You are on page 1of 426

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG


TRUYỀN LỰC VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN
ÔTÔ TOYOTA LAND CRUISER

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Huỳnh Việt Phương Lê Minh Triệu
Lớp: Cơ Khí Giao Thông K35
MSSV: 1090550

Cần Thơ, 11/2012


Luận Văn Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã học được rất nhiều
kiến thức quý báu không chỉ trong chuyên ngành của mình mà còn từ những lĩnh vực
khác.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Huỳnh Việt Phương đã hướng dẫn tận
tình, sửa chữa những sai sót, những mặt hạn chế và còn thiếu sót của em trong suốt thời
gian nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt. Xin
chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày …tháng … năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Minh Triệu

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 1


Luận Văn Tốt Nghiệp

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
được đều là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày … tháng … năm 2012


Sinh viên thực hiện

.. Lê Minh Triệu

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 2


Luận Văn Tốt Nghiệp

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Họ và tên người hướng dẫn: HUỲNH VIỆT PHƯƠNG
Học vị: Thạc sĩ.
Chuyên ngành: Cơ khí.
Cơ quan công tác: Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công Nghệ.

Tên sinh viên: LÊ MINH TRIỆU


Mã số sinh viên: 1090550
Chuyên ngành: Cơ khí giao thông

Tên đề tài: Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hệ Thống Truyền Lực và Hệ Thống Điện trên ôtô
Toyota land cruiser.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 3


Luận Văn Tốt Nghiệp

NỘI DUNG NHẬN XÉT



Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ....................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
............................................................................................................................... .
...............................................................................................................................
Về hình thức:.......................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .............................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:....................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Nội dung kết quả đạt được: ..............................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Các nhận xét khác:.............................................................................................
...............................................................................................................................

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 4


Luận Văn Tốt Nghiệp

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Kết luận: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn

Huỳnh Việt Phương

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 5


Luận Văn Tốt Nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN




...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 6


Luận Văn Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
Chương I GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 11

1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................................................11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................15

1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................15

1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................16

1.5 Nội dung báo cáo.................................................................................................... 16

Chương 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ LY HỢP ............................................ 17

1.1 Cấu tạo chức năng của bộ ly hợp. ....................................................................... 17

1.1.1 Chức năng .......................................................................................................... 17

1.1.2 Bộ ly hợp ma sát................................................................................................17

1.1.3 Cấu tạo chức năng của từng bộ phận............................................................18

1.2 Các hư hỏng của ly hợp: .......................................................................................27

1.3 Bảo Dưỡng Sữa Chữa............................................................................................30

1.3.1 Kiểm tra hiệu chỉnh bàn đạp ly hợp..............................................................30

1.3.2 Kiểm tra bộ tăng áp ly hợp. ............................................................................ 33

1.3.3 Xả gió hệ thống ly hợp. ....................................................................................33

1.3.4 Xy lanh chính ly hợp. .......................................................................................34

1.3.5 Trợ lực ly hợp.................................................................................................... 37

1.3.6 Bộ tích áp ly hợp. ..............................................................................................47

1.3.7 Xy lanh phát hành. ...........................................................................................50

1.3.8 Bộ ly hợp: ........................................................................................................... 54

Chương 3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ.................................................... 59

1.1 Cấu tạo chức năng của hộp số: ............................................................................ 59

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 7


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.1 Chức năng:......................................................................................................... 59

1.1.2 Yêu cầu:.............................................................................................................. 60

1.1.3 Phân tích kết cấu và nguyên lý làm việc của hộp số: .................................. 60

1.1.4 Phân tích nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa: ..........................68

1.2.1 Tháo rã hộp số cơ khí.......................................................................................72

1.2.2 Trục sơ cấp:....................................................................................................... 89

1.2.3 Trục thứ cấp:..................................................................................................... 92

1.2.4 Cụm bánh răng trung gian và bánh răng đảo chiều số lùi. .....................109

1.2.5 Nắp trước đỡ vòng bi đầu trục sơ cấp.........................................................112

1.2.6 Bơm dầu. ..........................................................................................................113

1.2.7 Lắp hộp số........................................................................................................118

Chương 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ PHÂN PHỐI .........................136

1.1 Cấu tạo chức năng của hộp số phân phối. .......................................................136

1.1.1 Hộp số phân phối. ...........................................................................................136

1.1.2 Trục vào và khối bánh răng chủ động ........................................................137

1.1.3 Phân tích nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa: ........................141

1.2 Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hộp Số Phân Phối:.......................................................143

1.2.1 Hộp số phân phối:...........................................................................................143

1.2.2 Trục sơ cấp. .....................................................................................................157

1.2.3 Cụm bánh răng trung gian. ..........................................................................162

1.2.4 Trục thứ cấp. ...................................................................................................164

1.2.5 Thân phụ trước. ..............................................................................................173

1.2.6 Nắp sau. ............................................................................................................179

1.2.7 Lắp hộp số phân phối.....................................................................................184

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 8


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 5: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC ĐĂNG, CẦU CHỦ ĐỘNG,
HỆ THỐNG TREO. ..........................................................................................................198

1.1 Cấu tạo và chức năng:.........................................................................................198

1.1.1 Các đăng: .........................................................................................................198

1.1.2 Truyền lực chính.............................................................................................202

1.1.3 Bộ vi sai. ...........................................................................................................203

1.1.4 Bán trục............................................................................................................204

1.1.5 Truyền lực cuối cùng......................................................................................205

1.1.6 Dầm cầu............................................................................................................206

1.2 Bảo dưỡng sửa chữa. ...........................................................................................208

1.2.1 Trục các đăng..................................................................................................208

1.2.2 Độ chụm bánh xe. ...........................................................................................217

1.2.3 Trục bánh xe....................................................................................................223

1.2.4 Bán trục bánh trước.......................................................................................235

1.2.5 Khớp nối thiết bị lái và bán trục. .................................................................247

1.2.6 Vi sai cầu trước. ..............................................................................................261

1.2.7 Hệ thống treo trước........................................................................................268

1.2.8 Bán trục sau.....................................................................................................284

1.2.9 Bán trục sau (đầy đủ).....................................................................................294

1.2.10 Hộp vi sai cầu sau. ......................................................................................308

1.2.11 Khung vi sai. ................................................................................................341

1.2.12 Khung vi sai. ................................................................................................344

1.2.13 Vi sai cầu sau. ..............................................................................................347

1.2.14 Hệ thống treo sau. .......................................................................................354

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 9


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.15 Khóa vi sai....................................................................................................374

CHƯƠNG 6: CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN CƠ BẢN TRÊN TOYOTA LAND


CRUISER............................................................................................................................385

1.1 Tổng quan hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser. ..............................385

1.2 Hệ thống nguồn cung cấp trên xe......................................................................387

1.2.1 Ắc quy...............................................................................................................387

1.2.2 Máy phát điện..................................................................................................388

1.2.3 Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải .....................................................390

1.3 Hệ thống thông tin và hiển thị ...........................................................................391

1.4 Màn hình hiển thị đa chức năng........................................................................394

1.5 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu...........................................................................394

1.5.1 Hệ thống chiếu sáng .......................................................................................394

1.5.2 Hệ thống tín hiệu.............................................................................................397

1.5.3 Hệ thống âm thanh .........................................................................................403

1.6 Các hệ thống phụ khác trên xe Toyo ta Land Cruiser ..................................405

1.6.1 Hệ thống điều hòa không khí ........................................................................405

1.6.2 Hệ thống rửa kính và gạt mưa......................................................................410

1.6.3 Hệ thống điều khiển ghế người lái và ghế hành khách.............................416

1.7 Chuẩn đoán hư hỏng và khắc phục một số chi tiết. .......................................418

1.7.1 Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống cung cấp điện ..............418

1.7.2 Tiếng ồn khác thường ....................................................................................420

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ................................................................................................423

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..425

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương I GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một được nâng
cao. Do đó, nhu cầu đi lại, chuyên chở của nhân dân cũng đòi hỏi cao hơn trước. Trong
đó, việc đi lại bằng ôtô con được nhiều người chú ý đến trong giai đoạn hiện nay.

Trước tình hình đó, nhiều công ty liên doanh tăng mạnh việc cho ra mắt các sản
phẩm ôtô con mới thông qua việc nhập khẩu hay lắp ráp xe trong nước, bên cạnh
những dòng xe đã qua sử dụng được rao bán trên thị trường tự do. Từ đó, giúp cho
khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn và đáp ứng được nhiều người mua khác nhau.
Các loại xe du lịch ngày càng được cải tiến, chất lượng vận hành ngày càng được nâng
cao nhằm tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho chủ sở hữu.

Ra đời vào năm 1951, do nhu cầu sử dụng xe đa dụng quân đội hạng nhẹ.
Toyota đã phát triển dòng xe Jeep là mẫu xe đầu tiên thành công trong cuộc chinh phục
chặng thứ 6 đỉnh núi Phú Sĩ. Sau 2 năm, với quy mô sản xuất hàng loạt và chiến lược
xây dựng hình ảnh công ty trên thị trường nước ngoài, Toyota đã đổi tên dòng xe này
thành “Land Cruiser” cho phù hợp với đặc tính chạy đường trường trên toàn cầu của
loại xe này.

Từ năm 1957, Toyota bắt đầu mở rộng phát triển thị trường toàn cầu và lượng
xe xuất khẩu tăng mạnh, vượt hơn nửa doanh số bán hàng nội địa Nhật Bản. Tiên
phong dẫn bước Toyota ra nhập thị trường ôtô toàn cầu, Land Cruiser đã nhanh chóng
thu hút khách hàng bởi sự mạnh mẽ và độ bền bỉ của nó. Cho tới năm 1965, Land
Cruiser vẫn là mẫu xe Toyota duy nhất xuất khẩu vào thị trường Mỹ và ngay sau đó đã
trở thành mẫu xe bán chạy tại thị trường Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và
Đông Nam á

Sự thay đổi và cải tiến mẫu mã từng năm đã củng cố và tăng doanh số xuất
khẩu của Toyota. Khi mẫu xe Land Cruiser 100 ra đời vào năm 1998, mẫu xe này
nhanh chóng trở thành một trong những chiếc xe 2 cầu đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Tất cả các thế hệ Land Cruiser đều thống nhất những phát triển cơ bản gồm: mục tiêu

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 11


Luận Văn Tốt Nghiệp

đầu tiên là luôn vượt trên sự mong đợi của khách hàng toàn cầu về độ tin cậy, sự bền bỉ
cũng như khả năng chạy đường trường.Mục tiêu thứ hai là luôn có sự cải tiến, tiến bộ
kỹ thuật cùng lúc tăng cường sự hài lòng cho khách hàng. Và sự cam kết cho những
mục tiêu này chính là chìa khoá then chốt tạo ra một chiếc xe có thuơng hiệu mạnh trên
trường quốc tế. Hiện nay, doanh số bán ra nước ngoài của lọai xe này vượt trên 90% và
Land cruiser đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình: Các phiên bản của xe Toyota Land Cruiser

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Với sự ra đời của phiên bản Land Cruiser phiên bản 200 mới, Toyota đảm bảo
rằng dòng xe hai cầu này tiếp tục chinh phục mọi địa hình trên mọi lãnh thổ. Với lịch
sử phát triển gần 60 năm, Land cruiser là mẫu xe có vòng đời dài nhất của Toyota. Hơn
nữa thế kỉ trước, khi lần đầu tiên giới thiệu Toyota Jeep BJ, ít ai có thể biết rằng mẫu
xe này lại có nhiều phiên bản như vậy: phiên bản 70 chạy đường trường, phiên bản
Prado sử dụng trong thành phố (tên gọi sau này là phiên bản 120) tới phiên bản 100
wagon và mới đây nhất là phiên bản Land Cruiser 200.

Giới thiệu về xe Land Cruiser:


Xe Toyota Land Cruiser là loại xe lữ hành việt giã 4x4 để chở người hoặc chở
hàng sạch (khi tháo ghế ngồi ở phía sau). Xe có động cơ có công suất lớn, độ bền và độ
tin cậy cao, kết cấu bền vững gồm nhiều thiết bị đảm bảo tiện nghi và an toàn cao cho
người sử dụng trong điều kiện đường xá, khí hậu khắc nghiệt. Đặc biệt ở Việt Nam do
điều kiện đường xá hạn chế nên họ xe Toyota Land Cruiser được rất nhiều người ưa
chuộng. Kết cấu, hình dáng bên ngoài và nội thất có tính mỹ thuật cao.

Họ xe Land Cruiser bắt đầu sản xuất từ những năm 50 tới nay gồm có 3 kiểu
chính:

 Xe mui cứng bằng kim loại để trở khách, xe mui vải để trở khách và chở hàng,
xe toàn năng để chở ngươì.

 Xe mui cứng và mui vải là những xe được thiết kế hình dáng từ thập kỷ 70 sang
thập kỷ 80.Vỏ xe có nhiều đường thằng, góc cạnh, chủ yếu các xe này được phân loại
theo các kiểu sau:

 Land Cruser mui cứng và mui bạt:

 Kiểu thân ngắn có 5-6 chỗ ngồi

 Kiểu thân trung bình có 5-9 chỗ ngồi

 Kiểu thân dài có 6-13 chỗ ngồi

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 14


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Kiểu thân dài làm xe vận tải nhỏ có 3 chỗ ngồi và thùng chở hàng phía
sau

 Land Cruiser 2 mui cứng:

 Kiểu thân ngắn có 5-6 chỗ ngồi.

Khi vận hành xe trong một khoảng thời gian, chúng ta không tránh khỏi bắt gặp
những hư hỏng liên quan.

Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan như:

 Điều kiện đường xá ở Việt Nam, đặc tính kĩ thuật của xe, kĩ thuật khai thác và
sử dụng xe…do đó, để giữ cho xe luôn trong điều kiện sử dụng tốt nhất và tránh được
những hỏng hóc, trục trặc không mong muốn trên đường, việc nghiên cứu quy trình
bảo dưỡng hợp lý và cách khắc phục một số hư hỏng thông thường là rất cần thiết.

 Trước nhu cầu sử dụng ôtô con ngày càng cao như hiện nay, một số công ty nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn đầu tư vào nhà xưởng những trang thiết bị
kĩ thuật khá hiện đại và đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay tại các nhà xưởng vẫn còn thiếu
đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiểu biết thông thạo về ôtô. Do đó, việc nghiên cứu và hệ
thống hóa các loại hư hỏng thường gặp và đưa ra các phương án sửa chữa hứa hẹn sẽ là
một tài liệu chuyên môn hữu ích cho cán bộ kỹ thuật về ôtô nói chung và ôtô con nói
riêng.

 Đề tài : “Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hệ Thống Truyền Lực và Hệ Thống Điện trên
ôtô Toyota land cruiser” mà em nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp một chút công sức
của mình cho việc khắc phục những sự cố trên Hệ Thống Truyền Lực và trên Hệ
Thống Điện hiệu quả hơn, giúp cơ sở sữa chữa ô tô và chủ sở hữu tiết kiệm tối đa kinh
phí và thời gian.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu và hệ thống hóa lại các loại hư hỏng thường gặp và đưa ra phương
án sửa chữa thích hợp cho từng chi tiết.

1.3 Phạm vi nghiên cứu


Chỉ nghiên cứu trên hệ thống truyền lực và hệ thống điện trên ôtô Toyota land
cruiser (hardtop, canvas top and station wagon).

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 15


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.4 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu tài liệu hệ thống truyền lực và hệ thống điện trên xe land cruiser

Tham khảo tài liệu trên internet

Học hỏi kinh nghiệm ở những kỹ sư lành nghề.

1.5 Nội dung báo cáo


Chương I: Giới thiệu

Chương II: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực và hệ thống điện trên ôtô
Toyota land cruiser.

Chương III: Kết luận và kiến nghị

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ LY HỢP


1.1 Cấu tạo chức năng của bộ ly hợp.

Hình: Bộ Ly Hợp.

1.1.1 Chức năng


Nối động cơ với hệ thống truyền lực một cách êm dịu và ngắt truyền động đến
hộp số một cách nhanh chóng, dứt khoát trong những trường hợp cần thiết ( khi chuyển
số, khi phanh).

Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá
tải cho hệ thống truyền lực và động cơ.

Ôtô trang bị hộp số dùng loại ly hợp ma sát. Kích thước của bộ ly hợp được xác
định bởi đường kính ngoài của đĩa ly hợp và căn cứ theo yêu cầu mô men xoắn lớn
nhất của động cơ.

1.1.2 Bộ ly hợp ma sát


Gồm có 3 phần:
GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 17
Luận Văn Tốt Nghiệp

 Phần chủ động: gồm bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, nắp ly hợp bắt chặt
với bánh đà bằng các bu lông, mâm ép qua cần đẩy và giá đỡ trên nắp ly hợp. Mâm ép
cùng quay với nắp ly hợp và bánh đà.

 Phần bị động: Gồm đĩa ly hợp (đĩa ma sát) và trục bị động ( trục sơ cấp của hộp
số). Đĩa ly hợp có moay ơ được lắp then hoa trên trục bị động để truyền mô men cho
trục bị động và có thể trượt dọc trên trục bị động trong quá trình ngắt và nối ly hợp.

 Cơ cấu điều khiển ngắt ly hợp loại thủy lực gồm: bàn đạp, xy lanh chính, xy
lanh con, càng cắt, vòng bi cắt ly hợp.

1.1.3 Cấu tạo chức năng của từng bộ phận

1.1.3.1 Bánh đà

Bánh đà được thêm vào nhằm tạo ra mô men quán tính khối lượng giúp động cơ
hoạt động, trên bánh đà có vòng găng khởi động để khởi động động cơ. Trên bánh đà
GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 18
Luận Văn Tốt Nghiệp

động cơ có các lỗ khoan xiên nhằm mục đích lưu thong không khí mang theo nhiệt độ,
buị, dầu mỡ (nếu có) ra ngoài. Trong trường hợp bị tắc khả năng tản nhiệt sẽ kém đi
chút ít. Ngoài ra, bánh đà làm dày để hấp thụ nhiệt lượng lớn tỏa ra từ hoạt động của ly
hợp.

Có bề mặt được gia công nhẵn để tạo ra bề mặt ma sát. Trên bề mặt bề mặt bánh
đà được khoan các lỗ để gắn các bộ phận ly hợp. Một lỗ được khoan vào giữa bánh đà
để lắp bạc đạn đỡ trục sơ cấp của hộp số.

Bạc đạn ở tâm của bánh đà đóng vai trò giữ cho đầu ngoài cùng của trục sơ cấp
hộp số. Nó giống như một ổ lót dẫn hướng, và phải được bôi trơn.

1.1.3.2 Nắp ly hợp:

Chức năng chính của nắp ly hợp là nối và cắt công suất động cơ chính xác, kịp
thời.

Nắp ly hợp được lắp ghép với bánh đà của động cơ bằng các bu lông. Tốc độ
quay của nắp ly hợp bằng với tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Do vậy nắp ly hợp
phải được cân bằng thật tốt và tỏa nhiệt thật tốt tại thời điểm ăn khớp ly hợp.

Nắp ly hợp có các lò xo đĩa để ép đĩa ly hợp vào đĩa ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 19


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.3 Lò xo đĩa:
Lò xo đĩa tròn và mỏng, được chế tạo từ thép lò xo. Nó được tán bằng đinh tán
hoặc bắt chặt bằng bu lông vào nắp ly hợp. Có vòng trụ xoay ở mỗi phía của lò xo đĩa
làm việc như một trụ xoay trong khi lò xo đĩa đang quay.

Hầu hết bánh đà và đĩa ép có dấu cân bằng động. Chúng được làm dấu để khi
bảo dưỡng hộp số hay ly hợp, lắp lại đúng vị trí đã cân bằng.

Lò xo đĩa được sử dụng rất phổ biến ở các xe du lịch, xe tải nhỏ và các xe hiện
nay nhờ các ưu điểm sau:

 Lực bàn đạp ly hợp được giữ ở mức thấp nhất.

 Lực tác dụng của nó lên mâm ép đều hơn lò xo trụ.

 Đĩa ly hợp có thể mòn rộng hơn mà không làm giảm áp lực vào đĩa ép.

 Lực lò xo không giảm ở tốc độ cao.

 Các lá tản nhiệt có thể được lắp trên đĩa ép.

 Vì các chi tiết có dạng tròn nên cân bằng tốt hơn.

 Có cấu trúc đơn giản hơn lò xo trụ.

Hoạt động:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 20


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Khi đạp bàn đạp ly hợp, lực từ bàn đạp sẽ được truyền đến càng cắt ly
hợp làm cho vòng bi cắt ly hợpbị dịch chuyển sang trái và ép mạnh vào lò xo
đĩa làm cho đĩa ép chuyển động sang phải. Sự chuyển động của đĩa ép làm cho
đĩa ly hợp tách khỏi bánh đà và quay tự do. Do đĩa ly hợp được kết nối với trục
sơ cấp của hộp số bằng then hoa, vì vậy khi đĩa ép được tách ra thì chuyển động
từ bánh đà không được truyền đến hộp số.

 Khi nhả ly hợp, lực đàn hồi của lò xo đĩa sẽ đẩy vòng bi chuyển động
ngược lại và đĩa ép sẽ ép chặt đĩa ly hợp vào bánh đà. Do vậy, khi bánh đà quay
thì mô men từ bánh đà sẽ truyền qua đĩa ly hợp làm trục sơ cấp quay cùng động
cơ.

1.1.3.4 Đĩa ly hợp

Đĩa ly hợp dùng để truyền chuyển động từ bành đà động cơ đến trục sơ cấp hộp
số. Đĩa ly hợp tròn và mỏng được làm chủ yếu từ thép.

Cấu trúc của đĩa ly hợp gồm:

 Mặt ma sát: thường được làm từ amian hay những vật liệu chịu nhiệt độ
cao khác và dây đồng đan lại hay đúc lại với nhau. Tiếp xúc một cách đồng đều
với bề mặt ma sát của đĩa ly hợp và bánh đà để truyền công suất được êm và
không bị trượt.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 21


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Moayơ đĩa ly hợp: được lắp xen vào giữa các tấm và nó được thiết kế
để có thể chuyển động một chút theo chiều quay của lò xo giảm chấn ( lò xo trụ
hay cao su xoắn). Thiết kế như vậy để giảm va đập khi áp lực bị ngắt. Ăn khớp
bằng then hoa vào trục sơ cấp của hộp số, giúp đĩa ly hợp di chuyển dọc trục
trong quá trình ly hợp hoạt động.

 Cao su chịu xoắn: được đưa vào moay ơ ly hợp để làm dịu va đập quay
khi vào ly hợp bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng tròn. Một số loại đĩa
dùng lò xo giảm chấn chức năng cũng giống như cao su chịu xoắn.

 Tấm đệm: được tán đinh tán kẹp giữa các mặt ma sát của đĩa ly hợp.
Khi ăn khớp ly hợp đột ngột, phần cong này khử va đập và làm êm dịu việc
chuyển số và truyền công suất.

 Lưu ý: nếu cao su chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị vỡ sẽ gây va đập và
tiếng ồn lớn khi vào ly hợp.

1.1.3.5 Vòng bi cắt ly hợp:

Là một bộ phận quan trọng của ly hợp dùng để đóng ngắt ly hợp, được gắn trên
ống trượt và có thể trượt dọc trục. Vòng bi cắt ly hợp cần được bôi trơn đầy đủ.

Chức năng: hấp thụ sự chênh lệch tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp ( không
quay) và lò xo đĩa (quay) để truyền chuyển động của càng cắt ly hợp vào lò xo đĩa. Bởi
vậy vòng bi phải có cấu tạo đặc biệt, làm bằng vật liệu bền và có tính chịu mòn cao.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 22


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.6 Cơ cấu điều khiển


Một thiết bị phải được cung cấp để nối càng cắt ly hợp đến bàn đạp ly hợp. Điều
này được thực hiện bằng cơ cấu điều khiển ly hợp.

Loại điều khiển thủy lực

Trong loại ly hợp này chuyển động của bàn đạp ly hợp được xy lanh chính
chuyển thành áp suất thủy lực, sau đó áp suất thủy lực này truyền đến cần đẩy thông
qua xy lanh cắt ly hợp ( xy lanh con). Trong loại điều khiển này lái xe không khó chịu
bởi tiếng ồn, rung động từ động cơ giảm và ly hợp cũng vận hành dễ hơn. Loại này
được sử dụng phổ biến hiện nay.

1.1.3.7 Xy lanh chính:


Cấu tạo:

 Xy lanh chính của ly hợp bao gồm: bình chứa, cần đẩy, pittông, các lò
xo hãm, cupen, van,…

Hoạt động:

 Trong quá trình hoạt động, sự trượt của pittông tạo ra áp suất thủy lực
để điều khiển đóng ngắt ly hợp, đồng thời lò xo phản hồi của bàn đạp liên tục
kéo thanh đẩy về phía bàn đạp ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 23


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.8 Đạp bàn đạp ly hợp:

Khi đạp chân vào bàn đạp, lực tác dụng lên bàn đạp đẩy thanh dịch chuyển về
phía bên trái, dầu trong xy lanh chính chảy theo hai đường, một đường đến xy lanh cắt
ly hợp và một đường dầu chảy vào bình chứa. Khi thanh nối tách khỏi bộ phận hãm lò
xo, chuyển động sang trái đóng đường dầu vào bình chứa làm áp suất dầu trong xy lanh
chính tăng lên, áp suất này đi đến điều khiển pittông trong xy lanh cắt ly hợp.

Nhả bàn đạp ly hợp:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 24


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khi nhả bàn đạp dưới tác dụng của lò xo nén đẩy pittông về phía bên phải, áp
suất dầu thủy lực giảm xuống. Khi pittông trở lại hoàn toàn kéo thanh nối mở van nạp,
dầu từ bình chứa trở về xy lanh chính.

Lưu ý nếu không khí lọt vào đường dẫn dầu, khi tác dụng lực, không khí bị tăng
áp, dãn nở và không tạo được đủ áp suất cần thiết. Dẫn đến không thể ngắt hoàn toàn
công suất do tác dụng của ly hợp bị kém đi.

1.1.3.9 Xy lanh cắt ly hợp ( xy lanh con)


Chức năng: làm dịch chyển pittông bằng áp suất thủy lực từ xy lanh chính và
điều khiển càng cắt ly hợp qua cần đẩy.

Xy lanh cắt ly hợp có thể điều chỉnh

Cấu tạo của xy lanh cắt ly hợp gồm: thanh đẩy, lò xo hồi, cupen, nút xả khí,
pittông,…Dầu thủy lực từ xy lanh tổng làm cho pittông của xy lanh đẩy thanh đẩy làm
thanh đẩy đẩy càng cắt ly hợp.

Xy lanh cắt có một nút xả khí để xả khí từ đường ống thủy lực và lò xo hồi luôn
luôn giữ càng cắt ly hợp và thanh đẩy thường xuyên tiếp xúc với nhau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 25


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khi vị trí của đầu lò xo đĩa đã bị thay đổi do đĩa ly hợp mòn, cần phải điều hành
trình tự do này bằng cần đẩy.

1.1.3.10 Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp:

Là khoảng cách từ điểm mà tại đó bàn đạp bắt đầu chuyển động khi ấm nhẹ
bằng ngón tay cho đến khi bắt đầu cảm thấy áp lực nặng do vòng bi cắt ly hợp bắt đầu
ép vào lò xo ly hợp. Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do này giảm đi. Nếu đĩa tiếp
tục mòn và bàn đạp không có hành trình tự do, thì sẽ làm cho ly hợp bị trượt.

Do đó cần phải điều chỉnh chiều dài của cần đẩy xy lanh cắt ly hợp bằng cách
nới lỏng đai ốc hãm và quay bu lông chặn đến khi đạt chiều cao cần thiết sau đó siết
chặt đai ốc hãm lại.

Trong các xe hiện nay, người ta sử dụng xy lanh cắt ly hợp tự điều chỉnh, do đó
hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không thay đổi.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 26


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Các hư hỏng của ly hợp:


Các hỏng hóc thường gặp của bộ ly hợp gồm một số trường hợp: bị trượt, bị
rung động mạnh khi nối khớp ly hợp, không nhả hoàn toàn khi cắt, ly hợp phát ra tiếng
kêu, bàn đạp ly hợp bị rung, và đĩa ly hợp chóng mòn…

Phân tích nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp sửa chữa

Hỏng hóc Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa

Bị trượt trong lúc nối  Điều chỉnh sai hành trình tự  Chỉnh lại
khớp ly hợp do của bàn đạp ly hợp
 Tán bố lại hoặc thay đĩa
 Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát mới
 Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ  Rửa sạch hoặc thay mới
 Lò xo mâm ép bị gãy  Thay mới
 Ba cần đẩy bị cong  Làm thẳng lại hoặc thay
mới
 Chỉnh sai ba cần đẩy
 Chỉnh lại
Bị rung, không êm  Mặt bố đĩa ly hợp bị dính dầu  Làm sạch bề mặt hoặc
dịu khi đóng ly hợp mỡ hoặc lỏng đinh tán thay mới nếu cần thiết

 Chiều cao ba cần đẩy không  Chỉnh lại


thống nhất
 Bôi trơn, sửa chữa
 Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục sơ
cấp hộp số
 Thay thế các chi tiết
 Mặt bố đĩa ly hợp, các lò xo,
hỏng
đĩa ép bị vỡ

Ly hợp không cắt  Hành trình tự do của bàn  Chỉnh lại


hoàn toàn được đạp ly hợp không đúng
 Thay mới các chi tiết
 Đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị hỏng
cong vênh
 Tán đinh lại hoặc thay
 Các mặt bố ma sát ly hợp mới đĩa ly hợp

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 27


Luận Văn Tốt Nghiệp

bị lỏng đinh tán  Chỉnh lại

 Chiều cao ba cần đẩy không  Sửa chữa, bôi trơn


thống nhất

 Moay ơ đĩa ly hợp bị kẹt trên


trục sơ cấp hộp số

Ly hợp phát ra tiếng  Tiếng kêu phát ra khi nối:


kêu
 Then hoa trục ly hợp và moay  Thay mới 2 chi tiết
ơ đĩa ma sát quá mòn
 Thay mới
 Lò xo hay cao su giảm chấn
bị hư
 Định tâm và chỉnh lại
 Động cơ và hộp số không
ngay tâm

 Tiếng kêu phát ra khi cắt:  Bôi trơn hoặc thay mới

 Vòng bi cắt ly hợp mòn,  Bôi trơn hoặc thay mới


hỏng, khô dầu mỡ

 Vòng bi nối đầu trục ly hợp


với đuôi trục khuỷu bị vỡ, rơ
hoặc khô dầu mỡ  Chỉnh lại
 Cần bẩy bị chỉnh sai

Bàn đạp ly hợp bị  Động cơ và hộp số không  Điều chỉnh lại và thay
rung thẳng hàng thế các chi tiết bị mòn
nhiều
 Bánh đà bị đảo, lệch tâm
 Điều chỉnh hoặc thay thế
 Động cơ và hộp số bị lệch
tâm  Điều chỉnh lại

 Catte bộ ly hợp bị lệch  Điều chỉnh lại

 Mâm ép bị vênh, nứt  Chỉnh lại hoặc thay mới

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 28


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đĩa ma sát chóng  Lò xo ép bị yếu  Thay mới


mòn
 Đĩa ép, đĩa ma sát bị cong  Kiểm tra, sửa chữa, thay
vênh mới

 Không có hành trình tự do của  Điều chỉnh lại


bàn đạp ly hợp
 Hạn chế việc sử dụng
 Sử dụng liên tục bộ ly hợp
 Không gác chân lên bàn
 Người điều khiển ấn mãi lên đạp ly hợp khi ôtô chạy
bàn đạp ly hợp

Bàn đạp ly hợp nặng  Cơ cấu điều khiển ly hợp thiếu  Thêm dầu và bôi trơn
dầu, mỡ bôi trơn
 Uốn lại đúng tiêu chuẩn
 Bàn đạp ly hợp bị cong vênh
 Uốn lại đúng tiêu chuẩn
 Cần nối dẫn động bị cong

Ly hợp bị rơ  Đĩa ma sát bị cong  Nắn lại hoặc thay mới

 Do dầu mỡ dính vào đĩa ma sát  Rửa hoặc thay mới

 Các răng then hoa trên trục  Bôi trơn hay thay mới
vào hộp số bị sét hoặc hư

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 29


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3 Bảo Dưỡng Sữa Chữa

1.3.1 Kiểm tra hiệu chỉnh bàn đạp ly hợp.


1. Kiểm tra chiều cao bàn đạp.

Chiều cao kể từ sàn 186 mm.

Nếu cần thiết kiểm tra lại chiều cao bàn đạp.

Nới lỏng ốc hãm và vặn bu lông cho đến chiều


cao đúng quy định. Xiết chặt đai ốc hãm lại.

Gợi ý: sau khi kiểm tra chiều cao bàn đạp kiểm
tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn
đạp, cần đẩy và áp suất không khí trong van.

2. Tăng áp ly hợp.

Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp và chiều


dài cần đẩy.

Hành trình tự do bàn đạp.

Đạp bàn đạp ly hợp xuống cho đến khi cảm


thấy có lực cản.

Hành trình tự do của bàn đạp 13.0 -23.0 mm.

3. Hành trình tự do cần đẩy.

Nới lỏng ốc hãm và vặn cần đẩy cho đến khi


hành trình tự do của bàn đạp và hành trình tự
do của cần đẩy như quy định.

Hành trình tự do cần đẩy 1.0 – 5.0 mm.

Vặn chặt ốc hãm, kiểm tra lại chiều cao của


bàn đạp.

Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp và áp suất


không khí trong van.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 30


Luận Văn Tốt Nghiệp

4. Hành trình tự do bàn đạp.

Đạp bàn đạp ly hợp xuống cho đến khi cảm


thấy có lực cản.

Hành trình tự do của bàn đạp 15.0 - 30.0


mm.

5. Áp suất không khí trong van.

Dừng động cơ và đạp ly hợp nhiều lần cho


đến khi bộ tăng áp không còn chân không.

Đạp bàn đạp ly hợp nhẹ nhàng cho đến khi


cảm thấy lực cản tăng thêm một chút.

Hành trình áp suất van không khí trên bàn


đạp 5.0 – 9.0 mm.

 Gợi ý: cho biết thời điểm không khí được


nạp.

Nếu cần thiết điều chỉnh hành trình tự do,


cần đẩy và áp suất không khí.

Nới lỏng các đai ốc hãm và bật cần đẩy cho


đến khi hành trình tự do và chiều dài cần đẩy
thích hợp.

Thắt chặt các đai ốc hãm.

Sau khi điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp,


kiểm tra chiều cao bàn đạp.

Kết nối các đường ống dẫn khí, và cài đặt

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 31


Luận Văn Tốt Nghiệp

6. Kiểm tra độ cao và các hành trình của bàn


đạp ly hợp.

Kéo cần đẩy thắng tay và giữ bánh xe đứng


yên.

Khởi động động cơ ở chế độ không tải.

Đạp bàn đạp ly hợp và kiểm tra hành trình ty


đẩy. (hành trình dịch chuyển của bàn đạp
tính từ khi đạp bàn đạp tới khi ty đẩy bắt đầu
tác động vào piston của xy lanh chính).

Hành trình tiếp theo của bàn đạp là hành


trình làm việc bàn đạp dịch chuyển cho tới
sát sàn xe, ly hợp ngắt hoàn toàn.

Nếu khoảng cách không đúng điều chỉnh lại:

Kiểm tra chiều cao bàn đạp

Kiểm tra chiều dài cần đẩy và hành trình tự


do.

Xả gió đường ống dẫn.

Kiểm tra nắp và đĩa ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 32


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.2 Kiểm tra bộ tăng áp ly hợp.


 Lưu ý: nếu có rò rỉ, hoặc thiếu chân
không, sửa chữa lại trước khi kiểm tra.

Hoạt động kiểm tra

Dừng động cơ, đạp ly hợp nhiều lần. Sau


đó, đạp ly hợp tại điểm giữa, khởi động
động cơ và thấy bàn đạp đã chìm xuống
một chút.

Kiểm tra độ chân không.

Dừng động cơ, đạp ly hợp nhiều lần. Sau


đó khởi động động cơ đạp bàn đạp ly hợp
và kiểm tra.

Khởi động động cơ, tắt nó đi sau khi tăng


áp đủ chân không, đạp bàn đạp ly hợp để
kiểm tra.

 Lưu ý: Nếu không đạt kiểm tra lại các


van chân không, nếu cần thiết chỉnh lại
bộ tăng áp.

1.3.3 Xả gió hệ thống ly hợp.


 Lưu ý: Nếu bất kỳ công việc thực hiện
trên hệ thống ly hợp, nếu nghi ngờ có
không khí lọt vào, tiến hành xả gió hệ
thống.

1. Thêm đầy dầu phanh vào bình chứa ly


hợp.

Kiểm tra dầu ở bình chứa dầu trên xy lanh


chính, nếu thiếu thì bổ sung.

2. Lắp ống nhựa vào đai ốc xả khí, đầu kia


cắm vào lọ hứng dầu phanh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 33


Luận Văn Tốt Nghiệp

3. Xả gió hệ thống ly hợp

Đạp từ từ bàn đạp ly hợp vài ba lần.

Giữ bàn đạp ở vị trí đạp, đồng thời nới đai


ốc xả khí cho tới khi thấy dầu phanh chảy
ra lọ thì vặn chặt đai ốc xả khí lại.

Lặp lại thao tác trên cho đến khi không còn
khí nổi lên trong lọ là đạt yêu cầu.

4. Thắt chặt cụm thoát ra.

Momen xiết: 110 kgf.cm.


1.3.4 Xy lanh chính ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 34


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.4.1 Tháo xy lanh chính xy hợp.


Tháo các đường ống dầu.

Sử dụng SST, ngắt các ống dầu. SST


09751-36011.

Tháo chốt chẻ, tháo chốt giữ chạc nối.

Tháo đai ốc lắp với động cơ.

Lấy xy lanh chính ra.

Tháo xy lanh chính ly hợp.

Tháo bình chứa dầu

Sử dụng cái chốt và cái búa tháo chốt trượt


ra.

Tháo bình chứa dầu và vòng đệm.

Tháo cần đẩy và piston.


1.3.4.2 Kiểm tra xy lanh chính ly hợp.
 Lưu ý: làm sạch các bộ phận tháo rời với khí nén.

Kiểm tra xy lanh chính có bị rổ hoặc mòn.

Nếu có vấn đề, rửa sạch hoặc thay thế xy lanh chính.

Kiểm tra piston, cupen có bị rổ hay nứt gãy.

Nếu có vấn đề ta thay thế cụm chi tiết.

Kiểm tra cần đẩy

Nếu cần thiết thay thế cần đẩy.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 35


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.4.3 Quá trình lắp ráp xy lanh chính.

Thoa mỡ gốc xà phồng.

Lắp piston vào xy lanh.

Lắp cần đẩy với vòng khóa.

Lắp bình dầu.

Lắp bình dầu và vòng đệm.

Sử dụng cái chốt và cái búa lắp


chốt trượt lại.

1.3.4.4 Lắp đặt xy lanh chính.


Lắp đai ốc lên giá

Momen xiết: 7.8 N.m (80 kgf.cm)

Lắp các đường ống dẫn dầu.

Sử dụng SST, lắp các đường ống dẫn.

SST 09751-36011.

Lắp cần đẩy và chạc nối.

Lắp chốt chẻ và chạc nối giữ cần đẩy.

Xả gió hệ thống ly hợp và điều chỉnh bàn đạp ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 36


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.5 Trợ lực ly hợp.

Tháo xy lanh chính.

Tháo ống chân không từ bầu trợ lực.

Tháo các đường ống ly hợp và chốt


của ống chân không.

Tháo chạc nối từ bàn đạp ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 37


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo chốt chẻ và chạc nối.

Tháo trợ lực ly hợp.

Tháo bốn đai ốc.

Tháo chốt chẻ và kéo bầu trợ lực ra


khỏi giá đỡ.

Kết cấu thành phần

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 38


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.5.1 Tháo rã bầu trợ lực ly hợp.


Tháo chạc nối.

Tháo bầu trợ lực từ giá đỡ.

Tháo 4 đai ốc và lấy bầu trợ lực ra.

Tháo piston và capô sau.

Tháo piston và capô.

Tháo màng chân không từ capô.

Tháo vòng xốp và vòng phớt.

Sử dụng tua vít tháo chốt giữ vòng


xốp và vòng phớt ra khỏi thân sau.

Vạch dấu trên thân trước và thân sau.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt làm kín ra.

SST 09753-00013 và 09753-30020.

Tháo piston và màng chân không ra


khỏi thân van.

Đặt cụm màng chân không lên dụng


cụ SST và xoay piston bầu trợ lực
theo chiều ngược kim đồng hồ tới lúc
piston tách ra khỏi thân van.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 39


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo màng chân không ra khỏi


piston trợ lực.

Lấy màng chân không ra.

Tháo cần tác động từ bàn đạp ly hợp


ra khỏi thân van.

Đẩy cần đẩy vào bên trong và lấy


khóa hãm ra.

Lấy đĩa tỳ ra khỏi thân van.

Lấy phớt làm kín ra khỏi thân trước.

Dùng tua vít cậy lấy vòng hãm ra và


phớt làm kín ra ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 40


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.5.2 Kiểm tra và thay thế các chi tiết của bầu trợ lực ly hợp.
Kiểm tra hoạt động của van.

Tháo van ra.

Kiểm tra chiều dòng khí từ phía bầu trợ


lực sau phía động cơ ( phải thông) và
chiều ngược lại (không được thông).

Nếu không đạt phải sữa chữa hoặc


thay van.

Dùng SST tháo van ra.

SST 09630-00012, 09631-00060,


09753-30020, 09612-30012.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 41


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.5.3 Lắp bầu trợ lực ly hợp.

Bôi mỡ các chi tiết như đã nêu trên hình.

Lắp phớt làm kín vào thân trước.

Lắp phớt làm kín vào vị trí.

Lắp vòng hãm vào cố định phớt làm


kín.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 42


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cần tác động vào thân van.

Đẩy cần tác động vào trong thân van và


lắp khóa hãm vào.

Lưu ý: khi lắp khóa hãm phải để mặt


cao su quay lên trên.

Lắp thân van và màng chân không vào


piston bầu trợ lực.

Lắp cụm màng chân không vào thân


sau.

Lắp các chi tiết sau vào thân sau.

Vòng xốp.

Vòng phớt.

Bầu trợ lực chân không.

Lắp đĩa tỳ vào thân van.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 43


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ghép thân trước với thân sau.

Đặt lò xo và cần đẩy vào thân trước.

Dùng dụng cụ SST lắp lò xo ở giữa


thân trước và thân sau.

SST 09753-00013.

 Chú ý: tránh không được xiết hai


đai ốc của dụng cụ chuyên dụng
SST quá chặt.

Lắp ghép thân trước với thân sau lại


bằng cách xoay thân trước theeo chiều
ngược kim đồng hồ tới lúc các vạch dấu
trùng nhau.

 Lưu ý: nếu thân trước bị chặt khó


vặn phải bôi mỡ silicon vào mép
màng chân không tại chỗ tiếp xúc
với thân trước và thân sau.

Lắp piston và capô.

Lắp màng chân không từ capô.

Lắp piston và capô.

Thay tấm đệm mới vào trợ lực.

Xiết bốn đai ốc hãm lại.

Lắp chạc nối.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 44


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.5.4 Lắp trợ lực ly hợp.


Điều chỉnh chiều dài cần đẩy bầu trợ
lực.

Lắp tấm đệm trên xy lanh chính.

Lắp dụng cụ SST vào xy lanh tổng và


hạ chốt của dụng cụ SST xuống chạm
nhẹ vào đầu piston.

SST 09737-00010.

Xoay dụng cụ SST đi 1800 và đặt vào


bầu trợ lực.

Đo khe hở giữa cần đẩy của bầu trợ lực


với đầu chốt của SST.

Khe hở: 0 mm.

Vừa ấn bàn đạp vừa điều chỉnh chiều


dài cần đẩy sau cho cần đẩy chạm nhẹ
vào đầu chốt sau khi nhả bàn đạp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 45


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bầu trợ lực với xy lanh chính lên


giá đỡ.

Kết nối chạc nối vào bàn đạp ly hợp.

Lắp chạc nối và bàn đạp ly hợp lại với


chốt chẻ và chốt trượt.

Lắp xy lanh chính lên bầu trợ lực.

Momen xiết: 130 kgf.cm.

Lắp các ống dẫn dầu.

Dùng dụng cụ SST lắp các ống dẫn


dầu.

SST 09751-36011.

Lắp ống chân không.

Điều chỉnh bàn đạp ly hợp và xả gió.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 46


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.6 Bộ tích áp ly hợp.

1.3.6.1 Tháo bộ tích áp ly hợp.

Tháo xy lanh chính.

Tháo bộ tích áp ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 47


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bốn bu lông và giá đỡ.

Tháo đệm từ giá đỡ.

Tháo piston và lò xo.

Dùng khí nén để lấy piston và lò xo ra.

1.3.6.2 Lắp bộ tích áp ly hợp.

Bôi mỡ gốc xà phòng các chi tiết như


đã nêu trên hình.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 48


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp lò xo, piston và tấm đệm mới vào


bộ tích áp ly hợp.

Lắp bộ tích áp lên giá đỡ và xiết chặt


bốn bu lông.

Momen xiết: 55 kgf.cm.

Lắp xy lanh chính.

Lắp bộ tích áp ly hợp.

Kết nối các đường ống dầu.

Dùng SST 09751-36011.

Momen xiết: 155 kgf.cm.

Thêm đầy dầu vào bình chứa, xả gió ly


hợp.

Kiểm tra rò rỉ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 49


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.7 Xy lanh phát hành.

1.3.7.1 Tháo xy lanh phát hành của ly hợp.

Tháo ống dẫn dầu.

Dùng SST, tháo rắc-co (chỗ nối).

SST 09023-00100

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 50


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo ống dẫn dầu từ xy lanh phát hành.

Tháo xy lanh phát hành.

Tháo hai bu lông và rút xy lanh phát


hành ra

Tháo rã xy lanh phát hành.

Tháo ống xếp che bụi với cần đẩy.

Tháo piston với lò xo.

Dùng khí nén để lấy piston và lò xo


ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 51


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.7.2 Kiểm tra xy lanh phát hành.


 Lưu ý: làm sạch các chi tiết bằng khí nén.

Kiểm tra độ gỉ hoặc tróc của long xy lanh.

Nếu cần phải làm sạch hoặc thay xy lanh.

Kiểm độ mòn, xướt, nứt của piston và cupen.

Thay thế cụm nếu phát hiện hư hỏng.

Kiểm tra hư hỏng cần đẩy.

Nếu cần thay thế.

1.3.7.3 Lắp xy lanh phát hành.


Bôi mỡ gốc xà phòng các chi tiết như
đã nêu trên hình.

Lắp piston và lò xo vào xy lanh phát


hành.

Lắp ống xếp che bụi và cần đẩy.

Lắp xy lanh phát hành, xiết hai bu


lông giữ.

Momen xiết: 120 kgf.cm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 52


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ống dẫn dầu.

Momen xiết: 235 kgf.cm.

Dùng SST xiết ống dẫn dầu trên rắc-


co.

SST 09023-00100.

Momen xiết: 155 kgf.cm.

Lắp chốt giữ.

Xả gió hệ thống ly hợp.

Kiểm tra rò rỉ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 53


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.8 Bộ ly hợp:

1.3.8.1 Kiểm tra các bộ phận của ly hợp.


Kiểm tra đĩa ly hợp bị mòn hoặc hư
hỏng.

Sử dụng thước cặp đo độ sâu của đầu


đinh tán.

Chiều sâu nhỏ nhất: 0.3 mm.

Nếu cần thiết thì thay đĩa ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 54


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra độ đảo của đĩa ly hợp

Dùng đồng hồ so kế kiểm tra: độ đảo


lớn nhất là 0.8 mm.

Nếu cần thiết thì thay đĩa ly hợp.

Kiểm tra độ đảo bánh đà.

Sử dụng đồng hồ so kế kiểm tra: đọ đảo


lớn nhất là: 0.1 mm.

Nếu cần thiết thì thay thế.

Kiểm tra bạc lót.

Quay bánh đà bằng tay trong khi dựng


một lực theo chiều quay.

Nếu bạc bị kẹt hoặc lực cản quá lớn thì


thay bạc lót.

 Lưu ý: bạc được bôi trơn vĩnh cửu


nên không cần làm sạch hay bôi trơn.

Nếu cần thiết thì thay bạc lót:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 55


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo 2 bu lông tại các điểm xuyên tâm


đối diện.

Dùng cảo tháo bạc lót ( SST 09303-


35011).

Lắp bạc lót mới vào ( SST 09304-


30012).

Momen xiết: 850kgf.cm.

Kiểm tra mòn lò xo

Dùng thước cặp đo chiều sâu và chiều


rộng vết mòn.

Chiều sâu lớn nhất: 0.6 mm.

Chiều rộng lớn nhất: 5.0 mm.

Kiểm tra sự đàn hồi của lò xo bằng


dụng cụ đo lực nén lò xo, nếu không đủ
đàn hồi thì thay mới: 40-50kg/cm2.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 56


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra vòng bi cắt ly hợp.

Quay vòng bi bằng tay đồng thời áp vào


bạc một lực theo chiều hướng trục.

 Lưu ý: vòng bi được bôi trơn vĩnh


cửu. Yêu cầu không rửa hoặc bôi
trơn.

Nếu cần thiết thì thay thế.

1.3.8.2 Lắp ráp ly hợp:

Lắp đĩa, nắp ly hợp vào bánh đà.

Lồng cỡ vào đĩa ly hợp sau đó đặt


chúng vào bánh đà (SST 09301-55022)

 Lưu ý: cẩn thận lắp sai chiều.

Gióng thẳng các dấu trên nắp ly hợp và


bánh đà.

Theo các quy trình chỉ ra trên hình, xiết


các bu lông theo đúng thứ tự bắt đầu từ
bu lông có vị trí gần chốt trên đỉnh.

Momen xiết: 19 N.m

Lưu ý: xiết chặt bu lông theo thứ tự một


cách đều đặn.

Dịch chuyển cỡ lên xuống, phải trái nhẹ


nhàng để kiểm tra đĩa đồng tâm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 57


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra độ đồng phẳng của đầu lò xo


đĩa.

Dùng đồng hồ so kế có con lăn.

Độ đồng phẳng lớn nhất: 0.5 mm.

Bôi mỡ moay ơ, bôi mỡ vào càng cắt


điểm tiếp xúc.

Lắp vòng bi cắt ly hợp và càng vào hộp


số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 58


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ.


1.1 Cấu tạo chức năng của hộp số:

1.1.1 Chức năng:


Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen đến các bánh xe chủ
động của ôtô cho phù hợp với momen cản, tốc độ chuyển động của ôtô.

Đổi chiều chuyển động của ôtô.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 59


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian dài mà không
cần tắt máy và mở ly hợp.

Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng.

1.1.2 Yêu cầu:


Phân bố tỉ số truyền một cách hợp lý để đảm bảo nâng cao tính kinh tế và tính
động lực học của ôtô. Có số truyền trung gian.

Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, thay đổi số nhẹ
nhàng không sinh lực va đập ở các bánh răng.

Kết cấu đơn giản; chắc chắn; dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa; giá thành
hạ.

1.1.3 Phân tích kết cấu và nguyên lý làm việc của hộp số:

1.1.3.1 Phân tích kết cấu:


Gồm vỏ hộp số, trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục trung gian, trục bánh răng số lùi, các
bánh răng và cơ cấu sang số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 60


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.2 Vỏ hộp số:

Được đúc bằng gang có nắp ở phía trên và hông, lỗ để bắt trục. Ở phía dưới và hông có
lỗ để xả dầu cũ và đổ dầu mới vào hộp số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 61


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.3 Trục sơ cấp:

Trục chủ động được chế tạo bằng thép, đúc liền với bánh răng chủ động và vành
răng. Đầu trước trục chủ động lắp vào vòng bi ở đĩa bánh đà, đầu sau gối lên thành
trước hộp số nhờ ổ bi cầu. Đầu trục chủ động còn được phay rãnh then hoa để ăn khớp
với đĩa bị động của ly hợp. Đuôi trục sơ cấp được chế tạo sao cho đầu trục bị động lồng
vào trong nhờ ổ bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 62


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.4 Trục thứ cấp:

Trục thứ cấp được gối lên hai ổ bi: Đầu trục được gối trên ổ bi kim lồng vào
trong trục sơ cấp đầu còn lại được gối trên ổ bi cầu đặt trên vỏ hộp số. Trên trục thứ
cấp có lắp các bánh răng số và các ống nối trượt của bộ đồng tốc. Tâm trục thứ cấp
thẳng hàng với tâm trục sơ cấp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 63


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.5 Trục trung gian và trục bánh răng số lùi.

Trục trung gian gồm các bánh răng có đường kính khác nhau được chế tạo liền
với trục. Trục trung gian được gối lên gối lên hai ổ bi lắp vào các lỗ ở vỏ hộp số.

Trục bánh răng số lùi được lắp chặt vào lỗ ở thành vỏ hộp số, bánh răng số lùi
có thể quay và trượt trên trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 64


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.6 Bộ đồng tốc:

Bộ đồng tốc giúp cho việc sang số được êm dịu và không có tiếng kêu. Nguyên
tắc hoạt động của bộ đồng tốc là làm tốc độ quay của các bánh răng phải được cân
bằng trước khi ăn khớp với nhau.

Bộ đồng tốc gồm moay ơ cùng với các răng trong được lắp vào chỗ rãnh dọc
trục bị động, khớp nối cùng các răng trong, hai vòng hãm hình côn, vành răng ngoài và
ba mảnh hãm do lò xo ép chặt vào khớp nối. Các bánh răng ăn khớp của trục bị động
đều có vành hình côn. Khi sang số, càng sang số sẽ di chuyển vào rãnh vòng của khớp
nối. Khi gài số, khớp nối sẽ di chuyển và nhờ có các vòng hãm nên đẩy các vòng hãm
cùng di chuyển.

Mặt hình côn của vòng hãm tựa vào gờ hình côn của bánh răng và nhờ lực ma
sát sinh ra giữa chúng mà tốc độ quay được cân bằng. Trong khi khớp nối tiếp tục di
chuyển thì các răng của nó sẽ ăn khớp một cách êm và nhẹ với vành răng của bánh
răng sang số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 65


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.7 Cơ cấu sang số:

Cơ cấu sang số dùng để thực hiện di động các bánh răng của hộp số khi gài số
hoặc nhả số.

Khi người láy tác dụng vào cần sang số làm cho thanh trượt di chuyển, lúc đó
càng cua cũng di chuyển theo mang ống răng của bộ đồng tốc tới ăn khớp với các răng
của bánh răng số để thực hiện nhiệm vụ truyền mômen.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 66


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3.8 Cơ cấu định vị:

Giữ cho các bánh răng, ống răng sau khi ăn khớp được cố đinh ở vị trí ăn khớp
để tránh hiện tượng nhảy số, không cho phép vào hai số một lúc.

Trên các thanh trượt được bố trí các rãnh lõm, ở cơ cấu định vị có ba rãnh kề
nhau trên các thanh trượt, rãnh ở giữa ứng với vị trí trung gian. Khi thực hiện việc vào
số ta di chuyển các thanh trượt, khi đó các viên bi định vị nén lò xo lại và thanh trượt
tiếp tục được di trượt, càng cua đưa các bánh răng vào vị trí ăn khớp. Lúc đó sự đàn hồi
của lò xo sẽ làm cho viên bi định vị chèn vào rãnh ứng với số tương ứng, nó giúp cho
bánh răng định vị ở vị trí ăn khớp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 67


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.4 Phân tích nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa:
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

Cài số khó  Chỉnh sai cơ cấu cài số  Chỉnh lại

 Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn  Tiến hành bôi trơn

 Ly hợp không cắt  Chỉnh lại

 Khoảng cách hành trình tự do bàn  Chỉnh lại


đạp quá lớn
 Nắn lại hoặc thay mới
 Gắp cài số bị cong
 Thay mới các chi tiết
 Bánh răng di động hay bộ đồng tốc hỏng
kẹt trên trục thứ cấp
 Thay thế
 Bánh răng bị sứt mẻ
 Thay mới chi tiết hỏng
 Bộ đồng tốc bị hỏng hay ráp sai lò xo hay cả bộ đồng tốc, ráp
đúng các lò xo
 Vòng bi hay bạc sau đuôi trục khuỷu
hỏng làm lệch tâm trục sơ cấp hộp số  Bôi trơn hay thay mới
vòng bi

Bị kẹt số  Các cần cài số chỉnh sai hay bị sút,  Chỉnh hay siết lại.
hỏng.
 Bôi trơn
 Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn
 Chỉnh lại
 Ly hợp không cắt
 Bôi trơn cho di chuyển
 Các viên bi định vị ống trượt bị kẹt. tốt

 Bộ đồng tốc hỏng.  Sửa chữa.

 Hộp số thiếu bôi trơn.  Châm thêm nhớt đúng


quy định
 Hỏng bên trong hộp số.
 Tháo hộp số kiểm tra,

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 68


Luận Văn Tốt Nghiệp

sửa chữa.

Số nhảy trở về  Chỉnh sai cơ cấu cài số.  Chỉnh lại

 Cần sang số bị cong.  Chữa lại hoặc thay mới

 Lò xo bi định vị yếu.  Thay mới

 Bạc đạn hay bánh răng bị mòn.  Thay mới

 Độ lỏng dọc của trục hay của các  Thay mới hay sửa chữa
bánh răng quá lớn.
 Thay mới
 Bộ đồng tốc mòn hay hỏng.
 Chỉnh ngay lại rồi xiết
 Hộp số xiết không chặt tay bị lệch chặt
đối với bộ ly hợp.
 Chỉnh lại ngay tâm
 Bộ ly hợp bị lệch đối với động cơ.
 Thay mới
 Bạc thau nơi rốn đuôi trục khuỷu bị
 Xiết chặt hay thay mới
vỡ.
 Thay mới
 Chụp đậy trục sơ cấp bị lỏng hay vỡ.

 Chân máy bị vỡ

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 69


Luận Văn Tốt Nghiệp

Mô men của  Ly hợp bị trượt.  Chỉnh lại


trục khuỷu
 Bánh răng bị lờn răng  Thay mới
không truyền
đến hộp số  Có chi tiết trong cơ cấu cài số bị vỡ.  Thay mới
được
 Bánh răng hay trục bị vỡ.  Thay mới

 Bứt chốt clavet.  Thay mới

Hộp số khua ở  Các bánh răng mòn, răng bị vỡ.  Thay mới các bánh
vị trí số 0 răng
 Bạc đạn gối các trục khô mỡ hay bị
mòn.  Bôi trơn hay thay mới

 Bạc đạn trục sơ cấp hỏng.  Thay mới

 Bạc sau đuôi trục khuỷu mòn hay  Thay mới


hỏng.
 Chỉnh lại
 Hộp số gắn lệch với động cơ.
 Thay mới
 Trục trung gian mòn hay cong.

Hộp số khua  Đĩa ma sát hỏng.  Chữa hay thay mới


khi cài số
 Bôi trơn không đủ.  Châm đúng loại, đúng
dầu bôi trơn.
 Bạc đạn sau trục thứ cấp khô hay
mòn cũ.  Bôi trơn hay thay mới

 Bánh răng lỏng trên trục thứ cấp.  Thay mới chi tiết mòn

 Bộ đồng tốc mòn hay hỏng.  Thay mới

 Bánh răng dẫn động dây cáp tốc độ  Thay mới


kế bị mòn.

Khua bánh răng  Bộ đồng tốc hỏng.  Thay mới


trong lúc cài số
 Ly hợp cắt không tốt, hành trình tự

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 70


Luận Văn Tốt Nghiệp

do bàn đạp ly hợp quá lớn.  Chỉnh lại

 Cơ cấu thủy lực điều khiển ly hợp  Kiểm tra thêm dầu
hỏng.
 Chỉnh lại
 Vận tốc cầm chừng động cơ quá cao.
 Thay mới
 Bạc sau hay vòng bi cuối đuôi trục
 Thay mới
khuỷu hỏng.
 Thay nhớt tốt
 Các gắp cài số hỏng

 Nhớt bôi trơn không đúng loại.

Hộp số khua  Bánh răng lùi hay bạc sau gối trục  Thay mới
khi cài số mòn hỏng.
 Thay mới
 Bánh răng trục trung gian mòn, hỏng.

Hộp số bị rò,  Dùng dầu nhờn kém chất lượng làm  Thay dầu tốt
nhiễu dầu nhờn sủi bọt.
 Châm nhớt đúng mức
 Mức dầu nhờn trong hộp số quá cao.
 Thay mới
 Đệm hỏng.
 Thay mới
 Phốt nhớt hỏng.
 Siết chặt
 Nút xả nhớt xiết không chặt.
 Siết chặt
 Bu lông gắn hộp số lỏng.
 Thay mới
 Vỏ hộp số nứt.
 Siết chặt
 Ốc chụp giữ bánh răng dẫn động tốc
 Siết chặt
độ kế lỏng.

 Nắp hong bị lỏng

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 71


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hộp Số Cơ Khí

1.2.1 Tháo rã hộp số cơ khí. Ngắt điện từ ắc quy.

Tháo ắc quy và tấm che.

Tháo cần gài số.

Tháo núm cần số.

Tháo hai bu lông và tháo cụm nối cần


số.

Nhấn xuống trên nắp cần số xoay nó


ngược chiều kim đồng hồ.

Tháo cần sang số.

Nới lỏng tấm làm nguội.

Ngắt kết nối trục truyền động.

Tháo cụm khởi động.

Tháo bu lông và tháo cụm khởi động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 72


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cáp công tơ mét.

Tháo công tắc đèn sau.

Tháo đường ống thông hơi.

Tháo hộp số phụ.

Tháo sáu bu lông và tháo hộp số phụ.

Tháo càng cua và vòng bi ép.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 73


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vỏ ly hợp.

Tháo mười bu lông và vỏ ly hợp.

Tháo hai chốt hãm và ống khí.

Tháo cụm nối cần số.

Tháo sáu bu lông và cần số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 74


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo chốt guốc.

Dùng kiềm tháo chốt hãm.

Tháo chốt guốc.

Tháo vỏ bơm dầu.

Tháo năm bu lông và vỏ bơm dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 75


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng đũa nam châm hút hai chốt thẳng.

Tháo ống nối hộp số phụ.

Tháo mười một bu lông.

Dùng búa nhựa tách hộp số phụ.

Bỏ lọc dầu từ ống nối hộp số phụ.

Tháo hai bu lông và lưới lọc dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 76


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo nam châm từ tấm trung gian.

Tháo bánh răng số lùi từ tấm trung gian.

Tháo càng cài số và cần số.

Dùng cái đục và cái búa tháo chốt lò xo


từ cần số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 77


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cần số và càng gài số.

Tháo vòng hãm giữ vòng bi.

Tháo tám bu lông và vòng hãm giữ


vòng bi.

Dùng kìm chuyên dụng tháo hai vòng


hãm từ trục sơ cấp và trục trung gian.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 78


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo tấm trung gian ra khỏi vỏ hộp số.

Dùng búa nhựa gõ tách tấm trung gian


ra khỏi vỏ hộp số.

Lấy hộp số ra khỏi tấm trung gian.

Tháo lọc dầu từ vỏ hộp số.

Tháo hai bu lông và lọc dầu.

Tháo lọc dầu từ tấm trung gian.

Tháo ba bu lông và lọc dầu.

Lắp tấm trung gian lên ê tô.

Dùng hai bu lông lắp nắp che ly hợp và


các vòng đệm làm vị trí kẹp tấm trung
gian lên ê tô.

 Chú ý: Phải lắp các vòng đệm phẳng


sao cho mặt trong quay ra ngoài. Tăng
giảm số vòng đệm sao cho mặt đầu
các bu lông và đai ốc bằng nhau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 79


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp tấm trung gian lên ê tô.

Tháo các nút che bi và lò xo.

Dùng cờ lê chuyên dụng tháo bốn nút


che ra.

( Cờ lê tuýp có tay quay T40 09042-


00020).

Dùng đũa nam châm lấy lò xo và bi ra.

Hộp số có 4 tay số: ba lò xo và bi ra


ngoài.

Hộp số có 5 tay số: tháo bốn lò xo và bi


ra ngoài

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 80


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vòng hãm càng cài số.

Dùng hai tuốc nơ vít và búa để tháo bốn


vòng hãm.

Hộp số có bốn tay số: một vòng hãm.

Hộp số có năm tay số: bốn vòng hãm.

Tháo trục cài số 3 hoặc 4 và càng cài số.

Tháo các bu lông giữ.

Hộp số có 4 tay số: tháo trục cài số 3 và


càng cài số.

Hộp số có 5 tay số: tháo trục cài số 4 và


càng cài số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 81


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hộp số có 5 tay số.

Tháo trục cài số 3, càng cài số 3 và đầu


nối.

Dùng đũa nam châm lấy bi khóa ra.

Tháo bu lông giữ.

Tháo trục cài số 3, càng cài số 3 và


đầu nối.

Dùng đũa nam châm lấy chốt hãm


khỏi trục cài số 3.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 82


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục cài số 2 và càng cài số 1.

Dùng đũa nam châm lấy chốt hãm.

Tháo bu lông giữ.

Tháo trục cài số 1 và càng cài số 1.

Dùng đũa nam châm lấy chốt hãm từ


trục cài số 1.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 83


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục cài số 2 và càng cài số 2.

Dùng đũa nam châm lấy bi khóa.

Tháo bu lông giữ.

Tháo trục cài số 2 và càng cài số 2.

Tháo bánh răng số lùi và moay ơ số 4.

Dùng hai tuốc nơ vít và búa để tháo


vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 84


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ SST và 2 bu lông


(09101-08136), tháo moay ơ số 4.

SST 09310-17010 (09310-07020).

Tháo vành đồng tốc, bánh răng số lùi và


vòng bi kim.

Tháo ống then số 4, các cá hãm và lò xo


ra khỏi cụm ống nối trượt số 3.

Dùng búa và tuốc nơ vít đẩy ba cá hãm


và lò xo ra khỏi cụm ống then trượt số4.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 85


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bích đỡ ổ bi sau ra.

Tháo bốn bu lông và bích đỡ ổ bi.

Tháo hai vòng hãm.

Dùng kìm chuyên dụng tháo hai vòng


hãm.

Dùng dụng cụ SST và cờ lê tuýp tháo


vòng bi sau của trục trung gian.

SST 0960-35011.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 86


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng tuốc nơ vít tháo vòng bi và bích


đỡ ổ bi.

Tháo trục sơ cấp.

Lấy trục sơ cấp cùng với ổ bi kim và bộ


đồng tốc ra khỏi trục thứ cấp.

Tháo trục thứ cấp ra.

Tháo trục thứ cấp ra khỏi tấm trung


gian bằng cách vừa kéo trục thứ cấp ra
vừa dùng búa nhựa gõ vào tấm trung
gian.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 87


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra công tắc đèn lùi.

