Lê Hà Linh-11216877

You might also like

You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

---***---

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ ĐÔ THỊ


Đề bài : Nghiên cứu về một đô thị và đưa ra giải pháp phát triển đô thị đó

Họ và tên SV: Lê Hà Linh


Mã SV: 11216877
Lớp tín chỉ: MTDT1115(123)_02
Thời gian hoàn thành: 09/09/2023

GIẢNG VIÊN: THẦY NGUYỄN KIM HOÀNG


Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................................... 3
Về tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................. 4
1. Vị trí địa lí .............................................................................................................. 4
2. Dân số .................................................................................................................... 5
3. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................... 5
4. Trường học ........................................................................................................... 12
5. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 13
6. Địa điểm thu hút du lịch....................................................................................... 15
7. Đầu tư nước ngoài ................................................................................................ 17
Giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 19
Kết luận.............................................................................................................................. 21
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 22

2
Lời nói đầu

Tại sao việc nghiên cứu đô thị là quan trọng ?

Theo Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2022, dân số Việt Nam đạt gần 99,5
triệu người, trong đó dân số thành thị gần 37,1 triệu người, chiếm khoảng 37,3% tổng dân
số, và con số này sẽ có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đó là vì sống ở thành thị sẽ dễ
dàng tiếp cận được cơ hội việc làm, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng,… là những thứ mà sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Và khi ở một nơi mà có chất lượng cuộc
sống tốt, sẽ thu hút được người dân đến sinh sống, làm việc và cống hiến.

Nếu mà đô thị không được lên kế hoạch quy hoạch tốt, cư dân sinh sống ở đó
sẽ phải đối mặt tình trạng đất chật người đông, tắc đường, giá nhà tăng cao, không đủ các
cơ sở hạ tầng và sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hỏa hoạn, ngập lụt,.. và còn
nhiều tác hại kéo theo nữa. Thành phố và cơ sở hạ tầng sẽ không được bền vững và cuối
cùng là ngăn chặn sự phát triển kinh tế.

Việc nghiên cứu đô thị còn ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái, các di sản văn
hóa của khu vực đó và các tài nguyên thiên nhiên. Bằng việc nghiên cứu để phân chia
khu vực người dân có thể sử dụng, bảo vệ các địa điểm thu hút khách du lịch…., từ đó có
thể lên kế hoạch bảo tồn và phát triển các dịch vụ xung quanh những khu thu hút khách
du lịch đó từ đó góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm
cho người dân ở đó.

Nhận thấy được sự quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển đô thị, em
mong muốn có thể được tìm hiểu và biết thêm về một tỉnh ở phía Bắc mà thu hút được
FDI và du lịch cũng phát triển với nhiều địa điểm nổi tiếng và có khi di sản văn hóa được
UNESSCO công nhận – Vịnh Hạ Long đó là tỉnh Quảng Ninh

3
Về tỉnh Quảng Ninh

Để có cái nhìn tổng thể về những lợi thế vốn có và tiềm năng của tỉnh
Quảng Ninh, em sẽ phân tích bằng những khía cạnh dưới đây.
1. Vị trí địa lí
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía
tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh
Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải
Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng
Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.

Với vị trí địa lý giáp biển giúp Quảng Ninh có thể phát triển du lịch và
nuôi trồng đánh bắt thủy sản hơn thế nữa với lợi thế tiếp giáp Trung Quốc và có
cửa khẩu Móng Cái gần đây cũng là một địa điểm nổi tiếng thu hút được khách du
lịch khi mà có thể vừa du lịch trong nước và du lịch tỉnh Quảng Tây dễ dàng với
mà không tốn quá nhiều chi phí.

Với đặc điểm vị trí địa lý như vậy cũng góp phần tạo nên đặc điểm khí
hậu vùng. Quảng Ninh là vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Nơi đây còn mang đặc
trưng của khí hậu đại dương và chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam
Á. Quảng Ninh có 4 mùa khá rõ rệt, mùa hạ mưa nhiều, nóng ẩm; mùa đông ít
mưa, lạnh và 2 mùa giao mùa xuân - thu. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng
trên 21 độ C.

