỡ

20
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Với hỗn hợp tá dược thân dầu:


+ Ví dụ: Dầu parafin 200,00 g
Sáp vi tinh thể 180,00 g
Vaselin 481,95 g
Parafin 30,00 g
Span 83 21,00 g
 Đun chảy hỗn hợp TD ở 60 – 70oC, lọc nếu cần, khuấy đều, để nguội.
 TD thuốc tra mắt cần đun tiệt khuẩn ở 160oC trong 1 giờ.
- Với hỗn hợp tá dược hút/hấp thụ:
+ Ví dụ: Lanolin khan 70 g
Parafin 30 g
Vaselin 890 g
 Đun chảy hỗn hợp TD ở 60 – 70oC, lọc nếu cần, khuấy đều, để nguội. TD thuốc tra mắt cần
đun tiệt khuẩn ở 160oC trong 1 giờ.
+ Ví dụ: Sáp nhũ hoá 30 %
Dầu parafin 20 %
Vaselin 50 %
 Đun chảy sáp nhũ hóa, cho vaselin và dầu parafin vào trộn đều, để nguội.
- Với hỗn hợp tá dược tan trong nước:
+ Ví dụ: PEG 400 40 g
PEG 4000 60 g
 Đun chảy PEG 4000, cho PEG 400 vào khuấy đều thành TD đồng nhất.
 Để nguội.

21
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

1.1.2. Chuẩn bị hỗn hợp tá dược gel

- Với hỗn hợp TD gel thân nước dùng dẫn chất celulose:
+ Ví dụ: Carboxy methyl celulose 2,0 – 5,0 g
Propylen glycol 25,0 g
Nipagin 0,1 g
Nước tinh khiết vđ 100,0 g
 Ngâm CMC trong nước cho trưởng nở hoàn toàn, khuấy đều;
 Hoà tan Nipagin trong propylene glycol;
 Phối hợp vào gel.
- Với hỗn hợp tá dược gel dùng dẫn chất polysacarid:
+ Ví dụ: Tinh bột biến tính 20 g
Glycerin 10 g
Nước tinh khiết vđ 100 g
 Ngâm tinh bột biến tính / nước cho trương nở, bổ sung glycerin.
- Với hỗn hợp TD gel dùng dẫn chất polyacrylic acid:
+ Ví dụ: Carbopol 934 0,4 g
Triethanolamin 0,2 g
Nước tinh khiết vđ 100,0 g
 Ngâm carbopol /nước cho trương nở, rồi thêm triethanolamin để trung hoà pH acid của
Carbopol, tạo gel.
- Với hỗn hợp tá dược gel thân dầu:
+ Ví dụ:
Dầu đậu tương 82 g
Span 40 16 g

22
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

 Hòa tan CDH trong tá dược tạo gel thân dầu, kết hợp khuấy trộn và duy trì nhiệt độ 60 –
70oC.
 Làm lạnh đến nhiệt độ khoảng 25oC để thu gel thân dầu có thể chất trong, đồng nhất.
1.1.3. Với hỗn hợp tá dược kem
(Xem lại chương NT thuốc, học phần 1)

- Ví dụ: Alcol cetostearylic 7,00 g


Dầu parafin 12,00 g
Span 80 1,00 g
Tween 80 3,00 g
Methyl paraben 0,18 g
Propyl paraben 0,02 g
Propylen glycol 2,00 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
Pha D? Pha nước? CNH? Tác động nhiệt? Phối hợp pha?
Ví dụ: Dầu khoáng 12, 5 g
Parafin 4,0 g
Vaselin trắng 10,5 g
Span 60 2,0 g
Lanolin 20,0 g
Nước tinh khiết 20,0 g
Pha D? Pha nước? CNH? Tác động nhiệt? Phối hợp pha?

1.2. Phối hợp dược chất với hỗn hợp tá dược


1.2.1. Phương pháp hòa tan
- Điều kiện áp dụng:

23
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ DC hoà tan trong TD /hỗn hợp TD hoặc hoà tan trong một DM trung gian đồng tan với TD/hỗn
hợp TD.
+ Tá dược: Tất cả các nhóm hỗn hợp TD.
- Tiến hành:
- Ví dụ thuốc mỡ methyl salicylat 50% (BP 98):
Methyl salicylat 500 g
Sáp ong trắng 250 g
Lanolin khan 250 g
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD?
+ Hoà tan trực tiếp methyl salicilat vào hỗn hợp TD?
- Ví dụ Cao sao vàng:
Menthol 12,5 g
Long não 12,5 g
Tinh dầu bạc hà 17,0 ml
Tinh dầu long não 10,5 ml
Tinh dầu khuynh diệp 5,0 ml
Tinh dầu hương nhu 2,5 ml
Tinh dầu quế 2,5 ml
Tá dược vđ 100,0 g
Tá dược gồm hỗn hợp: Vaselin, lanolin, sáp ong, cerezin, ozokerit theo tỷ lệ thích hợp. Ngoài ra có
thể thêm các chất ổn định màu, hương.
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD? Hoà tan DC? Điều kiện hoà tan? Đóng thuốc vào bao bì?
- Ví dụ thuốc mỡ clotetracyclin hydroclorid 3%
Clotetracyclin hydroclorid 3g
PEG 400 40 g
PEG 4000 57 g
+ Mục đích sử dụng sản phẩm?
+ Tại sao dùng hỗn hợp tá dược PEG?
- Ví dụ gel miconazol:
Miconazol 2,0 g
Tinh bột biến tính 20,0 g
Natri sacarin 3,0 g
Tween 20 10,0 g
Ethanol 95% 20,0 g
Glycerin 10,0 g
Bột mùi cam 0,1 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,0 g
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD gel?
+ Pha dung dịch DC và phối hợp vào gel?

24
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Pha dung dịch TD khác và phối hợp vào gel?


- Ví dụ kem clotrimazol:
Clotrimazol 1,0 g
Propylen glycol 8,00 g
Alcol cetostearylic 7,00 g
Dầu parafin 12,00 g
Span 80 1,00 g
Tween 80 3,00 g
Methyl paraben 0,18 g
Propyl paraben 0,02 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
+ Chuẩn bị TD nhũ tương: Pha D?, Pha N? CNH?
+ Pha dung dịch DC và phối hợp vào Kem?
- Ví dụ kem gentamycin:
Gentamycin sulfat 0,1 g
Vaselin 15,0 g
Cetomacrogol 1000 1,8 g
Alcol cetostearylic 7,2 g
Clorocresol 0,1 g
Dầu parafin 6,0 g
Natri dihydrophosphat 3,0 g
Nước tinh khiết 66,8 g
+ Chuẩn bị TD nhũ tương: Pha D?, Pha N? CNH?
+ Pha dung dịch DC và phối hợp vào Kem?
- Ví dụ gel lidocain 3% (BP 2005):
Lidocain hydroclorid 3g
Carboxymethyl cellulose 3g
Propylen glycol 25 g
Nipagin 0,1 g
Nước tinh khiết vđ 100 g
+ Chuẩn bị TD gel?
+ Pha dung dịch DC và phối hợp vào gel?
+ Pha dung dịch TD khác và phối hợp vào gel?
1.2.2. Phương pháp phân tán
- Điều kiện áp dụng:
+ DC rắn không tan/ít tan trong HHTD hoặc nhằm tránh tương kỵ giữa các DC nếu trong thuốc có
nhiều DC có tương kỵ.
+ Tá dược: Tất cả các nhóm hỗn hợp TD.
- Tiến hành:

25
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Làm mịn các DC (bằng KT thích hợp hoặc dùng bột siêu mịn); trộn bột các DC thành bột kép
đồng nhất.
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD?
+ Bào chế thuốc đặc (Hd đặc): Phối hợp bột DC mịn với đồng lượng HHTD trong dung cụ/ thiết bị
phù hợp thành thuốc mềm đồng nhất, để dễ phối hợp đồng nhất với phần HHTD còn lại và làm mịn
thêm DC (nếu có thể).
+ Phối hợp thuốc mềm đặc với phần HHTD còn lại theo nguyên tắc đồng lượng (pha chế nhỏ)
hoặc phối hợp trong thiết bị chuyên dùng, trộn đều để thu được thuốc mềm đồng nhất.
+ Cán hoặc làm đồng nhất để thu được SP đồng nhất và mịn màng.
- Ví dụ thuốc mỡ tra mắt cloramphenicol, hydrocortison
Cloramphenicol 1,00 g
Hydrocortison acetat bột siêu mịn 0,75 g
Lanolin khan 7,00 g
Parafin 3,00 g
Vaselin 88,25g
+ Thuốc vô khuẩn nên phải thực hiện pha chế/sản xuất VK.
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD?
+ Nghiền mịn cloraphenicol, trộn với hydrocortisol acetat bột siêu mịn thành bột kép đồng nhất.
+ Bào chế thuốc mỡ đặc?
+ Phối hợp với hỗn hợp TD còn lại thành thuốc mỡ đồng nhất?
- Ví dụ kem kẽm oxyd và vitamin E:
Kẽm oxyd 7,50 g
Vaselin 5,00 g
Alcol cetostearylic 6,50 g
Lanolin khan 11,00 g
Dầu thầu dầu 2,00 g
Dầu parafin 12,00 g
Vitamin E 0,50 g
Natri lauryl sulfat 1,04 g
Propylen glycol 10,00 g
Simethicon M30 1,00 g
Dầu lavender 0,04 g
Nước tinh khiết 43,20 g
Chuẩn bị hỗn hợp TD? Bào chế kem đặc? Hoàn thiện SP?
1.2.3. Phương pháp trộn đều nhũ hóa
- Điều kiện áp dụng:
+ DC lỏng, mềm phân cực/ bán phân cực hoặc DC rắn hoà tan được trong các dung môi phân cực
(nước, alcol, glycerin, propylen glycol...)
+ Có hỗn hợp TD hút/hấp thụ. Cho thuốc mềm NT N/D.

26
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Tiến hành:
+ Chuẩn bị hỗn hợp TD?
+ Chuẩn bị dung dịch DC?
+ Phối hợp dung dịch DC với hỗn hợp TD
- Ví dụ thuốc mỡ Dalibour
Đồng sulfat 0,3 g
Kẽm sulfat 0,5 g
Nước tinh khiết 30 ml
Lanolin khan 50,0 g
Vaselin 100,0 g
Trình tự bào chế?
1.3. Hoàn thiện sản phẩm
Thuốc mềm dùng trên da/niêm mạc được đóng vào bao bì thích hợp bằng các máy đóng riêng hoặc
liên hoàn. Sản phẩm được dán nhãn, đóng gói, bảo quản đúng quy chế/quy định.
 Thiết bị dùng trong sản xuất thuốc mềm dùng trên da

- Thiết bị rây bột DC


- Máy nghiền bi để nghiền DC

- Thiết bị trộn kiểu hành tinh - Thiết bị trộn quy mô công nghiệp

- Máy cán ba trục - Thiết bị đồng nhất hoá

27
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Thiết bị đóng thuốc vào tuýp - Sơ đồ thiết bị SX kem

- Sơ đồ thiết bị SX thuốc mỡ liên tục

2. Kỹ thuật bào chế thuốc dán thấm qua da


2.1. Phương pháp cán

28
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Sơ đồ thiết bị cán bào chế thuốc dán thấm qua da.


2.2. Phương pháp đùn

Sơ đồ thiết bị đùn bào chế thuốc dán thấm qua da.

IV. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ THUỐC DÁN
THẤM QUA DA

1. Chỉ tiêu chất lượng thuốc mềm dùng trên da


- Độ đồng nhất
- Độ đồng đều khối lượng
- Giới hạn nhiễm khuẩn hoặc vô khuẩn với thuốc tra mắt.
- Các phần tử kim loại > 50µm trong thuốc mỡ tra mắt.
- Giới hạn kích thước tiểu phân trong thuốc tra mắt (≤ 75 µm)
- Các yêu cầu kỹ thuật khác: pH, định tính, định lượng, khả năng GPDC … (Theo từng chuyên
luận)

29
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

2. Chỉ tiêu chất lượng thuốc dán thấm qua da


- Tính chất: Đồng nhất, độ bắt dính, không gây kích ứng
- Độ đồng đều hàm lượng dược chất
- Độ đồng đều khối lượng lớp chứa dược chất.
- Đồng đều diện tích
- Định tính.
- Định lượng
- Khả năng giải phóng dược chất.
Thiết bị đánh giá giải phóng dược chất

(Kiểu nhúng chìm)


(Kiểu bình Franz)

V. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC TIÊM


1. Kem fluticason propionat 0,05%
Fluticason propionat 0,05 g
Propylen glycol 4,00 g
Dầu parafin 10,00 g
Alcol cetostearylic 7,07 g
Cetomacrogol 1000 4,00 g
Isopropyl myristat 5,00 g
Dinatri hydro phosphat 0,48 g
Acid citric monohydrat 0,15 g
Methyl paraben 0,18 g
Propyl paraben 0,02 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
2. Kem nitrofurazon 0,2%
Nitrofurazon 0,20 g
30
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Alcol cetostearylic 7,20 g


Cetomacrogol 1000 1,80 g
Dầu parafin 6,00 g
Vaselin 15,00 g
Propylen glycol 1,00 g
Clorocresol 0,02 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
3. Kem metronidazol 1%
Metronidazol 1,00 g
Hydroxy beta cyclodextrin 5,00 g
Methyl paraben 0,15 g
Propyl paraben 0,03 g
Glycerin 5,00 g
Hydroxy ethyl celulose 1,50 g
Dinatri edetat 0,05 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g
4. Mỡ neomycin và bacitracin
Bacitracin kẽm 50.000 IU
Neomycin sulfat 0,5 g
Vaselin 85,0 g
Parafin rắn 5,0 g
Dầu parafin 10,0 g
5. Mỡ nystatin
Nystatin (siêu mịn) 2,1 g
Alcol cetostearylic 2,2 g
Vaselin 84,9 g
Parafin rắn 0,8 g
Dầu parafin 10,0 g
6. Gel ibuprofen 5%
Ibuprofen 5,00 g
Propylen glycol 27,35 g
Alcol isopropylic 15,00 g
Kali sorbat 0,10 g
Carbopol 940 2,50 g
Methyl paraben 0,20 g
Transcutol 22,50 g
Tinh dầu oải hương 0,15 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 g

31
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

7. Emulgel diclofenac
Diclofenac diethylamin 2,32 g
Alcol cetylic 6,0 g
Tween 80 1,5 g
Span 80 1,5 g
Ethanol 96% 10,0 g
Propylen glycol 10,0 g
Carbopol 93 40,4 g
Triethanolamin 0,2 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,0 g
8. Gel tra mắt pilocarpine hydroclorid 4%
Pilocarpin hydroclorid 4,0 g
Benzalkonium clorid 0,008 g
Dinatri edetat 0,02 g
Carbomer 940 0,5 g
Dung dịch natri hydroxyd 10% vừa đủ
Nước tinh khiết vđ 100 g
9. Ví dụ thuốc mềm có thành phần:
Ephedrin hydroclorid 0,6 g
Benzocain 1,2 g
Dầu lạc thô 12,0 g
Acid stearic 6,0 g
Alcol cetylic 6,0 g
Triethanolamin 6,0 g
Nước tinh khiết vừa đủ 60,0 g
10. Ví dụ kem acyclovir:
Acyclovir (bột siêu mịn) 500 mg
Cetomacrogol 1000 163 mg
Propylen glycol 3.740 mg
Vaselin trắng 965 mg
Alcol cetostearylic 650 mg
Dầu parafin 350 mg
Nước tinh khiết vừa đủ 10.000 mg
11. Ví dụ kem ketoconazol:
Ketoconazol 100 mg
Natri metabisulfit 20 mg
Methyl paraben 18 mg
Propyl paraben 2 mg

32
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Propylen glycol 800 mg


Tween 80 375 mg
Glycerin monostearat 500 mg
Alcol cetostearylic 700 mg
Dầu parafin 1.200 mg
Nước tinh khiết vừa đủ 10.000 mg
12. Ví dụ budesonid:
Budesonid 2,5 mg
Parafin 4500 mg
Sáp ong trắng 1500 mg
Dầu thầu dầu hydrogen hóa 300 mg
Dầu parafin vừa đủ 10000 mg
13. Hồ nước (bột nhão nước):
Kẽm oxyd 2,5 g
Calci carbonat 2,5 g
Glycerin 2,5 g
Nước tinh khiết 2,5 g
14. Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin hydroclorid 1%:
Tetracyclin hydroclorid 0,10 g
Lanolin khan 0,70 g
Alcol cetylic 0,10 g
Parafin 0,20 g
Vaselin 8,90 g

33
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Chương 2. THUỐC ĐẶT

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Trình bày được khái niệm, phân loại, mục đích sử dụng và ưu nhược điểm của thuốc đặt.
2. Trình bày và phân tích được đặc điểm của đường dùng thuốc và những yếu tố ảnh hưởng
đến giải phóng, hấp thu DC từ thuốc đặt.
3. Trình bày và phân tích được được, ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành, độ ổn
định và sinh khả dụng của thuốc đặt.
4. Trình bày được kỹ thuật bào chế và phân tích được ảnh hưởng của một số thông số kỹ thuật
đến yêu cầu chất lượng thuốc đặt.
5. Trình bày được vai trò các thành phần và cách tiến hành bào chế một số công thức thuốc đặt
bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn.

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC ĐẶT

1. Khái niệm
- Theo DĐVN V: “Thuốc đặt là dạng thuốc rắn chứa một hoặc nhiều DC dùng để đặt vào các hốc
tự nhiên của cơ thể. Thuốc có thể gây tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân”.
- Khi đặt vào hốc tự nhiên của cơ thể (Trực tràng, niệu đạo, âm đạo), DC trong thuốc đặt sẽ
được GP khỏi cốt TD nhờ:
+ Chảy lỏng dưới tác động của thân nhiệt
+ hoặc hoà tan trong niêm dịch.
- Tuỳ theo đường đặt thuốc mà thuốc đặt được bào chế dưới nhiều hình dạng khác nhau, nhưng
thường có thành phần TD, KTBC và cách dùng tương tự nhau.
- Thực tế điều trị hiện nay, các dạng thuốc có thể dùng bằng cách đặt vào các hốc tự nhiên của
cơ thể rất đa dạng, như:
+ Các thuốc lỏng (dd, hd, nt)
+ Các thuốc mềm (mỡ, kem, gel)
+ Thuốc nang (nang cứng, nang mềm)
+ Viên nén
+ Các vòng đặt âm đạo

2. Phân loại thuốc đặt


2.1. Theo đường dùng
- Thuốc đặt trực tràng (rectal suppositories): thường có hình viên đạn nên còn gọi là thuốc đạn
hoặc hình dạng khác (nón cụt, thủy lôi). Mỗi viên thuốc có khối lượng 1 đến 3 g.
- Thuốc đặt âm đạo (vaginal suppositories): thường có hình trái xoan, hình trứng (còn gọi là
thuốc trứng). Mỗi viên thuốc có khối lượng 3 đến 10 g.
- Thuốc đặt niệu đạo (urethral suppositories): Có đường kính 1 đến 4 mm, dài 6 đến 20 cm,
hình dạng giống ruột bút chì nên còn gọi là thuốc bút chì. Mỗi viên thuốc có khối lượng 0,5 đến
4,0 g.
2.2. Theo mục đích điều trị
- Tác dụng tại chỗ:
34
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Thuốc đặt âm đạo, đặt niệu đạo có tác dụng tại chỗ như: Điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,
nhiễm các trùng, giảm co thắt, cầm máu, làm dịu, làm săn se, làm trơn, tránh thai...
+ Thuốc đặt trực tràng có tác dụng tại chỗ dùng điều trị như: Cầm máu, co búi trĩ, chống táo
bón, nứt kẽ hậu môn …
- Tác dụng toàn thân:
+ Thuốc đặt trực tràng có tác dụng toàn thân như: hạ sốt, giảm đau, chống viêm, an thần, cắt
cơn hen phế quản, tim mạch...
+ Thuốc đặt âm đạo cũng được chỉ định với tác dụng toàn thân: bổ sung hormon giới tính
(oestrogen, progesteron), prostaglandin analogues…

3. Đặc điểm sinh lý của trực tràng, âm đạo liên quan đến sử dụng thuốc đặt
3.1. Đường trực tràng

- Trực tràng có hệ tĩnh mạch dày đặc, lưu lượng 50 ml/phút, được chia thành ba vùng: TM trực
tràng dưới (1), TM trực tràng giữa (2) và TM mạch trực tràng trên (3).
- Khi đặt thuốc vào trực tràng, DC được GP ra khỏi cốt TD và được HT vào tuần hoàn theo các
đường:
+ Đường thứ nhất: Theo TM trực tràng dưới (1) và TM trực tràng giữa (2) qua TM chủ dưới (5)
rồi vào tuần hoàn không qua gan.
+ Đường thứ hai: Theo TM trực tràng trên (3) vào tĩnh mạch cửa (4) qua gan rồi mới vào tuần
hoàn.
+ Đường thứ ba: Theo hệ lympho rồi vào tuần hoàn nhưng hấp không đáng kể. Chủ yếu qua 2
đường trên.
- Tuỳ vị trí đặt thuốc trong trực tràng mà % DC được HT khác nhau theo từng đường:
+ Đặt thuốc ở vùng TM trực tràng dưới thì lượng DC được HT theo đường thứ nhất là 70% và
theo đường thứ hai là 30%.
+ Đặt thuốc ở vùng TM trực tràng giữa thì tỷ lệ DC được hấp thu theo mỗi đường là 50%.
- Niêm dịch trực tràng:
+ Thể tích nhỏ, khoảng 3 ml.
+ Là DM cần thiết để hoà tan DC (với DC trong thuốc đặt chưa ở dạng dd) và TD (với TD
thuốc đặt GPDC do hoà tan trong niêm dịch).
+ Có vai trò quan trọng trong quá trình GP và HT từ thuốc đặt.
- Niêm dịch trực tràng có pH từ 7,6 - 8,0 và không có k/n đệm:
35
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ DC có tính acid/base yếu, không làm thay đổi pH của niêm dịch thì được HT nhanh qua
niêm mạc trực tràng.
+ DC có tính acid/base mạnh làm thay đổi pH của niêm dịch, đều chậm hấp thu qua niêm
mạc trực tràng.
- Sự co bóp của trực tràng và nhu động của trực tràng giúp cho DC được GP và khuếch tan
nhanh qua niêm mạc.
- Lớp chất nhày trên bề mặt trực tràng làm chậm sự khuếch tán và hấp thu qua niêm mạc.
- Đại tràng không có các enzym esterase/peptidase hoạt động, nên các DC có bản chất peptid
sẽ không bị chuyển hóa tại đây.
- Hấp thu DC qua niêm mạc trực tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động; cơ chế vận chuyển tích
cực không diễn ra ở đại tràng.
3.2. Đường âm đạo
- Âm đạo có cấu trúc ống sợi-cơ; được tưới máu rất cao, thành âm đạo được bao phủ lớp dịch
nhày.
- Niêm dịch âm đạo có các chất nhày, muối, acid, protein và nước; có pH acid (3,5 - 4,5) là hàng
rào bảo vệ chống viêm nhiễm đường tình dục.
- Niêm dịch âm đạo thay đổi mạnh theo mức biến đổi hormon, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai …,
là những yếu tố có thể AH đến GP và hấp thu DC từ thuốc đặt âm đạo.
- Đặt thuốc tác dụng toàn thân sẽ tránh được CH bước 1 qua gan.

