You are on page 1of 4

*Khái niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa:

- Khái niệm:
+) Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin: Hàng hóa là sản phẩm lao động, thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
+) Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình(dịch vụ)
- 2 thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định.
+) Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quy định, là phạm trù vĩnh viễn, là
nội dung vật chất của của cải
+) Giá trị sử dụng còn do lao động của con người tạo ra
+) Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật,
của lực lượng sản xuất
+) Mọi hàng hóa đều có giá trị sử dụng nhưng không phải vật gì có giá trị sử dụng cũng
là hàng hóa.
VD: Ma túy có giá trị sử dụng đối với một số đối tượng nghiện ma túy nhưng không
được coi là hàng hóa. Mọi hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng chất may túy đều vi phạm
pháp luật
+) Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, là giá trị sử dụng
của xã hội, là vật mang giá trị trao đổi
- Giá trị là thuộc tính bên trong của hàng hóa. Để hiểu giá trị phải nghiên cứu của hình
thức biểu hiện bên ngoài của nó là giá trị trao đổi: Đó là một quan hệ tỉ lệ về lượng mà
giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
+) Hai vật khác nhau trao đổi được với nhau vì chúng đều đều có sự kết tinh hao phí lao
động trong quá trình sản xuất. Chính hao phí lao động tạo thành giá trị hàng hoá.
+) Giá trị hàng hóa là lao động xã hội (lao động trừu tượng) của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hoá, vật gì không chửa lao động của con người thì không có giá trị.
+) Giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi hàng hoá. Giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện bên ngoài của giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.
+) Giá trị biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, là phạm trù lịch
sử, chỉ gắn liền với sản xuất hàng hóa.
+) Giữa giá trị và giá trị sử dụng có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu
thuẫn với nhau.
- Tại sao hàng hóa có hai thuộc tính:
- Hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: Lao động cụ
thể và lao động trừu tượng:
+) Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, phương pháp,
phương tiện và kết quả riêng..
+) Các loại lao động cụ thể khác nhau về chất nên tạo ra những sản phẩm cũng khác
nhau về chất, mỗi sản phẩm có một giá trị sử dụng riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hoá.
+) Lao động trừu tượng là sự hao phí về cơ bắp, thần kinh, trí óc của người sản xuất
hàng hóa trong quá trình lao động cụ thể.
+) Sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa đó tạo ra giá trị hàng hoá.
Nhưng không phải mọi sự hao phí sức lao động đều là lao động trừu tượng, chỉ có hao
phí sức lao động sản xuất ra hàng hoá mới là lao động trừu tượng và nó chỉ được biểu
hiện ra thông qua trao đổi hàng hóa.
+) Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, có vai trò bảo toàn và chuyển dịch giá trị lao
động đã hao phí vào sản phẩm mới.
+) Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có trong sản xuất hàng hóa, là nguồn
gốc duy nhất tạo nên giá trị hàng hoá.

