You are on page 1of 6

1

BÀI TẬP THỰC HÀNH DẤU CÂU


I. Chọn đáp án đúng
1. Đoạn văn: “một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng
xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy đem
cho một người đàn bà góa mù. người đàn bà này bán hắn cho một bác phó cối không con
và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại ở cho nhà nọ” (Nam
Cao – Chí Phèo) có:
a. một dấu phẩy b. hai dấu phẩy c. ba dấu phẩy d. bốn dấu phẩy
2. Đoạn văn: “bà thấy chua xót lắm bà uất ức, uất ức với ai không biết nhưng rồi bà đổ cái
uất ức ấy ngay lên cháu bà người đàn bà đức hạnh ấy thấy cháu bà sao mà đĩ thế thật đốn
mạt ngoài ba mươi tuổi mà chưa trót đời ngoài ba mươi tuổi ai lại còn đi lấy chồng”
(Nam Cao – Chí Phèo) có:
a. hai dấu chấm b. ba dấu chấm c. bốn dấu chấm d. năm dấu chấm
3. Đoạn văn: “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu mặt trời chắc đã lên cao và nắng
bên ngoài chắc là rực rỡ Cứ nghe chim hót ríu rít là đủ biết nhưng trong cái lều ẩm thấp
vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. ” (Nam Cao – Chí Phèo) có:
b. một dấu phẩy b. hai dấu phẩy c. ba dấu phẩy d. bốn dấu phẩy
4. Đoạn văn: “ Hắn ôm mặt khóc rưng rức rồi lại uống hắn ra đi với một con dao ở thắt lung
hắn lảm nhảm: tao phải đâm chết nó nhưng hắn cứ thẳng đường mà đi cái gì đã làm hắn
quên rẽ vào nhà Thị Nở những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm
những cái mà lúc ra đi chúng định làm (Nam Cao – Chí Phèo) có:
a. năm dấu chấm b. sáu dấu chấm c. bốn dấu chấm d. ba dấu chấm
5. Đoạn văn: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc buồn thay cho đời có lí nào như
thế được hắn đã già rồi hay sao ngoài bốn mươi tuổi đầu dẫu sao đó không phải tuổi mà
người ta mới bắt đầu sửa soạn hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời ở những người như
hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc đày đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm” (Nam
Cao – Chí Phèo) có:
b. năm dấu chấm b. sáu dấu chấm c. bốn dấu chấm d. ba dấu chấm

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu
2

6. Đoạn văn: “ Hắn nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi
hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê,
vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng khá giả thì mua dăm ba sào
ruộng làm. (Nam Cao – Chí Phèo) có:
a. một dấu chấm b. hai dấu chấm c. ba dấu chấm d. bốn dấu chấm
7. Đoạn văn: “ hắn nhịn đói từ sáng đến giờ hắn đi bộ què chân, nắng hơ xém cả da. hắn dè
xẻn từng đồng xu uống nước trở đi hắn chịu nhục với mọi người …như thế, bởi vì đâu?
chẳng phải vì vợ, vì con ư nhưng vợ con có thèm biết cho đâu đã chẳng an ủi một lời, vợ
hắn còn vơ lấy một sự hắn quên mà đay nghiến hắn.” (Nam Cao – Nước mắt) có:
a. bốn dấu chấm b. năm dấu chấm c. sáu dấu chấm d. ba dấu chấm
8. Đoạn văn: “ thị sẽ và sẽ húp kêu soàn soạt và đôi môi thị đôi môi tròn và đỏ tựa san hô sẽ
sườn sượt, nước riêu cá diếc nó chảy cả xuống cái cằm xinh xinh của thị khiến thị phải
lấy ống tay áo quệt... hỡi ôi có cái gì đẹp quá như Hàn vẫn tưởng đâu tự nhiên hắn thấy
mệt mỏi vô cùng hắn ngồi phệt xuống gốc đa.” (Nam Cao – Một truyện xú-vơ-nia) có:
a. ba dấu phẩy b. bốn dấu phẩy c. hai dấu phẩy d. năm dấu phẩy
9. Đoạn văn: “ quên chỉ quên suốt đời… có mà tiếc tiền ấy quên là quên thế nào người đâu
mà tệ thế” ( Nam Cao – Nước mắt) có:
a. hai dấu than b. ba dấu than c. bốn dấu than d. một dấu than
10. Đoạn văn: “ cho nó chết cho nó sống làm gì nữa nay ốm mai đau thì chết đi cũng phải...
sống lắm cũng chỉ khổ và làm người ta khổ thôi, được gì chết đi mày chết đi
( Nam Cao – Nước mắt) có:
a. ba dấu than b. bốn dấu than c. năm dấu than d. sáu dấu than
11. Đoạn văn: “ mình ăn từ trưa thì bây giờ đói rồi, còn gì hay là mình nhọc, không muốn ăn
cơm tôi quấy cho mình bột sắn mình ăn nhé” ( Nam Cao – Nước mắt) có:
a. Hai dấu hỏi b. ba dấu hỏi c. không có dấu hỏi d. một dấu hỏi
12. Đoạn văn: “ Họ bước vào một tiệm ăn đèn sáng trưng các bàn ăn phủ khăn rất thẳng. Thư
kéo ghế ngồi ngay ở cái bàn nghênh ngang giữa hiệu và bảo Hài ngồi xuống một anh bồi
chạy đến. Thư bảo”(Nam Cao – Quên điều độ) có:
a. hai dấu chấm b. ba dấu chấm c. bốn dấu chấm d. năm dấu chấm