4. Ưu, nhược điểm của thuốc đặt


4.1. Ưu, nhược điểm của thuốc đặt trực tràng
Ưu điểm:
- Thuốc đặt trực tràng là dạng thuốc thích hợp với:
+ Người bệnh dễ bị nôn khi uống thuốc như phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ nhỏ; hoặc người
bệnh ở trạng thái hôn mê.
+ Các DC khi dùng theo đường uống: Có mùi, vị khó chịu; gây nôn; kích ứng niêm mạc dạ
dày (ví dụ các NSAIDs); dễ bị phân huỷ bởi dịch tiêu hoá hoặc bị chuyển hoá bước 1 qua gan
cao…
- Đặt thuốc gây tác dụng toàn thân có 50 - 70% lượng DC được hấp thu trực tiếp vào tuần hoàn
không qua gan, không bị phân huỷ bước 1 ở gan, làm tăng hiệu quả điều trị.
- Đặt thuốc gây tác dụng tại chỗ giúp tập trung được nồng độ DC cao tại đích, tăng hiệu quả
điều trị và giảm phơi nhiễm toàn thân với các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Bệnh nhân có thể tự sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

36
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Nhược điểm:
- Thuốc đặt có thể rò rỉ hoặc đẩy ra ngoài sau khi đặt. Hoặc từ vị trí đặt chuyển dịch lên trực
tràng trên, làm tăng tỷ lệ DC bị chuyển hóa bước 1 qua gan.
- HT DC qua trực tràng thường chậm và có thể biến thiên khó dự đoán. Chất thải có AH đến cả
mức độ và tốc độ HT thuốc.
- Thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn tại chỗ đặt thuốc, nhất là thuốc đặt chế với
TD PEG.
4.2. Ưu, nhược điểm của thuốc đặt âm đạo
Ưu điểm:
- Đặt thuốc gây tác dụng tại chỗ giúp tập trung được nồng độ DC cao tại đích, tăng hiệu quả
điều trị và giảm phơi nhiễm toàn thân với các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Đặt thuốc gây tác dụng toàn thân: Thuận lợi trong hấp thu các thuốc bản chất là các protein và
peptid.
- Đường dùng thuận lợi để đưa hormon sinh dục tới đích tác dung (tử cung) như progesteron.
- Thích hợp với BN gặp khó khăn khi uống thuốc, nôn khi uống thuốc hay một số trường hợp
phẫu thuật.
- Bệnh nhân tự sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nhược điểm:
- Là đường dùng thuốc đặc trưng theo giới tính nữ.
- Chu kỳ kinh nguyệt và sự thay đổi hormon có ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu thuốc.
- Thuốc đặt có thể bị rò rỉ ra ngoài sau khi đặt. Không thuận lợi khi bệnh nhân đi lại, vận động
nhiều, ảnh hưởng bởi thói quen, quan niệm…
- Môi trường pH acid sinh lý của âm đạo có thể làm tăng chuyển hóa một số thuốc. Sự thay đổi
pH sinh lý do nhiễm khuẩn có thể tác động đến độ ổn định, GPDC và hiệu quả điều trị.
- Hấp thu thuốc có thể xảy ra với một số thuốc được chỉ định với tác dụng tại chỗ.

II. THÀNH PHẦN CỦA THUỐC ĐẶT

1. Dược chất
- Theo USP 2019, BP 2019 có:

- Các đặc tính DC ảnh hưởng đến GP và HT DC từ thuốc đặt là:

37
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Cs của DC trong nước: Niêm dịch trực tràng ít nên DC càng dễ tan trong nước càng được
HT nhanh
+ Cs của DC trong TD quyết định trạng thái phân tán của thuốc đặt là đồng thể (kiểu dd) hay dị
thể (kiểu hd); để thuận lợi cho QTGP và HT DC từ thuốc đặt, cần hạn chế lưu giữ DC trong TD, vì
thế nên chọn TD theo nguyên tắc:

+ Đặc tính bề mặt tiểu phân DC: Khả năng bề mặt tiểu phân DC rắn thấm niêm dịch là rất cần
thiết để DC hòa tan vào niêm dịch và được HT. Vì thế, thành phần của thuốc đặt có thể có thêm
các chất diện hoạt làm tăng thấm niêm dịch của TPDC và thay đổi tính thấm của màng HT.
+ Kích thước tiểu phân DC: DC có KTTP càng mịn thì bề mặt tiếp xúc càng lớn, quá trình hoà
tan và HT sẽ càng nhanh. Nên dùng DC dạng bột siêu mịn.
+ Mức độ in hoá của phân tử DC?

2. Tá dược
2.1. Các yêu cầu chung với tá dược thuốc đặt
- Có thể chất rắn ở nhiệt độ bảo quản, chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch khi đặt thuốc để
GPDC.
- Có khả năng co thể tích khi đông đặc để dễ lấy thuốc khỏi khuôn.
- Có khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc thích hợp để không đông rắn
nhanh hay chậm đông khi bào chế.
- Có độ nhớt thích hợp khi chảy lỏng, tránh sa lắng các TPDC quá nhanh, khó đảm bảo đồng
đều hàm lượng DC khi đổ khuôn.
- GPDC tốt tại vị trí hấp thu.
- Không kích ứng nơi đặt thuốc, không độc, không có tác dụng DL riêng.
- Không tương kỵ với các thành phần khác của thuốc.
- Ổn định về vật lý, hóa học, không bị biến chất khi bảo quản.
2.2. Phân loại tá dược thuốc đặt
Có 3 nhóm tá dược thuốc đặt là:
- Các tá dược thân dầu: Chảy lỏng ở thân nhiệt để GPDC
- Các tá dược thân nước: Hoà tan / niêm dịch để GPDC

38
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- Các tá dược nhũ hoá: Hút niêm dịch, chảy lỏng GPDC
2.3. Một số tá dược thông dụng

a. Các tá dược thân dầu


 Bơ cacao (Butyrum cacao)
- Nguồn gốc tự nhiên, chiết từ hạt cacao, là hỗn hợp este của glycerin và các acid béo
- Dịu với niêm mạc, chảy lỏng ở thân nhiệt để GPDC
- Phải bảo quản lạnh và có hiện tượng chậm đông khi đun nóng trên 36 oC
- Khả năng nhũ hoá kém các chất lỏng hay dd phân cực …
- Hiện nay ít dùng.
 Các triglycerid bán tổng hợp hay tổng hợp:
- Là hỗn hợp triglycerid của các acid béo no (từ C8H17COOH tới C18H37COOH) và một tỷ lệ
nhỏ các di, monoglycerid
- Có nhiều sản phẩm thương mại, nhưng thông dụng nhất là các Witepsol (H, W, S, E), các
Suppocire và các hard fat.
- Khi sử dụng TD triglycerid cần chú ý:
+ TD có Tnc cao thường kết hợp với DC tan trong dầu và TD có Tnc thấp thường kết hợp với
DC ít/không tan/dầu. Tại sao?
+ TD có chỉ số hydroxyl thấp ít có nguy cơ tương tác hóa học nhưng thường đàn hồi kém hơn,
dễ rạn nứt khi làm lạnh nhanh và có liên quan đến tính thân nước, khả năng GP và hấp thu
thuốc.
+ Độ nhớt của TD khi chảy lỏng có AH đến phân tán đều, GP và HT DC
b. Các tá dược thân nước
 Tá dược gelatin-glycerin, thường có thành phần:
Gelatin 10g
Glycerin 60g
Nước 30g
- Có thể thêm CSK như các paraben…
- Tỷ lệ gelatin/glycerin/nước có thể thay đổi phù hợp với khả năng tạo gel của gelatin, tính chất
của DC và điều kiện khí hậu.

39
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

- KTBC: Ngâm gelatin/nước cho trương nở. Đun nóng cách thuỷ glycerin lên 55 – 60oC, cho
gelatin đã trương nở vào, khuấy cho tan hoàn toàn. Không đun hỗn hợp quá 60oC, không đun
kéo dài vì ảnh hưởng tới khả năng tạo gel của gelatin.
 Polyethylen glycol (Macrogol, PEG, Lutrol E)
- Để làm tá dược thuốc đặt thường dùng hỗn hợp các PEG ở thể mềm và rắn để thu được có
Tnc trong khoảng 42 – 55oC.
- Các tá dược PEG có ưu điểm:
+ Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn thân nhiệt nên thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới,
không cần bảo quản lạnh.
+ Thích hợp để bào chế thuốc đặt có chứa các DC ít tan trong nước, tăng độ tan và tăng giải
phóng DC. Tại sao?
+ Có khả năng bảo quản và chống thủy phân DC.
- Một số hỗn hợp PEG dùng làm tá dược thuốc đặt:
+ Hỗn hợp 1: Polyethylen glycol 1000 96%
Polyethylen glycol 4000 4%
Có Tnc tương đối thấp, viên thuốc sẽ hoà tan nhanh trong niêm dịch để GPDC.
+ Hỗn hợp 2: Polyethylen glycol 1000 75%
Polyethylen glycol 4000 25%
Có Tnc và độ cứng cao hơn, dùng thích để bào chế thuốc đặt cần GPDC từ từ hoặc thuốc đặt có
chứa DC ở thể lỏng.
+ Hỗn hợp 3: Polyethylen glycol 1540 30%
Polyethylen glycol 6000 50%
Nước 20%
Thích hợp để bào chế thuốc đặt có DC dễ tan trong nước.
c. Các tá dược nhũ hóa
- Có khả năng nhũ hoá mạnh khi đặt vào cơ thể, thuốc vừa hút niêm dịch, vừa chảy lỏng ở thân
nhiệt để GPDC.
- Có thể chất gần giống các TD béo. Để chế thuốc đặt gây tác dụng tại chỗ thường dùng TD nhũ
hoá tạo kiểu nhũ tương N/D. Để chế thuốc đặt gây tác dụng toàn thân dùng TD nhũ tương kiểu
D/N.
- Các tá dược nhũ hóa có ưu điểm:
+ Giải phóng dược chất nhanh.
+ DC được giải phóng tiếp xúc nhanh với niêm mạc để phát huy tác dụng tại chỗ hoặc được
thấm (HT) nhanh qua niêm mạc vào tuần hoàn để gây tác dụng toàn thân.
- Một số tá dược nhũ hóa thường dùng:
+ Monolen (hay propylen glycol monostearat): Chất rắn, trơn mịn giống bơ cacao, nhưng có
độ bền cơ học cao hơn, chảy lỏng ở 36 – 37oC.
+ Tween 61 (Polyethylen glycol 4 - Sorbitan monostearat): Chất rắn, giống bơ cacao nhưng
không trơn nhờn như bơ cacao. Chảy lỏng ở 35 – 37oC, nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N.
- Để làm tá dược thuốc đặt, có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các chất nhũ hoá khác:
+ Ví dụ 1: Tween 61 60 phần
40
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Tween 60 40 phần
+ Ví dụ 2: Tween 61 60 phần
Glycerin monostearat 40 phần
+ Ví dụ 3: Tween 61 50 phần
Dầu lạc hydrogen hoá 50 phần
+ Ví dụ 4: Acid stearic 4 phần
Natri stearat 1 phần
+ Ví dụ 5: Glycerin monostearat 9 phần
Polyethylen glycol 400 monostearat 1 phần
d. Các tá dược khác

3. Bao bì
- Trong thực tế, thuốc đặt được đựng trong những vỉ đồng thời là khuôn đổ thuốc khi bào chế
thuốc đặt theo phương pháp đun chảy đổ khuôn.
- Vật liệu làm vỉ thuốc đặt có thể bằng nhôm, chất dẻo hay giấy nhôm tráng chất dẻo.

III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC ĐẶT


Thuốc đặt được bào chế bằng 2 phương pháp:
- Đun chảy đổ khuôn (chủ yếu)
- Dập viên

1. Phương pháp đun chảy đổ khuôn


Thực hiện qua 2 giai đoạn:
- Chuẩn bị nguyên liệu, bao bì, dung cụ
- Phối hợp DC vào TD và đổ khuôn
 Bào chế ở quy mô nhỏ (Pha chế theo đơn, XDCT):

 Chuẩn bị khuôn:
- Khuôn Cu, Al
- Làm sạch, sấy khô
- Làm trơn khuôn:
41
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

+ Tá dược thân dầu làm trơn khuôn bằng dd xà phòng


+ Tá dược thân nước làm trơn khuôn bang paraffin lỏng

 Tính toán lượng DC và TD (Phân liều theo khuôn có V cố định)


- DC và TD thường có tỷ trọng (d) khác nhau nên cùng khối lượng sẽ chiếm V khác nhau, viên
thuốc thu được sẽ không đồng nhất về hàm lượng DC. Vì thế, phải tính hệ số thay thế DC/TD để
thu được đủ số viên thuốc dự định và đồng nhất về hàm lượng DC.
+ Hệ số thay thế thuận (E) của một DC với TD là lượng DC thay thế được một gam TD về mặt
thể tích khi đổ khuôn.
+ HSTT nghịch (F= 1/E) là lượng TD có thể tích bằng thể tích của 1 gam DC
- Ví dụ cách tính nguyên phụ liệu cho đơn thuốc sau:
Rp: Decmatol 0,15 g (d= 2,6)
Ichtyol 0,15 g
Bơ cacao vđ 3,00 g (d= 0,95)
M.F.Sup D.t.d. N010
Biết HSTT của decmatol với bơ cacao E = 2,7 và F = 0,37
HSTT của ichtyol với bơ cacao E = 1,1 và F = 0,90
+ Để thu được đủ 10 viên phải tính dư 10% nguyên liệu, nghĩa là tính nguyên liệu cho 11 viên.
Lượng decmatol cần lấy: 0,15 x 11 = 1,65 g
Lượng ichtyol cần lấy: 0,15 x 11 = 1,65 g
Tính lượng bơ cacao cần lấy là bao nhiêu?
Biết E của decmatol là 2,7, nghĩa là 2,7 g decmatol thay thế được 1,0 g bơ cacao. Vậy 1,65 g
decmatol thay thế được X gam bơ cacao:
X = 1,0 x 1,65 : 2,7 = 0,6 g
Biết E của ichtyol là 1,1, nghĩa là 1,1 g ichtyol thay thế được 1,0 g bơ cacao. Vậy 1,65 g ichtyol
thay thế được Y gam bơ cacao:
Y = 1,0 x 1,65 : 1,1 = 1,5 g
Lượng bơ cacao cần lấy là: 11 x 3g – (0,6 + 1,5) = 30,9 g
+ Để thu được đủ 10 viên phải tính dư 10% nguyên liệu, nghĩa là tính nguyên liệu cho 11 viên.
Lượng decmatol cần lấy: 0,15 x 11 = 1,65 g
Lượng ichtyol cần lấy: 0,15 x 11 = 1,65 g
Tính lượng bơ cacao cần lấy là bao nhiêu?
Biết F của decmatol là 0,36, nghĩa là 1,0 g decmatol thay thế được 0,36 g bơ cacao. Vậy 1,65 g
decmatol thay thế được X gam bơ cacao:
X = 0,36 x 1,65: 1,0 = 0,6 g
Biết F của ichtyol là 0,9, nghĩa là 1,0 g ichtyol thay thế được 0,9 g bơ cacao. Vậy 1,65 g ichtyol
thay thế được Y gam bơ cacao:
Y = 0,9 x 1,65 : 1,0 = 1,5 g
Lượng bơ cacao cần lấy là: 11 x 3g – (0,6 + 1,5) = 30,9 g
- Tính HSTT của DC với TD khác: Khi biết HSTT của DC với bơ cacao ta có thể tính được
HSTT của DC đó với các tá dược khác theo biểu thức sau:

42
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Trong đó:
E2 là HSTT của DC với tá dược khác
E1 là HSTT của DC đó với bơ cacao
d1 là tỷ trọng của bơ cacao
d2 là tỷ trọng của tá dược khác
- Xác định HSTT của DC với TD bằng thực nghiệm (Tự đọc)

 Phối hợp DC vào tá dược và đổ khuôn:


- Tuỳ theo tính chất của DC và tá dược mà áp dụng các phương pháp phối hợp khác nhau
(Tương tự như KTBC thuốc mềm):
+ Phương pháp hoà tan: Nếu DC tan trong tá dược
+ Phương pháp trộn đều đơn giản (phân tán): Nếu DC không tan trong tá dược
+ Phương pháp trộn đều nhũ hoá (nhũ hoá): Nếu DC tan trong DM phân cực và sử dụng tá
dược nhũ hoá
+ Hoặc kết hợp các phương pháp trên
- Đổ khuôn:
+ Sau khi phối hợp DC vào TD, chờ cho hỗn hợp nguội gần đến nhiệt độ đông đặc thì đổ vào
khuôn đã chuẩn bị và làm trơn trước đó. Tại sao phải để nguội gần đông đặc mới đổ khuôn?
+ Kỹ thuật đổ khuôn: Rót liên tục vào từng lỗ khuôn, sao cho thuốc đầy hơn bề mặt khuôn 1-2
mm. Tại sao?
+ Để đông rắn, cắt phần thuốc thừa trên mặt khuôn và lấy viên thuốc ra khỏi khuôn; đóng gói.

 Sản xuất công nghiệp theo PP đun chảy đổ khuôn:

 Phân liều theo khối lượng:


- Khối lượng viên thuốc = Khối lượng DC + khối lượng TD
- Không cần tính HSTT

 Khuôn thuốc đặt đồng thời là bao bì sơ cấp:

43
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

 Thiết bị:

Một số ví dụ về bào chế thuốc đặt


Thuốc đặt paracetamol 500 mg:
Paracetamol 500,0 mg
Suppocire AM 1137,4 mg
Hoặc
Paracetamol 250,0 mg
Witepsol H15 1000,4 mg
Thuốc đặt indomethacin 100 mg:
Indomethacin 100,00 mg
Dinatri edetat 0,16 mg
Glycerin 128,00 mg
PEG 6000 128,00 mg
PEG 4000 1630,00 mg
Thuốc đặt hạ sốt, giảm đau, chống viêm
Paracetamol 200 mg
Codein phosphat 20 mg
Aspirin 120 mg
Witepsol H35 vừa đủ 2000 mg

44
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Thuốc đặt natri diclofenac 100 mg/viên


Natri diclofenac 100,0 mg
Span 60 6,0 mg
Aerosil 2,5 mg
Suppocire CM 1015,0 mg
Suppocire AS2X 675,0 mg
Thuốc đặt điều trị trĩ
Benzocain 50 mg
Menthol 20 mg
Resorcin 10 mg
Kẽm oxyd 300 mg
Dịch chiết Hamamelis 50 mg
Witepsol S55 vừa đủ 2000 mg
Thuốc đặt bisacodyl 10 mg
Bisacodyl (bột siêu mịn) 10 mg
Witepsol E76 895 mg
Witepsol W45 895 mg
(Thuốc nhuận tràng kích thích cơ trong ruột, làm tăng nhu động…)
Thuốc đặt mesalamin 500 mg
Mesalamin 500 mg
Hard fat NF vừa đủ 1 viên
Thuốc đặt âm đạo
Neomycin sulfat 83 mg
Clotrimazol 100 mg
Metronidazol (bột siêu mịn) 500 mg
Acid boric 120 mg
Witepsol H15 và W 35 (1:1) vừa đủ 4000 mg
Thuốc đặt âm đạo:
Vitamin A palmitat 150000 IU
Butyl hydroxy toluen 1 mg
Cremophor RH40 400 mg
PEG 1500 800 mg
PEG 4000 500 mg
Thuốc đặt âm đạo
Progesteron (bột siêu mịn) 200 mg
Hard fat NF vừa đủ 2000 mg
Thuốc đặt âm đạo
Miconazol (bột siêu mịn) 200 mg
Witepsol H37 1.250 mg
45
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Witepsol H 35 1.250 mg
Thuốc đặt âm đạo
Cloramphenicol 250 mg
Tá dược gelatin-glycerin vđ 1 viên
Biết công thức TD:
Gelatin 10g
Glycerin 60g
Nước 30g
Thuốc đặt âm đạo
Povidon iod 200 mg
PEG 400 100 mg
PEG 1500 100 mg
PEG 4000 1600 mg
Thuốc đặt niệu đạo
Nitrofurazon 2,6 mg
Lidocain 1% (tính theo lượng tá dược)
Glyceryl laurat 10%
Polyethylen sorbitan monostearat 90%
- Phân tích tính chất và vai trò các thành phần?
- Trạng thái phân tán của thuốc?
- Trình tự bào chế:
+ Chuẩn bị khuôn?
+ PP phối hợp DC vào TD?
- Kỹ thuật đổ khuôn?
- Cơ chế GPDC từ thuốc?

2. Phương pháp
Ưu điểm:
- Thuốc đặt có thể chứa hàm lượng DC lớn không tan trong TD
- Sử dụng thiết bị tương tự như sản xuất viên nén, chi phí sản xuất thường thấp hơn pp đun
chảy đổ khuôn.
- Không bị tình trạng sa lắng tiểu phân khi đổ khuôn.
- Dễ đảm bảo đồng đều hàm lượng DC trong viên.
- Tốc độ sản xuất lớn.
- Tránh được ảnh hưởng của nhiệt độ: Phân hủy DC, co thể tích, tách lớp, rạn nứt bề mặt viên…
Thuốc đặt mesalamin 500 mg:
Acid 5-aminosalicylic 500 mg
Macrogol 6000 572 mg
Celulose vi tinh thể 420 mg
Magnesi stearat 4 mg
46
Đề cương Bào chế & SDH 2 | Nga Nguyễn

Talc 4 mg
Dd PVP 5% trong ethanol vừa đủ
Trình tự BC: Trộn DC và celulose vi tinh thể thành khối bột đồng nhất, them dd PVP 5% nhào
thành khối ẩm, xát tạo hạt, sấy hạt đến độ ẩm thích hợp. Trộn đều hạt với bột mịn Macrogol 6000,
mgnesi stearat và talc. Dập viên thuốc đặt hình thủy lôi khối lượng 2 g.

IV. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CỦA THUỐC ĐẶT


- Tính chất: Hình dạng, kích thước, độ đồng nhất …
- Đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)
- Đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3)
- Độ rã (Phụ lục 11.5):
+ Với tá dược thân dầu: ≤ 30 phút
+ Với tá dược thân nước: ≤ 60 phút
- Các yêu cầu khác: Định tính, định lượng và giải phóng dược chất (Thử theo chuyên luận riêng)

47
THUỐC BỘT
MỤC TIÊU
1. Trình bày vai trò, vị trí của bột thuốc trong các dạng thuốc rắn
2. Trình bày phân loại, ưu, nhược, các tá dược sử dụng trong thuốc bột
3. Nêu được các đặc tính của bột thuốc và vận dụng trong kỹ thuật bào chế và sinh
dược học các dạng thuốc rắn
4. Mô tả được quá trình bào chế bột thuốc qua 2 giai đoạn: nghiền và rây
5. Nêu được kỹ thuật bào chế bột kép qua 2 giai đoạn: nghiền bột đơn và trộn bột kép
6. Phân tích được một số công thức thuốc bột.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Phân biệt 2 khái niệm: Thuốc bột – Bột thuốc
- Thuốc bột: là dạng thuốc rắn gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chưa
1 hay nhiều loại DC. Ngoài DC, thuốc bột còn có thể thêm các TD: TD độn, TD
hút, TD màu, TD điều hương
- Bột thuốc: bột nguyên liệu/bán thành phẩm gồm các tiểu phân DC rắn đã được
phân chia (nghiền, rây) đến kích thước xác định
- Bột thuốc là cấu trúc cơ bản của thuốc bột, là tiểu phân DC rắn được phân chia đến
kích thước xác định
2. Mối liên quan giữa thuốc bột và các dạng thuốc rắn khác

Bào chế

Giải phóng

Tất cả các thuốc rắn đều phải rã thành bột thuốc. Từ bột thuốc có thể bào chế được các
dạng thuốc rắn.