Kiểm tra hoạt động của công tắc đèn


lùi.

Nếu có vấn đề thay thế.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 88


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.2 Trục sơ cấp:

Cụm trục sơ cấp

1.2.2.1 Kiểm tra trục sơ cấp.


Kiểm tra vành đồng tốc.

Xoay vành đồng tốc và ấn sát vào khớp


đồng tốc để kiểm tra khả năng hãm lại.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 89


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở giữa vành đồng tốc và khớp


đồng tốc.

Khe hở tiêu chuẩn: 0,8 – 1,6 mm.

Khe hở tối thiểu: 0,6 mm.

Nếu khe hở vượt quá giới hạn thay thế


vành đồng tốc.

Thay vòng bi.

Nếu cần phải thay thế vòng bi trục sơ


cấp.

Dùng kiềm chuyên dụng lấy vòng


hãm ra.

Dùng máy ép tháo vòng bi.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 90


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng máy ép và dụng cụ chuyên dụng


để đóng vòng bi mới vào.

SST 09316-20011.

Chọn lắp vòng hãm theo khe hở dọc


trục tối thiểu.

Kí hiệu Chiều dài mm (in.)

A 2.5 – 2.55 (0.0984 – 0.1004)

B 2.55 – 2.60 (0.1004 – 0.1024)

C 2.60 – 2.65 (0.1024 – 0.1043)

D 2.65 – 2.70 (0.1043 – 0.1063)

E 2.70 – 2.75 (0.1063 – 0.1083)

F 2.75 – 2.80 (0.1083 – 0.1102)

Dùng kiềm chuyên dụng lắp vòng hãm


vào.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 91


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3 Trục thứ cấp:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 92


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.1 Tháo rã cụm trục thứ cấp.


Tháo vòng bi và bánh răng số1

Dùng búa và hai tuốc nơ vít tháo vòng


hãm ra.

Tháo vòng đệm chặn và chốt chặn.

Dùng máy ép tháo vòng bi sau, đệm


chặn và bánh răng số 1.

SST 09555-55010

Tháo chốt chặn và vòng bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 93


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cụm ống nối trượt số 1, vành đồng


tốc số 1, bánh răng số 2 và vòng bi kim.

Dùng búa và hai tuốc nơ vít tháo vòng


hãm ra.

Dùng máy ép tháo cụm ống then trượt


số 1, vành đồng tốc số 1 và bánh răng
số 2.

Tháo vòng bi kim.

Tháo ống then số 1, cá hãm và lò xo ra


khỏi cụm ống nối trượt số 1.

Dùng búa và tuốc nơ vít đẩy ba cá hãm


và hai lò xo ra khỏi cụm ống then trượt
số 1.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 94


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cụm ống nối trượt số 2, vành đồng


tốc, bánh răng số 3 và vòng bi kim.

Dùng búa và hai tuốc nơ vít tháo vòng


hãm ra.

Di chuyển ống nối số 3 lên bánh răng


số 5.

Dùng máy ép tháo cụm ống then trượt


số 2, vành đồng tốc và bánh răng số 3.

SST 09555-55010

Tháo vòng bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 95


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo ống then số 2, cá hãm và lò xo ra


khỏi cụm ống nối trượt số 2.

Dùng búa và tuốc nơ vít đẩy ba cá hãm


và hai lò xo ra khỏi cụm ống then trượt
số 2.

Tháo cụm ống nối trượt số 3, vành đồng


tốc và vòng bi kim.

Dùng búa và hai tuốc nơ vít tháo vòng


hãm ra.

Dùng máy ép tháo cụm ống then trượt


số 3, vành đồng tốc.

SST 09950- 00020

Tháo vòng bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 96


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo ống then số 3, cá hãm và lò xo ra


khỏi cụm ống then trượt số 3.

Dùng búa và tuốc nơ vít đẩy ba cá hãm


và hai lò xo ra khỏi cụm ống nối trượt
số 3.

1.2.3.2 Kiểm tra trục thứ cấp.


Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng.

Đo khe hở dọc trục cho từng bánh răng.

Khe hở tiêu chuẩn:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 3

0.1 – 0.45 mm (0.0039 – 0.0177 in.)

Bánh răng số 2 và bánh răng số 5

0.1 0.35 mm (0.0039 – 0.0138 in.)

Khe hở tối đa:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 3

0.45 mm (0.0177 in.)

Bánh răng số 2 và bánh răng số 5

0.35 mm (0.0138 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 97


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở bánh răng

Dùng đồng hồ so đo khe hở từng bánh


răng.

Khe hở tiêu chuẩn:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 3

0.020 – 0.073 mm (0.0008 -0.0029 in.)

Bánh răng số 2 và bánh răng số 5

0.015 – 0.068 mm (0.0006 – 0.0027 in.)

Khe hở tối đa:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 3

0.73 mm (0.0029 in.)

Bánh răng số 2 và bánh răng số 5

0.068 mm (0.0027 in.)


Kiểm trục thứ cấp và cabi trong.

Dùng thước cặp đo chiều dày gờ chặn


của cabi trong.

Chiều dày tối thiểu: 4.725 mm (0.1860


in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 98


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo trục.

Độ đảo tối đa: 0.05 mm (0.0020 in.)

Dùng thước panme đo đường kính


ngoài của trục thứ cấp.

Đường kính tối thiểu:

Cổ lắp bánh răng số 1: 49.979 mm


(1.9677 in.)

Cổ lắp bánh răng số 2: 57.984 mm


(2.2828 in.)

Cổ lắp bánh răng số 3: 37.979 mm


(1.4952 in.)

Cổ lắp bánh răng số 5: 45.984 mm


(1.8104 in.)

Kiểm tra vành đồng tốc.

Xoay vành đồng tốc và ấn sát vào khớp


đồng tốc để kiểm tra khả năng hãm lại.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 99


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở giữa vành đồng tốc với


khớp đồng tốc.

Khe hở tiêu chuẩn:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 2

0.85 – 1.4 mm (0.0335 – 0.0551 in.)

Bánh răng số 3

0.74 – 1.3 mm (0.0295 – 0.0512 in.)

Khe hở tối thiểu:

Bánh răng số 1 và bánh răng số 2

0.85 mm (0.0335 in.)

Bánh răng số 3

0.75 mm (0.0295 in.)

Đo khe hở giữa càng cài số và ống then


trượt.

Dùng thước lá đo khe hở giữa ống then


hoa và càng cài số.

Khe hở tối đa: 0.35 mm (0.0138 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 100


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.3 Lắp ráp cụm trục thứ cấp.


Lắp ống then số 1, số 2 và số 3 vào ống
nối trượt.

Lắp ống then và các cá hãm vào ống nối


trượt.

Lắp các cá hãm vào các lò xo.

 Chú ý: phải lắp các cá hãm lò xo vào vị


trí sao cho các đầu của hai lò xo không
cùng cài vào một cá hãm.

Lắp bánh răng số 5 và ống nối trượt số


3 trên trục thứ cấp.

Bôi dầu hộp số vào trục và vòng bi kim.

Lắp vành đồng tốc vào bánh răng, làm


trùng rãnh cá hãm cùng với vòng lò xo.

Lắp vòng bi kim và bánh răng số 5

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 101


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng máy ép lắp bánh răng số 5 và ống


nối trục số 3

SST 09316-60010 (09316-00010)

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.40 – 2.45 (0.0945 – 0.0965)

B 2.45 – 2.50 (0.0965 – 0.0984)

C 2.50 – 2.55 (0.0984 – 0.1004)

D 2.55 – 2.60 (0.1004 – 0.1024)

E 2.60 – 2.65 (0.1024 – 0.1044)

F 2.65 – 2.70 (0.1044 – 0.1063)

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 102


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở dọc trục bánh răng số 5

Dùng thước lá đo khe hở dọc trục của


bánh răng số 5

Khe hở tiêu chuẩn:

0.1 – 0.35 mm (0.0039 – 0.0138 in.)

Khe hở tối đa:

0.35 mm (0.0138 in.)

Lắp bánh răng số 3 và ống nối trượt số


2 trên trục thứ cấp.

Bôi dầu hộp số vào trục và vòng bi kim.

Lắp vành đồng tốc vào bánh răng, làm


trùng rãnh cá hãm cùng với vòng lò xo.

Lắp vòng bi kim vào bánh răng số 3

Dùng máy ép lắp bánh răng số 3 và ống


nối trục số 2

SST 09316-60010 (09316-00010)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 103


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

4 1.90 – 1.95 (0.0748 – 0.0768)

5 1.95 – 2.00 (0.0768 – 0.0787)

6 2.00 – 2.05 (0.0787 – 0.0807)

7 2.05 – 2.10 (0.0807 – 0.0827)

8 2.10 – 2.15 (0.0827 – 0.0847)

9 2.15 – 2.20 (0.0847 – 0.0866)

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm.

Đo khe hở dọc trục bánh răng số 3

Dùng thước lá đo khe hở dọc trục của


bánh răng số 3

Khe hở tiêu chuẩn:

0.1 – 0.45 mm (0.0039 – 0.0138 in.)

Khe hở tối đa:

0.45 mm (0.0138 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 104


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bánh răng số 2 và ống nối trượt số


1 trên trục thứ cấp.

Bôi dầu hộp số vào trục và vòng bi kim.

Lắp vành đồng tốc vào bánh răng, làm


trùng rãnh cá hãm cùng với vòng lò xo.

Lắp vòng bi kim vào bánh răng số 2

Dùng máy ép lắp bánh răng số 2 và ống


nối trục số 1

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 3.90 – 2.95 (0.1142 – 0.1162)

B 3.95 – 3.00 (0.1162 – 0.1181)

C 3.00 – 3.05 (0.1181 – 0.1201)

D 3.05 – 3.10 (0.1201 – 0.1220)

E 3.10 – 3.15 (0.1220 – 0.1240)

F 3.15 – 3.20 (0.1240 – 0.1260)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 105


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm.

Đo khe hở dọc trục bánh răng số 3

Dùng thước lá đo khe hở dọc trục của


bánh răng số 3

Khe hở tiêu chuẩn:

0.1 – 0.35 mm (0.0039 – 0.0138 in.)

Khe hở tối đa:

0.35 mm (0.0138 in.)

Lắp bánh răng số 1

Bôi dầu hộp số vào trục và vòng bi kim.

Lắp vành đồng tốc vào bánh răng, làm


trùng rãnh cá hãm cùng với vòng lò xo.

Lắp vòng bi kim vào bánh răng số 1

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 106


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng bi.

Lắp chốt chặn và đệm chặn.

Dùng máy ép lắp vòng bi.

SST 09316-60010 (09316-00010),


09523-36010

Lắp chốt chặn và đệm chặn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 107


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.40 – 2.45 (0.0945 – 0.0965)

B 2.45 – 2.50 (0.0965 – 0.0984)

C 2.50 – 2.55 (0.0984 – 0.1004)

D 2.55 – 2.60 (0.1004 – 0.1024)

E 2.60 – 2.65 (0.1024 – 0.1044)

F 2.65 – 2.70 (0.1044 – 0.1063)

G 2.70 – 2.75 (0.1063 – 0.1083)

H 2.75 – 2.80 (0.1083 – 0.1102)

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm


mới.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 108


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4 Cụm bánh răng trung gian và bánh răng đảo chiều số lùi.

1.2.4.1 Tháo rã trục trung gian.


Nếu cần thiết thay thế vòng bi trước và
đệm cách.

Dùng kìm chuyên dụng tháo vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 109


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ SST ấn lấy vòng bi ra.

SST 09950-00020

Tháo đệm cách.

1.2.4.2 Kiểm tra cụm bánh răng trung gian.


Kiểm tra bánh răng trung gian.

Dùng panme đo đường kính ngoài cổ


vòng bi kim.

Đường kính chuẩn:

35.957 -35.970 mm (1.4156 – 1.4161


in.)

Đường kính tối đa: 35.970 mm (1.4161


in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 110


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4.3 Lắp cụm bánh răng trung gian.


Bôi dầu hộp số vào đệm cách.

Lắp đệm cách.

Bôi dầu vòng bi.

Dùng máy ép lắp vòng bi.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00020)

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.45 – 2.50 (0.0970 – 0.0984)

B 2.50 – 2.55 (0.0984 – 0.1004)

C 2.55 – 2.60 (0.1004 – 0.1024)

D 2.60 – 2.65 (0.1024 – 0.1043)

E 2.65 – 2.70 (0.1043 – 0.1063)

F 2.70 – 2.75 (0.1063 – 0.1083)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 111


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng kìm chuyên dụng lắp vòng


hãm mới.

1.2.5 Nắp trước đỡ vòng bi đầu trục sơ cấp.

1.2.5.1 Thay phớt chắn dầu.


Nếu cần, phải thay phớt chắn dầu của
nắp trước đỡ vòng bi trục sơ cấp.

Dùng tuốc nơ vít cậy phớt chắn dầu ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 112


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST để ép


phớt chắn dầu mới vào.

SST 09608-20012 (09608-


03020,09608-00040)

Độ sâu lắp phớt: 15.4 – 16.2 mm (0.606


– 0,638 in.)

1.2.6 Bơm dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 113


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.6.1 Tháo rã bơm dầu.


Tháo phớt chắn dầu.

Tháo bơm rôto quay.

Tháo bơm rôto quay.

Tháo vòng đệm hình O

Tháo ốc vặn, lò xo, bi,và bệ xú páp.

Dùng tuốc nơ vít đầu lục giác tháo ốc


vặn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 114


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng đũa nam châm lấy lò xo ra.

Dùng đũa nam châm lấy bi ra.

Dùng đũa nam châm lấy bệ xú páp ra.

Tháo vòng đệm hình O từ bệ xú páp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 115


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.6.2 Kiểm tra bơm dầu.


Kiểm tra khe hở bơm rôto.

Đẩy cánh rôto về một bên.

Dùng thước lá đo khe hở.

Khe hở tiêu chuẩn:

0.075 – 0.170 mm (0.0030 – 0.0067 in.)

Khe hở tối đa: 0.170 mm (0.0067 in.)

Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép


thay thế bơm rôto hoặc vỏ bơm dầu.

Kiểm tra khe hở giữa hai bơm rôto.

Dùng thước lá đo khe hở giữa hai rôto


bơm.

Khe hở tiêu chuẩn:

0.10 – 0.22 mm (0.0039 – 0.0087 in.)

Khe hở tối đa: 0.22 mm (0.0087 in.)

Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép


thay thế bơm rôto.
1.2.6.3 Lắp bơm dầu.
Lắp bệ xú páp, bi, lò xo và ốc vặn.

Lắp vòng đệm hình O cho bệ xú páp.

Bôi dầu hộp số cho bệ xú páp.

Lắp bệ xú páp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 116


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi dầu hộp số cho bi.

Lắp bi.

Lắp lò xo.

Dùng tuốc nơ vít đầu lục giác lắp ốc


vặn.

Momen xiết: 185 kgcm (13 ft-lb, 18


N-m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 117


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bơm rôto.

Bôi dầu hộp số cho bơm rôto.

Lắp bơm rôto.

Lắp bơm rôto quay.

Bôi dầu hộp số cho bơm rôto.

Lắp bơm rôto quay.

Lắp vòng đệm hình O.

Lắp phớt chắn dầu mới.

1.2.7 Lắp hộp số.


Lắp trục thứ cấp và tấm trung gian.

Lắp trục thứ cấp vào tấm trung gian


bằng cách đưa tấm trung gian vào lỗ
trên tấm trung gian dùng búa nhựa
đóng trục vào tấm trung gian.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 118


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng kìm chuyên dụng lắp vòng hãm


vào giữ vòng bi.

 Chú ý: vòng hãm phải được lắp sao


cho không bị kẹt cứng vào tấm trung
gian.

Lắp trục sơ cấp.

Bôi mỡ MP (đa năng) vào 12 viên bi


kim và lắp vào ổ trên trục sơ cấp.

Lắp trục sơ cấp vào trục thứ cấp cùng


với vòng đồng tốc sao cho các rãnh lắp
cá hãm được thẳng hàng với nhau.

Lắp cụm trục trung gian và tấm trung


gian.

Lắp trục trung gian lên tấm trung gian


và lắp vòng bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 119


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng kìm chuyên dụng lắp vòng hãm


lên vòng bi sau.

Dùng thanh đồng và búa lắp cụm trục


trung gian và vòng bi sau.

Lắp bích giữ vòng bi sau.

Dùng cờ lê tuýp lắp và xiết các bu lông.

Mômen xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 120


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bánh răng số lùi, ống trượt và vòng


bi kim.

Bôi mỡ hộp số vòng bi kim.

Lắp vòng bi kim và bánh răng số lùi với


vành đồng tốc.

Lắp cụm ống nối trượt số 4 và cá hãm.

Lắp các cá hãm vào các lò xo.

 Chú ý: phải lắp các cá hãm, lò xo


vào vị trí sao cho các đầu của hai lò xo
không cùng cài vào một cá hãm.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và búa lắp


cụm ống nối trượt số 4

SST 09316-60010 (09316-00010)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 121


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.40 – 2.45 (0.0945 – 0.0965)

B 2.45 – 2.50 (0.0965 – 0.0984)

C 2.50 – 2.55 (0.0984 – 0.1004)

D 2.55 – 2.60 (0.1004 – 0.1024)

E 2.60 – 2.65 (0.1024 – 0.1044)

F 2.65 – 2.70 (0.1044 – 0.1063)

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm


mới.

Đo khe hở dọc trục bánh răng trên trục


trung gian.

Dùng thước lá đo khe hở dọc trục của


bánh răng số 5

Khe hở tiêu chuẩn: 0.1 – 0.67 mm


(0.0039 – 0.0264 in.)

Khe hở tối đa: 0.67 mm (0.0264 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 122


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp trục càng cài số 2 và càng cài số 2

Lắp càng cài số 2 vào ống then số 2.

Lắp trục cài số 2 càng cài số 2 và tấm


đỡ trung gian.

Lắp và xiết chặt các bu lông.

Mômen xiết: 370 kg-cm (27 ft-lb, 36 N-


m)

Lắp trục cài số 1 và càng cài số 1

Dùng đũa nam châm lắp chốt hãm vào


tấm đỡ trung gian.

Lắp các chốt hãm vào lỗ trên trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 123


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp càng cài số 1 vào ống then số 1.

Lắp trục cài số 1 càng cài số 1 và tấm


đỡ trung gian.

Lắp và xiết chặt các bu lông.

Mômen xiết: 370 kg-cm (27 ft-lb, 36 N-


m)

Lắp trục cài số 3 và càng cài số 3

Dùng đũa nam châm lắp chốt hãm vào


tấm đỡ trung gian.

Lắp các chốt hãm vào lỗ trên trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 124


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp càng cài số 3 vào ống then số 3.

Lắp trục cài số 3 càng cài số 3 và tấm


đỡ trung gian.

Lắp và xiết chặt các bu lông.

Mômen xiết: 370 kg-cm (27 ft-lb, 36 N-


m)

Lắp trục cài số 3 hoặc số 4 và trục số


lùi.

Dùng đũa nam châm lắp các bi khóa


vào tấm đỡ trung gian.

Lắp càng cài số lùi vào ống then số 3


hoặc số 4

Lắp trục cài số 3 hoặc số 4 và trục số


lùi vào tấm đỡ trung gian.

Dùng đũa nam châm lắp các bi khóa


cầu nối.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 125


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp và xiết chặt các bu lông.

Mômen xiết:

Hộp số 4 tay số 350 kg-cm (25 ft-lb,


34 N-m)

Hộp số 5 tay số 370 kg-cm (27 ft-lb,


36 N-m)

Lắp vòng hãm trục giữ càng cài số.

Dùng búa và thanh đồng đóng các vòng


hãm vào trục.

Hộp số 4 tay số: 1 vòng hãm.

Hộp số 5 tay số: 4 vòng hãm.

Lắp các viên bi hãm, lò xo và nút bịt.

Lắp các viên bi hãm và lò xo vào.

Hộp số 4 tay số: 3 viên bi và 3 lò xo.

Hộp số 5 tay số: 4 viên bi và 4 lò xo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 126


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi keo làm kín vào các ren nút bịt.

Keo làm kín: part No.08833-00080,


THREE BOND 1344, LOCTITE 242
hoặc các loại tương đương.

Dùng cờ lê tuýp có tay quay xiết chặt.


(cờ lê tuýp có tay quay T40 09042-
00020)

Mô men xiết: 190 kg-cm (14 ft-lb, 19


N-m)

Lắp bánh răng số lùi.

Tháo tấm đỡ trung gian ra khỏi êtô.

Tháo tấm đỡ trung gian ra khỏi êtô.

Tháo các bu lông, đai ốc và vòng đệm


phẳng (dùng làm vị trí kẹp) ra.

Lắp lọc dầu lên tấm trung gian.

Lắp lọc dầu.

Lắp và xiết chặt 3 bu lông.

Mô men xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N-m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 127


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp nam châm lên tấm trung gian.

Lắp lọc dầu vào vỏ trước hộp số.

Lắp và xiết chặt 2 bu lông.

Mô men xiết: 120 kg-cm (9ft-lb, 12N-


m)

Lắp vỏ hộp số và tấm trung gian.

Làm sạch bề mặt chi tiết, cẩn thận


không để dầu dính vào bề mặt lắp
ghép của thân hộp số.

Bôi đường keo làm kín vào mặt láp


ghép của thân hộp số theo chỉ dẫn trên
hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc các loại
tương đương.

Lắp theo dấu.

Đặt tấm trung gian sao cho trùng dấu


với thân vỏ hộp số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 128


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng búa nhựa lắp thân hộp số với tấm


đỡ trung gian.

Lắp các vòng hãm

Dùng kìm chuyên dụng lắp 2 vòng hãm


trục sơ cấp và trục trung gian.

Lắp nắp đỡ ổ bi trước cùng với vòng


đệm làm kín.

Làm sạch bề mặt chi tiết, cẩn thận


không để dầu dính vào bề mặt lắp ghép
của nắp đỡ ổ bi trước.

Bôi đường keo làm kín vào mặt láp


ghép của thân hộp số theo chỉ dẫn trên
hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc các loại
tương đương.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 129


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi keo làm kín vào ren bu lông.

Keo làm kín: Part No.08833-00080.


THREE BOND 1344, LOCTITE 242
hoặc các loại tương đương.

Lắp và xiết chặt 8 bu lông.

Mô men xiết: 170 kg-cm (12 ft-lb, 16


N-m)

Lắp cần số và càng gài số.

Dùng cái đục và cái búa lắp chốt lò xo


từ cần số.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 130


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp lọc dầu từ ống nối hộp số phụ.

Lắp lọc dầu.

Lắp và xiết chặt 2 bu lông.

Mô men xiết: 120 kg-cm (9 ft-lb, 12 N-


m)

Lắp ống nối hộp số phụ.

Làm sạch bề mặt chi tiết, cẩn thận


không để dầu dính vào bề mặt lắp ghép
của ống nối hộp số phụ.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép của ống nối hộp số phụ theo chỉ
dẫn trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc các loại
tương đương.

Lắp theo dấu.

Lắp ống nối hộp số phụ.

Lắp và xiết chặt 11 bu lông.

Mô men xiết: 380 kg-cm ( 27 ft-lb, 37


N-m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 131


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bơm dầu.

Bôi mỡ MP vào cái chốt thẳng.

Lắp 2 chốt thẳng.

Lắp bơm dầu.

Bôi đường keo làm kín.

Keo làm kín: Part No.08833-00080.


THREE BOND 1344, LOCTITE 242
hoặc các loại tương đương.

Lắp và xiết chặt 5 bu lông.

Mô men xiết: 170 kg-cm (12 ft-lb. 17


N-m)

Lắp chốt guốc.

Lắp chốt guốc vào cụm điều khiển.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 132


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng búa lắp chốt lò xo như hình.

Lắp cụm nối cần số.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép của cụm nối cần số theo chỉ dẫn
trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc các loại
tương đương.

Lắp theo dấu.

Lắp và xiết chặt 6 bu lông.

Mô men xiết: 170 kg-cm (12ft-lb. 17


N-m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 133


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp 2 chốt hãm.

Mô men xiết: 380 kg-cm ( 27 ft-lb. 37


N-m)

Lắp ống thông hơi.

Lắp vỏ ly hợp.

Lắp và xiết chặt 10 bu lông.

Mô men xiết: 380 kg-cm ( 27 ft-lb. 37


N-m)

Lắp công tắc đèn lùi.

Mô men xiết: 450 kg-cm ( 33 ft-lb. 44


N-m)

Lắp càng cua và vòng bi ép.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 134


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp hộp số phụ.

Lắp hộp số phụ, siết chặt sáu bu lông.

Mô men xiết: 69 N.m (700kgf-cm)

Lắp các đường ống thông hơi.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 135


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ PHÂN PHỐI


1.1 Cấu tạo chức năng của hộp số phân phối.

1.1.1 Hộp số phân phối.

1.1.1.1 Công dụng:


Hộp số phân phối trên xe Toyota Land Cruiser 4WD dùng để truyền, thay đổi
và phân phối mô men xoắn từ hộp số chính đến các cầu chủ động.

Các ổ trục trung gian và các trục ra của Hộp số phân phối xe Toyota Land
Cruiser 4WD được bôi trơn bằng cưỡng bức nhờ bơm dầu đặt ở cuối trục trung gian, ổ
trục chủ động bôi trơn bằng vung té. Sơ đồ bôi trơn thể hiện trên hình:

Hình. Sơ đồ bôi trơn

1- Máng dầu; 2-Bơm dầu; 3- Đĩa phân phối dầu; 4- Van an toàn; 5-Máng
gom dầu .

Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong, được dẫn động trực tiếp từ trục trung
gian.

Kết cấu các chi tiết chính của hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD.
Các chi tiết chính của hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD gồm có
các trục (trục vào, trục chủ động, trục trung gian, trục ra cầu trước, trục ra cầu sau), các

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 136


Luận Văn Tốt Nghiệp

bánh răng (chủ động, trung gian, thứ cấp) và các ổ. Ngoài ra còn có các ống gài số
phụ. Sau đây là kết cấu của các chi tiết chính.

1.1.2 Trục vào và khối bánh răng chủ động


Trục vào ( Trục sơ cấp hộp số phân phối) được gối trên hai ổ bi cầu trên trục có
lắp bánh răng chủ động là loại bánh răng trụ răng nghiêng, ngoài ra trên trục vào còn
lắp thêm một bánh răng để tách công suất ra.

Hình. Các chi tiết của trục vào hộp số phân phối Toyota Land Cruiser 4WD

1- Vòng chặn trước; 2 Ổ đỡ trước; 3-Khối bánh răng chủ động; 4- Ổ đỡ sau;
5- Vòng chặn sau.

1.1.2.1 Trục ra cầu trước và thân vỏ trước


Trên trục ra cầu trước có mặt bích để lắp các đăng dẫn động cầu trước. Trục ra
cầu trước cũng được gối trên hai ổ bi là một ổ bi cầu và một ổ bi côn, được bôi trơn
cưỡng bức nhờ bơm dầu lắp ở đuôi trục trung gian,bánh răng số phụ được lắp then hoa
với trục. Trên trục ra cầu trước còn có nắp chắn bụi, phớt chắn dầu và các vòng chặn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 137


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Các chi tiết của trục vào hộp số phân phối Toyota Land Cruiser 4WD

1- Trục ra cầu trước; 2- ,3- Nắp chắn bụi; 4- Phớt chắn dầu; 5- Thân phụ
phía trước; 6- Ổ bi; 7- Vòng hãm; 8- Bánh răng; 9-Vòng hãm.

1.1.2.2 Trục trung gian


Trục trung gian được gối trên hai ổ bi côn, trên trục có các bánh răng số cao 2
và bánh răng số thấp 5 là loại bánh răng trụ răng nghiêng, quay trơn trên trục nhờ các ổ
thanh lăn 4.

Hình. Các chi tiết của trục trung gian hộp số phân phối Toyota Land Cruiser
4WD

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 138


Luận Văn Tốt Nghiệp

1- Ổ côn trước; 2-Bánh răng số cao; 3- Ống gài số phụ; 4- Ổ thanh lăn; 5-
Bánh răng số thấp; 6- Ổ côn sau.

1.1.2.3 Trục ra cầu sau và thân vỏ sau

Hình. Các chi tiết của trục ra cầu sau và thân vỏ sau hộp số phân phối Toyota
Land Cruiser 4WD

1- Đĩa phân phối bơm dầu; 2-Vòng hãm; 3- Bánh vít đồng hồ tốc độ; 4- Ổ bi;
5- Vòng chắn; 6- Phớt chắn dầu; 7-Vòng hãm; 8- Trục ra cầu sau; 9- Van
một chiều; 10-Bi van một chiều; 11-Lò xo van một chiều; 12- Vít điều chỉnh;
13- Thân phụ sau; 14- Rô to bị động; 15- Rô to chủ động; 16- Đĩa phân phối
bơm dầu; 17- Dẫn động bơm dầu.

1.1.2.4 Nắp và dẫn động hộp số phân phối

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 139


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình Các chi tiết của nắp và dẫn động hộp số phân phối Toyota Land Cruiser 4WD

1- Cần số phụ; 2-Đệm phẳng ; 3- Đệm vênh; 4- Chốt chẻ; 5- Thanh nối cần
chuyển số; 6- Bạc; 7-Nút sau trục trượt; 8- Nắp hộp phân phối; 9- Đệm nắp
hộp phân phối; 10- Nút trước trục trượt ; 11-Vòng hãm; 12- Đệm phẳng;
13- Đệm vênh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 140


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.3 Phân tích nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa:
Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục

Hộp phân phối sau thời  Thiếu dầu bôi trơn  Kiểm tra bổ sung, nếu
gian làm việc thấy nóng không đảm bảo chất cần thay dầu mới, đúng
quá quy định lượng, không đúng chủng chủng loại, đảm bảo chất
loại, dầu bẩn, lẫn nước … lượng tốt.

Hộp phân phối bị chảy dầu  Mức dầu quá cao, đệm  Kiểm tra mức dầu, tháo
bị hư hỏng, vòng chắn bớt dầu trong hộp số, thay
dầu bị mòn hoặc bị hư đệm , vòng chắn dầu, và
hỏng, vòng chữ O bị mòn vòng chữ O.
hoặc bị hỏng

Không thể chuyển từ số  Dây nối hoặc giắc nối,  Kiểm tra giắc nối, dây
cao sang số thấp. bộ chấp hành gài hộp số, nối, và mạng lưới truyền
hệ thống mạng CAN bị dữ liệu điều khiển, kiểm
lỗi, công tắc vị trí hộp số, tra ECU.
ECU điều khiển 4 bánh,
thiếu sót trong hộp số
phân phối

Không thể chuyển từ trạng  Dây nối hoặc giắc nối,  Kiểm tra lại những dây
thái không khóa sang khóa bộ chấp hành gài hộp số, cắm, giắc cắm kết nối,
hệ thống mạng CAN bị mạng lưới truyền dữ liệu,
lỗi, công tắc khóa vi sai kiểm tra ECU.
trung tâm, ECU điều
khiển 4 bánh, thiếu sót
trong hộp số phân phối.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 141


Luận Văn Tốt Nghiệp

Không thể chuyển sang số  Hệ thống mạng CAN bị  Kiểm tra hệ thống
trung gian. lỗi, ECU điều khiển 4 mạng lưới truyền dữ liệu
bánh, công tắc vị trí hộp và kết nối, kiểm tra ECU
số, bộ chấp hành gài hộp và công tắc vị trí.
số, thiếu sót trong hộp số
phân phối

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 142


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hộp Số Phân Phối:

1.2.1 Hộp số phân phối:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 143


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.1.1 Tháo rã hộp số phân phối


Tháo đường ống thông hơi.

Tháo cụm khởi động.

Tháo mô tơ điều khiển dẫn động trục


trượt bộ khoá vi sai bằng việc tháo 4 bu
lông trên vỏ hộp phân phối.

Tháo bánh răng ra khỏi nắp vỏ trước.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 144


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vít điều chỉnh, lò xo và bi van an


toàn.

Dùng cờ lê tuýp có tay quay tháo vít


điều chỉnh.

(Cờ lê tuýp T40 09042-00020)

Dùng đũa nam châm tháo lò xo và bi


van an toàn.

Tháo công tắc đồng hồ đo sức nén.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 145


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vỏ bộ truyền lực.

Tháo mười bu lông, vỏ bộ truyền lực và


đệm kín.

Tháo mặt bích trục thứ cấp.

Dùng cái đục và cái búa nới lỏng đai ốc.

Dụng dụng cụ SST giữ chặt mặt bích


tháo đai ốc và vòng đệm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 146


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bánh răng đo tốc độ và chắn bụi từ


mặt bích.

Dùng máy ép tháo bánh răng đo tốc độ.

SST 09608-20012 (09608-00040),


09950-00020

Dùng dụng cụ SST tháo phớt chắn bụi.

SST 09950-20017

Tháo phớt chắn bụi từ nắp sau.

Dùng dụng cụ SST tháo phớt chắn bụi.

SST 09950-20017

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 147


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo nắp vỏ trước.

Tháo 6 bu lông để tách rời vỏ trước.

Nếu cần thiết dùng búa nhựa tháo nắp


vỏ trước.

Tháo càng cua và trục trượt số 2 ra khỏi


vỏ hộp phân phối.

Tách rời càng cua và trục trượt số 2

Dùng hai tuốc nơ vít và búa tháo các


vòng hãm.

Tháo rời càng cua và trục trượt số 2

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 148


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo nắp vỏ sau.

Tháo 9 bu lông và tách vỏ phía sau ra.

Nếu cần thiết dùng búa nhựa gõ nhẹ để


tách.