4
Khí hậu mùa hè nóng ẩm thì phù hợp với du lịch biển còn mùa đông
lạnh khô thì phù hợp tham quan những địa điểm du lịch khác như Vịnh Hạ Long,
các ngôi chùa nổi tiếng,…. Du lịch ở Quảng Ninh có thể nói là phát triển được
quanh năm so với những tỉnh miền Trung khác như Thanh Hóa, Nghệ An rất phát
triển du lịch biển từ nhiều năm nay nhưng du lịch ở đây lại hơi mang tính thời vụ
và vị trí địa lý các tỉnh ở miền Trung dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn bão. Hệ quả
những cơn bão đó thường rất nghiêm trọng.

2. Dân số
Theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 13/6/2023, dân số của
Quảng Ninh là 1.413.452 người; tổng số trẻ sơ sinh là 6.259 trẻ (3.312 trẻ là nam,
2.947 trẻ là nữ), có 607 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên.

Lãnh đạo tỉnh đã xác định chất lượng dân số là mục tiêu phấn đấu của cả
cộng đồng nhằm nâng cao vị thế của con người và đảm bảo cho sự phát triển bền
vững.

Những chương trình, kế hoạch hành động về công tác dân số đã được triển
khai hiệu quả, đạt nhiều kết quả khả quan.

Tốc độ gia tăng dân số cơ bản được kiểm soát, cơ cấu dân số chuyển dịch
từ cơ cấu dân số phụ thuộc sang cơ cấu dân số vàng, dân số trong độ tuổi lao động
tăng mạnh. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong ở bà mẹ, trẻ em giảm mạnh.

Công tác truyền thồng ngày càng phong phú, phù hợp với từng nhóm đối
tượng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên,
gia đình sinh con một bề,….

3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Quảng Ninh có cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

5
Theo dữ liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năm 2022, Quảng Ninh đứng
thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam, các
vị trí lần lượt tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội và Đồng Nai...

Trước đó, từ năm 2015 - 2021, Bình Dương luôn là địa phương dẫn đầu cả
nước về chỉ số chất lượng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đến năm 2022 Quảng Ninh đã
vượt lên Bình Dương, trở thành “ quán quân” trong chỉ số này.

Hạ tầng khu công nghiệp


Cụ thể, trong lĩnh vực phát triển các khu, cụm công nghiệp, hiện tại trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 05 khu kinh tế, 16 khu công nghiệp (bao gồm các khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động, các khu công nghiệp đang trong quá trình xây
dựng và 19 cụm công nghiệp đang được nghiên cứu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu
tư. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp của Quảng Ninh đạt khoảng 43%.

Các khu công nghiệp của Quảng Ninh hiện chủ yếu tập trung tại các địa
phương như thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, huyện Hải Hà và thành phố
Móng Cái, đây cũng là những khu vực tập trung nhiều đầu mối giao thông, hạ tầng
sẵn có như cao tốc Hạ Long - Hà Nội, cảng Cái Lân, Tiền Phong, Hải Hà, cửa khẩu
Móng Cái, đã được đầu tư, nâng cấp qua nhiều năm, tạo điều kiện rất thuận lợi
trong vận tải lưu thông hàng hóa.

Hạ tầng đường xá
Trong lĩnh vực xây dựng phát triển đường sá giao thông, Quảng Ninh
cũng xác định rất rõ vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông luôn phải đi trước
một bước để làm tiền đề, động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Hiện tại, với tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn khoảng
6.361,93km, tỉnh Quảng Ninh vẫn luôn nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của

6
Trung ương, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, trong đó tập trung vào
đầu tư các dự án động lực, mang tính đột phá chiến lược.

Trong đó, kết quả ấn tượng nhất phải kể đến là đầu tư hoàn chỉnh các tuyến
đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng hàng
không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và hàng loạt các công
trình hạ tầng giao thông kết nối đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế
trên địa bàn.