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu
3

13. Đoạn văn: “ Vậy Hài sống dè xẻn lắm. trong khi dè tiền hắn dè luôn sức khỏe hoặc hắn
dè sức khỏe để dè tiền hai đằng cùng thế cả. cái kết quả thật là tốt đẹp cái lối sống chắt
bóp chịu mã cũng quen đi cũng như bệnh phổi và bệnh tim” (Nam Cao – Quên điều độ)
có:
a. ba dấu chấm b. bảy dấu chấm c. sáu dấu chấm d. năm dấu chấm
14. Đoạn văn: “ nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu rất đáng thương hắn có thể hy
sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu
nhược hèn nhát, tầm thường nhưng hắn vẫn còn được là người” (Nam Cao – Đời thừa)
có:
a. ba dấu phẩy b. sáu dấu phẩy c. năm dấu phẩy d. bảy dấu phẩy
15. Đoạn văn: “Từ phải chờ cho con ngủ mê rón rén lừa con dậy tháo giày cởi quần tây cho
hắn luồn một cái gối xuống gáy hắn và cố nhấc chân nhấc tay hắn đặt cho hắn nằm ngay
ngắn lại” (Nam Cao – Đời thừa) có:
a. bốn dấu phẩy b. năm dấu phẩy c. sáu dấu phẩy d. bảy dấu phẩy
16. Đọan văn: “hắn tìm một người bạn thân nào đó để nói chuyện văn chương ngỏ ý kiến về
một vài quyển sách mới ra một vài tên kí mới trên các báo phác họa một cái chương trình
mà hắn biết ngay khi nói là hắn chẳng bao giờ có thể thực hành rồi lặng lẽ nghĩ đến các
tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán” (Nam Cao – Đời thừa) có:
a. bốn dấu phẩy b. năm dấu phẩy c. ba dấu phẩy d. hai dấu phẩy
17. Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn ( _ ) bởi vì hắn chính là một kẻ khốn nạn! Hắn chính
là một kẻ bất lương!
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
18. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì đã là bất lương rồi ( _ ) nhưng sự cẩu thả trong văn
chương thì thật là đê tiện.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
19. Chao ôi! Hắn đã viết những gì (…) toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm
rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng
phẳng và quá ư dễ dãi.
A (.) B (,) C( ? ) D (:)

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu
4

20. Hắn đã trông thấy cái thằng chồng của Tơ rồi. Nó đứng kia (…) loắt choắt như con chuột
lắt. Nó đứng xem hàng kẹo kéo. Mặt nó hếch lên, nhìn mồm anh kẹo kéo hát những vần
vèo mà cười bằng cả một cái mồm há hốc.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
21. Bởi tức quá, nên bất cứ chỗ ngồi nào, ông cũng mạt sát ông khóa Mẫn. Hết mạt sát rồi lại
dọa. Ông bảo (…) ông khóa Mẫn có lý sự mấy đi nữa, ông cũng không cần sợ;
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
22. Hàn nói dối rất trơn tru sau một thoáng ngập ngừng. Bởi vì hắn tính lại rồi. Khi cái lưỡi
cứng đờ của ta đã bật ra được một câu không đến nỗi ngẩn ngơ thì nó trở nên dẻo dang
(...) Hàn nhớ ra rằng: hắn là con nhà danh giá ở cái làng này;
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
23. Nồi riêu cá trắm rất ngon đã múc ra làm ba bát cho ba người. Hắn chẳng đợi ai (…) xồng
xộc chạy vào, ngồi sụp xuống, rót rượu ra bát uống.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
24. Hắn thương vợ, thương con (…) thương tất cả những người phải khổ đau.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
25. Em tôi khóc đấy à? I hi hi(…) hi hi!... Làm sao em tôi thế?
A (.) B (,) C( ! ) D (…)
26. Nó vừa gỡ tay Đạt ra (…) vừa trợn mắt lên, vừa dọa
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
27. Ôi chao ôi (…) chính cụ cũng không biết đi đâu nữa. Cụ ấp a ấp úng.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
28. Hãy nói ngay rằng (…) bà bác tôi coi anh không bằng con trâu anh thường dắt đi chăn.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
29. Chiều hôm ấy (…) Sinh ra hơi muộn nên không vào hàng bà đồ Cảnh nữa.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
30. Không đời nào! Tôi dám nói chắc (…) không đời nào!
A (:) B (,) C( ! ) D (.)

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu
5

31. Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con
ngóe đâu (…) Lại sai rồi phải không?
A (.) B (,) C( ! ) D (?)
32. Cả các ông (…) các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
33. Phúc đời nhà mày (…) con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
34. Thị tức lắm (…) Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
35. Ai mà thèm lại (…) còn muốn lôi thôi cái gì? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
36. Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời (…) có ai nấu cho mà ăn? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
37. Xưa nay (…) nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật
cướp.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
38. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau và cô độc (…)
cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
39. Anh nói luôm mồm, hăng hái, trơn tru, hùng hồn như diễn thuyết, lật cho tôi xem nào bản
đồ, nào kiểu nhà, nào mẫu quảng cáo, nào giấy viết thư, (….) đủ thứ.
A (.) B (,) C( ! ) D (…)
40. Người chi mà kỳ cục! có một đồng bạc gạo ba tuần chưa trả (…)
A (.) B (,) C( ! ) D (:)
41. Đến chủ nhật này (…) hội chúng mình đá với hội Mãnh sư đấy Tịnh ạ.
A (.) B (,) C( ! ) D (:)

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu
6

ThS. Đặng Thị Kim Phượng – Bài tập thực hành Dấu câu

You might also like