You are on page 1of 2

I. Danh Xưng Của Chúa.

1. Yahweh: chỉ có một/ duy nhất.


Mác 12:29. Đức Chúa Trời Chúng Ta là Chúa duy nhất.
Ê-phê-sô 4:6. Chỉ có một Đức Chúa Trời.
 Chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất, chúng ta chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi. Chúa là ĐCT kị
tà, Ngài không cho phép chúng ta thờ phượng bất kì một thần nào khác ngoài Ngài (điều răn thứ nhất)
2. Ta Là Đấng Ta Là ( I Am Who I Am) Xuất Ai Cập Ký 3:13-14
Ngài chính là Đấng mà chúng ta kêu cầu, trong mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh.
Những Danh Xưng của Chúa:
- El Gibhor: Mighty God, ĐCT vĩ đại, Đấng Quyền Năng (Ê-sai 9:6, Khải Huyền 19:15)
Đem đến sự hủy diệt cho kẻ thù của Đức Chúa Trời và hủy phá mọi mưu kế của kẻ thù.
- El Olam: Đức Chúa Trời Đời Đời/ Everlasting God (Thi Thiên 90:1-3)
Không có khởi đầu và kết thúc, Ngài hoàn toàn ở ngoài thời gian.
- El Roi: Đức Chúa Trời nhìn thấy/ God of Seeing (Sáng Thế ký 16:1-14)
- El Elyon: Đức Chúa Trời chí cao/ Most High (Phục Truyền 26:19)
Ngài là Đức Chúa Trời cao cả, là Vua muôn Vua, Chúa muôn Chúa, một Đấng có thẩm quyền trên tất
cả.
- Jehovah Sabaoth: Đức Chúa Trời vạn quân/ The Lord of Host (Ê-sai 1:24, Thi Thiên 46:7)
Ngài có quyền hoàn thành mọi lời hứa và kế hoạch đã hoạch định bởi quyền uy và thẩm quyền của
Ngài.
- Jehovah Shammah: Chúa ở đó, Chúa ngự tại đó / The Lord is There (Ê-xê-chi-ên 48:35)
Ngài luôn ở với chúng ta dù bất cứ đâu hay bất kì hoàn cảnh nào.
- Jehovah Rohi: Đấng Chăn Giữ / The Lord Our Shepherd (Thi Thiên 23:1)
Khi chúng ta không biết phải làm gì hay đi hướng nào thì chính Ngài là Đấng dẫn dắt chúng ta.
- Jehovah Tsidkenu: Đấng Công Bình / Lord Our Righteousness (Giê-rê-mi 33:16, II Cô-rinh-tô 5:24)
- Jehovah Elohim: Đức Chúa Trời – Chúa của chúng con / Lord God (Sáng Thế Ký 2:4, Thi Thiên
59:5)
Christ = Elohim: Ngài không những là Đấng Cứu Rỗi mà còn là Chúa.
- Jehovah Shalom: Giê-hô-va Bình An / The Lord of Peace (Các Quan Xét 6:24)
- Jehovah Mkaddesh: Đấng Thánh Hóa / The Lord Who Sanctifies (Lê-vi Ký 20:8)
Chỉ có Chúa mới có thể thánh hóa, làm chúng ta nên thánh, chúng ta không thể tự làm mình nên thánh.
- Jehovah Nissi: Đấng cờ-xí của tôi, ngọn cờ xí của tôi / The Lord Our Banner (Xuất Ai Cập Ký 17:15)
Chúng ta không chiến đấu một mình, Chúa là ngọn cờ-xí của chúng ta. Ngài đứng về phía chúng ta.
- Jehovah Rapha: Đấng Chữa Lành/ The Lord Who Heals (Xuất Ai Cập Ký 15:26)
Ngài chữa lành cả thể xác và tâm linh, cảm xúc của chúng ta.
- Jehovah Jire: Đấng cung ứng / The Lord will Provide (Sáng Thế Ký 22:14)
- Adonai – Lord (Sáng Thế Ký 15:2)
II. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời:
1. Chúa Giê-xu có thần tánh dựa trên điều gì?
 Ngài làm những việc mà chỉ Đức Chúa Trời mới làm được.
- Danh Xưng: Ê-sai 9:5-6 (Đấng Kì Diệu, Đấng Cố Vấn, Đức Chúa Trời Quyền Năng,…),
Mathio 1:23 (Em-ma-nu-ên)
Giăng 1:1 (ngôi lời là Đức Chúa Trời)
- Ngài được thờ phượng: Ngài tiếp nhận sự thờ phượng, Ngài muốn nói Ngài là ĐCT, Ngài mang thần
tánh của thượng đế.
- Những phép lạ Ngài làm bày tỏ sự vinh hiển. Giăng 2:19,21
- Ngài tạo dựng thế giới. Hê-bơ-rơ 1:3
- Ngài có quyền trên thiên nhiên. (Ngưng sóng biển, đi bộ trên mặt nước, hóa bánh..)
- Ngài có quyền tha tội. (Mác 2:1-12)
2. Chối bỏ giáo lý ba ngôi:
- Elohim: Chúng ta (số nhiều) Sáng Thế Ký 1:1, 1:26