*Hàng hóa lựa chọn: Quần áo


- Quần áo là một loại hàng hóa vì nó là sản phẩm của lao động (ngành dệt may), thỏa
mãn nhu cầu thời trang của con người thông qua trao đổi, mua bán.
+) Quần áo là một loại hàng hóa hữu hình
-Quần áo là hàng hóa nên cũng có 2 thuộc tính như các loại hàng hóa khác:
+) Giá trị sử dụng của quần áo: Đảm bảo nhu cầu ăn mặc của con người để bảo vệ sức
khỏe trước thời tiết và môi trường, thỏa mãn nhu cầu thời trang làm đẹp, …
+) Giá trị sử dụng của quần áo do lao động của những người công nhân dệt may tạo ra,
từ những người nông dân nuôi cừu, và từ lao động của những người công nhân các
ngành công nghiệp phụ trợ khác.
+) Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển khoa học kĩ thuật: Quần
áo lúc ra đời chỉ đảm bảo nhu cầu ăn mặc đơn thuần, nhưng cùng với sự phát triển của
khoa học kĩ thuật, chất lượng vải được nâng cao, kĩ thuật nhuộm, họa tiết tinh xảo hơn,
quần áo bắt đầu có giá trị sử dụng mới là làm đẹp, thời trang.
+) Quần áo được người tiêu dùng mua sắm, là vật để mang ra trao đổi.
+) Giá trị trao đổi của quần áo: 1 cái áo sơ mi = 2kg lúa.
+) Giả sử người công nhân dệt may cần 2 giờ để làm ra một cái áo sơ mi. Người nông
dân làm ra 2 kg lúa cũng mất 2 giờ. Vậy trao đổi 1 cái áo sơ mi với 2 kg lúa thực chất là
trao đổi 2 giờ lao động cho nhau.
+) Giá trị lao động xã hội được kết tinh trong quần áo, cho nên quần áo là hàng hóa có
giá trị.
- Tầm quan trọng của hàng hóa quần áo đối với xã hội:
+) Thứ 1, quần áo đảm bảo nhu cầu ăn mặc, nhu cầu thời trang, làm đẹp của con người.
Quần áo là hàng hóa không thể thiếu đối với xã hội.
+) Thứ 2, quần áo là sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may, tiêu dùng quần áo càng
phát triển thì ngành công nghiệp dệt may cũng phát triển theo, chưa tính đến những
ngành phụ trợ khác như chăn nuôi cừu, hóa chất phẩm nhuộm, dịch vụ,…
+) Thứ 3, Quần áo cho thấy mức độ phát triển văn minh của xã hội. Nên quần áo cũng
có vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+) Thứ 4, đối với Việt Nam, sự phát triển của quần áo nói riêng và ngành may mặc nói
chung của đất nước và thế giới sẽ tạo ra công việc cho số lượng lớn người lao động giá
rẻ, trình độ thấp. Từ đó kéo theo sự đầu tư vốn nước ngoài từ các hãng thời trang lớn trên
thế giới.
VD: năm 2019, ngành dệt may của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 39 tỉ USD.

* Phân tích vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường

- Có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia trị trường và mỗi chủ thể có những vai trò
quan trọng riêng. Đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị
trường và nhà nước.
- Người sản xuất:
+) Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra
thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
+) Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu
dùng.
+) Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu trong vào để sản xuất, kinh
doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của
xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận
tối đa trong điều kiện gun, hàng hóa nào, số lượng nguồn lực có hạn.
+) Người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng bao nhiêu, sản
xuất với các yếu tố nào để có lợi nhất. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản
xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người; trách nhiệm cung cấp những hàng hóa,
dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng:


+) Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng.
+) Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người
sản xuất.
+) Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự
phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Người tiêu dùng có vai trò rất quan
trọng trong định hướng sản xuất.
+) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, người
tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
+) Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người
bán.
- Các chủ thể trung gian trong thị trường
+) Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ
thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
+) Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội,
làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc; trên cơ sở đó
xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường.
+) Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, trao đổi thông tin
trong các quan hệ mua, bán.
+) Hoạt động của các chủ thể trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá
trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian
làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn
khớp với nhau.
+) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị
trường không chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian
phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian
môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học - công nghệ…
+) Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vị thị trường trong
nước mà còn trên phạm vi quốc tế.
+) Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...) và cần được loại trừ.
- Nhà nước
+) Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế, đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những
khuyết tật của thị trường.
+) Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế
thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức
sáng tạo của họ.
+) Việc tạo ra các rào cản đối với huyt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ kìm
hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải
được loại bỏ.
+) Việc này đòi lưới mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần
phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, không gây cản trở sự
phát triển của tiên kinh tế thị trường.
+) Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ để khắc phục các khuyết tật của nền
kinh tế thị trường, làm cho nên kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.

*Liên hệ công tác Công an:


+) Lực lượng vũ trang nói chung và CAND nói riêng giữ vai trò nòng cốt trong bảo vệ an
ninh kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.
+) Tham mưu cho Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong lựa chọn các nhà đầu tư
và nhập khẩu công nghệ. Tránh nhập khẩu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm có thể biến
Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ.
+) Xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh - tế tri thức là yêu cầu bắt
buộc, là một nội dung cốt lõi trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội ngay trên từng địa bàn, khu vực.
+) Kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Chủ
động phối hợp giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp nảy
sinh.
+) Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của
các ngành, các cấp, của cán bộ, công nhân viên về tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước, bị
mật kinh tế.
+) Tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh
tế, tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kiên quyết không bỏ lọt tội
phạm, không để oan sai.

You might also like