Tháo vòng đệm số 1, bi và đệm điều


chỉnh.

Tháo vòng đệm số 1

Dùng đũa nam châm tháo bi.

Tháo đệm điều chỉnh.

Tháo khay đựng dầu từ vỏ sau.

Tháo 2 bu lông và khai đựng dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 149


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo nắp sau của vỏ.

Tháo 5 bu lông.

Dùng búa và thanh đồng gõ tách rời


phần nắp sau của vỏ hộp.

Tháo vỏ trước và vỏ sau.

Dùng kìm nhọn để tháo các vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 150


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo 8 bu lông ra.

Dùng búa để tách vỏ trước và vỏ sau.

Tháo lọc dầu từ vỏ sau.

Tháo bu lông giữ và lọc dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 151


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo 2 vòng bạc ở vỏ sau.

Dùng tay rút vòng bạc lên khỏi vỏ sau


như hình vẽ.

Tháo cum trục chủ động.

Sử dụng búa nhựa tháo trục chủ động từ


vỏ hộp trước và tháo trục chủ động.

Tháo cụm trục trung gian.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 152


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tách càng cua và trục trượt số 1

Dùng cái chốt và cái búa để gõ lấy chốt


lò xo ra.

Tháo cần số ngoài và cần số trong.

Tháo bu lông giữ và vòng đệm.

Dùng búa và thanh đồng gõ nhẹ để lấy


chốt khóa.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 153


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cấn số ngoài và cần số trong.

Nếu cần thay thế vòng chắn dầu.

Dùng tuốc nơ vít tháo vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và cái búa


lắp vòng chắn dầu mới.

SST 09608-20012 (09608-00080,


09608-03020)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 154


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vòng dầu trục vào.

Sử dụng thiết bị chuyên dùng và một


cái búa để tháo.

SST 09316-60010 (09316-00010)

Dùng dụng cụ chuyên dụng và cái búa


lắp vòng dầu mới.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09136 00030)

Tháo máng gom dầu.

Tháo bu lông giữ và mang gom dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 155


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bạc nắp trước từ vỏ trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


bạc nắp trước.

SST 09950-20017

Sử dụng một thanh đồng và búa để tháo


rời bạc ra khỏi vỏ.

Kiểm tra công tắc đồng hồ đo sức nén.

Kiểm tra hoạt động của công tắc đồng


hồ đo sức nén.

Nếu có vấn đề thay thế.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 156


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.2 Trục sơ cấp.

1.2.2.1 Tháo rã trục sơ cấp.

Tháo ổ đỡ sau.

Dùng kìm nhọn tháo vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 157


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


tháo ổ đỡ sau.

Tháo bánh răng trục sơ cấp.

Dùng kìm nhọn tháo vòng hãm.

Dùng máy ép tháo bánh răng trục sơ


cấp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 158


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo ổ đỡ trước.

Dùng máy ép tháo ổ đỡ trước.

1.2.2.2 Lắp trục sơ cấp.

Lắp ổ đỡ trước.

Dùng máy ép lắp ổ đỡ trước.

Lắp bánh răng trục sơ cấp.

Dùng máy ép lắp bánh răng trục sơ


cấp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 159


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.0 (0.0787)

B 2.1 (0.0827)

C 2.2 (0.0866)

D 2.3 (0.0906)

E 2.4 (0.0945)

F 2.5 (0.0984)

G 2.6 (0.1024)

H 2.7 (0.1063)

J 2.8 (0.1102)

Dùng kìm nhọn lắp vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 160


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ổ đỡ sau.

Dùng máy ép và dụng cụ chuyên dụng


lắp ổ đỡ sau.

SST 09316-60010 (09316-00030)

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.0 (0.0787)

B 2.1 (0.0827)

C 2.2 (0.0866)

D 2.3 (0.0906)

Dùng kìm nhọn lắp vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 161


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3 Cụm bánh răng trung gian.

1.2.3.1 Tháo rã cụm bánh răng trung gian.

Tháo ổ côn trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


tháo ổ côn trước.

SST 09555-55010

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 162


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo ổ côn sau.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


tháo ổ côn sau.

SST 09555-55020

1.2.3.2 Lắp cụm bánh răng trung gian.


Lắp ổ bi côn sau.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


lắp ổ côn sau.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00070)

Lắp ổ bi côn trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


lắp ổ côn trước.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00050)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 163


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4 Trục thứ cấp.

1.2.4.1 Tháo rã trục thứ cấp.


Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng.

Dùng đồng hồ so đo khe hở của từng


bánh răng.

Bánh răng tốc độ cao

Khe hở tiêu chuẩn: 0.28 - 0.43 mm


(0.0110 - 0.0169 in.)

Khe hở tối đa: 0.43 mm (0.0169 in.)

Bánh răng tốc độ chậm

Khe hở tiêu chuẩn: 0.20 - 0.45 mm


(0.0079 - 0.0177 in.)

Khe hở tối đa: 0.45 mm (0.0177 in.)


GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 164
Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở bánh răng

Dùng đồng hồ so đo khe hở từng bánh


răng.

Khe hở tiêu chuẩn: 0.0075 – 0.034 mm


(0.0003 – 0.0013 in.)

Khe hở tối đa: 0.034 mm (0.0013 in.)

Tháo bánh răng ngoài.

Dùng kìm nhọn tháo vòng hãm.

Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo bánh


răng ngoài.

SST 09550-00020

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 165


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bi côn trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


tháo bi côn trước.

SST 09550-00020

Tháo bánh răng tốc độ cao, vành đồng


tốc và vòng bi kim.

Tháo bánh răng tốc độ thấp và bi côn


sau.

Dùng máy nén tháo bánh răng tốc độ


thấp và bi côn sau.

Tháo vòng bi kim.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 166


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cụm ống then tốc độ cao và tốc độ


thấp.

Dùng tuốc nơ vít tháo 2 lò xo.

Tháo ống then tốc độ cao, tốc độ thấp


và cá hãm.

Dùng 2 tuốc nơ vít và cái búa tháo vòng


hãm.

Dùng máy nén tháo cụm ống nối trượt.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 167


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4.2 Kiểm tra trục thứ cấp. Dùng thước panme đo đường kính
ngoài của trục thứ cấp.

Đường kính tối thiểu:

Bánh răng tốc độ cao.

A: 41.984 mm (1.6529 in.)

Bánh răng tốc độ thấp.

B: 42.984 mm (1.6923 in.)

Nếu khe hở vượt quá giới hạn thay thế


trục thứ cấp.

Dùng thước cặp đo chiều dài lắp bánh


răng.

Chiều dài tối đa.

Bánh răng tốc độ cao.

A: 46.55 mm (1.8327 in.)

Bánh răng tốc độ thấp.

B: 62.35 mm (2.4547 in.)

Nếu chiều dài lắp vượt quá giới hạn


thay thế trục thứ cấp.

Kiểm tra vành đồng tốc.

Xoay vành đồng tốc và ấn sát vào khớp


đồng tốc để kiểm tra khả năng hãm lại.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 168


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở giữa vành đồng tốc với khớp


đồng tốc.

Khe hở tiêu chuẩn: 0.75 – 1.65 mm


(0.0295 – 0.0650 in.)

Khe hở tối thiểu: 0.75 mm (0.0295 in.)

Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép


thay thế vành đồng tốc.

Đo khe hở giữa càng cài số và ống then


trượt.

Dùng thước lá đo khe hở giữa ống then


hoa và càng cài số.

Khe hở tiêu chuẩn: 0.1 – 0.4 mm


(0.0039 – 0.0157 in.)

Khe hở tối đa: 0.4 mm (0.0157 in.)

Nếu khe hở vượt quá giới hạn thay thế


càng cài số hoặc ống then.

1.2.4.3 Lắp ráp cụm trục thứ cấp.


Lắp cụm ống then tốc độ cao và ống
then tốc độ thấp.

Lắp ống then và các cá hãm vào ống nối


trượt.

Lắp các cá hãm vào các lò xo

 Chú ý: phải lắp các cá hãm lò xo vào


vị trí sao cho các đầu của hai lò xo
không cùng cài vào một cá hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 169


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ống then tốc độ cao, thấp.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


lắp ống then tốc độ cao, thấp.

SST 09316-20011

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.60 (0.1024)

B 2.65 (0.1043)

C 2.70 (0.1063)

D 2.75 (0.1083)

E 2.80 (0.1102)

F 2.85 (0.1122)

G 2.90 (0.1142)

Lắp vòng bi kim, bánh răng tốc độ thấp


và bi côn sau.

Bôi dầu hộp số vòng bi kim.

Lắp vòng bi kim và bánh răng tốc độ


thấp.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


lắp bi côn sau.

SST 09316-60010 (09316-00010)


GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 170
Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bánh răng tốc độ cao vành đồng tốc


và vòng bi kim.

Bôi dầu hộp số vòng bi kim.

Lắp bánh răng tốc độ cao vành đồng tốc


và vòng bi kim.

 Chú ý: lắp các ren thẳng hàng với cá


hãm.

Lắp bi côn trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


lắp bi côn trước.

SST 09316-60010 (09316-00010)

Lắp bánh răng ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


lắp bánh răng ngoài.

SST 09316-60010 (09316-00030)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 171


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 2.0 (0.0787)

B 2.1 (0.0827)

C 2.2 (0.0866)

D 2.3 (0.0906)

Dùng kìm nhọn lắp vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 172


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.5 Thân phụ trước.

1.2.5.1 Tháo rã thân phụ trước.

Tháo cụm ống nối trượt.

Dùng kìm nhọn tháo vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 173


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo cụm


ống nối trượt.

SST 09213-27010

Tháo trục ra cầu trước.

Dùng búa nhựa để tháo trục ra cầu


trước.

Tháo nắp chắn bụi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo nắp


chắn bụi.

SST 09950-20017

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 174


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng tuốc nơ vít và búa để lấy nắp chắn


bụi.

Tháo phớt chắn dầu.

Dùng tuốc nơ vít tháo phớt chắn dầu.

Tháo ổ bi.

Dùng tuốc nơ vít tháo vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 175


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


tháo ổ bi ra.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00070)

1.2.5.2 Lắp thân phụ phía trước.


Lắp nắp chắn bụi.

Dùng búa nhựa lắp nắp chắn bụi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


lắp nắp chắn bụi.

SST 09316-20011, 093116-60010


(09316-00010)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 176


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ổ bi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy nén


lắp ổ bi.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00030)

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có khe


hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 1.7 (0.0669)

B 1.8 (0.0709)

Lắp phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và búa lắp


phớt chắn dầu mới.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00060)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 177


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp trục ra cầu trước và cụm ống nối


trượt.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


lắp trục ra cầu trước và cụm ống nối
trượt.

SST 09316-20011, 09316-60010


(09316-00010, 09316-00040, 09316-
00070)

Lắp vòng hãm.

Chọn lắp vòng hãm để đảm bảo có


khe hở dọc trục khi lắp lên trục.

Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

A 1.8 (0.0709)

B 1.9 (0.0748)

C 2.0 (0.0787)

D 2.1 (0.0827)

E 2.2 (0.0866)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 178


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.6 Nắp sau.

1.2.6.1 Tháo rã nắp sau.


Tháo trục bơm dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 179


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vỏ bơm dầu.

Dùng cờ lê tuýp có tay quay tháo 3 bu


lông và vỏ bơm dầu.

(Cờ lê tuýp T30 09042-00010)

Tháo bơm rôto quay.

Tháo rôto bơm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 180


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vít, lò xo, bi và van.

Dùng cờ lê 6 mặt tháo vít.

Dùng đũa nam châm tháo lò xo, bi, van.

Tháo phớt chắn dầu.

Dùng tuốc nơ vít tháo phớt chắn dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 181


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.6.2 Lắp nắp sau.


Lắp phớt chắn bụi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và búa lắp


phớt chắn bụi.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00040)

Lắp van, bi, lò xo và vít.

Bôi dầu hộp số cho bi.

Lắp van, bi và lò xo.

Lắp và xiết chặt vít.

Mô men xiết: 190 kg-cm (14 ft-lb, 19


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 182


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp rôto bơm.

Bôi dầu hộp số rôto bơm.

Lắp rôto bơm.

Lắp bơm rôto quay.

Bôi dầu hộp số bơm rôto quay.

Lắp bơm rôto quay.

 Gợi ý: lắp theo dấu.

Lắp vỏ bơm.

Lắp vỏ bơm.

Lắp và xiết 3 bu lông đúng lực.

(Cờ lê tuýp T30 09042-00010)

Mô men xiết: 50 kg-cm (4.3 ft-lb, 4,9


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 183


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7 Lắp hộp số phân phối.


Lắp 2 ổ đỡ vỏ trước.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và búa lắp ổ


đỡ trục thứ cấp.

SST 09316-20011, 09316-60010


(09316-00010, 09316-00030)

Dùng dụng cụ chuyên dụng và búa lắp ổ


đỡ trục trung gian.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00040)

Lắp máng gom dầu vỏ trước.

Lắp máng gom dầu.

Lắp và xiết bu lông đúng lực.

Mô men xiết: 55 kgf-cm (4.8 ft-lb, 5.4


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 184


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cần số ngoài và cần số trong.

Lắp cần số ngoài và cần số trong.

Dùng cái búa và cái chốt lắp chốt khóa


cần đẩy.

Lắp vòng đệm và đai ốc.

Mô men xiết: 120 kgf-cm (9 ft-lb, 12


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 185


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp trục trượt và càng cua số 1

Dùng cái búa và cái chốt lắp chốt lò xo


vào rãnh.

Lắp trục trung gian, trục thứ cấp, trục


trượt và càng cua số 1

Lắp trục sơ cấp.

Dùng búa nhựa lắp trục sơ cấp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 186


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp hai vòng bạc ở vỏ sau dùng tay lắp


vòng bạc vào vỏ sau như hình vẽ.

Lắp khai đựng dầu.

Lắp khai đựng dầu.

Lắp và xiết các bu lông đúng lực.

Mô men xiết: 50 kgf-cm (4.3 ft-lb, 4.9


N.m)

Lắp máng gom dầu.

Lắp máng gom dầu với bu lông.

Mô men xiết: 130 kgf-cm (9 ft-lb, 13


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 187


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vỏ trước và vỏ sau

Chọn vòng phớt hợp lý của từng vỏ.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép của vỏ hộp số phụ theo chỉ dẫn
trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

Dùng búa nhựa lắp vỏ sau.

Lắp 8 bu lông và xiết đúng lực.

Mô men xiết: 380 kgf-cm (27 ft-lb, 37


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 188


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng kìm nhọn lắp vòng hãm.

Lắp tấm bịt.

Chọn tấm bịt phù hợp.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép theo chỉ dẫn trên hình.

Keo làm kín: Part No. 08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

Lắp tấm bịt.

Lắp 5 bu lông và xiết đúng lực.

Mô men xiết: 380 kgf-cm (27 ft-lb, 37


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 189


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chọn đệm điều chỉnh trục trung gian.

Dùng thước cặp đo khe hở giữa bánh


răng gài và ổ khe hở, kích thước A

 Gợi ý: Nhẹ nhàng giữ đệm đo khe


hở.

Dùng thước vuông kiểm tra độ vuông


góc tại điểm B

Sử dụng thanh thép phẳng và thước lá


để kiểm tra khe hở của trục ra và ổ khe
hở tại C như hình vẽ

Chọn đệm điều chỉnh trục thứ cấp và


bi côn.

Dùng thước cặp đo khe hở giữa bánh


răng gài và ổ khe hở, kích thước D

 Gợi ý: Nhẹ nhàng giữ đệm đo khe


hở.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 190


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng đệm.

Bôi mỡ MP cho vòng đệm.

Lắp bi và vòng đệm số 1

Bôi mỡ MP cho bi.

Lắp bi và vòng đệm số 1

Lắp nắp sau.

Lắp trục bơm dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 191


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép theo chỉ dẫn trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

Lắp nắp sau.

Lắp 8 bu lông và xiết đúng lực.

Mô men xiết: 380 kgf-cm (27 ft-lb, 37


N.m)

Lắp trục cài số và càng cua số 2

Lắp trục cài số và càng cua số 2

Dùng thanh đồng và búa lắp vòng hãm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 192


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cụm ống nối trượt, càng cài số và


càng cua số 2

Lắp vỏ trước.

Làm sạch bề mặt lắp ghép cẩn thận


không để dính dầu trên bề mặt lắp
ghép.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép theo chỉ dẫn trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

Lắp cụm ống nối trượt và vỏ trước.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 193


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp 6 bu lông và xiết đúng lực.

Mô men xiết: 380 kgf-cm (27 ft-lb, 37


N.m)

Lắp phớt chắn bụi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng và máy ép


lắp phớt chắn bụi.

SST 09316-20011, 09316-60010


(09316-00010)

Lắp mặt bích trục thứ cấp.

Lắp cảm biến tốc độ xe lên mặt bích


trục thứ cấp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 194


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp mặt bích trục thứ cấp.

Xiết bu lông đúng lực.

Mô men xiết: 1300 kgf-cm (94 ft-lb,


128 N.m)

Đe bu lông lại.

Lắp đồng hồ đo sức nén.

Lắp đồng hồ đo sức nén hộp số phân


phối.

Mô men xiết: 380 kgf-cm (27 ft-lb, 37


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 195


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bi, lò xo và vít.

Lắp bi và lò xo.

Bôi keo làm kín vít phù hợp.

Keo làm kín: Part No.08833-00080,


THREE BOND 1344, LOCTITE
242 hoặc tương đương.

Xiết vít đúng lực.

Mô men xiết: 190 kgf-cm (14 ft-lb, 19


N.m)

Lắp bánh răng ngoài.

Bôi dầu như chỉ dẫn trên hình.

Lắp bánh răng ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 196


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cụm khởi động.

Bôi đường keo làm kín vào mặt lắp


ghép theo chỉ dẫn trên hình.

Keo làm kín: Part No.08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

Lắp cụm khởi động.

Xiết 4 bu lông đúng lực.

Mô men xiết: 190 kgf-cm (14 ft-lb, 19


N.m)

Lắp đường ống thông hơi.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 197


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 5: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC ĐĂNG, CẦU


CHỦ ĐỘNG, HỆ THỐNG TREO.
1.1 Cấu tạo và chức năng:

1.1.1 Các đăng:

1.1.1.1 Kết cấu

1.1.1.2 Công dụng


Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không cùng
nằm trên một đường thẳng, mà cắt nhau dưới một góc α nào đó (trị số góc α thay đổi),
tức là dùng để truyền mô men quay từ trục của hộp số (hộp số phân phối) đến các cầu
chủ động và các bánh xe chủ động.

1.1.1.3 Yêu cầu


Đảm bảo khi truyền mô men không có những dao động, va đập, không có tải
trọng động lớn do mô men quán tính gây ra.

Các trục các đăng phải đảm bảo quay đều, không sinh ra tải trọng động và
không có hiện tượng cộng hưởng.

Hiệu suất truyền động phải cao cả với khi góc α giữa hai trục lớn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 198


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kết cấu gọn nhẹ, thuận tiện khi sử dụng chăm sóc.

1.1.1.4 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.


Trục các đăng gồm 2 đầu lắp với mặt bích qua khớp khác tốc. Đầu trước gắn với
trục ra của hộp số, đầu sau gắn liền với truyền lực chính.

Truyền động các đăng gồm có các trục, ống rãnh răng dọc, khớp, khớp nối chữ
thập, gối đỡ trung gian với vòng bi. Trục truyền động các đăng chế tạo bằng thép ống.
Đầu sau hàn với tai lắp khớp nối chữ thập, đầu trước có rãnh dọc và ống rãnh răng lắp
lồng vào chỗ rãnh răng dọc ở đầu trước trục. Nhờ có sự trượt qua lại của ống rãnh răng
nên trục các đăng có thể co ngắn hoặc kéo dài ra.

Để giảm chấn động nên chiều dài của trục không lớn, để đạt được mục đích của
ô tô có thể lắp thêm các trục các đăng trung gian, một đầu cuối của trục nối với trục bị
động của hộp số, đầu thứ hai nối với trục các đăng chính. Trục trung gian lắp trên gối
đỡ trung gian.

1.1.1.5 Trục các đăng


Trục các đăng là một ống thép cacbon rỗng nhẹ và đủ độ bền để chịu được lực
xoắn và uốn. hai đầu được hàn nạng khớp các đăng. Thông thường trục các đăng là một
đoạn ống có hai khớp các đăng ở hai đầu. Thỉnh thoảng người ta dùng loại các đăng 2
đoạn, 3 đoạn nối với nhau bởi vòng bi đỡ trục các đăng thiết kế như vậy để giảm độ
rung và tiếng ồn.

1.1.1.5.1 Trục các đăng 2 khớp


Tổng chiều dài trục các đăng 2 khớp là tương đối lớn, điều này có nghĩa là: khi
trục các đăng đang quay ở tốc độ cao, trục có xu hướng bị cong 1 chút và rung động
nhiều hơn. Hơn nữa do độ không cân bằng còn sót lại, vì vậy cần có độ cân bằng chính
xác cao để giảm đến mức độ tối thiểu sự sai lệch và rung động.

Khi tháo ra để kiểm tra hay bảo dưỡng ổ đỡ giữa, chúng ta cần chú ý lấy dấu
cho đoạn chạc mặt bích và trục trung gian để đảm độ chính xác cho đoạn chạc mặt bích
khi lắp lại sau này. Nếu không lắp lại các bộ phận theo dấu đã ghi trước khi tháo, khi
xe chạy có thể sinh ra độ rung và tiếng ồn từ cụm chi tiết này.

1.1.1.5.2 Khớp nối các đăng


Chức năng của khớp nối các đăng là hấp thụ sự thay đổi góc độ gây ra sự thay
đổi vị trí tương đối của bộ vi sai so với hộp số. Như vậy lực truyền từ hộp số đến bộ vi
sai êm hơn. Vì các nguyên nhân trên nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 199


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Phải truyền lực êm và không gây ra tiếng ồn.

 Phải có cấu tạo đơn giản và ít xảy ra sự cố.

1.1.1.5.3 Khớp các đăng chữ thập.


Khớp các đăng chữ thập được sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản,
dễ chế tạo, rẻ tiền và làm việc rất chính xác.

Khớp chữ thập có cấu tạo gồm 2 nạng, 1 nạng được hàn với trục các đăng và
nạng kia được gắn liền với bích nối hoặc khớp trượt, còn trục chữ thập được lắp vào
giữa chúng qua các vòng bi. Trục chữ thập được rèn từ thép cacbon đặc biệt và có 4 cổ
trục được biến cứng bề mặt có độ bền cao và chống mòn.

Vòng bi đũa kim được lắp vào trong nắp vòng bi, nắp vòng bi được lắp ép vào
lỗ trên nạng để giảm đến mức độ tối thiểu sự cản trở khi hoạt động giữa các cổ trục và
nạng.

Để ngăn cản vòng bi nhảy ra ngoài khi trục các đăng quay ở tốc độ cao, hoặc là
vòng hãm, hoặc là tấm hãm được dùng để xiết chặt nắp vòng bi trong nắp vòng bi kiểu
cứng. Đối với nắp vòng bi kiểu mềm, thì nắp vòng bi được xẻ rãnh. Vì vậy nắp vòng bi
kiểu mềm không thể tháo ra được.

1.1.1.5.4 Khớp nối các đăng khác tốc.

Cấu tạo của khớp nối các đăng khác tốc gồm có 2 nạng chữ C, được nối với trục
truyền bằng mặt bích hoặc làm liền liên tục. Trục chữ thập được lắp vào lỗ của nang
bằng các ổ bi đũa. Các ngỗng quay của trục chữ thập đều có rãnh dầu bôi trơn cho
ngỗng và ổ bi. Để che kín bụi cho ngỗng và ổ bi, phía dưới ổ bi phần tiếp xúc với với

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 200


Luận Văn Tốt Nghiệp

ngỗng quay có đặt phốt chắn dầu, ổ bi được định vị trong lỗ của nạng chữ C bằng vòng
chặn (cirlip) hoặc tấm hãm (mặt bride).

Phân tích nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp sửa chữa

Hư hỏng Nguyên nhân Kiểm tra, sửa chữa

Tiếng kêu  Kiểm tra vòng bi trục chữ thập và khớp  Thay thế
trục các đăng. đồng tốc bị mòn hoặc kẹt.
 Thay thế
 Then hoa của nạng trượt bị mòn.
 Thay thế
 Vòng bi đỡ trục các đăng bị mòn.

Rung trục các  Lắp không đúng khớp các đăng.  Sửa chữa
đăng.
 Trục chủ động hoặc mặt bích không cân  Sửa chữa
bằng (lỏng bu lông)
 Sửa chữa
 Bu lông lắp vòng bi đỡ trục bị lỏng.
 Thay thế
 Khớp then hoa bị kẹt.
 Thay thế
 Vòng bi trục chữ thập và khớp đồng tốc bị
mòn, kẹt hoặc hỏng.  Thay thế

 Ống cao su đỡ vòng bi đỡ trục các đăng bị  Thay thế


hỏng.  Điều chỉnh hoặc
 Trục các đăng bị cong. thay thế

 Trục các đăng không cân bằng  Kiểm tra và điều


chỉnh mô men xiết.
 Đai ốc của kẹp bu lông chữ U xiết quá chặt
 Thay thế
 Bệ cầu của khớp các đăng bị mòn

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 201


Luận Văn Tốt Nghiệp

Rò rỉ chất bôi  Một mặt ngoài khớp không đều.  Dùng vải tẩm bột
trơn ở chạc mài để làm sạch lớp
phía trước  Vòng đệm đầu phía sau của hộp số bị xù xì (thay thế)
của khớp hỏng.
đồng tốc.  Thay thế vòng đầu
của hộp số

1.1.2 Truyền lực chính.

1.1.2.1 Kết cấu.

1.1.2.2 Công dụng:


Dùng để tăng mô men và truyền mô men quay từ trục các đăng đến bánh xe chủ
động của ô tô.

1.1.2.3 Yêu cầu:


Phải đảm bảo tỉ số truyền cần thiết để phù hợp với chất lượng kéo và tính kinh
tế nhiên liệu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 202


Luận Văn Tốt Nghiệp

Có kích thước và chiều cao cầu xe không lớn để tăng khoảng sang gầm xe.

Hiệu suất làm việc cao ngay cả khi thay đổi nhiệt độ và vận tốc quay.

Đảm bảo có độ cứng vững tốt, làm việc không ồn và tăng thời gian làm việc.

Trọng lượng phần không được treo phải nhỏ.

1.1.3 Bộ vi sai.

1.1.3.1 Kết cấu.

1.1.3.2 Công dụng:


Bộ vi sai đảm bảo cho các bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe quay vòng
hay chuyển động trên đường không bằng phẳng, hoặc có sự sai lệch về kích thước của
lốp, đồng thời phân phối lại mô men xoắn cho hai nữa trục.

1.1.3.3 Yêu cầu:


Phân phối mô men xoắn từ động cơ cho các bánh xe hay các cầu theo tỉ lệ cho
trước, phù hợp với trọng lượng bám của bánh xe với mặt đường.

Đảm bảo số vòng quay khác nhau giữa các bánh xe chủ động khi xe vào đường
vòng, chạy trên đường gồ ghề hay trong nhiều trường hợp khác.

Kích thước truyền động phải nhỏ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 203


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hiệu suất truyền động cao.

1.1.4 Bán trục

1.1.4.1 Kết cấu.

1 bánh răng chủ động, 2 bánh răng bị động

1.1.4.2 Công dụng:


Dùng để truyền mô men từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động.

1.1.4.3 Yêu cầu:


Truyền được mô men quay đến các bánh xe chủ động.

Khi truyền mô men đến các bánh xe dẫn hướng và chủ động phải đảm bảo tốc
độ góc của bánh xe đều đặn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 204


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.5 Truyền lực cuối cùng.

1.1.5.1 Kết cấu.

1.1.5.2 Công dụng:


Làm tăng tỉ số truyền ra bánh xe dẫn động.

1.1.5.3 Yêu cầu:


Truyền được mô men quay đến các bánh xe chủ động.

Hiệu suất truyền động cao.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 205


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.1.6 Dầm cầu.

1.1.6.1 Kết cấu.

1.1.6.2 Công dụng:


Vỏ cầu chủ động làm nơi gá đỡ, lắp đặt bộ vi sai, bán trục và bánh xe chủ động.

Phân phối mô men cho các bánh xe chủ động.

Điều khiển các bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng.

Thu hút và truyền dẫn mô men xoắn cầu sau lên khung xe qua trung gian bộ
nhíp lá, thanh giữ hoặc ống xoắn.

Vỏ cầu chủ động còn là nơi gắn vững chắc các giá đỡ, các vấu để bắt chặt nhíp
lá hay lò xo treo xe, làm nơi lắp hệ thống thắng các bánh xe sau.

1.1.6.3 Yêu cầu:


Có hình dạng và tiết diện đảm bảo chịu được tác dụng của lực thẳng đứng.

Có độ cứng vững và trọng lượng bé.

Có độ kín tốt, vật liệu tốt để tránh được nước, bụi, bùn và các thứ khác làm hư
hỏng các cơ cấu của cầu chủ động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 206


Luận Văn Tốt Nghiệp

Phân tích nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp sửa chữa

Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục

Chảy dầu ra ngoài, mức  Hỏng gioăng phớt, có thể  Kiểm tra, tháo và thay
dầu thấp là phớt trục bánh răng gioăng phớt mới
quả dứa hoặc phớt đầu
ngoài của bán trục

Kêu ngắt quãng khi xe  Mòn, hỏng các bánh xe  Kiểm tra, thay vòng bi
quay vòng hoặc vòng bi bán trục mới

Kêu liên tục khi xe quay  Mòn, hỏng các bánh răng  Tháo bộ vi sai, kiểm tra
vòng hành tinh và trục của nó và thay thế chi tiết bị
hỏng

Kêu liên tục ở các bánh  Mức dầu bôi trơn không  Kiểm tra bổ sung dầu
răng bộ truyền lực chính và đủ.
bộ vi sai  Tháo ra để kiểm tra thay
 Các bánh răng mòn hoặc bánh răng hoặc chỉnh lại
chỉnh độ rơ ăn khớp
không đúng.

Có tiếng kêu va chạm kim  Trục bánh răng hành tinh  Tháo bộ vi sai để kiểm
loại khi tăng hoặc giảm tốc và lỗ lắp trục trên vỏ bộ tra thay thế chi tiết mòn
vi sai bị mòn, rơ.

Kêu đều đều khi xe chạy  Mòn, rơ các ổ bi côn của  Tháo kiểm tra vòng bi,
hộp vi sai chỉnh lại độ rơ.

Kêu đều đều khi xe thả trơi  Mòn, rơ các ổ bi côn  Tháo, kiểm tra vòng bi
dốc bánh răng quả dứa. và chỉnh lại độ rơ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 207


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Bảo dưỡng sửa chữa.

1.2.1 Trục các đăng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 208


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.1.1 Tháo trục các đăng trước và sau.


Tháo bích nối trục các đăng ra khỏi bích
nối trục sơ cấp bộ vi sai.

Đánh dấu lên các mặt bích.

Tháo bốn bu lông và đai ốc ra.

Tháo trục các đăng ra khỏi hộp số.

Đánh dấu lên các mặt bích.

Tháo bốn bu lông.

Tháo chạc các đăng ra khỏi hộp số.

1.2.1.2 Kiểm tra các cụm của trục các đăng.

Kiểm tra hư hỏng hoặc độ đảo trục các


đăng và trục trung gian.

Nếu độ đảo trục các đăng lớn hơn giá trị


lớn nhất thì thay thế trục các đăng.

Độ đảo lớn nhất: 0.8 mm (0.031 in).

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 209


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra vòng bi kim trục chữ thập.

Kiểm tra các vòng bi kim xem có bị giơ,


mòn hoặc kẹt.

Kiểm tra khe hở dọc trục các vòng bi


kim bằng cách giữ chặt trục các đăng
dùng tay xoay chạc.

Khe hở dọc trục vòng bi kim trục chữ


thập ít hơn 0.05 mm.

Nếu cần phải thay thế vòng bi kim trục


chữ thập.

1.2.1.3 Tháo rã trục các đăng.


Tháo ống chạc.

Đánh dấu trên ống chạc và trục.

Tháo ống chạc ra khỏi trục.

Tháo vòng bi kim trục chữ thập.

Đánh dấu trên ống chạc và mặt bích.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 210


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng búa đột đóng nhẹ vào cốc bi.

Dùng hai tuốc nơ vít tháo bốn vòng


hãm từ các rãnh.

Dùng vam chuyên dụng SST tháo vòng


bi ra khỏi trục các đăng.

SST 09332-25010

 Lưu ý: Chỉ cần nâng phần A của vam


lên là đủ không để ngoàm của vam ăn
vào cốc bi kim.

Kẹp cốc bi kim trên ê tô và dùng búa gõ


vào ống các đăng để tháo ống ra khỏi
trục chữ thập.

 Ghi chú: Tương tự như trên tháo nốt


cốc bên kia.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 211


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp hai cốc bi kim đã tháo ra vào trục


chữ thập.

Dùng vam SST tháo vòng bi ra khỏi


chạc.

SST 09332-25010

Kẹp cốc bi kim trên ê tô và dùng búa gõ


vào chạc các đăng để tháo chạc ra khỏi
trục chữ thập.

 Ghi chú: Tương tự như trên tháo nốt


cốc bên kia.

 Chú ý: khi lắp trục các đăng phải bôi trơn các khớp và các lỗ như trên hình.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 212


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.1.4 Lắp trục các đăng.


Lắp vòng bi trục chữ thập.

Bôi mỡ MP vào trục chữ thập và vòng


bi kim.

