You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT


---------------ooo--------------

CĂN BẢN KHOA HỌC


MÁY TÍNH
GV. TS. Mai Thị Lan
Bộ môn Vật lý tin học 408-409 C10
lan.maithi@hust.edu.vn/lanmt.iep@gmail.com

Hà nội, 3/2022 1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

• Giới thiệu cơ bản về Cấu trúc máy tính, mạng máy


tính và tính toán song song.
• Ngôn ngữ lập trình Matlab (đánh giá điểm quá
trình) – TS. Mai Thị Lan
• Ngôn ngữ lập trình C (đánh giá điểm cuối kì) –
PGS.TS. Phạm Khắc Hùng

2
 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM QUÁ TRÌNH (trọng số 0,3)+ ĐIỂM CUỐI KÌ (trọng số 0,7)


1/ ĐIỂM QUÁ TRÌNH (trọng số 0,3) -Matlab
Điểm chuyên cần trên lớp + thực hành tại phòng 408 C10: điểm
Điểm KT giữa kì thi trên máy: 8 điểm

2/ ĐIỂM CUỐI KÌ (trọng số 0,7) – C

3
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
1. MÁY TÍNH
Thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay
kiểm soát các hoạt động có thể biểu diễn dưới
dạng số hay quy luật logic.

4
Hệ thống máy chủ hiện đại nhất của Facebook tại bang Oregon, Hoa Kỳ
5
Máy chủ của Facebook đặt gần Bắc cực chỉ cách Bắc cực 112 km 6
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
2. PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
• Bo mạch chủ
(Motherboard/Mainboard): bảng
mạch điện tử lớn chứa đựng và cho
phép tích hợp hầu hết các thiệt bị
điện tử của máy tính, cung cấp các
tuyến truyền thông (bus) giữa tất cả
thành phần tạo thành khối thống
nhất. Motherboard/Mainboard

7
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
2. PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Repeater
• Thiết bị mạng và truyền thông: thiết bị cơ bản là
Repeater, hub, Switch, Router và Gateway

• Thiết bị ngoại vi:

Hub

Switch Router
Thiết bị ngoại vi 8
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH
• Bộ xử lý trung tâm: là chip vi xử lý
thường được gọi là não bộ của máy
tính. CPU thực hiện tất các các thuật
toán thông minh, xử lý dữ liệu và đưa ra
lệnh điều khiển các hoạt động của máy
tính.

9
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH
Hai loại bộ nhớ trong cơ bản: RAM và ROM
+) RAM (Random Access Memory)- bộ nhớ truy cập Rom
ngẫu nhiên: Nó giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương
trình đang hoạt động để CPU có thể nhanh chóng truy xuất và Rom
xử lý. Tuy nhiên, vì đây chỉ là bộ nhớ tạm thời nên khi bạn tắt
máy tính, tất cả dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch.
+) ROM:(Read Only Memory) - bộ nhớ chỉ đọc, tức là
dữ liệu đã được nhà sản xuất ghi sẵn và nó còn chứa các
chương trình giúp máy tính có thể khởi động được. ROM
chứa đựng những thông tin quan trọng như BIOS, bo mạch Ram
chủ máy tính. Bộ nhớ này là một phần khá quan trọng của bộ
nhớ trong bởi máy tính có khởi động được hay không là nhờ
vào thiết bị này.

10
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
4. ĐƠN VỊ CƠ BẢN TRONG MÁY TÍNH
ĐƠN VỊ VIẾT TẮT ĐỊNH NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Bit – binary Bit là đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ máy
digit tính, có thể lưu trữ một trong hai
trạng thái là Có hoặc Không
2. Byte Byte 1 Byte = 8 Bits. 1 Byte có thể thể 1 Byte ⇔một ký tự. 10 Byte ⇔
hiện 256 trạng thái của thông tin, một từ.
cho ví dụ như số hoặc số kết hợp
với chữ
3. 1 Kilobyte KB 1 KB = 1024 Bytes 1 Kilobyte ⇔ 1 đoạn văn ngắn,
100 Kilobyte ⇔ 1 trang A4.
4. Megabyte MB 1MB = 1024 KB 1 Megabyte ⇔ 1 tác phẩm 500 trang
5. Gigabyte GB 1GB = 1024 MB 1 Gigabyte ⇔ 1 tác phẩm 500 nghìn
trang

6. Terabyte TB 1TB = 1024 GB 1 Terabyte ⇔ 1 tác phẩm 500 triệu


trang 11
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
4. ĐƠN VỊ CƠ BẢN TRONG MÁY TÍNH
ĐƠN VỊ VIẾT TẮT ĐỊNH NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG
7. Petabyte PB 1 PB = 1024 TB 1 Petabyte ⇔ 20 triệu tủ hồ sơ loại 4
cánh chứa đầy văn bản (500 tỉ trang
văn bản)
8. Exabyte EB 1 EB = 1024 PB 5 Extabyte ⇔ tất cả vốn từ của
toàn nhân loại.
9. Zettabyte ZB 1 ZB = 1024 EB 1ZB cỡ 1021 byte