Cùng với đó, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng chuyên biệt đầu tiên ở
Việt Nam, là nơi hội ngộ của các chuyến tàu du lịch đẳng cấp quốc tế ngày hoàn
thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chuỗi cảng du lịch trong tỉnh cũng đầu tư
đồng bộ, khai thác theo mô hình “một điểm đến, nhiều tiện ích”, như: Cảng tàu
khách quốc tế Tuần Châu - cửa ngõ đưa khách đến với Di sản, Kỳ quan thế giới
Vịnh Hạ Long; Cảng cao cấp Ao Tiên được thiết kế theo chủ đề không gian xanh -
cửa ngõ mới để Quảng Ninh khai thác hiệu quả lợi thế du lịch biển đảo vốn đang
rất được ưa chuộng...

Mặt khác, hạ tầng giao thông đối nội của tỉnh cũng hiện rõ tính kết nối liên
thông, tổng thể và liền mạch. Cùng với các tuyến đường trục chính, tuyến đường
du lịch mới, kết nối đến các trung tâm du lịch trong tỉnh đã hình thành. Điển hình:
Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, trục cảnh quan ven biển đẹp của Quảng
Ninh, nối liền Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long với các công trình kiến trúc ấn
tượng, các trung tâm thương mại, mua sắm, chợ đầu mối... Thêm nữa, nhiều tuyến
đường, như: Đường vào Khu di tích Yên Tử (TP Uông Bí); đường làng quê Yên
Đức (TX Đông Triều); đường vùng cao Bình Liêu… được làm mới, mở rộng, đáp
ứng tốt nhất nhu cầu di chuyển của du khách.

7
Hệ thống giao thông khu vực nông thôn, miền núi cũng ngày càng đồng
bộ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hoá, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội các vùng miền trong tỉnh… Năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất
trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

Hiện nay, tỉnh đang gấp rút triển khai nhiều dự án giao thông động lực,
như: Cầu Cửa Lục 3; đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải
Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều); đường
nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (km6+700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn I)…
Tỉnh cũng chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận triển khai đầu tư và
hoàn thành Cầu Triều và đường dẫn nối QLộ 18 với TL389; dự án cầu Lại Xuân và
tuyến đường hai đầu cầu; xây dựng cầu bến Rừng và hệ thống đường dẫn; cải tạo
nâng cấp đường 342 kết nối tỉnh Lạng Sơn; tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân
Dân, TP Hạ Long) đến ĐT291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang)…

8
(Cầu Cửa Lục 3 đang được gấp rút thi công, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023)

Hạ tầng sân bay

Quảng Ninh có Sân bay Quốc tế Vân Đồn, là một trong ba sân bay quan
trọng bậc nhất ở phía Bắc. Đây là sân bay sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam,
giúp Quảng Ninh tiến gần hơn với môi trường thế giới.

Giai đoạn từ năm 2010, dù Quảng Ninh đã rất nỗ lực, triển khai các giải
pháp để thu hút nguồn lực đầu tư về địa phương, nhưng hiệu quả chưa thực sự
được như mong muốn. Năm 2012, tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần đầu tiên được
Quảng Ninh tổ chức, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thẳng thắn cho rằng: Họ chưa
chọn Quảng Ninh để đầu tư là do giao thông không thuận lợi, chi phí vận tải và
thời gian quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Có nhà đầu tư Hàn Quốc còn so
sánh, đi từ Hàn Quốc đến Việt Nam với khoảng cách gần 3.000km chỉ mất khoảng
4h, trong khi từ sân bay Nội Bài đến Quảng Ninh có hơn 100km mà cũng mất từng
ấy thời gian.

Vì thế khi sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động 3 hãng hàng không trong nước
đã tổ chức khai thác. Sau 5 tháng vận hành (tháng 5/2019) đã tiến hành khai thác
các tuyến bay quốc tế. Đây cũng là kỷ lục, bởi thường các sân bay quốc tế khác
trên thế giới phải mất từ 2-3 năm khai thác nội địa mới có thể đưa các đường bay
quốc tế vào khai thác.

Theo quy hoạch, đến năm 2030 sân bay Vân Đồn sẽ hoàn thành đường lăn
song song với đường băng, hoàn chỉnh đơn nguyên còn lại của nhà ga, nâng công
suất lên 5 triệu hành khách/năm, vị trí đỗ 15 máy bay cùng lúc... Sân bay Vân Đồn
hiện hữu đã hiện thực hóa khát vọng của tỉnh, kết nối với thế giới nhanh hơn, hiệu
quả ngay thời gian đầu đưa vào khai thác. Điều này cũng khẳng định được giá trị

9
cốt lõi của sự năng động, sáng tạo, đổi mới, mà tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai.
Qua đó, góp phần tạo ra bước ngoặt phát triển mới cho tỉnh, mở thêm những không
gian mới cho hợp tác mang tầm quốc tế của Quảng Ninh.

