You are on page 1of 44

NHẬN DIỆN SỚM ĐỘNG KINH

Ở TRẺ SỐT CO GIẬT

TS.BS. Lê Thị Khánh Vân


DÀN BÀI

1. Đặt vấn đề

2. Các hội chứng động kinh liên quan sốt co giật

3. Các yếu tố liên quan

4. Kết luận
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
SỐT CO GIẬT

❖ Sốt co giật là một vấn đề về thần kinh thường gặp nhất ở trẻ
em, tỉ lệ chung khoảng 2-5 % trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, đỉnh
cao là 18 tháng đến 3 tuổi.

❖ Giới nam tương đối chiếm ưu thế với tỷ lệ nam:nữ là

1,1-2:1.

❖ Khả năng tiến triển thành co giật không yếu tố kích gợi hay
bệnh động kinh là vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm.
ĐỊNH NGHĨA SỐT CO GIẬT
❖ Theo Viện sức khỏe Hoa Kỳ (NIH), Liên đoàn Quốc tế chống
động kinh (ILAE) và Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), có một
vài khác nhau về tuổi, yếu tố loại trừ.

❖ Tiêu chí chung:

1. Cơn co giật khi sốt trên 380 C

2. Trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi

3. Không có nhiễm trùng hoặc viêm hệ thần kinh trung ương

4. Không rối loạn chuyển hóa cấp tính có thể gây co giật

5. Không có tiền sử co giật không sốt trước đó


Sốt co giật đơn giản (simple febrile seizure)
Đa số lành tính chiếm khoảng 75 %, có TẤT CẢ các đặc điểm
sau:
1. Cơn toàn thể, kiểu co cứng-co giật (tonic-clonic)
2. Kéo dài vài giây đến dưới 15 phút (thường dưới 5 phút),
có giai đoạn ngủ lơ mơ (trạng thái hoàng hôn) rất ngắn,
trở lại hành vi và ý thức bình thường vài phút sau cơn
giật.
3. Không tái phát trong vòng 24 giờ hoặc trong một đợt
bệnh.
Sốt co giật phức tạp (complex febrile seizure)
Khoảng 25 % sốt co giật phức tạp, có 1 trong số các
đặc điểm:
1. Cơn co giật kéo dài trên 15 phút
2. Co giật cục bộ, có thể nửa người hay một chi
3. Tái phát trong vòng 24 giờ hay trong cùng một đợt
bệnh
4. Tình trạng lơ mơ sau cơn kéo dài và có thể liệt sau
cơn tạm thời (liệt Todd).
Trạng thái động kinh liên quan đến sốt
(Febrile status epilepticus- FSE):

▪ Là dạng nặng của sốt co giật phức tạp


▪ Biểu hiện bởi cơn co giật kéo dài trên 30 phút hoặc nhiều
cơn liên tiếp, giữa các cơn không có hồi phục thần kinh,
do đó ảnh hưởng đến tri giác và có nguy cơ tử vong hoặc
di chứng não.
▪ Chiếm 25% các trường hợp của trạng thái động kinh.
NGUY CƠ CỦA TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
LIÊN QUAN TỚI SỐT

Chỉ một phần nhỏ trẻ SCG sẽ bị trạng thái ĐK liên quan đến
sốt trong cơn giật đầu tiên hoặc tái phát. Nhiều nghiên cứu
ghi nhận yếu tố nguy cơ của FSE ở cơn giật lần đầu gồm:
1. Tuổi nhỏ

2. Nhiệt độ sốt thấp lúc co giật

3. Không ghi nhận sốt trước cơn giật kéo dài

4. Trẻ nữ

5. MRI trước đó thấy có bất thường cấu trúc thùy thái dương

6. Cha mẹ hay anh chị em ruột bị SCG.


SỐT CO GIẬT- ĐỘNG KINH
Sốt co giật Động kinh

Dịch tễ: SCG thay đổi theo chủng tộc: da khoảng 0,5-1% dân số,
trắng 2-5%, Châu Á cao hơn, cao hơn ở các nước đang
Nhật 6-9%, Ấn Độ 5-10%. phát triển (có báo cáo 2,7-
5,5%), Viêt Nam báo cáo
lẻ ước tính khoảng 1%.

Lứa tuổi mắc bệnh: từ 1 tháng đến 8 tuổi, đỉnh cao ĐK gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ
18-24 tháng, 90% cơn đầu tiên lệ cao nhất ở trẻ em trong
xảy ra trước 3 tuổi, 6% trước 6 10 năm đầu đời và sau đó
tháng và 4% sau 4 tuổi. là sau 50 tuổi.