AN DUONG 46
3. Phân loại
• Dựa vào thành phần
o Thuốc bột đơn: chứa 1 loại DC
o Thuốc bột kép: chứa 2 loại DC trở lên
• Dựa vào cách phân liều đóng gói
o Bột phân liều: sau khi điều chế xong được chia sẵn thành liều 1 lần để
cấp phát cho người dùng. Bột phân liều thường dùng để uống
o Bột không phân liều: sau khi bào chế xong được đóng gói toàn bộ
lượng thuốc bột vào 1 dụng cụ thích hợp, để BN tự phân liều khi dùng
• Dựa vào kích thước tiểu phân: (Theo DĐVN IV): bột thô, bột nửa thô, bột
mịn, bột rất mịn
• Dựa vào cách dùng:
o Thuốc bột để uống: hay gặp, thường được phân liều
o Thuốc bột dùng ngoài: có thể dùng để xoa, để rắc trên da lành hoặc da
bị tổn thương; thường là bột mịn hoặc bột rất mịn để tránh kích ứng
4. Ưu điểm
• Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói
và bảo quản
• DC rắn à ổn định về mặt hóa học, tương đối bền trong quá trình bảo quản,
thích hợp với DC dễ bị thủy phân, OXH
• Dễ phối hợp DC rắn với nhau do ít tương kỵ, tương tác bất lợi
• Dễ giải phóng DC, SKD cao hơn các dạng thuốc khác
5. Nhược điểm
• Dễ hút ẩm
• Không thích hợp với DC có mùi khó chịu và kích ứng với niêm mạc đường
tiêu hóa
So sánh thuốc bột với các dạng BC khác
Viên nén Bột pha Hỗn dịch (lỏng)
Độ ổn định ++ + -
(thủy phân, OXH ..)
Kỹ thuật BC Phức tạp hơn Đơn giản Phức tạp nhất
Bảo quản Dễ bảo quản Dễ bảo quản Khó bảo quản hơn
SKD Kém nhất do quá Tùy pha hỗn dịch hay
trình rã dung dịch

AN DUONG 47
II. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA TIỂU PHÂN CHẤT RẮN VÀ VẬN DỤNG
Đặc Phương pháp Ảnh hướng đến BC và SKD Vận dụng
tính (6) đánh giá
Kích - Rây - Ảnh hưởng đến SKD: - Dạng bột siêu mịn
thước - Tán xạ laser
Phương trình Noyes – Whitney: có tốc độ hấp thu
tiểu - Phương pháp
phân khác: kính hiển vi dC/dt = K.S.(Cs – C) cao
điện tử, quang
↓ KTTP à ↑ Stxbm à ↑ tốc độ tan Chú ý: KTTP nhỏ
học, sa lắng, siêu
li tâm … à ↑ tốc độ hấp thu à kém bền, khó
trơn chảy, bay bụi
à thêm TD trơn
- Đo độ trơn chảy - Ảnh hướng đến độ trơn chảy: - phân liều khi đóng
bằng góc nghỉ α
↓KTTP à↑ STXBM à ↑Lực gói thuốc:
LKTP à ↓Độ trơn chảy o KTTP > 250
mcm: Bột trơn
chảy tốt
o KTTP < 100
mcm: Khó chảy
o KTTP < 10mcm:
Không chảy được
- Ảnh hưởng đến khối lượng - Xác định tỉ trọng
biểu kiến (thiết bị
riêng và độ xốp
rung)

- Ảnh hưởng đến độ ổn định


↓KTTP à↑ STXBM à Tiểu phân
tiếp xúc nhiều với không khí,
nhiệt, ẩm à giảm độ ổn định

AN DUONG 48
Hình Chụp qua kính - Hình cầu, rìa nhẵn: trơn chảy Phương pháp tạo
dạng hiển vi điện tử
tốt, lực liên kết kém (thêm TD hạt hình cầu:
tiểu Phương pháp
phân thẩm khí dính) - Phun sấy
- Hình khối, hình phiến, hình kim - Tầng sôi
nhỏ: trơn chảy kém, lực liên kết - KT pellet
rất lớn à có thể dập thẳng mà - Xát hạt qua rây
không cần TD dính đục lỗ
Dạng X-ray Dạng vô định hình dễ tan hơn Bào chế dạng vô
thù Pp nhiệt DSC
dạng kết tinh à dùng cho DC định hình được ưu
hình (nhiệt vi sai)
khó tan tiên hơn do tăng tốc
Dạng kết tinh ổn định hơn à độ hòa tan làm tăng
dùng cho DC cần ổn định SKD
Lực - Thiết bị li tâm - Lực kết dính: (Tiểu phân - tiểu Xác định lực kết
liên kết
phân) xảy ra ở 2 bề mặt giống dính ở mức độ vừa
tiểu
phân nhau; bản chất là lực Van der phải
Wall, tính điện, lk H; Nguyên Lực bám dính càng
nhân: ↓KTTP và ẩm thấp càng tốt →
à khả năng tạo hạt cao, bền thêm TD trơn
nhưng trơn chảy kém chống dính
- Lực bám dính: (Tiểu phân –
thành phễu) xảy ra ở 2 bề mặt
khác nhau, bản chất giống lực kết
dính
à làm bột trơn chảy kém và dính
chày cối khi đóng viên
- Lực tĩnh điện: trong quá trình
chảy
à làm bột khó trơn chảy

AN DUONG 49
Độ - Đo góc nghỉ - Khả năng phân phối bột vào Điều hòa độ trơn
trơn - Đo thời gian
nang cứng khi đóng nang và chảy khối bột
chảy chảy qua 1 phễu
đo tiêu chuẩn buồng nén -Điều chỉnh KTTP
- Khi dập viên: ảnh hướng đến phù hợp
biến thiên hàm lượng DC, biến -Tạo tiểu phân
thiên về khối lượng, sự thay đổi hình cầu
lực nén các dạng thuốc này à -↓ ẩm: sẩy khô
thay đổi SKD -Thêm TD ↑ độ
trơn chảy
-↑ rung lắc: ↑ tác
động cơ học
Độ xốp Đo bằng xốp kế Độ xốp càng lớn à KLR càng
– Khối Khối lượng riếng:
nhỏ
lượng d = m/V
riêng ↑ độ xốp à khó trơn chảy, khó
chịu nén, kém bền ; không đảm
bảo khối lượng viên nhưng dễ
hòa tan
Khả Đo mối tương Đỗ rã và khả năng gp DC ↑ khả năng chịu nén
năng quan giữa lực dập
- KTTP phù hợp
chịu viên và lực gây vỡ
nén viên - Hình dạng tiểu
phân: hình cầu
- Ẩm: phù hợp
- TD dính: ↑ khả
năng chịu nén
- TD trơn: truyền
lực dập viên

AN DUONG 50
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ
1. Quá trình bào chế bột thuốc qua 2 giai đoạn: nghiền và rây
- Nghiền: là quá trình phân chia nguyên liệu thành các tiểu phân có kích thước
xác định
- Rây: là biện pháp lựa chọn các tiểu phân có kích thước mong muốn và đảm
bảo độ đồng nhất của bột
2. Kỹ thuật bào chế bột kép qua 2 giai đoạn: nghiền đơn – trộn kép
- Nghiền đơn:
o Dược chất có khối lượng lớn nghiền trước, xúc ra khỏi cối, nghiền tiếp
dược chất có khối lượng nhỏ hơn. (tránh phải xúc đi xúc lại nhiều lần)
o Nếu trong thành phần bột kép có các dược chất tỷ trọng chênh lệch thì chất
có tỷ trọng lớn nghiền mịn hơn. (để giảm bớt khối lượng của tiểu phân
dược chất, làm cho bột kép dễ trộn thành khối đồng nhất, tránh hiện tượng
phân lớp).
- Trộn kép
o Nguyên tắc đồng lượng: bắt đầu từ bột đơn có khối lượng nhỏ nhất rồi
thêm dần bột có khối lượng lớn hơn, mỗi lần thêm một lượng tương đương
với lượng đã có trong cối.
o Với bột nhẹ thường trộn sau cùng để tránh bay bụi gây ô nhiễm KK và hư
hao

AN DUONG 51
IV. BÀI TẬP
1. PAPS (Laboratories M RICHARD SA)
Lưu huỳnh 8,5g
Kẽm undecylenat 1,0g
Bismuth gallat base 0,5g
Menthol 0,5g
Camphor 1,0g
Acid salicylic 0,5g
Kẽm oxyd 9,0g
Acid boric 9,0g
Tinh dầu 0,25g
Talc vđ 100,0g

Tác dụng: bột dùng ngoài điều trị eczema, nấm da


Phân tích công thức:
Lưu huỳnh: săn se, sát khuẩn
Kẽm undecylenat: chống nấm
Bismuth gallat base: trung hòa, bao bọc vết thương
Menthol: tạo mùi; mở lỗ chân lông à tăng thấm DC; giảm đau
Camphor: tạo mùi; mở lỗ chân lông à tăng thấm DC; giảm đau
Acid salicylic: chống nấm, bạt sừng
Kẽm oxyd: săn se, sát khuẩn
Acid boric: săn se, sát khuẩn
Tinh dầu: tạo mùi, mở lỗ chân lông
vđ: trơn và dịu da, phù hợp với dùng ngoài
Những khó khăn:
- Bột dùng ngoài à bắt dính được trên da à kích thước tiểu phân nhỏ
- Nhiều bột à bột khó đồng đều; khối lượng chênh lệch nhiều; tỷ trọng chênh
lệch; khó nghiền
o Khó nghiền: ZnO (bám dính tốt) ; Menthol, camphor (trơn) ; A.salycilic
(kích ứng mạnh)
o Chất có tỷ trọng lớn: Bismuth gallat base, Kẽm undecylenat, Kẽm oxyd
- Menthol + Camphor chảy lỏng do tương kỵ eutecti
è Những chất khó nghiền: chất bám dính tốt ; trơn ; kích ứng mạnh và muối hydrat
è Nhưng chất có tỷ trọng lớn: trong công thức có KL (trừ CaCO3)
Khắc phục:
- Talc nghiền đầu tiên
- Menthol + Camphor: thêm bột talc : trộn Mehtol + Talc ; Camphor + Talc rồi
trộn lại với nhau (Bột Talc bao ngoài Menthol và camphor để tránh Menthol
và camphor tiếp xúc với nhau)
- Tinh dầu: dễ bay hơi nên cho sau cùng
- ZnO: dùng bột lót cối (Talc) hoặc nghiền cối nóng

AN DUONG 52
- Acid salicylic nghiền sau do dễ gây kích ứng
Quy trình
- Nghiền: theo thứ tự: Talc à ZnO (để lại 1 ít Talc để nghiền) à A. boric à
Lưu huỳnh à Camphor + Talc à Kẽm undecylenat à bismuth gallat base à
Menthol + Talc àAcid salicylic
- Trộn: A. Salycilic à bismith gallat base à Kẽm undecylenat à Lưu huỳnh
à A.boric à Menthol + Talc à Camphor + Talc à ZnO + Talc à Talc à
Tinh dầu
- Rây

2. Bột pha hỗn dịch


Amoxicilin trihydrat 1500,00 mg
Kali clavunat 393,60mg
Gôm xanthan 150,00mg
Hydroxy propyl methyl cellulose 300,00mg
Natri saccharin 150,00mg
Silic dyoxyd dạng keo khan (Aerosil) 300,00mg
A. Succinic 10,00mg
Tá dược hương đào 183,60mg
Tá dược hương dâu 236,40mg
Tá dược hương chanh 731,14mg

Phân tích công thức


- Amoxicilin trihydrat 1500,00 mg: KS beta lamtam phổ rộng, kém bền trong nước
và dễ phân hủy bởi men beta lactamse
- Kali clavunat 393,60mg: ức chế men beta lactamse do VK tiết ra
- Gôm xanthan 150,00mg + Hydroxy propyl methyl cellulose 300,00mg: Gây thấm
tạo lớp áo xung quanh tiểu phân ; tăng độ nhớt của môi trường khi cho vào nước à
tránh kết tụ đóng bánh
- Natri saccharin 150,00mg: tạo vị ngọt, TD độn, tăng độ nhớt
- Silic dyoxyd dạng keo khan (Aerosil) 300,00mg: chất gây phân tán à tránh kết tụ
đóng bánh, TD trơn điều hòa sự trơn chảy của khối bột
- Succinic 10,00mg: điều vị, chống nôn; tạo hạt pellet à ổn định DC
- Tá dược hương đào 183,60mg + Tá dược hương dâu 236,40mg + Tá dược hương
chanh 731,14mg: TD điều hương
Chú ý: hỗn dịch à dùng ngắn hạn, muốn dùng dài hạn à BC dạng dung dịch
Quy trình:
- Nghiền: HPMC à Amoxicilin à TD hương chanh à Kali clavunat à Aeroril à
TD hương dâu à TD hương đào à gôm xanthan à Natri saccarin à A. succinic
- Trồn đồng lượng: A. succinic à Natri saccarin à gôm xanthan à TD hương đào
à TD hương dâu à Kali clavunat à TD hương chanhà Amoxicilin à HPMC à
Aerosil (có tỷ trọng nhỏ)

AN DUONG 53
3. Bột rắc vết thương
Lidocanin HCl 2g
Misoprostol 2,4 mg
Phenytoin 2g
Polyox WRS 301 (polyethylen oxyd) 2g
Hydroxy propyl methyl cellulose vđ 100g

Phân tích công thức


- Lidocanin HCl 2g : tan trong nước, giảm đau, gây tê
- Misoprostol 2,4 mg + phenytoin 2g : lành vết loét, kích thích tái tạo mô
- Polyox WRS 301 2g (polyethylen oxyd) + Hydroxy propyl methyl cellulose vđ
100g: Bao phủ, che đậy vết thương
Quy trình:
- Nghiền: HPMC à Lidocanin HCl à Polyox à Misoprostol + Phenytoin
- Trộn: Misoprostol + Phenytoin do chênh lệch khối lượng; trộn để misoprostol
hấp phụ lên phenytoin để tránh vón cục
- Trộn đồng lượng: Lidocain HCl à Polyox à Misoprostol + Phenytoin à
HPMC
-
4. Bột pha hỗn dịch Azithromycin
Azithromycin dihydrat 1,263g
Saccarose 23,169g
Na3PO4 0,108g
Natri benzoat 0,09g
Hydroxypropyl cellulose 0,015g
Gôm xanthan 0,015g
TD mùi anh đào 0,09g
TD mùi vani 0,2g
TD mùi chuối 0,15g
Phân tích công thức
- Azithromycin dihydrat 1,263g: DC, ít tan và kém bền trong nước
- Saccarose 23,169g: Điều vị ngọt
- Na3PO4 0,108g: Chất điều chỉnh pH à hỗn dịch ổn định
- Natri benzoat 0,09g: bảo quản tránh VK, nấm mốc
- Hydroxypropyl cellulose 0,015g + Gôm xanthan 0,015g: Chất gây thấm và gây phân
tán
- TD mùi anh đào 0,09g + TD mùi vani 0,2g + TD mùi chuối 0,15g: tạo hương

AN DUONG 54
-

THUỐC CỐM
Mục tiêu:
1. Kể tên được các loại tá dược dùng để bào chế thuốc cốm
2. Trình bày được kỹ thuật bào chế thuốc cốm
I. Đại cương
1. Định nghĩa:
- Là các hạt nhỏ, xốp (đường kính ~ 1-2cm) hay là sợi ngắn, xốp
- Được điều chế từ DC và TD dính
- Thường dùng để uống: pha siro, dung dịch, hỗn dịch
(ít khi ăn cốm ngay vì khó chia liều chính xác, không có cốm dùng ngoài)
2. Các loại tá dược (tương tự viên nén)
II. Phương pháp bào chế
- Xát hạt qua rây
o Trong CN: máy
o Trong PTN: tay
- Phun sấy
- Tạo hạt tầng sôi
- Nhào cao tốc
II. Kỹ thuật bào chế thuốc cốm
- Trộn bột kép
- Nhào ẩm: trộn bột kép với TD dính lỏng trong thiết bị nhào trộn thích hợp để liên kết
với tiểu phân. TD dính có độ nhớt cao, nhiệt độ môi trường thấp cần đun nóng để dễ trộn.
Trộn xong để khối ẩm ổn định trong thười gian thích hợp rồi xát hạn qua rây thích hợp
- Xát hạt:
- Sẩy hạt: dàn hạt qua khay thành lớp mỏng, sấy ở nhiệt độ thcish hợp (40-70oC) đến
hàm ẩm dưới 5%

AN DUONG 55
-Sửa hạt: Qua cỡ rây quy định để loại bỏ bột mịn và cục vón → kích thước hạt đồng nhất
hơn

AN DUONG 56
VIÊN NÉN
Mục tiêu
Trình bày kỹ thuật bào chế viên nén, bao viên. Nêu được ảnh hưởng của một số yếu tố
kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng tới sinh khả dụng của viên nén và viên bao.
Kể tên các chỉ tiêu chất lượng chính của viên nén và viên bao, ý nghĩa trong bào chế và
cách đánh giá.
Biết cách bảo quản và hướng dẫn sử dụng đúng các dạng thuốc viên nén, viên bao.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
- Viên nén là dạng thuốc rắn, được điều chế bằng cách nén một hay nhiều loại dược
chất (có thêm hoặc không thêm tá dược)
- Thường có hình trụ dẹt, oval, đa giác,…
- Mỗi viên là một đơn vị phân liều.
2. Ưu điểm:
- Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác
- Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người
- Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
- Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng
- Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm
- Diện sử dụng rộng: có thể nhai, nuôt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch,
hỗn dịch hay chế thành dạng dùng kéo dài.
- Người bệnh dễ sử dụng: phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên thường có chữ
dễ nhận biết tên thuốc
3. Nhược điểm: (liên quan nhiều đến chất lượng và mặt SKD)
- Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén
- Sau khi dập thành viên, diện tích BMTX của dược chất với môi trường hòa tan bị
giảm đi rất nhiều, do đó với dược chất ít tan, nếu bào chế viên nén không tốt, SKD
của thuốc có thể bị giảm khá nhiều.
- SKD viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất nhiều yếu tố
tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên
như: độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…

AN DUONG 57
4. Phân loại
- Theo phương pháp sản xuất:Viên nén dập thẳng; Viên nén qua tạo hạt: khô, ướt
- Theo hình thức bên ngoài: Viên nén không bao; Viên nén bao: đường, film
- Theo cách sử dụng: Viên để nuốt, ngậm, cấy, đặt, pha dung dịch, hỗn dịch
- Viên nén đặc biệt: Tác dụng giải phóng kéo dài, giải phóng có kiểm soát và giải
phóng theo chương trình.
II. THÀNH PHẦN
Các nhóm tá dược: độn, dính, rã, trơn, bao, hút, khác (màu, hương, vị, tăng độ ổn
định,…)
Các yếu tố cần xem xét: (giải phóng dược chất, độ bền cơ học và giá thành)
- Yêu cầu chung của tá dược viên nén. Đặc điểm (nguồn gốc, bản chất lý hóa học,
tính chất, cách sử dụng, độ ổn định, tương kỵ với các thành phần khác, độ an toàn,
giá thành,…), vai trò và ảnh hưởng đến đặc tính (cơ học) và SKD của viên nén.
1. Dược chất (liên quan đến bào chế)
- Tính chất vật lý và hóa học của dược chất ảnh hưởng đến bào chế:
o Nếu dược chất không bền với nhiệt và độ ẩm à không dùng phương pháp
tạo hạt ướt
o Phương pháp dập thẳng được sử dụng khi dược chất có khả năng trơn chảy
và chịu nén tốt.
o Trong trường hợp dược chất trơn chảy kém và không chịu được cẩm và nhiệt,
sẽ sử dụng phương pháp tạo hạt khô.
- Những dược chất có dạng bột siêu mịn, paracetamol,… đều không chịu nén hay trơn
chảy tốt.
- Liên quan đến sinh khả dụng, cần quan tâm đến độ tan và kích thước tiểu phân dược
chất. Có thể tác động trực tiếp yếu tố liên quan đến kích thước tiểu phần và sử dụng
tá dược để cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của bột.

2. Tá dược
a. Tá dược độn
- Vai trò: đảm bảo khối lượng viên (đặc biệt với những viên có lượng dược chất quá
ít). Tá dược độn với tỉ lệ lớn sẽ quyết định tính chất cơ lý của dược chất (độ trơn
chảy, khả năng chịu nén) và cơ chế giải phóng dược chất của viên.
- Yêu cầu: Lựa chọn sau cùng (quan trọng nhất là tá dược rã), càng ít hút ẩm càng
tốt, và trơ về mặt hóa học
- Cách phối hợp vào viên nén: Có thể rây hoặc không rây. Phối hợp với bột thuốc ở
giai đoạn trộn bột kép với bột dược chất và có thể có tá dược rã trong.

AN DUONG 58
- Ảnh hưởng đến SKD: Khi chiếm lượng lớn trong viên, tá dược độn quyết định tính
chất cơ lý của hỗn hợp bột viên và viên nén và đồng thời ảnh hưởng đến cơ chế giải
phóng dược chất của viên. Chủ yếu liên quan đến quá trình hòa tan, khuếch tán DC.
o Dược chất dễ tan: nếu dập với tá dược độn không tan, quá trình hòa tan
khuếch tán sẽ xảy ra từ từ, do đó tốc độ hấp thu xảy ra chậm hơn.
o Dược chất dễ tan: nếu dập với tá dược độn dễ tan, quá trình giải phóng hòa
tan dược chất có thể xảy ra nhanh hơn.
à Tùy vào loại viên và mục đích tạo viên có tốc độ giải phóng DC ra sao
mà lựa chọn tá dược độn cho phù hợp.
- Tá dược độn có thể gây tương tác, tương kỵ với dược chất làm giảm SKD của viên:
hấp thu (dẫn chất cellulose,…), tạo môi trường kiềm làm phân hủy DC (Calci
muối,…), thúc đẩy phản ứng oxi hóa khử dược chất do có lẫn ion kim loại (talc, tinh
bột,…),…
- Phân loại: Nhóm tan trong nước và nhóm không tan trong nước
- Nhóm tan trong nước: thường được dùng trong viên nhai và viên ngậm; gp chậm
theo cơ chế bào mòn
o Lactose:
§ Ưu điểm: Dễ tan trong nước, vị trung tính, dễ phối hợp với các hoạt
chất khác.
§ Nhược điểm: Chịu nén kém (thêm TD dính để tăng chịu nén), có xu
hướng kéo dài thời gian rã (do không có vi mao quản, không hút nước,
trương nở)
§ Lactose ngậm nước (kết tinh): (điều chế bằng phương pháp kết tủa)
trơn chảy kém, dễ tạo hạt, dễ sấy khô và đảm bảo độ bền cơ học, khả
năng giải phóng dược chất không phụ thuộc lực nén à tạo hạt phun
sấy ; thường dùng cho viên sát hạt ướt
§ Lactose phun sấy: (điều chế bằng phương pháp phun sấy) dễ tan trong
nước hơn, trơn chảy và chịu nén tốt hơn à viên dập thẳng
o Manitol, Sorbitol, Bột đường (saccarose), Emdex và Celutab (tinh bột thủy
phân), Dextrates (Emdex), Inositol
o Ngoài ra: Maltodextrin (có đường dextrose và maltose), Maltrin (có maltose)
- Nhóm không tan trong nước: tá dược độn rẻ tiền hơn, và sử dụng nhiều trong viên
nén để uống. với muối vô cơ: gp DC chậm do trơ, với tinh bột và cellulose: rã nhanh
do hút nước và trương nở
o Tinh bột:
§ Ưu điểm: Tá dược rẻ tiền, dễ kiếm, dễ phối hợp
§ Nhược điểm: Trơn chảy rất kém, chịu nén kém (vì xốp và hút ẩm, nên
phối hợp với bột đường để làm tăng độ cứng), nên làm cho viên dễ vỡ
và dễ bị nấm mốc. à không dùng với phương pháp dập thằng được
§ Tinh bột biến tính. Là tinh bột được xử lý qua bằng các phương pháp
lý – hóa thích hợp sau đó được tạo hạt. à Cải thiện độ trơn chảy và

AN DUONG 59
khả năng chịu nén tốt à dùng được trong phương pháp dập thẳng.
(Starch 1500, Primojel, eragel,…). Tuy nhiên, hàm ẩm khá cao.
o Cellulose vi tinh thể:
§ Được dùng nhiều nhất, đặc biệt là cho viên nén dập thẳng.
§ Chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm viên dễ rã (được dùng làm cả tá dược
độn và tá dược rã). Bao gồm: Avicel, Emocel,…
§ Avicel : độ mài mòn thấp, độ bền cơ học cao, không cần dùng lực nén
cao. Đồng thời khi bào chế theo phương pháp tạo hạt, hạt cũng dễ sấy
khô và dễ đồng đều hoạt chất.
§ Chứa nhiều avicel dễ hút ẩm à kết hợp TD ít trơn chảy, ít hút ẩm
§ Giảm khả năng kết dính, chịu nén khi tạo hạt ướt à thêm silicat
§ Không nên dùng với DC sơ ẩm: aspirin, vitamin, penicilin
o Muối calci hữu cơ: Calci phospat, dibasic (calci monohydrogen phosphat)
§ Không tan trong nước, tan nhẹ trong dung dịch acid loãng
§ Không hút ẩm
§ Làm cho viên chắc
§ Ít ảnh hướng đến độ rã nếu dùng ở tỷ lệ thấp
§ Chịu nén tốt, dùng được cho phương pháp dập thẳng
Ví dụ: Viên vitamin B12
Cyanocobalamin 55 µg
Lactose khan, bột mịn 150 mg
Dầu thực vật hydrogen hóa (Sterotex) 5 mg
Dung dịch gelatin 10% vđ

Bào chế: phương pháp xát hạt ướt (không dùng lactose phun sấy và phương pháp dập thẳng
vì khối lượng B12 nhỏ nên không đồng đều về hàm lượng, lactose phun sấy không dùng để
đồng tạo hạt ướt vì lactose phun sấy là dạng hạt → gây lãng phí vì lactose phun sấy đắt)
- Trộn vitB12 với lactose khan (trong quy mô công nghiệp, khối lượng vitamin B12 sử
dụng với lượng lớn có thể trộn theo nguyên tắc đồng lượng)
- Nhào ẩm với dung dịch gelatin
- Xát hạt, sấy, sủa hạt
- Thêm sterotex vào hạt khô
- Đem dập viên

Ví dụ: viên phenolbarbital 30 mg (dập thẳng)


Phenolbarbital (bột mịn) 30,0 mg
Calci hydrogen phosphat hydrat 90,0 mg
Avicel PH 101 29,5 mg
Tinh bột 4,0 mg
Talc 1,0 mg
Mg stearat 0,5 mg