(Sân bay Vân Đồn hai lần đạt giải thưởng châu Á)

Hạ tầng mạng lưới điện


Đối với lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng. Hiện tại, Quảng Ninh là một
trong những Trung tâm sản xuất điện lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, tỉnh sản xuất
khoảng 39 tỷ kWh và đóng góp khoảng 16% tổng sản lượng điện cả nước. Hạ tầng
lưới điện được quan tâm đầu tư đồng bộ, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu về đích trước
02 năm trong việc đưa điện lưới quốc gia đến tất cả các thôn, khu, khe bản quy mô
dưới 20 hộ đất liền, huyện đảo Cô Tô, đảo Cái Chiên và các xã đảo…

Hạ tầng viễn thông


Trong lĩnh vực xây dựng dịch vụ viễn thông, phát triển tiện ích cơ bản
ứng dụng công nghệ thông tin, Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đi đầu
trong triển khai xây dựng các điểm phát sóng wifi công cộng, tập trung tại thành
phố Hạ Long và huyện đảo Cô Tô, góp phần không nhỏ trong mục tiêu nâng cao
dân trí, phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.
10
Hiện tại, tổng số vị trí trạm Thu phát sóng di dộng (BTS) trên địa bàn tỉnh
là 2649 và tổng số trạm BTS là 6419, trong đó số trạm đạt tới công nghệ 4G là
2464. Tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động đạt 98% các khu vực dân cư trên địa
bàn tỉnh với cáp quang phủ rộng tới 100 % các xã. Đồng thời, Quảng Ninh cũng đã
lắp đặt và phát sóng thử nghiệm 02 trạm 5G của Viettel tại Tòa nhà Liên cơ quan
số 2 và tại Khu du lịch Tuần Châu với bán kính phủ sóng khoảng 300m.

Hạ tầng y tế
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế

Hiện nay, Quảng Ninh có 32 đơn vị, 177 trạm y tế trực thuộc Sở Y tế quản
lý; trong đó 30 đơn vị là bệnh viện, trung tâm y tế các tuyến trên địa bàn. Trong
những năm qua, lĩnh vực y tế luôn được tỉnh quan tâm, đầu tư, góp phần bảo vệ,
chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân.

Quảng Ninh tập trung phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) và hệ
thống cấp cứu, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ
KCB có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở. Quảng Ninh đầu tư, hoàn thiện hệ thống
các trung tâm y tế cấp huyện, xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện Lão khoa,
cải tạo nâng cấp Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm
thần tỉnh; đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm Bảo trợ tâm thần thuộc
Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh.

Hiện Quảng Ninh đang đầu tư xây mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
(CDC), nâng cấp Bệnh viện Phổi tỉnh để chào mừng 60 năm thành lập tỉnh. Điều
này đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Đặc
biệt, tỉnh chuẩn bị đầu tư Bệnh viện Đa khoa tỉnh và đầu tư nâng cấp trụ sở 36 trạm
y tế xã trên địa bàn nhằm đảm bảo hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng y tế từ cấp
tỉnh đến cấp huyện.

11
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Sản Nhi luôn đi
đầu trong việc triển khai các kỹ thuật mới, chuyên sâu và đã thực hiện được khoảng
30% kỹ thuật của tuyến trung ương và nhiều kỹ thuật cao, như: mổ tim hở, can thiệp
tim mạch, đặt động mạch chủ qua da, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu
âm chuyên tim, điện não đồ, nội soi khí phế quản, ECMO, hạ thân nhiệt chỉ huy, tán
sỏi qua da…Bệnh viện Sản Nhi đã làm chủ nhiều kỹ chuyên sâu như: hỗ trợ sinh sản
- nam khoa, di truyền, chẩn đoán trước sinh, phẫu thuật và can thiệp tim mạch trong
điều trị tim bẩm sinh, hồi sức cấp cứu nhi - sơ sinh…

Đặc biệt, tỉnh đã thành lập trung tâm y tế chuyên sâu, như: Trung tâm Ung
bướu, Trung tâm Tim mạch với quy mô 200 giường bệnh, Trung tâm Hỗ trợ sinh
sản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân và phù hợp xu
hướng bệnh tật.