Bệnh học Hầu hết SCG tự giới hạn ít gây ĐK là một bệnh mãn tính,
ảnh hưởng sức khỏe, tử vong hầu hết gây ảnh hưởng
hay hậu quả lâu dài về thần sinh hoạt, phát triển và cả
kinh, không đòi hỏi xét nghiệm tính mạng bệnh nhân.
và xử trí phức tạp. Điều trị khó khăn, kéo dài
và tỉ lệ thất bại không nhỏ.
NGUY CƠ ĐỘNG KINH CỦA TRẺ SỐT CO GIẬT

➢ Nguy cơ động kinh của trẻ sốt co giật là 1-2% (so với tỉ lệ
động kinh trong dân số là 0,5%), Hauser và cs. ghi nhận
co giật không yếu tố kích gợi sau sốt co giật là 2-5%.

➢ Trong nhiều nghiên cứu cộng đồng tỉ lệ ĐK trong trẻ SCG


là 2-7%.

➢ Trẻ ĐK do xơ chai hồi hải mã thùy thái dương được điều


trị phẫu thuật có 30% tiền căn SCG.
II. CÁC HỘI CHỨNG ĐỘNG KINH LIÊN
QUAN SỐT CO GIẬT
1. Febril seizure plus: FS +

2. Generalized Epileptic with Febril Seizures Plus: GEFS +

3. Mesial Temporal Lobe Epilepsy: MTLS

4. Dravet Syndrome: Severe myoclonic epilepsy of infancy

5. Febril infection-related epilepsy syndrome: FIRES

6. Hemiconvulsion hemiplegia epilepsy syndrome: HHES


CÁC HỘI CHỨNG ĐỘNG KINH LIÊN QUAN SỐT CO GIẬT
TẠI SAO CÓ MỐI LIÊN QUAN SỐT CO GIẬT- ĐỘNG KINH?

SCG do ảnh hưởng của sốt lên hệ thần kinh trung ương chưa
trưởng thành, hậu quả của sự phối hợp giữa bản chất nhạy cảm di
truyền và yếu tố môi trường.
SCG là một rối loạn thần kinh phụ thuộc tuổi.
❑ Nghiên cứu FEBSTAT năm 2014 mô tả kết quả trẻ SCG
có FSE có tổn thương cấp hồi hải mã và trẻ thường có dị
dạng xoay lệch hồi hải mã bẩm sinh trên MRI.
❑ Báo cáo năm 2018 của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng
ghi nhận SCG tái phát nhiều và kéo dài làm mất cân bằng
giữa hoạt động hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh
gây xơ teo hồi hải mã và dẫn đến động kinh sau co giật.
Co giật kéo dài còn gây gián đoạn sự trưởng thành của
chất trắng.
❑ Nghiên cứu trên các trẻ SCG kéo dài ghi nhận phù cấp
tính hồi hải mã trên MRI
❑ Các bất thường gen liên quan như SCN1A, SCN1B,
SCN9A, CPA6, GABRG2…
III. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
❖CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1. Tiền căn bản thân và gia đình

2. Tuổi khởi phát cơn động kinh

3. Phân loại sốt co giật phức tạp

4. Số cơn và số lần tái phát

5. Đặc điểm cơn giật

6. Tình trạng phát triển của trẻ

7. Đặc điểm điện não


CÁC NGHIÊN CỨU, BÁO CÁO VỀ MỐI LIÊN
QUAN SỐT CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH
RISK FACTORS OF FIRST FEBRILE SEIZURE.
RISK FACTORS FOR FEBRILE SEIZURE RECURRENCE.
RISK FACTORS PREDISPOSING TO AFEBRILE SEIZURES AND
EPILEPSY FOLLOWING FEBRILE SEIZURE INCIDENCE.
VAI TRÒ ĐIỆN NÃO TRONG NHẬN DIỆN
ĐỘNG KINH Ở TRẺ SỐT CO GIẬT

1. Bất thường EEG trên trẻ sốt co giật thay đổi từ 2-86%.

2. Bất thường phóng điện dạng động kinh phổ biến nhất
là sóng chậm (27,6%) trong giai đoạn sớm và nhọn
sóng (36%) trong giai đoạn sau.