 Chú ý: Không bôi quá nhiều mỡ.

Làm trùng các vạch dấu trên trục và


chạc các đăng.

Lắp trục chữ thập mới vào chạc.

Dùng vam SST lắp các vòng bi mới vào


trục chữ thập.

SST 09332-25010

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 213


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ vam điều chỉnh vị trí hai


vòng bi sao cho có được khe hở bằng nhau
và lớn nhất để lắp các vòng hãm.

Lắp vòng hãm.

Lắp hai vòng hãm có cùng chiều dày vào,


bảo đảm khe hở dọc trục là 0-0.05 mm.

 Chú ý: không sử dụng lại vòng đệm cũ.

Chiều dày của vòng hãm.

Trục các đăng trước.

Màu Kí hiệu Chiều dày mm (in.)

_ 1 2.100-2.150

_ 2 2.150-2.200

_ 3 2.200-2.250

Nâu _ 2.250-2.300

Xanh _ 2.300-2.350

_ 6 2.350-2.400

_ 7 2.400-2.450

_ 8 2.450-2.500

Trục các đăng sau.

Chiều dày mm (in.) Màu

2.00 (0.0787) _

2.03 (0.0799) Nâu

2.06 (0.0811) Xanh

2.09 (0.0823) _

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 214


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng búa gõ vào chạc đến khi không


còn khe hở giữa cabi ngoài và vòng
hãm.

Kiểm tra vòng bi trục chữ thập.

Kiểm tra xem vòng bi trục chữ thập có


quay trơn được không?

Kiểm tra độ giơ dọc trục của vòng bi


trục chữ thập.

Độ giơ vòng bi trục chữ thập: Nhỏ hơn


0.05 mm (0.0020 in.)

 Chú ý: Thay vòng bi trục chữ thập


trên trục cũng tương tự như trên.

Lắp ống chạc lên trục.

Bôi mỡ MP cho trục và ống chạc.

Làm trùng các vạch dấu ống chạc và


trục các đăng.

Lắp trục các đăng vào ống chạc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 215


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.1.5 Lắp trục các đăng trước và sau.


Lắp bích trục các đăng vào bích nối trên
hộp số phân phối.

Làm trùng các vạch dấu trên các bích và


nối các bích lại bằng bốn bu lông và đai
ốc.

Xiết các bu lông và đai ốc.

Mô men xiết:

Trục trước 750 kg-cm (54 ft-lb, 74


N.m)

Trục sau 900 kg-cm (65 ft-lb, 88 N.m)

 Chú ý: Lắp các vòng đệm đúng vị


trí.

Lắp bích trục các đăng vào bích nối trên


cụm vi sai cầu sau.

Làm trùng các vạch dấu trên các bích và


nối các bích lại bằng bốn bu lông và đai
ốc.

Xiết các bu lông và đai ốc.

Mô men xiết:

Trục trước 750 kg-cm (54 ft-lb, 74


N.m)

Trục sau 900 kg-cm (65 ft-lb, 88 N.m)

 Chú ý: Lắp các vòng đệm đúng vị trí.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 216


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi mỡ cho các khớp.

1.2.2 Độ chụm bánh xe.


Tiến hành kiểm tra và sửa lại cho đúng
các sai lệch.

Kiểm tra độ mòn và đo áp suất lốp.

Kiểm tra độ đảo bánh xe.

Độ đảo mặt bên: 1.2 mm (0.047 in.)


hoặc nhỏ hơn.

Kiểm tra bạc lót.

Kiểm tra hệ thống treo.

Kiểm tra hệ thống lái.

Kiểm tra đảm bảo các hệ thống trên


hoạt động bình thường.

Đo khe hở từ gầm xe đến mặt đất.

Khe hở:

Bánh trước: 25 mm (0.98 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 217


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bánh sau: 45 mm (1.77 in.)

Nếu khe hở không đạt tiêu chuẩn, cố


gắng làm phẳng bề mặt đặt hai bánh xe.

Nếu vẫn còn không đạt tiêu chuẩn ta


tiến hành kiểm tra nhíp xe và hệ thống
treo.

 Gợi ý: Khi đo khe hở từ gầm xe đến


mặt đất, đo từ mặt đất đến chính giữa
khung.

Lắp bánh xe.

Lắp theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Kiểm tra góc lệch khi trên đường nhấp


nhô, và góc nghiêng trụ quay đứng.

Góc lệch khi đường nhấp nhô: 1 0±45´


(10±0.750)

Góc nghiêng trụ quay đứng: 130±45´


(130±0.750)

Nếu góc nghiêng trụ quay đứng không


đạt sau khi đã điều chỉnh chính xác góc
lệch bánh xe, tiến hành kiểm tra lại trục
khớp nối dẫn hướng và vòng bi.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 218


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra góc lệch trục giảm chấn.

Nếu cần thay thế giảm chấn hoặc bộ


nhíp.

Điều chỉnh góc xoay bánh xe.

Tháo cái nắp của trục khớp nối dẫn


hướng và kiểm tra góc xoay bánh xe.

Góc xoay bánh xe

Hệ thống lái kiểu PS MS

Góc Xoay vào 35 0 +00 320 +00


xoay trong
-30 -30
lớn
nhất Xoay ra 31 0 290
ngoài

 Gợi ý: Khi lắp vô lăng lái xe, chắc


chắn các bánh xe không chạm vào
khung xe hoặc ống dẫn dầu phanh.

Nếu góc lái tối đa khác với giá trị tiêu


chuẩn, điều chỉnh góc bánh xe với đai
ốc trên khớp nối.

Mô men xiết: 450 kg-cm (33 ft-lb, 44


N.m)

Nếu góc bánh xe vẫn không thể được


điều chỉnh trong giới hạn, kiểm tra và
thay thế chi tiết hư hỏng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 219


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh góc chụm bánh xe.

Dùng máy đo góc chụm, điều chỉnh góc


chụm.

Nhúng xe vài lần để ổn định hệ thống


treo.

Di chuyển xe về phía trước khoảng 5m,


các bánh xe trước nằm ngang nhau.

Đánh dấu ở vị trí trung tâm phía sau của


mỗi lốp và đo khoảng cách “B” giữa hai
vạch dấu.

Di chuyển xe về trước cho đến khi các


vạch dấu phía sau 2 bên của lốp xe
chạm vào chiều cao đo của đồng hồ đo
ở mặt trước.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 220


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khoảng cách “A” giữa hai vạch dấu.

Đo độ chụm của bánh xe.

Độ chụm = B – A

Nếu độ chụm không đạt tiêu chuẩn kĩ


thuật, điều chỉnh thanh nối trái và phải.

Nới lỏng các bu lông kẹp trên thanh nối.

Điều chỉnh độ chụm bằng cách xoay 2


bên thanh nối 1 khoảng bằng nhau.

Xiết chặt các bu lông kẹp.

Mô men xiết: 375 kg-cm (27 lb-ft, 37


Nm)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 221


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra sự trượt mặt bên

Độ trượt mặt bên: 3.0 mm/m (0.118


in./3.3 ft) hoặc nhỏ hơn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 222


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3 Trục bánh xe.


Loại trục bánh xe trong truyền động 4 bánh cho phép không truyền động đến cầu trước.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 223


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.1 Tháo trục bánh xe.


Tháo nắp (vỏ) trục bánh xe.

Điều chỉnh cán tay cầm về vị trí như


trên hình.

Tháo sáu bu lông giữ nắp và lấy nắp ra.

Tháo vòng hãm.

Dùng kìm chuyên dụng tháo vòng hãm


ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 224


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo thân trục bánh xe.

Tháo sáu bu lông giữ thân trục bánh xe


và các vòng đệm.

Dùng thanh đồng và búa gõ vào đầu bu


lông và tháo sáu vòng đệm hình côn.

Lấy thân trục bánh xe ra.

1.2.3.2 Tháo rã thân trục bánh xe.


Tháo cán điều khiển từ nắp trục bánh xe.

Nén lò xo lại, tháo gạc hãm từ cam xử lý


và tháo khớp ly hợp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 225


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng kìm chuyên dụng tháo vòng hãm


từ nắp trục bánh xe.

Tháo cán điều khiển từ nắp trục bánh


xe.

Tháo bi và lò xo từ cán điều khiển.

Tháo khớp đầu trục và vòng đai từ


thân trục bánh xe.

Dùng kìm tháo vòng hãm từ thân trục


bánh xe.

Tháo khớp đầu trục và vòng đai trên


trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 226


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo gạc hãm từ khớp ly hợp.

Tháo gạc hãm cùng với lò xo ra khỏi


khớp ly hợp.

Tháo lò xo ra khỏi gạc hãm.

Tháo vòng đai từ khớp đầu trục.

Dùng kìm tháo vòng hãm ra khỏi khớp


đầu trục.

Tháo vòng đai và vòng đệm ra khỏi


khớp đầu trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 227


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.3 Kiểm tra trục bánh xe.


Kiểm tra nắp, cán điều khiển và vòng
đệm làm kín.

Tạm thời lắp cán điều khiển lên nắp và


kiểm tra hoạt động của nó.

Kiểm tra thân trục bánh xe và khớp ly


hợp.

Kiểm tra khớp ly hợp hoạt động tốt


trong thân trục bánh xe.

Đo khe hở dầu giữa vòng đai và khớp


đầu trục.

Khe hở dầu: (A-B): 0.3 mm (0.012 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 228


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.4 Lắp trục bánh xe.


Bôi mỡ bề mặt các chi tiết như trên
hình.

Lắp cán điều khiển vào nắp trục bánh


xe.

Lắp vòng đệm làm kín, lò xo và bi vào


cán điều khiển.

Lắp cán điều khiển lên nắp.

Dùng kìm lắp vòng hãm lại.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 229


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp lò xo giữ độ căng vào khớp ly hợp.

Lắp lò xo giữ độ căng vào khớp ly hợp


sao cho vòng của lò xo nằm vào rãnh
như trên hình.

Lắp gạc hãm lên khớp ly hợp.

Đặt gạc hãm lên lò xo giữ độ căng, bẻ


cong các vấu hãm kẹp chặt vào lò xo.

Đặt vòng đầu của lò xo lên các vấu hãm


nhỏ.

Lắp khớp ly hợp và lò xo vào nắp.

Đặt lò xo nằm giữa nắp và khớp ly hợp


với khoảng cách vòng lò xo lớn nằm về
phía nắp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 230


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nén mạnh lò xo lại và lắp khớp ly hợp


cùng với gạc hãm đúng vào cán cam
điều khiển.

Lắp vòng đệm, vòng đai và khớp đầu


trục.

Lắp vòng đệm và vòng đai lên khớp đầu


trục.

Dùng kìm lắp vòng hãm giữ vòng đai


lại.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 231


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp khớp đầu trục và vòng đai lên thân


trục bánh xe.

Lắp khớp đầu trục và vòng đệm vào


thân trục.

Dùng kìm lắp vòng hãm.

Tạm thời lắp nắp vào thân trục và kiểm


tra trục bánh xe.

Cài đặt cán điều khiển và khớp ly hợp


đúng vị trí.

Lắp nắp vào thân trục, xoay và kiểm tra


hoạt động của trục.

Tháo nắp ra khỏi thân trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 232


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3.5 Lắp trục bánh xe.


Lắp thân trục bánh xe.

Lắp vòng đệm mới vào đúng vị trí trên


trục.

Lắp thân trục bánh xe với sáu vòng đệm


côn và sáu đai ốc.

Mô men xiết: 315 kg-cm (23 ft-lb, 31


N.m)

Lắp vòng hãm.

Lắp cái chốt lên trục và kéo đầu trục


ra.

Dùng kìm lắp vòng hãm.

Tháo chốt ra.

Bôi mỡ đa năng MP lên khớp đầu trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 233


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp nắp trục với vòng đệm mới.

Cài đặt cán điều khiển và khớp ly hợp


đúng vị trí.

Đặt vòng đệm mới lên trên nắp.

Lắp nắp vào thân trục với gạc hãm vào


đúng vị trí rãnh trên thân trục.

Lắp và xiết sáu bu lông trên nắp trục.

Mô men xiết: 100 kg-cm (7 ft-lb, 10


N.m).

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 234


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4 Bán trục bánh trước.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 235


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4.1 Tháo rã bán trục trước.


Dùng bệ đỡ nâng khung xe lên.

Tháo bánh xe trước.

Tháo xy lanh phanh đĩa.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


ống dầu phanh.

SST 09751-36011

Tháo hai bu lông giữ và xy lanh phanh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 236


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo mặt bích.

Dùng tuốc nơ vít và cái búa, đột tháo


nắp chụp trên đầu mặt bích.

Dùng kìm tháo vòng hãm.

Tháo sáu đai ốc trên khung và vòng


đệm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 237


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng thanh đồng và cái búa đột vào


đầu bu lông và tháo các tấm đệm côn
ra.

Lấy mặt bích ra ngoài.

Tháo bán trục cùng với đĩa.

Dùng tuốc nơ vít tách vòng đệm khóa.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


đai ốc khóa.

SST 09607-60020

Tháo vòng đệm khóa ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 238


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


đai ốc điều chỉnh.

SST 09607-60020

Tháo bán trục cùng với đĩa.

Tháo vòng bi trong và phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu.

SST 09308-00010

Tháo vòng bi trong từ bán trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 239


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.4.2 Kiểm tra và thay thế bán trục trước.


Kiểm tra vòng bi.

Làm sạch vòng bi và cabi ngoài, kiểm


tra độ mòn, nứt của chúng.

Thay thế vòng bi.

Dùng thanh đồng và búa đột tháo vòng


bi ra ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST cẩn


thận lắp vòng bi mới vào.

SST 09608-35014

Vòng bi trong: (09608-06020, 09608-


06210)

Vòng bi ngoài: (09608-06020, 09608-


06200)

Thay thế bu lông bánh xe.

Vạch dấu trên bán trục và chỗ lắp phanh


đĩa.

Tháo sáu bu lông và phanh đĩa từ bán


trục.

Lắp đai ốc vào bu lông trên moay ơ.

Dùng cần và máy nén, nén tháo bu lông


trên moay ơ ra ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 240


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng cần và máy nén, nén lắp bu lông


vào trong lỗ trên moay ơ.

Làm trùng dấu, lắp phanh đĩa lên bán


trục.

Mô men xiết: 650 kg-cm (47 ft-lb, 64


N.m)

1.2.4.3 Lắp bán trục.


Bôi mỡ MP đa năng cho vòng bi.

Đổ mỡ đa năng MP ra lòng bàn tay của


bạn.

Lăn vòng bi cho mỡ được bôi đều cả


vòng bi.

Bôi mỡ đa năng MP xung quanh đường


tròn vòng bi.

Bôi lớp mỡ đa năng MP bên trong moay


ơ và nắp chụp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 241


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng bi và phớt chắn dầu.

Lắp vòng bi vào moay ơ bán trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu vào moay ơ bán trục.

SST 09608-35014 (09608-06020,


09608-06150)

Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

Lắp moay ơ lên bán trục.

Đặt moay ơ lên bán trục.

Lắp cabi ngoài và vòng đệm chặn.

Điều chỉnh dự ứng lực xiết.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết


đai ốc điều chỉnh.

SST 09607-60020

Mô men xiết: 600 kg-cm (43 ft-lb, 59


N.m)

Xoay moay ơ từ hai đến ba vòng.

Nới lỏng đai ốc đến khi có thể xoay


được bằng tay.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 242


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết lại


đai ốc điều chỉnh.

SST 09607-60020

Mô men xiết: 600 kg-cm (43 ft-lb, 59


N.m)

Nới lỏng đai ốc đến khi có thể xoay


được bằng tay.

Dùng lực kế đo lực ma sát phớt chắn


dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết lại


đai ốc điều chỉnh.

SST 09607-60020

Mô men xiết: 55 kg-cm (48 in-lb, 5.4


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 243


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng lực kế đo lực tải trọng đặt trước.

Tải trọng đặt trước (lúc bắt đầu)

Do lực ma sát cộng với: 2.8-5.7 kg (6.2-


12.6 lb, 27-56 N)

Lắp đệm chặn và đai ốc khóa.

Lắp đệm chặn và đai ốc khóa.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết


đai ốc khóa.

SST 09607-60020

Mô men xiết: 900 kg-cm (65 ft-lb, 88


N.m)

Kiểm tra hoạt động của vòng bi.

Dùng lực kế đo lực tải trọng đặt trước.

Tải trọng đặt trước (lúc bắt đầu)

Do lực ma sát cộng với: 2.8-5.7 kg (6.2


12.6 lb, 27-56 N)

Nếu không nằm trong khoảng tiêu


chuẩn, tiến hành điều chỉnh đai ốc điều
chỉnh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 244


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đảm bảo an toàn cho đai ốc khóa bằng


cách bẻ cong các vấu hãm.

Lắp trục bánh xe.

Lắp vòng đệm mới vào đúng vị trí trên


trục.

Lắp mặt bích lên trục.

Lắp sáu vòng đệm côn và sáu đai ốc.

Mô men xiết: 360 kg-cm (26 ft-lb, 35


N.m)

Lắp cái chốt lên trục và kéo đầu trục ra.

Dùng kìm lắp vòng hãm.

Tháo chốt ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 245


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng tuốc nơ vít và cái búa lắp nắp


chụp vào mặt bích.

Lắp xy lanh phanh.

Lắp xy lanh phanh vào thiết bi lái.

Xiết các bu lông trên khung.

Mô men xiết: 1,250 kg-cm (90 ft-lb,


123 N.m)

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST kết nối


ống dầu phanh.

SST 09751-36011

Mô men xiết: 155 kg-cm (11 ft-lb, 15


N.m)

Xả gió đường ống dầu phanh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 246


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.5 Khớp nối thiết bị lái và bán trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 247


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.5.1 Tháo rã hệ thống lái và bán trục.


Tháo moay ơ bán trục bánh trước.

Tháo các bu lông khớp nối trục.

Tháo phớt chắn bụi và vỏ chắn bụi.

Tháo tám bu lông và phớt chắn bụi, vỏ


chắn bụi và vòng đệm.

Tháo khớp nối trục.

Dùng thanh đồng và cái búa đột tháo


khớp nối trục ra khỏi khớp lái.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 248


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục lái.

Xác định vị trí tách trục ra và kéo trục


ra ngoài.

Ngắt kết nối đầu rô tuyn từ trục dẫn


hướng.

Tháo chốt khóa và đai ốc gài chốt.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST ngắt


kết nối đầu rô tuyn từ trục dẫn hướng.

SST 09611-22012

Tháo vòng kẹp chắn dầu.

Tháo sáu bu lông và vòng kẹp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 249


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục dẫn hướng và nắp bạc lót.

Tháo khớp nối và đai ốc trên nắp bạc


lót.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST đẩy


nắp bạc lót và đệm từ khớp nối thiết bị
lái ra.

SST 09606-60020

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST đẩy


trục dẫn hướng từ khớp nối thiết bị lái
ra.

SST 09606-60020

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 250


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo khớp nối thiết bị lái và bạc lót.

 Gợi ý: Đánh dấu trên chi tiết tháo rời


để đảm bảo cho việc lắp ráp phù hợp,
chính xác.

1.2.5.2 Kiểm tra và sữa chữa khớp nối thiết bị lái và trục.
Kiểm tra khớp nối trục.

Làm sạch khớp nối trục và kiểm tra độ


mòn, vỡ nứt.

Thay thế ống lót.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


ống lót.

SST 09612-65014 (09612-01010,


09612-01050)

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


ống lót mới.

SST 09618-60010

Kiểm tra bạc lót.

Làm sạch bạc lót và kiểm tra độ mòn,


vỡ nứt.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 251


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nếu cần thiết, thay thế bạc lót.

Dùng thanh đồng và búa đột tháo bạc


lót ra.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST, cẩn


thận lắp bạc lót mới.

SST 09605-60010

Kiểm tra khớp nối trục.

Kẹp chặt trục trên ê tô.

Dùng thanh đồng và cái búa đột tháo


tháo ổ bi và lấy trục ra.

Nghiêng ổ bi và lồng tháo bi ra ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 252


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo lồng bi và ổ bi ra.

Tháo ổ bi từ các lỗ lớn.

Làm sạch và kiểm tra độ mòn, vỡ nứt


của khớp.

Bôi mỡ gốc xà phồng cho khớp nối


trong và mặt bên trục ra.

Chèn ổ bi vào lồng tại vị trí lỗ lớn.

Lắp lồng và ổ bi vào trục ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 253


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chắc chắn rằng lắp đúng vị trí của lồng


và ổ bi.

Khi lồng và ổ bi đã đúng vị trí tiếp tục


lắp sáu viên bi vào trục ra.

Bôi mỡ gốc xà phồng vào đầu trục ra.

Lắp vòng hãm mới vào đầu trục lắp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 254


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kẹp chặt trục ra trên ê tô, nén vòng hãm


vào, lắp trục đầu trục trong vào trục
ngoài.

Kiểm tra sự chặt của trục trong.

1.2.5.3 Thay thế phớt chắn dầu.


Tháo phớt chắn dầu ra khỏi trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu từ trục cầu xe.

SST 09308-00010

Lắp phớt chắn dầu mới.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu mới lên trục.

SST 09618-60010

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 255


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.5.4 Lắp khớp nối trục và trục.


Lắp vòng kẹp chắn dầu.

Lắp các chi tiết theo thứ tự.

Phớt chắn bụi.

Phớt chắn dầu.

Vòng thép.

Bôi mỡ gốc xà phồng cho bạc lót.

Đổ mỡ gốc xà phồng ra bàn tay của bạn.

Lăn vòng bạc lót đến khi mỡ được bôi


đều trên vòng bi.

Làm như vậy cho chu vi vòng tròn.

Lắp hộp khớp lái và bạc lót.

Đặt bạc lót vào đúng vị trí khớp nối.

Lắp khớp nối lên trục cầu xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 256


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp trục dẫn hướng và nắp bạc lót.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


bạc lót cùng với vòng đệm.

Lắp nắp bạc lót và đệm.

Dùng búa gõ trên nắp bạc lót để nắp


ép khít vào trong.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


bạc lót bên trong.

SST 09606-60020

Lắp trục dẫn hướng.

Dùng búa đóng trục dẫn hướng vào.

Tháo dụng cụ chuyên dụng SST.

SST 09606-60020

Lắp và xiết các đai ốc.

Trục dẫn hướng

Lắp đệm côn, đệm và xiết đai ốc.

Mô men xiết: 980 kg-cm (71 ft-lb, 96


N.m)

Nắp bạc lót

Lắp đệm và xiết bu lông.

Mô men xiết: 980 kg-cm (71 ft-lb, 96


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 257


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra dự ứng lực xiết.

Dùng lực kế để đo dự ứng lực xiết.

Dự ứng lực xiết (lúc bắt đầu)

2.5-4.5 kg (5.6-9.9 Ib, 25-44 N)

Nếu dự ứng lực xiết không đạt, điều


chỉnh thay thế đệm điều chỉnh.

Đệm điều chỉnh.

Chiều dày đệm điều chỉnh mm (in.)

0.1 0.2 0.5 1.0


(0.004) (0.008) (0.020) (0.039)

Kết nối đầu rô tuyn lái với trục dẫn


hướng.

Xiết chặt đai ốc và đảm bảo đúng lực.

Mô men xiết: 925 kg-cm (67 ft-lb, 91


N.m)

Lắp phớt chắn dầu và vòng kẹp chắn


dầu.

Lắp vòng kẹp chắn dầu vào khớp lái và


lắp sáu bu lông.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 258


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp trục ngoài.

Đặt sao cho một phần trục ngoài ở trên


và lắp vào trục.

Bôi mỡ gốc xà phồng.

Bôi mỡ gốc xà phồng cho hệ thống lái


và bốn bu lông của hệ thống lái.

Lắp vỏ chắn bụi, đệm và phớt chắn bụi.

Lắp đệm mới vào trục.

Lắp vỏ chắn bụi, đệm và phớt chắn bụi


vào trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 259


Luận Văn Tốt Nghiệp

Xiết các bu lông giữ.

Mô men xiết: 475 kg-cm (34 ft-lb, 47


N.m)

Lắp moay ơ bánh xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 260


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.6 Vi sai cầu trước.

Tách trục các đăng ra khỏi vi sai.

Đánh dấu vào các bích.

Tháo bốn bu lông và đai ốc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 261


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bích nối của vi sai.

Dùng búa và đục tháo hãm cho đai ốc.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST giữ cố


định bích, tháo đai ốc ra.

SST 09330-00021

Dùng dụng cụ SST tháo bích nối ra.

SST 09557-22022 (09557-22050)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 262


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo phớt chắn dầu và vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu ra khỏi vỏ vi sai.

SST 09308-10010

Tháo vòng chắn dầu ra.

Tháo vòng bi sau và ống cách.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


vòng bi ra khỏi thân hộp vi sai.

SST 09556-22010

Tháo cabi ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


cabi ngoài ra.

SST 09308-00010

 Chú ý: Không làm xây sát bề mặt


cabi ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 263


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vành chắn dầu.

Dùng tuốc nơ vít tháo và lấy vành chắn


dầu ra.

Tháo ống cách.

Lắp ống cách mới.

Lắp vành chắn dầu mới.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


vành chắn dầu mới.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00020)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 264


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cabi ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


cabi ngoài vào.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00020)

Lắp vòng bi sau.

Lắp vòng chắn dầu và phớt chắn dầu


mới.

Lắp vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu mới.

SST 09214-76011

Độ sâu lắp phớt chắn dầu: 1.0 mm


(0.039 in.)

Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

Lắp bích nối của vi sai.

Dùng dụng cụ SST lắp bích nối vào


bánh răng quả dứa.

SST 09577-22022 (09577-22050)

Lắp bích nối và tấm đệm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 265


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi lớp dầu cầu vào ren đai ốc.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST cố


định bích nối, xiết chặt đai ốc lại.

SST 09330-00021

Mô men xiết: 2,000 kg-cm (145 ft-lb,


196 N.m)

Điều chỉnh dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa.

Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa


bằng cờ lê ngẫu lực. Khi đạt khe hở
răng quy định giữa bánh răng quả dứa
và vành răng chậu.

Dự ứng lực xiết (khi bắt đầu):

Vòng bi mới: 10-16 kg-cm (8.7-13.9 in-


lb, 0.9-1.6 N.m)

Vòng bi dùng lại: 5-8 kg-cm (4.3-6.9 in-


lb, 0.5-0.8 N.m)

 Nếu dự ứng lực xiết đo được lớn hơn quy định thì phải thay ống cách vòng bi.

 Nếu dự ứng lực xiết đo được nhỏ hơn quy định thì phải xiết lại đai ốc điều
chỉnh bằng mô men 130 kg-cm (9ft-lb, 13 N.m) tới khi dự ứng lực xiết đạt mức
quy định.

 Nếu mô men xiết tối đa lớn quá mức khi xiết lại đai ốc điều chỉnh thì phải thay
ống cách và làm lại thủ tục tạo dự ứng lực xiết. Không được nới lỏng các đai ốc
điều chỉnh để giảm dự ứng lực xiết.

Mô men xiết tối đa: 3.500 kg-cm. (253 ft-lb, 343 N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 266


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đóng hãm đai ốc giữ vòng bi bánh răng


quả dứa.

Nối bích trục các đăng vào bích nối của


vi sai.

Làm trùng vạch dấu trên các bích nối và


nối các bích lại bằn bốn bu lông và đai
ốc.

Xiết chặt bốn bu lông và đai ốc.

Mô men xiết: 750 kg-cm (54 ft-lb, 74


N.m)

Kiểm tra dầu hộp số vi sai.

Bổ sung dầu cầu cho hộp số vi sai nếu


cần.

Loại dầu cầu: Không có bộ giảm trượt


API GL-5

Độ nhớt:

Nhiệt độ môi trường dưới -180C :SAE-


90

Nhiệt độ môi trường trên -180C :SAE-


80W hoặc 80W-90.

Dung lượng:

Loại hai bánh răng hành tinh: 2.8 lít.

Loại khóa vi sai: 2.65 lít.


GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 267
Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7 Hệ thống treo trước.

1.2.7.1 Tháo lò xo cuộn và giảm xóc trước.


Dùng bệ đỡ nâng xe lên.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 268


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo giảm xóc trước.

Kẹp chặt ống nhún, tháo các đai ốc


khung.

Kẹp chặt giảm xóc trước tháo đai ốc lắp


giảm xóc, giảm xóc, đệm, vòng kẹp.

Tháo rời khung cân bằng.

Tháo bu lông và đai ốc, tháo rời khung


cân bằng, đệm và giá đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 269


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo là xo cuộn.

Hạ xe xuống và đỡ trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST nén


lò xo cuộn lại.

SST 09727-30020

Tháo lò xo cuộn ra.

Tháo lò xo phụ.

Tháo hai đai ốc và lò xo phụ.

1.2.7.2 Kiểm tra giảm xóc trước.


Kiểm tra hoạt động của giảm xóc.

Dùng lực nén giảm xóc lại, kiểm tra


trong suốt quá trình xem có lực cản hay
tiếng ồn bất thường.

Nén tối đa giảm xóc và nhả ra kiểm tra


sự trả về trạng thái ban đầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 270


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7.3 Lắp lò xo cuộn và giảm xóc.


Lắp lò xo phụ.

Lắp lò xo phụ vào khung xe cùng với


hai đai ốc.

Lắp lò xo cuộn.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST nén lò


xo cuộn lại.

SST 09727-30020

Lắp lò xo cuộn với dụng cụ SST vào


ống giảm xóc.

Sắp lò xo cuộn lên giá đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 271


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kết nối thanh cân bằng.

Kích xe lên.

Kết nối thanh cân bằng lên vỏ cầu xe


cùng với đai ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Lắp giảm xóc.

Lắp vòng kẹp, đệm và giảm xóc.

Kẹp chặt giảm xóc lên vỏ cầu xe với đai


ốc khung.

Mô men xiết: 700 kg-cm (51 ft-lb, 69


N.m)

Lắp đệm và vòng kẹp.

Kẹp chặt ống giảm xóc trên thân và xiết


đai ốc.

Mô men xiết: 700 kg-cm (51 ft-lb, 69


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 272


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7.4 Tháo khung cân bằng.


Dùng giá đỡ nâng xe lên.

Tháo khung cân bằng.

Tháo đai ốc và ngắt kết nối khung cân


bằng với các giá đỡ và đệm từ khung
xe.

Tháo bu lông và đai ốc, tháo khung cân


bằng từ vỏ cầu xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 273


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo hai bu lông, giá đỡ và đệm khỏi


khung cân bằng.

1.2.7.5 Lắp khung cân bằng.

Lắp khung cân bằng.

Đặt chiều của đệm xuôi theo đường vẽ


trên khung cân bằng và lắp giá đỡ lên
đệm.

Lắp giá đỡ vào khung cân bằng cùng


với bốn bu lông.

Mô men xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 274


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp khung cân bằng cùng với giá đỡ và


đệm lên vỏ cầu xe lắp các bu lông giữ.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Tạm thời lắp giá đỡ khung cân bằng lên


khung xe cùng với đệm, vòng kẹp và
đai ốc.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


trước xe để ổn định hệ thống treo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 275


Luận Văn Tốt Nghiệp

Xiết các bu lông giữ khung cân bằng


và đai ốc.

Mô men xiết: 260 kg-cm (19 ft-lb, 25


N.m)

Lực xiết đai ốc.

Mô men xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N.m)

1.2.7.6 Tháo thanh điều khiển.


Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 276


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngắt kết nối thanh điều khiển từ vỏ cầu


xe.

Tháo đai ốc và ngắt kết nối thanh điều


khiển từ vỏ cầu xe trước.

 Gợi ý: Kẹp chặt thanh điều khiển với


giá đỡ.

Tháo thanh điều khiển từ khung xe.

Tháo đai ốc, bu lông và thanh điều


khiển.

1.2.7.7 Thay thế thanh điều khiển.


Tháo ống lót trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


nén tháo ống lót trục ra từ thanh điều
khiển.

SST 09710-22041 (09710-02020,


09710-02050, 09710-02070)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 277


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ống lót trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


nén lắp ống lót trục mới vào thanh điều
khiển.

SST 0971-22041 (09710-02050, 09710-


02070)

 Chú ý: Không để dính dầu bôi trơn


khi lắp ống lót.
1.2.7.8 Lắp thanh điều khiển.
Lắp thanh điều khiển lên khung xe.

Tạm thời lắp thanh điều khiển lên


khung xe cùng với bu lông đai ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Lắp thanh điều khiển vào vỏ cầu xe.

Tạm thời lắp thanh điều khiển lên vỏ


cầu xe cùng với bu lông đai ốc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 278


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


trước xe để ổn định hệ thống treo.

Xiết bu lông và đai ốc.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

Xiết các bu lông và đai ốc.

Mô men xiết: 1,750 kg-cm (127 ft-lb,


172 N.m)

Gợi ý: Khi xiết đai ốc thanh điều khiển


hạ xe xuống cho đến khi thanh điều
khiển nằm ngang.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 279


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7.9 Tháo đòn dẫn hướng.


Kích xe lên.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

Kẹp chặt vỏ cầu xe trước với bệ đỡ.

Tháo đòn dẫn hướng.

Tháo bu lông và đai ốc khung xe.

Tháo bu lông và đai ốc vỏ cầu xe và


tháo đòn dẫn hướng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 280


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7.10 Thay thế ống giảm chấn của đòn dẫn hướng.
Tháo ống giảm chấn.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


nén tháo ống giảm chấn từ đòn dẫn
hướng.

SST 09228-22020, 09710-30030


(09710-03180)

Lắp ống giảm chấn.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


nén lắp ống giảm chấn mới vào đòn dẫn
hướng.

