You are on page 1of 3

1

BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG 1


LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
Bài 1: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Pháp và Đức như sau:
Trường hợp A B C D E
Sản phẩm Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức
Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 7 5 9 7 6 6 3 9 5 9
Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 3 4 5 3 9 3 5 15 9 12
a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp
b) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm
c) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm
d) Trường hợp nào mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm
e) Trường hợp nào Pháp có lợi thế so sánh về cả hai sản phẩm
Bài 2: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau:
Trường hợp A B C
Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh
Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 8 4 6 2 9 3
Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 2 6 4 3 6 2
a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp.
b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp.
c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py =
1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y.
d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1 đổi bao nhiêu $) để
mậu dịch diễn ra.
Bài 3: Chi phí lao động sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau:
Trường hợp A B C
Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh
Sản phẩm X (Số giờ lao động/1 sp X) 1/8 1/4 1/6 1/2 1/9 1/3
Sản phẩm Y (Số giờ lao động/1 sp Y) 1/2 1/6 1/4 1/3 1/6 1/2
Bài giải
Trường hợp A B C
Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh
Năng suất sản phẩm X 8 4 6 2 9 3
Năng suất sản phẩm Y 2 6 4 3 6 2

a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp.
Trường hợp A:
- Dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X vì Mỹ có năng suất sản xuất X cao hơn Anh
Anh có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y vì Anh có năng suất sản xuất Y cao hơn Mỹ
 Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
Anh xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
- Dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội:
(CPCHX)Mỹ = ¼ < (CPCHX)Anh = 1,5
(CPCHY)Mỹ = 4 > (CPCHY)Anh = 2/3
Mỹ có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất sản phẩm X ; Anh có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản
xuất sản phẩm Y.
 Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
Anh xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
Trường hợp B:
- Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh:
Mỹ có lợi thế so sánh về sản phẩm X; Anh có lợi thế so sánh về sản phẩm Y
 Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
Anh xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
- Dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội:
(CPCHX)Mỹ = 2/3 < (CPCHX)Anh = 1,5
(CPCHY)Mỹ = 1,5 > (CPCHY)Anh = 2/3
Mỹ có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất sản phẩm X; Anh có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản
xuất sản phẩm Y.
 Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
Anh xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
Trường hợp C:
- Dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh:
2
Năng suất sản xuất sản phẩm X của Mỹ cao gấp 3 lần so với Anh; năng suất sản xuất sản phẩm Y của
Mỹ cao gấp 3 lần so với Anh
Năng suất sản xuất sản phẩm X của Anh cao gấp 1/3 lần so với Mỹ; năng suất sản xuất sản phẩm Y
của Anh cao gấp 1/3 lần so với Mỹ
 Anh và Mỹ có cùng lợi thế so sánh.
 Mô hình mậu dịch: Tùy vào tỷ lệ trao đổi mà Mỹ và Anh có thể lựa chọn xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản
phẩm để đem lại lợi ích cho mình.
- Dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội:
(CPCHX)Mỹ = 2/3 = (CPCHX)Anh
(CPCHY)Mỹ = 3/2 = (CPCHY)Anh
Mỹ và anh có cùng chi phí cơ hội về sản xuất X và Y
 Mô hình mậu dịch: Tùy vào tỷ lệ trao đổi mà Mỹ và Anh có thể lựa chọn xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản
phẩm để đem lại lợi ích cho mình.

b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp.
a)
Trường hợp A:
(Px/Py)Mỹ = 1/2 => Mỹ chỉ xuất khẩu sản phẩm X khi Px/Py > ¼
(Px/Py)Anh = 1,5 => Anh chỉ xuất khẩu sản phẩm Y khi Px/Py < 1,5
 Khung tỉ lệ trao đổi: ¼ < Px/Py < 1,5
Trường hợp B:
(Px/Py)Mỹ = 2/3 => Mỹ chỉ xuất khẩu sản phẩm X khi Px/Py > 2/3
(Px/Py)Anh = 1,5 => Anh chỉ xuất khẩu sản phẩm Y khi Px/Py < 1,5
 Khung tỉ lệ trao đổi: 2/3 < Px/Py < 1,5
Trường hợp C:
Do Mỹ và Anh có cùng giá so sánh (Px/Py)Mỹ = (Px/Py)Anh = 2/3 => Tùy vào tỷ lệ trao đổi thực tế mà
Mỹ và Anh có thể lựa chọn xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm để đem lại lợi ích cho mình

c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py =
1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y.
d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1 đổi bao nhiêu $) để
mậu dịch diễn ra.
Bài 4: Chi phí lao động sản phẩm A và B của quốc gia 1 và 2 như sau:
Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2
Sản phẩm A (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 9 5
Sản phẩm B (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 8 6