Các trung tâm y tế tuyến huyện cũng đã có nhiều tiến bộ trong cung cấp dịch
vụ KCB, điển hình, như: Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Trung tâm Y tế Tiên
Yên, Trung tâm Y tế Hải Hà, Trung tâm Y tế Móng Cái. Các Trạm y tế xã đã thực
hiện được chức năng sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường.

4. Trường học
623 – là số cơ sở hạ tầng giáo dục từ cấp mầm non đến THPT toàn tỉnh
Quảng Ninh năm học 2023-2024.

Toàn tỉnh đã xây dựng được hệ thống trường lớp đến tận các khe bản, vùng
sâu, vùng xa, theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, bố trí ở những vị trí thuận lợi tại
các khu vực trung tâm, thuận tiện học sinh đến trường.

Mạng lưới cơ sở giáo dục đa dạng loại hình, cơ bản đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư. Bám sát chỉ đạo của tỉnh

12
trong năm 2023 hoàn thành mục tiêu mỗi huyện có ít nhất 1 trường học công lập ở
mỗi cấp học của giáo dục phổ thông, mỗi TP, thị xã có 1 trường THPT công lập
theo tiêu chí chất lượng cao, nhiều trường học đã và đang được xây mới, sửa sang
để mọi học sinh được học tập hiện đại.

5. Tài nguyên thiên nhiên


Quảng Ninh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, thuận lợi cho
phát triển đa ngành, nhất là ngành khai khoáng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, danh
lam thắng cảnh (1 trong 7 kỳ quan thế giới) tạo điều kiện phát triển du lịch.

“Than Quảng Ninh” là cụm từ mà em đã được nghe nhiều và chắc hẳn


nhiều người cũng đã từng nghe qua. Quảng Ninh có tài nguyên khoáng sản phong
phú, trữ lượng lớn, than đá ở mức 3,2 tỷ tấn ( hơn 90% trữ lượng cả nước và lớn
nhất Đông Nam Á). Đây là niềm tự hào riêng của tỉnh nguồn “vàng đen” này là
một trong những động lực chính duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế Quảng
Ninh, đóng góp lớn cho số thu ngân sách nhà nước hằng năm, tạo việc làm, thu
nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

13
(Một góc mỏ lộ thiên 917 do Công ty than Hòn Gai tại TP Hạ Long khai thác )

Ngoài than đá Quảng Ninh còn có các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ
lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi
ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu,
Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông
Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật
liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang
Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có
nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá
cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh.

14
6. Địa điểm thu hút du lịch
Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến là nơi có Vịnh Hạ Long – 1 trong 7 kì
quan được UNESSCO công nhận. Nên dĩ nhiên đây cũng là địa điểm thu hút khách
du lịch nổi tiếng của tỉnh.

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh đẹp nên thơ hữu tình nên
ngoài Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn khai thác được nhiều nơi khác tận dụng lợi
thế vốn có để phát triển du lịch như : Khu du lịch Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái, ….

Từ những tiềm năng, lợi thế đó, chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Quảng
Ninh đã xác định phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng.
Để cụ thể hóa Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 về phát triển du lịch tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị quyết 02-
NQ/TU ngày 5/2/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, tỉnh
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát triển du lịch.

Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế theo
hình thức đối tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị, dịch vụ, văn hóa thể thao... theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong đó, nhiều
công trình trọng điểm tác động tích cực đến hoạt động du lịch, như: Cảng hàng
không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cảng tàu quốc tế Tuần
Châu, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, cầu và đường dẫn cầu Bắc
Luân II, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Tình Yêu và mới đây nhất là cao tốc Vân
Đồn - Móng Cái được đưa vào hoạt động từ ngày 1/9/2022 đã tạo “cơn sốt” bất
ngờ cho du lịch Móng Cái nhờ rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển từ Hà
Nội.