SST 09228-22020, 09710-30030


(09710-03180)

 Gợi ý: Khi lắp ống giảm chấn lắp


theo khe hở dọc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 281


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.7.11 Lắp đòn dẫn hướng.


Lắp đòn dẫn hướng vào khung xe.

Tạm thời lắp đòn dẫn hướng vào khung


xe cùng với bu lông và đai ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Lắp đòn dẫn hướng vào vỏ cầu xe.

Tạm thời lắp đòn dẫn hướng vào vỏ cầu


xe cùng với bu lông và đai ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


trước xe để ổn định hệ thống treo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 282


Luận Văn Tốt Nghiệp

Xiết các đai ốc lại.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

 Gợi ý: Để an toàn, đặt bệ đỡ hai bên


khung xe.

Xiết các đai ốc.

Mô men xiết: 1,750 kg-cm (127 ft-lb,


172 N.m)

 Gợi ý: Khi siết chặt các đai ốc, siết


với toàn bộ trọng lượng của xe đến
vỏ cầu xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 283


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.8 Bán trục sau.

1.2.8.1 Tháo bán trục sau.


Dùng bệ đỡ nâng xe lên.

Tháo bánh xe và tang trống.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 284


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo nút xả dầu vi sai.

Tháo giá đỡ nhíp xe.

Tháo hai bu lông và giá đỡ nhíp xe từ


vỏ vi sai.

Tháo dây cáp phanh tay.

Tháo bu lông và dây cáp phanh tay ra


khỏi mâm phanh.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 285


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vỏ hộp vi sai.

Tháo 10 bu lông và tấm đệm từ truyền


động vi sai.

Tháo vỏ bộ vi sai và vòng đệm từ


truyền động vi sai.

Tháo trục bánh răng hành tinh và vòng


đệm chặn.

Tháo chốt trục bánh răng hành tinh từ


bộ vi sai.

Tháo trục bánh răng hành tinh và vòng


đệm chặn.

 Chú ý: Khi tháo trục bánh răng hành


tinh ta lấy các bánh răng hành tinh và
vòng đệm chặn ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 286


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vòng hãm bán trục sau.

Đẩy bán trục vào bên bộ vi sai và tháo


vòng hãm bán trục sau.

Tháo bán trục sau.

 Chú ý: Khi lấy bán trục sau ra ngoài


cẩn thận để không làm hỏng phớt
chắn dầu.

Tháo phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ SST tháo các bu lông


moay ơ, phớt chắn dầu và đệm làm kín
ra khỏi bán trục.

SST 09650-17011

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 287


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.8.2 Kiểm tra và thay thế bán trục sau.


Kiểm tra bán trục sau.

Kiểm tra độ mòn, vỡ, nứt và độ đảo của


bán trục sau.

Kiểm tra độ đảo của trục.

Độ đảo tối đa: 0.8 mm (0.031 in.)

Kiểm tra phớt chắn dầu và vòng bi.

Nếu phớt chắn dầu và vòng bi bị hư


hỏng hoặc mòn thay thế phớt chắn dầu
mới.

Thay thế phớt chắn dầu và vòng bi.

Dùng dụng cụ SST tháo phớt chắn dầu.

SST 09308-00010

Dùng dụng cụ SST tháo vòng bi.

SST 09514-35011

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 288


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bôi mỡ MP đa năng cho vòng bi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


vòng bi mới.

SST 09608-20012 (09608-03020,


09608-03060)

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu mới.

SST 09608-20012 (09608-03020,


09608-03090)

Bôi mỡ MP đa năng cho vành trên của


phớt chắn dầu.

1.2.8.3 Lắp bán trục sau.


Lắp phớt chắn dầu.

Lắp đệm làm kín mới và phớt chắn dầu.

Lắp tấm đệm làm kín vào moay ơ như


trên hình kế đến lắp xiết các đai ốc bu
lông lắp bánh xe.

Tháo các đai ốc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 289


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bán trục sau vào thân vỏ bán trục.

Lắp bán trục vào thân vỏ bán trục.

 Chú ý: Khi lắp bán trục cẩn thận


không làm hỏng phớt chắn dầu.

Lắp vòng hãm bán trục.

Lắp vòng hãm đầu bán trục.

Đẩy trục vào mặt bên trong của xe.

Lắp trục bánh răng hành tinh và vòng


đệm chặn.

Lắp vòng đệm và trục bánh răng hành


tinh vào bộ vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 290


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở giữa trục và vòng đệm chặn.

Khe hở tối đa: 0.5 mm (0.0020 in.)

Nếu cần thiết, chọn vòng đệm chặn phù


hợp.

Chiều dày đệm chặn mm (in.)

29.0 (1.142)

29.4 (1.157)

29.8 (1.173)

30.2 (1.189)

30.6 (1.205)

Lắp chốt trục bánh răng hành tinh.

Mô men xiết: 275 kg-cm (20 ft-lb, 27


N.m)

Lắp vỏ bộ vi sai.

Lắp vòng đệm mới và vỏ vi sai lên bộ vi


sai.

Lắp 10 vòng đệm và bu lông.

Mô men xiết: 130 kg-cm (9 ft-lb, 13


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 291


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp dây cáp phanh tay.

Lắp bu lông và dây cáp phanh tay vào


mâm phanh.

Mô men xiết: 130 kg-cm (9 ft-lb, 13


N.m)

Lắp giá đỡ nhíp xe.

Lắp hai bu lông và giá đỡ nhíp xe từ vỏ


vi sai.

Mô men xiết: 195 kg-cm (14 ft-lb, 19


N.m)

Lắp bánh xe và tang trống.

Lắp nút xả dầu và đổ dầu cầu vào hộp


vi sai cầu sau.

Loại dầu cầu:

Không có bộ giảm trượt LSD: API-GL5

Có bộ giảm trượt LSD: API-GL5 đặt


biệt dùng cho bộ giảm trượt LSD.

Độ nhớt:

Nhiệt độ môi trường dưới -180C :SAE-


90

Nhiệt độ môi trường trên -180C :SAE-


80 hoặc 80W-90.

Dung lượng: 3.25 lít.

Hạ xe xuống.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 292


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.8.4 Thay thế moay ơ bánh xe.


Dùng bệ đỡ nâng xe lên.

Tháo bánh xe và tang trống.

Tháo moay ơ bánh xe.

Dùng dụng cụ SST tháo moay ơ bánh


xe.

SST 09650-17011

Lắp moay ơ bánh xe.

Lắp bán trục, lắp moay ơ, vòng đệm


mới và xiết chặt các bu lông.

Lắp bánh xe và tang trống.

Hạ xe xuống.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 293


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.9 Bán trục sau (đầy đủ).

1.2.9.1 Tháo bán trục sau.


Tháo đai ốc.

Tháo sáu đai ốc và đệm.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 294


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vòng đệm côn.

Dùng búa và thanh đồng tháo bu lông


và sáu vòng đệm côn.

Tháo bán trục sau.

Lắp hai bu lông giữ lên lỗ bán trục dùng


để tháo bán trục dễ dàng.

Nếu bán trục đã rời ra ta tiến hành tháo


hai bu lông giữ.

Tháo bán trục cùng với vòng đệm.

 Chú ý: Khi tháo bán trục ra, cẩn thận


không làm hỏng phớt chắn dầu.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 295


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.9.2 Kiểm tra bán trục sau.


Kiểm tra độ mòn, vỡ, nứt và độ đảo của
bán trục sau.

Độ đảo tối đa của trục: 0.8 mm (0.031


in.)

Nếu trục bị hỏng hoặc độ đảo trục vượt


quá giới hạn cho phép, thay thế bán trục
sau.

Kiểm tra phớt chắn dầu có bị mòn,


hỏng.

Nếu phớt chắn dầu bị hỏng hoặc mòn,


thay thế phớt chắn dầu.

Nếu cần thay thế phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu ra khỏi ống bán trục.

SST 09308-00010

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu mới.

SST 09517-36010

Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 296


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.9.3 Lắp bán trục sau.


Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

Lắp vòng đệm mới và chèn bán trục sau


vào.

 Chú ý: Khi chèn bán trục vào, cẩn


thận không làm hỏng phớt chắn dầu.

Lắp các vòng đệm côn và đai ốc.

Lắp các vòng đệm côn, và sáu đai ốc.

Thắt chặt các đai ốc.

Mô men xiết: 340 kg-cm (25 ft-lb, 33


N.m)

1.2.9.4 Tháo bán trục sau.


Dùng bệ đỡ nâng xe lên và tháo bánh
xe.

Tháo bán trục sau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 297


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểu phanh tang trống.

Tháo tang trống phanh.

Tháo đinh ốc giữ tang trống.

Tháo tang trống ra khỏi moay ơ.

Kiểu phanh đĩa.

Tháo rã phanh đĩa.

Tháo hai bu lông trên tấm mâm phanh


và xy lanh phanh chính.

Tháo đĩa phanh.

Tháo đĩa phanh ra khỏi moay ơ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 298


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo tấm hãm khóa vòng bi.

Kiểm tra hoạt động của tang trống và


moay ơ.

Kiểm tra độ đảo moay ơ.

Độ đảo: Nhỏ hơn 0.1 mm (0.004 in.)

Tháo hai đai ốc điều chỉnh.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


đai ốc khóa.

SST 09509-25011

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 299


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo moay ơ bán trục sau.

Tháo moay ơ .

Tháo moay ơ với đai ốc hãm và vòng


bi.

Tháo mâm phanh và phớt chắn dầu.

Tháo bốn bu lông và phớt chắn dầu và


mâm phanh.

1.2.9.5 Thay thế moay ơ bán trục.


Kiểm tra bán trục.

Kiểm tra độ mòn, vỡ và nứt của bán


trục sau.

Tháo phớt chắn dầu và vòng bi.

Dùng dụng cụ SST tháo phớt chắn dầu.

SST 09308-00010

Tháo vòng bi từ moay ơ bánh xe bán


trục.

Tháo ổ đỡ vòng bi.

Dùng búa và thanh đồng đột tháo ổ đỡ


vòng bi từ moay ơ bánh xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 300


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp ổ đỡ vòng bi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp ổ


đỡ vòng bi vào moay ơ bánh xe.

SST 09608-35014 (09608-06020,


09608-06200, 09608-06210)

Bôi mỡ MP đa năng cho vòng bi.

Đổ mỡ đa năng MP ra long bàn tay của


bạn.

Lăn vòng bi cho mỡ được bôi đều cả


vòng bi.

Bôi mỡ đa năng MP xung quanh đường


tròn vòng bi.

Bôi lớp mỡ đa năng MP bên trong moay


ơ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 301


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng bi và phớt chắn dầu.

Lắp vòng bi vào moay ơ bán trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu vào moay ơ bán trục.

SST 09608-35014 (09608-06020,


09608-06150)

Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

1.2.9.6 Lắp bán trục sau.

Lắp mâm phanh và phớt chắn dầu vào


thân vỏ bán trục cùng với bốn bu lông.

Lắp bán trục sau vào thân vỏ bán trục.

 Chú ý: Cẩn thận không làm hư hỏng


phớt chắn dầu.

Lắp cabi ngoài vào.

Lắp tấm hãm khóa vòng bi và ổ bi đỡ.

Sau khi lắp hoàn tất cabi ngoài, lắp chốt


tấm hãm vào rãnh then của thân vỏ bán
trục.

Tạm thời lắp các ổ bi đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 302


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp phanh tang trống.

Lắp tang trống vào bán trục sau.

Lắp các đinh ốc vào tang trống.

Lắp phanh đĩa.

Lắp đĩa phanh vào bán trục sau.

Lắp hai bu lông trên tấm mâm phanh và


xy lanh phanh chính.

Mô men xiết: 900 kg-cm (65ft-lb, 88


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 303


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh dự ứng lực xiết

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết ổ


bi đỡ.

SST 09509-25011

Mô men xiết: 600 kg-cm (43 ft-lb, 59


N.m)

Dùng tay xoay moay ơ kiểm tra hoạt


động của ổ bi.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST thắt


chặt ổ bi đỡ.

SST 09509-25011

Mô men xiết: 600 kg-cm (43 ft-lb, 59


N.m)

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST nới


lỏng ổ bi đỡ đến khi có thể xoay nó
bằng tay.

SST 09509-25011

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 304


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng lực kế đo lực ma sát phớt chắn


dầu.

Tải trọng đặt trước lên vòng bi bánh xe


sau (lúc bắt đầu)

0.6-1.4 kg (1.3-7.2 Ib, 5.8-14 N)

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết ổ


bi đỡ.

SST 09509-25011

Mô men xiết: 600 kg-cm (43 ft-lb, 59


N.m)

Dùng lực kế đo lực tải trọng đặt trước


của moay ơ.

Tải trọng đặt trước lên vòng bi bánh xe


sau (lúc bắt đầu)

0.6-1.4 kg (1.3-7.2 Ib, 5.8-14 N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 305


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp đai ốc vào thứ tự theo hình trên.

Đo khe hở giữa đỉnh bề mặt thân vỏ bán


trục sau với đai ốc khóa.

Khe hở tiêu chuẩn: -0.2-0.9 mm (0.008-


0.035 in.)

Nếu khe hở không đạt, lắp lại moay ơ.

Kiểm tra hoạt động của tang trống.

Kiểm tra độ đảo.

Độ đảo: Nhỏ hơn 0.1 mm (0.004 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 306


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bán trục sau.

Lắp bánh xe và hạ xe xuống.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 307


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.10 Hộp vi sai cầu sau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 308


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.10.1 Kiểm tra hộp vi sai cầu sau.


Kiểm tra độ đảo của bích nối.

Dùng đồng hồ so đo độ đảo mặt bích.

Độ đảo mặt bích tối đa: 0.01 mm


(0.0039 in.)

Độ đảo mặt bên tối đa: 0.01 mm


(0.0039 in.)

Kiểm tra độ đảo của vành bánh răng


chậu.

Nếu độ đảo của vành bánh răng chậu


lớn hơn mức tối đa thì phải thay vánh
răng.

Độ đảo tối đa: 0.10 mm (0.0039 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 309


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra khe hở răng của vành răng


chậu.

Nếu khe hở vành răng chậu lớn hơn


mức quy định thì phải điều chỉnh lại dự
ứng lực xiết vòng bi bánh răng bán trục
hoặc thay thế nếu cần.

Khe hở răng: 0.13-0.18 mm (0.0051-


0.0071 in.)

 Chú ý: Thực hiện việc đo từ ba lần


trở lên xung quanh đường tròn bánh
răng vành chậu.
Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa.

Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa


khi đạt khe hở răng tiêu chuẩn giữa
bánh răng quả dứa và bánh răng vành
chậu.

Dự ứng lực xiết: 5-8 kg-cm (4.3-6.9 ft-


lb, 0.5-0.8 N.m)

Kiểm tra dự ứng lực xiết tổng cộng.

Dùng cờ lê ngẫu lực đo dự ứng lực xiết


tổng cộng.

Dự ứng lực xiết tổng cộng:

Thêm vào dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa: 4-6 kg-cm (3.5-5.2 ft-lb, 0.4-
0.6 N.m)

Nếu cần phải tháo rã và kiểm tra bộ vi


sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 310


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra khe hở răng của bánh răng


hành tinh (đối với loại vi sai có 2 bánh
răng hành tinh)

Đo khe hở bánh răng hành tinh trong


khi dùng tay kẹp bánh răng hành tinh
vào khung vi sai.

Khe hở răng tiêu chuẩn: 0.05-0.20 mm


(0.0020-0.0079 in.)

Nếu khe hở răng đo được khác so với


tiêu chuẩn quy định thì phải thay vòng
đệm chặn đúng cỡ vào.

Kiểm tra vết ăn răng giữa bánh răng


vành chậu và bánh răng quả dứa.

1.2.10.2 Tháo rã hộp vi sai cầu sau.

Tháo bộ truyền động.

Tháo bu lông và bộ truyền động từ hộp


vi sai cầu sau.

Tháo vòng đệm chữ O

Tháo van điều chỉnh đo áp suất.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 311


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục bộ truyền động.

Dùng dụng cụ SST tháo hai đinh vít.

SST 09313-30021

Tháo thanh nén lò xo, lò xo và bi.

Dùng cái búa và chốt tháo chốt lò xo ra


khỏi rãnh.

Tháo hai bu lông từ chặn đầu trục.

Dùng búa nhựa gõ nhẹ tháo nắp chặn


đầu trục.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 312


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo trục bộ truyền động.

 Chú ý: tháo trục truyền động với đinh


vít tiên mặt đầu.

Tháo bích nối của vi sai.

Dùng búa và đục tháo hãm cho đai ốc.

Dụng dụng cụ chuyên dụng SST giữ cố


định bích tháo đai ốc ra.

SST 09330-00021

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 313


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ SST tháo bích nối ra.

SST 09557-22022 (09557-22050)

Tháo phớt chắn dầu và vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu ra khỏi thân hộp vi sai.

SST 09308-10010

Tháo vòng chắn dầu.

Tháo vòng bi và ống cách.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


vòng bi ra khỏi thân hộp vi sai.

SST 09556-22010

Tháo ống cách ra.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 314


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo khung vi sai.

Đánh dấu vào nắp ổ đỡ vòng bi và thân


vi sai.

Tháo hai đệm hãm đai ốc điều chỉnh.

Tháo bốn bu lông và nắp ổ đỡ vòng bi.

Tháo hai đai ốc điều chỉnh.

Tháo khung vi sai cùng với cabi ngoài


của vòng bi bên ra khỏi hộp vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 315


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Chú ý: Phải buộc các mảnh giấy có


ghi rõ “phải” (RH) hoặc “trái” (LH)
vào các bộ chi tiết đã tháo ra như đã
nêu trên hình.

Tháo khung vi sai ra khỏi hai mặt bên


của hộp vi sai.

Tháo nĩa gài.

Tháo bánh răng quả dứa và vòng bi


bánh răng quả dứa.

Tháo bánh răng quả dứa cùng với vòng


bi trước ra.

Tháo vòng bi bánh răng quả dứa.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 316


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo vòng bi trước bánh răng quả dứa.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


ép để tháo vòng bi ra khỏi trục bánh
răng quả dứa.

SST 09950-00020

 Chú ý: nếu bánh răng quả dứa hoặc


bánh răng vành chậu bị vỡ thì phải
thay cả cặp (bộ)

Tháo vòng đệm từ bánh răng quả dứa.

Tháo cabi ngoài của các vòng bi trước


và sau và phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ SST vòng bi ngoài.

SST 09308-00010

Dùng búa và thanh đồng đóng phớt


chắn dầu và các cabi ngoài ra khỏi hộp
vi sai.

 Chú ý: Thay phớt chắn dầu mới.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 317


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bánh răng vành chậu.

Dùng búa và chìa vít đột nhẹ nới lỏng


tấm khóa.

Vạch dấu bánh răng vành chậu và


khung vi sai.

Tháo mười bu lông và năm tấm hãm giữ


vành răng chậu.

Dùng búa đồng hoặc búa nhựa đóng


tách vành răng chậu ra khỏi khung vi
sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 318


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra hộp vi sai.

Đặt cabi ngoài của các vòng bi tương


ứng, kiểm tra nắp ổ đỡ vòng bi trái và
phải.

Lắp khung vi sai vào hộp vi sai.

Lắp các vòng bi và điều chỉnh các ốc


hãm.

Vạch dấu trên nắp ổ đỡ vòng bi và hộp


vi sai.

Lắp và xiết chặt bốn bu lông trên nắp ổ


đỡ vòng bi.

Dùng đồng hồ so đo khe hở khung vi


sai.

Khe hở tối đa: 0.07 mm (0.0028 in.)

Tháo khung vi sai.

Tháo vòng bi bánh răng bán trục.

Dùng dụng cụ SST để tháo vòng bi


bánh răng bán trục ra khỏi khung vi sai.

SST 09550-20017

 Gợi ý: Gắn vấu của SST lên các vết


khía của khung vi sai.

Tháo rã khung vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 319


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.10.3 Kiểm tra và thay thế chi tiết bộ vi sai.


Kiểm tra cabi ngoài.

Lắp cabi ngoài vào khung vi sai (LH)


và kiểm tra nó hoạt động êm không?

Lắp cabi ngoài vào bánh răng bán trục


và kiểm tra nó hoạt động êm không?

Đo khe hở giữa nĩa gài và cabi ngoài.

Dùng thước lá đo khe hở giữa nĩa gài và


cabi ngoài.

Khe hở: 0.15-0.35 mm (0.06-0.014 in.)

Thay thế bích nối và nắp che bụi.

Dùng dụng cụ SST và máy ép tháo nắp


che bụi.

SST 09950-00020

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 320


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ SST và máy ép lắp nắp


che bụi mới.

SST 09726-40010

1.2.10.4 Lắp ráp hộp vi sai cầu sau.

Lắp vòng bi bánh răng bán trục.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST và máy


ép để lắp hai vòng bi và bánh răng bán
trục vào khung vi sai.

SST 09608-30012 (09608-00060,


09608-04060)

(loại hai bánh răng hành tinh)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 321


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bánh răng vành chậu vào khung vi sai.

Làm sạch bề mặt tiếp xúc của khung vi sai và


vành răng chậu.

Đun nóng vành răng chậu trong nước sôi.

Sau khi vành răng đã khô phải lắp ngay vào


khung vi sai.

 Ghi chú: Làm trùng các vạch dấu trên vành


răng chậu và khung vi sai.

Tạm thời lắp 5 tấm hãm mới và 10 bu


lông vào vị trí sao cho các lỗ bu lông
trên vành răng chậu và khung vi sai
trùng nhau.

 Chú ý: Không được phép xiết chặt


các bu lông khi vành răng chậu chưa
nguội hẳn.

Sau khi vành răng đã nguội hẳn phải


xiết chặt các bu lông lại.

Mô men xiết: 985 kg-cm (71 ft-lb, 97


N.m)

Dùng búa và đục đóng dập các tấm hãm


ôm sát vào khung vi sai và đai ốc.

 Ghi chú: Đóng ép một gờ của tấm


hãm và một mặt giác của bu lông,
còn chỉ đóng ép một phần nữa của
gờ thứ hai vào giác khác.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 322


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra độ đảo bánh răng vành chậu.

Lắp khung vi sai lên hộp vi sai.

Lắp các nắp đỡ ổ vòng bi.

Dùng đồng hồ so đo độ đảo của bánh


răng vành chậu.

Độ đảo tối đa: 0.10 mm (0.0039 in.)

Tháo khung vi sai ra.

Lắp phớt chắn dầu.

Dùng dụng cụ SST và cái búa lắp phớt


chắn dầu mới.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00020)

Lắp cabi ngoài của vòng bi bánh răng


bán trục.

Dụng dụng cụ chuyên dụng SST và


máy ép đóng các cabi ngoài vào.

SST 09316-60010

Trước (09316-00010, 09316-00020)

Sau (09316-00010, 09316-00050)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 323


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng bi sau trục bánh răng quả dứa.

Lắp vòng đệm phẳng vào bánh răng quả


dứa sao cho mép vát hướng về phía
bánh răng quả dứa.

 Ghi chú: Trước hết phải lắp vòng


đệm phẳng có cùng chiều dày như
vòng đệm cũ vào, sau đó kiểm tra vết
ăn răng, dựa trên kết quả đo vết ăn
răng mà thay đệm có chiều dày khác.

Dùng dụng cụ SST và máy ép để lắp


vòng bi sau vào trục bánh răng quả dứa.

SST 09506-30012

Tạm thời điều chỉnh dự ứng lực xiết


bánh răng quả dứa.

Lắp bánh răng quả dứa vào cùng với


vòng bi trước.

 Ghi chú: Chỉ lắp ống cách và phớt


chắn dầu vào sau khi đã điều chỉnh
đúng vết ăn răng.

Lắp vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


bích nối vào hộp vi sai.

SST 09557-22022 (09557-22050)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 324


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa bằng cách xiết các đai ốc giữ
bích nối của hộp vi sai.

Ghi chú: Dùng dụng cụ SST để cố định


bích nối, xiết chặt đai ốc.

SST 09330-00021

 Chú ý: Vì chưa lắp ống cách nên chỉ


xiết tạm thời đai ốc, lưu ý không
được xiết quá tay.

Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa.

Dự ứng lực xiết (lúc ban đầu)

Vòng bi mới 10-16 kg-cm (8.7-13.9 in-


lb, 0.9-1.6 Nm)

Vòng bi dùng lại 5-8 kg-cm (4.3-6.9 in-


lb, 0.5-0.8 Nm)

Lắp khung vi sai vào hộp vi sai.

Đặt cabi ngoài vào vi trí tương ứng với


các vòng bi. Tránh không để lẫn các
cabi bên trái sang bên phải.

Lắp khugn vi sai vào hộp vi sai.

 Ghi chú: Phải đảm bảo có khe hở


giữa vành răng chậu và bánh răng
quả dứa.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 325


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp các đai ốc điều chỉnh.

Lắp các đai ốc điều chỉnh vào hộp vi


sai, phải đảm bảo chắc rằng các đai ốc
được vặn vào ăn ren nhẹ nhàng trơn
chu.

Khóa vi sai.

Bôi mỡ cơ cấu nĩa gài và kết nối đồng


hồ đo áp suất.

Lắp nĩa gài vào hộp vi sai như trên


hình.

Lắp hai cabi ngoài, đai ốc điều chỉnh và


ống cách.

 Gợi ý: Kiểm tra hoạt động ống cách.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 326


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng tay lắp nĩa gài vào rãnh ống cách,


lắp khung vi sai vào hộp vi sai.

 Gợi ý: Kiểm tra khe hở giữa bánh


răng vành chậu và bánh răng quả
dứa.

Lắp nắp ổ đỡ vòng bi.

Làm trùng các vạch dấu trên nắp và


trên thân hộp vi sai, vặn các bu lông vào
hai, ba vòng. Dùng tay ấn các nắp
xuống.

 Gợi ý: Nếu các nắp ổ bi không vào


vừa khít với khung vi sai thì có thể
các đai ốc điều chỉnh vào ăn ren chưa
đúng.

Lắp lại các đai ốc điều chỉnh nếu cần.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 327


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh dự ứng lực xiết vòng bi


bánh răng bán trục.

Xiết chặt bốn bu lông giữ nắp ổ đỡ


vòng bi theo đúng mô men xiết quy
định, sau đó nới lỏng ra tới lúc có thể
xoay được bằng tay.

Mô men xiết: 800 kg-cm (58 ft-lb, 78


N.m)

Dùng tay vặn chặt bốn bu lông nắp lại.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST xiết chặt


đai ốc điều chỉnh cho tới lúc khe hở răng
của vành răng chậu đạt 0.2 mm (0.008
in.)

SST 09504-00011 hoặc 09616-3002

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 328


Luận Văn Tốt Nghiệp

Vừa xoay vành răng chậu và dùng dụng


cụ chuyên dụng SST để xiết chặt đai ốc
điều chỉnh bên phía bánh răng quả dứa.
Sau khi các vòng bi đã được lắp và điều
chỉnh, nới lỏng đai ốc điều chỉnh bên
phía bánh răng quả dứa.

SST 09504-00011

Đặt đồng hồ so vào đo bề mặt đai ốc


điều chỉnh bên phía vành răng chậu.

Điều chỉnh vòng bi bánh răng bán trục


về vị trí dự ứng lực xiết bằng không (0)
bắng cách xiết đai ốc điều chỉnh bên
phía bánh răng quả dứa tới lúc kim
đồng hồ so bắt đầu nhúc nhích.

Xiết đai ốc điều chỉnh đi một góc bằng


1 đến 1,5 góc giữa hai lỗ liền nhau trên
đai ốc. (xiết từ vị trí dự ứng lực xiết
bằng không).

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 329


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng đồng hồ so và dụng cụ SST điều


chỉnh khe hở răng của vành răng chậu
tới lúc đạt khe hở răng quy định.

Khe hở răng: 0.13-0.18 mm (0.0051-


0.0071 in.)

 Gợi ý: Khe hở răng phải được điều


chỉnh bằng cách thay đổi bù trừ
lượng xoay ở hai đai ốc điều chỉnh.
Thí dụ, nếu nới lỏng đai ốc một bên
đi một góc bằng góc giữa hai lỗ thì
cũng phải xiết đai ốc phía bên kia
vào đúng một góc như vậy.

Xiết bu lông giữ nắp ổ đỡ vòng bi.

Mô men xiết: 800 kg-cm (58 ft-lb, 78


N.m)

Kiểm tra khe hở răng của vành răng


chậu.

Khe hở răng: 0.13-0.18 mm (0.0051-


0.0071 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 330


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng cờ lê ngẫu lực đo dự ứng lực xiết


tổng cộng.

Dự ứng lực xiết tổng cộng (khi bắt đầu)

Phụ thêm vào dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa:

4-6 kg-cm (3.5-5.2 in-lb, 0.4-0.6 N.m)

Khe hở răng: 0.13-0.18 mm (0.0051-


0.0071 in.)

Kiểm tra vết ăn răng giữa bánh răng quả


dứa và vành răng chậu.

Bôi bột màu đỏ lên 3 hoặc 4 răng tại các


vị trí khác nhau.

Giữ bích nối cố định và xoay vành răng


chậu tiến lùi vài lần.

Kiểm tra vết ăn răng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 331


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nếu như vết ăn răng không đạt yêu cầu


thì phải chọn vòng đệm phẳng theo
bảng dưới đây để điều chỉnh:

Chiều dày vòng đệm phẳng mm (in.)

1.70 (0.0669) 2.03 (0.0799)

1.73 (0.0681) 2.06 (0.0811)

1.76 (0.0693) 2.09 (0.0823)

1.79 (0.0705) 2.12 (0.0835)

1.82 (0.0717) 2.15 (0.0846)

1.85 (0.0728) 2.18 (0.0858)

1.88 (0.0740) 2.21 (0.0870)

1.91 (0.0752) 2.24 (0.0882)

1.94 (0.0764) 2.27 (0.0894)

1.97 (0.0776) 2.30 (0.0906)

2.00 (0.0787) 2.33 (0.0917)

Lắp ống cách vòng bi mới.

Tháo bích nối.

Tháo vòng chắn dầu và vòng bi trước.

Lắp ống cách mới.

Lắp vòng bi trước và vòng chắn dầu


vào.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 332


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp phớt chắn dầu.

Dùng búa và dụng cụ chuyên dụng SST


lắp phớt chắn dầu mới vào.

SST 09214-76011

Độ sâu phớt chắn dầu: 1.0 mm (0.039


in.)

Bôi mỡ đa năng MP vào mép phớt.

Lắp bích nối của vi sai.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


bích nối vào.

SST 09557-22022 (09557-22050)

Lắp vòng đệm và đai ốc mới vào.

 Chú ý: Bôi lớp dầu cầu ren vào đai


ốc.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST cố


định bích nối, xiết chặt đai ốc lại.

Mô men xiết: 2.000 kg-cm (145 ft-lb,


196 N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 333


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa.

Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa


bằng cờ lê ngẫu lực. Khi đật khe hở
răng quy định giữa bánh răng quả dứa
và vành răng chậu.

Dự ứng lực xiết (khi bắt đầu)

Vòng bi mới 10-16 kg-cm (8.7-13.9 in-


lb, 0.9-1.6 Nm)

Vòng bi dùng lại 5-8 kg-cm (4.3-6.9 in-


lb, 0.5-0.8 Nm)

 Nếu dự ứng lực xiết đo được lớn hơn quy định thì phải thay ống cách vòng bi.

 Nếu dự ứng lực xiết đo được nhỏ hơn quy định thì phải xiết lại đai ốc điều chỉnh
bằng mô men 130 kg-cm (9ft-lb, 13 N.m) tới khi dự ứng lực xiết đạt mức quy định.

 Nếu mô men xiết tối đa lớn quá mức khi xiết lại đai ốc điều chỉnh thì phải thay ống
cách và làm lại thủ tục tạo dự ứng lực xiết. Không được nới lỏng các đai ốc điều
chỉnh để giảm dự ứng lực xiết.

Mô men xiết tối đa: 3.500 kg-cm. (253 ft-lb, 343 N.m)

Kiểm tra khe hở bánh răng vành chậu.

Kiểm tra vết ăn răng giữa bánh răng quả dứa và vành răng chậu.

Kiểm tra độ đảo bích nối.

Dùng đồng hồ so đo độ đảo bích nối.

Độ đảo mặt bích tối đa: 0.10 mm


(0.0039 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 334


Luận Văn Tốt Nghiệp

Độ đảo mặt mép tối đa: 0.10 mm


(0.0039 in.)

Nếu độ đảo vượt quá giới hạn cho phép


kiểm tra lại vòng bi.

Đóng hãm đai ốc giữ bích nối trên trục


bánh răng quả dứa.

Lắp các tấm hãm đai ốc điều chỉnh.

Lắp hai đai ốc mới vào nắp đỡ vòng bi.

Mô men xiết: 130 kg-cm (9 ft-lb, 13


N.m)

Sau đó làm khít bu lông bằng cách xiết


các đai ốc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 335


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khóa vi sai.

Lắp trục nĩa gài.

Bôi mỡ đa năng MP cho trục lắp nĩa


gài.

Lắp trục vào sao cho các lỗ và rãnh


trùng với nĩa gài.

Tháo vòng đệm và cẩn thận không để


dầu dính trên bề mặt của hộp vi sai và
chốt hãm trục.

Bôi keo: Part No. 08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

 Gợi ý: Lắp chốt hãm trục vào sau


khi bôi keo được 10 phút.

Làm sạch ren các bu lông và các rãnh


ren lắp bu lông.

Bôi keo hai hoặc ba vòng ren của bu


lông.