AN DUONG 60
Chú ý
- phương pháp dập thẳng cần 2 tính chất: khối bột trơn chảy tốt và tính chịu nén, tá
dược độn chiếm tỷ lệ lớn nến quyết định 2 tính chất này. calci hydrogen phosphat
hydrat có 2 tính chất trên đồng thời ít hút ẩm à phương pháp dập thẳng
- Tinh bột: đóng vai trò tá dược rã do khối lượng ít
Trong công thức, tính chất trơn chảy và chịu nén của DC hoặc TD có khối lượng lớn
nhất quyết định phương pháp dập thẳng hay tạo hạt
Bào chế:
• Trộn kỹ phenolbarbital, calci hydrogen phosphat hydrat cho đồng nhất
• Trộn tiếp lần lượt Avicel, tinh bột, Talc, Mg stearat
• Dập viên đường kính 7 mm

b. Tá dược dính
- Vai trò: là tác nhân liên kết các tiểu phân để tạo hình viên, đảm bảo độ chắc của
viên.
- Nguyên tắc chọn: chỉ dùng lượng tá dược dính vừa đủ để đảm bảo độ chắc (nếu
cho quá nhiều, viên sẽ khó rã).
- Các yếu tố liên quan đến tá dược dính: Độ cứng của viên, các tá dược khác trong
viên, khả năng dính của tá dược dính (nước < cồn < hồ tinh bột < siro đơn < gelatin
< gôm < dẫn chất cellulose < PVP).
- Bản chất của tá dược dính có thể ảnh hưởng tới: Tốc độ sấy (ví dụ như hồ tinh
bột không sấy nhanh được), thời gian nhào ẩm (ví dụ như cồn không được nhào
lâu), độ ẩm của hạt (độ ẩm thích hợp mới cho dính tốt),…
- Phân loại: chia làm hai nhóm:
o Nhóm tá dược dính thể lỏng
o Nhóm tá dược dính thể rắn
- Cách phối hợp vào viên nén
o Trong phương pháp xát hạt ướt (xát hạt qua rây): Dùng tá dược dính lỏng,
Được phối hợp ở giai đoạn nhào ẩm, thêm tá dược dính vào khối bột, trộn
đến khi tá dược thấm đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết các tiểu phân bột
vừa đủ để tạo hạt. Với những tá dược dính
có độ nhớt cao, nên phối hợp lúc tá dược
còn nóng để dễ thấm vào khối bột. Còn với
tá dược dính bay hơi (cồn,…) thì cần nhào
ẩm nhanh để khối bột không bị khô. Thời
gian trộn và liều cần được khảo sát đối với
từng công thức. Có 2 phương pháp chính để
phối hợp tá dược dính lỏng vào hỗn hợp
bột:
§ Cách 1: Trộn tá dược và hỗn hợp
bột, thêm dung môi vào để nhào ẩm

AN DUONG 61
§ Cách 2: Hòa tan tá dược vào dung môi tạo tá dược dính lỏng để nhào
ẩm
o Trong phương pháp xát hạt ướt (bằng thiết bị tạo hạt tầng sôi): sử dụng tá
dược dính lỏng. hỗn hợp bột được treo lơ lửng trong dòng không khí nóng
nhờ áp suất khí cao. Sau đó phun tá dược dính lỏng thành hạt vào khối bột.
Các tiểu phân bột đã thấm ẩm sẽ kết dính với nhau tạo thành hạt.
o Trong phương pháp xát hạt khô và dập thẳng (nếu có): Tá dược dính được
sử dụng ở thể rắn. Được phối hợp trong giai đoạn trộn bột kép với bột dược
chất và tá dược rã trong.
o Phối hợp:
§ Phối hợp 2 hoặc 3 loại TD: hồ tinh bột (rã tốt, dính không tốt) + gelatin
(dính tốt, rã chậm) làm tăng tác dụng của từng TD
§ Thêm chất hóa dẻo để làm tăng sức căng của dịch, giảm độ mài mòn
cho góc cạnh của viên. Hay dùng các chất có KLPT thấp: PG, PEG
4000, glycerin, hexylen glycol …
- Nhóm tá dược dính thể lỏng: Sử dụng trong bào chế theo PP xát hạt ướt.
o Hồ tinh bột:
§ Là tá dược dính thông dụng
§ Ưu điểm: tạo ra lỗ xốp trong viên, làm viên rã nhanh; dễ trộn đều với
khối bột kép; rẻ tiền, sẵn có
§ Nhược điểm là dễ bị nấm mốc và nếu sấy quá nhanh, hạt sẽ khô không
đều. Do đó cần sấy từ từ với nhiệt độ không quá cao (kéo dài thời gian
sấy). Nên điều chế dùng ngay để tránh bị nấm mốc. Có thể cho thêm
vào hồ các chất bảo quản thích hợp như nipazin, nipazol…(chống nấm
mốc).
§ Dùng với nồng độ 5 – 10%, trộn với bột khi hồ còn nóng
o Dẫn chất cellulose (L-HPC, HPMC, EC, NaCMC,…):
§ Khả năng kết dính mạnh
§ Trương nở và tan chậm tạo dung dịch có độ nhớt cao
§ MC: tan trong nước, không ảnh hướng đến thời gian rã
§ EC: không tan trong nước, tan trong cồn, làm viên rã chậm
§ HPMC: tan trong nước và dung môi hữu cơ, ít ảnh hướng đến độ rã
§ NaCMC: tan trong nước, viên dễ rã
o PVP:
§ Thường dùng loại có trọng lượng phân tử 30000-50000.
§ Dùng dung dịch 3-15% (dung dịch cồn dễ xát hạt hơn).
§ Ưu điểm: tan trong nước và cồn, dễ tạo hạt, sấy khô và dập viên, khả
năng dính mạnh nhất nhưng không ảnh hưởng đến độ rã của viên.
Ngoài ra, PVP còn có khả năng cải thiện tính thấm và độ tan của dược
chất xơ nước và ít tan trong nước
§ Nhược điểm là rất háo ẩm, nên trong bào chế cần kiểm soát độ ẩm
cao.

AN DUONG 62
§ Ứng dụng: dùng cho nhiều loại viên nén đều được, ngày nay dùng
nhiều cho viên nhai, có thể dùng cho viên sủi bọt.
o Polymethocrylat: Eudragit NE30D, RSD30,…
o Cồn
o Siro
o Dịch thể gelatin
- Nhóm tá dược dính thể rắn: thường dùng các loại bột đường, tinh bột biến tính,
dẫn chất cellulose, Avicel…Thường dùng trong phương pháp tạo hạt khô và dập
thẳng.
o Lactose phun sấy
o Bột PVP
o Bột CMC
o Tinh bột biến tính (Primojel, Starch,…): là tinh bột đã qua xử lý bằng các pp
lý hoá thích hợp nhằm thuỷ phân và thay thế từng phần rồi tạo hạt. Tinh bột
biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột.
o Cellulose vi tinh thể (Avicel): là tá dược có nhiều ưu điểm: chịu nén tốt, trơn
chảy tốt, làm cho viên dễ rã, dễ dính, độ bền cơ học cao, độ mài mòn thấp,
không cần dùng lực nén cao.
- Phối hợp tá dược dính: Nhằm tăng khả năng dính của tá dược. Có thể phối hợp 2-3
loại tá dược để thu được độ dính phù hợp. Có thể thêm chất hóa dẻo để làm tăng sức
căng của dịch, độ mài mòn cho viên…

Ví dụ: Viên nhai


A. Ascorbic 500 mg
PVP K30 30 mg
Sorbitol (bột kết tinh) 50 mg
Macrogol 6000 (bột mịn) 37 mg
Mùi cam (bột) 3 mg
Natri cyclamat 10 mg

Chú ý
- Vitamin C không bền với nhiệt và ẩm à không dùng phương pháp tạo hạt ướt
- Tá dược độn: sorbitol à Khả năng trơn chảy kém à Không dùng được phương pháp
dập thẳng à dùng phương pháp tạo hạt khô
Bào chế: tạo hạt khô
- Tạo hạt khô: DC, PVP, sorbitol
- Trộn hạt khô với TD còn lại
- Dập viên

AN DUONG 63
c. Tá dược rã:

- Vai trò tá dược rã với SKD của viên nén: Rã và hòa tan là 2 quá trình quan trọng
liên quan mật thiết với nhau.
o Rã là giai đoạn khởi đầu cho quá trình SDH của viên nén sau khi uống.
o Mức độ rã là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan dược chất (tỉ lệ
thuận với SKD). Tá dược rã sẽ quyết định mức độ rã của viên.
o Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp
xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hoà tan, tạo điều kiện
cho quá trình hấp thu dược chất về sau, do đó có vai trò quan trọng đối với
quá trình SDH của viên nén.
o Cách dùng tá dược rã thay đổi thời gian rã linh hoạt cho từng loại viên nén.
Với viên nén chứa dược chất dễ tan và dễ hấp thu thì việc rã và giải phóng
dược chất từ từ có thể sẽ giảm đưuọc TDKMM của thuốc.
- Các cách rã của viên:
o Rã hạt to: rã nhanh nhưng hòa tan chậm
o Rã hạt nhỏ: rã thành hạt, hòa tan nhanh
o Rã keo/rã tiểu phân: Rã thành các tiểu phân mịn.
- Cơ chế rã:
o Rã nhờ vi mao quản: Các tá dược rã có cấu trúc xốp, sau khi dập viên để lại
hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên. Khi tiếp xúc với dịch
tiêu hoá, hệ thống vi mao quản có tác dụng kéo nước vào lòng viên nhờ lực
mao dẫn. Nước sẽ hoà tan và làm trương nở các thành phần của viên và phá
vỡ cấu trúc của viên. Như vậy, sự rã của viên phụ thuộc độ xốp và vào sự
phân bố hệ thống vi mao quản trong viên à bị ảnh hưởng bởi lực nén viên.
Các tá dược rã theo cơ chế vi mao quản điển hình là tinh bột…
o Rã nhờ trương nở: Tá dược rã có khả năng hút nước và trương nở mạnh (tăng
thể tích khi hút nước), làm phá vỡ cấu trúc của viên. Cơ chế này thường gặp
ở các dẫn chất của cellulose. Trương nở khi hút nước có thể do các tiểu phân
đều tăng thể tích hoặc các tiểu phân đẩy nhau do tích điện – điện thế bề mặt
zeta.
o Rã theo cơ chế sinh khí (gặp ở viên sủi bọt): người ta đưa vào trong viên
đồng thời một acid hữu cơ ( citric, tartaric…) và một muối kiềm (Natri

AN DUONG 64
carbonat, NaHCO3…) . Khi gặp nước hai thành phần này tác dụng với nhau
giải phóng ra CO2 làm cho viên rã ra nhanh chóng.
- Các loại tá dược rã hay gặp:
o Tinh bột: có cấu trúc xốp, sáu khi dập viên tạo ra được hệ thống vi mao quản
phân bố khá đồng đều trong viên, làm rã viên theo cơ chế vi mao quản và
mao quản, tốc độ rã và cách rã phụ thuộc vào độ xốp và sự phân bô vi mao
quản trong lòng viên
o Tinh bột biến tính: (Erapac): viên rã nhanh theo cơ chế trương nở mạnh
trong nước, khả năng rã ít ảnh hưởng bởi lực nén.
o Cellulose và dẫn xuất (MC, NaCMC, NaCMC (Ac-Di-Sol): siêu rã)
(Avicel, Emcocel, Microcel)
§ Cấu trúc sợi, có khả năng hút nước và rã theo cơ chế trương nở
§ Kết dính, chịu nén và trương nở tốt
§ Tỷ lệ dùng từ 10%
§ Trơn chảy và chịu nén tốt nên dùng làm tá dược độn cho viên dập
thẳng
o Sodium starch glycolate (Primojel, Explotab)
o Veegum (nhôm magnesi silicat)
o Alginates
- Các loại tá dược siêu rã:
Kiểu cấu trúc (tên) Mô tả Tên thương
mại
1. Tinh bột biến tính Cơ chế rã: trương nở Explotab
(Sodium Starch Có tính kiềm → Không dùng cho DC kém bền Primojel
glycolate) trong môi trường kiềm Tablo
2. Cellulose biến tính Cơ chế rã: trương nở và vi mao quản Ac-Di-Sol
(Croscarmelose) Có tính kiểm → Không dùng cho DC kém bền Nymcel
trong môi trường kiềm Primelose
Solutab
3. Cross-linked PVP Cơ chế rã: chủ yếu vi mao quản, trương nở ít Crospovidon
(Crospovidon) Không có tính kiềm → phù hợp với tất cả DC Kollidon
Polyplasdone
- Tá dược rã sinh khí CO2:
o Tăng nhu động ruột à tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày à tăng khả năng hấp
thu; cay – tê niêm mạc à che giấu mùi vị
o Kích ứng niêm mạc trẻ em dưới 6 tháng tuổi à cẩn thận bị sặc
o thành phần
§ Acid: a. tartic, citric, malic, fumaric
§ Kiềm: Natri hydrocarbonat, natri carbonat, kali hydrocarbonat
- Phân loại: 2 loại: tá dược rã trong (rã lần 2) và tá dược rã ngoài (rã lần 1). Vai trò
của tá dược rã ngoài là giúp viên nén rã thành hạt. Sau đó các tá dược rã trong tiếp
tục rã hạt thành các tiểu phân và đẩy nhanh quá trình hòa tan, hấp thu của dược chất.

AN DUONG 65
- Cách phối hợp vào viên nén
o Trong phương pháp dập thẳng: trộn tá dược rã trong giai đoạn trộn bột kép.
Sau đó được đem đi dập luôn.
o Trong phương pháp tạo hạt ướt và tạo hạt khô: tá dược rã có thể được phối
hợp theo 3 cách:
§ Phối hợp trước khi tạo hạt – tá dược rã trong: trộn tá dược rã vào khối
bột trong giai đoạn trộn bột kép.
§ Phối hợp tá dược rã sau khi tạo hạt – tá dược rã ngoài: Thường phối
hợp trước khi đem hạt đi dập viên, trong giai đoạn trộn cốm.
§ Kết hợp 2 cách trên (cả rã trong và rã ngoài): Thường chia tá dược rã
ra làm 2 phần, một phần cho vào trong giai đoạn trộn bột kép à tá
dược rã trong, một phần cho vào trong giai đoạn trộn cốm trước khi
dập viên à tá dược rã ngoài. Khi vào cơ thể, viên đồng thời rã theo 2
cơ chế: rã trong và rã ngoài.
§
Ví dụ: viên sủi
Paracetamol 500 mg
Codein phosphat 8 mg
Dioctyl natri sulphosuccinat 2 mg
Aspartam 17 mg
Natri saccarin 3 mg
Natri bicarbonat 15,33 mg
Acid citric 11,33 mg
PVP 20 mg
PEG 6000 67 mg
Aerosil 20
Nước vđ

Chú ý:
- Paracatemol và NaHCO3 độ trơn chảy kém, cần tạo hạt
- A. citric: tinh thể đều đặn, chịu nén tốt, không cần tạo hạt
- Nước trong công thức làm tương tác giữa Acid và kiềm
Phân tích công thức
Paracetamol: DC
Codein phosphat:DC
Dioctyl natri sulphoosuccinat: Chất trợ tan: tăng độ tan àtăng tốc độ phản ứng của
TD rã à tăng tốc độ rã
Aspartam + Natri saccarin: tạo ngọt
Natri bicarbonat + Acid citric: TD rã sinh khí CO2, tăng nhu động, tăng hấp thu, che
giấu mùi vị
PVP: TD dính lỏng
PEG 6000 + Aerosil : TD trơn

AN DUONG 66
Nước: Hòa tan PVP
Bào chế:
- Nghiền, rây: Paracetamol, Codein, PEG, Aerosil, aspartan, natri saccarin
- Trộn kép: paracetamol, codein, aspartan
- Nhào ẩm: cho PVP, NaHCO3, natri saccarin hòa tan trong nước, trộn với hỗn hợp
bột kép
- Xát hạt, sấy
- Trộn cốm khô với: PEG 6000, Aerosil, Acid citric
- Dập viên

Ví dụ:
Acetaminophen
Pseudoephedrin HCl
Clorpherinamin maleat
Đường
Cellulose vi tinh thể
Dung dịch Gelatin 10% + PEG 5%
Starch 1500 (tinh bột)
Sterowet
Cab – O – Sil
Chú ý:
- Paracetamol: rất khó tan ; vị đắng àkhông BC dạng nhai, ngậm ; chịu nén rất kém;
liều cao à viên to ; chịu ẩm và nhiệt à dùng được dung môi H2O
Phân tích công thức
- Đường: TD độn , tạo vị ngọt, dễ nuốt
- Cellulose vi tinh thể: TD siêu rã, tăng liên kết cho viên (TD dính khô)
- Dung dịch Gelatin 10% + PEG 5%: TD dính lỏng ; PEG: chất hóa dẻo à viên đạt
độ bền cơ học
- Starch 1500 (tinh bột): TD siêu rã
- Sterowet + Cab – O – Sil: TD trơn (Sterowet: TD trơn không tan trong nước, giảm
ma sát, đẩy viên ra khỏi cối, làm viên bóng đẹp ; Cab – O – Sil : chống dính chày
cối và điều hòa sự chảy)
Bào chế
- Trộn DC với đường
- Thêm TD dính để nhào thành khối ẩm
- Xát hạt qua rây 1,2 mm, sấy
- Sửa lại hạt qua rây 1 mm
- Trộn hạt với Cab-O-Sil, tinh bột biến tính, Avicel
- Trộn Sterowet C, dập viên

AN DUONG 67
d. Tá dược trơn:
- Phân loại: 3 loại theo 3 cách tác dụng
o Các chất làm giảm ma sát (làm trơn): giảm lực ma sát giữa viên và thành cối,
giúp đẩy viên ra khỏi cối, viên bóng đẹp.
o Các chất chống dính: Tá dược bao bên ngoài hạt, làm giảm tiếp xúc giữa
dược chất với đầu chày, giảm hiện tượng dính viên vào bề mặt chày (đặc biệt
khi lực nén viên lớn và viên có những chất háo ẩm)
o Các chất cải thiện khả năng trơn chảy: Tăng độ trơn chảy cho khối bột, đảm
bảo viên đồng nhất về hàm lượng và khối lượng trong quá trình dập viên. Do
đó, có vai trò rất quan trọng.
- Những vấn đề cần xem xét khi lựa chọn tá dược trơn: (ảnh hưởng TD trơn đến
SKD của thuốc)
o Tá dược trơn ảnh hưởng đến độ rã và hòa tan của viên: do có bản chất sơ
nước nên có thể làm chậm quá trình thấm nước vào viên và làm giảm độ rã
và hòa tan dược chất.
o Tá dược trơn có thể làm giảm đặc tính liên kết của nhiều tá dược à làm viên
xốp, bở, chịu nén giảm (ngược tác dụng tá dược dính)
o Thời gian trộn tá dược trơn không quá 10 phút do trộn lâu, kĩ → TD trơn
bám chắc vào bề mặt hạt → thay đổi tính thân nước/sơ nước của hạt → ảnh
hưởng đến độ rã của DC và TD
§ Cần xác định TD trơn tối ưu cho mỗi công thức (dựa vào loại viên,
yêu cầu độ rã, hòa tan và tương kỵ của dược chất)
§ TD trơn cần được rây qua rây 125 – 128 µm trước khi trộn vào hạt
- Lựa chọn TD trơn phụ thuộc vào: loại viên; yêu cầu về độ rã, độ hòa tan; TD
- Cách phối hợp tá dược trơn: Tá dược trơn trong cả 3 phương pháp đều đượn trộn
sau cùng vào khối bột/cốm, trước khi đem dập viên.
- Lượng tá dược trơn phụ thuộc vào:
o Kích thước hạt: viên dập thẳng có kích thước hạt nhỏ cần nhiều TD trơn hơn
o Kích thước TD: VD aerosil có kích thước 2 – 20 nm thì khả năng bao phủ
diện tích là 200 – 300 m3/g
- Tá dược trơn (giảm ma sát) không tan trong nước: (nhóm này có thể rắn, thường
đi cùng chất diện hoạt để tăng tính thấm nước cho viên)
o Hiệu quả làm trơn cao, dùng với tỉ lệ thấp
o Nên phối hợp với các tá dược trơn nhóm khác để giảm ảnh hưởng đến độ rã
của viên
o Trộn tá dược trơn với tá dược rã ngoài (tinh bột) làm giảm tính sơ nước của
viên.
o Gồm: Các muối stearat (Mg, Na, Ca), Acid stearic (rắn, màu trắng),
Sterotex (dầu bông hydrogen hóa), Sáp, Talc, Sterowet C (Ca stearat + Na
laurylsulphat)
- Tá dược trơn (giảm ma sát) tan trong nước:
o Hiệu quả làm trơn không cao, lượng lớn hơn

AN DUONG 68
o Thường dùng cho các viên hòa tan (Viên sủi bọt)
o Gồm: Acid boric, Natri laurylsulphat, NaCl, Natri oleat, Natri benzoat, Natri
acetat, DL-leucin… (gồm các muối tan được trong nước quen thuộc)
- Tá dược chống dính và điều hòa sự chảy:
o Nhiều loại và vai trò tùy thuộc vào liều sử dụng % như thế nào thì có vai trò
khác nhau. Nếu lượng ít, sẽ có tác dụng chống dinh, nếu lượng nhiều hơn, có
thể đó là tác dụng điều hòa sự chảy.
o Gồm: Talc, tinh bột, Cab-O-Sil (SiO2), Aerosil (tăng chảy), DL-leucin
(chống dính) , Natri laurinsulfat (chống dính), Mg stearat.
o (Với tinh bột: nếu dùng với lượng ít, nếu trộn trước xát hạt à TD rã trong,
nếu trộn sau xát hạt à TD rã ngoài + TD trơn)

Ví dụ: viên nén dập thẳng


Chlorpheniramin maleat 4,0 mg
Pseudoephedrin HCl 60,0 mg
Avicel PH101 31,75 mg
Fast-Flo lactose 113,0 mg
Ac – Di – Sol 2,2 mg
Cab – O – Sil 1,1 mg
A. Stearic 1,3 mg
Mg stearat 1,1 mg

Chú ý: DC có KTTP nhỏ nên cần nhiều TD trơn để vừa làm trơn, vừa giảm ma sát, chống
dính.
Phân tích công thức:
Avicel PH101: TD độn, rã, dính khô
Fast-Flo lactose: TD độn
Ac – Di – Sol : TD rã
Cab – O – Sil + A. Stearic + Mg stearat: TD trơn

e. Tá dược bao
- Bao viên nén sau khi dập viên nhằm các mục đích:
o Che giấu mùi vị khó chịu của dược chất
o Tránh kích ứng của dược chất với đường tiêu hóa khi uống
o Bảo vệ dược chất tránh tác động của yếu tộ ngoại môi như độ ẩm, ánh sánh,
dịch vị
o Khu trú tác dụng của thuốc tại ruột
o Kéo dài thời gian tác dụng của thuốc
o Dễ phân biệt, nhận biết các viên
o Làm tăng vẻ đẹp cho viên.

AN DUONG 69
- Có 2 cách bao viên: bao đường và bao màng mỏng (film). Trước khi đem bao, viên
nén nhân phải đạt tiêu chuẩn vệ độ mài mòn và độ bở.
- Bao đường qua các giai đoạn: bao nền, bao nhẵn, bao màu và đánh bóng
- Bao film có 3 quá trình đồng thời xảy ra: đảo trộn, phun dịch bao, sấy hạt.
- Bao gồm 6 thành phần:
Ø Polyme: Có vai trò chính, quyết định mục đích bao: bao bảo vệ, bao tan ở ruột,
bao giải phóng kéo dài/Bao giải phóng có kiểm soát. Có thể sử dụng các loại
polyme sau:
o Bao bảo vệ dược chất chống lại ẩm và dễ tan trong dịch vị: Các dẫn chất
cellulose (HPMC(pharmacoat), HPC, EC…), PVA (tan trong nước),
Eudragit E (tan trong acid, pH<5).
o Bao tan ở ruột thì dùng các polyme kháng dịch vị và tan ở ruột: Eudragit (L
– pH6 (đầu ruột non), S – pH7 (cuối ruột non)), HPMCP (este HPMC với
phtalat), CAP, polyvinyl acetat phtalat (HPMCP và CAP không tan trong
acid nhưng bị esterase phân hủy ở ruột)
o Bao giải phóng kéo dài thì dùng các polyme không tan hoặc rã rất chậm: EC
(aquacoat), eudragit (RL, RS) có độ tan không phụ thuộc pH.
Ø Chất làm dẻo: Nhằm làm cho bao dẻo dai, đàn hội, tránh nứt vỡ:
o Chất làm dẻo tan được trong nước: PEG, glycerin, PG, TEC, triacetin
o Chất làm dẻo ít tan trong nước (tan trong cồn và dầu): DBP (dibutyl phtalat),
DEP, DBS, dầu thầu dầu,…(tóm lại có chữ phtalat thì là chất làm dẻo)
Ø Chất chống dính: để các viên đỡ dính vào với nhau khi bao viên: talc, magnesi
stearat, aerosil (chính là các tá dược trơn tác dụng chống dính đã nêu) (lưu ý:
khác với tá dược trơn trong ruột viên)
Ø Chất diện hoạt: để tăng tính bám dính của dịch bao với bề mặt rắn của viên
nhân. Ví dụ: Natri laurylsulfat, polysorbat (Span, Tween)
Ø Chất màu (kể cả màu trắng): Nhằm tạo cảm quan và làm đẹp cho viên. Một số
chất làm màu còn nhằm giúp bảo vệ dược chất tránh tác động của ánh sáng
(TiO2). Gồm có chất màu tan trong nước và chất màu không tan trong nước.
Chất màu không tan trong nước cho màu đẹp hơn chất màu tan trong nước.
Ø Dung môi: EtOH, nước, aceton,… Polyme thường được hòa tan hay phân tán
vào một dung môi hay môi trường phân tán thích hợp sau đó phun vào viên. Sau
khi sấy cho dung môi bay hơi hết, polyme sẽ bám thành màng mỏng xung quanh
viên.