15
Hơn thế, tuyến cao tốc do Sun Group và tỉnh đầu tư còn đem lại giá trị to lớn về
kinh tế, du lịch, chính trị; là động lực phát triển mới cho Quảng Ninh và vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần liên kết vùng, tạo động lực phát triển toàn diện
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thúc đẩy và tăng cường kết nối giao thương với
ASEAN và quốc tế.

(Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là lực đẩy quan trọng cho du lịch Quảng Ninh )

Quảng Ninh được ưu ái rất nhiều khi điều tự nhiên thuận lợi, dễ dàng phát triển du
lịch quanh năm, nên dù ở thời điểm nào trong năm Quảng Ninh vẫn thu hút được
khách du lịch. Nhận thấy được tiềm năng của ngành du lịch địa phương, lãnh đạo
tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng những Khu du lịch, tuyến đường liên kết vùng
giúp cho việc di chuyển tham quan được dễ dàng hơn. Giờ đây, người dân Hà Nội
hay các địa phương lân cận chỉ với hai ngày cuối tuần cũng có thể tự lái xe đi du
lịch Quảng Ninh mà không mất nhiều thời gian khi có tuyến đường cao tốc được đi
vào hoạt động.

16
7. Đầu tư nước ngoài
Quảng Ninh trong những năm gần đây là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trực tiếp
nước ngoài năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ 3 trong top 10 địa phương thu hút
dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước gồm có: TP. HCM, Bình Dương, Quảng Ninh,
Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang và Nghệ An

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2023, tổng
vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh ước đạt trên 832 triệu USD,
đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, đạt 69,3% kế hoạch của Ủy ban Nhân
dân tỉnh.

17
Số dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 17 dự án,
cao gấp 2,5 lần cùng kỳ, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
(trong đó có 2 dự án quy mô lớn với vốn đầu tư trên 100 triệu USD) thực hiện tại
địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi nhà đầu tư tới
từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mỹ,
châu Phi, châu Đại Dương; trong đó, Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu với tổng
vốn đầu tư trên 3,8 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh;
Nhật Bản đứng thứ hai với trên 2,33 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư; Hoa
Kỳ đứng thứ ba với gần 2,31 tỷ USD, chiếm gần 20,5% tổng vốn đầu tư; Trung
Quốc 31 dự án với tổng vốn đầu tư trên 314 triệu USD; UAE, Singapore,
Indonesia…

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng trong phát
triển đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng. Qua đó cũng tạo nhiều thuận lợi trong
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Theo ông Komoto Tomoshi, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Castem Việt Nam (nhà đầu tư Nhật Bản đầu tiên đầu tư vào Khu Công nghiệp
Sông Khoai, thị xã Quảng Yên), trước khi quyết định đầu tư vào Quảng Ninh, phía
công ty đã có nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói
riêng.

Đồng thời, công ty cũng hài lòng với môi trường đầu tư tại Quảng Ninh nên
đã quyết định đầu tư vào Khu công nghiệp Sông Khoai dự án xây dựng nhà máy
sản xuất và kinh doanh các chi tiết cơ khí chính xác, trị giá gần 19 triệu USD.

Cùng với thế mạnh về hạ tầng đồng bộ, Quảng Ninh là địa phương 6 năm
liền xuất sắc giành vị trí dẫn đầu về về chất lượng điều hành kinh tế, với nhiều

18
sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính đã làm cho vùng mỏ trở thành
mảnh đất “màu mỡ” thu hút nguồn tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh


Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua,
Quảng Ninh đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất
là hạ tầng đô thị. Để tạo nguồn lực cho phát triển đô thị, Quảng Ninh xác định công
tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, thực hiện quy hoạch đô thị là nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch là khởi nguồn của sự phát triển, là khung pháp lý
cho việc đầu tư phát triển các lĩnh vực...

Đồng thời, mạnh dạn đi đầu thực hiện thành công phương thức huy động
nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong giai đoạn từ năm
2016 đến nay, Quảng Ninh đã huy động được nguồn lực lớn cho phát triển kết cấu
hạ tầng, tạo sự bứt phá về giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ. Nhiều công trình
trọng điểm của tỉnh hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ liên
kết vùng và hợp tác quốc tế. Kết nối các trung tâm đô thị, cảng biển, KCN, khu
công nghệ cao của tỉnh..., tạo hệ sinh thái đô thị bền vững, gắn kết.