3. EEG bất thường là yếu tố nguy cơ của động kinh thứ


phát.
The sensitivity of the EEG and the negative predictive value of the EEG
in children with complex and recurrent febrile seizure were high, because
patients with normal EEGs were unlikely to develop subsequent epilepsy,
especially in the complex seizure subgroup. The positive predictive value
of epileptiform discharges was only 15% in complex febrile seizure, 25% in
combined complex-recurrent febrile seizure, and 31% in recurrent febrile
seizure of any type. Because of relatively low positive predictive value in
all studied febrile seizure subgroups, the diagnostic use of EEG for
predicting subsequent epilepsy is questionable. However, normal EEG is a
reliable prognostic tool for comforting parents.
NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH
ĐỘNG KINH Ở TRẺ SỐT CO GIẬT TẠI VIỆT NAM
BÙI HIẾU ANH

1. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐK ở trẻ SCG


▪ Tuổi co giật trước 12 tháng tang nguy cơ 4,9 lần
▪ SCG trên 3 lần tăng 3,2 lần
▪ Chậm phát triển tâm vận tăng nguy cơ 23,8 lần
▪ Tiền căn gia đình ĐK tăng 4,2 lần
▪ Thời gian từ khi sốt đến co giật dưới 1 giờ tăng 2,5 lần
▪ SCG phức tạp tăng nguy cơ 12,9 lần

2. Mô hình tiên lượng tối ưu ĐK ở trẻ SCG


▪ SCG trên 3 lần tăng nguy cơ 5,8 lần
▪ Chậm phát triển tâm vận tăng nguy cơ 12,1 lần
▪ Tiền căn gia đình ĐK tăng 9,6 lần
▪ SCG phức tạp tăng nguy cơ 11,8 lần
CÁC NGUY CƠ ĐỘNG KINH CỦA TRẺ SỐT CO GIẬT

1. SCG phức tạp nguy cơ động kinh là 4-6%

2. Thời gian từ lúc sốt đến lúc co giật < 1 giờ

3. SCG lần đầu trước 1 tuổi và sau 3 tuổi

4. Có nhiều cơn SCG

5. Bất thường phát triển thần kinh

6. Tiền sử gia đình có động kinh

7. Phóng điện dạng động kinh trên EEG


➢ Yếu tố quan trọng nhất của nguy cơ ĐK là:

1. Chậm phát triển hay khám thần kinh bất thường trước
khi có cơn SCG.

2. Bệnh sử có SCG phức tạp với những cơn co giật kéo


dài, đặc biệt là FSE

3. Cha mẹ hay anh chị em ruột bị ĐK


NGUY CƠ ĐỘNG KINH CỦA TRẺ SỐT CO GIẬT (NELSON)

Yếu tố nguy cơ Tỉ lệ động kinh có thể


Sốt co giật đơn giản 1%
Sốt co giật tái phát 4%
Sốt co giật phức tạp 6%
Co giật <1 giờ từ khi sốt 11%
Tiền căn gia đình động kinh 18%
Sốt co giật cục bộ 29%
Bất thường phát triển tâm vận 33%
YẾU TỐ CHỈ SỐ TIÊN LƯỢNG

1 cơn co giật trong 1 đợt bệnh 0


2-3 cơn co giật trong 1 đợt bệnh 1
≥ 4 cơn co giật trong 1 đợt bệnh 2
Yếu tố thêm vào 1
Bất thường thần kinh (thực thể hoặc 1
chức năng)
Bất thường điện não 1

NGUY CƠ THẤP: 0
NGUY CƠ TRUNG BÌNH: 1
NGUY CƠ CAO: 2-4
LANCET
THÔNG ĐIỆP
A. Các yếu tố giúp nhận diện sớm:

1. Bất thường thần kinh

2. Cơn co giật kéo dài, trạng thái động kinh

3. Cha mẹ, anh chị em ruột bị động kinh

4. Sốt co giật phức tạp, kiểu cơn cục bộ

5. Có ≥ 4 cơn co giật trong một đợt bệnh

B. Thái độ xử trí:

1. Xem xét xác định chẩn đoán động kinh dựa vào: Bệnh sử, tiền căn, đánh
giá phát triển, khám thần kinh…

2. Chỉ định xét nghiệm phù hợp: EEG, MRI, gen…

3. Phân loại bệnh động kinh, hội chứng động kinh

4. Điều trị phù hợp


IV. KẾT LUẬN
1. SCG là vấn đề rất thường gặp trong Nhi khoa và ĐK ở trẻ
SCG cao hơn dân số chung. Nhận diện sớm các hội
chứng ĐK liên quan đến SCG giúp định hướng kế hoạch
chẩn đoán, điều trị kịp thời, hiệu quả và hạn chế các ảnh
hưởng lên phát triển thần kinh của trẻ.

2. Nhận biết tầm quan trọng của các yếu tố giúp chẩn đoán
sớm là rất cần thiết.

3. Chọn lựa các kết quả điện não đồ, MRI não, khảo sát gen
một cách hiệu quả trong hỗ trợ chẩn đoán.

You might also like