AN DUONG 70
f. Tá dược tạo màu:
- Vai trò: được thêm vào viên để nhận biết, phân biệt một số loại viên, làm cho viên
đẹp (có màu hấp dẫn) hoặc để kiểm soát sự phân tán của một số dược chất được
dùng với liều thấp trong viên (đặc biệt với những dược chất độc và hàm lượng dưới
50mg)
- Ảnh hưởng đến quá trình bào chế: Làm phức tạp thêm quá trình bào chế. Vì một số
chất màu có thể tương kỵ với dược chất, hoặc làm thay đổi độ tan dược chất. Trong
quá trình bảo quản, chất màu cũng có thể biến màu, một số chất màu có tác dụng
phụ hoặc độc tính.
- Chất màu dùng cho viên phải là chất màu thực phẩm, không độc, chỉ sử dụng với
một tỉ lệ nhỏ và có màu ổn định.
- Phân loại: Tá dược tạo màu tan trong nước và không tan trong nước.
- So sánh 2 nhóm trên về ưu nhược điểm và cách sử dụng:

Tá dược màu tan trong nước Tá dược màu không tan trong nước
Erythrosine (màu đỏ), Ponceau (màu đỏ
tươi), Tartrazin (màu vàng), Sunset
Carmin (màu đỏ), Allura red AC (màu
Yellow (màu vàng), Riboflavin (màu
đỏ), TiO2 (-chất cản quang) màu trắng),
vàng), Brilliant Blue (xanh da trời),
Fe(OH)3 (màu vàng nâu), …
Indigotine (xanh da trời), Fast Green (màu
xanh lá), Carmoisin (đỏ) ,, Amaranth (đỏ)
Rẻ tiền, dễ kiếm Đắt, khó kiếm hơn
Cho màu bao đều và đẹp hơn nhóm tan
Màu nhạt, không ổn định
trong nước
Dễ bị biến màu trong quá trình bảo quản,
Ít bị biến màu trong quá trình bảo quản,
không bền với tác nhân oxy hóa và ánh
bền với tác nhân oxy hóa và ánh sáng
sáng
Không độc, nhưng có thể có tác dụng phụ
Ít độc, ít có tác dụng phụ và không tương và tương tác với dược chất vì có chứa
tác nhiều với dược chất nhiều ion kim loại (nhất là với các dược
chất dễ bị oxy hóa thì không thể dùng)
Cách phối hợp: Do bền với nhiệt và ẩm,
Cách phối hợp: Do dễ bị oxy hóa và biến
nên
màu, nên
- có thể phối hợp vào giai đoạn trộn bột
- trong phương pháp xát hạt ướt, chỉ nên
kép của cả 3 phương pháp bào chế.
phối hợp sau khi đã tạo hạt, có thể trộn
- có thể phối hợp sau khi đã tạo hạt bằng
đều với cốm hoặc pha vào dung môi và
cách trộn đều hoặc pha vào dung môi và
phun vào cốm.
phun vào cốm.
- Trong phương pháp tạo hạt khô và dập
- Trong quá trình tạo màng bao thì thường
thẳng: Phối hợp khi trộn bột kép, kiểm tra
pha vào EtOH và có thể làm chất cản
độ đồng đều bằng mắt thường.
quang (TiO2).

AN DUONG 71
- PP tạo hạt khô cũng có thể phối hợp sau
khi đã tạo hạt.

g. Tá dược tạo hương, vị

h. Tá dược hút

III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ


1. Dập viên

- Mục đích tạo hạt:


o Tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên à ↑ độ
đồng đều khối lượng, hàm lượng
o Cải thiện độ trơn chảy của bột dập viên à ↑ độ đồng đều khối lượng,
hàm lượng
o ↑ khả năng liên kết của bột à ↑ độ bền chắc, ↓ độ bở và mài mòn
o ↓ hiện tượng dính chày cối khi dập viên
o ↑ tỷ trọng khối bột, đảm bảo khối lượng viên với những viên có khối
lượng lớn
o ↓ bụi, làm đẹp viên
- Yêu cầu của hạt:
o Có hình dạng thích hợp: tốt nhất là hình cầu (để ma sát nhỏ, dễ chảy, khi
nén dễ liên kết thành viên)

AN DUONG 72
o Có kích thước thích hợp: kích thước của hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy,
tỷ trọng của hạt. Hạt có kích thước đều đặn thì dễ chảy → đảm bảo sự
đồng nhất về khối lượng viên
- Phương pháp tạo hạt ướt
o Ưu điểm: dễ đảm bảo độ bền cơ học, dược chất phân phối dễ vào từng
viên, thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
o Nhược điểm: dược chất bị tác động bởi ẩm và nhiệt có thể lảm giảm độ
ổn định. Qui trình kéo dài, trải qua nhiều công đoạn dễ tốn mặt bằng và
thời gian sản xuất, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất
o Quy trình:
§ Trộn bột kép: Qui tắc: trộn bột đồng lượng, dược chất có tỷ trọng
lớn nghiền kỹ hơn. Khi lượng dược chất trong viên nhỏ có thể hòa
vào tá dược dính để xát hạt hoặc bao từng lớp trước khi dập viên.
Các yếu tố ảnh hưởng: lực trộn, máy nghiền trộn và thời gian trộn
bột kép (ảnh hưởng tới SKD)
§ Tạo hạt (xát hạt):
• Tạo khối ẩm: thêm tá dược dính lỏng (thường là tá dược
nóng), trộn à lượng tá dược và thời gian trộn ảnh hưởng
tới khả năng liên kết hạt
• Xát hạt: khối ẩm sau khi ổn định àxát hạt qua cỡ rây qui
định, cách xát hạt và kiểu rây xát hạt ảnh hưởng tới hình
dạng và mức độ liên kết của hạt. Để thu được hạt có dạng
gần với hình cầu, tốt nhất là tán hạt qua rây đục lỗ với lực
xát hạt vừa phải
• Sấy hạt: sau khi xát, trải thành lớp mỏng sấy ở nhiệt độ qui
định.

AN DUONG 73
• Sửa hạt: sát hạt nhẹ nhàng qua cỡ rây qui định để phá vỡ
các cấu trúc cục vón, tạo được khối hạt kích cỡ đồng nhất
hơn
§ Dập viên: sau sấy, thêm tá dược trơn, tá dược rã ngoàià dập viên
• Máy dập viên tâm sai: nạp nguyên liệu, nén, giải nén
• Máy quay tròn nhiều chày để dập viên
- Phương pháp xát hạt khô
o Ưu điểm: tranh được tác động ẩm và nhiệt, tiết kiêm mặt bằng và thời
gian hơn tạo hạt ẩm.
o Nhược điểm: dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên kết nhất định
và khó phân phối đồng đều vào từng viên, hiệu suất tạo hạt không cao,
khó đảm bảo độ bền cơ học
o Quy trình
§ Trộn bột kép: chủ yếu là trộn bột dược chất với bột tá dược dính
khô. Tiến hành trộn và kiểm tra
§ Dập viên to - tạo hạt: bột dập thành viên to à phá vỡ viên để tạo
hạt à rây chọn hạt có kích cỡ qui định, hạt có kích thước chưa đạt
qui định được tiếp tục đưa dập viên to để tạo lại hạt. Có thể dùng
phương pháp xát hạt compact, bột kép được cán ép thành tấm
mỏng giữa 2 trục lăn, sau đó, xát vỡ tấm mỏng để tạo hạt
§ Dập viên
- Phương pháp dập thẳng
o Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và mặt bằng, tránh tác động của ẩm và nhiệt
tới dược chất, viên dập thẳng dễ rã, rã nhanh nhưng độ bền cơ học không
cao và chênh lệch hàm lượng dược chất giữa các viên trong 1 mẻ sản xuất
thường khá lớn( ngược với xát hạt ướt)
o Quy trình:

AN DUONG 74
§ Những dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn trơn chảy và liên kết
tố, có thể dập thẳng viên
§ Tùy theo tính chất DC mà lượng tá dược thêm vào là nhiều hay ít,
có thể tới 70-80%
§ Hay dùng: cellulose vi tinh thể , Lactose phun sấy, Emcompress…
2. Bao viên
a. Bao đường (đọc thêm)
- Bao nền: nhằm làm tròn góc cạnh của viên và giảm bớt độ dày lớp bao. Để bao
nền nhanh, mặt bao phải lồi. Cho viên vào nồi quay loại viên không đảm bảo độ
bền cơ họcàcho viên vào nồi bao, sấy nóng viên, cho tá dược dinh vào thấm
đều viên và bao từng lớp 1.
- Bao nhẵn:làm nhẵn viên chuẩn bị cho bao màu, chỉ bao bằng siro nóng, cho 1 ít
siro vào viên, quay cho thấm đều
- Bao màu: bao bằng các siro màu có cường độ tăng dần, nay thường dùng màu
bao dạng hỗn dịch.
- Đánh bóng: cho viên vào nồi đánh bóng, làm nóng viên à thêm các tá dược làm
bóng như paraffin, sáp ong, sáp carnauba àquay tới lúc mặt viên nhẵn bóng.
b. Bao màng mỏng (bao film)
- Nguyên liệu tạo màng polymer: nếu màng bao bảo vệ thì dùng các polymer có
khả năng chống ẩm, dễ tan trong dịch vị như HPLC, Eudragit E, PEG 6000.
Shellac. Nếu bao tan trong ruột thì dùng các polymer kháng dịch vị và tan trong
ruột: Eudragit L, Eudragit S, polyvinyl acetat phtalat,..
- Có xu hướng bao hỗn dịch: phân tán tá dược bao vào chất lỏng phân cực
- Ưu điểm: (so với bao đường)
o Ít tốn thời gian hơn, vỏ bao chiếm khối lượng nhỏ so với viên
o Kỹ thuật BC không cần phụ thuộc vào kinh nghiệm
o Độ đồng đều giữa các lô trong mẻ lớn hơn, thẩm mĩ hơn
o Yêu cầu của viên mang đi bao ít hơn bao đường

AN DUONG 75
- Nhược điểm
o Công thức của dịch bao phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật bao
o Dùng dung môi hữu cơ: độc, ô nhiễm môi trường, dễ cháy → khắc
phục: hút loại dung môi, bao hỗn dịch
- Khó khăn khi bao viên:
o Viên bị dính: Xem lại tốc độ phun, tốc độ sấy, công thức dịch bao
o Màng bao bị bong: dịch bao không lan rộng trước khi sấy do sấy quá
nhanh/độ nhớt dịch bao quá cao → pha loãng dịch bao
o Màng bao xù xì: Dịch phun thành giọt, nồng độ polymer, chất rắn cao
o Đốm viên, không đều màu: do TD màu
o Màng bao nứt, rách, co kéo: Thêm / thay đổi chất hóa dẻo
o Màng bao bị mờ: Nhiệt độ cao → polymer bị biến tính
o Khuyết tật ở gờ: viên có gờ, độ mài mòn cao, màng bao giòn
d. Một số công thức dịch bao

CT1: Eudragit E100 30g


Talc 42g
Mg stearat 6g
Titan dioxyd 18g
Amarath E 123 1g
PEG 6000 6g
Tween 80 2g
Nước 200g
Isopropanol 700g
Aceton 480g
Mục đích: bảo vệ DC (chính) ; che dấu mùi vị ; thẩm mĩ ; phân biệt
Vai trò thành phần:
- Eudragit E: polymer tạo màng, bảo vệ DC
- Talc:
o chống dính: giúp màng bao không dính vào nhau
o TD độn: giảm khối lượng polymer trong hỗn hợp
- Mg stearat: chống dính: giúp cho màng bao không dính vào nhau
- TiO2: TD tạo màu trắng đục + ngắn cản tia UV
- Amarath: TD tạo màu

AN DUONG 76
- PEG 6000: TD làm dẻo: làm giảm nhiệt độ chuyển kính à polymer không còn
dễ vỡ
- Tween 80: CDH
o ổn định dịch bao
o dịch bao dễ bám dính vào bề mặt viên
o điểu chỉnh khả năng thấm nước qua màng bao
- Nước + Isopropanol + Aceton : hỗn hợp dm: hòa tan và phân tán các chất
Quy trình BC
- Tween, PEG 6000, Amarath 123 hòa tan vào nước được dd1
- Eudragit E hòa tan vào isopropanol, aceton được dd2
- Nghiền bột talc, TiO2, Mg stearat, rây, trộn theo quy tắc đồng lượng
- Phân tán bột trong 1 phần dd1 thu được hỗn dịch đặc
- Thêm dd1 còn lại, phân tán thu được hỗn dịch ướt
- Thêm dd2, Khuấy (30 phút)
- Lọc 125 µm

CT2: Eudragit E100 30g


Talc 42g
Dibutyl phtalat 3g
Mg stearat 6g
Yellow lake E104 18g
PEG 6000 6g
Nước 12g
Isopropanol 900g
Aceton 480g
Vai trò thành phần:
- Eudragit E100: Polymer tạo màng bao tan trong ruột à mục đích: bảo vệ DC +
gp DC trong ruột + che dấu mùi vị + phân biệt + thẩm mĩ
- Talc:
o chống dính: giúp màng bao không dính vào nhau
o TD độn: giảm khối lượng polymer trong hỗn hợp
- Dibutyl phtalat TD làm dẻo: làm giảm nhiệt độ chuyển kính à polymer không
còn dễ vỡ
- Mg stearat: chống dính: giúp cho màng bao không dính vào nhau
- Yellow lake E104 : TD tạo màu
- PEG 6000 : TD làm dẻo: làm giảm nhiệt độ chuyển kính à polymer không còn
dễ vỡ
- Nước + Isopropanol + Aceton: hỗn hợp dm: hòa tan và phân tán các chất
Quy trình BC
- PEG 6000: hòa tan vào nước được dd1
- Eudragit E, DBP hòa tan vào isopropanol, aceton được dd2
- Nghiền bột talc, Yellow, Mg stearat, rây, trộn theo quy tắc đồng lượng

AN DUONG 77
- Phân tán bột trong 1 phần dd1 thu được hỗn dịch đặc
- Thêm dd1 còn lại, phân tán thu được hỗn dịch ướt
- Thêm dd 2, Khuấy (30 phút)
- Lọc 125 µm

CT3: HPMC 2910 4,5%


HPC 0,5%
TiO2 2%
Propylen glycol 2%
Ethanol 45%
Methylen clorid vđ 100%

Vai trò thành phần


- HPMC + HPC: polymer màng bao à mục đích: bảo vệ DC + gp DC trong ruột
+ che dấu mùi vị + phân biệt + thẩm mĩ
- TiO2: TD tạo màu trắng đục + ngắn cản tia UV
- Propylen glycol: TD làm dẻo: làm giảm nhiệt độ chuyển kính à polymer không
còn dễ vỡ
- Ethanol + Methylen clorid : hòa tan và phân tán DC
Quy trình BC
- HPMC, HPC: hòa tan vào Ethanol, Methylenclorid được dd1
- Nghiền bột TiO2, rây, trộn theo quy tắc đồng lượng
- Phân tán bột trong 1 phần dd1 thu được hỗn dịch đặc
- Thêm dd1 còn lại, phân tán thu được hỗn dịch ướt
- Thêm Propylen glycol, Khuấy (30 phút)
- Lọc 125 µm

CT4: Cellulose acetat phtalat (CAP) 6%


Propylen glycol 1,86%
Sorbitan monooleat (span 80) 0,66%
Dầu thầu dầu (không mùi) 0,12%
FD&C Blue Dye No.1 0,85%
FD&C Yellow Dye No.5 lake 3,11%
TiO2 5,33%
Methylen clorid 21,58%
Aceton vđ 100%
Vai trò thành phần
- Cellulose acetat phtalat (CAP): polymer màng bao à mục đích: bảo vệ DC +
gp DC trong ruột

AN DUONG 78
- Propylen glycol, Dầu thầu dầu: TD làm dẻo: làm giảm nhiệt độ chuyển kính à
polymer không còn dễ vỡ
- FD&C Blue Dye No.1: màu xanh, tan trong nước
- FD&C Yellow Dye No.5 lake: không tan trong nước và dm hữu cơ
- TiO2: TD tạo màu trắng đục + ngắn cản tia UV
- Sorbitan monooleat: CDH
o ổn định dịch bao
o dịch bao dễ bám dính vào bề mặt viên
o điểu chỉnh khả năng thấm nước qua màng bao
- Ethanol + Aceton: dung môi hòa tan và phân tán DC
Quy trình BC
- CAP, Sorbitan monooleat, dầu thầu dầu: hòa tan vào Ethanol, Methylenclorid
được dd1
- Nghiền bột TiO2, FD&C Blue Dye No.1, FD&C Yellow Dye No.5 lake rây,
trộn theo quy tắc đồng lượng
- Phân tán bột trong 1 phần dd1 thu được hỗn dịch đặc
- Thêm dd1 còn lại, phân tán thu được hỗn dịch ướt
- Thêm Propylen glycol, Khuấy (30 phút)
- Lọc 125 µm

AN DUONG 79
-
IV. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN
Tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV
1. Độ rã
Dùng thiết bị ERWEKA
Cách tiến hành:
- Mỗi lần thử 6 viên, không dính vào đĩa, nếu bị dính làm lại thử nghiệm trên 6 viên khác
nhưng không cho đĩa vào ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên rã hết
- Môi trương thử là nước cất 370C ± 20C
- Viên nén không bao rã trong 15ph, viên nén bảo vệ rã trong 60ph, viên bao tan trong ruột
chịu được môi trường HCl 0,1M trong 2 h và phải rã trong đệm photphat Ph 6,8 trong vòng
60ph, viên tan trong nước phải rã trong 3 ph, viên sủi bọt rã trong vòng 5 ph.
2. Độ đông đều khối lượng
Thử với 20 viên
Khối lượng trung bình của viên Độ lệch tỷ lệ phần trăm
Tới 80 mg 10
80-250 mg 7,5
Trên 250 mg 5
Riêng viên bao đường cho phép chênh lệch 10% khối lượng trung bình
Không quá 2 viên có độ lệch vượt quá giới hạn cho phép và không được có viên nào gấp 2 đó
Viên bao tan trong ruột không có chỉ tiêu này
3. Độ đồng đều hàm lượng
Áp dụng với viên hàm lượng dược chất ít hơn 2mg or ít hơn 2% khối lượng viên
Thử với 10 viên, không viên nào quá giới hạn 85-115% HLTB
Nếu 1 viên nằm ngoài nhưng nằm trong giới hạn 75-125% HLTB thì thử lại với 20 viên khác. Thuốc
đạt yêu cầu nếu trong 30 viên không quá 1 viên nằm ngoài 85-115% và không viên nào nằm ngoài
khoảng 75-125.
Viên tan trong nước không thử độ đồng đều hàm lượng.
4. Định lượng
Thử với 10-20 viên theo chuyên luận riêng, tính hàm lượng dược chất trong mỗi viên theo KLTB.
5. Thử nghiệm hòa tan
Thiết bị là máy hòa tan: kiểu giỏ quay, cánh khuấy, kiểu dòng chảy
Trắc nghiệm hòa tan cho viên nén chứa dược chất ít tan
Ngoài ra còn tiêu chuẩn đồng chất về đương kính viên
Tiêu chuẩn nhà sản xuất
1. Độ mài mòn
Thử theo dụng cụ ERWEKA và các thiết bi tương tự
Thiết bị gồm 1 trống quay được gắn với mô tơ quay ở tốc độ nhất địnhà cho viên đã cân chính
xác tới mg vào trống quay và quay trong khoảng thời gian nhất địnhà lấy viên ra làm sạch bột và
cân lại khối lượngà tính độ mài mòn.
Nếu không có qui định riêng, độ mài mòn không quá 3%
2. Độ cứng
Xác định bằng thiết bị đo độ cứng
Tác động một lực qua đường kính viên tới lúc vỡ viênà xác định lực gây vỡ viênàlực phụ thuộc
vào tốc độ tác động, vào đường kính viên, giới hạn lực gây vỡ viên phụ thuộc vào từng loại viên.

AN DUONG 80
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN
1. Ảnh hướng của đường dùng – cách dùng
- Khoang miệng
o Với viên uống: không ảnh hướng
o Với viên hấp thu ở khoang miệng:
§ Ưu điểm: tăng SKD 1 số thuốc:
• mt hấp thu nước bọt có acid nhẹ (Ph 6,7 – 7,0) ;
• Niêm mạc dưới lưỡi là màng hấp thu rất mỏng, DC vào TM cổ đến
tim à tránh chuyển hóa qua gan và đường tiêu hó ;
• phù hợp với DC điều trị tim mạch, chất chuyển hóa nhiều qua gan
§ Nhược điểm:
• DC có mùi vị khó chịu à che dấu mùi vị bằng điều hương
• Tiết nước bọt à gây phản xạ nuốt, khó giữ ở khoang miệng à hạn
chế sử dụng DC ko tan để giảm tiết nước bọt , cải tiến dạng viên ngậm
theo hướng dùng viên nén kết dính tại niêm mạc thành miệng
• Cản trở sinh hoạt tự nhiên hàng ngày
- Thực quản
o Thời gian viên nén đi qua thực quản ngắn à ít ảnh hưởng đến SKD
o Với người già: rất dễ xảy ra hiện tượng sặc thuốc do thuốc dính thực quản à dùng
viên nén chế thành dung dịch, hỗn dịch
- Dạ dày
o Dịch vị: mt quá acid và men làm thay đổi, biến chất 1 số DC
o Thời gian lưu: 10’ – 8h, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
§ Chế độ ăn vào thời điểm uống:
• Uống khi đói: 10’ thuốc xuống tá tràng
• Uông khí no: sau khoảng 8h mới rời khỏi dạ dày
§ Trạng thái vận động, đi lại được: thuốc rời khỏi dạ dày nhanh hơn nằm yên
§ à Thời gian lưu tại dạ dày thất thường, ảnh hưởng đến quá trình gp, hấp thu
DC
o Biện pháp
§ Đưa hệ đệm vào viên chứa DC kích ứng dạ dày
§ Dùng muối acid tạo vùng micro pH đệm để tăng hấp thu
§ Dùng bao kháng dịch vị với DC không bền với dịch vị, kích ứng với dạ dày
§ Tăng cường tháo rỗng dạ dày (do dạ dày không phải cơ quan hấp thu chính)
bằng cách: uống lúc hơi đói (trừ thuốc kích ứng dạ dày, hấp thu tăng khi có
thức ăn, hấp thu tốt ở đầu ruột non), uống với lượng nước vừa đủ à giảm độ
nhớt, tăng cường tháo rỗng (trừ thuốc hấp thu tốt ở đầu ruột non)
- Ruột non
o Là vùng hấp thu chính (do có diện tích tiếp xúc lớn và lưu lượng tuần hoàn lớn) nhưng
có nhiều enzym tiêu hóa , bị chuyển hóa qua gan lần đầu và có nhiều vùng pH, nhiệt
độ lưu thuốc khác nhau
o Với tá tràng, nếu DC hấp thu tốt ở đấy
§ Không nên bào chế dạng bao tan trong ruột do có thể không rã kịp

AN DUONG 81
§ Không uống khi đói, không nên uống nhiều nước mà nên uống lẫn thức ăn (trừ
trường hợp DC tương kỵ với thức ăn) để thuốc đi qua chậm hơn và đều đặn
hơn
- Đại tràng
o Tái hấp thu nước để cô đặc chất thải và có hệ VỚIV tiết men phá hủy thuốc à khó
khăn khi đưa thuốc điều trị tại đại tràng à khắc phục: bao viên nén với TD bị men đại
tràng phá hủy

2. Ảnh hưởng của xây dựng công thức (Xem phần II)

AN DUONG 82
3. Ảnh hướng của phương pháp – quy trình dập viên

AN DUONG 83
VI. BÀI TẬP
1. (K63) so sánh nhóm TD độn tan và không tan trong nước trong viên nén về: vai trò, ứng
dụng cho loại viên, ảnh hưởng tới sinh khả dụng viên.

