You are on page 1of 3

PRETEST CHƯƠNG 5:

BÀI 1 – ĐIỆN HÓA

Câu 1: Điện cực nào có thế không thay đổi và không phụ thuộc vào dung dịch điện ly mà nó nhúng vào?
A. Điện cực chỉ thị. B. Điện cực so sánh.
Câu 2: Tính điện thế màng nghỉ của tế bào cơ tim? Biết ở trạng thái nghỉ chỉ có kali qua màng v à n ồng độ ion
kali trong màng và ngoài màng tế bào tương ứng là: 150 mM và 5 mM.
A. + 90 mV B. – 90 mV C. + 70 mV D. – 70 mV
Câu 3: Cho phản ứng oxy hóa khử sau:
½ O2 + NADH + H + → H 2 O + NAD+
Biết:
½ O2 + 2H + + 2e → H 2O E0’ = + 0,82 V
NAD+ + H + + 2e → NADH E0’ = - 0,32 V
Hãy tính năng lượng tự do Gibbs điều kiện chuẩn (∆G0’ , 298K và pH = 7) của phản ứng oxy hóa khử trên?
A. 220 kJ/mol B. - 220 kJ/mol C. 110 kJ/mol D. - 110 kJ/mol
Câu 4: Điện cực nào có thế phụ thuộc vào nồng độ chất cần khảo sát có trong dung dịch mà nó nhúng vào?
A. Điện cực chỉ thị. B. Điện cực so sánh.
Câu 5: Biết E Zn /Zn = - 0,762 V và E Sn /Sn = 0,151 V. Hãy tính thế điện cực chuẩn của pin điện sau?
o 2+ o 4+ 2+

Zn + Sn4+ → Zn2+ + Sn2+


A. - 0,611 V B. + 0,611 V C. - 0,913 V D. + 0,913 V
Câu 6: Để phân hủy ethanol đã tiêu thụ, cơ thể chuyển ethanol thành acetaldehyde thông qua ph ản ứng oxy
hóa khử với chất oxy hóa NAD +.
ethanol + NAD + → acetaldehyde + NADH + H +
Biết thế điện cực tiêu chuẩn (E0’ , 298K và pH = 7) của mỗi nửa phản ứng như sau:
Acetaldehyde + 2H + + 2e → ethanol E0’ = - 0,197 V
NAD+ + H + + 2e → NADH E0’ = - 0,320 V
Hãy tính năng lượng tự do Gibbs điều kiện chuẩn (∆G0’ , 298K và pH = 7) của phản ứng oxy hóa khử trên?
A. 2,374 kJ/mol B. 23,74 kJ/mol C. 237,4 kJ/mol D. 2374 kJ/mol
Câu 7: Ý nghĩa của thế điện cực tiêu chuẩn?
A. So sánh độ mạnh của chất oxy hoá và chất khử.
B. Tính được thế điện cực của pin ở điều kiện chuẩn.
C. Dự đoán khả năng diễn biến của phản ứng oxy hoá khử.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Trình bày cấu tạo pin nồng độ?
A. Gồm các điện cực giống nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
B. Gồm các điện cực khác nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
C. Gồm các điện cực khác nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
D. Gồm các điện cực giống nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
Câu 9: Điện cực nào sau đây thuộc loại điện cực chỉ thị?
A. Điện cực calomel. B. Điện cực màng thuỷ tinh.
C. Điện cực hydro. D. Tất cả đều khá đúng.
Câu 10: Cho pin nồng độ sau có điện thế là 0,0428 V, nồng độ ion Ag+ bên catod là 4,5 M. Hãy tính nồng độ ion
Ag+ bên anod?
Ag(r)|Ag+ ||Ag+ |Ag(r)
A. 0,042 M B. 0,852 M C. 0,426 M D. 0,085 M
Câu 11: Trong pin Galvanic gồm có điện cực catod và điện cực anod. Hãy cho biết bán phản ứng xảy ra ở điện
cực catod và điện cực anod?
A. Catod: xảy ra bán phản ứng oxy hoá; Anod: xảy ra bán phản ứng khử.
B. Catod: xảy ra bán phản ứng khử; Anod: xảy ra bán phản ứng oxy hoá.
C. Catod: xảy ra bán phản ứng oxy hoá; Anod: xảy ra bán phản ứng oxy hóa.
D. Catod: xảy ra bán phản ứng khử; Anod: xảy ra bán phản ứng khử.
Câu 12: Tính điện thế của pin nồng độ sau?
Co(r)|Co2+ (0,05M)||Co2+ (0,1M)|Co(r)
A. 0,009 V B. - 0,009 V C. 0,018 V D. - 0,018 V
Câu 13: Cho thế điều kiện tiêu chuẩn của các cặp oxy hóa khử sau:
Fe3+ + 1e → Fe2+ Eo = 0,771 V
Pyruvate + 2H + + 2e → Lactate Eo = - 0,185 V
Hỏi phản ứng: 2Fe3+ + Lactate → 2Fe2+ + Pyruvate + 2H+ có xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn hay không? Vì sao?
A. Không. Vì thế của phản ứng trên là - 0,956 V.
B. Có. Vì thế của phản ứng trên là + 0,956 V.
C. Không. Vì thế của phản ứng trên là - 0,586 V.
D. Có. Vì thế của phản ứng trên là + 0,586 V.
Câu 14: Phản ứng sinh hóa sau có trao đổi 2 electron và thế điều kiện tiêu chuẩn Eo’ = 3,25 V
Glucose + ATP → ADP + glucose-6-phosphate
Hãy tính ∆G0 ’ của phản ứng sinh hóa trên?
A. - 627 kJ/mol B. + 627 kJ/mol C. - 627250 kJ/mol D. + 627250 kJ/mol
Câu 15: Nguyên lý của pin Galvanic là gì?
A. Sử dụng năng lượng của phản ứng tự phát để phát điện năng
B. Sử dụng điện năng để thực hiện phản ứng không tự phát
C. Nó hoạt động là do Triều Dương cho nó hoạt động.
D. Nó thích thì nó hoạt động và ngược lại.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B B B A D
6 7 8 9 10
B D A B B
11 12 13 14 15
B A B A A

You might also like