10. Yottabytes YB 1 YB = 1024 ZB


11. Brontobyte BB 1 BB = 1024 YB
12 Geopbyte GeB 1GeB = 1024 BB 1GeB = 152 triệu 676 nghìn 504 tỷ tỷ
tỷ byte

12
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
5. THIẾT BỊ NHẬP – XUẤT
• Thiết bị nhập:

• Thiết bị xuất:

13
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
6. CỔNG THÔNG DỤNG
(PORTS)
• Cổng HDMI
• Cổng VGA
• Cổng USB
• Cổng LAN

14
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
7. PHẦN MỀM (SOFTWARE)
• Là tập hợp các câu lệnh hay chỉ thị, được viết
bằng một hoặc nhiều ngô ngữ lập trình khác
nhau. Software được chia thành hai phần, đó là
phần mềm hệ thống (hệ điều hành) và phần
mềm ứng dụng.
• Hệ điều hành( Operating System - OS): là một
phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ
tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và
phần mềm) của thiết bị điện tử. Có vai trò
trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử
dụng và thiết bị.

15
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH
Là một hệ thống máy tính kết nối với nhau qua
những giao thức truyền nào đó và cùng khai thác
các tài nguyên trên hệ thống.
2. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG MẠNG
2.1.SERVER
mô hình mạng máy tính
Là một máy chủ hoặc hệ thống máy chủ: chạy hệ
điều hành mạng, cung cấp các dịch vụ, quản lý
điều hành trên hệ thống.

16
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
2. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG MẠNG
2.2. CLIENT
Là các máy tính thông thường chạy các
chương trình. Client kết nối với hệ thống
máy chủ qua đường cáp truyền, khai thác,
trao đổi thông tin, tài nguyên dùng chung.
2.3. HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG
Là các chương trình chuyên dụng cài đặt
trên các hệ mạng cho phép người sử dụng:
đăng nhập, quản lý, chia sẻ tài nguyên cho
các client và server khác nhau trên mạng.
mô hình liên kết các máy tính trong mạng

17
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
2. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG MẠNG
2.4. GIAO THỨC TRUYỀN
• Giao thức truyền (protocol) thường được sử dụng trên các hệ thống
mạng là: TCP/IP, IPX/SPX, NETBUI…
2.5. DỮ LIỆU DÙNG CHUNG
• Đây là toàn bộ tài nguyên của hệ thống được phân cấp sử dụng theo các
quyền hạn khác nhau của người sử dụng trên mạng
2.6 CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI DÙNG CHUNG
• cho phép user dùng chung các thiết bị phần cứng trên các máy khác
nhau của hệ thống mạng.

18
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
3. TỐC ĐỘ MẠNG
• Tốc độ mạng được xác định bằng khả năng truyền tải thông tin. Khả năng này
được đo bằng số lượng bít và tốc độ truyền tải dữ liệu trong mạng, được đo bằng
số bít trong một giây (bps).

19
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
4. CÁC LOẠI MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH
4.1. MẠNG NGANG HÀNG (Peer – to – Peer)
• các máy tính tham gia cùng một hệ thống
mạng với vai trò ngang nhau.
4.2. MẠNG KHÁCH-CHỦ (Client – Server)
• một đến một vài máy tính được chọn làm
máy chủ (Server). Đảm nhiệm việc quản lý và
cung cấp tài nguyên, dữ liệu đến các máy
khác. Những máy tính sử dụng dữ liệu từ
máy chủ được gọi là máy khách (Client).

20
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
4. CÁC LOẠI MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH
4.3. MẠNG CỤC BỘ (LAN - Local Area
Network)
• là một dạng mạng cục bộ, kết nối máy tính
trong một vùng có diện tích tương đối nhỏ. Ví
dụ như: một phòng, một tòa nhà, một xí
nghiệp, một cơ quan, một trường học,…

21
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
4. CÁC LOẠI MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH
4.4. MẠNG DIỆN RỘNG (WAN - Wide Area
Network)
• Khả năng kết nối các máy tính ở cách nhau
những khoảng cách lớn.
• Mạng diện rộng sẽ bao gồm hai hay nhiều
LAN. Mạng WAN có khả năng bao phủ một
vùng diện tích rộng (có thể là một thành
phố, một vùng lãnh thổ, một quốc gia...).

22
MẠNG MÁY TÍNH – COMPUTER NETWORK
5. INTERNET
• Internet là hệ thống toàn cầu của các
mạng máy tính được kết nối với nhau,
sử dụng bộ giao thức Internet (TCP/IP)
để liên kết các thiết bị trên toàn thế
giới.

23
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
1. TẠI SAO PHẢI TÍNH TOÁN SONG SONG?
• Thông thường, phần mềm được viết cho tính toán tuần tự (serial computing) – kiểu
Von Neumann:
+) Được chạy trên máy tính đơn với một bộ xử lý trung tâm (CPU).
+) Mộ bài toán (problem) sẽ được chia thành một chuỗi các câu lệnh rời rạc.
+) Các câu lệnh được thực hiện một cách tuần tự.
+) Tại mỗi thời điểm chỉ thực hiện được một câu lệnh.