2. (K66) Có thể dùng những phương pháp nào để bào chế viên nén vitamin C 500mg. Giải
thích tại sao có thể dùng phương pháp đó.

3. (K61) Nêu những nhóm tá dược chính có trong công thức dịch bao màng mỏng (bao
film) viên nén. Với mỗi nhóm TD, kể tên 2 ví dụ minh họa.

4. (K64) Trình bày ảnh hưởng của kích thước tiểu phân chất rắn tới sinh khả dụng và quá
trình bào chế thuốc viên nén, viên nang cứng

5. (K65) Trình bày kỹ thuật bào chế viên nén sau:


Meprobamat 400,0 mg
Tinh bột ngô 100,0 mg
PVP K-25 15,0 mg
PEG 400 4,5 mg
Isopropanol vd
Talc 2,0 mg
Aerosil 0,2 mg
Calci arachinat 0,3 mg

6. (K62) Phân tích vai trò của các thành phần trong công thức sau
Azithroomicin 250,0 mg
Cellulose vi tinh thể 22,5 mg
Natri croscamelose 5,0 mg
Tinh bột ngô 10,0 mg
Talc 3,5 mg
Magnesi stearate 3,5 mg
Aerosil 200 1,0 mg
Natri lauryl sulfat 1,0 mg
Tinh bột biến tính 32,5 mg

AN DUONG 84
7. (K63) Nêu vai trò các thành phần trong công thức viên nén sau:
Acid ascorbic 250 mg
Tinh bột biến tính 15 mg
Ethyl cellulose (50 cps) 4 mg
Calci silicat 10 mg
Ethanol vd

8. (K63) Nêu vai trò các thành phân trong công thức viên sau:
Atorvastain calci trihydrat 11,0 mg
Calci carbonat 36,0 mg
Lactose monophydrat 65,0 mg
Cellulose vi tinh thể (Avicel PH102) 30,0 mg
PVP K-30 3,0 mg
Polysorbat 80 (Tween 80) 0,4 mg
Natri croscamelose 4,0 mg
Magnesi stearate 0,6 mg
Nước tinh khiết vd

9. (K61) Viên nén ibuprofen 200 mg được bao màng mỏng với dịch bao có thành phần như
sau:
Cellulose acetat phtalat 12%
Propylen glycol 3%
Talc 3%
Titandioxyd 2%
Ethanol 96% 45%
Aceton vd 100%
Nêu mục đích bao viên và phân tích thành phần trong công thức dịch bao

10. Trình bày các biện pháp cải thiện khả năng chịu nén của bột thuốc để dập viên.

- Tìm hiểu đặc tính của bột DC


- Khi nghiền bột đơn nên xem xét KTTP, chú ý khả năng trơn chảy và chịu nén của bột DC
- Trước khi trộn bột kép cần chú ý việc phân chia nguyên liệu đến mức độ qui định.Sử
dụng phương pháp rây trong trộn bột kép.
- Thiết bị và cách trộn có ảnh hưởng đến sự đồng nhất của bột. Trong sản xuất lớn người
ta thường dùng nhiều loại máy khác nhau.
- Tạo hạt : tăng cường khả năng liên kết của bột, hình dạng hạt tốt nhất là hình cầu, kích
thước hạt phù hợp.

AN DUONG 85
- Phương pháp tạo hạt khô : tránh được tác động của nhiệt và ẩm
- Lựa chọn và tính toán khối lượng TD thích hợp : TD độn quyết định tính chất cơ lý của
hỗn hợp bột dập viên. TD dính làm tăng liên kết tiểu phân bột đảm bảo độ chắc cho viên
- Có thể sử dụng hệ phân tán rắn : chất mang sử dụng phương pháp BC HPTR
- Dùng phương pháp dập viên qua tạo hạt ướt

AN DUONG 86
VIÊN NANG
Mục tiêu
1. Nêu được định nghĩa, phân loại viên nang
2. Nói được mục đích đóng thuốc vào nang
3. Kể tên ưu, nhược điểm của thuốc nang
4. Viết được quy trình điều chế nang mềm theo 2 phương pháp: nhỏ giọt và ép khuôn
5. Trình bày được cách chế vỏ nang cứng và kỹ thuật đóng nang vào thuốc
6. Nêu được chỉ tiêu chất lượng và phương pháp đánh giá thuốc nang
7. Trình bày được các yếu tố ảnh hướng đến SKD viên nang và biện pháp khắc phục
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Là dạng thuốc phân liều bao gồm
- Một vỏ rỗng để đựng thuốc (bằng tinh bột hoặc gelatin), gắn liền với thuốc và
đưa vào cơ thể cùng với thuốc Sau khi rã gp thuốc, vỏ đựng được tiêu hóa trong
cơ thể
- Một đơn vị phân liều của DC đã được bào chế dưới dạng thích hợp để đóng vào
vỏ
Thuốc nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều dạng BC khác nhau: dung dịch, viên
nén, cồn thuốc …
2. Phân loại
- Thuốc nang cứng
- Thuốc nang mềm
- Thuốc tan trong ruột
- Thuốc nang tác dụng kéo dài
3. Mục đích đóng thuốc vào nang:
- Che dấu mùi vị khó chiu của DC
(vd: dầu giun, dầu cá, tetracycline, chloramphenicol …)
- Bảo vệ DC tránh tác động ngoại môi: ẩm, ánh sáng;
- Hạn chế tương kỵ của DC;
- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột, tránh phân hủy bởi dịch vị (nang bảo vệ)
- Kéo dài tác dụng của thuốc( nang td kéo dài)
- Kết hợp nhiều hạt có tốc độ gp khác nhau
4. Ưu điểm
- Dễ nuốt (nang mềm, thuôn, trơn bóng), có ý nghĩa với trẻ em, người già.
- Tiện dùng: thuốc được phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản, vận chuyển
- Dễ sản xuất lớn: máy đóng nang hiện đại, năng suất cao
- Sinh khả dụng cao do công thức ít tá dược,ít tác dộng của KTBC so với viên
nén, vỏ dễ rã, công thức Bc đơn giản…
5. Nhược điểm
- Không đóng nang các DC kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa do sẽ tập trung
nồng độ cao tại nơi giải phóng.

AN DUONG 87
II. THUỐC NANG MỀM
1. Dung dịch vỏ nang
- Gelatin: 35 – 45%
§ Không độc
§ Tan trong dung dịch sinh học ở nhiệt độ cơ thể
§ Khả năng tạo màng tốt
§ Khả năng tạo gel tốt
§ Độ bền gel: 150 – 250 g Bloom (ruột có PEG: cần độ bền gel cao hơn)
§ Độ nhớt: 25 – 45 Mp
§ Sắt ≤ 15 ppm
§ Không có mầm gây bệnh xốp não có thể lây truyền sang người (TSE) hoặc
bệnh xốp nào bò có thể lây truyền sang người (BSE)
- Chất làm dẻo: 15 – 20%
§ Glycerin: đối với ruột nang thân dầu
§ Sorbitol đặc biệt: đối với ruột nang chứa nhiều PEG (sorbitol không tan trong
PEG)
- Nước: chiếm 0,7 – 1,3 phần so với lượng gelatin, tùy thuộc độ nhớt của gelatin
- Các chất khác
§ Methylparaben : Propylparaben (4 : 1): Chất bảo quản, chống nấm mốc, vi
khuẩn
§ Chất màu: tạo màu cho vỏ nang mềm
§ TiO2: Chống lại tia UV à bảo vệ DC
§ Ethyl vanilin: Thay thế vanilin, tạo hương vị và mùi gấp 3 lần vanilin à tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu
§ Tinh dầu: điều hương
§ Đường kính: điều vị (viên nhai)
§ Acid fumaric: có bản chất acid, tăng độ hòa tan của thuốc, giảm phản ứng
gelatin + aldehyd à thuốc không bị biến tính, thối, dai

Glycerin/Gelatin Ứng dụng


0,35 Viên nang chứa dung dịch dầu có vỏ cứng
0,46 Viên nang chưa dung dịch dầu có vỏ mềm dẻo hơn
0,55 – 0,65 Viên nang chứa dung dịch dầu có thêm chất diện hoạt hoặc chất
lỏng thân nước
0,76 Viên nang có vỏ có thể nhai được
2. Công thức đóng nang mềm
- Chất lỏng nguyên chất: thân dầu (dầu cá)

- Dung dịch: DC hòa tan trong chất mang


§ Dầu đậu tương, Miglyol 812
§ PEG: 400-600

AN DUONG 88
§ dung môi khác: không làm phân hủy hoặc hòa tan vỏ gelatin( dimethyl
isosorbid; chất diện hoạt, ..)
Các chất khác:
§ nước, Ethanol (5 - 10% để tăng độ tan)
§ Glycerin:1 - 4% để giảm sự mất glycerin ở vỏ vào ruột
§ PVP < 10% kết hợp với PEG để tăng độ tan hoặc chống tái kết tinh DC

- Hỗn dịch: DC phân tán trong chất mang:


§ HD có thể chứa tới 30% chất rắn
§ HD có thể đun nóng đến 35 độ C để giảm độ nhớt
§ KTTP chất rắn < 80 mesh để tránh tắc kim
Chất mang
§ Hỗn hơp dầu: dầu đậu tương + sáp ong + lecithin
§ PEG : 800-1000:cho hh mềm;1000 -10000: cho hh rắn; cần đun nóng đến
35oC
§ Glycerin có mạch dài + chất diện hoạt

- Các chất khác:


§ Chất diện hoạt: polysorbat, lecithin
§ DC thân dầu/TD thân dầu: CDH có HLB = 10 làm tăng SKD

- Tương kỵ
§ Aldehyd làm biến chất gelatin è kéo dài thời gian rã
§ DC nhạy cảm với nước có thể bị phân hủy(Ranitidin) hoặc bị hiện tượng đa
hình (Terazosin)
§ DC bị chuyển từ ruột ra vỏ hoặc bị giữ trong cốt thân dầu làm giảm SKD
§ Không nên có những chất tan trong nước có phân tử lượng thấp và dễ bay
hơi
§ Nước trong công thức đóng nang ≤ 5%
§ pH: 2,5-7,5
§ hỗn hợp đóng nang phải chảy lỏng ở 35OC vì vỏ đc hàn ở 37OC

AN DUONG 89
3. Kỹ thuật đóng nang
a. Phương pháp nhỏ giọt
- Sau khi nhỏ giọt, chọn nang đạt yêu cầu, tản đều
ra, thổi gió lạnh à rửa dầu parafin bằng hỗn hợp dung
môi cồn : aceton à sấy ở 40 – 45oC à kiểm tra chọn
nang đạt yêu cầu
- Ưu điểm:
ü Áp dụng được quy mô nhỏ hoặc quy mô
công nghiệp
ü Máy móc đơn giản, tiết kiệm diện tích
- Nhược điểm:
ü Chỉ áp dụng cho ruột thân dầu và thể tích
nhỏ
ü Thường mắc sai số lớn à không áp dụng
cho DC tác dụng mạnh
ü Hiệu suất không cao
b. Phương pháp ép khuôn
- Lọc: 125 µm và hút chân không (loại bọt)
(Phần còn thiếu trong sơ đồ)
- Ưu điểm:
ü Rút ngắn thời gian và hạ nhiệt độ
do ngâm trương nở gelatin trước
ü Hiệu suất cao, phân liều chính
xác
ü Có thể tạo ra nang có hình dạng
khác nhau, có thể có 2 màu khác
nhau trên 1 nang
ü Chứa đựng được nhiều loại DC:
dd dầu, bột nhão thân dầu, bột
nhão thân nước
- Nhược điểm: Máy móc cồng kềnh, tốn
nhiều diện tích
Nhỏ giọt Ép khuôn
Áp dụng Dd thân dầu Mọi thể loại (dd, hd, bột nhão)
Diện tích Lớn Nhỏ
Hình dạng Hình cầu và không có gờ Đủ mọi hình dạng, kích thước
Hiệu suất Thấp Cao
Quy mô Nhỏ / Lớn Lớn
Phân liều Chính xác hơn
Thời gian Rút ngắn thời gian

AN DUONG 90
4. Bài tập
a. Viên nang ibuprofen
Ibuprofen 200 mg
PEG 400 1000 mg
Vỏ nang:
Gelatin 40%
Sorbitol 10%
Glycerin 10%
Nước cất 40%

Phân tích công thức:


- Ibuprofen: DC
- PEG 400: mt hòa tan à dung dịch
Vỏ nang:
- Gelatin: tạo vỏ nang
- Sorbitol: chất làm dẻo, tránh mất nước cho gel
- Glycerin: Chất làm dẻo
- Nước cất: mt hòa tan glycerin, sorbitol ; ngâm trương nở gelatin
Quy trình BC:
- Ngâm trương nở gelatin trong nước
- Đun nóng hỗn hợp glycerin và sorbitol, hòa tan gelatin đã ngâm trương nở, hút
chân không, lọc (125 µm)
- Đun nóng PEG 400, hòa tan ibuprofen trong PEG
- Ép khuôn
- Lau, rửa, sấy khô, đóng gói, dán nhãn
b. Viên nang mềm Glyceryl guacobat – Pseudoephedrin HCl – Dextromethorphan
HBr
Glyceryl guacobat 200 mg
Pseudoephedrin 30 mg
Dextromethorphan HBr 10 mg
PEG 400 559 mg
Propylen glycol 76 mg
PVP K-90 25 mg
Vỏ nang
Gelatin 302,44 mg
Glycerin 73,85 mg
Sorbitol 73,85 mg
Nước 44,52 mg
Carmoisin 0,33 mg

Phân tích công thức:


- Glyceryl guacobat: DC, tác dụng long đờm

AN DUONG 91
- Pseudoephedrin: DC, tác dụng giảm co thắt
- Dextromethorphan: DC, tác dụng giảm ho
- PEG 400 + Propylen glycol + PVP K-90: hỗn hợp dung môi hòa tan DC và tránh
DC bị thủy phân
Vỏ nang
- Gelatin : Tạo vỏ nang
- Glycerin: Chất làm dẻo, tránh mất nước cho vỏ nang
- Sorbitol: Chất làm dẻo, tránh mất nước cho vỏ nang
- Nước: dm hòa tan Glycerin, sorbitol, carmoisin ; ngâm trương nở gelatin
- Carmoisin: tạo màu đỏ
Quy trình BC:
- Carmoisin hòa tan vào nước, thêm gelatin ngâm trương nở
- Đun nóng hỗn hợp glycerin + sorbitol, hòa tan hỗn hợp trên, hút chân không, lọc
(125 µm)
- Đun nóng PEG + propylen glycol, hòa tan PVP K-90, sau đó hòa tan DC
- Ép khuôn
- Lau, rửa, sấy khô, đóng gói, dán nhãn

c. Viên nang mềm vitamin E


Vitamin E (D-α tocophenol 1000 đv Eg) 400,00 mg
Dầu đậu tương 25,00 mg
Vỏ nang: gelatin, glycerin, nước, TD màu

d. Viên nang mềm Methylcobalamin


Methylcobalamin 0,5 mg
Dầu đậu tương, sáp ong trắng, lecithin
Vỏ nang: Gelatin, Sorbitol, Glycerin, TiO2, Sắt oxyd đỏ, Kali sorbat, nước tinh khiết

Phân tích công thức:


- Methylcobalamin: DC vitamin B12
- Dầu đậu tương, sáp ong trắng: mt phân tán DC
- Lecithin: CDH, làm tăng hấp thu à cải thiện SKD
Vỏ nang
- Gelatin: Polymer tạo vỏ nang
- Glycerin + Sorbitol: Chất làm dẻo
- TiO2: chống UV
- Fe2O3: Màu
- Kali sorbat: chống nấm mốc

AN DUONG 92
Quy trình BC:
- Ngâm trương nở gelatin
- Nghiền TiO2, Fe2O3, phân tán trong 1 phần gelatin ngâm trương nở thu được hỗn
dịch đặc, thêm gelatin còn lại thu được hỗn dịch
- Đun nóng glycerin + sorbitol, hòa tan Kali sorbat, thêm hỗn dịch thu được dung
dịch vỏ nang
- Đun nóng dầu đậu tương, sáp ong, leicithin thu được môi trường hòa tan
- Nghiền methylcobalamin, phân tán 1 phần môi trường hòa tan thu được hỗn dịch
đặc, thêm phần còn lại thu được hỗn dịch dược chất
- Ép khuôn
- Lau khô, sấy, đóng gói, dán nhãn

e. Viên nang mềm progesteron


Progesteron 40,0 mg
Estradiol 0,5 mg
Testosteron 0,5 mg
Dầu rum 0,3 mg
Vỏ nang: Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Nước

Phân tích công thức:


- Progesteron, Estradiol, Testosteron: DC trị RL nội tiết, tan trong dầu
- Vỏ nang: (như trên)

f. Viên nang mềm Amprenavir


Amprenavir 150,00 mg
D-α tocopheryl polyethylen glycol 1000 succinat (TPGS) 400,00 mg
Polyethylen glycol 400 240,00 mg
Tá dược: Gelatin, glycerin, sorbitol, nước, tá dược màu

Phân tích công thức:


- Amprenavir: DC ức chế protease à diệt virus à dùng trong điều trị HIV ; tan trong
polyon, không tan trong nước
- TPGS: dẫn xuất của vitamin E à chống tác nhân OXH, bảo vệ dược chất ; tan trong
nước và dung môi thân nước
- Hòa tan TPGS trước, sau đó hòa tan Amprenavir
- Vỏ nang: (như trên)

AN DUONG 93
g. Viên nang mềm Clotrimazol
Clotrimazol 100 mg
Dầu đậu tương 800 mg
Sáp ong 40 mg
Lecithin 24 mg
Vỏ nang: Gelatin, glycerin, nipagin, nipason, nước tinh khiết

Công dụng: điều trị nấm toàn thân


Câu trúc: hỗn dịch (giống Methylcobalamin)

III. NANG CỨNG


1. Vỏ nang cứng
Vỏ nang thường được làm bằng gelatin A (điểm đẳng điện: pH = 9, skin gelatin) và B
(điểm đẳng điển pH = 4,7, bone gelatin)
Đặc tính của gelatin:
- Độ bền gel: 150 – 280 g
- Độ nhớt: quyết định độ dày vỏ nang, dùng nhớt kế mao quản, dung dịch 6,67% có
độ nhớt 24 – 45 millipoise
- Độ ẩm vỏ nang: 12 – 15%
- Chất màu (Titan dioxyd)
- Chất gây đông (thạch)
- Chất tăng độ dai (methyl cellulose)
- Nước
Vỏ nang cứng đặc biệt:
Nang HPMC (Vegicaps và những loại khác)
- Tránh dùng gelatin: oesophagebovine spongiform encephalopathy (BSE), …
- Lý tưởng đối với DC bị hỏng bởi ẩm (hàm ẩm trong nang HPMC là 30 – 50%, thấp
hơn nang gelatin)
- HPMC không chứa những nhóm chức dễ phản ứng hóa học với DC như gelatin
- Ít dính vào thực quản hơn
- Dễ bao kiểm soát giải phóng
- Đắt
Nang starch hydrolysate (Capill)
2. Công thức đóng nang
a. Dược chất: nếu ít tan trong nước à giảm SKD
Khắc phục:
- Dùng bột siêu mịn à khó trộn đều, khó trơn chảy
§ Hấp phụ lên bề mặt tiểu phân TD độn (thứ tự trộn hợp lý)
§ Tạo hạt
- Thêm chất diện hoạt để kéo nước vào khối lòng bột
- Chọn đúng dạng thù hình, dẫn xuất thích hợp
b. Tá dược độn (giống TD độn trong viên nén)

AN DUONG 94
Chú ý:
- DC ít tan: nên dùng TD độn tan trong nước
- DC dễ tan: đôi khi dùng 1 lượng lớn TD độn tan trong nước lại làm chậm tốc độ
hòa tan
- Khả năng tương kỵ: ví dụ: tetraacyclin + dicalci phosphat
- TD dính: khi qua đóng nang tạo hạt
- TD trơn: thường sơ nước, làm chậm tốc độ hòa tan
Khắc phục:
- Dùng lượng tối thiểu
- Dùng TD trơn thân nước
- Thêm chất diện hoạt
c. Tá dược rã:
Tá dược rã làm tăng tốc độ hòa tan do tăng khả năng thấm nước và trương nở
Tá dược siêu rã: natri starch glycolat, croscarmellose, crospovidon (4 – 8%)
d. Chất diện hoạt: tăng khả năng thấm vào lòng viên: natri lauryl sulfat (1 – 2%); natri
docusat (0,1 – 0,5%)
Chú ý: thường trong viên nang cứng không có tá dược điều hương, vị
3. Đóng nang vào thuốc
a. Quy trình – thiết bị:
Quy trình
- Mở vỏ nang: thiết bị thủ công bằng tay hoặc tự động/bán tự động bằng chân
không
- Đóng thuốc vào thân nang
- Đóng tuýp
Thiết bị:
- Thủ công
- Tự động và bán tự động
§ Đong theo thể tích: bột phải trơn chảy tốt
§ Đóng bằng piston
Xác định cỡ nang và công thức đóng nang
- Áp dụng cho phương pháp đóng nang theo thể tích: mthuốc= tỷ trọng biểu kiến x
dung tích nang
- Ví dụ: 250 mg bột thuốc có khối lượng riêng 0,65g/cm3 , khối lượng riêng của
TD là 0,7 g/cm3
o Vnang = 0,385 à chọn nang số 1
o Vtá dược = 048 – 0,35 = 0,095 ml
o mtá dược = 0,095 x 0,7 = 0,07 g
b. Phương pháp đóng thuốc vào nang
- Phương pháp theo thể tích:
§ Bột thuốc được phân phối qua phễu, trong khi mâm đựng thuốc đang quay
§ Bột chảy qua phễu với tốc độ không đổi, lượng bột đóng phụ thuộc vào tốc
độ mâm quay (mâm quay nhanh, lượng bột giảm)

AN DUONG 95
§ Bột phải trơn chảy tốt
- Phương pháp đóng bằng piston: khối bột trước khi đóng vào nang được nén lại
thành “thỏi” bằng piston, rồi thả vào thân nang
IV. BÀI TẬP
1. Viên nang cứng piroxicam
Piroxicam (KTPT 60 µm) 20 mg
Explotab 16 mg
Lactose 150 mg
Cellulose vi tinh thể 150 mg
Natri lauryl sulfat 4 mg
Natri lauryl fumarat 4 mg
Mg stearat 2 mg
Đóng nang số 1

Phân tích công thức:


- Piroxicam: DC tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid; không tan trong
nước
- Explotab (Sodium strach glycolate): TD siêu rã theo cơ chế hút nước trương nở
- Lactose: TD độn: dễ tan trong nước, vị dễ chịu, trung tính và ít hút ẩm
- Cellulose vi tinh thể:
§ TD độn: trơn chảy tốt, làm viên dễ rã
§ TD rã: theo cơ chế hút nước trương nở
§ TD dính khô
- Natri lauryl sulfat + Natri lauryl fumarat:
§ TD trơn
§ Chất diện hoạt: hạn chế sơ nước của TD trơn Mg stearat và tăng tính thấm nước
vào lòng viên
- Mg stearat: TD trơn : giảm ma sát và chống dính
Kỹ thuật BC:
- Trộn Piroxicam, Explotab, Lactose, Cellulose ; thêm natri lauryl sulfat, Natri lauryl
fumarat, Mg stearat trộn đều
- Đóng nang
- Đóng gói, dán nhãn
Biện pháp cải thiện SKD:
- Giảm KTTP DC: DC siêu mịn
- Các TD siêu rã
- TD độn thân nước: lactose
- Dùng CDH
- TD trơn sơ nước với tỷ lệ thích hợp

AN DUONG 96
2. Viên nang cứng paracetamol
Paracetamol 500,00 mg
Natri starch glycolat 30,00 mg
Aerosil 200 1,00 mg
Mg stearat 2,00 mg
Tinh bột (sấy khô) 15,00 mg
Đóng nang số 0

Phân tích công thức


- Paracetamol: DC có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm ; tan trong nước ; trơn
chảy kém
- Natri starch glycorate: TD siêu rã: hút nước, trương nở rất mạnh
- Aerosil: TD trơn: tăng trơn chảy, chống dính
- Mg stearat: TD trơn: giảm ma sát, chống dính
- Tinh bột sấy khô: TD độn: rẻ tiền, dễ kiếm ; trơn chảy kém ; dễ hút ẩm trong quá
trình bảo quản
Quy trình BC
- Nghiền paracetamol, rây, trộn với tinh bột, natri starch glycolat ; thêm Mg stearat,
aerosil, trộn
- Đóng nang, dán nhãn

3. Viên nang cứng acyclovir


Acyclovir (bột siêu mịn) 212,00 mg
Natri lauryl sulfat 3,00 mg
Tinh bột ngô 20,00 mg
Lactose monohydrat 52,00 mg
Mg stearat 2,00 mg
Ethanol 0,06 ml
Đóng nang số 1