Nếu không phải là ba ngôi thì chúng ta ở đây là ai? Chúng ta làm nên loài người giống như một sự hợp
tác  trong sự sáng tạo đã có hơn một ngôi rồi.
Giăng 1:1, 10:30. I Giăng 5:20, Mathio 28:19
- Ê-sai 6:3 “Thánh Thay, Thánh Thay, Thánh Thay”  sự tôn vinh ngụ ý ba ngôi
“Ai sẽ đi cho chúng ta”  hơn một ngôi (ba ngôi có sự thảo luận, tôn trọng nhau)
- Mathio 28:19  không thể nào cộng vào một nhân vật không có thân vị nhân danh làm phép Báp-têm.
- Từ ba ngôi không có trong Kinh Thánh, nhưng xuyên suốt Kinh Thánh thể hiện giáo lý ba ngôi.
 Lời chúc phước trong mỗi thư tín đều có ba ngôi.
- Tại sao chúng ta nói mỗi ngôi vị riêng biệt:
+ Không thể nói Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Giê-xu trong Tân Ước cũng không thể nói Đức Chúa
Giê-xu là Đức Thánh Linh.
+ Khi Chúa Giê-xu chịu Báp-têm thì Đức Thánh Linh giáng xuống hình chim bồ câu và Đức Chúa
Cha phán cùng lúc.
+ Nhân Danh ba ngôi làm phép Báp-têm.
+ Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện trên núi với Đức Chúa Cha.
+ Chúa Giê-xu cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê
+ Ê-phê-sô 4:4-7
+ Chúa Giê-xu trút linh hồn trên thập tự giá “giao linh hồn trong tay Cha” lu-ca 23:46
+ Ta với Cha là một  giống về bản tánh (đạo đức, tấm lòng, tình thương…)
+ Phi-líp 2:6-11
III. Sự trở lại của Chúa:
- Những lời tiên tri về Đấng Mê-si:
Ê-sai 7:14 “…sinh một con trai…”
Ê-sai 9:6 “…một con trai ban cho chúng ta…”
 Đã ứng nghiệm (Mathio 1:18-25, Lu-ca 2:1-21)
- Matho 24:36-37
Không ai biết ngày và giờ mà Chúa sẽ trở lại kể cả các thiên sứ hay chính Chúa Giê-xu, chỉ có một
mình Đức Chúa Cha biết.
- Giăng 14:28 “Ta đi và sẽ trở lại với các con”
- Chúa Giê-xu thăng thiên: Công vụ 1:4-11 “…cũng sẽ trở lại như cách các ông đã thấy Ngài lên trời
vậy”  sự thăng thiên của Chúa thể hiện cách cá nhân, bằng thân thể phục sinh, thấy được bằng mắt
thường, với quyền phép của Ngài. Ngài sẽ tái lâm y như cách Ngài lên trời vậy.
- Lời tiên tri về sự tái lâm:
Đa-ni-ên 7:13
Matio 25:31
I Ti-mô-thê 6:14
Công vụ 1:10-11
- Mục đích Chúa tái lâm:
+ Để hoàn tất sự cứu rỗi các thánh đồ (Hê-bơ-rơ 9:28)
+ Để được vinh hiển trong các thánh đồ (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:10)
+ Để đưa ra ánh sáng những điều còn giấu kín trong bóng tối (I Cô-rinh-tô 4:5)
+ Để phán xét (II Ti-mô-thê 4:1)
+ Để tể trị ( Khải Huyền 11:15)
+ Để tiếp chúng ta lên với Ngài ( Giăng 14:13)
+ Để tiêu diệt sự chết (I Cô-rinh-tô 15:25,26)
- Cách Chúa tái lâm:
+ Cách bí mật lúc Hội Thánh được cất lên (I Tê-sa-lô-ni-ca 15:2, Mathio 24:44,50)
+ Cách công khai lúc Chúa tái lâm (Khải Huyền 1:7, Mathio 24:30, Tít 2:13)
- Chúa tái lâm ở đâu:
+ Lúc cất lên chúng ta sẽ được gặp Ngài trên không trung (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17)
+ Lúc tái lâm Chúa ngự xuống núi Ô-li-ve (Xa-cha-ri 14:4)
IV. Kinh Thánh
- II Ti-mô-thê 3:16 “cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi soi dẫn…”
- Ma-thi-ơ 5:18, Lu-ca 16:17 Lời của Chúa luôn trường tồn dù trời đất có qua đi.
- II Phi-e-rơ 1:21 Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, chính ngài là tác giả, không phải từ lời của con
người, Kinh Thánh không mâu thuẫn với nhau, 66 sách đều đồng nhất về nội dung, mọi lời đều có
quyền thế và sức mạnh, mọi lời tiên tri đều đã và đang được ứng nghiệm, đó là lý do Kinh Thánh được
nhận định là sách Thánh và vẫn tồn tại qua các thời đại.

You might also like