24
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
1. TẠI SAO PHẢI TÍNH TOÁN SONG SONG?
• Ý nghĩa đơn giản nhất của tính toán song song
là việc sử dụng đồng thời nhiều tài nguyên máy
tính để giải quyết bài toán về tính toán.
+) Một bài toán được chia thành các phần riêng
biệt mà có thể được giải quyết đồng thời.

25
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
2. PHÂN BIỆT TÍNH TOÁN SONG Serial Computing
SONG (PARALLEL COMPUTING) VÀ
TÍNH TOÁN TUẦN TỰ (SERIAL
COMPUTING)
• Tính toán tuần tự với một bộ xử lý thì
tại mỗi thời điểm chỉ thực hiện được
một phép toán.
Parallel Computing
• Tính toán song song thì nhiều bộ xử lý
cùng kết hợp với nhau để giải quyết
cùng một bài toán cho nên giảm được
thời gian xử lý vì mỗi thời điểm có thể
thực hiện đồng thời nhiều phép toán.

26
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
3. KIẾN TRÚC MÁY TÍNH VON NEUMAN
+) Bộ nhớ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu (data) và
các câu lệnh chương trình (instruction).
+) Các đơn vị logic và số học: thực hiện các phép
toán được ký hiệu là ALU.
+) Các phần tử điểu khiển:Bộ điều khiển CU và các
thiết bị vào/ra dữ liệu.
+) Các Bus trao đổi dữ liệu.
• Bộ xử lý trung tâm (CPU) nhận các câu lệnh và dữ
liệu từ bộ nhớ, giải mã các chỉ dẫn và thưc thi tuần
tự chúng.

27
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
• Phân loại Flynn phân biệt các kiến trúc máy tính nhiều
bộ vi xử lý theo hai khía cạnh chỉ thị lệnh (Instruction)
và dữ liệu (Data). Mỗi khía cạnh này có thể có 2 trạng
thái: Single hoặc Multiple.
• Michael Flynn (1966) phân máy tính thành 4 loại sau:
+) SISD: đơn lệnh, đơn dữ liệu (Máy tính tuần tự,
không song song)
+) SIMD: đơn lệnh, đa dữ liệu
+) MISD: đa lệnh, đơn dữ liệu
+) MIMD: đa lệnh, đa dữ liệu

28
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
4. 1. SINGLE INSTRUCTION, SINGLE DATA – SISD
• Máy tính tuần tự (không song song)
• Đơn lệnh: chỉ có một dòng lệnh được thực hiện
trong một chu kỳ đồng hồ
• Đơn dữ liệu: chỉ có một luồng dữ liệu được sử
dụng làm đầu vào trong một chu kỳ đồng hồ

29
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
4. 2. SINGLE INSTRUCTION, MULTIPLE DATA – SIMD
• Một kiểu máy tính song song
• Đơn dòng lệnh: Tất cả các đơn vị xử lý thực
thi cùng dòng lệnh trong cùng xung nhịp đồng
hồ
• Đa dữ liệu: Mỗi đơn vị xử lý có thể thao tác
trên các mục dữ liệu khác nhau

30
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
4.2. SINGLE INSTRUCTION, MULTIPLE DATA –
SIMD
• Phù hợp nhất cho các bài toán đặc biệt có độ
tính toán cao như xử lý ảnh.
• Tính toán đồng bộ (khoá theo các bước) và
xác định
• Có hai dạng: Processor Arrays and Vector
Pipelines
• Ví dụ:
+) Processor Arrays: Thinking Machines CM-2,
MasPar MP-1 & MP-2, ILLIAC IV
+) Vector Pipelines: IBM 9000, Cray X-MP, Y-MP &
C90, Fujitsu VP, NEC SX-2, Hitachi S820, ETA10 31
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
4.3. MULTIPLE INSTRUCTION, SINGLE DATA – MISD
• Một luồng đơn dữ liệu được nạp vào nhiều đơn
vị xử lý.
• Mộ đơn vi xử lý hoạt động trên dữ liệu độc lập
theo hướng các dòng lệnh độc lập.

32
TÍNH TOÁN SONG SONG – PARALLEL COMPUTING
4. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH SONG SONG FLYN
4.4. MULTIPLE INSTRUCTION, MULTIPLE DATA
– MIMD
• Hiện nay phổ biến nhất trong máy tính song song. Các mô
hình máy tính hiện đại nhất thuộc loại này.
• Đa lệnh: mỗi bộ vi xử lý có thể thực thi một luồng câu lệnh
khác nhau
• Đa dữ liệu: mỗi bộ vi xử lý có thể được làm việc với một
luồng dữ liệu khác nhau
• Thực thi có thể là đồng bộ hoặc không đồng bộ, xác định
hoặc không xác định

33
Multiple Instruction, Multiple Data (MIMD):
Some General Parallel Terminology

You might also like