Bôi keo: Part No.08833-00080,


THREE BOND 1344, LOCTITE 242
hoặc tương đương.

Xiết hai bu lông giữ đầu trục.

Mô men xiết: 240 kg-cm (17 ft-lb, 24


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 336


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng búa và cái chốt đóng chốt lò xo


vào rãnh nĩa gài.

Xoay nĩa gài và giữ hộp vi sai đang bị


khóa.

Lắp bi, lò xo và ống nén lò xo.

Làm sạch ren của bu lông lắp và các


rãnh ren lắp bu lông.

Bôi keo đầu ren bu lông.

Bôi keo: Part No.08833-00080,


THREE BOND 1344, LOCTITE 242
hoặc tương đương.

Dùng dụng cụ SST lắp nút chặn lại.

SST 09313-30021

Mô men xiết: 220 kg-cm (16 ft-lb, 22


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 337


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đo khe hở giữa ống cách ngoài và


khung vi sai.

Đo khe hở giữa ống cách ngoài và đỉnh


khung vi sai khi vi sai tự do và khóa.

Khe hở tiêu chuẩn:

Lúc khóa: 32.40-33.90 mm (1.2756-


1.3346 in.)

Lúc tự do: 17.44-18.86 mm (0.6866-


0.7425 in.)

Lắp đồng hồ đo áp suất.

Lắp đồng hồ đo áp suất với tấm đệm


mới.

Mô men xiết: 410 kg-cm (30 ft-lb, 40


N.m)

Lắp cụm khởi động.

Kiểm tra thanh răng của nĩa gài nằm


trên đường trung tâm của bộ truyền
động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 338


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đảm bảo rằng các điểm của bánh răng


trên bộ truyền động từ 00 đến 50 nằm
trên đường trung tâm của bộ truyền
động.

 Chú ý:

- Nếu không phải ở mức độ này xoay


bánh răng lại cho đúng.

- Ngừng cung cấp điện áp cho các điện


cực.

- Nếu đến điểm giới hạn xoay vòng,


ngắt nguồn điện.

Lắp vòng đệm chữ O mới lên bộ truyền


động.

Bôi một lớp dầu bánh răng lên vòng


đệm hình chữ O.

Bôi mỡ MP đa năng cho phần bánh


răng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 339


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cụm khởi động, lắp ấn mạnh các


chốt giữ cụm khởi động.

 Gợi ý: Không làm hỏng vòng đệm


chữ O của cụm khởi động.

Dùng tay xoay ngược chiều kim đồng


hồ đến khi chốt giữ và lỗ lắp chốt thẳng
hàng.

Lắp cụm khởi động lên hộp vi sai, đảm


bảo sự ăn răng giữa thanh răng của nĩa
gài và bộ truyền động, xiết chặt các đai
ốc hãm.

Mô men xiết: 270 kg-cm (20 ft-lb, 26


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 340


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.11 Khung vi sai.


Khung vi sai kiểu 2 bánh răng hành tinh.

1.2.11.1 Tháo khung vi sai.


Tháo bộ vi sai.

Tháo khung vi sai ra khỏi hộp vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 341


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.11.2 Thay thế chi tiết của khung vi sai.


Tháo rã khung vi sai.

Dùng búa và đục tháo trục bánh răng


hành tinh, hai bánh răng hành tinh, hai
bánh răng bán trục và hai vòng đệm
chặn ra.

Lắp ráp khung vi sai.

Bôi mỡ hộp số cho chi tiết.

Lắp vòng đệm chặn và bánh răng bán


trục vào.

Chọn vòng đệm chặn theo bảng dưới


đây sao cho khe hở răng đạt quy định.
Cố gắng chọn vòng đệm chặn hai bên
có chiều dày như nhau.

Khe hở răng tiêu chuẩn: 0.05 -0.20 mm


(0.0020-0.0079 in.)

Chiều dày vòng đệm chặn mm (in.)

1.6 (0.063)

1.7 (0.067)

1.8 (0.071)

Lắp vòng đệm chặn và bánh răng bán


trục vào khung vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 342


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra khe hở răng của bánh răng bán


trục.

Đo khe hở răng phải dùng tay kẹp chặt


bánh răng bán trục vào khung vi sai.

Khe hở răng tiêu chuẩn: 0.05-0.20 mm


(0.0020-0.0079 in.)

Nếu khe hở không đạt yêu cầu phải thay


vòng đệm chặn có chiều dày khác.

Dùng búa và đột chốt định vị xuyên qua


khung vi sai và trục bánh răng hành
tinh.

Đóng hãm lỗ chốt định vị trên khung vi


sai.

1.2.11.3 Lắp bộ vi sai.


Lắp khung vi sai vào hộp vi sai.

Lắp bộ vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 343


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.12 Khung vi sai.


Kiểu bốn bánh răng hành tinh.

1.2.12.1 Tháo khung vi sai.


Tháo bộ vi sai.

Tháo khung vi sai ra khỏi hộp vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 344


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.12.2 Tháo rã khung vi sai.


Vạch dấu hai nữa khung bên phải và
bên trái.

Tháo tám bu lông ra.

Dùng búa nhựa đóng tách hai nữa


khung bên phải và bên trái rời nhau ra.

Tháo các chi tiết sau ra khỏi khung vi


sai.

Hai bánh răng bán trục.

Hai vòng đệm chặn bánh răng bán trục.

Trục chữ thập.

Bốn bánh răng hành tinh.

Bốn vòng đệm chặn bánh răng hành


tinh.

1.2.12.3 Lắp ráp khung vi sai.


Đo khe hở răng của bánh răng bán trục.

Bôi mỡ chi tiết lắp.

Lắp vòng đệm chặn vào bánh răng bán


trục.

Lắp bánh răng bán trục vào nữa khung


vi sai bên phải.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 345


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bốn bánh răng hành tinh và vòng


đệm chặn vào trục chữ thập.

Lắp bánh răng hành tinh và trục chữ


thập vào nữa khung vi sai bên trái.

Dùng tay giữ một bánh răng bán trục cố


định, đo khe hở răng tại bánh răng hành
tinh.

Khe hở răng: 0.05-0.20 mm (0.0020-


0.0079 in.)

 Chú ý: Đo riêng biệt khe hở răng tại


nữa khung vi sai bên phải và sau đó
tại nữa khung vi sai bên trái.

Nếu khe hở răng không đạt theo quy


định phải thay vòng đệm chặn có chiều
dày khác.

Chiều dày vòng đệm chặn mm (in.)

0.9 1.0 1.1 1.2 1.3


(0.35) (0.39) (0.43) (0.47) (0.51)

Lắp ráp khung vi sai.

Lắp bánh răng bán trục và vòng đệm


chặn vào khung vi sai bên phải.

Lắp các bánh răng hành tinh và trục chữ


thập vào khung vi sai bên phải.

Lắp bánh răng bán trục và vòng đệm


chặn vào nữa khung vi sai bên trái.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 346


Luận Văn Tốt Nghiệp

Làm trùng dấu vòng đệm chặn khung vi


sai.

Xiết chặt tám bu lông.

Mô men xiết: 480 kg-cm (35 ft-lb, 47

1.2.12.4 Lắp bộ vi sai. Lắp khung vi sai vào hộp vi sai.

Lắp bộ vi sai.

1.2.13 Vi sai cầu sau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 347


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tách trục các đăng ra khỏi vi sai.

Đánh dấu vào các bích.

Tháo bốn bu lông và đai ốc.

Tháo bích nối của vi sai.

Dùng búa và đục tháo hãm cho đai ốc.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST giữ cố


định bích, tháo đai ốc ra.

SST 09330-00021

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 348


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng dụng cụ SST tháo bích nối ra.

SST 09550-20017

Tháo phớt chắn dầu và vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


phớt chắn dầu ra khỏi vỏ vi sai.

SST 09308-10010

Tháo vòng chắn dầu ra.

Tháo vòng bi trước và ống cách.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


vòng bi ra khỏi thân hộp vi sai.

SST 09556-22010

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 349


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo cabi ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST tháo


cabi ngoài ra.

SST 09308-00010

 Chú ý: Không làm xây sát bề mặt


cabi ngoài.

Tháo ống cách.

Lắp ống cách mới.

Lắp cabi ngoài.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


cabi ngoài vào.

SST 09316-60010 (09316-00010,


09316-00020)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 350


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp vòng chắn dầu và phớt chắn dầu


mới.

Lắp vòng chắn dầu.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST lắp


phớt chắn dầu mới.

SST 09214-76011

Độ sâu lắp phớt chắn dầu: 1.0 mm


(0.039 in.)

Bôi lớp mỡ đa năng MP vào mép phớt.

Lắp bích nối của vi sai.

Lắp bích nối và tấm đệm.

Bôi lớp dầu cầu vào ren đai ốc.

Dùng dụng cụ chuyên dụng SST cố


định bích nối, xiết chặt đai ốc lại.

SST 09330-00021

Mô men xiết: 2,500 kg-cm (181 ft-lb,


245 N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 351


Luận Văn Tốt Nghiệp

Điều chỉnh dự ứng lực xiết bánh răng


quả dứa.

Đo dự ứng lực xiết bánh răng quả dứa


bằng cờ lê ngẫu lực. Khi đạt khe hở
răng quy định giữa bánh răng quả dứa
và vành răng chậu.

Dự ứng lực xiết (khi bắt đầu):

Vòng bi mới: 13-20 kg-cm (11.3-17.4


in-lb, 1.3-2.0 N.m)

Vòng bi dùng lại: 7-10 kg-cm (6.1-8.7


in-lb, 0.7-1.0 N.m)

 Nếu dự ứng lực xiết đo được lớn hơn quy định thì phải thay ống cách vòng bi.

 Nếu dự ứng lực xiết đo được nhỏ hơn quy định thì phải xiết lại đai ốc điều chỉnh
bằng mô men 130 kg-cm (9ft-lb, 13 N.m) tới khi dự ứng lực xiết đạt mức quy định.

 Nếu mô men xiết tối đa lớn quá mức khi xiết lại đai ốc điều chỉnh thì phải thay ống
cách và làm lại thủ tục tạo dự ứng lực xiết. Không được nới lỏng các đai ốc điều
chỉnh để giảm dự ứng lực xiết.

Mô men xiết tối đa: 4.500 kg-cm. (325 ft-lb, 441 N.m)

Đóng hãm đai ốc giữ vòng bi bánh răng


quả dứa.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 352


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nối bích trục các đăng vào bích nối của


vi sai.

Làm trùng vạch dấu trên các bích nối và


nối các bích lại bằn bốn bu lông và đai
ốc.

Xiết chặt bốn bu lông và đai ốc.

Mô men xiết: 900 kg-cm (65 ft-lb, 88


N.m)

Kiểm tra dầu hộp số vi sai.

Bổ sung dầu cầu cho hộp số vi sai nếu


cần.

Loại dầu cầu:

Không có bộ giảm trượt LSD: API-


GL5

Có bộ giảm trượt LSD: API-GL5 đặt


biệt dùng cho bộ giảm trượt LSD.

Độ nhớt:

Nhiệt độ môi trường dưới -180C


:SAE-90

Nhiệt độ môi trường trên -180C :SAE-


80W hoặc 80W-90.

Dung lượng: 3.25 lít.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 353


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.14 Hệ thống treo sau.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 354


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.14.1 Tháo lò xo cuộn và giảm xóc sau.


Kích xe lên.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

Tháo bánh xe.

Tháo giảm xóc sau.

Tháo bu lông giữ giảm xóc trên vỏ cầu


sau và ngắt kết nối giảm xóc.

Tháo hai đệm.

Nếu thay thế giảm xóc, tháo đai ốc giữ


giảm xóc với khung xe và tháo giảm
xóc.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 355


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kẹp chặt ống nhún và tháo đai ốc.

Tháo vòng kẹp, đệm và giá đỡ.

Ngắt kết nối khung cân bằng.

Tháo hai đai ốc giữ khung cân bằng với


vỏ cầu sau.

Ngắt kết nối thanh điều khiển.

Tháo hai bu lông và ngắt thanh kết nối


từ vỏ cầu xe.

Tháo ống giảm chấn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 356


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo lò xo cuộn.

Bắt đầu hạ vỏ vi sai sau xuống.

 Gợi ý: Cẩn thận không làm ảnh


hưởng đến các bộ phận của phanh.

Trong khi hạ vỏ vi sai sau xuống tháo lò


xo cuộn và nắp cách.

Tháo bu lông và lò xo phụ từ khung xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 357


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.14.2 Kiểm tra giảm xóc sau.


Kiểm tra hoạt động của giảm xóc sau.

Nhún giảm xóc lên xuống vài lần để


kiểm tra xem có lực cản bất thường hay
tiếng ồn lạ không?

Nếu có bất kì hiện tượng bất thường nào


phải thay giảm xóc mới ngay.

1.2.14.3 Lắp lò xo cuộn và giảm xóc sau.


Lắp lò xo phụ.

Lắp lò xo phụ vào khung xe với bu


lông.

Mô men xiết: 155 kg-cm (11 ft-lb, 15


N.m)

Lắp lò xo cuộn.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 358


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra vị trí lắp lò xo cuộn.

Kiểm tra xem đầu lò xo đã lắp đúng vị


trí chưa?

Nếu đầu lò xo lắp chưa đúng vị trí, lắp


lại.

Kết nối thanh điều khiển.

Tạm thời kết nối thanh điều khiển với


vỏ cầu xe cùng với bu lông, đệm và ống
giảm chấn.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Lắp giảm xóc.

Lắp vòng kẹp, đệm và giá đỡ vào giảm


xóc.

Mô men xiết: 700 kg-cm (51 ft-lb, 67


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 359


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp giảm xóc vào khung xe cùng với


hai bu lông.

Mô men xiết: 510 kg-cm (37 ft-lb, 50


N.m)

Kết nối giảm xóc, đệm và vòng kẹp vào


vỏ cầu xe cùng với bu lông lắp.

Mô men xiết: 650 kg-cm (47 ft-lb, 64


N.m)

Lắp khung cân bằng lên bán trục sau.

Lắp khung cân bằng và giá đỡ lên vỏ


cầu xe cùng với bu lông lắp.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 360


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bánh xe và hạ xe xuống.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


sau xe để ổn định hệ thống treo.

Thắt chặt đai ốc thanh điều khiển.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

Thắt chặt đai ốc thanh điều khiển.

Mô men xiết: 2,500 kg-cm (181 ft-lb,


245 N.m)

1.2.14.4 Tháo thanh điều khiển.

Dùng kích nâng khung xe lên, giữ chặt


vỏ cầu sau bởi bệ đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 361


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo thanh điều khiển.

Tháo bu lông, đai ốc giữ thanh điều


khiển với khung xe và ngắt kết nối
thanh điều khiển.

Tháo bu lông giữ thanh điều khiển với


vỏ cầu sau và tháo thanh điều khiển ra.

Tháo đệm giảm chấn.

1.2.14.5 Lắp thanh điều khiển.


Lắp thanh điều khiển.

Kích xe lên.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 362


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tạm thời lắp đệm giảm chấn, thanh điều


khiển và bu lông vào vỏ cầu sau.

Tạm thời lắp thanh điều khiển lên


khung xe cùng với bu lông, đệm và đai
ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


sau xe để ổn định hệ thống treo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 363


Luận Văn Tốt Nghiệp

Thắt chặt đai ốc thanh điều khiển với vỏ


cầu sau.

Mô men xiết: 2,500 kg-cm (181 ft-lb,


245 N.m)

Thắt chặt đai ốc thanh điều khiển với


khung xe.

Mô men xiết: 1,800 kg-cm (130 ft-lb,


177 N.m)

1.2.14.6 Tháo thanh giằng trên và thanh giằng dưới.


Dùng kích nâng khung xe lên, giữ chặt
vỏ cầu sau bởi bệ đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 364


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo thanh giằng trên.

Tháo bu lông, đệm và đai ốc giữ thanh


giằng trên với khung xe.

Tháo bu lông, đệm và đai ốc giữ thanh


giằng trên với vỏ cầu sau và tháo thanh
giằng ra.

Tháo thanh giằng dưới.

Tháo bu lông, đệm và đai ốc giữ thanh


giằng dưới với khung xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 365


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bu lông, đệm và đai ốc giữ thanh


giằng dưới với vỏ cầu sau và tháo thanh
giằng ra.

1.2.14.7 Lắp thanh giằng trên và thanh giằng dưới.


Lắp thanh giằng trên.

Tạm thời lắp thanh giằng trên vào


khung xe cùng với bu lông, đệm và đai
ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Tạm thời lắp thanh giằng trên vào vỏ


cầu sau cùng với bu lông, đệm và đai
ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 366


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp thanh giằng dưới.

Tạm thời lắp thanh giằng dưới vào


khung xe cùng với bu lông, đệm và đai
ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Tạm thời lắp thanh giằng dưới vào vỏ


cầu sau cùng với bu lông, đệm và đai
ốc.

 Gợi ý: Lắp bu lông từ bên ngoài.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


sau xe để ổn định hệ thống treo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 367


Luận Văn Tốt Nghiệp

Kích xe lên.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

Thắt chặt đai ốc thanh giằng trên với


khung xe.

Mô men xiết: 1,800 kg-cm (130 ft-lb,


177 N.m)

Thắt chặt đai ốc thanh giằng trên với vỏ


cầu xe.

Mô men xiết: 1,800 kg-cm (130 ft-lb,


177 N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 368


Luận Văn Tốt Nghiệp

Thắt chặt đai ốc thanh giằng dưới với


khung xe.

Mô men xiết: 1,800 kg-cm (130 ft-lb,


177 N.m)

Thắt chặt đai ốc thanh giằng dưới với


vỏ cầu xe.

Mô men xiết: 1,800 kg-cm (130 ft-lb,


177 N.m)

1.2.14.8 Tháo khung cân bằng.


Kích xe lên.

Kích xe lên đặt khung xe lên bệ đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 369


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo khung cân bằng.

Nới lỏng bu lông và đai ốc.

Tháo đai ốc, vòng kẹp và đệm, ngắt kết


nối khung cân bằng với cái kẹp trên
khung xe.

Tháo bu lông, đai ốc và cái kẹp từ


khung cân bằng.

Tháo hai bu lông và khung cân bằng với


giá đỡ từ vỏ cầu xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 370


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo giá đỡ và đệm từ khung cân bằng.

1.2.14.9 Lắp khung cân bằng.

Lắp khung cân bằng.

Đặt chiều của đệm xuôi theo đường vẽ


trên khung cân bằng và lắp giá đỡ lên
đệm.

Tạm thời lắp khung cân bằng với giá đỡ


vào vỏ cầu sau cùng hai bu lông.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 371


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tạm thời lắp cái kẹp vào khung xe cùng


với vòng kẹp, đệm và đai ốc.

Tạm thời lắp khung cân bằng vào cái


kẹp cùng với bu lông và đai ốc.

Ổn định hệ thống treo.

Hạ xe xuống và tác dụng lực vào phần


sau xe để ổn định hệ thống treo.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 372


Luận Văn Tốt Nghiệp

Xiết các đai ốc hãm.

Xiết đai ốc giá đỡ.

Mô men xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N.m)

Xiết bu lông và đai ốc.

Mô men xiết: 260 kg-cm (19 ft-lb, 25


N.m)

Xiết đai ốc.

Mô men xiết: 150 kg-cm (11 ft-lb, 15


N.m)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 373


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.15 Khóa vi sai.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 374


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.15.1 Kiểm tra hệ thống khóa vi sai.


Kiểm tra đèn báo (phía trước và phía
sau) đèn cháy sáng ở vị trí như trên hình
khi công tắc được mở.

Kiểm tra hoạt động khóa vi sai.

 Gợi ý: Trước khi kiểm tra trả số về


số N.

Kích xe lên sau đó khởi động động cơ.

Đặt công tắc báo rơle điều khiển dẫn


động 4 bánh xe của bộ khóa vi sai.

Vặn công tắc khóa đến vị trí RR đèn


báo phía sau được bật lúc này bộ vi
sai sau bị khóa lại.

 Gợi ý: Nếu cảm thấy bánh răng của


bộ khóa vi sai chưa được ăn khớp
hoàn toàn khi đó đèn báo vẫn còn
nhấp nháy ta xoay lốp xe để các bánh
răng ăn khớp với nhau.

Khi công tắc khóa vi sai vặn sang vị trí


OFF, đèn báo sẽ tắt, bộ vi sai sau ở
trạng thái tự do.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 375


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khi công tắc khóa vi sai chuyển sang vị


trí FR-RR vị trí này đèn chỉ báo (phía
trước và phía sau) được bật lên. Lúc này
bộ khóa vi sai áp dùng cho cả bánh xe
trước và bánh xe sau.

Kiểm tra điện áp nối giữa ECU (rơle


điều khiển 4WD)

Công tắc điều Điểm nối Mức giá


khiển trị

OFFRR 3(M1) – 0.5V hoặc


1(M2) hơn.
RRFR.RR
7(M3) – 5 0.5V hoặc
(M4) hơn.

Dừng động cơ và hạ xe xuống.

Kiểm tra điện áp ắc quy.

Điện áp ắc quy: 10V-14,5V

Kiểm tra sự nối mạch.

Bật công tắc đánh lửa về vị trí ON.

Tháo rơle điều khiển.

Dùng vôn kế đo điện áp công tắc bộ


khóa vi sai ở vị trí như hình trên.

Nếu điện áp không đúng quy định thay


thế ECU.

Lắp ECU mới.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 376


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.15.2 Tháo lắp cụm truyền động trước.

Khóa bộ vi sai cầu trước.

Tháo cụm truyền động.

Ngắt kết nối đường ống.

Tháo hai đai ốc, bu lông và thiết bị


truyền động.

Tháo vòng hãm từ bộ truyền động.

Lắp bộ truyền động.

Kiểm tra xem cơ cấu thanh răng cơ cấu


nằm trên một đường thẳng của lỗ lắp bộ
truyền động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 377


Luận Văn Tốt Nghiệp

Dùng ắc quy rời, tác dụng vào sau cho


các điểm trên thiết bị truyền động bánh
răng với đường trung tâm của bộ
truyền nằm trên một đường thẳng.

 Chú ý: Nếu bánh răng của bộ truyền


động không đúng vị trí, thiết bi
truyền động sẽ rất khó lắp đặt.

Không cung cấp điện áp giữa các thiết


bị đầu cuối.

Nếu các điểm đánh dấu đã nằm trong


giới hạn cho phép thì ngưng cấp điện.

Lắp vòng hãm từ bộ truyền động.

Bôi lớp dầu hộp số trên vòng hãm.

Bôi mỡ MP đa năng cho bánh răng bộ


truyền động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 378


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp bộ truyền động vào vi sai với đai ốc


và bu lông, khi truyền động bánh răng
đã nằm đúng vị trí.

 Chú ý: Không làm hư hại vòng hãm.

Mô men xiết: 270 kg-cm (20 ft-lb, 26


N.m)

Kết nối đường ống.

Chú ý: Độ sâu của chèn ống khoảng 15


mm (0.59 in.)

Chuyển vị trí khóa vi sai sang OFF.

1.2.15.3 Tháo và lắp cụm truyền động sau.


Khóa bộ vi sai cầu sau.

Tháo tấm che bộ truyền động.

Tháo hai đai ốc, bu lông và tấm đỡ.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 379


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngắt kết nối đường ống.

Tháo công tắc bộ truyền động.

Tháo nắp bộ truyền động.

Tháo ba bu lông.

Dùng thanh đồng và búa tháo nắp bộ


truyền động.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 380


Luận Văn Tốt Nghiệp

Tháo bộ truyền động.

Tháo trục cài khóa vi sai.

Tháo bốn bu lông.

Dùng tuốc nơ vít đột tháo bộ truyền


động ra ngoài.

Lắp bộ truyền động.

Làm sạch bề mặt tiếp xúc của chi tiết


lắp bằng xăng hoặc cồn.

Bôi lớp keo làm kín lên bề mặt lắp ráp


bộ truyền động.

Keo làm kín: Part No. 08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

 Chú ý: Lắp cụm truyền động sau khi


bôi keo được 10 phút.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 381


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp cụm truyền động và lắp trục cài


khóa vi sai.

Làm sạch ren các bu lông lắp và trục


với xăng trắng.

Bôi lớp keo vào ren bu lông lắp.

Keo làm kín: Part No. 08833-00070,


THREE BOND 1324 hoặc tương
đương.

Xiết chặt bu lông trục khóa.

Mô men xiết: 200 kg-cm (14 ft-lb, 20


N.m)

Thắt chặt đều bốn bu lông.

Mô men xiết: 240 kg-cm (17 ft-lb, 24


N.m)

Lắp nắp bộ truyền động.

Làm sạch bề mặt lắp ghép bằng xăng


trắng.

Bôi lớp keo làm kín vào nắp bộ truyền


động.

Keo làm kín: Part No. 08826-00090,


THREE BOND 1281 hoặc tương
đương.

 Chú ý: Lắp cụm truyền động sau khi


bôi keo được 10 phút.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 382


Luận Văn Tốt Nghiệp

Xiết chặt ba bu lông.

Mô men xiết: 185 kg-cm (13 ft-lb, 18


N.m)

Tháo công tắc bộ truyền động.

Lắp công tắc bộ truyền động với đệm


mới.

Mô men xiết: 410 kg-cm (30 ft-lb, 40


N.m)

Kết nối đường ống.

 Chú ý: Độ sâu của chèn ống khoảng


15 mm (0.59 in.)

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 383


Luận Văn Tốt Nghiệp

Lắp tấm che bộ truyền động.

Lắp tấm che bộ truyền động với hai đai


ốc và bu lông.

Mô men xiết:

Đai ốc 360 kg-cm (26 ft-lb, 35 N.m)

Bu lông 200 kg-cm (14 ft-lb, 20 N.m)

Hủy bỏ trạng thái khóa vi sai cầu sau.

Chuyển vị trí khóa vi sai sang OFF.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 384


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 6: CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN CƠ BẢN TRÊN TOYOTA


LAND CRUISER.
1.1 Tổng quan hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser.
Công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày càng
hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng cao. Yêu cầu về
mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống trang thiết bị điện
trên ôtô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại.

Nếu như trên những ôtô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như
không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì ngày
nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều chức năng
trên các hệ thống sau:

- Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Bao gồm ắc quy, máy phát điện, các
bộ điều chỉnh điện.

- Hệ thống khởi động (Starting system): Bao gồm máy khởi động (động cơ điện), các
rơle điều khiển và các rơle bảo vệ khởi động. Ngoài ra, đối với động cơ Diesel còn trang
bị thêm hệ thống xông máy.

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (lighting and signal system): Gồm các đèn chiếu
sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơle.

- Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ trên bảng
Taplô (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo
nhiệt độ nước làm mát) và các đèn báo hiệu.

- Hệ thống điều khiển ôtô (Vehicle control system): Gồm hệ thống điều khiển
phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống
truyền lực, hệ thống gối đệm.

- Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén, giàn
nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 385


Luận Văn Tốt Nghiệp

- Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ
kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế…

Các hệ thống trên hợp thành một hệ thống nhất, là hệ thống điện trên ôtô máy
kéo, với hai phần chính: Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các bộ phận tiêu thụ
điện (các hệ thống khác).

- Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắcquy nếu động cơ
chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm
việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa
chữa, …, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm dây dẫn chung. Vì vậy,
đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe.

- Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì máy
khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dòng điện cung cấp bởi ăcquy khi khởi
động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A) đối với động cơ
diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau:

+ Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,…

+ Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,…

+ Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn phanh,
mô tơ gạt nước lau kính, còi, máy khởi động, hệ thống xông máy,…

- Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao gồm: Các
dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác nhau.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động, các
trang thiết bị điện, điện tử trên các ôtô - máy kéo hiện đại hiện nay không tồn tại dưới
các bộ phận, các cụm tương đối độc lập về chức năng như trước mà được kết hợp lại
thành các vi mạch tích hợp, được xử lý và điều khiển thống nhất bởi một bộ xử lý trung
tâm, làm việc theo các chương trình đã được dựng sẵn.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 386


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Hệ thống nguồn cung cấp trên xe


Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và thuận
tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy, xe có ắc
quy để cung cấp điện cho các thiết bị phụ và khởi động động cơ, hệ thống nạp để tạo ra
nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy. Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả
các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui khi xe đang chạy

Hệ thống cung cấp bao gồm các thiết bị chính sau đây: Ắc quy, máy phát điện,
bộ điều chỉnh điện (đặt trong máy phát), Đèn báo xạc, công tắc máy.

1.2.1 Ắc quy
Để cung cấp điện cho các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, người ta
sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc quy. Trong ắc quy, hóa năng biến
thành điện năng.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 387


Luận Văn Tốt Nghiệp

Có nhiều phương pháp để phân loại ắc quy, tuy nhiên trên ô tô hiện nay thường
sử dụng hai loại chính là ắc quy nước và ắc quy khô, việc sử dụng ắc quy khô trên ô tô
có tính ưu việt hơn hẳn so với ắc quy nước. Tuy nhiên nếu so sánh hai ắc quy có cùng
dung lượng như nhau thì ắc quy nước có thời gian đề máy và tuổi thọ cao hơn.

Hình: Cấu tạo bình ắc quy axit


1. Vỏ ắc quy 2. Viền giữ 3. Tấm ngăn 4. Bản cực 5. Thanh nối
6. Tấm thủy tinh 7. Điện cực 8. Cầu nối 9. Nắp ắc quy.
1.2.2 Máy phát điện
Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô máy kéo ( ở số vòng quay trung bình và
lớn của động cơ ), nó có nhiệm vụ:

- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải.

- Nạp điện cho ắc quy.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 388


Luận Văn Tốt Nghiệp

 Trên hầu hết các ô tô hiện đại ngày nay người ta đều sử dụng loại máy phát
xoay chiều 3 pha kích thích kiểu điện từ.

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều.

Hình. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ.

1. Quạt làm mát; 2. Bộ chỉnh lưu; 3. Vòng tiếp điện; 4. Bộ điều chỉnh
điện và chổi than; 5.Rotor; 6. Stato; 7.Vỏ; 8. Puli

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 389


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.3 Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải


Phụ tải điện trên xe có thể chia ra làm 3 loại: Tải thường trực là nhưng phụ tải
liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn
trong thời gian ngắn.

MÁY PHÁT ẮCQUY


Nạp điện

Tải hoạt động liên tục Tải hoạt động trong Tải hoạt động trong
thời gian dài thời gian ngắn

Car radio Đèn xi nhan Đèn sương


Hệ thống mù
kiểm soát
Đèn báo trên Đèn phanh
động cơ Mô tơ gạt
táp lô nước
Đèn trần
Đèn biển số
Bơm Khởi động
xe Mô tơ điều
chuyển điện
khiển kính
nhiên liệu Đèn đậu xe
Quạt điều Mồi thuốc
Hệ thống
Đèn cốt hòa nhiệt độ
phun
Mô tơ điều
nhiên liệu Xông kính
Đèn pha khiển anten

Mô tơ phun
Đèn kích
nước rửa Hệ thống tời
thước
kính kéo xe

Còi
Ly hợp điện
Mô tơ mở từ
cửa xe

Hình. Sơ đồ phụ tải điện trên ô tô

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 390


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3 Hệ thống thông tin và hiển thị


Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ ( táp lô ), màn hình hiển
thị đa chức năng và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về
tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.

Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin

Hình. Cấu tạo chính bản táp lô trên xe Land Cruiser


1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ 2. Đồng hồ báo nhiên liệu 3.
Đồng hồ báo tốc độ xe chạy 4. Đồng hồ báo điện áp nạp ác quy 5. Màn
hình hiển thị đa thông tin 6. Đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn 7. Đồng
hồ báo số vòng quay động cơ

Ngoài các đồng hồ báo chính trên táp lô xe Land Cruiser còn bố trí kết hợp
nhiều loại đèn báo khác hiển thị các thông số của các hệ thống hoạt động trên xe như
đèn báo áp suất lốp, đèn báo hổ trợ lên dốc và xuống dốc, đèn báo có phanh ABS hoạt

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 391


Luận Văn Tốt Nghiệp

động…., điều này giúp cho người điều khiển dễ dàng kiểm soát được xe làm tăng tính
an toàn và tiện nghi khi điều khiển xe.

Bảng: Các đèn báo trên táp lô xe Land Cruiser

Đèn chiếu xa

Đèn báo hộp số tự động

Đèn báo túi khí SRS

Đèn báo cửa trước mở

Đèn báo dây đai an toàn chưa đóng

Đèn báo phanh

Đèn báo sạc

Đèn báo 4 bánh xe chủ động

Đèn báo có phanh ABS 2

Đèn kiểm tra động cơ

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 392


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đèn báo nhiên liệu thấp

Đèn báo xe bị trượt trên đường trơn

Đèn báo xe chạy lập trình tự động

Đèn báo có đèn chiếu sáng trước

Đèn báo đỗ xe

Đèn báo rẻ trái hoặc phải

Tín hiệu cuộn cảm biến hệ thống túi khí tắt

Đèn cảnh báo áp suất lốp

Đèn báo có sự cố nguy hiểm trên xe

Đèn báo có hổ trợ leo dốc

Đèn báo công tắc khởi động ở vị trí ON

Đèn báo khóa bộ vi sai

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 393


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Bố trí bản táp lô trong xe Land Cruiser

1.4 Màn hình hiển thị đa chức năng


Công tắc hiển thị màn hình đa chức năng được đặc bên góc phải vô lăng rất
thuận tiện cho việc điều khiển theo dõi các thông tin của xe. Trên màn hình hiển thị đa
chức năng còn hiển thị các thông tin về tốc độ trung bình xe chạy, hiển thị vận tốc cài
đặt, thông báo về tiêu hao nhiên liệu tức thời và trung bình khi xe chạy, báo áp suất lốp
xe........cho phép người lái nhìn rõ các thông tin cần thiết giúp việc lái xe trở nên dễ
dàng và thoải mái hơn.