Phân tích công thức


- Acyclovir: DC điều trị virus, tan trong ethanol
- Natri lauryl sulfat:
§ TD trơn
§ Hạn chế tính sơ nước của Mg stearat + tăng thấm nước vào lòng viên
- Tinh bột ngô:
§ TD độn: rẻ tiền, dễ kiếm nhưng trơn chảy kém, dễ hút ẩm trong quá trình bảo
quản
§ TD rã theo cơ chế vi mao quản

AN DUONG 97
- Lactose monohydrat : TD độn: dễ tan trong nước, trung tính, vị dễ chịu ; dễ tạo hạt,
dễ sấy khô
- Mg stearat: TD trơn: giảm ma sát, chống dính tốt
- Ethanol: TD dính ướt
Quy trình BC: Xát hạt ướt

4. Viên nang cứng fenofibrat


Fenofibrat 100,00 mg
Natri lauryl sulfat 2,00 mg
PVP K-25 200,00 mg
Nước tinh khiết 1750,00 mg
Lactose monohydrat (100 – 400 µm) 114,28 mg
Đóng nang số 1

Phân tích công thức


- Fenofibrat: DC điều trị RL lipid máu
- Natri lauryl sulfat: TD trơn + tăng tính thấm DC vào viên
- PVP K-25: TD dính lỏng
§ Khả năng dính tốt, ít ảnh hướng đến thời gian rã của viên, dạt dễ sấy khô
§ Cải thiện tính thấm và độ tan của DC
- Nước: Hòa tan PVP K-25
- Lactose: TD độn: dễ tan trong nước, trung tính, vị dễ chịu ; dễ tạo hạt, dễ sấy khô
Quy trình BC: Xát hạt ướt

5. Viên nang cứng Doxycyclin Hyclat


Doxycyclin hyclat 122,00 mg
Avicel PH 102 26,00 mg
Tinh bột ngô 4,00 mg
Natri lauryl sulfat 0,60 mg
Aerosil 200 0,60 mg
Mg stearat 2,00 mg
Đóng nang số 3

AN DUONG 98
Phân tích công thức
- Doxycyclin hyclat: KS, kém tan trong nước, trơn chảy kém
- Avicel:
§ TD độn: dễ trơn chảy, viên dễ rã, dễ tạo hạt, dễ sấy khô, DC dễ dàng phân
bố đều vào khối hạt
§ TD dính khô
§ TD rã: theo cơ chế hút nước trương nở
- Tinh bột ngô: TD rã theo cơ chế vi mao quản
- Natri lauryl sulfat
§ TD trơn
§ Chất diện hoạt: hạn chế sơ nước của TD trơn Mg stearat và tăng tính thấm
nước vào lòng viên
- Aerosil: TD trơn: tăng khả năng trơn chảy, chống dính tốt
- Mg stearat: TD trơn: giảm ma sát, chống dính tốt
Quy trình BC: (giống Piroxicam)

6. Viên nang cứng Gemfibrozil


Gem fibrozil 100,00 mg
Lactose khan 248,80 mg
Tinh bột ngô 100,00 mg
Natri starch glycolat 25,00 mg
PVP 5,00 mg
Polysorbate 80 15,00 mg
Silic dioxyd keo khan 1,25 mg
Mg stearat 5,00 mg
Nước tinh khiết vđ
Đóng nang số 0

Phân tích công thức:


- Gemfibrozil: Dc hạ lipid máu
- Lactose khan: TD độn dễ tan trong nước, trung tính, vị dễ chịu ; dễ tạo hạt, dễ sấy
khô
- Tinh bột ngô: TD rã theo cơ chế vi mao quản
- Natri starch glycolat: TD siêu rã
- PVP: TD dính lỏng
§ Khả năng dính tốt, ít ảnh hướng đến thời gian rã của viên, dạt dễ sấy khô
§ Cải thiện tính thấm và độ tan của DC
- Silicol: TD trơn: tăng độ trơn chảy, chống dính tốt
- Mg stearat: TD trơn: giảm ma sát tốt, chống dính tốt
- Nước tinh khiết: hòa tan PVP
Quy trình bào chế: Xát hạt ướt

AN DUONG 99
7. Viên nang cứng Fexofenadin
Fexofenadin HCl 60,0 mg
Cellulose vi tinh thể 141,0 mg
Lactose 141,0 mg
Pregelatinized starch 40,0 mg
Natri croscarmellose 20,0 mg
Gelatin 14,7 mg
Nước tinh khiết
Đóng nang số 0

Phân tích công thức


- Fexofenadin HCl: DC kháng histaminm chống dị ứng
- Cellulose vi tinh thể:
§ TD độn: trơn chảy tốt, chịu nén tốt, làm viên dễ rã
§ TD rã theo cơ chế trương nở
- Lactose: TD độn dễ tan trong nước, trung tính, vị dễ chịu ; dễ tạo hạt, dễ sấy khô
- Pregelatinized starch + Natri croscarmellose: TD siêu rã
- Gelatin: TD dính lỏng
- Nước tinh khiết: ngâm trương nở gelatin
Quy trình BC: Xát hạt ướt

8. Viên nang cứng celocoxib


Celocoxib (bột siêu mịn) 20 mg
Lactose 204 mg
Natri croscarmelose 50 mg
Natri lauryl sulfat 12 mg
Mg stearat 6mg
Talc 15 mg
PVP K-30 13 mg
Isopropanol vđ
Đóng nang số 0

9. (K65) Nêu vai trò của các thành phần trong công thức nang mềm sau
Ibuprofen 200,0 mg
PEG 400 1000,0 mg
Gelatin, glycerin, Sorbitol, Nước tinh khiết vừa đủ

AN DUONG 100
10. (K66) Nêu vai trò các thành phần trong công thức viên nang mềm sau
Methylcobalamin 0,5 mg
Dầu đậu tương 400,0 mg
Sáp ong 20,0 mg
Lecithin 12,0 mg
Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Titan dioxyd, Sắt oxyd đỏ, Kali sorbat, Nước tinh khiết vừa
đủ

11. (K65) Trình bày thành phần cơ bản và phương pháp bào chế dịch vỏ nang mềm

12. (K66) Trình bày điểm giống nhau giữa vỏ nang cứng và vỏ nang mềm. Trình bày ảnh
hướng của vỏ nang đến SKD của thuốc nang

Vỏ nang cứng Vỏ nang mềm


Hình thức Chủ yếu hình con nhộng, có thân Nhiều hình dạng, màu sắc khác
và nắp, cứng, mỏng nhau, liền, dẻo, dày
Thành phần Không chứa chất làm dẻo Có chất làm dẻo
Nguyên liệu tạo vỏ chính : ngoài Nguyên liệu tạo vỏ chủ yếu là
gelatin có HPMC, tinh bột thủy gelatin
phân
Có thành phần khác tương tự
Bào chế Tạo thành vỏ tách rời với đóng Tạo vỏ cùng với đóng thuốc
thuốc

Ảnh hưởng của vỏ nang đến SKD :


- Bình thường, vỏ nang rã rất nhanh trong dịch vị nên ít kéo dài thời gian rã và hòa tan
- Vỏ nang trở nên khó rã khi gelatin bị biến tíng do ẩm, nhiệt, oxy, kim loại, pH không phù
hợp, tương tác giữa DC và TD khác (đặc biệt nhóm aldehyd) làm kéo dài thời gian rã và
hòa tan.
- Tỷ lệ thành phần khác trong vỏ nang, tỷ lệ nước trong vỏ nang cũng ảnh hưởng đến sự rã
của vỏ
- Nang HPMC, tinh bột thủy phân ít chịu ảnh hưởng của các yêu tố bên ngoài như nang
gelatin
- Vỏ nang có thể bao tan ở ruột để thay đổi sự giải phóng DC

AN DUONG 101
V. SINH KHẢ DỤNG NANG THUỐC

Thấm vào dịch tiêu hóa


Bột à rã à hòa tan DC à
hấp thu

Thuốc nang
thấm ướt à rã lần 1 à
Cốm
Vỏ

rã lần 2 à hấp thu


nan
g rã

nhũ hóa vào dịch tiêu


hóa à DC phân bố lại
thân dầu
vào dịch tiêu hóa à
ra

Phần trong nang hấp thu


dung dịch

khuếch tán vào dịch


thân nước
tiêu hóa à hấp thu

Nhũ hóa vào dịch tiêu


hóa à DC khuếch tán
Thân dầu
sang dịch tiêu hóa à
hòa tan à hấp thu
Hỗn dịch
DC khuếch tán sang
Thân nước dịch tiêu hóa à hòa tan
à hấp thu

SKD trước hết phụ thuộc vào việc rã của nang trong đường tiêu hóa, chỉ sau 1-5 phút,
vỏ nang đều rã trong dd, thường thủng từ 2 đầu. pH dịch vị càng thấp, vỏ nang rã càng
nhanh; nang bảo quản lâu thì bị lão hóa nên thời gian rã kéo dài hơn khi mới điều chế
1. Nang cứng
Phụ thuộc vào dạng thuốc đóng vào nang chủ yếu chứa bột hoặc hạt nên SKD phụ thuộc
vào KTTP dược chất à giảm kích thước tiểu phân sẽ làm tăng tốc độ hòa tan, nhưng nếu
bột quá mịn thì lại bị kết tụ lại dẫn đến khó thấm nước
Tá dược độn với khối lượng lớn ảnh hưởng đến khả năng thấm của khối bột trong mt
hòa tan:
- DC sơ nước + TD độn thân nước (lactose, TB biến tính) à cải thiện tính thấm
- DC dễ tan +TD độn ít tan (dicalci phosphat) à điều hòa sự hòa tan và hấp thu
DC
TD trơn sơ nước ảnh hưởng đến tính thấm của khối bột.
Đóng nang bằng piston làm khối bột bị lèn chặt à ảnh hưởng đến độ xốp khối bột à
đưa thêm vào công thức chất gây thấm. chất diện hoạt (0,1-0,5%)
Nếu đóng vào hạt là viên nén hay hạt thì SKD còn phụ thuộc vào TD rã, độn, dính khi
dùng xát hạt.
2. Nang mềm
Nếu nang chứa DC thân nước, hay phân tán trong DC thân nước (PEG) à DC dễ trộn
đều với dịch vị, dễ giải phóng và hòa tan.

AN DUONG 102
Nếu DC tan trong acid thì SKD cao; nếu không sẽ bị tủa lại dưới dạng hỗn dịch mịn
rồi mới được hấp thu.
DC là dầu: hòa tan/phân tán trong dầu dưới dạng nhũ tương à hấp thu một phần trong
ống tiêu hóa qua hệ bạch huyết, còn lại phải chuyển từ pha dầu sang pha nước của dịch tiêu
hóa à phụ thuộc độ nhớt của dầu, chất nhũ hóa, chất gây thấm trong dạng bào chế, men và
muối mật của dịch vị.

AN DUONG 103
ĐÁP ÁN MỘT SỐ ĐỀ
K68
Câu 1:
a) Các tá dược nhóm dẫn chất DMS: Trình bày ưu điểm so với DMS tự nhiên, phạm
vi ứng dụng, kể tên một tá dược điển hình cho mỗi nhóm.

Ưu điểm:
- Ổn định về mặt hóa học, khắc phục được nhược điểm dễ biến chất, ôi khét của DMS
tự nhiên (dẫn chất hydrogen hóa)
- Cải thiện khả năng hòa tan, phân tán, nhũ hóa (dẫn chất polyoxyethylen glycol, acid
oleic, IPM, acid béo tham gia hình thành chất nhũ hóa trong quá trình bào chế)
- Cải thiện thấm thuốc của da (acid oleic, IPM, dẫn chất polyoxyethylen glycol)
- Hạn chế kích ứng, làm mềm da (các alcol béo)
Phạm vi ứng dụng:
- Thành phần pha dầu, điều chỉnh thể chất và sản phẩm chăm sóc bảo vệ da)
- Làm tá dược bào chế thuốc mỡ có chứa hoạt chất kém tan, thấm kém, ổn định kém
Ví dụ: (kể ví dụ trong tương ứng với 6 hóm dẫn chất DMS)

b. Cho biết cấu trúc hóa lý của hệ và các bước tiến hành bào chế thuốc mỡ acyclovir
Acyclovir 5,0 g
Cetomacrogol 1000 1,6 g
Propylen glycol 37,4 g
Vaselin 9,6 g
Alcol cetostearylic 6,5 g
Dầu parafin 3,5 g
Nước tinh khiết vd 100,0 g

Cấu trúc hóa lý: Nhũ tương D/N (hòa tan cyclovir trong PG và Cetomacrogol 1000) vì
- Thành phần pha dầu
- Thành phần pha nước
- Chất nhũ hóa và vai trò
Các bước tiến hành:
- Chuẩn bị trước khi BC gồm: tính toán lượng TD sử dụng và chuẩn bị dụng cụ
pha chế thích hợp
- Chuẩn bị pha dầu:
§ Đun nóng chảy hỗn hợp tá dược: vaselin, alcol stearylic, dầu paraffin
§ Duy trì nhiệt độ pha dầu ở 60 – 65oC
- Chuẩn bị pha nước:
§ Hòa tan nóng cetomacrogol 1000 và acyclovir trong propylene glycol và
nước tinh khiết.
§ Duy trì nhiệt độ pha dầu ở 65 -70oC

AN DUONG 104
- Phối hợp 2 pha
§ Phối hợp pha dầu vào pha nước trong cối sứ nóng
§ Dùng chày đánh nhanh, mạnh một chiều trong khoảng 2 phút
- Hạ nhiệt độ thuốc mỡ xuống khoảng 40oC, đóng tuýp, dán nhãn đúng quy chế

Câu 2:
a. Tá dược triglyceride bán tổng hợp: trình bày thành phần cấu tạo, đặc điểm, cho ví
dụ điển hình và nêu cách sử dụng làm tá dược thuốc đặt

Thành phần cấu tạo:


- Ester của glycerin và các acid béo no hoặc không no, thường có mạch 8 – 18C
- Là hỗn hợp tri, di và mono glycerid
Đặc điểm :
- Thân dầu, dịu da và niêm mạc, hạn chế kích ứng, chảy lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ
- TD có chỉ số hydroxyl thấp ít có nguy cơ tương tác hóa học nhưng thường đàn hồi kém
hơn, dễ rạn nứt khi làm lạnh nhanh, có liên quan đến tính thân nước, khả năng giải phóng
và hấp thu thuốc.
- Thay đổi tỷ lệ thành phần có thể tạo ra các nhóm tá dược có đặc tính hóa lý khác nhau :
nhiệt độ nóng chảy, độ nhớt, khoảng nhiệt độ nóng cháy – đông đặc
- Độ nhớt của TD khi chảy lỏng ảnh hưởng đến khá năng phân tán đều DC rắn, khả năng
giải phóng và hấp thu ở trực tràng
Cách sử dụng làm tá dược thuốc đặt
- Có thể phối hợp với DC theo các kỹ thuật hòa tan, trộn đều đơn giản hay trộn
đều nhũ hóa tùy theo đặc tính của DC và TD
- Cần chọn phù hợp với đặc tính của DC, vùng khí hậu để đảm bảo giải phóng DC
theo yêu cầu và bảo quản thuận lợi
- TD có nhiệt độ nóng chảy cao thường kết hợp với DC tan trong dầu hoặc ở vùng
khí hậu nóng … và ngược lại
- DC có tỷ trọng lớn, thời gian phân tán kéo dài cần chọn TD có khoảng nhiệt độ
nóng chảy – đông đặc rộng, khi chảy lỏng có độ nhớt cao

b. Trình bày kỹ thuật bào chế và cho biết cơ chế giải phóng dược chất trong cơ thể
của thuốc đặt trực tràng có thành phần sau:
Natri diclofenac 12,5 mg
Span 60 2,0 mg
Aerosil 1,2 mg
Suppocire vd 1000,0 mg
Kỹ thuật bào chế thuốc đặt diclofenac:
- Chuẩn bị: khuôn rửa sạch, sấy khô, sát khuẩn, bôi trơn bằng dung dịch xà phòng
trong cồn, tính dư 10% lượng DC và TD
- Nghiền mịn natri diclofenac, trộn bột kép với Aerosil
- Đun chảy hỗn hợp cách thủy: span và suppocire

AN DUONG 105
- Làm hỗn dịch đặc với khoảng đồng lượng TD đã đun chảy sau đó phân tán đều
với phần lớn TD còn lại
- Mô tả cách tiến hành đổ khuôn
- Làm lạnh và hoàn thiện, đóng gói
Cơ chế giải phóng DC trong cơ thể:
- Hút niêm dịch
- Chảy lỏng dưới tác dụng của thân nhiệt

Câu 3:
a. Trình bày :
- Vai trò của TD dính trong viên nén
- Cách phối hợp TD dính trong quy trình BC
- Nêu đặc điểm, ứng dụng của hồ tinh bột, PVP làm TD dính cho viên nén

Vai trò của TD dính trong viên


- Liên kết tiểu phân đảm bảo độ bền cơ học cho viên
- Ngoài ra, TD dính còn ảnh hướng đến đặc tính cơ lý và khả năng giải phóng DC
từ viên
Cách phối hợp TD dính trong quy trình bào chế
- Dập thẳng: trộn TD dính thể rắn với DC, TD độn, TD rã rồi trộn với TD trơn và
dập viên
- Tạo hạt khô: trộn TD dính thể rắn cùng với DC, TD độn, rã trong rồi đem tạo
hạt khô, rồi đem trộn với TD rã ngoài và TD trơn, sau đó đem đi đóng viên
- Tạo hạt ướt:
§ Cách 1: TD dính thể lỏng được nhào ẩm, phun lên hỗn hợp bột gồm DC, TD
độn, TD rã trong để tạo hạt, rồi đem trộn với TD rã ngoài và TD trơn, sau đó
đem đi đóng viên
§ Cách 2: Trộn bột TD dính với DC, TD độn, TD rã trong, thêm dung môi để
tạo hạt, rồi đem trộn với TD rã ngoài và TD trơn, sau đó đem đi đóng viên
(Giống nhau:
- Giai đoạn phối hợp: sau khi trộn DC, TD độn, rã trong
- Dùng dạng bột
Khác nhau:
- Tạo hạt ướt: Cần thêm dung môi hoặc TD dính lỏng
- Dập thẳng: không có bước tạo hạt sau khi phối hợp với TD dính
- Khả năng dính khi sử dụng ở dạng lỏng cao hơn nhiều so với khi sử dụng ở dạng
rắn → lượng sử dụng ít hơn (Ví dụ: dung dịch PVP và bột PVP))

AN DUONG 106
Đặc điểm, ứng dụng của
Hồ tinh bột:
- Bản chất hóa học, dung môi sử dụng, nồng độ sử dụng
- Ảnh hướng tới thời gian rã, dùng trong phương pháp dập viên nào, đặc tính khác

PVP:
- Bản chất hóa học, dung môi sử dụng, nồng độ sử dụng
- Ảnh hướng tới thời gian rã, dùng trong phương pháp dập viên nào, đặc tính khác

b. Cho viên nén có công thức:


Prednisolon (bột siêu mịn) 10,0 mg
Cellulose vi tinh thể (Avicel PH102) 49,5 mg
Natri croscarmellose (Ac-Di-Sol) 5,0 mg
Natri tinh bột glycolat (Primojel) 7,5 mg
Lactose phun sấy 105,5 mg
Tinh bột ngô 25,0 mg
Magnesi stearat 1,5 mg
Silic dioxyd dạng keo khan (Aerosil 200) 1,0 mg
Cho biết prednisolon rất ít tan trong nước
Trong công thức viên trên, những biện pháp nào đã được áp dụng để khắc phục
nhược điểm rất khó tan trong nước của prednisolon nhằm nâng cao SKD ?

- Dùng bột siêu mịn của DC : giảm KTTP → tăng tổng diện tích bề mặt tiếp xúc
→ tăng tốc độ hòa tan
- TD rã siêu mạnh, kết hợp với cơ chế rã khác nhau : natri croscarmelose (siêu rã),
natri tinh bột glycolat (siêu rã), cellulose vi tinh thể, tinh bột ngô
- TD độn : lactose dễ tan trong nước → tạo kênh khuếch tán
- TD trơn (Mg stearat, Aerosil) sơ nước, kéo dài thời gian rã, giảm độ hòa tan →
dùng tối thiểu

AN DUONG 107
K67
Câu 1 :
a. Trình bày KTBC thuốc đặt có cấu trúc hóa lý kiểu hỗn dịch với TD triglycerid bán
tổng hợp bằng phương pháp đổ khuôn

Sơ đồ : chuẩn bị khuôn, DC và TD → Phân tán DC vào TD → Đổ khuôn → làm lạnh →


hoàn thiện, đóng gói, dán nhãn
Mô tả :
- Chuẩn bị :
§ Khuôn rửa sạch, sấy khô, tiệt khuẩn và làm trơn bằng dung dịch xà phòng
trong cồn
§ DC, TD tính HSTT và lấy dư 10%
§ Đun chảy cách thủy TD
§ Nghiền mịn DC, trộn bột kép (nếu có trên 2 chất rắn không tan)
- Phối hợp DC và TD :
§ Làm hỗn dịch đặc (nghiền ướt, làm bột nhão)
§ Phối hợp phần TD còn lại, khuấy đều
- Đổ khuôn :
§ Gần đến nhiệt độ đông đặc, đổ đầy tràn khuôn
§ Phân tán đều DC trước khi đổ khuôn đảm bảo đồng đều phân liều
- Làm lạnh : ở nhiệt độ 5 – 10oC cho đến khi viên thuốc đóng rắn
- Hoàn thiện : cắt phần thuốc thừa, đóng gói, dán nhãn

b. Phân tích vai trò các thành phần


- Natri diclofenac : DC thuốc nhóm NSAIDs, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm
cho trẻ em, dạng rắn, không tan trong TD
- Span 60 : chất gây thấm
- Aerosil : giảm hút ẩm, chống kết tụ DC/ổn định vật lý, chống dính khuôn
- Suppocire : TD thân dầu nhóm triglycerid bán tổng hợp, dịu với niêm mạc nên hạn chế
khả năng gây kích ứng tại chỗ của DC, chảy lỏng dưới TD thân nhiệt để giải phóng DC

Kỹ thuật BC :
- Chuẩn bị : khuôn rửa sạch, sấy khô, sát khuẩn, bôi trơn, tính dư DC và TD 10%
- Nghiền mịn natri diclofenac, trộn bột kép với Aerosil, đun chảy cách thủy hỗn
hợp span 60 và suppocire
- Làm hỗn dịch đặc với khoảng đồng lượng TD đã đun chảy, sau đó phân tán đều
với phần TD còn lại
- Mô tả cách tiến hành đổ khuôn, hoàn thiện và đóng gói

Câu 2 :
a. Mục đích bào chế thuốc bột pha hỗn dịch và tá dược
Mục đích bào chế thuốc bột hỗn dịch : kết hợp ưu điểm của hỗn dịch và thuốc bột

AN DUONG 108
- Độ ổn định cao (DC không bền khi bào chế dưới dạng hỗn dịch lỏng, nước là
môi trường thủy phân, oxi hóa, VSV phát triển)
- Tiện dụng, dễ vận chuyển, bảo quản
- Phân liều chính xác (với thuốc bột phân liều)
- Dễ sản xuất trên quy mô lớn
- Dễ sử dụng (dễ uống do có TD điều hương, vị che giấu mùi vị của DC)
Tá dược trong bột pha hỗn dịch
- TD của hỗn dịch : gây thấm, gây phân tán, ổn định (tăng độ nhớt, chống kết tụ)
- TD của thuốc bột : trơn, độn
- TD màu, điều hương, điều vị, bảo quản
- Ví dụ :

b. Phương pháp bào chế thuốc bột acetylcystein


- Nghiền, rây DC và TD
- Trộn đều acetylcystein và saccarose đồng lượng (thủ công) hoặc trên các thiết bị thích
hợp (công nghiệp)
- Thêm natri saccarin, silic dioxyd dạng keo khan, tá dược mùi cam rồi trộn đều
- Đóng gói, dán nhãn, hoàn chỉnh sp

Câu 3 :
a. Tá dược trơn :
Vai trò :
- Chống dính chày cối
- Giảm ma sát giữa viên và thành cối
- Tăng sự chảy
- Làm viên bóng, đẹp
Phân loại :
- Không tan trong nước
- Tan trong nước

b. Phân tích vai trò của TD trơn trong công thức


Nhận biết TD trơn : PEG 6000, Aerosil 200, Talc, Mg stearat
Giải thích lý do phối hợp TD trơn:
- Talc: chống dính tốt
- Aerosil: tăng sự chảy tốt
- Mg stearate và PEG 6000: giảm ma sát tốt → sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả
(PEG 6000 còn đóng vai trò như 1 TD dính rắn và giảm tính sơ nước của TD
trơn khác)