Bài giải :
Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2
Sản phẩm A (sản phẩm/giờ) - W 1/9 1/5
Sản phẩm B (sản phẩm/giờ) - C 1/8 1/6

a) Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A, sản phẩm B?
Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối vào cả 2 sản phẩm A và B
b) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch.
Tại quốc gia 1: 1 giờ LĐ  1/9W=1/8C => 1W=9/8C
 Giá so sánh sản phẩm A tại quốc gia 1: (Pw/Pc)=9/8
 Giá so sánh sản phẩm B tại quốc gia 1: (Pc/Pw)=8/9
Tại quốc gia 2: 1 giờ LĐ  1/5W=1/6C=> 1W=5/6C
 Giá so sánh sản phẩm A tại quốc gia 2: (Pw/Pc)=5/6
 Giá so sánh sản phẩm B tại quốc gia 2: (Pc/Pw)=6/5
Cơ sở được áp dụng vào bảng này đó là lý thuyết về lợi thế so sánh :
Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về sản phẩm A do giá so sánh sản phẩm A tại quốc gia 2 rẻ hơn so với quốc gia
1 ( 5/6<9/8)
Quốc gia 1 có lợi thế so sảnh về sản phẩm B do giá so sánh sản phẩm B tại quốc gia 1 rẻ hơn so với quốc gia
2( 8/9 < 6/5)
 Mô hình mậu dịch:
Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm A, xuất khẩu sản phẩm B
Quốc gia 2 nhập khẩu sản phẩm B, xuất khẩu sản phẩm A

c) Tìm giá so sánh Pb/Pa (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra.
(Pb/Pa)QG1 = 8/9 => Quốc gia 1 chỉ xuất khẩu sản phẩm B khi Pb/Pa > 8/9
3
(Pb/Pa)QG2 = 6/5 => Quốc gia 2 chỉ xuất khẩu sản phẩm A khi Pb/Pa < 6/5
 Khung tỷ lệ trao đổi: 8/9 < Pb/Pa < 6/5

d) Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi QG 1 và QG 2 trao đổi theo giá Pa/Pb = 1 và khối lượng
trao đổi: 8A và 8B
(Pa/Pb)QG1= 9/8 => Quốc gia 1 chỉ xuất khẩu sản phẩm B khi (Pa/Pb) < 9/8
(Pa/Pb)QG2= 5/6 => Quốc gia 2 chỉ xuất khẩu sản phẩm A khi (Pa/Pb) > 5/6
 Khung tỉ lệ thay đổi: 5/6 < (Pa/Pb) < 9/8
Bài 5: Cho số liệu như sau:
Chi phí lao động (giờ/1 đơn vị sản phẩm)
Sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ 4 3
Sữa 5 2
a) Xác định chi phí cơ hội lúa mì, sữa của Mỹ và Pháp.
b) Xác định mô hình mậu dịch, miền giá trị giá trao đổi (giá so sánh lúa mỳ đối với sữa Pw/Pm).
c) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Pháp, biết rằng Mỹ có 400 giờ lao động, Pháp có 300 giờ
lao động.
d) Phân tích lợi ích mậu dịch nếu các điểm tự cung tự cấp của Mỹ là A(50W, 40M); Pháp là A’(40W, 90M), và
giá trao đổi Pw/Pm = 1, số lượng sản phẩm trao đổi là 45 đơn vị lúa mì 45 đơn vị sữa.
Bài 6: Cho số liệu như sau:
Năng suất lao động (số lượng sản phẩm/giờ)
Sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ 1/4 1/3
Sữa 1/5 1/2
Các câu hỏi a, b, c, d lặp lại giống bài 5

You might also like