1.5 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu


Hệ thống chiếu sáng – Tín hiệu trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế
có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch
chuyển để mọi người xung quanh nhận biết. Ngoài ra, hệ thống còn hiển thị các thông
số hoạt động của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng Táp lô và soi sáng
không gian trong xe.

1.5.1 Hệ thống chiếu sáng


Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô, nhất là vào
ban đêm và và những nơi thiếu ánh sáng không an toàn, giúp cho người lái xe vận hành

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 394


Luận Văn Tốt Nghiệp

xe an toàn. Yêu cầu đối với các loại đèn chiếu sáng là phải có cường độ sáng lớn và
không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.

Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Land Cruiser là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn
có chức năng khác nhau

+ Đèn đầu (Headlight): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía
trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

+ Đèn sương mù (Fog light): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính
có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người
đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các đèn
sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù.

+ Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác
nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi. +
Đèn bảng số (Licence plate lllumination): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ
bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe.

+ Đèn lùi (back-up light): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu
cho các xe khác và người đi đường.

+ Đèn kích thước trước và sau xe (Front side & Rear light): Được sử dụng thường
xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước
và khoảng cách của xe đi trước.

+ Đèn chạy ban ngày ( Daytime Runing Light ): Ở hệ thống này, chỉ có đèn đầu hoặc
cả các đèn đầu và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở ban ngày, do đó các
xe khác có thể nhìn thấy.

Ở một số nước vì lý do an toàn luật qui định bắt buộc phải có hệ thống này trên
xe. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như
ban đêm.

Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn pha và cốt

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 395


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc light control
switch trên bộ điều khiển công tắc đèn (8) ở vị trí head thì đèn đờ mi vẫn sáng bình
thường và đồng thời dòng điện đi từ accu qua khoá, cầu chì, rơle đèn đầu làm cho đèn
pha sáng. Nếu vào lúc trời tối mà tài xế quên bật đèn pha hay cốt thì tín hiệu từ cảm
biến sáng tối (9) sẽ bị tác động và nó gửi tín hiệu đến ECU cấp dòng đến làm cho đèn
pha sáng lên. Ngoài ra khi xe đang bật đèn pha nếu gặp xe đi ngược chiều thì mạch
cảm biến pha-cốt sẽ bị tác động và làm đóng rơle cấp nguồn tới công tắc dimmer
switch làm thay đổi trạng thái pha sang cốt.

Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù.

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh
sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 396


Luận Văn Tốt Nghiệp

đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường
được lấy relay đèn kích thước sau.

Hình. Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù phía trước

Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc light control switch trên bộ điều
khiển công tắc đèn ở vị trí head và ta bật công tắc đèn sương mù trong mạch lúc này
ECU sẽ xử lý cho xuất hiện dòng điện từ (+) Ắc quy  Rơ le đèn sau xe làm tiếp điểm
đóng lại điều khiển đóng kín mạch nguồn cấp từ Ắc quy đến  cầu chì đèn sương mù
 Rơ le đèn sương mù đóng tiếp điểm điều khiển đóng nguồn cấp từ Ắc quy đến 
hai đèn sương mù trái và phải phía trước  Mass. Lúc này hai bóng đèn sương mù trái
và phải phía trước sáng. Khi công tắc điều khiển đèn và công tắc đèn sương mù nằm ở
vị trí OFF thì 2 bóng này không sáng.

1.5.2 Hệ thống tín hiệu


Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ
thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ
thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông
xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 397


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hệ thống còi

Cấu tạo còi điện:

Nguyên lý hoạt động:

Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+) ăcquy
vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch
sau: (+) ăcquy  cầu chì  khung từ  tiếp điểm  cuộn dây (11)  cần tiếp điểm
động (13)  cần tiếp điểm tĩnh (12)  mass.

Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3)
làm tiếp điểm mở ra  dòng qua cuộn dây mất  màng rung đẩy lõi thép (8) lên 
tiếp điểm đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở
của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz ) màng rung
tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi
thì dòng tiêu thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le
còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A).

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 398


Luận Văn Tốt Nghiệp

Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe Toyota Land Cruiser

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 399


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy

1. Nguồn acquy cung cấp 2. Bộ điều khiển và tạo nháy đèn 3. Công tắc báo rẽ 4.
Công tắc cảnh báo khẩn cấp 5. Bộ kết nối 6. Đèn xinhan rẽ trái ở trước và sau 7.
Đèn xinhan rẽ phải ở trước và sau 8. Đồng hồ báo đèn xinhan trên táp lô

Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc báo rẻ thì đèn báo rẻ trái hoặc phải
sẻ được nối thông với nguồn ắc quy qua bộ tạo nháy làm đèn báo rẻ trái hoặc phải hoạt
động.

Khi rẻ trái thì công tắc đèn xinhan rẻ trái dịch chuyển về bên trái lúc này thì cực
B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LL lúc này dòng điện đi
từ nguồn ắc quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xinhan rẽ trái,
đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ trái trên táp lô.

Khi rẻ phải thì công tắc đèn xinhan rẻ trái dịch chuyển về bên phải lúc này thì
cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LR lúc này dòng

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 400


Luận Văn Tốt Nghiệp

điện đi từ nguồn ac quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xinhan rẽ
phải, đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ phải trên táp lô.

Khi xe hỏng phải dừng trên đường cao tốc, hoặc đỗ xe ở vị trí có thể gây nguy
hiểm cho người khác thì đèn báo nguy hiểm được thiết kế để sử dụng trong các trường
hợp này, đèn này do người lái sử dụng. Khi bật công tắc cảnh báo khẩn cấp thì cực B
của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với cả hai cực LR và LL lúc này dòng
điện đi từ nguồn ac quy (1) qua tất cả các đèn báo rẻ ở cả hai phía trước và sau xe tạo
nháy và đồng thời kết hợp với tín hiệu âm thanh phát ra từ loa số 1 được đặt ở giữa
phía trước xe.

Hệ thống đèn phanh

Hình. Sơ đồ bố trí hệ thống đèn phanh

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 401


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn phanh

1. Công tắc phanh 2. Bộ Rơ le điều khiển đèn phanh 3. Rơ le điều khiển


đèn phanh khi bị trượt 4. ECU điều khiển trượt xe 5. Đèn báo phanh trên
táp lô xe 6. Tụ lọc tiếng ồn khi phanh 7. Bộ đèn Led phanh bên trái 8. Bộ
đèn Led Phanh bên phải 9. Bộ đèn Led phanh ở giữa trên cao.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 402


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khi đạp phanh bình thường thì công tắc phanh sẻ được đóng lúc này dòng điện
sẻ đi từ ắc quy qua công tắc phanh (1) đến bộ ECU điều khiển trượt xe (4) đồng thời
qua bộ rơ le điều khiển đèn phanh (2) qua cổng STP và ra cỏng OUT đi đến rơ le điều
khiển đèn phanh khi trượt (3) qua tiếp điểm 4 và 3 đến các đèn phanh ở sau đuôi xe và
đèn trên bảng táp lô làm sáng đèn.

Khi phanh gấp xe có xảy ra hiện tượng trượt xe thì lúc này ECU điều khiển
trượt xe nhận tín hiệu từ các cảm biến ở các bánh xe trước và sau và điều khiển hệ
thống phanh ABS hoạt động củng như cấp nguồn 10A qua rơ le điều khiển đèn phanh
khi trượt (3) làm đóng tiếp điểm 5 và 3, lúc này cho phép dòng điện đi từ ắc quy qua
công tắc phanh (1) đến rơle điều khiển đèn phanh khi trượt (3) và đến các đèn phanh
sau đuôi xe làm sáng đèn.

1.5.3 Hệ thống âm thanh


Để rút ngắn hành trình và đem lại cảm giác thư giãn cần thiết khi ngồi trên xe
thì hệ thống âm thanh hiện đại với đầy đủ các chức năng radio AM/FM, cassette và bộ
CD sáu đĩa kèm theo đó sáu loa chất lượng cao được bố trí trên xe Land Cruiser. Các
nút điều chỉnh âm thanh được bố trí tích hợp trên tay lái làm gia tăng tính tiện nghi của
và hiện đại của xe.

Loa là bộ phận phát ra âm thanh, bộ điều khiển sẽ gửi tín hiệu về loa. Và loa sẽ
đóng vai trò quyết định vào chất lượng âm thanh. Subwoofer là loa dùng để phát âm
thanh trầm, và chúng được lắp đặt khác với loa thường. Thông thường chúng được đặt
trong những hộp riêng. Amli dùng để khuếch đại âm thanh, giúp cho âm thanh nghe rõ
và to hơn, Amli khá nhạy cảm với thiết bị điện và tiếng ồn của động cơ. Do đó amli
của bạn phải cách bộ điều khiển ít nhất là 1mét. Vị trí thích hợp nhất có lẽ là dưới ghế
trước sẻ đỡ tốn dây để đấu

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 403


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Sơ đồ bố trí các bộ phận chính hệ thống âm thanh


1 và 15:Loa trước số 2 bên trái và phải ; 2 và 4: Loa trước số 3 bên trái và
phải ; 3: Loa trung tâm phía trước ; 5 và 13: Loa trước số 1 bên trái và phải ;
6 và 7: Loa sau số 3 bên trái và phải ; 8 và 12 : Bộ loa phía sau bên trái và
phải ; 9 va 11: Loa phía sau đuôi xe bên trái và phải ; 10: Loa âm thanh trầm
; 14: bộ khuếch đại âm thanh

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 404


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống âm thanh


Công tắc điều khiển âm thanh được bố trí trên vô lăng với các nút điều chỉnh âm
lượng của loa to nhỏ và bên cạnh là các nút điều chỉnh sóng radio AM/FM. Công tắc sẻ
gửi tín hiệu đến bộ thu sóng radio thông qua các nut công tắc, bộ thu sóng radio gửi tín
hiệu đến điều khiển bộ khuếch đại âm thanh thực hiện điều chỉnh âm lượng to nhỏ
củng như la chất lượng âm thanh. Bộ khuếch đại âm thanh và bộ thu sóng radio còn
được kết nối với nhau và với các hệ thống tín hiệu báo rẽ và báo nguy và hệ thống báo
động. Các hệ thống này khi bị kích hoạt thì sẻ gửi tín hiệu đến ECU trung tâm và nó sẻ
điều khiển hệ thống âm thanh phát ra âm báo.

1.6 Các hệ thống phụ khác trên xe Toyo ta Land Cruiser

1.6.1 Hệ thống điều hòa không khí


Hệ thống điều hòa không khí (air conditioning) trên ô tô nhằm mục đích lọc
sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích
hợp. Trên xe Land Cruiser được trang bị hệ thống điều hoà không khí, hệ thống này
góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dể chịu và khoẻ khoắn cho hành khách
trong xe. Máy điều hoà nhiệt độ điều chỉnh không khí trong xe mát mẻ hoặc ấm áp;

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 405


Luận Văn Tốt Nghiệp

khô ráo, làm sạch bụi, đặc biệt rất có lợi ở những nơi thời tiết nóng bức hoặc khi bị kẹt
xe trên đường dài.Và là một trang bị cần thiết giúp cho người lái xe điều khiển xe an
toàn.

Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà không khí

Hệ thống điều hoà không khí là một tổ hợp bao gồm các thiết bị sau:

Hình. Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí


1.Máy nén; 2. Giàn nóng; 3.Quạt; 4. Bình lọc/ hút ẩm; 5. Van giản nở;
6.Giàn lạnh; 7.Đường ống hút ( áp suất thấp); 8. Đường ống xã (áp suất cao);
9. Bộ tiêu âm; 10. Cửa sổ quan sát; 11.Bình sấy khô nối tiếp; 12. Không khí
lạnh; 13. Quạt lồng sóc; 14. Bộ ly hợp từ cửa quạt gió; 15. Bộ ly hợp máy nén;
16. Không khí.
Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bôc hơi). Tại đây
không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó
nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ấm trong không khí củng
bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp
suất cao sẻ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. Khi quá trình này xảy
ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy sẽ lấy năng lượng từ không khí xung

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 406


Luận Văn Tốt Nghiệp

quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác).
Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh.

Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt
độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất,
nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu 12 – 20 bar. Môi chất ra
khỏi máy nén sẻ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng tụ).
Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông qua
các lá tản nhiệt. Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẻ bị giảm xuống
cho đén khi bằng nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất
cao. Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có
lưới lọc và chất hút ẩm. Đồng thời nó củng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn. Sau
khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu. Van tiết lưu quyết định lượng môi
chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: Bằng áp suất hoặc
bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh. Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống
hoạt động được tối ưu.

Hình. Bố trí hệ thống điều hoà không khí trên xe Land Cruiser
1 . Cảm biến nhiệt đọ môi trường 2. Giàn làm mát 3. Cảm biến áp suất 4. Máy
nén làm lạnh Quạt làm mát 6. Khối rơ le và cầu chì 7. Bộ điều hòa không khí
phía trước 8. Bộ điều hòa không khí phía sau

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 407


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí


1. Bộ máy nén làm lạnh 2. Cảm biến nhiệt độ môi trường 3. Cảm biến áp suất
A/C 4. Cảm biến nhiệt độ dàn ngưng tụ 5. Bộ thổi khí trước 6. Rơ le điều khiển
máy nén 7. Cảm biến nhiệt độ trong xe 8. Cảm biến ánh sáng mặt trời
9. Nhiệt điện trở làm lạnh 10. Bộ thổi khí sau 11. Bộ sưởi nhanh

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 408


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình. Bố trí cửa thổi điều hoà không khí trên xe Land Cruiser
a. Bố trí phía trước b. Bố trí phía sau

Khi điều chỉnh kích hoạt bộ thổi điều hòa không khí trước và sau xe thì tín hiệu
điều khiển được gửi đến bộ khuếch đại A/C . Bộ khuếch đại A/C điều khiển rơ le máy
nén (6) đóng ngắt mạch điện cấp cho lu hợp từ dẫn động máy nén cấp môi chất đi làm
lạnh, khi nhiệt độ làm lạnh trong cabin xe đạt tới nhiệt độ làm lạnh thích hợp thì cảm
biến nhiệt độ trong xe (7) sẻ báo về bộ khuếch đại A/C điều khiển ngắt mạch điện qua
ly hợp từ làm ngắt dẫn động máy nén. Cảm biến nhiệt độ môi trường (2) gửi tín hiệu
báo về bộ khuếch đại tính toán và so sánh với nhiệt độ bên trong xe và điều khiển thời
gian hoạt động làm lạnh của máy nén, nhiệt độ được hiển thị lên màn hình ở giữa xe.

Khi nhiệt độ môi trường thấp thì bộ khuếch đại A/C nhận được tín hiệu từ các
cảm biến sẻ điều khiển đóng mạch điện cấp cho rơ le nhiệt PTC, điều này làm đóng
mạch điện qua các điện trở nhiệt ở các lõi nhiệt làm nhiệt độ nóng lên và đồng thời
điều khiển các mô tơ quạt hút không khí và đẩy qua bộ sưởi và thổi vào trong xe sưởi
ấm nhiệt độ bên trong xe. Luồng khí nóng này củng được điều khiển đến bộ sưởi
gương khi gương bị mờ do có hơi nước bám vào. Khi cần sưởi nhiệt nhanh trong
những trường hợp khẩn cấp thì bộ khuếch đại A/C sẻ đồng thời cấp dòng điện qua cả

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 409


Luận Văn Tốt Nghiệp

ba rơ le PTC điều khiển làm nóng tất cả điện trở trong bộ sưởi nhanh cung cấp nhiệt
tức thời cho dòng khí đi sưởi nhanh.

1.6.2 Hệ thống rửa kính và gạt mưa


Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được
rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể
làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là
thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.

Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe Land Cruiser gồm các bộ phận sau: Cần
gạt nước; motor và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính; bình chứa
nước rửa kính (có motor rửa kính); công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển
gạt nước gián đoạn). Ô tô dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính sau đây:

 Gạt nước:

Hệ thống gạt nước có các chế độ làm việc:

- Gạt nước một tốc độ.

- Gạt nước hai tốc độ.

- Gạt nước gián đoạn.

- Gạt nước gián đoạn có hiệu chỉnh thời gian gián đoạn

- Gạt nước kết hợp với rửa kính

 Rửa kính:

- Mô tơ rửa kính trước và kính sau riêng rẽ.

- Rửa kính trước và kính sau dùng chung một mô tơ.

Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính

Mô tơ gạt nước

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 410


Luận Văn Tốt Nghiệp

Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các
motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít để
giảm tốc độ của motor.

Công tắc dừng tự động được gắn trên bánh vít để cần gạt nước dừng tại một vị
trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh giới hạn tầm nhìn
tài xế. Một motor gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ
cao và chổi dùng chung (để nối mass).

4 7
1 2 3 5

9 8

Hình. Cấu tạo mô tơ gạt nước.


1. Phần ứng 2. Nam châm Ferit 3. Trục vít 4. Tiếp điểm 5. Đĩa cam 6. Nam châm 7.
Chổi than chung 8. Chổi than tốc độ cao 9. Chổi than tốc độ thấp

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 411


Luận Văn Tốt Nghiệp

Công tắc dừng tự động:

Hình. Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ

Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm. Ở
vị trí OFF của công tắc gạt nước, tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của
motor gạt nước qua công tắc. Nhờ vậy, mặc dù ngắt công tắc, motor sẽ tiếp tục quay
đến điểm dừng nhờ đường dẫn thông qua tiếp điểm tì trên lá đồng. Ở điểm dừng, hai
đầu chổi than của motor được nối với nhau tạo ra mạch hãm điện động, ngăn không
cho motor tiếp tục quay do quán tính.

Rơle gạt nước gián đoạn.

Rơle này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rơ le
gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và một mạch điện tử
bao gồm transitor, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rơ le gián đoạn. Thực chất
nó là một mạch định thời. Dòng điện chạy qua motor gạt nước được điều khiển bởi rơle
tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm motor gạt nước quay gián đoạn.

Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước rửa kính

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 412


Luận Văn Tốt Nghiệp

30A 20A

RÅ LE GAÛ
T NÆÅÏC
WF 3 4 1
CÄNG TÀÕ
C GAÛT NÆÅÏC M

MOTOR RÆÍA KÊNH


M IST
O FF
IN T
LO
HI
B1

EW 2
IN T 2
IN T 1
+S
+1

+S 1
+2

+1 3

+2 4
+B

+B 2 4 1 2 3

CÄNG TÀÕC +2 +1 B +S

RÆÍA KÊNH
O FF
ON

M
EW
W

E
5
BÄÜMO TOR GAÛ
T NÆÅÏC

Hình. Sơ đồ mạch gạt nước và rửa kính trước

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 413


Luận Văn Tốt Nghiệp

Công tắc gạt nước ở vị trí LO và MIST:

Khi công tắc ở vị trí Low hay Mist, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô
tơ gạt nước như sơ đồ trên và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm LO hoặc
MIST công tắc gạt nước → chân +1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.

Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH:

Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi than tốc độ cao tốc của
mô tơ (Hi) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm HI công
tắc gạt nước → chân +2 (4) → mô tơ gạt nước (HIGH) → mass.

Công tắc gạt nước tại vị trí INT (vị trí gián đoạn):

Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT thì transitor TR bật trong một thời
gian ngắn làm tiếp điểm rơ le chuyên từ A sang B.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2) → qua bộ transitor


TR → đóng tiếp điểm công tắc A sang B → tiếp điểm INT công tắc gạt nước → chân
+1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.

Công tắc gạt nước ở vị trí OFF:

Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ
chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Ta có dòng điện: (+) ắc quy → tiếp điểm B (2) của công tắc cam → tiếp điểm
+S (1) của rơ le gạt nước → các tiếp điểm OFF của công tắc gạt nước → cực +1 (3) →
mô tơ gạt nước (LOW) → mass. Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm công tắc cam
quay từ phía B sang phía A và mô tơ dừng lại.

Công tắc rửa kính:

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 414


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khi công tắc rửa kính chuyển sang vị trí ON thì dòng điện đi từ (+) ắc quy nguồn 30 A
→ Motor rửa kính → chân WF (3)→ tiếp điểm ON công tắc rửa kính → chân EW (2)
→ mass. Đồng thời kết hợp với chế độ gạt nước đang hoạt động để thực hiện đồng thời
phun nước và gạt nước rửa kính.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 415


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.6.3 Hệ thống điều khiển ghế người lái và ghế hành khách
Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng hạ và di chuyển ghế trượt về phía
trước hay phía sau … tạo tư thế thoải mái tốt nhất cho người lái và hành khách khi ở
trên xe.

Hình. Sơ đồ bố trí motor điều khiển ghế bên lái và bên hành
khách trước

1. Motor điều khiển trượt ghế bên lái 2. Motor điều khiển thẳng
đứng ghế bên lái 3. Motor điều khiển ngã ghế bên lái 4. Công
tắc điều khiển đỡ lưng ghế bên lái 5. Motor điều khiển ngã
ghế bên lái 6. Motor điều khiển nâng đệm ghế bên lái 7.
Motor điều khiển đỡ lưng ghế bên lái 8. Motor điều khiển

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 416


Luận Văn Tốt Nghiệp

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N NGAÎGHÃÚ
Rear

5
10

+B
2

1
M

RCL-
ÂIÃÖ

8
RCL+
Front

U KHIÃØ
ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N NÁNG GHÃÚ
Down

9
M

LFT-
N GHÃÚBÃN NGÆÅÌI LAÏI

7
LFT+
Up

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N TRÆÅÜ
T GHÃÚ
Rear

3
M

SLD-
2
SLD+
Front

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N THÀÓ
NG ÂÆÏNG
Down

2
M

4
FRV-
6
FRV+
3 Up

1
GND
B? K? T N? I

9
8
1

4
2

5
H

E2
ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N ÂÅÎLÆNG

2
E2 B
1

3
R

30A
ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N NGAÎGHÃÚ
Rear
1
+B
2

2
M

RCL-

30A
3
RCL+
ÂIÃÖ

Front

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N NÁNG GHÃÚ
U KHIÃØ

Down
1

7
M

LFT-
N GHÃÚBÃN HAÌNH KHAÏCH

8
LFT+

Up

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N TRÆÅÜ
T GHÃÚ
Rear
2

6
M

SLD-
9
SLD+

Front

ÂIÃÖ
U KHIÃØ
N THÀÓ
NG ÂÆÏNG
Down
10
1

2
M

FRV-
5
FRV+

Up
6

4
3

GND

B? K? T N? I

Hình. Sơ đồ mạch điều khiển ghế

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 417


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.7 Chuẩn đoán hư hỏng và khắc phục một số chi tiết.

1.7.1 Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống cung cấp điện
Trên xe có trang bị đèn báo nạp thì người lái sẽ phát hiện được những hư hỏng
của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được động cơ
do ắc quy yếu.

1.7.1.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường


Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON

- Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch đèn báo nạp  nếu
có thì thay thế và sửa chữa.

- Kiểm tra xem các giắc của tiết chế có lỏng hay hỏng không  nếu có thì
sửa chữa.

- Kiểm tra xem có ngắn mạch trong các diod (+) của máy phát  nếu có thì
sửa chữa.

- Kiểm tra xem bóng đèn báo nạp có bị cháy không  nếu có thì thay thế.

Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động

Hiện tượng này chỉ ra rằng hoặc máy phát không nạp hoặc nạp quá nhiều.

- Kiểm tra xem đai dẫn động có bị hỏng hay trượt không  nếu có thì điều
chỉnh hoặc thay thế.

- Kiểm tra cầu chì chính có bị cháy hay tiếp xúc kém không  nếu có thì sửa
chữa hoặc thay thế.

- Đo điện áp ra tại cực B của máy phát: Nếu Uđm < 13,8 ÷ 14,8 V thì có nghĩa là máy
phát không phát điện, ngược lại nếu Uđm > 14,8 V thì có nghĩa là máy phát nạp quá nhiều.

- Đo điện áp kích từ tại cực F của giắc tiết chế  nếu không có điện áp tức là
cuộn rô to bị đứt hay chổi than tiếp xúc kém.

Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 418


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hiện tượng này chứng tỏ rằng máy phát hoạt động không bình thường.

- Kiểm tra giắc của máy phát và tiết chế xem có lỏng hay nối kém không  nếu
có thì sữa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của mỗi tiếp điểm của tiết chế và điện trở giữa mỗi
chân  nếu không tốt thì sửa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của các chổi than.

1.7.1.2 Ắc quy yếu, hết điện


Hiện tượng này xảy ra khi máy phát không phát đủ điện để nạp cho ắc quy, kết
quả là không khởi động được động cơ bằng mô tơ khởi động điện và đèn pha sáng mờ.
Điều này là do hai nguyên nhân cơ bản, hoặc là do các thiết bị (ắc quy hay máy phát) có
vấn đề, hoặc là do cách vận hành xe không đúng nguyên tắc làm cho ắc quy hết điện.

- Kiểm tra các cực của ắc quy có bẩn hay bị ăn mòn không: Các ắc quy bị bẩn,
bị ăn mòn hay bị sun phát hóa không thuận nghịch sẽ làm giảm điện dung và tăng điện
trở của ắc quy. Kết quả là làm cho ắc quy nạp chóng sôi và phóng nhanh hết. Trường
hợp những ắc quy đã quá cũ nên thay ắc quy mới.

- Kiểm tra độ căng đai của đai dẫn động máy phát.

- Kiểm tra điện áp chuẩn của máy phát.

1.7.1.3 Ắc quy bị nạp quá mức


Hiện tượng này được phát hiện thông qua việc phải thường xuyên đổ nước vào
ăcquy và độ sáng đèn pha thay đổi theo tốc độ động cơ. Để khắc phục hiện tượng này
cần phải đo điện áp ra của máy phát, kiểm tra bộ điều chỉnh điện.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 419


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.7.2 Tiếng ồn khác thường


Có hai kiểu tiếng ồn khác thường phát ra trong hệ thống nạp cần phải phân biệt để
khắc phục:

Thứ nhất là tiếng ồn cơ khí sinh ra do đai dẫn động bị trượt ở Puly máy phát hay
do mòn hỏng ổ bi máy phát.

Thứ hai là tiếng ồn cộng hưởng từ gây ra hoặc bởi sự chập mạch trong cuộn
stator hoặc diod bị hỏng, nếu bị cộng hưởng từ thì khi mở radio sẽ thường xuyên bị
nhiễu sóng.

Khi phát hiện thấy một trong hai kiểu tiếng ồn trên cần phải dừng động cơ và
khắc phục sửa chữa.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 420


Luận Văn Tốt Nghiệp

Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng và cách xử lý:

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Có một đèn không + Bóng đèn hỏng + Thay bóng đèn


sáng + Dây dẫn đứt hoặc tiếp mass + Kiểm tra dây dẫn
không tốt

Các đèn trước không + Đứt cầu chì + Thay cầu chì và kiểm tra
sáng ngắn mạch

+ Rơ le điều khiển đèn hư + Thay rơ le

+ Công tắc đèn hư + Kiểm tra công tắc

+ Công tắc đảo pha hư + Kiểm tra công tắc

+ Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc + Kiểm tra dây dẫn
mass không tốt

Đèn báo pha, đèn + Công tắc đèn hư + Kiểm tra công tắc
FLASH không sáng + Công tắc đảo pha hư + Kiểm tra công tắc
+ Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc + Kiểm tra lại dây dẫn
mass không tốt

Đèn kích thước, đèn + Đứt cầu chì + Thay cầu chì và kiểm tra
bảng số, đèn trong ngắn mạch
không sáng + Kiểm tra rơ le
+ Rơ le đèn hư
+ Công tắc đèn hư + Kiểm tra công tắc

+ Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc + Kiểm tra dây dẫn
mass không tốt

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 421


Luận Văn Tốt Nghiệp

Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu và cách xử lý:

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý


Đèn báo rẽ chỉ hoạt - Công tắc Signal hư - Kiểm tra công tắc
động một bên - Dây dẫn sút, đứt hoặc tiếp - Kiểm tra dây dẫn
mass không tốt
Đèn báo rẽ không - Cầu chì đứt - Thay cầu chì và kiểm tra
hoạt động ngắn mạch
- Bộ tạo nháy hư - Kiểm tra bộ tạo nháy
- Công tắc Signal hư - Kiểm tra công tắc
- Công tắc Hazard hư - Kiểm tra công tắc Hazard
- Kiểm tra lại dây dẫn
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi
đèn tiếp xúc mass không tốt
Đèn báo Hazard - Cầu chì Haz-Horn đứt - Thay cầu chì, kiểm tra ngắn
không hoạt động mạch
- Bộ nháy hư hoặc yếu - Kiểm tra bộ nháy
- Công tắc Hazard hư - Kiểm tra công tắc
- Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn - Kiểm tra lại dây dẫn
tiếp xúc mass không tốt
Đèn báo rẽ không - Ắc quy yếu - Kiểm tra ắc quy
nháy, luôn sáng mờ - Công suất bóng không đúng - Thay bóng đúng công suất
hoặc tần số nháy hoặc quá thấp quy định
thấp
Đèn báo rẽ nháy quá - Tổng công suất các bóng - Tính toán lại công suất các
nhanh đèn (R hoặc L) không phù bóng đèn
hợp
Đèn Stop luôn sáng - Công tắc đèn Stop hư, chạm - Điều chỉnh hoặc thay công
mass tắt
Đèn Stop không - Cầu chì Stop đứt - Thay cầu chì, kiểm tra ngắn
sáng - Công tắc đèn Stop đứt mạch
- Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn - Kiểm tra công tắc
tiếp xúc mass không tốt - Kiểm tra lại dây dẫn

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 422


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN


Qua thời gian khoảng 10 tuần, em đã cố gắng thu thập tài liệu và được giúp đỡ
tận tụy của các thầy cô trong bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí nên em đã hoàn thành Luận
Văn Tốt Nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian có hạn, cộng với kiến thức thực tế chưa nhiều nên đề tài
không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Trong quá trình thực hiện đề tài em rút được một số kết luận sau:

- Đây là đề tài mang tính chuyên môn hẹp, sâu và dựa vào tài liệu đã có với
nguyên bảng là tiếng Anh, em phải dịch ra tiếng Việt nên có nhiều khó khăn.

- Việc sửa chữa bảo dưỡng phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định vì vậy nếu
cần dịch chính xác mà trình độ ngoại ngữ của em còn hạn chế vì vậy có thể có
những sai sót nhất định.

- Đây là thời gian giúp em cũng cố thêm kiến thức đã học rất tốt, chuẩn bị hành
trang ra trường, hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn.

- Land Cruiser là loại xe lắp ráp ở Việt Nam và có nhiều người ưa chuộng.

- Tiên phong dẫn bước Toyota ra nhập thị trường ôtô toàn cầu. Xe Toyota Land
Cruiser là loại xe lữ hành việt giã 4x4 để chở người hoặc chở hàng sạch (khi tháo
ghế ngồi ở phía sau). Xe có động cơ có công suất lớn, độ bền và độ tin cậy cao, kết
cấu bền vững gồm nhiều thiết bị đảm bảo tiện nghi và an toàn cao cho người sử
dụng trong điều kiện đường xá, khí hậu khắc nghiệt. Land Cruiser vẫn là mẫu xe
Toyota duy nhất xuất khẩu vào thị trường Mỹ và ngay sau đó đã trở thành mẫu xe
bán chạy tại thị trường Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á.
Đặc biệt ở Việt Nam do điều kiện đường xá hạn chế nên họ xe Toyota Land Cruiser
được rất nhiều người ưa chuộng. Kết cấu, hình dáng bên ngoài và nội thất có tính
mỹ thuật cao.

- Tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như các kỹ thuật kiểm tra sửa
chữa trên dòng xe Toyota Land Cruiser.

- Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã giúp em vận dụng được kiến thức của
các môn học: cấu tạo ô tô máy kéo, thực tập sửa chữa động cơ, thực tập sửa chữa ô
tô, nhiên liệu dầu mỡ… vào đề tài cơ bản có hiệu quả cao.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 423


Luận Văn Tốt Nghiệp

- Đề tài: “Bảo Dưỡng Sửa Chữa Hệ Thống Truyền Lực và Hệ Thống Điện trên
ôtô Toyota Land Cruiser” có thể xem là tài liệu tham khảo bổ sung có ích, nhằm
phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên sau này.

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 424


Luận Văn Tốt Nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- ThS. Trần Thanh Tâm (1999), giáo trình cấu tạo ô tô máy kéo, trường Đại Học
Cần Thơ –Khoa Công Nghệ -Bộ Môn Kỹ Thuật Cơ Khí.

- GS.TS Nguyễn Tất Tiến –GVC.Đỗ Xuân Kính (2009), giáo trình kỹ thuật sửa
chữa ô tô, máy nổ, NXB Giáo Dục.

- TS. Hoàng Đình Long, giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB Giáo Dục.

- PTS. Nguyễn Khắc Trai,(1999), Cấu Tạo Hệ Thống Truyền Lực Ô Tô Con, NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật.

- Hệ Thống Truyền Lực Trên ÔTÔ, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
–Khoa Cơ Khí Động Lực –Bộ Môn Khung Gầm.

- Bài giảng trang bị điện trên Ôtô máy kéo biên soạn Bùi Văn Hữu, tài liệu lưu
hành nội bộ của Trường Đại Học Cần Thơ.

- Nguyễn Oanh. Điện Lạnh Ôtô –Ôtô thế hệ mới, NXB giao thông vận tải.

Các trang web:

- www.oto-hui.com
- www.tailieu.vn
- www.dantri.vn

GVHD: Huỳnh Việt Phương SVTH: Lê Minh Triệu 425

You might also like