K66

AN DUONG 109
Câu 1:
a. Trình bày kỹ thuật bào chế thuốc mỡ bằng phương pháp nhũ hóa với TD nhũ tương
có sẵn. Điều kiện áp dụng, các giai đoạn chính
Điều kiện áp dụng:
- DC ở thể lỏng phân cực hoặc bán phân cực trong TD: thủy ngân kim loại, hắc ín thảo
mộc, dầu cade, dung dịch đồng, kẽm sulfat
- DC mềm hoặc rắn dễ tan trong dm trơ phân cực: cao thuốc, kháng sinh dạng muối, muối
alkaloid
- DC rắn chỉ phát huy tác dụng dược lý tốt nhất khi dùng dưới dạng nước nhu iod, bạc keo:
argiron, protacgon ..
- TD thuộc nhóm TD khan
- Thuốc mỡ thu được có cấu trúc N/D
Các giai đoạn chính
- Chuẩn bị dung dịch
§ DC lỏng: cân đong trong dụng cụ thích hợp
§ DC rắn: hòa tan trong lượng nhỏ nước
§ Cao mềm, cao khô DL: hòa tan trong 1 phần glycerin hoặc hỗn hợp glycerin
+ ethanol + nước
- Chuẩn bị TD: phối hợp, đun chảy, lọc, tiệt khuẩn (nếu cần), để nguội
- Phối hợp DC vào TD
§ Cho TD vào cuối
§ Cho từ từ DC ở dạng lỏng vào, dùng chày trộn đều tới khi thu được TM kiểu
nhũ tương ổn định bền vững

b. Xác định cấu trúc hóa lý và các bước bào chế thuốc mỡ tra mắt có thành phần sau:
Cloramphenicol 1,00 g
Hydrocortisol acetat bột siêu mịn 0,75 g
Tá dược khan 100,00 g
(vaselin, lanolin khan, alcol cetylic, parafin)

Cấu trúc hóa lý của thuốc mỡ: hỗn dịch


Kỹ thuật BC:
- Chuẩn bị DC: Nghiền mịn Cloramphenicol, rây qua rây 125, sau đó trộn bột kép
với hydrocortisol acetat bột siêu mịn trong điều kiện vô khuẩn
- Đun nóng chảy các TD và duy trì nhiệt độ 160oC trong 1 giờ để tiệt khuẩn. Lọc
nóng TD và để nguội trở lại trong điều kiện vô khuẩn
- Trong cối sứ đã tiệt khuẩn, phối hợp đồng lượng DC và TD đã xử lý, nghiền trộn
để thu được thuốc mỡ đặc đồng nhất
- Phối hợp: TM đặc với phần TD còn lại theo nguyên tắc đồng lượng trong điều
kiện vô khuẩn, ngừng trộn khi thu được thuốc mỡ đồng nhất
- Đựng thuốc vào tuýp nhôm đã xử lý vô khuẩn, gập đáy, dán nhãn đúng quy chế.
Câu 2:

AN DUONG 110
a. So sánh các TD được sử dụng trong công thức thuốc đóng vào nang mềm có cấu
trúc dung dịch và hỗn dịch
Giống nháu:
- Dung môi (dung dịch) và môi trường phân tán (hỗn dịch) gần tương tự nhau: thân nước:
các PEG, thân dầu: dầu thực vật, triglyceride
- Không tương kỵ với vỏ nang
Khác nhau:
- Dung dịch:
+ Có thêm các chất làm tăng độ tan hay giảm sự tái kết tinh DC
+ Dung môi thường ở trạng thái lỏng và có độ nhớt không cao lắm (dầu thực vật,
triglyceride mạch trung bình, PEG lỏng …)
- Hỗn dịch:
+ Có thêm tá dược điều chỉnh thể chất (sáp ong …), chất diện hoạt để ổn định hỗn dịch và
cải thiện sinh khả dụng
+ Môi trường phân tán có thể ở trạng thái lỏng, mềm, độ nhớt cao (có thể dùng thêm dầu
hydrogen hóa, glycerid có mạch dài, PEG mềm …)

b. Cho công thức viên nang cứng sau:


Celocoxib (bột siêu mịn) 200 mg
Lactose 204 mg
Natri crosscarmelose 50 mg
Natri lauryl sulfat 12 mg
Magnesi stearate 6 mg
Talc 15 mg
PVP K-30 15 mg
Isopropanal vd
Đóng nang số 0
Cho biết Celocoxib thực tế không tan trong nước
Trong công thức trên, những biện pháp nào đã được áp dụng để khắc phục nhược
điểm rất khó tan trong nước của celocoxib nhằm nâng cao SKD

- DC dùng bột siêu mịn


- Dùng TD rã nhanh (natri crosscarmelose)
- Dùng TD độn dễ tan trong nước (lactose) → tạo kênh khuếch tán
- Dùng TD dính rất thân nước (PVP –K30 trong propanal) → cải thiện tính tấm
nước của bề mặt hạt, tiểu phân DC và TD trong viên → cải thiện độ hòa tan
- TD trơn: dùng lượng tối thiểu. Talc, Mg stearate (so nước) + natri lauryl sulfat
→ tăng khả năng thấm vào trong lòng viên và hạt, tăng tính thấm, độ tan và tốc
độ hòa tan DC
Câu 3:
a. Nêu mục đích của việc tạo hạt trong quy trình bào chế viên nén.

AN DUONG 111
o Tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên à ↑ độ
đồng đều khối lượng, hàm lượng
o Cải thiện độ trơn chảy của bột dập viên à ↑ độ đồng đều khối lượng,
hàm lượng
o ↑ khả năng liên kết của bột à ↑ độ bền chắc, ↓ độ bở và mài mòn
o ↓ hiện tượng dính chày cối khi dập viên
o ↑ tỷ trọng khối bột, đảm bảo khối lượng viên với những viên có khối
lượng lớn
o ↓ bụi, làm đẹp viên

b. Viên nén paracetamol 325 mg được bào chế bằng phương pháp dập viên qua tạo
hạt ướt. Khi thử độ hòa tan theo phương pháp dược điển VN IV, kết quả thu được
sau 45 phút, chỉ có 60% lượng paracetamol được hòa tan (không đạt yêu cầu). Hãy
nêu các nguyên nhân có thể làm cho viên paracetamol không đạt yêu cầu về chỉ tiêu
độ hòa tan và cách khắn phục.

Công thức:
- DC: dạng thù hình (dạng kết tinh có tốc độ hòa tan chậm hơn dạng vô định hình)
→ dùng DC ở dạng vô định hình
- TD độn: dòng quá nhiều bột mịn vô cơ, không tan trong nước → Chọn TD đọn
tan trong nước hoặc TD độn không tan nhưng có khả năng trương nở trong nước
- TD dính: dùng loại kéo dài thời gian ra của viên hoặc dùng quá nhiều TD dính
→ chọn TD dính ít làm kéo dài thời gian rã của viên (PVP …), lượng vừa đủ
- TD rã: dùng loại TD rã chưa đủ mạnh, ít TD rã, chưa phối hợp rã trong và rã
ngoài → Sử dụng TD rã nhanh (siêu rã) đủ lượng, phối hợp TD rã trong và rã
ngoài
- TD trơn: dùng quá nhiều TD trơn sơ nước (Talc, Mg stearate) làm kéo dài thời
gian rã, giảm độ hòa tan → dùng lượng tối thiểu, phối hợp thêm chất diện hoạt
Kỹ thuật BC:
- Nghiền DC chưa đủ mịn → nghiền mịn hơn (tăng diện tích bề mặt …)
- Trộn chưa đồng nhất → đảm bảo tốc độ và thời gian với phương pháp và thiết
bị cụ thể
- Tạo hạt: hình dạng, kích thước, độ xốp chưa phù hợp → xác định mức độ phù
hợp
- Dập viên: lực dập viên cao quá làm mất hết hệ thống vi mao quản, lực dập viên
thấp quá thì vi mao quản chưa đầy khí và chưa đủ phân lực để viên rã → xác
định lực dập viên phù hợp

AN DUONG 112
AN DUONG 113
Viên nén

TD độn TD dính TD rã TD trơn TD bao


Nhóm tá dược độn tan Hồ tinh bột (dễ nhiễm khuẩn cần Tinh bột (vi mao quản) Aerosil (hay silic Hydroxypropylmethyl
trong nước: thường là các thêm bảo quản) dioxid) - sơ nước cellulose (HPMC)
đường polysaccharide như Ít ảnh hưởng độ rã
lactose, saccharose, Dung dịch polyvinyl pyrolidon Tinh bột biến tính (trương Talc
glucose, mannitol, Di-pac, (PVP) - Khô + Lỏng nở)
Nutab Ít ảnh hưởng độ rã, cải thiện tính
thấm nước và độ tan DC
Nhóm tá dược độn không Dịch thể gelatin Cellulose và dẫn chất Acid stearic và muối Ethyl cellulose (EC) tan
tan trong nước: Kéo dài thời gian dã cellulose như MC, Na CMC, stearate (hay dùng được trong các dung môi
+ cellulose vi tinh thể Dịch gelatin cồn hạn chế thủy HPMC,… (trương nở) magnesi stearate) hữu cơ
(Avicel, Paronen, phân
Emcocell,..) Gôm Arabic trương nở trong Avicel (trương nở) CAP và HPMCP dùng bao
+ cellulose ether (CMC, MC, nước tạo dịch thể có khả năng Acid alginic (trương nở) tan trong ruột do khả năng
HPMC,…) dính mạnh - Khô + Lỏng kháng dịch vị và dễ tan
+ tinh bột Kéo dài thời gian dã trong ruột
+ tinh bột biến tính: Starch Dẫn chất cellulose: Nhóm siêu rã: theo TT Tinh bột với tỉ lệ 5- Nhựa methacrylate (tên
1500, Lycatab, HPC - Khô + Lỏng +Ac-Di-Sol, Croscarmelose 10% thương mại Eudragit)
+ Muối calci: calci Methyl cellulose- giống hồ tinh + Crospovidon (kollidon) là
phosphat, muối calci sulfat, bột PVP liên kết chéo(vi mao
calci carbonat, calci glycerol Natri CMC- kéo dài tg rã, tương kị quản)
phosphat (dùng cho dập muối calci, nhôm, magie + Natri starch glycolat
thẳng) Ethyl cellulose- Kéo dài thời gian (trương nở);

Siro: thường dùng siro đường, Kali polarcrilin Nhựa Shellac
siro glucose, các dung dịch
đường,
PEG 4000 trở lên
Chất bảo quản: natri benzoate, nipasol, nipagin
Tá dược bao

Bao film
Các loại polyme
Bao đường
Kéo dài giải Hóa dẻo Thành phần khác
Bao bảo vệ Bao tan ở ruột
phóng
Bao Shellac, CAP, PVAP, zein, Dẫn chất CAP EC Glycerin, propylen glycol Chất chống dính, tăng dầy
cách poly acrylic celulose: PVAP màng: titan dioxyd, talc,
ly HPMC, HPC, Shellac mg stearat
HEC
Bao Siro đơn, siro gôm, dung Polyme Polyme acrylic: Polyme Các polypl: Propylen Hoạt động bề mặt: Tween,
nền dịch gelatin, dung dịch arcrylic: Eudragit L acrylic: Glycol, propylenethyl natri lauryl sulfat,…
PVP Eudragit E Eudragit RL, glycol
RS
Bao Silic dioxy keo Alcol CAT Este hữu cơ: E.phthalat
nhẵn polyvinylic PAV HPMCP (diethyl, dibutyl), dibutyl
Zein sebacat, este citrat.
triacetin
Đánh Parafin, sáp ong, sáp Dầu/ glycerid: Dầu thầu
bóng Carnauba dầu, acetylat
monoglycerid, dầu dừa
PEG 400 - 1000
Thuốc mềm
Tá dược

Tá dược thân dầu Tá dược thân nước Tá dược khác


Dầu, mỡ, sáp: dầu thực vật, sáp ong(5-20%), lanolin(5- Polyethylen glycol: PEG Chất diện hoạt
10%) (1000-lỏng, 1500-sáp,2000-rắn) Thay đổi độ nhớt + độ hòa tan + giảm sức
Cải thiện độ tan+tốc độ căng bề mặt
Háo âm làm da khô phối hợp 10% lanolin
hoặc 5% alcol cetylic
Dẫn chất dầu, mỡ, sáp: Dẫn chất celulose(khả năng trương nở): Dung môi: nước tinh khiết, đệm citrat(1-
+D/c hidrogen hóa; Na CMC, MC, HPMC, HPC, HEC 2%), đêm phosphat(0.8-2%)
+D/c polyethylen glycol; Bền vững, đễ tiệt khuẩn, điều chỉnh pH + propylen glycol, glycerin
+Acid béo(Acid stearic, acid oleic - Pha dầu nhũ tương, à tra mắt + Alkyl methyl sulfoxyd: DMSO, DMA, DMF
tăng thấm qua da nhất là phối hợp với PG); Tạo phức với paraben Chúng háo nước -> trương nở thượng bì à
+Este acid béo(glycerin monostearat- tween 80, laurat,..) thấm
-Este với alcol isopropylic: isopropyl myristat,
palmitat D/c polysacarid tự nhiên: Tăng thấm/hấp thu: T.21
- Este với glycerol Carageena(rong đỏ); Acid aliginic/natri
+Este vs PG: Cremophor EL - Dễ tan trong nước alginat
+Alcol béo cao: alcol cetylic, alcol stearylic, cetostearylic Tạo gel 0.3%-1%
Hydrocarbon: vaselin (khó phối hợp với pha nước >5%), Poly(acid acrylic): Carbomer, Carbopol Chất sát khuẩn: paraben, propyl paraben
dầu parafin(0.1%-95%), parafin rắn(1-5%), sáp vi tinh thể 0.5%-2%
Silicon(polysiloxan): dimethicon(30% phối hợp vaselin) Magnesi nhôm silicat Chất chống oxy hóa
Ổn định hóa lý+vi sinh -- Ko thấm qua da Điều chỉnh độ nhớt gel thân nước 2-10% Điều hương điều vị
Bào chế thuốc mỡ

Hỗn hợp tá dược thân dầu


Vaselin, dầu para, sáp vi tinh thể + Hỗn hợp tá dược nhũ hóa:
Thấm kém, giải phóng chẩm, cản trở hoạt Chất nhũ hóa thân dầu(N/D): lanolin + vaselin; vaselin + cholesterol
động sinh lý, kỵ nước, không hút chất lỏng Bền vững, giữ nước, phối hợp được nhiều dược chất kỵ nước, giải phóng nhanh, thấm sâu
phân cực Trơn nhờn, cản trở hoạt động sinh lý
Chất nhũ hóa thân nước(D/N): Parafin lỏng + Vaselin trắng + Sáp nhũ hóa (anion: alcol cetostearylic
+ Na layrul sulfat, không ion hóa: alcol ceto + cetomacrogol, cation: alcol ceto + Cetrimid)
Giữ nước, hút nước từ vết thương, không cản trở sinh lý, dễ rửa, thể chất đẹp
Bào chế gel

Hỗn hợp bào chế gel thân nước Hỗn hợp và chế gel thân dầu
Hòa tan và trộn đều với phân cực, giải phóng nhanh, thể chất ổn định, không cản trở Organnogel hay oleogel
hoạt động, k nhờn Thể chất mềm, không kết tinh; biến dạng nhớt- đàn
Kèm bền, dễ nấm và nhiễm khuẩn; dạng thuốc dễ khô cứng à đưa thêm glycerin, hồi thuận nghịch với nhiệt độ
sorbitol, PG 5-10% Tạo lớp màng phim mỏng đều trên da, cải thiện
thấm qua lớp sừng
Poly thân nước: - Loại 1: kém bền(CMC, Na CMC, cellu, Na alginat độ nhớt thay đổi theo Sterol, sorbitan monosterart, sorbian mono palmitat
pH 4-10) giả dẻo và dẫn chất cholesteryl anthraquinon
-Loại 2: bền hơn(liên kết chéo) Dung môi: không phân cực
Hấp thụ 100 lần nước, độ bền gel caoà phủ vết thương hở, kính áp tròng + Tween 20,80
Chất rắn vô cơ tan trong nước: nhôm hydroxyd lực VDV, kaolin, bentonit, nhôm silicat
Hỗn hợp tá dược bào chế kem

Dầu lạc thô, triethanolamin, acid stearic.


Giải phóng nhanh, bám mỏng trên da, không cản trở sinh lý, mịn, hình thức đẹp, thấm sâu
Độ bền nhiệt kém, dễ tách lớp, dễ nhiễm khuẩn
Cấu trúc nhũ tương N/D Cấu trúc nhũn tương D/N
Nội - nước; Ngoài - dầu Nội - dầu; Ngoài - nước
CNH: Lanolin, Span(este sorbitan), monoglycerid CNH: Xà phòng kiềm I, xà phòng amin(mono,di,triethanolamin), alcol
béo sulfat, Tween(polysorbat), ether
Tá dược cho thuốc dán

Lớp đế Có tính giữ nước: polyethylen,polyesteà cải thiện giải phóng dược chất
Loại lớn chọn polyvinyl clorid clorid có khả năng thoát hơi nước, kéo dãn
Lớp dược chất Hệ cốt: Dược chất được hòa tan dưới dạng tiểu phân trong cốt polyme - khuếch tán qua cốt và màng dính
Khoang chứa: Dược chất được hòa tan trong chất lỏng có độ nhớt cao (silicon, PEG lỏng) hoặc bột nhão, gel
Lớp nền dính Polyme nhảy cảm với áp suất: polyacrylat, polyisobutylen hoặc polysiloxan
Lớp bảo vệ Màng mỏng polyethylen
Lớp kiểm soát giải phóng Thuốc dán thấm có thêm màng kiểm soát giải phóng, được bào chế từ copolyme(ethylen-vinul acetat) kết hợp
với chất hóa dẻo
Kỹ thuật bào chế thuốc mềm

Chuẩn bị hỗn hợp tá dược Phối hợp


Tá dược thuốc mỡ: hỗn hợp tá dược tan trong dầu; nhũ Phương pháp hòa tan
hóa; tan trong nước(PEG) Phương pháp phân tán
Tá dược gel: gel thân nước và thân dầu Phương pháp trộn đều nhũ hóa
Tá dược kem: 2 pha dầu nước; đun đến 60-70 độ
Thuốc đặt

Tá dược thân dầu Tá dược thân nước Tá dược nhũ hóa


Bơ cacao: hỗn hợp este acid béo chưa no Tá dược gelatin glycerin: hh gel+gly+nước tỷ Gây tác dụng tại chỗ: N/D
Nhiệt độ nóng chảy thấp, khả năng nhũ hóa kém, có hiện lệ thích hợp Gây tác dụng toàn thân: D/N
tượng đa hình Có khả năng hút ẩm, dễ nhiểm khuẩn, cần Giải phóng DC nhanh
bảo quản tốt
Không đun gel quá 60 độ
Đặc điểm lựa chọn tá dược: Polyethylen glycol (Macrogol, PEG, Lutrol E) Monolen(PG monosterat)
Nóng chảy: Cao-DC tan trong dầu; Thấp-DC tan trong nước PEG: Tn/c cao hơn thân nhiệtà dùng ở nhiệt Thích hợp với nhiều DC; k có td
Phản ứng hóa học: chỉ số hydroxyl, ảnh hưởng đến tính đới; bào chế vs DC ít tan trong nước; có dược lý; bền; đễ đổ khuân; dễ dùng
thân nước à ảnh hưởng giải phóng, hấp thu; chỉ số knang bảo quản và phối hợp
peroxid-ôi khét Cứng gây đau; háo ẩm à kth nhu động; hút Tween 61(CNH kiểu nhũ tương
Tính chất lưu biến: Độ nhớt ảnh hưởng đến phân tán+giải ẩm mạnh; DC có thể kết tinh lại D/N)
phóng DC
Triglycerid bán tổng hợp
Witepsol H: Tn/c thấp, k/c nhỏ à +DC làm tăng Tn/c
Witepsol W: k/c lớn, nhớt cao à +DC khó phân tán
Witepsol S: Nhớt caoà +DC có tỷ trọng lớn
Witepsol E: Tn/c caoà +DC làm hạ Tn/c
Suppocire; Massupol
Dầu thực vật hydrogen hóa: nhiệt nóng chảy cao, ổn định,
bền vững
Một số loại khác

Cải thiện độ tan, tăng giải Giảm hút ẩm Cải thiện độ nhớt Chỉnh điểm chảy Cải thiện độ bền cơ học
phóng, hấp thu
Chất diện hoạt(thường là Silicon dioxyd Giảm tình trạng sa lắng; Tăng: sáp ong, sáp cetyl este, acid Tăng độ dẻo dai
không ion hóa) (Aeroxil) tuy nhiên ảnh hưởng đến stearat Các polysorbat, dầu thầu dầu,
Tn/c Giảm:Glycerin monostearat, alcol monoslycerid, glycerin, PG
myristic, polysorbat 80
Kỹ thuật bào chế

Phương pháp đổ khuân Phương pháp dập viên


Bôi trơn: tá dược béo-dd xà phòng trong cồn; tá dược thân nước-dầu Tránh rạn nứt; chí phí sản xuất ít, sử dụng lại dây chuyền; tránh tình
parafin; Quy mô CN: ép chất dẻo hoặc giấy thiếc trang polypropylen trạng sa lắng tiểu phân; đảm bảo đồng đều khối lượng; tốc độ sản suất
Chuẩn bị nguyên liệu: tính dư 10% lớn; tránh ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ
Lưu ý: Thuốc đặt phải nhanh chóng chuyển sang thể lỏng 30p vs tá dược béo và 60p với tá dược thân nước
Viên Nang

Nang mềm Nang cứng


Dễ nuốt, gp DC nhanh, đẹp, Phù hợp DC lỏng + bán rắn, có thể kiểm Che giấu mùi vị tốt, dễ sử dụng, bảo vệ; phối hợp nhiều DC nhưng tránh
soát GP, bảo vệ DC tương kị
Khó mang DC tan trong nước, Vỏ dễ hút ẩm, Dc hút ẩm làm khô vỏ, Dc Khó nuốt, vỏ gelatin từ động vật k phù hợp người ăn chay, SX chậm,
dễ bay hơi làm mềm vỏ; Chí phí cao hơn Tương kị với DC nhóm aldehyd, ceton à khó rã; vỏ nang hút ẩm
Dung dịch vỏ nang: Gelatin, chất hóa dẻo, nước, chất bq, màu, mùi,.. Vỏ nang cứng: Làm từ hỗn hợp Gelatin A-B
+Gelatin (35-45%): Loại A (thủy phân với acid) Loại B (với kiềm) Vỏ nang cứng đặc biệt:
Tan trong dịch sinh học, không tan trong dmhc, tan/glycerin,kiềm, acid Nang HPMC: tránh tương kị DC; đỡ hút ẩm hơn; hàm lượng nước ít; dễ
loãng bảo quản hơn; kiểm soát giải phóng
+Chất hóa dẻo (15-40%): Vỏ nang dầy hơn; Chênh lệch khối lượng vỏ nang lớn; cần hàn lại sau
-Glycerin với ruột nang thân dầu đóng thuốc
-Sorbitol với ruột nang chứa PEG polysorbat, lecithin
Note: Nước trong CT chiếm 30-40%; Hàm ẩm vỏ nang 5-8%
Thành phần thuốc đóng nang mềm: Thân dầu Thành phần đóng nang cứng: Bột/ cốm
Dung dịch: Dược chất: tan ítàdùng bột siêu mịnà khó trơn chảyàtạo hạt
Dầu: Dầu đậu tương, Miglyol 812 Thêm chất diện hoạt; chọn dạng thù hình
PEG: 400-600;Dimethyl isosorbid, chất diện hoạt, diethylen glycol TD độn: DC ít tan dùng TD tan trong nước
monoethyl ether TD dính: khi đóng nang tạo hạt
- Các chất khác: Nước, ethanol: 5-10% tăng độ tan TD trơn: Thường sơ nướcà dùng tối thiểu; thêm diện hoạt, dùng thân
Glycerin: 1-4% giảm sự mất glycerin vào ruột nước
PVP <10%: tăng độ tan, giảm tái kết tinh DC TD rã: dùng tá dược siêu dã
Hỗn dịch:
Có thể chứa tới 30% chất rắn, đun đến 35 độ giảm nhớt, tiểu phân rắn
nhỏ hơn 80 mesh
-Hỗn hợp dầu: Dầu đậu tương+sáp ong; Gelified oil
-PEG 800-1000: hỗn hợp mềm --- 1000-10000: hỗn hợp rắn(đun 35 độ)
-Glycerin có mạch dài + chất diện hoạt
Chât diện hoạt: polysorbat, lecithin
Tương kỵ:
Andehyl biến chất gelatin; Nước trong CT đóng nang <5%; pH 2.5-7.5;
chảy lỏng ở 35 độ

You might also like