Tỉnh Quảng Ninh cần tập trung quản lý môi trường sạch đẹp, xây dựng xã
hội văn minh, văn hóa phát triển. Chú trọng phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã
hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Có giải pháp vận động, nâng cao ý thức của người dân, huy động toàn dân
vào cuộc với nòng cốt là thanh niên và lực lượng vũ trang để phong trào bảo vệ
môi trường sống động, thường xuyên, liên tục; xây dựng thương hiệu Quảng Ninh
"giàu có, sạch đẹp".

19
Kiên trì thực hiện sáng tạo mô hình "một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi
đột phá, ba vùng động lực", khai thác tối đa các hành lang giao thông, thúc đẩy liên
kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy tiềm năng,
khác biệt, lợi thế cạnh trạnh của Tỉnh.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng,
tập trung vào đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn,
ứng phó biến đổi khí hậu.

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, có trọng tâm, trọng
điểm. Ưu tiên đầu tư hoàn thành tuyến đường ven sông kết nối cao tốc Hạ Long -
Hải Phòng đến thị xã Đông Triều; tuyến đường kết nối với Lạng Sơn, Bắc Giang;
tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả kết nối với Vân Đồn; hạ tầng cửa khẩu,
biển giới…

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, ngân
hàng, tài chính…Giao Bộ Tài chính chỉ đạo và phối hợp thực hiện, phấn đấu để
tỉnh Quảng Ninh đi đầu trong triển khai thu thuế điện tử, hóa đơn điện tử, trong đó
lưu ý thu đúng, thu đủ thuế, phí, lệ phí theo quy định đối với các loại hình dịch vụ
du lịch, trong đó có dịch vụ bán lẻ, siêu thị và ăn uống, lưu trú trên biển…

Tỉnh Quảng Ninh chú trọng việc quản lý các di tích lịch sử - văn hóa
trên địa bàn, bảo đảm văn minh, sạch đẹp, trang trọng. Thủ tướng yêu cầu Quảng
Ninh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tầm cỡ quốc tế, xây dựng
cung thể thao hiện đại, xứng tầm khu vực như đã được quy hoạch. Thủ tướng giao
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh xây dựng Đề án thí điểm phát triển công nghiệp văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh,

20
báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào Quý III/2023. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ. Đẩy mạnh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Kết luận
Tổng quan lại thì em thấy tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã
được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành một đô thị đáng sống cho người dân.
Từ hạ tầng đường xá, y tế, giáo dục,… đều ngày càng được nâng cấp để phù hợp
với xu thế phát triển của tỉnh. Không chỉ vậy việc phát triển những khu du lịch hay
ban hành những chính sách tạo thuận lợi cho những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
tại tỉnh Quảng Ninh cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện
đời sống của họ. Những khu công nghiệp khai thác than cũng góp phần lớn là
lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh rất có tiềm năng phát
triển thành một đô thị thu hút được đầu tư nước ngoài, thu hút người dân đến làm
việc và sinh sống và khả năng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

21
Tài liệu tham khảo
1.
https://dichvucong.quangninh.gov.vn/Default.aspx?tabid=121&ctl=ndetail&mid=5
11&nid=96671
2. https://cafef.vn/quang-ninh-phan-dau-tro-thanh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-
uong-theo-mo-hinh-rieng-188230515142341283.chn
3. https://bvhttdl.gov.vn/phat-trien-du-lich-quang-ninh-ben-vung-va-hoi-nhap-
20220913110108227.htm
4. https://nhandan.vn/quang-ninh-day-manh-thu-hut-von-fdi-vao-cac-khu-cong-
nghiep-post749848.html
5. https://www.quangninh.gov.vn/Trang/Default.aspx
6. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-
/2018/824517/quang-ninh-tao-dieu-kien-tot-nhat-de-nganh-than-tang-cuong-cac-
nguon-luc-cho-dau-tu-phat-trien%2C-phat-trien-hop-ly%2C-ben-vung-theo-quy-
hoach-gan-voi-bao-ve-moi-truong.aspx

22

You might also like